Monday, December 18, 2017

Đòi tam quyền phân lập và xã hội dân sự bị khai trừ đảng nói lên điều gì?


Mới đây, Đảng CSVN ra bản Quy định số 102 ngày 15 tháng 11 năm 2017 với những nội dung xử lý kỷ luật đảng viên của Đảng CSVN. Điều này đã làm xôn xao dư luận trong xã hội.
Quyết định quái gở "Có một không hai"
Nội dung bản quy định 102 mà nói theo cách dân dã là "có một không hai" này quy định những điều tưởng như trẻ con cũng không thể nghe theo được. Chẳng hạn: "Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng"... thì bị kỷ luật.
Lẽ ra, theo đúng nguyên tắc, thì những việc này thuộc nội bộ đảng CSVN, do vậy nếu có sự bàn luận, thắc mắc hoặc những vấn đề tranh cãi, cũng chỉ là giữa các đảng viên với cái đảng của họ mà dư luận xã hội chẳng cần nhọc công và quan tâm.
Bởi đơn giản là những quy định đó chỉ là quy định nội bộ, chỉ dành cho những thành viên trong đảng phái đó chứ không thể áp dụng ra ngoài xã hội.
Ở những băng đảng, nhất là những băng đảng xã hội đen, những băng đảng cướp, chúng còn có những quy định quái gở khiến nhiều người khó tưởng tượng và không thể chấp nhận. Thế nhưng nó vẫn xảy ra như là chuyện riêng của nó.
Chẳng hạn, nhiều toán cướp đã đặt ra tục lệ "Cắt máu ăn thề" hoặc có nhiều ràng buộc với các thành viên, đảng phái với những quy định quái đản khác.
Chẳng hạn, Yakuza - băng đảng của các nhóm tội phạm ở Nhật Bản - quy định khi gia nhập Yakuza các thành viên phải cắt đứt liên lạc với gia đình để thể hiện lòng trung thành của bản thân với ông trùm băng đảng. Hoặc băng đảng Aryan Brotherhood hay còn được gọi “AB” hay “One-Two” là nhóm thực hiện 1/4 vụ giết người tại nhà tù của Mỹ. Nếu muốn trở thành thành viên của băng nhóm này, người gia nhập cần phải thực hiện ít nhất 1 vụ giết người được yêu cầu.
Điều đó cũng chỉ là quy định của chúng, ai thích thì cứ vậy mà vào.
Chẳng hạn, nếu như đám cướp trong câu chuyện Alibaba quy định rằng đã vào tham gia đám cướp, muốn vào hang vàng bạc thì phải gọi "Vừng ơi, mở ra" chứ không được kêu thứ gì khác, thì các thành viên đảng cướp đó có nghĩa vụ tuân theo. Và khi tên tham lam Casim không chịu hô "Vừng ơi" mà chỉ hô "Mè ơi" thì hẳn nhiên cửa hang không mở.
Điều đó chẳng ảnh hưởng đến ai, nên chỉ là câu chuyện để kể cho nhau nghe trong dân gian mà họ không hề bàn cãi là tại sao không quy định gọi thóc ơi, mè ơi hay lúa mạch mà chỉ mỗi "vừng ơi"... chỉ vì đó là câu thần chú của đảng cướp đó.
Nhưng, những quy định, luật lệ của băng đảng Cộng sản ở Việt Nam sở dĩ người dân tranh luận, uất ức và nhiều người lên tiếng như cái quy định 102 quái gở kia, chỉ vì cái đảng CSVN này đã cướp về tay mình cái quyền được "làm đầy tớ nhân dân", đang quyết trấn giữ cái "quyền lãnh đạo" mà không chia sẻ cho ai, nhằm bảo vệ chỗ ngồi trên đầu, trên cổ người dân, ngày đêm hút máu, bòn xương và rút tủy người dân. Những quy định trên của băng đảng này, trực tiếp ảnh hưởng đến gần 100 triệu người dân Việt Nam bằng "sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện".
Và những quy định nói trên, chỉ nhằm giữ lấy cái ghế quyền lực nói trên và đào tạo không chỉ 40 tên cướp trong toán cướp ở câu chuyện Alibaba mà đã là một đám 4 triệu tên trong cái băng đảng đó.
Thế nên xã hội quan tâm, bàn tán, tranh cãi và lên án là điều dễ hiểu.
Thực chất cua cái quy định "có một không hai"
Cái quy định nói trên, nếu phân tích theo lý thuyết, chính nó đã chống lại lý luận của chính cái gọi là "Chủ nghĩa Mác - Lenin". Bởi theo học thuyết  Mác Lê- nin thì: "Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến mà là một hiện tượng lịch sử và ra đời, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đến một giai đoạn nào đó khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của Nhà nước không còn thì Nhà nước sẽ mất đi".
Khi chính nhà nước cũng không còn, thì đảng phái làm sao có thể tồn tại "muôn năm" hay "tuyệt đối"? Đó là chưa nói đến cái mô hình quái gở "Nhà nước pháp quyền XHCN" - một khái niệm rất mơ hồ kiểu đun lửa trong lòng nước đã và sẽ không bao giờ tồn tại trên thực tế.
Điều này chính những người cộng sản gạo cội nhất, cực đoan nhất cũng đã phải thừa nhận rõ ràng. Nông Đức Mạnh, cựu TBT Đảng CSVN đã nói khái niệm về cái gọi là XHCN chỉ là sự mù mờ và "sẽ dần dần được sáng tỏ", còn Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng hiện nay thì khẳng định đến cuối thế kỷ này vẫn chưa thể thấy cái mặt ngang mũi dọc của XHCN nó ra sao.
Trên thực tế, cái gọi là "nhà nước XHCN" và "nhà nước pháp quyền" là hai khái niệm không thể trộn lẫn. Sự trộn lẫn giữa độc tài và nhà nước pháp quyền cũng giống như trộn lửa với nước.
Do đó, buộc 4 triệu đảng viên Cộng sản không được phản bác về chiếc bánh vẽ XHCN, phải tin vào "nhà nước pháp quyền XHCN, tập trung dân chủ... chẳng khác gì việc che mắt bầy ngựa chỉ để chúng biết thồ nặng và đi thẳng hoặc rẽ theo dây cương của mình. Bốn triệu con ngựa mang thẻ đảng viên đang buộc phải nhắm mắt mà bước, cắm đầu mà đi dưới sự lãnh đạo "tuyệt đối, tài tình và sáng suốt" của đảng mà hướng đi không rõ cũng như mục đích chỉ là chiếc bánh vẽ to tướng.
Nhiều người cho rằng: Trên thực tế, chính những người Cộng sản hôm nay bằng những quy định, nghị quyết và hành động này, đã phản bội lại Hồ Chí Minh - người mà cả đảng đã lấy biết bao nhiêu tiền dân để tổ chức "Học tập và làm theo" đến bao chục năm nay.  Bởi chính Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: Khi chính phủ không phục vụ tốt người dân, thì phải phế bỏ và lập chính phủ khác.
Rõ ràng, chính HCM đã không hề coi "nhà nước pháp quyền XHCN" quái gở kia là bất biến?
Cũng trên thực tế, dù chỉ là hình nộm để lừa bịp, dù chỉ là trò tháu cáy của người Cộng sản đi nữa, thì về hình thức sau khi cướp được chính quyền cho đến khi HCM lìa đời, thì Việt Nam vẫn tồn tại đến 3 đảng phái đấy thôi.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Khi người Cộng sản đã làm ngược lại Hồ Chí Minh, có nghĩa là bản chất của Đảng Cộng sản đã thay đổi so với khi HCM còn sống?
Xin thưa là không. Hoàn toàn không phải thế.
Suy nghĩ này đã làm ngộ nhận nhiều người dân vốn được tuyên truyền ru ngủ bằng những làn điệu thêu dệt và tâng bốc Hồ Chí Minh lên hàng thần thánh và họ bị ngộ độc mà thôi.
Điều có thể giải thích được vì sao người Cộng sản hôm nay vẫn ra rả học tập và làm theo Hồ Chí Minh, nhưng vẫn ngang nhiên thực hiện những việc tưởng chừng như đã đi ngược lại như vậy có nguồn gốc từ đâu? Tại sao họ không sợ rằng những việc làm đó sẽ phủ nhận chính Hồ Chí Minh khi đã được họ phong thánh cách hết sức công phu nhưng vẫn sống sượng?
Thực ra những điều mà người Cộng sản chưa thể thi thố trước đây, khi mà họ chân chưa chắc,  thế chưa vững, nhà tù chưa nhiều, người dân chưa quen khiếp sợ, sự ngộ nhận còn nhiều thì ngày nay, khi nhà tù đã nhiều hơn trường học, súng đạn trấn áp đã sẵn sàng, họ cho rằng thế và lực đã đủ làm cho người dân khiếp sợ... thì họ không ngần ngại bộc lộ bản chất thật của người cộng sản.
Và những quy định, nghị quyết, văn kiện của đảng đã không ngần ngại bộc lộ mục đích chính của mình: Quyết giữ lấy vị trí độc tài, độc trị trong đất nước có đến gần 100 triệu con ngựa bị che mắt để nhìn chiếc bánh vẽ phía trước, khiếp sợ bởi ngọn roi trong tay tên nài ngựa tàn bạo  lăm lăm chiếc búa liềm, để rồi cứ vậy bước đi hoặc rẽ đường nào là do sợi dây cương hướng dẫn.
Tất cả những điều đó, được thể hiện trong câu nói của Nguyễn Phú Trọng mới ngày qua: Mất đảng, mất chế độ là mất tất cả.
Chính vì thế, họ có thể có nhiều cái quy định quái gở, không giống ai trên thế giới văn minh, như cái quy định "Có một không hai" đề cập ở trên.
Hẳn nhiên, họ chỉ cần đảng cộng sản, cần chế độ cộng sản để họ được tất cả từ chính tài nguyên, xương máu và nước mắt của dân tộc này.
Còn đất nước này, dân tộc này, nhân dân này sẽ mất tất cả, trừ một ân huệ là sự nô lệ và sự khốn cùng.
Hà Nội, Ngày 18/12/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Một chiến dịch report triệt xoá các facebook phản biện



