Wednesday, June 26, 2019

Chúng mày vay rồi ai trả?


Nguyễn Việt Nam|

Vay mượn khắp nơi, vay mới trả nợ cũ, vay về để bù chi khi ngân sách năm nào cũng thâm hụt. Lý do là do đâu mà nợ nần chồng chất, rồi ai trả đây?
Áp lực trả nợ ngày càng cao, ưu đãi vay sẽ không còn nhiều. Áp lực này không đặt lên vai chính phủ mà đặt lên vai chính người dân Việt Nam này. Áp lực trả nợ càng cao thì chính phủ tìm mọi cách bóc lột dân càng nhiều để lấy tiền trả nợ mà thôi. Thuế, kiều hối, bán chác tài nguyên, khoáng sản, chóp vàng, ngoại tệ trong dân. Ưu đãi vay không còn thì khó vay hơn. Và khó vay hơn thì lại quay lại bài toán bóc lột dân, bán hết những gì có thể, kể cả bán culi, đĩ điếm đi nước ngoài hay thậm chí là bán cả nước luôn…
Lý do là thâm hụt ngân sách triền miên, tham nhũng, sử dụng vốn vay không hiệu quả, quản lý, điều hành, đầu tư láo toét thì nó ra như thế. Riêng khoản chi thường xuyên của ngân sách đã chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách rồi. Chi thường xuyên là gì thì mời các bạn tự tìm hiểu. Nói nôm na là nó dùng để nuôi cái chế độ này. Chi đầu tư thì được hơn 10%, còn đâu đem trả nợ. Làm không đủ ăn với trả nợ thì nói gì đến đầu tư phát triển nữa. Trong khi đó chính phủ ngày càng thúc thuế dân mạnh hơn, tài nguyên khai thác nhiều hơn, lừa đảo, moi móc kiều hối mạnh hơn mà vẫn không đủ để ăn chơi, trả nợ thì đúng là chịu luôn. Chúng ta cứ nhìn vào tỷ lệ 10 người nuôi một đứa ăn lương thì hiểu. Nước bé bằng cái lỗ mũi, có hơn 90 triệu dân, trong đó số dân trong độ tuổi lao động chắc gì được 50 triệu mà nuôi 11 triệu đứa ăn lương ngân sách thì thử hỏi có còn là 10 người nuôi 1 đứa không hay 5 người nuôi 1 đứa? Trong khi đó 1 đứa nếu chia bình quân to nhỏ, nếu tính cả tiền nó đục khoét ngân sách, làm tiền nhũng nhiễu nhân dân thì khéo 1 đứa nó ăn nhiều hơn cả 5 người làm ra. Và họ còn nuôi gia đình, con cái, chi tiêu cá nhân nữa. Vậy bảo sao dân không nghèo, nước không mạt.
Cái vấn đề là cải tổ bộ máy, giảm hoàn toàn biên chế, giảm tải chi tiêu cho bộ máy thì cộng sản nói ra nhưng không làm, mà làm không đến nơi đến chốn, gọi là cho có thành tích để mị dân thôi. Rồi cắt giảm rất nhiều ban ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp nữa. Nhưng thử hỏi rằng nếu giảm hoàn toàn biên chế, cắt giảm các đơn vị hành chính sự nghiệp thì ghê đâu mà đặt cho hết đít bọn cộng sản từ đời cha đến đời cháu bây giờ, cửa nào để bán chức bán quyền, chạy việc nữa để kiếm tiền bẩn?
Vấn đề tham nhũng khi sử dụng vốn vay, phân bổ ngân sách là vấn đề cũng không kém phần nhức nhối. Đã tham nhũng rồi lại còn sử dụng, đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí, thua lỗ triền miên nữa thì tiền nào cho lại, vay bao nhiêu cho đủ nữa.
