Friday, November 30, 2018

Linh mục Đặng Hữu Nam bị chính quyền CSVN đem tên tuổi ra đấu tố

Linh mục Đặng Hữu Nam bị chính quyền CSVN đem tên tuổi ra đấu tố
Ảnh: Facebook
Sáng nay ngày 30 /11 /2018, tại ủy ban xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chính quyền CSVN đã huy động một đội quân đông đảo lên đến hàng trăm người để đưa tên tuổi của Linh Mục Đặng Hữu Nam ra đấu tố.
Họ gọi cuộc đấu tố này là một ” Hội Nghị ” của quần chúng nhân dân bao gồm những cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, yêu cầu Linh Mục Đặng Hữu Nam phải rời khỏi vùng đất Thánh Địa của mình. Tòa án tự xưng này đồng cáo buộc Linh Mục Đặng Hữu Nam là một kẻ ” Phản Động, ” đã kích động giáo dân xứ Mỹ Khánh chống phá chính quyền, gây chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chính quyền, vi phạm thuần phong mỹ tục và nhiều tội danh khác.
Nhìn về quá khứ giai đoạn năm 1953 – 1956, Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch đấu tố toàn miền bắc giết hại 172.008 người dân Việt Nam vô tội. Từ đó đến nay vẫn có những đợt đấu tố lẻ tẻ xảy ra, nhiều người bị oan ức dẫn đến phải tự sát hoặc phải bỏ quê quán ra đi, nhiều gia đình nhà tan cửa nát.
Vụ đấu tố Linh Mục Đặng Hữu Nam diễn ra hôm nay cũng không khác những vụ đấu tố kể trên bao nhiêu, nó chỉ khác về thời gian, địa điểm và cái chết được báo trước  diễn ra từ từ. Những cáo buộc đó của CSVN nhằm cô lập và hủy hoại thanh danh của Linh Mục Đặng Hữu Nam, dồn ép ông phải rời xa Thánh Địa Giáo Xứ Mỹ Khánh để tìm cách hãm hại ông. Điều này cũng đã được chứng minh cách đây 8 ngày, khi tên Nguyễn Văn Hoàng đã đột nhập vào nhà thờ chửi bới và đe dọa sẽ giết ông hôm 22 /11/ 2018.
Thuyết Nguyễn 

Công an Đà Nẵng không có tiền thuê phiên dịch

Công an Đà Nẵng không có tiền thuê phiên dịch
Ảnh: Báo Mới
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Công an thành phố Đà Nẵng đang bế tắc trong vấn đề giải quyết những người ngoại quốc vi phạm xuất nhập cảnh, an ninh trật tự trên địa bàn, vì sở ngoại vụ thành phố không đáp ứng được người phiên dịch tiếng Trung Cộng và những nước khác; trong khi đó, bộ công an CSVN chỉ cho phép thanh toán 150 ngàn đồng/ngày tiền thuê người phiên dịch, nhưng mức phí thực tế thuê người phiên dịch là 500 ngàn đồng/giờ và 4 triệu đồng/ngày.
Truyền thông trong nước ngày 29 tháng 11 loan tin, lượng khách ngoại quốc đến Đà Nẵng ngày càng đông. Theo báo cáo của sở du lịch Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2018, khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng đạt hơn 4 triệu lượt. Riêng khách Trung Cộng đạt hơn 368.000 lượt, tăng 36% so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 23% trong cơ cấu quốc tịch khách.
Việc người ngoại quốc đến Đà Nẵng gia tăng kéo theo đó là những vi phạm về xuất nhập cảnh, an ninh trật tự. Điển hình các là các vị khách đến từ Trung Cộng khi có hành vi đốt tiền Việt, nhiều lần đánh đập người Việt ở những nơi đông người, làm hướng dẫn viên du lịch chui. Sau khi gây ra các hành vi trên, những người khách Trung Cộng được tự do đi về nước mà không hề bị xử lý gì.
Theo công an Đà Nẵng, để xử lý các vi phạm của người ngoại quốc, cơ quan điều tra cần có người phiên dịch. Nhưng sở ngoại vụ thành phố đã không đáp ứng được người phiên dịch, trong khi mức phí cho thuê người phiên dịch cao gấp nhiều lần so với quy định mà bộ công an CSVN đưa ra.
An Nhiên 

Bằng cấp cao hơn, thu nhập ít hơn

Bằng cấp cao hơn, thu nhập ít hơn
Ảnh: Thanh Niên
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Tại Việt Nam, người có trình độ sơ cấp có thu nhập cao hơn những người có trình độ trung cấp và cao đẳng, mặc dù những người này được xem là có bằng cấp cao hơn những người có bằng sơ cấp.
Báo Thanh Niên ngày 30 tháng 11 năm 2018 loan tin, Thống kê của Bộ Lao động- Thương Binh- Xã hội cho biết, quý 2 năm 2018, dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 72,51 triệu người, tăng 0,93% so với cùng kì năm ngoái. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,12 triệu người.
Thu nhập của lao động làm công hưởng lương có trình độ đại học là cao nhất với số tiền 7,87 triệu đồng/tháng, tiếp đến là nhóm có trình độ sơ cấp với 6,51 triệu đồng/tháng; người có trình độ trung cấp thấp hơn cả trình độ sơ cấp với 5,5 triệu đồng/tháng; người có trình độ cao đẳng dù cao hơn trung cấp nhưng vẫn thấp hơn trình độ sơ cấp với 6,1 triệu đồng/tháng; lao động làm công hưởng lương không có chuyên môn kỹ thuật thu nhập ở mức 4,8 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, thu nhập của tất cả các nhóm chuyên môn kỹ thuật đều giảm so với quý 1 năm 2018, trong đó giảm cao nhất là nhóm có trình độ sơ cấp và nhóm có trình độ đại học trở lên.
An Nhiên 

Cháy nhà hàng phục vụ khách Trung Cộng tại Nha Trang

Cháy nhà hàng phục vụ khách Trung Cộng tại Nha Trang
Ảnh: Internet
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Hàng chục khách Trung Cộng đang ăn sáng tại nhà hàng Việt Hoa, trên đường Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà phải bỏ chạy vì nhà hàng bị cháy.
Truyền thông trong nước ngày 30 tháng 11 loan tin, vào khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, khi nhiều thực khách đang ăn sáng tại nhà hàng Việt Hoa thì nhân viên nhà hàng hô hoán có cháy. Hàng chục khách đang ăn uống tại nhà hàng đã hoảng loạn bỏ chạy. Khoảng hơn 1 tiếng sau, lực lượng cứu hoả mới có mặt tại hiện trường. Trong lúc chữa cháy có 2 nhân viên cứu hoả bị thương, phần lớn tài sản của bên trong nhà hàng đã bị lửa thiêu rụi.
Nhà hàng Việt Hoa được thiết kế theo kiến trúc của người Trung Cộng, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ nên khi xảy ra cháy lửa bén rất nhanh. Đây là nhà hàng chuyên phục vụ ẩm thực cho người Trung Cộng tại Nha Trang.
Được biết thời gian gần đây, tại Nha Trang xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh ẩm thực và một số mặt hàng khác chỉ phục vụ cho người Trung Cộng, và có biển cấm người Việt Nam bước chân vào những nơi này.
An Nhiên 

Tổng giám đốc thủy điện Quảng Nam giấu cả kho gỗ rừng bất hợp pháp

Hàng chục phách gỗ đã cưa xẻ được cất giấu trong Nhà Điều Hành, Nhà Máy Thủy Điện Sông Tranh 3. (Hình: Người Lao Động)
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Ông tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Sông Tranh 3 đã bị phát hiện vận chuyển, cất giấu số lượng lớn gỗ rừng bất hợp pháp nghi có được từ việc phá rừng xây thủy điện.
Chiều 30 Tháng Mười Một, 2018, nói với báo Người Lao Động, ông Trần Triệu Hổ, trưởng Công An xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, cho biết vừa phát hiện một một vụ vận chuyển, tàng trữ khối lượng lớn gỗ rừng “không rõ nguồn gốc.”
Theo đó, khoảng 8 giờ tối 28 Tháng Mười Một, nhận được tin báo của người dân về chiếc xe cẩu mang bảng số 43C-061.09 đi vào khu vực Nhà Điều Hành, Nhà Máy Thủy Điện Sông Tranh 3 (xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước) bốc gỗ “có dấu hiệu nghi vấn.” Kiểm tra, công an xã Tiên Lãnh phát hiện trên xe đang vận chuyển hàng chục phách gỗ các loại không có giấy tờ hợp pháp.
Ông Tiệp sai tài xế lén vận chuyển gỗ trong đêm tối. (Hình: Người Lao Động)
Ông Mai Tiến Thành (50 tuổi) lái xe khai nhận, số gỗ trên vận chuyển cho ông Lê Huy Tiệp, tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Sông Tranh 3.
Tiếp tục kiểm tra bên trong khu nhà điều hành, lực lượng hữu trách phát hiện thêm hàng chục phách gỗ các loại đang được cất giấu. Qua kiểm đếm, tổng số lượng gỗ được phát hiện tại đây lên đến hàng trăm phách hơn 4.2 khối, đa phần thuộc gỗ nhóm III dùng để là nhà.
Ông Hổ cho biết thêm, khi làm việc với công an xã, ông Tiệp thừa nhận số gỗ trên của mình. Tuy nhiên, ông này nói rằng “sau khi tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 3, tôi thấy gỗ ở đâu nổi lên mặt nước, tấp vào bờ nên đã trục vớt, cưa xẻ để sử dụng cá nhân.”
Tin cho biết, nhận thấy sự việc “có tính chất nghiêm trọng”, công an xã Tiên Lãnh đã báo cáo cho công an huyện Tiên Phước, đồng thời cắt cử người bảo vệ hiện trường. Hiện toàn bộ số tang vật đã được đưa về trụ sở Công An huyện Tiên Phước. (Tr.N)

Gần trăm ngôi mộ ở Hưng Yên bị đập vỡ bát hương

Người dân tức giận khi hàng trăm bát hương bị đập vỡ tại huyện Yên Mỹ, Hưng Yên (Hình: Thanh Niên)
HƯNG YÊN, Việt Nam (NV) – Gần trăm ngôi mộ ở nghĩa trang làng Lưu, thị trấn Yên Mỹ vô cớ bị đập phá bát hương khiến người dân vô cùng tức giận.
Sáng ngày 29 Tháng Mười Một, 2018, một số người dân đi tập thể dục ngang qua khu nghĩa trang làng Lưu, hay còn gọi là thôn Nghĩa Trang, thị trấn Yên Mỹ thì phát hiện các bát hương đặt trên nhiều ngôi mộ bị đập vỡ liền báo với chính quyền địa phương.
Nói với báo Đất Việt, ông Ngô Quang Thiệu, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Yên Mỹ, cho biết có 93 bát hương bị đập vỡ chỉ sau một đêm. Trong đó, có những ngôi mộ của nhiều dòng họ lớn trong làng. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có manh mối về thủ phạm gây ra vụ này.
“Trước giờ ở địa phương chưa từng xảy ra trường hợp này bao giờ. Tối hôm trước khi sự việc xảy ra, ở những ngôi mộ này người dân cũng không thấy có dấu hiệu gì bất thường. Do sự việc diễn ra vào ban đêm nên không ai biết”, ông Thiệu nói.
Một ngôi mộ bị phá nát bát hương và bàn thờ. (Hình: Thanh Niên )
“Hiện chưa xác định được nguyên nhân xảy ra sự việc là do đâu. Những gia đình có mộ người thân khi phát hiện sự việc cũng rất tức giận nhưng chính quyền địa phương phải khuyên can để họ bình tĩnh chờ cơ quan trách nhiệm làm việc. Qua tìm hiểu thì những gia đình này cho biết, từ trước đến nay không có mâu thuẫn hay xích mích với ai mà nghi ngờ,” ông Thiệu cho biết thêm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dương (35 tuổi, người dân) cho hay: “Mới đây, một đơn vị thi công đào được 200 chiếc tiểu xin chôn ở nghĩa trang nhưng người dân không cho,” ông Dương nói.
Thế nhưng, ông Thiệu bác bỏ tin đồn trên mạng xã hội cho rằng, có một doanh nghiệp định về mua đất xây dựng tại đây nhưng người dân không đồng ý nên thuê xã hội đen đập bát hương để cảnh cáo người dân.
Theo báo Thanh Niên, sự việc đang khiến dư luận bất bình sau khi ông Nguyễn Hồng Sơn, một Facebooker chia sẻ sự việc trên mạng xã hội. Nhiều người tức giận bày tỏ quan điểm, việc xâm phạm nơi yên nghỉ của người chết là điều “không có tính người”. “Thất đức quá, việc như thế mà cũng dám làm.”
Hiện công an vẫn chưa tìm ra thủ phạm. (Tr.N)

Nếp chợ, nếp quan

Quê hương trong ký ức, mấy ai không nhớ đến cây đa, bến nước, con đò… Tuy không nhắc về chợ nhưng rõ ràng, chợ vẫn là một thứ gì đó trong xó xỉnh ký ức để ai nhớ về quê cũng nhớ về ít nhất một ngôi chợ hay một thức quà quê nào đó mẹ mua cho. Chợ đôi khi cũng là nhiệt kế để đo lòng người, tình người ngoài việc người ta nhìn vào cái chợ để thấy kinh tế của vùng miền nào đó, đất nước nào đó ra sao…
Nói về nếp chợ Việt Nam hiện tại, có thể nhắc đến ba nếp đặc trưng nhất: siêu chợ, chợ lớn và chợ quê.
Siêu chợ nôm na có thể nhắc đến là các siêu thị, trung tâm thương mại ở các thành phố lớn, nơi ngoài bày bán các mặt hàng còn kèm theo những dịch vụ vui chơi, giải trí. Người ta tìm đến siêu chợ để thỏa cái thú muốn gì sắm đó và không phải mặc cả giá hàng hóa, cũng có người tìm đến siêu chợ chỉ để tham quan hoặc đôi khi là tìm đến ăn uống. Dựa vào các nhãn hàng, thương hiệu bày bán trong các siêu chợ, phần nào cũng biết được mức đô chi tiêu hay mức độ văn hóa của vùng miền đó. Cách người ta ứng xử với nhau khi mua hàng, tìm hay lựa chọn hàng hóa, thái độ của nhân viên các ngành hàng, dịch vụ, có thể nói là bề ngoài có thể nhìn thấy mức độ chuyên nghiệp hay đẳng cấp của siêu chợ ở mức nào, bởi các mặt hàng đa số đã được tuyển chọn, nhân viên đã được đào tạo.
Chợ lớn có thể kể đến các chợ ở thành phố, chợ huyện lớn hoặc chợ đầu mối. Nhìn vào các mặt hàng có thể biết được văn hóa tiêu dùng ở nơi đó.
Còn nhớ cách đây không lâu, nhiều người bạn của tôi đến Sài Gòn du lịch, ghé đến tham quan chợ Bến Thành, lúc ra về họ đều phàn nàn rằng sợ móc túi quá, hàng gì toàn đồ Trung Quốc rồi thì người bán hô giá quá cao, nào là ‘ăn vạ mở hàng’. Đủ các kiểu để thấy rằng một khu chợ lớn về thời gian cũng như quy mô như chợ Bến Thành cũng không làm người ta yên lòng. Chợ Cồn Đà Nẵng, chợ Thanh Xuân Hà Nội, chợ Đông Ba Huế… có chợ nào không đầy rẫy hàng Trung Quốc.
Mơ hồ nghĩ đến chuyện làm quan ở Việt Nam, không ít bà con nông dân cho con đi học, mong con kiếm được một chân trong cơ quan nhà nước khi ra trường. Nhưng ngược lại giới quyền lực, giàu có… không ít người đưa con ra nước ngoài từ tấm bé để sống trong một môi trường tự do hơn, làm việc trong một môi trường tiến bộ hơn hoặc giả nếu trở về lại hoặc ở lại Việt Nam ngay từ đầu, họ cũng thuộc lớp “siêu chợ’. Nói vậy bởi lẽ những người này sẽ có những chức quan to, những ngôi nhà biệt phủ, những hồ bơi nguy nga, nhưng khi bị bắt đi đốt lò, mới tá hỏa ra là họ ăn chặn của công ty này, lừa công ty nọ hoặc chiếm đoạt tiền của cơ quan này hoặc lợi dụng chức vụ, móc ngoặc buôn bán hàng hóa Trung Quốc với cơ quan nọ, suy cho cùng họ cũng chỉ là dân buôn, được đào tạo bài bảng và sắm vai với áo dài, đầm váy hoặc veston.
Chuyện ông đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an thành phố Thanh Hóa đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ việc liên quan đến đơn thư tố cáo nhận tiền “chạy án”, chuyện ông cựu trung tướng công an Phan Văn Vĩnh bị phạt 9 năm tù và bị cáo Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”… há phải chăng là một trong số ít vụ để thấy rõ con người ta vẫn đang ở trong thời kỳ kẻ chợ và mọi chuyện vẫn lẩn quẩn trong mua bán mặc dù họ đã khoác cho mình chiếc áo từ chức tước cho đến tiền tài.
Chiều đông, chạy xe dọc những con đường quê hun hút, ghé vào một ngôi chợ quê bên đường. Cơ hà thức lúa, nếp, bánh tráng, bánh chưng, bánh tổ, con tôm đất hay lát thịt heo quê… Trách sao người ta không khỏi yêu quê hương hay thấy mình bỗng dưng bé lại để được mẹ cho cái bánh ú, miếng mít hay lát dưa mỗi khi đi chợ về? Nhưng hỡi ôi, nếp xưa nay đã khác, chợ chỉ còn hình bóng và chẳng còn hồn. Không ít người đưa máy lên chụp góc chợ quê bị đòi tiền chụp ảnh, bởi lẽ “Sapa chụp cái 10 ngàn đồng, ở đây cũng vậy.” Những người phụ nữ ngồi cạnh nhau bán cùng mớ rau, trái mướp, xấp bánh tráng không chút ngần ngại thoái mạ nhau trước bất kì ai mua bên này, bỏ bên nọ…
Hồn quê, chợ quê đâu mất dấu. Những ông cán bộ suốt đời thề thốt làm đầy tớ muôn dân chỉ trên lý thuyết. Phó chủ tịch thành phố nhặt được nhẫn mang nộp công an, tướng công an ngồi tù vì lừa đảo, chiếm đoạt, anh thanh niên thì ngồi tù vì nhà có quán karaoke hay vì tiền bia, tiền rượu quá rẻ. Thử nghĩ nếu hệ thống pháp luật của Việt Nam và việc thực thi nghiêm minh hơn, sao tồn tại được những con sâu nghe ra làm hỏng luôn cả nồi canh Việt Nam. Bước tới một cái chợ, nghe tiếng cãi cọ, tranh gianh qua về, dù có yêu cảnh chợ đến mấy, người tham quan cũng chùn chân trước lần thứ hai. Đến một đất nước mà đài báo ngày nào cũng xuất hiện mặt quan tham, nhân viên dởm thì thử hỏi ai dám đến lần 2.
Nếp chợ cũng như nếp quan, không phải tự nhiên mà có. Nhưng giữ được nếp hay không, câu trả lời không phụ thuộc vào tên chợ, mà phụ thuộc vào thái độ, cái nhìn hay những hành động ấm áp của những người làm nên khu chợ. Nếp quan không phụ thuộc vào việc anh ở chức quan nào, mà là việc anh hành xử như thế nào, anh ở chức quan đó ra sao, giúp được gì cho dân, để người ta hết xì xào cách anh đối nhân xử thế! Suy cho cùng, nếp chợ hay nếp quan, nghe ra tưởng đơn giản nhưng nó cũng đòi hỏi một quá trình lâu dài với sự sẻ chia và kết nối của các giới liên quan, sự phản tỉnh và dám thay đổi để đâu đó cái tốt cũ còn giữ lại và cái mới được phát huy!

