Friday, August 14, 2020

Ông Chung và Đồng Tâm: Không hề vô can

nguyenanhtuan’s blog|

Vậy là Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã bị tạm đình chỉ chức vụ – một dấu hiệu cho thấy khả năng cao ông sẽ bị cho vào lò.

Hiếm có một nhân vật nào gây nhiều tranh cãi như ông Chung trong chốn quan trường Việt Nam hiện tại. Nên khi ông ngã ngựa, người khen kẻ chê không ít.

Người khen ông dẫn đủ chuyện trồng cây xanh nhiều thế nào, phòng chống dịch hiệu quả ra sao. Kẻ chê ông lôi chuyện công ty sân trước sân sau, từ công ty tin học Nhật Cường đến nhà máy nước sông Đuống.

Tuy nhiên, có một luồng quan điểm rất lạ, cho rằng ông Chung đã phản đối kịch liệt việc dùng bạo lực ở Đồng Tâm. Và vì thế là một điểm cộng cho ông.

Dân thường như tôi không ngồi trong cuộc họp của bọn họ để biết được ông Chung có phản đối sử dụng vũ lực ở Đồng Tâm hay không.

Tôi cũng chưa từng thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông Chung phản đối việc này, như một số người đang lan truyền trên mạng.

Tôi chỉ biết tầm thời gian này năm ngoái, chính ông Chung, trước báo giới, đã công khai cáo buộc cụ Kình ‘lợi dụng khiếu nại để trục lợi’ [1].

Một cáo buộc cực kì nặng nề nhưng không đi kèm bất kỳ bằng chứng nào – nghĩa là vu khống.

Đã thế, ông Chung khi đó còn yêu cầu các cơ quan báo chí ‘vạch trần âm mưu này’ [2], khác gì là chuẩn bị dư luận để chính quyền sau đó mạnh tay với Đồng Tâm.

Bởi vậy, có thể không chỉ một mình ông Chung phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra ở Đồng Tâm, nhưng ông không hề vô can.

Ông vẫn là một trong số họ.

[1][2] https://thanhnien.vn/thoi-su/chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-ong-kinh-loi-dung-viec-khieu-nai-o-dong-tam-de-truc-loi-1119297.html?fbclid=IwAR1pWW02rf0CKzt4oUMPY3btcK4isOOUOzbAgkGvWu5y2_j5vErXH1wCA5A

Vì sao Đan Viện Thiên An (Huế) lại bị khủng bố?

Đan Viện Thiên An, Huế, đang đối diện với lực lượng "quần chúng" bao vây và khủng bố suốt nhiều ngày. Mục đích của đám đông bịt mặt hung hăng và khiêu khích này, nói rằng các tu sĩ của Đan Viện Thiên An đã xúc phạm người dân trong khu vực này khi dựng bia ghi lại lịch sử của Đan Viện bị sách nhiễu, cả tượng Chúa và Thánh Giá bị tấn công xúc phạm, mà sự việc vốn diễn ra suốt từ 2017 đến nay.

Theo dõi video, người ta tìm thấy hành động và phong cách của từng người trong nhóm bao vây, lực lượng Đan viện Thiên An Huế hiện nay, không khác biệt lượng cờ đỏ đã từng tấn công linh mục Đặng Hữu Nam tại Nghệ An, và linh mục Nguyễn Duy Tân tại Đồng Nai.

Hình ảnh bên dưới là những gì diễn ra trong ngày 11 tháng 8 năm 2020.

Trước đó, vào ngày 7 tháng 8, các tu sĩ tại Đan Viện bất ngờ phát hiện có một nhóm viên chức của nhà nước không xưng tên, bịt mặt và xông thẳng vào khuôn viên của Đan viện, để đọc, chụp hình lại những gì ghi trên tấm bia đá đen này, rồi ra về với thái độ không vui. Mặc dù được chào hỏi và mời vào nhà khách, nhưng những người này đã không đáp lại và quay lưng ra về.

Vài ngày sau, một lực lượng bịt mặt rất hung hăng kéo đến Đan Viện, bao vây cả sáng lẫn chiều, đòi phải hạ tấm bia đá đen này xuống, đồng thời đòi trừng phạt những người lãnh đạo của Đan Viện. Nhưng nhiều tu sĩ của Đan Viện quen mặt với những người dân địa phương, đã sớm nhận không ít người trong số đó, là nhân viên của chính quyền giả dạng, trà trộn trong đám đông đó với nhóm quay phim, chờ phản ứng của các tu sĩ để lấy cớ gây chuyện.

Nội dung bia đá đen viết gì khiến cho chính quyền địa phương tại Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế tức giận như vậy?

Dẫn:

“Thánh giá (tượng Chúa chịu nạn) là biểu tượng cao cả nhất của người Ki tô giáo trên khắp hoàn cầu, nhưng nhà cầm quyền Huế đã ngang nhiên xúc phạm biểu tượng này ngay trên phần đất Đan Viện Thiên An.
Đêm 16-5-2015, tượng Thánh giá Chúa bị kẻ gian lấy cắp. Hơn 3 tháng sau, tượng Chúa được tìm thấy trong tình trạng bị đập vỡ thành 3 khúc (lần 1).
Tượng được ghép lại gắn vào Thánh giá kim loại và dựng lên cách nơi tìm thấy khoảng 300m, nhưng chỉ sau ít ngày, lực lượng an ninh và cán bộ công quyền xâm nhập khu đất Đan viện, ngang nhiên tháo dỡ tượng Thánh (lần 2).
Chiều ngày 26-6-2017, tượng Thánh được các Đan sĩ dựng lên. Đến ngày 28-6-2017, hàng trăm nhân viên an ninh mặc thường phục và sắc phục, cán bộ địa phương, côn đồ lại xông vào nội vi Đan viện, hành hung đánh đập các Đan sĩ đang bảo vệ Thánh giá, bẻ gãy và hạ tượng Thánh xuống đất (lần 3).
Hôm sau, ngày 29-6-2017, nhà cầm quyền Huế tiếp tục điều động người của mình, đến hành hung các Đan sĩ đang bảo vệ đất đai, nhà của của Đan viện. Làm nhiều Đan sĩ bị trọng thương.”
Nhà cầm quyền âm mưu xóa bỏ những chứng tích hiển nhiên này. Tập thể Quí Đan sỹ Đan viện Thiên An sẽ lại phải cùng nhau bảo vệ tài sản, bảo vệ công lý và quyền tự do Tôn giáo".

Bia đá đen này không hề nói bất kỳ điều gì liên quan đến người dân, nhưng đám đông xuất hiện và gào thét xung quanh Đan Viện suốt nhiều ngày, nói cần phải hạ xuống vì đây là những nội dung xúc phạm người dân ở khu vực này.

Năm 2018, nhà cầm quyền tổ chức quay hình những người đứng ra tố cáo, nói rằng các tu sĩ của Đan Viện là những kẻ đã đào trộm mộ của người dân, đồng thời còn hủy diệt tất cả gia phả của những người trong khu vực này. Tuy là nội dung tố cáo và đòi sẽ đưa ra tòa, nhưng cho đến tận hôm nay thì phía Đan viện vẫn chưa bao giờ nhận được một trát tòa nào, để đối chứng về lời tố cáo này.

Sau đó, năm 2019, người ta còn tìm thấy một số lời tố cáo khác, nói rằng, những tu sĩ Đan viện Thiên An đã hủy hoại môi trường xung quanh nơi đây. Nhưng rồi chính các tu sĩ lại khám phá rằng những lực lượng bịt mặt, tương tự như đã biểu tình trong suốt những ngày nay, đã lén lút tìm cách đốt đồi thông hoặc dùng dao rựa chặt phá cây xanh quanh Đan Viện.

Sự mâu thuẫn giữa Đan viện Thiên An và nhà cầm quyền, liên quan đến những nguồn tin nói rằng chính quyền địa phương muốn chiếm dụng vùng đất vàng chung quanh Đan Viện để kinh doanh du lịch sinh thái, nhưng còn vướng chủ quyền sử dụng hợp pháp từ Đan Viện. Dĩ nhiên, các tu sĩ ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận bán đi bất kỳ tấc đất nào cho việc kinh doanh, cũng như không bao giờ chấp nhận để cho bạo quyền cướp đi, dù phải hy sinh mạng sống của mình.

Việc gì phải sợ cúm tàu?

 

Ưu tú miễn nhiễm

Văn Lang|

“88.000 người Hà Nội từ tâm dịch Đà Nẵng trở về, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng rất cao”.

“Phải cảnh báo rộng rãi cho nhân dân biết rõ nguy cơ và hướng dẫn mọi người đề phòng bị lây nhiễm. Phải giãn cách, phải đeo khẩu trang, phải rửa tay, phải tránh tụ tập đông người blo. bla…”

Ông thị trưởng Hà Nội Nguyễn Đức Chung hô hào vậy, nhưng gần 300 con người “ưu tú” nhất của Hà Nội vẫn tụ tập hội hè và không hề có một biện pháp an toàn nào trước “nguy cơ dịch bệnh”, ngay cả việc đơn giản nhất là rọ mõm lại để khi hô hào khẩu hiệu đừng để văng nước dãi thối vào mặt đồng chí mình cũng không.

Có lẽ virus vũ hán đã thân thiện với những con người “ưu tú” bậc nhất này, nên họ sẽ không bị bệnh, dù có bị nhiễm virus.

Nhưng còn người thân họ, còn cộng đồng chủ nhân ông của họ thì sao? Những chủ nhân ông bình thường đó đâu có được con virus thân thiện ấy ưu ái.

Hơn Nữa… à mà thôi. Những con người trí tuệ vĩ đại đâu cần nghe mà nói chi cho mỏi miệng!