Vấn đề tiếp nữa là nâng cao năng lực, công nghệ, trình độ sản xuất để tạo sản phẩm xuất khẩu, cạnh trạnh thì không làm. Thay vào đó cứ chăm chăm bán rẻ tài nguyên thô cho nước ngoài và cả doanh nghiệp FDI nữa để thu về chút ngoại tệ rẻ mạt thì liệu rằng bao giờ mới trả được nợ? Nhức nhối nhất vẫn là cái cách thu hút FDI vô tội vạ của chính phủ anh Phúc. Ngoại tệ họ chuyển về nước, chảy máu tài nguyên, khoáng sản, thất thu vì chuyển giá, lãng phí tài nguyên lao động vàng, biến quốc gia thành bãi rác công nghệ của thế giới… Cuối cùng được cái gì? Công nghệ thì họ không chuyển giao nên vẫn chỉ là làm thuê giá rẻ, gia công, phụ trợ. Nền kinh tế thì lâm vào tình trạng phụ thuộc….haizzz.
Tất cả đều đổ lên đầu nhân dân. Chính phủ thì cứ đi vay và vơ vét, bóc lột nhân dân ngày càng nhiều, quan chức cộng sản tham nhũng ngày càng mạnh, bộ máy thì chẳng được cải thiện, quản lý, phân bổ chi tiêu thì tào lao và theo cơ chế xin cho để cắt % hoa hồng. Vậy thì bao giờ mới trả hết nợ đây? Dân còn cái quần lót cũng nhai nốt, nước còn gì cũng bán nốt, đem đi cầm cố nốt, thả cửa cho FDI vào tẹt ga để rồi đất nước tã như cái tổ đỉa. Cuối cùng người gánh chịu là nhân dân. Cộng sản nó ăn hết rồi đánh bài chuồn, phủi đít đứng dậy rồi đổ tội cho thế lực thù địch là xong. Sau thằng nào lên nắm quyền thì lại đi trả nợ tiếp cho cộng sản. Thế đấy.
Lúc nào cũng hô vinh quang, tài tình, sáng suốt, vĩ đại mà cái đống di sản cộng sản để lại ở cái đất An Nam này nó không khác gì cái bãi rác./.

Khi thủ tướng đi làm nghề quảng cáo


Minh Châu (VNTB)|

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hết lời ngợi ca khi tới dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Cát Hải (Hải Phòng) của doanh nhân Phạm Nhật Vượng. Trước đó, thủ tướng cũng tham dự một sự kiện cộng đồng của Tập đoàn điện tử Asanzo.
Hôm 21-6, báo Tuổi Trẻ bắt đầu loạt bài viết và phóng sự truyền hình về chuyện nhiều sản phẩm của Asanzo thật ra đều là hàng của Trung Quốc.
Chiều 23-6, ông Phạm Văn Tam, chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo, đã có buổi gặp gỡ trao đổi với một số báo chí ngay tại nhà máy của doanh nghiệp đặt tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP.HCM) về vấn đề này.
ông Phạm Văn Tam, chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo
Ông Tam giải thích có 3 bộ phận quan trọng trong chiếc ti vi là màn hình tấm panel LCD, màn hình LCD và bo mạch đều được Asanzo mua từ Trung Quốc, nhưng ông Tam vẫn khẳng định chiếc ti vi Asanzo là thương hiệu Việt và trực tiếp thực hiện các công đoạn lắp ráp ti vi ngay tại chuyền 1 nhà xưởng trong vòng 15 phút trước sự chứng kiến của báo chí.
“Ngoài linh kiện nhập khẩu đến 70 – 80%, chúng tôi phải sử dụng một số linh kiện được cung cấp tại Việt Nam. Đặc biệt, giá trị cốt lõi của chiếc ti vi là hệ điều hành, phần mềm của ti vi và thiết kế mẫu mã phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư của công ty. Ti vi Asanzo chạy hệ điều hành Android mà Trung Quốc không sử dụng hệ điều hành này. Với những điều đó, chúng tôi tự tin sản phẩm mang thương hiệu Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam và công nghệ Nhật là có căn cứ, phù hợp thông lệ thị trường và không trái pháp luật Việt Nam”, ông Tam nói.
