Tuesday, July 26, 2016

Thanh tra toàn diện Núi Pháo: Trần Đại Quang muốn cưỡng chiếm “sân sau” tỷ đô của Nguyễn Tấn Dũng

Hoàng Trần (Danlambao) - Đúng một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức lần 2, tân chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mở chiến dịch thâu tóm nhắm vào các “sân sau” của gia tộc cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 26/7/2016, bộ tài nguyên môi trường loan báo quyết định “thanh tra toàn diện” đối với công ty Núi Pháo. Đây được coi là một siêu dự án trị giá lên đến hàng tỷ đô-la liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái ông Dũng.

Việc thanh tra được nói dựa theo đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên – nơi thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ, em trai ông Trần Đại Quang đang giữ chức bí thư tỉnh uỷ.

Siêu dự án tỷ đô

Nguyễn Tấn Dũng đến Núi Pháo năm 2009
Theo thông báo, bộ tài nguyên môi trường sẽ tiến hành tranh tra toàn diện ngay trong đầu tháng 8 tới đối với một số lĩnh vực như: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước và đất đai.

Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9km vuông, nằm trên địa bàn huyện Đại Từ, Thái Nguyên, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới.

Dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, siêu dự án này đã bị thâu tóm bởi tập đoàn Masan.

Công ty Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đã đứng ra tư vấn và môi giới cho thương vụ sát nhập phức tạp nhất từ trước đến nay này.

Riêng trong năm 2015, dự án Núi Pháo đã mang lại cho Masan doanh thu lên đến 2.665 tỷ đồng. 

Do là một mỏ khai thác lộ thiên và tỷ lệ bóc đất đá thấp, Núi Pháo cũng được coi là một trong những nhà sản xuất vonfram có chi phí thấp nhất thế giới.

Trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế. Riêng tại Núi Pháo, trữ lượng vonfram đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Do đó, việc sở hữu Núi Pháo không chỉ mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ, mà còn có ý nghĩa chiến lược đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới hiện nay.

Anh em Quang - Tỏ đối đầu gia tộc Nguyễn Tấn Dũng 

Chính vì những nguyên nhân trên, Núi Pháo đã trở thành tâm điểm gây nên nhiều cuộc chiến tranh giành quyền sở hữu trong giới chóp bu Ba Đình.

Từ khi đi vào hoạt động từ năm 2012, việc khai thác mỏ đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, đời sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Suốt nhiều năm, người dân đã liên tục gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng không hề được giải quyết.

Lợi dụng điều này, các đối thủ của ông Dũng đã “đặt vấn đề” để đòi chia chác. Tuy nhiên, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ấy còn rất mạnh, ông ta dùng quyền lực để bịt miệng báo chí, làm giả kết luận kiểm tra, dễ dàng đập tan những kẻ dám “nhòm ngó” sân sau của mình.

Anh em Trần Đại Quang - Trần Quốc Tỏ

Cục diện bắt đầu thay đổi vào đầu năm 2014, khi thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ (em trai Trần Đại Quang) được TBT Nguyễn Phú Trọng “luân chuyển” về Thái Nguyên giữ chức phó bí thư tỉnh uỷ.

Đáp lại, vào tháng 10/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thay đổi hàng loạt quan chức Thái Nguyên. Anh em Quang – Tỏ cũng không vừa khi buộc được chủ tịch tỉnh này tự ý ra văn bản bổ nhiệm nhân sự chống lại cả quyết định của thủ tướng. 

Đã có lúc, cuộc chiến nhân sự tại Thái Nguyên trở thành trò cười cho dư luận khi cùng một lúc, có đến 2 ông quan chức cùng ngồi ghế giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư.

Sau cùng, số phận của Nguyễn Tấn Dũng cũng đã được định đoạt tại đại hội 12, Núi Pháo tạm yên trong vài tháng để liên minh Trần Đại Quang – Nguyễn Phú Trọng củng cố quyền lực qua chiêu bài “doạ hổ đập ruồi”.

Vài ba con “ruồi” đầu tiên đã bị đập, nhưng còn con “hổ” vẫn chẳng hề hấn gì đã khiến ông đại tướng công an – vốn chỉ quen đàn áp, bắt bớ - mất kiên nhẫn.

Đúng một ngày sau khi được quốc hội khoá mới “bầu chọn”, việc làm đầu tiên của tân chủ tịch nước Trần Đại Quang là tấn công vào “sân sau” tỷ đô của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng.

Thanh tra Núi Pháo chỉ là cú đòn đầu tiên để “thử lửa” và chưa phải là trận đánh cuối cùng. Rõ ràng, các đối thủ của Nguyễn Tấn Dũng đã không chấp nhận để ông thành “người tử tế” như lời hứa trước khi về hưu. 

26/7/2016

Trung Quốc gian trá, lãnh đạo CSVN thì ngu ngơ

Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - ...Thực hiện chủ trương mở toang cửa cho bạn “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng” của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc được mặc nhiên đón rước vào lập các căn cứ địa ở Tây Nguyên, Vũng Áng, Đình Vũ... Chủ trương mở toang cửa đối với Trung Quốc tạo điều kiện cho họ thắng thầu đa số các dự án lớn để không chỉ trục lợi về mặt kinh tế mà còn ém quân được ở khắp nơi trong lành thổ Việt Nam. Không có đèn xanh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự làm sao có thể ưu tiên ưu đãi cho Forrmosa đến thế. Những ngày gần đây cho thấy đèn lồng treo cao của Nguyễn Phú Trọng còn đang túi bụi đón “khách du lịch” Trung Quốc lũ lượt kéo vào mua/xây khách sạn, không chỉ chiếm thị phần kinh doanh du lịch của ta mà còn ngang nhiên rao giảng Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc ngay trong nước ta...

Cần nhanh chóng truất bỏ Nguyễn Phú Trọng để ngăn ngừa hiểm họa cho dân tộc ta, đất nước ta...



*

Ngày 18 tháng 7 năm 2016 nhà cầm quyền CSVN thông qua Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) mạnh mẽ tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14-7-2016 bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) tại thủ đô U-lan Ba-to của Mông Cổ.

Nguyên do là, sau cuộc gặp nêu trên, nhiều cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, trong đó có hãng thông tấn Tân Hoa xã, trang mạng chinadaily.com.cn (phiên bản đối ngoại tiếng Anh của tờ Trung Quốc Nhật báo) và tờ Nhân dân Nhật báo tiếng Trung Quốc, đã dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp nói rằng: “Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông”, đồng thời cho biết: “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực”.

