Tuesday, January 13, 2015

Tỷ phú Thái Lan chi $200 triệu thâu tóm siêu thị Nguyễn Kim

SÀI GÒN (NV) - Tỷ phú Thái Lan Chirathivat gây bất ngờ cho nhiều doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam khi âm thầm mua 49% cổ phần siêu thị Nguyễn Kim, vốn ăn trùm việc phân phối bán lẻ điện máy ở Việt Nam.

Theo báo Ðầu Tư, công ty Power Buy chuyên về bán lẻ thuộc tập đoàn Central Group của tỷ phú Thái Lan, Tos Chirathivat, đã hoàn tất mua lại 49% cổ phần công ty NKT vốn là chủ sở hữu công ty thương mại Nguyễn Kim.


Trụ sở công ty thương mại Nguyễn Kim tại quận 1, thành phố Sài Gòn. (Hình: báo Ðầu Tư)

Báo Ðầu Tư dẫn lời đại diện truyền thông của Central Group, tập đoàn nắm cổ phần của Power Buy cho biết, việc mua cổ phần của công ty thương mại Nguyễn Kim sẽ giúp Power Buy mở rộng hệ thống bán lẻ điện máy tại Việt Nam.

Tin cũng cho biết, vị đại diện này không tiết lộ giá trị thương vụ, song theo tạp chí Forbes Việt Nam số ra tháng 1, 2015, trong thương vụ này, Nguyễn Kim được định giá $200 triệu.

Ông Philippe Broianigo, tổng giám đốc Central Group Việt Nam sẽ kiêm chức này tại Nguyễn Kim, trong khi ông Nguyễn Văn Kim vẫn nắm vai trò chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị.

Nguyễn Kim được thành lập năm 2001 và hiện có 21 siêu thị điện máy khắp nơi, chiếm thị phần bán lẻ điện máy hàng đầu tại Việt Nam.

Trong năm tài chính kết thúc hồi tháng 3, 2014, Nguyễn Kim đạt doanh số bán hàng hơn 8,400 tỷ đồng (khoảng $4.2 tỷ), lợi nhuận ròng 352 tỷ đồng. Trong khi đó, Power Buy được đánh giá là một trong những nhà bán lẻ hàng điện máy, điện tử hàng đầu Thái Lan, với hơn 80 cửa hàng trên toàn quốc.

Theo nhận định của Forbes Việt Nam, thương vụ mua bán cổ phần này sẽ giúp tận dụng thế mạnh của hai bên phát triển mảng bán lẻ. Ðây cũng nằm trong kế hoạch kêu gọi đối tác ngoại của Nguyễn Kim giai đoạn 2011-2015 và đã được chia sẻ với các nhà cung cấp.

Trước đó, vào tháng 4, 2014, khi khai trương trung tâm mua sắm Robin đầu tiên của tập đoàn tại Việt Nam, chủ tịch kiêm CEO Central Group, ông Tos Chirativath, từng đánh giá Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng với khoảng 60% trong số 90 triệu dân đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi tiêu cao.

Tại Việt Nam, hiện gia đình tỷ phú Chirathivat đang ráo riết mở chuỗi trung tâm thương mại Robins tại thành phố Hà Nội và thành phố Sài Gòn. (Tr.N)
01-13- 2015 2:52:06 PM

Ấn bản Charlie Hebdo mới nhất có hình bìa Tiên Tri Muhammed

PARIS, Pháp (NV) - Ðấng Tiên Tri Muhammed xuất hiện trở lại trên trang bìa của ấn bản ra ngày Thứ Tư của tuần báo trào phúng Charlie Hebdo, với thông điệp tha thứ của ban biên tập, theo tin của Fox News.

Tuần qua, 12 người bị hai anh em theo Hồi Giáo sát hại khi tấn công tờ Charlie Hebdo, do phẫn nộ việc báo này cho in hình biếm họa của nhà tiên tri.


Một cư dân Paris đọc ấn bản mới nhất của Charlie Hebdo. (Hình: Bertrand Guay/AFP/Getty Images)

Tuy bị sát hại nhưng vẫn không khuất phục, tờ báo này quyết định tăng số ấn bản từ 60,000 lên đến 3 triệu.

Trên Ebay cũng sôi động với cuộc đấu giá của các ấn phẩm của báo này, có khi giá thành lên đến $500.

Chủ Bút Gerald Biard hôm Thứ Ba nói về quyết định cho in hình vẽ đấng Muhammed trên trang bìa, tay cầm tấm biển ghi “Tôi Là Charlie” kèm với hàng chữ “Tha Thứ Tất Cả.”

Ông Biard thêm rằng sự tha thứ không đến từ đấng Muhammed như thoạt đầu một số người được hiểu, mà “chúng tôi mới là người tha thứ.”

Tám nhà báo của Charlie Hebdo bị giết trong cuộc tấn công, trong đó có Chủ Nhiệm Stephane Charbonnier.

Theo ông Biard, số báo ngày Thứ Tư vừa để tưởng niệm những đồng nghiệp bị sát hại, vừa minh chứng rằng sứ mạng của tờ tạp chí vẫn không thay đổi và không nhân nhượng.

Tuy nhiên, một giới chức hàng đầu của Ai Cập lên tiếng cảnh cáo việc Charlie Hebdo cho in hình biếm họa đấng tiên tri.

Ông này nói ấn bản mới này là “một sự khiêu khích bất công” đối với hàng triệu người Hồi Giáo tôn kính và yêu quý đấng tiên tri của họ. (TP)

01-13-2015 4:55:24 PM

Ðảng Cộng Sản không thể làm nổi cái đinh ốc



Bài tuần trước trong mục này đặt câu hỏi: “Bao giờ dân ta làm được cái đinh ốc?” Câu trả lời là: Chỉ khi nào đảng Cộng Sản mất quyền thống trị hoặc khi họ chấm dứt chủ trương “lấy quốc doanh làm chủ đạo,” các ngành công nghiệp sẽ tiến lên nhờ các xí nghiệp tư, thì lúc đó sẽ có những xí nghiệp sẵn sàng cung cấp đinh ốc cho các công ty nước ngoài đến đầu tư, như Samsung, Sony, vân vân. Doanh nhân Việt Nam không có cơ hội phát triển nếu guồng máy kinh tế vẫn do đảng Cộng Sản chiếm độc quyền.

Ðảng Cộng Sản nghe vậy chắc buồn lắm; đã huy động hàng ngũ cán bộ viết email bênh vực đảng, phản đối bài báo trên. Nhưng khi đọc những lời phản bác của họ thì thấy buồn. Họ có thói quen “cãi chày cãi cối” không biện hộ được điều gì cho đảng Cộng Sản cả. Vì trình độ của các cán bộ này còn thấp quá. Họ phụ trách vận động dư luận, đối tượng của họ là một tờ báo ở hải ngoại, mà tầm suy nghĩ thấp như vậy, cho thấy chính các cán bộ phụ trách cũng không thiết tha đến việc bênh vực các ông lớn trong đảng của họ nữa.

Chúng tôi xin trích mấy lá thư phản bác bài Bình Luận tuần trước, để quý vị thấy tầm hiểu biết cũng như khả năng lý luận của các cán bộ như thế nào. Một người viết email tỏ ý công nhận rằng đám lãnh đạo Cộng Sản đều “ngu ngốc bất tài;” viết như vậy để chứng tỏ mình góp ý kiến xây dựng thật. Nhưng sau cùng ý chính của lá thư là khuyên không ai nên nói gì về những sai lầm tai hại của đảng Cộng Sản. Lá thư viết như thế này: “Muốn hất văng cái bọn ngu ngốc bất tài thì phải xăn tay áo lên và chứng tỏ mình tài hơn tụi nó, họa may mới có tác dụng. Còn đứng từ xa ngàn dặm gào suông bằng cái mồm, mong người khác đứng lên (rồi đi tù thế, chết thế cho mình) thì vài ngàn năm nữa bọn ngu ngốc bất tài vẫn trụ vững!”

Tác giả chỉ trích người viết chỉ biết “gào suông.” Không những thế, còn phạm tội “xúi dại” người khác để họ đứng lên “chết thế cho mình.” Người yếu bóng vía nghe vậy sẽ hối hận, thôi không viết gì nữa, mặc cho đảng Cộng Sản muốn làm gì thì làm; dân Việt Nam sướng khổ ra sao mặc kệ! Lá thư còn thách thức hãy “phải xăn tay áo lên và chứng tỏ...” chứ đừng nói suông.

Bây giờ xin hỏi: Chế độ Cộng Sản có bao giờ để cho ai có cơ hội “xăn tay áo lên chứng tỏ mình tài hơn tụi nó” hay chưa? Ðảng Cộng Sản chiếm độc quyền thống trị từ năm 1945 đến giờ, có ai được phép đứng lên thay thế đám cán bộ ngu ngốc bất tài đó chưa? Chúng ta đang nói chuyện kinh tế, chuyện sản xuất đinh ốc. Từ năm 1950, chế độ quốc doanh chiếm hết chỗ, có tư nhân nào được tự do làm ăn không? Sau năm 1975, bao nhiêu xí nghiệp ở miền Nam đều bị đảng cướp hết. Ðảng phá các nhà máy, đem máy móc tối tân về miền Bắc, rồi bỏ không cho han rỉ. Bao nhiêu kỹ sư, quản đốc xí nghiệp ở miền Nam bị đưa đi tù. Bao nhiêu người đã phải trốn đi tìm tự do, nhiều người chết trên biển, những người may mắn ra được nước ngoài đều thành công cả nhờ sống trong môi trường tự do.

Ðến khi đảng chịu thua quay đầu “đổi mới,” “bọn ngu ngốc bất tài” vẫn bám lấy các ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước. Họ nắm chặt độc quyền chính trị, vì nó bảo đảm quyền tham nhũng, quyền chia chác, quyền ăn hối lộ. Chúng nắm độc quyền nên kinh tế nước mình tụt hậu mãi mãi! Ông cán bộ viết thư kể tội người ở nước ngoài “đứng từ xa ngàn dặm gào suông bằng cái mồm, mong người khác đứng lên.” Nhưng đã bao nhiêu người trong nước muốn đứng lên rồi đấy chứ? Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Quang Lập, bao nhiêu người đã “gào lên” rồi đấy chứ? Họ đều bị guồng máy độc tài quật ngã ngay lập tức. Họ vào tù hết cả rồi. Chỉ muốn “gào lên” cũng không được, ai có thể “xăn tay áo lên” bây giờ? Thứ lý luận cãi chầy cãi cối này đúng là “vừa đánh trống vừa ăn cướp!”

Người trong nước không được nói; nếu những người may mắn sống ở nước ngoài cũng lặng im lên thì ai nói ra sự thật bây giờ? Ai cũng im lặng thì “vài ngàn năm nữa bọn ngu ngốc bất tài vẫn trụ vững!”

