Tuesday, April 24, 2018

Đô đốc Mỹ: Trung Quốc có khả năng 'thâu tóm' Biển Đông

Theo VOA-Viễn Đông/24/04/2018 
Một tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung với Nga năm 2014.
Một tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung với Nga năm 2014.
Một đô đốc được đề cử vào vị trí Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mới nói với các nhà lập pháp nước này rằng Trung Quốc hiện đủ mạnh để có thể "thâu tóm" Biển Đông và chỉ có một cuộc xung đột vũ trang mới có thể ngăn chặn điều này.
Các hành động này trái ngược hoàn toàn với khẳng định của Chủ tịch Tập [Cận Bình] năm 2015 tại Vườn Hồng [Nhà Trắng] rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Biển Đông.
Đô đốc Philip Davidson nói.
Trong tuyên bố bằng văn bản gửi tới Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ nhân buổi điều trần hôm 17/4, Đô đốc Philip Davidson nhận xét rằng việc Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự ở vùng biển tranh chấp với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tạo cơ hội “thống trị” cho quân đội nước này ở Biển Đông.
Ông Davidson viết rằng Trung Quốc “bắt đầu” phát triển các tiền đồn quân sự ở Biển Đông từ tháng 12 năm 2013, và từ đó tới nay, nước này đã “bồi đắp xây đảo nhân tạo”, “nơi chứa máy bay” và “các hệ thống phòng thủ”.
“Các hành động này trái ngược hoàn toàn với khẳng định của Chủ tịch Tập [Cận Bình] năm 2015 tại Vườn Hồng [Nhà Trắng] rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Hiện nay, các căn cứ tiền tiêu này dường như đã hoàn tất. Điều chỉ còn thiếu là việc triển khai lực lượng”, ứng cử viên cho vị trí tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nhận xét.
Quan chức hải quân cấp cao này nói thêm rằng “một khi chiếm đóng, Trung Quốc sẽ có thể mở rộng tầm ảnh hưởng hàng nghìn dặm về phía nam cũng như phô diễn sức mạnh sâu vào vùng Châu Đại Dương”.
Ông Philip Davidson trong buổi điều trần hôm 17/4.
Ông Philip Davidson trong buổi điều trần hôm 17/4.
“Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa sẽ có thể sử dụng các căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ ở khu vực, và bất kỳ lực lượng nào được triển khai tới các đảo sẽ dễ dàng lấn át các lực lượng quân sự của các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông,” Đô đốc Davidson nhận định tiếp.
Nói một cách ngắn gọn, Trung Quốc giờ có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, trừ khi gây chiến với Mỹ.
Đô đốc Đô đốc Philip Davidson nói.
“Nói một cách ngắn gọn, Trung Quốc giờ có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, trừ khi gây chiến với Mỹ”.
Ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về quan hệ Việt - Trung, từng nhiều lần nói với VOA Việt Ngữ rằng Bắc Kinh sẽ “không bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng hơn nữa, bá quyền hơn nữa” ở Biển Đông.
Liên quan tới vấn đề an ninh hàng hải, đề cử cho vị trí tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương nói rằng Việt Nam có lẽ muốn “phát triển khả năng của lực lượng tuần duyên [Việt Nam gọi là Cảnh sát Biển] thông qua việc chuyển giao Excess Defense Articles [các thiết bị mà tuần duyên Mỹ không dùng nữa]”.
Ông cho rằng Hoa Kỳ “không nên chỉ tập trung vào [giúp đỡ] các thiết bị mà còn nên chú trọng vào sự bền vững, như huấn luyện, cơ sở hạ tầng… để tăng cường năng lực thực sự và củng cố quan hệ”.
Một trong các tàu ngầm Việt Nam mua của Nga.
Một trong các tàu ngầm Việt Nam mua của Nga.
Ngoài vấn đề Biển Đông và tăng cường năng lực hàng hải, cái tên Việt Nam còn được ông Davidson nhắc tới liên quan tới các biện pháp trừng phạt về vũ khí mà Mỹ có thể áp đặt lên Nga.
Đạo luật Chống Các Đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) bao gồm các biện pháp đối với các nước có giao dịch đáng kể với ngành tình báo và quốc phòng của Nga.
Tin cho hay, Moscow là một trong đối tác truyền thống về vũ khí của Việt Nam. Hà Nội từng chi hàng tỷ đôla để "tậu" thiết bị quân sự của Nga.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow năm 2016.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow năm 2016.
Khi được hỏi là CAATSA ảnh hưởng ra sao tới quan hệ quân sự của Mỹ với Việt Nam, Đô đốc Davidson nói rằng “một ưu tiên chính đối với Hoa Kỳ và Hạm đội Thái Bình Dương là tiếp tục phát triển quan hệ đồng minh và đối tác để tất cả mọi quốc gia hưởng lợi từ một môi trường đảm bảo an ninh, ổn định, thịnh vượng và hòa bình cho toàn khu vực”.
Ông nói thêm rằng “hoạt động cũng như sự tham gia của Nga khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tiếp tục tăng nhằm thúc đẩy các quyền lợi chiến lược của họ cũng như gây tổn hại tới các quyền lợi của Mỹ”. Ngoài ra, theo đô đốc này, Moscow cũng “tìm kiếm các cơ hội kinh tế để xuất khẩu năng lượng và vũ khí trong khu vực”.
Đô đốc Harry Harris trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016.
Đô đốc Harry Harris trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016.
“CAATSA sẽ gây quan ngại trong mối quan hệ quốc phòng của chúng ta ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Nếu Hoa Kỳ quyết định trừng phạt các nước đối tác này vì mua thiết bị của Nga, quyết định này sẽ cản trở việc phát triển mối quan hệ đối tác với mỗi nước và khiến các đối tác tăng cường phụ thuộc vào Nga”, ông Davidson nói.
Nếu được chuẩn thuận, Đô đốc Philip Davidson sẽ lên thay Đô đốc Harry Harris sau khi ông này từ nhiệm để trở thành đề cử đại sứ Hoa Kỳ tại Australia.
Theo báo chí quốc tế, ông Harris từng nhiều lần lên tiếng về Biển Đông, nhất là liên quan tới quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, làm Trung Quốc phật lòng.

