Sunday, August 5, 2018

Thu giữ đồ chơi giáo dục của Trung Quốc có bản đồ lưỡi bò

RFA-2018-08-03   
Đồ chơi trên trang Shopee.vn. Hình minh họa
Đồ chơi trên trang Shopee.vn. Hình minh họa-Screen capture
Cơ quan chức năng Việt Nam hôm 3/8 cho biết quản lý thị trường Hà Nội đã thu giữ 30 thùng đồ chơi giáo dục có bản đồ ‘đường lưỡi bò’ tại một cơ sở ở Hà Nội.
Trước đó trong cùng ngày 3/8, báo Thanh Niên có bài phản ánh ý kiến một số người dân cho biết hai website Shopee và dochoigiaoducsom.com bày bán những đồ chơi Trung Quốc có bản đồ trong đó phản ánh đường lưỡi bò trên Biển Đông.
Hình lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông đã bị các nước phản bác và tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã ra phán quyết là không hợp lý. Trung Quốc đòi chủ quyền đến 90% diện tích trên vùng Biển Đông qua khu vực mà nước này gọi là vùng nước lịch sử thuộc đường lưỡi bò.
Báo Thanh Niên trích lời bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số thuộc Bộ Công thương cho biết hình ảnh về sản phẩm trên trang web Shopee rất khó để người mua nhận biết được nội dung, chỉ khi mua về thì mới phát hiện ra. Cục Thương mại điện tử sau đó đã có văn bản gửi Shopee và nhiều sàn thương mại điện tử khác yêu cầu rà soát và gỡ bỏ tất cả các sản phẩm có nội dung trên.
Riêng với website dochoigiaoducsom.com được đăng ký tại tỉnh Bắc Kan, Đội quản lý thị trường cho báo Thanh Niên biết việc kiểm tra tại địa chỉ website này đăng ký không phát hiện sản phẩm đồ chơi nào tại đây.

Ai gây nên “địa ngục trần gian” Chương Mỹ?

Theo RFA-Võ Thị Hảo-2018-08-04   
Hình chụp hôm 22/7/2018: một làng ở ngoại thành Hà Nội bị ngập lụt.
Hình chụp hôm 22/7/2018: một làng ở ngoại thành Hà Nội bị ngập lụt.-AFP

Chính quyn che giu vic v đê. Gn mt na ch đê điu hư hng b b mc

Tháng 10 / 2017, khi đê Bùi 2 được xây dựng với rất nhiều tiền công quỹ, mới đưa vào vận hành thì đã vỡ ngay sau trận mưa đầu tiên, chính quyền Hà Nội huy động 100 người xúc đá bảo vệ đê! Chính quyền phủ nhận việc vỡ đê bằng đủ mọi lời trí trá không ai chấp nhận nổi.
Hậu quả là dân Chương Mỹ phải sống trong cảnh “địa ngục trần gian” cả nhiều tháng trời.
Khoảng 21/7 / 2018 đến nay, nước lũ lại cuồn cuộn đổ về ngập mênh mông cả một vùng Chương Mỹ , chưa kể những huyện khác. Hiện tượng lũ lụt nặng nề như sau vụ vỡ đê năm ngoái. Không thấy nhà cầm quyền thông báo về việc đê có vỡ hay không, hoặc chỗ đê vỡ năm ngoái đã được sửa chữa hay chưa. Nếu sửa thì ai sửa, sủa thế nào và tiền chi là bao nhiêu, ai chi?
Thống kê từ nhà chức trách cho biết, năm 2017, mưa lũ đã gây ra hơn 61 sự cố trên các tuyến đê đi qua 16 quận huyện HN mà TP HN chỉ mới cho phép xử lý khẩn cấp 35 sự cố nghiêm trọng (https://baomoi.com/nhieu-du-an-tu-bo-de-dieu-cham-tien-do/c/26136163.epi). Mặc dù vậy, tiến độ thi công 35 dự án này cũng rất chậm trễ, cả năm nay rồi mà nhiều dự án không hoàn thành trước mùa mưa lũ năm 2018 như kế hoạch cam kết.
Còn 28 chỗ hư hỏng sạt lở còn lại, chính quyền vẫn bỏ ngỏ, chỉ là “yêu cầu các sở, ngành, địa phương bố trí lục lượng, thường xuyên theo dõi để báo cáo ...”, mặc dân sống trong nguy hiểm.
Có thể tin được chuyện tày trời này chăng? Ai cũng biết, vỡ hay sạt lở đê chỉ tại một điểm thôi là đã đủ cho nước lũ phá toang cả một vùng. Chậm khắc phục, thi công chậm, không đạt chất lượng...đều là những tội không thể tha thứ được trong quản lý đê đập, gây thảm họa không thể lường được đối với tính mạng và tài sản người dân, đặc biệt đây lại là thủ đô Hà Nội.
Ai cũng biết, vỡ hay sạt lở đê chỉ tại một điểm thôi là đã đủ cho nước lũ phá toang cả một vùng. Chậm khắc phục, thi công chậm, không đạt chất lượng...đều là những tội không thể tha thứ được trong quản lý đê đập
Công luận từng hết sức phẫn nộ khi chính quyền đã bất chấp sự thật, che giấu và phủ nhận việc vỡ đê Bùi 2 Chương Mỹ vào tháng 10/2017. Những kẻ dối trá trong bộ máy chính quyền cho đến nay vẫn không hề hấn gì. Không ai bị truy cứu trách nhiệm về việc để đê vỡ . Đơn vị thi công công trình đê Bùi 2 kém chất lượng cũng không bị truy cứu trách nhiệm, khắc phục hậu quả và đền bù thiệt hại.
Ngày 2/8/2018, dư luận cũng hết sức ngạc nhiên khi ông Hùng chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ đã dành rất nhiều thời gian để đính chính trước báo chí việc ba trường hợp người dân tử vong trong trận lũ lụt dịp cuối tháng 7 vừa qua là “do dân bất cẩn dẫn đến đuốinước” chứ không phải do lũ cuốn như thông tin mà nhiều người đã đưa!
Khốn khổ thay dân ta, khi dòng lũ đổ vể ngập cả nóc nhà, mạng người như chiếc lá tre trong dòng lũ, làm sao chống đỡ được, đã chết mà lại còn bị nhà chức trách đổ tội bất cẩn!
Đã đủ tàn nhẫn chưa, khi đổ tội bất cẩn cho người chết đuối để che giấu việc lũ đổ về Chương Mỹ, lũ chồng lũ, là do việc xả lũ từ thủy điện Hòa Bình?! Động cơ nào, lợi ích nào, lệnh ban ra từ ai, khiến nhà chức trách một mực che giấu những tác hại do xả lũ thủy điện? Gần đây họ đưa ra khái niệm “lũ rừng ngang” – không có trong các khái niệm về lũ của ngành Khí tượng thủy văn để một mực trí trá đánh lừa dư luận?
Người dân biết cẩn thận thế nào cho đủ đây, khi cả vùng nước lũ mênh mông ngập sát nóc nhà, nhiều vùng bị cô lập cả nửa tháng trời ? Vì sao chính quyền sợ từ “lũ cuốn” đến mức ấy, trong khi rõ ràng là nếu không có lũ thì làm sao trong một thời gian ngắn như vậy mà hàng triệu khối nước lũ đổ về uy hiếp đê Bùi và Hà Nội?
Đến chiều 2/8/2018, theo thống kê của chính quyền, toàn huyện Chương Mỹ còn 2.839 hộ bị ngập từ 0,5 - 2m. Trong đó, có 6.097 người dân vẫn đang phải sơ tán, chưa thể trở về nhà ổn định lại đời sống.
Người dân đi trong nước ngập ở Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội
Người dân đi trong nước ngập ở Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội Võ Thị Hảo
Có thực sự không phải lũ cuốn, khi trong đợt ngập lụt này, Chương Mỹ đã “tổn thất nặng nề nhất về hạ tầng, kinh tế khi ngoài thiệt hại về nhà ở của cư dân, có tới 1.774m tường bao, sạt lở 1.885m đường giao thông nông thôn, 8.320m đường giao thông nội đồng, 12.110m đường đê hồ đập và 11.860m chiều dài kênh mương và 35 cầu cống đập, 25 công trình đền chùa bị hư hỏng…”(http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ngap-lut-o-chuong-my-chu-tich-huyen-bac-tin-3-nguoi-tu-vong-do-lu-cuon-467778.html )
Báo chí hồi hộp theo dõi các hộ đê của thành phố: Đê hữu sông Bùi “bị tràn nước”, đê tả sông Bùi luôn đe dọa bị vỡ..., TP huy động 700 người trắng đêm đắp cát ở Chương Mỹ. Cả triệu dân Hà Nội khăn gói lo sợ chuẩn bị chạy lũ khi thấy nhà cầm quyền chỉ đặt bao cát trên mặt con đê mong manh căng nứt trước hàng triệu m3 nước lũ. May mà trời tạm dùng mưa…
Thời công nghệ hiện đại, nhưng để hộ dân thì nhà cầm quyền chỉ có bao cát và ...chờ nước không lên cao nữa...

Chính quyền là tác giả của “địa ngục trần gian” Chương Mỹ?

Đương nhiên, chính quyền không muốn Chương Mỹ bị ngập lụt. Họ cũng đang đau đầu tìm lối thoát. Nhưng chính sự vô trách nhiệm, vô cảm và kém cỏi, dốt nát, tham lam trong quản lý đã khiến nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền đã là tác giả của “địa ngục trần gian” Chương Mỹ.
Bị quy hoạch là vùng “rốn lũ” của Hà Nội, lẽ ra người dân Chương Mỹ phải được chính quyền đền bù thiệt hại do phải nhiều phen chịu đựng nước lũ dồn về ngập nóc nhà, hết lần này tới lần khác bị mất trắng cả cơ nghiệp.
Trước đó, điều đương nhiên phải làm là chính quyền phải cấp chỗ ở, nhà cửa và đất canh tác ở nơi an toàn khác, tốt hơn chỗ cũ, cho dân để ổn định cuộc sống. Nhưng sự thiếu trách nhiệm của chính quyền khiến dân Chương Mỹ từ trận vỡ đê Bùi 2 tháng 10/2017 đến nay liên tục phải sống trong cảnh “địa ngục trần gian”.
Không gì có thể bù đắp được những thiệt hại cho người dân Chương Mỹ, khi trận lũ tới, ngoài việc bị mất nhà cửa, tài sản, bị nước lũ cô lập nhiều ngày, điện bị cắt, nước sạch không có, không thể đi ở nhờ mãi được, nhiều người bị đói hoặc phải ăn mì tôm sống.
Để có nước uống và kiếm thức ăn, họ phải ngâm mình lội nhiều khi đến ngực hoặc bơi trong biển nước ngập ngụa xác súc vật chết trương phình trôi dạt.
Quanh họ, tấp vào họ, chực chôn vùi họ là những núi rác thải, cây cối hoa màu rữa nát, phân người, phân súc vật bập bềnh ma quái tấp vào người họ, nhà họ, cứ cố sức đẩy ra rồi chúng lại ập vào ngay theo những đợt sóng lũ hoặc khi gió thổi tới.
Nước cống, hóa chất độc hại tanh tưởi gặm mòn da thịt và sức khỏe họ đêm này qua ngày khác. Hàng trăm, ngàn người chân lở loét và ngứa đến mức chỉ muốn “chặt chân vứt đi cho khỏi ngứa”.Vài con chó gà lợn còn sống sót được buộc trên nóc nhà cất tiếng tru và kêu thảm thiết vì đói.
Nước lụt từ ngày 21/7 đến nay vừa rút được vài cm thì đợt lũ mới lại chồng lũ khiến người dân thêm lở loét, nhiễm bệnh, côn trùng rắn rết bò vào tận giường… Điều khủng khiếp nhất là tương lai của họ hoàn toàn vô vọng. Tật bệnh do ô nhiễm và dịch bệnh bùng phát mà không tiền chữa bệnh. Họ đã lâm vào cảnh nợ nần không lối thoát.
Năm 2017, họ đã chịu thảm cảnh này. Họ đã bị đưa ra làm vật hy sinh, làm “rốn lũ” cho Hà Nội nhưng chẳng ai thèm hỏi ý kiến họ hoặc quan tâm đến việc họ cũng cần phải sống và phải được đền bù thỏa đáng.
Một đám tang đi trong nước ngập ở Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội
Một đám tang đi trong nước ngập ở Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội Võ Thị Hảo
Quá ghê sợ cảnh “địa ngục trần gian” mà người Chương Mỹ đã phải quằn quại sống cho đến tận ngày hôm nay và những tháng ngày sau. Không thể quên những đám tang và đám cưới dầm mình trong nước lũ cùng bao cay đắng không lời nào tả xiết. Người dân Chương Mỹ không còn biết đi đâu, lại phải trở về “rốn lũ”, gắng gượng sống qua ngày trên mảnh đất cha ông hàng ngàn năm nay bình yên nhưng do quy hoạch sai lầm, thiển cận, do xả lũ thủy điện, họ đã phải làm vật hy sinh cho chính quyền và tiếp tục vật lộn tỏng cảnh địa ngục trần gian của năm 2018 và những năm sau. Nhà cầm quyền luôn tìm cách trí trá thoái thác trách nhiệm và đổ tại trời.
Ông Trần Văn Kỳ, Trưởng khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Chương Mỹ cho biết, số người mắc các chứng bệnh da liễu, tiêu chảy, đau mắt đỏ đang tăng nhanh, bởi ít nhất một tháng nữa nước mới rút, khi đó cơ quan chức năng mới có thể tiêu độc, khử trùng.(https://baotainguyenmoitruong.vn/xa-hoi/ngap-lut-ngoai-thanh-ha-noi-tim-giai-phap-cho-vung-ron-lu-1256568.html).
Nhưng như thường lệ, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI , Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã trình bày báo cáo chỉ nói đến thành tích: “sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn”, không đả động gì đến thảm trạng Chương Mỹ cùng những vùng khác dù việc đó đã và đang xẩy ra.
“Địa ngục trần gian” Chương Mỹ - không thể chối cãi rằng đó là khối ung thư lở lói được che lấp dưới gò má Hà Nội mà nhà cầm quyền cố tô trát phấn son.
Khi “địa ngục trần gian” Chương Mỹ và những nơi khác còn đó, dẫu bao nhiều tòa nhà hào nhoáng và biệt thự lộng lẫy của các quan tham cũng chỉ là sắc màu tương phản, làm nổi bật thêm bản chất đi ngược lại quyền lợi nhân dân của nhà cầm quyền VN.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Quốc hội chưa cho ý kiến về luật Đặc khu

RFA-2018-08-05  
Những người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối luật Đặc khu trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn hôm 10/6/2018
 Những người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối luật Đặc khu trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn hôm 10/6/2018-AFP
Chương trình kỳ họp thứ 26 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 6/8 tới không còn nội dung cho ý kiến về dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (luật đặc khu). Báo Dân Trí hôm 4/8 trích lời Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự án luật đang được cân nhắc lại.
1 ngày trước, nội dung này vẫn còn nằm trong chương trình kỳ họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn giao cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đoàn giám sát để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự luật Đặc khu.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết việc Quốc hội xem xét dự luật vào thời điểm nào còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, ý kiến cử tri thế nào. Ông nói thêm là hiện vẫn còn thời gian để chính phủ chỉnh sửa, hoàn thiện vì 2 tháng nữa kỳ họp quốc hội thứ 6 mới diễn ra.
Dự luật Đặc khu gây ra nhiều phản đối của người dân trong nước trong thời gian qua, đặc biệt là ở điều kiện cho người nước ngoài thuê đất lên đến 99 năm. Nhiều người lo ngại điều kiện này sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư Trung Quốc vào chiếm đất.
Dự luật đã khiến hàng ngàn người dân đổ ra đường phản đối vào các ngày 10 và 11/6 vừa qua.
Do phản đối của người dân và nhiều chuyên gia kinh tế, hôm 11/6 quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu biểu quyết hoãn việc thông qua dự luật này trong kỳ họp vừa qua Theo đề nghị của chính phủ được đưa ra vào ngày 9/6.

Will Nguyễn: Họ đã cho rằng tôi muốn lật đổ chính quyền

RFA-2018-08-04   
Will Nguyễn (trái) và mẹ ở sân bay George Bush Intercontinental ở Houston - Texas hôm 3/8/2018

Will Nguyễn (trái) và mẹ ở sân bay George Bush Intercontinental ở Houston - Texas hôm 3/8/2018-Screen capture

William Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt bị toà án ở Việt Nam ra phán quyết trục xuất hôm 20/7 vì tham gia cuộc biểu tình ở Sài gòn hôm 10/6 vừa trở về Hoa Kỳ vào trưa ngày 3/8 và nói về những gì anh đã trải qua trong nhà tù và dự định sắp tới.
Trả lời phỏng vấn của báo chí khi vừa đặt chân tới sân bay George Bush Intercontinental ở Houston - Texsas, William Nguyễn cho biết trong một vài tuần đầu bị giam giữ, chính phủ Việt Nam đã cho rằng anh muốn lật đổ chính quyền.
Tôi biết những tuần đầu của tôi trong tù, họ đã tin là tôi đang cố ‘lật đổ chính quyền'. Tôi không muốn ‘lật đổ chính quyền’. Tôi nghĩ rằng trường hợp của tôi khác với trường hợp của ông Michael Phương Minh Nguyễn, người đang bị giam trong nhà tù Việt Nam. Tôi tin rằng anh ấy bị cáo buộc ‘lật đổ chính quyền’. Trong trường hợp của tôi là cố giữ vị trí trung lập trong giới hạn của người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ 2”, William Nguyễn nhận định.
Thế hệ của tôi, rất nhiều người Mỹ gốc Việt có không gian để bày tỏ sự bất đồng chính kiến với các chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng cũng không đồng nghĩa với lật đổ chính quyền”, William Nguyễn cho hay.
Tôi biết những tuần đầu của tôi trong tù, họ đã tin là tôi đang cố ‘lật đổ chính quyền'. Tôi không muốn ‘lật đổ chính quyền’. Tôi nghĩ rằng trường hợp của tôi khác với trường hợp của ông Michael Phương Minh Nguyễn, người đang bị giam trong nhà tù Việt Nam.
Michael Phương Minh Nguyễn là một công dân Mỹ khác đang bị giam giữ ở Sài Gòn từ ngày 7/7 vừa qua. Gia đình của Michael Nguyễn cho biết ông bị giam giữ để điều tra về cáo buộc có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 109 Bộ Luật hình sự
William Nguyễn bị bắt tại Sài Gòn vào ngày 10/6 khi tham gia cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân thành phố phản đối dự luật Đặc khu và an ninh mạng. Các hình ảnh video được chiếu trên mạng sau đó cho thấy William Nguyễn đã bị những người mặc thường phục kéo lê trên đường phố với đầu đầy máu.
Nói với báo giới khi trở về Mỹ, William Nguyễn cho biết phía chính quyền nói với anh rằng những người đánh anh không phải là thuộc chính quyền, điều mà anh cho rằng hết sức vô lý vì chính những người này đã tống anh lên xe cảnh sát.