Đang có một chiến dịch điểm, tập trung dồn dập report nhằm triệt xoá các trang facebook phản biện.
Facebook Trương Duy Nhất (một góc nhìn khác) vừa bị xoá chừng 2 tiếng trước. Email thông báo từ đội ngũ quản trị facebook cho biết: họ xoá vì có tài khoản khác trên facebook báo cáo tài khoản Trương Duy Nhất của tôi là “mạo danh”.
Không biết, có phải nguồn cơn triệt phá từ một status trên trang facebook của tôi hôm qua mang tên “Thanh trừng “thái tử đảng”? Status đó, tôi đã lên tiếng đòi “tước hàm cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” và yêu cầu “tống cổ khỏi bộ máy” những “Thái tử đảng” và lớp con quan, trong đó có 3 anh em nhà Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Minh Triết.
Trước đó, nhiều nhân vật khác cũng đã gặp tình trạng này, nặng thì bị xoá không lấy lại được, nhẹ thì mất quyền truy cập một thời gian dài.
Đây cũng là mặt trái rất dở của Facebook khi có kẻ mạo danh đi report, thì đội ngũ quản trị “robot” của Facebook lại xoá ngay mà không hề thẩm tra. Cho dù đó là những trang của các cây bút lâu năm, đã định danh.

Chuyện để nghĩ từ một bài hát

Tuấn Khanh 
Theo RFA-02017-12-16 
Rừng bị phá tại tỉnh Đắc Lắc. Ảnh chụp tháng Ba, năm 2013.
 Rừng bị phá tại tỉnh Đắc Lắc. Ảnh chụp tháng Ba, năm 2013. AFP
THƯƠNG CON VOI, THƯƠNG CẢ CHÚNG TA
Cách đây mấy năm, Ksor Đức gửi xuống một tấm ảnh anh đứng ở một vùng đồi trọc. Những gốc cây trơ nham nhở trãi dài như một cuộc tàn sát cao nguyên im lặng. Đức viết “rừng của bản làng giờ không còn gì”.
Ông trời – Giàng của người Tây Nguyên – chắc không nỡ hại con của mình, đất của mình. Mọi thứ chắc cũng không tự nhiên biến mất. Năm 2015, Tổng cục Lâm Nghiệp hé lộ một con số giật mình rằng chỉ trong 7 năm (2008-2014), diện tích rừng Tây Nguyên mất hơn 358.000 hecta, tức mỗi năm đã có ai đó “ăn” mất hơn 51.000 hecta rừng, gỗ quý, và có nghĩa là tiêu diệt luôn cả thảm thực vật và thú hoang trong khu vực đó.
Trong lời bình của Ksor Đức không nói hết được nỗi buồn của người miền thượng. Vì không có rừng, thì bản làng cũng tan hoang. Hàng chục ngàn năm các tộc người ở đây sống với thiên nhiên thì giờ phải nhìn ngó chung quanh mình là nhũng khối bê tông che chắn, và cách sống truyền đời xủa họ bị phá vỡ khiến khốn khó nối đuôi nhau vào tận bếp nhà từng gia đình.
Voi là biểu tượng cao quý ở rừng Việt Nam, và là sự kính trọng của người Tây Nguyên. Nhưng khi người Kinh “ăn” hết rừng, họ ăn luôn của sự sống còn của voi bằng cách thu hẹp vùng sinh sống, giết voi để lấy ngà, cắt lông đuôi. Trước năm 1975, dù đang trong chiến tranh nhưng chính quyền miền Nam vẫn cố gìn giữ nên voi có trên 2000 con, tập trung ở Daklak và Đồng Nai. Nghệ An cũng có nhưng không nhiều, khoảng 20-30 con. Nhưng đến 2016, theo thống kê của WWF (Tổ chức quốc tế bảo vệ thiên nhiên) thì Việt Nam chỉ còn khoảng 100-120 con voi.
Thương con voi, vì chúng trở thành thú sưu tầm và phô trương của tầng lớp mới giàu. Thương rừng xanh giờ cũng thành trùng trùng biệt điện biệt phủ của một giai cấp mới. Thương một đời Việt Nam bị cướp đoạt từ đồng bằng lên núi cao, và nơi nơi đều bình đẳng trong tai ương và tuyệt vọng.
Có những con voi còn trẻ, không có ngà, bị săn đuổi và giết chỉ vì lông đuôi của chúng là món chơi thời thượng như để may mắn, cầu tình duyên hoặc làm tăm xỉa răng. Những nhóm điều tra về động vật hoang dã khẳng định rằng có những chứng cứ về việc các đường dây mua bán động vật hoang dã ở Hà Nội, mà lông đuôi voi của Châu Phi và Việt Nam được rao bán với giá từ 500 đến 1 triệu đồng / một sợi.
Rậm rịch, các đợt hô hào bảo vệ động vật Châu Phi vẫn luôn được tổ chức. Các nghệ sĩ cắn móng tay, có người khóc vì thương tê giác ở Nam Phi. Thậm chí có cả một đoạn phố ở dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ, Quận 5 dùng để khuyến khích giới trẻ vẽ tranh cổ động cho tê giác ở đâu đó. Nhưng không ai nhắc người Việt Nam nhìn vào ngôi nhà của mình để biết con tê giác Java cuối cùng ở rừng Nam Cát Tiên đã bị bắn chết vào năm 2016.
Nhà dột từ nóc. Ở đây đủ cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Có thể bài hát Thương Con Voi dưới đây, của tác giả Tuấn Anh Cù Lần vẫn chưa nói hết được nỗi đau của linh hồn núi rừng Việt Nam, nhưng chắc sẽ nhắc được nhiều điều về thực tại, vốn quá nhiều thứ có thể đưa con người vào mê ảo. Nhất là khi nghe qua tiếng hát Ksor Đức, giọng ca vừa đoạt giải hạng Xuất sắc của Giải âm nhạc tự do 2017 của người Việt toàn cầu, được Hiệp hội yểm trợ văn hóa Úc-Việt (VAALA) tổ chức tại Sydney, Úc Đại Lợi.
Chỉ là câu chuyện đời, cùng âm nhạc cho một ngày chủ nhật dần vào cuối năm. Nhưng nếu đã chọn nghe, xin hãy dành thêm đôi ba phút để nghĩ thêm về một Việt Nam của chúng ta hôm nay.
------------------------------------------------------
Lời bài hát của tác giả Tuấn Anh Cù Lần
(tên thật là Văn Tuấn Anh)
Ai ăn mất cái ngà con voi rồi?
Ai ăn mất cái chùm đuôi voi đớn đau
Hôm qua, con voi còn khoe đôi ngà
Hôm qua, con voi còn khoe cái đuôi
Ai ăn mất cái rừng xanh kia rồi
Ai ăn mất thú rừng cao nguyên đó đây
Năm xưa trên non đàn voi vui đùa
Năm xưa muôn chim còn về đây
Lê thân hằn bao vết đau - voi lang thang mãi đi tìm màu xanh đã xa
Nơi đâu dòng sông mát trong, đâu thiên nhiên, nơi đâu con tim hiền hòa
Trên lưng đồi không bóng cây, mây thôi bay, xác voi ngã gục bên suối khô
Thương cho đàn voi dấu yêu, đi về đâu, thần linh (Giàng ơi ) trời xa đau buồn.
-----------------------------------------------------
Xem Video
Tham khảo thêm:
Các giọng ca đoạt giải Âm nhạc Tự do 2017 (Viet Song Contest)
https://goo.gl/kFza59
Các bài hát đoạt giải Âm nhạc Tự Do 2017 (Viet Song Contest)
https://goo.gl/C8jS2V
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Dân chủ cho dân hay cho ai nghe Đảng?