TQ khánh thành tượng đài trên Đá Chữ Thập

Theo VOA/25/04/2018 
Ảnh vệ tinh chụp Đá Chữ Thập do AMTI, CSIS công bố (Photo Courtesy CSIS)
Ảnh vệ tinh chụp Đá Chữ Thập do AMTI, CSIS công bố (Photo Courtesy CSIS) 
Trung Quốc vừa khánh thành một tượng đài để kỷ niệm các công trình xây dựng của họ trong biển Đông, kể cả các công trình bồi đắp đất và xây đảo nhân tạo, một tờ báo của Quân đội nhân dân Trung Quốc cho biết hôm thứ Ba 24/4.
Những đảo nhân tạo và các cơ sở Trung Quốc xây dựng trên đó đã gây bất bình cho các nước láng giềng và lo ngại tại Washington, đặc biệt khi phần lớn các công trình xây cất đó là những căn cứ hoặc phương tiện quân sự, chẳng hạn như các phi trường, đường băng.
Trong một tuyên bố, nhật báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói tượng đài đã được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập. Theo văn kiện này thì mục đích là để đánh đi một thông điệp, khẳng định quyết tâm của Trung Quốc sẽ bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của họ.
Đá Chữ Thập là 'thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam' và việc Trung Quốc xây tượng đài tại đó là một ‘hoạt động xây dựng trái phép’.
Truyền thông Việt Nam
Trung Quốc nhiều lần lên tiếng bảo vệ các công trình xây dựng trong Biển Đông, nói rằng họ có toàn quyền xây bất cứ công trình nào tại bất kỳ nơi nào mà họ coi là lãnh thổ bất khả phân của Trung Quốc, hơn nữa họ nhấn mạnh Bắc Kinh chỉ xây dựng những tiện ích công, chẳng hạn như các trạm dự báo thời tiết, và các cảng tránh bão.
VN nói Đá Chữ Thập là 'thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam' và việc Trung Quốc xây tượng đài tại đó là một ‘hoạt động xây dựng trái phép’.
Hoa Kỳ cùng nhiều nước trong khu vực và trên thế giới chỉ trích các hoạt động quân sự hóa bất hợp pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu phải duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển này.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vẫn chịu án 14 năm tù

VOA Tiếng Việt/24/04/2018 
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình tại phiên tòa phúc thẩm hôm 24/4/2018 ở Nghệ An
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình tại phiên tòa phúc thẩm hôm 24/4/2018 ở Nghệ An
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vẫn phải thi hành án tù lên đến 14 năm, sau khi phiên tòa phúc thẩm hôm 24/4 giữ nguyên bản án đã được tòa sơ thẩm tuyên cách đây 2 tháng rưỡi.
Tôi rất bức xúc về một phiên tòa rất bất công. Vì anh tôi chỉ có nhiệm vụ đấu tranh cho môi trường, đấu tranh chống Formosa, đấu tranh cho quyền con người.
Ông Hoàng Nguyên, em ông Hoàng Đức Bình
Phiên phúc thẩm diễn ra trong 3 giờ vào buổi sáng tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Nhà hoạt động 35 tuổi, người đã giúp đỡ ngư dân một số vùng ở Nghệ An kiện hãng Formosa gây ô nhiễm môi trường, bị y án sơ thẩm 14 năm tù cho các tội “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Vụ ô nhiễm môi trường biển do Formosa xả thải xảy ra hồi cuối mùa xuân năm 2016. Những ngư dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối cũng như tuần hành để nộp đơn kiện Formosa.
Ông Bình tham gia một số hoạt động này, và tường thuật trực tiếp qua mạng xã hội để đưa thông tin đến công chúng.
Công an Việt Nam bắt tạm giam nhà hoạt động hồi tháng 5 năm ngoái. Phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra hôm 6/2 năm nay.
Ông Hoàng Nguyên, em trai nhà hoạt động, cho VOA biết phản ứng của ông sau phiên tòa phúc thẩm ngày 24/4:
“Tôi rất bức xúc về một phiên tòa rất bất công. Vì anh tôi chỉ có nhiệm vụ đấu tranh cho môi trường, đấu tranh chống Formosa, đấu tranh cho quyền con người. Nhưng tòa án của chính quyền tỉnh Nghệ An đã kết án anh trai tôi bản án rất nặng nề. Tôi rất phẫn nộ”.
Báo chí trong nước dẫn thông tin của tòa nói vào ngày 14/2/2017, ông Hoàng Đức Bình cùng giáo dân tuần hành phản đối Formosa. Theo tài liệu của bên truy tố, ông Bình có lúc ngồi trên một xe ô tô con. Ông và lái xe không tuân thủ “yêu cầu”, “hướng dẫn” của cảnh sát giao thông, “gây ách tắc giao thông nghiêm trọng” trên quốc lộ 1A.
Vẫn theo tài liệu tại tòa, cùng thời gian đó, ông Bình dùng điện thoại tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội Facebook “với những lời nói vu cáo, bôi nhọ” lực lượng công an làm nhiệm vụ.
... xe này [chở ông Bình] chỉ đậu một bên thôi, bên kia thì đâu có chiếc xe nào, mà tắc thì tắc toàn bộ cả phía phải và phía trái. Tôi đưa ra bằng chứng đó, tôi nghĩ rằng lý do tắc nghẽn giao thông là do một số người hiếu kỳ, chứ không phải do chiếc xe của Hoàng Bình ...
luật sư Nguyễn Khả Thành
Hội đồng xét xử cho rằng các hành động của ông Bình “kích động, gây rối, chống lại lực lượng làm nhiệm vụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự”, ngoài ra còn “làm mất uy tín” của công an Nghệ An.
Ông Hà Huy Sơn, một trong hai luật sư bào chữa cho nhà hoạt động, bày tỏ quan điểm trên Facebook cá nhân, nói rằng cả bản án phúc thẩm lẫn bản án sơ thẩm trước đó dành cho ông Bình là “bất công, vi phạm tố tụng”.
Về diễn biến phiên toà, ông Sơn nói tòa “không trình chiếu các video clip diễn biến sự việc” và “chỉ dùng các lời khai 1 phía các nhân viên công vụ là CSGT [cảnh sát giao thông]”. Vị luật sư bổ sung rằng đã “không có việc giám định về nội dung của các video clip”.
Luật sư bào chữa Nguyễn Khả Thành cho VOA biết thêm về lập luận của ông và đồng nghiệp nhằm bảo vệ ông Bình:
“Tắc nghẽn giao thông là do một số người khác, một số người hiếu kỳ đứng đó mà xem. Và xe này [chở ông Bình] chỉ đậu một bên thôi, bên kia thì đâu có chiếc xe nào, mà tắc thì tắc toàn bộ cả phía phải và phía trái. Tôi đưa ra bằng chứng đó, tôi nghĩ rằng lý do tắc nghẽn giao thông là do một số người hiếu kỳ, chứ không phải do chiếc xe của Hoàng Bình. Thế nhưng cuối cùng phía bên tòa họ vẫn không chấp nhận”.
Luật sự Thành cho biết 5 người thân của ông Bình gồm bố mẹ, chị gái và hai em trai đã đến địa điểm xử án nhưng nhân viên an ninh chỉ cho bố mẹ và chị gái vào dự phiên tòa. Theo luật sư Thành, do lo ngại xô xát xảy ra với 2 người còn lại nên 3 người nhà ông Bình đã quyết định không vào tòa.
Gia đình chúng tôi sẽ sẵn sàng vận động các tổ chức nhân quyền, khả năng là vận động các luật sư quốc tế để kiện chính quyền Nghệ An. Sắp tới đây tôi sẽ vận động các đại sứ quán các nước...
Ông Hoàng Nguyên
Ông Hoàng Nguyên, em trai nhà hoạt động, nói với VOA về dự định của gia đình nhằm chống lại bản án “bất công”:
“Gia đình chúng tôi sẽ sẵn sàng vận động các tổ chức nhân quyền, khả năng là vận động các luật sư quốc tế để kiện chính quyền Nghệ An. Sắp tới đây tôi sẽ vận động các đại sứ quán các nước để họ lên tiếng giúp gia đình chúng tôi vì chúng tôi rất là cô đơn”.
Ông Hoàng Đức Bình là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, tổ chức được thành lập năm 2008 với mục tiêu giúp người lao động đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng của họ. Chính quyền Việt Nam không công nhận tổ chức này.
Trước khi bị bắt, ông Bình và ông Bạch Hồng Quyền, một thành viên của Con Đường Việt Nam, đã giúp đỡ nhiều hoạt động truyền thông cho người dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi vụ ô nhiễm biển do hãng Formosa của Đài Loan gây ra.
Gần cùng thời điểm ông Bình bị bắt, công an Hà Tĩnh đã ra lệnh bắt và truy nã ông Bạch Hồng Quyền nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thực hiện được ý định.
Luật sư Nguyễn Khả Thành bình luận với VOA rằng trong vòng 6 tháng trở lại đây, các tòa án Việt Nam có xu hướng tuyên mức phạt tù cao nhất đối với giới hoạt động bị quy phạm các tội liên quan đến an ninh quốc gia. Luật sư Thành cho rằng chính quyền ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của các nhà hoạt động trong giai đoạn internet có thể giúp lan truyền các thông điệp của họ rộng khắp và nhanh chóng.