Tinh thần kháng nghị chứng tỏ Việt Nam khẳng định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không hề nói “Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông”, mà cũng không nói “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc...”.

Theo TTXVN “Trên thực tế, trong cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc, khi đề cập vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10-2011...”

Không trực tiếp chấp nhận “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương…”, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “đã đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10-2011”.

Hẳn rằng bây giờ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng như bất kỳ ai, đã ngộ ra được rằng “Song phương hóa là dâng Biển Đông cho Trung Quốc” (Tên một bài viết của chúng tôi). Nhưng, ông có ngờ được rằng cách đây 5 năm, chính Nguyễn Phú Trọng đã quỳ mọp trước mặt Hồ Cảm Đào xin chấp nhận chủ trương song phương hóa những tranh chấp ở Biển Đông!

Về vấn đề Biển Đông, ông Trọng đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” với nội dung như sau: “...Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển;” cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này”.

Hai ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, nhà cầm quyền Bắc Kinh, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, sung sướng tung hô trước dư luận thế giới: “Tuyên bố chung Trung-Việt“ có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ ba.”

Hồi ấy, không cơ quan đảng, Chính phủ nào của Việt Nam phản ứng như kiểu phản ứng của TTXVN vừa rồi. Có nghĩa là Lưu Vi Dân nói đúng: Việt Nam chỉ chấp nhận đàm phán song phương vấn đề Biển Đông với Trung Quốc, không chấp nhận sự có mặt của bất kỳ nước thứ ba nào.

Trong “Đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung“ họp cuối tháng 8 năm đó Nguyễn Chí Vịnh cũng khăng khăng “Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau.” và thề bồi với Bắc Kinh: “Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”.

Nguyễn Phú Trọng không chỉ gạt bỏ tất cả các nước, kể cả bạn láng giềng Đông Nam Á cùng cảnh ngộ để dược đơn phương thì thầm với Trung Quốc mà tệ hại hơn, còn tự tước bỏ bảo bối Luật pháp Quốc tế. Bảo bối mà các nhà lãnh đạo Philippines đang vận dụng rất thành công như một dây xích giằng lên cổ Trung Quốc.

Đắn đo trong việc kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế PCA đã đành, khi ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Nguyễn Phú Trọng không những không đặt vấn đề thúc đẩy COC mà cũng không đả động đến DOC!.

Một mặt buông bỏ vũ khí Luật pháp Quốc tế, đồng thời tự cô lập hóa để trói tay dân tộc, mặt kia, Nguyễn Phú Trọng mở toang cửa đón quan thầy, để có thể ung dung nạp mạng đất nước này cho Đại Hán “một cách hòa bình”!.

Từ năm 2011 đến năm 2013 có hai bản Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc. Bản công bố ngày 15 tháng 10 năm 2011 do Nguyễn Phú Trọng ký. Bản công bố ngày 21 tháng 6 năm 2013 do Trương Tấn Sang ký.

Nội dung hai bản Tuyên bố này có nhiều điểm khác nhau rất quan trọng.

Về vấn đề giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước, bản do Nguyễn Phú Trọng ký viết: “Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”.

Trong khi đó bản do Trương Tấn Sang ký chỉ viết: “Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam...”.

Chỉ chủ trương “tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước”, hay chủ trương “Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa (toàn bộ) các địa phương hai nước”?

Đối với các vấn đề hệ trong như thế này, trước khi đặt bút ký, cả ông Trọng lẫn ông Sang đều phải nghiêm túc quán triệt ý kiến của Bộ Chính trị. Vậy thì ở đây ai đúng, ai sai?

Không cần biện giải phức tạp, có thể khẳng định ngay rằng không phải Trương Tấn Sang mà chính là Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện sai ý kiến của Bộ Chính trị ĐCSVN. Bởi vì, cả một tập thể Bộ Chính trị thì không thể nào ngu dại như Nguyễn Phú Trọng. (ngu dại hay Nguyễn Phú Trọng dám vượt qua mặt Bộ Chính trị, ngang nhiên làm nội ứng cho giặc?)

Trước biểu hiện xuyên tạc chủ trương của Bộ Chính trị rất hệ trọng này, lẽ ra Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN phải đặt vấn đề xem xét nghiêm cẩn để có kỷ luật đích đáng đối với Nguyễn Phú Trọng. Nếu không đuổi ra khỏi Đảng thì chí ít cũng phải phế truất cương vị Tổng Bí thư.

Thực hiện chủ trương mở toang cửa cho bạn “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng” của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc được mặc nhiên đón rước vào lập các căn cứ địa ở Tây Nguyên, Vũng Áng, Đình Vũ... Chủ trương mở toang cửa đối với Trung Quốc tạo điều kiện cho họ thắng thầu đa số các dự án lớn để không chỉ trục lợi về mặt kinh tế mà còn ém quân được ở khắp nơi trong lành thổ Việt Nam. Không có đèn xanh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự làm sao có thể ưu tiên ưu đãi cho Forrmosa đến thế. Những ngày gần đây cho thấy đèn lồng treo cao của Nguyễn Phú Trọng còn đang túi bụi đón “khách du lịch” Trung Quốc lũ lượt kéo vào mua/xây khách sạn, không chỉ chiếm thị phần kinh doanh du lịch của ta mà còn ngang nhiên rao giảng Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc ngay trong nước ta...

Trung Quốc ào ạt vào nước ta để vấy bẩn môi trường thiên nhiên, vấy bẩn môi trường kinh tế, vấy bẩn môi trường xã hội...

Vẫn chưa đủ, Nguyễn Phú Trọng còn rắp tâm mời gọi Công an Trung Quốc vào Việt Nam.

Điểm Năm trong khoản Bốn của Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc do NPT ký ghi rõ một điều cực kỳ nguy hiểm: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh... cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”.

Trọng ký kết cái điều khoản cực kỳ khốn nạn, cực kỳ tội lỗi ấy vào thời điểm mà cuộc chiến Trọng - Dũng đang hồi quyết liệt. Mời gọi Công an Trung Quốc vào Việt Nam được hiểu không chỉ để sẵn sàng đàn áp đẫm máu nhân dân Việt Nam mà còn để dằn mặt các thế lực “X” đang có nguy cơ uy hiếp dữ dội cái ghế Tổng Bí thư của Nguyễn Phú Trọng.

(Lưu ý rằng Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc do Trương Tấn Sang ký không có điều khoản mời gọi Công an Trung Quốc vào Việt Nam).

