“…tôi chỉ muốn nói rằng nếu chế độ này thực sự tử tế, họ chỉ cần xây thêm trường lớp để giảm tải số học sinh cho giáo viên, thêm chỗ dạy cho giáo viên với số lượng 25 em thì chắc chắn sẽ có thay đổi nhiều…”
Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc giáo viên đánh bị thương học sinh, gây hậu quả nghiêm trọng.
Càng ngày càng nhiều xảy ra nhiều vụ bạo lực ở học đường như giáo viên đánh học sinh, học sinh đánh giáo viên, học sinh đánh học sinh.
Báo chí chỉ nêu ra hiện tượng, còn bản chất của sự việc, nguyên nhân thì không.
Các dư luận viên của đảng cho rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt trong ngành giáo dục Việt Nam, họ lấy dẫn chứng những vụ xả súng bên Mỹ hay đâu đó trong trường học để dập tắt những ý kiến phản đối ngành giáo dục.
Hàng bao năm qua người dân sống trong sự nguỵ biện về tuyên truyền như vậy. Bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản luôn đưa ra những điều xấu xảy ra ở nơi khác mỗi khi ở Việt Nam có chuyện tương tự.
Người dân quen và chấp nhận luận điệu ấy, chẳng mấy ai hỏi vặn nếu đảng lãnh đạo để những điều xấu xảy ra ở các nước cũng đều xảy ra ở Việt Nam thì đảng tài tình ở chỗ nào. Trong khi những cái tốt của nước người ta mình không bằng được thì đổ tại cho hoàn cảnh kinh tế, dân trí chưa phát triển.
Ở Việt Nam không có tự do sở hữu súng như Mỹ, không có cửa hàng bán súng và đạn như bán thuốc lá như bên Mỹ, ở Mỹ bạn đưa thẻ căn cước cho người bán súng, họ kiểm tra trên hệ thống thấy bạn không có gì với pháp luật, bạn thích mua bao nhiêu súng đạn tuỳ túi tiền của bạn. Nếu Việt Nam như thế, chắc hẳn chuyện xả súng khắp nơi còn nhiều hơn Mỹ vài chục lần, mặc dù dân số ít hơn vài lần.
Con trai tôi từng học cấp 1 ở Việt Nam. Tôi từng hỏi con mình học giỏi thứ mấy ở lớp, nó trả lời khoảng thứ hai. Tôi hỏi nó nghịch thứ mấy, nó tần ngần rồi ầm ừ rằng cũng khoảng như thế, tức nó nghịch cũng xếp hàng thứ hai.
Vài lần tôi đang đi công việc, điện thoại cô giáo nó gọi tôi đến trường để làm việc về những hậu quả nó gây ra vì nghịch ngợm. Nhiều lần nó kể bị cô giáo vụt thước kẻ vào tay, vào đít... tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cô giáo làm thế là sai hoặc như vậy là vũ lực.
Bởi có lần cô giáo nhờ tôi chụp ảnh cả lớp, tôi mới chứng kiến sự hỗn loạn khủng khiếp của đám học sinh lớp con mình. Năm mươi sáu (56) đứa học sinh thành một đám đông hỗn loạn, đứa hò hét, đứa cãi vã, đứa leo trèo, đứa trêu bạn, cả đám con gái chúng cũng gân cổ chí choé gì nhau. Cô giáo hét, gõ bàn mà chẳng ăn thua gì, cô phải đến từng dãy bàn thiết lập trật tự, đến bàn cuối thì dãy bàn đầu lại lộn xộn. Đi đến hai lần thì chúng mới yên để tôi chụp ảnh cả lớp.
Lúc chụp ảnh về, tôi bỗng nghĩ đến đội tù mà tôi từng làm đội trưởng, cũng khoảng 60 phạm nhân. Tôi bật cười vì ý nghĩ của mình rằng chắc chỉ có kiểu kỷ luật như trong tù mới khống chế được đám đông này, nhưng sau đó tôi lại nhận ra rằng như thế chả ích gì, kiểu trấn áp bạo lực của chế độ độc tài, vì bằng chứng cả 60 phạm nhân trong đội tù những năm ấy đều tái tù, tức ra tù lại vi phạm pháp luật tiếp tục và lại vào tù. Duy chỉ có tôi là khác, không phải khác vì không tái tù, mà tái tù từ tội hình sự sang tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nhưng ý nghĩ thoáng qua đó cũng làm tôi giật mình, nếu ví dụ tôi là giáo viên của 56 học sinh như thế, liệu tôi có bình tĩnh được không trước cảnh hỗn loạn của dám học sinh. Chúng mách đủ thứ tội của nhau, xét xử việc tranh cãi của chúng thấu tình đạt lý thì chẳng còn thời gian mà dạy chúng học. Một giáo viên chủ nhiệm cấp 1 thực sự áp lực, soạn bài, chấm bài, giảng dạy làm sao đạt thành tích, học sinh giỏi đạt chỉ tiêu, kỷ luật nền nếp... và còn lo cuộc sống hàng ngày nữa, vẫn phải quà cáp hiệu trưởng, phòng giáo dục.
