Sunday, October 28, 2018

Thời đại của hành động

Bác sĩ và tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Thành bị tuyên án 7 năm tù giam ngày 17/10/2018 vì in 3.300 tờ rơi kêu gọi chống dự luật đặc khu. Ảnh: Facebook

Paulus Lê Sơn – Web Việt Tân

Tuổi trẻ luôn là đề tài bất tận gợi hứng cho con người đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội, họ có kiến tạo biết bao công trình kỳ vĩ khiến trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong một Quốc gia, tuổi trẻ đóng một vai trò vô cùng cần thiết cho sự phát triển, thịnh vượng. Ngày nay Việt Nam có hay không những thế hệ trẻ đang hành động cho quê hương đất nước?
xin dâng cho quê hương tuổi thanh xuân ngọt ngào
xin dâng cho quê hương máu xương thịt da
xin dâng cho quê hương mái ấm gia đình
xin dâng cho quê hương êm ấm duyên tình

Đó là lời bài hát trong tác phẩm Trăng Tù của Nhạc sĩ, ca sĩ Đình Đại mà tôi thường cất lên mỗi khi nhớ, nghĩ và tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay.
Câu chuyện mới nhất vào sáng ngày 17 tháng 10 năm 2018 về một Bác sĩ trẻ tuổi bị nhà cầm quyền kết án 7 năm tù giam chỉ vì dám in khẩu hiệu kêu gọi biểu tình chống luật đặc khu bán nước 99 năm cho Trung Cộng. Đó là Bác sĩ Nguyễn Đình Thành, sinh năm 1990. Thành từng học Đại học Y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Trung tâm y tế thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương từ năm 2015.
Hành động mà không sợ hãi, đối diện với tù đày nhưng chàng trai trẻ này coi nhẹ tựa lông hồng. Ngày 30/9/2018, tức là trước khi diễn ra phiên tòa 17 ngày, Thành được phép gặp mẹ ở trại tạm giam, Thành nói với mẹ: “Mẹ an tâm, hãy xem như con đi học vắng nhà vài năm“. Dường như Thành không được dư luận biết đến cho đến khi anh bị bắt và bị kết án 7 năm tù vì yêu nước. Là một Bác sĩ trẻ, nhưng Thành lại thao thức với hiện tình đất nước, đau đáu với nỗi đau của đất nước trước hiểm họa nô lệ cho Bắc Kinh, và Thành đã hành động.
Thế mới biết sức mạnh của lòng yêu nước thúc bách con người ta đến nhường bao, nhất là đánh động vào lương tri của những người trẻ tuổi. Họ lên tiếng vì hồn thiêng sông núi chứ không có nhu cầu cho sự nổi tiếng hay địa vị, tiền bạc. Nguyễn Đình Thành là ví dụ điển hình cho chúng ta tỏ tường.
Tôi đã viết và nói về người trẻ rất nhiều nhưng ngòi bút chưa bao giờ cùn, mực chưa bao giờ hết.
Thế hệ 80s của chúng tôi đã đi qua. Giờ đây những tên tuổi của lớp bạn trẻ sinh 90s bắt đầu thể hiện và khẳng định chính mình trước vận mệnh dân tộc. Họ đã bước qua giai đoạn nghe, ngóng, bàn luận, suy tính thiệt hơn, họ đã vượt thắng sự sợ hãi và đến thời kỳ hành động bất chấp sự bố ráp, cuồng nộ của chế độ độc tài cộng sản.
Họ không được sinh ra để đấu tranh, nhưng họ lại hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Họ là những người đang bị cầm tù hoặc sắp bị cầm tù.
Năm 2017, nhiều bạn trẻ đã bì kết án tù dài đằng đẳng. Tôi đã viết Tuổi 20 và quyền tự do phản kháng theo lương tâm khi Trần Hoàng Phúc còn rất trẻ, mới sinh năm 1994, là sinh viên năm cuối khoa luật thuộc Trường đại học Luật TP. HCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, không trao bằng tốt nghiệp, Phúc đã bị bắt và bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Sinh viên Phan Kim Khánh sinh năm 1993, là Chủ tịch Hội Sinh Viên khoa Quốc Tế, ĐH Thái Nguyên, ngày 25/10/2017 đã bị xử tù 6 năm vì viết bài thể hiện quan điểm trên Internet.
Blogger Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995, ngày 27/11/2017 đã bị Tòa án Hà Tĩnh kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế. Và gần đây nhất là sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình sinh năm 1996.
Tôi may mắn có nhiều dịp được nói chuyện và làm việc với các bạn trẻ, từ đó thấu hiểu, đồng cảm được tâm lý của các bạn nhiều hơn. Tôi đã từng hỏi nhiều bạn trẻ thế này: “Các bạn lên tiếng, các bạn hành động vậy các bạn có sợ bị cầm tù, sợ bị trả thù, sợ bị thủ tiêu?”.
Họ trả lời quyết liệt và khẳng khái: “Nếu chúng tôi không làm thì ai làm, mà đã làm thì không sợ. Nếu chúng ta ai cũng trở nên câm điếc, mù lòa thì dân tộc chúng ta cũng sẽ trở nên câm điếc mù lòa mà thôi”.
Nghe vậy, tôi cảm thấy nóng ran trong người, lòng như lửa đốt, thầm nghĩ, ừ nhỉ, ngắn gọn thôi mà thật đầy đủ ý nghĩa. Cảm ơn các bạn trẻ của đất nước!
Xin mượn lời của một bạn trẻ Trương Thị Hà, cử nhân Luật vừa ra trường đã viết trên facebook của mình như một tâm tình của giới trẻ hôm nay: “Tôi vô cùng tự hào về thế hệ 9x của tôi, một thế hệ yêu tự do, năng động và sống có nhân cách. Chúng tôi không màng đến địa vị xã hội, không màng đến tiền bạc. Chúng tôi chỉ muốn xây dựng đất nước Việt Nam này có tự do và chan hòa yêu thương. Chúng tôi không muốn sống trong một xã hội lừa dối, mị dân, và bị cai trị bởi những kẻ “tham quyền cố vị” vừa già, vừa lú như các vị. Hãy trả lại tương lai dân tộc Việt Nam cho tuổi trẻ chúng tôi.”
Portland, OR 10/25/2018
Paulus Lê Sơn

Cha biểu tình phản đối luật đặc khu, con bị triệu tập là sao?


Ls. Trần Thành (VNTB) Sáng ngày 26-10, một số cá nhân đưa tin trên facebook về giấy triệu tập lần thứ 1 của cơ quan an ninh điều tra TP.HCM. Người được triệu tập là một trẻ em. Mặc dù giấy triệu tập có ghi thêm dòng trong ngoặc đơn là “Lê Thị Khanh người giám hộ”, song xét về quy định liên quan tố tụng, đây là một tắc trách nghiêm trọng của nguyên tắc tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên.

Không rõ phía nhận giấy triệu tập có đến cơ quan an ninh điều tra hay không, tuy nhiên vẫn cần lên tiếng cảnh báo về sự tùy tiện của những người tiến hành tố tụng trong những trường hợp thế này.

Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) không có những quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự riêng cho người cho thành niên. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH năm 2011 (TTLT số 01/2011/TTLT) hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, đã đưa ra một số quy định có tính nguyên tắc về trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên.

Trước tiên, cơ quan an ninh điều tra của Công an TP.HCM lẽ ra không sử dụng mẫu giấy triệu tập như vầy, mà cần sử dụng mẫu giấy mời để có thể “Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân của người chưa thành niên. Mọi hoạt động tố tụng liên quan đến người chưa thành niên phải được tiến hành trong môi trường thuận tiện cho việc bảo đảm bí mật đời tư và danh dự, nhân phẩm của người chưa thành niên”, như quy định tại Điều 3. “Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng” của TTLT số 01/2011/TTLT.

Trước hàng loạt tin tức về người bị tạm giữ hành chính, tạm giữ hình sự chết bất thường tại đồn công an, trong trường hợp cụ thể ở đây, lẽ ra cơ quan an ninh điều tra phải “Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cũng như người thân thích của họ được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền ấy bị đe dọa hoặc bị xâm hại” (Điều luật đã dẫn).

Lưu ý, với nội dung thể hiện trên giấy triệu tập, cho thấy dấu hiệu vi phạm Điều 15. “Lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên” của TTLT số 01/2011/TTLT.

Theo quy định này, việc lấy lời khai người chưa thành niên có thể thực hiện tại nơi ở của người đó. Nơi lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cần được bố trí theo cách thức thích hợp để họ cảm thấy an toàn, thoải mái. Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ.

Khi lấy lời khai của trẻ em như cụ thể trường hợp ở bài viết này là ‘cha biểu tình phản đối dự luật đặc khu’, cơ quan tiến hành tố tụng phải mời người mẹ của trẻ, người đỡ đầu, hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy cô giáo của trẻ em đó tham dự. Điều 15 của TTLT số 01/2011/TTLT còn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng có thể mời đại diện cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia để hỗ trợ cho trẻ em được mời đó.

