Wednesday, June 3, 2015

Dân không được quyền im lặng nhưng đảng, nhà nước được quyền câm mồm!

Le Nguyen (Danlambao) - Còn độc quyền đảng lãnh đạo, còn chế độ độc tài toàn trị CSVN là còn oan sai, là còn tội ác phát triển không có điểm dừng bởi một bộ phận không nhỏ lãnh đạo đảng, nhà nước không nghe được tiếng người, không động lòng trước tiếng kêu thống thiết bi thương của người dân thấp cổ bé miệng bị cướp đất cướp nhà, bị cướp đi phương tiện làm ăn sinh sống, bị cướp đi mạng sống với những lý do vớ vẩn của những con thú đội lốt người nhân danh thi hành công vụ!

Những tên lãnh đạo mắc chứng thiểu năng không nghe được tiếng người lại mắc bệnh tâm thần phân liệt nên chúng không hiểu được tấm lòng của những công dân yêu nước cất tiếng nói cảnh báo về thảm họa bắc triều, về nguy cơ của bọn phản động, thế lực thù địch leo cao, luồn sâu trong bộ máy đảng, nhà nước âm thầm thực hiện âm mưu xâm lược của bá quyền đại hán và cũng chính vì một bộ phận không nhỏ lãnh đạo mãi quốc cầu vinh không hiểu được tiếng người nên chúng không thể tiếp thu được nếp sống văn minh, nhân bản của loài người tiến bộ trong thời đại tin học.

Với một bộ phận không nhỏ lãnh đạo không nghe được tiếng người lại mắc bệnh tâm thần phân liệt mắc chứng thiểu năng di truyền nên đánh mất khả năng của một con người có đầu óc phán triển bình thường. Nghĩa là bình thường ai cũng có thể tiếp nhận được những điều tốt đẹp, những tiến bộ xã hội về hướng văn minh. Thế nhưng với quan chức cộng sản, điển hình là những quan chức cao cấp đảm trách ngành công an nằm trong bộ phận lập pháp, một cơ quan quyền lực cao nhất nước được quy định trong hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại có những câu lời phát ngôn theo kiểu “ông nói gà bà nói vịt” về quyền im lặng không bình thường, thiếu chất xám trí tuệ, cạn nghĩ như trẻ con, không thể che đậy như sau:

“... Luật cần đảm bảo quyền dân chủ cho dân nhưng cũng phải tạo điều kiện cho cơ quan tư pháp làm việc, nếu không sẽ xảy ra tình trạng chúng ta bó tay trong cuộc đấu tranh chống tội phạm” (thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an.)

“...Giết người, đánh người gây thương tích mà bảo là được quyền im lặng, không phải trình bày gì cả thì không đúng... Các cơ quan nêu ra quyền im lặng rất vô lý, không thể chấp nhận được. Trong trình độ dân trí và điều kiện của chúng ta như vậy thì hoàn toàn không phù hợp, gây khó khăn cho các cơ quan đấu tranh bảo vệ pháp luật, dẫn đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ thấp...” (thiếu tướng Trịnh Xuyên giám đốc công an Thanh Hóa.)

“...Bị can, bị cáo không bị ép nhận tội nhưng đừng quy định một cách bắt chước nước ngoài là anh không cần phải khai báo... Lời khai vẫn là một chứng cứ. Quy định bị can, bị cáo không cần khai là máy móc. Mình nên quy định bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, không bị ép buộc. Đừng nhìn vào một số vụ oan sai mà đảo lộn tất cả...” (thiếu tướng Lê Đông Phong, phó giám đốc công an thành phố Hô Chí Minh.)

“... Án chưa rõ gọi là án truy xét. Còn lại thành phần là các đối tượng sau khi bắt, truy xét mở rộng gọi là án truy xét mở rộng. Cho nên việc quy định quyền im lặng là không phù hợp với thực tiễn hiện nay...(thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an thành phố Hà Nội.)

“... Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý?... Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình. Chứ không phải cứ khăng khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân...” (đại biểu quốc hội, tiến sĩ luật Đỗ Văn Đương, ủy viên thường trực ủy ban tư pháp quốc hội.)(*)

Lẽ ra với đầu óc bình thường, có một chút chất xám trí tuệ, dù không đọc được ngoại ngữ, chỉ cần biết cách hoặc chịu học cách sử dụng công cụ tin học, truy cập thông tin trên các trang mạng điện tử tiếng việt là đã biết được lịch sử, ý nghĩa, lý do của thế giới loài người tiến bộ áp dụng luật im lặng. Không khó, chỉ cần chịu đọc, chịu tìm hiểu sẽ biết sau nhiều trăm năm áp dụng luật im lặng trong đời sống pháp quyền, loài người biết lợi ích, giá trị của luật im lặng rồi nâng lên thành quyền im lặng, là một quyền căn bản không thể thiếu trong chuổi quyền con người mà ai cũng phải được hưởng và nếu có đọc qua, có nghiên cứu chắc hẳn các ông “ tướng công an” của đảng, nhà nuớc ta không phát ngôn những câu lời ngớ ngẩn “mù quáng bất kể chết” đậm chất hài ở quốc hội, là nơi được quy định là cơ quan quyền lực cao nhất nước!