Một cán bộ vận động dư luận viết lá thư khác phản bác bài Bình Luận tuần trước; nguyên văn như sau: “Thời đại oanh tạc nét (sic) tràn lan mà viết bài xuyên tạc ấu trĩ như vầy thì chỉ tổ phản tác dụng. Chống Cộng Sản cũng cần phải có chút thông minh. Ai nấy đều biết không phải là không đủ khả năng làm được cái đinh ốc mà vì KHÔNG/CHƯA CÓ NHU CẦU gì để phải làm. Trước khi Samsung đầu tư vào Việt Nam và hoàn toàn không có nhu cầu gì về loại đinh ốc đó thì cần chi phải... tốn tài lực làm cái dây chuyền sản xuất đó? Khi có nhu cầu, nhập thiết bị máy móc về thì sản xuất mấy hồi. Rõ khổ mấy cụ chuyên xuyên tạc nhảm!”

Xin khen ngợi ông bạn có óc hài hước, gọi Internet bằng những chữ “oanh tạc nét;” một lời khen thành thật giữa những người cùng nghề viết chữ. Hoàn toàn đồng ý với ông bạn, Ðúng, “Chống Cộng Sản cũng cần phải thông minh,” cần thông minh nhiều chứ không phải chỉ có chút thông minh. Nhưng ông bạn chơi xỏ đảng, ông muốn chứng tỏ người chống Cộng cần thông minh còn chính người Cộng Sản thì không cần chút thông minh nào cả. Ðảng Cộng Sản chiếm độc quyền xuyên tạc ấu trĩ! Bởi vì nếu thông minh một chút thì không ai lý luận ấu trĩ như ông viết.

Lý luận chính của lá thư trên là thế này: “Nền công nghiệp nước ta chưa làm được cái đinh ốc cho hãng Samsung vì... ta chưa muốn làm.” Ý tác giả lá thư muốn nói là “Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản quang vinh, sau 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu muốn làm cái đinh ốc khó gì?” Bởi vì, “Khi có nhu cầu, nhập thiết bị máy móc về thì sản xuất mấy hồi?”

Nghe thấy dễ quá. Bây giờ xin hỏi lại cụ rằng công ty Samsung đã tỏ ý muốn lập nhà máy ráp điện thoại ở tỉnh Bắc Ninh từ mấy năm nay rồi? Tại sao từ lúc họ mới vẽ họa đồ cái nhà máy, đến lúc bắt đầu xây dựng, họ ráp hàng triệu cái máy rồi, cho tới năm 2014 này vẫn chưa ai sản xuất được cái đanh vít để cung cấp cho Samsung cả; khiến họ phải kêu lên, xấu mặt cả nước? Bộ người Việt chê tiền của Ðại Hàn hay sao?

Nhưng không cần phải đợi Samsung nói mới biết khả năng công nghiệp nước ta thấp thế nào. Trong bài trước, chúng tôi đã dẫn lời các ông Vũ Tiến Lộc, Nguyễn Mại, cho biết đây là tình trạng chung, các công ty Nhật Bản như Canon, Sony. Các công ty này tới Việt Nam mở cơ xưởng ráp máy thì các xí nghiệp Việt Nam cũng chỉ cung cấp được bao bì cho họ mà thôi! Lá thư than rằng: “Rõ khổ mấy cụ chuyên xuyên tạc nhảm!” Ông Nguyễn Mại là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Ðầu Tư Nước Ngoài, ông Vũ Tiến Lộc là chủ tịch Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam. Họ xuyên tạc nhảm để làm gì khi nói về khả năng của chính các hiệp hội do họ cầm đầu?

Lối lý luận trên cho thấy người viết lá thư phản bác cũng chỉ có trình độ hiểu biết về kinh tế thấp như trình độ của các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng! Họ cứ tưởng rằng chuyện sản xuất một cây đinh ốc nó giản dị cứ như đi ăn cỗ vậy! Cho nên mới viết rằng: “Trước khi Samsung đầu tư vào Việt Nam... hoàn toàn không có nhu cầu gì về loại đinh ốc đó thì cần chi phải... tốn tài lực làm cái dây chuyền sản xuất đó?”

Nói như vậy tức là cả nước Việt Nam chỉ cần ngồi yên đó, chờ ai đến nhà mình cần cái gì thì mình làm ra bán, chứ chính mình thì không có nhu cầu phải làm cái gì hết! Như trình bày trong bài trước, đây là lối làm kinh tế ăn mày. Cả nước chỉ nằm ngửa ra đó chờ trái sung (Samsung) nó rụng! Ðó là thứ não trạng ăn mày của những người không biết một chút gì về đời sống kinh tế đang diễn ra khắp thế giới loài người.

Trên khắp thế giới, người ta làm được những cái đinh ốc không phải vì có một hãng Samsung nào đó nó đặt hàng. Tất cả các nền công nghiệp, khi bắt đầu phát triển, là bao nhiêu ngành cùng tiến lên một lúc, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tiến với nhau. Có các xí nghiệp chuyên làm đinh ốc vì có những xí nghiệp khác chúng cần đinh ốc. Nếu chỉ có một công ty cần đinh ốc thì cũng không ai lập nhà máy sản xuất đinh ốc làm gì.

Thứ hai, một công ty làm đinh ốc cũng không chỉ chế tạo một thứ, một kiểu, một cỡ đinh ốc nào đó (vì Samsung đặt hàng!). Chuyên làm đinh ốc, thì phải đáp ứng được nhu cầu của tất cả các loại khách hàng, và còn nghiên cứu, chế biến ra những loại đinh ốc mới hơn, bán giá đắt hơn. Nhưng một công ty chuyên làm đinh ốc như vậy chỉ có thể sinh ra nếu nền công nghiệp cả nước đã phát triển, tạo ra nhu cầu mua đinh ốc, mua rất nhiều loại đinh ốc. Cần sản xuất đinh ốc để đóng gỗ, làm nhà, làm bàn ghế. Rồi tới loại đinh ốc ráp máy điện; giỏi hơn sẽ làm đinh ốc cứng cáp ráp xe hơi, ráp tầu thủy. Tinh xảo hơn nữa thì làm cho máy chụp hình, cho kính hiển vi, cho máy bay, vân vân. Muốn có một công ty làm đinh ốc như thế thì phải có nghề luyện kim giỏi, nghề pha chế chất plastic giỏi, có các kỹ sư cố vấn chuyên đo độ chính xác của dụng cụ, có kỹ sư chuyên nghề kiểm phẩm, vân vân. Khi công nghiệp tiến lên, mỗi bước tiến đòi hỏi những thứ đinh ốc tốt hơn, cứng, bền, chính xác hơn. Muốn làm được loại đinh ốc ráp máy hình thì phải có khả năng làm đinh ốc ráp quạt máy từ hàng chục năm trước rồi! Không có nước nào lại chờ đến khi Samsung cần đinh ốc mới đi mua máy móc về, chỉ để làm cái đinh ốc cho Samsung! Họa chăng chỉ có các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng mới suy nghĩ như vậy!

Cho nên, ở các nước phát triển thì công nghiệp đều tập trung lại gần nhau; để dựa vào nhau. Không ai tính mở nhà máy lọc dầu ở một nơi vừa xa chỗ hút dầu lửa lại xa cả chỗ tiêu thụ dầu. Nước chưa phát triển thì lập các “khu chế xuất.” Ðài Loan đã lập khu chế xuất từ thời 1960-70. Lúc đó Việt Nam Cộng Hòa đã bắt đầu bắt chước họ, đã từng lập khu chế xuất, vì chiến tranh mà bị phá hết. Trong một khu chế xuất như ở xã Tân Trúc, Ðài Loan, các ngành, các nghề cùng tiến một nhịp với nhau, cung cấp cho nhau, các kỹ sư và công nhân chuyên môn tụ lại một khu, muốn tuyển người cũng dễ hơn. Ở Việt Nam hiện nay, hai dự án “khu chế xuất” ở Vũng Tàu và Hải Phòng được nói tới từ trước năm 2000, đến nay vẫn chưa thấy gì cả!

Lý do chính là vì đảng Cộng Sản không quan tâm. Mối lo chính của họ là giành quyền lực, cho bản thân, cho bè đảng. Thời đại Hồ Chí Minh mua cây đinh phải xếp hàng, đó đã là truyền thống từ lâu rồi.

Chúng tôi phải nói tới hiện tượng cả nước Việt Nam không làm nổi cái đinh ốc cho hãng Samsung là vì hầu như đồng bào trong nước chẳng mấy ai để ý đến câu chuyện này. Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, cô Huỳnh Thục Vy đều tranh đấu cho tự do, cho nhân quyền, nhưng không mấy khi nói chuyện kinh tế.

Trong bài trước đã dẫn lời ông Trần Việt Thanh, thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghiệp công nhận, “phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang dùng các kỹ thuật lạc hậu” đi sau thế giới trung bình 2 đến 3 thế hệ. Ðảng Cộng Sản còn ngự trị nước ta thì kinh tế còn tiếp tục trì trệ. Nhưng chẳng thấy ai tự hỏi tại sao dân mình không làm nổi cái đinh ốc. Một số người biết, vì chính tai họ được nghe ông Shim Won Hwan, tổng giám đốc Samsung ở Việt Nam nói trước mặt. Họ cũng thấy bất mãn, nhưng họ không tìm ra đâu là lý do chính yếu gây ra hiện tượng đáng buồn đó. Hoặc họ có nghĩ, đã biết lý do chính nhưng không dám nói thẳng rằng chính chế độ độc tài đảng trị là thủ phạm khiến kinh tế nước ta trì trệ. Tại sao, trong bài trước đã trả lời rồi. Cho nên chúng ta vẫn có bổn phận nhắc lại: Còn đảng Cộng Sản ngồi trên đầu trên cổ dân ta thì sẽ không ai làm nổi cái đinh ốc!

Theo Người Việt-10-13-2015 7:04:30 PM
Ngô Nhân Dụng

Sập bẫy 'sàn vàng ảo' 3,000 người bị lừa chục triệu đô la

HÀ NỘI (NV) - Tin “sàn vàng” HGI bị triệt phá vì lừa đảo khiến hàng ngàn người như ngồi trên lửa bởi đã đổ tiền của, tài sản cả đời vào nơi đây và đang có nguy cơ mất trắng. “Sàn vàng” là từ để chỉ việc kinh doanh vàng ảo, một kiểu như thị trường chứng khoán.


 Các nghi phạm bị triệu tập và tang vật cơ quan công an thu giữ được. (Hình: Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ cho hay, ngày 13 tháng 1, công an Hà Nội cho biết, đến nay đã có 3,037 nạn nhân góp vốn kinh doanh sàn vàng ảo của công ty cổ phần đầu tư tài chính Hà Nội vàng (HGI), trong đó có khoảng 300 người có dấu hiệu bị lừa đảo với số tiền 270 tỷ đồng (khoảng $13 triệu).

Hiện cơ quan điều tra đã tạm giữ 16 người để điều tra làm rõ hành vi “kinh doanh trái phép” của công ty này. Trong số này có ông Phùng Quốc Huy (30 tuổi), trú tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, tổng giám đốc HGI; Nguyễn Thị Phương Thảo (39 tuổi), chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty; và Nguyễn Ðức Chung, người sáng lập ra công ty, cả hai ở quận Long Biên, Hà Nội và một loạt cổ đông, nhân viên công ty tại Hà Nội, Ðà Nẵng.

Bà Hà Thị Hằng, phó trưởng Phòng Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao, công an Hà Nội cho biết, công an phát hiện công ty HGI có dấu hiệu kinh doanh vàng trên tài khoản trái phép tại sàn vàng HGI ở Hà Nội và Ðà Nẵng.

