Tuesday, May 29, 2018

Công an tiếp tay côn đồ đốt rừng thông của Đan Viện Thiên An

Công an tiếp tay côn đồ đốt rừng thông của Đan Viện Thiên An
Các tu sĩ dòng Benedictine thuộc Đan Viện Thiên An ở Huế chỉ trích nhà cầm quyền địa phương không điều tra những vụ cháy rừng có dấu vết phóng hỏa. Trong khi đó, các chi tiết về những vụ cháy rừng mới nhất cho thấy hiện tượng công an tiếp tay cho côn đồ ngăn cản các đan sĩ chữa cháy.
Báo mạng UCA News hôm Thứ Ba 29/05 dẫn lời Đan sĩ Stanislas Trần Minh Vọng kể lại hai vụ cháy mới nhất trong rừng thông xung quanh Đan Viện Thiên An vào hai ngày 22 và 23 tháng 5. Sư huynh Vọng, 81 tuổi, cho biết khoảng 50 đan sĩ đã dùng ống nước, cuốc xẻng, dao và những dụng cụ khác để dập tắt ngọn lửa thứ nhất chỉ cách đan viện khoảng 300 mét. Trong lúc đó, một nhóm côn đồ xuất hiện, la hét và tìm cách ngăn cản các đan sĩ dập tắt ngọn lửa lan dần về phía đan viện. Bọn côn đồ còn nói với các đan sĩ rằng, khu rừng này không thuộc về đan viện. Hai công an viên xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, có mặt tại đó nhưng hoàn toàn không giúp dập lửa. Thậm chí, theo lời kể của Sư huynh Vọng, hai công an viên này còn giật máy quay phim từ tay một số đan sĩ tìm cách thu thập bằng chứng về vụ hỏa hoạn.
Vụ cháy thứ hai được các đan sĩ dập tắt với sự giúp sức của một nhóm binh sĩ đóng gần đó. Linh mục Louis Gonzaga Đặng Hùng Tân, người đứng đầu Đan Viện Thiên An, cho biết từ đầu năm đến nay đã xảy ra bốn vụ cháy, phá hủy 5 héc ta rừng thông do các đan sĩ trồng từ nhiều thập niên trước. Theo Linh mục Tân, sau khi xem xét chứng cứ tại chỗ, các đan sĩ đoan chắc rằng các vụ hỏa hoạn này là do con người gây ra. Khu vực này hiện đang trong mùa khô kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9. Năm bồn chứa nước mưa tại đan viện đã cạn, và các đan sĩ phải mang nước từ cách xa 10km về sử dụng hàng ngày. Họ không được sử dụng nước hồ thủy tiên ngay bên cạnh đan viện, vì hồ này đã bị nhà cầm quyền cộng sản tịch thu.
Huy Lam / SBTN

Đường sắt Việt Nam ‘ở thời kỳ mông muội’ với 4 tai nạn trong 4 ngày

Đường sắt Việt Nam ‘ở thời kỳ mông muội’ với 4 tai nạn trong 4 ngày
Từ sáng Thứ Năm 24/05 cho tới trưa Chủ Nhật 27/05, ngành đường sắt Việt Nam chứng kiến bốn tai nạn liên tiếp, khiến cho một đại biểu quốc hội CSVN buông lời ta thán rằng: “Hạ tầng đường sắt đang ở thời kỳ ‘mông muội'”.
Đó là nhận định của ông Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực của Uỷ Ban Về Các Vấn Đề Xã Hội, đưa ra trước báo giới bên lề một buổi họp quốc hội hôm Thứ Hai 28/05. Loạt tai nạn đường sắt kinh hoàng bắt đầu lúc nửa đêm về sáng Thứ Năm, khi đoàn tàu SE19 từ Hà Nội vào Đà Nẵng đến ga Trường Lâm, tỉnh Thanh Hóa, thì đâm vào một chiếc xe vận tải, làm 2 người chết, 10 người bị thương, đầu máy và 6 toa xe bị lật. Khoảng 4 giờ rưỡi chiều Thứ Bảy, tại ga Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đoàn tàu hàng ASY2 đi vào ga theo hướng nam-bắc đâm vào đoàn tàu hàng 2469 đang dồn toa theo hướng ngược lại. Hai đoàn tàu tông thẳng vào nhau, làm 4 toa xe hàng trật khỏi đường ray, hai đầu máy hư hỏng nặng. Chỉ 20 phút sau, một đoàn tàu hàng chạy hướng nam-bắc kéo theo 27 toa xe vào ga Yên Xuân, tỉnh Nghệ An, bị trật bánh tại hai toa 3 và 4, làm 30 mét đường ray và hàng trăm tà vẹt bị hư hỏng. Đến 1 giờ trưa Chủ Nhật, đoàn tàu hàng SH3 chạy theo hướng bắc-nam, khi tới xã Diễn An, tỉnh Nghệ An, đâm vào một xe bồn trộn bê tông, làm đầu máy tàu bị hư nhẹ, còn xe bồn bị hỏng nặng.
Huy Lam / SBTN

Quán ăn ở Hải Phòng thu ‘tiền ghế ngồi’ của khách hàng

Quán ăn ở Hải Phòng thu ‘tiền ghế ngồi’ của khách hàng
Văn hóa thu tiền lan rộng theo quốc sách xây dựng cầu đường và thu lộ phí BOT của nhà cầm quyền CSVN.
Mới đây một chủ tịch phường ở Hải Phòng bị chỉ trích do để xảy ra sự việc du khách bị một chủ quán thu ‘tiền ghế ngồi’. Uỷ ban nhân dân quận Đồ Sơn hôm Thứ Ba 29/05 có cuộc họp để chấn chỉnh ngành du lịch, trong đó có việc xem xét trách nhiệm đối với chủ tịch phường Vạn Hương, vì để xảy ra việc một nhóm du khách từ Hà Nội bị thu tiền chỗ ngồi trong quán ăn.
Bà Trương Thị Nhung, 56 tuổi, cư dân phường Ngọc Hải, không được cấp phép kinh doanh ăn uống tại khu 2 Đồ Sơn, nhưng vẫn tự ý mở quán ăn. Trước đó vào tối 25 tháng 5, nhóm 20 du khách từ Hà Nội tới khu du lịch Đồ Sơn. Họ vào quán của bà Nhung ăn uống. Ngoài tiền ăn, bà Nhung còn tính thêm 630,000 đồng “tiền ghế ngồi” cho hai bàn ăn. Sau khi nhóm du khách khiếu nại, vào hôm Thứ Hai, bà Nhung được mời lên Sở Du Lịch làm việc và ký biên bản nộp phạt vi phạm hành chính.
Bà Nhung thừa nhận kinh doanh trái phép, “bắt chẹt” đoàn khách Hà Nội vào ăn tối và tự ý thu thêm “tiền ghế ngồi”. Nhưng bà Nhung cũng tiết lộ rằng, bà đã thuê lại địa điểm của một người khác và hàng tháng nộp tiền bảo kê cho nên mới được chính quyền sở tại bỏ qua.
Huy Lam / SBTN

