Sunday, July 15, 2018

Canh bạc và sự trả giá

Fb. Đỗ Ngà|

hị trường chứng khoán tự nó không sản sinh ra của cải cho xã hội. Việc mua bán cổ phiếu là cuộc chơi tựa như kẻ đánh bạc. Có điều, trên trong canh bạc, kẻ thắng người thua phải chung chi ngày, còn trong canh bạc chơi cổ phiếu, kẻ thắng hôm nay và người thua ngày mai. Ví dụ, hôm nay chỉ số chứng khoán tăng thì nhà đầu tư có lời, nhưng hôm sau chỉ số chứng khoán giảm nhà đầu tư lỗ. Tiền lỗ hôm sau được xem như là số tiền thua bạc để chung chi cho lời hôm trước.

Qua đây ta thấy gì? Đó là trong một thị trường nào mà tự nó không sản sinh ra hàng hóa thì sự làm giàu nó chỉ tựa canh bạc. Nghĩa là có người thắng, thì ắt có người thua hoặc có lúc thắng thì ắt có lúc thua, nhưng tính tổng toàn xã hội sẽ không có sự giàu lên. Tương tự vậy nhìn sang xã hội Việt Nam cũng tựa như canh bạc vậy. Nghĩa là có kẻ thắng thì ắt có kẻ thua, người có lúc thắng thì ắt cũng có lúc thua. Nhìn tổng thể đất nước không khá hơn được gì.
Về thực trạng, đất nước này gần như không làm sản sinh ra thứ hàng hoá nào cả. Nói đúng hơn là hàng hóa Việt Nam làm ra có giá trị cực thấp. Không sản xuất nổi con ốc cho Samsung, toàn bộ hàng hóa làm ra rất thô sơ có giá trị gia tăng cực thấp. Về bản chất, xã hội Việt Nam đang tiệm cận với thị trường không sản sinh hàng hóa, nghĩa là Việt Nam đang chơi canh bạc kinh tế chứ không phải phát triển bền vững như Nhật và Hàn. Sự phồn vinh hôm nay sẽ phải trả giá vào ngày mai.
Tại sao sự khá giả hôm nay phải trả giá vào ngày mai? Và tại sao kẻ này khá giả thì kẻ khác phải trả giá cho cho sự giàu có đó?
Thứ nhất, tôi muốn nói đất nước cải thiện thu nhập hôm nay để ngày mai trả giá là dựa cơ sở nào? Đó là chính quyền nhân danh nhân dân mượn nợ quốc tế. Ta nên nhớ, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Hàn Quốc vay IMF 50 tỷ đô để tái cơ cấu nền kinh tế, sau 3 năm họ đã trả xong cả vốn lẫn lãi. Nợ trả xong và còn đó nước Hàn Quốc cũng đã hồi phục sức khỏe kinh tế. 
Hàn Quốc cắt đuôi nợ nần và phát triển bền vững. Vì sao như thế? Vì Hàn Quốc sản sinh ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao nên về bản chất nền kinh tế của họ không phải là một canh bạc. Còn Việt Nam? Việt Nam hiện nay nợ công đến 210% GDP và chưa hề thanh toán cho chủ nợ.
Tốc độ tăng nợ công gấp 3 lần tăng trưởng GDP, nghĩa là mượn nợ để ăn và phá chứ không phải để làm sản sinh ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Đống nợ đó đến lúc đáo hạn nó sẽ hút hết tài sản trong dân và đưa đất nước đến khủng hoảng dài lâu và nghiêm trọng như Venezuela. Đó là lúc mà Việt Nam phải trả cho việc vay để xài và phá.
Thứ nhì, tôi muốn nói đó là ở xã hội Việt Nam có kẻ giàu thì ắt có kẻ phải trả giá cho sự giàu có đó. Đất lấy của dân chỉ 18 triệu/m² nhưng bán 350 triệu/m². Nâng giá xăng để hút máu toàn dân, số tiền đó sẽ chảy vào túi cán bộ ngành xăng dầu trong đất nước này. Cán bộ có nhà Mỹ, con du học Mỹ, thẻ xanh Mỹ và sắm xe siêu sang vi vu đều là cái giá mà hàng triệu dân phải bóp bụng vì chính sách vặt lông vịt của nhà nước. Để có một đại gia khoe khoang với thiên hạ thì đằng sau đó hàng vạn người phải ăn mì tôm chống đói, hàng vạn trẻ em đu dây đến trường, hàng ngàn ngôi trường dột nát mái tranh vách nứa, hàng triệu công nhân làm không đủ nuôi mình ngày 2 bữa vv… Đất nước này đã bị ĐCS móc túi người nghèo đắp vào ví người giàu tạo hố ngăn cách giàu nghèo xa vời vợi.
Đấy là thực trạng đất nước là như thế. ĐCS đã dùng đất nước này cho canh bạc vay tiêu trước mà không có trách nhiệm kiến thiết đất nước, mặc xác cho việc toàn dân phải trả cái giá rất đắt sau này./.

No comments:

Post a Comment