ĐĂNG BỞI  - 
Cán bộ thi hành án tử sẽ đồng loại ấn nút, nhưng trong đó chỉ có một nút có tác dụng tiêm các loại thuốc làm mất tri giác, làm tê liệt hệ vận động và làm ngừng hoạt động của tim vào người tử tù.


Ngày 16.12, cơ quan thi hành án hình sự TP HCM sẽ tiến hành tiêm thuốc độc cho một tử tù phạm tội hiếp dâm, cướp tài sản và giết người. Địa điểm thi hành án là một trại tạm giam thuộc Công an TP.HCM nhưng có trụ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trước đó, ngày 6.8, Nguyễn Anh Tuấn (27 tuổi, ở Mê Linh, Phú Thọ) là tử đầu tiên bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc. Cũng trong ngày 6.8, cơ quan thi hành án hình sự của 63 tỉnh thành trên cả nước đã có mặt tại Hà Nội để chứng kiến và rút kinh nghiệm về quy trình tiêm thuốc độc cho tử tù.
Sau đó, xác tử tù Nguyễn Anh Tuấn được đưa về nhà tang lễ bệnh viện 198 để gia đình làm thủ tục đưa về quê an táng.
 Xác tử tù đầu tiên bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được gia đình đưa về quê an táng, Ảnh: Thanh Lưu.
Về quy trình thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc, theo quy định tại Nghị định 47/2013 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011), thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
Sau đó, cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng) và xác định tĩnh mạch để chuẩn bị tiêm. Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì cán bộ thi hành án báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch.
Sau khi kim tiêm (đã nối sẵn với ống truyền thuốc) được gắn vào tĩnh mạch của từ tù, cán bộ thi hành án sẽ lần lượt tiêm 3 loại thuốc khác nhau. Đầu tiêm tử tù sẽ được tiêm thuốc làm mất trí giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Tiếp đến, cán bộ sẽ lần lượt tiêm thuốc làm liệt hệ vận động và thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Sau khi tiêm ba loại thuốc trên, hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình sẽ được kiêmr tra qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.
Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
Nghị định 47/2013 quy định việc tiêm thuốc có thể tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Và cơ quan thi hành án hình sự đã chọn phương pháp tiêm thuốc tự động.
Theo các cán bộ thi hành án, ống truyền thuốc được gắn vào một thiết bị có nhiều nút bấm. Những cán bộ tiến hành thi hành án tử sẽ cùng lúc bấm vào những nút trên nhưng trong đó chỉ có một nút bấm có tác dụng tiêm thuốc cho tử tù. Điều này giúp cho những cán bộ thi hành án giảm được gánh nặng về tâm lý.
Được quyền yêu cầu bác sĩ hỗ trợ
Vừa qua, một bác sĩ và một điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Phú Yên đã rất sốc được cơ quan thi hành án hình sự nhờ hỗ trợ xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm vào người một tử tù (bị thi hành án tại Đăk Lắc).
Theo quy định tại Nghị định 47/2013, Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch nếu cán bộ thi hành án không xác định được. Tuy nhiên, điều đáng nói là cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Phú Yên đã không nói trước với bác sĩ, điều dưỡng để họ chuẩn bị tâm lý mà chỉ nói mục đích của chuyến công tác là hỗ trợ sức khỏe cho đoàn.
Song Sa
(Ảnh: Địa điểm thi hành án đối với tử tù Nguyễn Anh Tuấn tại trại tạm giam Công an TP Hà Nội. Ảnh: Petrotimes)