Tự do báo chí ở VN ngày càng tồi tệ

RFA-2018-04-24   
Một người dân đang đọc báo đưa thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào ngày 05 Tháng 10 năm 2013.
Một người dân đang đọc báo đưa thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào ngày 05 Tháng 10 năm 2013.AFP photo
Trong nhiều năm, Việt Nam liên tục đứng trong hàng ngũ cuối cùng trên thế giới về tự do báo chí.

Vượt tường lửa, đọc báo lề trái

Năm ngoái, tổ chức Freedom House công bố phúc trình thường niên cho thấy Việt Nam đứng thứ 177 trong tổng số 198 quốc gia trên toàn cầu về tự do báo chí. Như thông lệ, sơ đồ tự do báo chí thế giới của Freedom House sử dụng màu xanh lục cho nhóm những nước có tự do, màu vàng cho những nước phần nào được tự do và màu tím là những quốc gia không có tự do. Và Việt Nam thuộc nhóm màu tím, tức nhóm các nước không có tự do báo chí so với thế giới cũng như trong khu vực.
Riêng trong khu vực 40 nước Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ hơn 3 quốc gia là Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn.
Suốt một năm qua, tình trạng tự do báo chí ở VN vẫn được các nhà báo độc lập nói là không tiến bộ, và thậm chí là ngày càng tồi tệ. Trong khi đó, Nhà nước luôn tuyên truyền rằng họ tôn trọng và đảm bảo quyền tự do báo chí của người dân.
Anh Viễn, một người dân ở Hà Nội, cho RFA biết anh luôn phải tìm đọc, nghe các trang báo chí tiếng Việt ở nước ngoài:
"Một bên là tuyên truyền một chiều mà. Ví dụ như trong cuộc chiến Mỹ công kích Syria, mình đọc mình thấy nghi ngờ ngay cách nói của đài truyền hình Syria và VN trích nguyên văn lại. Rồi những anh chị phóng viên đài truyền hình VN tại Mỹ, châu Âu, Nga,… nói thì mình thấy ngay có vấn đề nên phải xem lại các thông tin khác để đối chiếu từ VOA, RFA, BBC, CNN không có tiếng Việt nhưng đôi khi cũng hiểu một chút."
Sống trong lòng chế độ mình biết rõ mà, chỉ tuyên truyền một chiều có lợi cho Đảng thôi, và thậm chí có lợi cho phe đồng minh, phía độc tài và nắm giữ quyền lực độc đảng.
Người dân này cũng cho biết truyền thông trong nước cũng đưa tin khá khách quan về những vụ việc hình sự như cướp bóc, các vụ giết người, tai nạn giao thông, hay lên án các hành vi đạo đức. Tuy nhiên, những chủ đề liên quan đến quản lý Nhà nước, Đảng, hay Chính phủ thường bị né tránh và bị coi là những vấn đề “nhạy cảm”. Anh nói thêm:
"Tôi thấy việc đưa tin của chế độ rất một chiều và như người ta nói, có tay chỉ điểm chuyên lèo lái dư luận, là ban tuyên giáo đó! Và quả thật họ cũng rất hiệu quả trong việc định hướng dư luận."

Hội Nhà báo Độc lập không được tự do sinh hoạt ở Việt Nam mà gần như tất cả mọi sinh hoạt của hội đều bị công an ngăn cản, bao vây, phong tỏa.
- Nhà báo Phạm Chí Dũng

Kiểm duyệt, định hướng

Báo chí ở Việt Nam được nói là phải chịu sự kiểm duyệt rất khắt khe từ Ban Tuyên giáo. Cũng chính vì sự kiểm duyệt và định hướng này, nhiều nhà báo đã từ bỏ hệ thống báo chí quốc gia, trở thành những cây bút độc lập để tự do lên tiếng mọi vấn đề trong xã hội.
Một trong số những nhà báo này là blogger Trương Duy Nhất. Ông từng làm cho báo Công an Đà Nẵng trước khi trở thành một blogger độc lập. Từ những kinh nghiệm làm việc cho báo chí trong nước, ông Trương Duy Nhất chia sẻ:
"Nếu có sự tự do, thoải mái thì tôi đã không từ bỏ vai trò báo chí Nhà nước để trở thành một nhà báo tự do, làm một trang web cá nhân và bị đi tù 2 năm. Về mặt nguyên tắc thì vẫn nói là báo chí không bị kiểm soát. Nhưng thực tế họ bị kiểm soát rất nhiều tầng lớp. Thứ nhất là ông Tổng Biên tập, trên đó còn có cơ quan chủ quản. Về mặt quản lý Nhà nước lại còn có Bộ Thông tin Truyền thông. Ngoài Bộ này ra lại còn Ban Tuyên giáo Trung ương. Rồi ví dụ bên Công an lại có quản lý của ngành công an nữa, gọi là an ninh tư tưởng."
Vì lý do này mà ông Trương Duy Nhất cho biết ông không được phép nói lên những vấn đề gai góc của cuộc sống vì bị cho là “nhạy cảm”.
Ông cũng cho rằng Việt Nam hiện tại có đến hơn 800 đầu báo nhưng nội dung đều giống nhau vì cùng một khuôn chỉ đạo từ cấp trên.
Vấn đề mất tự do ngay trong nội bộ báo Đảng cũng được ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập nhắc đến:
"Không thích vấn đề gì là ngay lập tức ban hành văn bản và cấm không cho nói. Đặc biệt là không cho tìm hiểu, bàn tán về vấn đề Trịnh Xuân Thanh. Hay quy định 102, không cho nói là vấn đề xã hội dân sự, tam quyền phân lập hay đa nguyên đa đảng."
Ông Trịnh Xuân Thanh từng là một quan chức ngành dầu khí, có dính líu đến một số đại án tham nhũng. Ông Thanh đã chạy trốn sang Đức xin tị nạn nhưng sau đó VN nói rằng ông này tự về nước đầu thú. Trong khi đó, phía Đức tố cáo họ có đủ bằng chứng cho thấy Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh trên lãnh thổ quốc gia họ vào tháng 7 năm ngoái. Kể từ đó đến nay không thấy báo chí Việt Nam đưa bất cứ tin tức gì về vụ bắt cóc này, mặc dù vừa qua Đức đã đưa một nghi can trong vụ án này ra xét xử.
Những vấn đề như nhân quyền, xã hội dân sự hay tam quyền phân lập gần như không bao giờ được nhắc đến trên mặt báo lề phải. Có chăng là những bài báo về các nhà hoạt động bị bắt vì muốn xây dựng những điều này.
Nhận xét về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong năm vừa qua, ông Phạm Chí Dũng cho biết tình hình ngày càng tồi tệ, được minh họa bằng số nhà báo, blogger, nhà hoạt động nhân quyền bị bắt. Một báo cáo của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ năm 2017 cho thấy Việt Nam đang giam giữ ít nhất 10 nhà báo, nằm trong danh sách sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch năm 2018 cho biết có hơn 100 nhà hoạt động, blogger đang bị cầm tù ở VN.