Số tiền 1.7 triệu đô la là tin giả

Thời điểm những đoạn phim bạo lực đối với thanh niên 32 tuổi trở nên lan rộng cực nhanh trên mạng xã hội, một số trang mạng thân chính phủ đã cáo buộc anh này cầm số tiền 1.7 triệu USD để phát cho người biểu tình, tuy nhiên anh này bác bỏ và cho rằng đó chỉ là “Fake News”.
Will Nguyễn (giữa) được áp giải ra toà ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/7/2018
Will Nguyễn (giữa) được áp giải ra toà ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/7/2018 AFP
Cái đó là tin tức giả, cái đó mọi người biết rồi, cái đó không ai tin được làm sao mình mang số tiền đó trong balo mình được?! Thực tế là chính quyền có trò là luôn chơi với sự thật, họ không bao giờ lấy lòng dân được, cái này rõ ràng không phải là sự thật. Mình là gì mà trả tiền cho người biểu tình?” - William Nguyễn đặt câu hỏi.
William Nguyễn nói việc anh trở về Việt Nam và tham gia cuộc biểu tình hôm 10/6 là tình cờ.
Anh cho biết anh đã đặt vé trước đó nhiều tuần để đi du lịch nghỉ ngơi trước khi trở về Singapore để nhận bằng tốt nghiệp cao học ngành Chính sách công, và không bao giờ nghĩ rằng chính anh sẽ bị bắt khi tham gia hoạt động “nhạy cảm” như vậy.

Được đối xử khác vì là công dân Mỹ

Will Nguyễn cũng nói về khoảng thời gian anh ở trong khám Chí Hoà ở Sài Gòn, nơi điều kiện giam giữ tồi tệ.
Tôi bị giam ở khám Chí Hòa, một nhà tù của người Pháp xây dựng từ khoảng năm 1940. Nó không giống bộ phim “Orange is new black” (Trại giam kiểu Mỹ, sản xuất 2013 - PV), nó không giống bất kỳ nhà tù nào của Mỹ. Chúng tôi phải ngủ trên sàn xi măng. Nhà vệ sinh, bồn rửa mặt, nhà tắm của chúng tôi là một cái lỗ trên mặt đất. Chúng tôi phải đi lấy nước mỗi ngày, dĩ nhiên là nó không hiện đại chút nào”, thanh niên sinh ra ở thành phố Houston kể lại.
Những đoạn phim quay lại cảnh anh William Nguyễn bị đánh đập, kéo lê trên đường phố Sài Gòn đã khiến nhiều người phẫn nộ. Đầu anh lúc đó đầy máu và bị lôi lên xe bán tải của cảnh sát.
Họ đối xử với Will rất tốt, lúc trước mình không hiểu lý do vì sao. Họ nói với Will là mình rất nổi tiếng, nhưng mình không tin nên mình nghĩ họ nói vậy thôi. Nhưng mình nhận ra là họ đối xử với mình khác những người trong buồng thì mình biết mình ở trong tình trạng khác
Nhiều người lo lắng, sau các đoạn clip đó thì anh sẽ phải tiếp tục hứng chịu bạo lực trong tù , tuy nhiên thực tế là anh được đối xử tốt hơn những người bị giam trong buồng vì dường như họ nhận ra anh là một người nước ngoài.
Anh cho rằng mình có mang theo thẻ sinh viên học ở Singapore trong balo, có lẽ vì thế họ biết anh là công dân Mỹ.
Họ đối xử với Will rất tốt, lúc trước mình không hiểu lý do vì sao. Họ nói với Will là mình rất nổi tiếng, nhưng mình không tin nên mình nghĩ họ nói vậy thôi. Nhưng mình nhận ra là họ đối xử với mình khác những người trong buồng thì mình biết mình ở trong tình trạng khác”, William Nguyễn kể lại.
Mình tiếp xúc với những người họ làm cho chính phủ thì mình cũng thông cảm với họ, đó là nhiệm vụ, họ không đồng ý nhưng họ phải làm vì những người lãnh đạo ở trên cao. Khi mình vô Chí Hòa thì rất nhiều người thông cảm với hành động của Will. họ hiểu họ phải theo lệnh của những người lãnh đạo”, Công dân Mỹ gốc Việt tỏ ra thông cảm với những người đã đánh anh vì nghĩ rằng những người này chỉ thực hiện nhiệm vụ của cấp trên.
William Nguyễn (hay còn gọi là Will Nguyễn, William Nguyễn Anh, Willy), năm nay 32 tuổi. Anh bị bắt vào ngày 10/6/2018 sau khi trở về nước từ Singapore tham dự cuộc biểu tình phản đối 2 dự Luật Đặc khu và An ninh mạng của người Sài Gòn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng sau đó cho biết, Will Nguyễn bị bắt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" và chính quyền "không dùng vũ lực" với trường hợp này.
Hàng chục dân biểu đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo để áp lực ông này tìm kiếm sự tự do cho công dân Mỹ.
Ngày 20/7, Toà án nhân dân TPHCM tuyên William Nguyễn “có tội” với hình phạt trục xuất dù trước đó các báo cho hay anh phải đối diện với mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Nói về dự định sắp tới, Will Nguyễn cho biết anh sẽ đến Washington DC khi Quốc hội Mỹ quay lại làm việc vào tháng 9 tới để cảm ơn những người đã giúp anh. Anh cũng nói sẽ viết về những gì đã trải qua vào ngày anh bị bắt, về sự thật.

Tiếng kêu từ vùng rốn lũ

TTVN-2018-08-03   
Những mái nhà sàn giờ chỉ còn lại đống đổ nát.
Những mái nhà sàn giờ chỉ còn lại đống đổ nát.-RFA
Yên Bái những ngày đầu tháng Tám, mưa vẫn buông không ngớt mặc cho người dân cầu xin ông Trời đừng mưa nữa, bởi họ chỉ còn có căn nhà tạm mới dựng; người thân, tiền bạc, đồ đạc, nhà cửa đều bị nước cuốn trôi… Thức ăn không có gì ngoài hũ măng chua, cái bắp chuối hay vài ký gạo cứu trợ. Trẻ con sợ hãi, người lớn bàng hoàng…
Miệt Tây Nam Bộ trù phú một thuở với cá linh, bông súng… giờ chỉ còn những tiếng kêu mong nước về rồi cũng nơi đó có những tiếng khóc khi nước về quá sớm…

Yên Bái: Còn hai bàn tay không

Bà Hà Thị Dư, người có hai người thân bị mất trong trận lũ quét ở xã Sơn Lương, huyện miền núi Văn Chấn tỉnh Yên Bái, một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận lũ quét hôm 20 tháng 7 năm 2018 chia sẻ:“Thấy xác hết rồi, cả hai mẹ con, chả biết thế nào. Yêu cầu cấp trên cấp dưới cố gắng hết sức giúp đỡ gia đình tôi, ước mơ thế nào như hồi xưa ấy. Cái gì cũng có đầy đủ cuối cùng nhà cửa khó khăn cái gì cũng không có, cửa nhà cũng không có, hạt thóc cũng không có, ăn uống cũng không có…”
Nhiều người giờ chỉ còn hai bàn tay trắng, bởi lẽ cái nhà, con trâu con bò… tất cả những gì họ có đã bị lũ quét trôi hết. Đường sá cũng hư hỏng nặng, các đoàn từ thiện mặc dù đã tìm đến nhưng cũng không mấy đoàn tiếp tế được cho bà con. Điều này khiến cho các bản thiệt hại nặng ở Sơn Lương như Nậm Mười, Sùng Đô, bản Tủ… có nguy cơ bị đói.
Ông Hà Văn Tý, một người Tày có nhà bị cuốn trôi trong cơn lũ quét chia sẻ:“Nhà nước chỉ ủng hộ gạo thôi, bao nhiêu các thứ thóc lúa trôi hết, người thì không trôi nhưng các thứ trôi hết, thóc lúa trôi hết, hỏng hết các thứ rồi.”
Kể về sự bất ngờ cũng như thiệt hại sau cơn lũ quét đi qua xã mình, ông Trương Văn Minh, một người dân xã Sơn Lương chia sẻ:“Vào năm 2005, lũ mấp mé đường lộ này nhưng cũng không bị tan tát đau thương như trận lũ này. Năm 2007 cũng gần coi là mấp mé, cách đường khoảng độ 50 phân nhưng năm nay nước lũ thì bé hơn các năm khác nhưng sạt lở từ trên đồi xuống, đổ từ trên đỉnh đồi, lở bây giờ vẫn còn nhìn thấy. Đất đá tống xuống, các làng bản xưa giờ không có nước mà giờ nước từ khe đổ xuống, coi như chết rất tang thương, chết người, đùn lấp hết, tất cả nhà cửa coi như đưa đi hết. Đường đi Sùng Đô, An Lương không còn đường đi nữa, mất hết đường giao thông, bây giờ muốn khôi phục phải mất thời gian rất lâu.”
Theo ông Minh, không khí tang thương đang bao trùm nơi ông sống khi bao gia đình chia ly, vợ khóc chồng, mẹ khóc con, ông khóc cháu… Đó là chưa kể nhiều người giờ chỉ còn hai bàn tay trắng, bởi lẽ cái nhà, con trâu con bò… tất cả những gì họ có đã bị lũ quét trôi hết. Đường sá cũng hư hỏng nặng, các đoàn từ thiện mặc dù đã tìm đến nhưng cũng không mấy đoàn tiếp tế được cho bà con. Điều này khiến cho các bản thiệt hại nặng ở Sơn Lương như Nậm Mười, Sùng Đô, bản Tủ… có nguy cơ bị đói.
Trong những căn nhà tạm bợ được bà con hàng xóm và dân quân giúp đỡ dựng lên, anh Hà Văn Sơn chia sẻ: “Nhà em nước lũ ngập tràn vào hết, sập hết một nửa. Qua lũ thì em nhờ anh em trong làng và những anh quân đội dỡ lên đây để làm cái lều ở tạm, trú tạm ở đây qua mùa mưa.”
Hiện tại, vẫn còn nhiều bản ở xã Sơn Lương chưa thể tiếp cận được, nước ở các con suối vẫn đang dâng do mưa không ngừng. Nhìn dòng suối chảy qua con đất trước kia là nhà mình, bà Dư chỉ biết cầu xin trời thương cho những gia đình khác, đừng để họ phải chịu cảnh giống gia đình bà.
Cơn lũ ập tới bất ngờ không những lấy đi mọi thứ của bà con mà một lần nữa còn tạo cho họ một cảm giác hoang mang về sự nổi giận của núi rừng. Nếu như có hàng chục người chết và mất tích ở tỉnh Yên Bái sau những trận lũ quét, lũ ống vào năm 2017 thì hiện tại đã có trên 26 người chết và mất tích sau trận lũ quét vào hôm 20 tháng 6 ở tỉnh này, tuy nhiên đây vẫn là con số thống kê chưa đầy đủ.

An Giang: vừa lo vừa mừng

Trong khi đó, chưa đầy một tuần sau lũ quét ở các tỉnh miền Bắc, các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp Mười, Long An người dân lại đón đợt lũ sớm do hậu quả của việc vỡ đập thủy điện ở Lào, hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu của người dân bị chìm trong nước lũ.
Sau những khó khăn do khô hạn mà nguyên nhân chủ yếu là các thủy điện đầu nguồn đắp đập, chặn nước, lần này người dân lại vừa mừng vừa lo khi nước về chủ yếu do vỡ đập.
Sau những khó khăn do khô hạn mà nguyên nhân chủ yếu là các thủy điện đầu nguồn đắp đập, chặn nước, lần này người dân lại vừa mừng vừa lo khi nước về chủ yếu do vỡ đập.
Anh Ngô Huy, một người dân ở Châu Đốc, An Giang, một trong những huyện đầu tiên hứng chịu đợt nước này cho hay:“Thì bây giờ thấy nước lên nhiều mấy ngày nay. Tùy theo nước này nọ, mình làm theo mùa vậy thôi chứ cũng không mừng vui gì nhiều vì bây giờ tôm cá cũng không nhiều, giờ nước về chắc cá nhiều hơn mọi năm.”
Anh Trương Văn Mễ, một người chuyên đưa đò ở huyện biên giới này chia sẻ:“Nước nhiều lắm, năm nay nhiều hơn năm rồi, năm nay do vỡ đập thủy điện bên Lào đó, nó bắt nguồn nó chảy xuống Việt Nam mình. Trước đây nước khô do những đập thủy điện nó chặn lại, nước đâu chảy xuống được Việt Nam mình. Nói chung nước lên, người ta săn bắt thì mong nước lớn vì có cá nhiều nhưng những người trồng lúa, nấm rơm, trái cây này nọ, nước về sẽ bị nước ngập mất mùa…”
Theo cả hai anh này, đa số người dân đều tỏ ra nửa mừng nửa lo vì nước năm nay lên sớm. Nếu như trước đây chừng hai năm, nhiều người gần như đã quên khái niệm mùa nước nổi bởi tôm cá không còn, đất đai nứt nẻ, nước uống không có thì nước về, đó là cơ hội cho họ.
Không ít người háo hức mang các dụng cụ đánh bắt cá được cất lâu nay ra thả bởi họ mong tôm cá sẽ theo nước về. Tuy nhiên, sự mừng vui của họ chưa thấy đâu bởi tôm cá không nhiều thì những người trồng lúa, hoa màu lại hụp lên lặn xuống khốn đốn.
Bởi lũ về sớm khoảng 2 tuần đã gây khó khăn họ, nhất là những vùng chưa có đê bao kiên cố ở xã biên giới và một số khu vực bãi bồi thuộc các xã cù lao ven sông Tiền, sông Hậu.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện An Phú tỉnh An Giang, những ngày qua người dân và các lực lượng chức năng đã thu hoạch gần như toàn bộ diện tích lúa và hoa màu ngoài đê bao, nhưng vẫn có 40 héc ta bị mất trắng. Hàng trăm héc ta màu vẫn chưa thu hoạch xong.
Tại Long An, Đồng Tháp, mấy ngày qua, người dân ở những xã vùng trũng cũng đang gia cố đê bao, tháo nước ra ngoài để bảo vệ hơn mấy nghìn héc ta lúa hè thu sắp thu hoạch.
Trong khi thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản ở hai đầu đất nước sau đợt lũ quét, nước lên vẫn chưa dứt thì hiện tại, người dân ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình, cách đập thủy điện Hòa Bình 20 km đang đứng ngồi không yên. Nhiều người buộc phải di dời khỏi khu vực hạ lưu đập thủy điện này khi đất đê ngày càng nhão ra, nhiều vệt nứt kéo dài trên đường đi và trước nhà dân, nhiều nơi đang bị sạt lở, lún sụt nghiêm trọng…

Từ rác thải ở Chương Mỹ, nghĩ tới khủng hoảng ‘thừa’, ‘thiếu’ ở Việt Nam


Cách trung tâm Hà Nội khoảng 39km đường chim bay, hơn 2 tuần nay người dân xã Nam Phương Tiến huyện Chương Mỹ đang phải sống chung với nước bẩn và rác ngập. Sau nhiều nỗi lo về sản xuất, sinh hoạt, học hành… của con cái, người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật bởi biển rác đang lấn át sân nhà.
Rác thải sinh hoạt, xác động vật, túi nillon, rác nhựa, gỗ…cơ hà các loại rác liên tục tấp vào sân và nhà nhiều gia đình trong các thôn đang ngập lụt ở Chương Mỹ. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao rác được dọn hàng ngày, tập kết hàng tuần vẫn còn nhiều đầy rẫy, bốc mùi khắp nơi mặc cho nước có về hay không?
Để trả lời câu hỏi này, thiết nghĩ phải kể đến thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Tôi từng gặp nhiều người phụ nữ than phiền về việc rác đâu ra nhiều thế, ở thành phố thì đi đâu cũng thấy thùng rác, ở nông thôn thì lâu lâu mới có một ngày không nghe mùi mắm thối, mùi xác cá mà theo họ thực ra là mùi từ các bãi rác phát ra, theo gió phân tán đến các khu vực chung quanh. Và nhiều người trong số họ đều đồng tình rằng: “khủng hoảng thừa” trong tiêu dùng của người Việt là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này.
Với cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, mặc dù du lịch, dịch vụ, công nghiệp và các ngành khác có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng mức thu nhập cao vẫn chỉ nằm trong một nhóm nhỏ… Đa số người lao động chọn lựa các mặt hàng phổ dụng ở phân khúc bình dân. Từ thức ăn, nước uống, áo quần, đồ chơi trẻ con… các mặt hàng giá rẻ mà đa số xuất xứ từ Trung Quốc được tiêu dùng nhiều do phù hợp với mức chi tiêu của người dân.
Nhiều người chọn lựa việc mua nhiều đồ với mức giá rẻ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng bội thực của gia đình. Thay vì mua một quả táo Mỹ, quả lê Hàn, hay là vài quả chuối Việt ở siêu thị với mức giá vài chục ngàn động, nhiều bà nội trợ buộc phải chọn mua một nải chuối với mức giá mười hoặc mười mấy ngàn đồng hoặc một ký táo được dán mác Mỹ ở chợ với giá vài chục ngàn đồng, một ký chôm chôm, ký cam không rõ nguồn gốc với giá từ 15 đến 25 ngàn đồng… Rẻ, nhiều… Rác thải cũng từ đó mà ra.
Một cuộc khủng hoảng thừa thức ăn, rác thải xuất hiện khi hàng mua về với giá rẻ chưa sử dụng đã hư hỏng, buộc phải loại bỏ. Với việc túi nillon được sản xuất hàng loạt với mức giá rẻ bèo, chỉ cần ghé chợ mua một ít tôm cá, trái cây, bún, tỏi, hành… mỗi thứ một ít, người nội trợ được miễn phí mang về ít nhất vài cái túi nilong đủ màu, đủ kích cỡ.
Đó là chưa kể đến một khối lượng lớn rác thải đến từ các nguồn khác, nhất là rác thải y tế từ các bệnh viện, từ vô vàng thuốc giả được kê bán theo đơn hoặc tự phát mua theo nhu cầu. Các bệnh viện ồ ạt thải rác chưa qua xử lý, người tiêu dùng mặc sức mua thuốc giá rẻ về rồi thải ra khi thấy thuốc không chất lượng hoặc đôi khi may mắn uống vài viên đã lành và cũng chẳng mảy may để ý đến những đợt phát thuốc từ thiện miễn phí hoặc bán thuốc, thực phẩm chức năng gần hết hạn sử dụng với giá khoảng 50% dưới danh nghĩa ‘hỗ trợ giá’ trong các bệnh viện, để rồi họ mua về và lại thải ra… Cơ bản là vì mức giá rẻ và họ không cần để ý đến.
Theo một thống kê gần đây trên các trang báo trong nước, nếu làm tròn dân số Việt Nam là 100 triệu người thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó 16% là rác thải nhựa,, như vậy mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra ở Việt Nam.
Một khối lượng rác quá khổng lồ so với số lượng nhà máy xử lý rác đếm được trên đầu ngón tay ở Việt Nam!
Rõ ràng, ở Việt Nam đang tồn tại song song một cuộc ‘khủng hoảng thừa’ và một cuộc ‘khủng hoảng thiếu’.
Người ta thừa đủ thứ từ thức ăn, nước uống không đảm bảo chất lượng, vệ sinh… Thừa nguyên vật liệu dởm để tạo ra những công trình cũng thừa không kém bởi mọc ra mà không thể sử dụng. Một cuộc khủng hoảng thừa về những y bác sĩ không có tâm đức, về những nhà giáo sẵn sàng mang học sinh đi bán hoặc bán dâm, bán điểm, thừa những kẻ không biết xấu hổ.
Cuộc khủng hoảng thừa về nông sản hàng năm với đầu ra không có hoặc hàng không đảm bảo chất lượng.
Việt Nam thừa một số lượng khổng lồ giáo sư tiến sĩ được phong hàm và vẫn thừa nhiều vị trí cần được phong hàm bởi số lượng hiện tại chưa đủ để đọ với các nước trong khu vực, mặc dù phong ra chỉ để được gọi là giáo sư, tiến sĩ giấy.
Việt Nam thừa một khoản nợ công mà nhân dân đang còng lưng nộp thuế, lệ phí đủ kiểu vẫn không hiểu vì sao món nợ này ngày càng trương nở ra khi mức GDP năm sau cao hơn năm trước mà số tiền vay mượn cũng ngày càng tăng tỷ lệ.
Nhưng vẫn thiếu?
Những hàng hóa chất lượng Made in Việt Nam tốt hơn hàng Trung Quốc. Nguồn nhân lực chuyên môn cao cho các ngành công nghệ. Những công trình đúng chất lượng với số tiền đầu tư. Những cuộc chuyển đổi ngành nghề được chuẩn bị sẵn về tính chuyên môn, chất lượng cũng như lòng tự trọng, những y bác sĩ tâm huyết với nghề, những thầy cô giáo tận tâm truyền đạt kiến thức, dẫn dắt thế hệ tương lai vào đời…
Những người lãnh đạo đã làm tròn chức trách, những chính sách đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu…?
Liệu đến bao giờ một người dân có quyền được hưởng những gì mà họ đáng được có?
Trở lại với vấn đề người dân Chương Mỹ đang phải đối mặt với nước ngập và rác thải, tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của hai người đàn ông trong một quán cà phê ở Hà Nội. Một trong hai người họ nói rằng anh ta đứng ngồi không yên bởi đang buộc phải nghĩ phương án đối phó nếu sự cố vỡ thủy điện Hòa Bình xảy ra, bởi theo tính toán của giới chuyên môn, Hà Nội có thể bị nhấn chìm hơn 30m nếu điều đó xảy ra. Nhưng người còn lại thì lại bảo rằng anh chưa lo đến chuyện đó bởi vấn đề anh nghĩ bây giờ là liệu có ai nghĩ được làm sao ngăn điều đó xảy ra. Anh ta bảo lấy làm lạ là sao người dân Chương Mỹ có thể chung sống được với tình cảnh đó mà không tự hỏi nguyên nhân và hỏi xem ai phải chịu trách nhiệm cho chuyện này, bởi lẽ suy cho cùng, tìm được căn cốt của vấn đề mới có thể giải quyết được vấn đề một cách có khoa học nhất.

Bao giờ cây CSVN ngã ?

Fb.Trần Trung Đạo|

Một người bạn FB hỏi: “Dám hỏi lão ca tại sao CSVN suy mà vẫn chưa chịu sụp?”
Câu hỏi đó có thể phải trả lời bằng một cuốn sách. Nhưng nghĩ lại, cũng nên trả lời dù sẽ rất vắn tắt.
Người viết dùng câu chuyện cây thông già sau vườn để dẫn chứng.
Sau nhà có một cây thông già nằm giữa hàng rào chung với nhà láng giềng. Cây thông trơ trụi, sần sùi, những cành lớn đã mục nát và rơi xuống đất, nhưng cây thì chưa chết. Nhựa vẫn còn và giữ cho cây sống. Mướn thợ tới chặt thì ngại tốn tiền không đáng, chỉ mong một cơn gió mạnh để làm cho cây ngã nhưng mấy năm rồi cây vẫn còn đứng đó. Mỗi mùa gió lớn đi qua cây cong xuống một chút nhưng rồi lại thẳng lên sau cơn gió.
Lý do dễ hiểu vì chưa có một cơn gió nào đủ mạnh để làm cây, dù mục lắm rồi, ngã xuống.
Chế độ CSVN cũng vậy. Những năm ngay sau 1975, bao bọc chung quanh chế độ là những cành lá sum suê như “liên hiệp”, “mặt trận”, “hội đoàn”, “thành phần thứ ba”, “kháng chiến Nam Bộ” v.v…
Thời gian đi qua. Những “thành phần thứ ba” đã sáng mắt, những “kháng chiến Nam Bộ” lần lượt qua đời, những “liên minh”, “hội đoàn” chìm dần vào bóng tối lãng quên. Đảng CS như cây thông già cằn cỗi, trơ trụi, đứng được nhờ vào “thành phần phên giậu” làm phân bón.
Điều đó cho thấy, cây yếu nhưng tiếc thay gió chưa đủ mạnh.
Nhiều lúc, các phong trào xã hội như vụ chống Formosa, vụ chống Đặc Khu bùng nổ, chúng ta có cảm tưởng lần này sẽ thành công. Tuy nhiên, phong trào chìm xuống cũng nhanh như khi phong trào bùng nổ. Lý do? Cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam chưa có một đầu tàu đủ mạnh.
Sau cách mạng CS Nga 1917, người dân Nga chỉ cần ba năm để sáng bừng đôi mắt. Sự căm hận lan rộng khắp nơi. Tiếng ta thán vang lên khắp nước. Từ 1918 đến 1920, Nga gần như khánh kiệt. Các cuộc nổi dậy chống Cộng bùng nổ tại nhiều nơi và bị đàn áp đẫm máu. Dù sao, Lenin tại hội nghị đảng CS Nga tháng 2, 1921, cũng buộc phải lùi bước và áp dụng chính sách kinh tế gọi là “kinh tế mới” qua đó chấp nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.
Dù chỉ ba năm đã sáng bừng đôi mắt, cuộc đấu tranh của nhân dân Nga cũng như của các dân tộc khác trong khối CS Liên Sô, đã phải cần thêm 70 năm nữa để thay đổi chế độ.
Yếu tố chính giúp cho cuộc vận động dân chủ tại Nga thành công là sự thống nhất quan điểm và mục đích đấu tranh trong các thành phần chống CS thời đó.
Năm 1989, trước một phiên họp của “Nhóm dân biểu liên vùng” quy tụ các thành phần ưu tú của Nga trong đó có B. Yeltsin, nhà vật lý nguyên tử Andrei Sakharov đề nghị tập trung mọi nỗ lực vào một mục đích và chỉ một mà thôi trong giai đoạn đó: “Xóa bỏ điều 6 hiến pháp”, tức điều 4 trong hiến pháp của CSVN. Tất cả đồng ý và cùng dùng đó như mục tiêu để thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ tại Nga thành công, dẫn đến sự sụp đổ của CS toàn Liên Sô. (Nguyễn Minh Cần, Đảng CSVN qua những biến động trong phòng trào CSQT, nxb Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016)
Điều người viết muốn lập lại ở đây, chỉ khi nào các thành phần chống CSVN, bất mãn với đảng CSVN, có quyền lợi mâu thuẫn với đảng CSVN, không đồng ý với đảng CSVN, thoát ly khỏi đảng CSVN, cùng chấp nhận vượt qua mọi tiêu cực để dứt khoát tập trung một mục đích duy nhất là chấm dứt quyền cai trị độc đảng của đảng CSVN, cách mạng dân chủ tại Việt Nam mới có thể thành công.
Điều đó cũng có nghĩa, ngày nào chuyến tàu cách mạng dân chủ vừa yếu ớt, vừa còn phải kéo theo mấy chục toa chất đầy mâu thuẫn, tiêu cực, phe phái, hiềm khích tôn giáo, quan điểm hẹp hòi, nhận thức khác nhau, mục đích khác nhau thì điểm hẹn một ngày phục hưng dân tộc vẫn còn xa./.

Vay không vướng bận



Các dự án cho vay của các tổ chức phương Tây hay các ngân hàng thế giới thường kèm theo các yêu cầu : Minh bạch hóa, cạnh tranh công bằng không phân biệt đối xử, bảo vệ môi trường, vv.. còn có thể kèm thêm các điều kiện : Cải cách thượng tầng hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền con người, cải thiện tình trạng dân chủ, thành lập công đoàn độc lập….
Bắc Kinh sẵn sàng cho vay không điều kiện còn gọi là “cho vay không vướng bận”. Họ sẵn sàng cho vay để xây dựng hạ tầng không đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào như các tổ chức tín dụng quốc tế, trong khi biết rõ con nợ sẽ không thể nào trả nợ nổi. Ở các nước toàn trị, độc tài, độc đảng, nắm tư bản lớn trong tay mà không phải trình bày trước quốc dân, không phải chịu bất cứ một sự giám sát nào thì quả là cái mỏ vàng để lớp quan chức đốn mạt, vô nhân đục khoét. Các công trình không đếm xỉa đến khía cạnh kinh tế, thi công chậm trễ, đội giá, kể cả có hoàn thành thì “thu không đủ bù chi” như công trình đường sắt trên cao Hà Nội và một loạt các sân bay ở các tỉnh chẳng hạn, khả năng trả nợ là không thể. Lúc này con sói mới thò bàn tay lông lá của mình ra : Thu hồi nợ bằng chủ quyền quốc gia. Bauxite, Formosa, hàng chục sân golf khắp nước… và sắp tới là các “Đặc khu”.
Người Tàu nhận thức rằng, việc họ đang làm là chính đáng, chẳng qua họ chỉ phục hận nỗi “Ô nhục thế kỷ” khi bị các nước phương Tây xâu xé, chia cắt thành những khu “Tô giới” trong 99 năm.
Ta thử nhìn Macau và Hongkong ? Đến thời hạn trao trả có bao nhiều dân là người Bồ, người Anh ? Những cuộc điều tra xã hội gần đây cho thấy gần 20% dân HK cho rằng mình là người TQ, 50% cho rằng mình vừa là người HK vừa là người TQ, chỉ có hơn 20% cho rằng mình là người Hongkong, không phải Đại lục.
Chỉ cần 20 năm, những “đặc khu” hay tô giới trá hình sẽ thành thế nào ? Nó sẽ trở thành các “Hoa kiều cộng hòa quốc” như tham vọng của Tôn Trung Sơn./.

Đảng không việc gì phải sợ!

Tan Tran FB
Một người sống trong gia đình, xấu tốt thế nào, hơn ai hết, những người thân đều cảm nhận được.
Như tôi đây, còn nhiều cái dở, không dám khoe là tốt đẹp gì, nhưng nếu có ai xúc xiểm với vợ con tôi rằng tôi cờ bạc rượu chè, trai gái, cá độ bóng đá chẳng hạn, chắc chắn họ sẽ không bao giờ tin, mà tôi sẽ không cần phải thanh minh.
So sánh thì có vẻ khập khiễng, nhưng tôi thấy ĐCSVN với dân Việt cũng vậy thôi.
Đảng được nhân dân “chọn làm người lãnh đạo của mình”, “đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”. Đảng viên của đảng toàn người tài đức vẹn toàn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Công ơn trời biển của đảng được biểu hiện hàng ngày hàng giờ trong đời sống, hiển hiện trên khắp đất nước, không cần phải chứng minh bằng lời.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, dân Việt đang được hưởng một cuộc sống bình yên, no đủ và càng ngày càng giàu có hơn, được chữa bệnh và đi học không phải trả tiền (tính ưu việt của cnxh), được hưởng mọi chính sách an sinh xã hội vững bền, được hưởng một quyển hiến pháp dân chủ nhất, tôn trọng quyền con người nhất trên thế giới…
Dân Việt “không ai chửi đảng cả” (chị Tâm thành Hồ), “tôi đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thấy đa số đều tin vào đảng” (ý của anh Trọng).
Đảng có cả một hệ thống tuyên truyền hùng hậu: hơn 800 (có người nói hơn 900) tòa báo, gần 70 đài phát thanh và truyền hình, với hơn 17 000 phóng viên chuyên nghiệp, chưa kể cộng tác viên không biết bao nhiêu.
Tất cả được định hướng, chỉ đạo bởi Ban tư tưởng văn hóa trung ương, kiểm soát bởi Bộ TTTT.
Cả hệ thống lại được vận hành với một kinh phí vô cùng lớn lấy từ tiền thuế của dân (bí mật quốc gia mà thằng dân không bao giờ được biết).
Đảng lại được bảo vệ bởi một lực lượng có còng có súng, “còn đảng còn mình”, “trung với đảng” trước hết, mạnh vào hạng hàng đầu thế giới…
Đảng vững mạnh là thế, mà sao lại sợ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”?
Đảng vững mạnh là thế thì không việc gì phải e ngại “các thế lực thù địch”, với “bọn Việt Tân” về đây kích động chống phá. Một nhúm người vô ảnh vô hình, không chính danh, không được nhân dân ủng hộ, thì mọi “luận điệu” và hành động sẽ bị đảng quang vinh bẻ gãy dễ dàng như bẻ một cọng cây khô mà thôi.
Đảng vững mạnh là thế thì không việc gì phải để ý đến mạng xã hội facebook làm gì. Tiếng là VN có 65 triệu người dùng đấy, nhưng đa số cũng chỉ lên đó, ngoài một số bán hàng, còn lại là khoe khoang tự sướng, khoe nhà khoe xe, đồ sang hàng hiệu, khoe con khoe cháu, khoe nhậu khoe ăn, khoe dzú khoe “hàng”, khoe đi du lịch… Còn một thiểu số, chắc chỉ mấy ngàn người, có nói xấu đảng thì, đảng tốt đẹp thế, vững mạnh là thế, nói xấu cũng chẳng ai nghe. Với nữa, đảng có một lực lượng 24 000 tiến sĩ, phần nhiều là tiến sĩ chính trị và xây dựng đảng ní nuận đầy mình, tung lên mạng thì bẻ gãy ní nuận của những bọn “vô công rồi nghề” (chữ “anh” tiến sĩ đoàn hương chỉ bọn dùng facebook) nào có khó gì!
Đảng không việc gì phải sợ!
ĐCSVN QUANG VINH MUÔN NĂM!
ĐCSVN, NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM MUÔN NĂM!

Việt Nam ở đâu trong bối cảnh “chiến tranh thương mại” Mỹ-Trung ?



Fb. Trương Nhân Tuấn|

Hôm kia tôi có viết một status ngắn, nói rằng “cốt lõi của vấn đề (Mỹ và TQ) là sự cạnh tranh giữa hai mô hình phát triển: độc tài tư bản nhà nước do TQ dẫn đầu và tư bản tự do dân chủ do Mỹ dẫn đầu. Cuộc “chiến tranh thuơng mãi” chỉ là phát súng lệnh.”
Ý kiến này phát biểu nhân có ý kiến (đại khái) cho rằng “chủ quyền biển đảo của VN sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-TQ” và “cuộc chiến thương mại” là “điều may” của nhân loại vì nó “thay” cho Thế chiến thứ III.
Nếu có theo dõi tin tức thời sự, từ cuối năm 2017 ta biết rằng quan điểm về an ninh quốc gia của Mỹ đã thay đổi.
Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ được công bố, từ nhiều nguồn như bộ quốc phòng và bộ ngoại giao, theo đó Hoa Kỳ quan niệm “Trung Quốc và Nga là hai mối đe dọa chính đang thách thức an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ”. Nguyên nhân là “những cường quốc xét lại này đang tìm cách thiết lập một thế giới theo mô hình độc tài”.
Nội hàm mô hình độc tài này là gì ? Tôi tạm gọi đó là mô hình “độc tài tư bản nhà nước”. Những “bằng chứng” mà Mỹ “buộc tội” TQ cho phép ta nêu ý kiến như vậy.
Đó là: TQ ăn cắp sở hữu trí tuệ, ép buộc các xí nghiệp của Mỹ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ công nghệ cho các xí nghiệp quốc doanh và tư doanh, kinh tế thị trường méo mó do các công ty, tập đoàn nhà nước, tình trạng sản xuất dư thừa (như thép, nhôm…) v.v…
Từ sau Thế chiến thứ II, Hoa Kỳ trở thành “đại cường” đứng đầu khối “tư bản”. Hoa Kỳ “áp đặt” luật chơi “win-win”, tất cả cùng thắng với nền “kinh tế thị trường” và chế độ “dân chủ tự do”. Ta thấy các nước Tây Âu, Nhật… đổ nát sau chiến tranh, nhờ vào “sân chơi” bình đẳng mà tất cả trở nên những cường quốc về kinh tế.
Khối cộng sản quốc tế sụp đổ. TQ “dò đá qua sông”, học hỏi Tây phương từ khoa học kỹ thuật, cho tới trợ giúp vốn liếng. Sau hơn ba thập niên “thao quang dưỡng hối”, TQ thời Tập Cận Bình nghĩ rằng mình đã “có da có thịt” nên bắt đầu “hùng phong đại quốc”, với những kế sách đầy tham vọng như “vành đai, con đường” và “made in China 2025”.
Ý nghĩa của “vành đai con đường” là khách không cần đến nhà mình mua hàng nữa mà mình đem hàng hóa sang bán ở nhà khách.
Điều này TQ “ngồi xổm” lên luật lệ của “kinh tế thị trường”, hàng hóa của TQ được nhà nước trợ giá, hệ quả là giết chết các nền kinh tế của các quốc gia chư hầu. Trong khi việc xây dựng hạ tầng là cái “bẫy nợ”, khiến các quốc gia “chư hầu” lệ thuộc vào TQ.
“Made in China 2025” nội dung là đưa khoa học kỹ thuật của TQ lên ngang tầm với Mỹ, Nhật, Đức, Pháp… với những “mặt hàng” lớn lao như phóng vệ tinh (ăn cắp công nghệ của Pháp, Mỹ…), xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc (ăn cắp công nghệ của Pháp, Đức…), xây lò nguyên tử điện (ăn cắp công nghệ của Pháp, Nhật, Mỹ…), xe hơi, hệ thống quang điện, hệ thống cánh quạt gió… cho tới những mặt hàng nhỏ như điện thoại, TV, tủ lạnh… Tất cả đều “ăn cắp” công nghệ và sở hữu trí tuệ của các nước Mỹ, Âu. Những mặt yếu thì TQ vịn vào lý do “bảo vệ chủ quyền không gian mạng” để “đóng cửa” với mạng internet toàn cầu, mục đích không cho các tập đoàn Google, Facebook… của Mỹ vào thị trường lục địa.
Tham vọng của TQ là dùng cũi đậu nấu đậu, ăn cắp công nghệ của Âu, Mỹ, Nhật… rồi sản xuất mặt hàng y chang như vậy, bán giá rẻ hơn, nhằm giết chết các nền kinh tế này. Cuối cùng chỉ có TQ độc quyền “duy ngã độc tôn”, hẳng định chế độ “độc tài tư bản nhà nước” chiến thắng chế độ “tư bản tự do dân chủ”.
Mô hình “độc tài tư bản nhà nước” do TQ khởi xướng đã quyến rũ được nhiều quốc gia, nhứt là trong khu vực Châu Phi, Châu Á.
Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ chỉ đề cập hai cường quốc “đầu sỏ” là TQ và Nga mà không nói đến các quốc gia phụ thuộc. Nhưng ta phải hiểu ngầm các quốc gia phụ thuộc này gồm có những nước nào.
Từ lâu VN là một bản cóp py thu nhỏ của TQ. Sự phát triển của TQ mà các học giả VN gọi là “thần kỳ”, cùng với sự “hào phóng” của TQ đối với lớp “tinh hoa xã hội chủ nghĩa” VN khiến tầng lớp này “mê” mô hình TQ như mê mệt một “thần tượng”.
Bỏ qua TBT Nguyễn Phú Trọng, ông này không mở miệng ra thì thôi, mở miệng là nhai lại tư tưởng của Tập Cận Bình (qua cuốn sách Quản lý nhà nước TQ). Những “trí thức” tiêu biểu XHCN như Nguyễn Trần Bạt, Hà Hoàng Hợp, Huỳnh Thế Du… cũng như nhiều “trí thức” khác, viết bài viết ca ngợi mô hình phát triển của TQ, mục đích đề cao mô hình “độc tài tư bản nhà nước” dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN đồng thời kêu gọi mọi tầng lớp đoàn kết dưới sự lãnh đạo của đảng.
Không biết lớp trí thức XHCN này có ý thức được VN đứng ở đâu trong cuộc chiến này hay chưa ?
Đọc báo VN mấy ngày qua ta thấy, chỉ ở quyết định giữ nguyên giá, hay giảm giá đồng VN, cho thấy thân phận của VN. Rõ ràng “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Giữ giá cũng chết mà phá giá cũng chết.
Cái chết người là những “học giả” này chưa ý thức được số phận ruồi muỗi của mình, vẫn ảo tưởng rằng VN “có giá” lắm, đang ở vị trí “tọa sơn quan hổ đấu”!
VN ở đâu trong cuộc chiến này ?
Câu trả lời VN là “một bên” trong cuộc chiến này. Nếu không có gì thay đổi, VN đứng cùng một “chiến tuyến” với TQ. Vì VN có cùng mô hình với TQ mà Mỹ đã cảnh cáo.
Hy vọng “mong manh” là ông Phúc vừa rồi có nói một câu, báo chí đăng lại, là “tiếp tục đi trên con đường cũ thì không phát triển được”.
Với một vị trí “chênh vênh” như vậy, với một thân phận “ruồi muỗi” như vậy, ta có thể hy vọng là “chủ quyền biển đảo” của VN sẽ được cuộc chiến (Mỹ-TQ) bảo vệ hay không ?
Theo tôi là không bao giờ.
Mỹ và các nước Châu Âu vừa rồi có thương thảo và đồng ý với nhau về vấn đề TQ. Tục ngữ Pháp có câu “qui se ressemble, s’assemble”, đại khái là “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”. VN không có (hay chưa có) tư cách gì để đứng chung vào phe Mỹ và Châu Âu.
Nhưng không thể loại trừ Biển Đông là một “enjeu” trong “cuộc chiến” giữa Mỹ và TQ.
Cuộc chiến nào cũng vậy, hai bên ít khi nào đi tới chỗ “hai bên cùng chết” hết cả. Thử đặt giả thuyết, TQ nhượng bộ những đòi hỏi của Mỹ (và Châu Âu), như tuân thủ luật chơi kinh tế thị trường, cho phép tài phiệt Mỹ, Âu khai thác ngành ngân hàng, dẹp bỏ quan niệm chủ quyền an ninh mạng, ngưng sản xuất những mặt hàng mà quyền sở hữu trí tuệ chưa giải quyết… Thì ta không thể loại trừ khả năng Mỹ (và Châu Âu) nhìn nhận “lợi ích cốt lõi” của TQ ở biển Đông để hai bên đều “win-win”.
Thân phận ruồi muỗi, nếu không ý thức được, thì từ chết tới bị thương.
Tôi có viết trong status hôm qua là xưa nay chủ quyền lãnh thổ chí có thể giải quyết bằng thương thuyết, thông qua công pháp quốc tế, hoặc là chiến tranh.
Chiến tranh kinh tế kết thúc ra sao, ta có thể hình dung. Nhượng cho TQ Biển Đông, Mỹ và Châu Âu không có gì để mất. Trường hợp VNCH và Đài loan là hai thí dụ điển hình.
Nhưng chiến tranh kinh tế có thể trở thành “chiến tranh nóng” mà điều này xảy ra thì VN có thể là con cờ quan trọng.
Những đòi hỏi của Mỹ (và Châu Âu) ở một số điều có thể TQ sẽ không bao giờ thỏa mãn, như mở cửa không gian mạng, mở cửa khu vực tài chánh, hoặc một số công nghệ quốc phòng mặc dầu TQ thụ đắc bằng “ăn cắp”… Ép qua ép lại chiến tranh “nóng” có thể xảy ra.
VN quan trọng vì có thể lựa chọn đứng vào bên nào.
Nếu TQ thua chiến tranh, cái giá phải trả sẽ rất đắt.
TQ bị “liệt cường phân xẻ” lần thứ hai là giả thuyết không loại trừ. (Vì vậy Nga có vẻ đứng về Mỹ, ngay cả Bắc Hàn, bởi vì con mồi TQ quá lớn để phân xẻ).
VN đứng vào bên thắng cuộc, chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông nhiều hy vọng được bảo toàn. TQ bị phân liệt cũng là dịp may để VN “thoát Trung”, cất cánh hòa nhập với “thời đại”./.

Quang Trung chính là Nguyễn Du!

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ và Đại Thi Hào Nguyễn Du
Đỗ Đăng Liêu – Việt Tân
Cách đây ít lâu, truyền hình trong nước đã phổ biến một video nội dung phỏng vấn 40 em học sinh ở Hà Nội, tuổi từ 9 đến 15, với cùng một câu hỏi là “Vua Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối liên hệ gì với nhau”. Những câu trả lời của các em học sinh đã gây một cơn sốc lớn cho cả nước. Với câu hỏi dễ như trên, tưởng như không cần nghĩ cũng trả lời được, thì trong 40 em có 37 em, tức 92% các em, đã trả lời Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người khác nhau. Các em đã trả lời ngô nghê như sau:
  • Quang Trung và Nguyễn Huệ là anh em
  • Quang Trung và Nguyễn Huệ là bố con
  • Quang Trung và Nguyễn Huệ là bạn thân chiến đấu cùng nhau
  • Quang Trung cũng là nhà thơ
  • Quang Trung chính là Nguyễn Du
Chỉ bấy nhiêu cũng đã đủ nói lên tình trạng giảng dạy và học môn sử tại học đường Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam tàn tệ như thế nào, cùng lúc cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang rút tiả được gì có ích lợi cho đất nước từ lịch sử oai hùng của dân tộc.
Đã có khá nhiều những mẩu chuyện khôi hài dở khóc dở cười liên quan đến tình trạng các em học sinh, thậm chí cả các thày cô, kém về lịch sử nước nhà, chẳng hạn như chuyện “mất nỏ thần”, được chuyền tải trên mạng xã hội và kể cho nhau nghe trong nhiều năm qua cho thấy tình trạng này kéo dài đã lâu.
Cách đây mấy ngày, vào ngày 29/7/2018 vừa qua, tại Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, đã diễn ra buổi tọa đàm “Chất lượng môn Lịch sử từ kỳ thi Trung Học Phổ Thông quốc gia năm 2018” qua đó điểm nổi bật là ”có đến 90% thí sinh đạt điểm Sử dưới trung bình”.
Người thì nói là do đề thi, có nhiều câu hỏi mang tính đánh đố, có nhiều câu hỏi có thể trả lời nhiều cách khác nhau vẫn đúng, và có những câu hỏi với thuật ngữ khó hiểu mà chính các thày cô cũng không hiểu thì làm sao học sinh có thể trả lời.
Người thì đổ lỗi cho cách giảng dạy, cho rằng cách giảng dạy vừa kém cỏi vừa tẻ nhạt và nặng nề khiến học sinh chán nản không có thích thú để học.
Đây là một vấn đề lớn, cực kỳ quan trọng, và quốc gia cần phải có giải pháp cấp kỳ, vì để càng lâu thì tình hình sẽ càng tệ hơn.
Ai là người trách nhiệm giải quyết tình trạng này?
Hẳn nhiên, trách nhiệm cao nhất thuộc về Chính Phủ, và cụ thể nhất là Bộ Giáo Dục.
Viết đến đây thì người viết thật sự muốn buông bút không muốn viết nữa vì tuyệt vọng.
Chính phủ ư? Làm thế nào mà chính phủ, với một người đứng đầu như ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc “cơ lờ mờ vờ”, “ma-dzê-in”, dốt đặc cán mai, họp thì ngủ, thức thì nổ, nói không thông, mẫu tự cái không biết, một chữ ngoại cũng không được học, làm sao ông ta có thể hiểu được tầm quan trọng và thế nào là vai trò của môn lịch sử trong một đất nước?
Bộ Giáo Dục ư? Làm thế nào mà Bộ Giáo Dục, với một người đứng đầu như ông Bộ Trưởng đạo văn Phùng Xuân Nhạ, với bằng tiến sĩ dỏm, tâm không có, tầm cũng không, hễ mở miệng là bị chửi, làm sao ông ta có thể hiểu được thế nào là giáo dục hay lịch sử để mà bàn chuyện cải cách?
Đất nước chúng ta không may phải chung biên giới với một láng giềng tham lam, hung dữ luôn luôn chực chờ xâm lấn và đã đô hộ chúng ta 4 lần với thời gian tổng cộng đến cả ngàn năm.
Nhưng cũng trong cái rủi của số phận đó mà đất nước đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng anh thư dân tộc, đã nhiều lần cứu đất nước ra khỏi lầm than, ra khỏi móng vuốt ngoại xâm, dựng nên những trang sử oai hùng của dân tộc để xây dựng niềm tin cho những thế hệ sau gìn giữ nước.
Cứ thử hỏi vào giai đoạn đất nước bị nguy cơ Bắc thuộc một lần nữa như ngày hôm nay thì niềm tin, sức sống, niềm tự hào, niềm hy vọng đất nước sẽ vượt qua cơn nguy biến là dựa vào đâu?
Đó chính là sự tin tưởng vào tiềm năng của dân tộc, vào hồn thiêng sông núi, vào những kỳ tích mà tổ tiên, những anh hùng liệt nữ như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương, Lê Lai & Lê Lợi, Quang Trung,… đã từng “châu chấu đá xe” đuổi giặc Tàu ra khỏi bờ cõi giành lại đất tổ quê hương, và sự hy sinh anh dũng của hàng vạn hàng triệu người con dân yêu nước khác đã đổ xương máu bảo vệ đất nước này.
Những anh hùng anh thư đã tạo nên Sử Việt.
Chính niềm tin sắt đá vào những kỳ tích của tiền nhân mà chúng ta vững tin vào tiềm năng của dân tộc ngày hôm nay để giữ nước.
Học sử là để có được niềm tin đó!
Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày hôm nay là tập đoàn của những kẻ bán nước.
Trong nhiều chục năm qua, những người lãnh đạo CSVN, khởi đi từ ông Hồ Chí Minh cho đến ngày hôm nay, vì tham vọng quyền lực và lợi ích riêng, đã nhục nhã tiến hành một kế hoạch bán nước cho Tàu Cộng.
Trong mục tiêu đó, CSVN, dưới sự khống chế và chỉ đạo của các quan thầy Tàu Cộng, chủ trương hủy diệt niềm tin của người dân Việt, đặc biệt nơi những người trẻ, mà phải chăng cách hay nhất là hủy diệt niềm tự hào dân tộc ở các em bằng cách hủy diệt môn sử ở học đường.
Kết quả điểm thi môn sử đã cho thấy những kẻ chủ động làm công việc tội lỗi với dân tộc này đang rất thành công.
Khi lớp trẻ Việt Nam lớn lên nhầm Quang Trung với Nguyễn Du, cũng như tưởng Quang Trung đánh trận Bạch Đằng thì các em khó có thể rút ra được niềm hãnh diện gì từ lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc để dùng làm hành trang đối phó với vấn nạn trước mặt của đất nước ngày hôm nay.
Và qua hình ảnh thê thảm của môn sử, người ta cũng dễ dàng suy ra số phận hẳn cũng thê thảm không kém của những lãnh vực khác như tiếng Việt, thơ văn, địa lý, văn hoá, ẩm thực,… và người ta có lý do để nghĩ rằng, với chủ trương bán nước của nhà nước CSVN, các em cũng sẽ không có cơ hội để rút ra được những gì từ những lãnh vực khác này để củng cố niềm tin, niềm tự hào về dân tộc Việt.
Cũng mới đây thôi, tiếng Việt đã vừa thoát một cơn đại nạn với kế hoạch cải cách tiếng Việt của ông Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền mà người viết tin rằng nếu được đem ra áp dụng thì tác hại chắc chắn së khủng khiếp gấp ngàn vạn lần việc đốt sách của Tần Thủy Hoàng ngày xưa. (1)
Thật ra không cần phải chờ đợi thế hệ kế tiếp lớn lên để thấy kết quả của nền giáo dục cộng sản, mà kết quả đó phần nhiều đã thể hiện qua hình ảnh của những người lãnh đạo chóp bu CSVN như các ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng; các ông Chủ Tịch Nước như Nguyễn Minh Triết; các ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc; các ông bà Chủ Tịch Quốc Hội và vô số trong gần 500 Đại biểu Quốc Hội. Tuyệt đại đa số biểu hiện một trình độ kiến thức và ý thức thấp kém (dù nhiều người mang tiếng là có bằng cấp cao) với những phát biểu ngu ngơ khó tưởng tượng nổi.
Ngay một người được tiếng là có học vị từ nước ngoài và mang chức vụ Phó Thủ Tướng như ông Vũ Đức Đam, chỉ với một phát biểu với nội dung dành quyền đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa từ Tàu Cộng cho con cháu đời sau đã cho thấy bản chất hèn nhát và vô trách nhiệm của Đảng và nhà cầm quyền CSVN.
Với một tập đoàn lãnh đạo đất nước hèn nhược như vậy thì không thể chờ đợi một hệ thống giáo dục tốt đẹp và oai hùng.
Giải pháp của đất nước không phải là thay ông Phùng Xuân Nhạ bằng một cán bộ cộng sản khác; giải pháp cũng không phải là thay ông Nguyễn Phú Trọng bằng ông Trần Quốc Vượng hay ông Phạm Minh Chính. Trong một bầy giòi thay con này bằng con kia không phải là một giải pháp, bầy giòi vẫn là bầy giòi.
Chỉ có một giải pháp duy nhất, toàn diện và rốt ráo để giải quyết toàn bộ vấn đề của đất nước, mà trước tiên là chặn đứng nguy cơ Bắc thuộc lần thứ năm, đó là dẹp bỏ Chế Độ Cộng Sản tại Việt Nam, và chỉ có người dân Việt Nam cùng đứng lên mới có thể làm được.
(1) https://chantroimoimedia.com/2017/11/29/se-kinh-khung-hon-tan-thuy-hoang/