Tư pháp CSVN: Luật sư chỉ là cái bóng

Văn Lang/Người Việt

Luật Sư Nguyễn Văn Đài (giữa), người bị chế độ độc tài đảng trị tuyên án 15 năm tù và 5 năm quản chế, chỉ vì đấu tranh cho tự do dân chủ và nền tư pháp minh bạch. (Hình: Getty Images)
Trong thế giới ngày nay, hầu như không có nền tư pháp của bất kỳ quốc gia nào lại có thể vắng bóng vai trò của luật sư. Thậm chí, để đo lường sự văn minh – dân chủ của một quốc gia, người ta tính tỉ lệ bác sĩ, luật sư theo đầu người (trên tổng dân số).
Không ở đâu như Việt Nam, khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” được giăng, mắc ở khắp nơi như là… mạng nhện.
Sau này, người ta bỏ đi hai chữ “hiến pháp” trong khẩu hiệu, vì thấy kêu gọi như vậy thì… nguy hiểm quá. Vì hiến pháp thì ghi rõ, các quyền “Tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do lập đảng…” trong khi luật pháp thì… cấm ngặt. Do vậy, khẩu hiệu sau này được thu gọn lại, là: “Sống, làm việc theo pháp luật.”
Nhưng làm thế nào để sống và làm việc theo pháp luật mà không bị… làm phiền, thì vẫn là một con đường nhiều nhiêu khê.
Vì ở Việt Nam, chẳng những thiếu vắng các luật sư giỏi chuyên ngành, mà tệ hơn vai trò của luật sư chỉ là một… “cái bóng” mờ nhạt trong quá trình tố tụng. Như ở các nước, quyền được giữ im lặng của nghi can là quyền đầu tiên được nêu, và quá trình thẩm vấn chỉ được diễn ra khi có sự hiện diện của luật sư đại diện cho quyền lợi của nghi can.
Ở Việt Nam thì ngược lại, luật sư muốn được bào chữa cho thân chủ, hay muốn gặp gỡ thân chủ thì phải làm đơn xin phép cơ quan… công an. Và nếu bị từ chối, hoặc không ai thèm trả lời, thì luật sư cũng chỉ biết kêu trời, rồi… lủi thủi ra về.
Thực chất, luật sư được “ra đời” chỉ là đề làm tròn vai diễn trên sân khấu tòa án, để cho thế giới bên ngoài nhìn vô thấy xứ sở này cũng có dân chủ. Bị can được xét sử với luật sư biện hộ, chứ không phải là xứ “rừng xanh,” tùy tiện phán án mà không qua quá trình… luận tội. Nhưng có lẽ từ năm 1959, khi quốc hội Cộng Sản ra một “đạo luật” về cái gọi là “thẩm phán nhân dân,” thì đã là một ấn định chung cuộc cho các bị can. Là vì, “thẩm phán nhân dân” không phải là các bồi thẩm đoàn bình thường, mà họ là hiện thân của chuyên chính vô sản, mang trong người tính chiến đấu của giai cấp, và đều là đảng viên Cộng Sản. Do vậy, hầu như chưa có luật sư nào “cãi” thành công trong các vụ án mang tính chính trị, hay thân chủ là người dấn thân cho dân chủ, hay dân oan…
Thường với các trường hợp trên, luật sư đa số đều khuyên thân chủ nên nhận tội, để được hưởng khoan hồng (tức xin giảm án). Vì luật sư biết là với đa số các “án điểm” đều đã có quyết định từ trước. Tranh biện trước tòa chỉ là một trò trình diễn, đôi khi để tránh dây dưa, tòa chỉ diễn một loáng (cho có lệ), rồi vội vàng kết thúc, bất chấp dư luận quốc nội, quốc ngoại.
Còn với những vụ hình sự, thì diễn biến lại theo một tiến trình khác.
Luật sư về các vụ kinh tế – hình sự thì không bao giờ “quảng cáo” là mình uyên thâm về luật pháp, thông thạo các quy trình tố tụng. Mà đa số họ chỉ “khoe” là có quen biết “lớn” với bên tòa án, và khuyên thân chủ nếu biết “bôi trơn” tòa án, thì rồi… việc gì cũng xong. Nói như ông trùm N.C kẻ “vang bóng một thời” ở Sài Gòn, thì : “Cái gì không mua được bằng tiền, thì mua được bằng tiền… nhiều hơn!”
Trên thực tế, ông trùm N.C với tiền và gái đã mua tới tận giới “chóp bu” trong thế giới Cộng Sản. Nhưng trong xã hội Cộng Sản (dù là kinh tế thị trường), thì bất cứ điều gì, kẻ nào đã uy hiếp tới quyền lực độc tôn của đảng Cộng Sản, coi như đã tự ký tên vào bản án tử hình.
Với dân (dân đen, dân oan), giới xã hội đen (dù là các ông trùm được các thế lực che chở), giới đấu tranh cho nhân quyền – dân chủ, kể cả giới luật sư. Tất cả đều chỉ là “con kiến,” “củ khoai” trước pháp đình Cộng Sản.
Nhưng ngay cả với giới cán bộ – đảng viên, kể cả ủy viên trung ương, thậm chí ủy viên Bộ Chính Trị (với nhân số đếm trên đầu ngón tay, của một cơ quan quyền lực nhất trong xã hội cộng sản). Khi bị “quăng” ra tòa thì họ cũng “bó tay,” số có chút sĩ khí thì cũng chỉ biết im lặng, nuốt “tủi hờn” vào bên trong, phó thác cuộc đời cho đảng. Số yếu bóng vía hơn thì khóc lóc, van xin mong “đấng tối cao – kẻ đang nắm quyền sinh sát trong đảng” tha tội, mở ra cho một con đường sống…
Chuyện khác biệt tư tưởng, tính cách giữa các anh em trong cùng một gia đình là điều cũng bình thường. Huống hồ khác biệt trong đảng cầm quyền (dù ở bất cứ nước nào). Nhưng trong xã hội văn minh – dân chủ, người cùng đảng không đến nỗi phải “tàn sát” nhau. Vì hai lý do, thứ nhất quyền lực phụ thuộc vào lá phiếu của người dân, thứ hai tòa án không xét xử và kết tội những vấn đề “trừu tượng,” thí dụ như về tư tưởng…
Do vậy, nếu không bằng lòng với đảng trưởng hoặc đường lối của đảng. Người trong đảng có quyền tách ra, lập một đảng khác, vận động tranh cử theo đường lối của mình.
Nhưng ở Việt Nam chuyện không như vậy. Khác biệt thì coi như là… tự sát, hoặc chỉ nghi là khác biệt (không cần chứng cứ) là có thể bị tống thẳng vào tù (mà không cần xét xử). Như thời của Lê Duẩn, để đảm bảo đường lối của mình không ai dám chống đối. Lê Duẩn đã đưa hơn 300 sĩ quan, đảng viên – những người đang nắm những chức vụ quan trọng trong đảng, trong quân đội và chính phủ vào nhà giam mà không cần tới một phiên tòa “hoành tráng.” Gọi chung vụ án này là vụ “xét lại – chống đảng.” Nhiều năm sau, số sống sót được ra tù mà không có một lời xin lỗi, hay giải thích…
Và mới đây, cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị – Đinh La Thăng – đã phải “cảm thán” trước phiên tòa xét xử mình “Có tới sáu tầng quản lý, mà cuối cùng chỉ có mình tôi phải chịu trách nhiệm.”
Nhiều người không ưa Đinh La Thăng, nhưng đứng trên phương diện pháp lý, thì thấy từ “quy án” mấy ngàn tỷ, sau rút xuống còn mấy trăm tỷ, nhưng không đưa ra được chúng cớ. Đinh La Thăng có bao nhiêu biệt phủ, biệt điện? Có bao nhiêu xe hơi, bồ nhí? Không thấy chứng cớ…
Vai trò của người luật sư trong quá trình tố tụng, cũng như tranh biện trước tòa là đảm bảo cho thân chủ (bị can) được xét xử công bằng, đúng thủ tục, đúng tội danh (tránh bị quy kết những tội do tòa áp đặt, trái pháp luật).
Nhưng vai trò của luật sư trong xã hội “tranh tối tranh sáng” (kiểu kinh tế thị trường, định hướng XHCN) không phải ai cũng hiểu.
Như trong vụ án, công an dùng nhục hình với dân ở Cà Mau. Trước tòa, các luật sư biện hộ cho các bị cáo (là công an) như việc làm bình thường của việc bảo vệ luật pháp. Được tòa cho nói lời cuối cùng. Các bị cáo là công an không xin giảm án, mà chỉ xin gởi lời cám ơn và xin lỗi tới các luật sư. Vì trước kia họ không hiểu vai trò của người luật sư, nên thường có những thái độ không tốt với luật sư. Nay đứng trước vành móng ngựa, được luật sư bào chữa thì họ đã hiểu.
Chừng nào trong một xã hội mà sự độc lập của ngành tư pháp còn bị coi rẻ, vai trò của người luật sư còn mờ nhạt (hoặc vắng bóng). Thì trong xã hội ấy, từ người thứ dân cho tới các ủy viên, kể cả ủy viên Bộ Chính Trị đều chỉ có thể là những tù nhân… dự khuyết. (Văn Lang)

