Sunday, November 11, 2018

Tân Sơn Nhất kẹt xe

Nguyễn Minh Tâm (Danlambao) - Như thường lệ, sáng thứ 7 và chủ nhật, chúng tôi có mặt tại Cứ điểm Tân Sơn Nhất khoảng 9g30. Theo kinh nghiệm những tuần trước thường từ khoảng 10g30 bao giờ lượng xe cũng đông hơn mọi lúc, và khoảng 11g30 thì giảm xuống lại. Nếu xét từ ngày 10/6, thì tuần sau đó 17/6 lượng xe Tân Sơn Nhất đông nhất, 17/6 bọn CS phải tung tất cả các lực lượng ra CSGT, CSCĐ, TTĐP TTĐT, xếp lớn, xếp nhỏ,… phải ra đường để hối thúc chạy nhanh và phân luồng giao thông.

Lần này 14/7, khoảng 10g chúng tôi cũng cảm thấy lượng xe bắt đầu đông hơn, nhưng vẫn chưa có kẹt xe. Lượng xe dồn từ Lăng Cha Cả sang và từ đường Phổ quang xuống làm khu vực vòng quanh Công viên Hoàng Văn Thụ rất khó đi. Chúng tôi rất ngạc nhiên, không lẽ người dân đã ý thức được biểu tình kẹt xe rồi sao, chúng tôi vẫn tiếp tục chạy mà mừng thầm. Trời ơi xe mỗi lúc một đông hơn, và lượng xe hơi, taxi nhiều vô kể, có thể nói lượng xe hơi nhiều hơn xe máy. Vẫn tiếp tục chạy lòng vòng, không thấy nhiều đầu trâu mặt ngưa, không thấy CSCĐ, chỉ có CSGT đứng phân luồng giao thông, huýt còi inh ỏi. Chúng tôi bấm còi, bấm còi, nhưng không nghe nhiều tiếng đáp trả. Chúng tôi vẫn chưa tự tin đây là cuộc biểu tình của quần chúng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tạm xác định đây có lẽ là ngẫu nhiên, một sự cố va chạm nào đây chăng, nhưng không loại trừ khả năng vẫn có người tham gia biểu tình kín đáo rất kín đáo. Bởi bình thường khu vực Hoàng Văn Thụ vẫn không đông như vậy, chỉ đông lên tương đối thôi. Khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả có vẻ ùn ứ.

Khoảng 11g, CSGT chận đường, không cho xe chạy đoạn đường từ Trường Sơn ôm cua qua đầu bên kia chổ có “biểu trưng văn hóa” inox cao 20m... Do đó, xe cộ phải đánh một vòng chạy lên chỗ cầu vượt vô sân bay, dài hơn rồi quay trở lại. Vậy là nguyên tuyến đường Trường Sơn cả 2 chiều đều dày đặt xe cộ. Xe hơi kẹt dài từ cổng sân bay đến công viên Hoàng Văn Thụ. Khu vực chung quanh Hoàng Căn Thụ xe dày đặc, tuy nhiên vẫn nhúc nhích được. Mọi người vẫn im lặng di chuyển, di chuyển, tôi không thấy tiếng ca thán nào, mọi người như chịu đựng quen rồi, hay họ đang tham gia biểu tình kẹt xe, chúng tôi không đoán nổi. Không thấy ai tỏ ta bực bội, chen lấn hối hả hay cáu gắt chửi nhau. Dòng xe cứ vậy mà chầm chậm chuyển động, chạy lòng vòng từ 10g đến 13g trưa, không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, và đến khoảng 13g30 dòng xe mới giảm dần. Lúc nó tụ ở chỗ này, lúc tụ ở chỗ khác, nhưng nhìn chung khu vực chung quanh Hoàng Văn Thụ, Lăng Cha Cả vẫn đông nhất. Một sự cố kẹt xe đơn giản như vậy, đâu phải bế tắc hướng đi, tại sao nó không thông thoáng sớm mà quần quần suốt 3 tiếng đồng hồ. Vậy theo bạn đây là biểu tình hay tự nhiên?

Chúng tôi mừng như muốn khóc.

Đất nước tôi, người dân đã thức tỉnh rồi chăng?

Thượng đế đã phù hộ chúng ta ư?


Vậy là từ tai nạn trên đường Xuân Diệu cách đó 3km mà gây kẹt xe Tân Sơn Nhất hay sao? Tai nạn xảy ra khoảng 6g sáng, mà sao đến 10g trưa Tân Sơn Nhất mới bắt đầu kẹt xe? Đường Xuân Diệu đâu phải cửa ngõ Tân Sơn Nhất. Đúng ra, hướng kẹt xe phải là khu vực đó, từ ngã tư Bảy Hiền cách đó 500m đổ về Lăng Cha Cả. Hơn nữa, từ Xuân Diệu qua Lăng Cha Cả còn có ngã tư Út Tịch rất lớn và nhiều ngã tư khác, có thể điều hướng việc lưu thông dễ dàng… Trong khi đó lại kẹt xe công viên Hoàng Văn Thụ, Tân Sơn Nhất, cách đó 3km ở hướng đối diện.


Nghĩa là không loại trừ khả năng đã có người tham gia biểu tình nhiều hơn, cộng với tai nạn lật xe, nên gây ra sự cố kẹt xe đúng thời điểm, đúng ngày giờ kêu gọi biểu tình hằng tuần.

Mặt khác, thói quen của chúng ta suy nghĩ biểu tình là dòng người đi bộ hoặc xe máy. Nếu xe hơi tham gia biểu tình thì sao? Chương trình kêu gọi có xe hơi xe tải, taxi kia mà? Điều này hoàn toàn đúng trong ngày 14/7. Lượng xe hơi đông hơn bình thường, chạy rần rần, bóp còi nhiều hơn, cứ chạy vòng vòng suốt đường Trường sơn và Hoàng Văn Thụ. Nếu kẹt xe đường Xuân Diệu thì có rất nhiều hướng để xe hơi giải quyết lưu thông của mình. Tại sao xe hơi, lại từ hướng Phổ Quang, Cửu Long, Bạch Đằng (hướng cầu vượt Tân Sơn Nhất) lại đổ về Công viên Hoàng Văn Thụ rất nhiều. Xem video sẽ thấy rất rõ điều đó. Trong khi đó Vòng xoay Lăng Cha Cả không nhiều bằng. Hướng Lê Văn Sỹ cũng vắng xe. Không kẹt cứng, nhưng sao xe cộ vẫn cứ rần rần suốt 3 tiếng đồng hồ?






Nghĩa là, có thể lực lượng xe hơi đã tham gia biểu tình, mà chúng ta không thể nào biết được, họ đâu có facebook, họ đâu có liên lạc với những thành phần khác trong xã hội, nhưng họ vẫn im lặng làm việc. Giống như phản đối BOT, họ đã truyền miệng, bí mật làm. Khi thấy xe kẹt trên đường, đúng ngày giờ địa điểm, chúng ta phải hiểu rằng đó là tham gia biểu tình của toàn bộ quần chúng.

Chính xác!!. 

Tại nạn ở Xuân Diệu, mà dòng lưu thông ở Tân Sơn Nhất dâng lên. Bạn thấy sao?

Thật sự chúng ta cũng không cần phải lo lắng hay biện luận đây có phải là cuộc biểu tình hay không? Bởi nguyên tắc của chúng ta vẫn là: dùng một hiện tượng tự nhiên để tạo ra một sự kiện chủ động. Từ một sự cố giao thông (nếu có hoặc không)- sẽ tạo ra một dòng người lưu thông quá tải, nó sẽ tạo ra kẹt xe, và nếu xảy ra thường xuyên thì trở thành hiện tượng, rồi trở thành phong trào làm tê liệt xã hội.

Sự kiện ngày 14/7 đúng như chương trình chúng ta dự tính. Tai nạn giao thông là chất xúc tác, để dòng giao thông ùn tắc. Dù chưa có kẹt xe tắt nghẽn, chưa tạo ra diện rộng thật quy mô, chưa làm tê liệt Tân sơn Nhất, nhưng nó cũng báo hiệu một giải pháp tốt, rất nhiều khả năng thực hiện và thành công. 

Thêm nữa, một sự cố cách 2-3km mà gây cho Tân Sơn Nhất kẹt xe, thì đúng Tân Sơn Nhất là địa điểm lý tưởng. Chúng ta cần phải làm liên tục.

Do đó dù là sự ngẫu nhiên, hay chủ quan từ giới tài xế, song chúng ta cũng chưa đủ lực lượng để biến cái ngẫu nhiên thành sự kiện. Cũng có thể đó là bước đầu thành công, nhưng chúng ta cũng chưa đủ lực lượng để làm chủ tình huống. Chứng tỏ chúng ta hãy còn quá yếu, hãy tập trung lực lượng nhiều hơn.