Ban Tuyên giáo lại nhắc phải loan chủ yếu tin “tốt”

Hòa Ái, phóng viên RFA-2018-11-29   
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị vào sáng ngày 28/11/18.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị vào sáng ngày 28/11/18.Courtesy: Ảnh chụp màn hình baophapluat.vn
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng yêu cầu cần thiết phải tăng cường thông tin tích cực trên mạng xã hội và internet. Đó phải là “dòng chủ lưu, chủ đạo” trong thời gian tới. Cư dân mạng tại Việt Nam nói gì trước thông tin vừa nêu?

Tăng cường biện pháp kiểm duyệt

Phát biểu tại hội nghị giao ban công tác tuyên giáo 6 tháng cuối năm 2018 khu vực miền Đông Nam Bộ, diễn ra vào sáng ngày 28 tháng 11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh rằng ngành tuyên giáo khi muốn đẩy mạnh công tác chống lại các quan điểm sai trái, thù địch thì trước hết phải tăng cường thông tin tích cực trên mạng xã hội, trở thành dòng chủ lưu, chủ đạo.
Trước nhắc nhở mới nhất của ông Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, cư dân mạng tại Việt Nam nhận định có thêm bằng cho thấy Chính quyền Hà Nội ngày càng hà khắc hơn trong việc tăng cường biện pháp kiểm duyệt thông tin; đặc biệt là trên mạng xã hội.
Đài RFA ghi nhận không ít người dân ở Việt Nam thường xuyên theo dõi thông tin qua mạng xã hội thắc mắc thế nào là thông tin tích cực và thế nào là thông tin xấu độc theo yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương. Đối với đa số các cư dân mạng mà Đài RFA tiếp xúc cho biết thông qua tin tức trên các báo đài lề phải thì họ hiểu rằng bất cứ những thông tin nào không có lợi cho Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đều là những tin độc hại, chẳng hạn như Chính phủ Việt Nam hô hào chống tham nhũng, nhưng những ai chia sẻ thông tin về quan chức tham nhũng thì bị quy chụp cho là “nói xấu và bôi nhọ lãnh đạo”; hay kêu gọi bảo vệ môi trường, nhưng không phải mỗi một Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên án tù 10 năm với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” do phản đối nhà máy Formosa mà còn rất nhiều người khác bị những hệ lụy nặng nề vì lên tiếng liên quan thảm họa môi trường biển ở khu vực Bắc Trung Bộ hồi tháng 4 năm 2016.
Một số facebooker và blogger ở Việt Nam khẳng định với RFA rằng khi Luật An ninh mạng có hiệu lực vào đầu năm 2019, Chính quyền Hà Nội sẽ còn sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để kiểm duyệt thông tin tại Việt Nam. Nhà báo tự do Đỗ Cao Cường nêu lên quan điểm của anh:
Đây không chỉ là việc kiểm soát thông tin nữa, mà là việc giữ vững chế độ, bảo vệ chế độ này. Vì sự tồn vong của chế độ cho nên họ sẽ làm mọi cách để thắt chặt quyền tự do báo chí
-Nhà báo Đỗ Cao Cường
“Đây không chỉ là việc kiểm soát thông tin nữa, mà là việc giữ vững chế độ, bảo vệ chế độ này. Vì sự tồn vong của chế độ cho nên họ sẽ làm mọi cách để thắt chặt quyền tự do báo chí và một trong những biện pháp của họ là dùng lực lượng dư luận viên 47, Ban tuyên giáo cho đến hàng loạt phóng viên, những cây bút mà người ta gọi là ‘bồi bút’ theo ý kiến chỉ đạo của họ; đồng thời sử dụng các biện pháp quản lý như họ sẽ hợp tác với lãnh đạo Facebook Việt Nam và lãnh đạo của các doanh nghiệp truyền thông, thậm chí họ sẽ có những hợp tác ngầm với bên Trung Quốc để thắt chặt thông tin, yêu cầu Facebook và Google xóa các bài viết gây ra tiêu cực cho họ. Thêm nữa là những hình thức xử phạt rất mạnh như dùng phương thức kỷ luật, đình bản cho đến việc bắt bớ những tiếng nói phản biện, kể cả người làm báo.”
Truyền thông quốc nội cho biết hiện tại có khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam. Hồi đầu tháng 11, tân Bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn tuyên bố rằng mạng xã hội không còn ảo nữa mà là thật và người dân, chính quyền phải sống nhiều hơn trên không gian mạng để cái tốt lớn lên và cái xấu sẽ giảm đi; đồng thời ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn cho biết, Bộ Thông Tin-Truyền Thông đã hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.
Với lời phát biểu mới nhất liên quan truyền thông mạng xã hội của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng rằng thông tin tích cực trên mạng xã hội phải là chủ đạo, thì dư luận đặt vấn đề xã hội Việt Nam sẽ thế nào khi tin tức trên các kênh truyền thông chính thống lẫn mạng xã hội chỉ tràn ngập những điều “đẹp lòng” Đảng và Nhà nước?
Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014.
Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014. AFP

Nhưng bất lực trong kiểm soát?