Do đó, ngày 12 tháng 1, công an Hà Nội, thực hiện khám xét khẩn cấp trụ sở chính của công ty HGI ở đường Ngọc Khánh, thành phố Hà Nội và chi nhánh của HGI Ðà Nẵng ở tòa nhà Trung tâm Tài chính Dầu khí Ðà Nẵng, quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng.

Bước đầu cơ quan công an xác định công ty HGI được thành lập vào tháng 5, 2009 và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2009 đến nay. Ðáng chú ý, công an còn xác định có việc lãnh đạo công ty yêu cầu nhân viên kỹ thuật can thiệp vào hệ thống phần mềm để hủy các giao dịch của nhà đầu tư.

Trên sàn HGI, nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản giao dịch vàng bằng cách nộp tiền trực tiếp hoặc sử dụng Internet Banking chuyển vào tài khoản công ty, sẽ được quy đổi ra điểm tương ứng 1 điểm = 21,000 đồng.

Khối lượng giao dịch của mỗi lệnh mua, bán được tính bằng đơn vị “lot” với giá trị 1 lot = 100 Ounce. Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch mua, bán vàng, bạc, dầu và 8 cặp tiền tệ chính có mức thanh khoản lớn.

Bên cạnh việc kinh doanh vàng tài khoản, HGI còn tổ chức huy động vốn dưới dạng hợp đồng ủy quyền, ủy thác đầu tư với số lợi nhuận cam kết với khách hàng từ 1.5-2%/tháng.

Ngoài ra, HGI đã nhận ủy thác đầu tư và sử dụng tiền để mua 5 hecta đất tại Phú Quốc với giá 10 tỷ đồng, xây dựng xưởng gốm với số tiền 20 tỷ đồng và sử dụng phần còn lại chi trả lương, thưởng cũng như chi phí hoạt động của công ty.

Riêng tại Ðà Nẵng, cơ quan điều tra xác định có 61 khách hàng ủy thác đầu tư 14.3 tỷ đồng, 531 nhà đầu tư kinh doanh vàng tài khoản số tiền 15.7 tỷ đồng. Hiện HGI còn đầu tư vào một công ty tại Mỹ với số tiền $15 triệu.

Sau khi bị công an triệt phá hai “sàn vàng” lớn, các nhà đầu tư đã đến công ty HGI yêu cầu rút tiền hàng loạt dẫn đến việc công ty này mất thanh khoản. Mặc dù công ty này hứa hẹn nhưng cho đến nay còn 270 tỷ đồng công ty không trả được.

Hiện công an đã khởi tố HGI tội “Kinh doanh trái phép” và đang tiến hành điều tra trách nhiệm của từng người. (Tr.N)

01-13-2015 2:53:57 PM

Làm đường lộ bầy hầy, dân dựng bảng phản đối

01-13- 2015 2:55:47 PM
BÌNH PHƯỚC (NV) - Quá bực tức về việc làm quốc lộ 13 vừa bầy hầy, lại kéo dài khiến đi lại khó khăn, khói bụi dày đặc... người nhà dân huyện Phước Long đã treo bảng phản đối và dọa sẽ chặn đường.

Theo Tuổi Trẻ, ngày 12 tháng 1, hàng chục hộ dân sống cạnh quốc lộ 13 đoạn qua xã Thanh Lương, huyện Bình Long đã dùng các bao tải đất, cành cây... làm chướng ngại vật ngăn không cho xe cộ đi lại vì phải hứng chịu cảnh làm đường dang dở suốt 4 năm qua.


Người dân xã Thanh Lương, Bình Long, viết những câu cầu cứu lên tấm bảng cắm giữa đường. (Hình: Tuổi Trẻ)

Chưa hết, người dân còn dựng bảng kêu cứu “Khổ quá trời ơi, cứu dân chúng con!,” thậm chí cắm ngay giữa đường băng rôn in dòng chữ cảnh báo: “Ngày 17 tháng 1, 2015, toàn dân sẽ chặn đường quốc lộ 13, các xe xin lưu ý: vì đường quá bụi”...

Tin cho biết, quốc lộ 13 đoạn qua xã Thanh Lương đang làm dang dở, giữa quốc lộ có nhiều ụ đất đá nổi lên cao, nhiều thân cây nằm ngổn ngang trên đường.

Mỗi lần xe đi qua bụi bay mù mịt cả đoạn đường, cách 10m cũng không nhìn thấy đường, trong khi lượng xe tải, xe khách qua lại thường xuyên.

Dọc hai bên đường, nhiều hộ dân mua bán đã phải đóng cửa vì quá bụi, các tiệm tạp hóa phải che bạt kín, cây cối gần như chuyển thành màu bạc từ gốc lên ngọn. Mỗi ngày người dân phải quét nhà không dưới ba lần.


Người dân dựng bảng cảnh báo sẽ phong tỏa tuyến đường này. (Hình: Tuổi Trẻ)

Bà Phạm Thị Hường (53 tuổi), ngụ thị xã Bình Long cho biết, nhà bà hầu như không có chỗ nào không bị bám bụi, phải đóng cửa suốt ngày lẫn đêm. “Chưa ăn xong bữa cơm bụi đã bám đầy cả mâm rồi,” bà Hường quan ngại.

Ðiều đáng nói là người dân đã làm đơn gởi lên các cấp chính quyền phản ảnh tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ông Hồ Văn Hữu, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Bình Phước cho biết, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 được giao cho công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc-Hoa Lư làm chủ đầu tư theo hình thức BOT.

Dự án này khởi công từ năm 2010, đáng lẽ phải hoàn thành từ năm 2013 nhưng do “năng lực của nhà đầu tư kém” nên tới nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết khi nào hoàn thành.

Vừa qua, do khó khăn về vốn nên chủ đầu tư tạm ngừng thi công, cũng không tưới nước khiến nhiều đoạn đường khói bụi quá mù mịt, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Về hướng giải quyết, ông Hữu cho biết trước mắt ngay trong ngày đã yêu cầu chủ đầu tư dùng xe tưới nước chống bụi cho người dân. Ðồng thời, tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức cuộc họp để tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT quốc lộ 13 này. (Tr.N)

Ngân sách CSVN thiếu hụt 54 ngàn tỉ đồng vì giá dầu giảm

HÀ NỘI (NV) - Cả Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) lẫn Vietsopetro (liên doanh khai thác dầu giữa Việt Nam và Nga) cùng tuyên bố “đang cân nhắc phương án giảm sản lượng tại một số mỏ có chi phí khai thác cao.”

Nếu giá dầu trên thị trường thế giới giảm sâu, việc khai thác dầu khí tại Việt Nam có thể không chỉ là “giảm sản lượng khai thác” mà là “ngưng sản xuất” (ngừng khai thác dầu).


Một giàn khoan dầu của PVN. Nếu giá dầu tiếp tục giảm, PVN sẽ chấm dứt hoạt động của những giàn khoan dầu này. (Hình: TBKTSG)

Ông Nguyễn Xuân Sơn, chủ tịch Hội Ðồng Thành Viên của PVN, cho biết, PVN đã tính đến việc giảm sản lượng khai thác dầu khi giá dầu trên thế giới giảm xuống mức 60 Mỹ kim/thùng. Lý do là chi phí khai thác đầu của PVN đã ở mức từ 30 đến 37 Mỹ kim/thùng.

PVN đang theo dõi sát giá dầu trên thị trường thế giới, đối chiếu với giá thành, hiệu quả trong khai thác của từng lô, từng mỏ trong từng ngày.

Theo ông Sơn thì có đến bốn mỏ dầu mà PVN đang khai thác có chi phí khai thác cao. Ðây là những mỏ mà các công ty ngoại quốc bỏ lại và PVN đang “tận thu.” Nếu việc khai thác không hiệu quả thì PVN sẽ giảm sản lượng khai thác hoặc dừng khai thác để “giữ lại tài nguyên.”

Hồi cuối năm ngoái, khi giá dầu thế giới giảm xuống còn 60 Mỹ kim/thùng, PVN loan báo họ sẽ thất thu khoảng 230 ngàn tỉ nếu so với tổng sản lượng dầu đã khai thác trong năm ngoái. Năm ngoái giá bán dầu của PVN ra thị trường thế giới khoảng 113 Mỹ kim/thùng.

PVN lỗ nặng khiến chính quyền Việt Nam lao đao vì nguồn thu cho ngân sách, vốn phụ thuộc lớn vào nguồn dầu xuất cảng sẽ thiếu hụt trầm trọng. Năm ngoái PVN nộp cho ngân sách khoảng 178 tỉ. Vào thời điểm giá dầu tụt xuống mức 60 Mỹ kim/thùng, chính quyền Việt Nam xác nhận, ngân sách Việt Nam sẽ thất thu khoảng 74 ngàn tỉ từ PVN. Chưa kể nguồn thu cho ngân sách từ Vietsopetro cũng sẽ giảm tương ứng.

Ông Từ Thành Nghĩa, tổng giám đốc Vietsovpetro, vừa cho biết, nếu giá dầu tiếp tục giảm ngang mức hòa vốn, Vietsovpetro có thể ngừng sản xuất ở một số giàn khai thác dầu và tạm ngừng thực hiện các dự án tìm kiếm, thăm dò.

Cũng cần nhắc lại là đầu tháng 12 năm ngoái, khi giá dầu trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm, thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan hữu trách phải “tính toán tác động của tình trạng giá dầu trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm đối với hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam như giá cả, xuất-nhập cảng, tăng trưởng kinh tế, ngân sách quốc gia... để tránh bị động.”

Trước đó, khi soạn thảo kế hoạch về ngân sách để trình Quốc Hội Việt Nam, chính phủ Việt Nam tính toán việc thu-chi ngân sách dựa trên giá dầu là 100 Mỹ kim/thùng. Vào lúc giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm mỗi thùng khoảng 20 Mỹ kim (80 Mỹ kim/thùng), đại diện chính phủ Việt Nam ước đoán, ngân sách của Việt Nam thiếu hụt 20,000 tỉ. Trung bình, nếu giá dầu giảm mỗi thùng 1 Mỹ kim, ngân sách của Việt Nam hụt mất 1,000 tỉ.

Nay, giá dầu đã không ngừng lại ở mức 80 Mỹ kim/thùng hay 60 Mỹ kim/thùng. Vào ngày hôm qua, giá dầu trên thị trường thế giới chỉ còn khoảng 46 Mỹ kim/thùng. Dựa theo cách tính toán mà chính phủ Việt Nam từng loan báo hồi đầu tháng 12 thì ngân sách của Việt Nam đã thiếu hụt khoảng 54 ngàn tỉ đồng. (G.Ð)
01-13-2015 2:45:23 PM

Những uẩn khúc vụ nạn nhân chết bất thường tại nhà tạm giam

(ĐSPL) - Sau khi phạm tội trộm cắp xe máy, Luân đến trụ sở Công an xã Ea Wy đầu thú. Trong thời gian chờ ngày khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Luân bị tạm giữ tại trại giam của cơ quan CSĐT Công an huyện Ea H’leo. Tuy nhiên, sau đó nạn nhân đã chết một cách bất thường. Sau khi sự việc xảy ra, người nhà nạn nhân mang thi thể con mình đến UBND xã để “bắt đền”.