Một chút bên lề liên quan việc người dân Sài Gòn từng xuống đường phản đối dự luật đặc khu. Tâm lý sợ đám đông trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý thể hiện ngày càng rõ rệt. Việc dùng các thủ đoạn để giải tán đám đông càng làm cho mâu thuẫn xã hội nhiều khi trở nên rất gay gắt, gây bức xúc trong nhân dân, vi phạm quyền tự do hiến định của người dân.

Chuyện gửi giấy triệu tập một trẻ em để phục vụ điều tra về một công dân thực thi quyền biểu tình hiến định, cho thấy về bản chất dân chủ và tính chất nhân dân của Nhà nước trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam còn rất dài, và đang là thách thức rất lớn của tân chủ tịch nước, tân trưởng ban cải cách tư pháp Nguyễn Phú Trọng.

Bí mật nhà nước, nhà nước bí mật

Ánh Liên (VNTB) Phải chăng những quan chức dự thảo luật đang run sợ trước mạng xã hội (Facebook) và sự giải thiêng một chính thể trên mạng xã hội này?.
Viễn cảnh… mật
Chuyên mục diễn biến hòa bình trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân sẽ bị dẹp bỏ, phía công an và tòa án thực sự bận rộn khi thực hiện ‘bắt-tuyên án’ và nhà tù chật ních tội phạm.
Nhà nước Việt Nam sẽ trở thành một nhà nước bí mật, trong bối cảnh nhiều quốc gia mở cửa giao thương, nạn tham nhũng chính sách sẽ lan rộng, độc tài cực đỉnh bởi phản biện sẽ bị bóp nát khi còn trong trứng nước.

Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước sẽ rất khó tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đặc khu kinh tế, an ninh mạng, hay một dự án kinh tế trọng điểm nào đó, mặc dù nó đang có tác động tiêu cực đến nhân sinh và môi trường,…- (Điều 17, Điều 18 dự luật).

Đó không phải là một viễn cảnh huyễn hoặc, mà nó sẽ thực sự diễn ra nếu dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vẫn được giữ nguyên và thông qua. Dự thảo luật này đưa thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo; quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; cửa khẩu,… vào phạm vi bí mật nhà nước (Điều 7 dự luật). Điều này đồng nghĩa, từ nay thân thế và sự nghiệp cách mạng của ‘đồng chí Nguyễn Phú Trọng’ và các vị lãnh đạo cấp cao khác của đảng và nhà nước Việt Nam, cùng với quy hoạch Thủ Thiêm (như báo chí chính thống dẫn lời ĐBQH) sẽ nằm trong diện không được tiếp cận.

Luật bảo vệ bí mật nhà nước, kết hợp với Luật an ninh mạng sẽ giúp đẩy nhanh các dự luật gây tranh cãi như Luật đặc khu nhanh chóng đi vào thực tiễn. Sẽ chẳng ai có thể phản đối, bởi họ không thể tiếp cận được dự thảo đó có nội dung như thế nào và nếu họ đòi hỏi minh bạch thì lập tức nhà tù sẽ chào đón họ.

Từ nay, câu ‘để đảng và nhà nước lo’ sẽ hoàn thành trọn vẹn nhất ý nghĩa của nó, không phải vì ‘đảng đạo đức, đảng văn minh’, mà đơn giản là vì chỉ có đảng mới tiếp cận được những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Cả nước mù thông tin quyết định cuộc sống của họ và tương lai con cháu họ, chỉ có mỗi đảng là ‘sáng mắt, sáng lòng’.

Một đất nước hình thành rõ ràng hai giai cấp thực sự, giai cấp bị trị và giai cấp cai trị, giai cấp được tiếp cận thông tin và bảo mật thông tin; giai cấp bị tước đoạt riêng tư và sự minh bạch. Những quan chức tham nhũng và độc tài sẽ phải mở tiệc rượu để mừng vì dự thảo này được thông qua, bởi từ nay, ‘công khai tài sản’ hay phát lộ những biệt phủ, sai phạm trong quy hoạch chỉ còn là chuyện trong quá khứ.
‘Kỷ luật kín; kiểm tra kín’ sẽ hiện diện.
Xóa sổ nguyên tắc dân chủ cơ sở?

Phạm vi bảo vệ của dự luật này quá rộng, với sự xác định ‘thông tin có nội dung quan trọng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.’ Hiểu nghĩa, là cơ quan dự thảo luật (Bộ Công an) có quyền quyết định không giới hạn lượng thông tin nào có thể cấu thành một bí mật nhà nước.
Đó là hệ quả tàn hại mà dự luật này mang lại, thậm chí còn lớn hơn cả dự luật an ninh mạng vốn gây xôn xao dư luận.

Phải chăng những quan chức dự thảo luật đang run sợ trước mạng xã hội (Facebook) và sự giải thiêng một chính thể trên mạng xã hội này?.

Ngoài ra, ‘bịt miệng người dân’, đưa cả xã hội trở thành một hộp kín xuất phát từ Quyết định 102 của ĐCSVN, trong đó cấm đảng viên bàn về xã hội dân sự hay thể chế tam quyền phân lập. Và giờ đây, đã mở rộng ra phạm vi quốc gia khi hạn chế (đến cấm cản) quyền giám sát, kiểm tra của công dân về các vấn đề trọng yếu quốc gia (kiềm tỏa dân chủ cơ sở – ‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’).
Những dự thảo đi ngược với tiến trình xã hội và sự phát triển của một nhà nước này diễn ra trong thời kỳ ông TBT Nguyễn Phú Trọng nắm quyền, và được đưa ra trong thời điểm mà ông ta nắm chức vụ Chủ tịch nước. Đúng hơn, dự thảo luật an ninh mạng hay luật bảo vệ bí mật nhà nước thực ra nó chỉ là sự triển khai câu nói trước đó của ông Nguyễn Phú Trọng: Không thể để ai muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi, xuyên tạc cũng được?.

Còn định nghĩa như thế nào là chửi hay xuyên tạc, thì lại nằm hết trong giá trị mà kẻ quyền lực khởi thảo, thông qua và diễn giải những dự luật nêu trên.

Những diễn biến nhanh chóng soạn thảo dự luật như thời gian qua chính là nhằm ‘bảo vệ chế độ’.

Nhìn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước qua khía cạnh ông Nguyễn Phú Trọng lên chức Chủ tịch nước, ông Trọng là người đứng đầu một thiết chế khá đặc thù, không thuộc vào một nhánh quyền lực nào trong các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng đồng thời lại có mối quan hệ, ảnh hưởng tới các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, đã biến tính chất luật bảo vệ chế độ, bảo vệ ĐCSVN trở nên rõ ràng hơn.
Rừng luật và nhà nước pháp trị
Việt Nam không thiếu luật, trong gần 1 thập kỷ qua, Việt Nam ban hành nhiều dự luật trong mọi khía cạnh đời sống xã hội. Tuy nhiên, tất cả các luật này đều có một điểm chung là thiếu một sự rõ ràng, và dàn trải.
Luật từ nay sẽ được ban hành nhiều hơn, một rừng luật, nhưng luật là của một nhà nước pháp trị, hay đúng hơn, pháp luật sinh ra bởi 1 chế độ độc tài thì pháp luật đó là pháp luật của giai cấp thống trị để cai trị giai cấp bị trị.

Đó liệu là một xã hội chúng ta mong muốn? Một xã hội mà bọn tham nhũng, cửa quyền vẫn ‘hênh hoang, giáo điều và khoác lác’ cai trị, bóc lột chúng ta? Một xã hội là người công dân bị biến thành một con cừu đúng nghĩa trong cái chuồng chật hẹp. Một xã hội mà ‘sự bóc lột thậm tệ’ diễn ra hiển nhiên như cách mà K.Marx từng phản ánh?

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của người viết.