Việt Nam: Công ty nhà nước ‘giấu lỗ, báo lời không thật’

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) của tập đoàn Dầu khí Việt Nam thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng đang “đắp chiếu.” Lãnh đạo của PVTex là Vũ Đình Duy hiện đang trốn ở Đức. (Hình: Thanh Niên)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lần đầu tiên, người ta thấy một ông tổng thành tra chính phủ CSVN kêu rằng “đa số” các công ty quốc doanh “giấu lỗ, báo lời không thật” vì sự thiếu lương thiện của các quan chức cầm đầu.
Trong cuộc họp vừa diễn ra ở quốc hội CSVN được VNExpress tường thuật, ông Lê Minh Khái, tổng thanh tra chính phủ cho biết “qua thanh tra cho thấy các mánh khóe trong báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) thường xoay quanh xu hướng: Đơn vị kinh doanh có hiệu quả thì thường không báo cáo hết, kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh…” trong khi “Đơn vị lỗ, thất thoát tài sản nhà nước lại cố tình tạo ra những khoản lợi không có thật, che giấu các khoản lỗ, nhằm tránh trách nhiệm…”
Tình trạng gian dối như thế được ông Lê Minh Khái mô tả “Cái này là đa số.”
Ngay tại chính các công ty quốc doanh cũng có sẵn bộ phận kiểm tra, thanh tra nội bộ, nhất là các công ty lớn thuộc dạng tập đoàn, tổng công ty. Tuy nhiên, ông Khái nói “nhiều trường hợp lại không phát hiện ra sai sót.”
Bởi vậy “Các sai phạm lớn nhất là sai về hạch toán doanh thu chi phí, sai về sản xuất kinh doanh, nộp thuế, mua sắm tài sản công… không đúng giá trị thực, hoặc đầu tư ra ngoài ngành… Tiếp theo là sử dụng cơ cấu vốn không hợp lý, vốn ngắn hạn thì sử dụng dài hạn, vốn dài hạn đem sử dụng trong ngắn hạn, làm cho tình hình tài chính phức tạp,” ông Khái kêu ca trên tờ điện tử VNExpress.
Tình trạng “lãi giả, lỗ thật” của hệ thống kinh tài quốc doanh CSVN vốn được biết đến từ lâu. Những đảng viên được cắt cử vào các chức vụ cầm đầu phải là những tay chân thân tín của những kẻ đương quyền. Nạn bè phái, tìm cách lươn lẹo để tham nhũng trong hệ thống quốc doanh làm thất thoát những số tiền rất lớn thỉnh thoảng mới chỉ thấy một ít quan chức bị hành tội khi không còn dịp để che đậy.
Theo các con số báo cáo ở Quốc Hội CSVN, tính đến cuối năm 2016 “cả nước còn 583 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 doanh nghiệp cổ phần. Tổng tài sản tại doanh nghiệp nhà nước giữ 100% là hơn 3.05 triệu tỷ đồng (tăng 45.8%), trong đó vốn nhà nước gần 1.4 triệu tỷ.”
Nhưng nhóm quốc doanh này hiện đang ôm “tổng nợ phải trả cao, từ gần 1.3 triệu tỷ đồng năm 2011 lên xấp xỉ 1.63 triệu tỷ vào cuối 2016” tức nợ ngập đầu, cao hơn số vốn bỏ ra.
Hiện đang có hơn chục đại công ty kinh doanh thua lỗ đang “đắp chiếu” hoặc xây dựng dở dang rồi cũng “đắp chiếu” gây thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng từng được phơi bày trên mặt báo chí của chế độ như công ty CP Hóa dầu và Xơ Sợi Dầu khí (PVTex), tổng công ty cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC), công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Dung Quất (DQS)… đều là của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN).
Bên cạnh đó, các tập đoàn nhà nước CSVN đem $7 tỷ đi đầu tư nước ngoài, nhưng “hơn 25% dự án báo lỗ, gần 30% dự án phát sinh lỗ luỹ kế” phần lớn trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản, trồng cây cao su…
Các định chế tài chính quốc tế đã nhiều lần đốc thúc nhà cầm quyền Việt Nam giải tán hệ thống quốc doanh vì chúng chỉ là cơ hội cho các đảng viên đục khoét, tham nhũng, gây thất thoát ngân sách. Dù vậy, bản báo cáo thấy đọc trong các kỳ họp đại hội đảng vẫn cả quyết lấy doanh nghiệp nhà nước “làm chủ đạo” để tiến lên cái thiên đường ảo tưởng “xã hội chủ nghĩa.”
Ngày 24 Tháng Mười, 2013, trong một buổi thảo luận ở Quốc Hội về sửa đổi Hiến Pháp, ông Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thú nhận: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (TN) 

Nửa thế kỷ dậm chân tại chỗ

Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường sắt đang bao biện về những vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên tiếp thời gian qua, nào là thế lọ, nào là thế chai…
Kể từ khi người Pháp mở đường sắt và đưa vào hoạt động ở xứ An Nam, tới nay đã hơn 1 thế kỷ mấy chục năm (chính xác từ năm 1881). Tàu xuyên Việt của người Pháp lúc thịnh nhất chạy chỉ mất ngày rưỡi là từ ga Hàng Cỏ Hà Nội đến ga chợ Bến Thành Sài Gòn. Đường sắt được kéo về tận thị xã Mỹ Tho (thuộc tỉnh Tiền Giang bây giờ), là tuyến đường sắt đầu tiên trên cả nước. Họ còn đục bằng tay cả núi Hải Vân để cái hầm hỏa xa trở thành một kỳ quan suốt bao nhiêu năm, tới tận bây giờ…
Chỉ có điều, do bị hạn chế về cái gì đó, có thể là khoa học kỹ thuật chưa phát triển, toa tàu của người Pháp không có cái hố xí kín, cứ mặc cho hành khách xả thẳng xuống đường ray đủ thứ xú uế (phân, nước đái). Hậu quả: Mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường; buộc nhân viên bảo quản đường ray phải làm việc trong môi trường bẩn thỉu; mau hư hỏng đường ray và tà vẹt; gây ấn tượng xấu về ngành giao thông hiện đại…
Nhưng đánh đuổi Pháp xong rồi, chính quyền cách mạng tiếp thu mọi thứ do người Pháp để lại (sau này ở miền Nam thì từ VN cộng hòa), đã cố gắng tạo dựng cơ đồ, trong đó có cơ sở vật chất ngành giao thông. Không ai phủ nhận, với gần nửa thế kỷ sau khi khi kết thúc chiến tranh, nhà nước mới đã làm thêm nhiều đường sá, cầu cống, xe cộ, tàu bè. Việc đi lại so với những năm đầu hậu chiến (chứ không so với thời Pháp và thời VN cộng hòa) ngày một dễ chịu.
Nhưng chỉ riêng ngành đường sắt là dậm chân tại chỗ. Hơn hai phần ba thế kỷ chỉ dậm chân mốt hai mốt, sau đó theo “hướng chuồng lợn, quay”.
Đường sắt tới tận bay giờ vẫn dùng khổ đường cũ, thời gian hành trình vẫn sên bò cả tàu khách lẫn tàu chợ tàu hàng, còn chậm hơn cả tàu thực dân Pháp, tai nạn đường sắt vẫn thường xuyên xảy ra, vé thì giá đắt trên giời, tết nhất không năm nào không hành hạ người đi lại đến mửa mật, toa tàu vẫn cũ kỹ lạc hậu, và nhất là vẫn còn những đoàn tàu trổ cái toilet xuống đường ray, xả thẳng xú uế xuống đường.
Trong bộ máy của chế độ vẫn đủ cả bộ giao thông, cả tổng cục đường sắt, các công ty hỏa xa… nhưng dường như họ chẳng làm gì, cứ để mặc ngành đường sắt dậm chân trong mùi xú uế. Cái đó họ gọi là quản lý nhà nước. Chán./.

