Tuesday, September 6, 2016

Xác chết loạn sơn hà

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - Cứ tạm cho cái xác kia là xác phàm thịt xương thật như cái ở bên Nga - không phải bằng thạch cao hay sáp như cái ở bên Tàu. Có điều trong mọi tình huống, chết mà chẳng được chôn, hàng ngày quanh năm, sáng: theo tủ kính lên phơi thây cho bá tánh nhìn vội nhìn vàng chứ mô có viếng, chiều: theo tủ kính xuống ngủ đông một mình. Mỗi năm một lần phanh thây ra ngâm ngâm ướp ướp, nắn chỗ ni, nhồi chỗ tê... liên tu đăng đẳng 47 năm trường và chưa biết diễn đi diễn lại đến bao giờ. Đó là thứ truyền thống, tín ngưỡng, văn hóa, văn minh của dân tộc nào?

Con gì chết cũng có được một cách mai táng: không phúc táng (*) thì thổ táng, hỏa táng, thủy táng, chum táng, thậm chí điểu táng..., huống hồ là con người. Vậy mà người ta lại lăng táng, hàng năm phí phạm hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, rồi đến nay, lay hoay bất khả táng Người ta. Hoặc phải chăng sinh thời Người ta đã tạo nhiều nghiệp chướng, gây nhiều tội ác ghê gớm đến nỗi khi chết đi đất trời cũng kinh khiếp, không dám đón nhận lại. Hoặc chẳng có sự nhẫn tâm nào, vì trục lợi, quyết liệt triệt để vô lương bằng sự nhẫn-tâm-tập-thể toa rập hành hạ xác một người chết hầu triền miên lừa bịp triệu triệu người sống.

Hôm 19/05/2016, GS Ngô Bảo Châu phát biểu trên Facebook: “Có quý‎ mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Bởi không tự hiểu rõ nên HY em hỏi: Câu nói này ngụ ý gì xấu xa đập phá, sao tác giả của nó bị người ta ném đá dữ dội vậy?

Xuyên suốt non nửa thế kỷ qua, người ta vẫn lu loa lên lớp người người khác phải tôn kính Người ta, nhất cử nhất động học tập và làm theo gương đạo đức Người ta, nhưng trong thực tế thì sao, ví dụ: người ta có làm theo nguyện vọng đơn giản cuối cùng của Người ta không? - Không! Có cần kiệm như Người ta nói không? - Không! Có liêm chính không? - Cũng không! Có chí công vô tư không? - Cũng không nốt! Vị chi, chính người ta đã đang học tập làm teo gương Người ta, chứ còn gì nữa.

Trong quá trình lâu dài tìm hiểu về Nói một đàng, Làm một nẻo của Người ta và hậu duệ kế thừa, HY em ứng tấu ứng tác danh ngôn của cố Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu thành quan niệm ứng xử cho riêng bản thân: Đừng nghe những gì cộng sản nói, và cũng đừng tin những gì cộng sản làm! Tại sao vậy? - Xin thưa, tại vì nói thì họ láo, làm thì họ lếu!

Tóm lại, theo các bạn đọc: Sau 47 năm ‘đi xa 2 lần’ (3 rồi 2 tháng 9 năm 69), cái xác Anh hùng bàn phím, Anh hùng dải phóng dân tộc, Doanh nhân văn hóa thế giới kia đã được mồ yên, mả đẹp chưa? Đã được siêu "thoát khỏi vòng luân hồi" chưa? Nhất là đã gặp cụ Mác, cụ Lê (+ cụ Mao) chưa? HY em thì tin chắc là chưa, bởi vì nó vẫn còn kia, vẫn nhơn nhơn nhiễu loạn sơn hà chúng ta đấy!



___________________________________________

(*) Phúc táng (腹葬): Phúc = bụng, Táng = chôn, vùi = chôn vùi trong bụng => Ăn.

"Vì lợi ích trăm năm trồng người"

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng…
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

LS Hoàng Kim (Danlambao) - Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dòng giống Lạc Hồng đã không biết bao nhiêu lần thua trận phải bỏ chạy như Hai Bà Trưng phải trầm mình ở sông Hát năm 43, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang năm 1924, Nguyễn Thái Học bị chém đầu năm 1930 ở Yên Bái v.v... và từ đó đến nay đã có hơn 3 thế hệ Thanh niên Việt Nam với hàng triệu người đã ngã xuống vì yêu quê hương.

Yêu quê hương, và được chết cho quê hương có lẽ là một trong những lý tưởng cao đẹp nhất mà người thanh niên Việt Nam nào cũng ấp ủ. Ở miền Bắc Việt Nam trước ngày 30.04.1975 có Hồ chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từng kêu gọi: "Vua Hùng có công dựng nước. Bác cháu ta cùng nhau gìn giữ đất nước" với khẩu hiệu này và những khẩu hiệu tương tự ông đã qui tụ hàng triệu thanh niên Việt Nam lên đường đáp lại tiếng gọi của hồn thiêng sông núi.

Yêu nước, giữ nước và xây dựng đất nước luôn luôn là hấp lực thu hút mọi thành phần dân chúng. Hồ Chí Minh nắm vững tâm lý này như trong "Thư của Chủ tịch Hồ chí Minh gửi Hội nghị Trung Du ngày 19.09.1949" ông viết: "Đồng bào ta, gái cũng như trai, trẻ cũng như già, cho đến các cháu nhi đồng cỏn con ai cũng nồng nàn yêu nước, ai cũng hăng hái kháng chiến, ai cũng cố gắng giết giặc." Nên ông đã dồn toàn lực đào tạo cán bộ, thành lập những đội tuyên truyền để đi chiêu dụ đồng bào tham gia kháng chiến. Trước khi về nước vào năm 1940 ông đã đào tạo lớp cán bộ nòng cốt ở Hoa Nam, trong đó có các ông Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… (xem Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên). Ngày 19.05.1941 sau khi về nước ông lập ra Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh giành quyền lãnh đạo kháng chiến chống Pháp. Vào thời đó Việt Minh giỏi tuyên truyền đến độ có câu nói rằng: "Việt Minh mà tuyên truyền thì con rắn trong hang cũng phải bò ra." (Đêm giữa ban ngày). Từ Bắc chí Nam hàng hàng lớp lớp thanh niên đua nhau đi làm "Cách Mạng". Ba tôi sinh năm 1930 ở miền Nam như bao nhiêu thanh niên thuộc thế hệ của ông, ông đã theo Việt Minh khi ông được 15 tuổi. Năm 1956 ông đi tập kết ra Bắc. Trước khi vượt vĩ tuyến ông đã quay lại. Về địa phương ông giấu súng chém về hoạt động bí mật. Đến năm 1963 thì ông thôi không hoạt động "Cách Mạng" nữa. Với ông có lẽ thời kỳ đi làm CM là thời vui nhất, hạnh phúc nhất. Ông rất sung sướng, hãnh diện khi có dịp kể lại quá trình hoạt động của ông. Mỗi khi gặp lại các đồng chí cũ, các ông thức suốt đêm ôn lại những quá khứ của mình. Năm nay ông đã 84 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh, sống lây lất với mảnh vườn của tổ tiên để lại.