Mất hàng trăm triệu để được hợp đồng dạy một trường trong nội đô, lương tháng vài triệu mà vẫn phải biếu xén lo lót cấp trên, vẫn phải đạt thành tích. Trong khi những bài giảng về đạo đức phải rập khuân mẫu theo lợi ích tuyên truyền của đảng chỉ định.
Như thế chuyện giáo viên đánh học sinh một phần lớp do áp lực công việc đổ dồn xuống họ, không hẳn họ mang cái ác trong người như báo chí miêu tả.
Con tôi giờ không học ở Việt Nam, tôi cũng không có người thân nào làm giáo viên, tôi chẳng có động cơ gì bênh vực những giáo viên dùng vũ lực với học sinh. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu đất nước này bớt đi nhiều những đài tượng niệm ngàn tỷ, những cuộc lễ hội mang tính tuyền truyền ngàn tỷ và bộ máy vũ trang khổng lồ chỉ để bảo vệ đảng ( chủ quyền bị mất, xã hội đầy cướp giết ) và bọn tham quan xây biệt thự nguy nga, ăn chơi những thứ xa xỉ trong khi doanh nghiệp nhà nước lỗ vốn hàng ngàn tỷ một năm...dành những thứ tiền đó cho ngành giáo dục. Thực tế luôn là xây thêm trường học, thiết bị giảng dậy, bàn ghế để cho mỗi lớp chỉ tầm 25 học sinh. Có thêm nhiều chỗ làm cho giáo viên họ không phải bon chen tìm việc, số học sinh vừa đủ cho họ quản lý và giáo dục, ắt hẳn chất lượng sẽ được tăng hơn nhiều.
Con tôi học bên Đức này đã được 4 năm, lớp học nào đông cũng chỉ đến 28 người, khoảng chừng đó đủ sức cho một giáo viên quản lý giảng dạy học sinh.
Cái này do chế độ, ai bảo tôi nói xấu chế độ tôi xin nhận. Nhiều kẻ đánh đồng chế độ là quê hương, tổ quốc, dân tộc để cho tôi là kẻ phản bội cũng không sao với tôi. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng nếu chế độ này thực sự tử tế, họ chỉ cần xây thêm trường lớp để giảm tải số học sinh cho giáo viên, thêm chỗ dạy cho giáo viên với số lượng 25 em thì chắc chắn sẽ có thay đổi nhiều.
Số tiền các doanh nghiệp bỏ ra bôi trơn rất lớn, số tiền đó chuyển thành kim cương, biệt thự, hàng hiệu xa xỉ và các tài khoản ngân hàng nước ngoài, bất động sản nước ngoài của quan chức. Chuyện doanh nghiệp bôi trơn như vậy không thể nào là không xảy ra, giờ chỉ căn cứ doanh nghiệp nào xây được một trường học thì sẽ có điểm ưu tiên hơn doanh nghiệp khác chắc hẳn cũng không ai dị nghị nhiều. Nhất là trường do doanh nghiệp đó đích thân là chủ đầu tư xây dựng thì chất lượng càng xứng với đồng tiền , không bị thất thoát hay kém chất lượng.
Mỗi ông quan ăn bớt đi một chút thì sẽ có tiền giải quyết vấn đề. Ví dụ ông thủ tướng, tổng bí thư, ban bí thư, ban tổ chức trung ương, chủ nhiệm ban kiểm tra trung ương, bộ công an, kiểm sát... thấy tiền mua chức thêm nhiệm kỳ của ông chủ tịch, bí thư tỉnh kém đi, nhưng bù lại tỉnh đó có thêm nhiều trường học thì nên lấy làm vui lòng vì biết rằng một phần số tiền đã được xây thành trường học cho thế hệ con em Việt Nam được tốt hơn.