Sau hai nhiệm kỳ Tổng Bí thư của Nguyễn Phú Trọng tình hình đất nước ngày càng xấu đi về mọi mặt. Biển Đảo không những không được giữ gìn mà còn mất thêm nhanh chóng. Trong lãnh thổ thì giặc ngoại xâm đã phục binh khắp nơi, ở mọi lĩnh vực.

Nhiều người, trong đó có tôi, thất vọng, bi quan cho rằng còn Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đảng CSVN thì chúng ta không chỉ mất biển, mất đảo mà chắc chắn sẽ mất nước. Ách đô hộ của Trung Quốc đang bị bọn Lê Chiêu Thống hiện đại tròng vào cổ dân tộc ta ngày càng khít hơn, nặng hơn..

Đọc kỹ bản Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng ký, nghe Nguyễn Phú Trọng nói và chứng kiến việc làm của Nguyễn Phũ Trọng lòng người không thể không trào sôi căm giận.

Nếu có phiên tòa xét xử thật công minh thì chỉ riêng căn cứ vào Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng ký cũng có thể tuyên tội phản quốc đối với hắn. (Xin xem thêm bài “Mấy nghi vấn đối với Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết” trên Google)

Lê Chiêu Thống đã từng bị nguyền rủa trong lịch sử Việt Nam vì tội rước voi dày mả tổ, nhưng sau những năm tháng lưu lạc xứ người, khi chết, ông vua này vẫn có nguyện vọng thi thể mình được trở về cố quốc, bọn Lê Chiêu Thống hiện đại hình như đang khẩn trương đưa Việt Nam vào lãnh địa Trung Quốc để dẫu chết vẫn được cùng mẫu quốc tôn thờ “đại cục” vẫn được “Định hướng Xã hội chủ nghĩa”!.

Cần nhanh chóng truất bỏ Nguyễn Phú Trọng để ngăn ngừa hiểm họa cho dân tộc ta, đất nước ta.

27.07.2106

Cuộc xâm lược và tàn phá Việt Nam không cần vượt biên giới của Trung cộng

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Cuộc xâm lược khởi đi vào năm 1990 và âm thầm tiến hành kể từ sau Mật nghị Thành Đô. Những căn cứ chiến lược đã được từng bước cài đặt, xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Những nòng súng đại bác được thế chỗ bởi những ống thải, những hầm chứa bùn; những mìn, bom, đạn được thay thế bởi những hóa chất độc hại. Nó là một cuộc xâm lược mà kết quả không là những chiến trường khói lửa, những làng mạc bị đốt phá, những xác người xình thối trên núi rừng Việt Bắc. Kết quả của cuộc chiến là một đất nước Việt Nam, từ núi rừng đến nông thôn, thành thị vẫn nguyên vẹn nhưng nguồn sống bị tiêu diệt. Một vùng biển chết. Những sông hồ chết. Một núi rừng cao nguyên chết. Một đồng bằng Cửu Long chết. Và hơn 90 triệu người Việt Nam bệnh hoạn, dật dờ.

Tháng 4 năm 2016 là một cuộc tập trận thử nghiệm. Chỉ trong vòng vài ngày, thông qua một nhà máy luyện thép chưa thật sự đi vào hoạt động, cuộc thử nghiệm đã tạo ra một khủng hoảng môi trường lớn nhất trong lịch sử của quốc gia nằm trong kế hoạch xâm lược của Bắc Kinh. Hàng triệu cá tôm bị tàn sát, biển Đông dọc theo xương sống miền Trung rơi vào tình trạng bị phá hủy ở mức độ nhiều năm không thể phục hồi. Trong đất liền, thông qua những hạ tầng cơ sở đã được âm thầm xây dựng, kết quả của cuộc tập trận là trải dài từ miền Trung xuống miền Nam lên miền Bắc - cá chết phơi bụng trắng hếu tràn ngập nhiều sông hồ.

Một cuộc thử nghiệm tàn sát khủng khiếp, lan rộng, có sức tàn phá im lặng, lâu dài, không cần một lời tuyên chiến. Và không cần một tiếng súng.

Tháng 4 năm 2016 cũng là cuộc thử nghiệm của Bắc Kinh để đánh giá phản ứng của một dân tộc đang nằm trong tiến trình xâm lược của họ. Đó là phản ứng của đảng lãnh đạo, chính phủ và của 90 triệu người dân Việt Nam. Họ đã tìm thấy câu trả lời:

- Người đứng đầu đảng lãnh đạo ngoan ngoãn thân chinh đến đại bản doanh, nơi mà những thủy lôi phenol, cyanide và nhiều hóa chất độc hại bí mật khác được bắn đi, để gián tiếp xác định quan hệ khắng khít giữa 2 bên. Sau đó ngoan ngoãn im lặng trước khủng hoảng của đất nước; ngoan ngoãn theo đúng bài bản của quan thầy - ra lệnh cho toàn đảng tập trung vào những "việc cần làm ngay": thanh trừng phe nhóm kẻ thù trong nội bộ đảng.

- Toàn bộ quốc hội, những người tự cho là đại diện cho hơn 90 triệu dân, hoàn toàn im lặng; toàn bộ các tướng lãnh quân đội án binh bất động; toàn bộ hệ thống an ninh, mật vụ, công an tập trung vào việc trấn áp bất kỳ người dân nào đứng lên đòi hỏi phải bảo vệ môi trường, yêu cầu làm sáng tỏ nguyên nhân, thủ phạm gây ra thảm trạng cá chết.

- Toàn bộ các quan chức đứng đầu các ban ngành liên quan tìm đủ mọi cách để đánh lừa dư luận, sẵn sàng tiếp tục để cho người dân tiếp tục xuống biển, tiêu thụ thức ăn có xác suất bị nhiễm độc bằng thông điệp xuyên qua lời nói lẫn hành động của họ: cá, biển vẫn an toàn.

- Đại đa số 90 triệu người dân vẫn tiếp tục quay cuồng với cuộc sống riêng tư và vô cảm. Hiện tượng cá chết chỉ đủ để nhiều người ngưng ăn hải sản vài tuần, tích trữ hàng chục chai nước mắm trong nhà và quan tâm lắm là một tiếng thở dài lặng lẽ. Chỉ có vài ngàn người đứng lên bảo vệ sự tồn vong của đất nước, vũ khí trong tay của họ là một bàn phím, một tấm bảng biểu ngữ A4, một hình cá chết trên mặt. Tất cả đều bị đảng và nhà cầm quyền CSVN xem là những kẻ kích động, phá hoại và thẳng tay đàn áp, bắt giam.