Cảm ơn báo chí nhà nước

Nam tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cơ quan báo chí nhà nước. Thật sự tôi rất lấy làm cảm kích sự “trung thực” của báo chí nước nhà. Chắc các bạn ngạc nhiên đúng không? Vì một thằng ghét chế độ, thù cộng sản như tôi mà lại cảm ơn báo chí tuyên giáo, định hướng thì nghe nó bất bình thường. Nhưng có lý do cả:
+ Nhờ có các anh đăng những bài bưng bô, ca ngợi chế độ, lãnh đạo một cách quá lố thì tôi mới có cái để mà đối chiếu, phân tích.
+ Nhờ có các anh mà nhân dân cả nước mới thấy anh Phúc thủ tướng ngu và ngáo đến mức nào. Một thằng thợ lắp đầu tầu.
+ Nếu các anh không nói láo rằng anh Trọng là bậc nhân kiệt, là ý trời, lòng dân gì đó thì chúng tôi cũng chẳng biết được bộ mặt xảo trá, ham muốn quyền lực của anh ấy đến mức trơ trẽn như vậy.
+ Nếu các anh không nói ra những phát ngôn đầy âm hưởng ngáo đá của lãnh đạo thì làm sao chúng tôi biết được lãnh đạo nước mình lại ngáo ngơ đến thế.
+ Nếu các anh không lèo lái dư luận, ém nhẹm, bao che cho người này người kia thì làm sao chúng tôi biết được chế độ thối nát, luật pháp vô minh và xã hội bất công.
+Nếu các anh không vẽ lời hoa mỹ cho những kế hoạch, dự án vĩ mô hay mục tiêu này nọ thì sao chúng tôi biết được rằng đó chỉ là những miếng mồi dụ, những con bài lừa cả dân tộc.
+Nếu các anh không viết theo định hướng, đặc theo tuyên giáo thì làm sao chúng tôi biết được mị dân bẩn thỉu là như thế nào.
+ Nếu các anh không bưng bô, lươn lẹo, lèo lái thì làm sao chúng tôi biết được báo chí nhà nước chỉ là cuộn giấy vệ sinh….
…Ôi còn nhiều lắm những cái tôi phải cảm ơn các anh. Chứ nói đến ngày mai cũng chẳng hết cái tốt của các anh. Thông tin mà, vô hạn.Thiết nghĩ các anh nên tăng cường viết thật tốt hơn nữa theo sự kiểm duyệt để chúng tôi ngày càng nhận diện rõ hơn bộ mặt đểu giả, trơ trẽn, lì lợm, đốn mạt, khốn nạn của đảng và chế độ. Các anh có viết thì chúng tôi mới có cái mà phản biện. Thông tin mà thiếu phản biện là thông tin chết. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn báo chí nước nhà./.

Xây dựng văn hóa dân chủ trong xã hội Khổng giáo

Ls Nguyễn Văn Thân (Danlambao) - Theo kinh nghiệm của Cam Bốt và Thái Lan, đa đảng chỉ là một điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để xây dựng một thể chế dân chủ văn minh, tiến bộ và lành mạnh. Bên cạnh các cơ chế căn bản như tam quyền phân lập cùng với một hệ thống truyền thông tự do và độc lập thì cũng cần các thành phần trong cuộc gồm có chính đảng và chính khách hành xử trong tinh thần và văn hóa dân chủ. Thế thì văn hóa dân chủ là gì? Văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng có phù hợp với văn hóa dân chủ hay không?

Kết quả bầu cử vào ngày 29/7 tại Cam Bốt xác nhận bản chất độc tài của Hunsen với Đảng cầm quyền CPP thắng 125/125 ghế Quốc Hội. Thật ra dân chủ Cam Bốt từ nhiều năm qua chỉ mang tính hình thức. Sai lầm lớn nhất của cộng đồng quốc tế sau Hiệp định Hòa bình Paris 1993 là khi đầu tư vào công tác xây dựng một xã hội Cam Bốt dân chủ là chỉ chú trọng vào cơ chế mà quên hẳn về mặt xây dựng văn hóa và ý thức về quyền hạn cũng như trách nhiệm dân chủ. Không phải chỉ xây một tòa nhà đại học cao ốc là đương nhiên đẻ ra những học giả hoặc khoa học gia xuất sắc. Có nghĩa là phải có cả phần cứng lẫn phần mềm. Hàng chục tỷ Mỹ kim bỏ ra coi như hoang phí. Chỉ một mình nước Nhật cũng đã chi hơn 2 tỷ viện trợ cho chính quyền Hunsen qua nhiều dự án khác nhau. Tệ hại nhất là thất bại của cộng đồng quốc tế lại là một trong những nguyên nhân chính biến Phnom Penh thành một chư hầu đắc lực của Bắc Kinh trở thành mối đe dọa an ninh và chiến lược cho nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trở lại với thuật ngữ văn hóa dân chủ là gì thì thật sự không dễ dàng định nghĩa hoặc ấn định phạm trù của nó. Dân chủ là một thể chế mà quyền lực trực thuộc về người dân. Có nghĩa là cử tri quyết định và bầu chọn lãnh đạo. Hay nói một cách khác, văn hóa dân chủ dựa vào nền tảng giá trị bình đẳng giữa tất cả mọi người và mọi giới trong xã hội. Quyền lực không lệ thuộc vào giai cấp, huyết thống hoặc địa vị mà là do sự lựa chọn của những người dân bình thường. Có lẽ vì vậy mà thể chế dân chủ tây phương gắn liền với nhân quyền mà trong đó, quyền bình đẳng không phân biệt màu da, giới tính, giai cấp hoặc địa vị trong xã hội là nền tảng của quyền công dân đối với chính quyền và hệ thống cai trị. Trong một thể chế dân chủ thật sự thì quyền bình đẳng được thể hiện tiêu biểu nhất khi lãnh tụ và đảng cầm quyền có thể bị truy tố trước luật pháp như mọi cá nhân hoặc chủ thể khác trong xã hội.

Hiển nhiên đối nghịch với dân chủ là độc tài. Chủ nghĩa độc tài dựa trên nguyên tắc bất bình đẳng vì quyền lực thuộc về một người hoặc nhóm người của một giai cấp hoặc tầng lớp nào đó. Trong thời đại phong kiến thì giai cấp cai trị thuộc về huyết thống. Dưới chế độ cộng sản thì là thành phần Bộ Chính trị. Không có tòa nào có thể xử tội vua hoặc truy tố Đảng Cộng sản.

Lúc sinh thời, ông Lý Quang Diệu Thủ Tướng Singapore thường hay nhấn mạnh "giá trị Á đông’’ (Asian values) và cho rằng dân chủ phương tây không phù hợp với văn hóa Á đông. Thủ Tướng Mã Lai Mahathir cũng vậy. Nhưng văn hóa Á đông tự nó cũng rất đa dạng trải dài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc xuống tới Mã Lai, Ấn độ và Ba tư với nhiều tập tục, tôn giáo và truyền thống khác nhau. Hai tôn giáo lớn tại Ấn độ là Ấn giáo (Hindu) và Phật giáo. Pakistan thì theo Hồi Giáo. Cả hai nước này là thuộc địa của Anh và sau khi giành độc lập đều áp dụng thể chế dân chủ đại nghị theo mô hình Westminter của Anh Quốc. Singapore của ông Lý Quang Diệu và Mã Lai của Mahathir cũng vậy. Có điều là một vài nhà lãnh đạo vẫn còn giữ đầu óc giai cấp "quan chi phụ mẫu" của thời phong kiến. Chỉ khi đứng về phía người dân chỉ trích "quan Najib" lạm quyền thì Mahathir mới ngộ ra. Khi bất cứ người dân đen nào cũng được quyền phê bình lãnh tụ và nhà nước thì đó là lúc tinh hoa của dân chủ và nhân quyền kết tụ.

Trong khu vực châu Á thì có văn hóa đông Á (East Asia). Có thể nói, văn hóa đông Á xuất phát từ văn hóa Trung Hoa mà cụ thể nhất là ảnh hưởng của Khổng giáo từ Trung Quốc lan truyền sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Đài Loan đều là những quốc gia đã hoặc đang sử dụng chữ Hán để làm công cụ truyền tải văn hóa.

Khổng Tử sinh vào năm 551 TCN tại nước Lỗ và mất vào năm 479 TCN (tức thọ 72 tuổi). Trước đó, dân tộc Trung Hoa đã trải qua một thời đại lịch sử đẫm máu của chiến tranh triền miên kéo dài hơn 250 năm và do đó, triết lý của Khổng Tử mang ảnh hưởng nặng nề của thời Chiến Quốc. Theo Khổng Tử, một xã hội lý tưởng đã hiện hữu dưới triều đại nhà Chu khi các vị Hoàng đế Minh quân thống trị một lãnh thổ thống nhất, không có chiến tranh ly loạn và người dân có một cuộc sống hạnh phúc và an hưởng thái bình. Triết lý chính trị của Khổng Tử gồm có 3 khái niệm chính là trật tự xã hội, thứ bậc hỗ tương và tập thể hài hòa. Dưới sự nhận xét của Khổng Tử, vua nhà Chu chỉ là bù nhìn. Quyền lực phân chia giữa các nước chư hầu là Tề, Sở, Yên,Hàn, Triệu, Ngụy và Tần. Bảy nước này liên tục đánh nhau để giành quyền thâu tóm giang sơn về một mối. Do đó, muốn duy trì thái bình và trật tự xã hội thì cần có một nhà vua hoặc chính quyền trung ương hùng mạnh áp dụng kỷ luật sắt đá răn đe các thành phần phản loạn. Một chính quyền tốt gồm có vua đóng đúng vai vua, quan đóng vai quan và dân đóng vai dân. Mọi người phải giữ đúng vai trò đã định được gọi là ''hồn ai nấy giữ".