Còn không thế, những thằng như tôi sẽ đổ tội cho chế độ này đã để xẩy ra những chuyện bạo lực trong học đường, chúng tôi thành ''phản động '' hay thành gì cũng được.
Báo chí chỉ nêu ra hiện tượng, còn bản chất của sự việc, nguyên nhân thì không.
Các dư luận viên của đảng cho rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt trong ngành giáo dục Việt Nam, họ lấy dẫn chứng những vụ xả súng bên Mỹ hay đâu đó trong trường học để dập tắt những ý kiến phản đối ngành giáo dục.
Hàng bao năm qua người dân sống trong sự nguỵ biện về tuyên truyền như vậy. Bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản luôn đưa ra những điều xấu xảy ra ở nơi khác mỗi khi ở Việt Nam có chuyện tương tự.
Người dân quen và chấp nhận luận điệu ấy, chẳng mấy ai hỏi vặn nếu đảng lãnh đạo để những điều xấu xảy ra ở các nước cũng đều xảy ra ở Việt Nam thì đảng tài tình ở chỗ nào. Trong khi những cái tốt của nước người ta mình không bằng được thì đổ tại cho hoàn cảnh kinh tế, dân trí chưa phát triển.
Ở Việt Nam không có tự do sở hữu súng như Mỹ, không có cửa hàng bán súng và đạn như bán thuốc lá như bên Mỹ, ở Mỹ bạn đưa thẻ căn cước cho người bán súng, họ kiểm tra trên hệ thống thấy bạn không có gì với pháp luật, bạn thích mua bao nhiêu súng đạn tuỳ túi tiền của bạn. Nếu Việt Nam như thế, chắc hẳn chuyện xả súng khắp nơi còn nhiều hơn Mỹ vài chục lần, mặc dù dân số ít hơn vài lần.
Con trai tôi từng học cấp 1 ở Việt Nam. Tôi từng hỏi con mình học giỏi thứ mấy ở lớp, nó trả lời khoảng thứ hai. Tôi hỏi nó nghịch thứ mấy, nó tần ngần rồi ầm ừ rằng cũng khoảng như thế, tức nó nghịch cũng xếp hàng thứ hai.
Vài lần tôi đang đi công việc, điện thoại cô giáo nó gọi tôi đến trường để làm việc về những hậu quả nó gây ra vì nghịch ngợm. Nhiều lần nó kể bị cô giáo vụt thước kẻ vào tay, vào đít... tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cô giáo làm thế là sai hoặc như vậy là vũ lực.
Bởi có lần cô giáo nhờ tôi chụp ảnh cả lớp, tôi mới chứng kiến sự hỗn loạn khủng khiếp của đám học sinh lớp con mình. Năm mươi sáu (56) đứa học sinh thành một đám đông hỗn loạn, đứa hò hét, đứa cãi vã, đứa leo trèo, đứa trêu bạn, cả đám con gái chúng cũng gân cổ chí choé gì nhau. Cô giáo hét, gõ bàn mà chẳng ăn thua gì, cô phải đến từng dãy bàn thiết lập trật tự, đến bàn cuối thì dãy bàn đầu lại lộn xộn. Đi đến hai lần thì chúng mới yên để tôi chụp ảnh cả lớp.
Lúc chụp ảnh về, tôi bỗng nghĩ đến đội tù mà tôi từng làm đội trưởng, cũng khoảng 60 phạm nhân. Tôi bật cười vì ý nghĩ của mình rằng chắc chỉ có kiểu kỷ luật như trong tù mới khống chế được đám đông này, nhưng sau đó tôi lại nhận ra rằng như thế chả ích gì, kiểu trấn áp bạo lực của chế độ độc tài, vì bằng chứng cả 60 phạm nhân trong đội tù những năm ấy đều tái tù, tức ra tù lại vi phạm pháp luật tiếp tục và lại vào tù. Duy chỉ có tôi là khác, không phải khác vì không tái tù, mà tái tù từ tội hình sự sang tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nhưng ý nghĩ thoáng qua đó cũng làm tôi giật mình, nếu ví dụ tôi là giáo viên của 56 học sinh như thế, liệu tôi có bình tĩnh được không trước cảnh hỗn loạn của dám học sinh. Chúng mách đủ thứ tội của nhau, xét xử việc tranh cãi của chúng thấu tình đạt lý thì chẳng còn thời gian mà dạy chúng học. Một giáo viên chủ nhiệm cấp 1 thực sự áp lực, soạn bài, chấm bài, giảng dạy làm sao đạt thành tích, học sinh giỏi đạt chỉ tiêu, kỷ luật nền nếp... và còn lo cuộc sống hàng ngày nữa, vẫn phải quà cáp hiệu trưởng, phòng giáo dục.
