Người viết: Anh Hoàng
Theo thông tin của một lãnh đạo Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi nhận được thông báo của một ngư dân trên địa bàn tỉnh về việc tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đánh cá ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.
Sau khi bị đâm chìm, có 3 tàu cá, gồm: tàu cá mang số hiệu QNg-90045-TS do ông Đặng Tằm làm chủ phương tiện; tàu cá QNg-90399-TS do ông Đặng Dũng làm chủ phương tiện; và tàu cá QNg-90929-TS do ông Nguyễn Thành Linh làm chủ phương tiện, đến để cứu hộ, nhưng khi đến nơi thì không thấy ngư dân và tàu cá QNg-90617-TS, mà chỉ thấy 1 tàu sắt màu trắng của Trung Quốc đang kiểm soát tại đây.
Theo đó, vào sáng ngày 2/4/2020, cùng với 2 tàu cá khác cũng quê Quảng Ngãi là QNg 90045 TS do ông Đặng Tằm làm chủ và QNg 90399 TS do ông Đặng Dũng làm chủ, ông Linh hay tin tàu của ông Thọ bị đâm chìm nên lao đến khu vực đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa – Việt Nam) để tìm kiếm, nhưng chỉ thấy tàu tuần tra của Trung Quốc.
Lúc này, tàu của ông Linh và ông Dũng bị tàu Trung Quốc truy đuổi và lai dắt về đảo Phú Lâm. Khoảng 18h, phía Trung Quốc trao trả 8 ngư dân trên tàu ông Thọ cho tàu ông Linh và tàu ông Dũng.
Tối 2-4-2020, ông Bùi Hồng Vân, Phó Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, sau khi đâm chìm tàu cá, phía Trung Quốc vớt 8 thuyền viên quê Quảng Ngãi và mới thực hiện việc trao trả các ngư dân vào tối nay.
Ngư dân Quảng Ngãi nhiều lần thông báo về việc bị tàu nước ngoài đe dọa, đâm va khi đánh cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa
Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 13/7/2016, tàu Trung Quốc cũng đã đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90479TS. Cũng trong lúc đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa, khi phát hiện sự cố, tàu cá của ngư dân Huỳnh Văn Khanh đã cố quay lại cứu 5 ngư dân, nhưng liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản. Đến 19h ngày 9/7, tàu Trung Quốc mới bỏ đi, lúc này, các ngư dân trên tàu QNg 95011 TS mới tiếp cận vớt được 5 ngư dân, đưa trở về đất liền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố: “Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi đối xử vô nhân đạo, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc điều tra và xử lý nhân viên trên hai tàu hải cảnh đã cố ý đâm chìm tàu cá Việt Nam, bỏ mặc ngư dân trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam”.
Chính quyền Việt Nam cần hành động
Rõ ràng những tuyên bố miệng chỉ thông qua bộ ngoại giao không thể giải quyết vấn đề này, khi ngư dân tiếp tục bị đe dọa, tấn công bởi các tàu Trung Quốc. Khi những tàu cá bị tấn công, đâm chìm không chỉ tính mạng của ngư dân bị đe dọa, thân nhân của các ngư dân lo lắng mà họ còn phải gánh thêm những khoản nợ khi vay tiền để đóng tàu còn đó. Những khoản đền bù từ bảo hiểm chỉ hỗ trợ phần nào, trong khi đó họ mất đi kế sinh nhai và nỗi đe dọa thường trực khi đi biển khiến họ không còn muốn tiếp tục đánh cá, bám biển và bảo vệ vùng biển cho Tổ Quốc. Thực tế, chính quyền Việt Nam cần có những hành động cứng rắn hơn nữa đối với sự ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông; cụ thể, yêu cầu họ bồi thường thiệt hại cho các ngư dân bị tấn công. Nếu tình hình đâm tàu còn tái diễn cần kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế để để đòi lại công bằng cho ngư dân. Bên cạnh đó, cần gia tăng đội ngũ cảnh sát biển, hải quân trong việc hỗ trợ bảo vệ ngư dân trong quá trình khai thác thủy sản, bám biển để giữ lấy vùng biển của Tổ Quốc.
Nguồn tham khảo:
No comments:
Post a Comment