Để đạt được trật tự xã hội thì mỗi người dân phải hiểu và đóng đúng vai trò của họ. Từ đó, khái niệm thứ bậc hỗ tương ra đời áp dụng cho 5 mối quan hệ trong xã hội đó là vua/quan và dân, cha và con, chồng và vợ, anh và em, trưởng bối và hậu bối. Từ đó mới có câu quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu. Ngay trong các mối quan hệ này cũng có thứ bậc. "Trung" với vua đứng trên hết, rồi mới tới hiếu đạo với cha mẹ và tình nghĩa vợ chồng, anh em và bạn bè. Bậc dưới phải tuân phục bậc trên. Ngược lại, bậc trên có trách nhiệm hành xử nhân từ với kẻ dưới. Có điều là khi bề trên quá gian ác (ví dụ như Lê Long Đĩnh) thì không có giải pháp gì ngoài việc than thở với trời.

Thứ ba là quyền lợi tập thể đứng trên quyền lợi cá nhân. Có lẽ vì vậy mà khái niệm nhân quyền của dân chủ tây phương chưa có sức thuyết phục trong văn hóa và xã hội mang nặng ảnh hưởng Khổng giáo. Theo Khổng Tử, chủ nghĩa tự do cá nhân sẽ dẫn đến một cộng đồng và xã hội rối loạn. Môi trường sống của Trung Quốc cổ đại phù hợp với chủ nghĩa vị lợi vì mọi người trong gia đình sống chung với nhau trong một ngôi làng nhỏ hẹp. Từng hành động sẽ có tác động ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Ngày nay Trung Quốc không chỉ là những ngôi làng nhỏ mà có nhiều tòa nhà chọc trời như tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Nhưng văn hóa Khổng tử vẫn hiện hữu khắp nơi. Thậm chí Bắc Kinh còn xuất khẩu ‘’Viện Khổng Tử’’ theo nhật báo Nhân dân Trung Quốc, đến 142 quốc gia trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, ba quốc gia đông Á mang nặng ảnh hưởng Khổng giáo là Nhật, Hàn quốc và Đài Loan đã áp dụng thành công và hài hòa thể chế dân chủ, tôn trọng nhân quyền trong một nền văn hóa Khổng giáo. Không ai có thể nói các giá trị mà Khổng giáo đề cao như Nhân, Lễ Nghĩa Trí, Tín không thịnh hành tại các nước này. Hơn nữa, môi trường dân chủ còn giúp cho các giá trị đó có cơ hội phát huy tột bực. Có thể nói đây là một sự kết hợp độc đáo các giá trị tinh hoa của tây phương và đông phương đưa đến một xã hội văn minh, thịnh vượng và và tân tiến. 

Việt nam dưới sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản đã và sẽ luôn bắt chước mô hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó Việt Nam quyết định trưởng thành theo đuổi dân chủ và nâng GDP mỗi đầu người từ trên dưới 2,000 Mỹ kim lên bằng 26,000 Mỹ kim của Đài Loan hoặc 30,000 Mỹ kim của Hàn Quốc hoặc 40,000 Mỹ kim của Nhật bản. Chừng đó Việt Nam mới thật sự có cơ hội thoát Trung và giữ được chủ quyền biển đảo.


Thế nào là phản bội? Ai phản bội?

"Nhân dịp" Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật đảng và một số trí thức, nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam tuyên bố từ bỏ đảng công sản, tôi gửi lại bài viết về suy nghĩ của tôi từ 13 năm trước đến các đảng viên công sản  đặc biệt là các đảng viên từng du học tại Ba Lan, Đông Âu từ những năm 60 của thế kỷ trước như tôi.

Đã quá muộn, nhưng vẫn còn hơn không, mong các bạn đừng tiếp tục bắt chước con đà điểu...

*

Trần Ngọc Thành

Đôi lời gửi tới những đảng viên đảng cộng sản Việt Nam,

Thưa các bác, các anh chị, các bạn,

Tôi cũng từng là đảng viên, từng là cán bộ đảng, tôi không có bất cứ hận thù gì cá nhân đối với đảng cộng sản Việt Nam. Những bài viết hay những trao đổi của tôi xuất phát từ trách nhiệm của một công dân, của một người Việt Nam yêu Tổ quốc mình.

Tôi phải vứt thẻ đảng từ năm 1990, khi hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa cộng sản và chế độ độc tài cộng sản, khi chứng kiến tận mắt sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu và Liên xô.

Trước đó, với trách nhiệm là đảng viên, ngoài những gì nhìn thấy tại Ba Lan, tôi đã qua Praha, Budapest,đã trèo tường Berlin, đã hòa đồng vào sự phấn khởi cua người dân khi xuống đường đòi dân chủ hóa, tôi đã gửi các báo cáo trung thực sự thật tại các nước này đến trung ương đảng cộng sản Việt Nam và đề nghị phải thay đổi vì lợi ích đất nước. Nhưng, thay vì lắng nghe, đảng lại cho tôi là phản động,là kẻ thù của đảng.

Trách nhiệm công dân buộc tôi phải từ bỏ đảng và tranh đấu vì quyền lợi của đất nước.

Khi viết bài này cách đây 6 năm, đăng trên báo giấy Đàn Chim Việt tháng 9 năm 2005, tôi hy vọng rằng đến năm 2010 Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ sánh vai cùng các nước dân chủ.

Nhưng, 6 năm sau, chế độ độc tài tại Việt Nam càng tồi tệ hơn. Số lượng đảng viện cộng sản 6 năm trước trên 2 triệu và bây giờ trên 3 triệu.

Nghèo đói, tụt hậu, đạo đức suy đồi, mất nước, nô lệ không còn là nguy cơ mà nó đang trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam.

Vì ai? Do ai? Làm thế nào?

Tôi lại gửi những dòng suy nghĩ này từ 6 năm trước đến các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam.

Thế nào là phản bội? Ai phản bội?

* Tác giả Trần Ngọc Thành (Ảnh : GW-Bến Việt) 

Những ngày qua, nhân dân Ba Lan tưng bừng kỉ nịêm 25 năm ngày thành lâp ”Cộng Đoàn Đoàn Kết”. Tại các cuộc mít tinh trong cả nước với sự tham gia của hàng triệu người, niềm tự hào biểu hiện trên nét mặt của mỗi người dân. Trong số họ, hàng vạn người từng là đảng viên cộng sản. Họ đã làm nên kỳ tích có một không hai: Đập tan chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan, tạo nên một phản ứng dây chuyền, đưa chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu và Liên Xô xuống ngôi mộ của lịch sử. Cái lí tưởng cộng sản họ từng ấp ủ, từng theo đuổi, từng phấn đấu với ước mong xây dựng một tương lai, một xã hội tốt đẹp hơn trở thành sự lố bịch, nực cười trong câu chuyện vê`quá khứ của họ.

Sự vui mừng và mãn nguyện cũng thể hiện rõ trên khuôn mặt của nhà cựu lãnh đạo cộng sản trẻ tuổi đầy tài năng, ngoài 30 tuổi đã là Bộ trưởng Bộ Thanh niên và thể thao trong chế độ cộng sản, hôm nay, hai nhiệm kỳ liên tiếp là Tổng Thống nước Ba Lan dân chủ, ông Aleksander Kwasniewski.

Khi đang là Bộ trưởng của chế độ cộng sản, ông đã từng ủng hộ việc thỏa hiệp với “Công Đoàn Đoàn Kết”, là một trong những người đưa ra sáng kiến về “Hội Nghị Bàn Tròn”, từng bước trao quyền lãnh đạo đất nước cho những nhà đấu tranh dân chủ. Cũng con người này, Tổng thống Aleksander Kwasniewski đã kí vào Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan, trong đó có điều khoản cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, đặt chủ nghĩa cộng sản ngang tầm nguy hiểm với chủ nghĩa Nazi và chủ nghĩa phát xít. Chế độ dân chủ đã không phụ lòng ông, sau một nhiệm kỳ do Lech Walesa, thủ lĩnh “Công Đoàn Đoàn Kết” làm Tổng thống, ông được bầu liên tiếp hai nhiệm kỳ, là người lãnh đạo cao nhất nước Ba Lan dân chủ khi tuổi mới 43.

Nước Ba Lan lúc đó có trên một triệu đảng viên, các nước khác như Tiệp khắc, Hungari, Cộng hòa Dân chủ Đức,…số đảng viên cũng hàng triệu người. Họ có trong tay toàn bộ sức mạnh của bạo lực: súng đạn, trường bắn, nhà tù, công an, quân đội, lực lượng quân sự hùng mạnh của khối “Hiệp ước Vacxôvi”. Tại sao họ lại thua những nhà đấu tranh dân chủ trong tay không một tấc sắt?

Bởi vì, lẽ phải thuộc về những nhà tranh đấu, thuộc về đa số những người dân binh dị..

Hàng chục năm phấn đấu cho lí tưởng cộng sản, ra sức đàn áp, bỏ tù, bắn giết những người phản kháng, cuối cùng họ đã nhận ra: Họ đã bỏ công sức, mồ hôi và xương máu của đồng bào cho một mục đích không tưởng, họ đă biết dừng lại kịp thời.

