Monday, October 29, 2018

Kế hoạch cổ phần hóa công ty quốc doanh của CSVN trên đà thảm bại

Kế hoạch cổ phần hóa công ty quốc doanh của CSVN trên đà thảm bại
Ảnh: SGGP
Giữa lúc khi thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua biến động mạnh và không cho thấy dấu hiệu hồi phục, nhà cầm quyền CSVN hầu như chắc chắn sẽ thất bại trong mục tiêu cổ phần hóa các công ty quốc doanh đã đề ra.
Theo VietNamNews, kế hoạch cổ phần hóa công ty quốc doanh đã được thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc phê chuẩn hồi tháng 7 năm 2017 cho giai đoạn 2017-2020. Theo đó, chính phủ sẽ thoái vốn khỏi 316 công ty quốc doanh trong giai đoạn từ 2017 tới 2018. Nhưng cho tới nay, chỉ mới có 31 công ty quốc doanh được cổ phần hóa, tức mục tiêu chỉ đạt được 1 phần 10. Cho tới tháng 9 vừa qua, chỉ có 11 công ty quốc doanh được lên kế hoạch cổ phần hóa, nâng con số công ty quốc doanh có kế hoạch được phê chuẩn lên tới 27, tính từ đầu năm 2017.
Tốc độ chậm chạp này đã gây ra những mối lo ngại rằng số dự án cổ phần hóa còn lại có thể bị chậm trễ hoặc hủy bỏ, vì chỉ còn hai tháng nữa là hết năm. Theo Bộ Tài Chính CSVN, giới đầu tư đang ngần ngại mua cổ phần của các công ty quốc doanh, trong khi thị trường chứng khoán đi xuống suốt nhiều tháng qua. Chỉ số VN Index đã lên tới mức cao kỷ lục là 1,204.33 điểm trong tháng Tư năm nay, nhưng kể từ đó đã tuột dốc hơn 25% và chạm mức thấp nhất trong năm là 900 điểm tới hai lần hồi thượng tuần tháng 7 và hạ tuần tháng 10.
Huy Lam / SBTN

Công an Trà Vinh bắt giữ nhà hoạt động trẻ phát truyền đơn chống luật đặc khu

Công an Trà Vinh bắt giữ nhà hoạt động trẻ phát truyền đơn chống luật đặc khu
Ảnh: Defend the Defenders
Công an ở tỉnh Trà Vinh vừa bắt giữ và hành hung một nhà hoạt động trẻ bị cho là đã phân phát truyền đơn ở thành phố Cần Thơ hồi tháng 6, với nội dung chống luật đặc khu.
Theo trang mạng Defend the Defenders, công an Trà Vinh hôm Thứ Sáu 26/10 ập vào căn chung cư nơi anh Đặng Văn Thanh, 25 tuổi, một thợ điện, đang ở thuê. Họ đánh đập anh rồi đưa anh về đồn công an phường. Tại đây anh bị công an thẩm vấn trong hai ngày liên tiếp. Anh cũng bị đánh đập tại đồn công an và thậm chí còn bị buộc phải cởi hết quần áo trước mặt các công an viên.
Công an cho anh Thanh về nhà vào hôm Thứ Bảy nhưng đặt anh trong tình trạng quản chế tại gia. Nhà hoạt động trẻ này đã kể lại sự việc qua trương mục Đặng Thanh trên mạng xã hội Facebook. Anh cũng cho biết trong những ngày tới sẽ phải tiếp tục tới đồn công an để bị thẩm vấn.
Trang mạng Defend the Defenders dẫn lời một số nhà hoạt động khác cho rằng, việc bắt giữ anh Đặng Văn Thanh có liên quan tới tổ chức Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết của ông Lưu Văn Vịnh. Hồi tháng 8 vừa qua, một phiên tòa tại Sài Gòn đã kết án năm thành viên của tổ chức này gồm ông Vịnh và các ông Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Nguyễn Quốc Hoàn và Từ Công Nghĩa về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, với những bản án từ 8 tới 15 năm tù và 3 năm quản chế.
Huy Lam / SBTN

Hàng triệu người ‘like’ khi nghe tin Trần Đại Quang qua đời

Hàng triệu người ‘like’ khi nghe tin Trần Đại Quang qua đời
Vào cuối tháng 9 vừa qua, sau khi chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang qua đời vì “virus hiếm”, trên mạng xã hội đã có hàng triệu lượt người bấm nút “Like”, tức là tỏ ý vui mừng.
Đó là tiết lộ của thiếu tướng quân đội CSVN Nguyễn Minh Hoàng, phó chính ủy Quân Khu 7. Ông Hoàng có phiên trình bày trước Quốc hội CSVN hôm Thứ Bảy (27 tháng 10) vừa qua về cái gọi là “hoạt động chống phá nhà nước trên mạng.”
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Hoàng cho biết, sau khi báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về cái chết có phần bí ẩn những không bất ngờ của chủ tịch Quang, trên mạng xã hội đã có khoảng 36,000 bài viết, 175,000 lời bình luận, gần 200,000 lượt chia sẻ và hàng triệu lượt “Like” đối với những tin tức và hình ảnh liên quan. Ông Hoàng gọi toàn bộ luồng dư luận này là sự “xuyên tạc ác ý nhằm nói xấu chế độ.” Viên phó chính ủy quân khu 7 cũng đặc biệt ghi nhận sự chỉ trích của công luận nhắm vào luật an ninh mạng và luật đặc khu, với những lời kêu gọi biểu tình tại nhiều tỉnh và thành phố.
Hiện chưa rõ vai trò của quân đội CSVN là gì đối với dư luận chỉ trích trên mạng, và nhiều nhà quan sát đã chỉ ra rằng ông tướng quân đội này đang làm công việc của ngành công an thay vì chuyên tâm vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Huy Lam / SBTN

Nhiều công ty Hoa Kỳ muốn dọn khỏi Trung Quốc, nhưng không trở lại Mỹ

Một công ty sản xuất khay nhôm đựng thức ăn tại Trung Quốc. - Người Việt Online
Một công ty sản xuất khay nhôm đựng thức ăn tại Trung Quốc. (Hình minh họa: Chinatopix via AP)
SHENZHEN, Trung Quốc (NV) — Hơn 70% các công ty Hoa Kỳ đang có cơ xưởng tại vùng Nam Trung Quốc hiện đang có ý định trì hoãn đầu tư thêm vào nơi này và di chuyển tất cả hay một số cơ xưởng sản xuất của họ sang các quốc gia khác, do lợi nhuận bị ảnh hưởng của cuộc chiến mậu dịch, theo kết quả một cuộc thăm dò thương mại được công bố hôm Thứ Hai, ngày 29 Tháng Mười.
Bản tin của hãng thông tấn Reuters nói rằng các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc nghĩ là họ bị thiệt hại nhiều hơn do cuộc chiến mậu dịch này, hơn là các công ty từ các quốc gia khác, theo cuộc thăm dò của Văn Phòng Thương Mại Mỹ tại Nam Trung Quốc (AmCham South China) với 219 công ty Mỹ, với 1/3 trong số này là công ty thuộc lãnh vực sản xuất.
Có 64% các công ty cho hay họ đang tính di dời cơ xưởng sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng chỉ có 1% nói là họ có ý định mở cơ xưởng sản xuất ở vùng Bắc Mỹ.
Cuộc chiến mậu dịch đang khiến có sự chuyển dịch, của cả các công ty tiếp vận và sản xuất, về hướng các quốc gia vùng Đông Nam Á, theo kết quả thăm dò.
Các công ty Mỹ nói rằng họ đang ngày càng gặp nhiều cạnh tranh từ các công ty đặt cơ xưởng ở Việt Nam, Đức và Nhật, trong khi các công ty Trung Quốc cho biết họ gặp nhiều cạnh tranh từ Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ và Nam Hàn.
Ông Harley Seyedin, chủ tịch AmCham South China, nói với Reuters rằng các khách hàng đang chần chừ chưa muốn đặt thêm hàng hay quyết định không đặt 
“Có thể là vì họ muốn chờ xem tình hình diễn tiến ra sao hoặc cũng có thể họ nay chọn các công ty đối thủ của chúng tôi có thể cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn, có khi chịu lỗ, để lấy thị phần,” ông Seyedin nói.
Ông Seyedin cho hay “Một trong những điều vô cùng quan trọng về thị phần (market share) là một khi đã mất đi thì rất khó lấy lại.” (V.Giang)