Trong kho tàng danh ngôn, là túi khôn của loài người có câu: “Chẳng thà câm miệng để người ta tưởng mình ngu hơn là mở mồm nói những điều ngớ ngẩn để người ta không còn nghi ngờ gì nữa.” Câu danh ngôn này rất đúng với trường hợp của các ông tướng lãnh đạo ngành công an mở mồm nói về quyền im lặng trong dự thảo luật tố tụng hình sự sửa đổi trong phiên họp quốc hội và nghe các ông “tướng” nói, dù không bất ngờ nhưng thật sự không biết nên cười hay nên khóc cho trình độ quan trí của lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản Việt nam? 

Trái với trình độ “i - tờ” của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo đảng, nhà nước về quyền im lặng, là có một bộ phận không nhỏ người dân thể hiện kiến thức về quyền im lặng ở trình độ khá cao trong một chế độ chuyên nghề bưng bít thông tin, dư thừa công cụ khủng bố trấn áp, dày đặc khẩu hiệu tuyên truyền, với loa đài, loa miệng ra rả ngày đêm là điều đáng mừng. 

Để nhận biết kiến thức, trình độ hiểu biết của người dân về quyền im lặng so với các ông tướng công an như thế nào, chúng ta cùng nhau đọc trích dẫn lời góp ý của người dân trên các báo lề đảng kèm theo dưới đây: 

“Giữ im lặng không có nghĩa là không nói, điều cơ bản là quá trình điều tra phải có luật sư, có người chứng giám hoặc các phòng xét hỏi phải có thiết bị ghi âm, ghi hình mà công an không phải là người kiểm soát (bạn Tiến Lên)

“Quyền im lặng đâu phải là im lặng để chống đối hay không hợp tác với cơ quan điều tra đâu mà quyền im lặng là thể hiện sự công bằng khi xét hỏi. Quyền im lặng được thực hiện khi người bảo hộ cũng như luật sư của người bị xét hỏi chưa có mặt, như vậy thì quyền im lặng cũng có lợi cho cơ quan điều tra tránh được mớm cung, nhục hình cũng như án oan. Vậy thì cớ sao lại không đồng tình thông qua quyền im lặng mà phải tranh luận?” (bạn Nguyễn Văn Ren.)

“... Quyền im lặng sẽ được thực hiện từ khi nghi phạm bị bắt giữ đến cuộc thẩm vấn đầu tiên được tổ chức với sự tham gia của luật sư của nghi phạm, được ghi âm, camera quan sát... Từ đây, nếu anh cứ tiếp tục "im mồm" hoặc không thì đó chính là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ khi nghị án. Áp dụng quyền im lặng chính là nâng cao sự phân lập của "Tam quyền". Bảo vệ quyền con người chứ không bảo vệ tội phạm - trường hợp này họ mới chỉ là "nghi phạm" chưa phải tội phạm. Kết luận vụ án chủ yếu dựa vào chứng cứ, lời khai chỉ là một phần. Nếu anh thực sự có tội thì cho dù ngoan cố không khai, cơ quan điều tra cũng sẽ thu thập đầy đủ chứng cứ để kết tội thích đáng...” (bạn Trần Ngọc Vinh.)

“...Không thể hiểu nổi, một cái quyền hiển nhiên phải có của một con người, cái quyền đã được cả thế giới tiến bộ thực hiện từ rất lâu rồi, đã nằm trong công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng đã được hiến pháp Việt Nam công nhận, tại sao cứ phải tranh cãi nên hay không nên? Nhà nước ta, một nhà nước đi theo chủ nghĩa xã hội, luôn khẳng định là nhà nước do dân, vì dân, nhưng một thứ quyền mà công dân ở những nước khác đã được hưởng từ lâu, nhưng đến ta lại là vấn đề bàn ra tính vào mãi chưa hồi kết, buồn lắm thay...

...Anh là nhà điều tra, anh nói người ta có tội, muốn kết tội người ta, anh phải có trách nhiệm chứng minh người ta phạm tội, đấy là lẽ hiển nhiên. Anh là nhà điều tra, được ăn học, đào tạo, được nhà nước trả lương từ thuế của dân, anh phải có đủ trách nhiệm, đủ trình độ để chứng minh được việc đó. Nếu anh không đủ trình độ, anh có thể xin ra khỏi ngành để làm công việc khác chứ đừng vì quyền lợi và sự ngu dốt của bản thân mà tước bỏ đi cái quyền rất đơn giản của con người. Quyền của nghi can được im lặng cho đến khi có luật sư của mình sẽ khiến điều tra viên buộc phải vận dụng trí tuệ và các biện pháp hợp pháp để phá án chứ không phải là dùi cui và quyền lực để ép cung.