Một lập luận tương tự ông chủ của Asanzo cũng được ông trùm của Vingroup đưa ra với sự tán thưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 14-6: “VinFast là nhà máy ô tô duy nhất tại Việt Nam làm chủ được các công đoạn cốt lõi, có năng lực tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô như thân vỏ, động cơ…. Với năng lực tự dập các tấm lớn (hơn 20 tấm cơ bản cho mỗi xe); và khả năng gia công, sản xuất động cơ tại chỗ theo tiêu chuẩn cao của châu Âu – VinFast đã khẳng định được vị thế của một nhà sản xuất ô tô độc lập”. (Trích Thông cáo báo chí).
Trong Luật Quảng cáo có điều 8 nêu về những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo, theo đó ở khoản 9 ghi: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”.
Như vậy, trường hợp của Asanzo là dù sản phẩm của họ tương tự sản phẩm điện tử gia dụng của Kangaroo, Sunhouse… nhưng các sản phẩm này đều ghi xuất xứ Trung Quốc, còn Asanzo thì nói rằng mình là hàng Việt.
Ông Phạm Nhật Vượng
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng khôn ngoan hơn khi sử dụng tên gọi “dự án sản xuất ô tô xe máy mang thương hiệu Việt – VinFast”, qua đó được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất trong lãnh vực phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Các bất động sản liên quan dành cho chuyện này như nhà xưởng, trạm bảo hành… của Vingroup cũng được hưởng những ưu đãi liên quan về thuế, tiền sử dụng đất.
Trong khi đó thì mặc dù ông chủ của Công ty Trường Hải đầu tư hẳn khu công nghiệp cơ khí và ô tô Thaco Chu Lai với 32 công ty, đơn vị trực thuộc, bao gồm các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, các nhà máy linh kiện phụ tùng và tổ hợp cơ khí thì vẫn được xem là ‘gia công – lắp ráp’.
Ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia về thương hiệu, trường hợp những sản phẩm mà linh kiện chủ yếu nhập khẩu thì chưa thể gọi là sản xuất tại Việt Nam, mà mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp. Thế nhưng muốn minh bạch rõ ràng, nhất thiết phải có bộ tiêu chí định nghĩa thế nào gọi là hàng Việt phù hợp với các điều ước về sở hữu trí tuệ. Điều này đến nay vẫn chưa có.
“Thông thường, người ta hiểu nôm na gọi là hàng của quốc gia đó như hàng Việt, hàng Mỹ, hàng Nhật hay hàng Trung Quốc thì tối thiểu ý tưởng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và thương hiệu sản phẩm đó phải được dựng lên từ quốc gia đó. Kiểu như sinh ra đứa con phải có hình hài, tâm hồn, tính cách. Còn lại sữa để nuôi con, áo quần cho con mặc… có thể sử dụng mua từ quốc gia khác. Thế nên định nghĩa là hàng gì phải bắt đầu từ 3 yếu tố nói trên”, giảng viên môn ‘Makerting’ của trường Đại học Kinh tế TP.HCM – ông Vũ Quốc Chinh diễn giải và cho rằng thương hiệu chỉ là một phần trong câu chuyện hàng gắn mác xuất xứ quốc gia đó.
Trước mắt, có lẽ để sòng phẳng trong chuyện ‘makerting’/ tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản phẩm…, những chính khách ‘chóp bu’ như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nên biết từ chối những lời mời mọc ‘cắt băng khai trương, khánh thành’ của doanh nghiệp.
