Thursday, October 4, 2018

Choáng với mấy cha... chiên da chí thức rận ngủ!

Tư nghèo (Danlambao) - Chú Sáu nông dân hổng bằng cấp của Tư tui dù tỉnh dù xỉn cũng chắc cú là ba cái thứ phương án gì đó áp dụng cho việc cày bừa đều vô nghĩa nếu cái thèng chủ nông là một đứa cày... bừa, chuyên nghề bán lúa giống và thích vừa phá hoại vừa ăn cắp mùa màng. Dzì dzậy nên chi chiện chính là... thèng nào, ý định của nó, "phân" chất của khứa lão ra sao chớ hỗng phải là phương thức. Và ba cái phương thức, kiểu cách, nhất thể nhị thân lùng tùng xèn được đưa ra từ nó thì cũng chỉ để bắt cầu cho nó qua sông ăn trộm lúa.

Mấy hôm rày có mấy cha nội bằng cấp một đống, miệng cạo dừa một mâm, xếp hàng vẽ rồng vẽ rắn, đem mớ kiến thức lý luận cao siêu để giở trò bẻ cong nhánh lúa làm nên cánh đồng, nhưng cố tình lờ đi nhân tố gì làm nên cánh đồng rộn lúa. Nó là chú Sáu nông dân hay cái thèng chôm chĩa lúa, chuyên môn phá hoại hòa bình, ý lộn - mùa màng? 

Cho nên trong cái dzụ nhứt thể hoá, mấy đấng láo sư, tiến sờ ĩ, chiên da, chí thức rận ngủ, nhà báo nói láo ăn tiền cứ kệ mẹ thèng độc tài, kệ cha cái đẻng độc tôn, lơ huyền lờ cái đẻng mà đầu của nó là cái cửa họng, giữa là ruột già, ruột non, ruột thừa, ruột không thiếu và cuối là cái hậu môn bị bịt; chuyên môn tham nhũng, chuyên thói lạm quyền, tổ sư bán nước, hại dân tổ mẹ; ôm cái quyền của tụi nó và tiền của con dzợ nó ngồi chồm hổm trên đẻng, bưng cái bàn tọa độc tôn của đẻng ngồi chóc ngóc trên 90 triệu cái đầu. 

Cái đám ôn hoàng hột dzịt lộn này giở trò ma giáo xoay như con cù để kéo mấy đứa tụi nó muốn dụ vào trận đồ lý thuyết bằng cách lấy ra một khía cạnh như "tinh gọn guồng máy" để hy vọng rằng có kẻ ngây thơ tin theo phương trình 1 < 2 = OK SALEM, và như vậy thì cánh đồng chưa trồng đã bị chôm hết giống đương nhiên sẽ mênh mông rực rỡ lúa vàng!

Bà con cũng thấy được những cái trò mèo như vậy trong các bài "thuyết trình" lê thê về luật đặc khu. Những phân tích rắc rối muốn bể nón cối về thành quả đặc khu xứ người, những yếu tố đan chồng lên nhau về lợi ích của đặc khu. Có đứa cũng bày đặt chơi luôn lý luận đặc khu đã không còn hợp thời... nhưng cũng có thể cải tiến như đẻng ta cải tiến hoả tiễn SAM bắn Mỹ. Cha con nhà nó muốn làm mờ con mắt người khác bằng thứ kiến thức cao siêu, làm choáng váng người đọc bằng kiến thức rối như mớ bòng bong. 

Nhưng mà hỏi chú Sáu con trâu đi trước cái cày theo sau nhà tui thì chú đơn giản như đang giỡn: cánh đồng này của cha ông, thèng Lú nó muốn cho Tàu thuê, đặc khu đặc khiết gì cũng là cái cớ cho Tàu vào... chơi. 

Yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại là con người. Con người đó tốt hay xấu lại tuỳ vào cơ chế. Tìm đâu mấy đứa du đãng, cướp bó, đâm cha chém chú hiếp chị dâu trong... hội từ thiền hở bà con!? 

Mấy đấng láo sư, tiến sờ ĩ, chiên da, chí thức, rận ngủ hổng bằng chú Sáu nông dân của tui. Chú em tui hồi nhỏ hổng muốn bị đánh vần Việt Nam đẹp nhất có tên con mẹ rượt gì đó nên hổng thèm đi học. Nhưng nhờ vậy mà đầu óc chú không bị tống phân đỏ vào để lãnh bằng cấp tiến sờ ỉ ngu. Do đó, hổng cần bắc kỳ biết... lú luận, chú biết rõ cái nguy hiểm không nằm ở việc biến thửa ruộng thành cánh đồng đặc khu để tranh cãi nhau về lợi/hại phương thức, mà nằm ở chỗ miếng đất vốn là lẽ sống đó của chú, đang bị âm mưu dâng hiến cho ai. Và đứa nào đang âm u mưu mẹo!

Những gì đã xảy ra trên cánh đồng Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, người dân bình thường như tui và chú Sáu nhìn thấy rất rõ. Nhưng mấy cha nội, má ngoại chí thức, chiên da nhất định hổng thèm thấy. Hổng thấy vì hổng muốn nhìn, có nhìn nhưng hổng muốn nhận, lỡ nhận thì hổng muốn chống. Hổng muốn chống vì lở bị hèn. Hèn nhưng hơi bị tham. Nên thôi, kệ mẹ lương tâm, kệ cha nhân phẩm, đem mớ kiến thức cám heo trộn lại, đổ vào cái bô và cung kính dâng lên cho những kẻ có quyền. 

Nói thiệt nghe, trời thương, thánh độ cho Tư tui leo lên ngồi chàng hảng giữa 2 ghế tổng bí và chủ tịt gì đó, tui bắt liền mấy đứa này ra đường phải mang bảng tên: shit. 

05.10.2018

Chiếc áo không làm nên thầy tu

Phạm Trần (Danlambao) - Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) được Ban Chấp hành Trung ương đề cử giữ chức Chủ tịch Nước tại phiên họp kỳ 8 ngày 03/10 (2018), thay thế ông Trần Đại Quang đã qua đời ngày 21/09 (2018).

Ông Trọng sẽ được Quốc hội chính thức phê chuẩn tại kỳ họp 6, bắt đầu ngày 22/10 (2018), mở đầu kỷ nguyên lột xác mới trong cơ chế cầm quyền thống nhất một người giữ cả hai chức Chủ tịch nước, đồng thời là Tổng Bí thư đảng.