Có ai biết và dự đoán được quần chúng ở đâu mà xuất hiện cả 10.000 người ngày 10/6 hay không? Họ như ở trên trời rơi xuống rồi sau đó biến mất tăm. Vậy thì sự kiện 14/7 cũng vậy, một sự kết hợp bất ngờ có chủ động nào đó, mà chúng ta chưa lường hết được sức mạnh và sáng tạo của quần chúng. Tuy nhiên, sự ngẫu nhiên nhiều lần mới thành phong trào. Hãy tiếp tục, tiếp tục…

Bài học

Vấn đề của mọi cuộc CM là lực lượng và giải pháp. Đây là giai đoạn chúng ta đang hình thành, phát triển lực lượng, nên không có gì bận tâm chúng ta đã tạo được kẹt xe hay chưa. Chỉ khi nào ý chúng ta có một lực lượng khoảng 1000-2000 người, tham gia thường xuyên, thì chuyện kẹt xe không phải khó khăn, muốn thì có. Khi đó thì CS đâu có đỡ nổi.? Hãy nhìn hiện tại, sự cố 14/7 mà CSVN bó tay phải chấp nhận kẹt xe xảy ra, thì chúng chống đỡ cách nào khi lực lượng chúng ta đông hơn. Hầu như CS chưa có giải pháp nào khác giải quyết chuyện kẹt xe. Chúng chỉ đứng nhìn dòng người lớn lên tự nhiên mà thôi.

Để chiến thắng CS công việc của chúng ta là hãy tiếp tục, tiếp tục xuống đường, tuần nào cũng biểu tình, tháng nào cũng biểu tình. Cái bất ngờ thành công đang chờ trước mặt các bạn.

Sáng thứ 7, chủ nhật hãy xuống khu vực Tân Sơn Nhất tham gia BIỂU TÌNH KẸT XE LẬT ĐỔ CỘNG SẢN như đã kêu gọi. Nhớ rằng BÓP CÒI, BÓP CÒI, đó là tín hiệu để biết rằng chúng ta đang tham gia. Đừng bận tâm việc bạn có cần viết trên facebook hay không, có ai biết việc này hay không, nếu có kẹt xe, báo chí sẽ tự động viết thay cho bạn, và hãy tự hào bạn đã tham gia điều đó. Và nhiều người đang im lặng làm việc hằng tuần như các bạn, vì yêu nước.

Lúc đầu thành công có thể là may rủi, nhưng may rủi lập lại nhiều lần thành ra chủ động, thành ra phong trào, xảy ra nhiều nơi sẽ làm tê liệt xã hội. CS bán nước phải sụp đổ.

NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC, XUỐNG ĐƯỜNG
GIỮ LẤY QUÊ HƯƠNG, HÀNH ĐỘNG.

Sài Gòn 16/7/2018

Sáng kiến của Tập, một cái bẫy

“…Luật Đặc Khu sẽ chính thức thông qua. Và tất nhiên tiến trình nhượng địa sẽ xảy ra một cách êm xuôi. Đấy chính là gì? Là bán nước từng phần theo đúng lộ trình. Giờ họ đang chuyển giao đấy chứ không phải đợi đến 2020 mới bắt đầu đâu…”
bayno_trungquoc
Cảng biển chiến lược Hambatota (Sri Lanka)
"Một vành đai, một con đường" là một sáng kiến của Tập nhằm biến Trung Cộng thành một quốc gia gây ảnh hưởng lên một group rộng lớn. Như ta biết, Hoa Kỳ đứng trong group nào thì cầm trịch group đó. Mới đây, Mỹ rút khỏi Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP thì group này xìu ngay, CPTPP chỉ là sự vớt vát. Cho nên Trung Cộng cũng muốn lập ra một group mà trong đó chính Trung Cộng làm chủ cuộc chơi.
Sáng kiến này gồm có diện tích trải rộng lên đến 65 quốc gia từ Á sang Âu ở cả 2 đường , đường bộ được gọi là một vành đai và đường biển được gọi là một con đường. Số tiền đầu tư lên đến 124 tỷ USD cho dự án. Tuy nhiên trong cuộc họp ngày 15/05/2017, Tập không thể thuyết phục 6 nước Âu Châu kí vào bản thông cáo chung. Vì sao như vậy? Vì khi xem điều kiện ràng buộc, 6 nước Âu Châu (trong đó có Pháp và Ý) thấy rằng Trung Quốc không tuân thủ về tiêu chuẩn môi trường, không đạt chuẩn mực xã hội, và không minh bạch trong đấu thầu. Vì thế nên họ từ chối.
Các quốc gia Âu Châu từ chối là điều mà Việt Nam phải chú ý. Các quốc gia này là nước dân chủ, họ cần phải nhân văn, môi trường đảm bảo, và đặc biệt là phải minh bạch để đảm bảo chẳng thằng nào ép thằng nào cả. Và quả thật, trong mưu đồ thực hiện dự án này Trung Quốc giở thủ đoạn. Thủ đoạn gì? Đó là chiến lược bẫy nợ.
Vậy câu hỏi đặt ra là, bẫy nợ nghĩa là sao? Nghĩa là Trung Cộng rất dễ dãi cho các nước nghèo vay. Số tiền vay mờ ám này chắc chắn bị tham nhũng xà xẻo bỏ túi. Cho nên, những khoản này bị rơi vãi gần hết và còn lại đầu tư hạ tầng cho đất nước chẳng là bao. Vì thế đất nước không thể phát triển trong khi nợ thì cứ tích tụ dần. Đến khi đáo hạn thì không có tiền trả nợ đành phải nhượng địa cho Trung Cộng 99 năm, hoặc nhượng lại các mỏ tài nguyên khoáng sản cho Trung Cộng khai thác với giá rẻ mạt và chấp nhận để nó tàn phá môi trường. Chiêu này dễ dàng dụ các lãnh đạo tham lam và dốt nát, nhưng không thể dụ được lãnh đạo các nước văn minh.
Sri Lanka là nước đã nhận trái đắng từ bẫy nợ Trung Cộng. Cảng biển chiến lược Hambatota nằm ngay nút giao thông hàng hải quan trọng kết nối giữa Ấn Độ Dương - Trung Đông - Âu - Á. Chính vì Sri Lanka đã lỡ sa lầy vào bẫy nợ, nên cảng này đã được nhượng địa 99 năm và hiện giờ Trung Cộng đang cho xây dựng thành căn cứ hải quân. Bài học Sri Lanka còn nóng hổi đấy, nhưng Việt Nam vẫn nhắm mắt đưa chân, từng bức từng bước rơi vào bẫy nợ Trung Cộng mà chẳng thấy có động thái giãy dụa để thoát ra.
Và hôm nay, Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Tập. Điều này cho thấy Việt Nam đang tình nguyện chui vào bẫy nợ Trung Cộng. Chính Nguyễn Xuân Phúc đã nói "từ nay đến năm 2020, trung bình mỗi năm Việt Nam cần 25 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là lĩnh vực giàu tiềm năng đối với các nhà đầu tư quốc tế trong đó có Trung Quốc, cũng là một trong những ưu tiên của Việt Nam". Như ta biết đầu tư hạ tầng ở Việt Nam là kênh kiếm chác của quan chức Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc. Đầu tư đến 10 mà giá trị thật chỉ là 2 thì làm sao trả nợ nổi? Cộng vào đó là hiện tại, nợ công của Việt Nam đã lên đến 210%GDP thì khó mà trả nổi các khoản nợ đó. Cho nên việc sa vào bẫy nợ như Sri Lanka là gần như chắc chắn. Bằng chứng là dự án Bauxit Tây Nguyên vẫn sờ sờ ra đó. Sau Luật An Ninh Mạng sẽ là Luật Đặc khu để dọn đường cho tiến trình nhượng địa cho Trung Cộng 99 năm. Lúc đó, Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc sẽ từng bước thành căn cứ quân sự Tàu thì sao? Chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Cho nên Luật An Ninh Mạng là một bước đi đầy toan tính. Khi Luật này có hiệu lực, chính quyền sẽ khống chế những người kêu gọi biểu tình phản đối. Nhờ đó Luật Đặc Khu sẽ chính thức thông qua. Và tất nhiên tiến trình nhượng địa sẽ xảy ra một cách êm xuôi. Đấy chính là gì? Là bán nước từng phần theo đúng lộ trình. Giờ họ đang chuyển giao đấy chứ không phải đợi đến 2020 mới bắt đầu đâu.
Đỗ Ngà

Ác quỷ và bông hồng!

“…Tôi không phải đạo Chúa, nhưng các bạn hãy nhớ rằng: Chúa Jesu đi truyền đạo còn bị đóng đinh, giết chết rồi treo lên thập tự giá. Tức, có những kẻ không thể cảm hoá được trong cái xã hội này…”
bong_hong
(Bài này đăng trên fb Thư Lê bị xóa liên tục, copy về đăng lại)

Tuấn 67- Tức Đỗ Anh Tuấn- xưng là đội phó đội an ninh Đồng Nai (PA67- phòng chống phản động). Sở dĩ tôi gọi Tuấn 67 là vì Tuấn tự hào khoe với tôi 1 tay hắn đã bắt 67 người biểu tình ở Biên Hoà năm 2014, và còn nhiều người khác nữa, ví dụ như anh Hoàng Bình (Hoàng Đức Bình)...
 