Nước Liên Xô cũng vậy. Hàng chục triệu đảng viên, ngục tù và sức mạnh đàn áp không nơi nào sánh kịp. Nhưng, tinh thần dân chủ đã phá tan tành chế độ cộng sản độc tài Xô viết . Ông Gorbachov có ngu không? Hàng chục triệu đảng viên cộng sản Liên Xô có ngu không? Hàng ngũ trí thức với hàng chục vạn người, các nhà bác học, bác sĩ, tiến sĩ, kỹ sư… phần lớn là đảng viên cộng sản, trí tuệ và khả năng tư duy của họ hơn hẳn những người dân thường, vị trí quyền lực và quyền lợi vật chất luôn luôn được ưu tiên. Nhưng tại sao họ lại nghe theo đám thiểu số, những nhà đấu tranh dân chủ? Vì họ có lòng tự trọng, có lương tâm và lòng dũng cảm: Dũng cảm chiến thắng quá khứ, dũng cảm chiến thắng bản thân mình. “ Bài ca Tháng Mười” mà họ bắt buộc phải ca suốt 70 năm đã làm họ tỉnh ngộ. Ý thức vì dân tộc đã chiến thắng quyền lợi đảng phái, quyền lợi cá nhân. Họ đă nhận ra rằng: Tổ quốc, dân tộc không đồng nghĩa với đảng cộng sản, trái lại đảng cộng sản càng giàu càng mạnh thì dân càng đói khổ, đất nước càng điêu linh, tệ nạn xă hội càng phát triển,… Lòng tự hào dân tộc đã thức tỉnh họ…

Tôi đã tham dư hội thảo, tham dự mít tinh kỷ niệm 25 năm ngày thành lập “Công Đoàn Đoàn Kết”, nói chuyện với nhiều cựu đảng viên cộng sản, nhưng không dám nêu ra câu hỏi: “ Nếu đất nước Balan quay lại thời kỳ cộng sản ông có thích không?”... Với họ, câu hỏi đó là một điều sỉ nhục.

Nhớ lại những ngày này cách đây 25 năm, khi người thợ điện Lech Walesa trở thành lãnh tụ của “Công Đoàn Đoàn Kết”, tại Việt Nam tất cả các hệ thống tuyên truyền của đảng đều lên án Walesa và các bạn ông là tay sai của đế quốc, là công cụ của CIA. Năm 1989, khi những nhà lãnh đạo “Công Đoàn Đoàn Kết” được nhân dân bầu vào vị trí lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản Việt Nam đã tổ chức biểu tình rầm rộ trước Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội, do bà Nguyễn Thị Định ủy viên trung ương đảng dẫn đầu: ”Đả đảo Công Đoàn Đoàn Kết”, "Ủng hộ nhân dân Ba Lan ", "Nước Ba Lan mất rồi” !... Ông Đại sứ Ba Lan lúc đó sửng sốt: Ủng hộ nhân dân Ba Lan nào? Nước Ba Lan nào mất? Khi Liên Xô sụp đổ, những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam lại kết tội Gorbachow là kẻ phản bội, những người cộng sản Liên Xô và Đông Âu là kẻ phản bội, buộc tội họ phá tan thành quả “70 năm cách mạng tháng Mười”. Cho đến nay, họ vẫn tuyên truyền và đe dọa nhân dân Việt Nam: Dân chủ là loạn, đa nguyên là loạn, dù họ biết rõ rằng “thành quả cách mạng tháng 10” đă mang chiến tranh, đói nghèo và tụt hậu cho dân tộc Việt Nam.

Thật là trớ trêu: chủ nghĩa cộng sản lấy giai cấp công nhân làm nền tảng, làm chỗ dựa vững chắc, thì chính giai cấp công nhân lại là kẻ đào mồ chôn Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa Cộng sản coi Chủ nghĩa Tư bản là kẻ thù thì giai cấp công nhân lại đấu tranh để được đi theo Chủ nghĩa Tư bản.

Những ngày này tại Quê hương, đảng Cộng sản đang tổ chức kỷ niệm linh đình “60 năm nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”. Khi chủ nghĩa cộng sản đã lùi vào dĩ vãng ở các nước từng là đàn anh của Việt Nam thì “ Bài ca Tháng 8”, “Chủ nghĩa Mác Lênin”, “tư tưởng Hồ Chí Minh” vẫn là món ăn bắt buộc hàng ngày đối với 80 triệu người Việt Nam.

Thực tại đất nước Việt Nam ra sao, vị thế nào của Việt Nam hiện nay so với thế giới, những người cộng sản Việt Nam đặc biệt là những người lãnh đạo biết rất rõ. Dù quyền lợi vật chất chỉ do một phần cán bộ lãnh đạo có chức quyền trong số 2 triệu đảng viên vơ vét, đa số đảng viên cộng sản trung thực vẫn làm ngơ. Cái ác, cái bất công, cái khốn nạn, sự ăn gian nói dối, mua chức, bán quyền, đổi trắng thay đen, tham nhũng, hối lộ diễn ra hàng ngày, mọi lúc mọi nơi, làm băng hoại nền văn hóa của dân tộc, nhưng họ vẫn cúi đầu nhắm mắt. Tai sao?

Cái mặc cảm “phản bội” đảng, “phản bội” lí tưởng cộng sản ám ảnh họ. Khi vào đảng họ phải tuyên thệ: Suốt đời trung thành với đảng, trung thành với lí tưởng cộng sản, “lời tuyên thệ” như một “vòng kim cô” chụp lên đầu những người đảng viên cộng sản Việt Nam trung thực, dù rằng cái lí tưởng đó đã hiện nguyên hình là cái bánh vẽ, cái lí tưởng đó chỉ là cái bình phong che đậy những thối nát, mục ruỗng và đểu cáng. Họ là nạn nhân của sự dối trá, của những người lãnh đạo gian manh, nhưng không dám lên tiếng, không dám đấu tranh vì sợ mang hai tiếng “phản bội”.

Những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam bắt các đảng viên của họ và nhân dân phải tin rằng: Đảng là Dân tộc, đảng là Tổ quốc, chống đảng tức là chống Dân tộc, phản bội đảng tức là phản bội Tổ quốc. 60 năm cộng hòa xã hội chủ nghĩa, học theo cách tuyên truyền của Gơben ( bộ trưởng tuyên truyền Đức quốc xã), phương pháp đàn áp kiểu Stalin, kiểu Mao Trạch Đông, những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã thành công: Biến những người cộng sản Việt Nam trung thực, dũng cảm trong chiến tranh thành những con người nhu nhược. Sự khác biệt của những người cộng sản châu Âu và những người cộng sản Việt Nam ở chỗ đó.

Những người cộng sản châu Âu coi Tổ quốc, Dân tộc là trên hết, đảng dù là của họ nhưng không phải là Tổ quốc, không phải là Dân tộc. Khi quyền lợi của Dân tộc bị đảng của họ làm tổn hại thì họ sẵn sàng “phản bội” lại đảng để bảo vệ quyền lợi Dân tộc, mang lại vinh quang cho Dân tộc. Họ chỉ có mặc cảm tội lỗi là vì đảng cộng sản, vì lí tưởng mà họ tôn thờ đã đưa Đất nước đến chỗ nghèo đói, mặc cảm tội lỗi đã làm cho họ có hành động dứt khoát: Từ bỏ chế độ độc tài, đồng ý cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ. Sự “phản bội”, lòng dũng cảm của những người cộng sản châu Âu đă tạo cơ hội cho các cuộc cách mạng dân chủ ở châu Âu thành công nhưng không đổ máu.

Có người đặt câu hỏi: Tại sao trong thời chiến, khi có ngoại xâm người Việt Nam luôn luôn dũng cảm, đoàn kết, nhưng trong thời bình thì nhu nhược, hèn nhát, chia rẽ? Bởi vì, khi bị xâm lăng, toàn dân chỉ có một kẻ thù, nếu không đánh bại được thì nguy cơ đến với mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Mỗi người dân hiểu được điều đó nên đã đồng lòng và đoàn kết, khỏi cần phải kêu gọi. Đảng cộng sản Việt Nam biết rõ điều đó và tận dụng điều đó. Trong thời bình, nhận diện kẻ thù, “giặc nội xâm” rất khó. Tham nhũng, quan liêu, ăn cướp, hách dịch, cửa quyền,… vừa hữu hình vừa vô hình; Kẻ thù “nội xâm” có thể là đồng chí, bè bạn, anh em. Những người cộng sản trung thực lại mang nặng tư tưởng phong kiến và nho giáo nên bị những người lãnh đạo lợi dụng, đánh lận con đen, nhập nhằng trong sử dụng ngôn từ.