Thủ Thiêm chìm xuồng?

Cứ nhìn qua nội dung báo cáo của chính quyền TP.HCM cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm thì không khó để hình dung ra vụ việc chấn động xã hội này đang tiến đến tương lai ‘đầu voi đuôi chuột’ và ‘đánh chuột sợ vỡ bình’.
Vào đầu kỳ họp quốc hội đang diễn ra trong tháng Năm năm 2018, bản báo cáo trên, được thông tin bởi báo Người Lao Động, đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra trong tuẩn đầu tháng Năm. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền TP.HCM, mà chỉ thòng một câu ‘UBND TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Như vậy, toàn bộ vụ Thủ Thiêm đang phụ thuộc vào kết quả của Thanh tra chính phủ. Kết quả này có thể được công bố vào tháng Sáu tới, nhưng xem ra không mấy hy vọng sẽ làm rõ vô số khuất tất trong vụ này.
Vào trung tuần tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ và cũng đã giao trách nhiệm thanh tra cho Thanh tra chính phủ.
Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu độ thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và một quyết định bị xem là ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền TP.HCM Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền TP.HCM, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức TP.HCM, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Như vậy, có thể nhận ra đã có một sự đồng pha như thể cố ý giữa kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Phúc và báo cáo giải trình của chính quyền TP.HCM về vụ Thủ Thiêm.
Sau vô số tiếng khóc xé ruột của người dân Thủ Thiêm, dư luận đang rất nghi ngờ về việc liệu đã có một ý đồ toa rập giữa chính quyền TP.HCM, mà cụ thể là của nhóm lợi ích ‘ăn đất’ Thủ Thiêm và những quan chức lãnh đạo đương nhiệm của thành phố này, với các cơ quan chính phủ và với đích thân Thủ tướng Phúc, để dẫn đến những kết luận của ông Phúc như muốn cho vụ việc này chìm xuồng?
Ngay trước đó, có đồn đoán cho biết có dấu hiệu chính quyền TP.HCM xin trung ương ‘xử lý nội bộ’. Cùng lúc, có tin Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã chỉ đạo báo chí ngừng đăng bài về vụ này.
Trong thực tế, vào tuần đầu tiên của tháng Năm năm 2018 đã xảy ra hiện tượng các tờ báo nhà nước được bật đèn xanh và do đó được ‘mở miệng’ gần như không hạn chế và một vài facebooker ẩn danh liên tiếp tung bài ‘đánh’ phe nhóm Lê Thanh Hải.
Đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ: Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM, Lê Thanh Hải – Chủ tịch TP.HCM và sau đó là Bí thư thành ủy TP.HCM.
Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.
Vụ giải tỏa Thủ Thiêm diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch TP.HCM (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (2006-2015).
Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD!
Nhưng sang tuần tiếp theo của tháng Năm đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ: cũng báo chí nhà nước và cũng những tờ báo vừa lên tiếng mạnh mẽ nhất về vụ Thủ Thiêm, đã im bặt như thể bị ai đó khóa miệng.
Một lần nữa kể từ sau vụ Formosa, ‘nền báo chí cách mạng’ cùng hơn 800 tờ báo như thể bị một cái bạt tai ‘rọ mõm’.
Phải chăng sau một thời gian làm đình đám và muốn ‘đốt lò’ vụ Thủ Thiêm, Nguyễn Phú Trọng lại phát hiện ra vụ này liên đới quá nhiều quan chức, không chỉ quan chức đã về hưu mà cả những quan chức đương nhiệm và còn là quan chức cao cấp, nên ông Trọng đã phải vội vã cho Ban Tuyên giáo trung ương chỉ đạo báo chí ‘câm miệng’, còn ‘lò’ tạm ngừng hoạt động và đang tính toán lại làm sao để ‘đập chuột nhưng không vỡ bình’?

Dân chủ và sức mạnh nghị viện

Lịch sử nền dân chủ gắn liền với sự hình thành và lớn mạnh của nghị viện. Vậy nghị viện là gì? Chắc chắn ai cũng trả lời được câu hỏi này. Đó là cơ quan lập pháp. Nhưng trả lời “đó là cơ quan lập pháp” theo tôi, đó là câu trả lời chưa thỏa đáng. Vì sao?
Thực ra lập pháp đơn giản là là viết luật cho nhà nước thi hành. Việc viết ra luật pháp nó bắt nguồn từ động cơ nào mới là quan trọng. Tại sao nước Mỹ có đến 80% thành phần da trắng mà nghị viện của họ vẫn phải biểu quyết một đạo luật mang lại quyền lợi cho người da đen như Đạo luật Dân quyền năm 1963? Tại sao ở Việt Nam, một điều luật thể hiện sự gian trá trơ trẽn ngay trong cách dùng từ như vụ “thu giá” mà Quốc hội CS vẫn thông qua? Hay một luật vi phạm nguyên tắc tố tụng như buộc luật sư tố cáo thân chủ vẫn được nghị viện CS thông qua? Tất cả, cũng đều xuất phát từ nguồn gốc của kẻ đại diện mà ra.
Lịch sử nghị viện ở Âu Châu có từ 500 năm TCN. Ban đầu, nó là hội đồng cố vấn cho nhà vua, mà kẻ đại diện là những lãnh chúa thuộc La Mã. Nói là cố vấn chỉ là góp ý, nhưng theo thời gian quyền lực của hội đồng này mạnh lên dần và lúc thịnh nó truất phế luôn vua và bầu quan hành pháp có nhiệm kì. Hội đồng đó được gọi là Viện Nguyên Lão. Sau này còn có thêm viện thứ dân nhưng chức năng viện thứ dân mờ nhạt chứ không mạnh như Hạ Viện ngày nay. Dù viện thứ dân yếu, nhưng nó là mẫu để hình hành quốc hội 2 viện sau này. Nền cộng hoà La Mã tồn tại 500 rồi suy vong và chế độ cộng hòa La Mã cổ đại bị khai tử. Nhưng đó là một mô hình để 18 thế kỉ sau nó trở lại hoàn hảo hơn.
Vì sao Âu Châu là cái nôi của nền văn minh nhân loại? Tất cả những mô hình chính trị của xã hội tiến bộ khắp thế giới hiện nay điều có nguồn gốc từ Âu Châu cả. Chưa nói đến khoa học kĩ thuật hay khoa học quản lí, chỉ nói đến loại hình chính trị, thì nhiêu đó cũng đủ làm cho thế giới phát triển vượt bậc.
Tiền thân của dân chủ – tam quyền phân lập là quân chủ chuyên chế (hay còn gọi là phong kiến) kiểu Tây Âu, một loại quân chủ có tồn tại nghị viện làm đối trọng với nhà vua. Từ chỗ nghị viện là nơi tiếng nói lãnh chúa, sau này nó là nơi của tầng lớp tư sản. Vì thế, nghị viện ngày một mâu thuẫn với nhà vua và nổ ra cuộc xung đột. Nghị viện thắng sẽ truất quyền hành chuyên chế của nhà vua và từ đó mới có dân chủ. Cách mạng Anh 1641-1652 là truất phế vua tập quyền và lập nên vua biểu tượng. Cách mạng Pháp 1789-1792 là sự xung đột giữa Quốc hội và vua Luis XVI lập nên đệ nhất cộng hòa Pháp.
Riêng phong kiến Á Đông cũng có vua nắm tập quyền, nhưng trong bộ máy chính quyền không có nghị viện. Vì thế phong kiến Á Đông là loại phong kiến không hề chứa mầm móng dân chủ. May sao, sau đệ nhị thế chiến, phong kiến Á Đông sụp gần hết và nhường lại cho thể chế cộng hòa ra đời.
Vì rất nhiều ngàn năm Á Đông chìm trong phong kiến không nghị viện nên nó thành ra xã hội bị thuần hóa hoàn toàn bởi quyền lực. Ở Á Đông, quốc gia dân chủ thực sự rất ít. Ở Á Đông, dân chủ hoàn toàn không mang tính phổ quát như Tây Âu. Vì sao? Vì đã bị thuần hóa trước quyền lực ngàn băm nên dù cho áp mô hình tam quyền phân lập nó cũng trở lại độc tài ở chừng mực nào đó.
Độc tài được ví như hồn Trương Ba da hàng thịt. Về bề ngoài có hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nhưng đó là trá hình, nó hoàn toàn không độc lập. Lập pháp và tư pháp làm tay sai cho hành pháp thì đó là độc tài cá nhân. Còn cả 3 gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp làm nô lệ cho một nhóm người thì đó là độc tài toàn trị. Dù cho độc tài cá nhân hay độc tài toàn trị thì quốc hội lập pháp là con rối.
Cũng vì thứ Quốc hội kiểu con rối nên mới có chuyện quốc hội Việt Nam biểu quyết cho một luật thay chữ “thu phí” thành thu giá là vậy. Ngày xưa Triệu Cao chỉ hươu nói ngựa được thì nay đảng chỉ “thu phí” là “thu giá” chúng cũng gật thôi. Loại Quốc hội CS là một thứ đáng khinh, Đảng chỉ cứt nói cơm chúng cũng gật. Vì thứ nghị viện này nó thế, nó đại diện cho quyền lợi của một tập đoàn chính trị tham tàn chứ có là tiếng nói người dân thực sự đâu?

