Saturday, June 23, 2018

Chính quyền Việt Nam lại muốn giao nhà máy điện than cho Trung Cộng

Trong số 27 nhà máy điện than đang vận hành trong nước thì đến 14 nhà máy do các chủ đầu tư Trung Quốc làm tổng thầu. Ảnh: Thanh Niên
Cho dù đã gặp rất nhiều rủi ro trong việc giao việc xây dựng các nhà máy điện than cho chủ đầu tư Trung Cộng. Vậy nhưng, chính quyền Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm. Mới đây, Bộ Công thương vừa gởi văn bản cho ông Nguyễn Xuân Phúc-Thủ tướng Chính phủ CSVN muốn giao dự án Nhà máy điện than Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) cho một chủ đầu tư Trung Cộng.
Trong văn bản gởi Chính phủ, Bộ Công thương cho biết do Tập đoàn Công nghiệp Than-khoáng sản (TKV) không đủ tài chính sẽ làm chậm tiến độ triển khai như đã vạch ra trước đây. Do đó muốn thay bằng liên danh Geleximco-HUI (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Kông United Investors Holding, Trung Quốc). Cũng trong văn bản, Bộ Công thương mong muốn ông Phúc chấp thuận đề nghị trên.
HUI là một công ty con của Tập đoàn năng lượng KAIDI Dương Quang (Trung Quốc). Đây là tập đoàn có nhiều đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến điện than và sở hữu rất nhiều nhà máy. Không chỉ ở Trung Quốc, mà ngay tại Việt Nam thì HUI cũng làm tổng thầu rất nhiều dự án.
Dự án nhà máy điện than Quỳnh Lập 1 có diện tích 150ha, với tổng đầu tư lên đến 2,1 tỷ Mỹ kim được chính quyền Việt Nam giao cho TKV làm chủ đầu tư. Theo Bộ công thương, nếu giao dự án này cho HUI và Geleximco thì số tiền đầu tư dự án sẽ được các ngân hàng Trung Quốc đổ tiền vào, số tiền lên đến 1,6 tỷ Mỹ kim với lãi suất từ 10,86 đến 11,77%/năm.
Không chỉ muốn làm chủ đầu tư nhà máy điện than Quỳnh Lập 1, mà HUI còn muốn thâu tóm dự án nhà máy điện than Quảng Trạch 2 (Quảng Bình) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Từ những con số của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) Việt Nam, cho đến năm 2017 số tiền đầu tư vào ngành điện than trong nước lên đến 40 tỷ Mỹ kim. Trong số đó, số tiền mà các ngân hàng trong nước cho vay chỉ ở khoảng 17%, 52% tiền đến từ các ngân hàng nước ngoài. Điều lạ lùng là có đến 31% nguồn tiền đầu tư vào các nhà máy điện than không xác định được. Đó có thể là tiền bẩn đầu tư vào các nhà máy điện than nhằm mục đích rửa tiền.
Với nguồn tiền từ nước ngoài đổ vào các dự án nhà máy điện than thì Trung Quốc chiếm nhiều nhất, với hơn 50% được vay từ nước này, thứ nữa là Nhật Bản và Đại Hàn.
Trước việc Bộ Công thương muốn giao dự án nhà máy điện than cho chủ đầu tư Trung Cộng, rất nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại của mình. Theo họ, mục đích của các chủ đầu tư Trung Cộng là muốn đẩy công nghệ điện than lạc hậu từ nước họ sang Việt Nam thông qua hình thức cho vay vốn. Điều này đã gặp phải ở rất nhiều dự án, mà đáng nói nhất là tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
Trung Cộng đang nổi lên mạnh mẽ là một quốc gia chuyên đi cho vay nợ. Rất nhiều quốc gia sau khi vay vốn từ nước này đã phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Trong số đó có Việt Nam. Bằng số tiền cho vay, chính quyền Trung Cộng điều khiển các quốc gia con nợ của họ theo ý của mình. Mà điển hình là phải cho nhập công nghệ lạc hậu; không đủ tiền trả thì phải bán đất, cho thuê cảng dài hạn…
Tại Việt Nam, rất nhiều dự án đang mắc phải chiêu trò bẩn của các chủ đầu tư Trung Quốc. Ban đầu, các chủ đầu tư bỏ giá thầu rất rẻ, rồi sau đó kéo dài thời gian thi công khiến số tiền đội sổ lên nhiều lần. Các quốc gia vay nợ không có tiền để bù vào trở nên khốn đốn. Một trong những bài học trước mắt nhưng quan chức CSVN vẫn không học được đó là dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, hay nhà máy thép Thái Nguyên. Cho đến nay, các dự án này đang nằm như một đống chất thải khổng lồ ngay tại thủ đô Hà Nội.
Phải nói tại Việt Nam, rất nhiều dự án nhà máy điện than lọt vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về an toàn năng lượng cho quốc gia. Trong tổng số 27 nhà máy điện than đang được vận hành trong nước thì có đến 14 nhà máy là do Trung Quốc làm tổng thầu. Không chỉ lo lắng về an ninh năng lượng, mà còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu do phải nhập từ Trung Quốc sang.