Toàn bộ bộ máy chuyên chính của đảng cộng sản hiện nay chỉ dùng để đối phó với người dân: Hệ thống công an, an ninh, mật vụ ở mọi cấp, mọi ngành chỉ nhằm mục đích đàn áp người chống đối. Mỗi người dân Việt nam ai cũng biết được thực trạng quân đội và trang bị quân sự của Việt nam yếu kém ra sao. Tham nhũng đă làm mục ruỗng ý chí và sức sống của quân đội. Vì vậy, đối với nước ngoài, những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam ngoan ngoãn và hèn nhát, nhưng lai thô bạo với người dân của mình. Họ chỉ sợ mất quyền: Quyền sinh, quyền sát, quyền nói láo, quyền tham nhũng,…

May thay, Dân tộc Việt Nam vẫn còn những người con ưu tú, sớm nhận ra sự thật, biết “phản bội” lí tưởng cộng sản của mình, đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của đảng, tranh đấu vì lợi ích của nhân dân: Trần Độ, Phạm Quế Dương, Bùi Tín, Bùi Minh Quốc, Dương Thu Hương, Nguyễn Vũ Bình,…Họ đã vứt bỏ được “vòng kim cô” mà đảng quàng lên đầu họ. Những con người dũng cảm đó chắc chắn là tấm gương sáng cho những đảng viên trung thực khác noi theo.

Ở Việt nam, chỉ có những người lãnh đạo đảng cộng sản phản bội lại Dân tộc, còn những đảng viên trung thực khác chỉ là nạn nhân như 80 triệu con dân nước Việt.

Thực tế 15 năm qua ở các nước từng là ”xã hội chủ nghĩa anh em” của Việt Nam cho thấy, chỉ có nền dân chủ mới tạo được nền tảng vững chắc cho Dân tộc phát triển, là điều kiện để từng bước xóa bỏ những bất công và tệ nạn xã hội. Tôi tin tuởng rằng, những người cộng sản trung thực Việt Nam sẽ thức tỉnh, sẽ đứng về phía nhân dân, về phía những nhà đấu tranh dân chủ để phá tan ách độc tài đã đè nặng lên Dân tộc từ 60 năm nay.

Warszawa, 02.09.2005

Trần Ngọc Thành

Tác giả gửi danlambao

Từ bỏ và dấn thân

Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - Ngày 25/10/2018 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam công bố, đề nghị kỷ luật giáo sư Chu Hảo với lý do: “suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống”, tự diễn biến”, và “tự chuyển hoá” vì đã cho xuất bản những quyển sách có nội dung “đi ngược đường lối chủ trương của đảng”.

Sau khi sự việc được công bố trên các trang báo lề đảng, ngay lập tức dư luận đã đồng lòng lên tiếng phản hồi, chia sẻ và đồng cảm cùng GS Chu Hảo. Đặc biệt có tiếng nói của những đảng viên đảng cộng sản phản tỉnh. Họ tỏ rõ lập trường, quan điểm của mình, tuyên bố công khai từ bỏ đảng. Lên án đảng cộng sản đã dùng chính sách dã man nhằm huỷ diệt các tầng lớp tri thức yêu nước và đưa đất nước đến bờ vực diệt vong. 

Trong 2 ngày liên tiếp 26 và 27 tháng 10, đã có một số đảng viên tuyên bố rời khỏi đảng như: Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Mạc Văn Trang, ông Hà Quang Vinh (nguyên Phó chủ tịch quận bình Chánh),Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn, Trung tá Trần Nam, Kỹ sư Hoàng Tiến Cường...

Ông Chu Hảo sinh năm 1940 trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha ông là ông Chu Đình Xương là cán bộ cao cấp từng giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy cầm quyền cộng sản vào thời kỳ kháng Pháp.

Ông từng học tại Liên Xô, tu nghiệp tại Pháp và giữ nhiều chức vụ có thể gọi là danh giá trong giới làm “khoa học” tại Việt Nam.

Một trong những chức vụ cao nhất ông từng đảm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ. Năm 2005, ông Chu Hảo nghỉ hưu, sau đó về làm Giám đốc cho nhà xuất bản Tri Thức, nơi thực sự gắn với tên tuổi, danh tiếng ông sau này.

Nguyên nhân Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật:

Nhà xuất bản Tri thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã cho xuất những cuốn sách nước ngoài nổi tiếng được dịch sang tiếng Việt như: “Bàn về tự do, T/G John Stuart Mill, Dịch giả Nguyễn Văn Trọng; Đường về nô lệ, T/G F.A Hayek, Dịch giả Phạm Nguyên Trường; Hoà bình, Tình yêu và Tự do, T/G Tom G. Palmer, Dịch giả Đinh Tuấn Minh và cộng sự; Của cải của các quốc gia và lí thuyết về cảm nhận đạo đức rút gọn, T/G Eamonn Butler Dịch giả Phạm Nguyên Trường và nhiều tác phẩm khác. Tất cả đều mang giá trị nhân văn và hàn lâm.

Nhìn chung, nội dung của những cuốn sách này đã phản ánh phần nào sự thật đáng ghê tởm tại các quốc gia độc tài trước đây như Liên Xô, Đông Âu và Đức Quốc Xã. Song song với nó là sự đề cao giá trị dân chủ, tự do và lên án chiến tranh giết chóc, lấy tình yêu thương đích thực để xoá tan sự hận thù và tội ác…

Những cuốn sách mang nội dung và giá trị như thế không bao giờ và không thể được khuyến khích in ấn, xuất bản và tìm đọc tại Việt Nam, nơi mà nền độc tài đang tồn tại hàng chục năm. Điều ấy đồng nghĩa với việc góp phần “khai dân trí”, mở mắt cho người dân để rồi một ngày họ sẽ hiểu ra và đứng lên giật sập chế độ.

Đó là lý do sâu xa mà Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết tâm khai trừ một Giáo sư phản tỉnh muốn tìm về tự do dân chủ và chân lý như ông Chu Hảo.

Chân lý mà chúng ta cần phải hiểu rằng: Quốc gia và Đảng chính trị là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Mọi công dân sinh sống và làm việc luôn phải đặt lợi ích đất nước, quốc gia của mình lên hàng đầu. Đảng chính trị chỉ là phương tiện để các đảng viên tập họp ngồi lại với nhau nhằm chia sẻ và đưa ra những quyết sách chính trị cho quốc gia. Tuy nhiên những quyết sách đó phải tuyệt đối đặt lợi ích quốc gia lên trước nhất.

Qua sự kiện giáo sư Chu Hảo “bị kỷ luật” đã xuất hiện nhiều ý kiến ủng hộ ông. Cá nhân tôi đánh giá cao việc làm của ông Chu Hảo cũng như đồng tình với nhiều ý kiến ủng hộ ông. Tuy nhiên, tôi cũng chạnh lòng nhớ tới những Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Lê Hồng Hà, Vũ Cao Quận..., họ đều là những người phản tỉnh thực sự, dù có người thoái đảng, có người không. Các nhân vật trên không những thoái đảng về lý thuyết mà còn dùng chính quỹ thời gian còn lại của cuộc đời họ để chống đảng, đấu tranh cho tự do và dân chủ của đất nước. Liệu sau khi bị kỷ luật và ra khỏi hàng ngũ đảng viên cộng sản, giáo sư Chu Hảo có muốn làm và có làm được những việc của các vị nêu trên. Câu trả lời tất nhiên do chính các ông Chu Hảo, Nguyên Ngọc quyết định. Song, giữa lúc này, những việc làm của ông Chu Hảo, Nguyên Ngọc thật sự đáng trân quý. Nhưng câu hỏi đặt ra là, nếu giáo sư Chu Hảo không bị kỷ luật, thì ông có từ bỏ đảng không? Và ông Nguyên Ngọc cùng một số trí thức khác, bao giờ mới chịu “thoái đảng”?

Tôi không định và không có quyền phán xét ông dù tôi khen. Giữa những lời khen ngợi và ca tụng, tôi chú ý đến ý kiến của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, blogger Nguyễn Ngọc Già và blogger Phạm Thanh Nghiên, vợ tôi.

Ông Nghĩa viết “Mình cảm phục đảng viên tự nguyện ra khỏi đảng 10, cảm phục người dân không vào đảng 20 và cảm phục người đấu tranh cho nhân quyền dân chủ 100”.

Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ quan điểm một cách ngắn gọn: ”Những người CS bỏ đảng nên nhớ: Bỏ đảng là cho lợi ích của quý vị & gia tộc. Không phải cho dân đen!”

Blogger Phạm Thanh Nghiên viết: "Nếu ông Chu Hảo, ông Nguyên Ngọc thực sự là những người “có công với đất nước” như nhiều người đang trầm trồ, thì việc các ông ấy từng là đảng viên cộng sản nhiều năm phải được hiểu là gì? Công, hay tội?"

Cá nhân tôi trân trọng ông Chu Hảo, ông Nguyên Ngọc từ trước khi tôi đi vào con đường tranh đấu cho tự do, sự thật (mà đảng gọi là phản động) bởi từng đọc một số sách của các ông. Nhưng không thể vì những việc làm “bất đắc dĩ”, hay những việc bình thường các ông phải làm mà ca ngợi các ông một cách thái quá.

Cả ba nhà văn, bloggers trên đều là những người từng bị tù đày vì dấn thân cho sự thật, cho tự do và các giá trị nhân quyền khác. 

Nồi cơm Khổng Tử và Hồ Chí Minh

Lê Bá Vận (Danlambao) - Nồi cơm Khổng Tử - Seeing is Believing – Nhãn kiến vi thực (眼见为实) Mắt thấy là thực.

Chuyện nồi cơm Khổng Tử - Đi chu du từ Lỗ sang Tề thời loạn, thầy trò bữa đói, bữa no. 

Một hôm Khổng Tử ngồi đọc sách bỗng nghe tiếng động, nhìn xuống nhà bếp thì thấy thầy Nhan Hồi, có phận sự nấu cơm, mở vung, bốc mấy nắm cơm ăn vụng. Khổng Tử than thầm: 

“Chao ôi! Học trò bậc nhất của ta mà lại đi ăn vụng hèn hạ như thế này ư?” 

Tuy nhiên đến bữa ăn đông đủ thì thầy Nhan Hồi nói đã ăn rồi. Đó là phần cơm bị bẩn vì bồ hóng và bụi bặm trên gác bếp rơi xuống và thầy không đành vứt bỏ. 

Vừa nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ xét đoán hồ đồ và bất công!”

(Lược trích từ “Lã Thị Xuân Thu”). Lời bàn: 1- Nồi cơm Khổng Tử phát giác việc thầy Nhan Hồi ăn vụng là sự thật. “Nhãn kiến vi thực, mục kích vi bằng”- mắt thấy là thực, mục kích làm bằng – nguyên tắc này phải tuân thủ. 2- Bước kế tiếp quan trọng là xét nguyên do và xử lý, nếu cần. 



I – Hồ Chí Minh và cộng sản năm 1945.

Hè năm 1945. Là học sinh trung học ở Huế về, tôi đang nghỉ hè tại tỉnh lỵ Đồng Hới. Nhà cha mẹ tôi ở số 37 đường Quan Thánh, nay đường Thanh Niên, cũng gần thành cổ. 

Hồi đó trong nước có vua Bảo Đại, có chính phủ Trần Trọng Kim. Trong tỉnh thanh bình, người dân không hay biết những gì đang xẩy ở các nơi khác. Không có đài phát thanh, báo chí.

Đêm 22, rạng ngày 23/8/1945, trong bóng đêm bỗng xuất hiện một đoàn người, ước trên trăm, cầm gậy gộc kéo đến, xếp hàng dài, im lặng đứng chờ tại cửa Nam thành cổ Đồng Hới. Đến sáng bạch thì binh lính mở cửa thành, buông súng đầu hàng. Đoàn người được cho về nhà.

Một ủy ban nhân dân tỉnh được Việt Minh thành lập; cuộc sống thấy như cũ trong thị xã.

Mãi đến mười hôm sau, lần đầu tiên tôi nghe đến tên Hồ Chí Minh (HCM). 

Ủy ban loan báo mít tinh chào mừng cách mạng tháng 8 thành công và ngày 2/9 chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, đọc tuyên ngôn nước ta giành độc lập, đặt tên VNDCCH.

Nghe độc lập thì tôi cũng háo hức song thú thực không trọn vẹn, như vướng mắc, có cái gì đó thiếu sự thực. Đúng vậy, trước đó nửa năm, ngày 11/3/1945 đang học tại Huế, rõ ràng tôi thấy vua Bảo Đại ra chiếu chỉ tuyên ngôn độc lập, bãi bỏ các hòa ước Pháp bảo hộ và mọi người lúc đó rất cảm động, hăng say lần đầu tiên được reo hò hai tiếng “độc lập”.

Một lần bất tín, vạn sự chẳng tin. Buổi sơ kiến mà đã dối nhau như vậy, về sau thế nào?

Cũng như sự kiện Việt Minh lừa gạt lùa dân, trong đó có tôi, vác dao gậy đi vây đánh thành Đồng Hới, khuya 22/8/1945 (LBV “Kể Chuyện Việt Minh Cướp Chính Quyền”).

Do đó tôi vừa thích vừa không ông HCM. Hình cụ Hồ toàn là hinh vẽ, nét mặt xương xẩu, có để râu, chưa thấy ảnh chụp. Song các bài ca cách mạng thì hay tuyệt, hát mãi.

II - Hồ Chí Minh và cộng sản năm 2001...

Khởi đầu thế kỷ 21 là sự bùng nổ của Internet, công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội. 

Nhờ đó nhân dân ta kinh hoàng nhận thức được sự độc tài tàn bạo và tình trạng tham nhũng đáng sợ của toàn đảng cộng sản ngoài sức tưởng tượng, tác động lên xã hội khiến đạo đức suy đồi, rừng biển, tài nguyên cạn kiệt, môi trường nhiễm độc khắp nơi, nợ công ngập đầu... hiện cảnh đất nước tuyệt vọng rơi dần vào tay người đồng chí chủ thầu phương Bắc.

Đảng CSVN thì vênh váo tự khoái: thời đại HCM là rực rỡ nhất trong lịch sử... chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này (TBT NPTrọng). Non sông đất nước ta tự hào đã sinh ra chủ tịch HCM là một thiên tài vĩ đại. Đảng CSVN đỉnh cao trí tuệ, quang vinh muôn năm!

Mặc tình CSVN ra sức nhồi nhét Bác, Đảng vào đầu, song dân nay đã thành nhân. 

Qua chuyện nồi cơm Khổng Tử, dân biết mắt thấy mới là sự thực. Nói khống, không ai tin.

“Bách văn bất như nhất kiến” (百聞不如一見), trăm nghe không bằng một thấy. 

‘Tận mục sở thị”, chứng kiến sự việc tận mắt, bắt được tay, day được trán là hết cãi. 

“I believe it when I see it” (thành ngữ Mỹ, tôi tin việc đó khi tôi thấy nó). 


Các bằng chứng cụ thể: AND, vân tay, bút tích, ghi âm, thu hình, video, phim là sự thật. 

Hiện nay nhiều nơi công cọng, ngả đường có đặt camera an ninh, thu hình làm bằng.

III - “Tận mục sở thị” về HCM và ĐCSVN.

HCM là chủ tịch nước, mọi hoạt động được ghi hình, tường thuật, là tin tức thời sự. 

Mặt khác, các biên soạn về HCM và ĐCSVN đều bóp méo, không thể tin cậy. 

Xem ra muốn nhận rõ chân diện của HCM và CSVN thì phải truy tìm các tư liệu, hình ảnh, video, phim... “tận mục sở thị”, phản ánh sâu đậm bản chất chúng. Điều này khả dĩ:

1) Tư Liệu Sự Thực Về Bản Chất HCM:

1-1) Lịch sử Đảng viết bịa tháng 5/1908 trò Nguyễn Sinh Cung (HCM) học sinh Quốc học bị đuổi học vì tham gia nông dân biểu tình xin giảm sưu thuế ngày 9 đến 12 tháng 4/1908. 

Song trò Cung xin được nhận học trường Quốc học là vào tháng 8/1908, cuối hè. (Thư của Hiệu trưởng Quốc học Chouquet 7/8/1908. Trung tâm Lưu trữ hải ngoại (CAOM).

1-2) Tri huyện Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ HCM, say rượu, cho lính xử roi đánh chết nghi can Tạ Đức Quang. Ông bị triều đình Huế triệu hồi về Kinh và sa thải, năm 1910. (1) 

1-3) Nguyễn Tất Thành (HCM) năm 1911, từ Pháp gởi thư lên tổng thống Pháp, xin vào học nội trú trường thuộc địa tại Pháp. Trường này đào tạo viên chức, quan lại cho các thuộc địa.

1-4) Nguyễn Tất Thành năm 1912 từ nước ngoài gửi thư về ông Khâm sứ Trung Kỳ tại Huế, xin cho cha là Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải năm 1910, được thu nhận trở lại làm việc nhà nước.

1-5) Nguyễn Ái Quốc (NAQ) chết năm 1932. Báo L’Humanité (Nhân Đạo) – Cơ quan trung ương (organe central) của đảng Cộng sản Pháp – số báo 12292, ngày Thứ ba 9 tháng 8, 1932 đăng tin NAQ đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá thuộc nhà tù Hong Kong. [NAQ bị bắt giam từ ngày 6/6/1931].


Bài báo nằm ở trang đầu, tại góc phải, dưới, có tựa đề ”NGUYEN AI QUOC LE VAILLANT FONDATEUR DU P.C. INDOCHINOIS EST MORT EMPRISONNÉ”, (dịch: Nguyen Ai Quoc người sáng lập kiên cường đảng cọng sản Đông Dương đã chết khi bị tù) nhiệt liệt ca ngợi tinh thần cọng sản quốc tế của người lãnh tụ quá cố, lên án các tội ác của đế quốc Pháp và hô hào chiến đấu để giải phóng Đông Dương 

(Luttons pour libérer l’Indochine). 

Ủy ban Trung ương Đảng CS Pháp nghiêng mình trước di hài của lãnh tụ NAQ. 

Bài báo dài khoảng 800 chữ, không kèm theo hình ảnh nào. 

Song ngôn từ rất khẳng định và nói rõ NAQ chết do bệnh lao (phù hợp thể trạng NAQ). Văn kiện đảng CS Đông Dương năm 1933 thì viết: “Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát giữa năm 1932”.

Ít lâu sau lại có tin NAQ tái xuất hiện dưới nhiều tên, là HCM ngày 13/8/1942, lúc Thế Chiến II. 

Chuyện NAQ chết đi sống lại tha hồ thêu dệt. Nhiều người giống mặt Tống Văn Sơ (NAQ). 

Luật sư Loseby, ân nhân của HCM thì nói NAQ chết bệnh lao trong nhà tù, đầu năm 1933. 

Ông tổ chức cứu thoát NAQ, dấu kín, tung tin bịa NAQ chết để Pháp thôi lùng bắt. Một số báo đăng tin đó. Ông luật sư này rất chịu chơi, không ngại phạm pháp, vào tù bản thân.

1-6) HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, có hình ảnh ghi lại. Là chuyện “Nồi cơm Khổng Tử” thấy sự kiện song le ý đồ bịp bợm. CM tháng Tám không giành độc lập. 

1-7) HCM và Cải cách ruộng đất tại miền Bắc năm 1954-1956. Dân bị giết hàng trăm ngàn. Lần đầu tiên HCM để lộ bộ mặt giết người. HCM khóc (có hình) nhận khuyết điểm (12/1956). 

1-8) HCM dê già dân tộc. Năm 1959 HCM công du Indonesia, hôn hít môi các cô gái nên bị báo chí Indonesia đả kích nặng, kèm nhiều hình ảnh của Hồ sàm sỡ trông rất bẩn thỉu. (2)

1-9) HCM trả lời bằng tiếng Pháp phỏng vấn của nữ ký giả Pháp năm 1964. Lần đầu tiên HCM được quay phim đen trắng. Mặc dầu đã soạn trước câu trả lời, song HCM nói tiếng Pháp vấp nhiều lỗi văn phạm và thiếu từ ngữ phải quay mặt, che miệng hỏi to các tùy viên. (3)

1-10) HCM trả lời bằng tiếng Việt phỏng vấn của phóng viên Nhật Bản năm 1966, được quay phim màu. Nhật hỏi xong 1 câu ngắn thì HCM cúi đầu nhìn vào giấy đọc câu trả lời. 

Nhật hỏi câu tiếp, HCM than ôi, lại nhìn giấy đọc thêm, cứ thế cho đến hết 10 phút phỏng vấn. 

HCM vô tư không biết đó là điều ngu và hài hước. Lũ bộ hạ thì láu cá để yên. (4)

Đoạn phim màu này rất quý báu, đánh giá đúng đắn HCM, tư tưởng không nắm vững, đạo đức thiếu tự trọng, phong cách phản cảm. (https://www.youtube.com/watch?v=e-Ly8I7zzDQ).

1-11) HCM hì hục viết bản di chúc từ năm 1965 đến 10/5/1969, nói về Đảng, đoàn kết, nhân dân lao động, chống Mỹ, cộng sản quốc tế, hậu sự. Di chúc dài khoảng 800 chữ, độ một trang giấy, gạch sửa tùm lum vì tư tưởng rối rắm. Hơn nữa hoặc dốt hoặc không xem trọng tiếng Việt, khinh thị nhân dân, hoặc cả ba nên HCM viết di chúc và đánh máy chữ lỗi chính tả đầy rẫy. 

Độc đáo là HCM không cho phép tiếng Việt có dấu hỏi. HCM viết ngã tuốt: “cũa, hõi, ỡ, phãi, zân chũ, tòan Đãng...”. Với HCM là không có hỏi! (5)

Nội dung di chúc nói chung thì hàm hồ, nói lấy được, không thực tế, chẳng hạn HCM viết: 

“Từ ngày có Đảng nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.”

Than ôi! dân lừng khừng là bị thanh trừng, mã tấu chặt.

Ý kiến HCM nêu trong di chúc thì tầm thường, chung chung: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.”

Kinh tế, văn hóa là khó, quá sức HCM. Bác viết ra gì, ai dám góp ý? Còn bu lại khen hay!

Viết di chúc vất vả thế này thì HCM cầm giấy đọc để trả lời Nhật Bản phỏng vấn là phải đạo. 

Các tư liệu cho thấy Nguyễn Sinh Sắc là một vị quan xấu. Nguyễn Tất Thành học vấn kém. Cha con Sắc/Thành thân Pháp bảo hộ. HCM là đại bịp, khát máu, dâm, dốt, thiếu tư cách.

2) Tư Liệu Sự Thực Về Bản Chất ĐCSVN:

2-1) Chính Nghĩa CS. ĐCSVN do ông HCM nhập khẩu, chưa bàn đến hay dở song giở thói độc tài, độc quyền cai trị, nói bừa là ý toàn dân, áp đặt chứ không do dân bầu ra nên về pháp lý phủi trách nhiệm trước dân. Dân thì ngày càng trưởng thành nên thấy rõ sự phi lý này.

2-2) Tàn Bạo CS. Trong đợt Cải cách ruộng đất 1954-56 Đảng giết trên 170 ngàn dân.

2-3) Thành Tích CS.

+Kinh Tế. Năm 2016, GDP (tổng sản phẩm trong nước) bình quân đầu người của chxhcn Việt Nam là 2.185,69 USD, thấp nhất tại Đông Nam Á, chỉ trên Campuchia chút ít.

+Trí Tuệ. Việt Nam không trường nào được xếp hạng trong 350 Đại học hàng đầu ở châu Á năm 2018, theo Times Higher Education. 

+Thể Lực. Chiều cao trung bình người VN thấp nhất tại Đông Nam Á. Nữ: 1.522m. Nam: 1.621m. (Thái Lan: 1,703 m. Singapore: 1,706 m...). (tài liệu 25/7/2017) - (6)

*

Nhìn sang các nước ĐNÁ 1) hơn ta: kinh tế, trí tuệ, thể lực 2) kém ta: ta có thế lực thù địch chế độ chống phá. 3) bằng ta: tình hình an ninh ổn định. Họ do tự nhiên, ta thì giả tạo nhờ các điều luật 79, 88, 258 khống chế. Nhân dân ta tất phải suy gẫm về bản chất của CSVN.

Nồi cơm Khổng Tử phát hiện thầy Nhan Hồi mở vung ăn vụng. Đó là sự kiện mắt thấy.

Thầy Nhan Hồi biện bạch do cơm bị bụi và bồ hóng rơi vào làm bẩn. 

“Khẩu thuyết vô bằng”, việc này cần trưng bày bằng cớ cụ thể; tang vật cơm bẩn không còn, song tư cách thủy chung trong sáng của thầy Nhan Hồi là một bảo đảm tin cậy. 

Nếu là quan chức CS thì chúng gian thật, ăn vụng như chớp, chụp mũ nồi cơm bị bẩn. 

Cố tổng thống VNCH, Nguyễn Văn Thiệu đã cảnh báo: “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!”

Từ HCM, lãnh đạo Đảng, chủ tịch nước đến Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo Đảng, chủ tịch nước. 

Một đồng một cốt. Vòng tròn đã khép. Định mệnh an bài. Mất Nước Diệt Tộc.



___________________________________

Chú Thích (Google):

(1)LBV “Các cụ Phan, Huỳnh và Nguyễn Sinh Sắc”. (2)LBV “HCM – dê già dân tộc”.

(3)LBV “Tác phong Bác dạy khỉ leo cây”. (4)LBV “Tản mạn về ngày 2/9 và HCM”. 

(5)LBV “Bản di chúc và chính tả”. (6)LBV “Xin chớ làm người... VN”.


Nồi cơm Khổng Tử “tận mục sở thị” phơi bày bộ mặt thật con người Hồ Chí Minh.

+Hình 1: HCM đọc bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 – Lừa bịp nhân dân.

+Hình 2: HCM khóc, nhận khuyết điểm trong CCRĐ 1954-56 – Tàn ác, gian dối.

+Hình 3: HCM công du Indonesia 1959 – Dê già dân tộc.

+Hình 4: HCM người cầm giấy đọc trả lời Nhật Bản phỏng vấn 1966. Độc nhất vô nhị.

Trình độ: Quá tệ, lố, hài, ngu, nhục. Phim màu cho thấy lãnh tụ vĩ đại là vậy. Thật xấu hổ! Nghe CSVN kể lể ngỡ ông tài ba; “Tận mục sở thị”, tôi thật tình khinh thị bác Hồ Chí Minh.

*

Phụ lục: -- Báo L’Humanité (Nhân Đạo) – Một tờ báo lớn, cơ quan trung ương của đảng Cộng sản Pháp – số báo 12292, ngày 9/8/1932. Bài báo mang tựa đề ”NGUYEN AI QUOC LE VAILLANT FONDATEUR DU P.C. INDOCHINOIS EST MORT EMPRISONNÉ”, (dịch: Nguyen Ai Quoc người sáng lập kiên cường đảng cọng sản Đông Dương đã chết khi bị tù) nằm ở trang đầu của tờ báo, tại góc phải, dưới.


Bài báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc chết, trang đầu, góc phải, dưới.