RFA -2017-12-18  
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc.
 Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc.  AFP
Trong phát biểu đọc tại Diễn đàn phát triển Việt Nam 2017 tổ chức tại Hà Nội hôm 13/12 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc có đưa ra 5 giải pháp để tăng năng suất cho Việt Nam. Trong 5 giải pháp được nói đến, có một điểm đáng chú ý mà ông Phúc đưa ra là Chính phủ  tiếp tục phát huy dân chủ cho mọi người dân.

Một màu u ám

Trao đổi với RFA, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, hiện đang sống ở Hải Phòng, cũng là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc nói muốn phát huy dân chủ chỉ để lấy lòng người dân và các đối tác nước ngoài, nhằm tạo thuận lợi cho các hợp đồng kinh tế:
Thực tế tình hình ở trong nước Việt Nam từ đầu năm đến nay, chính quyền cộng sản họ thẳng tay đàn áp lực lượng đối lập và bài trừ tôn giáo rất mạnh mẽ. Ngay mấy tháng nay khi họ biết rằng Mỹ đã rút khỏi TPP thì họ lại càng thẳng tay đàn áp hơn. Sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và có nguy cơ quan hệ kinh tế, đối ngoại với khối Liên minh châu Âu xấu đi, nhưng các vụ án họ bắt và đưa ra xét xử vẫn rất nặng. Nặng hơn những năm 2006, 2007 hồi chúng tôi bị bắt.
Những tháng gần đây việc bố ráp anh em dân chủ càng nặng nề hơn. Thậm chí việc hành hung, theo dõi anh chị em dân chủ khi họ ra khỏi nhà, mặc  dù họ không làm gì hết mà chỉ ra khỏi nhà thôi cũng đã khó khăn và gắt gao hơn.
Các nhà quan sát và các tổ chức theo dõi nhân quyền đều cho rằng năm 2017 là một trong những năm chính phủ Hà Nội đàn áp mạnh tay nhất đối với giới hoạt động dân chủ. Nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt chỉ trong vòng mấy tuần lễ. Nhiều nhà hoạt động bị tuyên những bản án nặng nề như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị y án 10 năm tù, bà Trần Thị Nga 9 năm tù và gần đây nhất là nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam.
Nhiều nhà hoạt động khác bị hành hung nhằm trả đũa cho tiếng nói kêu gọi dân chủ của họ. Mới ngày 17/12 vừa qua, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, ông Phạm Chí Dũng đã bị xe tông khiến ông bị thương nặng. Nhiều người cho rằng đây không phải là một tai nạn bình thường mà là một kế hoạch trả thù ông đã được lập sẵn.
Về tôn giáo, báo cáo tự do tôn giáo 2016 của Hoa Kỳ đưa ra nêu rõ là chính quyền chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo không được công nhận và những người từ các dân tộc thiểu số vẫn bị chính quyền sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả tấn công hành hung, tạm giam ngắn hạn, truy tố và hạn chế đi lại.
Cách đây vài ngày, giáo dân tại giáo xứ Kẻ Gai, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho biết họ bị chính quyền cùng Hội Cờ Đỏ tấn công và đánh đập khi đang đào một con mương để ngăn nước tràn vào ruộng.
Nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân ở Sài Gòn cho rằng khi Việt Nam nói phát huy dân chủ là dân chủ trong khuôn phép của Đảng, chứ không phải là dân chủ thực sự:
"Không có một dấu hiệu nào cho thấy sự cởi mở hơn từ phía chính quyền đối với vấn đề dân chủ nhân quyền. Do đó các phát biểu của quan chức mang ý nghĩa định hướng của chế độ. Tức là dân chủ đó theo quan điểm của chế độ chứ không phải là dân chủ thực sự. Đôi lúc họ nói dân chủ được hiểu là dân chủ trong Đảng chứ không phải là dân chủ trong dân.
Khi họ nói dân chủ đến mọi người dân là những người dân do họ lựa chọn. Những người này có tiếng nói thuận với chính quyền và không trái ý với chính quyền. Còn người dân nào nói trái ý chính quyền tức là những người bất đồng chính kiến thì chính quyền không bao giờ lắng nghe. Đặc biệt họ không bao giờ dám trưng cầu dân ý những vấn đề quan trọng của quốc gia. Điều đó cho thấy họ không có một thiện chí nào để thực hiện tinh thần dân chủ."
RFA cũng trao đổi với một số người dân về khái niệm phát huy dân chủ tới mọi người. Nhiều người kêu than rằng quyền lợi chính đáng của họ ngày càng mất đi. Chị Thanh, một người dân tỉnh Bình Phước nói với chúng tôi:
"Em thấy trật lấc, nói thì nói vậy thôi nhưng nó đâu có đúng. Người ta nói quyền dân chủ tự do nhưng tụi em bây giờ thấy mất quyền dữ lắm ạ."
Một người dân khác là chị Ngọc ở Hà Nội lại nói rằng chị yêu dân chủ, và muốn được tìm hiểu dân chủ nhưng lại bị chặn truy cập những trang web về dân chủ. Vì vậy chị phân vân không hiểu Nhà nước muốn phát huy dân chủ đến với mọi người dân bằng cách nào:
"Tôi vẫn nghe thấy nhiều, theo tôi dân chủ là người dân làm chủ một cách thực sự. Từ trước đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn lên internet, đài thì không có. Nhưng trên internet thì cũng khó lắm vì những trang mạng có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài rất là khó tiếp cập vì thường bị họ chặn."