Là người có lương tri, cần ra khỏi đảng

“…Với thái độ loại bỏ trí thức, Nguyễn Phú Trọng quyết đưa ĐCS trở về thời man rợ. Bên Tàu, Tập muốn mình là một Mao đệ nhị, và bên Việt Nam, Trọng lại muốn mình là một Tập của Việt Nam. Là người có lương tri nên từ bỏ đảng để về với nhân dân…”
meo_trithuc
Khi Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức chu tịch nước thì truyền thông thay nhau tung hô nào "lịch sử đã chọn", nào "nhân dân đã chọn". Nhưng cuối cùng, ông ta lại đánh vào giới trí thức trong đảng. Chẳng có dân nào chọn thành phần kẻ thù của trí thức cả.
Thời Mao, ông ta ví "trí thức như cục phân", vì với ý đồ muốn độc tài tuyệt đối, nói gì cũng phải nghe thì trí thức chỉ là lực cản. Và vì thế ông tìm cách diệt. Mao khởi xướng phong trào trăm hoa đua nở để dụ cho trí thức thể hiện. Và chính sự thể hiện ấy mà Mao đã tóm hết và diệt sạch. Với Mao, sự tiến bộ cho đất nước không có ý nghĩa, ông ta cần xây dựng một xã hội chỉ để phục vụ mình. Vì vậy ông ta cần dân chúng ngu dốt và trung thành tuyệt đối như đám Hồng Vệ Binh chứ không cần trí tuệ để phát triển.
Đã CS thì kị trí thức, mà đã kị trí thức thì chỉ có thể phá hoại chứ chẳng làm nên cơm cháo gì cho đất nuớc. Dẫu biết, CS là kẻ thù của tiến bộ, nhưng nếu có dùng trí thức thì đất nước đỡ tụt hậu, đỡ điêu tàn hơn. Nhớ thời Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, 2 người này đã dùng tổ tư vấn gồm nhiều trí thức hàng đầu Việt Nam thì đất nuớc lúc đó tương đối phát triển tốt. Đến thời Nguyễn Tấn Dũng, ông ta cho giải tán tổ tư vấn ấy thì kinh tế đất nước xuống dốc nghiêm trọng, hàng loạt tổng công ty nhà nước vỡ nợ, kinh tế đất nước lụn bại.
Với thái độ loại bỏ trí thức, Nguyễn Phú Trọng quyết đưa ĐCS trở về thời man rợ. Bên Tàu, Tập muốn mình là một Mao đệ nhị, và bên Việt Nam, Trọng lại muốn mình là một Tập của Việt Nam. Là người có lương tri nên từ bỏ đảng để về với nhân dân. Vì thực sự, Nguyễn Phú Trọng đang đưa ĐCS đi ngược lại với nguyện vọng dân tộc.
ĐCS dưới sự dẫn dắt của kẻ mù loà như Nguyễn Phú Trọng rồi nó cũng sẽ đi đến thời kỳ suy vong thôi. Những trí thức nào vẫn muốn làm chính trị, thì cần phải tính đến việc bí mật lập đảng, để khi ĐCS đến cuối vòng đời của nó, đất nước có lực lượng thay thế.
Đỗ Ngà

Dịch ‘tự diễn biến’ sang tiếng Anh như thế nào?

“…Việc dùng từ “self-evolution” để dịch “tự diễn biến” hoàn toàn xác nhận quan điểm rõ ràng đó của Đảng, rằng mọi sự phát triển về tư tưởng nhận thức đều có hại cho Đảng…”
chu_hao02
Giáo sư Chu Hảo. Ảnh gốc: Tinh thần Khai Minh
Bạn bè hỏi sao mấy tháng qua không thấy Anh Cả Lý trên Luật Khoa.
Anh Cả Lý chẳng qua lười viết nhưng thừa mứa sĩ diện, bèn vuốt râu bình thản như Gia Cát Lượng gẩy đàn đuổi vạn quân ở Tây Thành, rồi bảo bạn bè: “Anh chúng mày đang bận… tự diễn biến! Đọc mấy bài trước viết chán quá, vừa dài vừa khó hiểu!”
Ai dè, cái cụm “tự diễn biến” như… Tào Tháo. Hôm trước vừa nhắc tên, hôm sau đã thấy mặt.
Giáo sư Chu Hảo, một trí thức được trọng vọng trong nước, vừa bị Đảng Cộng sản Việt Nam “đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật”, vì ông Hảo “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’”.
Cụ thể giáo sư Chu Hảo làm gì để bị Đảng của ông ta ghét như thế?
Ông Hảo là Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức. Trên cương vị này, ông đã giúp biên tập và cho xuất bản nhiều cuốn sách về chính trị và triết học.
Những cuốn sách này vốn có nội dung “trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước”. (Nói trắng ra là làm Đảng “đêm ngủ giật mình, mồ hôi túa trán”, Nhà nước thì dĩ nhiên là của Đảng, Đảng buồn nước có vui đâu bao giờ.)
Thế ra là bác nào đảng viên mà làm ra cái gì “trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng” thì cứ bị Đảng xem là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hết.
“Tự diễn biến” với “tự chuyển hóa” từ lâu đã đi từ các văn kiện Đảng vào trong ngôn ngữ dân gian, được nhiều người dân sử dụng thay thế (thường theo một cách giễu cợt) cho những khái niệm đời thường hơn.
Khi có ý tích cực thì “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có thể được hiểu là “tự thay đổi bản thân”, “tự cố gắng cải thiện công việc, nghề nghiệp (của bản thân)”, “tự thay đổi quan điểm cá nhân” v.v.
Khi có ý tiêu cực thì các từ đó lại có thể được hiểu là “tự làm bản thân suy đồi”, “tự trở nên bất hảo hơn”, hay thậm chí là “tự (làm mình) sướng” theo nghĩa chỉ hành vi thủ dâm (dù là thủ dâm thể chất hay tinh thần).

Vì thế, chuyện giáo sư Chu Hảo bị Đảng “ghè” thế nào người Việt mình chém gió với nhau chắc ai cũng hiểu, nhưng đem ra kể với mấy anh chị Tây thì hơi khó à nha.
Đầu tiên, dịch “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sang tiếng Anh ra sao hè? Tưởng dễ mà không đâu à!
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa = “self-evolution”, “self-transformation”?
Muốn biết dịch “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sang tiếng Anh thế nào cho chuẩn, chi bằng hỏi luôn… khổ chủ của các cụm từ này: Đảng Cộng sản Việt Nam.
May một cái là Đảng mình trong thế kỷ 21 cũng hội nhập lắm, bài vở tiếng Anh tiếng U đầy đủ công khai cho bạn bè thế giới vào đọc.
Anh Cả Lý mới “hỏi cung” cụ Google vài câu là cụ sợ quá khai ra ngay ra một bài bằng tiếng Anh của Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, giải thích đầy đủ luôn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là gì.
Tạp chí Quốc phòng Toàn dân thì cụ Wiki rón réng méc cho là “trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng là cơ quan lý luận quân sự và chính trị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng”.
Vậy chắc Anh Cả Lý đánh đồng quan điểm của Tạp chí Quốc phòng Toàn dân là quan điểm của Anh Cả Trọng thì chắc cũng không anh em hồng quân nào thắc mắc hen!
À thì Tạp chí Quốc phòng Toàn dân nói rằng “tự diễn biến” là self-evolution (tờ tạp chí cũng sốt sắng viết tắt luôn cho bà con bạn đọc là “SE”), còn “tự chuyển hóa” là “self-transformtion” (“ST”).
“Tự chuyển hóa” dịch ra “self-transformation” thì Anh Cả Lý thấy OK.
Nhưng dịch “tự diễn biến” sang “self-evolution” thì Anh Cả Lý e là Đảng hình như đang… bắn vào chân Đảng.
Cụm từ “diễn biến” là một cụm từ gốc Hán-Việt bao gồm từ “diễn” (演) và từ “biến” ().
“Diễn” trong tiếng Hoa bao gồm một số nghĩa chính “kéo dài”, “mở rộng”, “triển khai”. “Biến” thì mang các nghĩa “thay đổi”, “biến đổi”, “đổi khác”.
Khi đi cùng nhau và được dịch sang tiếng Anh, “diễn biến” (演变) được dịch thành “evolution” và được giải thích với các nghĩa “to develop” (phát triển), “to evolve” (tiến hóa), “development” (phát triển) và “evolution” (tiến hóa).