Tuấn còn doạ sẽ cho nhiều người đấu tranh khác đi "đếm kiến" (tức đi tù).
Tôi gặp Tuấn lần đầu tiên vào trưa ngày 9/11/2018, khi thấy Tuấn với khuôn mặt bặm trợn, đầu không đội mũ bảo hiểm, chạy xe máy lòng vòng nghênh ngang ngoài đường trước cổng toà án Biên Hoà. Rồi sau đó vài tiếng, Tuấn áp sát tôi và bắt...

Tuấn nói, hắn làm là vì sở thích và đam mê. Tức đam mê và sở thích của hắn là bắt những người đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, và chắc chắn là có đánh đập nữa.

Tuấn chỉ là 1 trường hợp điển hình trong hàng ngàn, hàng vạn an ninh mặc thường phục khác để đánh, giết dân. Vì sao những người này lại mặc thường phục? Vì sao những người này lại được mang ra để trấn áp dân?
Bởi vì chúng là những kẻ có máu ác thú trong người, chúng là những kẻ có bộ não không biết suy nghĩ, chỉ biết nhận lệnh và tuân lệnh; chúng là những kẻ không có trái tim của một con người mà là của súc vật. Vì vậy, chúng sẽ nhìn những người dân, những người biểu tình là "đối tượng để chúng tiêu diệt", là "con mồi" để chúng "săn". Khi gặp được đối tượng, chúng sẽ đánh đập, bắt nhốt và thậm chí là giết.

Chúng được lập trình để làm chuyện đó, và dù chúng ta có dùng hết trí tuệ, hết tâm đức để nói chuyện với chúng thì chúng vẫn "kiên định" lập trường của kẻ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhất quyết không động não (vì có thể não đã bị hư hỏng) để suy nghĩ lại lời mình nói.

Vì thế, mỗi khi chúng xuất hiện trước dân thì chúng không mặc đồng phục, để tránh được sự "xì xầm" của người dân đại loại như: Đó là ác thú hay là công an? Đó không phải là công an mà chỉ có ác thú mới hành động vậy... Vì thế sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành công an. Mặc dù hình ảnh của ngành công an chẳng có gì là tốt đẹp khi nay công an bị dân căm ghét, coi như thế lực thù địch.

Một người bạn cũ của tôi là đảng viên, cán bộ nhà nước từng tiết lộ với tôi rằng: Trong cơ quan của anh ta, mỗi lần ra quân đi dẹp hàng rong, vỉa hè. Có một số người họ không chịu đi, hoặc đi thì "nhờn tay" không dám làm, vì vậy, họ buộc phải chọn những kẻ không có não, thuộc dạng đầu bò trong dân để đứng vào đội ngũ Trật tự đô thị. Những kẻ này, khi nhận lệnh là sẽ tấn công dân tới bến. Vì vậy, những kẻ này được xem là "được việc" khi cần, và không thể thiếu trong bộ máy chính quyền.

Quay lại chuyện của Tuấn và những "đồng đội". Đó là những kẻ đã bị hư não, không biết nghe điều hay lẽ phải. chúng chỉ biết nhận lệnh và tuân lệnh, xem dân là mục tiêu để tấn công. Thế thì, theo các bạn, loại người này có thể cảm hoá được chúng không?

Cũng như chuyện "bông hồng cài vào kẽm gai".
 
Tôi không phải đạo Chúa, nhưng các bạn hãy nhớ rằng: Chúa Jesu đi truyền đạo còn bị đóng đinh, giết chết rồi treo lên thập tự giá. Tức, có những kẻ không thể cảm hoá được trong cái xã hội này.

Và đây là facebook của Tuấn 67 (đây là biệt danh tôi đặt cho hắn vì chiến tích 1 tay bắt 67 người dân trong 1 vụ), và hình ảnh của hắn.
Thu Le

Câu chuyện của Thu Le trong đồn công an

“…Hắn nổi cơn thú tính, tức giận cầm hai chiếc điện thoại của tôi (6plus 64G và samsung grandmax). Ném mạnh vào người tôi và trúng bụng nên có đau. Anh ta lại nắm tóc tôi và bóp cổ tôi dí mặt vào tôi nói là nhìn cái mặt tau cho kĩ này…”
thu_le01
Thu Le đứng giữa
Ngày 09/11/2018, tòa án Đồng Nai đã xử y án 15 thanh niên xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu hôm 10/6/2018, với mức án từ 8 đến 18 tháng tù.
Sau phiên tòa, một nhà báo tự do tên là Thư, nick facebook Thu Le gặp một số thân nhân của tù nhân lương tâm trong quán cà phê gần Metro Biên Hoà. Khi đang nói chuyện thì một nhóm mật vụ ập đến bắt Thư đưa lên xe mang về đồn. Chúng định còng tay cô nhưng bị cô phản đối quyết liệt.
Cô bị bắt cóc vào khoảng hơn 12h trưa đến khoảng 8h tối chúng thả cô về. Sau đây là lời kể của cô về những gì diễn ra trong đồn công an:
Chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm đến mình.

Công an Đồng Nai, đại diện là ông Đỗ Anh Tuấn- Đội phó đội an ninh (xưng là PA67- phòng chống phản động). Người này nói các luật sư tham gia bảo vệ cho 15 người biểu tình ở Biên Hoà chỉ là đánh bóng tên tuổi, lợi dụng, tại toà đi sai hướng, không đúng luật..

Còn tôi là không được đưa tin về vụ ở Biên Hoà hôm nay. Thì anh ta cho về, tôi ra điều kiện là phải trả tài sản cho tôi thì tôi mới về, còn không thì tôi sẽ đi theo tài sản của tôi. anh ta trả. Sau đó anh ta nói câu: Một mình anh ta bắt 67 người biểu tình ở Biên Hoà năm 2014. Tôi nói là khoe chiến tích như vậy với tôi để làm gì? để gieo hận thù trong tôi hơn à?

Hắn nổi cơn thú tính, tức giận cầm hai chiếc điện thoại của tôi (6plus 64G và samsung grandmax). Ném mạnh vào người tôi và trúng bụng nên có đau. Anh ta lại nắm tóc tôi và bóp cổ tôi dí mặt vào tôi nói là nhìn cái mặt tau cho kĩ này.

Tôi nói nó in vào trong óc tao rồi. Mày giết tao thì mày hãy giết cho chết luôn, chứ đừng để tao bị thương mất công bố mẹ tao tốn tiền lên viện nuôi. Còn tao sống thì "lại được" đó nha.

Nó cầm tóc tôi sau gáy giật mạnh đập xuống bàn, nhưng khi xuống gần bàn kính thì nó lại để tay nó trên bàn.

Nó kêu nó hiền thì hiền như bụt, giữ thì ma quỷ cũng phải sợ nó. Tôi nói tao sợ mày rồi đó, nhớ giết tao phải giết cho chết.

Nó cầm điện thoại của tôi và nói điện thoại bẩn, nó mang đi rửa và nó mang vào la- bô- bô nhà vệ sinh nó tháo ra ngâm nước. Sau đó tôi nói tao ở đây không về. Vậy là hai thằng xốc nách tôi mang tôi ra xe áp tải tôi về. Còn điện thoại nó cướp luôn. Bị bắt cóc khoảng lúc hơn 12h trưa và đến khoảng 8h tối nó thả.
Thu Lê
Nguồn:

Sinh viên Trần Hoàng Phúc gặp mẹ giữa vòng vây của năm cán bộ quản giáo và hai cây roi điện

Phải chăng Phúc đã đấu tranh quyền con người trong trại giam với cán bộ quản giáo một cách kiên quyết theo tinh thần thượng tôn pháp luật cho nên trại giam An Phước đã có những hành động như trên???..”
tranhoangphuc
Đến Trại giam An Phước lúc 8 giờ 50 phút. Đúng 9 giờ 28 phút, Phúc xuất hiện với quần áo lấm lem bùn đất, vẫn gầy, da mặt không còn trắng bệch như lúc trước.
Tôi thật khó hiểu lẫn chút hoang mang và kinh hoàng, tại sao thăm gặp Phúc lần này, trại giam lại bố trí 5 cán bộ quản giáo, trang bị thêm 2 cây roi điện và hệ thống ghi âm ghi hình hiện đại hơn???
Phải chăng Phúc đã đấu tranh quyền con người trong trại giam với cán bộ quản giáo một cách kiên quyết theo tinh thần thượng tôn pháp luật cho nên trại giam An Phước đã có những hành động như trên???
Phúc tâm sự với mẹ:
1. Theo công văn số 41/CV (TS) của Thượng tá Giám thị Trại giam An Phước Phùng Văn Tuyến ký ngày 5-9-2018, gửi cho gia đình Phúc đã ghi rõ: “Riêng sách Soạn thảo và dịch hợp đồng thương mại quốc tế (nếu là tiếng nước ngoài phải được kiểm duyệt), tại Thư viện phân trại không có, bà có đơn xin gửi cho phạm nhân Phúc nghiên cứu, trại giam An Phước sẽ tiếp nhận và quản lý như tài sản lưu ký, cấp phát cho phạm nhân Phúc đọc khi có yêu cầu …”
Nhưng Phó giám thị phân trại số 2 tên Khởi, không cho Phúc mượn sách để học. Sau đó, Phúc vừa cười vừa nói: Phó Giám thị phân trại số 2 tên Khởi đã không thực hiện theo công văn của cấp trên là “TẠO PHẢN”.
Việc này, Phúc và gia đình sẽ có văn bản gởi Giám thị Trại giam An Phước và Phó Giám thị phân trại số 2 tên Khởi giải thích rõ công văn số 41/CV (TS) ký ngày 5-9-2018.
2. Phúc nói: Nội quy trại giam không hạn chế nội dung viết thư gửi về gia đình nhưng Trại giam An Phước lại yêu cầu chỉ được viết thư thăm hỏi sức khỏe gia đình. Cán bộ quản giáo Thanh nói thêm: phạm nhân viết thư kể việc học tập cải tạo ở đây.
Điều này,Trại giam An Phước đã làm trái với nội quy do chính mình đưa ra. Như vậy, tinh thần thượng tôn pháp luật nằm ở đâu???
3. Phúc tự nguyện ra làm đồng (cuốc cỏ) chung với 19 tù nhân chính trị người dân tộc.
Về mà lòng nặng trĩu!!!
Sài Gòn, ngày 5-11-2018
Mẹ của cháu Trần Hoàng Phúc
Huỳnh Thị Út
Nguồn:

Khách “lạ”, chuyện lớn về mối lo lớn

“…Người dân địa phương than, một mất mười ngờ, đâu chỉ hơn 300 người này lao động không phép, giờ họ tràn ngập đường phố, ra mặt tiền đường treo bảng đổi ngoại tệ công khai sao không thấy bị phạt..”
quay_doitien_nhandante
Treo bảng “hồn nhiên” hoán đổi và mua bán nhân dân tệ trên đường phố Nha Trang
(sao không thấy phạt ?)-
dukhach_trungquoc02
Khách du lịch TQ ồ ạt qua Hồng Kông từ chiếc cầu nối lục địa và HK.
Sáng nay xin ghi lại tin tức về một vấn đề đang “nóng” từ diễn đàn Liên hiệp Quốc, tới Hồng Kông và tới cả thành phố Nha Trang.

DU KHÁCH BIẾN THÀNH LAO ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho biết trong 9 tháng đầu năm, có hơn 1,4 triệu khách Trung Quốc đã đến Khánh Hòa, tăng hơn 56% sơ với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 70% lượng khách quốc tế đến tỉnh này. Và thời gian đó, chính quyền TP cũng phát hiện 314 người TQ nhập cảnh để du lịch rồi ở lại lao động bất hợp pháp. Chính quyền phải phạt hành chính 227 người với tổng tiền phat hơn 2,2 tỷ đồng. Người dân địa phương than, một mất mười ngờ, đâu chỉ hơn 300 người này lao động không phép, giờ họ tràn ngập đường phố, ra mặt tiền đường treo bảng đổi ngoại tệ công khai sao không thấy bị phạt?

DÂN HỒNG KÔNG PHẪN NỘ VÌ LÀN SÓNG KHÁCH TQ DU LỊCH CHUI. Theo báo Bưu điện Hoa Nam (SCMP), bà Trịnh Nhược Hoa, quyền trưởng đặc khu hành chánh Hồng Kông, ngày 6/11, nói cảnh sát địa phương đã điều tra cáo buộc là có một làn sóng du khách TQ tràn vào do các hãng lữ hành TQ hoạt động bất hợp pháp. Ủy ban Du lịch Hồng Kông nói hôm 5/11 rằng họ rất quan ngại do các hãng du lịch bất hợp pháp này đã góp phần gây ra sự hỗn loạn về lượng khách du lịch tới HK, sau khi cây cầu vượt đại dương dài nhất thế giới nối lục địa với HK khánh thành cuối tháng trước. Một ngày trước đó, người dân thành phố này đã lên tiếng phản đối khi con số kỷ lục khách du lịch tràn qua, xả rác khắp nơi và gây ồn ào. Một số nhóm địa phương cảnh báo là họ sẽ hành động để “lấy lại” khu vực như trước nếu không giải quyết nạn du lịch “chui” này.

SAU LÀN SÓNG NGƯỜI HÁN TRÀN NGẬP, LÀ 2,9 TỶ USD XÂY TRẠI...DẠY NGHỀ. Cũng sáng nay, báo vnexpress đăng tin về cuộc biểu tình tại trụ sở Liên hiệp quốc của 500 nhà hoạt động XH chống lại cuộc đàn áp khổng lồ ở Tân Cương. Cuộc biểu tình diễn ra ngày 6/11, khi hồ sơ về nhân quyền của Trung Quốc được đưa ra xem xét tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva. Điều gì đang diễn ra tại Tân Cương ?
Dù thông tin bị bưng bít, nhiều bào cáo từ hình ảnh vệ tinh, từ phân tích các báo cáo chính thức mà TQ công bố đã cho thấy một tình hình “lạ” là hệ thống trai giam giũ cải tạo hà khắc hàng trăm nghìn (hàng triệu?) người ở khu tự trị này.

Đầu tiên, đọc báo cáo của quỹ Jamestown có trụ sở tại Mỹ, cộng thêm dữ liệu từ vệ tinh: Trung Quốc đã tăng mạnh mức chi tiêu cho an ninh trong năm 2017 tại Tân Cương để xây dựng các khu vực ''có các công trình cơ sở liên quan đến an ninh'', mức tăng lên tới 213% trong thời gian từ 2016 đến 2017, gần 20 tỷ NDT tức 2,9 tỷ USD.

Trong khi đó, qua các báo cáo của TQ, ông Andrian Zenz, một nhà nhân chủng học, chuyên gia về chính sách dân tộc Trung Quốc ở Trường Văn hóa và Thần học Châu Âu ở Đức, ghi nhận, chi tiêu cho đào tạo nghề tại Tân Cương trên thực tế đã giảm 7% trong năm 2017. Và tham khảo số liệu về ngân sách, hạng mục đấu thầu của chính quyền địa phương tăng mạnh cho "chi tiêu tương ứng với việc xây dựng và vận hành các trại cải tạo chính trị, được thiết kế để giam giữ hàng trăm nghìn người Uighurs” mà trong đó, “ít nhất hàng trăm ngàn người, mà có thể là lên tới hơn một triệu người Uighurs cùng với các sắc tộc thiểu số khác theo Hồi giáo có thể đang bị giam giữ tại Tân Cương". Ngoài ra, tài liệu của TQ cũng cho thấy: các trại học tập này được xây dựng bởi cùng một tổ chức trước chuyên theo dõi hệ thống lao động cải tạo của Trung Quốc (hệ thống nay đã bị bãi bỏ chính thức)

Quan chức đứng đầu khu vực nói rằng "đó là chương trình giáo dục và đào tạo nghề" giúp mọi người "nhận ra những sai lầm của mình , thấy rõ được bản chất và tác hại của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan trong tôn giáo, các lớp này học tập trung giảng về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc”.
Tân Cương là vùng tự trị của TQ, là nơi sinh sống của người Uighur chủ yếu theo Hồi giáo, khoảng 11 triệu người, chiếm 45% dân số địa phương. Trong những thập niên gần đây, đã có tình trạng di cư ồ ạt của người Hán tới Tân Cương, và người Uighur báo động là văn hóa, đời sống của họ bị đe dọa.
Vũ Kim Hạnh