Mất hàng trăm triệu để được hợp đồng dạy một trường trong nội đô, lương tháng vài triệu mà vẫn phải biếu xén lo lót cấp trên, vẫn phải đạt thành tích. Trong khi những bài giảng về đạo đức phải rập khuân mẫu theo lợi ích tuyên truyền của đảng chỉ định.
Như thế chuyện giáo viên đánh học sinh một phần lớp do áp lực công việc đổ dồn xuống họ, không hẳn họ mang cái ác trong người như báo chí miêu tả.
Con tôi giờ không học ở Việt Nam, tôi cũng không có người thân nào làm giáo viên, tôi chẳng có động cơ gì bênh vực những giáo viên dùng vũ lực với học sinh. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu đất nước này bớt đi nhiều những đài tượng niệm ngàn tỷ, những cuộc lễ hội mang tính tuyền truyền ngàn tỷ và bộ máy vũ trang khổng lồ chỉ để bảo vệ đảng ( chủ quyền bị mất, xã hội đầy cướp giết ) và bọn tham quan xây biệt thự nguy nga, ăn chơi những thứ xa xỉ trong khi doanh nghiệp nhà nước lỗ vốn hàng ngàn tỷ một năm...dành những thứ tiền đó cho ngành giáo dục. Thực tế luôn là xây thêm trường học, thiết bị giảng dậy, bàn ghế để cho mỗi lớp chỉ tầm 25 học sinh. Có thêm nhiều chỗ làm cho giáo viên họ không phải bon chen tìm việc, số học sinh vừa đủ cho họ quản lý và giáo dục, ắt hẳn chất lượng sẽ được tăng hơn nhiều.
Con tôi học bên Đức này đã được 4 năm, lớp học nào đông cũng chỉ đến 28 người, khoảng chừng đó đủ sức cho một giáo viên quản lý giảng dạy học sinh.
Cái này do chế độ, ai bảo tôi nói xấu chế độ tôi xin nhận. Nhiều kẻ đánh đồng chế độ là quê hương, tổ quốc, dân tộc để cho tôi là kẻ phản bội cũng không sao với tôi. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng nếu chế độ này thực sự tử tế, họ chỉ cần xây thêm trường lớp để giảm tải số học sinh cho giáo viên, thêm chỗ dạy cho giáo viên với số lượng 25 em thì chắc chắn sẽ có thay đổi nhiều.
Số tiền các doanh nghiệp bỏ ra bôi trơn rất lớn, số tiền đó chuyển thành kim cương, biệt thự, hàng hiệu xa xỉ và các tài khoản ngân hàng nước ngoài, bất động sản nước ngoài của quan chức. Chuyện doanh nghiệp bôi trơn như vậy không thể nào là không xảy ra, giờ chỉ căn cứ doanh nghiệp nào xây được một trường học thì sẽ có điểm ưu tiên hơn doanh nghiệp khác chắc hẳn cũng không ai dị nghị nhiều. Nhất là trường do doanh nghiệp đó đích thân là chủ đầu tư xây dựng thì chất lượng càng xứng với đồng tiền , không bị thất thoát hay kém chất lượng.
Mỗi ông quan ăn bớt đi một chút thì sẽ có tiền giải quyết vấn đề. Ví dụ ông thủ tướng, tổng bí thư, ban bí thư, ban tổ chức trung ương, chủ nhiệm ban kiểm tra trung ương, bộ công an, kiểm sát... thấy tiền mua chức thêm nhiệm kỳ của ông chủ tịch, bí thư tỉnh kém đi, nhưng bù lại tỉnh đó có thêm nhiều trường học thì nên lấy làm vui lòng vì biết rằng một phần số tiền đã được xây thành trường học cho thế hệ con em Việt Nam được tốt hơn.
Còn không thế, những thằng như tôi sẽ đổ tội cho chế độ này đã để xẩy ra những chuyện bạo lực trong học đường, chúng tôi thành ''phản động '' hay thành gì cũng được.
Người Buôn Gió
No comments:
Post a Comment