Ngăn cấm hội Nhà báo Độc lập

Trong số những tiếng nói bất đồng bị chính quyền bỏ tù năm 2017, có nhiều người là những blogger, cũng cây bút độc lập có tiếng vang trong xã hội. Điển hình như mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Cô là một blogger chuyên lên tiếng về thảm họa biển Formosa ở miền Trung nhưng đã bị kết án 10 năm tù giam. Ngoài ra phóng viên, blogger Nguyễn Văn Hóa cũng chịu án 7 năm tù.
Sống trong lòng chế độ mình biết rõ mà, chỉ tuyên truyền một chiều có lợi cho Đảng thôi
- Người dân
Riêng trường hợp Hội Nhà báo Độc lập do ông Phạm Chí Dũng đứng đầu bị gây khó dễ cũng là một ví dụ điển hình về tình trạng thiếu tự do báo chí ở Việt Nam:
"Trang web Việt Nam Thời báo có lẽ là trang bị Bộ Công an dùng tường lửa để ngăn chặn nhiều nhất nên ảnh hưởng khá nhiều đến việc độc giả truy cập. Hội Nhà báo Độc lập không được tự do sinh hoạt ở Việt Nam mà gần như tất cả mọi sinh hoạt của hội đều bị công an ngăn cản, bao vây, phong tỏa."
Bản thân ông Dũng bị thương nặng trong một vụ tai nạn giao thông vào cuối năm ngoái mà nhiều ý kiến cho rằng có sự dàn xếp trả thù.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng về tình trạng hành hung các nhà hoạt động, nhà báo độc lập ở VN. Theo đó thì chỉ riêng năm 2016 xảy ra hơn 20 vụ hành hung với hơn 50 nạn nhân. Tổ chức này nêu rõ dường như có sự cho phép và chỉ đạo của chính quyền trong những vụ này.
Ngoài ra, các nhà nhà báo độc lập, các bloggers còn nói rằng gần đây chính quyền tăng cường phối hợp với Facebook để gỡ bỏ những bài viết của họ, thậm chí là khóa cả trang Facebook cá nhân – một phương tiện chính giúp lan tỏa tiếng nói của họ. Chính phủ VN cũng thông báo đã gỡ bỏ hàng ngàn bài viết, video họ cho là “độc hại” trong thời gian qua.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 25 rằng công dân có tự do báo chí, tiếp cận thông tin, nhưng lại nói thêm là các quyền này phải do pháp luật Việt Nam quy định.

‘Tiếng khóc’ của người sản xuất cà phê sạch

RFA-2018-04-23   
Hạt cà phê sạch sau khi loại bỏ tất cả tạp chất (trái) và máy xay được mang đi theo để xay tại chỗ khi giao cà phê cho khách (phải).
Hạt cà phê sạch sau khi loại bỏ tất cả tạp chất (trái) và máy xay được mang đi theo để xay tại chỗ khi giao cà phê cho khách (phải).-Cơ sở cà phê Nam Phát cung cấp.
Những ngày vừa qua dư luận cả nước, đặc biệt là giới yêu thích cà phê đã rất bức xúc và hoang mang về câu chuyện 1 cơ sở thu mua nông sản tại xã Đắkwer, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông đã dùng phế phẩm cà phê nhuộm dung dịch pin do Phòng cảnh sát môi trường và các cơ quan chức năng phát hiện từ ngày 15-17/4/2018.
Mỗi khi có một sự việc được ‘hé lộ’ ra công luận, không chỉ người tiêu dùng bức xúc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ khác, cho dù chính cơ quan chức năng chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Ảnh hưởng trực tiếp

Sự việc do báoTuổi Trẻ đưa ra đầu tiên vào ngày 16/4/2018, cho biết gia đình bà Nguyễn Thị Loan, ngụ tại thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp đã mua pin con ó, đập vỡ, lấy bột màu đen trộn với vỏ, phế phẩm từ hạt cà phê để sản xuất thành cà phê bột.
Cho đến ngày 23/4/2018, cũng báo trong nước cho biết cơ quan chức năng đã đủ chứng cứ để khởi tố vụ án cà phê nhuộm than pin. Thế nhưng, theo Đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, thì những tạp chất phát hiện ở cơ sở bà Nguyễn Thị Loan “được đưa vào thực phẩm nhưng không phải cà phê”.
Tuy rằng câu chuyện được dư luận gọi là “cà phê nhuộm than pin” được chính những tờ báo khác trong nước cho rằng “còn nhiều nghi vấn và cần sớm làm sáng tỏ” thì bề nổi của sự việc vẫn gây hoang mang cho giới yêu thích cà phê và tạo ra những cơn sóng ngầm cho sự tồn tại của những cơ sở sản xuất cà phê trong nước.
Anh Nguyễn Khắc Hoàng, chủ cơ sở sản xuất cà phê sạch Nam Phát, ở Buôn Mê Thuộc, Đắk Lắk cho biết từ ngày vụ “cà phê nhuộm than pin” được báo chí đưa tin, các cơ sở sản xuất cà phê vừa và nhỏ ở Buôn Mê Thuộc gặp nhiều khó khăn, trong đó, có hoạt động kinh doanh của gia đình anh.
“Tôi là 1 cơ sở nhỏ, mà từ khi có thông tin về cà phê nhuộm pin thì đi đến đâu người ta cũng hỏi cà phê có pin không. Các công ty lớn như Trung Nguyên, Trường Giang thì người ta lớn, có uy tín, ít bị ảnh hưởng. Mình là cơ sở nhỏ, đi tới đâu người ta cũng hỏi.”
Tôi là 1 cơ sở nhỏ, mà từ khi có thông tin về cà phê nhuộm pin thì đi đến đâu người ta cũng hỏi cà phê có pin không. Các công ty lớn như Trung Nguyên, Trường Giang thì người ta lớn, có uy tín, ít bị ảnh hưởng. Mình là cơ sở nhỏ, đi tới đâu người ta cũng hỏi. - Anh Nguyễn Khắc Hoàng
Tâm lý của người tiêu dùng, trường hợp này là người uống cà phê bị hoang mang, lo sợ. Đó là lẽ tất yếu. Một chủ công ty rang xay cà phê ở TP. HCM nói với báo trong nước rằng: “Giới kinh doanh cà phê hiện nay bị ảnh hưởng rất nặng trước thông tin trên. Người tiêu dùng khi mua cà phê hạt lẫn cà phê bột đều hỏi rất kỹ trong cà phê có gì. Nhiều người thậm chí còn tẩy chay cà phê vì lo lắng!”
Ngay dưới những bài báo đăng tin về vụ cà phê nhuộm pin, rất nhiều phản hồi từ người độc viết rằng: “Giờ đây mỗi lần vào quán là sợ uống phải "cà phê pin.”
Khi niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm không còn vì lý do chất lượng, thì theo qui luật kinh doanh, nhà sản xuất ra sản phẩm đó phải chịu hậu quả về thiệt hại kinh tế. Thế nhưng, vấn đề ở đây lại là một ảnh hưởng chồng chéo đến các cơ sở sản xuất đúng qui trình và chất lượng khác.
Theo lời anh Nguyễn Khắc Hoàng, để đối phó với cơn bão lòng tin của khách hàng, cơ sở Nam Phát của anh phải nghĩ ra hình thức giao hàng tốn kém hơn so với trước đây, về kinh phí lẫn thời gian.
“Trước đây là đóng gói thành phẩm sẵn rồi chở đi bán. Khi ảnh hưởng bởi cà phê pin thì mình không thể chở cà phê đóng gói đi được, phải chở tất cả là nguyên hạt, trên xe phải chở luôn máy xa, máy ép, máy đóng gói. Đi đến đâu xay đến đó người ta mới tin. Nó hơi khó khăn cho mình.”
Đó là chưa kể đến gần đây, có nhiều đơn hàng đã được gửi đi nhưng do ảnh hưởng của vụ việc cà phê pin, tất cả đều bị gửi trả lại và cơ sở phải thay thế bằng cà phê còn nguyên hạt cho khách.