Học ngã để ăn vạ dân

NGUYỄN TƯỜNG THỤY     
Kết quả hình ảnh cho thiếu úy Đinh Công Hoàng Linh
Một đoạn video đang lan truyền trên mạng xã hội mà tâm điểm của nó là chi tiết một cảnh sát giao thông bất ngờ bị té ngửa khi đang xử lý một vụ va chạm giao thông. Sau cú ngã, lập tức người thanh niên mặc áo ca rô đứng gần đấy đang cãi cọ với cảnh sát bị bẻ tay đưa đi.
Chính vì chi tiết kỳ lạ và khôi hài này nên đoạn video đã nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi với rất nhiều bình luận phân tích và giễu cợt.
Những thông tin xung quanh cú ngã này cho thấy thời gian xảy ra vụ việc vào buổi tối 7/11/2018, địa điểm trước số nhà 324 đường Diên Hồng phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, còn xử lý vụ việc là nhóm cảnh sát giao thông của Công an TP Quy Nhơn. Người ngã là Thiếu úy Đinh Công Hoàng Linh, người bị khống chế sau cú ngã là anh Phạm Thanh Qua.
Về chuyện ngã thật hay ngã giả, Phạm Thanh Qua có phải là thủ phạm đẩy Linh ngã không thì phía công an nói cũng bất nhất.
Thượng tá Huỳnh Dư Phi Long - trưởng Công an TP Quy Nhơn cho biết thiếu úy Linh do lùi lại rồi trượt chân ngã chứ Qua không đánh Linh.
Thế nhưng thông báo của công an TP Quy Nhơn lại nêu Linh đã bị (Qua) húc cùi chỏ rồi ngã ngửa ra phía sau.
Thiếu úy Linh thì khẳng định, mình bị húc cùi chỏ cộng thêm đường trơn nên ngã.
Còn Phạm Thanh Qua thông qua facebook, livestream bác bỏ tất cả những gì công an nói không cho anh.
Câu hỏi đặt ra, tại sao, phía công an Qui Nhơn, lúc thì bảo Qua không đánh, lúc thì bảo anh húc cùi chỏ vào Linh? Tại sao thông báo của công an Tp Qui Nhơn lại khác với trưởng CA thành phố? Lẽ ra cần thống nhất trước để tránh mâu thuẫn thì mỗi người nói lại một phách, lộ ra sự lúng túng trước một sự việc cố ý che đậy.
Mạng xã hội thì đơn giản hơn, chỉ cần xem video là hiểu, khỏi giải thích dài dòng. Các ý kiến đều khẳng định thiếu úy Linh tự ngã để ăn vạ, tạo cớ ghép Qua vào tội chống người thi hành công vụ.
Tôi đã xem lại đoạn video nhiều lần và thấy, khi thiếu úy Linh ngã lăn ra đường thì tay trái anh Qua đang để sâu vào đặt lên đầu xe máy, không hề có chi tiết hình ảnh nào chứng tỏ tay anh ở tư thế húc cùi chỏ vào Linh.
Vụ này với công an Qui Nhơn là khá ê chề. Cùng lúc, cư dân mạng đưa lên một số video mà nội dung có những cú ngã khó hiểu khác của công an, tạo nên một không khí vui đáo để.
Nhưng sự việc chưa dừng ở đấy. Lẽ ra chờ dư luận nói mãi rồi cũng chìm xuống thì công an Qui Nhơn lại đòi tìm người phát tán clip lên mạng để xử lý. Có lẽ họ cay về vụ này quá nên nghĩ đến chuyện trả thù.
Thượng tá Huỳnh Dư Phi Long khẳng định cơ quan chức năng đang tìm người đầu tiên đưa video lên mạng xã hội để xử lý và cho rằng việc tung video lên mạng có chủ ý không tốt, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an. Nhưng cơ sở nào để công an Qui Nhơn có quyền tìm và xử lý người đưa video lên mạng? Đưa một video phản ảnh một sự việc, không lắp ghép dàn dựng thì phạm tội gì? Phải chăng, hình ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ là bí mật quốc gia? Nói là đưa lên để bôi nhọ công an cũng không có căn cứ. Hình ảnh công an xấu hay đẹp, tự đoạn video nó nói lên, còn người đưa clip muốn hình ảnh công an xấu hay đẹp cũng chẳng được. Thiết nghĩ công an Qui Nhơn đừng để cái sai này đẻ ra cái sai khác.
Đây không phải là lần đầu, công an ngã gây bàn tán mà trước đó, báo chí đã từng thông tin về những vụ tương tự. Chẳng hạn cú ngã của thiếu tá Đặng Quốc Phong, Trưởng Công an phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội. Trong một lần đang xử lý vi phạm giao thông bất ngờ Thiếu tá công an ngã ngửa xuống đường kêu “ối! ối!”. Lập tức tiếng hô “bắt, bắt” vang lên và chủ phương tiện bị hai cảnh sát lao đến khống chế.
Thiếu tá công an nằm sõng xoài dưới đường trong khi hai cảnh sát khác khống chế chủ phương tiện. (Ảnh cắt từ clip. Dân Trí)
*
Tôi cũng từng nhiều lần có va chạm với công an trong những lúc họ cản trở và bắt tôi khi đi biểu tình hoặc cản trở không cho tôi đi công việc nào đó. Trong những lần như vậy, tôi thường thấy công an có những việc làm chuẩn bị ăn vạ như: ông đẩy tôi à? Ông đánh tôi đấy nhé! Tuy nhiên chúng không dám đẩy sự việc thêm lên do phản ứng của tôi và phía chúng cũng thấy khó ăn vạ trong tình huống ấy. Vì vậy, chuyện cậu cảnh sát giao thông Qui Nhơn tự nhiên lăn đùng ra một cách vô lý cũng không có gì lạ.
Sự việc bắt đầu từ vụ va chạm giao thông bình thường như nhiều vu va chạm khác. Nhưng với vụ này, nó ầm ỹ lên theo hướng rất bất lợi cho công an Qui Nhơn vì cú ngã gây tai tiếng của thiếu úy Linh mà không có giải thích nào làm yên được dư luận.
Phải nói cú ngã rất “đẹp”, rất thuần thục, bài bản. Hẳn là khi được đào tạo, các chiến sĩ công an cũng được dạy về cách ngã và tập luyện nhiều lần lắm.
Thời kỳ chiến tranh, khi huấn luyện bộ đội, chúng tôi cũng được học những cách ngã khi tập võ. Tôi cũng từng huấn luyện cho tân binh về các tư thế ngã. Ngã nghiêng, ngã sấp hay ngã ngửa là do tình huống tấn công cụ thể của đối phương nhưng ngã như thế nào cho đỡ đau. Tuy nhiên, bộ đội chúng tôi học ngã để hạn chế thiệt hại khi bị đối phương tấn công chứ không học ngã để ăn vạ dân.
10/11/2018