Tấm hình kèm chú thích “Thủ tướng trải nghiệm ô tô VinFast do Chủ tịch Vượng cầm lái” rõ ràng là một ‘lobby’ lộ liễu không chỉ chuyện xe hơi, mà còn ẩn nhiều điều khác nữa, kể cả hơi hướm chính trị, khi em ruột của ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú Phạm Nhật Vũ đang vòng lao lý./.

Trọng dắt tay Vượng để làm gì?

Tác giả: Quê Hương

Sau nhiều ngày vắng bóng trên sân khấu chính trị, ngày 21 tháng 6 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện, chủ trì một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị ở Hà Nội.
Đáng chú ý, báo chí trong nước đã đồng loạt đăng bức hình ông Trọng dắt tay Trần Quốc Vượng như trẻ con trong niềm hân hoan của mọi người. Câu hỏi đặt ra là bức ảnh như vậy nói lên điều gì trong thời gian tới. Đặt trong bối cảnh hiện nay khi mà sức khỏe của Trọng đã xuống dốc thê thảm, chuyện ông ta phải rời bỏ sân khấu chính trị chỉ là vấn đề sớm hay rất sớm mà thôi. Chưa biết chừng, nhìn sắc diện của ông ta thì có thể thấy Trọng có thể “tạch” bất kỳ lúc nào.

Do vậy, mặc dù cố níu kéo quyền lực đến mấy thì Trọng cũng thừa hiểu là ông ta cần phải xây cho mình dàn lãnh đạo kế cận để tiếp tục những gì mà ông ta đã, đang làm (bao gồm việc thần phục Trung Cộng, tống vào lò những đồng chí không phải phe mình và đàn áp tiếng nói bất đồng). Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là chọn người làm sao cho chúng không phản lại chủ.
Trở lại với bức ảnh Trọng cầm tay Vượng thì dễ đoán là Vượng sẽ là người ngồi vào chức Tổng Bí Thư khi Trọng buông tay. Mặc dù vậy, không thể có chuyện Vượng ngồi một lúc “2 bô” như kiểu Trọng hiện nay. Mà chức chủ tịch nước sẽ rơi vào tay của Trương Hòa Bình. Bởi Bình là cánh tay phải của cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Do vậy, chiếc ghế chủ tịch nước đương nhiên sẽ do Bình đảm nhận.
Trong bức ảnh, người ta cũng thấy Nguyễn Xuân Phúc cười tươi bước đến bên Trọng và Vượng. Với động thái như vậy, Phúc có thể sẽ ngồi ghế thủ tướng lâu dài nhưng không thể bén mảng đến ngôi Tổng Bí Thư. Cho dù thời gian gần đây, Phúc đã vận động hành lang rất nhiều để có thể bén mảng tới chức danh Tổng bí thư.
Điều đặc biệt nhất trong bức ảnh là không có sự xuất hiện của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Nên nhớ bức ảnh này được đăng gần như trùng vào đúng thời điểm mạng xã hội rộ lên thông tin bà Ngân dùng tiền thuế của dân may tới 300 bộ áo dài. Thậm chí, cây bồi bút Trương Huy San – cánh tay phải của Tổng Trọng trên mạng xã hội còn nói đểu: “Có ai từng thấy bà chủ tịch quốc hội mặc một bộ áo dài hai lần chưa”.
Với những gì vừa diễn ra có thể hiểu Ngân sẽ là đối tượng rơi vào tầm ngắm trong thời gian tới và Ngân cũng không có cơ hội để có thể vun vén quyền lực của mình. Bởi suy cho cùng thì Ngân có được ngày hôm nay cũng một phần rất lớn nhờ vào bàn tay của Nguyễn Tấn Dũng. Với tình cảnh như vậy, Ngân bị đập cũng là điều dễ hiểu.
Sự vui vẻ trong bức ảnh chỉ là một thứ giả tạo. Bởi ai cũng hiểu khi mà Tổng Trọng ra đi thì một lỗ hổng quyền lực rất lớn sẽ lộ ra. Và ai sẽ là người được ngồi vào chỗ trống ấy. Cuộc đua chính trị ngầm đang đến hồi quyền định. Hãy xem các quan chức chóp bu của CSVN diệt nhau ra sao để đạt được quyền lực của mình.
