Anh Vũ, thông tín viên RFA -2015-10-06
Một nghệ sĩ về hưu suy tư về cuộc sống đời thường khó khăn, nghiệt ngã (minh họa) Photo courtesy tienphong.vm
Có tới 95% số người ở VN được hỏi bày tỏ nỗi lo lắng sẽ chịu cảnh nghèo, không đủ tiền sinh sống khi về hưu.
Đời sống của các đối tượng hưu trí ở VN hiện nay thế nào và cần có các giải pháp ra sao để lương hưu đảm bảo cuộc sống?
Hiện nay ở VN có khoảng gần 11 triệu người thuộc diện được hưởng lương hưu trí, mà đối tượng chính là lao động trong khu vực nhà nước và những người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Song số người già được hưởng lương hưu trí chỉ chiếm khoảng 25%.
Ở độ tuổi về hưu, khi các nguồn thu nhập khác không còn nữa thì nguồn thu nhập từ lương hưu trí có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người già. Ông Huynh, một các bộ về hưu ở Đông Anh chia sẻ:
“Cuộc sống của những người có tuổi, sau một thời gian công tác về nghỉ nếu được đảm bảo bằng cái BHXH thì sẽ có cuộc sống ổn định. Thứ nhất là nó sẽ đảm bảo kinh tế cho bản thân người đã về nghỉ, thứ 2 là những vấn đề về xã hội như về y tế, về đời sống thì cũng có những chế độ nhất định để đảm bảo cho chúng tôi yên tâm lúc tuổi già.”
Theo quy định bắt buộc, những người được hưởng lương hưu phải ở độ tuổi 60 đối với nam giới và 55 đối với nữ ; có số năm công tác tối thiểu là 15 năm và mức lương tối đa là 75% lương trung bình của 5 năm cuối. Ngoài chế độ tiền lương hưu thì người về hưu còn được hưởng cả chế độ bảo hiểm y tế.
Giải thích về thể thức và cách tính lương hưu hiện nay, bà Thanh Hòa, cán bộ phòng Chế độ thuộc cơ quan BHXH thành phố Hà nội cho biết, hiện nay tổng quỹ BHXH được quản lý theo nguyên tắc thực thanh thực chi và được chi trả theo các chế độ quy định. Bà nói với chúng tôi:
“Cách tính lương hưu dựa trên thời gian tham gia đóng BHXH và mức đóng, dựa trên mức lương do nhà nước quy định. Cũng có các đối tượng dựa trên mức lương do người sử dụng lao động quy định.”
Tuy vậy, theo báo VNN cho biết kết quả khảo sát về thái độ và kỳ vọng vào tương lai hưu trí đã cho thấy, người lao động Việt Nam rất quan tâm đến việc làm gì để đối phó với an sinh hưu trí tương lai. Có tới 95% số người được hỏi bày tỏ nỗi lo lắng sẽ chịu cảnh nghèo, không đủ tiền sinh sống khi về hưu.
Lương lúc tôi về hưu cũng thuộc loại khá trong xã hội, song cũng nhìn chung cũng không đủ sống và tôi phải đi làm thêm. Cũng có cái may bây giờ chế độ xã hội nó thay đổi, lương đã được nâng dần lênÔng Vĩnh, một công chức về hưu
Chúng tôi đã trao đổi với nhiều người, là các đối tượng hiện đang hưởng lương hưu để tìm hiểu về cuộc sống hiện tại của họ và được biết như sau.
Tùy theo nghành nghề và tính chất công việc khác nhau, nên mức thu nhập của người nghỉ hưu hiện nay cũng khác nhau. Bà Tuệ Minh, một cán bộ quân đội nghỉ hưu ở quận Long biên cho biết:
“Tôi ở trong quân đội, người ta gọi là lương xương máu nên khi về hưu cũng được đảm bảo hơn, chứ còn những người trực tiếp sản xuất hay công nhân hoặc những lao động khác thì khó khăn hơn nhiều.”
Ông Vĩnh, một công chức về hưu ở quận Ba Đình chia sẻ:
“Lương lúc tôi về hưu cũng thuộc loại khá trong xã hội, song cũng nhìn chung cũng không đủ sống và tôi phải đi làm thêm. Cũng có cái may bây giờ chế độ xã hội nó thay đổi, lương đã được nâng dần lên.”