Tháng 4, năm 2016. Cuộc thử nghiệm của Bắc Kinh thành công mỹ mãn. Thành công không nằm ở hàng triệu con cá chết để bộ Tổng tham mưu đầu não cụng ly Mao Đài chúc mừng nhau. Thành quả lớn nhất của cuộc tập trận không tiếng súng là lời đáp cho câu hỏi: 90 triệu người dân Việt Nam có còn ý chí đứng lên bảo vệ giang sơn như cha ông của họ đã từng tranh đấu trong mấy ngàn năm để chống lại sự xâm lăng của Bắc Triều hay không?

Từ những cuộc bắt giết ngư dân, từ những lần tập trận thử nghiệm chiến tranh tâm lý mang tên Cáp Quang AGG, Bình Minh 02, HD-981... sang đến FHS, Bắc Kinh đã có câu trả lời dứt khoát: Những gì diễn ra từ tháng đầu tháng 4 năm 2016 đến nay với thái độ của đảng và nhà nước CSVN, với phản ứng của đa số 90 triệu người dân Việt Nam, cho thấy đất nước và dân tộc Việt đã có những chỉ dấu chín muồi để trở thành những kẻ nô lệ và những người mất nước.

*

Ngày 2 tháng 9 năm 2020. Hàng triệu triệu con cá phơi kín bờ biển Đông, trắng khắp sông hồ từ Nam ra Bắc. Bùn đỏ tràn khắp Bảo Lâm - Lâm Đồng. Mọi nguồn nước uống tại thủ đô và các thành phố lớn nhỏ đều nhiễm độc. Những tuyến đường sắt, cao tốc ngưng hoạt động vì những "sự cố" không thể giải thích. Nhiều công trình xây dựng, giao thông bị sụp đổ, rạn nứt bất ngờ. Trước đó, hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra với nhiều biến thái và bị bệnh Down, cả năm trời các nhà thương lớn nhỏ đầy ắp bệnh nhân với những chứng bệnh ngặt nghèo bùng phát.

Ngày 2 tháng 9 năm 2020. Toàn bộ các nhà máy điện khắp nước ngưng hoạt động, cả một mảnh đất dài 1648 km rơi vào cơn khủng hoảng với bóng tối bao phủ khi đêm về. Toàn bộ các cây xăng phải đóng cửa vì nguồn cung cấp nhiên liệu từ bên kia biên giới đột ngột chấm dứt. Thực phẩm, đồ tiêu dùng trở nên khan hiếm trầm trọng, trong khi trước đó toàn bộ những vụ mùa từ Bắc ra Nam, mạ đã chết trước ngày lúa trổ bông. Dòng sông Đồng Nai thẩn thờ với mực nước thấp chưa từng thấy trong lịch sử và toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất khô cằn, nứt nẻ. Trong khi đó, đèn đuốc tại các công trình xây dựng có những bảng hiệu chữ Tàu thì sáng rực một góc trời.

Cuối năm 2020. Tổng bí thư đảng cộng sản tại Ba Đình nhân danh toàn thể nhân dân Việt Nam thành kính tri ân đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã nhiệt tình viện trợ cứu đói cấp thời; đã nhanh chóng gửi chuyên viên, công an và quân đội sang tận nơi để giúp ổn định tình hình, bảo vệ an ninh quốc gia đang có nguy cơ bị "các thế lựu thù địch" âm mưu đánh phá; phục hồi lại sinh hoạt tối thiểu hàng ngày cho người dân Việt Nam. Tại Hà Nội, một cuộc mít tinh vĩ đại được tổ chức với hàng trăm ngàn đoàn viên Thanh niên Cộng sản giương cao hình Hồ Chí Minh và Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc. Khẩu hiệu đời đời nhớ ơn đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc trộn lẫn với cờ đỏ 6 sao vàng đỏ rực một bầu trời.

Đầu năm 2021. Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đổi tên thành quận Hồ Quang.

*

Tháng 7, 2016.

Những con cá chết đã tan biến, mục rữa vào hư không theo cái nắng của mùa hè nghiệt ngã. Đường phố Sài Gòn, Hà Nội vẫn rộn rã tiếng còi xe, những tiếng cười pha lẫn tiếng chửi thề. Giữa dòng đời vô cảm, vẫn còn đó những người cô đơn bó gối với với niềm đau quặn thắt trong lòng, nhức nhối con tim khi nhìn lên tờ lịch và nghĩ đến con số 2020 như một định mệnh bi thảm đang đón chờ. Và vẫn còn đó, ngồi yên những con người yêu nước này nhìn những con người yêu nước kia bằng một cặp mắt xa và lạ.

Đất nước tôi, đã biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, xương máu đổ ra, bao nhiêu người hy sinh nằm xuống trên từng ngọn cỏ, từng gốc cây, từng đỉnh đồi... chiến đấu bảo vệ giang sơn. Không lẽ rồi đây tất cả đều sẽ trở thành vô nghĩa!?

Bạn tôi ơi! thôi đừng theo một lời kêu gọi nào của ai khác. Chỉ lắng nghe tiếng gọi của con tim mình.

27.07.2016

Bất ngờ biểu tình ở Bình Dương và Đồng Nai

 


CTV Danlambao - Sáng nay 26/7/2016, một nhóm khoảng 10 người hoạt động nhân quyền từ Sài Gòn đã bất ngờ thực hiện một cuộc biểu tình tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Cuộc biểu tình, được diễn tả như một trò chơi “hit and run” (đánh nhanh rút lẹ) trong đấu tranh bất bạo động. Đây là một hình thức đấu tranh đặc trưng được áp dụng ở các cuộc Cách mạng ở Serbia, Ai Cập và một số quốc gia khác, góp phần giải thể chế độ độc tài ở những nước này.

Hình thức biểu tình nhanh gọn, chớp nhoáng đã được một số người hoạt động nhân quyền, nhất là các bạn trẻ tại Sài Gòn thực hiện trong thời gian gần đây, giữa bối cảnh các cuộc biểu tình số đông bị nhà cầm quyền đàn áp khốc liệt.

Đây cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng Lời kêu gọi do Mạng Lưới Blogger Việt Nam đưa ra hôm 18/7/2016, nhằm đấu tranh “đòi hỏi đảng và nhà nước Việt Nam phải giải quyết tận gốc những hệ luỵ tai hại do Formosa gây ra; truy tố thủ phạm, xét xử những cán bộ có trách nhiệm và chấm dứt hoạt động của Formosa tại Việt Nam”.