Nhân vật chính đã mê hoặc bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam không ai khác hơn là Hồ Chí Minh. "Ngày 28 tháng 1 năm 19411 một người đàn ông gánh 1 gánh hành lý từ đất Tàu tiến về hang Bắc Pó. Người đàn ông đó "Từ nay "Người" được gọi là Hồ Chí Minh". Từ hang Bắc Pó bắt đầu xuất hiện những câu khẩu hiệu để tuyên truyền như câu: "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người".

Ở Việt Nam ai cũng lầm tin rằng đây là câu nói của "Bác" là lý tưởng là những ưu tư những lo lắng cho vận mệnh của đất nước, cho tương lai của dân tộc, nên "Bác" moi tim nặn óc làm khẩu hiệu đào tạo nhân sự cho tổ quốc.

Thực ra "đây là câu của Quản Trọng, thừa tướng nước Tề (cũng là nhà chính trị, tư tưởng lớn) thời Xuân Thu, Trung Quốc. Nguyên văn trong tác phẩm "Quyền tu" của Quản Tử (Quản Trọng) như sau:

- Nguyên văn: "一年之计,莫如树谷;十年之计,莫如树木;终身之计,莫如树人。一树一获者,谷也.

- Phiên âm Hán Việt: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; Chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã; Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã; Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã. Ngã cẩu chủng chi, như thần dụng chi, cử sự như thần, duy vương chi môn.

- Dịch: Kế hoạch 1 năm, không gì hơn trồng ngũ cốc; Kế hoạch 10 năm, không gì hơn trồng cây; Kế hoạch cả đời, không gì hơn trồng người. Trồng 1 thu hoạch 1 là ngũ cốc; trồng 1 thu hoạch 10 là cây; trồng 1 thu hoạch 100 là người. Nếu ta chú trọng trồng người thì sử dụng như thần vậy, mọi sự đều thành công trôi chảy như thần, đây là cánh cửa duy nhất để làm vua (người lãnh đạo)"

Đã bị bác chôm 2 câu để làm khẩu hiệu tuyên truyền và cũng để nói lên chủ trương, đường lối của bác, của đảng. Đặc biệt câu cuối cùng "duy vương chi môn" tức là "cánh cửa duy nhất để làm vua" thì bác giấu rất kỹ, không để lộ ý đồ cướp nước của mình. Trong câu "vì lợi ích trăm năm trồng người" ở đây nếu thay chữ người thường bằng chữ Người viết hoa thì sẽ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của kế hoạch trồng Người của Quốc tế cộng sản và Hán cộng.

Trước hết ta phân tích câu "Vì lợi ích mười năm trồng cây"

Tôi được sinh ra và lớn lên ở đồng bằng sông Cửu Long. Ba má tôi có 3 mẫu đất vườn trồng cây ăn trái như sầu riêng, lôm chôm, cam bưởi. Ba má tôi tính toán làm sao để trồng được nhiều loại cây cho có thu hoạch quanh năm. Cho nên tùy theo từng loại cây mà chọn giống, có loại ươm bằng hột, có loại chiết nhánh và có loại tháp gốc. Ở đây tôi chỉ nói vắn tắt về trồng cây bằng hột.

Trước nhất là chọn hột giống rồi đem phơi vài nắng, sau đó đem ươm hột giống trong 1 cái chậu nhỏ, tưới nước vừa đủ độ ẩm và để trong bóng mát rồi thường xuyên tưới nước, không để cho đất bị khô. Khoảng 4 tuần sau khi cây con vừa được 2 lá thì đem cây con giâm vào đất tốt cũng như thuận tiện cho việc chăm sóc. Khoảng sau 1 năm thì cây con được bứng lên và đem trồng vào đất đã được dọn sạch từ trước. Chỗ thích hợp cho cây thường là khoảng đất khô ráo, nếu có cây cỏ chung quanh thì phải dọn sạch, nếu còn rễ cây tươi phải đào bỏ. Trồng cây phải làm đất, bón phân, nhổ cỏ, bắt sâu và tưới nước. Trong giai đoạn đầu phải săn sóc rất công phu. Sau vài năm khi cây đã xoè càng thì đỡ phải chăm sóc hơn. Trường hợp có cây tập chung quanh lấn áp cây mình trồng thì phải đốn bỏ.

Kế đến là câu "Vì lợi ích trăm năm trồng Người" (viết hoa)

Trồng "Người" phải có kế hoạch tỉ mỉ hơn và tốn kém cũng nhiều hơn. Theo Hồ tuấn Hùng tác giả quyển Tìm hiểu về cuộc đời Hồ chí Minh do Thái Văn dịch ở trang 57 xác định "Mùa thu năm 1932, Nguyễn ái Quốc từ Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa, bệnh lao phổi tái phát nguy kịch, đã chết trên đường đi." Cũng theo Hồ tuấn Hùng ở trang 41 trong "Khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1933, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương mỗi người có một công tác riêng tại vùng duyên hải đông nam Trung Quốc và Thailand, Malaysia, Singapore..., lần lượt thay nhau xuất hiện. Đặc biệt vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã cùng ở trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa hè năm 1931, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đồng thời bị bắt ở Hương Cảng và Quảng Châu. Những hoạt động qua lại của hai người rất không rõ ràng, cũng không được lưu trữ trong hồ sơ nên rất khó chứng minh. Năm 1934, Hồ Tập Chương được trao nhiệm vụ thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc đã bị chết vào tháng tám năm 1932, tiếp tục hoạt động. Vì thế, toàn bộ sự tích cuộc đời Hồ Tập Chương sau này là phải bắt chước làm sao cho giống với phong cách sinh hoạt và làm việc thường ngày của Nguyễn Ái Quốc, nhằm ráp nối cho khớp, mà sự kiện đầu tiên là "Từ Hạ Môn đi Thượng Hải".

Đạo diễn của kế hoạch trồng Người này là bà "Vera Vasilieva, thuộc Quốc tế cộng sản phụ trách các vấn đề Việt Nam" đã chọn Hồ Tập Chương là người Hán để "thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc (là người Việt Nam) tiếp tục thực hiện cuộc vận động cách mạng Việt Nam, buộc Hồ Tập Chương phải thực hiện chương trình giáo dục cải tạo 5 năm tại Mạc Tư Khoa.")

Đến năm 1938 Hồ Tập Chương được đưa về Trung Quốc và ngày 28 tháng 1 năm 1941 ông gánh hành lý tiến về hang Bắc Pó nằm ngay trên ranh giới Tàu Việt, cửa hang nằm trên đất Việt, nước trong hang bắt nguồn từ bên Tàu. Ông lấy tên là Hồ Chí Minh. Phục vụ ông ta là những sơn nữ không biết do ai gửi đến. Rất có thể họ không nói được tiếng Việt.

Có lẽ ở thời điểm đó "đất" ở VN chưa làm sạch đủ cho nên họ mới trồng tạm ông Hồ ở biên giới Tàu Việt để nếu có gì bất lợi cho ông ta thì ông ta chỉ cần rút qua biên giới là an toàn.