Người dân đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân.

Hung tin bất ngờ

Những ngày qua, dư luận từ người dân xã Ea Wy, huyện Ea H’Leo (tỉnh Đắk Lắk) bàn tán xôn xao về việc gia đình nạn nhân Lê Văn Luân (SN 1992, ngụ thôn 1A, xã Ea Wy), mang quan tài thi thể của nạn nhân đặt trước trụ sở UBND xã Ea Wy, yêu cầu làm rõ vấn đề cái chết của con mình.

Sáng 9/1, PV báo Đời sống và Pháp luật đã tìm đến gia đình nạn nhân để ghi nhận thông tin vụ việc. Theo ông Lê Văn Sơn (SN 1969, cha của nạn nhân), vào tháng 9/2014, Luân tham gia vào một vụ trộm cắp xe máy. Sau khi bị người dân phát giác, biết rằng không thoát được tội, Luân đến cơ quan công an đầu thú, để nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Luân bị cơ quan CSĐT Công an huyện Ea H’leo tạm giữ tại phòng tạm giam, chờ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Đến ngày 6/1, gia đình anh Sơn bất ngờ nhận được hung tin từ Công an huyện Ea H’leo, Luân bị bệnh nặng, hiện đang được điều trị ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Ngay lập tức, gia đình ông Sơn tức tốc chạy đến bệnh viện để thăm con. Nhưng sau khi đến bệnh viện, ông Sơn bỗng giật mình khi biết con trai mình đã chết, đang nằm trong nhà xác của bệnh viện.

“Khi chúng tôi đến nơi thì hay tin con trai tôi đã chết và đã được chuyển xuống nhà xác của bệnh viện. Sau phút trấn tĩnh, tôi đến kiểm tra thi thể của con trai, thì thấy trên người nó xuất hiện những dấu vết lạ”, ông Sơn đau đớn cho biết.


Ông Lê Văn Sơn (bố của nạn nhân) kể lại sự việc với PV.

Ngay sau đó, cơ quan pháp y cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã có mặt tại nhà xác của bệnh viện để khám nghiệm tử thi. Qua quá trình khám nghiệm, cơ quan chức năng xác định, nạn nhân chết do bệnh nhồi máu cơ tim.

Không đồng ý với ý kiến của cơ quan chức năng, gia đình Sơn cho rằng con mình chết là do bị đánh chết. Đêm 6/1, gia đình và người thân ông Sơn đã mang quan tài thi thể của Luân đến đặt tại sân UBND xã Ea Wy để “bắt đền”. Sự việc xảy ra khiến hàng trăm người dân ở địa phương hiếu kỳ kéo đến tụ tập, gây xôn xao dư luận.
Lúc đi đầu thú vẫn khỏe mạnh...

Để giải quyết sự việc, chính quyền UBND xã Ea Wy đã báo cáo lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời giải thích, động viên gia đình mang thi thể nạn nhân về nhà để an táng. Tuy nhiên, gia đình ông Sơn vẫn không đồng ý và tiếp tục “khua chiêng, múa trống”, hò hét ở tại trụ sở. Sáng 7/1, lực lượng công an huyện đã có mặt phối hợp để bảo vệ an ninh. Đến trưa cùng ngày, đích thân Đại tá Phạm Minh Thắng, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cùng lực lượng công an tỉnh cũng có mặt tại hiện trường để phối hợp bảo vệ an ninh, giải thích cặn kẽ, gia đình ông Sơn mới đưa thi thể nạn nhân về nhà để an táng.

Mặc dù đã mang thi thể của con trai về an táng, nhưng ông Sơn vẫn chưa thắc mắc. “Từ trước đến nay con trai tôi chưa bao giờ mắc phải bệnh gì hết, sức khỏe nó vẫn rất tốt. Lúc ở nhà, nó vẫn thường xuyên cùng bạn bè đi bốc vác, lên rừng làm gỗ thuê cho người khác, sao nay lại có biểu hiện của bệnh nhồi máu cơ tim?

Lúc trước, gia đình tôi đưa thi thể con trai đến UBND xã để khiếu nại, mong có một lời giải thích cặn kẽ về vấn đề này. Ngày tôi đưa thằng Luân đến công an xã đầu thú, nó là một người khỏe mạnh, sao nay chính quyền lại trả cho gia đình tôi một xác chết như thế này?”, ông Sơn nói trong uất nghẹn.

Anh Lê Văn Trường (SN 1987, anh trai của nạn nhân) cũng tỏ vẻ băn khoăn: “Theo tôi được biết, vào chiều 5/1 sau khi phát hiện ra em trai tôi bị bệnh nhồi máu cơ tim, Công an huyện Ea H’leo đã báo về Công an xã Ea Wy, yêu cầu trực tiếp báo về gia đình tình trạng của em trai tôi. Thế nhưng, mãi đến trưa ngày 6/1 cơ quan xã Ea Wy mới đến nhà báo tin. Chúng tôi vội chạy đến bệnh viện thì em tôi đã nhắm mắt từ khi nào. Em trai tôi, trước kia cùng hai đối tượng khác trộm cắp xe máy. Lúc đó, em tôi chỉ đứng ngoài canh chừng, hai đối tượng khác chủ mưu trực tiếp vào lấy xe máy, nhưng sau khi đến cơ quan công an đầu thú, em lại bị bắt tạm giam, còn hai đối tượng kia lại được thả về. Em tôi có tội thì phải chịu sự trừng trị của pháp luật, nhưng mức độ phạm tội của nó không đáng phải trả giá thế này”.

Theo tìm hiểu của PV, gia đình của nạn nhân thuộc diện hộ nghèo, khó khăn nhất xã. Vợ chồng ông Sơn có tám người con (năm trai, ba gái). Không có đất làm ăn, cả gia đình quanh năm làm thuê làm mướn, ai gọi gì làm nấy để kiếm sống. Mười con người sống trong một căn nhà gỗ xập xệ, nền bằng đất sét rộng chưa đến 20m2. Trong nhà không có một vật dụng gì có giá trị, tối đến cả gia đình dùng bạt trải ra nền nhà, ôm nhau ngủ.

Đưa tay lau vội hai hàng nước mắt đang chảy đầm đìa trên má, bà Lê Thị Liễu (SN 1974, mẹ của nạn nhân) ngậm ngùi cho biết: “Vì gia đình quá nghèo, không có điều kiện, nên con tôi chẳng có đứa nào được học hành tử tế. Cũng chính vì không có tiền, nên con trai tôi mới có hành vi phạm pháp. Sau khi nhận ra được lỗi lầm của mình, nó đã đến cơ quan công an đầu thú để nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Cách đây một tháng, gia đình tôi có đến phòng tạm giữ của cơ quan Công an huyện Ea H’leo thăm thằng Luân, thấy nó vẫn mạnh khỏe, cười nói vui vẻ chúng tôi cũng mừng, ngờ đâu giờ nó lại như thế này”.

Hỗ trợ gia đình nạn nhân tổ chức tang lễ
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Nguyễn Thăng Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea H’leo cho biết: “Ngay sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Ea Wy về việc gia đình ông Sơn mang thi thể con trai đến đặt trước UBND xã để khiếu nại, UBND huyện Ea H’leo đã báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời cho người đến ghi nhận thực tế. Sau khi được cán bộ của cơ quan giải thích việc nạn nhân chết là do bệnh lý chứ không phải do bị đánh đập, gia đình đã mang thi thể nạn nhân về nhà để mai táng. Hiện UBND huyện cũng đã cử người đến thăm và động viên, đồng thời phối hợp với UBND xã Ea Wy hỗ trợ 15 triệu đồng và 200kg gạo để gia đình nạn nhân lo việc an táng”.
09:06 AM, 14-01-2015
MAI CƯỜNG

Cô giáo kiện hiệu trưởng vì 17 tháng không được đứng lớp

Đăng Bởi  - 

co giao kien hieu truong
Bà Nguyễn Thị Minh Đệ mở đĩa CD là các chứng cứ chứng minh mình bị xúc phạm. Phía sau là luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho bà Đệ.

17 tháng không được đứng lớp, không được tham gia các hoạt động của trường do phát hiện ra nhà trường thường xuyên ra đề thi sai và những khuất tất trong việc gây áp lực với học sinh để buộc học thêm. Một cô giáo kiện hiệu trưởng trù dập mình ở Phú Yên.