Khúc xương chuẩn bị được vứt ra và hãy xem đàn chó đói sẽ xâu xé kiểu như thế nào…

Giai cấp vô sản

Thời đi học, đám chúng tôi đứa nào cũng được nhồi nhét mớ lý luận, như một thứ chân lý: Giai cấp công nhân (còn gọi là vô sản) là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Chỉ có nó là giai cấp tiên phong, dẫn dắt, đứng đầu, bởi đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, tính tổ chức kỷ luật cao, và nhất là “làm cách mạng, nếu có mất chỉ mất xiềng xích; còn được, thì được cả thế giới”.
Nông dân xứ ta đông, nhưng không thể lãnh đạo, bởi cứ như nhận xét của đảng (tự xưng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, tức là nhất của nhất), thì đó là đám quần chúng ô hợp, lạc hậu, vướng vào ý thức sở hữu tư nhân, không triệt để cách mạng, nay thế này mai thế khác. Vô sản liền lợi dụng nông dân, tạo thành khối liên minh công nông. Còn đám trí thức, tiểu tư sản thì không tin được, do lập trường dao động, ngả nghiêng, nói chung là rất vớ vẩn.
Mớ lý luận ấy khiến giai cấp công nhân sướng rơn, tự thấy mình quan trọng tới mức mình chỉ cần hắt hơi sổ mũi là hòa bình thế giới cũng bị ảnh hưởng.
Suốt gần trăm năm ở xứ này, người ta cứ miệt mài đấu tranh giai cấp, cứ ai thắng ai, lôi dân lành vào các cuộc đấu đá, tương tàn. Không đánh nhau thì không phải là đảng. Khi có sự phân biệt giai cấp thì đấu đã đi một nhẽ, mà khi ranh giới giai cấp bị xóa nhòa vẫn cứ đấu ác liệt. Không khác gì đánh nhau với kẻ thù vô hình. Ai không tin, cứ giở điều lệ đảng mà coi.
Thế sự biến thiên, dần dần giai cấp công nhân hiểu ra rằng mình chỉ ăn bánh vẽ trong lúc chịu nghèo đói thực sự. Tôi còn nhớ hồi giữa thập niên 80 được đọc một truyện ngắn của Trần Huy Quang (hoặc ai đó) trên báo Văn Nghệ, một bác công nhân cứ năn nỉ với chủ xưởng xin được bóc lột, chứ nếu làm chủ tập thể, tiến lên chủ nghĩa xã hội theo ông Lê Duẩn sẽ chết đói mất. Xin được bóc lột, thật đau lòng.
Hải Phòng quê tôi là thành phố công nghiệp. Nói tới giai cấp công nhân là nhắc Hải Phòng đầu tiên. Những bến Bính, Xi măng, cầu Rào, Cầu Đất, Lạc Viên… Công nhân Hải Phòng bị ảo tưởng về mình suốt bao tháng năm dài. Nay nhìn cái ảnh chụp hàng trăm công nhân Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng gầy gò thiểu não căng tấm vải đỏ như máu đòi nợ lương, mà thấy thật buồn. Nhớ cái truyện của Nguyên Hồng, một người gắn với Hải Phòng, truyện Một người đàn bà Tàu, trong đó văng vẳng mãi câu “Phải trả tiền cho chúng tôi về quê”.
Thời đế quốc sài lang, công nhân đi làm thuê còn nuôi được gia đình, vợ con. Thời chủ nghĩa xã hội, công nhân làm chủ đã thực sự trở thành vô sản, chỉ riêng “đối tượng chính sách”, tức cán bộ đảng, thành những tư bản đỏ.