Con đường dân chủ

Từ bức tranh hiện thực xã hội ở Việt Nam, nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân khẳng định rằng nếu Nhà nước muốn phát huy dân chủ theo đúng ý Thủ tướng nói thì bước đầu tiên cần cải cách luật pháp:
"Trước tiên phải ban hành những luật đã quy định trong Hiến pháp về quyền cơ bản của người dân và đặc biệt là những quyền quan trọng ví dụ như lập hội, biểu tình, tự do ngôn luận, tự do báo chí,..
Đến bây giờ những quyền cơ bản của người dân vẫn không được luật hóa và thực hiện thì không thể nói đến vấn đề dân chủ.
Những sự kiện vấn đề lớn của đất nước phải được trưng cầu dân ý hay lấy ý kiến rộng rãi trên các tờ báo lớn để thấy lòng dân như thế nào."
Hiện tại các quyền cơ bản của người dân như tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, biểu tình,… đều được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Tuy nhiên riêng quyền lập hội và biểu tình có trong Hiến pháp nhưng chưa được quy định trong luật pháp của Việt Nam. Nhiều năm nay, người dân luôn thúc giục Chính phủ phải ban hành luật biểu tình và lập hội để họ được thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp nhưng Việt Nam luôn trì hoãn hết lần này đến lần khác. Đầu năm nay, trong một phiên họp Quốc hội, Chính phủ lại một lần nữa “khất” việc ban hành luật biểu tình.
Vì chưa có luật nên nhiều người dân bị bắt thậm chí kết án tù khi tham gia vào các cuộc biểu tình, chẳng hạn như biểu tình chống Trung Quốc hay chống nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh. Nhiều hội nhóm độc lập bị đàn áp, trả thù.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đồng ý với quan điểm của nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân, nhưng ông bổ sung thêm rằng Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ những điều luật trái với nền dân chủ được Thế giới công nhận:
"Phải bãi bỏ điều luật 79, 88 và 258 và một vài điều luật trái hẳn với quy định của Liên Hiệp Quốc và thậm chí trái với Hiến pháp của Việt Nam.
Thứ hai, là công nhận lực lượng đối lập, các nhà bất đồng chính kiến, phải gặp gỡ và đối thoại dân chủ ở trong nước cũng như lực lượng dân chủ của Việt Nam đang hoạt động ở hải ngoại để tìm ra con đường thực sự ôn hòa cho cả hai bên để đất nước có dân chủ thật sự và xây dựng một đất nước phồn vinh."
Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, điều 88 là tuyên truyền chống Nhà nước và điều 258 quy định tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích quốc gia. Đây là những điều luật Việt Nam thường xuyên áp dụng để quy chụp tội danh cho giới bất đồng chính kiến. Các tổ chức quốc tế đã rất nhiều lần lên tiếng yêu cầu Việt Nam bãi bỏ những điều luật này vì cho rằng chúng quá mơ hồ và vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người.

Quyết định Một Không Hai, Luật của Đảng hay Nhà nước pháp quyền?

Kính Hòa RFA 2017-12-18  
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng chính trị duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam. Ảnh chụp tháng Sáu, 2017.
 Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng chính trị duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam. Ảnh chụp tháng Sáu, 2017.  AFP
Trong bài phát biểu bế mạc Diễn đàn phát triển Việt Nam 2017, vào ngày 13 tháng 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đưa ra nhiều điểm nhằm làm cho Việt Nam không bị tụt hậu. Trong những điểm đó có việc cải cách thể chế pháp luật tại Việt Nam.
Mâu thuẫn giữa điều lệ đảng và pháp luật
Ngày 7 tháng 12, tức chỉ vài ngày trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu về những biện pháp cải cách để Việt Nam không bị tụt hậu, ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ký ban hành Quyết định 102, trong đó qui định rằng những đảng viên cộng sản nào đề cập đến những vấn đề như là tam quyền phân lập, hay xã hội dân sự sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng.
Cán bộ ở đây không chỉ là đảng viên mà thôi, mà còn là quan chức nhà nước, những người đang điều hành một bộ máy dựa trên cơ sở luật pháp chứ không phải dựa trên cơ sở cương lĩnh và điều lệ của đảng.
-Luật sư Lê Công Định.
Trong khi đó không có một đạo luật nào của Nhà nước Việt Nam ngăn cấm xã hội dân sự cả. Thậm chí, đôi khi báo chí của Nhà nước cũng nói rằng xã hội dân sự là cần thiết cho sự phát triển của đất nước, ví du như vào năm 2006, báo mạng Vnexpress dẫn lời Giáo sư Đặng Ngọc Dinh, lúc đó là Viện trưởng các vấn đề phát triển, nói rằng “xã hội dân sự là cần thiết, và tốt cho công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam.”
Như vậy những quan chức Việt Nam, đại đa số là những đảng viên Đảng Cộng sản, một mặt phải tuân theo quyết định 102, là không đề cập đến xã hội dân sự, nhưng mặt khác, với tư cách là người điều hành đất nước họ phải thúc đẩy xã hội dân sự phát triển.
Điều mâu thuẫn này phải được giải thích như thế nào?
Ngay sau khi Quyết định 102 được ban hành, luật sư Trần Quốc Thuận. từng là Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, giải thích với chúng tôi như sau:
Công dân có quyền khác và người Đảng viên có quyền khác. Họ bị ràng buộc bởi vì khi đã vào Đảng thì phải chấp nhận những quy định, nghị quyết  trong điều lệ Đảng.
Nếu ai không tuân theo những quy định đó thì họ kỷ luật, thậm chí là người đó không còn trong Đảng vì họ tự nguyện xin ra. Đó cũng là chuyện bình thường.
Trong tổ chức nào cũng thể, Đảng hay hội, đoàn thể đều có nội quy. Ai vi phạm nội quy đều có hình thức xử lý. Họ có tôn chỉ, mục đích. Cho nên tôi cho rằng quyết định đó mang tính chất rất nội bộ trong Đảng.”
Luật sư Thuận nói tiếp rằng những ai có ý tưởng xã hội dân sự hoặc tam quyền phân lập có thể xin ra khỏi Đảng để thực hiện ý định của mình.
Nhưng Luật sư Lê Công Định, hiện sống tại Sài Gòn, nói rằng những mâu thuẫn về luật pháp của nhà nước với những điều luật của Đảng Cộng sản đã, đang, và sẽ gây ra những xáo trộn về mặt luật pháp cho đất nước:
“Chỉ có vai trò của đảng trong việc xử lý cán bộ, mà cán bộ ở đây không chỉ là đảng viên mà thôi, mà còn là quan chức nhà nước, những người đang điều hành một bộ máy dựa trên cơ sở luật pháp chứ không phải dựa trên cơ sở cương lĩnh và điều lệ của đảng, thì họ chỉ quan tâm đến vấn đề xử lý trong nội bộ của họ mà thôi, còn trên phương diện pháp lý họ lại không quan tâm. Do đó xáo trộn trong xã hội do cái mầm mống đó không bao giờ được giải quyết một cách dứt khoát.”
Ông Định dẫn chứng trường hợp của ông Đinh La Thăng, đảng viên cộng sản cao cấp nhất từ trước đến nay vừa bị bắt giam. Vào tháng Năm năm nay, ông Thăng bị khai trừ ra khỏi Bộ chính trị của Đảng vì những sai phạm của ông trong quản lý nhà nước. Ông Lê Công Định nhận xét rằng lúc đó ông Thăng chỉ lên tiếng hối lỗi trước Tổng bí thư đảng, chứ không nói gì đến các cơ quan luật pháp của nhà nước.
Ngoài vụ ông Đinh La Thăng, trong thời gian hai năm trở lại đây, có nhiều vụ kỷ luật, hoặc bắt giam các cán bộ, viên chức nhà nước bị cáo buộc tham nhũng, người ta thấy nổi bật lên vai trò của Ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản, một bộ phận chịu trách nhiệm về kỷ luật của Đảng, chứ không phải là tòa án, hay viện kiểm sát, những cơ quan thi hành pháp luật của Nhà nước.
Nhà báo Phạm Chí Dũng hiện sống ở Sài Gòn cho biết rằng điều đó không có gì lạ trong hệ thống một đảng duy nhất cai trị như ở Việt Nam:
“Nếu mà anh đứng ở bên trong, trong một xã hội độc đảng thì điều đó không có gì lạ cả. Có nghĩa là Đảng muốn làm gì thì làm. Thậm chí trong năm 2013, ông Trọng còn nói là cương lĩnh đảng còn quan trọng hơn hiến pháp mà. Và qui định 102 đó là tuân theo điều lệ đảng.”
Nguyên văn lời ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước một số cử tri ở Hà Nội vào năm 2013 là: Hiến pháp là văn kiện quan trọng thứ nhì của đất nước, sau cương lĩnh đảng.
Ý thức về một nhà nước pháp quyền
Ngay sau đó, Đại tá Phạm Đình Trọng, một cựu đảng viên cộng sản nhận xét với đài RFA như sau:
Nếu mà anh đứng ở bên trong, trong một xã hội độc đảng thì điều đó không có gì lạ cả. Có nghĩa là Đảng muốn làm gì thì làm.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
“Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được.
Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nói đến vấn đề cải cách nền tư pháp của đất nước từ năm 1987, sau khi đảng cầm quyền quyết định cải cách kinh tế trước đó một năm. Đồng thời khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là luật pháp của nhà nước là trên hết, cũng nhiều lần được báo chí của Nhà nước Việt Nam đề cập đến.
Tuy vậy luật sư Lê Công Định, nói với chúng tôi rằng sau 30 năm cải cách tư pháp để hướng đến một nhà nước pháp quyền tại Việt Nam là không có gì. Lý do được ông đưa ra là ý thức về pháp luật của những người cộng sản rất thấp, đối với họ điều quan trọng nhất là kỷ luật đảng chứ không phải pháp luật của nhà nước.
Họ coi đó chỉ là hình thức bề ngoài, để họ chứng minh nhà nước này là nhà nước pháp quyền. Nhưng trên thực tế, ăn sâu trong tập quán suy nghĩ của họ, luật pháp không quan trọng bằng những cương lĩnh và điều lệ của Đảng Cộng sản.”
Và ông nói rằng việc ban hành Quyết định 102 này là do sự lo ngại của Đảng Cộng sản rằng nhiều đảng viên của mình đang cho rằng xã hội dân sự là một giải pháp phát triển đất nước thay cho chế độ toàn trị của một đảng duy nhất.
Khi được hỏi rằng tại sao Đảng Cộng sản lại không ra lệnh cho bộ máy nhà nước mà mình đang lãnh đạo ra những bộ luật giống như điều lệ đảng, chẳng hạn như cấm xã hội dân sự, nhà báo Phạm Chí Dũng trả lời rằng:
Nếu Việt Nam tung ra cái đó thì Việt Nam vi phạm ngay những cái Việt Nam đã ký, những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký, như là Công ước về các quyền dân sự và chính trị, ký năm 1982. Trái luôn với những hiệp định thương mại mà Việt Nam sắp ký, thì đều có vấn đề xã hội dân sự và nhân quyền ở trong đó.
Trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị mà ông Dũng đề cập, có điều thứ 22 nói rằng mọi người đều có quyền lập hội và gia nhập công đoàn để bảo vệ lợi ích của bản thân mình, tức là những hoạt động của một xã hội dân sự mà Đảng Cộng sản Việt Nam cấm những đảng viên của mình đề cập đến.