Chỉ tranh cãi ‘tăng trưởng dựa vào dầu thô’ mà không lo dầu thô sắp cạn!

Thiền Lâm
Việt Nam – Cali Today News – Kỳ họp quốc hội đang diễn ra vào tháng Năm năm 2018 đã bất chợt dậy lên ‘không khí tranh luận sôi nổi và kịch liệt’ giữa các đại biểu quốc hội về ‘tăng trưởng có dựa vào dầu thô hay không’, trong khi không có bất kỳ một ý kiến nào lo ngại về nguy cơ dự trữ dầu thô của Việt Nam sắp cạn trong ít năm tới, và chính thể độc đảng ở Việt Nam đang mất ăn ngay trên vùng chủ quyền của mình bởi Trung Quốc vừa gây ra một sức ép đe dọa mới khi thiết kế ‘đường lưỡi bò’ liếm qua 67 lô dầu khí của Việt Nam.
“Nếu không dựa vào 1,29 triệu tấn dầu thô khai thác vượt kế hoạch thì tăng trưởng năm 2017 không thể đạt kế hoạch” – đại biểu Hoàng Quang Hàm khơi ngòi cuộc tranh cãi ‘thuận ý đảng’ trên.
Ông Hàm cũng giải thích thêm là “Bởi 1 triệu tấn dầu thô sẽ đóng góp 0,3% tăng trưởng, nếu không có số dầu thô tăng thêm GDP có thể chỉ đạt 6,4-6,6%”, khi đề cập đến con số tăng trưởng 6,81% vào năm 2017 đầy khoe khoang thành tích của Thủ tướng Phúc.
Trong khi đó, đại biểu Trần Quang Chiểu “khẳng định không có chuyện tăng trưởng 2017 dựa vào dầu thô và các tài nguyên khác thuộc lĩnh vực khai khoáng. Cụ thể, chỉ tiêu khai thác dầu thô năm 2016 là 15,2 triệu tấn nhưng thực tế khai thác hơn 13,5 triệu tấn, nghĩa là hụt đi 1,6 triệu tấn. Như vậy là dầu thô đã tăng trưởng âm”.
Còn đại biểu Nguyễn Quang Dũng tranh luận với đại biểu Hàm rằng “Báo cáo 198 của Chính phủ năm 2017 cho thấy tổng ngân sách thu 1.288.660 tỉ đồng, thu dầu thô 49.580 tỷ đồng, tỷ lệ 3,8%, tức đóng góp vào tổng thu là không lớn. Cách phát biểu của đại biểu Hàm dễ làm cử tri hiểu rằng tăng trưởng kinh tế năm 2017 là dựa vào dầu thô”…
Nhưng các đại biểu ăn tiền thuế của dân lại như thể cố ý bỏ qua một ‘tin buồn’ mới xuất hiện vào đầu năm 2018 – phát ra bởi ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Vietsovpetro – mà có thể khiến giới chóp bu Việt Nam mất ngủ: hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên. Trong đó, mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ xưa đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt.
“Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được 4-5 năm nữa thôi”, ông Từ Thành Nghĩa nói tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của PVN. “Việc duy trì mỗi năm khai thác trên 4 triệu tấn là một thách thức”.
Theo báo cáo của PVN, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra. Mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì năm 2016, 2017 PVN đều không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.
Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam bị giảm mạnh. Ảnh: Zing.vn
Vào năm 2010 – 2011, PVN và chính phủ đã ước tính trữ lượng dầu của Việt Nam đủ để khai thác đến năm 2030. Vài năm sau đó khi tốc độ khai thác được đẩy mạnh gấp đôi, “deadline” cho trữ lượng dầu được gia giảm vào năm 2025.
Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, “deadline” mới đã được thiết lập: trữ lượng dầu chỉ còn đủ để khai thác trong 4 -5 năm.
Như vậy, có thể hiểu “deadline” thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ được khoảng 3 năm nữa, tức đến năm 2021 – trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.
Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2017, Chính phủ còn phải nêu ra một đề xuất đặc biệt: gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban kinh tế quốc hội lại “lăn tăn” trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó “cứ đào lên mà ăn” như tốc độ hiện nay thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.
Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính. Nếu Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Nhưng nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.
Hai lần liên tiếp vào tháng Bảy năm 2017 và tháng Tư năm 2018, chính quyền Việt Nam đã phải muối mặt yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Tâm thế “giương cờ trắng” quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị “người đồng chí 4 tốt” o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.
Với bản đồ mới nhất được Bắc Kinh tự vẽ, ‘đường lưỡi bò’ liếm qua đến 67 lô dầu khí, tức gần như toàn bộ các vùng biển có trữ lượng dầu khí mà Việt Nam đã hợp tác với Tây Ban Nha để khai thác, và đang định hợp tác với những công ty dầu khí của Mỹ và Nga để khai thác.
Dự trữ dầu thô dù sắp cạn nhưng cũng không thể khai thác được. Quả là chưa bao giờ trong lịch sử triều đại của mình, đảng CSVN lại túng quẫn lẫn khốn khó như lúc này.

Tiền đâu tăng lương nuôi đảng?