Khi áp dụng quyền im lặng, cơ quan điều tra sẽ phải nâng cao nghiệp vụ của mình bằng cách tăng cường kỹ thuật khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai từ nhân chứng, tìm kiếm các thông tin khác về nghi phạm, động não suy luận để làm sao cáo buộc của cơ quan tố tụng chắc chắn hơn. Đây là điều sẽ làm cho hoạt động của cơ quan tố tụng tích cực hơn.” (bạn Phạm kiên.)(**)

Đọc qua một số ý kiến, phản biện của người dân về quyền con người và sự hiểu biết về quyền con người của người dân, không phải là khoa bảng, chuyên gia ngành luật nhưng đã vượt trội hơn các ông tướng công an. Hiện tượng hiển nhiên đó tuy có bất ngờ nhưng không làm cho chúng ta ngạc nhiên với một bộ phận không nhỏ lãnh đạo các cấp không nghe được tiếng người lại thiểu năng trí tuệ, thậm chí là có biểu hiện tâm thần bởi nó là hậu quả của quy trình, quy định theo quy hoạch, cơ cấu nhân sự “ truyền thừa”của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam.

Qua phát ngôn linh tinh, lang tang của ông tiến sĩ luật, ủy viên thường trực ủy ban tư pháp quốc hội và các ông tướng lãnh đạo ngành công an lãnh lương từ tiền thuế của dân thực thi luật pháp với nhiệm vụ trị an, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống an bình cho dân, giúp chúng ta có cơ sở đánh giá là các ông này không hiểu, thậm chí là không biết nguyên nhân, ý nghĩa về quyền im lặng là gì, nên mới ăn nói, suy luận ngu ngơ tưởng rằng thì là như sau: “...Các cơ quan đưa ra quyền im lặng là rất vô lý, không thể chấp nhận được... Việc quy định quyền im lặng là không phù hợp với thực tiễn hiện nay... Trình độ dân trí và điều kiện của chúng ta hiện nay thì hoàn toàn không phù hợp... Đừng bắt trước nước ngoài không cần khai báo là máy móc...Không khai báo gì cả thì sao xử lý... cứ khăng khăng im mồm như thế, cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân...”

So sánh phát ngôn của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo “đại biểu quốc biểu” với ý kiến phản biện trên các báo lề đảng của một bộ phận không nhỏ người dân bình thường về quyền im lặng đã thấy độ chênh kiến thức, trình độ hiểu biết và lý luận thuyết phục lẫn không thuyết phục của người dân với các quan chức lãnh đạo đảng, nhà nước. Tuy nhiên đó chỉ là ý kiến, nhận thức của người dân bình thường đọ với đội ngũ lãnh đạo được rèn luyện, đào tạo bài bản nghiệp vụ, hiểu biết luật pháp để thi hành công vụ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ người dân đã thấy độ lệch kiến thức có một khoảng cách khá xa và nếu đem một bộ phận không nhỏ lãnh đạo công an trong cái cơ quan quyền lực cao nhất nước này đọ với các trí thức khoa bảng, chuyên gia ngành luật có thực tài nằm ngoài hệ thống đảng, nhà nước, chắc chắn khoảng cách kiến thức còn “khủng” hơn nữa.

Như thế quan trí thấp hay dân trí thấp? Vậy mà người dân cứ phải nghe những luận điệu tuyên truyền dóc láo của các quan chức lãnh đạo “tâm thần” của đảng, nhà nước viện cớ rằng, thì, là: “...dân trí thấp, dân chủ đa đảng là sinh loạn... trình độ dân trí thấp, thực hiện quyền im lặng là không phù hợp với thực tiễn...’’ để từ chối những quyền chính đáng của người dân được đảng, nhà nước hứa hẹn cũng như quy định trong luật pháp, hiến pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày xưa và nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay.

Đã 70 năm qua kể từ ngày đảng cộng sản cướp chính quyền năm 1945 quyền biểu tình, quyền được biết... quyền dân làm chủ đất nước được đảng, chế độ cộng sản long trọng tuyên bố “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...” vẫn nằm yên trên giấy, trên cửa miệng của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo thiểu năng, bệnh hoạn không nghe được tiếng người, không tiếp thu được lối sống của loài người văn minh, lại mạnh miệng chống đối quyền im lặng trên diễn đàn quốc hội như kẻ điên và tự cho mình cái quyền câm mồm không trả lời mọi đòi hỏi, bức xúc của người dân nằm trong khuôn khổ quyền dân chủ, quyền được biết về minh bạch ngân sách, về hiện tình đất nước... phù hợp với khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” của nhà nước dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

03.06.2015


_______________________________

Chú thích:



No comments:

Post a Comment