Ngày 13-1, TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) mở phiên tòa xử vụ bà Nguyễn Thị Minh Đệ (57 tuổi, nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên) kiện ông Nguyễn Tấn Hào, nguyên hiệu trưởng trường này. Bà Đệ yêu cầu ông Hào bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần do bị xâm hại danh dự, nhân phẩm. Luật sư Võ An Đôn bảo vệ cho nguyên đơn - người yêu cầu cựu hiệu trưởng bồi thường hơn 1 tỉ đồng và xin lỗi công khai trước trường.
Cắt lương, không cho đứng lớp
Bà Đệ trình bày: Hơn sáu năm trước, bà phát hiện một số giáo viên tổ hóa của Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh thường xuyên ra đề thi bị sai, có nhiều việc làm khuất tất, gây áp lực đối với học sinh để buộc học thêm. Bà liên tục có nhiều đơn thư yêu cầu xử lý nhưng ban giám hiệu trường không giải quyết. Ngược lại, Hiệu trưởng Nguyễn Tấn Hào đã giao tổ hóa họp xử lý bà với nhiều nội dung không đúng sự thật, sau đó làm giả một bản tự kiểm của bà gửi đến các cơ quan chức năng với nội dung bà tự nhận các sai phạm của mình.
Khi bà tố cáo hiệu trưởng lên Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, Sở không giải quyết mà giao hiệu trưởng xử lý bà. Chỉ trong chín tháng của năm 2011, hiệu trưởng đã liên tục ra ba quyết định kỷ luật bà với hình thức khiển trách mà không nêu rõ lý do. Trong khi bà đang khiếu nại lên các cơ quan chức năng thì tháng 4-2011, ông Nguyễn Văn Tá, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, ra quyết định điều chuyển bà đến công tác tại một trường khác nhưng bà không chấp hành. 
Cũng từ đó đến tháng 8-2012, ông Hào đã cho cắt toàn bộ lương, các khoản phụ cấp đứng lớp, bảo hiểm y tế của bà. Suốt 17 tháng liền, hằng ngày bà vẫn đến trường nhưng không được hiệu trưởng bố trí đứng lớp, không cho tham dự tất cả hoạt động của trường.
Tỉnh yêu cầu chi trả lương và các chế độ
Trước tòa, bà Đệ nói: “Tôi có đầy đủ bằng chứng về hàng chục lần ông Hào đã sỉ nhục tôi trước mặt đông đảo giáo viên, học sinh. Đó là những lần ông ra lệnh cho bảo vệ, nhân viên tạp vụ xông vào ngăn cản tôi vào trường, có nhiều hành vi xúc phạm thân thể, nhân phẩm tôi. Khi tôi vào dự cuộc họp của trường thì ông Hào cho hai bảo vệ bế tôi ra ngoài rồi kẹp hai bên người, áp giải tôi trước mặt đông đảo giáo viên, học sinh. 
Ngoài ra, ông Hào còn mời công an đến uy hiếp tôi trước mặt học sinh. Ông Hào cũng ban hành văn bản cho rằng tôi là người không bình thường rồi cấm các đồng nghiệp tiếp xúc với tôi. Ông Hào còn cho dán công khai thư nặc danh mạt sát, xúc phạm tôi. Sự việc này kéo dài đến khi tôi nghỉ hưu, đầu tháng 4-2013”.
Theo bà Đệ, cơ sở để bà khởi kiện ông Hào ra tòa là các văn bản kết luận sự việc của cơ quan chức năng. Cụ thể, ngày 28-5-2012, chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ban hành quyết định buộc giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh thu hồi tất cả quyết định kỷ luật đối với bà Đệ, đồng thời yêu cầu không tổ chức lại việc xem xét xử lý kỷ luật đối với bà. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng có quyết định yêu cầu Sở GD&ĐT truy trả toàn bộ lương và các chế độ khác cho bà Đệ.
Tuy nhiên, thời gian đầu Sở GD&ĐT chỉ chi tạm ứng 50% lương vì cho rằng bà Đệ không còn công tác tại trường trên. Do đó bà Đệ khởi kiện yêu cầu Sở GD&ĐT chi trả đủ lương, ông Hào phải bồi thường thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại cũng như một số khoản khác.
“Chồng tôi đã mất. Tôi thì bị cắt hết mọi khoản thu nhập nên suốt thời gian qua cuộc sống mẹ con tôi hết sức khốn đốn, tôi phải đi vay tiền cho con đi học và chữa bệnh cho tôi” - bà Đệ khóc.
Cựu hiệu trưởng: “Tôi làm theo chỉ đạo của cấp trên”
HĐXX tập trung thẩm vấn các đương sự để làm rõ hành vi của ông Nguyễn Tấn Hào xúc phạm bà Đệ, gây thiệt hại về vật chất, tổn thất tinh thần đối với bà. Tuy nhiên, ông Hào phủ nhận toàn bộ những việc bà Đệ cho là xúc phạm bà.
HĐXX đã đề nghị bà Đệ mở lần lượt chín đĩa CD chứng cứ do bà cung cấp để chứng minh ông Hào xúc phạm bà. Ông Hào không giải thích từng cuộc hội thoại mà cho rằng ông không nói bà Đệ bị tâm thần mà chỉ nói “trạng thái không bình thường”. Ông Hào nói hầu hết quyết định ông ký ban hành là “thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên”.
Giải thích việc ra quyết định kỷ luật bà Đệ không đúng thẩm quyền, ông Hào cho rằng do bà Đệ vi phạm quy chế chuyên môn, nói một hiệu phó quản lý yếu kém, một trưởng bộ môn vô đạo đức.
Còn ông Nguyễn Ngọc Đa, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT (được giám đốc Sở ủy quyền tại phiên tòa), cho rằng UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT trả lương cho bà Đệ là không đúng quy định pháp luật vì về nguyên tắc bà Đệ không đứng lớp nên không được nhận lương. “Vì UBND tỉnh là cấp trên nên Sở phải thực hiện” - ông Đa nói.
Cuối ngày xét xử, HĐXX chấp nhận đề nghị hoãn phiên tòa của luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho bà Đệ. Tòa tuyên hoãn để nguyên đơn cung cấp thêm chứng cứ chứng minh thiệt hại do bị trù dập, đồng thời để tòa triệu tập thêm năm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên Nguyễn Văn Tá nhằm làm rõ những hành vi trù dập đối với bà Đệ.

Trù dập người tố cáo
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên, ông Nguyễn Tấn Hào - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh và bà Đinh Thị Tuyết - tổ trưởng tổ hóa đã có hành vi trù dập đối với bà Đệ. Ông Nguyễn Văn Tá, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, đã giải quyết đơn tố cáo không đúng quy định. Ông Tá đã thiếu trách nhiệm trong quản lý, thiếu kiểm tra chấn chỉnh để một số cán bộ Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh có hành vi trù dập người tố cáo. Ông Tá có biểu hiện bao che cho những khuyết điểm, vi phạm của ông Hào, ký quyết định điều chuyển trường đối với bà Đệ không đúng quy trình.

co giao kien hieu truong
  
Cựu Hiệu trưởng Nguyễn Tấn Hào phủ nhận mọi trách nhiệm
Tuy nhiên, thời điểm ban hành kết luận, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên cho rằng ông Tá sắp nghỉ hưu; khuyết điểm, vi phạm có yếu tố khách quan nên chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tuy Hòa tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Tấn Hào và bà Đinh Thị Tuyết.
Kiện để không còn nạn trù dập
Một số giáo viên dự phiên tòa nói rằng bà Đệ là người hết sức thẳng thắn, trong sáng khi đấu tranh chống tiêu cực. “Cô Đệ đấu tranh là để bảo vệ quyền lợi học sinh, cũng là để nâng cao tính dân chủ trong ngành giáo dục. Đấu tranh như cô Đệ mà bị trù dập phải khốn đốn như vậy ai mà còn dám lên tiếng nữa! Cô nghỉ hưu rồi nhưng vẫn kiện cựu hiệu trưởng là để không còn nạn trù dập người đấu tranh nữa” - một đồng nghiệp của bà Đệ nói.
Trong khi đó, ông Huỳnh Tấn Châu, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, ra tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nói: “Tôi rất buồn vì những đồng nghiệp của trường giờ phải ra tòa”.
Theo Tấn Lộc
(Pháp luật TP.HCM)

Đối phó Trung Quốc, Nhật tái vũ trang, tăng chi tiêu quốc phòng

Nhat tang chi tieu quoc phong

Nhật rất cứng rắn vấn đề tranh chấp ở Senkaku

Thế giới biết đến sự kiên cường của người Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi nước này đứng trước áp lực từ sự bao vây của các nước phương Tây. Và giờ đây, người Nhật lại có lý do để thể hiện sự cứng rắn của mình một lần nữa, trước mối đe dọa đến từ sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng.

Theo báo cáo mới nhất, ngân sách cho quốc phòng Nhật Bản trong năm 2015 tiếp tục tăng, lên tới gần 5.000 tỷ Yen, tương đương 42 tỷ USD, so với mức chi tiêu cho quốc phòng năm 2014 của nước này là 4.800 tỷ Yen, sẽ được chấp thuận bởi nội các và quốc hội Nhật Bản vào thứ Tư ngày 14.1. 
Theo đó, một phần lớn trong số đó được dành cho nỗ lực tái vũ trang quân đội Nhật và thiết lập các phương án bảo vệ các đảo thuộc khu vực tranh chấp với Trung Quốc, bao gồm kinh phí cho 20 máy bay tuần tra P-1 và 6 máy bay chiến đấu F-35.
Chi tiêu quốc phòng Nhật Bản tăng theo chiều hướng đi lên mạnh mẽ của ngân sách chính phủ trong năm tài khóa 2015. Theo đó, chính phủ cùng với liên minh cầm quyền đã thông qua mức ngân sách cho năm 2015 lên tới 96.340 ngàn tỷ Yen, tương đương 814 tỷ USD, mức ngân sách cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. 
Đối với một số chuyên gia thận trọng, việc gia tăng mạnh ngân sách chính phủ và chi tiêu quốc phòng như hiện tại sẽ là một sự liều lĩnh khi mà giới phân tích đang cảnh báo về số nợ công của Nhật Bản đã lên tới 245% GDP, nhưng ở một chiều hướng khác, đây lại được xem là một sự kiên quyết cần thiết trong nỗ lực đưa Nhật Bản trở lại vị trí một cường quốc kinh tế và quân sự, nhất là khi Nhật Bản đã không có đường lùi.
Trên thực tế, không có thành tựu lớn lao nào đạt được mà không phải trải qua sự mạo hiểm, và người Nhật đang ở trong tình thế hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Việc Trung Quốc bắt đầu có những động thái tranh chấp ở khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư sau nhiều năm im hơi lặng tiếng đã cho thấy một xu thế mới, trong đó Trung Quốc với sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của mình bắt đầu mở rộng ảnh hưởng sang các nước láng giềng. 
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đạt tới đỉnh cao của chu kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ, trong khi Nhật Bản đang bị rơi vào đợt giảm phát dài nhất trong lịch sử khiến kinh tế suy trầm trọng  hai thập kỷ qua, người Nhật rõ ràng đang không ở trong một tình thế thuận lợi.
Vì thế, tái cơ cấu nền kinh tế, đưa kinh tế Nhật Bản khởi sắc trở lại và đồng thời đẩy tiềm lực quốc phòng lên cao là điều mà nước Nhật buộc phải làm, dù chính đảng nào cầm quyền chăng nữa.
 Không khó hiểu khi thủ tướng Shinzo Abe và đảng LDP của ông chiến thắng với tỷ lệ áp đảo trong hai cuộc bầu cử trong vòng vài năm trở lại đây, khi tầm nhìn và chiến lược cải cách nền kinh tế của ông Abe được cho là phù hợp nhất với thách thức mà Nhật Bản đang phải đối mặt.
Việc tăng mạnh ngân sách chính phủ và chi tiêu quốc phòng trong năm 2015 của nội các thủ tướng Abe vì thế đang nhận được sự ủng hộ lớn từ phía các chuyên gia và người dân Nhật, dù ai cũng hiểu nguy cơ đến từ lượng nợ công khổng lồ đang ngày càng đè nặng trên vai nước Nhật. 
Nếu các chính sách cải cách kinh tế của ông Abe thành công, không nghi ngờ gì việc Nhật Bản sẽ quay trở lại vị trí một cường quốc kinh tế và quân sự trong khu vực và trên thế giới, đồng nghĩa với việc áp lực từ sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Người Nhật sẽ trở nên cứng rắn hơn bao giờ hết, khi họ hiểu sự cứng rắn ấy là cần thiết.
Và thực tế là những động thái đang diễn ra ở Nhật được giới phân tích đánh giá cao hơn những gì đang diễn ra tương tự ở Trung Quốc khá nhiều. Trung Quốc cũng đang bắt đầu bước vào giai đoạn cần phải cải tổ nền kinh tế sau ba mươi năm phát triển nóng, nhưng những chính sách cải tổ mà Bắc Kinh đưa ra đang tạo ra sự thất vọng của không chỉ giới phân tích thế giới mà còn với ngay cả người dân trong nước.
Việc đưa ra các giải pháp một chiều, thiếu đồng bộ và quá thiên về đầu tư theo lối mòn phát triển cũ đang tạo nên sự bất mãn lớn, khi người hưởng lợi từ các giải pháp này là các tập đoàn tài phiệt của Trung Quốc chứ không phải nền kinh tế nước này. 
Đồng thời khoản ngân sách quá lớn, lên tới 1,1 ngàn tỷ USD của gói giải pháp này, đang khiến nhiều chuyên gia e ngại sẽ khiến Trung Quốc sẽ phải trải qua một thời gian dài lãng phí khi đã bỏ qua cơ hội tốt nhất để cải cách nền kinh tế, như những gì người Nhật đang làm.
Khoản ngân sách quốc phòng trị giá 42 tỷ USD của Nhật Bản cũng được đánh giá là tạo áp lực lớn cho quốc phòng Trung Quốc. Chi phí quốc phòng của Nhật chỉ bằng 1/3 ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, nhưng hầu hết đều khá nhất quán trong việc tăng cường sức mạnh hải quân và không quân ở khu vực biển Hoa Đông khi Nhật Bản chỉ có Trung Quốc là mối thách thức duy nhất. 
Trong khi đó, Trung Quốc phải đối mặt với quá nhiều thách thức từ nhiều nước ở mọi hướng và phải phân tán chi tiêu quốc phòng. Đó là lý do dù chi phí quốc phòng Nhật chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc, nhưng hạm đội và khả năng tác chiến của Nhật ở biển Hoa Đông vẫn được đánh giá cao hơn Trung Quốc khá nhiều.
  