Cư dân mạng Võ Phương Thuận, một bạn trẻ thường xuyên theo dõi tin tức qua mạng xã hội và chia sẻ những thông tin từ báo chí chính thống đăng tải các vấn đề tiêu cực xảy ra hàng ngày, với mong muốn cộng đồng quan tâm nhiều hơn cũng như cùng góp sức làm thay đổi xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, bạn trẻ Võ Phương Thuận bị công an địa phương nhiều lần gửi giấy mời lên làm việc và yêu cầu cô không chuyển tải những thông tin bị cho “tiêu cực” như thế nữa mà hãy chuyển sang các thông tin như về lãnh vực làm từ thiện. Cô Võ Phương Thuận nói với RFA:
“Mấy ngày qua, công an đi vòng vòng và nói rằng em bị khùng. Ngày hôm kia thì xuống ủy ban chỗ khu mình ở hỏi xem tiếp xúc với em có thấy tinh thần có bị khùng hay không. Họ đi phao tin là mình bị này, bị kia. Dư luận viên của Long An có viết blog và lên mạng nói em bị khùng.”
Mấy ngày qua, công an đi vòng vòng và nói rằng em bị khùng. Ngày hôm kia thì xuống ủy ban chỗ khu mình ở hỏi xem tiếp xúc với em có thấy tinh thần có bị khùng hay không. Họ đi phao tin là mình bị này, bị kia. Dư luận viên của Long An có viết blog và lên mạng nói em bị khùng
-Cư dân mạng Võ Phương Thuận
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do xoay quanh những biện pháp Chính quyền Việt Nam đang sử dụng để kiểm soát truyền thông mạng xã hội, cư dân mạng Võ Phương Thuận chia sẻ cho dù sắp tới đây Luật An ninh mạng có hiệu lực, cho dù những thông tin tích cực tràn ngập mạng xã hội, cho dù những tin tức của người dân đăng tải bị cho là xấu độc và bị gỡ bỏ thì cô vẫn tìm kiếm sự thật về xã hội mà mình đang sống và vẫn tiếp tục chia sẻ thông tin bị cho là tiêu cực vì theo cô một xã hội không có sự phản biện thì xã hội đó không thể tiến bộ và phát triển.
Nhà báo tự do Đỗ Cao Cường khẳng định với RFA rằng anh sẽ không từ bỏ lý tưởng truyền tải thông tin trung thực đến cộng đồng cho dù Nhà nước sử dụng các biện pháp kiểm duyệt thông tin đến mức độ tuyệt đối như thế nào đi nữa.
Trong khi đó, một số cư dân mạng khẳng khái cho rằng Chính quyền Việt Nam rõ ràng đang bất lực trong việc quản lý thông tin truyền thông mạng xã hội và với “mệnh lệnh” mới nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương vi phạm Hiếp pháp về quyền tự do truyền thông và tự do ngôn luận của người dân. Vì thế, họ tuyên bố với RFA rằng họ vẫn tiếp tục những việc làm của một công dân được quy định trong luật pháp Việt Nam, trong đó họ có quyền thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội cũng như chia sẻ thông tin liên quan.