Tâm tư tướng, Tủi thân tướng

 Đồng Phụng Việt
Theo RFA-2018-11-11  
Hình minh hoạ. Sĩ quan quân đội dự lễ kỷ niệm 70 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội hôm 20/12/2014
 Hình minh hoạ. Sĩ quan quân đội dự lễ kỷ niệm 70 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội hôm 20/12/2014-AFP
Thiên hạ vốn chỉ biết trên đời này có: Chuẩn tướng, Thiếu tướng, Trung tướng, Đại tướng, Thống tướng, Nguyên soái. Giờ, sau… Tâm tư tướng, Việt Nam sắp sửa có thêm… Tủi thân tướng!
Dưới lá cờ vẻ vang của đảng CSVN, Việt Nam vốn đã có nhiều thứ không giống ai nhưng không giống ai đã được khẳng định là “đặc thù” - thiên hạ không theo Việt Nam thì thôi chứ Việt Nam dứt khoát không theo thiên hạ.
Theo khuynh hướng đó, tướng của Việt Nam tất nhiên phải khác tướng của thiên hạ. Thành tướng không phải do kinh nghiệm, bản lĩnh, khả năng mà đơn giản chỉ vì cần giữ cho bầy đàn “vững mạnh” không bị “tâm tư”, “tủi thân” làm nội bộ mất đoàn kết.
Tướng Việt Nam đã, đang và sẽ còn vừa nhiều, vừa rẻ. Đó không phải là luận điệu của thế lực thù địch, nhận định của những phần tử bất mãn, hay chuyện trà dư, tửu hậu của đám thường dân nhẹ dạ, thiếu hiểu biết, nhận thức kém…
Chính vì tướng Việt Nam quá nhiều, cuối năm 2014, Quốc hội khóa 13 phải dùng luật khống chế số lượng tướng: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân mới, chỉ cho quân đội có 415 ông tướng. Luật Công an nhân dân mới, cấm công an có hơn 205 ông tướng.
Vào thời điểm ấy, dựa trên số lượng tướng mà hai bộ luật vừa kể ấn định (tối đa 620 ông tướng cho cả quân đội lẫn công an) và số lượng tướng trên thực tế, người ta phát giác Việt Nam dư… 74 ông tướng thiệt, chưa kể các ông mà dân gian ví von là “tướng chìm” - mang cấp bậc đại tá nhưng hưởng lương tướng – đang chờ lên tướng.
Đâu phải tự nhiên mà ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó, phụng phịu, cảnh cáo Quốc hội: Không phong tướng anh em sẽ… tâm tư!
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (phải) và các phó chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (giữa) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thứ 3 bên trái) tại lễ kỷ niêm 70 năm quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội hôm 20/12/2014
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (phải) và các phó chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (giữa) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thứ 3 bên trái) tại lễ kỷ niêm 70 năm quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội hôm 20/12/2014 AFP
Cũng vào thời điểm ấy, bị cử tri truy vấn, ông Huỳnh Ngọc Sơn, vốn cũng là tướng đang giữ vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 13, thú thật, chỉ có khoảng 70% đại biểu Quốc hội tán thành việc cho phép quân đội, công an có 620 ông tướng.
Cứ theo lời ông Sơn thì do việc phong tướng từng hết sức tùy tiện nên “giảm xuống ‘họ’ không chịu” và cũng không thể để quân đội, công an “tâm tư” nên “chưa thật ưng” vẫn phải chấp nhận!
“Tâm tư tướng” chào đời, biến những ông thiếu cả kinh nghiệm, bản lĩnh, lẫn khả năng làm tướng thành... tướng, ngăn chặn nguy cơ, vì… "tâm tư" mà các ông bớt “trung thành với đảng” hay ngưng tụng niệm “còn đảng còn mình”.
Nếu chỉ ngừng ở “Tâm tư tướng” thì đó chưa thật đúng là… Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi tất cả những yếu tố quái đản đều phải liên tục đạt… đỉnh cao.
Dù Luật Công an nhân dân mới, mới được Quốc hội khóa 13 thông qua năm 2014 nhưng ngay sau đó, Bộ Công an tiếp tục đề nghị Quốc hội khóa 14... sửa nữa.
Một trong những nội dung liên quan tới Luật Công an nhân dân mới hơn Luật Công an nhân dân mới có năm 2014 và được Bộ Công an Việt Nam bảo vệ tận tình là chuyện phong tướng.
Hình minh hoạ. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (trái), Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (giữa) và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân tại Đại hội đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016
Hình minh hoạ. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (trái), Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (giữa) và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân tại Đại hội đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016 AFP
Tuy Luật Công an nhân dân mới có năm 2014 cho phép lực lượng Công an nhân dân có 205 ông tướng nhưng qui định về tương quan chức vụ - quân hàm đã chặn con đường thành tướng của nhiều sĩ quan công an và ngăn một số ông tướng khác kiếm nhiều sao hơn.
Thành ra trong Dự thảo sửa Luật Công an nhân dân, Bộ Công an đề nghị phong thiếu tướng cho Giám đốc Công an của 11 tỉnh, thành phố. Phong Đại tướng cho Bộ trưởng, Thượng tướng cho các Thứ trưởng, Trung tướng cho các Cục trưởng…
Kịch bản về tướng phát triển tới đoạn này mở ra một tình huống mới. Chẳng lẽ Giám đốc Công an 11 tỉnh, thành phố là tướng mà Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, thành phố ấy chỉ là… Đại tá?
Ông Nguyễn Văn Được, Thượng tướng Quân đội, Thứ trưởng Quốc phòng, giờ công tác tại Quốc hội khóa 14, khuyến cáo: Lực lượng vũ trang vốn là một thể thống nhất thành ra làm như thế sẽ khiến “anh em bên quân đội buồn, tủi thân”.
Nhiều người bỉ bôi, ông Được – đại biểu cho nhân dân tại Quốc hội - nói vậy nghe… không được nhưng chắc chắn “anh em bên quân đội” thấy rất… được vì rõ ràng ông Được vẫn giữ gìn… được “phẩm chất tốt đẹp của bộ đội cụ Hồ”.
Nguyện vọng, ý chí của nhân dân là thứ yếu, tâm tư, quyền lợi của “anh em bên quân đội” mới là chính yếu. Ông Được không hiểu, không nhớ điều đó thì còn lâu ông mới... được đưa vào Quốc hội.
Công an nhân dân đã sửa Luật Công an nhân dân mới sửa hồi 2014 để mở rộng đường trở thành tướng thì làm gì có chuyện quân đội sẽ ngần ngừ, không đề nghị Quốc hội khóa 14 sửa Luật Sĩ quan quân đội nhân dân để thêm tướng, bảo đảm sự... công bằng đối với toàn bộ lực lượng vũ trang?
Đừng nghĩ ông Được đố kị với công an. Nghĩ thế phải… tội! Ông ủng hộ Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an thành Đại tướng mà. Đúng không? Do vậy, nên nhìn cảnh báo “tủi thân” như một kiểu tung hứng để bên nào cũng thắng, ngoài "Tâm tư tướng", cả công an lẫn quân đội cùng có thêm các "Tủi thân tướng"!
Ít ngày nữa, Quốc hội khóa 14 thông qua Luật Công an nhân dân mới hơn Luật Công an nhân dân mới sửa năm 2014, mở thêm một đường nữa cho... “Tủi thân tướng” vào đời, dư luận có râm ran như đã từng râm ran cách nay bốn năm thì cũng sẽ lắng xuống sớm thôi.
Kính trọng “Tâm tư tướng”, “Tủi thân tướng” hay không thì cũng phải nuôi, phải thắt lưng, buộc bụng đãi ngộ các “Tâm tư tướng”, “Tủi thân tướng” như những ông tướng đúng nghĩa cho đến hết đời. Đó là nghĩa vụ đã được mặc định cho các công dân Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về lý thuyết, tướng quân đội đảm đương trách nhiệm vệ quốc, tướng công an lo bảo vệ - thực thi pháp luật, duy trì trật tự - trị an. Trên thực tế, tướng quân đội, tướng công an tham nhũng, lạm quyền ở đâu cũng có, nhìn đâu cũng thấy.
Bổ sung thêm “Tâm tư tướng”, “Tủi thân tướng” để bù vào số bị… khiển trách, cảnh cáo, nhằm minh họa cho nỗ lực “chỉnh đốn Đảng” rõ ràng là “sáng suốt”. Chưa kể nhờ vậy mà lực lượng vũ trang không “tâm tư”, “tủi thân”, tiếp tục phò đảng đến cùng.
Còn gì tài tình hơn?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Một lần bất tín, vạn sự bất tin

Nguyễn Lân Thắng 
Theo RFA-2018-11-11 
Hình minh hoạ. Công an chuẩn bị diễu hành trong lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ở Điện Biên Phủ hôm 7/5/2014
 Hình minh hoạ. Công an chuẩn bị diễu hành trong lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ở Điện Biên Phủ hôm 7/5/2014-AFP

Khi đánh giá một con người, người ta vẫn hay nói: sông có khúc, người có lúc. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng điều này thực ra chỉ đúng trong một khoảng thời gian đủ dài, và người nào đó chúng ta đang nói đến gặp một biến cố đủ lớn để thay đổi hẳn tâm tính. Một ông thầy từng dạy tôi điều này:
"Bạn chơi như thế nào, thì bạn sẽ làm việc đúng như thế"
Đây là một câu nói rất ngắn gọn, nhưng hàm chứa một ý tưởng rất tuyệt vời, để giúp chúng ta nhanh chóng đánh giá chính xác một ai đó. Bạn hãy thử quan sát một người xung quanh ngay bây giờ mà xem. Dù là bạn đang trong quán cafe, trong quán ăn, hay đang đi ngoài phố. Cách thức một người đi đứng, uống cafe, hay nói chuyện với bạn bè xung quanh bộc lộ khá nhiều về tính cách của họ. Tính cách, phong thái, tâm trạng của con người ảnh hưởng rất nhiều đến hành động của họ, dù họ có chuyển sang môi trường khác. Một người trông cáu kỉnh, làu nhàu với cô phục vụ trong quán cafe thì đừng mong họ có thái độ vui vẻ, hoà nhã với đồng nghiệp nơi làm việc. Một cô gái hấp tấp đi trên đường phố thì không thể điềm tĩnh, cẩn trọng trong công việc. Hãy thử một lần quan sát kỹ đi, không phải tự dưng xưa nay các cụ vẫn có câu: Trông mặt mà bắt hình dong, hay Con lợn có béo thì lòng mới ngon...
Tự dưng tôi nhớ đến điều này bởi mấy hôm trước, tại thành phố Quy Nhơn - Bình Định có một video quay lại cảnh một thanh niên đang cự cãi với cảnh sát giao thông thì đột nhiên một cảnh sát bám vào tay người đó rồi lăn quay ra đường. Tất nhiên là sau đó, như mọi khi, đám cảnh sát xung quanh lao vào khống chế bắt người thanh niên, khống chế anh này như tội phạm. Tôi nói "như mọi khi" bởi tôi đã từng xem ít nhất 3 video trên mạng xã hội về hành vi ăn vạ của cảnh sát giao thông, nhằm quy chụp những người tham gia giao thông vào tội chống người thi hành công vụ, để có cớ trấn áp họ khi cảnh sát đuối lý.
Trong vụ việc kể trên, dù có video rõ ràng, có đến cả triệu người được xem, Thượng tá Huỳnh Dư Phi Long, Trưởng Công an TP Quy Nhơn ngang nhiên phát biểu với báo chí: "Trong lúc hai bên giằng co, Phạm Thanh Qua đã thúc cùi chỏ vào người Thiếu úy Hoàng Linh, khiến anh này né tránh và té ngã ra sau. Đối tượng này sau đó bị Công an phường Ngô Mây khống chế, đưa về cơ quan xử lý theo pháp luật. Làm việc với công an, Qua và Tuyển đã nhận sai trái của mình. Bây giờ, hướng xử lý tiếp theo của chúng tôi ở mức độ giáo dục để 2 thanh niên này nhận ra hành vi sai trái của mình cũng như để dư luận hiểu rõ được bản chất của vấn đề".
Về người đã quay và tung clip sự việc trên lên mạng, theo Thượng tá Long còn đe doạ: “Clip đăng lên theo kiểu thông tin một phía, khiến dư luận suy nghĩ trái chiều. Chúng tôi sẽ mời người này lên làm việc để có cơ sở xử lý. Việc này cơ bản đã rõ rồi”.
Công an lượm cam giúp bà lão
Công an lượm cam giúp bà lão Courtesy FB Luân Lê
Cho đến giờ này clip gốc mà tôi từng được xem trên Facebook đã bị gỡ. Tôi biết với quyền lực của mình, công an Bình Định hoàn toàn có thể gây sức ép với các thanh niên trong vụ việc trên để họ phủ nhận toàn bộ sự việc. Tuy nhiên tất cả những gì mà người dân được thấy qua khoảng khắc ngắn ngủi trong video clip đó đã đủ để thấy bản chất của công an Bình Định. Ngành công an hàng năm cũng bỏ ra khá nhiều chi phí để quay phim chụp ảnh nhằm đề cao hình ảnh người chiến sỹ công an vì nhân dân. Nào thì nhặt cam giúp bà già ngã xe, nào thì dắt người già qua đường, nào thì mặc nguyên trang phục với đầy đủ quân hàm lội xuống ruộng gặt lúa cho dân. Nhưng tất cả công sức đó lại đổ sông đổ bể, chỉ vì vài ba cái clip rất phản cảm như vừa nêu. Đồng ý là người công an đi làm nhiệm vụ có thể có những nóng nảy, va chạm, thậm chí sai phạm chỗ này chỗ kia. Nhưng thái độ bênh vực trắng trợn của ông trưởng công an thành phố Quy Nhơn về hành vi của cấp dưới mới là điều đáng bàn. Là người đứng đầu ngành công an địa phương, đáng lẽ ra ông Long phải có sự nhạy cảm chính trị, phải biết cảm ơn và tuyên dương người dân đã quay lại clip này. Trong khi toàn lực lượng công an đang ra sức cố gắng bảo vệ hình ảnh của ngành, ông lại đi bênh vực một hành động hết sức phản cảm, nhân dân đều thấy rõ rành rành ra đó trong video. Một chuyện nhỏ như thế ông Long còn cố sức bao biện, vậy còn bao nhiêu chuyện nữa chưa có bằng chứng, ông Long cũng đang giấu cấp uỷ và bộ máy lãnh đạo công an cấp trên?
Những chuyện oan sai liên quan đến ngành công an gần đây xảy ra rất nhiều. Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng trong phiên chất vấn gần đây đã phải nói "vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp"... Đó là trên nghị trường, còn trong dân chúng, không dưng người ta có câu truyện thế này: Một chú công an đi tuần thì gặp một thằng chọi con đang ngồi nặn tượng ven đường rất say sưa. Chú công an mới nổi tính tò mò lại gần hỏi:
- Ê cu! Mày làm gì đấy?
- Dạ em nặn anh công an ạ!
- Ừ, tốt! Nhưng mày nặn bằng gì thế?
- Dạ em nặn bằng cứt ạ!
- Á, thằng này láo! Tao cấm mày nặn chú công an bằng cứt nhá! Tao đi một vòng quay lại mà mày còn tiếp tục là tao bắt mày lên đồn đấy.
Lát sau, chú công an quay lại vẫn thấy thằng chọi kia miệt mài nặn nặn.
- Ê thằng kia! Lúc nãy tao bảo thế nào? Sao mày vẫn ngồi đây nặn?
- Dạ, em có nặn anh công an nữa đâu? Em nặn chú bộ đội rồi.
- Ừ, tốt! Thế mày nặn chú bộ đội bằng gì?
- Dạ, em nặn chú bộ đội bằng đất sét ạ!
- Ừ, nhưng sao mày không nặn chú bộ đội bằng cứt?
- Dạ không được đâu anh! Nếu nặn bằng cứt thì lại ra anh công an ạ!
Một lần bất tín, vạn sự bất tin. Ông Huỳnh Dư Phi Long nên động não một chút, để có cách thức xử lý chuyện rất nhỏ này, kẻo xấu mặt ngành công an cả nước, rồi đến lúc bộ trưởng công an Tô Lâm phải có ý kiến chỉ đạo là rắc rối to ông ạ!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Hội chứng lìa đảng cùng nhà văn Nguyên Ngọc