Nguyễn Phú Trọng sẽ tìm đâu ra tiền để tăng lương và nuôi đảng khi ngân sách đang cạn kiệt và có thể vỡ nợ? Ảnh: AFP
Thiền Lâm
Việt Nam – Cali Today News – Rất tương đồng với động tác ‘Quốc hội ra nghị quyết để xử lý nợ xấu’ vào năm 2017 nhưng cho tới nay nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại vẫn gần nguyên trạng bế tắc, Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp – được Tổng Bí thư Trọng ký ban hành vào ngày 21/5/2018 – đang vấp phải một bế tắc cực lớn: tiền đâu?
Với bản nghị quyết trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam đang tiến vào lần thứ 5 cải cách chính sách tiền lương, sau 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003.
Bản nghị quyết trên mang một tham vọng lớn lao: Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Giải pháp chủ yếu của bản nghị quyết trên là hàng năm dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương. Và tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Tuy nhiên, ngân sách có cho phép có dư địa (tích lũy) để tăng lương hay không lại là một câu chuyện khác hoàn toàn.
Bởi hiện trạng, ngân sách lại đang ‘tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc’ vào thai kỳ kết thúc trước khi xuất ra một quái thai cuối cùng.
Vào năm 2017, nếu không tính đến phần bán vốn Tổng công ty Rượu bia – nước giải khát (Sabeco), thu được chẵn 5 tỷ USD, tương đương 110.000 tỷ đồng, kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ là 1.173 ngàn tỷ đồng, tức chỉ đạt 96,8% dự toán thu đầu năm 2017.
Kết quả 96,8% thu ngân sách năm 2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.
Đó chính là nguồn cơn sâu xa và cay đắng về việc tại sao trong năm 2018, Chính phủ phải tiếp tục đè dân thu thuế và tìm cách “bán mình” tại một số tập đoàn được xem là “bò sữa” luôn mang lại lợi ích cho chính thể và cầm hơi cho đảng cầm quyền, khiến cho tăng giá và thuế má trở thành một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt ở Việt Nam.
Nhưng đè đầu dân thu thuế là một biện pháp rất dễ dẫn tới phản kháng xã hội trên diện rộng, không chỉ ở tầng lớp dân nghèo mà cả tầng lớp cán bộ hưu trí. Trong năm 2017, âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) của ‘Bộ Bóp cổ’ (một cách gọi của dân về Bộ Tài chính) đã bị dư luận và báo chí phản ứng dữ dội. Sức dân đã cạn, chẳng còn gì để ‘khoan’ nữa.
Lẽ dĩ nhiên trong hoàn cảnh khốn quẫn ấy, đảng cầm quyền có thể ngầm chỉ đạo cho Ngân hàng nhà nước – cơ quan có chức năng in tiền – để in tiền ồ ạt và lấy tiền đó để trả lương cho đội ngũ công chức viên chức mà có ít nhất 30% trong đó ‘không làm gì cả nhưng vẫn đều đều lãnh lương’.
Vào năm 2008, tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2016 đã lên đến hơn 6 triệu tỷ đồng, chưa kể tồn khoảng 1,2 triệu tỷ đồng. Phải chăng một cách tương ứng, lượng tiền được Ngân Hàng Nhà Nước cho in và bổ sung vào lưu thông đã có thể vào khoảng 500,000 tỷ đồng mỗi năm, tức phần “lạm phát in tiền” đã chiếm đến 10 – 15% hàng năm – một tỉ lệ in tiền rất cao so với tỉ lệ in tiền bình quân của các nước phương Tây?
Tốc độ in tiền bất chấp lạm phát cũng lý giải việc tại sao trong những năm qua và đặc biệt trong mấy năm gần đây, giới cán bộ hưu trí lại thường phản ánh nhận được lương hưu với nhiều tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng, mới cứng và chắc chắn chưa được lưu hành ngoài thị trường.
Nhưng cơ chế in tiền ồ ạt tất yếu sẽ kéo theo một danh nghĩa mới: “kiến tạo lạm phát.”, dẫn đến lạm phát thực tế và cơn bão giá cả trên thị trường và khiến nền kinh tế mất thăng bằng nghiêm trọng.
Trong khi đó, bài toán ‘tinh gọn bộ máy’ và ‘tinh giản biên chế’ vẫn còn lâu mới được giải quyết, hoặc chẳng bao giờ được giải quyết.
Từ sau Hội nghị trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017 khi đảng ra nghị quyết về giảm 10% biên chế, cho tới nay bộ máy của đảng và các cơ quan chính phủ vẫn tiếp tục phình to mà chẳng hề giảm đi chút nào.
Cùng lúc, phần chi thường xuyên (chủ yếu là chi lương cho công chức viên chức) vẫn chiếm đến hơn 70 trong tổng chi ngân sách.
Có nghĩa là trong lúc chỉ hô khẩu hiệu về giảm biên chế, đảng và chính phủ lại chăm chăm tìm mọi các để ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, hoàn toàn không quan tâm gì đến số người nghèo đang tăng phi mã ở rất nhiều địa phương. Và cũng không hề biết là đến một lúc nào đó, có lẽ không còn xa nữa, hàng triệu người dân và cả công chức hưu trí sẽ phải ồ ạt xuống đường để phản kháng chính sách thu cùng diệt tận giai đoạn cuối của chính thể ‘chỉ biết ăn không biết làm’ này.

Cào vào mặt đứa thu giá

Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh: VNTB
Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh: VNTB
Tức quá, nên đã định đếch nói nữa, lại cứ phải chửi bố chúng nó lên.
“Giá” là từ để chỉ giá trị bằng tiền của thứ gì đó, dùng trong trao đổi, mua bán. Khi đã bỏ tiền ra mua một vật thì món đó là của mình.
Dịch vụ là công việc, hoạt động phục vụ cho nhu cầu nào đó, ví dụ nhu cầu học tập thì có dịch vụ dạy học, nhu cầu đi lại thì có dịch vụ chuyên chở, dịch vụ giao thông, muốn đi du lịch thì có dịch vụ du lịch, thậm chí vì lý do nào đó không lấy vợ lấy chồng được thì có dịch vụ hôn nhân… Dịch vụ không thể mua được, bởi nó vô hình nên không trả tiền theo giá, mua đứt bán đoạn để sở hữu riêng được.
Vì vậy, dịch vụ chỉ có thể trả phí (tính bằng tiền, theo mức nhất định), gọi là phí dịch vụ. Chỉ cần hiểu chi phí tính trả cho dịch vụ thì gọi là phí. Tiền trả dịch vụ dạy học là học phí. Vào đảng để được hưởng dịch vụ thăng quan tiến chức, tiền trả cho dịch vụ ấy gọi là đảng phí, v.v.. Đéo ai lại gọi là giá dịch vụ bao giờ, chỉ có cu Thể và đám ngu dốt, tham lam, coi thường dân trí, cưỡng hiếp tiếng Việt thì mới gọi thế. Lại cứ bảo đã có luật về giá và phí dịch vụ từng được quốc hội thông qua và thủ tướng ký ban hành, vậy cứ quốc hội và thủ tướng là đúng tuyệt đối chắc, là không bao giờ sai chắc.
Đường sá làm bằng ngân sách nhà nước thì là công sản, của chung toàn dân, dân đi lại trên đó phải được miễn phí, nếu có hư hỏng sụt lún gì thì nhà nước phải lo sửa chữa, không thể áp thứ dịch vụ bố láo vào được. Cu Thể bảo là thu giá dịch vụ đi lại, thế dân bỏ tiền ra mua thì có quyền đào một đoạn đường đem về không. Giá là để bán thứ gì đó, mà đã bán thì người mua phải được sở hữu riêng. Tất nhiên không ai được quyền chiếm riêng quốc lộ bán thu tiền, chỉ có thằng khùng mới làm vậy.
Mọi thứ rõ ràng thế nhưng cả quốc hội cũng không mấy ai dám mở mồm. Lại cả hệ thống chính trị đui mù điếc cứ để quân ngu đục ngang nhiên treo cái biển trạm thu giá khắp nước, coi thường pháp luật, khinh bỉ nhân dân, phỉ báng ngôn ngữ, thật chả ra thể thống gì.
Có nhẽ phải dẹp hết, không phải chỉ những tấm biển, không phải chỉ lão Thể…

Vì sao Việt Nam vẫn nhập siêu kinh khủng từ Trung Quốc?