Cuộc sống hết sức khó khăn, khoản lương hưu quá ít không thể đáp ứng được cuộc sống. Trong một tâm trạng buồn rầu, bà Hương, một công nhân nghỉ chế độ mất sức lao động ở Nghệ An bày tỏ:
“Chúng tôi bây giờ cũng cố giãn như cao su cho đủ ngày đủ tháng, chứ lương hưu thì không đủ sống được.”
Điều đáng nói, ở VN hiện nay mức lương của nghề giáo rất thấp do đó thu nhập lương hưu của họ cũng không khá giả gì. Đặc biệt là các giáo viên dạy hệ mẫu giáo – mầm non, thì thu nhập lương lúc nghỉ hưu như hiện nay quá bất hợp lý. Bà Xuân ở Nam định kiến nghị:
“Muốn kiến nghị với các cấp trên và các cấp có thẩm quyền, xem xét điều chỉnh mức lương cho các thầy cô giáo, chứ không thể chấp nhận chuyện một cô giáo về hưu trong khi cả một đời ba mươi mấy năm công tác mà không bằng trợ cấp cho một kẻ khuyết tật.”
Theo báo VnEconomy cho biết, hiện nay số tiền nợ đọng Qũy BHXH lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Dù rằng đây chính là nguồn thu lớn để giải quyết vấn đề mất cân bằng về việc “đóng – hưởng”. Điều này được cảnh báo rằng sẽ dẫn tới nguy cơ vỡ Qũy BHXH là có thật và buộc các cơ quan có trách nhiệm đã phải tính đến phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy vậy đề xuất này đã bị Quốc hội bác bỏ.
Muốn kiến nghị với các cấp trên và các cấp có thẩm quyền, xem xét điều chỉnh mức lương cho các thầy cô giáo, chứ không thể chấp nhận chuyện một cô giáo về hưu trong khi cả một đời ba mươi mấy năm công tác mà không bằng trợ cấp cho một kẻ khuyết tậtBà Xuân ở Nam định
Khi được hỏi về trách nhiệm của các cơ quan BHXH thế nào trước tình trạng lương hưu của một số đối tượng nghỉ hưu quá thấp và không đủ sống?
Ở VN số người tham gia BHXH chiếm tỷ lệ còn thấp, nợ đọng BHXH quá lớn do việc quản lý chưa tốt… đó là các nguyên nhân khiến quỹ BHXH đang chịu rất nhiều áp lực. Bà Thanh Hòa giải thích:
“Cơ quan BHXH là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có trách nhiệm thi hành các văn bản pháp luật hướng dẫn do chính phủ ban hành ra. Cho nên cơ quan BHXH không có chức năng ra luật mà chỉ có chức năng thi hành thôi. Vì vậy những cái khuyến nghị về vấn đề mức lương hưu không đủ sống thì phải thắc mắc lên Chính phủ, Quốc hội và Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội là những cơ quan chủ quản của quỹ BHXH.”
Trả lời câu hỏi, ngành BHXH cần có giải pháp thế nào để hoàn thiện và đảm bảo tiền lương hưu ở mức đủ sống cho người về hưu. Một cán bộ của Viện Khoa học BHXH Việt nam đề nghị dấu danh tính cho biết:
“Cần phải khuyến khích thế hệ mới tích cực tham gia đóng BHXH, khi hệ thống hưu trí ngày càng rõ ràng hơn thì chắc chắn họ sẽ tham gia nhiều. Về lâu dài thì cần phải thay đổi bản chất hệ thống hưu trí, không thể quản lý theo lối thực thanh thực chi và chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân giống một số nước đã áp dụng.”
Theo kết quả khảo sát của Viện Lão hoá toàn cầu (GAI) đã thực hiện một khảo sát tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, nhiều người lao động e rằng sẽ phải chịu cảnh nghèo, không đủ tiền sinh sống khi về hưu và 95% số người ở Việt Nam được hỏi bày tỏ sự lo lắng này. Sự lo lắng này của người dân không phải là vô căn cứ khi mà theo các con số do Bộ LĐ-TB&XH đưa ra, thì cả nước có tới 11,2 triệu người cao tuổi nhưng chỉ có 2,15 triệu người được nhận lương hưu BHXH bắt buộc, với mức hưởng 3,9 triệu đồng/tháng.
No comments:
Post a Comment