“Diễn biến” như vậy không đơn thuần chỉ là “chuyển biến” hay “thay đổi”.
Trong tiếng Việt, có cụm từ “chuyển biến” cũng có gốc Hán-Việt là 轉變, mang nghĩa đơn thuần và trung tính chỉ sự “thay đổi” (change).
Tuy nhiên, “evolution” trong tiếng Anh hiện đại lại có một connotation (nghĩa rộng, hàm ý) mang tính tích cực.
“Evolution” bao hàm sự phát triển (development), tức là chỉ sự đi lên dần dần từ bậc thấp hơn lên bậc cao hơn.
“Evolution” khi được dịch sang tiếng Việt thường được dịch nhiều nhất không phải là “thay đổi đơn thuần” mà là “tiến hóa”.
“The Theory of Evolution”, lý thuyết khoa học lừng danh của nhà bác học Charles Darwin về sự thay đổi di truyền sinh học qua nhiều thế hệ, khi được dịch sang tiếng Việt không phải là “Thuyết chuyển biến”, mà là “Thuyết tiến hóa”.
Động từ của “evolution” là từ “evolve” thì được Từ điển tiếng Anh của Đại học Cambridge giải thích là “to develop gradually, or to cause something or someone to develop gradually” (việc phát triển từ từ, hay là làm cho cái gì đó hay ai đó phát triển từ từ).
Từ điển tiếng Anh của Đại học Oxford giải thích hai nghĩa chính và rộng nhất của “evolution” là:
The process by which different kinds of living organism are believed to have developed from earlier forms during the history of the earth.” (Quá trình mà nhiều dạng cơ thể sống được cho là đã phát triển qua, từ các dạng trước đó trong lịch sử của trái đất)
Hoặc:
The gradual development of something.” (Sự phát triển dần dần của một cái gì đó)
Liên quan đến thuyết tiến hóa, trang blog của Từ điển Oxford (trực thuộc đại học Oxford – Anh) còn có một bài giải thích rằng bản thân nhà bác học Darwin đã rất lưỡng lự trong việc dùng từ “evolution” trong các giải thích khoa học của ông, bởi vì ông chưa chắc chắn về ý niệm “phát triển” trong các thay đổi di truyền sinh học.
Bài viết cũng cho biết nhiều nhà sinh vật học thời hiện đại thường phải giải thích thêm khá dài dòng, rằng “Theory of Evolution” nghe dzậy mà hổng phải dzậy.
Rằng cái đang được gọi là “Theory of Evolution” chỉ là nói về quá trình thay đổi đơn thuần (a process of change) mà không có ý nói rằng các thay đổi đó về lâu về dài có thể được xem là “phát triển”, là “cấp tiến” (progress) hay không (nếu cho chọn lại từ đầu chắc các nhà sinh vật học sẽ chọn gọi là Theory of Change cho tiện!).
Tức là, “evolution” tự nó đã bao hàm ý phát triển, cấp tiến.
Và trong văn cảnh thông thường, sẽ dễ làm những người nói tiếng Anh bản ngữ nghĩ ngay đến quá trình phát triển đi từ thấp lên cao trong sinh vật học.
Vì vậy, khi kể chuyện giáo sư Chu Hảo cho mấy anh chị Tây nói tiếng Anh, thể nào các cô cậu người Việt cũng phải khoa chân múa tay một hồi để giải thích cho rõ:
Vị giáo sư Chu Hảo đáng kính không phải đang khi không tự nhiên to lên gấp hai người thường, mọc cánh, và khè ra được bão lửa như chú Pokemon Charmeleon “tự tiến hóa” thành chú Pokemon Charizard.
Cái “diễn biến/tiến hóa” ở đây là nói về tư tưởng chính trị, nhận thức và suy nghĩa cá nhân của ông Hảo. Vì ông Hảo đã tự có “evolution” về tư tưởng nhận thức nên Đảng Cộng sản Việt Nam không hài lòng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ghét “phát triển”?
Nghe giải thích như trên, mấy cô cậu Tây có thể chừng hửng:
Ủa, vậy evolution là phát triển tư tưởng nhận thức từ chỗ thấp lên chỗ cao hơn mà? Thế là việc tốt chứ nhỉ? Sao Đảng lại không thích? Hay Đảng muốn tư tưởng nhận thức của đảng viên chỉ dậm chân tại chỗ hoặc đi thụt lùi?
Sau khi cười hà hà về cái sự gà của các cô cậu Tây, các cô cậu Việt có thể chọn một (hoặc nhiều hơn) các cách giải thích như sau:
Cách thứ nhất: Đâu có, Đảng là đảng tinh hoa tiên phong ưu tú lãnh đạo đất nước thì sao mà có thể tự nhận với toàn thế giới là ghét sự phát triển nhận thức trong đội ngũ của họ được!
Đảng Cộng sản Việt Nam đang muốn trừng phạt ông Hảo không phải vì ông “tự phát triển” từ một nhận thức thấp hơn lên một nhận thức cao nào đó, mà bởi vì ông Hảo có những nhận thức đi ngược lại các quan điểm của đảng thôi.
Việc dùng từ “evolution” ở đây chỉ là một cách dịch tiếng Anh không chuẩn từ “chuyển biến” vốn mang nghĩa “thay đổi” đơn thuần.
Cách thứ hai: Đâu có, Đảng là đảng tinh hoa tiên phong ưu tú lãnh đạo đất nước thì sao mà có thể tự nhận với toàn thế giới là đảng ghét sự phát triển nhận thức trong đội ngũ của họ được!

Nhưng sự phát triển nào cũng phải trong tầm kiểm soát, “tiến hóa” mà “tiến hóa” hơn cả Đảng thì Đảng sẽ dỗi, không thèm cho chơi cùng Đảng nữa. Đảng lâu lâu hơi “trẻ con” tí cho nó teen ấy mà!
Cách thứ ba: Đảng Cộng sản Việt Nam thù ghét sự phát triển đi lên từ thấp lên cao trong nhận thức và tư tưởng của các thành viên đảng họ.
Việc dùng từ “self-evolution” để dịch “tự diễn biến” hoàn toàn xác nhận quan điểm rõ ràng đó của Đảng, rằng mọi sự phát triển về tư tưởng nhận thức đều có hại cho Đảng.
Bạn đọc chọn cách giải thích nào là tùy bạn đọc nghen.
Bạn nào muốn làm “self-evolution” theo kiểu giáo sư Chu Hảo có thể vào xem trang facebook của Nhà xuất bản Trí Thức và mua sách của nhà xuất bản này trên Tiki.vn.
Còn Anh Cả Lý thì … đi làm “self-evolution” tiếp đây!
Anh Cả Lý

Vì sao “thân thể lãnh đạo đảng nhà nước là diện thông tin mật”?

“…Chỉ có bọn tư bản mới dở hơi, kể toẹt hết bệnh tật của lãnh đạo; có khi lại còn yêu cầu kiểm tra và công khai sức khỏe của tổng thống, xem có bị tâm thần không?..”
suckhoe_lanhdao
Hơn 90 triệu dân ta đang chăm chú hướng về 500 đại biểu Quốc hội – những người ưu tú nhất, được Đảng cử, Dân bầu – đang đem hết tâm huyết và trí tuệ ra thảo luận chuyện quốc gia đại sự về “THÂN THẾ LÃNH ĐẠO ĐẢNG NHÀ NƯỚC LÀ DIỆN THÔNG TIN MẬT” hay không? Đối với chế độ XHCN ưu việt của ta thì đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, chứ không như chế độ tư bản thối nát, chúng coi chuyện này cứ như chuyện rau, dưa bán ở chợ ngồi xổm! Xin lý giải vài cái “vì sao”.
1. Vì “lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở chế tộ ta” là do Đảng chọn “lý lịch trong sạch”, “con lãnh đạo lại làm lãnh đạo là hồng phúc cho đất nước”; chọn rồi lại phải nghĩ ra “quy hoạch, quy trình” đào tạo, giáo dục, nuôi dưỡng, luân chuyển, thử thách, rèn luyện, học hết lý luận sơ cấp, trung cấp, cao cấp... Rồi phải cọ xát nội bộ “lên bờ, xuống ruộng”, “sầy vẩy” ra; phải nhiều mưu sâu, kế hiểm mới tồn tại được; mới ngoi lên được trong một “cái bình”, nơi “ghế thì ít, đít thì nhiều”; phải mặc cả, chia chác sao cho “không mất đoàn kết” để cử ra người “xứng đáng” cho dân bầu... Khó nhọc, kỳ công lắm!
Chứ bọn tư bản nó toàn ăn sẵn; nó rất vô tổ chức, cứ để mỗi cá nhân tự do phát triển trong xã hội, tự do cạnh tranh, tự do ứng cử... để dân bầu. Đấy cái lão Donald Trump đang là dân buôn, chả được quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, thử thách... gì cả, đùng phát dân bầu làm Tổng thống. Lên rồi, lão ta cứ thay các bộ trường soành soạch, loại người này, thay người kia vào bộ máy, cứ như huấn luyện viên thay cầu thủ bóng đá! Chết thật! Công tác cán bộ là sự sống còn của chế độ ta, mà bọn tư bản cứ coi nhẹ hều, như tuyển nhân viên vào công ty!
2. Thân thế lãnh đạo cấp cao của ta phải bí mật vì nếu “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân bầu chọn” thì loạn hết, sổ toẹt hết à? Đấy, đến Bản kê khai tài sản của quan chức các cấp, bao năm nay vẫn phải bí mật kia mà. Còn các chuyện “chạy”: chạy bằng, chạy tuổi, chạy quy hoach, chạy luân chuyển, chạy chức, chạy quyền; chuyện “giúp đỡ không trong sáng”; chuyện “nấu rượu, nuôi heo” xây biệt phủ; chuyện tiền đâu ra mà gửi nhà băng nước ngoài, cho con du học, mua nhà bên Tây, tiêu xài như vua chúa... Lộ hết ra có mà dân làm loạn lên à?
Chỉ có bọn tư bản mới dại dột, cho báo chí bới móc, soi mói mọi chuyên riêng tư, ngóc ngách của quan chức, nhất là “lãnh đạo đảng, nhà nước”. Đấy lão Trump bị bới móc bêu riếu bao nhiêu chuyện bồ bịch trước khi làm tổng thống; rồi con đường trưởng thành, làm giàu ra sao, lộ hết! Cho nên tổng thống, thủ tướng của tư bản trúng phiếu tín nhiệm 50 -60% đã sướng rên. Còn ở ta á, cứ phải 100%. Đấy President Nguyễn Phú Trọng của ta vừa rồi trúng cử 99,75% cũng vẫn hơi “lăn tăn”; chưa 100% là chưa sướng!
3. Phải bí mật, vì thân thế lãnh đạo cấp cao có nhiều cái bí hiểm, dân không hiểu được, nếu lộ ra sẽ bất lợi. Ví dụ, người ta cứ đồn ông Nông Đức Mạnh là con rơi của Cụ Hồ. Nếu “điều tra, làm rõ” thì dây cà ra dây muống, lôi thôi to. Phải bí mật, vì nhiều vị mắc bệnh “lạ”, bất thường, chết đột ngột như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh, cố Chủ tịch Trần Đại Quang... Hay ông Đinh Thế Huynh, chả biết bệnh gì mà biến đâu mất... Những chuyện như vậy cứ “điều tra, làm rõ”: “nhiễm xạ”, nhiễm “siêu virut lạ” từ đâu, như thế nào, tại sao... thì rắc rối to.
Chỉ có bọn tư bản mới dở hơi, kể toẹt hết bệnh tật của lãnh đạo; có khi lại còn yêu cầu kiểm tra và công khai sức khỏe của tổng thống, xem có bị tâm thần không?
Chắc còn nhiều lý do nữa, những với 3 lý do trên đủ cho QH lao tâm khổ tứ với “thân thế lãnh đạo cấp cao”, chứ đâu vô trách nhiệm như QH của xứ tư bản.
Chế độ ta quả là ưu việt... đối với quan chức, nhất là cấp cao!

28/10/2018
Mạc Văn Trang

Cáo phó đảng

“…Chẳng thế lực ngoại bang nào, kể cả Trung Quốc, có thể giúp Đảng cộng sản Việt Nam tránh được số phận diệt vong bằng một lịch sử lừa bịp dân tộc dai dẳng…”
tuongdai_lenin01
Không khí chính trị đen kịt và thảm não như một đám tang với trò diễn vụng của tay đại bịp đạo đức giả “nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn”, may thay, đã được “tiễn vong” bởi “hiệu ứng Chu Hảo”. Phản ứng quyết liệt cùng sự tuyên bố ra khỏi Đảng của các ông Nguyên Ngọc và Mạc Văn Trang chẳng khác gì cú tát vào mặt Đảng.
Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy” – ông Nguyên Ngọc viết. “Phản dân hại nước” – không có cáo trạng nào ngắn gọn nhưng đanh thép và chát chúa nảy lửa như vậy dành cho đảng cai trị.
Có bao nhiêu đảng viên đang nhận thức rằng Đảng không chỉ là một tổ chức thối nát tham nhũng mà còn “phản dân hại nước”? Có tội nào lớn hơn và đáng nguyền rủa đời đời bằng tội “bán dân hại nước”? Sẽ có bao nhiêu đảng viên nữa đủ dũng cảm tuyên bố “ly khai” với cái đảng u mê hủ lậu và hèn nhược với ngoại bang này?
Sẽ có bao nhiêu pho sách để viết lại cái thời đen tối mà bọn hề chèo bán nam bán nữ lên giọng ỉ ôi “khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay” lại có thể trâng tráo tự đặt để chỗ ngồi cho mình và đặt để chỗ đứng cho người dân với sự cho phép nói hoặc không, hay quyền tự tuyên tội nhằm vào trí thức?
Ôi mạt. Thời mạt. Sự mạt vận không chỉ cho dân tộc. Nó đang hướng vào Đảng! Chưa bao giờ Đảng đối diện với “mạt lộ” bằng lúc này. Chẳng có con đường nào và chẳng “tiến sĩ xây dựng Đảng” nào có thể chấn chỉnh lại thảm kịch đi đến hố chôn tập thể của Đảng cả.
Chẳng thế lực ngoại bang nào, kể cả Trung Quốc, có thể giúp Đảng cộng sản Việt Nam tránh được số phận diệt vong bằng một lịch sử lừa bịp dân tộc dai dẳng (như một “con điếm” – từ của ông Lê Phú Khải). “Con điếm” ấy phải chết. Ngày ấy sẽ đến. Ngày mà người dân cùng chung tay viết lên bản “cáo phó” cho cái đám tang “vĩ đại” nhất lịch sử dân tộc sẽ đến. Ngày mà cả nước “vô cùng vui mừng báo tin” về cái chết của Đảng sẽ đến.
Tôi luôn có một niềm tin mãnh liệt vào hào khí dân tộc, vào hai chữ Việt Nam, được cha ông chúng ta tạc khắc bằng vàng nhưng bị cộng sản vấy lên bằng máu.
Tôi tin quỷ dữ sẽ phải trả giá. Chẳng có thiên đường nào cho dân tộc này tồn tại cùng với quỷ dữ.
Mạnh Kim