Nguoi Quan Sat

Người yêu nước bị bách hại, giặc ngoại bang thỏa sức hoành hành

Xe đặc chủng bị đốt trong trụ sở Phòng cháy chữa cháy. Ảnh: Thanh Niên
Vietnam – Cali Today news – Trong khi hàng trăm người dân ở các tỉnh, thành bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt bớ vì biểu tình phản đối dự thảo luật Đặc khu thì ngoài biển Đông, nhà cầm quyền Trung Cộng leo thang hoạt động quân sự và đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam…
Thật vậy, con số hàng trăm người dân ở các tỉnh, thành Việt Nam bị Công an, An ninh CSVN bắt bớ, đánh đập và trong số này có rất nhiều người bị khởi tố hình sự chỉ vì một lý do duy nhất là lo lắng cho hiện tình đất nước trước viễn cảnh bị mất đất vào tay Trung Cộng, lo lắng trước viễn cảnh hợp thức hóa việc di dân Trung Quốc sang sinh sống lâu dài tại Việt Nam nên phải xuống đường biểu tình nhằm phản đối những quy định nằm trong dự thảo Luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Rõ ràng việc những người biểu tình đang bị bố ráp đã hút sự quan tâm của dư luận Việt Nam trong và ngoài nước suốt mấy ngày qua, rất ít để tâm đến tình hình Biển Đông đang có những diễn biến nhiều phức tạp, căng thẳng mà đối tượng gây ra không ai khác chính là nhà cầm quyền Trung Cộng.
Báo đài Việt Nam cho biết ngày 18/6/2018, có 20 tàu cá cùng 100 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu của Trung Cộng xua đuổi khi đang trú tránh áp thấp nhiệt đới tại rìa nam tây nam đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai quần đảo nằm ở biển Đông thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam từ ngàn xưa. Tuy nhiên, từ khi Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 và một phần quần đảo Trường Sa vào ngày 14/3/1988 thì từ mấy chục năm qua ngư dân Việt Nam luôn gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm mỗi khi ra khơi mưu cầu sự sống. Mặc dù nhà cầm quyền CSVN luôn ví ngư dân Việt Nam là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam trên Biển Đông nhưng một sự thật không thể phủ nhận và rất rõ ràng là những “cột mốc sống” này luôn bị hải quân của Trung Cộng hoặc hải quân của các nước lân cận đâm chìm, đánh đập, bắn chết hoặc giam tù mà đến nay vẫn còn tiếp diễn.
Đặc biệt, khó khăn và sự nguy hiểm của ngư dân Việt Nam trong thời gian này sẽ tăng gấp bội khi mà nhà cầm quyền Trung Cộng đang ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đồng từ tháng 5 đến giữa tháng 8 hằng năm. Cho nên việc 20 tàu cá Việt Nam vào đảo Bạch Quy tránh áp thấp nhiệt đới bị phía Trung Cộng xua đuổi có lẽ dễ hiểu. Điều đáng nói ở đây, trong khi nhà cầm quyền Trung Cộng ban hành lệnh cấm đánh bắt cá áp dụng với ngư dân của các nước chung sống quanh biển Đông thì lại cho ngư dân của mình ráo riết tiến xuống biển Đông đánh bắt hải sản đặc biệt là mực. Chính phủ Trung Cộng cho biết tàu của họ chiếm từ 50-70% số lượng tàu đánh bắt mực tại các vùng biển quốc tế chủ yếu là Hoa Đông và Biển Đông.        
Một hành động quá ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Cộng trên biển Đông và sự ngang ngược này còn được quốc tế đặc biệt quan tâm khi liên tục có những hoạt động quân sự gây phức tạp, căng thẳng tình hình biển Đông.
Mới đây nhất là vào ngày 15/6/2018, nhà cầm quyền Trung Cộng cho quân đội tiến hành các cuộc tập trận chống máy bay tại Biển Đông. Trước đó, trong tuần đầu tháng 6/2018, hãng tình báo Israel ImageSat International (ISI) đã công bố hình ảnh vệ tinh chụp tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy Trung Cộng tái bố trí các hệ thng tên lửa đất đối không tại đảo này. Và điều mà giới phân tích quân sự quốc tế lo lắng nhiều nhất ở hiện tại là Trung Cộng đang cho thấy họ tiến gần hơn hết việc thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn bộ biển Đông.
Về phía Việt Nam, vẫn là những phát ngôn, tuyên bố nào là lên án, nào là cực lực phản đối Trung Cộng đến từ Bộ ngoại giao Việt Nam. Còn nhớ tạiĐối thoại Shangri-La 2018 được tổ chức tại Singapore, diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 3/6/2018. Đây là một diễn đàn an ninh Châu Á với tham dự của nhiều quan chức Quốc phòng cấp cao đến từ nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Dẫn đầu đoàn Quốc phòng cấp cao của Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông Ngô Xuân Lịch. Như Cali Today đã thông tin, tại Đối thoại Shangri-La 2018 ông Lịch có bài phát biểu khá dài  với chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”, bài phát biểu cũng có dành một phần nói đến vấn đề Biển Đông nhưng hoàn toàn không có một lời nào đá động trực diện đến những hành động bá quyền của Trung Cộng, khác với bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông James Mattis khi lên án các hành động gia tăng quân sự của nhà cầm quyền Trung Cộng có thể ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Từ đây cho thấy Việt Nam những ngày qua người yêu nước đang bị bách hại, giặc ngoại bang Trung Cộng đang thoả sức hoành hành./.  
QUÊ HƯƠNG

Vụ Will Nguyễn sẽ khiến du lịch Bắc Mỹ đến Việt Nam sụt giảm mạnh

Hình ảnh Will Nguyễn tham gia vào buổi biểu tình ở TP HCM hôm 10/6 trên Youtube. Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ca cảnh báo đối với các công dân Mỹ khi đến một nước khác nơi có biểu tình thì phải lưu ý về sự khác biệt của luật pháp nước đó với luật pháp của Mỹ. Ảnh: VOA
Thiền Lâm
Việt Nam – Cali Today News – Tuy chưa có phản ứng chính thức nào đối với vụ công an Việt Nam bắt giam và khởi tố thanh niên biểu tình người Mỹ gốc Việt Will Nguyễn, lời cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 21/6 đã có thể khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam vừa khó hiểu vừa hụt hẫng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói với các phóng viên tại một buổi họp báo ở Washington DC rằng vụ việc sinh viên 32 tuổi, còn được gọi là Will Nguyễn, bị bắt giữ vì tham gia biểu tình hôm 10/6 ở TP HCM là “một lời nhắc nhở lớn với những công dân Mỹ, hay bất kỳ ai có liên quan, đi tới một đất nước khác và ở đó có biểu tình hay tuần hành đang diễn ra – các diễn tiến đó có thể chuyển rất nhanh từ ôn hòa, và có vẻ ôn hòa” thành cái khác.
Nữ phát ngôn viên của BNG Mỹ nói: “Vì vậy chúng tôi chỉ muốn cảnh báo, nhân vụ việc này, cảnh báo những người Mỹ khi du hành về điều đó.” (VOA)
Will Nguyễn đã tham dự một cách quá nhiệt tình vào cuộc biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 phản đối dự luật Đặc khu và dự luật An ninh mạng tại Sài Gòn.
Liệu khi khởi tố Will Nguyễn, chính quyền Việt Nam có muốn dùng vụ việc được hình sự hóa này như một cái cớ để trả treo với chính phủ Hoa Kỳ như Bắc Triều Tiên luôn mưu toan?
Và nếu có thì trả treo về cái gì?
Có khá nhiều nhu cầu mà chính quyền Việt Nam đang cần đến trong mối quan hệ ‘tốt đẹp chưa từng có’ với Hoa Kỳ – theo cách tuyên rao của Bộ ngoại giao Việt Nam.
Ngay trước mắt, việc khởi tố Will Nguyễn là một cách ‘nắn gân’ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ít nhất cũng làm khó cơ quan này và bắt buộc các viên chức ngoại giao Mỹ phải ít nhiều chịu lệ thuộc vào cung cách ‘lệ làng’ của phía Việt Nam.
Khi Will Nguyễn còn chưa bị khởi tố, Đại sứ quán Mỹ đã quan tâm đến vụ sinh viên này bị bắt và đã đề nghị phía Việt Nam để được tiếp cận với Will. Đến khi Will Nguyễn bị khởi tố, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng ‘hết sức quan ngại’ và “sự an toàn của ông ấy và sự an toàn của tất cả công dân Mỹ là mối quan tâm hàng đầu đối với Hoa Kỳ”, cùng lúc tổ chức tiếp cận lãnh sự với người bị bắt.
Các cơ quan ngoại vụ và công an Việt Nam lại có chuyện để làm, có chuyện để thương thảo và cả ‘làm mình làm mẩy’ với phía Mỹ – đối tượng mà họ luôn cần, bao gồm cả nhu cầu ‘ra đi tìm đường cứu nước’ ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ yêu mến.
Nhưng còn có thể có một mục đích thâm sâu và thực dụng hơn nhiều: bắt Trump phải nhượng bộ về thương mại.
Một cách nào đó, Tổng thống Trump của Hoa Kỳ là một ‘sát thủ’ đối với nền kinh tế và hệ tư tưởng của chế độ cộng sản Việt Nam. Chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, Trump đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 nước ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ do Mỹ phải nhập siêu của Việt Nam từ 25 – 30 tỷ USD mỗi năm. Đến tháng Mười Một năm 2017, ngay vào thời điểm tham dự Hội nghị APEC Đà Nẵng (Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), Trump đã thẳng thừng tuyên bố nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’ trong quan hệ thương mại giữa Mỹ với các nước, trong đó có Việt Nam.
Chẳng bao lâu sau đó, không chỉ cá ba sa, tôm mà cả nhôm và thép Việt Nam – mà một phần không nhỏ trong đó mang nguồn gốc Trung Quốc – đã bị Mỹ áp thuế tăng vọt, gấp từ 2 – 4 lần mức trước đây, khiến cho những mặt hàng này trở nên cực kỳ khó khăn trong việc tìm đường thâm nhập vào thị trường Mỹ, cũng khiến cho giá trị xuất khẩu và xuất siêu của hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm đáng kể, càng khiến tương lai sụp đổ ngân sách của Việt Nam gần hơn bao giờ hết.
Trên phương diện du lịch, vào năm 2016 tổng lượng khách Hoa Kỳ đi du lịch các nước là 80 triệu lượt khách (56% đến Canada và Mexico, 6,6% dến khu vực châu Á và 4,7% đến Đông Nam Á). Tổng chi tiêu của nguồn khách này là 2 tỷ USD, theo ASTA. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đón được 552.650 lượt khách, chiếm 15,6% trên tổng lượt khách đến khu vực Đông Nam Á và hơn 10% lượng khách đến châu Á.
Chính quyền Việt nam đánh giá rằng 500.000 khách so với 80 triệu khách Mỹ đi du lịch nước ngoài thì “quá nhỏ bé, không là gì cả”. Vì thế, với tốc độ tăng trưởng du lịch Việt Nam hiện nay là 10,6%, cần chọn Hoa Kỳ là điểm đột phá và là một trong TOP 10 thị trường đưa khách hàng đầu đến Việt Nam.
Ngành du lịch Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu đón 1 triệu du khách Hoa Kỳ vào năm 2020.
Nhưng sau vụ Will Nguyễn, lời cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ về sự an toàn của công dân Mỹ khi tới các quốc gia có biểu tình chắc chắn sẽ gây ra tâm lý e ngại thật sự của khách du lịch Mỹ và cả du khách Canada khi xem xét điểm đến là Việt Nam, khiến lượng du khách Bắc Mỹ đến Việt Nam trong nửa cuối năm 2018 nhiều khả năng sẽ bị sụt giảm mạnh, kéo theo sự thất thu của ngân sách độc đảng.