Người ta không thể sống bằng không khí. Đi làm, đi bán sức lao động chỉ mong được trả lương, trả tiền công, dù rẻ mạt. Ai đời nợ lương mà nợ tới cả gần năm rưỡi, từ tháng 2.2018 tới tháng 5.2019 thì người ta sống bằng gì.
Cả một hệ thống chính trị lúc nào cũng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác nhưng bỏ mặc công nhân chết đói, bỏ ngoài tai mọi lời kêu cứu của kiếp sống lầm than.
Không có tờ báo quốc doanh nào nẩy cho nửa chữ về tấn bi kịch vô sản sờ sờ trước mắt.
Và đau nhất, cái tổ chức công đoàn, nó gần như không chút đoái hoài tới những con người đã vắt kiệt sữa để nuôi nó. Bất nhân, vô ơn, ăn cháo đái bát, không đủ từ ngữ dành cho đám ruồi xanh này./.

Câu chuyện Hong Kong-P.1 & 2

Song Chi – RFA
(P. 1)
Người Việt học được gì từ những cuộc biểu tình của người Hong Kong?
Những ngày vừa qua Hong Kong đã trở thành mục tiêu chú ý của thế giới khi những cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tiếp đến đòi Đặc khu trưởng Carrie Lam-người được cho là thân Bắc Kinh và không do người dân Hong Kong bầu, phải từ chức, đã diễn ra với quy mô chưa từng thấy, đỉnh điểm là hơn 2 triệu người xuống đường vào Chủ nhật 16.6. Hơn 2 triệu người trên tổng dân số hơn 7 triệu, một con số quả là đáng nể!
Nhưng chưa cần nói đến số lượng người tham gia, hay tinh thần, ý thức đấu tranh của người Hong Kong, mối quan tâm của các nước láng giềng và thế giới hướng về Hong Kong có lẽ xuất phát từ những lý do sau đây: Từ mối quan tâm lo ngại chung: sự lớn mạnh đầy đe dọa từ Trung Cộng. Vị thế giữa hai bên: sự nhỏ bé của Hong Kong so với Trung Hoa đại lục chẳng khác nào David chống lại người khổng lồ Goliath. Cuộc đấu tranh của dân Hong Kong là cuộc đấu tranh đòi những quyền hạn cơ bản nhất: quyền của cá nhân không bị đàn áp hoặc dẫn độ đến một chế độ độc tài, quyền tự do biểu tình, được hưởng quyền tự do thông tin…
Và tất nhiên đông đảo người Việt trong và ngoài nước cũng hướng về Hong Kong. Cùng một “kẻ thù chung” là chế độ độc tài, hung hăng, bành trướng Trung Cộng, dễ hiểu tại sao nhiều người Việt ủng hộ người Hong Kong đấu tranh. Thật ra từ 5 năm trước, Hong Kong đã trở thành sự ngưỡng mộ, niềm cảm hứng cho nhiều người Việt khi phong trào Dù vàng do sinh viên, giới trẻ Hong Kong tổ chức nổ ra trên hòn đảo này và đã chứng tỏ tinh thần kỷ luật, ý thức công dân, tinh thần đoàn kết cũng như phương pháp tổ chức rất tốt của giới trẻ Hong Kong. Phong trào Dù vàng cuối cùng đã thất bại nhưng những dấu ấn đó vẫn còn lại trong tâm trí nhiều người Việt.
Đã có rất nhiều bài viết của các nhà báo, blogger Việt về những cuộc biểu tình ở Hong Kong trong những ngày này. Rồi từ sự ngưỡng mộ người Hong Kong nhìn lại VN, nhìn lại tinh thần, phong trào đấu tranh ở VN. Nhưng thực ra chẳng nên so sánh làm gì, khi giữa Hong Kong và Việt Nam dẫu cùng một mối lo chung là Trung Cộng nhưng lại rất khác nhau. Từ môi trường xã hội, hệ thống chính trị, hệ thống luật pháp, cách hành xử của cảnh sát/công an, của chính quyền/nhà cầm quyền cho tới hệ thống giáo dục, dân trí, sự trưởng thành về ý thức công dân của người dân.