Trong kế hoạch trồng cây khâu nặng nhất là khâu chuẩn bị đất. Trồng Người cũng vậy. Để chuẩn bị cho Hồ Tập Chương biến thành Hồ Chí Minh được làm sống lại từ Nguyễn Ái Quốc, cộng sản đã cho truy lùng và giết sạch những ai từng có quan hệ với Nguyễn Ái Quốc. Ông Bùi Quang Chiêu là một điển hình. "Năm 1911, cậu bồi tàu Nguyễn Tất Thành gặp ông Bùi Quang Chiêu sang Pháp trên cùng chuyến tàu ấy. Thấy người thiếu niên chịu khó, có óc tiến thủ, ông Chiêu thân mật nói chuyện, rồi khuyên cậu sang Pháp nên tìm cách vào học trường Thuộc Địa."

Từ cuộc gặp ngẫu nhiên đầy oan khiên này mà ông Bùi Quang Chiêu đã bị thủ tiêu.

"Tháng 8/1945, Nhật đột ngột đầu hàng. Từ bóng tối, Việt Minh nhảy ra cướp chính quyền, tự cho mình có quyền cai trị cả nước. Việc làm đầu tiên của Việt Minh, tức CS trá hình là khủng bố, ám sát, bắt cóc, cho “mò tôm” những người không chịu hợp tác với họ, hoặc có uy tín hơn họ. Ông Bùi Quang Chiêu cũng không thoát khỏi cái chết oan nghiệt". Nguồn Hứa Hoành Ai giết ông Bùi Quang Chiêu? (1873-1945)

Có thể nói bà Renée đúng. Nhưng chỉ đúng phần nào thôi, vì ngoài ông Bùi Quang Chiêu ra còn có hàng triệu cái chết oan khiên khác nữa. Những người này không dính dáng gì về chính trị, chẳng tranh giành quyền lực với ai mà cũng không có uy tín gì hết. Điển hình là cô Nông Thị Xuân và 2 người em của cô. Ba người này không có tội gì ngoài tội biết nhiều về Bác (lên mạng tìm ai giết Nông Thị Xuân). Chẳng riêng gì 3 người này mà tất cả những ai đã từng biết, từng hoạt động chung với Nguyễn Ái Quốc hay nghi ngờ về nguồn gốc về thân phận của Bác là đủ để nhận được vé đi tàu suốt rồi. Ở trong Nam thường dùng từ thủ tiêu, mò tôm hay đi tàu suốt để chỉ hành động giết người của VC. Ngoài Bắc thông dụng với từ xử lý.


Bên cạnh là 3 nhân vật chính của kế hoạch trồng Người. Ảnh số 8 "là tấm ảnh được lấy trong Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941, của Sophie Quinn Judge ở phần phụ lục. Bên trái là Vera Vasilieva, bên phải là Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương). Ảnh chụp tại Mạc Tư Khoa, Liên Xô, năm 1934". Tấm ảnh số 4 của "Nguyễn Ái Quốc được chụp năm 1925 tại Nga Xô". Ảnh số 5 "Nguyễn Ai Quốc trong nhà triển lãm ở Việt Nam Ảnh truyền thần của Nguyễn Sinh Huy, thân phụ Nguyễn Ái Quốc".

Ngay từ lúc đầu Hồ Chí Minh đã không giấu giếm chủ trương của QTCS nên ông đã công bố kế hoạch trồng Người của họ qua khẩu hiệu trên. Ông Hồ cũng không ngần ngại khi công bố tiếp là ông cần từ 4 đến 8 triệu xác người để làm "phân bón" trồng Người. Xem "Lời kêu gọi đầu năm mới (1947)" của Hồ Chí Minh trong bộHồ Chí Minh toàn tập. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2000. Tập 5 trang 1-2.

Ngoài ra ông còn cần đến hơn 32 vạn quân Tàu kể cả Tướng Trần Canh (bên tay phải HCM là Trường Chinh, bên tay trái HCM là Trần Canh) để dọn đất cho kế hoạch trồng Người này. Ông ta cần bao nhiêu vũ khí, súng đạn tôi không biết. Nhưng một điều chắc chắn là đủ nhiều để hủy diệt hàng triệu sinh mạng con người Việt nam.

Ngày hôm nay Hán cộng đã thu hết biển đảo, xóa bỏ biên giới, chiếm lãnh Tây nguyên, giải phóng mặt bằng khắp nước và không còn bao lâu nữa Hán Cộng sẽ thu toàn bộ cả nước. Quả là trồng một Người, "mở ra được cánh cửa duy nhất để làm vua" là thu trọn một nước. Còn gì lời hơn?


Hôm nay sau 83 năm trồng người đảng đã trồng được hàng triệu đảng viên thề chết sống trung thành với đảng, được trang bị đến tận răng cộng thêm điều 4 Hiến Pháp và rồi đây thêm quyền bắn giết không cần xin lệnh. Việt Nam sẽ trở thành Tây Tạng II đó cũng là điều tất yếu thôi.

07.09.2016

Quyền bãi khóa và chiến thắng của người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh

CTV Danlambao - Trước ý chí tranh đấu của các phụ huynh học sinh, giới cầm quyền thị xã Kỳ Anh đã phải thua cuộc và đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người dân. Đây là một chiến thắng của người dân trong việc thể hiện quyền bãi khóa để đòi hỏi nhà cầm quyền phải giải quyết những vấn nạn của dân chúng.

Vào ngày khai giảng 5 tháng 9 năm nay, gần 1000 học sinh tại xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh đã tẩy chay, không đến trường để cùng với phụ huynh của các em đấu tranh đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực hiện những chính sách hỗ trợ cho họ - những nạn nhân trực tiếp của thảm họa tàn sát môi trường do Formosa gây ra. Hệ quả của thảm họa này đã ảnh hưởng trầm trọng đến gia đình các em học sinh, là những hộ sống bằng nghề muối và đánh cá.

Sau khi Formosa thải độc, cá chết hàng loạt thì ruộng muối của bà con đã bị bỏ hoang, thuyền bè bị gác mái không ai có thể ra biển hành nghề sinh sống. Về phía nhà nước, sau khi đã nhận được tiền bồi thường từ Formosa thì cho đến giờ, người dân Hà Tĩnh vẫn chỉ nhận được một số gạo mốc meo (1).

Xin xem:

-  Gạo hỗ trợ ngư dân mốc xanh, gà chó cũng không thèm ăn

Trước tình trạng đi làm muối, đánh cá cũng không ai mua, chuyển nghề không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được như bà Cục trưởng Cục Việc làm Nguyễn Thị Hải Vân vô cảm: "Ngư dân rời biển đi khuân vác là không thất nghiệp" (2), các phụ huynh không thể nào trang trải chi phí học tập của con em mình.

Những đòi hỏi của các phụ huynh học sinh là những yêu cầu rất chính đáng và không có gì to lớn, bao gồm: - miễn học phí, - miễn các khoản đóng góp xây dựng trường, - hỗ trợ tiền mua sách vở, quần áo cho con em học sinh.

Với số tiền bồi thường của Formosa, đúng ra nhà nước phải đáp ứng ngay những yêu cầu chính đáng dành cho gần 1000 em học sinh, là những nạn nhân trực tiếp của thảm hoạ Formosa, thay vì để các em phải tranh đấu không đến trường đến gần cả tuần rồi mới chịu đáp ứng những yêu sách của người dân.