Hãy bỏ đảng

“…Những làn sóng bỏ đảng như hiện nay đang làm cho những kẻ gây tội ác run sợ, đồng thời nó cũng làm vững tin cho những đảng viên chân chính đang ấp ủ một hướng đi chính nghĩa, đó là quay về với nhân dân. Hãy bỏ đảng. Hãy bỏ thật nhanh, thật nhiều, thật dứt khoát…”
thoat_khoi_bongtoi
Vào thời gian này, cách đây đúng 5 năm, tôi đã bỏ đảng. Mấy ngày hôm nay, lại có một trào lưu bỏ đảng mới rầm rộ hơn, dẫn đầu bởi nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Mạc Văn Trang. Trong tôi dậy lên một niềm vui nhè nhẹ: cảm giác tái khẳng định cái quyết định của mình cách đây 5 năm là chính xác, sống lại cái cảm xúc của con người đã được tự do, tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc phi lý.

Tôi đã từng nhận xét, đảng đã chết từ lâu trong rất nhiều đảng viên. Đúng như cách mà nhà văn Nguyên Ngọc thông báo: tuyên bố chính thức điều mà mình đã quyết định từ lâu.

Đảng ngày càng bộ lộ là đảng phi nhân nghĩa, phản nước, hại dân.

Trong tuyên bố từ bỏ đảng của tôi, tôi mới chỉ nhận ra ba tội của đảng đó là:

- Mù quáng với chủ nghĩa Mác-Lê nin, dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đi xuống hố « chủ nghĩa xã hội ».

- Làm tay sai cho Trung cộng, đưa Việt Nam thành khu tự trị của Trung Quốc.

- Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, đột lốt Nguyễn Ái Quốc.

Nếu như bây giờ, danh sách trên của tôi sẽ dài ra rất nhiều:

- Cướp đất của dân oan, cướp vàng của doanh nghiệp.

- Gạt bỏ trí thức có tâm với dân với nước, đặt vận mệnh dân tộc trong tay những nhân vật hèn kém.

- Bỏ tù vô tội vạ những người dám đứng lên chống lại cường quyền, thực thi tự do ngôn luận.

- Tham quyền, cố vị, tham nhũng tràn lan.

- Coi nhân dân như kẻ thù, xây dựng chế độ công an toàn trị.

- Coi thường luật pháp quốc tế, hành động không khác một quốc gia khủng bố quốc tế.

« Hèn với giặc, ác với dân » đó là câu tổng kết xúc tích, ngắn gọn và chính xác, áp cho đảng cộng sản Việt Nam và chế độ hiện nay.

Đúng như một chính khách quốc tế đã nói: đảng cộng sản kêu gọi người dân đứng lên giành chính quyền để mang lại hạnh phúc cho chính họ. Đảng cộng sản Việt Nam đã phản bội lại người dân Việt Nam, khi họ nắm chắc được quyền lực, họ đã coi thường người dân, thậm chí họ còn coi người dân như kẻ thù.

Những làn sóng bỏ đảng như hiện nay đang làm cho những kẻ gây tội ác run sợ, đồng thời nó cũng làm vững tin cho những đảng viên chân chính đang ấp ủ một hướng đi chính nghĩa, đó là quay về với nhân dân.

Hãy bỏ đảng. Hãy bỏ thật nhanh, thật nhiều, thật dứt khoát.

Đặng Xương Hùng
Genève, 26/10/2018

Thương mại Việt Nam-EU & mưu toan, góc khuất

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Hiệp Định thương mại giữa Việt Nam và EU (EVFTA) khởi đầu thương thảo từ 5 năm trước, được tách ra làm hai từ tháng 6-2018: Hiệp định thương mại FTA, và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA. Cả hai vừa được Ủy Ban Âu Châu thông qua hôm 17-10, mở đường cho tiến trình phê chuẩn nhiều cam go vào năm sau. Hiệp định thương mại tự do FTA thuộc thầm quyền ký kết của Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA cần sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và Nghị viện các nước thành viên.

Lập trường của Quốc Hội Liên Minh Châu Âu có thể được mô tả gọn qua lời phát biểu của Dân Biểu Werner Langen (Đức): “Quốc hội EU chúng tôi muốn ủng hộ để Hiệp Ước Thương Mại và Đầu Tư giữa Âu Châu với Việt Nam thành công, chính vì vậy chúng tôi muốn đưa ra những điều kiện tiên quyết để có sự bảo đảm về Nhân quyền, về quyền của người lao động và an sinh xã hội..."

Hiệp Định Thương mại FTA, và đầu tư IPA được kỳ vọng sẽ giúp công nhân có đời sống khá hơn cả về lương bổng và quyền lao động. Đồng thời, trong lâu dài sẽ giúp Hà Nội bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh về kinh tế. Tất nhiên, ngoại giao sẽ đỡ phải “nhìn sắc mặt” người ngoài lấm la lấm lét, hoặc phải “đi đêm” trong thua thiệt như bây giờ.

Khi có hiệu lực hàng hóa EU không thuế và công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ vào Việt Nam, vì thế sẽ tăng trưởng đột phá. Theo các nghiên cứu thì, do tác động của FTA Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động. [1]

Khi hàng hóa Âu châu tràn vào Việt Nam thì cũng đồng thời tạo ra một làn sóng của những mệnh phụ phu nhân cán bộ và băng đảng sân sau mua sắm mỹ phẩm, túi xách, quần là, áo lượt, cùng những đồ nội thất sang trọng trang trí cho tư gia đám tư bản đỏ lắm bạc, nhiều tiền... Đồng thời hình thành một hố sâu ngăn cách giầu nghèo rõ rệt hơn, đưa tới nhiễu loạn xã hội dễ hơn.

Tuy nhiên, để có các mối lợi, Việt Nam phải mua vật liệu của các nước trong khối EU hay những nước có hiệp ước thương mại với EU. Chủ đích điều này để ngăn cấm sản phẩm các nước không có giao dịch đưa hàng vào EU qua ngả Việt Nam.

Trong quá trinh thương thảo, phía Vc nghĩ là Liên Hiệp Âu Châu (EU) sẽ từ hiệp định thương mại ký với Việt Nam, mở đường cho một loạt thương thảo, ký kết tương tự khác với các nước khối ASEAN, nên Vc dùng “lá bài” bắt bí EU bằng cách cho nhóm cấp cao trong Cộng đảng nói năng thiếu nhất quán [2], nhì nhằng “cù cưa”, mong câu giờ nhằm thoát được các đòi hỏi của EU về bảo vệ môi trường; kiểm soát tiến trình thực thi hiệp định; và quan trọng nhất là nhân quyền, trong đó quyền lợi lao động của công nhân Việt Nam phải được tôn trọng.

FTA từng gặp rắc rối lớn do Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Bá Linh tháng 07-2017, đưa đến khủng hoảng ngoại giao trầm trọng. Dù cho có nguồn tin nói là Hà Nội đã “đi đêm” với Bá Linh để thu xếp ổn thỏa vụ này.