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Phút cuối, Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái

Đăng Bởi  - 

My
Tổng thống Obama và thủ tướng Ukraine

Châu Âu rất kỳ vọng vào cuộc họp 4 bên của các lãnh đạo chính phủ Nga, Pháp, Đức, Ukraine tại Kazakhstan vào 15.1. Cuộc họp này hy vọng sẽ giải quyết được rốt ráo vấn đề khủng hoảng Ukraine. Nhưng phút cuối, người Mỹ đã can thiệp và cuộc họp này không thể diễn ra.

Có thể thấy rằng cả Đức và Pháp đều muốn hạ nhiệt cuộc khủng hoảng này nhằm tạo đà cho việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga, tháo ngòi nổ căng thẳng ở châu Âu. Họ đã cố tình loại Mỹ ra khỏi cuộc họp này vì ngại Mỹ nhúng mũi vào khiến tình hình thêm căng thẳng.

Những gì Pháp và đặc biệt là Đức có thể làm thì họ đã làm. Trước khi cuộc họp cấp bộ trưởng 4 bên diễn ra ở Berlin hôm 12.1, thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiếp thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk khi ông công du Đức và đồng ý cho vay 500 triệu euro để chính quyền Ukraine có ngân sách hoạt động.

Tiếp đến, tổng thống Petro Poroshenko khi sang Pháp là để tham gia tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố tại Paris, đã được họp riêng với tổng thống Pháp Francois Hollande và bà Merkel. 

Tuy có lãnh đạo 40 nước cùng đến Pháp nhưng chỉ có riêng ông Poroshenko là được gặp riêng với ông Hollande và bà Merkel. Thậm chí, báo giới cũng nói luôn là họ họp bàn về tình hình Ukraine trước cuộc họp 4 bên chứ không phải là hợp tác chống khủng bố.

Tính toán kỹ là vậy nhưng cuối cùng cuộc họp 4 bên cấp ngoại trưởng tại Berlin thất bại do “quan điểm các bên trái ngược”. Ukraine vẫn giữ thái độ cứng rắn không như Pháp, Đức mong muốn và cuộc họp 4 bên này chẳng ra được đáp án.

Các bên cho biết cuộc họp ngoại trưởng phần 2 sẽ diễn ra trong thời gian tới để bàn bạc tiếp nhưng chưa xác định được địa điểm. Cũng vì thế, cuộc họp 4 bên cấp lãnh đạo cao nhất tại Kazakhstan bị hoãn vô thời hạn.

Không khó để xác định nguyên nhân Ukraine trở cờ ngay trước cuộc họp khiến Đức và Pháp không kịp trở tay. Mỹ vẫn tỏ ra là nước cao cờ nhất trên bàn cờ ngoại giao. Trước cuộc họp vài giờ, Mỹ đã ra giá liên tục khiến chính quyền Ukraine không thể lắc đầu vì Mỹ ra giá mua rất cao.

Theo Interfax, vào buổi chiều hôm 12.1, ít giờ trước khi cuộc họp ngoại trưởng 4 bên tại Berlin, Mỹ thông báo khẩn cấp việc chấp thuận bảo lãnh cho chính quyền Ukraine vay 2 tỷ USD (thông qua IMF) trong cả năm 2015 và 1 tỷ USD sẽ được giải ngân ngay trong 6 tháng đầu năm.

Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk chiều hôm sau khẳng định Mỹ sẵn sàng trong việc cho chính phủ Ukraine vay 2 tỷ USD.  "Mỹ vừa tuyên bố với chính phủ Ukraine rằng Mỹ đã sẵn sàng bảo lãnh để cho Ukraine vay 2 tỷ USD (thông qua IMF)", ông Yatsenyuk tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Estonia Taavi Riyvasom khi ông  Riyvasom đi thăm Kiev. Một bản tuyên bố thể hiện tính kịp thời của người Mỹ.

Một cuộc ngã giá chóng vánh, gấp 4 lần số tiền mà Đức cho chính phủ Ukraine vay. 

Đây là 'phần thưởng xứng đáng' cho nỗ lực của chính quyền Yatsenyuk trong việc bảo vệ quan điểm cứng rắn của Mỹ tại Ukraine.

Cái hay của Mỹ là họ biết tung ra đòn đủ mạnh và đúng thời điểm để giành chiến thắng. Tối mai, Tổng thống Barack Obama có thể yên tâm ăn tiệc cùng Thủ tướng Anh David Cameron tại Nhà trắng.

Anh Tú (tổng hợp)

Đạo Kitô ở Trung Quốc có thể bị đàn áp khốc liệt hơn

Joshua Philipp, Epoch Times 13 Tháng Một , 2015
Chinese Christians pray during a service at an underground independent Protestant Church on Oct. 12, in Beijing, China. China, an officially atheist country, places a number of restrictions on Christians and allows legal practice of the faith only at state-approved churches. (Kevin Frayer/Getty Images)
Các tín đồ Kitô giáo tại Trung Quốc cầu nguyện tại một Nhà thờ Tin lành dưới lòng đất vào ngày 12 tháng 10 năm 2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Là một quốc gia công khai sùng bái chủ nghĩa vô thần, Trung Quốc áp đặt một số giới hạn đối với tín đồ Kitô giáo và chỉ cho phép thực hành đức tin tại những nhà thờ mà nhà nước cho phép (Kevin Frayer/Getty Images)

Phân tích tin tức

Đạo Kitô ở Trung Quốc hiện nay đang trong tình trạng nguy hiểm: tôn giáo này đang trở nên phổ biến, và dưới quan niệm vô thần của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, điều này được xem là một mối đe dọa.
Trung Quốc ước tính hiện nay có khoảng 100 triệu tín đồ Đạo Kitô. Con số này thực sự quan trọng, hãy nhớ rằng Pháp Luân Công cũng từng có 100 triệu học viên khi Trung Quốc tiến hành đàn áp dã man môn tu luyện hòa ái, khuyến khích người học thực hành theo nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn.

Nếu Đạo Kitô không có sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên ngoài thì cũng bị Trung Quốc đàn áp như với Pháp Luân Công?

The Guardian.

Vấn đề là, như Pháp Luân Công vào thời điểm cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999, số lượng tín đồ Đạo Kitô ở Trung Quốc ngày nay đã vượt quá con số 85 triệu thành viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Và chính quyền Trung Quốc đã ra tay tăng cường đàn áp Đạo Kitô.
Theo tờ Nhật báo New York, vào lễ Giáng sinh chỉ riêng tại tỉnh Chiết Giang, chính quyền Trung Quốc đã phá bỏ dấu thập tự của hơn 400 nhà thờ.
Trong suốt tuần lễ Giáng sinh ở thành phố Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, theo tờ Nhật báo, chính quyền Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động kỷ niệm Giáng sinh ở trường mẫu giáo và trường học các cấp.
Tờ Nhật báo trích dẫn lời một quan chức ngành giáo dục như sau “Trước đây chúng tôi đã có hướng dẫn về những ngày lễ ngoại quốc như là lễ Giáng sinh, nhưng năm nay là lần đầu tiên chúng tôi ban hành một thông báo rõ ràng hơn”.
Nhưng thông tin quan trọng nhất lại thể hiện ở mức độ tinh vi hơn.
Theo tờ Nhật báo, chính quyền Trung Quốc buộc các mục sư và học giả tôn giáo tham gia một buổi hội thảo ở Bắc Kinh vào tháng Tám. Tại buổi hội thảo, họ được giáo dục để giữ cho đức tin Thiên chúa thoát khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài và thích nghi với Trung Quốc.
Giữ cho đức tin Thiên chúa “thoát khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài” là một cụm từ đầy hàm ý. Ngôn từ ở đây rất quan trọng, nó gợi nhớ lại thời kỳ chính quyền Trung Quốc phá hủy những tôn giáo truyền thống và thay thế bằng hình thức tôn giáo của riêng mình.

Những tôn giáo mới

Vào những năm 1950, Đảng Cộng Sản Trung Quốc bận rộn xóa bỏ tất cả văn hóa và tín ngưỡng truyền thống. Một mặt Đảng Cộng Sản bắt bớ và giết hại các nhà sư trụ trì và đạo trưởng, mặt khác họ cũng tạo ra hai tổ chức với những hình thức tôn giáo riêng.
Với Phật giáo, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc vào năm 1952. Đối với Đạo giáo, nó tạo ra các Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc vào năm 1957. Cả hai hiệp hội mới bắt đầu khuyến khích những hình thức cải biên so với các tôn giáo truyền thống, tức là vứt bỏ rất nhiều điều cơ bản trong hệ thống tín ngưỡng ấy. Cả hai hiệp hội đều tuyên bố họ là “dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân”.

Những người tin vào tôn giáo phải thừa nhận một thế lực khác

The Guardian

Những người từ chối tin vào tôn giáo mới sẽ bị đàn áp. Loạt bài xã luận Cửu Bình – một tác phẩm củaThời báo Đại Kỷ Nguyên đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng – viết như sau: “Những Phật tử và Đạo sĩ tận tâm và tuân theo giới luật bị cáo buộc là thành phần phản cách mạng hoặc thành viên của giáo phái mê tín dị đoan và tầng lớp xã hội bí mật”.
Cửu Bình cho biết thêm “Dưới khẩu hiệu cách mạng là ‘thanh lọc các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo’” ” họ đã bị bắt giam, buộc phải  ‘cải cách thông qua lao động’, hoặc thậm chí bị hành hình. ”

Nhà thờ Ba Tự Chủ

Vào thời điểm đó Kitô giáo và Công giáo ở Trung Quốc cũng chịu sự thay đổi tương tự – nó liên quan mật thiết đến việc giữ “đức tin thoát khỏi ảnh hưởng bên ngoài”.
Cụm từ này gợi nhớ lại Nhà thờ Ba Tự Chủ được khởi xướng năm 1950 bởi ông Ngô Diệu Tông – thành viên ủy ban thường trực của Hội nghị chính trị Hiệp thương Trung Quốc.
Nhà thờ mới được xây dựng dựa trên ý tưởng về sự độc lập khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài, với khẩu hiệu “tự quản lý, tự hỗ trợ và tự tuyên truyền”.
Ông Ngô cũng bác bỏ niềm tin vào phép màu của Chúa Jesus, và như Thời báo Đại kỷ nguyên đã lưu ý trong Cửu Bình “Không thừa nhận phép mầu của Chúa Jesus là không công nhận Chúa Jesus trên trời. Làm thế nào một người được xem là một Kitô hữu khi họ không còn tin tưởng vào thiên đường của Chúa?”
Khi ông Ngô bước vào Đại Lễ đường Nhân Dân, Cửu Bình viết “ông ta hẳn đã toàn toàn quên đi lời răn của Chúa ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đây là điều răn thứ nhất và lớn nhất’ (Matthew, 22: 37-38) và ‘Thế thì của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa’” (Matthew, 22:21)
Về cơ bản, giống như chính quyền Trung Quốc đã làm với Phật giáo và Đạo giáo, nó muốn tạo ra một tôn giáo mới “dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân”. Tương tự như vậy, tín đồ Công giáo ở Trung Quốc không được thừa nhận Giáo Hoàng.