Những khẩu hiệu được những người biểu tình này đưa ra là: “Yêu cầu khởi tố Formosa và đồng bọn”; “Formosa cút khỏi Việt Nam”; “Yêu cầu ông Trần Hồng Hà từ chức”; “Formosa get out!!!”… 


Từ trái qua phải: Anh Tuất, Dương Đại Triều Lâm, Nguyễn Thanh Tuấn, Thu Nguyệt tại TT tổ chức hội nghị, tỉnh Đồng Nai. Photo: CTV Danlambao
Từ trái sang phải Huỳnh Anh Tú, Nguyễn Lâm Hoàng Bảo, Dương Lâm tại chợ Đông Hoà, tỉnh Bình Dương
Khi được hỏi vì sao vẫn tham gia biểu tình sau khi chính phủ đã công bố thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là Formosa, Nguyễn Mạnh Hiền, người tham gia biểu tình sáng nay chia sẻ: “Ngay từ đầu, người dân Việt Nam đã xác định và chắc chắn thủ phạm gây ra thảm họa môi trường là Formosa. Nhưng phải 3 tháng sau chính phủ mới dám công bố kết quả này. Tôi nghĩ cái mà người dân cần là phải chấm dứt hoạt động của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tại Việt Nam. Và những người bao che cho Formosa phải chịu trách nhiệm. Formosa gây tội nặng như thế, hậu quả mang tính hủy diệt như thế mà không bị sao. Trong khi những người Việt Nam chỉ vì bày tỏ trách nhiệm với đất nước thì lại bị đánh đập, đàn áp. Cho nên tôi sẽ vẫn tiếp tục lên tiếng, bày tỏ thái độ dứt khoát của mình”.



Dương Đại Triều Lâm, Nguyễn Mạnh Hiền trên đường Phạm Văn Đồng, Thủ Đức, Sài Gòn. Photo: CTV Danlambao
Anh Tuất - Photo: CTV Danlambao
Lần đầu tiên tham gia một cuộc “biểu tình du kích”, anh Tuất- bạn của cựu TNCT Huỳnh Anh Tú cho biết: “Tôi là một người Việt Nam, tôi thấy tôi có nghĩa vụ phải thể hiện tinh thần Việt Nam. Tôi thấy việc đúng thì tôi làm. Tôi không quan tâm đến việc bị ai đó vu cáo là “phản động”. Những lời vu cáo đó là không có cơ sở, nó thể hiện sự yếu thế, không đàng hoàng của những kẻ vu cáo”.

Thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cựu Tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú cho CTV DLB biết những trăn trở của anh: “Nhiều người hỏi tôi có mệt mỏi không sau 14 năm tù và bây giờ lại tiếp tục đấu tranh. Tôi nghĩ rằng, sống trong một chế độ mà con người không được sống với đầy đủ những Quyền làm người thì dù có sống lâu đến đâu cũng là vô nghĩa. Tất nhiên sức khỏe tôi đã giảm sút đi nhiều sau 14 năm ấy. Và tôi cũng đã gần 50 tuổi, không còn trẻ nữa để mà xông pha như những bạn thanh niên khác. Nhưng tôi muốn đi hết đoạn đường còn lại của cuộc đời mình để tiếp tục cuộc tìm kiếm tự do. Nhất là khi bên tôi có người bạn đời chung chí hướng.

Điều ấy làm tôi ấm lòng hơn, dù con đường phía trước vẫn nhiều những nguy cơ như mười mấy năm về trước tôi đã đi qua. Tôi rất tâm đắc lời Linh mục Đặng Hữu Nam đã giảng hôm 24/7, khi ngài đi biểu tình cùng giáo dân: Ngày hôm nay chúng ta thấy không chỉ biển nhiễm độc, mà còn nhiễm độc cả giáo dục, nhiễm độc cả đạo đức, nhiễm độc cả chính trị. Và điều nhiễm độc chính trị này là nguyên nhân của mọi sự nhiễm độc. Formosa, đại họa của đất nước không chỉ khởi đầu từ Formosa mà khởi đầu từ thủy triều đỏ, đó là thảm họa búa liềm đã dày xéo trên quê hương Việt Nam này. Làm cho 90 triệu con Rồng cháu Tiên, từ những người anh hùng đã trở thành “những người” nhu nhược. Nhu nhược trước ngoại bang.”. Chính vì vậy mà tôi vẫn muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong cuộc đấu tranh này”.

Từ trái qua phải: Huỳnh Anh Tú, Nguyễn Lâm Hoàng Bảo - Nguyễn Mạnh Hiền tại Đồng Nai. Photo: CTV Danlambao
Xin trích một đoạn trong “Tâm tình và lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam” để làm đoạn kết cho bản tin này:

“Cá chết ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung không những chỉ là một thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam mà còn là một cơn khủng hoảng to lớn về mặt xã hội, chính trị, ảnh hưởng sâu xa đến sự sống còn, độc lập của đất nước Việt Nam. Trước cơn khủng hoảng này, nếu không dấn thân để cùng nhau góp phần giải quyết, chúng ta đang tự viết bản án tử cho đất nước thân yêu của chúng ta...”

26/7/2016


Đơn Tự Thú với hệ thống lãnh đạo mới

Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Hỡi ôi! đất nước lâm vào bi đát, dân tôi đây có vài lời tự thú gởi đến các vị lãnh đạo mới tái ‘tuyên thệ’ lần hai. Kính chúc quý vị cứ ăn, cứ khỏe, để có sức mà tham nhũng, mà bán tất cả những gì đất nước Việt Nam đang có cho ngoại bang Tàu Cộng.

Dân đen tôi đây xin tự thú 10 tội của mình cho các vị trong hệ thống lãnh đạo mới được biết tường tận hơn, ngõ hầu để quý vị biết tội của dân đen này mà xét phạt ‘công minh’.

Tội thứ nhất: Vì đất nước đang bị diệt vong trước hiểm họa của Trung Cộng, dân đen tôi ngày đêm ăn không ngon ngủ không yên, lo lắng tìm mọi cách để chống giặc Tàu Cộng từ phương Bắc.

Tội thứ hai: dân đen này ngu muội nên phát hiện có một loại đảng mang tên là cộng sản, nó rập khuôn mô hình của cộng sản Trung Quốc, và nó đang độc tài cai trị toàn cõi Việt Nam với phương châm 4 tốt - 16 chữ vàng đời đời bền vững với kẻ thù Dân Tộc là Trung Cộng, vì vậy nên tôi chống lại cái đảng cộng sản đó.

Tội thứ ba: Vì Quyền con người bị tước đoạt một cách trầm trọng, nặng nề và có hệ thống dưới sự cai trị của cộng sản, dân đen tôi đây vắt kiệt sức mình để chiến đấu chống lại kẻ thù của loài người.