Vai trò luật sư trong chế độ XHCN Việt Nam

Theo VOA-30/11/2018 
Luật sư Võ An Đôn.
Luật sư Võ An Đôn
Hôm 23/11, Báo Pháp luật trong nước dẫn nguồn tin từ Bộ Tư pháp cộng sản Việt Nam tường thuật rằng luật sư Võ An Đôn (*) có gửi thư khiếu nại về việc Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên ra quyết định xóa tên ông khỏi đoàn luật sư vào tháng 11/2017 và một quyết định của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam liên quan đến việc giải quyết khiếu nại đối với ông vào tháng 5/2018. Báo Tuổi trẻ online đưa tin, Bộ Tư pháp đã bác toàn bộ nội dung khiếu nại của luật sư này.
Mọi người còn nhớ, cách đây đúng một năm, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đưa ra quyết định kỷ luật luật sư Võ An Đôn (27-11-2017), chỉ vài ngày trước phiên xử phúc thẩm Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (30-11-2017) mà ông nhận bào chữa. với hai lý do cơ bản là luật sư Đôn “ đã trả lời phỏng vấn của các báo đài nước ngoài và nói xấu luật sư…”.
Đứng trước sự kiện trên, chúng tôi nghĩ đến: (1) Vai trò của luật sư trong chế độ xã hội chủ nghĩa việt nam. (2) Hiệu quả và ý nghĩa việc đi kiện Bộ trưởng Tư pháp, người đã đưa ra quyết định bác đơn khiếu nại của luật sư Đôn.
I - VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Năm 1989, khi còn ở Việt nam, theo yêu cầu của Hội Luật Gia thành phố HCM, để góp ý với Đại Hội VII của Đảng CSVN, chúng tôi đã viết một bài tham luận “Vai trò của luật sư trong nền dân chủ pháp trị xã hội chủ nghĩa”. Khoảng 2 năm sau, một nữ nhân viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đã tìm gặp trao cho tôi 30 đồng (thời bấy giờ) tiền nhuận bút về bài viết này mới được đăng tải. Tôi thắc mắc hỏi “Bài này tôi viết cách đây 2 năm gửi cho Hội Luật gia thành phố, sao giờ này báo cho đăng tải?”. Nữ nhân viên trả lời “Khi nhân được bài viết này bên Hội Luật gia chuyển qua, Ban biên tập thấy hay giữ lại, không đăng tải. Vì lúc đó “Đảng” chưa có quan điểm về pháp quyền”. Nữ nhân viên này còn nói “Lãnh đạo muốn mời anh cộng tác viết bài cho báo được không?”. Tôi trả lời “cộng tác thường xuyên thì không được. Vì tôi bận lo sinh kế. Nhưng nếu có cảm hứng với đề tài nào tôi sẽ viết gửi đến quý báo…”. Nói thế, nhưng sau đó cho đến khi rời Việt Nam 1992, tôi không viết thêm bài nào nữa.
Thực ra, khi dùng tiêu đề trên, chỉ là cách “viết lách”, hay “viết lái” để né tránh một đề tài nhậy cảm với chế độ, chứ làm gì có “dân chủ pháp trị xã hội chủ nghĩa”. Tôi đã dùng cụm từ này một cách cưỡng ép. Vì “chế độ xã hôi chủ nghĩa” là một “chế độ độc tài toàn trị” được ngụy biện bằng cái gọi là “dân chủ tập trung”. Nghĩa là một thứ dân chủ tập trung trong tay đảng CSVN, để sau đó ban phát “dân chủ” cho những người dân nào chấp nhận quyền lãnh đạo độc tôn, ngoan ngoãn thi hành các chủ trương chính sách của “Đảng ta” bất kể đúng sai, lợi hại cho dân cho nước, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của “Đảng ta”. Khi đảng CSVN đưa ra quan điểm về “nhà nước pháp quyền” (cai trị bằng pháp luật), kêu gọi nhân dân sống theo khẩu hiệu tuyên truyền “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật (của Đảng)”chỉ là biến tướng của “nhà nước nghị quyền” (cai trị bằng nghị quyết của đảng). Bằng cách đưa các nghị quyết của đảng, cho một Quốc hội công cụ của đảng, để “luật hóa” thành cái mà chúng tôi gọi là “nghị luật”.Sự biến tướng này, chẳng qua, đảng CSVN muốn chuẩn bị cho một bộ mặt “ngụy dân chủ” cho phù hợp thời kỳ “Mở cửa” làm ăn với các nước dân chủ tư bản; sau khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thất bại hoàn toàn (1975-1985) dù “Đổi mới” cũng không cứu vãn được (1985-1995), đảnh “mở toang cửa” đón “Đế quốc Mỹ” và các nước “Tư bản không rãy chết mà phồn vinh” tràn vào đầu tư, cứu nguy chế độ (sau khi Mỹ bỏ cấm vấn, cho thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm1995). Thế nhưng trên thực tế trước sau cai trị bằng “nghị quyết” hay “Nghị luật” vẫn không làm thay đổi bản chất chế độ độc tài toàn trị “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đâu. Tất cả vẫn chỉ là công cụ chuyên chính của nhà cầm quyền, theo đúng luật điểm Marxist-Leninist, rằng “luật pháp chỉ là công cụ pháp lý của giai cấp thống trị để trấn áp giai cấp bị trị là nhân dân” mà thôi.
Thành ra, luật sư trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối với nhà đương quyền, cũng không có vai trò nào khác hơn là công cụ pháp lý trang trí cho bộ mặt tư pháp Việt Nam sao cho, về hình thức gần giống với tư pháp của các nước có chế độ dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do. Vì thế, “đoàn luật sư” hiện nay cũng chỉ là hậu thân của “Đoàn Bào chữa viên nhân dân” trong thời kỳ kinh tế chỉ huy bao cấp đều là những công đoàn do nhà nước tổ chức và lãnh đạo. Có khác chăng, bào chũa viên nhân dân trước đây không được đào tạo bài bàn về năng lực như luật sư sau này; điều kiện trước hết phải là công nhân viên (công chức), có kiến thức, kinh nghiệm về việc thực thi các chủ trương, chính sách liên quan đến pháp luật của nhà nước. Luật sư sau này đòi hỏi tốt nghiệp văn bằng cử nhân luật (**), thời gian tập sự 3 năm tương tự như quy chế luật sư đoàn dưới chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước 1975. Thế nhưng, khác với Luật sư đoàn Việt Nam Cộng hòa, là một đoàn thể nghề nghiệp tư nhân, độc lập tuyệt đối với chính quyền về tổ chức, điều hành và hoạt động nghiệp vụ theo Quy chế Luật sư đoàn và trong khuôn khổ pháp luật. Trong khi Đoàn luật sư dưới chế độ XHCN hiện nay, luôn có chi bộ đảng CSVN lãnh đạo, là một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN để quản lý các đoàn thể quần chúng.
Nhớ lại, một năm trước đây, khi Quốc hội khóa 14 họp vào tháng 6-2017, trong lập pháp đã “cải lùi” hệ thống tư pháp Việt Nam khi giữ lại trong dự thảo sửa đổi, bổ sung nơi Điều 19, Khoản 3 Bộ luật Hình sự 2015, buộc luật sư phải tố cáo những điều thân chủ tiết lộ riêng với mình; và khi Đoàn luật sư Phú Yên ra quyết định kỷ luật luật sư Võ An Đôn, chúng tôi đã lên tiếng bằng hai bài viết được VOA cho đăng tải trên diễn đàn này nhan đề “ Luật Sư Đoàn có phải là công cụ của Đảng?”13/09/2017 ) và “Luật sư Đoàn mà cũng thế ư?”( 28-11-2017). Nội dung hai bài này, chúng tôi đã trình bầy chi tiết về vai trò của luật sư trong chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay tại Việt Nam, khác với luật sư trong chế độ dân chủ pháp trị VNCH trước đây ở Miền Nam nói riêng và các quốc gia dân chủ trong thế giới văn minh ngày nay nói chung.( Xin Bạn đọc tìm đọc lại có thể còn lưu trên Diễn Đàn này…).
II - HIỆU QUẢ VÀ Ý NGHĨA VIỆC LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN KIỆN BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP CHẾ ĐỘ XHCN
1 - Hiệu quả
Sự thể hôm 23-11-2018 vừa qua, Luật sư nhân quyền Võ An Đôn nói với VOA rằng ông sẽ kiện người đứng đầu Bộ Tư pháp sau khi bộ này bác đơn khiếu nại của ông về việc ông bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên. Lý do kiện theo luật sư Đôn là vì “Vừa qua Bộ Tư pháp có trả lời nói rằng họ giữ nguyên kết quả giải quyết khiếu nại của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên về việc bác đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại của tôi, với lý do đưa ra hết sức mơ hồ, cho rằng tôi nói xấu các luật sư, cũng như trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài. Họ chỉ nói chung chung, không chỉ rõ cái nào. Như vậy là không đúng quy định của pháp luật, cũng như các văn bản hướng dẫn kỷ luật luật sư.”.
Mặc dầu chưa kiện, nhưng ai cũng biết có đi kiện, thì hiệu quả đâu lại hoàn đấy thôi. Vì ai cũng biết tư pháp trong chế độ XHCN tại Việt Nam là một chế độ độc tài toàn trị, Đảng lãnh đạo tất cả, làm gì có độc lập theo nguyên tắc tam quyền phân lập như trong các chế độ dân chủ pháp trị. Chi bộ đảng ở Đoàn luật sư Phú Yên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đảng bộ Bộ Tư pháp đã quyết định thế thì nhất định phải thế thôi. “Sợi chỉ đỏ” là sự lãnh đạo của “Đảng ta” luôn xuyên suốt mà. Đúng là “con kiến mà kiện củ khoai”. Luật sư Nguyễn An Đôn cũng biết thế nên đã nói ““Sắp tới tôi sẽ khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra tòa án tỉnh Phú Yên, khởi kiện ông về quyết định của ông. Tôi không hy vọng rằng việc khởi kiện này đem lại kết quả dù các cơ quan này ra quyết định sai trái.”. Biết vậy nhưng luật sư Đôn vẫn kiện vì sao?
2 - Ý nghĩa của việc đi kiện của luật sư Võ An Đôn
Biết rằng kiện không có hiệu quả, cũng như luật sư có cãi trước tòa cũng không làm thay đổi được bản án tiền định của Tòa, nhưng các luật sư vẫn cãi, cũng như luật sư Đôn vẫn kiện. Theo nhận định của chúng tôi, việc đi kiện không hiệu quả, nhưng sẽ có được những nghĩa sau đây:
  • Một là dịp để tố cáo trước công luận thế giới, về một quyết định trái chiều với thế giới văn minh. Vì trong thế giới ngày này, việc tước quyền hành nghề luật sư chỉ vì người luật sư ấy có lời nói, bài viết thể hiện quyền tự do tư tưởng, ngôn luân như luật sư Đôn là điều không thể chấp nhận được.
  • Hai là sự tước quyền luật sư ấy lại do một đoàn thể mang tính công đoàn (do nhà nước thành lập, chỉ đạo từ tổ chức đến chế tài các hoạt động của luật sư đều do đảng và nhà cầm quyền quyết định), cũng là trái với tính tư nhân, độc lập với chính quyền của các đoàn luật sư.Việc tổ chức, điều hành và hoạt động nghề nghiệp và các biện pháp chế tài đều theo Quy chế Luật sư Đoàn. Vì thế việc Bộ trưởng Tư pháp ra quyết định chung thẩm khiếu nại của luật sư Đôn cũng là trái chiều, gây bất bình và phẫn nộ trong công luận quốc tế. Vì nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm thô bạo quyền hành nghề luật sư của luật sư Võ An Đôn; một nghề nghiệp cao quý mà các nước dân chủ văn minh coi là đóng vai trò “phụ tá công lý”, cùng Tòa án bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. Luật sư mà bị trấn áp như thế thì công luận quốc tế sẽ nghĩ sao về việc thực thi các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền đối với thân phận những người dân thấp cổ, bé miệng đây?
  • Ba là việc đi kiện hiện tại không đem lại hiệu quả gì cho bản thân luật sư Võ An Đôn, cũng như các nhà đấu tranh cho dân chủ hiện tại không đem lại tự do dân chủ ngay cho nhân dân, còn bị bắt cầm tù. Thế nhưng ít nhiều đã góp phần tăng tốc tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam. Dẫu rằng “Một con én không làm nên Mùa xuân dân tộc” (khi đất nước thoát ách độc tài đảng trị,nhân dân được sống trong độc lập, tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc thật sự), nhưng “Những xác én sẽ góp phần làm nên Mùa Xuân Dân Tộc”. Vì mỗi xác én sẽ có tác dụng làm chậm lại tốc độ quay của bánh xe lịch sử theo chiều hướng tiêu cực có hại cho nhân dân và đất nước. Cho đến một lúc lượng xác én thừa đủ làm ngừng bánh xe lịch sử để khởi động theo chiều hướng tích cực có lợi cho dân cho nước. Đúng theo quy luật “lượng đổi, chất đổi” phải không ạ, thưa Ngài Tổng Bí kiêm Quốc trưởng Nguyễn Phú trọng và mấy triệu đảng viên cộng sản đang nắm quyền thống trị, độc quyền “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, độc quyền áp bức, bóc lột bao năm qua?
III - KẾT LUẬN
Từ lâu ai cũng biết, để đáp ứng với yêu cầu “mở cửa” làm ăn với thế giới văn minh, đảng và nhà cầm quyền CSVN vẫn chỉ coi luật sư như những công cụ pháp lý phục vụ cho ý đồ chính trị, và Đoàn luật sự chỉ là một công đoàn trá hình được điều hành và hoạt động dưới dự lãnh đạo của đảng CSVN. Vì vậy người ta không ngạc nhiên mà chỉ phẫn nỗ trước việc người đứng đầu cơ quan tư pháp CS Việt Nam vừa ra quyết định bác đơn khiếu nại của luật sư Võ An Đôn về quyết định của Ban chủ nhiệm đoàn luật sư Phú Yên tước quyền hành nghề của đương sự.
Là một luật sư từng hành nghề trong ngành tư pháp chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam trước 30-4-1975 và nay đang được sống tại Hoa Kỳ, một nước có tiếng là dân chủ bậc nhất trên thế giới, người viết không khỏi phẫn nộ và xin bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ những áp bức, bất công và hiểm nguy khi hành nghề với luật sư Võ An Đông và các luật sư đồng nghiệp đang hành nghề trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản (đỏ vỏ xanh lòng) hiện nay tại Việt Nam.
Chúng tôi ước mong rằng, đất nước Việt Nam ta sớm chuyển đổi hòa bình, tịnh tiến từ chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị hiện nay qua chế độ dân chủ pháp trị, để quyền hành nghề độc lập, tự do của giới luật sư cũng như các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam phải được nhà cầm quyền tôn trọng, bảo vệ và hành xử trọn vẹn như trong các nước dân chủ, văn minh trên thế giới ngày nay.
Houston, ngày 23-11-2018
CHÚ THÍCH:
(*) Trong bài này, chúng tôi không dùng cụm từ “cựu luật sư Võ An Đôn” mà luôn viết “luật sư Võ An Đôn”. Vì chúng tôi quan niệm “luật sư” là danh vị nghề nghiệp sẽ đi kèm với tên người hành nghề cho đến chết. Dù người này đang hành nghề, hay đã về hưu, đều được gọi là “luật sư X… hay Luật sư Y…” ; tương tự như danh vị nghề y, thường gọi “Bác sỉ X…hay Bác sĩ Y…”. chứ không ai gọi “Cựu Bác sĩ X..hay Cựu Bác sĩ Y…”. Danh vị nghề nghiệp này chỉ bị mất khi bị có quyết định của tổ chức nghề nghiệp độc lập với chính quyền (như Hội Đồng Điều hành luật sư Đoàn Saigon trước đây chẳng hạn) căn cứ trên vi phạm nghiêm trọng được ghi rõ trong Quy chế Luật sư Đoàn. Trường hợp của luật sư Võ An Đôn, không mất tư cách luật sư, dù sau này phải về làm ruộng, vì là một quyết định của một tổ chức luật sư đoàn nhà nước, tước quyền vì lý do chính trị, phi lý, bất công đối với một luật sư co 1than2h tích đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền.
(**) Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam vào ngày 30-4-1975, CSBV đã đóng cửa các Trường Luật ở Miền Nam. Trường Đại học Luật khoa Saigon trên “đường Duy Tân, cây dài bóng mát” bị đổi thành Trường Đại học Kinh tế. Sau khi đưa cả nước “tiên nhanh, chết nhanh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đảng và nhà cầm quyền CSVN phải “Mở cửa” mời đón tư bản nước ngoài vào đầu tư. Để thích dụng, Phân khoa Luật được mở ra ở Sài gòn có cơ sở ở Bình Triệu. Khoa Trưởng đầu tiên là cựu sinh viên Luật khoa Saigon Triệu Quốc Mạnh, từng làm Biện lý Tòa Sơ Thẩm Gia Định, hoạt động nằm vùng và được kết nạp vào đảng CSVN trong bí mật. Dường như ông đã mất chức sau đó vì bị coi là mất quan điểm, lập trường giai cấp, khi mời một số đông những đồng môn tốt nghiệp cử nhân tiến sĩ,luật sư hành nghề lâu năm vào Ban giảng Huấn. Trước đó, Triệu Quốc Mạnh từng giữ chức Trưởng Đoàn bào chữa viên nhân dân Thành phố HCM, rồi Trưởng Đoàn Luật sư Thành phố HCM khi mới thành lập. Khi được điều qua làm Khoa Trưởng Luật khoa Saigon, Nguyễn Đăng Trừng, một đồng môn luật kha Saigon cũng hoạt động nằm vùng cho CS trong thời chiến tranh, đang là Phó đoàn Luật sư được đôn lên làm Trưởng đòan luật sư TP.HCM thay Triệu Quốc Mạnh. Mấy năm trước đây đã mất chức, bị khai trừ khỏi đảng vì mất quan điểm lập trưởng cộng sản…