Chính quyền nói linh mục kích động vụ xô xát tại Giáo xứ Kẻ Gai

RFA 2017-12-18  
Hình ảnh vụ xô xát ở giáo xứ Kẻ Gai ngày 17/12/2017
 Hình ảnh vụ xô xát ở giáo xứ Kẻ Gai ngày 17/12/2017  screen capture
Báo Nghệ An vào ngày 17 tháng 12 có bài viết cáo buộc linh mục Nguyễn Đức Nhân, cha xứ Kẻ Gai, đã ‘kích động giáo dân vi phạm luật pháp’.
Vụ việc được báo này thuật lại vào sáng ngày 17 tháng 12 năm 2017, linh mục quản xứ Kẻ Gai, Nguyễn Đức Nhân dùng loa phát thanh kích động bà con giáo dân đưa máy xúc, cuốc xẻng ra đào đất ruộng và phá mương thủy lợi để làm một con đường rộng khoảng 2,2 – 3 mét dài khoảng 80 mét.
Báo Nghệ An còn thuật rằng lực lượng chức năng yêu cầu những người tham gia hoạt động như vừa nêu giải tán, thu dụng cụ của họ; nhưng rồi linh mục Nguyễn Đức Nhân lại kích động một số người tấn công lực lượng chức năng và cán bộ chính quyền.
Về phía linh mục Nguyễn Đức Nhân, vào tối ngày 18 tháng 12, ông trình bày lại sự việc xảy ra với Đài Á Châu Tự Do như sau:
Giáo dân chưa xây dựng gì cả, họ chỉ mới đào mương trên đất của tổ tiên họ bao đời nay. Họ chỉ đào cái mương như thế để nước khỏi tràn vào thôi. Còn xây dựng gì thì chưa.
Tôi có nói với chính quyền rằng vấn đề thành lập giáo họ thì tôi sẽ viết đơn cùng với người dân trình bày với Đức Giám Mục Giáo Phận. Nếu Ngài đồng ý thì Ngài sẽ trực tiếp làm việc với chính quyền về thủ tục giấy tờ thành lập giáo họ. Lúc đó việc xây dựng mới tính sau.”
Linh mục Nguyễn Đức Nhân khẳng định là giáo dân Xứ Kẻ Gai vào sáng ngày 17 tháng 12 chỉ làm thủy lợi để nước khỏi tràn vào ruộng của họ. Mà phần đất làm thủy lợi là đất của ông bà, tổ tiên của những giáo dân từng canh tác trước đây.
Tuy nhiên lực lượng chức năng đến và một số thành phần thuộc tổ chức gọi là ‘Hội Cờ Đỏ’ tấn công khiến một số giáo dân bị thương.
Linh mục Nguyễn Đức Nhân nói về tình trạng này:
Bắt đầu lúc 6:20 sáng khi dân ra làm mương thủy lợi thì chính quyền nghĩ rằng người dân đang xây dựng gì đó nên đưa người đến. Xảy ra tranh cãi giữa hai phía. Sau đó những người thuộc Hội Cờ Đỏ từ hai xe đi xuống. Họ khoác cờ đỏ và nhào xuống đánh giáo dân ngay trước sự chứng kiến của Công an huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Tây và cả sự chứng kiến của chính quyền huyện Hưng Nguyên và xã Hưng Tây. Cả hai ông chủ tịch xã Nguyễn Văn Thu và trưởng công an xã Hưng Tây, ông Lực, vừa trực tiếp tham gia đánh người, vừa chỉ huy, cổ vũ cho Hội Cờ Đỏ xuống đánh đập mấy phụ nữ; rồi một anh trong giáo xứ bị đánh bất tỉnh nằm trên đường. Tiếp đó họ điều Cơ động rất đông, vừa xe, vừa người, đến tại tuyến đường tránh Vinh.
Chúng tôi giải quyết nhẹ nhàng đến 5 giờ tình hình kết thúc.
Theo lời linh mục Nguyễn Đức Nhân thì khi xảy ra vụ việc ông có điện thoại cho ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch tỉnh Nghệ An. Vị linh mục này đề nghị phía tỉnh phải có biện pháp xử lý kỷ luật thích đáng đối với hai ông Nguyễn Văn Thu, chủ tịch xã Hưng Nguyên và ông Lực trưởng Công an Xã.
Linh mục Nguyễn Đức Nhân còn nói thêm là ông Sửu thuộc Công an Tôn giáo tỉnh Nghệ An hứa sẽ cố gắng giải quyết thủ tục đất đai và hết sức tạo điều kiện để thành lập giáo họ và xây dựng nhà thờ.

Xí nghiệp thép Đài Loan đứng đằng sau vụ thải độc chất tại Việt Nam bị phạt lần nữa

AFP * Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Hôm chủ nhật, các nguồn tin chính thức cho biết xí nghiệp thép Đài Loan đúng đằng sau vụ tràn lan chất độc giết chết hàng tấn cá tại miền trung VN hồi năm ngoái bị phạt thêm lần thứ hai vì chôn chất thải độc hại một cách bất hợp pháp.

Vụ thải độc chất từ xí nghiệp thép Formosa có vốn 11 tỉ MK tại tỉnh Hà Tĩnh đã gây ra một trong những tai họa môi trường tệ hại nhất nước, tàn sát các sinh vật dọc theo đường duyên hải và khiến dẫn đến nhiều tháng biểu tình hiếm hoi tại đất nước chuyên chế này.

Theo báo Công Lý, xí nghiệp bị phạt đầu tiên 500 triệu MK vì tuôn đổ hóa chất độc hại – kể cả chất cyanide – vào đại dương hồi tháng 4 năm 2016, và hiện bị ra lệnh đóng phạt thêm 25 ngàn MK vì chôn chất thải độc hại xuống mặt đất.