Hong Kong dù sao cũng đã có cả trăm năm sống trong một xã hội văn minh, tự do, dân chủ, tôn trọng luật pháp, một nền giáo dục tử tế. Sau hơn 20 năm kể từ khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc, nền tự do, dân chủ ấy bị thắt chặt lại, nhưng Hong Kong vẫn còn là Hong Kong cho tới năm 2047. Còn Việt Nam thì đã trải qua hơn bảy thập niên ở miền Bắc, hơn bốn thập niên trên toàn quốc, phải sống trong một chế độ độc tài toàn trị, mông muội và sắt máu, một nền giáo dục lạc hậu, ngu dân đã tước đoạt đi của con người quyền được tự do suy nghĩ, quyền phản biện cũng như ý thức về quyền công dân, quyền làm người.
Tuổi trẻ VN đúng là kém so với tuổi trẻ Hong Kong. Nhưng phụ huynh VN cũng kém hơn phụ huynh, người lớn Hong Kong nhiều. Ở VN, nếu con cái mà đi biểu tình hoặc lên tiếng về chuyện chính trị thỉ bố mẹ sẽ phán ngay: lo học hành đi, chuyện chính trị đã có đảng, nhà nước lo, muốn vào tù hay sao v.v…Cha mẹ ngăn cản. Nhà trường thì theo lệnh của chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp trừng phạt sinh viên nếu đi biểu tình hoặc sử dụng facebook để “nói xấu nhà nước” v.v…
Người Việt đã quen có thái độ né tránh đối với những vấn đề chính trị xã hội và chỉ biết lo cho bản thân mình như thế một thời gian dài, cho dù bây giờ đa số có chán ghét thực trạng chính trị xã hội ở VN thì con số người dám lên tiếng suốt những năm qua vẫn rất ít, so với 95-96 triệu người.
Khi giới trẻ Hong Kong lên tiếng và xuống đường, phụ huynh cho tới trí thức, doanh nhân cùng đồng lòng sát cánh vì một mục đích chung. Còn ở VN, những người lên tiếng luôn luôn cảm thấy cô đơn giữa đám đông thờ ơ chung quanh.
Công an, nhà cầm quyền VN thì tồi tệ hơn cảnh sát, chính quyền Hong Kong gấp nhiều lần. Thử so sánh dân Hong Kong, Trung Hoa, Bắc Hàn, VN, sẽ thấy vì sao ở Hong Kong có thể có đến gần một phần ba dân số xuống đường, ở Việt Nam cao nhất là 10, 000 trên tổng số 95-96 triệu, còn ở Bắc Hàn thì không hề có biểu tình!
Nhà cầm quyền VN không chỉ ác với dân mà còn đi đầu trong sự hèn hạ đối với Trung Cộng, nên bất cứ một sự phản kháng nào đối với Bắc Kinh còn bị đàn áp mạnh hơn cả đối với chính nhà cầm quyền VN. Những cuộc biểu tình phản đối chính sách bành trướng của Trung Cộng của giới trẻ, sinh viên, trí thức VN từ năm 2008 tới nay là những ví dụ. Đôi khi chúng ta cũng có những cuộc biểu tình bộc phát lên đến 10 000 người hoặc hơn, như cuộc biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng diễn ra vào ngày 10.6.2018 từ Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An cho tới Sài Gòn, Bình Dương…với tinh thần khi thế mạnh mẽ, những tiếng hô “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo bọn Việt gian”…khiến nhà cầm quyền nhột nhạt. Nhưng rồi tất cả cũng lại chìm xuống.