Những thế lực khác

Tờ The Guardian lưu ý trong một câu chuyện gần đây về sự đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc như sau: “Điều mà Đảng cộng sản vô thần bận tâm không phải ở bản thân tôn giáo, sự thật là, những người tin tưởng vào tôn giáo thừa nhận một thế lực khác, vì thế có thể đe dọa tới kẻ cai trị đất nước. Đây tất nhiên cũng là vấn đề của vua Herod (một vị vua của người Do Thái được nhắc đến trong Kinh Thánh) khi gửi quân lính tàn sát trẻ sơ sinh ở thành phố của David. Như vậy, khi Kitô hữu nói rằng Jesus là chúa là vua, họ đã thể hiện một quan điểm chính trị: Caesar không phải là vua của họ. Đây là vấn đề về sự trung thành tuyệt đối. Chẳng ngạc nhiên khi chính quyền Trung Quốc lo lắng về điều này”.
Những phát triển gần đây của Kitô giáo tại Trung Quốc thực sự quan trọng. Những nhóm Kitô giáo truyền thống đang bị đàn áp ở Trung Quốc là một bộ phận của phong trào Ngôi nhà Kitô giáo, là những người không tham gia vào tôn giáo do nhà nước kiểm soát.
Sự đàn áp khắc nghiệt hơn của chính quyền Trung Quốc đối với những nhà thờ được cấp phép, biểu tượng tôn giáo, ngày lễ thể hiện rằng chế độ này đang dần xiết chặt đối với tôn giáo và những truyền thống gắn liền với tôn giáo.

Nguy cơ sẽ bức hại nhiều hơn

Như vậy, liệu chính quyền Trung Quốc có duy trì được giáo phái Kitô đã qua sửa đổi hay các Kitô hữu Trung Quốc tiếp tục trung thành với giáo phái truyền thống và chấp nhận rủi ro sẽ bị đàn áp mạnh mẽ hơn.
Như tờ The Guardians nói “Nếu Đạo Kitô không có sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên ngoài thì cũng bị Trung Quốc đàn áp như với Pháp Luân Công?”.
Câu trả lời không đơn giản như vậy. Pháp Luân Công trên thực tế được hỗ trợ rất nhiều từ nước ngoài và nhất là từ khi bắt đầu cuộc đàn áp; tuy nhiên, sự hỗ trợ này không thể ngăn cản nổi Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết đầu tiên lên án việc đàn áp của Trung Quốc đối với Pháp Luân Công vào ngày 18 tháng 11 năm 1999, ngay sau khi Trung Quốc phát động cuộc đàn áp ngày 20 tháng Bảy năm 1999. Kể từ đó, Hạ viện đã thông qua thêm ba nghị quyết vào các năm 2002, 2003, và 2010.
Pháp Luân Công nhận được sự hỗ trợ tương tự – đã có những lời kết tội tương tự đối với cuộc đàn áp pháp môn này tại Trung Quốc – từ Liên Hợp Quốc, chính phủ của nhiều quốc gia, tổ chức Ân xá Quốc tế và tổ chức Theo dõi Nhân Quyền.
Vấn đề mà Pháp Luân Công thực sự phải đối mặt là khi cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên truyền vu khống bịa đặt những thông tin sai lệch về một môn tu luyện vẫn ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đã xây dựng chiến dịch tuyên truyền bằng cách gây sức ép lên giới truyền thông nước ngoài khi viết về Pháp Luân Công – một chiến dịch đàn áp mà cứ 12 người Trung Quốc thì  có 1 người bị ảnh hưởng, và đây vẫn là một trong những câu chuyện lớn nhất của đất nước này hiện nay. Một trong những ví dụ gần đây là vào tháng Tư khi Trung Quốc yêu cầu tờ Reader’s Diggest gỡ một câu chuyện – được xuất bản bên ngoài Trung Quốc – vì nó đề cập đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Vấn đề quan trọng mà chúng ta cần xem xét – liên quan đến việc chính quyền Trung Quốc đang gia tăng đàn áp đối với các Kitô hữu – là liệu Trung Quốc bằng cách nào đó sẽ cố gắng thuyết phục thế giới bên ngoài rằng các phong trào Kitô giáo độc lập là một mối nguy cho đất nước hay họ sẽ đánh lạc hướng hoặc buộc dư luận nước ngoài im lặng.
Theo Vietdaikynguyen

Cựu quan chức Trung Quốc gợi ý Bắc Kinh nên Kiểm soát Giáo dục ở Hồng Kông

 Larry Ong 13 Tháng Một , 2015
Ông Chen Zuo-er, nguyên phó giám đốc Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Ma Cao thăm Hồng Kông vào ngày 20/6/2014. (Pan Zai-shu / Epoch Times)
Ông Chen Zuo-er, nguyên phó giám đốc Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Ma Cao thăm Hồng Kông vào ngày 20/6/2014. (Pan Zai-shu / Epoch Times)
Một cố vấn Trung Quốc gần đây cho rằng Bắc Kinh nên kiểm soát lĩnh vực giáo dục của Hồng Kông vì lĩnh vực này đã góp phần thúc đẩy các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của Phong trào Ô.
Ông Chen Zuo-er, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Hồng Kông và Ma Cao của Trung Quốc – một tổ chức tư vấn bán chính thức, đã phát biểu trong một diễn đàn do Hiệp hội này tổ chức vào hôm 8 tháng 1 rằng Hồng Kông phải xem xét “những lợi ích quốc gia” của chính quyền Trung Quốc khi đề cập đến các chính sách giáo dục.
Ông Chen nói: “Tại sao ngành giáo dục lại ở trong tình trạng hỗn độn như vậy trong suốt phong trào Chiếm Trung tâm? Làm sao mà những thanh niên nhỏ tuổi, những người chỉ là những đứa trẻ sơ sinh khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, lại trở thành những người tuyến đầu vung lá cờ Anh Quốc và khuấy đảo các doanh trại quân đội và chính phủ của chúng ta?”.
Ông Chen nói thêm: “Nhiều người rõ ràng thiếu nhận thức về dân chủ, quyền công dân, mục tiêu cuộc sống, kiến thức địa lý, lịch sử và văn hóa”. Vì vậy, ông Chen cho rằng, thanh niên của Hồng Kông đã bị “tẩy não” vào việc tham gia phong trào chiếm đóng đường phố kéo dài gần ba tháng trời và Phong trào Ô ủng hộ dân chủ.
Ông Chen cũng cho biết quan chức cấp cao trong ngành giáo dục của thành phố được mệnh danh là trung tâm tài chính của châu Á này phải chịu “sự giám sát của chính quyền trung ương”, ông ta trích dẫn điều 48 và 104 của Luật Cơ bản, bản hiến pháp mini của Hồng Kông. Là một sản phẩm của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984, Luật Cơ bản quy định cách thức mà Hồng Kông tự cai trị mình dưới mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, trong bối cảnh mà thành phố này có được “mức độ cao về tính tự chủ” trong khoảng thời gian 50 năm sau khi sáp nhập trở lại Trung Quốc vào năm 1997.
Ý kiến của ông Chen đã nhanh chóng nhận được những lời chỉ trích từ một số nhân vật trong lĩnh vực giáo dục của Hồng Kông.
Nhà lập pháp Ip Kin-yuen, người đại diện cho Hiệp hội Giáo viên Hồng Kông trong cơ quan lập pháp, lập luận rằng giáo dục là một lĩnh vực ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của Bắc Kinh, ông viện dẫn điều 136 và 137 của Luật Cơ bản. Ông Ip nói rằng Bộ trưởng Giáo dục của Hồng Kông chỉ có trách nhiệm báo cáo tới lãnh đạo cao nhất của thành phố và không ai khác.
Ông Ip cho biết thêm, hơn nữa, thanh niên Hồng Kông đã trở nên ít “yêu nước” hơn đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây, điều đó không phải vì có thất bại hay khoảng trống trong hệ thống giáo dục của Hồng Kông, mà là vì những thay đổi xã hội tại Trung Quốc và tin tức từ Internet.
Ông Cheung Yui-fa, một giáo viên dạy môn Nghiên cứu Tự do tại một trường học địa phương, nói rằng các sinh viên Hồng Kông sẽ tiếp tục xa rời chính quyền địa phương và chính quyền Trung Quốc nếu Bắc Kinh cứ khăng khăng ép buộc thông qua các tiết học giáo dục quốc dân mang tích chất “tẩy não”.
Trước đây, chính quyền Hồng Kông và chính quyền Trung Quốc đã cố gắng tuyên truyền “lòng yêu nước” trong các trường học của Hồng Kông, mặc dù không thành công.
Vào năm 2012, hàng chục ngàn người Hồng Kông đã xuống đường để phản đối một đề xuất chương trình giảng dạy về “giáo dục đạo đức và quốc gia” – một giáo trình về lịch sử Trung Quốc đương đại mang nặng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và những thiên vị cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau nhiều tuần biểu tình, tuyệt thực, và chiếm đóng các cơ sở văn phòng chính phủ, ông Lương Chấn Anh, vị Trưởng Đặc khu Hồng Kông bị phần lớn dân chúng không ưa thích, đã phải nhượng bộ và cho phép các trường học tùy chọn việc áp dụng chương trình giảng dạy này trong “giai đoạn thử nghiệm” 3 năm trước khi quyết định liệu có triển khai bắt buộc hay không vào năm 2015.
Thủ lĩnh sinh viên trẻ tuổi Hoàng Chi Phong – gương mặt biểu tình nổi tiếng nhất của Phong trào Ô năm 2014 – đã trở nên xuất chúng trong các cuộc biểu tình năm 2012. Anh đã nhắc lại một cách dí dỏm về đề xuất của ông Chen Zuo-er nhằm áp đặt “giáo dục quốc dân” đối với người Hồng Kông một lần nữa và phát huy quyền lực của Bắc Kinh đối với nền giáo dục của thành phố này.
Theo Apple Daily, anh Phong cho biết: “Thành thật mà nói, nếu không có đề xuất chương trình giảng dạy “giáo dục đạo đức và quốc gia” thì sẽ không có Hoàng Chi Phong như ngày hôm nay”.
“Vậy tại sao ông Chen lại muốn truyền cảm hứng cho nhiều Hoàng Chi Phong hơn nữa”?
Theo Vietdaikynguyen

Giá dầu lại phá đáy

(TNO) Giá dầu thế giới vừa chạm đáy trong vòng 5,5 năm trở lại đây, ngay sau khi Goldman Sachs mạnh tay hạ mức giá dự báo, còn Venezuela kêu gọi Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lên kế hoạch thúc giá dầu quay đầu trở lại.