Bị thôi chức vì không phải Đảng viên: “Bước lùi của báo Thanh Niên”

VOA Tiếng Việt/30/11/2018 
Báo Thanh niên được cho là đã 'hạ tầng công việc' của 12 người đang giữ chức trưởng phó phòng/ban vì không phải là Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh thanhnien.vn)
Báo Thanh niên được cho là đã 'hạ tầng công việc' của 12 người đang giữ chức trưởng phó phòng/ban vì không phải là Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh thanhnien.vn)
Báo Thanh Niên vừa cho ‘thôi chức’ 12 người giữ vị trí quản lý vì không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, theo hai người từng là biên tập của tờ báo hàng đầu trong nước cho biết.
Đây được coi là một sự việc chưa tùng có tiền lệ trong một cơ quan truyền thông ở Việt Nam.
Một biên tập từng làm việc cho Thanh Niên trong 15 năm, bà Ngô Thị Kim Cúc, nói đây là “lần đầu tiên một tòa soạn báo đã ‘tự cho thôi chức’ một loạt lãnh đạo cấp ban/phòng của mình”.
Mười hai người không làm thủ tục vào (Đảng) thì bị thôi bổ nhiệm. Trên danh nghĩa là không được bổ nhiệm nhưng trên thực tế là họ bị hạ tầng công tác từ trưởng ban xuống tổ trưởng hoặc phóng viên hay nhân viên.
Ngô Thị Kim Cúc, cựu biên tập báo Thanh Niên
Bà Kim Cúc nói với VOA hôm 29/11 rằng Thanh Niên có một cuộc họp hôm 23/11 để công bố quyết định vừa kể. Mười hai vị trí gồm trưởng ban, phó ban và phó phòng đã bị ‘giáng chức’ vì không phải là đảng viên. Tuy nhiên theo nữ nhà báo tự do, những người này chưa nhận được giấy văn bản chính thức sau khi được "thông báo bằng miệng" hôm 23/11.
Nhà văn Nguyễn Viện, cũng từng làm việc cho báo Thanh Niên trong 7 năm, xác nhận thông tin về sự thay đổi này và cho biết ông đã nói chuyện với một số người vừa được cho ‘thôi chức.”
VOA không nhận được phản hồi của báo Thanh Niên đề nghị xác nhận thông tin trên. Một phóng viên hiện đang làm cho báo được VOA tiếp xúc không phủ nhận, mà cũng không xác nhận thông tin này.
Theo nhận định của ông Viện, người từng là trưởng ban Văn nghệ báo Thanh Niên, việc báo này cho “thôi chức” 12 người trên có thể là do thúc ép từ cấp trên về việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và chấn chỉnh lực lượng trong nội bộ tờ báo.
“Trong báo chí thời gian gần đây người ta có đề cập đến việc bổ nhiệm những người không phải là đảng viên vào những chức vụ cao cấp trong hệ thống chính quyền, chứ không riêng gì báo. Và khuynh hướng tiến bộ đó đang được cổ xúy rộng rãi trong xã hội. Tuy nhiên rất tiếc là báo Thanh Niên lại đang đi ngược lại xu hướng tiến bộ đó.”
“Bước lùi của Thanh Niên”
Ông Viện gọi đây là một “bước lùi” cho tờ báo Thanh Niên.
Nhật báo Thanh Niên, được thành lập năm 1986, từng được biết tiếng về loạt bài ủng hộ Nguyễn Mạnh Huy, một sinh viên thi đậu 3 lần đại học nhưng không được đi học vì lý lịch bị cho là “không tốt.” Vụ việc xảy ra vào cuối thập niên 1980 đó được coi là một thành tích của Thanh Niên trong việc đóng góp vào tiến trình cải cách chế độ tuyển sinh ở Việt Nam.
Cựu Tổng biên tập Nguyễn Công Khế, một trong những người sáng lập báo Thanh Niên, là người chống chủ nghĩa lý lịch, theo ông Viện, và “điều đó tạo ra tiền sử của báo là các trưởng phó ban hầu hết không phải là đảng viên.”
Theo quy định phải là đảng viên mới được làm quan chức thì tự nó đã xác định mục tiêu vào đảng của một số đảng viên nào đó thay vì một lý tưởng nào đó. Do vậy tôi nghĩ rằng, nhất là trong xã hội bây giờ, thì Đảng viên không phải là điều gì đáng mơ ước.
Nguyễn Viện, cựu trưởng ban Văn nghệ báo Thanh Niên
Bà Kim Cúc cho biết: “Theo quy định của Trung ương Đoàn, trưởng phó ban phải là Đảng viên. Có khá nhiều trưởng phó ban của báo Thanh Niên không phải là Đảng viên. Mười hai người không làm thủ tục vào (Đảng) thì bị thôi bổ nhiệm. Trên danh nghĩa là không được bổ nhiệm nhưng trên thực tế là họ bị hạ tầng công tác từ trưởng ban xuống tổ trưởng hoặc phóng viên hay nhân viên.”
Theo quy định chung của chính quyền Việt Nam, các quan chức đều phải là đảng viên trước khi được bổ nhiệm.
Nữ cựu biên tập báo Thanh Niên Kim Cúc cho biết có những lý do khác nhau vì sao 12 người vừa bị ‘hạ tầng’ không muốn vào Đảng và theo bà, thủ tục vào Đảng trước đây rất khó khăn vì lý lịch phải rất tốt trong ba đời với việc thẩm tra lý lịch “cho tới đời ông, bà” được tiến hành tại địa phương của người được xét vào Đảng.
Theo ghi nhận của VOV vào tháng trước, một bộ phận thanh niên hiện nay ‘ngại’ vào Đảng giữa lúc số lượng đảng viên kết nạp năm sau thấp hơn năm trước. Trang tin của Đài Tiếng Nói Việt Nam nhận định rằng “đáng lo ngại là một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin và ngại vào Đảng.”
“Đảng củng cố lực lượng”
“Theo quy định phải là đảng viên mới được làm quan chức thì tự nó đã xác định mục tiêu vào đảng của một số đảng viên nào đó thay vì một lý tưởng nào đó," ông Viện nói. "Do vậy tôi nghĩ rằng, nhất là trong xã hội bây giờ, thì Đảng viên không phải là điều gì đáng mơ ước."
Ông Viện, người từng bị báo Thanh Niên cho thôi việc vì xuất bản một cuốn tiểu thuyết trên một tạp chí ở Mỹ, cho rằng những người vừa bị tờ báo này cho thôi chức sẽ “không có mấy người xin vào đảng.”
Động thái ‘cho thôi chức vì không phải đảng viên’ của báo Thanh Niên diễn ra không lâu sau khi hàng chục đảng viên, trong đó có nhà văn quân đội Nguyên Ngọc, xin ra khỏi Đảng hồi tháng trước sau khi Giáo sư danh tiếng Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng vì cáo buộc là “có hành vi chống đối” và “tự diễn biến.”
Nhận định về những diễn biến này, ông Viện nói “dường như Đảng đang tìm cách xếp lại hay củng cố lại lực lượng.”
“Trong thời gian vừa qua, hiện tượng ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ trong Đảng xảy ra một cách khá rộng rãi và được dư luận xã hội quan tâm," theo ông Viện. "Thậm chí Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề đó lên hàng đầu trong quốc sách để bảo vệ chế độ - như là điều gần như sống còn của Đảng. Nó cho thấy Đảng đang gặp rất nhiều vấn đề về lực lượng của mình. Đó là sự suy thoái thực sự trong Đảng. Bởi vậy mà họ đang tìm cách củng cố lại nhất là những lực lượng trọng yếu như là báo chí, là lực lượng hướng dẫn dư 