Tội thứ bốn: Vì nhận thấy những chính sách hà khắc, bất công và gian dối của cộng sản, bằng tất cả trái tim hướng về công lý và hòa bình nên dân đen tôi đây ngủ giấc không ngon, chán ăn bỏ uống để toàn tâm toàn ý lên án, chỉ trích những sai lầm của hệ thống cầm quyền cộng sản độc tài.

Tội thứ năm: Vì cam kết thực hiện các quyền căn bản của một con người, dân đen tôi đây không ngần ngại, không sợ hãi khi chiến đấu cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo mà những thứ này cộng sản rất sợ hãi và tìm mọi cách ngăn cấm, bắt bớ và bỏ tù bất cứ một ai thực hành các quyền đó.

Tội thứ sáu: Vì quyền thực hành chính trị của mỗi người dân trong một Quốc gia có chủ quyền nên dân đen này luôn ủng hộ thực thi hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng. Ấy vậy dưới sự độc tài tàn ác sáng suốt của đảng cộng sản luôn ngăn cấm các chính đảng khác được hoạt động và chúng cũng rất sợ điều này.

Tội thứ bảy: Dân đen này từng giờ, từng phút, bất chấp nắng mưa, bão táp luôn luôn đòi buộc công ty Formosa hủy hoại môi trường tại Việt Nam phải cút xéo khỏi lãnh thổ Việt Nam, dù vẫn biết dưới sự độc tài sáng suốt của cộng sản luôn bao che, nâng đỡ cho Formosa.

Tội thứ tám: Dân đen này đã gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ yêu nước, họ là trí thức, là sinh viên, là thanh niên là hết những những ai đang lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Sự gặp gỡ này khiến cho cộng sản cảm thấy bất an, lo lắng cho tiến trình nhất quán chủ trương đồng hóa Trung Hoa.

Tội thứ chín: Việt Nam đang hình thành rất nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập không chịu sự chi phối của cộng sản, thế mà dân đen này lại hết sức vui mừng, luôn ủng hộ, và nếu có thể được thì cống hiến sức mọn của mình cho sự hình thành, phát triển của các tổ chức đồi lập cộng sản này.

Tội thứ mười: Dân đen này tôn trọng thể chế Việt Nam Cộng Hòa, tôn trọng cờ vàng ba sọc, một biểu tượng, một chế độ mà cộng sản coi là kẻ thù. Dân đen này không đem lòng yêu mến ông Hồ của cộng sản.

Hỡi ôi, đất nước lầm than, nước mất, nhà tan, dân oan oằn oại khắp mọi miền dưới bàn chân sắt của cộng sản. Dân đen này kể 10 tội cho hệ thống lãnh đạo mới được biết để theo công tâm mà xử trí.

Dân đen này nguyện một lòng ngoan cố giữ vững 10 tội trên và có thể còn nhiều tội nữa để tỏ lòng căm ghét sự độc ác, giả dối của cộng sản, để dốc hết tâm can mà yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc Việt Nam và hết trí khôn, sức lực của mình để phục vụ tha nhân.

Dân đen Lê Văn Sơn thỉnh tội!

27.07.2016


Trại bò I: Bò quyền

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Trại bò của ông Tư Nam rất rộng và ở một vị trí tuyệt vời. Đứng ở giữa trại, đưa mắt nhìn về ở hướng đông, thoai thoải những bãi cỏ, ngọn đồi xanh tươi. Đến tận cuối chân trời, người ta còn thấy sóng biển xanh lấp lánh ánh bạc, tương phản với màu đỏ rực rỡ trên một khoảng trời khi mặt trời kiêu hãnh vươn lên từ lòng biển trong buổi bình minh. Quay mắt về hướng Tây, những đồng cỏ bằng phẳng hơn để tầm mắt có thể vẫn còn nhìn thấy những nét chấm phá của vài ngọn đồi in hình trên nền trời màu xanh nḥat. Những năm gần đây thời tiết không được thuận hòa và các con sông nước bị hao hụt do người ta xây đắp đập nước ở đầu nguồn, nhưng các đồng cỏ vẫn còn có nơi phủ màu xanh tươi. Dân làng trong và chung quanh trại bò, với bản tính cần cù, truyền qua bao thế hệ, vẫn không nản chí trước thiên nhiên mỗi ngày trở nên khắc nghiệt, vẫn miệt mài làm việc. Nhưng trại bò có vấn đề nghiêm trọng khác.

Ông Tư Nam khom người qua khung cửa nhỏ hẹp, bước vào nhà. Ông đã già, râu tóc đã bạc, nhưng người vẫn cao khoẻ, rắn chắc. Ông khẽ thở dài, bước gần đến bàn thờ được kê ngay ngắy giữa nhà. Chậm rãi, ông đốt một nén nhang, thầm thì vài câu khấn. Ông lặng lẽ nhìn chăm chú vào bức hình của tổ tiên, của cha ông, mắt ông mờ đi… Độ̣t nhiên, như khẳng định quyết tâm, ông ngồi xuống cái bàn bằng cây duy nhất trong nhà và ông bắt đầu viết. 

***

Bác sĩ chăm chú nhìn bệnh nhân của mình. Đó là một con chó nhỏ, lông xù màu trắng, Nó mệt mỏi nằm d̀ài trên bàn khám. Cô chủ, một cô bé khoảng 8 tuổi, mắt đẫm lệ, cứ đưa tay vuốt đầu con chó như muốn chia xẻ nỗi đau với con thú yêu qúi. 


Bác sĩ quay qua bà mẹ:

- Thôi bà và cháu cứ mang con chó về nhà. Hai ngày sau mang nó lên lại để xét nghiệm thêm nh́é. 

Bác sĩ qua cửa sổ nhìn bà mẹ, cô bé tay vẫn ôm con chó vào lòng, đang bước vội qua đường. Đấy là những người khách cuối trong ngày. Ông thả mình trên ghế, thở một hơi d̀ài, với tay cầm bức thư được cô thư ký đặt trên bàn. 

***

Lái xe qua con đường đất đỏ quanh co, cuối cùng bác sĩ ngừng xe trước cổng một trang trại. Tấm bảng hiệu cũ, rỉ xét với hàng chữ mờ nhạt "TRẠI BÒ TƯ NAM".

Ngay sau cổng, một con bò, đội nón công an, đeo một cái túi nhỏ ở cổ, trố mắt nhìn bác sĩ như tra hỏi. Ông Tư Nam từ trong chạy ra, ông vội vã đút vào túi con bò công an vài món gì, vỗ nhẹ vai nó, rồi mở cổng cho xe bác sĩ chạy vào. 