Gần đây, một nước Âu Châu khác, Cộng Hòa Slovakia, có tiếng nói về Hiệp Ước thương mại FTA và hiệp ước đâu tư IPA, lại bị truyền thông “khui” ra, Hà Nội đã lợi dụng lòng hiếu khách của nước này, mượn chuyên cơ riêng của Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khối Schengen. Việc này đã buộc Nội Các đương nhiệm của Slovakia truy tố nội vụ, tạm thời đóng băng ngoại giao với Hà Nội.

Do kim ngạch thương mại hai chiều với EU tăng hơn 12 lần, từ 4 tỷ Mỹ Kim vào năm 2000 lên trên 50 tỷ USD vào năm 2017, Hà Nội rất mong sớm có FTA để bán hàng qua 28 nước thành viên Âu Châu nhằm gom ngoại tệ, nhưng lại rất e ngại một số điểm sau đây [3]:

* Điều trớ trêu là chính ông Bernd Lange, Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Quốc tế thuộc Quốc Hội châu Âu (INTA) - cơ quan đang nắm chìa khoá phê chuẩn FTA, lại không ngừng tranh đấu cho công nhân Việt Nam được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng như quốc tế nhìn nhận trong Công ước ILO và các văn kiện khác về quyền lao động; thì Ba Đình lại tìm cách chần chừ, kéo dài thời gian để hy vọng “lách” qua các đòi hỏi này [*].

* EU đòi Việt Nam phải chứng minh quyết tâm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. 

* EU đòi Việt Nam để các tổ chức Xã Hội Dân Sự (NGO) giám sát tiến trình thực thi các cam kết của EVFTA.

Khoảng 32 năm, từ 1986, có 116 quốc gia và vùng, miền của thế giới đã đầu tư vốn FDI vào Việt Nam: lối 22.500 dự án, mang tổng vốn điều lệ hơn 293 tỷ Mỹ Kim và sử dụng khoảng hơn 2,2 triệu công nhân lao động. Nam Hàn là nhà đầu tư lớn nhất với 5.747 dự án hiệu lực, vốn điều lệ hơn 50,7 tỷ Mỹ Kim, Nhật Bản hạng nhì có 3.280 dự án, vốn điều lệ hơn 42 tỷ USD. 

EU đưa ra các đòi hỏi nhằm thăng tiến dời sống người dân, nhưng Ba Đình lại tìm kế thoái thác, vì các đề xướng đó làm tổn hại đến quyền và tiền của phe nhóm họ. Vì vậy, trong quá trình thương thảo bất cứ Hiệp Định thương mại nào, Hà Nội cũng đặt mục đích trên hết là bảo vệ thể chế độc tôn, quyền lợi của đám lương dân là thứ yếu.

Việt Nam đã ký kết, thực thi, và đang đàm phán tổng cộng tới 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng dân chúng đa phần rất nghèo. Tài sản quốc gia tập trung trong tay hàng ngũ theo thứ hạng đảng viên tùy cấp độ quyền lực. Ba Đình luôn coi Dân Tộc Việt Nam như bầy nô lệ.

Oct 28


__________________________________

Chú thích:

[*] EU yêu cầu Việt Nam thông qua 3 Công ước cốt lõi còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO trước khi FTA thành hiệu lực: Công ước số 87 về quyền tự do nghiệp đoàn, Công ước 98 về quyền thương lượng tập thể, và Công ước 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức. Bộ trưởng Lao động-Thương binh-Xã hội Đào Ngọc Dung trong buổi gặp ông Bernd Lange cuối tháng 07 cho biết, Việt Nam có lộ trình phê chuẩn công ước này vào năm 2023; còn Đại sứ Việt Nam Vương Thừa Phong trước các Nghị sĩ EU lại nói sẽ hoàn tất Công ước 87 vào tháng 10/2020,



Có thể diệt Chu Hảo, nhưng đối thoại thì không

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Ngày 25/10/2018, chỉ hai ngày sau khi tuyên thệ kiêm luôn chức Chủ tịch nước và chỉ 10 ngày trước chuyến thăm chính thức của Édouard Philippe, Thủ tướng Pháp, ngày từ 02- 04/11, Ban kiểm tra Trung ương ra thông báo kỷ luật Giáo sư Chu Hảo.

Nếu để ý rằng, giáo sư Chu Hảo, tác giả của sáng kiến “Đã đến lúc cần phải đối thoại” từ giữa năm 2016, và ông đương là chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp, thì thấy cú đánh này là “một đòn chết hai”.

Tháng 8 năm 2016, Ông Chu Hảo viết: “Đã đến lúc cần phải đối thoại” sau cái vụ bí thư tỉnh uỷ Yên Bái và trưởng ban tổ chức cán bộ tỉnh Yên Bái cùng bị bắn chết một ngày, bởi ông Đỗ Minh Cường, chi cục trưởng cục kiểm lâm tỉnh.

Ông Chu Hảo viết: “Tiếng súng ở Yên Bái không phải chỉ phơi bày tình trạng tha hóa tột độ trong nội bộ đảng cầm quyền, mà còn chứng tỏ mức độ bất ổn chính trị-xã hội ở nước ta đã đến hồi nguy hiểm”... "Nguyên nhân gốc rễ của mọi ý kiến bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những điều bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh đảng CSVN và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam".

Giáo sư Chu Hảo cùng Tiến sĩ Nguyễn Quang A là hai trong những sáng lập viên của Viện IDS (viện nghiên cứu phát triển), thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp, tác giả của sáng kiến “đối thoại ôn hoà”.

Chỉ sau hai ngày nắm toàn quyền sinh sát, ông Trọng chỉ thị Ban Kiểm tra TW kỷ luật ông Hảo. Việc làm vội vã này cho thấy ông Trọng có ý định từ lâu. Nỗi hận trí tuệ bị giới trí thức Hà Nội đặt tên Trọng Lú, vốn hành hạ ông Trọng từ hàng chục năm, bây giờ, không còn ai cản đường.

Khi đã nắm toàn bộ quyền trong tay, “Một tay Đảng cương, một tay Pháp quốc”, như lời “nịnh thối” của ông Nhị Lê, phó tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Trọng có lẽ bắt đầu chiến dịch trả hận?

Người ta nói ông Nhị Lê vô duyên “nịnh thối” vì ông này làm người ta hình dung ông Trọng “tay dao tay thớt” tiêu diệt dân chủ, chém giết tự do như một tên đao phủ.

Đây là sự trả thù thường thấy của kẻ vừa leo lên tột đỉnh quyền lực.

Tần Thuỷ Hoàng ngày trước đốt sách, giết nhà nho chỉ vì “bọn hủ nho mượn những điều trong sách để bàn luận việc vua. Luật Vua ban xuống thì lấy cái học riêng của mình để bàn tán, dè bỉu, phỉ báng, làm khác người để tỏ cái trí của mình hơn vua”.

Trước ngày tuyên thệ, luật nằm trong tay nhà nước. Đảng lãnh đạo, nhưng Nhà nước quản lý. Đảng không nhúng trực tiếp được, bây giờ ông Trọng làm cả hai, vừa lãnh đạo vừa quản lý, muốn làm gì thì làm liền cái ấy, nghĩ ra cái gì ở trong đầu là làm, chẳng ai làm gì được, mà lại không trái luật.

Cho nên, dù chính ông Trọng nói với cử tri Hà Nội: “không phải Nhất thể mà cũng không phải kiêm nhiệm”, chỉ là việc tình huống, nhưng từ nay, khi trong nội bộ đảng không còn đối thủ, thì ngoài xã hội làm sao có thể để hình thành “đối trọng đủ mạnh” để đối thoại ôn hoà như sáng kiến của ông Chu Hảo. Ông Chu Hảo phải bị loại, bị diệt như một kẻ đầu têu trong những kẻ “diễn biến, suy thoái”.