Thiền Lâm
Cali Today News – Việt Nam vẫn là quán quân về ‘thùng rác’ của Trung Quốc, biểu hiện ở góc độ hẹp là nhập công nghệ thấp và kể cả rác thải, còn trên bình diện vĩ mô là tình trạng nhập siêu thương mại vẫn lên đến ít nhất 45 tỷ USD mỗi năm, nếu tính cả giá trị nhập lậu qua đường tiểu ngạch.
Một báo cáo vào tháng Năm năm 2018 của Bộ Tài chính Việt Nam cho biết trong thời gian gần 6 năm qua, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD, điều này dẫn đến thâm hụt thương mại nặng nề gần 150 tỷ USD giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu này vẫn gia tăng hàng năm.
Việt Nam hiện có khoảng 24 cửa khẩu quốc tế 25 cửa khẩu song phương, 68 cửa khẩu phụ, 57 lối mở biên giới và 295 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới.
Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 2013 đến hết quý I/2018 là 362 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là hơn 250 tỷ USD bằng gần 70% tổng kim ngạch.
Xuất khẩu của Việt Nam sang sang Trung Quốc giai đoạn trên là 100 tỷ USD, chỉ chiếm 29% kim ngạch song phương hai nước. Nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam cùng thời gian trên là 250 tỷ USD, gấp 200% kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, qua gần 6 năm, quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã mất cân xứng, Việt Nam thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc khoảng 150 tỷ USD, bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm.
Năm 2013, Việt Nam thâm hụt thương mại với Trung Quốc hơn 23 tỷ USD; năm 2014 là gần 29 tỷ USD; năm 2015 là hơn 33 tỷ USD; năm 2016 là hơn 28 tỷ USD và năm 2017 có giảm xuống còn hơn 22,7 tỷ USD.
Cơ cấu hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị linh kiện, điện, phân bón, than, nguyên liệu thuốc lá, trái cây tươi… Trong khi đó, Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc các sản phẩm giá trị thấp như cao su, nông sản, sắn lát, gạo, trái cây và gỗ…
Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại bị phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Nếu tính cả con số 20 tỷ USD nhập lậu mà “không ai biết” được tuồn vào theo con đường nào và bị biến hóa ra sao, tổng giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vào những năm trước phải lên đến khoảng 50 tỷ USD mỗi năm – gấp gần 300 lần so với mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vào năm 2002!
Ngay sau khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, giới chuyên gia kinh tế Việt Nam bắt đầu phải bàn luận đến khía cạnh “kinh tế Việt Nam sẽ sống được bao lâu nếu không nhập khẩu từ Trung Quốc”. Trả lời câu hỏi này là lời tường thuật rất thành thật của nhiều doanh nghiệp ngành dệt may: nếu không được nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc, nhà máy của họ chỉ tồn tại được vài ba tháng!
Thói quen phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc đã trở nên quá khó bỏ. Nó không chỉ cột chặt giới doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn xiềng xích giới quan chức “ăn dầy” của Việt Nam – những người có thẩm quyền ký hạn ngạch nhập hàng từ Trung Quốc. Tình thế càng trở nên nên khốn quẫn khi tại một số cuộc hội thảo về đầu tư, người ta cho biết giới doanh nghiệp Trung Quốc có thói quen chi dưới gầm bàn “thoáng nhất”!
Không cần nhắc lại, ai cũng biết giới quan chức Việt thuộc loại “ăn đủ” nhất trên thế giới.
Đặc biệt nếu những quan chức này nằm trong những bộ ngành kinh tế liên quan mật thiết đến TPP như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…, nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn chuyển đổi kênh nhập khẩu sẽ bị hành hạ không ít bởi chủ kiến chính trị của Bắc Kinh.

Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh hiện thời có lặp lại cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng về hành vi ‘nối giáo cho giặc’ bằng cơ chế nhập siêu vô tội vạ từ Trung Quốc? Ảnh: NDH.vn
Một nghiên cứu của Trung tâm WTO cho thấy các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu EPC của 77/106 dự án lớn trong các lĩnh vực hóa chất, khai thác chế biến bauxite, xi măng, nhiệt điện… của Việt Nam. Đây là những dự án lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng do nhà thầu Trung Quốc thực hiện nên một phần đáng kể nguồn cung năng lượng, các hoạt động của nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực, chất lượng và hiệu quả từ các hoạt động của nhà thầu nước này. Phần lớn các dự án lại sử dụng máy móc, vật tư, nguyên liệu nhập từ Trung Quốc càng khiến tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường này thêm trầm trọng. Nhiều nhà máy sau khi đi vào vận hành lại gặp trục trặc, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng kéo dài…
Những năm trước, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng là những nhân vật phụ trách bộ ngành liên hệ quá môi răng với hàng nhập từ Trung Quốc.
Liệu những bộ trưởng sau này như Trần Tuấn Anh, Nguyễn Văn Thể… có nối gót những nhân vật trên?
Kinh tế lại quấn siết chính trị. Tương lai Việt Nam làm sao có thể “thoát Trung” về kinh tế nếu vẫn khư khư ôm chặt mối tình ngang trái giữa hai thân xác chính trị thỗn thện?

Ôi cuốc hội


Các ông bà nghị quốc hội CSVN

Fb. Phạm Đình Trọng|

việc nguy khốn của đất nước: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông đã bị mất. Giặc Tàu Cộng hoàn toàn làm chủ biển Đông của lịch sử Việt Nam. Chúng bắn giết, cướp tài sản của dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam. Chúng cấm Việt Nam không được thăm dò khai thác dầu khí trên biển Việt Nam. Bằng sức mạnh quân sự và bằng ngoại giao gian dối và kẻ cả, chúng gây sức ép buộc các nước đã kí hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông với Việt Nam phải bỏ cuộc. Những đoàn tàu đánh cá của dân Tàu Cộng rầm rộ từ đảo Hải Nam, từ bờ biển Phúc Kiến được tàu chiến của chúng hộ tống tràn vào biển Đông đánh cướp hải sản của biển Việt Nam chỉ cách bờ biển Đà Nẵng chưa đến 50 cây số, khoảng 30 hải lí.
Những trái tim Việt Nam yêu nước bừng bừng phẫn nộ và đau thắt nỗi lo vận nước nhưng Cuốc hội Việt Nam đang nhóm họp ở Ba Đình Hà Nội vẫn xưng xưng tự nhận là đại diện cho ý chí, nguyện vọng người dân Việt Nam lại chỉ chăm lo vun vén cho những lợi ích cục bộ, chỉ nói ra những câu phù phiếm ngớ ngẩn về những chuyện vụn vặt của đời sống xã hội và dửng dưng vô cảm, câm miệng hến trước vận nước nguy khốn.
Máu tham bành trướng Đại Hán đã chiếm biển Đông của Việt Nam bằng hình vẽ lưỡi chó sói trên bản đồ từ năm 1947. Nay Tàu Cộng bằng sức mạnh hạm tàu, sức mạnh tàu sân bay, sức mạnh tên lửa, sức mạnh máy bay ném bom hạng nặng và sức mạnh của thế trận triển khai bao vây, cô lập, chia cắt đã xiết chặt. Đã đến giờ G Tàu Cộng thôn tính lưỡi chó sói trên thực tế biển Đông, đuổi Việt Nam ra khỏi hình vẽ lưỡi chó sói, độc chiếm biển Đông, vươn cánh tay thâu tóm cả Đông Nam Á. Đây chính là lúc cần thiết, gấp gáp, đúng lúc nhất đưa cái lưỡi chó sói phi pháp ra tòa án quốc tế. Một Quốc hội thực sự của giống nòi Việt Nam, của những dòng máu, những trái tim Việt Nam thì phải thảo luận và biểu quyết ngay điều này. Nhưng những ông nghị, bà nghị cộng sản với tầm văn hóa thấp kém, tầm chính trị giai cấp hẹp hòi, hoàn toàn thiếu vắng hồn dân tộc, hồn nước Việt đã dửng dưng câm lặng. Và những cuộc tụ tập của những ông bà nghị ở Ba Đình chỉ đáng gọi là Cuốc hội mà thôi.
Là cuốc nhưng không được như con cuốc cuốc biết nhớ nước thương nòi trong thơ bà Huyện Thanh Quan: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc, mà chỉ là loài cuốc kêu theo kì hạn khi mùa hè về: Ai xui con cuốc gọi vào hè, chỉ là tiếng loài cuốc một năm hai kì kêu những tiếng lạc lõng.
Nỗi oan khiên ngút trời của hàng ngàn người dân bị quyền lực của đồng tiền và quyền lực nhà nước kết cấu với nhau cướp hàng trăm hecta đất của người dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, ở Thủ Thiêm, Sài Gòn.
Bị cướp đất, cướp nhà, cướp cả chùa chiền, nhà thờ, người dân Thủ Thiêm, con người thể xác thì vật vờ, vất vưởng bới rác, lượm ve chai, lội sình dừa nước mò con cua con ốc kiếm sống từng bữa, con người tâm linh thì thành chúng sinh bơ vơ lạc lõng của kẻ vô loài suốt gần hai mươi năm đau đớn cả thể xác, cả tinh thần.
Không để bị cướp mảnh đất sống, người dân Đồng Tâm đã rào làng giữ đất, đã trở thành một pháo đài chống lại cả một hệ thống chính quyền tham nhũng. Đó là một hiện thực đã và đang diễn ra hơn hai năm nay ở Đồng Tâm, Mỹ Đức cách Ba Đình chưa đến 50 cây số và Đồng Tâm với Ba Đình lại càng gần gũi vì cùng trong một hệ thống loa phường của sở Thông tin truyền thông Hà Nội.
Hơn ngàn hộ dân, mấy chục ngàn người dân Thủ Thiêm đau đớn oan khiên. Dân oan Thủ Thiêm đội đơn kêu oan trên đầu, mang ba lô đơn kêu oan nặng trĩu trên vai ra Hà Nội lập làng Thủ Thiêm sát hội trường Cuốc hội ở Ba Đình gần hai chục năm nay.
Cuốc hội Ba Đình vẫn vỗ ngực tự xưng đại diện cho ý chí nguyện vọng của người dân Việt Nam mà hết khóa họp này đến khóa họp khác vẫn câm lặng, bịt tai, nhắm mắt trước nỗi oan khiên của dân Đồng Tâm, của dân Thủ Thiêm nhưng lại to mồm, lớn tiếng hè nhau đòi phải làm luật chống phản động.

Ai có quyền kêu gọi biểu tình ?



Câu này tôi tự hỏi đã rất lâu khi xuống đường tham gia vào các cuộc biểu tình trong những năm qua. Ngày 27/05/2018 an ninh trên khắp cả nước lại canh gác những người có khả năng xuống đường và lý do được cho là ông Trung Lĩnh Nguyễn ở Hà Nội kêu gọi.
Như thường lệ trên mạng lại có 3 luồng ý kiến khác biệt đó là ủng hộ, phản đối và sao cũng được. Dĩ nhiên, tranh luận xảy ra giữa những người ủng hộ và phản đối, còn sao cũng được ngồi xem đóng vai quần chúng nhân dân anh hùng.


Theo tôi, quyền biểu tình đã có trong hiến pháp Việt Nam và tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948, như vậy ai cũng đương nhiên có quyền biểu tình cũng như công khai, hô hào, kêu gọi điều đó.
Quyền thì đã rõ nhưng vẫn có nhiều người phản đối với lý do là vô ích, làm mất uy tín phong trào, thời điểm không thích hợp, vân vân và mây mây…… Tựu trung, vấn đề tiếp theo là nên hay không nên kêu gọi biểu tình vào lúc này.
Dĩ nhiên, những người phản đối mà tôi nói ở đây đều là có ý tốt muốn biểu tình thành công nên góp ý. Nhưng thế nào là thành công thì mỗi cuộc biểu tình lại có đánh giá khác nhau, mỗi thành phần tham gia lại nhận xét khác nhau.
Chúng ta xuống đường đòi Trung cộng trả lại biển đảo, nó có trả không? Không, vậy xuống đường là thất bại nhưng có người thấy dân khí nâng cao như vậy là thành công, phía an ninh dập tắt được biểu tình mà chỉ có nhân dân anh hùng bị lỗ đầu chảy máu cũng là thành công.
Biết đâu mục đích kêu gọi biểu tình của ông Lĩnh chỉ muốn nhân dân nhìn vào sự hèn hạ bán nước của Việt cộng khi đi canh giữ những người phản đối Trung cộng xâm lược, như vậy lời kêu gọi của ông ấy đã thành công và ta nên ủng hộ. Giả sử một người vô danh kêu gọi biểu tình thì an ninh có canh không, như vậy canh hay không phụ thuộc vào an ninh họ tự đánh giá chứ người kêu gọi họ đâu có tội.
Còn những ai bị phiền toái thì phải đi trách thủ phạm là an ninh chứ sao lại trách nạn nhân là ông Lĩnh? Khi tôi xuống đường cả nhà trách tôi làm phiền toái đến cuộc sống của họ, ủa thủ phạm gây phiền toái là cộng sản còn tôi cũng là nạn nhân mà. Nếu lý lẽ như vậy thì những nhà buôn bán ở khu trung tâm bị ảnh hưởng của biểu tình cũng cản ta sao, những tài xế chấp nhận trả phí BOT cũng trách những tài xế khác đang phản đối BOT làm chậm trễ họ sao? THẾ QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA TÔI VỨT VÀO SỌT RÁC À?
Nói đến đây cũng phải nói lại, ông Lĩnh có quyền kêu gọi biểu tình thì những người phản đối cũng có quyền kêu gọi không đi, nhưng không được sử dụng bạo lực để ngăn cản. Ví dụ, Đào Minh Quân mà kêu gọi thì chắc chắn tôi sẽ không đi mà còn nói nhiều người khác nữa.
Mong một ngày không xa hơn 90 triệu người Việt Nam xem quyền biểu tình cũng cấp thiết như quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc như chúng ta từng mơ ước vậy.
Ngày 04/06/2018 Việt cộng xử phúc thẩm những người con nước Việt thuộc Hội Anh Em Dân Chủ chỉ bởi họ yêu nước Việt và dám sống vì điều đó.
Năm tháng tù đày của những người yêu nước dài hay ngắn, dân chủ đến sớm hay muộn ở Việt Nam phụ thuộc vào suy nghĩ và hành động của chúng ta ngày hôm nay.
P/s: Có người cho rằng người kêu gọi phải xuống đường được, phải chuẩn bị phương án để thành công…… nói chung là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do họ đặt ra thì mới nên kêu gọi.
Họ đúng hay sai ? Họ đúng nhưng là cái đúng của riêng họ, giả sử theo tiêu chuẩn của tôi là chỉ cần xinh gái mà kêu gọi là tôi nghe liền thì sao?
Vậy lấy gì làm điểm chung? Xin thưa rằng lấy nhân quyền làm điểm chung, anh có quyền kêu gọi biểu tình, tôi thấy phù hợp với tiêu chí của tôi thì tôi đi còn không thì tôi ở nhà, chứ tôi không có quyền ngăn cấm anh biểu tình hoặc cấm anh không được kêu gọi biểu tình.
Như vậy, đối với những người phản đối thì đối tượng công kích của họ không nên là anh Lĩnh bởi như vậy sẽ xâm phạm quyền của anh ấy, mà nên thuyết phục là … nhân dân anh hùng. Nghĩa là bằng lập luận lý lẽ khẳng định anh Lĩnh không đủ khả năng tổ chức 1 cuộc biểu tình nên dân đừng nghe theo chẳng hạn.
Thế nhưng vẫn có người xuống đường để khẳng định quyền được biểu tình thì sao ? Thì tôi xin cảm phục họ vì họ đã góp một phần đời của họ vào quyền biểu tình ở Việt Nam./.