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan TP Hà Nội lần ...

Việc gì phải sợ cúm tàu?

Nguyen Khan|

Muốn biết dịch cúm Tàu nguy hiểm đến đâu thì nên nhìn vào giới tinh hoa của đảng đối phó với dịch thế nào, vì đảng luôn dẫn lối soi đường.

Bởi đảng là trí tuệ, là văn minh… Biết tất cả mọi chuyện, chuyện cao siêu còn biết thì chuyện dịch cúm nguy hiểm thế nào chỉ là ba cái chuyện lẻ tẻ.

Các đại biểu cao cấp và ưu tú nhất của đảng tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật, tập trung đông đảo trong hội trường dự đại hội đảng có cần đeo khẩu trang đâu? Có cần giãn cách đâu? Có ngán gì đâu? Chứng tỏ dịch cúm chẳng là cái thá gì, đảng cao trọng còn không sợ chết thì việc gì truyền thông làm ầm lên về sự nguy hiểm của dịch cúm Tàu cho rách việc ?

Hà Nội là nơi có dòng người nước ngoài vào đông đảo, dòng người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương vô số kể, dòng người nước ngoài nhập lậu lẻn vào không ít, và dòng người Việt Nam khắp nơi trong nước đến… Nên nguy cơ lây nhiễm cúm Tàu rất lớn. Vậy mà đảng bộ Hà Nội đếch ngán, thì việc gì nhân dân và mạng xã hội phải lên đồng, hốt hoảng cho khẩu trang lên giá ?

Tiếng súng đã vang lên trên bầu trời biên giới

 

Nguyen Khan|

Tiếng súng ấy không phải đang vang lên trên biên giới Việt Trung mà đang vang lên trên VTV.

Tiếng súng ấy đã từng vang lên kinh hồn bạt vía trên bầu trời biên giới chống lại cuộc xâm lăng tàn bạo của TC 41 năm trước.

Tiếng súng ấy đã hoàn toàn biến mất hơn 20 năm qua sau khi Việt Nam và TC ký hiệp định Thành Đô trở thành bạn 16 vàng 4 tốt.

Cho dù hàng vạn nấm mộ đã cổ kính rêu phong, hàng ngàn con người thương tật trong cuộc xâm lăng dã man ấy bị bụi thời gian làm mai một dần.

Cho dù ai đó cố tình lãng quên, ai đó lên án và đe dọa trừng trị nhân dân gây chia rẽ tình hữu nghị Việt Trung làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế to lớn của họ với TC …

Cho dù hai thập kỷ qua nhân dân bị ức chế trong việc tưởng niệm và vinh danh các chiến sỹ và nhân dân đã ngã xuống trong cuộc chiến đó.

Thì nhân dân vẫn không bao giờ quên sự dã man của TC, ký ức không thể xóa nhòa. Vẫn kiên nhẫn chờ ngày mà sự lưu manh bịp bợm của TC bị bóc mẽ, tình hữu nghị 16 vàng 4 tốt bị lật tẩy, đại cục bị vỡ ối…Và hình như cái ngày ấy đã cận kề khi TC hung hăng lấn chiếm biển đảo.

Bởi VTV vừa bất ngờ công chiếu cuốn phim tư liệu, biên tập lại tương đối đầy đủ tư liệu vệ quốc anh dũng của quân và dân Việt Nam 41 năm trước, cho công luận nhìn lại sự dã man của TC.

Người xem ngỡ ngàng và vỡ òa cảm xúc, nhiều người xúc động, những người từng là một phần của cuộc chiến ấy rưng rưng.

Dẫu biết rằng, nếu quan hệ Việt Trung không quá xấu, thì có cho kẹo Việt Nam cũng không dám công chiếu cuốn phim này.

Dẫu biết rằng đã có cái gì đó khác lạ khi báo chí dám gọi tên cúng cơm Trung Quốc thay vì úp mở nước lạ như lâu nay.

Dẫu biết rằng không phải không có gì đó khi Việt Nam quyết liệt canh giữ biên giới, ngăn chặn và truy bắt dân TC nhập cảnh trái phép, dù Việt Nam có lý do chống dịch cúm Tàu để làm điều đó.

Song khi cuốn phim tư liệu về cuộc chiến 1979 được phát sóng, mọi người đều ngạc nhiên và đánh giá cao cuốn phim này.

Chắc là cơm không lành canh không ngọt trong quan hệ hai nước, nên Việt Nam cho công chiếu cuốn phim này như là một bước chạy đà dọn đường cho những ngày phức tạp khó nói phía trước, và rất có thể Việt Nam khó tránh một trận thượng cẳng tay hạ cẳng chân với TC?

Đất nước mình ngộ quá phải không anh?

 

Thao Ngoc|

Việt Nam quả là đất nước có nhiều điều kỳ lạ.

Đúng như câu thơ của cô giáo Trần Thi Lam đã viết: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”?

Đầu tiên, đất nước này được gọi là cường quốc dân oan, do bị cướp đất, khi họ đang an cư lạc nghiệp trên mảnh đất của mình, thì bỗng dưng được bọn quan tham đến cướp đất. Họ được bồi thường với giá rẻ mạt, đẩy người dân phải đi nơi khác sinh sống với mọi thứ thiếu thốn trên đời.

Không chỉ là người dân oan mà còn có công an oan. Đó là các cán bộ Công an huyện Đông Anh(Hà Nội). Theo đó, từ năm 2002, Công an H.Đông Anh được cấp 2,2 ha đất làm nhà ở cho CBCS. Họ đã thành lập hội đồng phân phối và gần 200 CBCS đủ tiêu chuẩn phân phối nhà đất. Họ đã ký hợp đồng với Công ty TNHH đầu tư và xây dựng An Thịnh xây dựng hạ tầng,mỗi cán bộ đã nộp 125 triệu đồng. Từ năm 2002 – 2006, các CBCS nộp tổng cộng trên 20 tỉ đồng. Năm 2008, dự án khởi công, nhưng đến nay vẫn là bãi đất hoang. Bị ăn thịt lừa, họ giăng băng rôn biểu ngữ đòi nhà.

Rồi đến cô giáo oan. Đó là cô giáo Đặng Huỳnh Mai, cựu Thứ trưởng Bộ Dục. Cô này ra Hà Nội ngồi ghế Thứ trưởng, mấy chục năm ở nhà công vụ. Nay cô này về hưu thì Bộ Xây dựng đòi lại nhà. Mặc dù chồng cô này là cựu Bí thư Vĩnh Long, có nhà biệt thự to đẹp nhất Thành phố Vĩnh Long, nhưng tại Hà Nội thì nếu trả nhà thì cô phải ra đứng đường, thành cô giáo oan.

Thứ hai: Là đất nước của các loại tặc

Nào cát tặc, đinh tặc, lâm tặc, tin tặc.v.v..Gần đây người ta lại phát hiện ra một loại tặc khác rất chi là ghê gớm. Nếu như các loại tặc kể trên chỉ hành động lén lút, mờ ám nhằm che đậy tung tích của mình, thì loại tặc này hoạt động công khai đàng hoàng. Loại tặc này được dân ta gọi là…Quan tặc.

Nói cho vuông là Cướp. Nhà thơ Nguyễn Duy đã lột tả chân tướng bọn này như sau:

Cướp xưa băng nhóm làng nhàng

cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi

có con dấu đóng đỏ tươi

có còng có súng dùi cui nhà tù

cướp xưa lén lút tù mù

cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa

con trời bay lả bay la

cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng.

Thứ ba: Là đất nước của những tượng đài

Ngày nay khắp chốn mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, người ta đang thi nhau xây dựng tượng đài. Xin liệt kê một số tiêu biểu sau đây.

Đầu tiên là tượng đài HCM tại Thành phố Vinh (Nghệ An), cao 18m, trong đó phần đế cao 6m, phần tượng cao 12m đặt tại Quảng trường Hồ Chí Minh rộng gần 12ha.

Tiếp theo là tượng đài HCM khánh thành năm 2012, bằng đồng nguyên chất tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai),với chiều cao 10,8 m, trên bệ bê tông ốp đá xanh Thanh Hóa cao 4,5 m, đứng giữa khuôn viên rộng lớn của Quảng trường Đại Đoàn Kết rộng 12 ha.

Một tỉnh nghèo như Sơn La, hàng năm phải sống bằng nguồn trợ cấp của TƯ, mà đòi xây tượng đài 1.400 tỷ, đến nỗi GS Ngô Bảo Châu đã phải thốt lên: “Số tiền này đủ để xây toàn bộ trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Với tinh thần “Học tập và làm theo…” tỉnh nghèo Đắk Nông đang xây tượng đài có tổng mức đầu tư hơn 167 tỷ đồng.

Tượng đài ở Đắk Nông được xây dựng từ cấp xã đến huyện và sắp có thêm tượng đài N’Trang Lơng, tại phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa,trên diện tích 5,9 hécta.

Đến công trình Di tích lịch sử Nam Nung (tại xã Nam Nung, huyện Krông Nô) được xây dựng gần 30 tỷ đồng, xây dựng xong thì bỏ hoang, không ai chăm sóc.

Và huyện Đắk Mil mới khánh thành tượng đài ở trung tâm thị trấn, chi phí xây dựng hơn 11 tỷ đồng

Được biết, Đắk Nông liên tục nhận gạo cứu đói từ Chính phủ, từ tháng 4/2020 đến nay tỉnh này nhận hơn 300 tấn gạo…

(https://www.tienphong.vn/ban-doc/tinh-ngheo-xay-tuong-dai-tram-ty-1704259.tpo)

Tại Kiên Giang, Sân bay Phú Quốc cũ được chọn làm nơi xây dựng quảng trường hơn 8 ha với sức chứa 20.000 người, đặt tượng đài Chủ tịch HCM, cao 18 m, với chi phí 353 tỷ đồng

(https://vnexpress.net/353-ty-dong-xay-quang-truong-o-phu-quoc-4143397.html)

Vì sao lại là xây tượng đài?