Cho đến khi qua đời ngày 02/09/1969, ông Hồ Chí Minh là người duy nhất kiêm nhiệm 2 chức vụ, Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước. Trong suốt 49 năm sau đó (1969-2018), hai chức danh được phân công cho hai người khác nhau. Lý do của quyết định này chưa bao giờ được công khai, nhưng có thể vì sợ tập trung quyền hành vào tay một người sẽ đưa đến lộng quyền, chuyên chế làm hỏng việc và chia rẽ nội bộ.

Vì vậy chức danh Chủ tịch Nước, tuy được quy định trong Điều 86 Hiến pháp "là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại", nhưng thực tế không có quyền sinh sát toàn diện bằng Tổng Bí thư đảng, vì đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội. Hơn nữa, hàng ngũ lãnh đạo từ Trung ương xuống Địa phương hoàn toàn là cán bộ đảng viên nên lệnh đảng bao giờ cũng nặng ký hơn lệnh nhà nước.

Ngay đến Quốc hội, tuy là "cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 69 Hiến pháp, mà có bao giờ dám tự ý chấp thuận những việc quan trọng khi chưa có ý kiến của Bộ Chính trị đảng.

Nhưng tại sao ông Trọng lại được Ban Chấp hành Trung ương chọn vào lúc này. Có 4 lý do:

1 - Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời nên phải có người điền thế.

2 - Ông Trọng hội đủ mọi điều kiện theo quy định của chức danh Chủ tịch nước. 

3 - Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh giảm biên chế nên nhân cơ hội cần lấp chỗ trống ông Quang để lại, Bộ Chính trị quyết định tập trung lãnh đạo đảng và nhà nước vào làm một để tiết kiệm ngân sách, và hy vọng chạy việc hơn.

4 - Phù hợp với nhu cầu đối ngoại và phong tục bang giao quốc tế, nhất là đối với những quốc gia không có hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước riêng biệt.

Nhân thân Nguyễn Phú Trọng

Vậy ông Trọng là người như thế nào? 

Tài liệu chính thức ghi tân Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. 

Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

Nhưng ông là người đặc biệt giáo điều, bảo thủ, đệ tử cuồng nhiệt của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Ông chống đa nguyên, đa đảng; chống cho tư nhân ra báo; chống mạng xã hội; chống tổ chức dân sự; và quyết liệt chống đối lập và mọi hành vi chống chính sách cai trị độc tài của đảng. Ông có bằng Tiến sỹ chuyên môn về Xây dựng Đảng.

Cũng rất rõ ông là người thân Tầu Bắc Kinh nên thường không dám cưỡng lại áp lực của lãnh đạo Trung Cộng. Việc ông và Bộ Chính trị không đồng ý để Quốc hội ra tuyên cáo lên án Trung Cộng đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở vùng biển Tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 là một tỷ dụ.

Hành động xâm phạm ngang ngược của Trung Cộng bắt đầu ngày 2/5/2014, tại vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía đông. Mỗi hải lý dài 1,852 mét.

Trong thời gian xung khắc dài 75 ngày này, nhiều lần tầu sắt võ trang Trung Cộng đã tấn công và đâm chìm nhiều thuyền đánh cá và kiểm ngư của Việt Nam, nhưng ông Trọng không dám có phản ứng quyết liệt để bảo vệ chủ quyền.

Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải rút giàn khoan HD-981 về vùng biển Hải Nam ngày 16/07/2014.

Từ đó đến nay, các tầu cảnh sát biển Trung Cộng có võ trang vẫn thường xuyên tấn công, sát thương, cướp ngư cụ, tài sản và đâm chìm nhiều tầu đánh cá của ngư dân Việt ở Biển Đông nhưng Việt Nam không dám có phản ứng bằng võ lực. Ngược lại, nhiều bài báo của báo đài nhà nước chỉ dám gọi tầu Trung Cộng là “tầu nước ngoài” hay “tầu lạ”, để tránh đụng chạm ngoại giao!

Việc thứ hai chứng tỏ ông Chủ tịch nước mới Nguyễn Phú Trọng đã có toan tính “trao trứng cho Ác” khi Bộ Chính trị do ông cầm đầu đã đồng ý Dự Luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)” tại Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), có chiều hướng mở đường, qua dạng thuê đất trá hình dài 99 năm, và tạo cơ hội cho đầu tư Tầu Bắc Kinh vào chiếm lãnh thổ và di dân sang Việt Nam.

Rất may khi biết được âm mưu đen tối này, nhiều Đại biểu Quốc hội, nhiều nhân sỹ, chuyên gia và hàng trăm ngàn người dân trong nước đã phản đối và xuống đường biểu tình chống Đặc khu trong hai ngày 10 và 11/06/2018, khiến Quốc hội phải hoãn không biểu quyết.

Nhiệm kỳ có hạn chế?

Vậy với chức Chủ tịch Nước, sẽ bắt đầu ngay sau khi được Quốc hội biểu quyết tại kỳ họp, bắt đầu ngày 22/10 (2018), ông Trọng có thể làm được gì với thời hạn 2 năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ Tổng Bí thư ?

Ông Trọng đã giữ chức Tổng Bí thư từ Khóa đảng XI năm 2011-2016, tái đắc cử khóa đảng XII thêm 5 năm nữa cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Theo Điều 17 của Điều lệ đảng được Khóa đảng XI bỏ phiếu tán thành thì: "Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp."

Trong khi đó, theo Điều 87 Hiến pháp năm 2013 thì: "Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội." Ông Trọng là Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nhiệm kỳ 1016-2021, đơn vị Hà Nội.

Vẫn theo Điều 87 thì: "Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước."

Như vậy, khi Quốc hội XIV hết nhiệm kỳ 2016-2021 thì ông Trọng cũng hết chức Chủ tịch Nước và luôn cả chức Tổng Bí thư đảng.

Cũng nên biết, ngoài hai chức lãnh tụ Đảng và Chủ tịch nước, ông Trọng còn nắm các chức quan trọng và nhiều quyền lực như: "Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng".

Vẫn trơ ra như đá

Với nhiều chức danh như thế thì liệu ông Trọng có bị ngộp thở không, và làm sao để thực hành câu ông nói "nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát"?