Dương Tự Lập (Danlambao) - Đất Nước Nằm Xuống kiệt quệ sau vụ đổi tiền thảm khốc tháng 9 năm 1985 do ông nhà thơ cung đình Tố Hữu lúc đó đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo. Sau đấy một năm, tháng 10 năm 1986 Tổng Bí thư Ba Duẩn cũng theo cẳng Bác đi gặp cố Mác cụ Lênin bỏ lại giang sơn tộc Việt hoang sơ tiêu điều. Rồi ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh thế đít Tổng Ba Duẩn kêu gào đổi mới. Cởi trói văn nghệ sĩ. Mười Cúc viết nhiều bài trên báo đảng Nhân Dân thời đó chỉ thị "Những việc cần làm ngay" "Sai đâu sửa đấy" ký tắt bút danh: N-V-L. Linh có giải thích đó là: Nói Và Làm. Người dân tuy đói meo bụng, mặt méo xệch nhưng đọc các bài viết phê phán gay gắt của Linh mà lòng phấn chấn hồ hởi nghĩ rằng người cầm lái vĩ đại này chẳng bao lâu nữa sẽ đưa Việt Nam thành rồng bay phượng múa giữa trời Á Đông.

Trí tưởng tượng cùng sự tưởng bở của nhân dân dành gọi bác Linh cái tên mỹ miều là đồng chí Nhẩy Vào Lửa, Nói Và Làm. Một thời gian sau người dân vỡ mộng biết mình bị mắc lỡm đành đổi giọng xuống cấp gọi Linh là đồng chí Nhổ Và Liếm, Nói Và Lờ, "Những việc cần làm ngơ". Sai chẳng thấy sửa mà sửa càng thấy sai.

Bác Hồ Sĩ Bằng, bạn thân của cha tôi nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế (học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) năm đó đi họp đồng hương Quỳnh Đôi tại Hà Nội tức máu đọc một vế đối của ai đó đưa ra? "Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy". Chẳng ai đối được. Ông đại tá nhà văn Lê Lựu dịp đó được mời sang nước Mỹ cũng khoe văn nghệ sĩ chúng tôi được cởi trói. Người Mỹ hỏi lại ai trói các anh? Lựu biết mình nói hớ đành lảng tránh không trả lời được một câu hỏi rất... mỹ. Hàng chục năm sau các tướng lãnh mới phát hiện Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đã bán rẻ dân tộc cho giặc Tầu khi ông ta đi đêm tại Hội Nghị Thành Đô - Trung Cộng vào tháng 9 năm 1990. Dân Việt ngao ngán chỉ còn biết dậm chân dậm cẳng nhổ nước bọt: Thằng khốn nạn.

Thời gian tiếp theo 1987 báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có Tổng biên tập mới cũng xuất thân từ quân đội, ông nhà văn Nguyên Ngọc. Anh em tôi hay đọc báo Văn Nghệ nhưng từ ngày cha tôi mất, nguồn Văn Nghệ cũng mất theo không còn nữa. Nếu chén nước trà thời đó một đồng một cốc thì báo Văn Nghệ với giá mười lăm đồng một tờ. Tôi thèm đọc mà cứ thường kỳ mua báo thì lấy đâu ra tiền. Đầu năm 1988 cả nước cùng Văn Nghệ xôn xao với bài bút ký:- Cái Đêm Hôn Ấy Đêm Gì...? tác giả Phùng Gia Lộc. Nói cho đúng nếu không phải Nguyên Ngọc cầm trịch tờ Văn Nghệ khi đấy thì chưa chắc độc giả được biết đến thiên bút ký trên của họ Phùng. Từ đó tôi và mọi người yêu văn chương càng thêm tin yêu tờ Văn Nghệ và lẽ đương nhiên càng mến Tổng biên tập Nguyên Ngọc, người đang tự cởi trói và đổi mới bứt phá bản báo đi xa hơn. nhiều độc giả đón đọc hơn.

Bạn cha tôi, chú nhà thơ Yên Thao ở phố Huế gần số nhà 96 của anh chị nhà thơ Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ. Gia đình chú ngày ấy đang xảy ra vụ kiện tụng tranh chấp nhà cửa. Nghĩ rằng tôi vào loại đầu bò đầu gấu nên có thể giúp gì được trong việc này chăng? Gặp tôi trên phố Ngô Văn Sở chú mừng rỡ mời tôi tới quán nước đối diện với báo Văn nghệ 17 Trần Quốc Toản. Tôi để ý ngay từ đầu quán nước này rất nhiều giới văn nghệ sĩ, khách có, cộng tác viên có, phóng viên và nhân viên báo ra vào quán như lẽ quen thuộc thường tình. Chú Yên Thao gọi: 

- Thành "nghệ" cho tớ hai cốc bia. 

- Thôi chú ạ, ta uống trà đi, tôi nói vẻ ái ngại. Chú có tiền, chú mời thằng cháu không được sao. Chủ quán tên Thành "nghệ" để râu dài nhìn rất nghệ sĩ bê hai cốc bia hơi đi tới đặt lên bàn hai chú cháu tôi rồi nói:- có báo Văn Nghệ mới anh bạn trẻ có muốn đọc không? Tôi sáng mắt, thế ạ anh cho em mượn. Từ đó tôi nẩy ra ý định nếu đến đây uống hai cốc nước trà mất hai đồng thì tôi cũng đủ thời gian lướt hết tờ Văn Nghệ giá mười lăm đồng. Một trưa cuối tháng tám như thường lệ tôi tạt vào quán anh Thành "nghệ" đã rất quen tôi. Nhìn sang cổng tòa báo Văn Nghệ thấy ồn ào người đứng lố nhố. Như hiểu thắc mắc của tôi anh Thành "nghệ" nói:

- Đầu giờ chiều nay tòa báo đi thắp hương trước cho gia đình vợ chồng thằng Vũ và Xuân Quỳnh vừa bị tai nạn ô tô chết thảm ở chân cầu Phú Lương-Hải Dương đêm hôm qua. Nay đã đưa về bệnh viện Việt Đức, nghe nói nhà quàn Phủ Doãn chật nên Hội nghệ sĩ sân khấu đã xin đem ba chiếc quan tài Vũ-Quỳnh và cháu Thơ về nhà quàn ở viện Việt-xô rộng rãi hơn, tội quá là tội. Thằng Vũ cũng hay thỉnh thoảng vào đây uống nước đấy em. 