Ông Tư tươi cười chạy đến cưả xe đang mở ra:

- Trời ơi, chú Năm lên thăm trại của tui. Mừng qúa. Mấy bữa rày đi ra đi vô chờ chú tới quá chừng. 

Ông ghé đầu, thì thầm vào tai bác sĩ:

- Bác sĩ giả bộ như em tui lên thăm. Tui sẽ giải thích cho bác sĩ nghe sau. 

Bác sĩ gật đầu, mỉm cười:

- Lúc rày anh Tư coi bộ ốm đi à nha. Bộ lo làm việc quá sao dzậy. 

- Tại già, ăn uống ít đi. Thôi vô nhà mình nói chuyện. 

Như phản xạ, bác sĩ bước về hướng ngôi nhà cao, bề thế trong trại:

- Ồ, nhà cửa trong trại coi sang trọng, ngon lành quá he. 

Ông Tư vội nắm tay bác sĩ, ngượng ngùng:

- Đó là chuồng bò. Còn nhà tui ở chỗ này. 

Ông dẫn bác sĩ đến căn nhà cây cũ kỹ. Trong nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ. Ông chậm rãi rót nước trà mời khách:

- Chú Năm nghỉ ngơi một chút. Sau đó mình đi một vòng qua trại. có thể tiện mình đi thăm luôn dân làng chung quanh đây. Lâu quá chú Năm mới xuống. 

Vài phút sau, ông Tư Nam dẫn khách đi thăm trại bò. Gần đến chuồng bò cao nhất trong trại, ông ngừng lại nói nhỏ cho bác sĩ vừa đủ nghe:

- Đó bác sĩ để ý con bò nhỏ con. Coi nó dzậy chứ con bò nào trong đây cũng sợ nó hết. Nó chỉ cần kêu lên mấy tiếng, mấy con khác chạy đến chầu chực chung quanh nó liền. Nó có tật hay đi lộn chuồng nên tui gọi nó là Bò Lú. 

- Còn con bò cái gần đó coi bộ tốt tướng, chắc cho nhiều sữa lắm. 

- Trời ơi! Tui cực với nó lắm. Mỗi sáng tính vắt sữa nó cứ chạy vòng vòng. Tôi phải treo hình con bò tổ lên, nó thấy nó mới chịu đứng yên, chè bè ra cho mình vắt sữa. Mình phải cẩn thận mơn trớn nó, chứ lạng quạng nó đá một cái, ít nhứt cũng bay vài cái răng. 

Ông Tư Nam chỉ bác sĩ hình con bò tổ. Hình con bò già như đã chết khô lâu năm, dưới cằm có chòm râu. Ông tiếp:

- Có một ngày tui đang cho cá ăn, con bò cái đến gần rồi bất ngờ đá luôn sô thức ăn cho cá xuống ao rồi đứng cười hì hì. Từ đó tui gọi nó là Bò Đá Cá. Con bò bên cạnh đầu tròn vo như trái dưa mà thích ăn dưa hấu, nhứt là trái dưa có dán thêm chữ PHÚC đỏ lòm. Chữ này viết bằng tiếng Ăng Lê, nó còn khoái hơn nữa. Nó biết dùng cái chưn lăn trái dưa cho nó bể ra rồi mới ăn, vì vậy tui gọi nó là Bò Lăn Dưa. Còn con bò nữa, mắt gờm gờm như công an đang làm việc với dân, đó là Bò Hình Sự. Bốn con bò này là lãnh đạo cao cấp nhứt, đi đâu là mấy con bò khác phải né sang bên, nhường đường cho tụi nó. 

Ông Tư Nam tiếp tục dẫn bác sĩ đi trên đường qua các chuồng bò khác. Bác sĩ thấy con bò nào cũng có một cái túi treo ở cổ. Túi nhỏ, túi lớn đủ cỡ. Túi dệt bằng các sợi vàng óng ánh, hay sợi bạc... Những con bò cái mập tròn, cổ, chân còn đeo thêm các vòng vàng choé, vừa đi vừa lúc lắc hai bầu sữa bự. Nhiều con bò đội nón công an đi trên đường, mắt mũi láo liêng, đầu đưa qua đưa lai như đang do xét mọi sinh vật ở ngõ ngách trong trại. Trên đường cũng như chuồng bò đều có treo hình hay tượng con bò tổ có chòm râu. 

Ông Tư Nam giải thích thêm:

- Con bò nào đeo cái túi lớn là nó có uy quyền hơn con có túi nhỏ hơn. Con bò đội nón công an hay gọi tắt là bò công an thì nhiều và dữ dằn lắm. Ai lạng quạng là nó cắn, nó đạp lên mình tàn tệ khỏi chê. 

Tui hổng biết mấy con bò này giống gì mà nó cũng bập bẹ giống giống tiếng người, còn biết ca hát nữa. Gặp mấy ngày lễ lạc gì của bò, nó tập trung ở một quảng trường mà nó gọi là Ba Bin, nó đập cẳng chân ca hát trước tượng con bò tổ có chòm râu suốt đêm “Bì Bam... Bò Bí Bin… Bì bam... Bò Bí Bin", rồi hô rầm beng “Bò Bí Bin... buôn băm... buôn băm" làm tui nhức cả cái đầu, ngủ hổng được. 

Ông Tư chỉ bác sĩ một khoảng đất rộng, nổi bật trên đó một kiến trúc giống như ngôi mộ của một vua chúa thời xa xưa:

- Đó cái quảng trường Ba Bin. Còn cái mả kia đường như để xác con bò tổ.

Là người am hiểu về súc vật, bác sĩ giải thích:

- Đây là giống bò CS. Bò này có xuất xứ từ Âu châu rồi lan truyền qua Á châu. Gần đây giống bò này như tuyệt chủng ở Âu châu, nhưng ở Á châu còn ở ba chỗ. Mỗi chổ này con bò CS đầu tiên để truyền giống được sùng bái như thánh thần là con bò tổ. 

Cuối trại bò là một ngôi làng của những công nhân làm việc trong trại bò, hãng xưởng gần đó. Những quán ăn nhậu san sát nhau, đèn đuốc xanh đỏ đủ màu, nhạc dập dình... Trong quán những con bò đội đủ loại nón, mang đủ các loại túi ở cổ đang ăn tiệc thịnh soạn. Hai con bò đực đang vục đầu vào hai sô đựng bia, những con bò khác xung quanh đập bàn, đập ghế hò reo “bô..., bô..., băm bần băm". Gần đấy vài con đực nước miếng, nước rãi chảy dài đang cố dụi đầu vào chổ ấm cúng nhứt của mấy con bò cái đang mằm tênh hênh và cười nức nẻ. Quán nào cũng có hàng chữ quảng cáo hấp dẫn: Bia ôm, cafe ôm, karaoke ôm... đại hạ gía: bò Đại Hán bớt 40%, bò túi vàng bớt 30%...

Bác sĩ thở dài. Ông xoa đầu một đứa bé đang đứng trước quán, mắt tròn xoe nhìn những con bò. Tay em bé cầm những tờ vé số. Cổ em có sợi dây đeo, nhưng không phải đeo cái túi mà là quyển sổ. Quyển sổ của kết quả sổ số!

Trên đường bác sĩ nhìn thấy nhiều người. Có người khép nép đi theo sau những con bò, mắt họ đeo miếng mạng che mắt, như cuả con ngựa kéo xe, mắt chỉ nhìn thấy phía trước. Có người miệng bị băng keo dán kín, hay bị sưng vù do vật nặng đánh mạnh vào. Vài người không che mắt hay bịt miệng nhưng bị trói tay, áp giải đi bởi một nhóm bò công an. Nhóm bò vừa húc mõm, vừa đá những người bị trói, miệng hò hét “Bản bộng... bế bực bù bịch". Bác sĩ cũng còn thấy nhìn thấy nhiều con bò lạ, mắt híp, điệu bộ đi đứng ngang ngược, xấc xược hơn các con bò khác. 

Ông Tư khẽ nói vào tai bác sĩ:

- Đó là các con bò Đại Hán từ phương bắc đến. Nó ỉa cức thúi ình à. Nó đái vô chỗ nào, cây cối ở đó chết hết trơn, hết trọi. Tui gọi nó là con bò Iả Cức Thúi. Nó dzậy mà mấy con bò của mình cứ tò tò bám theo như để hưởng phần thừa cuả nó. 

Trên đường trở về, bác sĩ trầm ngâm:

- Lúc còn nhỏ tôi có đọc một cuốn truyện của một nhà văn nổi tiếng người Anh, George Orwell. Dựa vào sự kiện xẩy ra ở Liên sô cũ những năm 1945 ông viết quyển truyện TRẠI SÚC VẬT, kể lại chuyện những con vật trong một trang trại cầm đầu bởi hai con heo, nổi lên làm cách mạng, nắm quyền điều hành trang trại và thực hiện chủ thuyết súc vật. Chủ thuyết này cũng do một con heo kh́ác chết trước đó đưa ra, coi con người đi hai chân là kẻ thù, mọi súc vật đi bốn chân đều bình đẳng với nhau v.v... 

Chứng kiến tận mắt ngày hôm nay tôi thấy xã hội đang bị thống trị độc đoán bởi những con bò trong trại còn khủng khiếp hơn nhiều so với sự diễn tả trong truyện. Đây là một xã hội không có NHÂN QUYỀN mà chỉ có BÒ QUYỀN. Con người bị tước bỏ quyền được tư do phát biểu tư tưởng hay được hành động trong hoà bình. Tất cả phải nói và làm theo những con bò trong trại để được ban phát cho bò quyền, chỉ còn quyền được ăn, được ngủ như bò. Nếu không nói, không làm theo, bò coi như kẻ phản động bị bò công an bắt bớ, giam cầm.

Ông Tư lo lắng:

- Bò trong trại quá nhiều nên nó mới lộng hành dữ dằn như dzậy. Hay là bác sĩ có thuốc độc nào cho tụi bò này uống cho tụi nó chết bớt. Rồi người mình mới đứng dậy dành lại quyền làm người, đưa đám bò vào khuôn khổ một trại bò sản xuất sữa thịt bình thường như các nơi khác?

Bác sĩ khoanh tay trước ngực ngẫm nghĩ:

-Thuốc độc thì không thiếu. Gần đây có công ty thép Formosa. Công ty này có ưu điểm sản xuất được một kí lô thép thì lại cho ra lò tới một tấn chất độc. Chỉ cần vài gam chất độc này trong thức ăn là con bò bự cỡ nào cũng đi đong. Kẹt một cái, kiếm chỗ chôn bò chết để môi trường không bị nhiễm độc, còn sợ người mình nghèo đói ăn thịt mấy con bò chết. Trị bệnh một con bò mình còn phải cẩn thận, huống chi nguyên một trại bò và xã hội chung quanh nó. Tôi cần tìm hiểu thêm về những con bò này, dựa vào chủ thuyết nào để nó hành động, áp dụng bò quyền cho cả loài người. Có thể mình phải làm vài thử nghiệm, kiểm tra kết quả… Sau đó mới đưa ra phương cách, những gì mình cần làm. Tôi sẽ trở lại trại bàn bạc thêm với anh Tư. 

Ông Tư như gặp người để bày tỏ nỗi băn khoăn:

- Tui ngày nào cũng thấy chuyện bất công xảy ra, người dân bị bò cướp đất phá nhà. Ai bày tỏ lòng yêu nước, biển đảo thì bị đánh đập. Mắt tôi không bị che mạng như ngựa, nhưng phải làm như mình không thấy. Miệng mình không bị dán băng keo, nhưng mình làm như câm. Lý do chỉ là tui sợ, sợ bị tù đày, sợ bị đánh đập, sợ bị kéo ra khỏi cuộc sống hiện nay đã trở thành quán tính quá nặng. Nhiều đêm tui thao thức, nghĩ đến dân làng, đến quyền con người. Nhưng khi nhìn ra cửa sổ. Trên cánh đồng đang trãi rộng dưới ánh trăng, tui thấy những hình thù đen đúa của những con bò đội nón công an, cặp mắt đỏ và cái miệng cũng đỏ như màu của máu. Chúng cùng hò hét: "Bồ bản bộng... biết bết bó". Rồi như rầm rập chúng cùng hăng say bước theo nhịp quân hành “Bò… Bò... Bò Bí Binh”. (ông Tư giọng nghẹn ngào) Tui sợ... Phải tui sợ bác sĩ à. 

An ủi và chào tạm biệt ông Tư Nam, lái xe ra khỏi cổng trại, vang bên tai, bác sĩ vẫn còn nghe những con bò hò hét, có lẽ trong buổi ăn nhậu hay hội họp gì đó: Bư bó bác Bò bong bổ… Bì Bam... Bò Bí Binh… buôn băm... buôn băm.