Huỳnh Thục Vy nhận án tù gần 3 năm vì “xúc phạm quốc kỳ”

VOA Tiếng Việt/30/11/2018 
Huỳnh Thục Vy tại phiên tòa hôm 30/11 ở Đắk Lắk. (Ảnh chụp màn hình Thể Thao &Văn Hóa)
Huỳnh Thục Vy tại phiên tòa hôm 30/11 ở Đắk Lắk. (Ảnh chụp màn hình Thể Thao &Văn Hóa)
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy hôm 30/11 bị kết án 2 năm 9 tháng tù vì tội “xúc phạm quốc kỳ” theo điều 276 Bộ Luật hình sự, theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN).
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, cho biết bị can 33 tuổi, do “coi thường pháp luật của Nhà nước” đã xịt sơn lên cờ tổ quốc vào ngày 1/9/2017.
Vẫn theo cáo trạng được TTXVN trích dẫn, nữ bị can “dùng bình sơn mini xịt sơn màu trắng lên chính giữa ngôi sao của hai lá cờ tổ quốc do Ủy ban Nhân dân phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước 2/9/2017.”
“Sau khi xịt sơn, Vy lấy điện thoại di động chụp hình mình cùng lá cờ bị xịt sơn rồi điều khiển xe máy về nhà,” theo cáo trạng đọc tại tòa. Cùng ngày, Vy đã đăng hình ảnh chụp với hai lá cờt tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook và chi nội dung “Phản đối lễ lạt bằng cờ đỏ sơn trắng.”
Ngay trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử nhà hoạt động này, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) có trụ sở ở Mỹ nói đây là một cáo buộc “lố bịch” và cho rằng điều này làm tăng thêm sự đàn áp của nhà cầm quyền vào quyền tự do biểu đạt.
Các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam hiếm khi bị kết án với cáo buộc mà Thục Vy vừa nhận, có mức án tối đa là 3 năm tù giam. Ân xá Quốc tế cho rằng đây là một dấu hiệu của việc chính quyền tăng cường đàn áp đối với sự chống đối ôn hòa ở Việt Nam.
“Đây là một sự truy tố có mục đích chính trị của nhà cầm quyền để đáp trả những nỗ lực không mệt mỏi của Huỳnh Thục Vy trong việc phanh phui những vi phạm nhân quyền của Việt Nam và việc cô có một tài khoản (mạng xã hội) có nhiều người theo dõi,” Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức có trụ sở ở New York nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của tổ chức này hôm 29/11.
“Việc những giới chức cầm quyền sử dụng cáo buộc ‘xúc phạm cờ tổ quốc’ để đàn áp những chỉ trích ôn hòa đã cho thấy rõ việc đàn áp ngày càng tồi tệ hơn vào quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam,” ông Bequelin nói. “Điều thực sự xúc phạm ở đây là nhà cầm quyền thiếu sự tôn trọng đối với các chuẩn mực về nhân quyền và luật quốc tế.”
Thục Vy là người sáng lập của tổ chức Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam với mục tiêu ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền là phụ nữ trên toàn quốc. Các bài viết trên blog của Thục Vy thường về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm cả việc truy tố những người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số.
Bên cạnh mức án tù hơn 2 năm, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ còn ra lệnh cấm Thục Vy đi khỏi nơi cư trú cũng như cấm cô xuất cảnh ra khỏi Việt Nam.