Cùng với ông Chu Hảo, đối thoại với đảng cộng sản phải chết. Đó là một cú đánh.

Có thể thấy rằng ông Trọng lú lẫn rất trầm trọng về lý thuyết tiến hoá, về biện chứng các hình thái thể chế, lú lẫn về thị trường định hướng, nhưng lại có một trí nhớ tuyệt vời các mối hận thù. Nhiều người đã bị lừa bởi cái bề ngoài có phần nhà quê, rất “giáo làng” của ông Trọng, mà không biết rằng ông Trọng là người nhớ dai và thù lâu.

Không còn ai nghi ngờ gì về chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải trả giá như thế nào khi “chơi” ông tới mức phải bật khóc trong hội nghị trung ương 6 khoá XI, năm 2012. Đó là mối hận phải trả. Ông Dũng bật khỏi bộ chính trị, mất chức Thủ tướng.

Cuối tháng 3 vừa rồi, nước Pháp đã làm nhục ông khi làm thủ tục đón ông tại Trung tâm chữa trị và phục hồi chức năng cho binh lính chiến tranh từ thời Naponéon. Chính phủ không một người đón, báo chí lớn không lời bình luận, khiến ông phải bỏ tiền ca ngợi “tình hữu nghị Pháp Việt” trên một trang quảng cáo.

Hãy chờ xem ông Trọng trả món nợ này như thế nào với Thủ tướng Pháp. Hãy cứ tin rằng, với bản tính tiểu nông, với ông Trọng, sẽ không có gì lớn hơn mối hận và tự ái cá nhân.

Bây giờ, ông không chỉ đơn thuần là đảng trưởng đảng cộng sản, ông đã là nguyên thủ quốc gia.

Trước hết, ông chủ tịch hội hữu nghị Pháp Việt Chu Hảo phải bị bãi miễn, vì rất có thể ông chủ tịch này được gặp và hội kiến trực tiếp Thủ tướng Pháp, hình ảnh độc đảng chuyên chế của ông sẽ được ông chủ tịch Chu Hảo vẽ ra như thế nào trước mắt một quốc gia thuộc nền dân chủ đa đảng đặc trưng nhất thế giới hiện nay.

Đó là một lý do, nhưng còn một lý do khác, là một kẻ thù của ông Trọng thì không thể được phép hưởng vinh hạnh đó.

Ông Trọng đã từng lập ra một chính phủ tại phiên họp cuối cùng của Quốc Hội XIII chỉ để tước quyền tiếp Tổng thống Mỹ Obama trong tư cách nguyên thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2/2016. Quốc hội khi đó chỉ còn hai tháng để kết thúc nhiệm kỳ. Cái Nhà nước ấy, gồm từ Chủ tịch Quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ chỉ tồn tại ba tháng. Tiền của dân là rác. Hiến pháp là giấy.

Còn gì nữa, ông thủ tướng Pháp sẽ được đón như thế nào? Liệu có thể có một sự cố đáng tiếc nào xảy ra không?

Người ta không quên chuyện Tàu cộng không đưa cầu thang xuống máy bay cho tổng thống Obama, quên rải thảm lối đi, bà cố vấn Suzan Rice can thiệp thì bị nhân viên bảo vệ gạt cho suýt ngã.

Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo vừa đến Bắc Kinh, chủ tịch Tập không tiếp, quốc vụ khanh Dương Khiết Trì tránh mặt, Vương Nghị làm việc xuyên trưa nhưng không mời ăn trưa.

Đó là những tiểu xảo thấp hèn của thứ văn hoá ngoại giao trung cổ.

Nhưng nếu báo tử đối thoại, thì đích đến của kỷ luật không chỉ dừng lại ở ông Chu Hảo. Ông Chu Hảo viết bài “đã đến lúc cần đối thoại” vào tháng 8/2016, thì tháng 10/2016, thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh có một chuyến đi Mỹ suốt 8 ngày, từ 22 tới 30/10/2016, một chuyến đi Mỹ dài ngày chưa từng có trước đó, trong tư cách nhân vật số hai có triển vọng thay chân ông Trọng vào giữa nhiệm kỳ. Ông Huynh không gặp tổng thống, vì Obama mới có chuyến thăm Việt Nam vài tháng trước đó, nhưng ông làm việc với Jhon Kerry, bộ trưởng ngoại giao, ông làm việc với cả Quốc hội lẫn Thượng viện, gặp lãnh đạo cả hai đảng Dân chủ và Cộng Hoà, gặp riêng bộ trưởng Quốc phòng, gặp riêng cố vấn an ninh, nhưng không một nội dung nào được báo chí chính thống cả của Việt Nam và Mỹ tiết lộ. Không rõ để làm gì.

Sau đó, vào 18/05/2017, ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tuyên bố: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận”, “ngành tuyên giáo đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc trao đổi và đối thoại với những người có quan điểm khác với Đảng Cộng sản”.

Nhưng sau đó vài tuần, Ông Đinh Thế Huynh biến mất. Hội nghị trung ương 5 khoá XII được đánh dấu là trung ương cuối cùng có mặt của ông Đinh Thế Huynh. Ông không dự hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 và biệt tăm từ đấy, cho đến tận tháng 8 năm sau, thì Bộ chính trị mới chính thức thông báo ông nghỉ chữa bệnh dài hạn và vị trí Thường trực Ban bí thư của ông được giao lại cho ông Trần Quốc Vượng.

Cho đến bây giờ, khi cả chức chủ tịch nước cũng đã lọt vào tay ông Trọng, ông Đinh Thế Huynh vẫn chưa được công bố bệnh gì, tình trạng ra sao, có triển vọng khoẻ lên không, trong khi đó, dù đã hai năm không làm nhiệm vụ gì, hai năm không dự họp Quốc hội, vẫn không một ai nói tới chuyện ông có còn là uỷ viên bộ chính trị không, còn là đại biểu quốc hội không. Báo chí chính thống vẫn chỉ nói bộ chính trị khuyết hai chỗ, một của ông Đinh La Thăng, một của ông Trần Đại Quang. Các kỳ họp Quốc hội suốt hai năm không hề có nội dung miễn nhiệm chức vụ đại biểu của ông Huynh.

Người ta bàn tán rằng, ông Đinh Thế Huynh là phương án thứ hai, phương án đối thoại, và ông Huynh cùng phe với ông Trần đại Quang, người được cho là đã có những thoả thuận tối mật với tổng thống Mỹ vào tháng 5 năm 2015. Phương án ông Huynh sẽ biến kiến nghị của ông Chu hảo thành thực tiễn. Đảng cộng sản kêu gọi đối thoại với các ý kiến đối lập, mở đường cho việc thay đổi hiến pháp thừa nhận đa đảng chính trị. Bởi vì, như lời ông Thưởng thì chính ông Huynh là tác giả của bản “hướng dẫn đối thoại giữa đảng và các ý kiến khác đảng”, cũng chính là lý do ông khiến ông “bị” vắng mặt từ trung ương 6, rồi đi chữa bệnh đến bây giờ chưa về.

Việc ông chưa “đi”, nhưng chưa khỏi bệnh cho thấy thế giằng co giữa Trọng và Huynh, giữa độc đảng và đa nguyên, giữa Tàu và Mỹ. Vì vậy, suốt trong gian dài, người ta vẫn chờ đợi tín hiệu “đối thoại”, và sự khoẻ lại của ông Huynh.

Từ việc kỷ luật ông Chu Hảo, có thể thấy rằng ông Trọng đã chính thức ra tay với phái “ủng hộ cải tổ triệt để”. Trong tình huống căng thẳng Trung-Mỹ đe doạ sự sụp đổ khó tránh của Trung Cộng sắp tới, nếu không đề phòng tới mức cần phải có, tình hình sức khoẻ của ông Huynh sẽ có đột biến xấu đi rất nhanh.