- Anh hơn tuổi anh Vũ? Tôi hỏi lại. 

- Vũ kém Quỳnh sáu tuổi, anh còn hơn cả tuổi cái Quỳnh. Chú mày tưởng anh còn trẻ hả. Vừa trả lời tôi anh vừa chỉ tay nói:- Đấy, cái ông thấp thấp mập mập người đứng sát chiếc xe Mifa mầu nước biển đấy là Tổng biên tập. Còn tay tóc dài chùm tai cầm cái túi đứng bên cạnh là Bế Kiến Quốc. 

- Chú Nguyên Ngọc, tôi thốt lên. 

- Đúng, ông Nguyên Ngọc, anh Thành "nghệ" quay vào. Chỉ một lần đó thôi nhìn thấy chú, lòng tôi ngưỡng mộ vô cùng bởi sau "Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì..."? Chú đã cho đăng nhiều bài viết tiếp theo khá mạnh kiểu "Lời Ai Điếu Cho Một Giai Đoạn Văn Nghệ Minh Họa" của Nguyễn Minh Châu. Chuyện ngắn "Linh Nghiệm" của Trần Huy Quang. "Tướng Về Hưu" của Nguyễn Huy Thiệp. "Mê Lộ" của Phạm Thị Hoài... Tôi ngưỡng mộ vì được tận mắt thấy tác giả "Đất Nước Đứng Lên" năm xưa nói về cuộc kháng chiến chống Pháp thần kỳ của người Ba Na anh dũng cùng dân làng Kông-Hoa mà nhân vật có thật là anh hùng Đinh Núp. Sau này tiểu thuyết đã được dựng thành phim. Cả cánh rừng xà nu hùng vĩ với đất núi Kon Tum kiên cường bỗng hiện về trong tôi.

Năm 1950, lần đầu tiên chú đặt chân đến đất Tây Nguyên để sau đó viết được "Đất Nước Đứng Lên" đi vào lòng người đọc. Tôi xa quê nhiều năm nhưng vẫn biết chú trăn trở với quê hương đất nước lắm. Chú cùng nhiều nhà trí thức viết thư đòi người tử tế là tay cựu Thủ tướng Ba X Nguyễn Tấn Dũng nghề y tá trước đây không được ký bừa cho Tầu cộng khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, như thế là cực kỳ hiểm họa. Chú hòa cùng người dân Hà Nội xuống đường biểu tình quanh hồ Hoàn Kiếm chống quân Trung Quốc gây hấn ở biển Đông năm 2011. Rồi cùng hàng ngàn người ký tên đòi cộng sản Việt Nam rút bỏ điều 4 trong Hiến pháp... cùng nhiều bài viết cứng rắn của chú.

Ngày ấy thấy chú Nguyên Ngọc... ngày nay đã ba mươi năm không lẻ. Đất nước không thể đứng lên như chú hằng mong muốn vì tai ương đảng cộng sản gây nên. "Cái Ngày Hôm Nay Ngày Gì...? Tôi cứ thắc mắc tự hỏi để không tự trả lời được vì sao ngày hôm nay hội chứng ào ào xin ra khỏi đảng nhiều đến thế. Tổng biên tập báo Văn Nghệ Nguyên Ngọc. Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức Chu Hảo. Tổng biên tập báo Lao Động Tống Văn Công. Giáo sư Tương Lai. Nguyên Tổng biên tập Tạp Chí phát triển Giáo dục Mạc Văn Trang. Giáo sư Nguyễn Đình Cống. Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Hiếu Đằng. Nữ nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, người đã từ chối không muốn có bằng khen của tay cựu y tá Thủ tướng Ba Dũng treo trong nhà mình vì kẻ này ăn tàn phá hại đất nước gây nợ nần đói khổ người dân, treo lên thêm bẩn tường... Cái đảng mà một thời chú ôm mộng lý tưởng cách mạng đi theo, những tưởng đất nước đứng lên.

Chú Nguyên Ngọc kính mến của cháu, cháu nghĩ thế này:

- Khi xưa chắc chú nằm xuống chứ không phải quỳ xuống viết chỉ để mong đất nước đứng lên. Cháu tin lúc đấy chú thực sự thực lòng. Rồi chú được vào đảng vì cái mác đảng thời đó cao giá lắm. Nhiều người phải đổi cả tính mạng. Nếu không có thẻ đảng làm sao chú leo lên đến chức Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Nay biết chú đã hết vị, đảng đá chú ra lề vì tuổi cao sức yếu, tóc rụng răng long, mắt mờ chân chậm chú mới "ngộ ra". Đất nước đang bị nhấn chìm nằm xuống không thể đứng lên vì lũ chóp bu cộng sản phản động quỳ gối dâng không cho Tầu cộng. Không phải riêng cháu, mà hàng triệu người như cháu phủi tay cười khẩy cho rằng các chú còn khôn chán, họ bấm đốt ngón tay tính tuổi ông nào ông nấy cũng "thất thập cổ lai hi", người xưa nay hiếm cả rồi mới tuyên bố ly khai đảng cộng sản Việt Nam. Họ bảo sao không ra đảng từ mấy chục năn trước đi, rõ nỡm. Dẫu có muộn màng nhưng vẫn còn hơn không, cháu nghĩ vậy. Cháu không dám khuyên chú vì nói như thế là hỗn. Khuyên thì chỉ có bề trên khuyên bề dưới, người lớn tuổi hơn khuyên người bé tuổi hơn mà thôi. Cháu mạo muội góp ý với chú nay chú cạch cái mặt không chơi được của đảng cho tới hồi đậy nắp quan tài đời mình thì nó là một lẽ. Lẽ thứ hai chú cứ bình tâm vui thú tuổi già như trồng rau quét bếp đuổi gà giải khuây. Giữ thái độ im lặng là vàng chứ đừng sồn sồn đi vào vết xe đổ như một bọn người trước đây bị đảng cho về vườn buồn buồn ngả giấy bút ra viết hồi ký nghe khó lọt tai lắm.

Mà viết thì cứ (Tất cả cái gì xấu xa của tao là thuộc về mày / Tất cả cái gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao - thơ Việt Phương) viết bậy viết bạ, có kẻ còn nhờ người viết hộ, viết dối viết trá như cha nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam Đoàn Duy Thành có: "Làm Người Là Khó". Đại tá Nhà văn Nguyễn Khải có: "Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất". Đại biểu Quốc hội nhà thơ Chế Lan Viên có: "Di Cảo thơ Bánh Vẽ, Trừ Đi". Tổng biên tập báo Lao Động Tống Văn Công có: "Đến Già Mới Chợt Tỉnh". Nguyên Chủ tịch Tổng Công Đoàn nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Tư móm Nguyễn Đức Thuận có: "Bất Khuất" rất ầm ĩ... kể ra thì còn bạt ngàn. Cựu nhà báo Nhân Dân Trần Đĩnh hiện vẫn còn sống tại Sài Gòn năm 2014 tung ra hồi ký: "Đèn Cù" lật tẩy rằng mình đã từng viết hộ hồi ký cho nhiều vị cấp cao trong Bộ chính trị, Trung ương đảng. Thậm chí đã từng viết tiểu sử cho cả thiếu niên Nguyễn Sinh Cung khi sau này ông Cung là ông Hồ Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Người từng có tác phẩm hơi bị nổi tiếng: "Vừa Đi Đồng Vừa Kể Chuyện". Viết hộ hồi ký cho Tư móm Nguyễn Đức Thuận năm xưa theo ý tưởng của Trưởng ban Tổ chức Trung Ương đảng Sáu búa Lê Đức Thọ và tựa "Bất Khuất" là do chú Lành Tố Hữu đặt tên cho. Nhiều đoạn trong sách bịa đến nỗi mà bây giờ chính Trần Đĩnh đọc lại còn thấy ngượng. Cả một lũ khốn kiếp, cả một đảng phát mửa. (Cả một thời đểu cáng lên ngôi - thơ Bùi Minh Quốc). Chú Nguyên Ngọc biết không? Đọc xong "Đèn Cù" cháu cười ha hả lại tự hỏi: - Cái Bọn Đảng Này Đảng Gì...? Cái Đất Nước Này Nước Gì...? Cái Lũ Người Này Người Gì...? Cái Bọn Quan Ấy Quan Gì...? Cái Trẫm Trọng Lú Trọng Gì...?.

Chúc chú và đồng đảng đã lìa đảng của chú an lão tuổi già, vui vầy cùng con cháu trong một đất nước mà cả dân tộc đang phải sống quỳ.

Munich - Germany 10 / 11 / 2018