Lý do thiếu kiểm soát

Một viên chức hiện đang công tác ở Ban Thanh tra, thuộc Sở Công thương, tỉnh Bến Tre cho biết có rất nhiều lý do để dẫn đến vấn nạn thực phẩm bẩn. Điều đáng nói là những cơ sở bị nêu danh tính là sản xuất thực phẩm bẩn đa phần đều đáp ứng đúng điều kiện ở “đầu vào”.
“Khi họ được việc đó rồi thì cũng có 2 trường hợp xảy ra, là họ không đạt điều kiện mà họ làm chui. Thứ 2 là thời gian đầu họ đảm bảo theo yêu cầu, nhưng trong quá trình kinh doanh vì hám lợi nên họ không đảm bảo điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh, dù đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.”
Cụ thể đối với vụ việc cà phê pin, tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Văn Thị, chủ tịch UBND huyện Đắk R'lấp cho biết cơ sở của bà Nguyễn Thị Loan đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 19-8-2016 về ngành nghề thu mua nông sản và ban chỉ đạo an toàn thực phẩm của huyện cũng thường xuyên kiểm tra và chưa phát hiện vi phạm của cơ sở của bà.
Vấn đề chất lượng của công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm được vị viên chức trên giải thích:
“Nguyên nhân khách quan là lực lượng nó mỏng, không đủ để đi kiểm tra, rà soát đến từng ngõ ngách của các cơ sở. Rồi ngoài ra cũng có trường hợp thói quen của Việt Nam hễ có đơn thư mới làm, tức là phải có 1 cái đơn của cá nhân, tổ chức hay bất kỳ ai gửi tới.”
Theo vị này, thời gian sau này, có những vụ việc chỉ cần dư luận bày tỏ bức xúc trên mạng xã hội thì cơ quan quản lý vẫn đưa ra chỉ thị cho cơ quan chức năng tập trung xử lý.
Nguyên nhân khách quan là lực lượng nó mỏng, không đủ để đi kiểm tra, rà soát đến từng ngõ ngách của các cơ sở. Rồi ngoài ra cũng có trường hợp thói quen của Việt Nam hễ có đơn thư mới làm, tức là phải có 1 cái đơn của cá nhân, tổ chức hay bất kỳ ai gửi tới. - Viên chức Sở Công thương

Do người tiêu dùng

Bên cạnh đó, một lý do khác nằm ở phía chính người tiêu dùng được vị viên chức này giải thích qua ví dụ của vụ tẩm trắng bún:
“Những nơi bị ‘đánh’ thì ban đầu họ bị phạt rất nặng. Sau đó hàng đúng chuẩn của họ, không có hoá chất thì lại không được thị hiếu của người dân. Họ nói bún đen, bẩn, nên tìm những cái trắng mà mua. Cũng do người tiêu dùng không thông thái. Cho nên gần đây mới có chuyện kêu gọi người tiêu dùng thông thái để bảo vệ mình trước.”
Vấn đề này cũng được anh Nguyễn Khắc Hoàng, chủ cơ sở cà phê sạch Nam Phát cho biết chính người mua cà phê cũng có tâm lý cho rằng cà phê phải đen thì mới ngon. Do vậy mà xảy ra vụ việc dùng hoá chất khoác áo màu cho bột cà phê.
“Do người tiêu dùng của mình đó. Nếu cà phê sạch của mình thì khi chế ra không có đen thui, đen ngòm. Hạt cà phê cũng không có màu đen hay mùi là lạ. Do người dân ở đó không biết thế nào mà đòi uống phải đen, phải đậm phải đặc. Chỉ cần cà phê sạch hay không sạch nhìn bằng mắt thường là biết. Hạt cà phê rất bình thường và thơm.”
Vụ án “Cà phê pin” chỉ là một sự việc trong rất nhiều những câu chuyện về thực phẩm bẩn được báo chí trong nước phơi bày. Cũng như dùng pin làm 1 công cụ để đẩy nhanh thời gian luộc bắp từng bị nhóm phóng viên trong nước điều tra năm 2013. Hàng loạt những cở sản xuất bún dùng chất huỳnh quang để tẩy trắng. Liên tiếp những thông tin, hình ảnh do người dân phát hiện đưa lên mạng xã hội cho thấy cây trái được tẩm hoá chất hoặc chích thuốc tăng trưởng trực tiếp cho mau chín…
Tất cả những điều đó được gọi chung bằng một câu nói, nặng như một bản án, đó là “người Việt đang giết người Việt.”

Thuốc giả lan tràn, thuốc thật bị huỷ

Mỹ Lan RFA-2018-04-23 
Sản phẩm điều trị ung thư Vinaca được làm từ bột than tre tại một cơ sở tư nhân tại Hải Phòng
 Sản phẩm điều trị ung thư Vinaca được làm từ bột than tre tại một cơ sở tư nhân tại Hải Phòng-youtube.com
2 triệu VNĐ cho 1 lọ thực phẩm chức năng “made in Vietnam” được quảng cáo có công dụng chữa và hỗ trợ điều trị ung thư ống tiêu hoá số 1 thế giới hiện nay. Thế nhưng, thay vì bao gồm thành phần carbon nano như quảng cáo trên bao bì nhãn mác, nguyên liệu chủ yếu của loại thực phẩm chức năng này lại được sản xuất từ bột than tre, tại một cơ sở sản xuất vô cùng mất vệ sinh và được đóng gói thủ công bởi những công nhân không chút kiến thức về sản xuất dược liệu.
Điều đáng nói là loại thực phẩm chức năng này trong một thời gian ngắn đã được tiêu thụ ra thị trường không ít thông qua các đại lý mở rộng từ Bắc vào Nam. Bao nhiêu bệnh nhân nhẹ dạ đã dốc hầu bao để mua loại thuốc giả mà họ kỳ vọng là có thể chữa lành căn bệnh hiểm nghèo đang mắc? Đã bao nhiêu gia đình đang dần khánh kiệt bởi mua phải những loại thuốc giả không hề giúp người thân thuyên giảm bệnh tật mà thậm chí còn mắc bệnh nặng hơn bởi sử dụng thuốc độc hại, kém chất lượng?
Những tác dụng phụ của thuốc gây nên những rối loạn về khí huyết, mạch máu, thể dịch, kháng thể .. ở người bệnh vô hình chung làm cho bệnh tăng thêm - Bác sỹ Đỗ Thị Thuân
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng từ Hà Nội lên án đó là một hành động vô cùng độc ác, vô cảm và tàn nhẫn:
Người bị bệnh ung thư thì đã giống như là một lần tuyên án rồi và người ta cần một cơ hội để chữa bệnh. Việc chữa được hay không đó là một cơ hội may rủi, nhỏ nhoi để sống sót và họ có duy nhất cơ hội đó để hy vong. Việc làm thuốc giả giống như là tước đi nốt cơ hội cuối cùng của họ mà thêm vào đó còn là nhát dao bồi vào cơ thế vốn đã yếu đuối đó”
Về góc độ chuyên môn, bác sỹ Đỗ Thị Thuân, nguyên Giám đốc bệnh viện Giao thông- Vận tải Hà Nội cho biết thuốc giả là những loại thuốc hàm lượng không đạt tiêu chuẩn cũng như nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh:
Đãng nhẽ ngày nào người ta cũng phải có thuốc uống thì mới ngăn chặn được căn bệnh nhưng không có thuốc thì làm cho bệnh nó phát triển nặng thêm và tạo gánh nặng cho người bệnh mà trong khi đó tiền người ta vẫn phải bỏ ra thuốc mà lại không có tác dụng. Chưa kể là những cái tác dụng phụ của thuốc, nó gây nên những rối loạn về khí huyết, về mạch máu, thể dịch, kháng thể .. ở người bệnh vô hình chung làm cho bệnh tăng thêm”
Một nhà quản lý trong ngành dược phẩm muốn giấu tên cho rằng việc sản xuất thuốc giả dưới mọi hình thức là rất nguy hiểm và cần phải truy cứu ở mức độ hình sự. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng thuốc ở Việt Nam quá lớn nên đã có nhiều doanh nghiệp cố tình tìm kiếm lợi nhuận để sản xuất thuốc giả bất chấp điều đó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và cả sinh mạng của bệnh nhân.
“Các doanh nghiệp tuy là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng việc thành lập rất dễ dàng vì nó là kinh tế thị trường mà. Trong khi đó lực lượng chức năng lại quá mỏng và quan trọng hơn nữa là cái đạo đức của doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của những người hành nghề. Họ cố tình chộp giật chắp vá khi mà có thể bị tội nhưng họ vấn cố tình làm để tìm kiếm lợi nhuận một cách không chính đáng”
Liên quan đến những chế tài đối với các doanh nghiệp sai phạm quy định của Bộ Y tế trong lĩnh vực này, ông Đỗ Trung Hưng, Vụ phó Vụ pháp chế Bộ y tế cho biết:
Cái đấy thì bây giờ Luật Dược đã có quy định rồi thì Bộ Y tế đang sửa đổi về những trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì trong đó có cả trong lĩnh vực dược
Tuy nhiên, ông này từ chối cung cấp thêm thông tin về các chế tài cụ thể được áp dụng đối với các trường hợp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dược phẩm không đúng với tiêu chuẩn của Bộ.
Rất nhiều các đơn vị sản xuất và họ là sân sau của cơ quan quản lý nên họ cũng rất hạn chế lượng thuốc tốt cũng như những loại thuốc được cung cấp miễn phí đến cho người dân. Tất nhiên đây chỉ là thuyết âm mưu thôi nhưng chúng ta đều hiểu rằng họ đang gây cản trở để thuốc của họ đến với người bệnh thay vì những loại thuốc được cho tặng miễn phí kia - Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng
Trong khi đó tại Việt Nam xảy ra những vụ việc cụ thể là gần 20.000 viên thuốc chữa ung thư máu trị giá gần 14ty đồng được công ty Novartis (Thuỵ Sĩ) viện trợ cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tuỷ tại bệnh viên Truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh lại bị đem thiêu huỷ hồi tháng tháng 5/2017.  Còn tại bệnh viên Ung bướu TP.HCM, 267 viên thuốc Nexavar, trị giá hơn 250 triệu đồng được viện trợ để điều trị ung thư gan và thận cho bệnh nhân tại đây cũng gặp tình cảnh tương tự. Lý do được đưa ra là không đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục nhập cảnh dẫn tình trạng thuốc bị lưu kho quá lâu, đến khi phía bệnh viện cung cấp được đủ giấy tờ thì những loại thuốc nói trên đã quá thời gian sử dung, do đó buộc phải tiêu huỷ. Là một người có nhiều mối quan tâm đến các vấn đề của xã hội, nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng cho rằng:
Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam có rất nhiều các đơn vị sản xuất và họ là sân sau của cơ quan quản lý nên họ cũng rất hạn chế lượng thuốc tốt cũng như những loại thuốc được cung cấp miễn phí đến cho người dân. Tất nhiên đây chỉ là thuyết âm mưu thôi nhưng chúng ta đều hiểu rằng họ đang gây cản trở để thuốc của họ đến với người bệnh thay vì những loại thuốc được cho tặng miễn phí kia”
Quay trở lại câu chuyện sản xuất thuốc ung thư giả bằng than tre Vinaca, sau những ồn ào xung quanh việc làm giả thành phần cho đến việc lọt vào top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam của doanh nghiệp này, mới đây Bộ Y tế đã chính thức khẳng định, sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép lưu hành và cũng không được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng. Thế nhưng, người tiêu dùng đặt câu hỏi vì sao không đăng ký và không được phép lưu hành nhưng loại sản phẩm này lại được bán tràn lan trên thị trường thậm chí mở rộng địa bàn kinh doanh trên nhiều địa phương mà vẫn không bị một lực lượng chức năng nào “sờ gáy”, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Chúng tôi đã tìm cách liên lạc nhiều lần với ông Nguyễn Tất Đạt, Cục phó Cục Quản lý Dược , Bộ Y tế để hỏi về vấn đề này tuy nhiên ông này đã không bắt máy.

Ngập tràn quảng cáo Tàu - Nga tại Nha Trang

RFA-2018-04-23  
Bảng quảng cáo một tiệm lẩu ở Nha Trang.
Bảng quảng cáo một tiệm lẩu ở Nha Trang.RFA
Những bảng hiệu tiếng Tàu, tiếng Nga gần đây trở nên nhan nhản ở thành phố biển Nha Trang khiến dư luận thắc mắc vì sao lại xảy ra tình trạng này.

Bảng quảng cáo chữ nước ngoài

Trên một tuyến đường nhộn nhịp ở trung tâm thành phố Nha Trang, người ta thấy các bảng hiệu quảng cáo chủ yếu là tiếng Nga và Trung Quốc.
Bà Phượng, một người phụ nữ buôn bán gần đường Nguyễn Thiện Thuật, giải thích vì sao có tình trạng đó xảy ra:
Cô thấy giờ chạy theo thị trường, Trung Quốc nhiều quá, bây giờ con không làm bảng TQ nó đâu vô ăn đâu.
- Bà Phượng
Có sao nói vậy à, tại vì cô thấy giờ chạy theo thị trường, Trung Quốc (TQ) nhiều quá, bây giờ con không làm bảng TQ nó đâu vô ăn đâu. Đó là cô nói thật. Đâm ra giờ TQ nhiều quá mà, giờ nó du lịch gì không, tính ra ngang ngửa người VN mình rồi. Cô nói thiệt nhiều lúc cô tưởng người Sài Gòn cô còn mời nó nữa.
Theo bà Phượng việc sử dụng bảng quảng cáo có tiếng Nga và TQ giúp cho việc buôn bán thuận lợi hơn, dù theo Luật quảng cáo ở Việt Nam biển hiệu phải viết bằng tiếng Việt; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn tiếng Việt.
Phải có Tiếng Việt chứ, ví dụ như một cái bảng hiệu con muốn bán gì phải có tiếng Việt xong mới tới tiếng Tàu chớ. Tiếng Việt của mình phải trên hết.”
Đó là qui định của cơ quan chức năng; cũng như lâu nay khách hàng chủ yếu là người trong nước.
Mình là người Việt mà, toàn tiếng Tàu ai đọc được? Ví dụ như cô muốn ăn cô phải đọc tiếng Việt trước chứ vì cô là người Việt mà làm sao tiếng Tàu được!”

Nguyên nhân

Thế nhưng khi lượng khách nước ngoài, chủ yếu là người Nga và người Trung Quốc đến Nha Trang ngày một nhiều thì nhiều nhà hàng cho trưng bảng hiệu quảng cáo dùng tiếng Nga và tiếng Trung với mục tiêu thu hút khách.
Còn ra còn một thực tế khác nữa được bà Dung, một phụ nữ địa phương có thâm niên phục vụ nhà hàng hơn hai mươi năm ở Nha Trang tiết lộ:
Tại vì bây giờ chủ yếu không thích bán cho người Việt, cho nên nó bán cho Nga với Trung (thì) chỉ để (chữ) Nga với Trung thôi.
Người TQ với người Nga bán nhiều tiền hơn, người VN nó vô nó ăn chê bai rồi bầy hầy dơ dáy.
- Bà Dung
Tại vì người TQ với người Nga bán nhiều tiền hơn, người VN nó vô nó ăn chê bai rồi bầy hầy dơ dáy. Người nước ngoài người ta ăn rất gọn gàng sạch sẽ mà nhanh gọn nữa. Còn người VN họ ngồi họ ăn bầy hầy dơ dáy rồi đòi hỏi đủ thứ, giả tỉ trái ớt miếng chanh vậy á. Không thích, VN không thích. Nói chung ra cô làm nhà hàng cô biết mà, VN vô nói chung họ không thích VN mấy.”
Một người phụ nữ khác cho rằng có nhiều khách du lịch nước ngoài, dù là TQ đi chăng nữa thì cũng giúp cho việc buôn bán ở đây được tốt hơn:
Kệ tới đâu hay tới đó chứ cô không biết. Bây giờ nó đi qua nhà nước cho qua, nó qua mình buôn bán cũng được, nói chung buôn bán nó ăn nó uống xả rác nhưng mà buôn bán cũng được. Chứ mà bây giờ nhà hàng khách sạn mở đầy mà không có nó ăn cũng chết.”
Trong khi đó vẫn có người với tinh thần dân tộc tỏ ra bất bình với cách làm của nhiều chủ hàng khác.
Bây giờ người VN mình vô mà nó không bán, nó bán người Tàu ai mà chịu. Như mình, mình đâu có chịu, nước mình mà sao mình làm vậy được. Thì ai cũng vậy thôi à, nếu con hỏi người nào cũng trả lời giống cô thôi. Bản thân con cũng vậy thôi. Chứ không lẽ con người VN mà vô nó không tiếp nó tiếp người Tàu, thấy kì không? Mình người Việt mà.”
Nhưng cũng có một số cửa hàng vẫn tiếp khách Việt.
Như chẳng hạn quán này là Việt đó, Việt không đó: Cơm, phở, bún bò. Còn những quán người ta bán TQ với Nga thì không bao giờ người ta để.”
Vấn đề các bảng quảng cáo tiếng Nga và tiếng Trung nở rộ tại thành phố Nha Trang lâu nay; đến khi báo chí trong nước nêu ra với ông Nguyễn Sỹ Khánh, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nha Trang, thì ông này lại tỏ ra bất ngờ cho rằng ông không hay biết gì.

Những trả giá đầu tiên của Facebook

Mark Zuckerberg điều trần
Thiền Lâm
Trong và sau vụ bê bối rò rỉ thông tin cá nhân liên quan tới công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại Anh Cambridge Analytica, hãng Facebook đã phải trả cái giá đầu tiên, nhưng rất có thể vẫn không dừng ở đó.
Trang Standard (Anh) cho biết chỉ riêng ở thủ đô London, số lượt tìm kiếm thông tin về cách xóa tài khoản Facebook đã tăng 139% trong tháng Ba năm 2018.
Trên quy mô quốc tế, Vương quốc Anh là nước có tỉ lệ tìm kiếm “delete Facebook” cao thứ thứ 4 sau Canada (175%), Mỹ (132%) và New Zealand (103%).
Nguồn cơn bắt đầu từ đầu tháng Ba khi Quốc hội Mỹ đã yêu cầu nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành (CEO) mạng xã hội lớn Facebook – Mark Zuckerberg – phải tham dự phiên điều trần đầu tiên cơ quan này về vụ bê bối lộ thông tin cá nhân. Chính Facebook đã thừa nhận có khoảng 87 triệu người dùng Facebook toàn cầu, trong đó có khoảng 1 triệu người dùng ở Anh, đã bị lộ thông tin cá nhân trong bê bối này.
Ông Simon Migliano, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại VPN nói: “Vụ rò rỉ dữ liệu của công ty Cambridge Analytica đã xác nhận những nghi ngờ lâu nay của nhiều người dùng mạng xã hội về việc các thông tin cá nhân của họ đang bị sử dụng cho nhiều phương tiện khác nhau mà không được sự đồng ý của họ”.
Ngày 10/4/2018, Mark Zuckerberg đã chính thức tham gia phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. CEO này đã xin lỗi và thừa nhận trách nhiệm vì đã hành động không đủ để ngăn chặn vụ bê bối để lộ thông tin người dùng xảy ra vừa qua.
CEO Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Ủy ban Thương mại và Tư pháp của Thượng viện Mỹ, ngày 10/4. (Nguồn: The New York Times)
Vào thời điểm sát ngày Mark Zuckerberg phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, những người hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã có một sáng kiến tuyệt vời.
Ngày 9/4/2018, với đầu mối là nhà hoạt động nhân quyền Lã Viết Dũng, 50 tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập ở Việt Nam đã gửi một bức thư ngỏ tới nhà sáng lập Facebook ông Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin trên Facebook của họ bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam.
Bức thư trên cho biết đã có những bằng chứng đáng thuyết phục cho thấy tổ chức mạng Facebook đã và đang “tiếp tay” cho chính quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận – được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982 và Facebook đương nhiên phải tôn trọng Công ước này.
Có thể xem bức thư trên là giọt nước tràn ly sau một thời gian dài nhiều tài khoản facebook của giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam bị Facebook khóa một cách vô lý khi chỉ dựa vào chế độ “report” của đội ngũ đông đảo dư luận viên công an và “lực lượng 47” của Bộ Quốc phòng.
Chiến dịch cấm đoán trên facebook bắt đầu tròn một năm trước, vào tháng Tư năm 2017, khi người đứng đầu Quản Trị Chính Sách Toàn Cầu của Facebook là bà Monika Bickert đã có cuộc gặp gỡ với Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn và đôi bên đã đồng ý hợp tác trong việc theo dõi và tháo gỡ nội dung. Kể từ sau buổi gặp mặt giữa hai bên, tình trạng bóp nghẹt tự do biểu đạt trên mạng và bỏ tù các nhà hoạt động, cũng như vấn đề khóa tài khoản và tháo gỡ nội dung đã gia tăng nghiêm trọng mà không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ Facebook ngoài lý do mơ hồ là “vi phạm tiêu chuẩn”.
Trước đó, Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2000 clip bị cho là “nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước” trên YouTube, để đến thời điểm diễn ra cuộc gặp Monika Bickert – Trương Minh Tuấn đã có hơn 1000 clip bị xóa. Chính vì thế sau cuộc gặp này, Facebook đã được ông Trương Minh Tuấn khen ngợi.
Rốt cuộc, kết quả của mối quan hệ “thành khẩn hợp tác” trên là vào tháng Tư năm 2018, chính quyền Việt Nam đã gỡ quy định bắt các tổ chức mạng quốc tế phải đặt máy chủ ở Việt Nam khỏi dự thảo Luật An ninh mạng. Không hẳn đây là một sự nhượng bộ của Việt Nam đối với Facebook và Google, mà có thể đơn giản là hai Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an Việt Nam đã đạt được một thành tích đủ để báo cáo sau khi thiết lập với Facebook một kênh “xóa tin xấu độc” mà bước đầu có hiệu quả “đánh phản động”.
Nhưng lời khen ngợi của một quan chức cộng sản như trên lại là nỗi đau của cộng đồng dân chủ trên mạng khi đã quen nhìn vào Facebook với ánh mắt thiện cảm về một tinh thần chia sẻ và bảo vệ tự do ngôn luận.
Sau vụ Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam, rất nhiều người đã đặt dấu hỏi vì sao Facebook – một tổ chức mạng có uy tín quốc tế và được tiếng là độc lập với các chính phủ, lại dễ dàng thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam trong việc “xóa tin xấu độc” – mà thực chất là xóa và gỡ nhiều tin tức, bình luận về dân chủ nhân quyền và bất công xã hội?
Phải chăng Facebook đã bắt đầu “thành khẩn hợp tác” với chính quyền Việt Nam từ cuối năm 2017, bởi từ cuối năm 2017 đến nay, hiện tượng facebook của nhiều người đấu tranh dân chủ và nhân quyền bị gỡ nội dung và bị khóa đã trở thành số nhiều và liên tục?
Chỉ biết rằng Facebook có thể đã được chính quyền Việt Nam không áp dụng cơ chế đánh thuế trên lãnh thổ Việt Nam – một yêu cầu gay gắt mà trước đó Bộ tài chính Việt Nam đã thúc giục chính phủ nước này.
Đồng thời, Facebook còn có được ưu đãi trong mối quan hệ với các nhà mạng lớn nhất ở Việt Nam mà không bị ngăn chặn hoạt động kinh doanh tài khoản facebook ở nước này.
Sau khi nhận được bức thư ngỏ của 50 tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, đại diện Facebook nói sẽ quan tâm và muốn đối thoại với Xã hội dân sự. Tuy nhiên cách nói thuần túy ngoại giao như thế khó mà mang tính thuyết phục và giúp hồi phục lại niềm tin của người sử dụng đối với Facebook.
Niềm tin chỉ hồi phục bằng vào hành động cụ thể. Nếu vẫn tiếp tục “hợp tác thành khẩn” với nhà cầm quyền Việt Nam để ngăn chặn tài khoản giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở nước này, sớm muộn Facebook cũng vi phạm quyền tự do ngôn luận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và sẽ khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và lợi nhuận của hãng này.

Chúng ta thì … ngược lại!


Thắng Thế Lê FB

Tôi cân nhắc kỹ hai ngày nay, rằng mình có nên giới thiệu bộ phim này không, thật sự là đến khi viết những dòng này, lòng vẫn rối ren “hay là xoá…”
National Security – An Ninh Quốc Gia dựa trên câu chuyện có thật xảy ra ở Nam Hàn năm 1985 – dưới chế độ độc tài quân sự Park Chung Hee và Chun Doo-hwan. Lịch sử Nam Hàn sau đình chiến 1953 cũng trải qua nhiều sóng gió và những vết đen tăm tối trước khi có được nền dân chủ và thịnh vượng như bây h.

Trong phim, cơ quan an ninh Nam Hàn bắt giữ và tra tấn một nhà hoạt động dân chủ (người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi). Ép anh này phải bịa ra và nhận mình điều hành một âm mưu phản loạn nhận sự tài trợ của Bắc Hàn. Cuộc tra tấn thực sự quá khủng khiếp, tôi đôi lúc đã phải nhắm mắt lại hoặc tua bớt đi…
Tôi thực sự đã rất băn khoăn khi nghĩ đến những tù nhân chính trị ở đất nước của mình, những người thân, bè bạn của họ sẽ hình dung như thế nào về những đau đớn mà người thân ruột thịt, bạn bè của họ có thể đã và đang trải qua…tôi không muốn…nhưng phần khác tôi vẫn muốn. Tôi muốn mọi người thấy được thế nào là âm mưu, thủ đoạn chính trị, là tham vọng quyền lực bẩn thỉu nó biến con người ta thành ác quỷ…
Nhiều người bạn của tôi khi tranh luận, thảo luận với tôi về đề tài Nam Hàn, họ bảo rằng Nam Hàn cũng tử tế chó gì đâu, cũng từng độc tài đàn áp, bắn giết…
Tôi bảo đúng, họ từng có giai đoạn như thế. Đó là lúc cái xấu trong lòng quốc gia họ trỗi dậy. Quốc gia hay con người nào cũng có bên trong hai mặt tốt, xấu. Người Nam Hàn là hiện thân cho cái tốt đã mạnh hơn, lớn hơn, can trường bất khuất hơn – trỗi dậy và đè bẹp cái xấu, đưa quốc gia của họ vào con đường tốt đẹp như ngày nay.
Còn (phần đông) chúng ta thì ngược lại…