Nếu các công trình khác như đường sá, cầu cống hay nhà cửa mà rút ruột nhiều quá thì sau khi đưa vào sử dụng sẽ bị xuống cấp và lòi ra ngay. Như cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi 34,5 ngàn tỷ, vừa làm xong đã bị hỏng do…trời mưa. Đã có hàng chục em bị kỷ luật.

Còn tượng đài thì OK, dù là ai thì cũng chỉ là cục bê tông không biết nói, vì vậy tha hồ rút ruột chia nhau. Công trình càng lớn thì các quan đớp càng nhiều.

Qua việc người ta đua nhau xây tượng đài cho thấy hình ảnh ông HCM đã bị lợi dụng tối đa. Họ coi hình tượng ông HCM như miếng thịt lợn, đem “lật đi lật lại”, đem chiên để thi nhau chấm mút.

Cũng may là ông chết rồi nên không biết độ nóng của dư luận chửi bọn lợi dụng ông như thế nào. Nếu ông còn sống chắc ông chửi thẳng ba đời nhà chúng nó đưa ông ra làm tấm bình phong che chắn cho chúng ăn cắp.

Nếu Tố Hữu còn sống, không biết ông sẽ nghĩ gì về thế hệ đàn em bây giờ đang ra sức làm cái điều mà trước đây ông mạt sát, mắng chửi và cho là nhảm nhí xằng bậy không nhỉ? Có điều Tố Hữu chửi Mao, cho xây “những tượng đồng phơi những lối mòn”.

Còn bây giờ, tượng đài không “phơi” ở những lối mòn như bên Tàu, mà nằm chình ình trên những khu đất rộng hàng mấy chục héc-ta. Vì vậy dù dân Sơn La, Đắk Nông và những nơi khác dân không chết đói tức thì như thời Mao, mà có chết là chết từ từ. Nhưng trước khi nhắm mắt xuôi tay thì họ cũng đã được an ủi bằng cách đi ngắm tượng đài cho đỡ đói.

Cái tượng đài đẹp nhất, vĩnh cửu nhất không phải là những khối bê tông cao mấy chục mét trên diện tích mấy chục héc-ta. Mà là tượng đài ở trong lòng dân.

Vì: “Thương dân dân lập bàn thờ

Hại dân dân đái sập mồ thối xương”./.

tn 12/8

Vì sao nhiều ngư dân Việt Nam vẫn phải đi vào vùng biển nước khác để đánh cá?

 RFA-2020-08-14 

Một sĩ quan Indonesia thuộc Bộ Hàng hải và Bộ Thủy sản đứng bên cạnh hai tàu đánh cá Việt Nam bị bắt ở Sungai Rengat, Kubu Raya, West Kalimantan hôm 22/7/2020.

Một sĩ quan Indonesia thuộc Bộ Hàng hải và Bộ Thủy sản đứng bên cạnh hai tàu đánh cá Việt Nam bị bắt ở Sungai Rengat, Kubu Raya, West Kalimantan hôm 22/7/2020.LOUIS ANDERSON / AFP

Vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì khó mà thuyết phục châu Âu gỡ bỏ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản của Việt Nam.”

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc hôm 13/8/2020 với ngành thủy sản.

Vì sao nhiều ngư dân Việt Nam vẫn phải đi vào vùng biển nước khác để đánh cá?

Việt Nam bị EU rút ‘thẻ vàng’ cảnh cáo đối với hải sản từ tháng 10 năm 2017, vì nạn đánh bắt cá trộm ở vùng biển nước ngoài. và nếu trong 6 tháng không cải thiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của EC trong công tác chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU (Illegal, Unrepoted and Unregulated Fishing) thì sẽ có nguy cơ không thể xuất khẩu thuỷ sản vào EU. Sau hai lần kiểm tra không đạt, Việt Nam vẫn bị EU áp thẻ vàng cho đến nay.

Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam, từ năm 2018 đến nay, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm ở vùng biển các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines... tuy đã giảm bớt nhưng cũng không thể bỏ được án phạt thẻ vàng của EU. Đơn cử như năm 2018, số lượng ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ do vi phạm vùng biển nước này đã giảm gần 50% so với năm 2017. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020, đã có 47 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ.

Cạn kiện nguồn cá gần bờ

Theo Tổng cục Thủy sản, thời gian gần đây, tàu đánh cá của ngư dân các địa phương ven biển đã phải nằm bờ ngày càng nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nguồn lợi hải sản đã bị khai thác quá mức, các chuyến đi biển của ngư dân thua lỗ do ít cá. Các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, nơi đâu cũng phát hiện những vụ việc vi phạm về đánh bắt hải sản, sử dụng ngư cụ cấm, đánh bắt sai vùng biển.

Đôi khi tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc ép qua lằn ranh bên khi để vi phạm và bắt, cho nên nó cũng có tính chất chính trị hơn là ngư dân cố tình vi phạm.
-Trần Văn Lĩnh

Theo các cơ quan chức năng, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt do công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của các địa phương gặp rất nhiều khó khăn, vì lực lượng khai thác ven bờ phát triển quá nhanh. Trong khi đó, một số ngư dân bất chấp quy định không tiến hành đăng ký, đăng kiểm; sử dụng phương tiện khai thác theo tính hủy diệt mà không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng.

Theo Quỹ Công lý Môi trường EJF - Environmental Justice Foundation, Việt Nam có một trong những đội tàu đánh cá phát triển nhanh nhất trên thế giới, với kích thước tàu cá tăng hơn 160% từ năm 1990 đến 2018. Sự bùng nổ về số lượng tàu cá này đã dẫn đến việc đánh bắt quá mức và làm cạn kiệt nhanh chóng số lượng cá. Báo cáo mới của EJF được thực hiện dựa trên cuộc khảo sát 239 thuyền viên từ 41 tàu cá Việt Nam bị Thái Lan bắt giữ khi đang đánh bắt trong vùng biển nước này.

Tranh chấp về vùng chồng lấn và sức ép từ Trung Quốc

Việt Nam với bờ biển trải dài trên 3.260 km từ Bắc tới Nam có vùng biển đối diện với nhiều quốc gia. Giữa Việt Nam và một số quốc gia hình thành những chồng lấn về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế với nhiều nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan...

Các vùng chồng lấn trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng dẫn đến việc nhiều ngư dân đi đánh bắt cá ở các vùng nước mà họ đinh ninh là của mình, nhưng lại bị nước khác bắt như trường hợp Indonesia.

Indonesia và Việt Nam hiện vẫn còn một vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn chưa phân định gần đảo Hòn Cau của Việt Nam và phía bắc đảo Natuna của Indonesia. Hai nước đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới thềm lục địa chính thức vào năm 2003, nhưng chưa đạt được thoả thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế.

Hình minh họa. Hình chụp hôm 26/7/2020 và công bố hôm 29/7/2020: tuần duyên Indonesia bắt giữ một tàu cá Việt Nam gần đảo Natuna
Hình minh họa. Hình chụp hôm 26/7/2020 và công bố hôm 29/7/2020: tuần duyên Indonesia bắt giữ một tàu cá Việt Nam gần đảo Natuna AFP

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Thành phố Đà Nẵng, nhận định thêm liên quan vấn đề này:

“Ranh giới vùng biển Việt Nam và nước ngoài chia làm 2 loại, một loại có ranh giới rõ rệt, còn một loại thì thiếu sự rõ rệt. Thí dụ như vùng biển Vịnh bắc bộ giáp Trung Quốc cũng không rõ ràng. Đôi khi tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc ép qua lằn ranh bên khi để vi phạm và bắt, cho nên nó cũng có tính chất chính trị hơn là ngư dân cố tình vi phạm. Như vùng biển Hoàng Sa chẳng hạn, theo Chính phủ Việt Nam thì đây là vùng biển của mình, là ngư trường truyền thống, nên vẫn đánh bắt. Nhưng Trung Quốc thì vẫn bắt và nói tàu Việt Nam vi phạm chủ quyền của họ. Có lẽ ở miền Nam thì sự vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài thì rỏ ràng hơn, còn ngư dân miền Trung và miền Bắc thì có khi Trung Quốc nói vi phạm chứ chưa chắc là vậy.”