Báo Công Lý, cơ quan phát ngôn của Tòa Án Tối Cao, cho biết thêm một nhà thầu địa phương cũng bị phạt 20 ngàn MK vì trợ giúp chôn 100 thước khối chất thải.

Một viên chức ở Hà Tĩnh xác nhận khoản phạt vạ mới nhất đó với AFP hôm chủ nhật, mà không đưa ra thêm chị tiết.

Chất thải được chôn hồi tháng 7 năm 2016, và cư dân địa phương báo cáo đã thấy nhiều chiếc xe tải chuyên chở vật liệu tới một nông trại thuộc nhà thầu được thuê để giải quyết.

Công an xác nhận chất thải xuất phát từ Formosa và đã mở cuộc điều tra hồi năm ngoái. Các viên chức không bình luận về lý do tại sao phải mất hơn một năm mới ban hành khoản phạt vạ rất nhỏ này.

Việc lan tràn độc chất đã tạo ra nhiều cuộc biểu tình phẫn nộ chống lại công ty và nhà cầm quyền độc đảng vốn thường xuyên cầm tù những người chỉ trích, kể cả các ngư dân bị ảnh hưởng đã đòi hỏi khoản bồi thường lớn hơn.

Vài nhà hoạt động đã bị bắt và tuyên án vì can dự vào các cuộc biểu tình, kể cả một blogger 22 tuổi bị 7 năm tù hồi năm ngoái.

Xí nghiệp thép khổng lồ Formosa, khi ở trong giai đoạn xây cất vào lúc xảy ra tai họa, đã được bật đèn xanh để hoạt động trở lại hồi tháng 4 sau khi các viên chức tìm thấy rằng xí nghiệp đã giải quyết hàng chục vụ vi phạm.

Một số viên chức đã bị trừng phạt hay sa thải sau tai họa, vốn cho thấy các bãi biển xả đầy cá, kể cả những sinh vật lớn ngoài khơi.

Nước VN cộng sản đã từng bị cáo buộc làm ngơ trước những quan tâm về môi trường trên bước đường tiến tới phát triển nhanh chóng, mặc dù vấn đề này đã trở thành vấn đề trọng tâm cho một số nhóm vốn đã nêu nguyên nhân lên mạng truyền thông xã hội.


December 17, 2017

Nhân vụ ông Ngô Văn Tuấn bị kỷ luật, nghĩ về thân phận của những kẻ bưng bô

Ngàn Hương (Danlambao) - Vậy là dàn đồng ca báo lề đảng, sau khi hết lời ca ngợi trận “đánh úp, bắt sống” ông Đinh La Thăng, cựu UBBCT ĐCSVN, cựu Bí thư thành Hồ, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT, cựu Chủ tịch Tập đoàn PVN. Thì nay cũng với dàn đồng ca ấy, lại có dịp tung hô những “chiến công vang dội” của ĐCSVN qua việc thanh trừng một số quan chức và cựu quan chức trong hệ thống cai trị hiện nay. Họ coi hành động này thể hiện sự “sáng suốt và tài tình” của giới lãnh đạo chóp bu Hà Nội, đã dám “đập chuột” mà không sợ “vỡ bình”, đã dám “Ta tự đánh ta” mà không sợ mang tiếng là đấu đá nội bộ do tranh giành quyền lợi giữa các phe phái và các nhóm lợi ích.

Đa số những cái tên được điểm mặt lần này, đều đã “hạ cánh”.

Như cựu Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh, cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng, cựu Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng.

Những “tội lỗi rất nghiêm trọng” của họ gây ra, cũng xung quanh nội dung các dự án về đất đai. Chính đây là miếng mồi béo bở nhất cho các quan tham tự tung tự tác và lộng hành tại các địa phương, dưới chiêu bài “các công trình phục vụ dân sinh”, nhằm vơ vét để làm giàu bất chính. Như “quyết định giao chủ đầu tư dự án không có năng lực; phê duyệt đầu tư, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, giao chỉ định thầu một số dự án trọng điểm trái quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn...”.

Thế nhưng, sau khi bị “đưa lên thớt”, cũng có những quan chức rất láu cá, rất lẻm lỉnh, như cựu Chủ tịch Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng, người đã dám chi 65 tỷ đồng để mua ấm chén làm quà biếu nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, trong khi Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo. Khi bị báo chí truy vấn về những sai phạm như phê duyệt dự án vi phạm pháp luật, không phù hợp với quy hoạch; giao đất không thông qua đấu giá; thanh toán trùng chi phí đầu tư gây thất thoát ngân sách tại công trình cầu - đường Nam Vĩnh Yên, có tới hai lần thanh toán tiền. Thì ông Hùng đã to mồm khẳng định: “dù 1cm đất tôi cũng không lấy”.(1)

Dư luận cho rằng, ông Phùng Quang Hùng nói rất đúng. Vì cái mà những ông ấy “ăn”, không phải là từng xentimét đất. Mà phải là hàng trăm hàng ngàn tỷ. Phải là hàng trăm héc ta đất của dân nghèo.

Cũng trong dịp đốt lò này, có 2 quan chức đương nhiệm bị “làm thịt”, là Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Nam Lê Phước Hoài Bảo, và Phó Chủ tịch UNND tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn.

Anh chàng Giám đốc “mê chim” mang tên Hoài Bảo này đã được cha là ông Lê Phước Thanh, cựu Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Nam dùng tiền thuế của dân cho đi học thạc sĩ, chuyên ngành quản trị tài chính tại Mỹ từ năm 2010 đến 2012. Sau khi về nước, ông Lê Phước Thanh đã dùng trò ảo thuật, làm cho anh chàng này trở thành nhân vật “nổi đình nổi đám”, với việc thăng tiến vù vù. Chỉ sau vài ba năm, ông Lê Phước Thanh đã cho con ông đảm nhận các chức vụ như sau: “Năm 2012, Hoài Bảo được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai. Tháng 3/2014, Hoài Bảo được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình. Tháng 4/2015, Hoài Bảo về làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam. Cuối tháng 9/2015, UBND tỉnh Quảng Nam công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ông Bảo trở thành Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư trẻ nhất nước”.(2)

Như vậy là cái tên Hoải Bảo được cha mẹ đặt cho với hy vọng sẽ nối nghiệp cha, sẽ là ông vua của tỉnh Quảng Nam. Và biết đâu trong một ngày đẹp trời, Hoài Bảo lại có dịp ra vũng vẫy tại sông Hồng như ông Bá Thanh và ông Phúc niểng vậy. Thì nay, với cú ra đòn của phe ông Trọng, đã làm cho Hoài Bảo “tan giấc mộng vàng”, phải chôn vùi giấc mơ và hoài bảo ấy xuống sông xuống biển.

Thế nhưng, vào đầu tháng 10/2015, sau khi vụ việc đang nóng bỏng, dư luận ồn ào về việc bổ nhiệm thần tốc và kỳ lạ này, thì đoàn công tác Bộ Nội vụ do thứ trưởng Trần Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND và đại diện các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Nam về vấn đề Công tác cán bộ. Trong đó, có đề cập đến trường hợp ông Lê Phước Hoài Bảo, được bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư ở tuổi 30: “Tại buổi làm việc, Đoàn công tác nhận thấy, tỉnh Quảng Nam đã làm đúng quy trình bổ nhiệm nhân sự, ông Hoài Bảo đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Giám đốc Sở. Sau đó, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng đoàn công tác nêu quan điểm, hoàn toàn ủng hộ chủ trương thu hút nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam thời gian qua.