Thực tế đã cho thấy, lên tiếng, xuống đường phản đối chính sách này, dự luật kia ở VN hậu quả sẽ kinh khủng, nặng nề hơn cho người đấu tranh gấp ngàn lần. Chúng ta đã thấy tất cả những ai dám lên tiếng ở VN phải trả giá ra sao, nhẹ nhất thì mất việc, gia đình ly tán, phải bỏ nước ra đi, nặng hơn nữa là 5, 10, 12, 16, 20 năm tù trong một điều kiện hết sức hà khắc, và còn bị đày đọa về thể xác, khủng bố về tinh thần trong tù. Càng ngày chế độ độc tài do đảng cộng sản nắm quyền ở VN càng trở nên tàn bạo đối với mọi biểu hiện đối kháng dù nhỏ nhất ở người dân, điều đó xuất phát từ mặc cảm về tính không chính danh, sự bất lực không thể làm cho đất nước khá hơn, người dân được sống nhẹ nhàng hơn và nỗi khiếp sợ bị lật đổ của nhà cầm quyền.
Chính vì vậy, chúng ta nhìn sang Hong Kong, ngưỡng mộ Hong Kong nhưng chẳng cần phải trách móc, thở than cho Việt Nam, thay vào đó hãy quan sát, học hỏi từ người Hong Kong.
Biết nhìn ra những điểm yếu của mình từ “hành trang” đấu tranh là kết quả của cả môi trường xã hội, môi trường chính trị, hoàn cảnh chính trị, nền giáo dục…cho tới tính cách của dân tộc. Không vì ngưỡng mộ Joshua Wong (thậm chí có những bài viết cho rằng Joshua Wong là người có nửa dòng máu Việt hoặc thậm chí là người gốc Việt với cha mẹ là những thuyền nhân chạy sang Hong Kong năm 1975, không biết nguồn tin từ đâu ra) mà miệt thị người Việt khi đấu tranh ở VN khó khăn và cô đơn hơn rất nhiều.
Học ở họ tinh thần tự lực, tự mình vươn lên. Giới trẻ HK và người HK hiểu trách nhiệm của họ. Họ không không trông chờ vào ai, vào bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, không như nhiều người Việt chúng ta hết trông chờ vào Tổng thống Mỹ, vào sự sụp đổ của Trung Cộng kéo theo sự sụp đổ của Việt Cộng, lại hy vọng vào sự tự chuyển đổi của nhà cầm quyền.
Người viết rất ấn tượng với câu nói của Joshua Wong, một trong những lãnh tụ phong trào Dù vàng “Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của thế hệ chúng tôi”.
Học ở họ cách tổ chức, không cần có những hội, nhóm, đảng phái đứng ra tổ chức mà sử dụng các ứng dụng trên điện thoại, mạng xã hội để kêu gọi biểu tình, tinh thần đoàn kết, ý thức kỷ luật, kỷ cương, sự kiềm chế, xử sự văn minh của họ ngay cả khi đang biểu tình.
Biểu tình ở Hong Kong bước đầu đã thành công. Chính phủ Hong Kong chính thức ngừng luật dẫn độ. Nhưng cho đến hôm nay, ngày 21.6 người Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình sau khi chính quyền của bà Carrie Lam lờ đi hạn chót phải đáp ứng yêu cầu xóa bỏ dự luật của người biểu tình. Không còn tin vào chính quyền, không tin vào Bắc Kinh, những người biểu tình muốn dự luật bị hủy bỏ hoàn toàn chứ không phải chỉ tạm lùi rồi lại thực hiện một lúc nào đó.
Tạm thời chính quyền Hong Kong và ngay cả nhà cầm quyền Trung Cộng đều không dám làm căng trước con mắt của hàng tỷ người trên thế giới hướng về Hong Kong. Nhưng điều mà người Hong Kong nói riêng và thế giới đều lo ngại là tương lai của Hong Kong rồi sẽ ra sao, vào năm 2047, nếu lúc đó chế độ độc tài ở Trung Quốc vẫn tồn tại?
(P.2)