Giá dầu thế giới vừa chạm mức đáy trong vòng 5,5 năm trở lại đây ngay sau khi Goldman Sachs và Societe Generale cắt giảm giá dự báo trong năm 2015 - Ảnh: Reuters
Giá dầu thế giới vừa chạm mức đáy trong vòng 5,5 năm trở lại đây ngay sau khi Goldman Sachs và Societe Generale cắt giảm giá dự báo trong năm 2015 - Ảnh: Reuters

Tiếp tục chuỗi giảm sâu, giá dầu thế giới vừa chạm mức đáy trong vòng 5,5 năm trở lại đây.

Rạng sáng ngày 13.1, mức giá giao dịch của dầu WTI giao trong tháng 2.2015 là 46,02 USD/thùng, còn dầu Brent nằm ở mức 47,4 USD/thùng, theo Bloomberg. Tại Mỹ, giá dầu West Texas Intermediate đã giảm khoảng 5,1% còn giá dầu Brent tuột xuống khoảng 5,9%.

Giá dầu đã giảm gần 50% từ giữa năm 2014 và tính cả đợt giảm trong đầu tuần này, giá dầu thế giới đã chứng kiến chuỗi giảm sâu liên tiếp trong vòng 7 tuần qua.

Giá dầu chạm đáy 5,5 năm ngay sau khi ngân hàng Goldman Sachs và cả hãng dịch vụ tài chính Societe Generale mạnh tay hạ mức giá dầu dự báo. Ông Gene McGillian, chuyên gia phân tích và mô giới của Tradition Energy tại Stamford, Connecticut cho hay: “Chúng tôi đang tìm kiếm mức đáy của giá dầu. Song, vẫn chưa ai hay mức này có thể là bao nhiêu”.

Bloomberg còn cho biết hôm 11.1, Venezuela - quốc gia đang ngập trong nguy cơ vỡ nợ vì có xuất khẩu dầu thô đóng góp 96% nguồn thu ngoại tệ - vừa lên tiếng kêu gọi các nước trong Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tìm cách thúc giá dầu quay đầu trở lại. Điều này cũng góp phần khiến giá dầu tiếp tục giảm.

Ngân hàng Goldman Sachs hôm 12.1 vừa cho rằng giá dầu cần phải xuống khoảng 40 USD/thùng ngay trong nửa đầu năm nay để kiềm chế hoạt động khai thác dầu đá phiến, giúp thị trường sớm cân bằng trở lại, theo Reuters.

"Để không tăng vốn đổ vào ngành này và hạn chế đầu tư vào việc khai thác dầu đá phiến cho đến khi thị trường cân bằng, chúng tôi cho rằng giá dầu cần được giữ ở mức thấp trong một thời gian nữa ", báo cáo của Goldman cho hay.

Goldman Sachs dự đoán trong 3 tháng tới, giá dầu WTI tại Mỹ sẽ giao dịch ở mức 41 USD/thùng và dầu Brent sẽ xuống 42 USD/thùng. Con số này chỉ tròm trèm một nửa mức giá lần lượt là 70 USD/thùng và 80 USD/thùng được họ dự báo trước đó.

Cũng theo dự báo của Goldman Sachs, giá trung bình của dầu Brent trong năm 2015 sẽ chỉ đạt 50,4 USD/thùng, giảm sâu từ mức 83,75 USD/thùng của lần dự báo trước. Đối với dầu WTI, mức giá trung bình sẽ là 47,15 USD/thùng.

Thời gian qua, nhờ công nghệ khai thác dầu từ đá phiến, Mỹ đang khoan dầu với tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 thập kỷ. OPEC theo đó đã không có bất cứ động thái cắt giảm giảm sản lượng nào nhằm giữ vị thế trong cuộc chiến giành thị phần. Điều này khiến dư cung dầu thô toàn cầu lên đến con số 2 triệu thùng mỗi ngày, và giá dầu được đà giảm sâu.

13/01/2015 06:30
Thu Thảo

"Thực phẩm tử thần" tràn về thành phố

Đăng Bởi  - 

thuc pham ban
Ảnh minh họa

Lợi dụng nhu cầu thực phẩm tại TP.HCM tăng cao vào dịp cuối năm, các chủ hàng tìm cách vận chuyển thực phẩm, về thành phố tiêu thụ mà đa số là những loại thực phẩm tử thần, không rõ nguồn gốc và đã hôi thối, rỉ nhớt. 

Buồn nôn với thịt lợn, heo sữa, nội tạng bò...
Là một trong những điểm nóng của thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, người dân huyện Bình Chánh (TP.HCM) tỏ ra hết sức lo ngại về chất lượng thực phẩm trôi nổi trên thị trường. 
Một người dân chia sẻ: “Chúng tôi vẫn chưa hết rùng mình khi vào tháng 4/2014, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh có buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn thị trấn Tân Túc đã phát hiện ông Nguyễn Văn Cường (quê Quảng Bình) chở 700kg lỗ tai heo có mùi hôi thối bốc lên tuồn vào thành phố”.

Tiếp đó, ngày 27/11/2014, trạm thú y huyện Bình Chánh kiểm tra, phát hiện ông Trần Văn Bình vận chuyển ba bao tải chứa 15 con heo từ Đồng Nai về TP.HCM bằng xe honda. Qua kiểm tra, đoàn phát hiện lô hàng không giấy chứng nhận kiểm dịch. Số heo trên bốc mùi hôi thối, ngả màu, rỉ dịch, da xuất huyết điểm, thịt biến chất. 
Chia sẻ về vấn đề này, một cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành cho biết: “Nếu chẳng may, cơ quan chức năng không phát hiện, xử lý kịp thời, thì chủ hàng đã có thể đưa số lượng thực phẩm bẩn này đến tay người tiêu dùng”.

Còn tại quận Thủ Đức, vào đầu tháng 1/2015, Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp (quận Thủ Đức), chi cục Thú y TP.HCM kết hợp với lực lượng CSGT Bình Triệu kiểm tra trên tuyến quốc lộ 1A phát hiện một xe khách vận chuyển gia súc trái phép từ tỉnh Quảng Ngãi vào TP.HCM. Kết quả kiểm tra cho thấy, trên xe khách có chất năm thùng heo sữa đã được giết mổ. Mỗi thùng có trọng lượng 90kg, hai thùng phuy phụ phẩm lòng heo. Những sản phẩm này đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, tất cả đều bốc mùi hôi thối, rỉ nhớt.

thuc pham ban
Cũng vào thời điểm kiểm tra nói trên, đoàn kiểm tra liên ngành quận Thủ Đức còn phát hiện chiếc xe khách khác mang biển số 60B-00887 vận chuyển 3 bao phụ phẩm bò (190kg) từ Đồng Nai về miền Tây; xe 43B-01623 vận chuyển 8 thùng gà nhập khẩu (65kg/thùng); xe 75-00737 vận chuyển bốn thùng xốp phụ phẩm heo (150kg); xe 76B-00217 vận chuyển 30kg thịt heo. Đáng sợ hơn khi toàn bộ số hàng trên đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch và đang trong quá trình phân hủy. Tất cả đã được cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy theo quy định.

Đỉnh điểm của sự mất vệ sinh
Không chỉ vận chuyển, bất cứ ai khi chứng kiến môi trường sản xuất thực phẩm được đặt bên cạnh nhà vệ sinh tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Bình Chánh đều thấy ám ảnh.
Theo đó, vào ngày 1/8/2014, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh do trạm Thú y huyện Bình Chánh chủ trì, bất ngờ kiểm tra cơ sở sơ chế phụ phẩm heo tại địa chỉ 174B/6B ấp 2 (xã An Phú Tây) do ông Nguyên Quốc Việt làm chủ. Trong quá trình kiểm tra, đoàn phát hiện cơ sở đang sơ chế sản phẩm huyết heo không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật. Sản phẩm sau khi sơ chế để trên sàn nhà cạnh nhà vệ sinh. Đặc biệt, số huyết heo đã tồn trữ lâu ngày tại cơ sở có biểu hiện ngả màu, biến chất...
Không chỉ các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, nhiều doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh cũng vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất. Cụ thể, ngày 19/8/2014, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh tổ chức kiểm tra công ty TNHH MTV Hòa Thắng (địa chỉ B8/10a ấp 2, xã Vĩnh Lộc B) do ông Nguyễn Hữu Chiến làm giám đốc. 
Theo giấy phép kinh doanh, công ty hoạt động với chức năng sản xuất tóp mỡ và mỡ nước, cung cấp nguyên liệu làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, doanh nghiệp này đã vi phạm trong việc không đảm bảo vệ sinh trong hoạt động sản xuất: Nền sàn đọng nước bẩn, lẫn nhiều tạp chất lạ. Không chỉ vậy, công ty hoạt động không đúng như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi sơ chế 470kg lỗ tai heo nguồn gốc chợ Tân Xuân (Hóc Môn).

thuc pham ban
Ông Nguyễn Hồng Triệu, Phó Trưởng trạm thú y huyện Bình Chánh cho biết: “Sau một thời gian theo dõi và nắm bắt thông tin, ngày 12/8/2014, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh phối hợp Công an, UBND xã Tân Kiên phát hiện ông Sơn Chiều (quê tỉnh Trà Vinh, tạm trú tại ấp 4, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đang chế biến khô bò đen từ phổi heo mà không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản phẩm động vật (phổi heo) không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Phổi heo trong quá trình chế biến được phơi dọc hàng rào quanh nhà, mặc cho ruồi muỗi bám đầy”. 

Trưa 1/10/2014, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh kiểm tra tại địa chỉ F7/1C tổ 3 (ấp 6, xã Vĩnh Lộc B) phát hiện bà Đỗ Thị Tân, tổ chức sản xuất trái phép chà bông gà. Tang vật gồm 15kg thịt gà, 20kg da gà tươi, 250kg chà bông chưa thành phẩm và 817kg chà bông giai đoạn thành phẩm. Tại hiện trường, la liệt thành phẩm và bán thành phẩm chà bông dưới nền nhà, để cho chó tự nhiên qua lại. Không những thế, cơ sở này còn sử dụng đồ hốt rác để xúc bột trộn vào chà bông.

Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện chất cấm tại cơ sở sản xuất chà bông nói trên đó là chất Sodium Cyclamate (đường hóa học, chất cấm dùng trong thực phẩm). Loại chất này có xuất xứ từ Trung Quốc nhằm tạo vị ngọt giả cho thực phẩm, rẻ tiền nhưng rất độc hại. Một cán bộ đoàn kiêm tra liên ngành huyện Bình Chánh cho biết, loại chất này có khả năng gây ung thư với người sử dụng.  
Thơ Trịnh - Ái Minh
(Đời sống & Pháp luật)

Phối hợp chặt chẽ với các đoàn kiểm tra liên ngành
Trước tình hình phức tạp của thị trường thực phẩm cuối năm, một lãnh đạo chi cục Thú y TP.HCM cho hay: “Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, các trạm Thú y quận huyện cũng đã phối hợp tốt với các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, phát hiện, xử lý kỹ thuật (không phạt) các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.