Về việc bổ nhiệm Giám đốc sau 6 tháng giữ cương vị Phó giám đốc sở, ông Tuấn cho biết, việc này không có trong quy định bổ nhiệm và không phải là điều kiện bắt buộc”.(3)

Có điều lạ lùng là, những vi phạm của các quan chức là cựu bí thư và chủ tịch các tỉnh từ xưa đến nay, đã vi phạm trong một thời gian dài, không phải do hàng chục cơ quan thanh tra và kiểm tra của các cấp đảng và chính quyền từ trung ương đến địa phương, với hàng ngàn quan chức phát hiện ra. Tất cả các vị này sau khi đã “hạ cánh”, nghĩa là đã kịp “tiêu hóa” những tài sản vơ vét mang về làm giàu bất chính. Sau đó, tất cả những vụ vi phạm này đều do báo chí, sau khi đã được ai đó "bật đèn xanh", nên đã phát hiện, và mới dám lên tiếng. Thế nhưng sau đó, các cơ quan thanh kiểm tra cũng phải sau nhiều năm “điều tra, ngâm cứu”, thì mới “nhanh chóng” phát hiện được.

Điều đó chứng tỏ những cuộc gọi là “thanh tra, kiểm tra” của nhà nước này trong những năm qua chỉ là trò hề. Họ chỉ đến những nơi “có khói, có mùi”, mục đích chính là để nhậu nhẹt, đi thư giãn và lấy bao thư, rồi “Thank you" và mang về làm báo cáo với nội dung tất cả đều "đúng quy trình".

Điều đó chứng tỏ rằng, hầu như những cơ quan thanh kiểm tra từ trên xuống dưới, với đội ngũ quân số nhiều như quân Nguyên, hàng năm nhà nước phải dùng hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân để "nuôi" những người này, hoặc là do nghiệp vụ quá yếu kém, hoặc là do các quan tham vô hiệu hóa, nên đã hoàn toàn vô tác dụng. Vậy tại các địa phương hiện nay, có cần cho tồn tại những cơ quan vô dụng này không?

Nhân vật thứ hai bị đem vào lò nướng khi đương chức lúc này, là Ngô Văn Tuấn, Phó CT tỉnh Thanh Hóa.

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 17/12/2017 đưa tin: “Cách tất cả chức vụ trong Đảng của phó chủ tịch Thanh Hoá Ngô Văn Tuấn.

Theo đó; “Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Ngô Văn Tuấn - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng”.(4)

Xung quanh việc nhân vật này bị kỷ luật, dư luận đang bàn tán xôn xao, là Ngô Văn Tuấn “hy sinh” vì ai?

Cái gọi là "tội trạng" của Ngô văn Tuấn, là đã phát hiện ra người đẹp Quỳnh Anh khi cô này còn tàm tạp vụ tại Sở TN&MT Thanh Hóa. Ngô Văn Tuấn đã mang Quỳnh Anh về Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa do mình làm giám đốc. Từ một người chỉ có bằng Cao đẳng Công nghệ TT tại Đại học Vinh, nhưng dưới bàn tay nhào nặn của Ngô Văn Tuấn, Quỳnh Anh được tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển, không minh bạch, không đúng chuyên ngành được đào tạo.

Nhưng sau khi “sử dụng” người đẹp này được vài năm, Ngô Văn Tuấn đã có “sáng kiến vĩ đại”, là đã “dâng hiến” người đẹp này cho Trịnh Văn Chiến, lúc ấy vừa làm Chỉ tịch tỉnh Thanh Hóa. Và cũng kể từ năm 2010, khi Quỳnh Anh được "sang tay" cho chủ mới, thì bước đường quan lộ của người đẹp này mới được thăng tiến như “cá vượt Vũ Môn”.

Chỉ trong thời gian ngắn, từ năm 2010 đến 2016, là lúc ông Trịnh Văn Chiến làm Chủ tịch và Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Quỳnh Anh vừa đi học vừa nghỉ sinh, mới ngồi vào chức Trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản chưa ấm chỗ, Quỳnh Anh đã được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa cử đi học lớp Cao cấp Lý luận Chính trị. Sau khi tốt nghiệp, cô này còn được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ của Sở Xây dưng được tỉnh Thanh Hóa, và được Sở XD làm quy trình để bổ nhiệm Phó Giám đốc sở này.

Không chỉ thăng tiến thần tốc trên con đường “quan lộ”, Quỳnh Anh còn sử dụng một tài sản khủng lên đến hàng chục triệu đôla. Quỳnh Anh từng sở hữu một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P. Đông Hương, TP.Thanh Hóa (hiện căn biệt thự này đã được bà Anh chuyển nhượng cho... mẹ ruột của mình) và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng… Đây là xe sang, biển số “độc” trùng với năm sinh của bà Quỳnh Anh (30E-019.86), đăng ký của chiếc xe này còn ghi rõ bà Trần Vũ Quỳnh Anh có địa chỉ tại lô 9, LK3 - khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội). Trong khi địa chỉ ghi trong hồ sơ lý lịch cũng như hợp đồng mua lô biệt thự tại khu đô thị Bình Minh (TP.Thanh Hóa) của bà này là tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa.(5)

Con đường thăng tiến thần tốc của Quỳnh Anh, nếu không có Bí thư Trịnh Văn Chiến đạo diễn, thì tuy là Giám đốc Sở Xây dựng, nhưng Ngô Văn Tuấn làm sao qua mặt được Sở Nội vụ và Ủy ban Kiểm tra tỉnh này? Chỉ có Trịnh Văn Chiến mới có uy tín bao trùm lên tất cả mọi cơ quan ban ngành của Thanh Hóa. Ngược lại, các ban ngành của tình này cũng lấy đó làm một dịp may mắn để bày tỏ lòng trung thành với cấp trên.

Về khối tài sản khủng của Quỳnh Anh càng chứng tỏ ngoài Trịnh Văn Chiến, thì không ai có khả năng cung phụng người đẹp được như thế.

Trước sức ép của báo chí và dư luận, vào đầu tháng 10/2017, tỉnh ủy Thanh Hóa đã phải vào cuộc điều tra.

Nhân vật chủ trì cuộc họp kiểm điểm này tại Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư TU Thanh Hóa.

Kết quả cuộc họp rút lại, chỉ kỷ luật hai người:

1. Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn, bị “khiển trách” vì tội đã bổ nhiệm thần tốc Trần Vũ Quỳnh Anh, từ một chân tạp vụ, đã được thăng tiến thần tốc lên Phó phòng, rồi Trưởng phòng Nhà-đất, Đảng ủy viên Sở Xây dựng, và được quy hoạch làm Phó GĐ Sở XD.

2. Trần Vũ Quỳnh Anh, đang là một đảng viên ưu tú của ĐCSVN, lại có chân trong BCH Đảng ủy Sở Xây dựng. Đang làm quan với chức danh Trưởng phòng, được quy hoạch lên Phó GĐ Sở XD. Nghĩa là tương lai đầy màu hồng. Vinh quang đang chờ đón trước mắt. Vậy mà đùng một cái, khi biết mình đã bị lộ, liền nhổ toẹt vào mọi chức vụ và thẻ đảng, vượt trùng dương, bay sang tận New Zealand, là xứ “Tư bản giãy chết” để làm người tự do.

Vì vậy Quỳnh Anh đã bị “khai trừ vĩnh viễn” ra khỏi cái đảng mà cô ta đã ị vào và bỏ đi không thèm nói với ai một tiếng.(6)

Sau khi tỉnh Thanh Hóa diễn xong màn kịch này, hoàng loạt báo lề đảng, và các quan chức vẫn đồng loạt chĩa mũi dùi vào Trịnh Văn Chiến. Nào là “Có thể xem xét sự minh bạch tài sản của bà Quỳnh Anh”(ông Ngô Văn Khánh, Phó Chánh Thanh tra chính phủ). Nào là: “Ai, quyền uy nào mà bà Quỳnh Anh có thể dựa vào?”(ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương).

Riêng bà ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) thì nói như “chỉ mặt đặt tên” thẳng vào Bí thư Trịnh Văn Chiến: “Cử tri rất băn khoăn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, kể cả những người đứng đầu cấp ủy đảng các địa phương có biểu hiện "quan tâm" đến phái nữ vì muốn có thêm vợ bé, hay bồ nhí để quản lý khối tài sản khổng lồ do tham nhũng mà có. Thế nên họ chỉ đạo cấp dưới đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm "siêu tốc" vào vị trí lãnh đạo ở địa phương. "Không cần nói ra thì tất cả chúng ta đều biết"…

"Ví dụ như trường hợp ở Thanh Hóa đến bây giờ chúng tôi cũng không biết cô gái trẻ đấy đã đi đâu?”.(7)

Nhưng Bí thư Trịnh Văn Chiến, qua vụ “ăn vụng” này, đã biết “chùi mép” một cách rất kỹ càng, không để lại dấu vết.