Nhưng ai giám sát ông khi mà chính ông nhìn nhận công tác xây dựng đảng, dù đã làm từ khóa đảng VII, đến nay vẫn còn ngổn ngang khắp mặt.

Ông nói trong bài phát biểu khai mạc phiên họp Trung ương 8 ngày 02/10 (2018): "Như các đồng chí đều biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gần đây nhất là Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101 của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55 của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và nội dung này cũng đã được đề cập ở nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định khác của Đảng.

Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sức lan tỏa lớn."

Nhìn ông nói mà thấy thương ông ở tuổi 74 mà vẫn phải trăn trở với mọi người rằng: "Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân."

Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) rằng ông "đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo về những hạn chế sau 5 năm thực hiện Quy định 101, đó là một số tổ chức đảng thực hiện Quy định này còn hình thức, chưa thực chất; việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng chưa nghiêm; công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nghiêm minh; chưa có chế tài xử lý những cán bộ, đảng viên không gương mẫu…

Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đang bị buông lỏng." (theo VOV, ngày 18/05/2018)

Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đưa ra chỉ một năm sau ngày ông Trọng thay ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư khóa XI. Nhưng theo ông Vũ Mão thì: "Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, ở không ít số cấp ủy, việc nêu gương của không ít cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa thật sự được coi trọng và còn nhiều tồn tại."

Vì nói mãi mà những kẻ dưới quyền ông Trọng vẫn trơ ra như đá nên một lần nữa, ông lại năn nỉ Ban Chấp hành Trung ương rằng: "Để khắc phục tình trạng nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao xin kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới về vấn đề này (Trách nhiệm nêu gương). Nội dung của bản Quy định cần cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kiểm tra, giám sát. Dự thảo Quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống."

Phải gân cổ kêu gào mãi như thế hẳn ông Trọng nhức nhối lắm, nhưng vì ông là người đứng đầu cả đảng và nhà nước nên ông phải ráng mà bươn chải một mình thôi.

Chỉ có điều, nếu ông mà chịu làm gương trước công bố cho toàn dân biết khối lượng tài sản ông đã kê khai có những gì và ở đâu, và ra lệnh cho mọi lãnh đạo cũng làm như ông trong một thời hạn nhất định, thay vì tiếp tục giấu dân như mèo giấu phân như hiện nay thì họa may mới có gương mà soi. 

Hơn nữa, khi có thêm chức mới thì quyền lực hẳn sẽ tập trung toàn diện về ông. Chỉ khác ở chỗ: nếu chiếc áo không làm nên thầy tu như ông bà ta đã dậy thì chức danh Chủ tịch Nước cũng chưa chắc thay đổi được bản lĩnh nói nhiều nhưng chưa được bao nhiêu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.-/-

(10/018)

An Nam dị vương

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Thay mặt thiên triều, sứ giả đến An Nam Phủ vào năm thứ bảy mươi ba khởi nghiệp của triều nhà Nam Sản để chọn người kế vị. Trước khi đi sứ giả đã được thiên tử dặn dò cách chọn người. Theo đó từ trong bốn đại thần An Nam y sẽ chọn ra một người lên làm Nam vương.

Sau khi bốn người quỳ mọp xuống sân triều y bắt đầu đọc to thánh chỉ chúc mừng họ đã được tuyển chọn vào cuộc thi. Tiếp đến y tuyên bố hễ ai mang vừa đôi giày thiên tử ban cho hôm nay thì người ấy được phong vương. Nói xong, y trao cho mỗi người một hộp đỏ bên trong có đôi giày. 

Bốn người vào bốn phòng nhỏ trước mặt để thử giày. Một khắc sau, theo tiếng vỗ tay của sứ giả, 3 người bước ra mặt mày ai cũng hớn hở vô cùng vì ai cũng mang giầy rất vừa vặn. 1 người dáng điệu thiểu não vì đôi chân hơi lớn cho đôi giày của thiên triều. 

Sứ giả quay sang thái y trong đoàn hộ tống và gật đầu. Kẻ đại thần An Nam có đôi chân hơi lớn được giải ra sau hậu sảnh. 

Còn lại với ba đại thần An Nam. Sứ giả bối rối ra mặt. Y nghĩ rất lung rằng chẳng lẽ có sự ngẫu nhiên không tiền khoáng hậu là cả ba đều mang vừa đôi giày của mình sao. Y bỗng lo sợ khi nhớ lại nụ cười bí hiểm của thiên tử lúc bảo y có toàn quyền quyết định. Y bước tới bước lui trong phòng một lát và rồi với vẻ mặt rất đăm chiêu và căng thẳng nhìn từng đôi giày giống hệt nhau của mỗi người. Cuối cùng y ngồi xuống ghế và buông ra tiếng thở dài đầy lo âu khi nghĩ chuyến này mình đi về chắc cái đầu mình không còn vì việc lớn y làm chưa xong. 

Ba người từ nãy đến giờ vẫn đứng nhìn y và chờ đợi. Họ hiểu ra ngay sứ giả đang ở vào tình huống thật khó xử. Chợt quan đại phu già tóc bạc phau xin phép vào trong phòng thử giày một lát để ngồi nghỉ trong lúc chờ đợi. Sứ giả đồng ý. 

Lát sau ông ta bước ra mỉm cười với vẻ mặt rất tự tin. Mọi người nhìn ông ngạc nhiên. Chợt tách trà trên tay sứ giả run run vì y thấy giày của đại phu già sáng loáng lên khác thường. 

Y run giọng hỏi: 

“Tại sao giày ngươi chợt bóng lên như vây?” 

Viên đại phu nói: 

“Dạ xin tâu với sứ giả thiên triều, hạ thần trộm nghĩ bất luận vật phẩm nào của thiên tử ban tặng cũng đều quý giá hơn cả bảo vật quý nhất trên đời. Cho nên hạ thần mạo muội đánh bóng lại đôi giầy cho đẹp ạ.” 

“Nhưng người làm cách nào khi không có đồ dùng để đánh giày?” y kinh ngạc hỏi. 

“Dạ hạ thần dùng lưỡi.” Đại phu cười nói. 

Buông vội chén trà xuống bàn, sứ giả chạy đến quỳ lạy trước mặt đại phu nói: 

“Kẻ hèn này xin vập đầu chào đón vua An Nam, Tổng Thái thú của thiên triều!” 

04.10.2018

100% đồng thuận. 100% độc tài. 100% nô lệ. 100% đen tối

Vũ Đông Hà (Danlambao) - 100% đồng thuận. 100% tôn vinh tổng bí thư lên ngôi hoàng đế với long bào chủ tịch nước. 100% ám ảnh và hãi hùng bởi cái xác Trần Đại Quang và bàn tay bắt ấn của phù thuỷ Nguyễn Phú Trọng bên cạnh quan tài. 100% đồng loạt nô lệ cúi đầu, giơ tay trao vận mệnh của tổ quốc cho một thái thú 100% ngoan ngoãn thần phục thiên triều 100%. Việt Nam 100% đen tối. 

Trong vòng chỉ hơn nửa tháng, 3 quan chức cao cấp của thiên triều Bắc Kinh đã đích thân đến tận Ba Đình, đứng đằng sau và dựng lên ông vua thái thú của chư hầu phương Nam.

Nếu ngày 16 tháng 9 Vương Nghị tuyên bố "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển..." thì ngày 2 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng đưa ra đề xuất để ban hành Nghị quyết mới về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"

Nếu ngày 2 tháng 10 Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 8 thì ngày 21 tháng 9 Trần Đại Quang phải chết để Chủ tịch Nước trở thành ghế không người trống. 

Nếu ngày 21 tháng 9 Trần Đại Quang phải chết thì ngày 19 tháng 9 Chu Cường phải gặp Trần Đại Quang. 

Nếu ngày 3 tháng 10 Nguyễn Phú Trọng được 100% BCHTƯ đồng ý giới thiệu vào chức vụ Chủ tịch Nước thì ngày 27 tháng 9 đích thân chủ lò Triệu Lạc Tế phải gặp bầy tôi đốt lò Nguyễn Phú Trọng để bảo đảm 100% BCHTƯ đảng Việt cộng phải biết rõ số phận củi lửa của từng người tuỳ thuộc vào bàn tay đưa lên và cái đầu biết gật trong Hội nghị 8. 

Chu Cường là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Tàu cộng là quan toà tuyên án tử hình Trần Đại Quang. 

Vương Nghị là Bộ trưởng ngoại giao Tàu cộng là người ra lệnh Hán hóa biển Đông. 

Triệu Lạc Tế chính thức là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Tàu cộng và bán chính thức là chủ đốt lò đảng CSVN. 

Cả 3 đều có vị trí, vai trò, mục tiêu rất rõ rệt và đúng chức năng. 

Cả 3, chỉ từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 3 tháng 10 - vỏn vẹn trong vòng nửa tháng - đã giết chết Trần Đại Quang, khống chế toàn bộ BCHTƯ đảng Việt cộng, thiết lập một tên toàn quyền tổng thái thú người bản xứ tại Việt Nam mà công tác đầu tiên là đem dâng biển Đông cho thiên triều qua cái gọi là "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"

Việt Nam tôi ơi! Sẽ còn bao lâu nữa!? 

Đồng bào tôi ơi!? Trong bao lâu nữa chúng ta ra đường, đứng ở nơi từng có tượng đài Trần Hưng Đạo, lúc đó chỉ là đống gạch vụn, để còn được công khai gọi nhau 4 tiếng "đồng bào Việt Nam"!? 

Những chuyên gia, trí thức chừng nào mới thôi còn loay hoay với những lý luận tinh gọn cơ chế, ổn định chính trị, chống tham nhũng hiệu quả... dưới thể chế độc tài và mọi quyền lực nằm trong tay một tên tay sai ngoại bang. Chừng nào mới tự soi lương tâm, gỡ bỏ tấm vải màu đỏ đang bịt mắt và xiết cổ trì tuệ để thành thật tự vấn mình: Việt Nam còn hay mất? 

Những quan chức, đảng viên chừng nào mới nhận ra rằng một đảng viên cộng sản người Tây Tạng cũng chỉ là một công dân hạng hai trong một tỉnh được gọi là vùng tự trị mà nhà nhà đều phải treo hình Tập Cận Bình? 

Đến bao giờ 90 triệu đồng bào của tôi mới chịu biết sợi dây thòng lọng Bắc Kinh đã quấn quanh cổ mà chỉ chưa xiết chặt. Đến bao giờ đồng bào tôi mới nhận ra rằng ngày hôm nay mình sống với quan niệm "một mình" không làm được gì thì chỉ vài năm nữa thôi, mỗi người cũng sẽ nhìn trời mà chết rằng: tôi chết sao không có "một mình" nào khác cứu tôi!? 

Đến bao giờ mỗi người Việt Nam thức dậy và mối âu lo đầu tiên hiện ra trong đầu, tối đi ngủ nỗi trằn trọc theo ta vào ác mộng là: Đại nạn mất nước? Và trong sự mất mát kinh hoàng, thảm khốc này, đến bao giờ mỗi người Việt Nam mới nhận ra niềm đau và nỗi nhục mất nước sẽ đau đớn, sẽ tủi nhục, sẽ là vết cắt sâu như nhau cho tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Bất cứ ai, bất cứ nơi nào, dù đang ở Hà Nội hay Paris, mỗi chúng ta đều trở thành những kẻ đã mất nước và đã để mất nước!

04.10.2018

Nguyễn Bắc Son bị cách chức, Trần Văn Minh bị khai trừ

Bạn đọc Danlambao - Tại Hội nghị Trung ương 8, Nguyễn Bắc Son đã bị Bộ Chính trị đưa ra làm cuộc "cải cách ruộng đất" để Tổng bí thư bày tỏ uy quyền lẫn răn đe toàn thể BCHTƯ. Tại đây, Nguyễn Bắc Son đã bị cách chức UVTƯĐ Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT&TTTT dù đã hết nhiệm kỳ. 

Cùng số với số phận của NBS là Trần Văn Minh, cựu UV TƯĐ, cựu Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ, cựu Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Trần Văn Minh đã bị khai trừ ra khỏi đảng. 

Cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son là một khúc củi trong nhiều khúc củi bị Nguyễn Phú Trọng cho vào danh sách đốt lò. Khúc củi UVTƯĐ này đã bị quy tội vi phạm "rất nghiêm trọng" trong việc Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG. 

Còn Trần Văn Minh thì bị kết là liên quan với vụ án Vũ Nhôm, đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai". 

Trong đảng CS, có 4 mức độ kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Tội của Nguyễn Bắc Son nặng hơn và được cho và "vi phạm nghiêm trọng" nhưng chỉ bị kỷ luật ở mức thứ 3. Riêng Trần Văn Minh nhẹ hơn thì bị tống ra khỏi đảng. Điều này cho thấy mức độ "công minh" của các quan toà cộng sản xử nhau chỉ dựa vào kết quả thương thảo và mức độ thù hằn giữa các phe nhóm trong đảng.

05.10.2018


Con cù hãy xoay hồn xác về nơi Ba Đình

Tư nghèo (Danlambao) - Vậy là vua Trọng đã lên ngôi. Còn chờ gì nữa mà cù không bỏ bơ thừa sữa mứa, quay mặt nhổ một bãi nước miếng phản phúc vào mặt tụi chủ nhà đế quốc lẫn đồng hương dân chủ để xoay nhanh xoay mạnh về nằm bẹp dưới chân "minh chủ" vừa lên ngôi.

Nhớ ngày nào cù bị 3X xoay cho mấy bao cao su đã quá sử dụng và xoay luôn vào tù. Bây giờ 3 đã cút X đã nhào, toàn thắng vào tay vua Lú. Còn đợi còn chờ gì nữa mà không quay đầu về động cũ tìm lại những bao cao su nhiều kỷ niệm? 

Nhớ ngày nào cù tuyên bố đi bộ với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại. Bây giờ vua Lú đã nhất thể hóa để độc tôn một mình bò lê bò lết dưới chân thiên triều như là mệnh lệnh của thời đại bắc thuộc mới. Hãy về Ba Đình mà xoay cho tròn, mà bò cho sát cùng vua thái thú. 

Nhớ ngày nào cù xoay trò tuyệt thực trong tù mập ú nhưng vẫn lừa được bà con để bà con xoay cho cù sang tận Mỹ. Con cù xoay đủ kiểu là một bài học trong muôn ngàn bài học mà những người không cộng sản cứ phải đắng cay học. Bây giờ mặt nộn đã phì, bụng phì đã bể. Bây giờ mặt nạ đã rơi, hình hài cộng sản đã trần như nhộng. Còn cơm cháo gì nữa để hòng lừa thiên hạ. Đã đến lúc cù xoay về quỳ mọp dưới chân vua để báo cáo thành quả và hưởng ơn mưa móc. 

Hãy xoay cả hồn ma lẫn xác lợn về nơi Ba Đình. Ở nơi đó, lúc nào cũng cần thêm con cù nô lệ, thiên triều biểu xoay chiều nào là xoay chiều đó, sẵn sàng bán nhân phẩm, bán danh dự và bán cả giống nòi để... xoay như con cù. 

Xoay về đi cù. 

04.10.2018

Vua Nguyễn Phú Trọng

Danlambao - Tại Hội nghị 8, Nguyễn Phú Trọng đã được đề cử là ứng viên duy nhất cho ghế Chủ tịch nước với số phiếu đồng thuận 100%. Sau khi hạ độc thủ Trần Đại Quang để dọn chỗ ngồi trên ghế trống, Nguyễn Phú Trọng đã hoàn tất mưu đồ nhất thể hoá và thực sự trở thành Lê Chiêu Thống - một loại tổng thái thú người bản xứ của thiên triều phương bắc.

Vua Nguyễn Phú Trọng sẽ chính thức đăng quang vào kỳ họp thứ 6 của quốc hội sau khi những đại biểu gật đầu theo đảng sẽ nhân danh đại diện hơn 90 triệu người dân bỏ phiếu "thống nhất cao". Nguyễn Phú Trọng trở thành tên độc tài số một và đó sẽ là "ý nguyện của nhân dân Việt Nam"! 

Kể từ nay, như các thành phần âm binh của Trọng đã ca tụng và ủng hộ con đường nhất thể hoá, bộ máy chính trị của Việt Nam sẽ vô cùng tinh giản. Từ trên xuống dưới tất cả chỉ còn là đảng và từ dưới lên trên đều nằm gọn dưới bàn chân của một người duy nhất: Nguyễn Phú Trọng. 

Kể từ nay, mọi văn kiện với chữ ký của Nguyễn Phú Trọng sẽ là cam kết của nước Việt Nam chứ không còn là của đảng. 

Kể từ nay, Nguyễn Phú Trọng sẽ có mặt ở bất kỳ phiên họp vào của chính phủ và quốc hội. 

Kể từ nay, bất cứ lúc nào, Nguyễn Phú Trọng sẽ bổ nhiệm, giáng chức, cách chức tổng tham mưu trưởng, tướng tá, bộ trưởng, thẩm phán, phó thủ tướng, đô đốc... 

Trong thời gian ngay trước mặt, Nguyễn Phú Trọng sẽ có những văn kiện ký kết với Tàu cộng để biến Việt Nam thành đặc khu của Tàu trên đất liền, sẽ có những thoả thuận chính thức để biến biển Đông thành đặc khu trên biển của Tàu theo tầm nhìn 2045. Tất cả sẽ là cam kết của quốc gia Việt Nam mà chữ ký Nguyễn Phú Trọng đã được 100% quan chức cộng sản biến thành đại diện hợp pháp cho hơn 90 triệu người dân. 

Việt Nam chính thức đi vào giai đoạn cuối của thời kỳ Bắc thuộc và đảng CSVN đang ở vào giai đoạn sau cùng của tên gọi. Nó sẽ trở thành một chi bộ của đảng cộng sản Tàu.

Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lỵ của Tàu với những chữ ký của Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng với sự đồng ý nhất trí của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

03.10.2018

Hải quân Mỹ đề nghị phô diễn quân sự để cảnh cáo Trung Quốc

RFA-2018-10-04   
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 11 năm 2017.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 11 năm 2017.AFP
Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ vừa đề nghị một cuộc trình diễn sức mạnh toàn cầu nhằm cảnh cáo Trung Quốc, cũng như tuyên bố rằng nước Mỹ sẵn sàng ngăn chặn và chống lại bất kỳ hành động quân sự nào.
Kênh CNN của Mỹ cho biết tin trên vào hôm 4/10 trích nguồn từ các quan chức quốc phòng của nước này.
Theo đề xuất thì Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ sẽ chỉ huy một loạt các hoạt động trong vòng một tuần vào tháng 11.
Mục tiêu của đề nghị trên được cho biết nhằm tập trung cao độ các bài diễn tập của tàu chiến, máy bay, và binh sĩ Mỹ để chứng minh rằng Washington có khả năng chống lại một cách nhanh chóng những phe đối lập ‘tiềm năng.’
Bản đề thảo cũng đưa ra kế hoạch cho các chiến hạm và máy bay neo gần vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như Eo biển Đài Loan để chứng minh tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.
Các tàu chiến và máy bay được nói sẽ hoạt động gần với lực lượng quân đội Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh là không hề có ý định thách đấu với phía Trung Quốc.
Giới chức Mỹ thừa nhận việc Bắc Kinh luôn xem những hoạt động của Mỹ ở biển Đông là ‘khiêu khích’ và cộng đồng tình báo Mỹ sẽ cân nhắc phản ứng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc và Hạm đội Thái Bình Dương từ chối trả lời và không cho ý kiến thêm về bản đề thảo trên.
Đề xuất của Hải quân Mỹ đưa ra ngay sau vụ việc khu trục hạm Lữ Dương của Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur của hải quân Mỹ ở Biển Đông vào hôm 30/9.
Vụ chạm trán được cho rằng đã làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.
Giới chức Washington cho CNN biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã hủy bỏ chuyến đi dự kiến đến Bắc Kinh và hoàn toàn không có thông báo chính thức nào từ Lầu Năm Góc.
Trong một buổi họp báo vào cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng mối quan hệ của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ chấm dứt. Ông nói nguyên văn: ‘Ông ấy có thể không phải là bạn nữa. Nhưng ông ấy chắc chắn sẽ phải tôn trọng tôi.’

Nghi ngờ còn thuốc trừ sâu bị chôn lấp ở công ty thuốc bảo vệ thực vật

RFA-2018-10-04  
Công ty cổ phần Nicotex chuyên sang chiết thuốc bảo vệ thực vật. Theo báo chí trong nước, công ty này đã tiến hành chôn thuốc trừ sâu xuống đất trong khuôn viên công ty nhều năm liền cho đến khi bị người dân và các cơ quan chức năng phát hiện vào năm 2013.
Công ty cổ phần Nicotex chuyên sang chiết thuốc bảo vệ thực vật. Theo báo chí trong nước, công ty này đã tiến hành chôn thuốc trừ sâu xuống đất trong khuôn viên công ty nhều năm liền cho đến khi bị người dân và các cơ quan chức năng phát hiện vào năm 2013.Screen capture from video
Ít nhất có thể còn 3 điểm chôn thuốc trừ sâu ở công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái ở huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, người dân đặt nghi vấn và yêu cầu chính quyền tiếp tục đào.
Báo chí quốc nội loan tin vừa nói hôm 4 tháng 10.
Trước đó, chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã nhiều lần chỉ đạo tiếp tục đào những điểm nghi vấn mà người dân chỉ ra. Tuy nhiên sự việc cứ bị khất lần.
Công ty cổ phần Nicotex chuyên sang chiết thuốc bảo vệ thực vật. Theo báo chí trong nước, công ty này đã tiến hành chôn thuốc trừ sâu xuống đất trong khuôn viên công ty nhều năm liền cho đến khi bị người dân và các cơ quan chức năng phát hiện vào năm 2013.
Tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tại huyện Yên Định hôm 1 tháng 10, đại diện cử tri xã Yên Lâm phản ánh, ngoài số thuốc trừ sâu do công ty này chôn lấp bị phát hiện năm 2013, hiện vẫn có ít nhất 3 điểm vẫn đang chôn lấp thuốc trừ sâu và chất thải nguy hại tại công ty Nicotex, nhưng chưa được khai và đào.
Gần đây, công ty lại đang chuyển nhượng khu vực đất đó cho một đơn vị khác.
Có mặt tại buổi tiếp xúc cử tri ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng tổng hợp, báo cáo đến Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.

HRW tiếp tục kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp giới hoạt động

RFA-2018-10-04  
Image may contain: 3 people, people smiling, text
 Các nhà hoạt động bị bắt giữ từ trái qua phải: Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, và sư thầy Nhật Huệ-Courtesy FB
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vào ngày 4 tháng 10 ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc có động cơ chính trị và  trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện đối với năm nhà hoạt động thuộc một nhóm chính trị thách thức quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.
Theo kế hoạch, vào ngày 5 tháng 10, Tòa án nhân dân TPHCM sẽ đưa ra xét xử 5 người gồm các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa, Nguyễn Quốc Hoàn và ông Phan Trung - tức sư thầy Thích Nhật Huệ với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.
Trong thông cáo, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nêu rõ: “Việc truy tố năm người cho thấy không hề có dấu hiệu chấm dứt tình trạng chính quyền đàn áp các tiếng nói kêu gọi đa nguyên chính trị, dân chủ hay tôn trọng nhân quyền ” và “Thực tế là những người cầm quyền ở Việt Nam đặt lợi ích của Đảng Cộng sản cao hơn tất cả, hơn cả luật pháp, hiến pháp và nhân dân.
Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Lưu Văn Vịnh, người sáng lập tổ chức Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết chiều 4 tháng 10 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bà không nhận được giấy triệu tập để tham dự phiên tòa. Bà Thập cho hay:
Mình không có, hôm đó có đến tòa hỏi thì cô thư ký có nói là cứ nộp đơn, đến mai mình đến cầm theo chứng minh thư của mình theo sẽ được vào.
Hôm 20/9 (có vào gặp anh Vịnh - PV), tinh thần của anh vẫn bình thường, sức khỏe anh vẫn khỏe.
Anh cũng chỉ cười và nói rằng chắc là phiên tòa của anh cũng giống như các phiên tòa của các anh em khác thôi.”
Chỉ riêng năm 2018 từ tháng giêng cho đến nay có ít nhất 50 nhà hoạt động bị kết án tù.
Ông Lưu Văn Vịnh, năm nay 51 tuổi, thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường ở thành phố Sài Gòn.
Ông cũng tham dự các cuộc gặp mặt với những nhà hoạt động khác để thảo luận về các vấn đề nhân quyền.
Hồi tháng 7 năm 2016, ông Lưu Văn Vịnh tuyên bố thành lập liên minh. Lời tuyên bố nêu rõ rằng các đảng phái chính trị và các nhóm xã hội dân sự trong và ngoài nước cần liên kết lại để tạo đối trọng với các quan điểm của đảng Cộng sản.
Tháng 5 năm 2018, Nhóm Công tác Về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc công bố ý kiến rằng vụ bắt giữ Lưu Văn Vịnh là tùy tiện. Văn bản nêu rõ “xét mọi yếu tố liên quan đến vụ việc này, nhất là nguy cơ tổn hại sức khỏe của ông Vịnh, cách giải quyết thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và trao cho ông quyền được bảo đảm đền bù và các hình thức bồi thường khác, phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Theo tổ chức Project 88, vào đầu tháng 9 vừa qua, an ninh thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành bắt giữ ít nhất 9 người gồm Ngô Văn Dũng tức Facebooker Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng (Facebooker Xuân Hồng), Đỗ Thế Hòa (Facebooker Bang Lĩnh), Trần Hoàng Lan (Facebooker Tran Hoang Lan), Hùng Hưng (Facebooker Hung Hung), Hồ Văn Cương (Facebooker Văn Cương Hồ), Trần Phương (Facebooker Phương Trần), Phạm Thảo (Facebooker Tâm Tâm Nguyên) và Huỳnh Trương Ca.
Vào ngày 4 tháng 10, Đài Á Châu Tự Do, liên lạc với phu nhân của ông Ngô Văn Dũng là bà Kim Nga và được bà cập nhật thông tin về người chồng mà theo bà đang bị giam giữ ở Số 4 Phan Đăng Lưu, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo bà này thì gia đình chỉ được gửi quà và tiền vào chứ chưa được gặp mặt. Và vào sáng ngày 4 tháng 10 có hai người xưng danh là công an Đak Lak đến gặp bà. Bà cho biết:
“Hai công an mặc thường phục đến nói với tôi cứ yên tâm; nhưng tôi trả lời làm sao yên tâm được khi chồng tôi bị bắt đến nay đúng 1 tháng rồi.”
Một người cho biết có thân nhân bị bắt vào ngày 1 tháng 9 và người bị bắt có tên Hoàng Thị Thu Vang cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết dù người em bị bắt từ ngày 1 tháng 9, đến ngày 3 tháng 10, cơ quan chức năng mới đưa giấy thông báo về cho gia đình:
“Mới chiều hôm qua họ đến đưa giấy nói em tôi phạm tội ‘gây rối an ninh’.”
Thông tin ghi nhận được cho thấy kể từ sau đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 vào đầu năm 2016, Việt Nam tăng cường đàn áp những tiếng nói đối lập.
Chỉ riêng năm 2018 từ tháng giêng cho đến nay có ít nhất 50 nhà hoạt động bị kết án tù.
Biện pháp đàn áp được nói nhằm mục tiêu rõ ràng là cắt đứt mọi liên hệ giữa những nhóm chính trị đang manh nha xuất hiện, cũng như giữa những tổ chức ra đời nhằm thách thức sự cai trị độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.

Ký ức về những đợt đánh tư sản dưới trướng Đỗ Mười

Diễm Thi, RFA-2018-10-04   
Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười nói chuyện với các nhà báo trong thời gian nghỉ tại Đại hội đảng lần thứ 8 tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 1996.
Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười nói chuyện với các nhà báo trong thời gian nghỉ tại Đại hội đảng lần thứ 8 tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 1996.AFP
Bị tịch thu nhà và đẩy đi kinh tế mới
Chỉ trong vòng mấy năm sau ngày 30/4/1975, người dân miền Nam Việt Nam phải chịu mấy đợt gọi là ‘đánh tư sản’, đưa dân đi vùng kinh tế mới. Kèm theo đó là mấy đợt đổi tiền.
Đối với nhiều người đó là những ký ức không bao giờ phai trong tâm trí, đặc biệt là nạn nhân. Một cô bé chỉ mới 10 tuổi vào thời điểm 1975 kể với chúng tôi:
Khi đó tôi lên 10 nhưng tôi nhớ rất rõ là bị đánh thức vào lúc 2 hay 3 giờ sáng gì đó… và rồi người ta đã lục xạo nhà tôi. Họ kiểm tra từng viên gạch, từng bát nhang trên bàn thờ, từng chân nến, từng khe cửa, từng bộ quần áo. Và chúng tôi ra khỏi nhà đúng nghĩa là hai bàn tay trắng.
Đợt đánh tư sản đầu tiên là vào tháng 9/1975 tại khắp các tỉnh thành phía Nam, tịch thu nhà cửa của những cư dân bị cho là tiểu tư sản, tư sản mại bản và cưỡng bức dân đi kinh tế mới. Một người dân nay đã hơn 80 tuổi nói với RFA:
Nó nhảy tường vô nhà nó lấy cớ là trốn quân dịch rồi nó khám xét tứ lung tung, nhưng nhà bác chẳng có gì cả, chỉ có mấy cái đồng hồ tốt thì nó lấy giống như ăn cướp ấy. Nó bắt ký giấy rằng của cải không phải của bác mà là tiền lấy của dân. Sau đó nó đến nhiều lần, nó đóng chốt rồi nó mang bác nhốt ở phường một đêm. Có mấy cái máy đan len đâu phải là tư sản, càng ngày bác càng biết ra nó ăn cướp. Nó cứ đổ oan cho mình vì mình sợ quá. Nó cứ bắt đi họp rồi nó bảo nhà này phải đi kinh tế mới.
Trong cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức có đoạn ông Nguyễn Văn Trân, viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương nói rằng “Khi bắt đầu chiến dịch, Bộ Chính trị chuyển anh Nguyễn Văn Linh sang làm Dân vận rồi đưa anh Đỗ Mười vào vì anh Đỗ Mười đã làm cải tạo công thương nghiệp ở Hà Nội. Anh Mười vào Sài Gòn áp dụng y chang những gì đã làm ở miền Bắc trong năm 1960”.
Lên trên đó thì cứ mỗi sáng ông già phải đi làm. Nó khoán cho mình một khu đất trồng mía, thơm. Không hoàn thành thì nó cắt phần lương thực của mình. Đi kinh tế mới từ năm 1977 đến năm 1980 sống khổ quá mấy anh em trốn về trước. - Anh Đông
Câu chuyện đánh tư sản và đẩy dân đi kinh tế mới chỉ lạ với người dân miền Nam vào thời điểm đó, nhưng với người dân miền Bắc thì họ không hề lạ gì. Bà Đức nói với RFA:
Tôi vào miền Nam từ năm 1954 thế nhưng tôi có một người anh kẹt lại ở miền Bắc và ông sống gần như suốt đời ở đó. Năm 1977 ông có vô miền Nam thăm gia đình, và ông đặn tôi rằng, thứ nhất là phải giữ chặt quyển sổ mua gạo. Thứ hai là phải “bám chặt” lấy cái cột điện và đường nhựa. Ý ông ấy dặn tôi là phải ở thành phố chứ đừng nghe người ta dụ đi kinh tế mới.
Anh Đông, một người từng đi kinh tế mới năm 1977, hiện sống ở Colorado nói với chúng tôi rằng vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân lúc đó không có điện, không có nước, không có trường học. Mỗi hộ gia đình được cấp một cái chòi chỉ có mái, tứ bề trống rỗng. Anh nói thêm:
Lên trên đó thì cứ mỗi sáng ông già phải đi làm. Nó khoán cho mình một khu đất trồng mía, thơm. Không hoàn thành thì nó cắt phần lương thực của mình. Đi kinh tế mới từ năm 1977 đến năm 1980 sống khổ quá mấy anh em trốn về trước.
Lấy hết tài sản rồi “mượn” nhà
Một nhóm người Việt Nam gần cổng trại tị nạn Pillar Point ở Hồng Kông ngày 30 tháng 5 năm 2000.
Một nhóm người Việt Nam gần cổng trại tị nạn Pillar Point ở Hồng Kông ngày 30 tháng 5 năm 2000. AFP
Chị Cẩm Vân, hiện ở Canada, con gái của ông Bùi Văn Lự, một tư sản lớn ở Sài Gòn trước năm1975, chủ nhiều kios kinh doanh phụ tùng xe gắn máy ở trung tâm quận 1 kể cho chúng tôi câu chuyện của gia đình chị mà đến bây giờ, ba chị đã 95 tuổi vẫn còn bị ám ảnh trong giấc ngủ.
Rạng sáng ngày 10/9/1975, cả gia đình đang ngủ thì họ đến họ bao vây hết hai khu nhà, một bên là 29-29bis Ngô Tùng Châu, một bên là 62-64 Ngô Tùng Châu. Nó đập cửa vô và đọc giấy “Vi phạm luật giao thông”. Tôi mới nói các ông nói vô lý vì ba giờ khuya cả nhà đang ngủ, không ai chạy xe mà lại bắt tội vi phạm luật giao thông. Lúc đó họ mới nói “đó là cái cớ để bắt gia đình này”.
Lúc đó nó kiểm kê và niêm phong hết hàng hóa, còn tiền bạc nó lấy đi. Gạo từng bao cả trăm ký nó chở đi hết. Nó nhốt cả nhà vô phòng mà trong không ra được, ngoài không vô được. Sáng hôm sau nó chở ba tôi lên bót ở đường Trần Hưng Đạo và giam ở đó đến 24/12/1975 mới chở về và nó đọc lệnh phải chịu sự quản lý của nó. Hàng hóa thì thuộc về Sở Công nghiệp, còn căn nhà ở số 62-64 Ngô Tùng Châu phải ký giấy cho Sở Công nghiệp mượn 10 năm.
Tháng 12 năm 1976, chính phủ tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần thứ hai. Gia đình chị Cẩm Vân lại một lần nữa bị đánh tư sản:
Năm 1978 là chiến dịch cải tạo công thương nghiệp lần thứ nhì là ông Đỗ Mười làm mạnh dữ lắm. Cũng vô nhà tôi đóng chốt mà lúc đó hàng hóa của mình nó lấy đi hết rồi, tiến bạc nó lấy đi hết rồi, nghĩa là mình không có cái gì để mình sinh sống hết. Lúc đó khổ lắm. Nó bắt mình lên phường ký giấy để đi kinh tế mới nhưng ba tôi và gia đình không ai chịu ký giấy, cứ ngồi ở phường, nó nhốt hai, ba ngày cũng chịu, nhất định không đi kinh tế mới.
Hậu quả
Nhà báo Võ Văn Tạo, cũng là một cựu binh vô Sài Gòn năm 1978 nói với chúng tôi cảm giác của ông về vùng đất phồn thịnh mà ông chỉ được coi qua sách báo trước đó:
Năm 1978 Sài Gòn như một thành phố chết. Mọi hoạt động công nghiệp gần như không còn nữa. Những người dân có tiền trước đó, những tiểu thương bị tống đi kinh tế mới hết nên thành phố nó thưa, nó vắng.
Rồi nạn ngăn sông cấm chợ nên người dân quê lấy gạo trắng cho vịt cho heo ăn vì có đem lên Sài Gòn bán được đâu, trong khi Sài Gòn thì đói kinh khủng vì không có gạo với chủ trương tỉnh nào giữ cho tỉnh nấy.
Ngoài chính sách kinh tế sai lầm thì còn sự thù hận về mặt chính trị... Có hiện tượng vượt biên thì phải xử tội chính phủ này chứ không phải xử tội người vượt biên. - Ông Võ Văn Tạo
Dù không chứng kiến kinh tế Sài Gòn trước 1975 nhưng ông chắc chắn rằng sau 1975 thì Sài Gòn tiêu điều đi rất nhiều. Chính vì điều đó dẫn đến làn sóng vượt biên vì người dân không sống nổi thì phải bỏ nước ra đi thôi dù biết là đi thì một sống một chết. Ông nói thêm:
Ngoài chính sách kinh tế sai lầm thì còn sự thù hận về mặt chính trị. Con em của những người tham gia quân lực hay chính quyền VNCH thì có học giỏi mấy cũng không được vào đại học. Những chuyện đó họ thấy nghẹt thở thì họ phải đi tìm tự do thôi. Có hiện tượng vượt biên thì phải xử tội chính phủ này chứ không phải xử tội người vượt biên.
Mấy mươi năm đã trôi qua, hậu quả của các đợt đánh tư sản trong Nam cũng như cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc để lại những nỗi đau thương, mất mát cho người dân qua biết bao thế hệ cả về tinh thần lẫn vật chất.
Nhà báo Huy Đức dẫn lời ông Võ Văn Kiệt thừa nhận rằng "Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn."