“…Lãnh đạo Việt Nam hôm nay tìm cách cân bằng giữa việc lên án chính thức các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và tiếp cận thực dụng chương trình hợp tác thương mại và đầu tư…”
Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 12/2017 đã tuyên bố rằng, người dân yêu nước vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Quan điểm của bà Tâm là quan điểm chung của nhiều nhân vật đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam. Và mặc dù đã có Luật trưng cầu dân ý, tuy nhiên, chưa bao giờ Nhà nước Việt Nam thực hiện một cuộc "tín nhiệm" của người dân đối với đất nước.
Tình trạng khó xử cho chính nhà lãnh đạo Việt Nam:
Những người biểu tình Việt Nam phản đối chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
đón tiếp ông Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 05 tháng 11 năm 2015. AFP
Trong một bài nghiên cứu gần đây đăng tải trên trang thông tin của Đại học Yale, Tom Fawthrop, một nhà báo và nhà làm phim đã cung cấp một góc nhìn về "niềm tin" của dân chúng Việt với Chính phủ qua câu chuyện "hữu hảo Việt – Trung".
Việt – Trung có một lịch sự lâu dài và đầy rắc rối, gần đây là qua sự kiện chiến tranh Biên giới 1979 cho đến vấn đề chủ quyền Biển Đông. Dù bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1991, tuy nhiên, người dân Việt Nam không nhanh chóng quên chỉ dấu lịch sử đó, bằng chứng là họ xuống đường phản đối Trung Quốc, liên quan đến ba đặc khu kinh tế.
Theo Tom Fawthrop, "các cuộc phản đối hàng loạt của tháng Sáu phản ánh một cách cảm quan rằng, người dân Việt Nam không còn tín nhiệm với chính phủ của họ trong xử lý các dự án đầu tư từ Trung Quốc – vốn trộn lẫn bởi tham nhũng, thiếu minh bạch và chiếm đất".
Qua các biểu tình đoàn kết chống đối buộc Fawthrop kết luận rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam phải phát triển một tầm nhìn và một chiến lược bảo vệ nền văn hóa và độc lập của đất nước khỏi chủ nghĩa bá quyền từ Trung Quốc.
Rất ít khi chứng kiến cảnh đồng loạt xuống đường tại đất nước cộng sản này, nhưng một đạo luật mới về đặc khu kinh tế được Quốc hội Việt nam tranh luận vào tháng 6 đã gây ra các cuộc biểu tình chưa từng có. Dân chúng phẫn nộ vì đề xuất mở ba địa điểm chiến lược tại Việt Nam với kỳ hạn thuê 99 năm, họ tin rằng - dự án này chắc chắn sẽ rơi vào tay các công ty Trung Quốc.
Chế độ cộng sản của Việt Nam thường đánh quỵ các lời kêu gọi về nền dân chủ đa đảng. Mặc dù vậy, xã hội dân sự và một số tiếng nói cải cách bên trong chính phủ đã có thể trì hoãn và sửa đổi các chính sách (gắn liền với Trung Quốc) không được người dân ưa chuộng.
Cố vấn kinh tế, ông Lê Đăng Doanh dự đoán một "phản ứng mạnh mẽ từ người dân Việt Nam", South China Morning Post dẫn lời. Ông đã ký một bản kiến nghị với Quốc hội, kêu gọi hoãn. Các "phản ứng mạnh mẽ" bùng nổ tại ít nhất sáu thành phố và thị tứ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh và Hà Nội, và khiến bộ máy an ninh quốc gia cộng sản mất cảnh giác.
Việt Nam đã chứng kiến một loạt các cuộc biểu tình nhỏ hơn trong những năm gần đây, chủ yếu chống lại chính phủ Trung Quốc, ủng hộ tuyên bố lịch sử của Việt Nam đối với các đảo ở Biển Đông. Một người bảo vệ nhân quyền và blogger với 42.500 người theo dõi trên Facebook - Anh Chi giải thích : "những cuộc biểu tình gần đây của người Việt Nam nhằm chống lại cuộc xâm lược, mở rộng của Chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông". Những vụ bê bối đầu tư của Trung Quốc cũng gây ra các cuộc biểu tình như dự án mỏ bauxite năm 2009 và một vụ tràn chất thải độc hại năm 2016, quét sạch cá dọc theo bờ biển dài 120 km (người dịch - có lẽ tác giả nhầm lẫn giữa Đài Loan và Trung Quốc ?).
Internet của Việt Nam với hơn 60% dân số sử dụng, theo số liệu của Liên Hợp Quốc, và quốc gia này đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook (58 triệu người dùng). Các nhà phê bình chính trị nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể đã trao đổi khả năng giám sát với Việt Nam, nhưng thừa nhận không có bằng chứng đủ rõ ràng. "Chúng tôi biết rằng cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc", blogger Mạnh Kim viết vào tháng Sáu. "Chúng tôi không thể loại trừ việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng an ninh mạng của mình".
Cuộc tranh luận nhằm phản đối dự thảo luật đặc khu kinh tế diễn ra sôi nổi trên mạng xã hội. Đức Giám mục Paul Nguyễn Thái Hợp, một nhân vật hàng đầu của cộng đồng Công giáo Việt Nam, đã nêu trong một bản kiến nghị với Quốc hội rằng biện pháp này có thể gây hại cho lợi ích quốc gia, đặc biệt là an ninh và chủ quyền lãnh thổ, và người Trung Quốc "thông qua các tập đoàn tư bản của họ, những tập đoàn được chống lưng bởi vốn và ưu đãi để chinh phục những khu vực đặc biệt này như một cuộc xâm lược mềm".
Anh Chi thừa nhận rằng ông "hiếm khi thấy sự quan tâm của người dân đối với Quốc hội, một cơ quan lập pháp thường đóng vai trò là một con dấu cao su cho Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản".
Hàng chục ngàn người Việt Nam phản đối trực tuyến và trên đường phố. Chuyên gia Việt Nam Carl Thayer giải thích rằng các khu vực có thể mang lại lợi ích kinh tế, nhưng các địa điểm rất nhạy cảm : Quảng Ninh nằm gần biên giới với Trung Quốc ; đảo Phú Quốc nằm trong phạm vi tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc, gần các dự án và xây dựng cảng của Trung Quốc ở vùng duyên hải Campuchia ; và Bắc Vân Phong nằm ở tỉnh Khánh Hòa (nơi có vịnh quân sự Cam Ranh).
Trung Quốc có thể sẽ là nhà đầu tư lớn trong khu vực, và Đông Nam Á là một phần của "Một vành đai - một con đường". Vũ Quang Việt, cựu nhân viên kinh tế của Liên Hiệp Quốc hoài nghi về lợi ích và cho rằng, "các ưu đãi được đề xuất sẽ chỉ khuyến khích phát triển bất động sản và các dự án sòng bạc, nó sẽ không gia tăng các ngành công nghệ cao mà Việt Nam cần để thúc đẩy nền kinh tế".
Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu nhà nước và lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, trì hoãn việc thông qua luật cho đến tháng 10 và sau đó một lần nữa cho đến tháng 5 năm 2019 - một phần chiến thắng cho các nhà phê bình. Nhưng (có vẻ - lời người dịch) các nhà lãnh đạo của Việt Nam hy vọng sẽ thông qua luật vào năm tới, với sự hỗ trợ của việc kiểm soát Facebook bằng Luật An ninh mạng, vốn mở rộng giám sát và kiểm duyệt, để chống lại các blogger đối lập.
Trung Quốc là một câu hỏi hóc búa cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Học sinh Việt Nam được dạy rằng các triều đại Trung Quốc đã chiếm đóng đất nước của họ trong gần một thiên niên kỷ (111 trước công nguyên - 938 sau công nguyên). Gần đây nhất là năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam và "trừng phạt Hà Nội" khi Hà Nội lật đổ chế độ Pol Pot tàn bạo - vốn tàn phá Campuchia với hàng triệu người bị di dời, nô lệ, tra tấn và bị giết. Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ trong những năm 1990 với thương mại, đầu tư và ngoại giao. Trong khi đó, xung đột mở vẫn tiếp tục về việc quân sự hóa Trung Quốc của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và việc đánh chìm các tàu đánh cá Việt Nam ở vùng biển tranh chấp vẫn diễn ra như một thách thức to lớn.
Lãnh đạo Việt Nam hôm nay tìm cách cân bằng giữa việc lên án chính thức các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và tiếp cận thực dụng chương trình hợp tác thương mại và đầu tư. Bắc Kinh xếp đầu bảng trong danh sách những nước xuất khẩu và nhập khẩu thương mại với Việt Nam.
Các cuộc phản đối hàng loạt của tháng Sáu phản ánh một cách cảm quan rằng, người Việt không còn tin tưởng chính phủ. Và nỗi lo sợ về sự xâm chiếm của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở những nhà bất đồng chính kiến lưu vong ở Mỹ và Pháp, mà còn ở trong nhiều người – vốn nằm trong đội cố vấn cấp cao của chính phủ.
Ông Phạm Chí Dũng cho rằng, các nhà cải cách gần gũi với chính phủ Hà nội đã chia sẻ sự vỡ mộng về chính sách mơ hồ và mối quan hệ "quá ấm" giữa Hà Nội với Trung Quốc.
Hà Nội đang tiến gần đến việc xem xét cẩn thận hơn và điều chỉnh các dự án đầu tư của Trung Quốc - nhưng cũng dường như quan tâm nhiều hơn đến việc thu hút thêm tài trợ của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố tại hội chợ triển lãm quốc tế của Trung Quốc tổ chức tại Thượng Hải, rằng Việt Nam là "vùng đất hứa hẹn cho các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Trung Quốc". Ông nói thêm rằng Việt Nam cần 25 tỷ USD mỗi năm để phát triển cơ sở hạ tầng.
Tư tưởng bảo thủ của Hà Nội có thể quá gần với mô hình Trung Quốc, và các nhà cải cách trong đảng lẫn trong chính phủ, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc trong xã hội, ngày càng xem xét tính hợp pháp của Chính phủ cộng sản Hà Nội. Bởi họ cho rằng, lãnh đạo Hà Nội đang thiếu tầm nhìn cho chiến lược phát triển – một chiến lược bảo vệ nền văn hóa, sự độc lập trước Trung Quốc.
Hoa Nghi
No comments:
Post a Comment