Thủ đoạn của Trịnh Văn Chiến là không đưa Quỳnh Anh về gần mình, mà vẫn để Quỳnh Anh tại Sở Xây dựng, dùng Sở Xây dựng làm vỏ bọc, dùng Ngô Văn Tuấn làm ô dù che chở. Và tất cả mọi quyết định bổ nhiệm Quỳnh Anh đều do Ngô Văn Tuấn ký. Do đó Trịnh Văn Chiến vẫn là kẻ đứng ngoài.

Về khối tài sản của Quỳnh Anh thì tuy rằng “có thể xem xét sự minh bạch về tài sản của Quỳnh Anh”, nhưng khi được hỏi, hiện nay Quỳnh Anh không còn giữ chức vụ và không còn là công chức nữa, thì có thể kiểm tra, xác minh tài sản của bà này để làm rõ những nghi vấn được dư luận đặt ra hay không? 

Ông Ngô Văn Khánh nói: “Vì đến thời điểm này thì bà Quỳnh Anh không còn là đối tượng kê khai tài sản nữa, cho nên thẩm quyền về kiểm tra, giải trình, xem xét việc kê khai của đối tượng này không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống tham nhũng”.(8)

Tóm lại là kể cả báo chí và Thanh tra Chính phủ, dù có muốn “sờ mó” đến người đẹp Quỳnh Anh, để qua đó lôi cổ ai là người đã đưa Quỳnh Anh ‘lên đỉnh”, thì cũng hoàn toàn bó tay và bất lực.

Cứ tưởng rằng, sự hy sinh của Ngô Văn Tuấn, dùng gái đẹp như để cúc cung phụng vụ cấp trên như vậy thì thế nào cũng được chiếu cố.

Mặc dù nội bộ Thanh Hóa chỉ khiển trách Ngô Văn Tuấn, nhưng ngược lại, Trịnh Văn Chiến lại đồng lõa với cấp trên, phải cách Ngô Văn Tuấn hết mọi chức vụ trong đảng. Công việc tiếp theo là Trịnh Văn Chiến giao cho Sở Nội vụ và UBND tỉnh Thanh Hóa làm nốt công việc cách chức Phó Chủ tịch của Ngô Văn Tuấn. Như vậy trước sau gì Trịnh Văn Chiến vẫn là kẻ đứng ngoài, ngồi rung đùi nhìn ngắm đàn em đang bị nướng. Và lâu lâu bay đi với danh nghĩa là “đi công tác nước ngoài”, để kiểm tra và động viên người đẹp ráng chờ ngày đoàn tụ.

Và với đà thắng thế của kẻ đã bày mưu tính kế, đưa được một số đệ tử ruột của Ba X vào lò, nay phe ông Trọng cần phải kỷ luật thêm một số người để cứu muôn người.

Vì vậy, thân phận của những kẻ bưng bô như Ngô Văn Tuấn thật là hẩm hiu.

Trong xã hội văn minh, người ta tiến thân bằng tài năng và đức độ, đứng lên và tiến bước trên đôi chân của mình. Nhưng dưới chế độ nhà sản, thì con đường tiến thân của họ lại thường đi theo những con đường khác. Họ sẵn sàng “quỳ gối, liếm gót” quan thầy để được thăng tiến và giữ vững ghế. Đối với quan chức cấp dưới thì đã được người dân đúc kết thành một quy luật: Hậu duệ, tiền tệ (kể cả gái), quan hệ và trí tuệ. Nhưng với giới chóp bu thì sẵn sàng “liếm gót” ngoại bang để được chúng ban cho ân huệ là tiếp tục làm “thái thú” và tiếp tục đè nén bóc lột, vơ vét trên mồ hôi xương máu của dân nghèo để làm giàu bất chính.

Không chỉ các quan chức bưng bô để được thăng quan tiến chức. Mà báo chí lề đảng cũng sẵn sàng bưng bô để ăn theo. Những tờ báo mới hôm qua tung hô ca ngợi Nguyễn Xuân Anh, Lê Phước Hoài bảo là “tuổi trẻ tài cao”, là "năng động, sáng tạo"...

Nay vẫn những tờ báo ấy, nhóm người ấy, lại ra sức “ném đá” những người này không thương xót.

Còn các đoàn thanh kiểm tra, mặc dù được giao nhiệm vụ là kẻ “bắt trộm”. Nhưng chính những người này đã “vận dụng sáng tạo”, thay vì bắt kẻ trộm nộp tài sản tham nhũng trả lại cho nhân dân. Thì họ lại cho rằng, quá trình bổ nhiệm và thăng quan tiến chức của nhiều “con ông cháu cha” là “đúng quy trình”. Nhờ vậy mà những Trần Văn Truyền, Ngô Văn Khánh, hay Huỳnh Phong Tranh... nhờ làm quan thanh tra mà trở nên giàu sụ.

Và sự bưng bô của những người này được mang danh là “đúng quy trình”.

18/12/2017


______________________________________________

Chú thích:

Côn an - côn đồ đàn áp bà con Giáo dân kẻ Gai

CTV Danlambao - Sáng ngày 17/12/2017 nhà cầm quyền cộng sản cho một lực lượng rất đông gồm: Công an, cảnh sát cơ động và một đám ô hợp cờ đỏ kết hợp đám côn đồ… đến đàn áp, đánh đập bà con Giáo dân tại Giáo xứ Kẻ Gai, hạt Cầu Rầm – Giáo phận Vinh.

Được biết, bà con Giáo dân nơi đây đang dọn dẹp mặt bằng để xây dựng thêm nhà Nguyện tại xã Hưng Thịnh, Hưng Yên tỉnh Nghệ An, bất ngờ bọn chúng đến quấy phá và thẳng tay đánh đập bất kể trẻ nhỏ đến người già nơi đây.


Đã có hàng chục nạn nhân bị thương tích thậm chí có nhiều người bị bất tỉnh nhân sự.

Ảnh FB Nguyễn Văn Hiếu

Theo Facebook của Nguyễn Văn Hiếu dẫn lời một nạn nhân lớn tuổi đã kể lại:“Chúng tôi đang làm thủy lợi để chuẩn bị cho công tác xây nhà nguyện thì một nhóm côn đồ, công an huyện và xã ập tới đánh tôi và bà con đang làm”Bà xác nhận: Cứ 4 côn đồ đánh một người, họ vừa đánh vừa hô đánh và nhận xuống bùn đi. Thử hỏi công an vì nước vì dân đâu mà đánh người ra thế này, hiện đang có một người nhập viện”.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong khẳng định trên trang Facebook rằng: “…Những thành viên cờ đỏ và công an xã Hưng Tây đã ra tay đánh giáo dân bị thương. Tham gia đánh giáo dân còn có ông Thu-Chủ tịch UBND xã Hưng Tây và ông Lực-công an xã Hưng Tây. Việc đánh giáo dân có sự chứng kiến của cán bộ xã, huyện và công an huyện Hưng Nguyên”. 

Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng lộ rõ bản chất thù địch đối với các Tôn Giáo. Từ văn bản đến chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của cộng sản đang rêu rao trong và ngoài nước, chỉ là xảo biện. Từ việc làm vô thần vô đạo của họ đã hiện lên một hành động của quỷ dữ: Đập phá Thánh Giá tại Dòng Thiên An, đống đổ nát của Chùa Liên Trì vẫn còn đó và những vết nhơ chưa xoá sạch tại các Giáo xứ Song Ngọc, Kỳ Anh… nay bọn họ lại tiếp tục nhuốm máu vào Giáo xứ Kẻ Gai.

Hãy dừng lại những kẻ vô thần vô đạo kẻo tội lỗi ngày càng chồng chất mà không thể nào tẩy uế được.

18/12/2017