Mặc dù phải nhượng bộ nhưng ông Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh Phan Duy Vĩnh cũng đã vớt vát bằng giọng điệu lên án các phụ huynh rằng: "Việc này (hành động của phụ huynh) là có lỗi với chính con em mình. Dù khó khăn đến mấy cũng phải tạo điều kiện tốt nhất để các cháu đến trường". (3)

Nếu ngay từ đầu, các quan chức như ông Vĩnh đáp ứng những đòi hỏi thiết thực và chính đáng của người dân, làm tròn trách nhiệm của những kẻ được cho là phục vụ nhân dân thì đã không có chuyện học sinh bãi khoá.

Cuối cùng dù nói gì thì nói, nhà cầm quyền đã phải chấp nhận và giải quyết những đòi hỏi chính đáng của người dân. Đây là một chiến thắng của những các phụ huynh, học sinh tại Kỳ Anh. Một chiến thắng nhỏ của những người dân cùng cực, tương lai trước mắt vẫn còn đen tối. 

Sự việc vừa qua cho thấy sự vô cảm và vô trách nhiệm của nhà nước và con đường tranh đấu trước mặt của người dân Hà Tĩnh sẽ còn nhiều chông gai, thử thách, cần có được sự đồng hành, hỗ trợ của mọi tầng lớp trong xã hội.

07.09.2016


_________________________________

(1)


Khúc ruột ngàn dặm tăng giá

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Theo tin của Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, kể từ ngày 29/8/2016, công dân Mỹ khi đến Việt Nam bất kể thời gian ngắn hay dài đều phải đóng lệ phí thị thực (visa) 135 U Sờ Đô, thay vì 25 U Sờ Đô như trước đây.

Nói đến công dân Mỹ là phải nói đến “khúc ruột ngàn dặm không thể tách rời” của “đảng ta”. Nói cho chuẩn xác hơn, “đảng ta” không thể tách rời khúc ruột ngàn dặm, vì đó là cái vốn không có gì quý bằng, đương nhiên là quý hơn độc lập tự do của cậu Cu Côn bôn ba ra đi tìm đường cứu đói vớ phải.

Khúc ruột ngàn dặm Ngụy quý giá bạc tỷ, hàng chục tỷ tiền đế quốc Mỹ, lại tăng lũy mỗi năm; năm sau “thải” nhiều hơn năm trước, và được báo đài nhà nước nức nở hồ hởi phấn khởi khen thơm, xem có bề “hả hê” hơn dân cả nước hả hê trước việc ba quan to của “đảng ta” nhắm thẳng đồng chí mà bắn nhau... thành công, tại tỉnh Yên Bái mới đây. 

Trước đây “đảng ta” còn túi xách túi mang rủng rỉnh quỹ quốc tế tài trợ ODA, OD...B, quỹ đầy tư này nọ từ nước ngoài, mà khúc ruột ngàn dặm trước thúi sau thơm còn quý hóa như vậy, huống chi hôm nay, quốc tế đã “sáng mắt sáng lòng” rằng “đảng ta” rặt là một bầy cá vồ, đang bị túm lại hầu bao, nên vị trí khúc ruột ngàn dặm lại được nâng lên một tầm cao mới. 

Cao gấp, không phải bốn lần lên như chị em ta, mà những năm lần hơn: từ 25 U Sờ Đô “tiến lên toàn thắng ắt về ta” như lời bác dạy là 135 U Sờ Đô. Mà ruột xa nào phải chỉ có một khúc! Ít nhất cũng hai triệu khúc cơ. Thử làm một bài tính nhẩm: (135 - 25) x 2.000.000 = 220.000.000. Đang từ 50.000.000 (25x 2.000.000) U Sờ Đô, “đảng ta” gặm khúc ruột xa ngàn dặm một miếng vượt chỉ tiêu hơn 5 lần: 270.000.000 (135 x 2.000.000.) U Sờ Đô.

Trước “sự cố” “đảng ta” nâng thêm tầm thơm mới của mớ ruột “đĩ điếm du côn, phản động ôm chân đế quốc”, Mỹ cút cút theo Mỹ như sui gia Ba Ếch, tía cái Phượng, Cu Tèo bức xúc trong lòng. Cu muốn mang khúc ruột ngàn dặm không thể tách rời về cho đảng tà hít, hà, hửi, nhưng bị “đảng ta” tăng giá “vi già”. Thôi thì “gặp thời thế, thế thời phải thế”: Thay vì lên máy bay, Cu Tèo đi “viếng lăng bác” tại chỗ.

07.09.2016

Khi chính phủ bảo vệ môi trường bằng lời hứa

Mẹ Nấm (Danlambao) - Thảm họa môi trường đã xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế do nhà máy thép Formosa xả thải chưa được giải quyết triệt để hậu quả. Mới đây, Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận với công suất 16 triệu tấn/năm đã chính thức được phê duyệt. Mặc dù ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã có nhiều “hứa hẹn”, “cam kết” khủng về mức độ an toàn của dự án nhưng có một điểm chung không thể phủ nhận là dự án thép Hoa Sen đã mời nhà thầu phụ là CISDI. Đây không chỉ là nhà thầu tại Formosa mà còn là công ty con của MCC (China Metallurgical Group Corporation (Công ty - Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc) - nhà thầu chính tại Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh.

Bên lề Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận được tổ chức vào ngày 27/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đến dự án luyện thép do Tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư:“Không được xả nước thải ra biển, phải sử dụng công nghệ mới và cá phải bơi được trong nước thải...”

Khẳng định sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp ven biển, phải đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu, ông Lưu Xuân Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - phát biểu: “Tỉnh sẽ làm chặt chẽ từ thủ tục ban đầu với tinh thần rút kinh nghiệm từ Formosa.” (1)

Kinh nghiệm nào sẽ được rút ra khi Formosa không hề nhận sai, họ đã từng công bố rằng sai sót gây ra thảm họa môi trường là do các nhà thầu phụ (2). Và những sai sót đó thực chất là gì thì đến nay vẫn không ai biết được ngọn ngành. Không biết thì lấy gì để rút kinh nghiệm!?

Từ xưa đến nay, trước các dự án kinh tế đã được bôi trơn đủ cho khâu phê duyệt thì mọi bài toán về môi trường, kinh tế, an ninh... đều sẽ được lý giải là đúng chủ trương của đảng hết. Hãy nhìn lại từ dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án thép Formosa... đều có chung một bài "sẽ rút kinh nghiệm". Và hậu quả khắc nghiệt đều do nhân dân gánh lấy.

Sau khi Bộ chính trị và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận bật đèn xanh cho dự án thép, hãy nghe ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen cam kết: “Tập đoàn Hoa Sen cam kết kiểm soát chặt chẽ môi trường, hạn chế tối đa trong việc xả thải ra bên ngoài bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại và khép kín.” “Chúng tôi cam kết 100% nước thải nằm trong dự án, không để một giọt nước nào chảy ra biển.

UBND tỉnh Ninh Thuận cũng cho biết nếu triển khai dự án thép Cà Ná thì trong khuôn viên dự án có quỹ đất để làm khu xử lý nước thải tập trung chứ không thải ra biển (3). Đã có nhà báo thử làm phép tính với biện pháp dành 20ha xây hồ chứa nước thải của ông Lê Phước Vũ. Và kết quả là với lượng nước thải hơn 180.000m3/ngày thì cái hồ 20ha, tức 200.000 m2 nếu có độ sâu 4m thì cũng chỉ chứa được số nước thải trong 4 ngày.

Mặc dù khi trả lời báo chí ông Lê Phước Vũ luôn né tránh câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc khảo sát dự án thép Hoa Sen được thực hiện bởi Tập đoàn CISDI Trung Quốc, là tập đoàn đã xây lò thép Formosa. Trên thực tế, ngày 15/6/2015, tập đoàn Hoa Sen đã có công văn số 36/CV/HSG/2015 gửi UBND và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Thuận để thông báo lịch trình khảo sát đầu tư cùng đơn vị tư vấn thiết kế (CISDI).



Ảnh công văn. Nguồn: FB Mạnh Quân

Hãy lắng nghe tuyên bố chấp nhận bị tịch thu tài sản của ông chủ tập đoàn Hoa Sen (4) và đặt câu hỏi xem nguồn vốn ở đâu ra để ông ta đầu tư cho dự án có giá trị đến 10 tỷ đô la này?

Hãy xem công ty nào, từ quốc gia nào sẽ xây dựng những lò cao và hệ thống xả thải cho nhà máy thép Cà Ná?

Làm sao tránh khỏi một Fomorsa phiên bản Cà Ná (Ninh Thuận) khi các cam kết bảo vệ môi trường đến nay chỉ toàn là lời hứa - theo kiểu "không để một giọt nước nào chảy ra biển" trong khi hồ chứa thải chỉ đủ để chứa được số nước thải trong 4 ngày?

Câu trả lời phụ thuộc về sự lên tiếng và hành động của những công dân Việt Nam còn quan tâm đến vận mệnh của đất nước trong đó có vận mệnh của con cháu mình.

06.09.2016


_________________________________




Quảng Ngãi: Công an đánh đập tiểu thương biểu tình phản đối di dời chợ

 


CTV Danlambao - Ngày 6/9 hàng chục hộ tiểu thương chợ Đức Phổ (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã bị công an đánh đập khi biểu tình phản đối việc chính quyền huyện Đức Phổ cưỡng ép họ di dời từ chợ sang Trung tâm thương mại mới xây dựng.

Theo bà con tiểu thương, việc chính quyền Đức Phổ lấy do di dời vì chợ xuống cấp, chật chội, không đảm bảo an toàn cháy nổ là hoàn toàn không thỏa đáng bởi chợ vừa được nâng cấp, sửa chữa từ năm 2013 với số tiền hàng tỉ đồng. Tiểu thương có hợp đồng thuê mặt bằng với thời hạn 10 năm nhưng nay chính quyền tự ý đơn phương hủy bỏ. Hơn nữa, Trung tâm thương mại mới lại ở cách xa trung tâm, giá thuê mặt bằng lại cao gấp 8 lần ở chợ. Tiểu thương nhiều lần yêu cầu được đối thoại nhưng chính quyền từ chối.

Bất ngờ, chiều ngày 6/9 UBND huyện Đức Phổ tiến hành cắt điện nước ở chợ. Bà con tiều thương phản ứng và tổ chức biểu tình tại chợ.

Khi biểu tình vừa diễn ra thì chính quyền ngăn chặn các ngã đường đi vào khu vực chợ. Hàng trăm công an, CSCĐ với dùi cui, roi điện, hơi cay, khiên chắn được huy động để hành hung, đánh đập những tiểu thương biểu tình.

Theo nguồn tin của CTV Danlambao, nhiều tiểu thương bị đánh ngất xỉu, đổ máu và thương tích ở đầu, tay. Đã có 2 tiểu thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Tên công an đã tấn công người dân. Ảnh, thông tin Bạn đọc Dân Làm Báo cung cấp.

Nguồn video: Channel youtube Khanh KS

7.9.2016


Công an cưỡng chế đất của nông dân làng Dương Nội

RFA 2016-09-06  
duong-noi-1-620.jpg
Dân Dương Nội lập bàn thờ và dàn hỏa tự thiêu để chống công an cưỡng chế đất, ảnh minh họa chụp trước đây. File photo
Sáng nay (6/9) lực lượng công an đã đến làng Dương Nội, ngoại thành thủ đô Hà Nội để cưỡng chế đất đai của nông dân tại đây.
Một dân làng là anh Trịnh Bá Phương cho chúng tôi biết:
“Sáng nay vào khoảng sáu giờ sáng, một lực lượng công an rất đông khoảng 300 người đến đây, có cả xe chở tù nữa. Lực lượng cưỡng chế gồm bên Ủy ban, bên công an. Họ đã huy động để cưỡng chế một số gia đình, trong đó có hai gia đình thường đi khiếu kiện ở Hà Nội. Hai gia đình đó cùng các gia đình khác bị ủi phá lúa và hoa màu. Phá đến đâu họ cho công nhân quay tôn đến đó. Bà con lên đây có rất ít, một số người đã bị công an ngăn chận ở vòng ngoài khu vực cưỡng chế không vào được bên trong. Thái độ của công an rất là hung hãn nên bà con đã quyết định rút lui.
Anh Trịnh Bá Phương cũng nói thêm là đã không xảy ra xung đột, không có người dân nào bị bắt sáng nay, và hiện nhóm của anh gồm hơn 300 hộ gia đình nhất quyết không nhận tiền đề bù để đi nơi khác.
Xin nhắc lại là vào năm 2011, một công ty tên là công ty Nam Cường được giao đất ở làng Dương Nội, và số đất đai này được nói là dùng vào việc phát triển giao thông, nhưng dân chúng làng Dương Nội cho rằng công ty này lấy đất để phát triển đô thị, phân lô bán nền đất, và hơn nữa số tiền đền bù để cho họ đi nới khác cũng ít ỏi không đủ để tạo dựng cuộc sống mới.
Nhiều người dân Dương Nội phản đối biện pháp thu hồi đất không theo đúng qui định luật pháp và khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Thanh tra chính phủ có kết luận một số sai trái trong việc thu hồi đất; nhưng yêu cầu của dân Dương  Nội vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Một số người dân Dương Nội bị tù vì phản đối cưỡng chế đất của họ; trong số này có bà Cấn Thị Thêu. Sau khi bị tù lần thứ nhất, hiện bà đang bị giam với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.

Thượng toạ Thích Không Tánh: Chùa Liên Trì như ‘cá nằm trên thớt’

Cát Linh, RFA 2016-09-06 
chualientri-622.jpg
Chùa Liên Trì ở Quận 2, TP.HCM Courtesy GHPGVNTN
Vào chiều ngày 5 tháng 9 vừa qua, chùa Liên Trì lại nhận được văn bản “Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất”.

Cưỡng chế lần 2

Đây là lần thứ hai, Uỷ ban Nhân dân phường An Khánh, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh đến chùa Liên Trì để đưa văn bản “Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất”. Lần thứ nhất diễn ra vào tháng 7 vừa qua.
Thượng toạ Thích Không Tánh, trụ trì của chùa Liên Trì, từ Sài Gòn vào tối ngày 6 tháng 9 cho Đài Á Châu Tự do biết:
“Chiều hôm qua khoảng 4 giờ, Uỷ ban phường đem thư xuống chùa nói là sẽ cưỡng chế từ ngày 6 cho đến ngày 20 tháng 9. Quyết định cưỡng chế này cũng giống như quyết định hôm tháng 7. Đồng thời họ cũng gửi thêm một thư mời xin sáng nay, 8g30 đến phường để họp, hội ý, đối thoại, bàn thảo về vấn đề cưỡng chế. Thư mời đưa từ 4 giờ chiều hôm qua mà mời 8g30 sáng nay phải đi họp. Khi họ đưa thì chùa không để ý. Sau đó đọc thì mới biết là có quyết định cưỡng chế và một thư mời.”
Ủy ban Nhân dân Phường An Khánh, Quận 2 từng có thông báo nói sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi Chùa Liên Trì từ ngày 8 đến 20 tháng Bảy năm nay. Rất nhiều phản ứng bất bình từ dư luận trong và ngoài nước về quyết định này. Vào ngày 21 tháng Bảy, 2016, ông Charles Sellers, Quyền Tổng Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm chùa ở Thủ Thiêm và gặp gỡ Hoà thượng viện chủ Thích Không Tánh. Cuộc gặp có cả đại diện của các tôn giáo khác.
Chiều hôm qua khoảng 4 giờ, Uỷ ban phường đem thư xuống chùa nói là sẽ cưỡng chế từ ngày 6 cho đến ngày 20 tháng 9.
Thượng toạ Thích Không Tánh
Sau đó thì quyết định cưỡng chế chùa đã được ngưng lại, tuy nhiên, từ thời gian đó đến nay, Thượng toạ Thích Không Tánh cho biết chùa Liên Trì và các quí thầy cũng như phật tử gặp phải rất nhiều sự sách nhiễu và quấy rối.
“Dạ thưa, ra cái lệnh cưỡng chế đó thì từ đó đến giờ, công an ngày nào cũng canh gác 5,7 người hai bên và trước cổng chùa. Họ đặt 2,3 máy camera quay suốt ngày đêm làm cho Phật tử rất ngại không dám đi chùa. Lễ Vu Lan vừa rồi, khi Phật tử định đi chùa cúng lễ thì họ chặn lại, không cho đi và cấm luôn. Rồi từ đó đến nay, coi như họ cô lập, canh gác, bao vây, phong toả. Ai ra vô chùa thì họ chụp hình quay phim, rồi họ tìm đến nhà, cấm Phật tử đó không được đi chùa Liên Trì vì chùa Liên Trì là phản động. cho nên rất nhiều khó khăn. Tôi bệnh, đi bệnh viện thì họ theo sát đến bệnh viện. Khi đi công việc Phật sự thì họ cũng đi theo. Coi như suốt ngày như vậy. Mấy tháng nay là như vậy.
khongtanh-chualientri-400.jpg
Thượng toạ Thích Không Tánh tiếp đón ông Garett Harkins, tùy viên Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đến thăm Chùa Liên Trì hôm 14/1/2014.
Hiện tại bây giờ họ vẫn canh gác, ngay cả từ suốt đêm đến giờ.”

‘Sai từ tận gốc’

Việc cưỡng chế đất Chùa Liên Trì, theo nhận định của Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi, thì đây được xem như là một trong những cách tiêu diệt các giáo hội tôn giáo phi quốc doanh của nhà cầm quyền Việt Nam. Bên cạnh nhiều hình thức khác như bắt giam, bạo lực vũ khí, thủ tiêu, quản thúc, thì đây là trường hợp gọi là bạo lực hành chánh, tức là những luật lệ làm cho các tôn giáo bị tê liệt.
Văn bản số 2977/QĐ-UB do chủ tịch UBND Quận 2 ký được các nhà quan sát cho biết là vi phạm về Luật tố tụng hành chính 2010. Thêm vào đó, trên trang cá nhân của Linh mục Lê Ngọc Thanh có viện dẫn về Luật đất đai 2013, Điều 66, cho thấy để Quyết định thu hồi đất đối với chùa Liên Trì có hiệu lực thì phải do Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh trực tiếp ký ban hành.
Theo Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại, thành viên trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam việc cưỡng chế Chùa Liên Trì là hoàn toàn sai, ở một lý do khác, mà ông gọi là “sai từ tận gốc”.
“Cơ sở tôn giáo không thể bị giải toả bởi những dự án dân sự. nếu một dự án về dân sự an ninh quốc phòng mới đủ mạnh để giải toả một cơ sở tôn giáo. Chính trong Hiến pháp Việt Nam cũng tuyên bố là các cơ sở Tôn giáo đều chính đáng được bảo vệ. Đây là một khu đô thị, không liên quan gì đến vấn đề an ninh quốc phòng hay một dự án dân sự thì không có quyền giải toả Chùa Liên Trì. Ngay từ gốc là đã sai pháp lý rồi.”

Ứng phó

Theo lời Thượng toạ Thích Không Tánh, với quyết định cưỡng chế lần thứ hai này, Chùa Liên Trì cùng các quí thầy cũng như Phật tử chỉ biết cầu nguyện
“Nhà chùa chỉ có cầu nguyện rồi đưa tin đó đi, mong nhờ đoàn thể, tổ chức quốc tế, chính giới có lòng quan tâm đến tự do tôn giáo tín ngưỡng nhân quyền Việt Nam, xin lên tiếng bênh vực cho chùa. Tình cảnh như cá nằm trên thớt, họ muốn đòi thu hồi muốn lấy lúc nào lấy. đối với nhà nước này mà họ cưỡng chế họ áp lực là họ mạnh mẽ lắm. mình đâu có khả năng gì, chỉ biết cầu nguyện thôi. Xin các tổ chức quốc tế quan tâm, bênh vực giùm cho chùa chứ dưới chế độ này, theo như dư luận người ta nói, trước sau gì cũng cưỡng chế chùa. Quí thầy và quí Phật tử rất lo.”
Mong nhờ đoàn thể, tổ chức quốc tế, chính giới có lòng quan tâm đến tự do tôn giáo tín ngưỡng nhân quyền Việt Nam, xin lên tiếng bênh vực cho chùa. Tình cảnh như cá nằm trên thớt.
Thượng toạ Thích Không Tánh
Bên cạnh đó, Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết Hội đồng Liên Tôn Việt Nam có họp để lên tiếng bằng văn bản để cho thấy hành vi thô bạo của nhà quyền đối với một ngôi chùa đã tồn tại gần 70 năm
“Khu đô thị mới cũng có những người cần đến chùa, thì không có lý do gì để giải toả.Ngoài việc lên tiếng, chúng tôi chắc chắn sẽ có những chức sắc khác đến hiệp thông với chùa Liên Trì, kêu gọi quốc tế, những tổ chức xã hội dân sự trong nước để lên tiếng gây áp lực bắt nhà cầm quyền phải rút lại lệnh cưỡng chế lần thứ hai này.”
Cách đây khoảng một tuần, Hội đồng Liên tôn Việt Nam có đưa ra bản tuyên bố lên án nhà cầm quyền đã áp đặt chế độ độc tài toàn trị, vô thần vô luật lên xã hội hiện tại. Bản tuyên bố đề cập đến rất nhiều những trường hợp của giáo hội, cá nhân đang bị nhà cầm quyền cho là các thế lực cần phải tiêu diệt. Chùa Liên Trì là một trong những trường hợp được nhắc đến trong bản tuyên bố.
Xin được nhắc lại, Chùa Liên Trì là một trong những cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ trước 1975, là một tổ chức giáo hội không được chính phủ thừa nhận. Ngoài Chùa Liên Trì thì còn có hai cơ sở tôn giáo khác cũng đang nằm trong diện bị giải tỏa tại quận 2 là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá. Hai cơ sở này từng tồn tại ở Thủ Thiêm hơn một thế kỷ qua.