Rung cây dọa khỉ hay là luật An ninh mạng Việt Nam



Khi Quốc hội Việt Nam thông qua luật An ninh mạng, những người bi quan nhất lo ngại giả thuyết sau sẽ xảy ra: Việt Nam có cắt đứt toàn bộ Internet và lập nguyên một mạng nội bộ Việt Nam như China Net của Trung Quốc hay không? Nghĩa là, đảng cộng sản Việt Nam có dám cắt toàn bộ Internet để bảo tồn chế độ hay không?
Luật rung cây dọa khỉ
Trước cả khi quốc hội họp về Internet hơn một năm, nhà báo lão thành Lê Phú Khải đã nhận định như sau: Bao nhiêu ngân hàng, bao nhiêu bưu điện, bao nhiêu bệnh viện đang dùng Internet, làm sao mà cắt được? Quốc gia hình chữ S ở cửa ngõ ra vào của vùng viễn Đông đã quá phụ thuộc Internet. Giờ đây, không có Internet thì không có ngành nghề nào ở Việt Nam hoạt động nổi quá một ngày. Chỉ xét trên khía cạnh kinh tế, chưa xét đến những khía cạnh khác, việc cắt đứt Internet trở thành điều không thể đối với Việt Nam. Cũng như nhà báo Lê Phú Khải, tuyệt đại đa số chuyên gia ở các lĩnh vực khi được hỏi đều trả lời là không, không thể cắt đứt Việt Nam với Internet.

Mới đây, tin cho biết tỷ phú Elon Musk đã bán thí điểm Internet vệ tinh ở một số khu vực, với giá tiền từ 9.99 USD đến 29.99 USD, tức là khoảng 200 000 đồng trở lên, so với giá Internet truyền bằng dây cũng khoảng chừng ấy tiền như các nhà mạng Việt Nam bán ra. Internet vệ tinh ở Việt Nam có thể đến trong một ngày trong tương lai, nhưng thậm chí ngày đó có thể đến trước cả ngày quốc hội Việt Nam cụ thể hóa luật An ninh mạng, trước cả khi nhà nước kịp thực thi luật này. Vậy đích ngắm thực sự của luật An ninh mạng này là gì?

Có thể luật này nhắm tới các biện pháp phạt thủ công hơn là tự động. Ví dụ, ở Thái Lan, sau khi tướng Chan-Ô-cha đảo chính và lên nắm quyền, phe quân đội vẫn phải chịu nhiều chỉ trích từ người dân. Có một người dân Thái Lan kiếm đâu được một cái ảnh xe tăng rồi đăng lên Facebook cá nhân với chú thích là có đảo chính trên đường phố Thái lần nữa. Đây là tin giả, và tin giả này cũng không kêu gọi đảo chính, chỉ như là cho vui, tuy nhiên người dân đó cũng bị giam cầm một thời gian. Có thể luật an ninh mạng Việt Nam cũng nhắm đến một chế tài tương tự như phe quân phiệt Thái đã làm như vậy. Với những ai đăng những tin bất lợi cho đảng cộng sản Việt Nam ( tùy ý họ diễn dịch) thì họ có thể dùng luật an ninh mạng để có biện pháp xử lý tương thích. Còn việc cắt đứt Internet và lập một mạng riêng ở Việt Nam trước sau vẫn là điều không tưởng.

Vậy, luật An ninh mạng mới thông qua ngày 12 tháng 06 chỉ là tiếng hét rung cây dọa khỉ. Tức là đứng ở dưới cây, đạp vào cây để cây lắc lư hầu cho bọn khỉ đang kêu la inh ỏi phải sợ mà chạy sang cây khác, mục đích cuối cùng là đừng cho bầy khỉ kêu la làm phiền chủ nhân nữa.

Người có cách khóa cửa, ta có cách trèo tường
Năm nay, trong đề thi tú tài (tốt nghiệp trung học) của Pháp, phần đề thi triết học có câu hỏi tự chọn như sau: Peut-on maitriser le développement technique ? ( Người ta có thể chế ngự được sự phát triển của kỹ thuật ?). Kỹ thuật là thứ vô tri vô giác do con người sản sinh ra nhưng dường như con người đã không còn kiểm soát được nó.

 Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ, cho dù có lấy quyền lực chính phủ/nhà nước thì cũng không thể kiểm soát được mạng toàn cầu Internet. Dù có thiết lập tường lửa hay các biện pháp kiểm duyệt gắt gao thì giới trẻ vẫn tùy ý vào đọc những trang mà nhà nước tỏ ý cấm, miễn là dân chúng thích thì dường như không ngăn nổi. Gần đây, một câu nói không rõ ai sáng tác nhưng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt đến nỗi trở thành một ngạn ngữ:“Người có cách khóa cửa, ta có cách trèo tường”.
Luật An ninh mạng có giúp bảo vệ chế độ?
Nghĩa là, nhà nước/chính phủ chặn truy cập đến các trang tin thì người dân cũng có cách để vượt tường lửa để truy cập các trang tin đó. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là đổi DNS của mạng máy tính, hoặc sử dụng mạng riêng ảo VPN. Không phải người dân nào cũng biết cách vượt tường lửa. Theo một khảo sát bỏ túi, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2018, chỉ mới 10% dân số Việt Nam biết cách sử dụng mạng riêng ảo để truy cập đến những trang mạng bị hậu thuẫn chính phủ khóa truy cập.
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng, nhiều lúc không cần phải vượt tường lửa thì vẫn vào được các trang tin tự do. Chẳng hạn, đa số các tiệm Nét ở Việt Nam ( Internet Café), các chủ tiệm Net cạnh tranh với nhau bằng cách vượt tường lửa sẵn để khách chỉ việc ngồi vào là truy cập được. Nghĩa là, chính những chủ tiệm Nét đã giúp người dùng không biết gì về vượt tường lửa cũng có thể đọc những tin bất đồng chính kiến. Thậm chí, đây dường như là một chỉ tiêu kéo khách, tiệm Net nào vào được các trang tin thoải mái dễ dàng thì mới đông khách và thu lợi nhuận.

Cho nên, nếu đi vào các tiệm Nét ở TP.HCM các quận ngoại vi, thì không có tiệm Net nào là không mở sẵn các công cụ vượt tường lửa. Khách thích dùng gì và vào mạng nào thì tùy ý, chủ quán thì vờ như không quan tâm, và nhà nước thì càng không hề hay biết./.

Thắng lợi dân quyền từ luật Bảo hiểm xã hội đến dự luật Đặc khu

Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today News – Sau 3 năm, lịch sử lặp lại.
Sau 3 năm, tiếp tục là một thắng lợi của nhân dân về phản biện và phản kháng chính sách bất công của chính quyền.
Từ luật Bảo hiểm xã hội đến dự luật Đặc khu.
Cuộc biểu tình ngày 10 tháng Sáu năm 2018 phản đối ‘Luật bán nước’ (một cách gọi của nhân dân đối với dự luật Đặc khu) và ‘đả đảo Trung Quốc’ như thác gầm đến hàng trăm ngàn người xuống đường ở Sài Gòn và lan rộng đến hơn 50% tỉnh thành trong cả nước, trở thành một sự kiện chưa từng có từ thời điểm 1975. Cuộc tổng biểu tình này cũng là đầu tiên xác quyết không chỉ phản đối một chủ trương hay một chính sách của chính quyền, mà còn thể hiện sự phản kháng trực tiếp đối với chính quyền.
Hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã buộc đảng cầm quyền, chính phủ và một quốc hội ‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, dù ngay trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
3 năm trước, cuộc đình công của gần 90.000 công nhân tại công ty Pou Yuen, Sài Gòn, vào cuối tháng Ba năm 2015 phản đối Điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội là hình ảnh “phức tạp” chưa từng có, quy mô chưa từng thấy, cũng là lần đầu tiên không phải công nhân phản đối doanh nghiệp và phản ứng quyết liệt mang tính đối đầu với chính sách nhà nước.
Đó chính là nguồn cơn để chỉ ít ngày sau khi cuộc đình công trên nổ ra, Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội và chính quyền TP.HCM mới buộc phải có động tác thỏa hiệp tạm thời với công nhân bằng hứa hẹn “sẽ lắng nghe tất cả kiến nghị” và “sẽ nghiên cứu, báo cáo chính phủ, quốc hội để có những chính sách sao cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi chính đáng, tốt nhất cho người lao động.”

Nếu không có cuộc biểu tình của gần 90.000 công nhân tại công ty Pou Yuen ở Sài Gòn, Điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội sẽ vĩnh viễn không bao giờ được ‘quốc hội nghị gật’ bãi bỏ.
Ảnh: Lao Động

Sau đó, và như một “phép màu,” phía chính phủ phát ra kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh Điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội theo hướng trước mắt cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng như quy định của Luật Bảo Hiểm Xã Hội Luật năm 2006.
Hậu quả đương nhiên là nếu Luật Bảo Hiểm Xã Hội không được sớm sửa đổi và công nhân không thể nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trong đó đương nhiên phải bỏ quy định phi lý về việc người đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm mới được nhận trợ cấp một lần, rất nhiều cuộc đình công và biểu tình của lớp người dưới đáy xã hội này sẽ tái bùng phát và còn ghê gớm hơn nhiều ở các địa phương Việt Nam.
Với tinh thần “nước đến chân mới nhảy” bất di bất dịch trong hệ thống chính trị Việt Nam, rất thường là chỉ đến lúc giới công nhân đồng loạt phản ứng dữ dội vào năm 2015, chỉ đến lúc đó, 500 đại biểu quốc hội và 200 ủy viên trung ương mới giật mình lo sợ “tình hình sẽ diễn biến phức tạp.”
3 năm sau, 2018. Tình trạng còn trầm trọng hơn nhiều. Không chỉ là một điều luật bất cập mà còn mang nguy cơ mất nước trong những nội dung ‘cho thuê như bán’ của dự luật Đặc khu và khiến ‘Mật ước Thành Đô’ trở nên sờ sờ trườc mắt cho tương lai gần Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc, dù cho tới nay chẳng người dân nào được nhìn thấy bản mặt của mật ước này.
Ngay sau khi ‘Luật bán nước’ được công bố, rất nhiều người dân và trí thức đã dậy lên một làn sóng phản kháng phẫn nộ, so sánh Dự luật về đặc khu kinh tế với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung Quốc lợi dụng để di dân.
Mạng xã hội lập tức biến thành một chiến trường gầm vang với vô số chỉ trích, kể cả chửi rủa nhắm vào Bộ Chính trị đảng, đặc biệt xoáy vào những nhân vật có liên quan trực tiếp đến dự luật này là Phạm Minh Chính – Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức trung ương và là bí thư tỉnh Quảng Ninh vào thời lập dự án cho đặc khu Vân Đồn tại tỉnh này; Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội và là nhân vật đã ủng hộ tuyệt đối ‘Luật bán nước’, thậm chí còn áp dụng tiểu xảo chính trị với phát ngôn đầy tính áp đặt ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi…’ như một cách nói để không cho ai nói khác với đảng; và cả Nguyễn Phú Trọng – một tổng bí thư mà sau chuỗi hô hào ‘lò nóng lên rồi!’ thì lại tuyệt đối mất dạng trước con sóng phẫn nộ của nhân dân đòi hoãn hay hủy bỏ dự luật Đặc khu.
Cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 đã chứng tỏ cái sức mạnh biển trời của nó trước con thuyền mục nát của chính quyền. Từ luật Bảo hiểm xã hội đến dự luật Đặc khu – chỉ có cơn lôi đình căm phẫn của hàng chục triệu mới có thể khiến đình hoãn những điều khoản ‘bán nước’.

————————————

Làm gì khi chế độ Cộng Sản sập đổ?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ngô Nhân Dụng/Người Việt 
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc từ ngày Thứ Bảy, 9 Tháng Sáu, tuy nhắm vào các dự luật Đặc Khu và luật An Ninh Mạng, nhưng động cơ chính khiến hàng vạn người xuống đường là mối uất hận đối với âm mưu xâm lấn của Cộng Sản Trung Quốc mà Cộng Sản Việt Nam cúi đầu chấp nhận.
Nhật báo South China Morning Post ở Hồng Kông công nhận tinh thần chống Trung Quốc (anti-Chinese sentiment) đã dâng lên mạnh nhất, kể từ năm 2014 khi giàn khoan Tàu vào đậu ở vùng biển đang tranh chấp. Báo Post dẫn lời cô Đỗ Thị Minh Hạnh, được giới thiệu là chủ tịch Phong Trào Lao Động Việt Nam, nói rằng, “Mối quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và Trung Quốc càng ngày càng lộ rõ, làm người dân tức giận.” Sứ quán Trung Cộng ở Hà Nội, khi báo động các kiều dân của họ phải coi chừng, cũng thú nhận rằng các cuộc biểu tình “bất hợp pháp” này có “nội dung chống Trung Quốc” (anti-China content).
Nhà tranh đấu dân chủ Hà Sĩ Phu nhắc nhở mọi người hai sự kiện nổi bật trong mấy ngày tranh đấu: “Dân Bình Thuận tay không đã đánh khiến cho hàng trăm cảnh sát cơ động vũ trang tận răng phải cởi giáp quy hàng,” và, trước đó, “Dân Nha Trang đánh du khách ngỗ ngược Trung Quốc khiến hàng ngàn du khách Trung Quốc phải lên máy bay tháo chạy về nước!”
Hai hiện tượng trên bắt nguồn từ một lý do chung: Lòng Dân.
Dân Việt Nam đang thù ghét Cộng Sản Trung Quốc. Họ chiếm đất, chiếm biển, mua chuộc, lũng đoạn để sử dụng một chính quyền Cộng Sản đàn em làm tay sai! Vì không biết nỗi uất hận của người Việt, các du khách Trung Hoa chuốc họa vào thân. Cũng vì lòng thù hận đó thúc đẩy, người dân Bình Thuận đã khuất phục được đám cảnh sát công an đang tan rã tinh thần.
Cộng Sản Việt Nam đã trấn áp, bắt bớ mấy trăm người. Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn lên giọng dọa nạt, “Xử lý nghiêm các phần tử chống đối phá hoại.”
Nhưng không cách nào có thể dập tắt Lòng Dân!
Dân Việt đã khốn khổ vì bị ức chế: Nông dân mất ruộng đất; công nhân bị bóc lột mà không được lập công đoàn để tự vệ; các nhà kinh doanh phải đút lót; giới trí thức bị bịt miệng; nhà báo phải cúi đầu nghe lệnh như đám nô lệ. Nhưng nỗi đau đớn chung, nỗi đau nhất, là cảm thấy mình đã “mất nước” rồi!
Lòng Dân chất chứa “anti-China content,” chữ của sứ quán Trung Quốc, từ ngàn năm Bắc thuộc, từ các cuộc xâm lăng của quân Tống, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh, tới đám “giải phóng quân” của Đặng Tiểu Bình.
Lòng Dân đã sôi sục, cho nên hàng vạn người đã xuống đường. Không ai bảo ai, không cần kêu gọi hay tổ chức, không ai điều động, chỉ huy. Mỗi uất hận là ngọn lửa sẽ âm ỉ mãi mãi, một biến cố nhỏ cũng có thể thổi bùng lên. Ở những nơi có các công ty Trung Quốc và công nhân Trung Quốc sinh sống, không khí đang ngột ngạt, không biết bao giờ xung đột sẽ bùng nổ. Sứ quán Trung Cộng cảnh báo kiều dân của họ là đúng lúc.
Ông Nguyễn Phú Trọng có “nghiêm trị” hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người, cũng không dập tắt được Lòng Dân! Trong những ngày, tháng sắp tới đảng Cộng Sản sẽ phải ngồi trên một núi lửa chỉ chờ giờ bộc phát.
Như nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn nhận xét, Dối Trá và Bạo Lực là nền tảng của chế độ Cộng Sản. Dối trá bắt đầu bị phơi bày từ năm 1975, hoàn toàn mất hiệu lực từ năm 1989; vì dân Việt đã nhìn thấy sự thật. Bạo lực đang lung lay; đám công an cũng “cởi giáp quy hàng,” họ còn thấy đồng bào sẵn sàng tha thứ nếu biết quay đầu. Cả hai nền tảng đó biến mất, chế độ phải tan rã.
Từ năm 1990, ai cũng thấy chế độ Cộng Sản ở nước ta phải sụp đổ. Nó chưa bị lật nhào vì nhiều người còn thắc mắc: Cái gì sẽ thay thế nó? Có lo xã hội hỗn loạn hay không? Sẽ xây dựng dân chủ tự do như thế nào? Ai có khả năng làm cho đất nước sạch sẽ hơn, trong khi vẫn phải lo đối phó với quân thù đang đe dọa?
Chế độ Cộng Sản vẫn khai thác những nỗi băn khoăn trên để kéo dài ách cai trị. Đảng Cộng Sản không cho ai lên tiếng, không cho dân Việt được thảo luận để trả lời cho những thắc mắc trên. Những nhà tranh đấu dân chủ bị bắt giam, bị lưu đày, bị đánh đập, bịt miệng, để người dân không thể tìm giải đáp cho những câu hỏi trên.
Chính các đảng viên Cộng Sản và đám lãnh đạo đảng cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho chính họ nếu chế độ sụp đổ. Phản ứng tự nhiên của họ là co cụm lại, chúi đầu xuống cát như những con đà điểu, không dám nhìn sự thật trước cảnh Lòng Dân sôi lên nỗi nhục nhã, uất hận.
Nhưng có một câu trả lời giản dị, một giải pháp có thể thực hiện được. Là đảng Cộng Sản Việt Nam hãy trao quyền cho quân đội. Quân đội sẽ quản lý quốc gia một thời gian, để có thời giờ xây dựng một thể chế dân chủ tự do hợp với khát vọng của toàn dân và xu hướng của thế giới văn minh.
Hiện nay trong nước ta, ngoài đảng Cộng Sản chỉ còn một định chế có tổ chức, có kỷ luật, là quân đội. Người dân phấn khởi nghe những tướng lãnh về hưu lên tiếng chống các chính sách gian tham và bán nước của đảng Cộng Sản. Ngoài đám tướng lãnh tham nhũng đã hoàn toàn bị nhúng chàm và những kẻ mở miệng ca ngợi 16 chữ vàng; quân đội vẫn có thể dần dần lấy lại lòng tin của người dân nếu chứng tỏ biết đặt quyền lợi tổ quốc trên lợi ích cá nhân và bè đảng.
Khi thoát khỏi ách khống chế của đảng Cộng Sản, quân đội có thể trở về với vị trí đúng của mình. Họ sẽ tuyên thệ trung thành với tổ quốc, với đồng bào, không chấp nhận làm chân tay cho một đám người hèn với giặc, ác với dân nữa.
Việc đầu tiên phải làm khi quân đội nắm quyền là ấn định việc tổ chức bàu cử quốc hội lập hiến trong 12 hoặc 18 tháng, cuộc bỏ phiếu hoàn toàn tự do, để các đại biểu đích thực của người dân thiết lập thể chế tương lai. Tiếp theo, phải xác định sẽ tổ chức bàu quốc hội lập pháp, trong vòng sáu tháng tới một năm sau khi hiến pháp mới ra đời. Có thể bầu tổng thống nếu bản hiến pháp mới chọn theo thể chế đó. Sau công việc đó, quân đội hứa trước sẽ trở về vị trí hoàn toàn độc lập với chính trị, chỉ lo bảo vệ an ninh cho tổ quốc.
Thời gian hai tới ba năm là cơ hội cho dân Việt Nam tập sống trong tự do dân chủ. Sau đó người Việt sẵn sàng sử dụng các quyền công dân của mình.
Vì vậy, từ ngày đầu tiên chính quyền quân đội phải công bố rằng các quyền tự do căn bản của mọi công dân sẽ được tôn trọng: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp và lập hội, lập công đoàn, lập đảng, vân vân. Chính quyền quân đội có thể tạm thời nắm quyền hành pháp và lập pháp nhưng sẽ phải làm gương tôn trọng một quyền tư pháp độc lập.
Sống tự do là một quyền thiêng liêng của con người. Dân chủ là một cách sắp xếp cuộc sống xã hội, là thể chế thuận tiện nhất để bảo vệ tự do. Không tự do thì không thể xây dựng dân chủ. Khi được tự do, người ta sẽ biết thiết lập nền tảng dân chủ như thế nào.
Khi quân đội nắm quyền, chúng ta có sợ chế độ quân phiệt sẽ lên thay chế độ Cộng Sản hay không?
Mối lo đó lúc nào cũng có, vì ai cũng biết “quyền hành sinh nhũng lạm.” Nhưng từ cuối thế kỷ 20 đến nay, các chế độ quân phiệt không còn đất dụng võ nữa. Trong thế kỷ 21 này, hai sức mạnh trong xã hội sẽ ngăn ngừa không cho chế độ quân phiệt thành hình. Thứ nhất là ý thức tự do dân chủ đã lên cao, người ta biết tự do cần thiết để phát triển kinh tế như thế nào. Thứ hai là cuộc cách mạng thông tin giúp cho các ý kiến truyền tỏa rộng rãi và nhanh chóng.
Trong thời gian chuẩn bị sống dân chủ các quyền tự do ngôn luận và hội họp sẽ giúp xã hội công dân (civil society) phát triển. Xã hội chính trị (political society) phát triển theo khi các đảng phái được tự do hoạt động. Một chế độ dân chủ không thể nào thiếu các đảng chính trị, là nơi kết tụ những người có quyền lợi kinh tế, xã hội giống nhau. Chính quyền phải thể hiện tinh thần trọng pháp (the rule of law). Mọi người dân biết rằng sinh mạng, tài sản của mình pháp luật được bảo đảm và mọi người bình đẳng trước công lý. Khi đó xã hội kinh tế (economic society) theo nền nếp thị trường thật sự, cạnh tranh tự do trong luật lệ, không ai cần hối lộ, không ai được lạm quyền.
Còn đảng Cộng Sản thì sao? Nếu đảng Cộng Sản tự ý trao quyền cho quân đội thì các đảng viên sẽ không lo bị trả thù, bị người dân trừng phạt bất kể luật lệ. Ở Ba Lan, năm 1981 đảng Cộng Sản đã đưa Tướng Jaruzelski lên cầm quyền, mang giới quân nhân vào guồng máy cai trị, dần dần đưa tới cuộc cách mạng không đổ máu năm 1989. Ở nước ta, chính quyền quân đội có thể xóa bỏ ngay điều 4 trong hiến pháp, nhưng tốt nhất là thay thế bản hiến pháp Cộng Sản bằng một hiến chương lâm thời trong khi chờ quốc hội lập hiến ấn định một thể chế mới.
Nếu đảng Cộng Sản Việt Nam không có ai nhìn xa trông rộng để nhường chính quyền cho quân đội thì có thể diễn ra tình trạng như ở Bồ Đào Nha năm 1974. Năm đó, một số sĩ quan cấp tá và cấp úy đã tự lập Phong Trào Quân Lực Chiếm Chính Quyền, đưa ra một Hội Đồng Cức Quốc bảy người làm việc quản trị đất nước. Chính quyền độc tài cũ tự rút lui trước khí thế mạnh mẽ của Lòng Dân.
Tại nhiều quốc gia, sau khi chế độ độc tài chuyên chế bị xóa sổ, chính quyền mới đã thành lập những Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải (truth and reconciliation commission) để giải quyết các vụ phạm tội trong chế độ cũ, dựa trên tinh thần bao dung, đức công bằng, và luôn luôn tôn trọng các quy tắc pháp lý. Các nước đã theo chính sách này là Uganda năm 1974, Bolivia năm 1982, Argentina 1983, Chile 1990, Nepal 1990, El Salvador 1992, Guatemala 1994 và Cộng Hòa Nam Phi, năm 1995.
Người dân Việt Nam biết rằng có những giải pháp để trả lời cho câu hỏi: “Sau Cộng Sản sẽ là cái gì?” Chính các đảng viên Cộng Sản cũng biết rằng họ sẽ không lo bị trả thù trong cơn hỗn loạn. Họ không cần bám víu khẩu hiệu ích kỷ, bần tiện “Còn đảng, còn mình” nữa. Khi đó, nước Việt Nam sẽ lật trang sử mới.(Ngô Nhân Dụng)

Nghề cho thuê đặc khu

Ngo Du Trung FB

Một cô gái bị bắt vào đồn công an. Đến lúc khai lý lịch, công an hỏi:
“Tên gì?”
“Dạ, Lê Thị Kim Ngân!”
Anh công an nhìn cô gái với vẻ nghi ngờ:
“Có đúng tên cô là Kim Ngân không?”
Cô gái cười toe:
“Chời ơi! Anh công an này thiệt ngộ ghê. Tên em mà em hổng biết sao?”
Anh công an khoác tay:
“Làm nghề gì?”
“Dạ em làm nghề cho thuê đặc khu…!”
Anh công an lại ngước lên nhìn cô gái với vẻ bực dọc:
“Có cái nghề đéo gì là nghề cho thuê đặc khu…”
Cô gái lại cười:
“Chời ơi! Anh công an này thiệt ngộ ghê. Nghề cho thuê đặc khu tức là nghề cho thuê đặc khu, chứ sao lại nói nghề… đéo gì; nghề này ở VN có tới mấy triệu người làm, anh hổng biết thiệt sao?”
Anh công an nổi giận quát:
“Ở đây không phải là chỗ cho cô đùa cợt nhá…”
Cô gái vẫn cười:
“Chời ơi! Anh công an này thiệt ngộ ghê! Em nói chuyện nghiêm túc, đàng hoàng chứ đùa hồi nào?..”
Anh công an nén giận, hỏi:
“Vậy nghề cho thuê đặc khu là làm những gì?”
“Dạ trời sanh ra em có cái miếng ruộng tam giác nhỏ nhỏ, ngày xưa bọn quan lại Tàu gọi là “An Nam nhất thốn thổ”, còn ngày nay em gọi là đặc khu; bọn quan lại Tàu ngày xưa và bọn đàn ông Tàu ngày nay rất thèm cái đặc khu của em nên em mang nó ra cho bọn đàn ông tàu thuê 99 giây; nói như bà chủ tịch Kim Ngân là bọn tàu bỏ một cái đầu cha nó vào cái đặc khu của em thì em thu về một triệu tiền hồ mua gạo….”
Anh công an chận ngang, gắt:
“Té ra là nghề bán trôn! Bán trôn thì nói bán trôn, còn bày đặt chơi chữ “cho thuê đặc khu”…”
Cô gái cười toe:
“Chời ơi! Anh công an này thiệt ngộ ghê. Đó là em học theo đúng chính sách của nhà nước. Anh hổng nhớ hôm 10 tháng 6, toàn dân đi biểu tình chống lại việc nhà nước bán đất cho Tàu; nhưng nhà nước hổng chịu, nói đó là cho thuê đặc khu, chứ không phải bán đất; sau 99 năm, hết hạn cho thuê, tàu trả đất lại thì đất vẫn là của VN chứ bán chỗ nào và bắt người biểu tình nhốt vì tội nói xấu nhà nước. Em nói em cho thuê đặc khu; nhưng anh hổng chịu, nói là em bán trôn. Bán đâu mà bán. Em cho thuê 99 giây, hết 99 giây, tàu nó trả tiền xong, rút cái… cái… đầu cha nó ra khỏi đặc khu thì cái đặc khu vẫn còn nguyên vẹn của em, bán đâu mà bán? Anh mà còn nói xấu em là em thưa anh ra toà án đó…”
Anh công an đập bàn quát:
“Địt mẹ! Cô ra khỏi đây ngay. Ra ngay!”
Cô gái cười, vừa quay lưng bước ra ngoài vừa nói:
“Chời ơi! Anh làm gì dữ vậy? Từ từ em sẽ… ra mà!”

Dối trá và màn kịch lừa đảo quăng thuốc nổ vào đồn côn an của tà quyền

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Lừa đảo một cách ti tiện là bản chất truyền thống của một chế độ ti tiện. Khủng bố để gieo rắc sợ hãi là con đường kắt mạng của bạo quyền kể từ ngày cướp chính quyền. Để đối phó với nguy cơ Biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng có triển vọng tiếp tục lan tràn và bùng nổ, chế độ hèn với giặc ác với dân ra sức gia tăng 2 thủ đoạn làm nên chế độ tà quyền: gian trá và gieo rắc sợ hãi đối người dân.

Hình ảnh người dân mạnh mẽ trong phản ứng tự vệ, chống lại sự đàn áp của thành phần công an / côn đồ = côn an tại Phan Rí đã được chế độ bóp méo nội dung của sự việc và đồng hóa với toàn bộ cuộc xuống đường biểu tình ôn hoà của đồng bào đã đồng loạt diễn ra khắp nơi vào ngày 10/06/2018. 

Hình ảnh những cụ già, em bé, thanh niên, thiếu nữ rực sáng lòng yêu nước đã bị tà quyền, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân xuống đến bầy đàn bồi bút và dư luận viên mạ lỵ là những kẻ lãnh 300000 hồ tệ để xuống đường, là "thành phần kích động, bạo loạn, gây rối, bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu" (NPT), là những kẻ mà "lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối; từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân" (NTKN). 

Hình ảnh côn an mặc áo playboy đàn áp công dân yêu nước, những tên "côn đồ chính quy" đánh đập, hung bạo khiêng người quăng lên xe thùng như đối xử với súc vật được đảng lấy thúng úp voi bằng tuyên bố "không có bạo lực" bởi con két của Bộ Ngoại giao.
 

Mục tiêu chính yếu của tà quyền là dày mặt gian trá và dùng bộ máy truyền thông để gieo rắc nỗi sợ hãi của quảng đại quần chúng đang quan tâm nhưng chưa dám bày tỏ thái độ phản đối âm mưu bán nước của chế độ.

Thủ đoạn cấy thêm vi trùng sợ hãi vào người dân, hình ảnh bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp mà Nguyễn Phú Trọng chụp lên đầu người dân, đã được tà quyền nâng cấp thêm với vở tuồng mới: khủng bố - quăng chất nổ vào trụ sở côn an làm bị thương một "nữ cán bộ tiếp dân". 

Đây là một trò lừa bịp tà đạo. 

Nạn nhân được khéo léo và quỷ quyệt chọn là một phụ nữ, một công bộc chỉ có nhiệm vụ tiếp dân. Điều bất bình thường là hoàn toàn không có tên tuổi, hình ảnh nạn nhân cũng như xe cấp cứu tại hiện trường được trưng bày để làm rõ "tội ác của khủng bố". Bất bình thường vì nó là một màn kịch tự dựng. 

Cũng không thấy âm thanh, hình ảnh còi hụ, lực lượng an ninh kéo đến dày đặt, khu vực bị phong toả, cán bộ an ninh cao cấp có mặt ngay tại hiện trường... khi một trụ sở công quyền bị tấn công. 

Cũng không nghe bộ trưởng côn an, đảng trưởng đảng cướp, đầu đàn quốc hội, thủ lãnh chú phỉnh lên án hành vi khủng bố của những kẻ "bạo loạn, gây rối, bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu". 

Hình ảnh của 2 nghi can từ "những đoạn phim được thâu lại bởi những hệ thống thu hình trong khu vực" được tung ra trong vòng 2 ngày. Việc này đi ngược với nguyên tắc không bao giờ an ninh tung ra những thông tin, bằng chứng trong khi vụ việc vừa mới xảy ra và đang trong tiến trình điều tra. 

Chỉ hai ngày sau thì màn kịch lộ hàng rõ hơn với mẫu tin ngắn ngủi bắt được một nghi can đang lưu thông vớ vẫn đâu đó trên một tuyến đường thuộc địa bàn phường 1, quận 10. Sau đó thông tin tạm ngừng vì các đạo diễn đang "ngóng" phản ứng dư luận để viết tiếp màn kịch lừa đảo cho diễn viên mang tên "nghi can" này. 

Đôi giày côn đồ chính quy và khủng bố - tuy hai là một, tuy một là hai... côn an!
Trò lừa đảo và tạo sự sợ hãi của chế độ sẽ có tác dụng ngược. 

Những người trước đây, trong đó có cán bộ, đảng viên, bộ đội về hưu..., nếu còn một chút niềm tin vào chế độ mà họ từng lao theo, từng phục vụ, từng bảo vệ sẽ thấy rõ thêm chân tướng của cái gọi là đạo đức bác Hồ của đảng mà họ tôn sùng. 

Những em nhỏ, phụ huynh, các cụ già, những người dân hiền hoà yêu nước sẽ tiếp tục đứng lên, không vào tuần này cũng sẽ vào tuần khác, bằng một thái độ khác: phẫn nộ. Không những đất nước của họ bị đem bán, bị xâm lấn mà nhân phẩm của họ đã bị chà đạp, sỉ nhục. 

Và chuyện ném chất nổ vào đồn côn an. Màn kịch ảo tưởng đó có ngày sẽ trở thành hiện thực. Lúc đó, đạo diễn và những kẻ thủ vai sẽ không là những tên phù thuỷ núp sau tấm rèm dối trá. Lúc đó, khắp mọi tỉnh thành, huyện xã, nơi chốn mà sự sợ hãi sẽ bao trùm chính là sào huyệt của những tên côn đồ chính quy đang phục vụ cho tà quyền hèn với giặc ác với dân. 

24.06.2018


Đấu tranh bất bạo động hay Đấu tranh bạo động?

Lê Thành Quang (Danlambao) - Sống trong một đất nước độc tài, mọi quyền làm người của người dân đã bị tước đoạt, đời sống khó khăn, tư tưởng phản kháng, chống đối mặc nhiên phải hình thành và người dân mong muốn một cuộc thay đổi để cùng với nhân loại có được quyền làm người mà thượng đế đã ban phát. 

Để thực hiện mục tiêu tối hậu này, có hai phương thức đấu tranh đã diễn ra trên thế giới: Đấu Tranh Bất Bạo Động và Đấu Tranh Bạo Động.

Nghiên cứu tài liệu đấu tranh của hai phương thức này, chúng ta nhận ra các điểm căn bản của một cuộc chiến không cân sức: 

- Phải có đổ máu. 

- Phải thuyết phục được sự ủng hộ từ các cường quốc Âu Mỹ và không loại trừ quyền lợi mà họ sẽ hưởng được trong tương lai. 

- Phải có sách lược sát với diễn tiến của tình hình, một ban lãnh đạo tài giỏi, đảm lược, bản lĩnh. 

Đấu tranh bạo động tức là Đấu Tranh Vũ Trang, có trang bị vũ khí từ các cường quốc Tự Đo hoặc từ các nước Cộng sản hoặc từ họng súng do Mao Trạch Đông chủ xướng khi Tàu cộng dành chính quyền tại Trung Quốc với câu nói: Chính quyền ra đời từ mũi súng. 

Đối với phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động, chúng ta đã thấy không phải bất cứ một cuộc đấu tranh bất bạo động nào cũng mang lại kết quả. Lịch sử cận đại thế giới đã chứng nghiệm: Mahatma Gandhi được coi như là người đầu tiên áp dụng phương thức đấu tranh này để giải phóng dân tộc Ấn Độ ra khỏi sự đô hộ của Anh; Martin Luther King là người thứ hai đưa đấu tranh bất bạo động thành công qua cuộc nổi dậy chống kỳ thị của dân da đen tại Hoa Kỳ. Và sự sụp đổ của Đông Âu trước những cuộc biều tình khổng lồ của người dân. 

Hai lý do chính đã mang lại thành công cho phương thức này: 

1. Tinh thần bất bạo động giành được sự ủng hộ lớn hơn từ cả trong nước lẫn quốc tế: Sự cương quyết giữ vững tinh thần bất bạo động của một phong trào tranh đấu mang lại cho nó sự tham gia và ủng hộ rộng khắp từ cả trong nước lẫn quốc tế. 

2. Đấu tranh bất bạo động cho những mục tiêu chính đáng bất chấp thương đau mất mát của người dân khi được ghi nhận rộng rãi trong nước và quốc tế, sẽ tạo thêm yếu tố tâm lý để các thành phần xã hội tham gia phong trào - kể cả thành viên của lực lượng bảo vệ chế độ cùng lực lượng viên chức chính quyền và sau cùng, chính quyền đang đàn áp phong trào, nếu không có cách nào giải quyết nó ngoài bạo lực, sẽ ngày càng mất uy tín và bị cô lập, trong nước và quốc tế. 

Đối với phương thức Đấu Tranh Bạo Động, cũng có hai lý do chính dẫn đến thất bại: 

1. Chính quyền dễ đàn áp phong trào bạo động hơn bằng lý do “bảo vệ trật tự trị an”: 

Khi đàn áp một phong trào bạo động, chính quyền hoàn toàn có thể mượn cớ dùng bạo lực để “bảo toàn xã hội”, “bảo vệ đất nước”, hay “bảo vệ nhân dân” trước bạo lực. Các phong trào bạo lực thường mang tiếng quá khích nên khó có khả năng tạo được sự tin tưởng trong những nhóm công chúng chưa quyết định ủng hộ bên nào. 

2. Một chính quyền đàn áp bằng bạo lực sẽ có thể dễ dàng biện minh cho việc đàn áp một phong trào đang sử dụng bạo lực bằng việc dùng bạo lực đẫm máu hơn. 

Tại Việt Nam chúng ta, đã có những cuộc biểu tình trên khắp các thành phố lớn Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng, Nha Trang... và lan rộng trên toàn lãnh thổ như Bình Thuận, Biên Hòa, Mỹ Tho v.v... từ ngày 10 tháng 6 vừa qua để chống Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng, hành vi dâng trọn Việt Nam cho Tàu Cộng. 

Phương thức tranh đấu Bất Bạo Động đang được thực hiện, là những điểm son khởi đầu đáng phấn khởi: 

1. Sức mạnh dân tộc đã được phục hồi và đang phát triển: 

Đọc Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trải viết sau chiến thắng quân Tàu: 

“Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu 
Núi sông bờ cõi đã chia 
Phong tục Bắc Nam cũng khác 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương 
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau 
Song hào kiệt thời nào cũng có. 

Cho nên: 

Lưu Cung tham công nên thất bại, 
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, 
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét, 
Chứng cớ còn ghi..." 

Đọc để thấy rõ hào khí Việt, sức mạnh dân tộc Việt, bừng khởi niềm tự hào từng chiến thắng bọn Tàu khựa trên 13 cuộc chiến chính nghĩa “giữ nước, bảo vệ non sông” bừng bừng sống dậy - sau 73 năm bị CSVN ức chế, cố tình hủy diệt trong mục tiêu bán nước của bọn đầu nậu tà quyền thống trị toàn dân. 

Chúng ta khẳng định, sức mạnh này đang được phục hồi và phát huy để Việt Nam mãi trường tồn trong bất cứ âm mưu nào của kẻ thù truyền kiếp Tàu Khựa đốn mạt sát nách chúng ta. 

2. Nhờ Internet, Facebook, Live Stream dân trí người Việt đã thay đổi, không còn sợ hải, vô cảm trước tình hình nguy biến của đất nước, dân tộc để bắt đầu hy sinh, chọn TỰ DO hay là CHẾT trong uất nghẹn. 

3. Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, bán nước, hèn với giặc, ác với dân... của cộng sản, tà quyền đã rõ ràng lộ diện. 

4. Tử huyệt cùng âm mưu bán nước của đảng CSVN đã bị phát hiện, không phương ngụy biện. 

5. Tà quyền chỉ là một bọn người ngu dốt, theo Tàu đẩy Việt Nam vào hiểm họa Hán hóa và Việt Nam sẽ không còn trên bản đồ thế giới. 

6. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhập cuộc qua thư gởi cho bọn cầm quyền với khẳng quyết, sẵn sàng 7 triệu tín đồ biểu tình chống Cộng. 

7. Cho dù Phật giáo hiện tại trong nước đã bị quốc d hóa, vẫn có 1 nhà sư tham dự biểu tình và bị bắt. Mong rằng các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo nhìn ra vấn để để chấp nhận hy sinh, tham dự những cuộc biểu tình chống lại bạo quyền. 

8. Tại hải ngoại, khắp nơi: Pháp, Đức, Na Uy, Thụy Điển, California, Houston, New Yok, Hoa Thịnh Đốn, Philadelphia, Seatle, Dallas đã có những cuộc tập trung tuần hành ủng hộ, yểm trợ quốc nội. 

Theo dõi các video clip trên mạng xã hội, đồng bào hải ngoại chúng ta tin rằng, người dân tranh đấu trong nước không là những tập hợp hổn tạp, mà là một lực lương có tổ chức và ban lãnh đạo đã nhìn ra những thiếu sót như bộ phận giải cứu can thiệp đúng lúc khi người biểu tình bị bắt bớ, đánh đập, bộ phận chống đàn áp cùng những phương tiện vũ khí - bom xăng, chanh, nước chống hơi cay - cần thiết. Những khầu hiệu, biểu ngữ phải kèm theo tiếng Anh để người ngoại quốc hiểu được mục tiêu tranh đấu chính nghĩa của chúng ta. 

Tàu cộng có mặt hợp pháp qua những văn bản được tà quyền Việt cộng chứng nhận. Tin chắc Ban Lãnh Đạo đã phải điều hành các cuộc biểu tình để không xảy ra những chứng cớ hầu bọn Tàu khựa đổ quân đội võ trang “Bảo Vệ Kiều Bào”. 

Tập thể người Việt hải ngoại chúng ta cần có những hành động thực tiễn, đóng góp, yểm trợ về tinh thần và vật chất. 

Chúng ta nên tùy phương tiện, âm thầm có mặt tại Việt Nam để theo dõi, nghiên cứu tình hình từng tỉnh thành để hoàn thành trách nhiệm yểm trợ, đồng thời hạn chế những lạm dụng khó lường từ các tổ chức chính trị lưu manh hiện có trong tập thể người Việt tỵ nạn. 

Một ngày gần nhất, Việt cộng và Tàu cộng sẽ không còn trên đất nước thân yêu của chúng ta. 

24.06.2018