Ngoài ra theo ông Trần Văn Lĩnh, ngư dân Việt Nam tuy được trang bị hệ thống định vị, nhưng sự trang bị này không đầy đủ lắm, nên họ cũng không có phương tiện để định vị chính họ. Trong khi đó, dưới lực ép của nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là trong mùa cấm đánh bắt cá này, tàu Việt Nam có khi chỉ cần đến gần ranh giới thì Trung Quốc đã ép về phía họ để bắt giữ và nói mình vi phạm. Ông Lĩnh cho biết theo lời kể của ngư dân mà ông biết, đôi khi phía Trung Quốc còn bắt tàu Việt Nam trong vùng biển Việt Nam, tắt định vị và bắt ngư dân ký giấy đã vi phạm. Ông Lĩnh nói:

“Trung Quốc họ muốn chiếm lĩnh biển Đông cho nên họ có một thủ đoạn rất rõ ràng, đó là họ đánh bại ngư dân mình cả động lực lẫn ý chí. Về động lực thì sau mỗi mùa đánh bắt, Trung Quốc đã đổ xuống hàng vạn tàu, đánh bắt với mắt lưới nhỏ và đánh bắt với ánh sáng cực lớn, mục tiêu là để triệt tiêu nguồn lợi thùy sản trên biển đông, làm cho ngư dân mình không có cá để ra đánh bắt. Còn về ý chí thì họ thường xuyên cho các tàu giả dạng tàu cá xua đuổi cướp bóc tàu của mình, đôi khi có cả tàu của cơ quan chức năng của họ. Dẫn đến ngư dân Việt Nam sống càng ngày càng nghèo đói, và không yên ổn trong vùng biển của mình. Vì vậy đôi khi đi theo luồn cá, họ phải đi về phía nam, nơi mật độ ngư dân Trung Quốc ít hơn và sự đe dọa của cơ quan chức năng cũng ít hơn, và khi làm ăn xa bờ như vậy, theo luồn cá thì đôi khi họ vi phạm hải phận như Indonesia chẳng hạn. Chứ thực ra ngư dân chẳng ai muốn đi xa, vừa nguy hiểm vừa tăng chi phí...”

Để tìm hiểu thêm, RFA liên lạc Anh Nguyễn Chí Thạnh, một ngư dân, một thuyền trưởng ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và được anh cho biết về tình thực tế khi đi đánh bắt xa bờ:

“Tôi lưới ở vùng biển đó là vùng biển nước Việt Nam mình, chứ xâm phạm vùng biển nước nào đâu. Riêng Hoàng Sa thì Trung Quốc nó cứ lấn tới lấn tới… nó ốp chỗ của Việt Nam mình… đuổi tới đuổi lui. Còn các nước khác cũng không đáng kể, vì ranh giới thì đôi lúc tàu làm qua lại… cũng không bao nhiêu, chỉ mấy chiếc… làm thì phải có vùng biển chênh lệch qua lại, nước nào cũng vậy… nhưng tỷ lệ ít, đôi khi có những ngư dân họ ưng tham, họ lấn qua biển khác họ làm.”

Mặc dù luật mới để ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp đã được ban hành tại Việt Nam vào năm 2018, nhưng các cuộc điều tra của Quỹ Công lý Môi trường EJF - Environmental Justice Foundation, một năm sau đó cho thấy các quy định luật pháp liên quan vấn đề này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nạn ngư dân Việt đánh bắt trộm trong vùng biển các nước lân bang vẫn không được cải thiện.

Chính phủ Việt Nam hỗ trợ gì cho ngư dân?

Việt Nam chưa có hỗ trợ gì lớn lao, trong khi nghề biển là một nghề rất nguy hiểm, tầng số rủi ro cao, chưa kể ngoài thiên tai còn có nhân tai là đe dọa của phía Trung Quốc.
-Trần Văn Lĩnh

Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 14 tháng 8 năm 2020 liên quan vấn đề này, cho biết:

“Nhà nước quy định như thế nào thì hội vận động bà con nhân dân chấp hành, trước hết là chấp hành Luật Thủy sản không đánh bắt bất hợp pháp. Thứ hai là cùng với các hội địa phương, vận động bà con đánh cá theo đoàn đội, để thực hiện chính sách có tương trợ lẫn nhau. Đồng thời giúp nhau thực hiện đúng pháp luật, không vi phạm pháp luật. Ngoài ra hội cũng yêu cầu chính phủ và các địa phương cũng phải đáp ứng để bà con ngư dân có điều kiện đầu tư đóng tàu, vốn sản xuất, cũng như điều kiện hậu cần như cảnh, địa điểm thu mua...”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, ngoài ra, các cơ quan nhà nước phải tạo thuận lợi trong việc cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản cho bà con ngư dân. Từ những việc vừa nêu, ông Thắng cho rằng, bà con ngư dân sẽ có điều kiện đánh cá tốt hơn, hiệu quả cao hơn, thì việc phải đi ra nước ngoài đánh cá nguy hiểm, vi phạm pháp luật từ từ sẽ giảm. Tuy nhiên theo ông Thắng, cũng có thể tình hình mỗi địa phương nỗi khác, nhưng nhìn chung là cùng góp sức thực hiện chính sách của nhà nước về Luật Thủy sản.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Lĩnh cho rằng, chính phủ Việt Nam chỉ có một vài sự hỗ trợ, ví dụ như như nghị định số 7 trước đây cho ngư dân vay tiền với lãi suất hơi thấp, chứ ngoài ra nhà nước Việt Nam cũng không hỗ trợ gì nhiều. Ông nói tiếp:

“Ngoài ra thì nhà nước giúp cho họ một nửa số tiền mua bảo hiểm, nếu họ chuyển đổi một số ngành nghề không khuyến khích thành ngành nghề khuyến khích, ít đi xa, ít va chạm với nươc ngoài... Việt Nam chưa có hỗ trợ gì lớn lao, trong khi nghề biển là một nghề rất nguy hiểm, tầng số rủi ro cao, chưa kể ngoài thiên tai còn có nhân tai là đe dọa của phía Trung Quốc. Những gì nhà nước hỗ trợ không đáng kể so với các rủi ro đó.”

Hôm 11/11/2019, Quỹ Công lý Môi trường EJF - Environmental Justice Foundation, vừa công bố báo cáo cho thấy tình trạng đánh bắt cá trái phép của Việt Nam vẫn không thuyên giảm, EJF cho rằng điều này có thể dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể bị phạt “thẻ đỏ” – cấm hoàn toàn xuất khẩu thuỷ sản sang các nước châu Âu.

Bỏ sổ hộ khẩu cuối năm nay: sao cứ lần khân!

 Theo RFA-Thanh Trúc-2020-08-13 

Hình minh hoạ. Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú.

Hình minh hoạ. Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú.-File photo

Kế hoạch của Việt Nam bỏ sổ hộ khẩu cuối năm nay được dư luận trong nước hoan nghênh. Theo đó thì muốn hay không cũng đến lúc ‘cái tròng hộ khẩu trên đầu trên cổ dân bao đời nay’ cần được hủy bỏ.

Tại phiên họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về Dự thảo Luật Cư Trú sửa đổi hôm 10/8 vừa qua, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân  đánh giá cao những nét mới mà Bộ Công An đưa vào dự thảo luật, trong đó có việc bỏ sổ hộ khẩu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng trên thế giới không còn bao nhiêu nước dùng sổ hộ khẩu, trong khi nước ta lại để quá lâu mà chưa cải cách.

Bà nói nguyên văn là “ Cái nào tiến bộ hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn thì ủng hộ. Giảm bớt thủ tục cho dân nhờ. Cái gì thuận tiện cho nhân dân, hiện đại thì ta làm. Đừng luyến tiếc thủ tục hành chính quá rườm rà".

Bản thân bà Chủ tịch Quốc hội còn chia sẻ “đã từng làm mất sổ hộ khẩu và phải vất vả khai đi khai lại nhiều lần”.

Chính sách khai báo hộ khẩu, áp dụng cho toàn  miền Bắc từ 1954, sau đó với miền Nam từ 1975, thường bị chỉ trích là đã gây khó khăn nhiều cho người dân.

Cựu thiếu ta án ninh, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, qua thư điện tử trả lời cho RFA, viết rằng hộ khẩu là thứ được áp dụng ở Trung Hoa từ thời cổ đại. Thời hiện đại, nhiều nước châu Á cũng thực hiện; nhưng đặc biệt các thể chế cộng sản/độc tài dùng nó như phương tiện siết chặt quyền tự do của công dân, đảm bảo “ổn định chính trị”.

Vẫn lời blogger này, được trích đọc nguyên văn:

Không thể kể hết những khốn khổ của người dân Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua chỉ vì một cuốn sổ này. Tới “Đổi mới”, “cơ chế thị trường, tưởng sẽ được thoát cái “vòng kim cô” đó, nhưng lại nảy sinh hệ lụy khác. Đó là nạn nhũng nhiễu dân để kiếm lợi quanh nó, từ ngành công an cho tới nhiều ngành “ăn theo” khác”.

Riêng với ngành Công an, đây là thứ duy trì cả quyền lực lẫn quyền lợi, nên rất khó bỏ. Nếu như người lãnh đạo ngành thực tâm muốn thay đổi tiến bộ, thì cũng chưa chắc thực hiện nổi nếu như bộ máy bên dưới không muốn, tìm mọi cách cản trở.

Không thể kể hết những khốn khổ của người dân Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua chỉ vì một cuốn sổ này. Tới “Đổi mới”, “cơ chế thị trường, tưởng sẽ được thoát cái “vòng kim cô” đó, nhưng lại nảy sinh hệ lụy khác. - Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Trên diễn đàn Quốc hội, trên báo chí đều chưa (“dám”?) bàn sâu, đi vào thực chất nguyên nhân sâu xa bên trong của việc cố níu kéo duy trì hộ khẩu.

Nhiều người khi được hỏi tới cũng chia sẻ trải nghiệm họ gọi là đau đớn lòng hay  cười ra nước mắt trong một thể chế hộ khẩu mà Báo Công An Nhân Dân từng ca tụng là thông minh, ưu việt cho an ninh và trật tự xã hội.

Đó cũng là nhận định của  nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân Vận Trung Ương, ông Nguyễn Khắc Mai:

Miền Bắc từ 1954, 1955 là bắt đầu có hộ khẩu rồi. Khi tôi về Huế tháng Năm 1975, khi đưa chủ trương làm hộ khẩu thì dân Huế họ nói “hộ khẩu là hậu khổ”, tức là làm xong cái hộ khẩu là sẽ khổ đấy. Họ nhận định theo trực giác nhưng mà nó y chang như thế, nó quan liêu, nó lợi dụng hộ khẩu nó hành hạ cho người ta rất là đau khổ”.

“Xã hội nào thì cũng phải lo cho dân an toàn, phải biết dân đang ở đâu đang làm gì nhưng mà có cần làm hộ khẩu đâu. Khi tôi ở trong miền Nam trước 1954 chả có hộ khẩu hộ khiếc gì cả mà người ta vẫn sống đàng hoàng. Bịa ra cái hộ khẩu để mà nắm chắc để mà quản lý người dân là chủ trương của đảng cộng sản, nó làm con người mất cả tự do, nhân quyền, nhân thân của mình. Bây giờ bỏ cái đó đi là hợp lý”.

Kê khai, trình báo hộ khẩu là chính sách từ thượng tầng, ông Nguyễn Khắc Mai nói tiếp, thế nhưng xuống tới tỉnh thành làng xã thì lại giao vào tay những cán bộ thừa hành vốn ít chữ mà còn thiếu hiểu biết, dẫn đến chuyện dở khóc dở cười như bản thân ông và rất nhiều người gặp phải:

“Kém cỏi, thủ tục hành chính lần mò, lạc hậu. Ví dụ của cá nhân tôi mới tức cười, năm sinh mà tôi khai thì họ không viết, họ lại lấy  năm sinh của bà nhạc tức bà mẹ vợ của tôi, rồi họ chuyển năm sinh của tôi lên chỗ bà mẹ. Sau ngày phát hiện tôi phải lóc cóc đến công an rồi đến Ủy Ban Nhân Dân,  yêu cầu họ sửa lại cũng rất là khó khăn”.

“Có lần tôi đi làm khai sinh cho đứa con, cách đây cũng 50 năm rồi, tôi  khai tên vợ tôi là Trần Thị Băng Thanh, ông làm giấy tờ bảo tên gì mà dài thế rồi ông tự bỏ xoẹt chữ “Thị” đi. Nghĩa là họ nghĩ sao họ làm vậy thôi, chả cần khoa học chả cần thực tế, muốn thì làm thôi. Đấy là chuyện rất thường ở xã hội miền Bắc hay ở Việt Nam hiện nay”.

Đối với nhà báo độc lập, blogger Nguyễn Vũ Bình, trải nghiệm cá nhân với hộ khẩu không nhiều, nhưng không phải vì thế mà anh không biết đến những chuyện tiêu cực liên quan:

Bởi vì tôi ở vị trí là làm ở Tạp Chí Cộng Sản, đâm ra có nhiều thuận lợi cho nên cảm nhận về khó khăn là có nhưng không nhiều. Còn những người đã trải qua sổ hộ khẩu thời bao cấp  đều hiểu nó cực kỳ là khổ sở. Chuyển hộ, chuyển khẩu rồi chứng sinh, chứng tử, hôn nhân vân vân mất hàng chục triệu là có”.

Vẫn theo nhà báo Nguyễn Vũ Bình, hộ khẩu vừa là chính sách, vừa là phương tiện, vừa là cách thức quản lý  gắn liền với tất cả mọi sinh hoạt và đời sống  của người dân trong các chế độ cộng sản:

Đối với chế độ thì  phương thức này cực kỳ hiệu quả, nhưng khi chuyển sang đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường thì hộ khẩu không còn phù hợp nữa mà phải thay đổi theo với  thời hội nhập”.

Bày ra cái hộ khẩu là thể hiện quyền lực kiểm soát nơi ở cũng như sự di chuyển của người dân. Nhưng bây giờ hộ khẩu không còn giá trị sử dụng. Việt Nam đã mở cửa rồi và cũng đã thấy cần phải học các nước tiên tiến. - Ông Lê Thân - Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng

Quyết định bỏ hộ khẩu tuy muôn màng nhưng cần thiết, còn phát biểu liên quan của chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đúng lúc thôi, là nhận định của ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, một tổ chức dân sự ở TP.HCM:

“Nhà Nước cần một sự quản lý ở một qui mô lớn hơn chứ không phải vì thương hay tốt với dân. Cho nên chuyện đứng lên mà tuyên bố như chủ tịch quốc hội tôi cho là có tính cách tuyên truyền nhiều hơn”

“Bày ra cái hộ khẩu là thể hiện quyền lực kiểm soát nơi ở cũng như sự di chuyển của người dân. Nhưng bây giờ hộ khẩu không còn giá trị sử dụng. Việt Nam đã mở cửa rồi và cũng đã thấy cần phải học các nước tiên tiến. Nước Mỹ đâu có cần họ khẩu, chỉ cần số thẻ an sinh bấm một cái là ra, rất chặt chẽ mà không rườm rà. Hơn nữa Việt Nam bây giờ đã bắt đầu ra thẻ căn cước có gắn con chip  nắm toàn bộ dữ liệu mà thậm chí anh đi đâu nó cũng biết. Do đó chuyện bỏ hộ khẩu, xét trong tình hình hiện giờ là vì nó không còn giá trị sử dụng”.

Được biết Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội vừa đề nghị chính phủ gia hạn giá trị pháp lý sổ hộ khẩu thêm 18 tháng. Lý do được giải thích là để có thể giúp các cơ quan hành chính có sự chuẩn bị, đồng bộ trang thiết bị, dữ liệu quốc gia về dân cư, không gây xáo trộn đột ngột.

Theo  blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, cuối cùng việc bỏ hộ khẩu đã được nêu ra sau những hứa hẹn từ 3 năm qua mà cứ lần khân với nhiều lý do không mấy thuyết phục.

Và càng chậm ngày nào thì càng thêm nặng tội với dân ngày đó, là khẳng định mà cũng là cảnh báo của cựu thiếu ta an ninh Nguyễn Hữu Vinh.

Công lý nửa vời, một thủ thuật trị an!

Theo VOA-Trân Văn/15/08/2020

Ông Nguyễn Đức Chung.
Ông Nguyễn Đức Chung.

Nếu tỉnh táo, chắc chắn người ta sẽ thở dài khi thấy hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt loan báo ông Nguyễn Đức Chung “có nhiều chỉ đạo bất thường để công ty Nhật Cường có cơ hội trúng thầu” (1).

Tường thuật về những “chỉ đạo bất thường” của ông Chung trên hệ thống truyền thông chính thức để Công ty Nhật Cường trúng thầu không phải là điều tra riêng của các nhà báo. Ai cũng thấy các tình tiết liên quan đến vai trò và trách nhiệm của ông Chung trong vụ án “buôn lậu”, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “rửa tiền”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường, vừa được tường thuật rộng rãi đều từ… công an mà ra, thay… công an để… loan báo! Các tình tiết liên quan đến vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” dính líu đến ba cá nhân mà công việc của họ đều liên quan mật thiết đến ông Chung cũng thế!

Cần phải nhớ rằng, Luật Tố tụng hình sự cấm việc “tiết lộ bí mật điều tra” (Điều 177) còn Luật Hình sự xác định việc “cố ý làm lộ bí mật điều tra” là tội phạm và tùy tính chất, mức độ sai phạm, người vi phạm có thể bị phạt đến bảy năm tù (Điều 286).

Đến nay, ông Chung vẫn chưa phải là bị can trong bất kỳ vụ án hình sự nào. Bộ Chính trị chỉ tạm thời đình chỉ sinh hoạt đảng của ông Chung trong BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và không cho phép ông hành xử như Phó Bí thư Thường trực của Thành ủy Hà Nội trong 90 ngày. Tương tự, Thủ tướng Việt Nam cũng chỉ tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch thành phố Hà Nội của ông Chung trong 90 ngày để công an dễ dàng thực hiện công việc điều tra. Về nguyên tắc, điều tra chỉ nhằm xác định ông Chung có tội hay không, bị điều tra không phải là đương nhiên trở thành tội phạm. Đó cũng là lý do thiên hạ cấm các cơ quan điều tra “tiết lộ bí mật điều tra”.

Thế thì tại sao công an lại tích cực “tiết lộ bí mật điều tra”, chưa kể từ trước đến nay, gần như chẳng bao giờ hệ thống bảo vệ pháp luật xuống tay với đảng viên nào vi phạm pháp luật nếu đảng chưa kỷ luật “đồng chí” đó. Vì sao Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ đảng CSVN chưa xem xét, chưa đề nghị kỷ luật như… qui trình mà xưa giờ vẫn áp dụng đối với các “đồng chí” loại đặc biệt, thuộc diện Bộ Chính trị quản lý, vì sao chưa lấy ý kiến của BCH TƯ đảng, Bộ Chính trị chưa xác định có kỷ luật hay không mà công an bất kể… truyền thống, bất chấp pháp luật, liên tục cung cấp đạn dược cho hệ thống truyền thông chính thức… bắn phá ông Chung dữ dội như vậy?

Rõ ràng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống bảo vệ pháp luật tại Việt Nam không mắc “tứ chứng nan y” (mù, câm, điếc, bại liệt), thế thì tại sao đến năm ngoái mới phát giác chủ Công ty Nhật Cường “buôn lậu”, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “rửa tiền”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và từ năm ngoái tới nay mới phát giác hàng chục viên chức hữu trách tiếp tay cho chủ Công ty Nhật Cường phạm đủ thứ tội? Qui hoạch – qui định – qui trình lựa chọn, sắp đặt nhân sự vẫn được khẳng định là chặt chẽ, đúng đắn, tại sao lại để lọt… ông Chung. Đảng có chịu trách nhiệm không khi nâng ông Chung lên để ông tiếp tục phạm thêm tội khác?

Vụ án thứ ba (2) mà công an cho rằng ông Chung có liên quan (“vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại thành phố Hà Nội) có phải là vụ Công ty Arktic (do con ông Chung làm Giám đốc) được chọn làm doanh nghiệp độc quyền cung cấp RedOxy-3C (sản phẩm xử lý ô nhiễm nguồn nước) cho Hà Nội, từng khiến dư luận râm ran cách nay vài năm (3), tại sao đến bây giờ công an mới tích cực… tìm hiểu? Tại sao Văn phòng BCH TƯ đảng tích cực thái quá đến mức hi hữu (soạn - gửi văn bản yêu cầu Ban Tuyên giáo BCH TƯ đảng chỉ đạo hệ thống truyền thông đồng loạt đưa tin ông Chung bị tạm đình chỉ công tác trong ngày 12 tháng 8)?

***

Liệu tất cả những dấu hiệu khác thường liên quan đến việc đảng đột ngột xử lý ông Chung hết sức nghiêm khắc, sai với cả… truyền thống thực thi kỷ luật đảng lẫn pháp luật thực định có liên quan đến việc lựa chọn – sắp đặt nhân sự lãnh đạo đảng tại đại hội 13 để lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam trong năm năm sắp tới không? So cách xử lý ông Chung với cách xử lý ông Nguyễn Nhân Chiến (cũng là Ủy viên BCH TƯ đảng, Bí thư tỉnh Bắc Ninh), cách xử lý ông Tất Thành Cang (cựu Ủy viên BCH TƯ đảng, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) thì sự nghiêm khắc này hoàn toàn không phải là… nghiêm minh!

Một “ông” (Nguyễn Nhân Chiến), táo tợn đến mức bôi bẩn toàn bộ các hoạt động liên quan đến những đại hội đảng đang diễn ra rầm rộ trên khắp Việt Nam, thản nhiên khai quang, đổ bê tông cho quan lộ của trưởng nam (chuyển Bí thư thành phố Bắc Ninh vừa tái đắc cử đảm nhận công tác khác để chỉ định con trai thế chỗ), khiến Ban Tổ chức BCH TƯ đảng phải lên tiếng chấn chỉnh nhưng vẫn không hề ngán ngại, tiếp tục điều chuyển trưởng nam vốn không chuyên môn, không kinh nghiệm sang làm trụ cột cơ quan chuyên trách những lĩnh vực quan trọng nhất đối với dân sinh của cả một tỉnh (việc làm, môi trường lao động, an sinh xã hội) thì rõ ràng không thể bảo đó là nghiêm minh!

Một “ông” (Tất Thành Cang), là thủ phạm vụ chuyển nhượng 34 héc ta đất ở Nhà Bè (TP.HCM), nếu không đổ bể sẽ khiến công khố mất khoảng 2.000 tỉ đồng,… cách nay hai năm, từng bị Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ đảng kết luận “đã có những khuyết điểm vi phạm rất nghiêm trọng” nên bị BCH TƯ đảng tước bỏ tư cách Ủy viên của cơ quan này, bị cách chức Phó Bí thư Thường trực và tư cách Ủy viên Ban Thường vụ của Thành ủy TP.HCM, mới được Thành ủy TP.HCM… “phê bình”. Vì sao Thành ủy TP.HCM đã chính thức thừa nhận, ông Cang là đồng phạm gây ra thảm nạn Thủ Thiêm (TP.HCM) nhưng chỉ… “phê bình” với lý do… “hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng” (4)?

Về nguyên tắc, việc xác định thời điểm để tính toán thời hiệu áp dụng qui định của đảng trong xem xét – thi hành kỷ luật đối với đảng viên, hay áp dụng các qui định của pháp luật nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân đều dựa vào một trong hai yếu tố: Hoặc tính từ thời điểm xảy ra vi phạm, hoặc tính từ thời điểm phát hiện vi phạm. Thảm nạn Thủ Thiêm xảy ra cách nay hai thập niên nhưng chỉ đến cách nay vài năm mới được xác định là có vi phạm. Nếu Thành ủy TP.HCM chọn thời điểm phát hiện Dự án Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm có vi phạm để tính thời hiệu thì rõ ràng không thể chỉ “phê bình” ông Cang và nhiều “ông” khác.

Thành ủy TP.HCM hết sức liều lĩnh khi chọn thời điểm xảy ra vi phạm để tính… thời hiệu, bởi lựa chọn đó đồng nghĩa với việc mặc nhiên thừa nhận hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đã biết Dự án Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm có vi phạm từ khi khởi động và không những vẫn để những vi phạm đó xảy ra, hủy hoại tương lai của vài chục ngàn người mà còn lựa chọn – sắp đặt ông Cang làm cán bộ cấp chiến lược. Lựa chọn thời điểm tính thời hiệu kiểu đó có khác gì Thành ủy TP.HCM thay mặt toàn đảng thách thức công chúng: Bất kể hậu quả nghiêm trọng thế nào thì cũng sẽ không có bất kỳ ai chịu trách nhiệm!

***

Lịch sử nhân loại cung cấp hàng loạt ví dụ cho thấy, nghiêm khắc nhưng không nghiêm minh là cội rễ của bất nhân, vô đạo. Không xứ sở nào, dân tộc nào có thể xây dựng một xã hội thật sự “công bằng, dân chủ, văn minh” trên nền tảng đó. Song ở Việt Nam, nghiêm khắc nhưng không nghiêm minh đã cũng như đang được ứng dụng như… thủ thuật trị an cả trong nội bộ đảng lẫn quản trị, điều hành quốc gia. Thực tế cho thấy, trong đảng, thủ thuật này thúc đẩy tập hợp – phát triển lực lượng và khiến các băng, nhóm sử dụng mọi thủ đoạn để thu đoạt – nắm giữ - mở rộng quyền lực, tránh việc trở thành nạn nhân của nghiêm khắc.

Với dân, nghiêm khắc giúp giảm đáng kể sự bất bình về những bất toàn của hệ thống, bất cập trong xã hội và thường làm thiên hạ quên đòi nghiêm minh. Đó là lý do việc hành xử một cách nghiêm khắc với một vài cá nhân khiến nhiều người tin đảng quyết tâm… chỉnh đốn cho dù chính thực tế chỉ ra, đảng vẫn thế, vẫn “đốn” mà không “chỉnh”. Quan sát phản ứng của công chúng ắt sẽ thấy, sự kiện ông Chung đang bị đồng chí đánh cho tả tơi làm nhiều người hả dạ. Sự hả dạ đó giảm bớt sự phẫn nộ nơi nhiều người về cách xử lý vụ Đồng Tâm bởi… ít ra công chúng cũng được chứng kiến… quả báo nhãn tiền. Nhờ vậy, đảng có thể duy trì… ổn định chính trị!

Chuyện ông Nguyễn Nhân Chinh chỉ có thể làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh trong 13 ngày cũng vậy. Sự hả dạ khiến công chúng quên rằng, nếu họ không sử dụng các quyền hợp pháp của họ để buộc đảng phải có biện pháp đủ mạnh, đủ hiệu quả nhằm khai tử phương thức lựa chọn – sắp đặt nhân sự xấc xược kiểu đó thì “con vua lại vẫn là vua, con sãi ở chùa vẫn quét lá đa”. Rõ nhất là thảm nạn Thủ Thiêm, việc xử lý ông Tất Thành Cang một cách nghiêm khắc vì chỉ đạo chuyển nhượng 34 héc ta đất ở Nhà Bè rẻ hơn giá trị thực tới 2.000 tỉ đã kéo mức độ bất ổn về nhân tâm, dân ý đối với thảm nạn Thủ Thiêm xuống ngưỡng an toàn.

Thời gian vừa giúp đảng thoái thác nghiêm minh, vừa tìm được lối thoát trong việc giải quyết thảm nạn Thủ Thiêm bằng… thời hiệu. Cứ ngẫm sẽ thấy, đảng không cần được dân chúng tin, yêu. Sở dĩ thỉnh thoảng đảng lại tỏ ra nghiêm khắc với một số đồng chí vì đó chính là cách đảng chủ động sử dụng để chỉ cho dân chúng thấy bóng dáng công lý đã thấp thoáng ở… cuối đường. Đảng chỉ cần dân tiếp tục nhẫn nại chờ đợi sự nghiêm minh sẽ đem tới công lý… toàn phần, nhờ vậy, đảng có thể tiếp tục duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối trên con đường… hướng tới nghiêm minh. Công lý nửa vời là một loại vũ khí hữu dụng, giúp hạ cùng lúc hai loại đối tượng: Đồng chí không đồng… sàng và đồng bào tuy không đồng tâm nhưng dễ bị phân tâm!

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-nguyen-duc-chung-co-nhieu-chi-dao-bat-thuong-lien-quan-cong-ty-nhat-cuong-1264599.html

(2) https://nld.com.vn/thoi-su/bo-cong-an-ong-nguyen-duc-chung-lien-quan-toi-3-vu-an-20200811191907207.htm

(3) http://langmoi.vn/vu-ubnd-tp-ha-noi-mua-hoa-chat-doc-quyen-cac-so-nganh-cung-chung-tay-giup-cong-ty-9-thang-tuoi/

(4) https://plo.vn/thoi-su/ong-tat-thanh-cang-bi-phe-binh-lien-quan-den-du-an-thu-thiem-929894.html

Thẩm định ‘xấu, độc’ theo Bộ tiêu chuẩn ‘3 trong 1’

Trân Văn/13/08/2020 

Hình trích xuất từ nhandan.com.vn

Hình trích xuất từ nhandan.com.vn

Tờ Quân đội nhân dân vừa có thêm một bài chỉ trích những thông tin, ý kiến cảnh báo về tình trạng hệ thống công quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những cá nhân từng lên tiếng phản đối cả bất công lẫn bất cập ở Việt Nam (1).

Bài viết vừa kể (Những luận điệu ‘trấn áp, bắt bớ trước đại hội đảng’ là vu khống, bịa đặt) trên tờ Quân đội nhân dân - sẽ gọi tắt là QĐND, hay một bài viết được đặng trên tờ Nhân dân cách nay chừng ba tuần (VOA, RFA vẫn tiếp tục chống phá Việt Nam) – sẽ gọi tắt là ND, cho thấy, hệ thống tuyên giáo ở Việt Nam vẫn áp dụng… Bộ tiêu chuẩn “3 trong 1” để thẩm định “xấu, độc”, xác định “bạn, thù” và phân loại thông tin, ý kiến (“thật” hay “giả”).

***

Theo QĐND thì những nơi, những người bất kể ở trong hay ngoài Việt Nam từng bày tỏ sự ái ngại và cảnh báo về việc hệ thống công quyền Việt Nam sách nhiễu, tống giam, phạt tù hàng loạt những cá nhân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến về những bất toàn tại Việt Nam đều là “vu khống, bịa đặt”. Sở dĩ những cá nhân như ông Trịnh Bá Phương gặp rắc rối hay vướng vòng lao lý là vì họ đã phạm một số tội được qui định trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam.

Trong bài viết đã đề cập, QĐND giải thích tại sao ông Trịnh Bá Phương… vi phạm pháp luật: Khi nhà của gia đình ông Phương bị giải tỏa, đất bị thu hồi, ông và thân nhân đòi hỏi phải đền bù với giá đất cao hơn khung giá bình thường và bị hệ thống công quyền bác bỏ với lý do đó là đòi hỏi vô lý, không có cơ sở. Ông Phương và nhiều người khác không chấp nhận nên khiếu kiện thường xuyên.

QĐND cáo buộc việc ông Phương dùng Internet cung cấp thông tin, trình bày ý kiến liên quan tới giải tỏa nhà, thu hồi đất ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội là nói xấu chính quyền, chống đối chế độ và sau khi Hà Nội xảy ra thêm trường hợp tương tự ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, ông Phương đã cùng những cá nhân đang gánh chịu oan sai cung cấp thông tin, ý kiến, nên mới trở thành bị can của vụ án “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tuy Việt Nam không công nhận quyền sở hữu đất đai nhưng cả hiến pháp lẫn nhiều qui định pháp luật khác liên quan đến quyền sử dụng đất đai xác nhận đó là quyền về tài sản và cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền cam kết bảo hộ. Về nguyên tắc, ông Phương và nhiều công dân khác có quyền tự định đoạt đối với thửa đất mà họ được quyền sử dụng song QĐND không phân tích xem vì sao việc họ đòi đền bù với giá cao hơn lại là… vô lý, thậm chí còn miệt thị họ phản kháng vì lợi ích cá nhân?

Tương tự, cả hiến pháp lẫn nhiều qui định pháp luật khác cùng khẳng định công dân Việt Nam có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do báo chí, thế thì tại sao QĐND lại lên án những công dân phổ biến khiếu nại, tố cáo để bảo vệ các quyền chính đáng, cũng như lợi ích hợp pháp của họ và của người khác là… chống đối nhà nước Việt Nam? Chẳng lẽ lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối đồng nghĩa với việc có thể sổ toẹt vào hiến pháp và các qui định pháp luật do chính đảng hướng dẫn soạn thảo, ban hành?

Lập luận theo kiểu như đã dẫn để lên án ông Phương và những người bênh vực ông vu khống, bịa đặt, QĐND tái khẳng định, tiêu chí định tính về tự do, dân chủ ở Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào việc đảng… có thích hay không! Lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối là độc quyền khen – chê, thưởng - phạt theo cảm hứng chủ quan của đảng. Công dân “tốt” không phải là cá nhân am tường, biết viện dẫn các quyền hiến định, yêu cầu thực thi luật thực định mà phải là cá nhân không bao giờ nói hay làm ngược lại… ý đảng.

Ngoài việc lên án Trịnh Bá Phương và những người như ông, QĐND còn qui kết những nơi, những người đồng cảm với các cá nhân này, lên tiếng ủng hộ họ bị xem là âm mưu phá hoại đại hội đảng.

Theo QĐND, tình trạng gia tăng sách nhiễu, tống giam, kết án những cá nhân bày tỏ sự bất đồng với… ý đảng không phải là đàn áp để tiến trình tổ chức đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 thành công tốt đẹp. Việc đảng mang một số đảng viên tai tiếng đi… cất cũng không phải là chuyện các cá nhân, băng nhóm trong đảng loại trừ đối thủ như thiên hạ luận bàn. QĐND bảo đó là thực thi công lý XHCN, bảo vệ pháp chế XHCN! Nghĩ khác là… tự diễn biến, tự chuyển hóa và nói khác là… thâm độc.

QĐND cảnh báo công chúng đừng để các thế lực thù địch, phản động biến thành con bài mới để chống đối nhà nước Việt Nam như Trịnh Bá Phương sau khi những con bài như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... đã cũ và hết giá trị sử dụng. Lối nhìn và cách lập luận này tuy không bình thường nhưng hệ thống tuyên giáo Việt Nam vẫn thường xuyên sử dụng trong tuyên truyền, cho dù tự thân lối nhìn và cách lập luận này chính là một hình thức tự hạ thấp của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam!

Nếu việc xử lý những con bài cũ thuần túy là thực thi công lý XHCN, bảo vệ pháp chế XHCN thì tại sao không buộc những con bài cũ đó thi hành xong hình phạt mà hệ thống tòa án XHCN nhân danh nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tuyên, mà lại phóng thích rồi tống xuất những con bài cũ đó khỏi Việt Nam? Tại sao nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không… kiên định trong việc thực thi công lý XHCN, bảo vệ pháp chế XHCN, thậm chí vứt bỏ quyền tự quyết của chính mình?

Vì sao đảng thường xuyên khuyến cáo đồng chí, đồng bào không được mất cảnh giác và phải cương quyết đập tan những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, mà nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vẫn qua lại, thậm chí còn nỗ lực thiết lập, củng cố, tìm mọi cách phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia bảo trợ cho những con bài cũ cũng như gia đình của họ tái định cư, làm lại cuộc đời?

Đối chiếu với việc định tính về diễn biến hòa bình của đảng, rõ ràng những đảng viên đang tham gia quản lý, điều hành nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đều đã tự diễn biến, tự chuyển hóa ở mức độ rất nghiêm trọng. Thậm chí Tổng Bí thư còn xem việc qua lại với những quốc gia ấy là thành tích đáng tự hào vì giúp nâng cao… vị thế quốc gia. Vì sao đảng không xử lý những vi phạm rất nghiêm trọng này?

Vì sao tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật nhưng trong khi nhiều cá nhân đã cũng như đang bị trừng trị nghiêm khắc do qua lại với những tổ chức, cá nhân chỉ trích nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền, còn một số cá nhân khác lại có quyền xem sự qua lại với những tổ chức, quốc gia chưa bao giờ ngưng đưa ra những chỉ trích tương tự là… thành tích, chứng tỏ họ… sáng suốt, tài tình nên… xứng đáng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối cả đảng lẫn nhà nước?

Ngoài tiêu chí thứ nhất (độc quyền khen – chê, thưởng - phạt theo cảm hứng chủ quan của đảng) dùng để thẩm định “xấu, độc”, Bộ tiêu chuẩn “3 trong 1” còn tiêu chí thứ hai: Đảng là “chân lý”. Chân lý vốn là giá trị bất biến theo không gian và thời gian, khác với đảng là “chân lý” nên không bao giờ sai, dẫu chủ trương, đường lối thường xuyên di chuyển… ngược chiều và trở thành nguyên nhân phát sinh thực trạng mà từ lâu dân gian đã khái quát thành… vè “sáng đúng, chiều sai, đến mai lại… đúng”.

Thủ tiêu thị trường từng là… “chân lý” nên từng có nhiều cá nhân, gia đình tan tành cuộc đời, sự nghiệp. Sau đó thủ tiêu kế hoạch hóa, chuyển đổi sang… thị trường theo định hướng XHCN trờ thành một… “chân lý” khác! Bởi đảng là “chân lý”, việc định danh, định tính, định lượng về “chân lý” liên tục thay đổi. Thắc mắc hay bình phẩm về… “chân lý” không bị cáo buộc là vu khống, bịa đặt, chống đối nhà nước, phải trừng trị nghiêm khắc để giáo dục, phòng ngừa chung thì cũng bị phê phán là… thiếu thiện chí, hay bị các thế lực thù địch, phản động tác động, lợi dụng!

Dựa trên hai tiêu chí như vừa kể, QĐND dẫn bài “Bộ Công an vào cuộc vì tham nhũng hay... đại hội đảng?” như một dẫn chứng, chứng minh các thế lực thù địch, phản động đang vu khống, bịa đặt rằng đảng đang lợi dụng chống "tự diễn biến", ''tự chuyển hóa” để bắt bớ, trấn áp, khai trừ những đảng viên “không thuộc phe nhóm”, “không nằm trong quy hoạch” của Đảng. QĐND giải thích, sở dĩ bây giờ, Bộ Công an mới điều tra những sai phạm liên quan đến đất đai ở Bình Dương là vì điều tra chống tham nhũng không phải cứ phát hiện là làm ngay được!