Khai thác nước ngầm vô tội vạ và hệ quả

Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ 2016-09-06  
040_bkp240615n1.jpg
Nước ngầm được bơm vào một ruộng lúa tại Ban Wat Sai, Thái Lan hôm 23/6/2015.  AFP photo
Chia sẻ nguồn nước dòng Mê kong giữa các quốc gia ven sông là vấn đề gây tranh cãi lâu nay mà các quốc gia liên quan vẫn chưa thể có giải pháp thỏa đáng. Nay lại có quan ngại về nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức ở một nước cũng gây ảnh hưởng đến các quốc gia.
Hậu quả
Tổ chức có tên Circle of Blue vào cuối tháng 8 vừa qua trên mạng của tổ chứa này cho đăng bài của tác giả Brett Walton tựa đề ‘Groundwater shared by countries is knowledge void’, tạm dịch ‘Thiếu kiến thức về nguồn nước ngầm mà các quốc gia cùng chia sẻ’.
Mở đầu bài viết tác giả nhắc lại áp lực mà vùng đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối diện: chuỗi đập bậc thang trên thượng nguồn sông ở Trung Quốc chặn dòng nước và phù sa nuôi sống vựa lúa. Trong khi đó nông dân trồng lúa lại cần tăng nước tưới tiêu khiến tình hình trở thành một vòng lẩn quẩn không thể nào giải quyết.
Công tác quản trị nguồn nước là nhiệm vụ khó khăn đối với bất cứ quốc gia nào; thế nhưng trong trường hợp hai nước Việt Nam và Kampuchia thì công tác này càng khó khăn hơn khi mà hoạt động sử dụng nước của nước ngày sẽ gây tác động đến nguồn nước của nước kia.
Vấn đề không chỉ là nguồn nước mặt mà cả hệ thống nước ngầm dưới lòng đất. Một khi nước ngầm chỗ này bị khai thác quá mức thì chỗ khác cũng bị xuống thấp, bất kể thuộc lãnh thổ quốc gia nào. Khi mà tầng ngậm nước giảm sút thì chính dòng sông Mê kong cũng bị suy giảm vì tầng đó là một trong những nguồn cung cấp nước cho sông.
Theo đánh giá thì đặc biệt là nông dân ở cả hai quốc gia đều đang bơm nước ngầm lên để tưới lúa; thế nhưng biện pháp quản lý của hai nước đều không có. Đó chính là nguồn cơn của quan ngại ngày càng gia tăng.
Việc làm đó dẫn đến hệ quả là nước ngầm sụt sâu xuống làm cho mặt đất cũng bị ảnh hưởng. Và hiện nay tại nhiều vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, mặt đất đang bị lún xuống.
- Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Hồi đầu năm nay, Đại học Stanford ở Hoa Kỳ, công bố nghiên cứu theo đó nếu diện tích đất canh tác thủy lợi ở Xứ Chùa Tháp tiếp tục tăng lên theo tốc độ như hiện nay, tức chừng 10% mỗi năm, thì tầng ngậm nước phía Việt Nam sẽ rút xuống, rồi dòng chảy Sông Mê kong cũng bị yếu đi. Tất cả sẽ dẫn đến mối nguy vào mùa khô cho chừng 1 triệu rưỡi người dân tại khu vực đồng bằng phải sử dụng nước giếng cạn để sinh hoạt. Ngoài ra một khi nước ngầm bị khai thác nhiều cũng khiến cho đất bề mặt bị sụt lún.
Một chuyên gia thủy văn hiện công tác tại Cơ quan Bảo vệ Môi trương Hoa Kỳ và có tham gia nghiên cứu vừa nêu, bà Laura Erban, đưa ra nhận định tình trạng mở rộng diện tích thủy lợi ở Kampuchia là một mối nguy tiềm ẩn chung cho nguồn nước xuyên quốc gia trong khu vực.
Bà này cũng bày tỏ quan ngại về nạn ô nhiễm arsen cũng như tranh chấp giữa các nước.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Đại học Cần Thơ, có đánh giá về tình trạng nước ngầm tại khu vực này như sau:
“Theo một số dữ liệu mà chúng tôi có được thì nguồn nước ngầm tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang có xu thế giảm dần. Tức mực nước ngầm sâu hơn, bị hạ xuống do khai thác nước ngầm càng ngày càng nhiều lên.
Lý giải cho tình trạng này như sau: trong những năm gần đây vào mùa khô Đồng bằng Sông Cửu Long phải đối diện với tình trạng thiếu nước và mặn vào sâu trong đất liền. Người dân ở vùng ven biển không còn nguồn nước nào khác nên họ phải gia tăng khai thác nước ngầm.
Việc làm đó dẫn đến hệ quả là nước ngầm sụt sâu xuống làm cho mặt đất cũng bị ảnh hưởng. Và hiện nay tại nhiều vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, mặt đất đang bị lún xuống.
Đây là nguy cơ cần phải xem xét đến về lâu về dài.”
Khu vực Mê kong chỉ là một trong những nơi phải đối diện với thách thức về quản trị nguồn nước trên toàn thế giới.
Theo nhận định thì mặc dù có những chú ý ở cấp quốc tế cao hơn về mặt kỹ thuật cũng như chính trị suốt hơn một thập niên qua, thế nhưng vẫn chẳng có mấy tiến triển trong thỏa thuận giữa các nước nhằm phối hợp giám sát nguồn nước ngầm bên dưới biên giới của các quốc gia với nhau.
Một khi thiếu vắng những thỏa thuận như thế thì giới quản trị nguồn nước ngầm phải hoạt động trong tình trạng như bị mù và tầng ngậm nước quan trọng đối với nghề nông, cho các thành phố, sông ngòi cũng như hệ sinh thái đứng trước nguy cơ bị gây hại và ô nhiễm.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói về chuyện hợp tác giữa Việt Nam và Kampuchia trong lĩnh vực nước ngầm:
“Gần như là chưa vì thực sự chúng tôi chưa có số liệu trao đổi nước ngầm giữa Kampuchia với Việt Nam. Mặc dù chúng tôi cũng đoán rằng một phần nước ngầm ở Đồng bằng Sông Cửu Long được bổ sung từ một số vùng trữ nước như vùng Biển Hồ chẳng hạn…, hay một phần ở Tây Nguyên đổ xuống.
Nhưng thực ra hiện nay mối quan hệ giữa nguồn nước ngầm, khả năng bổ sung và mức độ  khai thác xuyên quốc gia giữa hai nước chưa có những nghiên cứu gì nhiều.
Chỉ có một số lưu ý của các nhà khoa học về chuyện này, chứ chưa có những hợp tác thực sự.”
Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia khác về các vấn đề Đồng bằng Sông Cửu Long, cũng trình bày thực tế hợp tác trong vấn đề nước ngầm:
“Chúng ta cũng có phát hiện sự liên kết nước ngầm trong một khu vực ví dụ như khu vực Đồng Tháp Mười, hay khu vực Tây Nam Sông Hậu. Tuy nhiên cũng không có nhiều tài liệu nghiên cứu để cho thấy sự liên thông nước ngầm ở Đồng bằng Sông Cửu Long với bên Kampuchia.
Lý do là nhiều năm nay chuyện nghiên cứu, kết hợp mang tính xuyên biên giới giữa nhiều quốc gia với nhau không được mạnh lắm trong lưu vực Sông Mê kong. Mỗi quốc gia chỉ nhìn vấn đề riêng của mình, không nhìn vấn đề toàn cục của cả vùng sông Mê kong.”
058_608383.jpg-400.jpg
Một trạm bơm nước cho nông nghiệp tại California, Hoa Kỳ chụp hôm 30/7/2008. AFP photo
Tại Việt Nam, vấn đề nguồn nước ngầm cũng chưa được quan tâm thích đáng. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng những đơn vị chuyên ngành như nơi ông đang làm việc có đưa ra một số giải pháp cho tình hình nước ngầm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như sau:
“Chúng tôi cũng đưa ra nhiều ý kiến về việc này. Thứ nhất, một mặt chúng tôi khuyến khích người dân trữ nước mưa trong mùa mưa để giảm áp lực sử dụng trong mùa khô.
Thứ hai khuyến khích người dân tiết kiệm nước hơn. Vì tâm lý của người dân hiện vẫn xem nước là tài nguyên ‘Trời cho’ nên họ xài hơi lãng phí.
Thứ ba chúng tôi cũng đề nghị những vùng ven biển thay đổi cơ cấu loại cây trồng. Thay vì sử dụng những loại cây trồng phải dùng nhiều nước như cây lúa qua những loại cây trồng ít sử dụng nước hơn.
Cuối cùng là gia tăng trữ nước trong mùa lũ hay mùa mưa: tức cho nạo vét những vùng trũng- sông rạch, ao hồ, để tăng lượng nước dự trữ. Việc này giúp giảm áp lực khai thác nước dưới đất.
Tuy nhiên thực sự cũng không thể giải quyết về lâu về dài. Một giải pháp mà chúng tôi đang hướng tới là giải pháp mà người ta gọi là ‘bổ cập nước ngầm’, tức lấy nước trong mùa mưa, lũ bơm lại xuống tầng ngầm để bổ sung để nước ngầm là nguồn dự trữ để khi không còn nguồn nào nữa thì mới dùng đến.”
Những thỏa thuận được đưa ra
Theo giới chuyên gia tình hình tệ hại hơn khi mà kiến thức khoa học quá nghèo nàn về chừng 600 tầng nước ngầm xuyên quốc gia cũng như các khối nước ngầm khác. Người ta chỉ mới phỏng đoán chứ không xác định chính xác được nơi nào đang có khả năng gây xung đột, bị ô nhiễm hoặc đang giảm sút.
Giáo sư Gabriel Eckstein thuộc Đại học A&M ở Texas , Hoa Kỳ, người chuyên nghiên cứu về luật nguồn nước than rằng nếu thiếu dữ liệu và kiến thức chắc chắn sẽ khó có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Tuy vậy, ngày nay nhờ vào vệ tinh và mức độ gia tăng giám sát nên tình trạng nguy hại của hầu hết những tầng ngậm nước lớn nhất trên thế giới cũng được phác thảo một cách chi tiết thêm hơn trước.
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào mùa thu năm nay sẽ đưa ra thảo luận những nguyên tắc quản trị tầng ngậm nước và nước ngầm tại ba khu vực. Chú trọng thảo luận vào vấn đề hợp tác và dữ liệu.
Hiện nay đối với các dòng sông chung trên thế giới hầu như có được những qui định về mặt luật pháp, trong đó có công ước Liên Hiệp Quốc mang tính ràng buộc kể từ tháng 8 năm 2014 đối với 36 quốc gia đã phê chuẩn.
Một giải pháp mà chúng tôi đang hướng tới là giải pháp mà người ta gọi là ‘bổ cập nước ngầm’, tức lấy nước trong mùa mưa, lũ bơm lại xuống tầng ngầm để bổ sung để nước ngầm là nguồn dự trữ để khi không còn nguồn nào nữa thì mới dùng đến.
- Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Chỉ riêng trong thế kỷ 20, có hơn 145 thỏa ước về các lưu vực sông đã được ký kết. Trong khi đó đối với các tầng ngậm nước chỉ có chưa đầy 10 thỏa thuận chính thức và không chính thức mà thôi. Cụ thể đó là hai thỏa thuận ở Bắc Phi đối với tầng ngậm nước khu vực Nubia và tây bắc Sahara tạo điều kiện cho hoạt động chia sẻ thông tin.
Thỏa thuận được ký kết vào năm 2015 giữa Jordan và Ả Rập Xê Út qui định cấm khai thác nước ngầm tại những khu vực bảo vệ của tầng nước ngầm Al-Sag/Al-Disi. Đây được cho là thỏa thuận đầu tiên của dạng này.
Thỏa thuận về tầng nước ngầm Guarani dưới các nước nam Mỹ Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay cũng được ký nhưng chưa được 4 quốc gia này phê chuẩn.
Chỉ có tầng nước ngầm Genevese nằm dưới hai nước Pháp và Thụy Sĩ là có một thỏa thuận quản trị thật sự. Thỏa thuận quản trị tầng nước ngầm này được ký kết vào năm 2007. Thỏa thuận qui định mức giới hạn khai thác hằng năm và được giám sát bởi một ủy ban hỗn hợp Pháp- Thụy Sĩ.
Giới quan sát cho rằng khi các nhà kỹ thuật và khoa học làm việc với nhau vấn đề không mấy phức tạp, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin cho nhau; thế nhưng các nhà chính trị thì vẫn khó có thể thông hiểu vì quyền lợi chung mà phải hợp tác với quốc gia láng giềng của họ.
Một câu hỏi lớn là trong số hằng trăm khu nước ngầm trên toàn thế giới hiện chưa có thỏa thuận quản trị thì khu nào cần phải nên thương thảo trước.
Giám đốc Trung tâm Thẩm định Tài nguyên Nước ngầm Quốc tế- IGRAC, ông Neno Kukuric, cho rằng khó có thể xác quyết phải cần có bao nhiêu thỏa thuận khi mà chúng ta không biết gì về tình trạng của nhiều nơi ngay trong lòng đất.
Đối với một tầng nước ngầm ở nơi không có con người sinh sống hoặc chưa gặp nguy cơ ô nhiễm thì chỉ cần giám sát chứ không phải đến mức cần có những thỏa thuận quản trị chính thức.
IGRAC cho phát hành bản đồ toàn cầu về những tầng nước ngầm và dự án của tổ chức này được Liên Hiệp quốc hỗ trợ. Bản đồ đầu tiên được phát hành năm 2009 với những phát thảo khoanh vùng, và nay là vạch rõ phân định biên giới.
Về mặt luật pháp quốc tế trong chia sẻ nguồn nước ngầm, thông tin nêu rõ vào năm 2002, Ủy ban Luật Quốc tế bắt đầu làm việc về những tầng nước ngầm xuyên biên giới. Đến năm 2008 đưa ra 19 dự thảo. Những dự thảo đó được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bàn vào năm 2011, 2013 nhưng không đạt được tiến triển nào, nay lại được đưa vào chương trình nghị sự.