Thursday, November 29, 2018

Dân liều mình qua cầu ‘vĩnh biệt’ ở Quảng Nam

Hàng trăm người dân qua lại mỗi ngày, nhiều người sợ phải dắt xe khi qua cầu. (Hình: VietNamNet)
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Cầu “vĩnh biệt” là tên mà người dân huyện Núi Thành đặt cho cây cầu Máng bắc qua sông Trường Giang, bởi vì chỉ trong 5 năm đã có đến 16 người tử nạn khi đi qua cầu.
Hôm 29 Tháng Mười Một, 2018, báo VietNamNet cho biết cầu Máng bắc qua sông Trường Giang nối 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, dài gần 300 mét nhưng chiều ngang chỉ 0.8 mét, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau.
Cầu Máng được xây dựng từ năm 1985 với mục đích ban đầu chỉ là đường dẫn nước phục vụ cho 30 héc ta lúa bãi vẹt ở xã Tam Tiến, nhưng do sông Trường Giang ngăn cách xã Tam Tiến với trung tâm huyện Núi Thành, trong khi không có con đường giao thông nào khác nên người dân phải liều mình qua lại trên cầu này hàng ngày.
Do không được tu sửa, nhiều bộ phận của cầu Máng xuống cấp trầm trọng. Những mảng bê tông đã bị hư hỏng, bong tróc… Nhiều mố trụ bảo vệ khi hư mục chỉ được sửa qua loa bằng cách trám xi măng kết hợp với những phách gỗ tạm bợ. Thế nhưng, mỗi ngày cây cầu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này có đến hàng trăm lượt người và xe hai bánh qua lại.
Ngoài ra, do cầu hẹp xe hai bánh đi ngược chiều không thể tránh nhau nên trước khi muốn qua cầu người dân phải quan sát trước ở bên đầu cầu đối diện. Vì vậy, sợ rớt xuống sông mất mạng, nhiều phụ nữ và học sinh đã chọn cách dắt xe hay đi bộ qua cầu.
Cầu Máng nối 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Hình: VietNamNet)
Ông Nguyễn Văn Tiến (50 tuổi, ở xã Tam Tiến) cho biết, nếu không liều mình qua cầu “vĩnh biệt” thì người dân muốn qua xã Tam Xuân hay trung tâm huyện Núi Thành phải chạy đường vòng lên thành phố Tam Kỳ, cả đi về cũng mất 10 cây số.
“Trước đây, cầu trơ trọi không có thành cầu bảo vệ. Do thấy nhiều người rớt xuống sông chết khi qua cầu nên chính quyền địa phương đã cho làm thành cầu bằng hệ thống dây cáp. Tuy nhiên, do làm quá thưa nên vẫn có người chạy xe máy lọt giữa hai dây cáp rơi xuống sông,” ông Tiến giải thích.
Dắt con trai học lớp 5 qua cầu, bà Phan Thị Thanh Bông (44 tuổi, trú xã Tam Tiến) nói thêm vì sao cây cầu có tên “vĩnh biệt.”
Bà Bông kể, hồi Tháng Chín, 2009, có đôi bạn trẻ qua cầu để đi gửi thiệp mời đám cưới nhưng chẳng may gặp mưa to, gió lốc nên hất văng cô gái xuống sông. Thấy vậy, anh bạn trai lao xuống cứu nhưng cuối cùng cả hai đều bỏ mạng.
“Sau cái chết của đôi vợ chồng sắp cưới một tháng, vợ ông Ba Đạo, nhà sát chân cầu lại bị té cầu tử vong. Chưa hết, khu vực này còn xảy ra vụ lật thuyền thương tâm làm 6 người chết cùng lúc nên người dân đặt luôn là cầu ‘vĩnh biệt,’” bà Bông nói.
Cầu bắc qua sông Trường Giang dài 300 mét với chiều ngang chỉ 0.8 mét. (Hình: VietNamNet)
Nói với báo VietNamNet ngày 29 Tháng Mười Một, ông Nguyễn Giúp, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Tam Tiến, cho biết cầu Máng chỉ dành cho người đi bộ. Xã đã nhiều lần vận động, khuyến khích người dân đi xe máy nên vòng lên Tam Kỳ chứ đừng đi qua cầu Máng vì rất nguy hiểm, thế nhưng vì qua cầu là lối đi tắt gần nhất để sang xã Tam Xuân nên nhiều người đã liều mạng.
Theo ông Giúp, từ năm 2009 đến 2014 đã có 16 người tử vong khi đi qua cầu Máng. Trước sự an toàn của người dân, cách đây mấy năm Công Ty Khai Thác Thủy Lợi Quảng Nam đã đầu tư 50 triệu đồng (hơn $2,100) xây dựng trụ và kéo dây cáp hai bên thành để bảo đảm an toàn cho người dân khi qua cầu nhưng do dây thưa, nhỏ nên cầu vẫn rất yếu. (Tr.N)

Trưởng công an Thanh Hóa bị điều tra nhận tiền ‘chạy án’

Ông Nguyễn Chí Phương, trưởng Công An thành phố Thanh Hóa, thừa nhận giọng nói của mình nhưng "chối" chuyện nhận tiền chạy án. (Hình: Người Lao Động)
THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Trưởng Công An thành phố Thanh Hóa thừa nhận giọng nói vừa được tung lên mạng xã hội Facebook là của mình, nhưng không thừa nhận lấy 260 triệu đồng (hơn $11,145) tiền “chạy án” của cấp dưới.
Chiều 28 Tháng Mười Một, 2018, Đại Tá Nguyễn Chí Phương, trưởng Công An thành phố Thanh Hóa, xác nhận với báo Người Lao Động, cuộc trò chuyện là có thật và giọng nói trong đoạn băng ghi âm xuất hiện trên mạng xã hội Facebook là của mình.
“Việc đúng sai bây giờ phải do cơ quan có thẩm quyền kết luận,” ông Phương nói.
Cùng ngày, báo Thanh Niên nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp ký tên Đỗ Đức Hiếu (29 tuổi, ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), nguyên là cán bộ Đội Cảnh Sát Trật Tự Công An thành phố Thanh Hóa, thuộc cấp cũ của ông Phương.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn ghi âm dài hơn 23 phút có tiêu đề: “Đại Tá Nguyễn Chí Phương, trưởng Công An thành phố Thanh Hóa nhận tiền ‘chạy án’ 260 triệu, bị thuộc cấp tố cáo.”
Đoạn ghi âm này gồm nhiều cuộc hội thoại, có giọng nói của cả nam lẫn nữ được ghi lại ở nhiều thời điểm khác nhau và những người nói chuyện được cho là ông Phương, ông Hiếu và vợ ông Phương.
Trong các đoạn ghi âm có đề cập tới việc ông Hiếu liên quan đến một vụ trộm cắp xe gắn máy tìm đến ông Phương đề nhờ “chạy án” và có đề cập tới số tiền là 260 triệu đồng, được đưa nhiều lần…
“Bây giờ ra quân, bị tước quân tịch, bị khởi tố, cháu biết làm gì bây giờ. Nhà cháu khó khăn, vợ cháu sắp sinh, bố với mẹ già, mong bác thương giúp cháu.”
“Bác trai có nhà không bác, cái chỗ của cháu bây giờ sắp xét xử rồi, thôi cũng là cái khó khăn nhất rồi, nguyên vọng của cháu xin lại số tiền.”
“Nhiều không con?”
“Hôm trước cháu có đưa 260 triệu đồng.”
“Để về bác nói với bác trai (chỉ ông Phương)…”
Một trong những đoạn hội thoại trong bản ghi âm được tung lên Facebook.
Công An thành phố Thanh Hóa – nơi Đại Tá Nguyễn Chí Phương đang công tác. (Hình: Tuổi Trẻ)
Nói với báo chí, ông Phương cho biết đoạn ghi âm cuộc trò chuyện này diễn ra vào ngày 19 hoặc 20 Tháng Bảy, 2018, không nhớ rõ.
“Cậu này làm ở Đội Cảnh Sát Trật Tự, bị tước danh hiệu công an nhân dân vì hành vi trộm cắp xe gắn máy trong cơ quan. Việc đưa quà là có thật, nhưng anh không nhận. Sau đó, anh có gọi tổ công tác xuống ghi nhận và đem trả lại cho nó, nhưng nó cố tình không nhận. Nếu nhận tiền chả việc gì phải tước danh hiệu công an, khi mà đã xử lý nghiêm thế này chả ai dại gì mà nhận cả, nó đưa ra thế này cố tình bôi nhọ anh,” ông Phương nói với báo Người Lao Động.
Nói với báo Tiền Phong sáng 29 Tháng Mười Một, ông Khương Duy Oanh, phó giám đốc Công An tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã tiếp nhận thông tin về đoạn ghi âm được phát tán lan truyền trên mạng xã hội có nội dung tố cáo trưởng Công An thành phố Thanh Hóa “chạy án.”
“Sau khi tiếp nhận thông tin, Công An tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo sự việc với Bộ Công An để tiến hành xác minh, làm rõ sự việc,” ông Oanh cho biết.
Tin cho biết, liên quan đến vụ việc, trước đó hồi Tháng Bảy, 2018, ông Đỗ Đức Hiếu, người tố cáo đã bị tước quân tịch “công an nhân dân”, đuổi ra khỏi ngành do tội “trộm cặp tài sản.”
Ông Hiếu lấy trộm xe gắn máy Honda Air Blade là xe tang vật của người vi phạm đang để trong nhà xe của công an thành phố Thanh Hóa mang ra ngoài để “sửa chữa làm phương tiện đi lại.”
Ngày 22 Tháng Mười Một, 2018, ông Hiếu bị đưa ra xét xử, tuyên án 9 tháng tù treo. (Tr.N)