Giải thích như thế chẳng khác gì cưỡng hiếp các qui định pháp luật về xử lý hình sự ở Việt Nam rồi chủ động kêu… oan. Năm 2014, Thanh tra đã từng chỉ đích danh một số viên chức góp phần tạo ra những sai phạm về đất đai ở Bình Dương. Sau đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng – chống tham nhũng đã yêu cầu Tỉnh ủy Bình Dương “khẩn trương xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý theo đúng quy định pháp luật, nếu đủ căn cứ thì khởi tố xử lý hình sự”.

QĐND cáo buộc việc liệt kê các sự kiện liên quan đến việc xử lý các sai phạm về đất đai ở Bình Dương đã từng được hệ thống truyền thông chính thức đề cập, cũng như chỉ ra yếu tố bất thường khi cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam từ trung ương đến địa phương cùng… quên scandal đó suốt… sáu năm và bây giờ mới khởi tố là… ý đồ xấu, độc thì có khác gì khuyến khích thiên hạ kinh sợ ý định tốt, lành của đảng?

***

Bộ Công an vào cuộc vì tham nhũng hay... đại hội đảng?” là một bài trên VOA nhưng QĐND không dẫn nguồn. Nói cách khác, QĐND không… triệt để bằng… ND. Cách nay ba tuần, ND trực tiếp công kích VOA và RFA tiếp tục chống phá Việt Nam (3). Theo ND thì quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã tròn 25 năm nhưng VOA, RFA vẫn tiếp tục đưa những thông tin bịa đặt, bình luận xuyên tạc, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ, xúc phạm đảng và nhà nước Việt Nam.

ND khẳng định đó là việc làm hết sức khó hiểu, cần phải lên án vì VOA, RFA đã ngang nhiên đi ngược quan điểm, cam kết của lãnh đạo, chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam. Thành ra, bên cạnh việc đề nghị chính quyền cùng cơ quan chức năng của Mỹ chấn chỉnh hoạt động của VOA, RFA sao cho phù hợp với các nguyên tắc, quan điểm của nước Mỹ với Việt Nam thì mặt khác, chúng ta cần tiếp tục đấu tranh vạch trần thái độ, mưu đồ, mọi thủ đoạn của VOA và RFA.

Xem bài viết vừa đề cập sẽ thấy, ngoài việc áp dụng hai tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn “3 trong 1” như QĐND, ND rất thành thạo trong việc ứng dụng tiêu chí thứ ba: Văn minh XHCN khác với văn minh chung.

Rất khó tính chính xác nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế bao nhiêu lần rằng sẽ nỗ lực thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam, tuy nhiên ND – cơ quan ngôn luận của BCH TƯ đảng CSVN vẫn thản nhiên phỉ nhổ vào những cam kết đó. Với ND, tự do ngôn luận, tự do báo chí – những quyền căn bản của con người – không chỉ vô giá trị mà ND còn muốn chính quyền cùng cơ quan chức năng của Mỹ phải bắt chước Việt Nam (chấn chỉnh hoạt động của VOA, RFA).

Nếu VOA và RFA dựa trên lập luận của ND để thay mặt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Mỹ đánh giá quan hệ Việt – Mỹ thì những bài viết về cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ cho đến nay vẫn nhan nhản trên chính ND và hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam, những bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ vẫn đang chiếu trên hệ thống truyền hình quốc gia này, thậm chí loan báo tin tức, ý kiến bình phẩm về những vấn đề thời sự liên quan tới chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Mỹ cũng chính là… hành vi chống phá, thiếu tôn trọng thể chế chính trị của… Mỹ, xâm phạm thô bạo vào công việc nội bộ và chủ quyền của… Mỹ, trực tiếp phá hoại chủ trương cũng như những thành quả của mối quan hệ giữa… Mỹ và Việt Nam mà chính quyền và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp!

Có một điểm cần lưu ý, rất dễ nhận biết là chưa bao giờ và chắc chắn không bao giờ VOA, RFA hay những cơ quan truyền thông cả công lập lẫn tư nhân ở Mỹ cũng như những quốc gia thật sự tôn trọng nhân quyền, nhận thức, nhận định hay lập luận theo kiểu ND, QĐND… bởi tiêu chuẩn văn minh chung của nhân loại khác xa với Bộ tiêu chuẩn “3 trong 1” được xây dựng trên nền tảng văn minh XHCN.

Đó cũng là lý do cách hành xử của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn trái ngược. Cùng có quan hệ ngoại giao, cùng nhiệt liệt chào mừng, tưng bừng kỷ niệm thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và các cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam chưa bao giờ bỏ qua cơ hội lên án “tội ác của quân xâm lược Mỹ” hay kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong “cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ và tay sai”.

Ngược lại, vì cùng chia sẻ văn minh XHCN, từ khi “bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc”, Việt Nam có sự đồng cảm cao với quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em này nên tự ý đục bỏ tất cả mọi thứ liên quan đến “tội ác của quân xâm lược Trung Quốc”. Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất dưới gầm Trời này lấp la, lấp lửng khi đề cập đến tàu… lạ, của nước… lạ hay nước có chung đường biên giới với Việt Nam ở phía Bắc đã truy đuổi, đánh đập, tàn sát đồng bào của mình, phá hoại kinh tế quốc gia của mình.

Bia căm thù “tội ác của quân xâm lược Mỹ”, bia ghi chiến tích của “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ và tay sai” vẫn được tu bổ theo định kỳ nhưng không thể tìm được những tấm bia tương tự ghi dấu tội ác và dã tâm của Trung Quốc. Văn minh XHCN ngăn cản cả việc tưởng nhớ, ghi công những người Việt đã bỏ mình trong cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc cả trên đất liền lẫn trên biển và ND hay QĐND chính là những nơi chỉ cần bỏ ra ít giờ là có thể tìm ra vô số dẫn chứng.

Năm 1980, Sư đoàn 337 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chặn 18 đợt tấn công của hai sư đoàn Trung Quốc tại cầu Khánh Khê (tọa lạc tại xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Người Việt đã dựng một tấm bia vừa để đánh dấu chiến tích đó, vừa để tưởng niệm 650 đồng bào vị quốc vong thân. Rồi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc”, tiếp tục cùng Trung Quốc chia sẻ văn minh XHCN… Tấm bia đánh dấu sự kiện: Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược bị đục bỏ bốn chữ Trung Quốc xâm lược.

Việc thực thi văn minh XHCN theo Bộ tiêu chuẩn “3 trong 1” này khiến nhiều người nổi giận và nghi ngại hệ thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn tự giới thiệu là của họ, do họ và vì họ... Mãi đến năm 2017, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam mới tổ chức… quyên góp dựng Nhà bia ở cầu Khánh Khê. Đó cũng là dịp hệ thống truyền thông chính thức phân biện, rằng thì là: Bốn chữ Trung Quốc xâm lược trên bia tưởng niệm cũ biến mất là do… phía bên kia cho người bí mật sang đục phá, cứ ta sửa xong chúng lại đục (4).

Tại sao lãnh thổ của ta, bia của ta, ghi lại một chiến tích lẫy lừng của ta nhưng ND, QĐND chẳng bao giờ lên tiếng đòi Trung Quốc chấn chỉnh những kẻ đã xâm nhập, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như thỉnh thoảng vẫn đòi Mỹ chấn chỉnh VOA, RFA vì chống phá Việt Nam? Tại sao ND, QĐND không thắc mắc ai đã chiều theo Trung Quốc, cho phép bỏ hai chữ Trung Quốc ra khỏi nội dung tấm bia vừa được dựng lại hồi năm 2017 trong Nhà bia mới ở đầu cầu Khánh Khê mới?

***

Ít ai trong số những người Việt thích đùa không biết các bài… chửi mất gà. Dẫu tác giả của những bài… chửi này bỏ nhiều thời gian, dụng nhiều công, khai thác cả những yếu tố liên quan đến… thi ca cho… có vần, có điệu (…Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh. Bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ăn…) (5) hay vận dụng cả… toán học vào chuyện chửi (… Bà “khai căn” cả họ nhà mày xong rồi, bà “tích phân n bậc”, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà “đạo hàm n lần”…) nhưng các bài chửi này chỉ làm người ta bật cười và cảm thấy… tội nghiệp nếu có ai đem ra sử dụng!

Có tiếp tục sử dụng Bộ tiêu chuẩn “3 trong 1” để thẩm định “xấu, độc” hay không, tất nhiên là quyền của những cơ quan truyền thông kiên định với văn minh XHCN như ND, QĐND, kẻ viết bài này không dám lạm bàn song đã ứng dụng bộ tiêu chuẩn ấy thì không nên qui đồng lựa chọn chính trị của đảng là lựa chọn của nhân dân. Nếu thật sự ý đảng cũng là lòng dân, sẽ chẳng thế lực thù địch, phản động nào có thể tác động đến sự kiên định của nhân dân, hà cớ gì phải uổng phí tâm cơ nguyền rủa như… chửi mất gà!

Chú thích

(1) https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/thanh-tuu-nhan-quyen-viet-nam/nhung-luan-dieu-tran-ap-bat-bo-truoc-dai-hoi-dang-la-vu-khong-bia-dat-631180

(2) https://www.voatiengviet.com/a/vinamit-binh-duong-dai-hoi-dang/5481591.html

(3) https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/voa-rfa-van-tiep-tuc-chong-pha-viet-nam-610358

(4) http://www.baoquangtri.vn/Chính-trị/modid/415/ItemID/119250

https://www.voatiengviet.com/a/vinamit-binh-duong-dai-hoi-dang/5481591.html

(5) https://www.facebook.com/notes/nhã-nam/5-năm-bài-chửi-mất-gà-bài-dự-thi-của-khưu-minh-cường/455746371113928/

(6) https://www.facebook.com/notes/nhã-nam/11-chửi-hay-bài-dự-thi-của-ngô-thùy-trang/459508517404380/