Cả hai nhân vật ký tên trong bản Hiệp định hữu nghị Trung Việt năm 1991, cái Hiệp định sinh ra 16 chữ vàng, một thứ Hiệp ước Liên minh chính trị, vòng kim cô trói đảng cộng sản Việt Nam vào với đảng cộng sản Trung Quốc là ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt thì cả hai ông cùng đã chết.

Ông Kiệt chết đột ngột sau lá thư gửi bộ chính trị năm 1995, nói rõ “bản chất thế giới đã thay đổi, đảng cần thay đổi lý thuyết về mâu thuẫn giai cấp, nhận diện lại bạn và thù”.

Ông Đỗ Mười đáng lẽ không được chết, nhưng vì ông cũng đã già, hơn trăm tuổi rồi, thuốc tiên cũng không cải lão hoàn đồng được.

Hai cái tên ký trong bản Hiệp định đã chết, lẽ đương nhiên, nhiều người mừng thầm sẽ có cớ để bãi bỏ Hiệp định, hoặc ít nhất thì khi những gì đảm bảo cho Hiệp định đã không còn, cái “thần” của Hiệp định cũng sẽ mờ nhạt đi, không còn là vàng nữa.

Thế mà không phải vậy. Vẫn còn một người không được phép chết nữa là ông Lê Đức Anh. Chính ông này mới là tác giả đích thực của bản Hiệp Định 1991. Bệnh đầy người, mắt trái hỏng hẳn, hai lần tai biến máu não, nhưng cũng gần trăm tuổi mà vẫn “thọ” như thường!.

Có lẽ thiên triều đúng là con giời, bắt ai chết lập tức chết, nhưng cần ai sống thì cũng không được chết. Ông Mười và ông Anh “thọ” khác thường, trong khi ông Nguyễn Bá Thanh, ông Trần Đại Quang chỉ trên dưới một năm. Ông Kiệt chỉ một tuần. Ông Lê Đức Anh có “đi” thì vận nước mới đổi?!

Cùng với quyết định kỷ luật chắc chắn khai trừ đảng và cách mọi chức vụ từng có và đang có của ông Chu Hảo, ông Trọng tuyên chiến với toàn bộ giới trí thức tinh hoa của người Việt hiện nay cả trong và ngoài nước. Ông ta đang một lần nữa lặp lại triết lý của Mao Trạch Đông: “trí thức là cục phân”. Có thể không sai, những trí thức “bút nô” như kiểu Nhị Lê, Vũ Mão chẳng hạn, có khác gì phân?

Nhưng không còn đối thoại ôn hoà, không có nghĩa là chuyên chế độc tài sẽ thắng.

Trung Quốc cùng với chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Hoa đã trở thành kẻ thù số một của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tổng lực và toàn diện đang được tổng thống Trump tiến hành, Trung Quốc nói riêng và chế độ XHCN nói chung, thứ chế độ mà trong bài diễn văn tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25/9/2018, ông Trump đã dõng dạc tuyên bố: “nơi nào nó được thực nghiệm, nơi đó chỉ có chuyên chế và tham nhũng, chỉ có đói khổ và khốn nạn”, nó phải bị loại bỏ và sự sụp đổ của nó là không thể tránh khỏi. Chế độ chuyên chế của cộng sản Việt Nam nếu không tìm đường thoát, sẽ cùng chết với Bắc Kinh.

Tiêu diệt đối thoại, ông Trọng tự bộc lộ khát vọng độc tài, trung thành mù quáng với Bắc Kinh, chống lại dòng chảy ngầm trong nội bộ đảng cộng sản, sớm hay muộn tất yếu bị đào thải bởi chính những đồng chí của ông ta.

29/10/2018





Đêm qua em lại mớ gặp bác Hồ

Cu Tèo (Danlambao) - Bấy lâu nay em không còn mớ ngủ gặp bác Hồ nữa. Cứ tưởng được như rứa là mình sẽ yên thân, nhưng dè đâu, cái họa “đa” chí (họa vô đơn chí) này cứ dí mãi đời em: đêm qua em lại bị bác “bóng đè” (1).


Số là, như đã thưa trước đây, em có thói quen ““định hướng xã hội chủ nghĩa, trước sau như một, không gì lay chuyển nổi”, là, sau mỗi lần chơi đồ hàng (2) với Cái Hĩm chán chê mệt nghỉ, em về nhà “không có gì quý hơn” lăn đùng ra ngủ; chẳng còn biết trời trăng chi cho đến khi tiếng loa phường dậy lên inh ỏi, chọc ngoáy nhức tai nhức óc. Nhưng đêm qua đang ngon giấc, em bỗng dưng tự nhiên như người hà nội nghe thấy “mùi lạ”- nói trắng ra là mùi chồn hôi (phân biệt với chồn hương)- xông đầy nhà đến ngộp thở, buộc em phải bừng con mắt dậy, thấy bác Hồ đang lù lù một đống đứng cuối chân giường.

Em chưa kịp “vén môi” chào thì bác đã mếu máo chực sẵn, lên tiếng:

- Hỏng hết, hỏng hết, đại hỏng hết rồi! Tèo ơi!

Nghe bác “hỏng hết, hỏng hết, đại hỏng hết rồi”, em cực kỳ ngạc nhiên. Lịch sử đảng bác viết và nói rành rành, rằng thì là, suốt mấy chục năm qua Việt Nam ta chỉ có toàn “thành công, thành công, đại thành công”; “thành công sau to hơn thành công trước” kia mà. Thế mà nay bác Hồ lại “cớ sao buồn này Kim” đi tìm Tèo mà than hỏng hết, hỏng hết, đại hỏng hết rồi như ri là mần răng/ thế nào?

Hồ, tiếng nước Tàu; tiếng nước Ta có nghĩa là Cáo; bác nhà ta thật xứng “danh bất hư truyền”. Bác đánh hơi cực kỳ giỏi mới thấu rõ được nỗi lòng “bức xúc” của Cu Tèo trước “sự cố” cha già DT than “hỏng hết, hỏng hết, đại hỏng hết”.

Không cần đợi Cu Tèo hỏi “hỏng” là hỏng cái gì, bác Hồ vừa cầm khăn chấm chấm nước mắt- y hệt hồi bác “đấu tố ăn năn ” sau khi giết hại “thành công” hàng trăm ngàn người dân Miền Bắc không những vô tội mà còn “có công với cách mạng” như bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm là đại ân nhân của bác và băng- vừa nói:

- Hỏng hết, hỏng hết, đại hỏng hết rồi Đạo đức Hồ Chí Minh chứ còn gì nữa! Đạo bác có ra sao, các cháu mới hư hỏng hết cả đám từ trên xuống dưới như hôm nay!

Nghe bác nói với luận điệu “tự diễn biến, tự chuyển hóa” như Giáo sư Chu Hảo mới đây, Cu Tèo ngơ ngác, tự hỏi chẳng lẽ bác Hồ mà cũng bị “suy thoái đạo đức cách mạng”, “phát biểu linh tinh” vậy sao. Chưa kịp “đặt vấn đề” với bác Hồ thì cha già DT đã tiếp ngay:

- Cu mày có thấy vừa rồi các chú ấy đưa ra đề xuất thành lập Viện Đạo đức để huấn luyện cán bộ. Điều này chứng tỏ lâu nay vì học tập, sống và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ từ trên xuống dưới bây giờ chẳng ra cái đách gì cả, nên nay phải làm lại từ đầu…

Nói đến đó, bỗng dưng bác Hồ biến mất. 

Em liền nghĩ đến bác Cả Lú: hèn chi bác đảng trưởng nhà ta đã có lần mếu máo tiết lộ bí mật đảng rằng, đến cuối thế kỷ này không biết đã xoay dựng xong chưa cái Xạo Hết Chỗ Nói..



___________________________________

Ghi chú: