Saturday, July 25, 2015

Nhà 4 tầng tại trung tâm Quận 1 bốc cháy nghi ngút

Ngọc Mai – Hải Đức - Thứ Bảy, ngày 25/7/2015 - 19:30
(PLO) - Khoảng 13h30 chiều 25-7, tại hẻm 8A đường Thái Văn Lung (P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM), một vụ cháy lớn đã xảy ra ở căn nhà 4 tầng chuyên cho người nước ngoài thuê.
Cảnh sát PCCC quận 1 đã tìm thấy hai nạn nhân bị ngạt khói và đưa vào bệnh cấp cứu kịp thời.
Theo thông tin ban đầu, khi phát hiện ra lửa bốc cháy từ căn nhà, người dân sống xung quanh đã hô hoán báo cháy. Lực lượng tại chỗ đã nhanh chóng dùng nhiều phương tiện để dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa lan lên tầng hai và bốc cháy nghi ngút.

Xe cứu hỏa được điều tới hiện trường
Lực lượng Cảnh sát PCCC quận 1 đã điều 6 xe chuyên dụng cùng hơn 30 chiến sĩ đến hiện trường để chữa cháy. Toàn bộ khu vực được phong tỏa để triển khai công tác cứu hộ. Công ty điện lực cũng cắt toàn bộ điện ở khu vực để đề phòng cháy nổ.
Hai nạn nhân bị ngạt khói được đưa đến Bệnh viện đa khoa Sài Gòn cấp cứu. Trong đó, có một bảo vệ bị thương nặng khi nỗ lực chữa cháy.
Đến khoảng 15h cùng ngày, ngọn lửa được dập tắt. Nguyên nhân và thiệt hại hiện đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Ngọc Mai – Hải Đức

Những “kỷ lục” xấu hổ

Theo Đất Việt-07-25- 2015
Đồ chừng nó là sản phẩm của những suy nghĩ quái gở xuất hiện trong thời kỳ còn đầy những hỗn mang, ở đấy, sự lòe loẹt, những giá trị ảo, mù mờ, những bọt bong bóng xà phòng nhiễu sắc, những sự lệch lạc, thậm chí là bệnh hoạn...

 Những “kỷ lục” xấu hổ
Không biết tự bao giờ, một số người ở nước ta lại có cái ý thích quái gở, khác người, là thích những “kỷ lục”, và thi nhau lập kỷ lục.

Ấy là chai rượu to nhất, tô phở to nhất, ly cà phê to nhất, bức tượng cao nhất, cái bánh chưng to nhất, bánh phồng tôm to nhất…

Tất cả những thứ “nhất” ấy chỉ có giá trị hão, chứ giá trị sử dụng hầu như không có. Hồi cái bánh chưng to nhất cung tiến đền vua Hùng, khi xắn ra chia cho mọi người thì không ai có thể ăn được, bởi chỗ thì sống, chỗ thì thiu, chỗ thì nhão. Cái tô hủ tiếu kỷ lục cũng thế, được quảng cáo là có thể phục vụ cho 1000 người ăn nhưng cuối cùng đã phải đổ bỏ, bởi đơn giản ai cũng biết, hủ tiếu đã chan nước vào là phải ăn ngay không nó vữa. Đằng này chỉ nguyên việc huy động người đứng vào giơ tay giơ chân để chụp ảnh đã đủ tô hủ tiếu thành một thứ gì rồi. Trong khi bao nhiêu dân nghèo không có mà ăn. Các cháu trong chương trình “cơm có thịt” nhiều cháu chưa biết mùi hủ tiếu là như thế nào?

Và mới nhất là cái bánh tét to và dài nhất, hai mốt mét, tương ứng với 21 năm đất nước ta bị chia cắt do một cái khách sạn nào đó nghĩ ra, dâng cúng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nhân ngày 27 tháng 7.

Cái ngày 27/7 linh thiêng thế mà vẫn có những kẻ lợi dụng làm trò hề.

Hết biết. Năm nào cũng có vài ông rồ nghĩ ra một thứ kỷ lục nào đó, rồi tuyên truyền, rồi ồn ào các kiểu. Rồ, chắc chắn, hoặc là đầu óc không bình thường, tạo nên một cơn sóng các loại… kỷ lục, khuyến khích thói háo danh và cả háo thắng của con người. Trong khi đó, nước ta đã từng có những “kỷ lục” cố giấu mà vẫn lòi ra, ví dụ con đường đắt nhất hành tinh.

1

2

Mọi người chê cứ chê, chửi cứ chửi, còn mấy ông rồ vẫn thắng, bởi mục đích chính của họ là quảng cáo. Càng nhiều người biết thì quảng cáo càng thắng…

Tất nhiên, nó có sự góp tay của giới truyền thông, của tính tò mò của con người, của cộng đồng, để, những cái gọi là kỷ lục này năm nào cũng xuất hiện. Văn hoá Việt Nam không có mấy trò này, văn hoá tâm linh càng không, văn hoá XHCN đậm đà bản sắc dân tộc cũng không. Vậy thì nó từ đâu ra? Đồ chừng nó là sản phẩm của những suy nghĩ quái gở xuất hiện trong thời kỳ còn đầy những hỗn mang, ở đấy, sự lòe loẹt, những giá trị ảo, mù mờ, những bọt bong bóng xà phòng nhiễu sắc, những sự lệch lạc, thậm chí là bệnh hoạn… xuất hiện trong sự tiếp tay, hoặc cố ý hoặc vô tình của một nhóm người. Ví dụ, năm nay ban quản lý đền Hùng tuyên bố không nhận cung tiến những thứ bất bình thường, những “kỷ lục”, thế là “kỷ lục” hết phép, nó lại chạy sang nơi khác.

Nói không với những kỷ lục ảo, dối trá, vênh váo, phi thẩm mỹ, phi nhân văn, phi nhân tính… được quá đi chứ, miễn là chúng ta sống một cách bình thường, không bị ảo giác đánh lừa, không bị dẫn dụ bởi những phù phiếm hư danh và cả những lợi ích vật chất phi lý…

3

Quốc lộ mới làm đã hỏng

Theo Thanh niên-07-25-2015
Dù mới đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng hàng loạt vị trí trên QL27, đoạn qua Lâm Đồng, đã bị hư hỏng gây mất an toàn giao thông.

Quốc lộ mới làm đã hỏng
 Nhiều vị trí mặt đường bị hư hỏng ở đoạn qua xã Lạc Lâm, H.Đơn Dương – Ảnh: G.B

QL27 dài 277 km, là tuyến giao thông huyết mạch nối 3 tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng và Đắk Lắk. Do bị xuống cấp, hư hỏng nên cuối năm 2008, dự án đầu tư nâng cấp đoạn từ TP.Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến ngã ba Finom (H.Đức Trọng, Lâm Đồng) được triển khai với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, do Tổng cục Đường bộ VN làm chủ đầu tư. Trong đó, đoạn qua địa phận Lâm Đồng từ ngã ba Finom (Km174+000) đến Eo Gió, H.Đơn Dương (Km 206+523) được chia làm 3 gói thầu: gói thầu số 1, 2 đã bàn giao đưa vào sử dụng tháng 1.2013, gói thầu số 3 bàn giao đưa vào sử dụng tháng 3.2015.

Theo quan sát của PV, dọc theo tuyến đường này hiện xuất hiện rất nhiều ổ gà, thậm chí có cả ổ voi và mặt đường nhiều chỗ bị rạn nứt, bị “vá lên vá xuống” trông rất nham nhở. Chi cục Quản lý đường bộ IV.1 (đơn vị quản lý QL27), thuộc Cục Quản lý đường bộ IV, cho biết: “Các gói thầu số 1, 2 đã kết thúc thời gian bảo hành trong tháng 4.2015, nhưng trên tuyến tại các vị trí nhà thầu sửa chữa hư hỏng mặt đường (sửa liên tục trong nhiều năm qua) đang còn trách nhiệm bảo hành và hiện phát sinh hư hỏng, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Cụ thể có hàng chục vị trí xuất hiện ổ gà sâu hơn 5 cm và mặt đường có nhiều vị trí rạn nứt lớn…”.

Qua kiểm tra của Ban An toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng, nhiều vị trí trên QL này còn bị sình lún. Với mật độ tham gia giao thông ngày một tăng, nguy cơ hư hỏng rất lớn do kết cấu mặt đường hiện nay không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác. Ban An toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Ban Quản lý dự án 8 (đơn vị đại diện chủ đầu tư) chỉ đạo các nhà thầu sửa chữa các vị trí sình lún, hư hỏng mặt đường; đồng thời xem xét bổ sung lớp mặt đường bê tông nhựa để đảm bảo khả năng khai thác trong điều kiện mật độ phương tiện vận tải ngày càng tăng tại địa phương…

Trong khi đó, trả lời PV, ông Đào Văn Tâm, Ban Quản lý dự án 8, nói: “Ban đang chỉ đạo điều tra tìm hiểu nguyên nhân để quy trách nhiệm xử lý cụ thể”.

Quan chức ‘ngã ngựa’ và chuyện quỹ nuôi cán bộ

Theo Vietnamnet-07-24-2015
Đặt vụ việc những người nông dân nghèo khó ở Can Lộc bị tận thu, bên cạnh vụ việc những quan chức mới đây ngã ngựa vì tham nhũng, có khối tài sản khổng lồ, vô tình như một phép đối chứng chua xót về sự giàu nghèo sâu sắc


 Quan chức ‘ngã ngựa’ và chuyện quỹ nuôi cán bộ
Ảnh minh họa

Phân hóa giàu nghèo là hiện tượng mang tính quy luật tự nhiên của bất cứ quốc gia nào, không chỉ có ở Việt Nam. Nhưng góp phần vào cái sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc đến độ báo chí, như báo Nông nghiệp VN mới đây, phải làm một vệt hàng chục bài điều tra S.O.S do “loạn các khoản thu bất hợp pháp” của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), khiến người nông dân của 23 xã, thị trấn rơi vào cảnh “sức tàn lực kiệt”, thì đó không thể coi là quy luật tự nhiên, mà phải coi là một điều bất thường, trái luật.

Xã thu, thôn thu, HTX cũng thu…

Phải khẳng định một điều, do đặc điểm lao động thủ công là cơ bản, mà giá trị thành phẩm lao động của người nông dân từ xưa đến nay, từ chế độ phong kiến đến thời hiện đại vẫn luôn thấp nhất trong sản phẩm giá trị hàng hóa. Và thân phận người nông dân vẫn chịu cảnh thua thiệt nhất so với các tầng lớp khác.

Quan thì xa, bản nha thì gần, đã thế, họ lại hạn chế về thông tin, hiểu biết. Và liệu đây có phải là cái cớ cho những việc làm trái luật nảy nở? Hay là sự tha hóa, làm liều, làm ẩu bất chấp pháp luật của các quan chức cấp xã ở Can Lộc đã khiến sắc màu của tầng lớp “cường hào mới”, khái niệm báo chí lâu nay ám chỉ, thêm đậm?

Không trái luật sao được, khi cán bộ ở cả 23 xã của huyện Can Lộc hàng chục năm nay đã lên phương án thu các loại phí ngoài quy định. Riêng năm 2014, tổng số tiền thu lên đến 23.867.662.000 đồng. Mức huy động một xã từ 350 triệu đến 1,7 tỷ đồng. Thú thật, người viết đã phải dụi mắt, đọc lại lần hai con số này vì tưởng mình đọc nhầm- gần 24 tỷ đồng.

Không chỉ người trong cuộc- nông dân- khiếp đảm, mà người ngoài cuộc- bạn đọc cũng khiếp đảm. Chưa kể “các khoản thu do chính các thôn, xóm, HTX đứng ra vận động nhân dân đóng góp để xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa…” (Nông nghiệp VN, ngày 09/7)

Đúng là cảnh trăm dâu đổ đầu… nông dân.

Người viết không thể liệt kê các khoản thu vì nó nhiều quá, và dài dòng lắt nhắt quá, chỉ biết trên thực tế, các xã còn dựa vào 05 loại quỹ được thu theo quy định, gồm: An ninh quốc phòng; Khuyến học; Bảo trợ trẻ em; Đền ơn đáp nghĩa; Phòng chống thiên tai, và … “biến tướng” các điều khoản này để tận thu (hạn chế đối tượng được giảm, mở rộng đối tượng phải thu). Có những quỹ mà ngay các quan chức thanh tra sở tài chính tỉnh cũng không thể hiểu về thuật ngữ, như “quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất”. Trong khi, đây lại là loại quỹ có mức thu lớn nhất, gấp 14 – 15 lần so với tổng số tiền của 05 loại quỹ được phép vận động thu.

Nghiêm trọng hơn cả, sự loạn các khoản thu bất hợp pháp đã diễn ra 10 năm nay. Như ở xã Thường Nga người dân hoàn toàn không được thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của nhà nước.

Không hiểu sao người viết bài cứ bị ám ảnh mãi những giọt nước mắt cay đắng, khổ đau của người phụ nữ vì gánh nặng các khoản phí kỳ lạ khi kể chuyện với p/v.

Bỗng ngẩn ngơ tự hỏi: Những khoản phí trời ơi đất hỡi đó, huyện Can Lộc có biết không?

Nếu không biết, vì sao các vị quan liêu, xa rời cơ sở và người dân đến vậy? Nếu biết, vì sao các vị nỡ… ngoảnh mặt làm ngơ?

Và có bao nhiêu xã, bao nhiêu làng quê loạn thu phí kiểu Can Lộc với các mức độ khác nhau, mà chưa… bị lộ?

Việc loạn thu của 23 xã huyện Can Lộc cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, nhưng một trong những nguyên nhân của loạn thu lại mang yếu tố bi hài và bất ngờ nhất. Đó là để nuôi bộ máy quản lý cấp xã cũng mắc bệnh “loạn… cán bộ”, do số này không được hưởng lương nhà nước.

1

Giải trình các khoản thu của UBND huyện Can Lộc. Ảnh: NTNN

Quỹ nuôi cán bộ này có nhiều cái tên rất… phúc lợi- “quỹ hành chính phúc lợi”, “quỹ trả công cán bộ không chuyên trách”. Mà số cán bộ loại này cũng rất đông, ăn vào cái khoản quỹ “chuyên dùng để phục vụ các hoạt động của địa phương”. Mức huy động quỹ này của một xã từ 350.000.000 đồng đến 1,7 tỷ đồng. Một phần quỹ được trích để chi trả cho bộ máy “loạn… cán bộ”.

Cũng theo báo NNVN, ngày 10/7, bình quân mỗi thôn ở xã Thanh Lộc có khoảng 15 người hoạt động không chuyên trách. Xã có 10 thôn, ít nhất 150 người không được ngân sách trả lương. Đó là chưa kể hàng chục chức danh cấp phó ở xã. Tất cả họ đều sống và làm việc bằng những hạt thóc của dân. Huyện Can Lộc có 23 xã, thử hỏi con số cán bộ ăn “phúc lợi” là bao nhiêu?

Hóa ra, hạt thóc bé xíu phải gánh quá nhiều “sứ mệnh” lớn lao. Xin tạm liệt kê: Hỗ trợ ban công an 12.000.000 đồng; hỗ trợ vị phụ trách bưu điện xã 2.400.000 đồng; hỗ trợ thủ quỹ xã 4.800.000 đồng; chi trả cho các vị thường vụ hội xã, Phó CT Hội người cao tuổi, 3.600.000 đồng; chi trả cho Thanh tra nhân dân 4.800.000 đồng; bảo vệ trụ sở làm việc 8.400.000 đồng; bảo vệ trạm y tế 4.800.000 đồng; trả lương cho CT Hội cựu TNXP, chất độc da cam, 6.210.000 đồng; chi hỗ trợ cán bộ Văn phòng Đảng ủy 11.868.000 đồng…. v.v….

Rõ ràng, căn bệnh bộ máy công chức cồng kềnh đã lây lan từ các ngành, các bộ xuống tận các làng quê

Hãy nghe các vị am hiểu và có trách nhiệm trong vụ này nhìn nhận ra sao.

Ông Dương Đình Tuấn, Phó Chánh thanh tra Sở Tài chính Hà Tĩnh: Đây là khoản thu sai với quy định của pháp luật.

Ông Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp): Phải trả lại ngay số tiền thu sai cho người dân. Tổ chức xin lỗi người dân một cách công khai. Đây là một thủ đoạn để tận thu ở cơ sở. Nếu không kiểm tra quyết liệt, xử lý dứt điểm thì sẽ là gánh nặng cho nông dân và để lại hậu quả khó lường.

Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó CT Hội Nông dân VN: Như thế là vi phạm luật. Việc các xã tự ban hành những khoản thu là một sự tùy tiện, không tôn trọng dân, vi phạm quyền dân chủ.

Người viết bài bỗng nhớ đến tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” nổi tiếng một thời, nhớ đến những người dân Cô dzắc chiến đấu vì mảnh đất của mình ra sao. Và nhớ đến những người dân Hà Tĩnh của dòng sông La “trời mô xanh bằng trời Can Lộc, nước mô xanh bằng dòng nước sông La…”, bên những chợ lao động ở các đô thị.

Có bao nhiêu những người trẻ của các miền quê phải ly nông và ly hương lên t/p bổ sung vào đội ngũ này. Ở lại, chỉ còn ông già bà cả, trẻ em, phong cảnh làng quê buồn hiu hắt. Trong cái sự biệt xứ mà đi của những người trẻ ở nông thôn, do giá trị lao động nông nghiệp quá thấp, có bao nhiêu còn do cả vì sự tận thu kiểu này của các quan xã?

Họ yêu quê, nhớ quê nhưng…

Được biết mới đây, Phó TT Vũ Văn Ninh giao UBND tỉnh Hà Tĩnh khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề này báo cáo kết quả lên Thủ tướng CP. Trường hợp nếu có việc thu các loại phí sai quy định, trái pháp luật thì phải hủy bỏ và hoàn lại cho dân, đồng thời xử lý kỷ luật các cán bộ vi phạm.

2

Bị can Giang Kim Đạt. Ảnh: Tiền phong

“Tuổi trẻ tài cao- tuổi lớn, tài cao”

Vào đúng lúc vụ việc loạn thu của các xã thuộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) còn chưa lắng xuống, dư luận XH rất chú ý thông tin, cơ quan chức năng vừa liên tiếp bắt 04 vị quan chức đều ở các doanh nghiệp lớn.

Đó là các ông Tạ Bá Long, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP. Bank), ông Đoàn Văn An, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT GP. Bank về tội”cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ Luật Hình sự. Kèm đó, báo chí đưa thông tin cận cảnh về khối tài sản khủng của cả hai ông.

Rõ khéo, khi cả hai ông cựu trưởng và phó của HĐQT GP. Bank này làm thành một “cặp đôi hoàn hảo” về… vi phạm pháp luật.

Tiếp đó, hai quan chức khác khiến cả XH sửng sốt, sững sờ vì vị thế và mức độ tội phạm- cũng phải tra tay vào còng.

Sửng sốt, vì một người còn rất trẻ, sinh năm 1977, chức vụ quản lý cũng be bé con con- nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin (gọi tắt Vinashinlines)- là Giang Kim Đạt, nhưng khối tài sản bất minh mà Giang Kim Đạt chiếm hữu thật không hề be bé con con, mà quá lớn- 40 biệt thự, căn hộ, đất đai, trị giá 18, 6 triệu USD.

Nói theo cách nói chua chát của thời hiện đại, thật là tuổi trẻ, tài cao

Sửng sốt, vì một người khác, có cương vị lớn hơn hẳn Giang Kim Đạt, là ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu CT Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí QG (PVN), tập đoàn kinh tế lớn của nước Việt, vừa đi công cán, ký kết với Mỹ những dự định làm ăn lâu dài, cũng phải tra tay vào còng. Thật là tuổi lớn, tài cao!

Nhưng bình tĩnh lại, cả 04 kẻ “ngã ngựa” đã không khiến người Việt ngạc nhiên nữa, sau những ồn ào bàn luận. Vì từ lâu tham nhũng là loại “giặc nội xâm” mà người Việt phải sống chung, như sống chung với lũ, vẫn trong cơn bĩ cực.

Báo cáo mới nhất của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cho biết, năm 2013, tỷ lệ số tiền, tài sản tham nhũng thu hồi chỉ đạt chưa đến 10%. Năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22%. Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (Giám đốc TT nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng), thì nếu so sánh con số trên với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trên thực tế thì tỷ lệ còn thấp hơn nhiều. Mặt khác, việc thu hồi tài sản bị “đánh cắp” không phải dễ dàng. Bởi lẽ, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay rất phức tạp, đã trở thành “tập quán”. Và một khi tham nhũng khó kiểm soát thì việc thu hồi tài sản tham nhũng sẽ rất khó đạt yêu cầu. (GDVN, ngày 24/7)

Vì sao?

Người viết bài tâm đắc với nhìn nhận của Gs Nguyễn Minh Thuyết (GDVN, ngày 25/6): Cán bộ mình hư hỏng là do cơ chế của mình lỏng lẻo, dễ dãi với người có chức quyền quá. Một số hành vi tham nhũng có thể làm sụp luôn cả một doanh nghiệp, có thể ném thêm một quả cân vào gánh nợ công, khiến chúng ta không ngóc cổ dậy được!

Như một sự minh họa sinh động cho nhìn nhận này, mới đây, ngày 22/7, báo Đất Việt đưa tin: “Bất ngờ con số nợ công vượt xa mức công bố”. Theo đó, World Bank vừa cho biết con số nợ công của VN hiện là 110 tỉ USD, vượt xa con số mà Bộ Tài chính từng đưa ra trước đây. Nếu cách đây ít tháng, số nợ công tính trên đầu người VN là 21 triệu đồng, thì nay, con số đó đã lên tới 26 triệu đồng/người. Trong số nợ công đó, liệu có bao nhiêu kẻ tham nhũng góp phần… tích cực?

Những kẻ tham nhũng mới đây, rồi sẽ phải chịu sự xử lý nghiêm khắc, ở góc độ vi phạm pháp luật, bởi lòng tham vô độ đến mờ mắt.

Trong quá khứ, những kẻ đó từng hỉ hả, giờ đây, chắc chắn, suy ngẫm lại tội lỗi, họ sẽ phải khóc.

Những thủ đoạn của Giang Kim Đạt rồi đây sẽ được cơ quan chức năng làm sáng tỏ, thế nhưng, người ta chưa quên 11 lần thanh tra, cả 11 lần đều kết luận tốt đẹp, và không phát hiện được những sai phạm tày trời. Vậy thì trách nhiệm, chức năng giám sát thế nào?

Một giải pháp gần đây, hay được cơ quan phòng chống tham nhũng nhắc đến và thực hiện, là kê khai tài sản của các quan chức trong diện đối tượng. Thế nhưng toàn bộ sự kê khai tài sản chỉ dựa vào lời khai của các đối tượng, mà bản thân cơ quan phòng chống tham nhũng không nắm được nguồn gốc đồng tiền của các tài sản này kiếm được từ đâu? Vậy thì ai bảo đảm đó là sự minh bạch về tài sản lẫn phẩm chất người khai. Thế cho nên kết quả kê khai hơn 01 triệu người, chỉ phát hiện được 04 trường hợp không trung thực.

Và vì thế, chuyện Giang Kim Đạt có bố là Giang Văn Hiển đứng tên các tài sản tham nhũng, cũng chỉ là mánh mung, thủ đoạn của một kẻ không may bị lộ trong rất nhiều kẻ tham nhũng chưa bị lộ mà thôi.

Đặt vụ việc những người nông dân nghèo khó ở Can Lộc bị tận thu, bên cạnh vụ việc những quan chức mới đây ngã ngựa vì tham nhũng, có khối tài sản khổng lồ, vô tình như một phép đối chứng chua xót về sự giàu nghèo sâu sắc. Tiếc thay phép đối chứng bất đắc dĩ đó lại do con người, do cơ chế XH góp phần tạo nên

Thế nên hồi thái lai của nước Việt, bao giờ?

Ăn cắp ở nước ngoài và khoản tiền “rửa nhục quốc thể”

Theo Dân luận-07-24-2015
Chuyện người Việt ăn cắp ở nước ngoài bị bắt quả tang không còn cá biệt nữa, mà xảy ra khắp nơi từ Á sang Âu… Đó là cái nhục quốc thể, mà mỗi người Việt Nam chân chính phải biết đau.

 Ăn cắp ở nước ngoài và khoản tiền “rửa nhục quốc thể”
Hai người Việt bị bắt vì ăn cắp tại Thụy Sỹ

Mới đây nhất, hai du khách Việt đã bị bắt quả tang ăn cắp kính ở Thụy Sĩ, bị giam giữ xét hỏi và bị phạt xấp xỉ 45 triêu đồng . Số tiền này nước ngoài thu, còn nỗi nhục thì người Viêt Nam mang, chứ không phải hai tên vô lại đó.

Vì sao lại có hiện tượng người Việt ăn cắp ở nước ngoài nhiều đến thế? Theo tôi có những lý do sau đây:

– Ngu và tham của của tên kẻ cắp đó: Hoàn toàn không phải do nghèo, vì đủ khả năng đi du lịch quốc tế kia mà. Nhưng mà ngu. Vào siêu thị thấy hàng bày, tưởng là hớ hênh, không ai quản lý nên nổi máu tham chôm chỉa. Tham thì đã đành, nhưng ngu ở chỗ không biết rằng với các nước tiên tiến, họ có đủ ngàn cách để bảo vệ hàng hóa của họ mà không cần có người trực tiếp trông coi… Kết quả là chôm, là mang nhục về cho đất nước.

– Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng khiến tệ nạn này không giảm là khi trở về nước, không bị bất cứ một hình thức kỷ luật nào. Ai cũng biết có kẻ sau khi bị bắt quả tang ăn cắp hàng siêu thị ở nước ngoài trở về nước còn được phụ trách Chương trình Văn hóa của đài Truyền hình Trung ương! Còn có cách sử dụng cán bộ nào lố bịch hơn thế!

Tôi đề nghị, đối với những người mang tội danh đó khi trở về nước, là bất cứ ai cũng phải phạt một khoản tiền lớn, goi là “TIỀN RỬA NHỤC QUỐC THỂ”. Với cán bộ nhà nước thì cho thôi việc ngay tức khắc. Có như vậy may ra tệ nạn này mới giảm bớt dần và đi đến chỗ triệt tiêu, mang lại thể diện cho người Việt nói chung, và nhất là đối với những người có dịp ra nước ngoài.

Việt Nam khẳng định ông Phùng Quang Thanh vẫn khoẻ sau khi về nước

Theo RFI-Thụy My, Thanh Phương
Ngày 25-07-2015 23:39

media
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel tại Diễn đàn An ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore ngày 31/05/2014.REUTERS/Pablo Martinez Monsivais/Pool

Theo tin báo chí trong nước, sáng hôm nay, 25/07/2015, sau nhiều ngày nằm bệnh viện tại Pháp để được phẫu thuật khối u phổi, ông Phùng Quang Thanh hôm nay đã trở về Việt Nam.

Trước những lời đồn đoán về tình trạng của ông Phùng Quang Thanh, chính quyền khẳng định Bộ trưởng Quốc phòng sau phẫu thuật sức khỏe rất tốt và ngay sau khi về đến Hà Nội đã có thể làm việc ngay, theo lời tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, trả lời RFI hôm nay:

RFI : Thưa Trung tướng, như vậy hãng DPA đã đính chính thông tin lần trước là sai ?

Trung tướng Võ Văn Tuấn : Đúng rồi. Hôm nay họ có điện cho tôi, và họ nói là xin được gửi thư để xin lỗi về điều đó.

RFI : Họ có chính thức gửi thư xin lỗi với Việt Nam chưa ạ ?

Họ mới xin địa chỉ email để gửi thư xin lỗi.

RFI : Như vậy sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh như thế nào ?

Sau khi phẫu thuật xong thì Đại tướng sức khỏe rất ổn định, tốt. Bây giờ đại tướng hoàn toàn bình phục và đã về nước ngày hôm nay, và đã tiến hành làm việc luôn. Công việc nhiều cho nên cũng làm việc luôn. Sức khỏe tốt.

RFI : Thưa, đại tướng chữa bệnh gì ở Pháp ?

À, như đã thông tin thì Đại tướng đang chữa thì (phát hiện) có một khối xơ phổi, do trước đây trong chiến tranh có bị tai nạn xe cho nên bị va đập vào trong thành xơ. Bây giờ mổ bỏ cái đó, còn lại thì bình thường tất cả.

RFI : Nhưng dư luận cũng thắc mắc vì sao Đại tướng trở về, nhưng chỉ có một tấm hình duy nhất chụp từ xa của báo Tuổi Trẻ. Tại sao trước những lời đồn đoán như vậy…

Họ đồn đoán kệ họ thôi, còn Đại tướng về bình thường, mạnh khỏe, lại còn làm việc ngay ở Bộ Quốc phòng, nhé. Mấy ngày nữa khi làm việc tiếp thì sẽ có ảnh thôi, chứ không việc gì cứ phải rùm beng lên, phải cải chính mới là tốt. Sắp tới Đại tướng sẽ đi làm việc bình thường, những hoạt động sẽ đưa lên thông tin đại chúng, báo chí.

RFI : Dạ xin phép được hỏi thêm về khía cạnh xử lý khủng hoảng, tại sao báo Quân đội Nhân dân cho đến nay không có thông tin gì về Đại tướng ?

Vấn đề đặt ra ở đây là, một người đi chữa bệnh thì cứ chữa bệnh bình thường. Còn những cái thông tin báo giới khác người ta quan tâm, tìm hỏi, người ta đưa tin thì lúc đó là Bộ Quốc phòng trả lời thôi. Chứ còn Bộ Quốc phòng Việt Nam không bao giờ đưa tin, hay mỗi người đi chữa bệnh là phải phát hành thông báo gì cả.

Đó là chuyện bình thường thôi. Ai có bệnh tật, có vấn đề gì về sức khỏe, đi kiểm tra, chữa bệnh là chuyện bình thường. Báo chí nhiều lúc cũng thổi phồng, làm cho nó rùm beng lên, thì bắt buộc tôi phải trả lời. Thế thôi !

Tóm lại là gì ? Tất cả mọi cái đều rất là tốt, rất là bình thường, và đại tướng sẽ làm việc như bình thường. Sắp tới nếu mà theo dõi thông tin đại chúng sẽ thấy. DPA khi nào xin lỗi thì cũng sẽ thông báo cho mọi người biết. Những thông tin đó không việc gì mà phải giấu cả. Họ nói là họ sẽ gửi, còn khi nào đến thì đến. Những cái này thật ra Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng không quan tâm lắm, tại vì họ đưa sai thì họ phải đính chính và xin lỗi.

RFI : Xin cảm ơn Trung tướng rất nhiều !
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150725-viet-nam-khang-dinh-ong-phung-quang-thanh-van-khoe-sau-khi-ve-nuoc/#

Trung Quốc: Đừng suy diễn quá mức cuộc tập trận ở biển Đông

Chiến hạm Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông.
Chiến hạm Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông.
Theo Xinhua, Reuters, MOFA-26.07.2015
Hải quân Trung Quốc mới lên tiếng kêu gọi tránh “suy diễn quá mức” cuộc thao diễn quân sự hiện thời của nước này trên biển Nam Trung Hoa, tức biển Đông, sau khi vấp phải phản đối của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Người phát ngôn của lực lượng hải quân Trung Quốc hôm nay, 25/7, được trích lời nói rằng đó là một cuộc tập dượt thường niên, “phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận tương tự trong tương lai.

Ông Lượng Dương nói: “Tiến hành tập dượt trên biển là một hành động bình thường của hải quân nhiều nước. Cuộc thao diễn thường lệ hàng năm của hải quân Trung Quốc nhằm trắc nghiệm khả năng chiến đấu trên thực tế, tăng cường khả năng cơ động cũng như khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quân sự đa dạng [của binh sĩ Trung Quốc]”.

Lời phát biểu của ông Lượng được đưa ra hai ngày sau khi chính quyền Hà Nội lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh "dừng ngay" cuộc tập trận kéo dài từ ngày 22 tới 31/7.

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố rằng cuộc thao diễn quân sự của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ hai nước, đe doạ an ninh an toàn hàng hải trong khu vực”.

Ông Bình nói thêm: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thực hiện những hành động có trách nhiệm và dừng ngay những hành động làm căng thẳng trong khu vực”.

Trong khi đó, người phát ngôn của hải quân Trung Quốc chỉ trích nhiều nước chiếm giữ “trái phép” nhiều hòn đảo trên biển Đông.

Ông Lượng cũng cho rằng một số cường quốc ngoài khu vực đã lôi kéo các nước khác vào vấn đề biển Đông, triển khai tàu bè và máy bay trong các chuyến trinh sát cũng như tổ chức tập trận với kẻ thù giả tưởng là Trung Quốc. Người phát ngôn này không nói rõ đó là các quốc gia nào.

Mỹ và Philippines tháng trước đã tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn, và mới đây đích thân tân tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã tham gia chuyến bay trinh sát trên biển Đông kéo dài 7 tiếng đồng hồ.

Một sự dè dặt rất cần thiết

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Bùi Tín
Theo VOA-25.07.2015
Chuyến đi thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra và sau đó được bình luận khá sôi nổi ở trong nước cũng như ngoài nước.

Ý kiến khen ngợi, vui mừng, đánh giá cao «chuyến đi lịch sử» này không hiếm.

Ở trong nước, ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đảng đánh giá «cuộc đi thăm chính thức đã thành công», «lòng tin được xác lập», «với thịnh tình và chân tình». ông Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bộ Ngoại giao còn «hãnh diện về chuyến thăm lịch sử», «vượt qua mọi hy vọng, với 14 văn kiện được ký kết, mở ra triển vọng trong quan hệ giữa 2 nước trên các mặt thương mại, đầu tư, ngân hàng, giáo dục, hàng hải, an ninh». (trên báo Đời sống và Pháp luật ngày16/7)

Bộ máy tuyên huấn của đảng tất nhiên cố tình thổi phồng kết quả của chuyến đi thăm này, theo tập quán «tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại», dùng ngoa ngôn, xảo ngôn quen thuộc để thổi phồng kết quả, trong khi cuộc khủng hoảng niềm tin của quần chúng vẫn có xu hướng gia tăng, cuộc sống dân thường đầy khó khăn, nợ quốc gia tăng cao, giáo dục trì trệ, nền y tế xã hội tụt hậu, xã hội mất an ninh, giao thông không an toàn, bất công xã hội mở rộng, nạn tham nhũng, tệ hối lộ dai dẳng, mua quan bán tước công khai, trắng trợn. Bức tranh xã hội khi Đảng CS chuẩn bị Đại hội XII vẫn một màu xám đậm, khi Báo cáo chính trị và các văn kiện sẽ trình Đại hội vẫn một mực cưỡng bách toàn đảng và toàn dân «kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin, kiên trì chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản, kiên trì chế độ độc đảng, kiên thì lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo» - 4 cái gông tệ hại đã tròng vào cổ dân ta suốt 70 năm nay và là nguồn gốc chính của muôn vàn đau khổ, tụt hậu, tàn phá và bất công.

Lúc này, toàn dân ta, nhất là các chiến sỹ đang đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do trong và ngoài nước cần hết sức tỉnh táo, đánh giá đúng tình hình các sự kiện, không tô hồng, cũng không bôi đen, đánh giá đúng tình hình thật sự, rút ra những kết luận thiết thực cho hành động trước mắt để giành cho nhân dân ta những bước tiến mới của phong trào.

Quả thật mối quan hệ giữa «Hoa Kỳ - Dân chủ» với «Việt Nam - Độc đoán» đã có một bước cải thiện đáng kể so với trước. Nhưng đó là những bước tiến bộ khó khăn, còn rất hạn chế, chậm chạp, đầy trắc trở, rất xa dưới tiềm năng, càng còn rất xa so với nguyện vọng của đông đảo người dân bình thường, của giới trí thức dân tộc, của tuổi trẻ tinh hoa của đất nước, nhất là của lực lượng dấn thân cho dân chủ.

Cần nhận rõ Tổng thống Barack Obama đã có một số nhân nhượng chiến thuật đối với nhà lãnh đạo độc đảng toàn trị ở nước ta. Cần nhận rõ quan hệ giữa một thể chế dân chủ và một thể chế độc đoán là mối quan hệ đối lập, đối kháng về bản chất, không bao giờ thay đổi. Bạn bè có trăm loại bạn bè - từ bạn bè thân thiết, chí cốt, liên minh chiến lược toàn diện gắn bó lâu bền cho đến bạn bè chiến thuật tùy lúc, tùy vấn đề, cò kè mặc cả, cân nhắc lợi hại, nhân nhượng qua lại với nhiều trắc trở khó khăn.

Tuy giữ một số nguyên tắc như không treo cờ 2 nước, không bắn 21 phát đại bác, không duyệt đội quân danh dự, không thết quốc yến, không ôm hôn thân thiết, cũng không mời nói chuyện trước Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ đã nhân nhượng tiếp ông Trọng trong Tòa Bạch Ốc tuy ông Trọng không cầm quyền từ lá phiếu cử tri. Lý do nhân nhượng là vì Hoa Kỳ đang có mối lo chiến lược rất lớn là ngăn chặn sự nổi lên của đế quốc mới Cộng sản, bành trướng Trung Hoa, thực hiện «chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương», nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh, tư do của nhân dân Hoa Kỳ và toàn thế giới. Hoa Kỳ lại đang phải gánh vác trách nhiệm chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông, chống bọn khủng bố quốc tế, đồng thời bảo vệ ổn định, hòa bình, an ninh hàng hải ở khu vực Đông Nam Á.

Lẽ ra lãnh đạo đảng CSVN có thể tỏ ra thức thời, nắm vững thời cơ, tận dụng chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ, thoả mãn những yêu cầu hợp lý của Hoa Kỳ, như mạnh dạn từ bỏ lập trường phụ thuộc Trung Quốc từ sau sự kiện Thành Đô năm 1990, trả tự do cho các nhà dân chủ đang bị cầm tù, tôn trọng quyền lập công đoàn tự do của người lao động, sửa chữa những điều khoản trong bộ Luật hình sự rất phi lý về cái gọi là «lợi dụng quyền tự do dân chủ», từ bỏ việc coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo để khuyến khích tư do cạnh tranh của các nhà kinh doanh nhỏ, vừa và các nhà đầu tư quốc tế. Về cơ bản lãnh đạo VN chỉ khôn ngoan dùng từ ngữ mềm dẻo dễ nghe để che dấu đường lối kiên trì thân Trung Quốc, Bắc thuộc và chế độ đảng trị chống tự do dân chủ cố hữu.

Chính do sự nhu nhược ươn hèn, không dám thoát sự khống chế dai dẳng của Bắc Kinh mà ông Trọng đã phải sang bái yết thiên triều trước cuộc Mỹ du, và sau khi đi Mỹ về lại phải tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lê để tường trình.

Cũng do đó mà nhà báo Shawn W. Crispin (trên báo The New York Times ngày 17/7) cho rằng thành tựu chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “chưa đáng kể, mới chỉ mang tính biểu tượng mà thiếu thực chất”, việc bán vũ khí sát thương cho VN còn rất hạn chế, khả năng cung cấp thiết bị công nghiệp quốc phòng chưa được rõ ràng, việc chung sức hoạt động quân sự chưa được đặt ra. Tổng thống Obama vẫn nhắc đến vấn đề tôn trọng nhân quyền, thực thi quyền dân chủ và pháp quyền là những vấn đề còn tồn tại để có thể đi xa hơn nữa trong mối quan hệ giữa 2 nước. Vấn đề then chốt về kinh tế là công nhận VN đã có “nền kinh tế thị trường” vẫn còn treo lơ lửng.

Tuy đã có 14 văn kiện được ký kết về các mặt giáo dục, thương mại, ngân hàng, dầu khí, điện lực, thuế quan nhưng xem ra các công ty kinh doanh Hoa Kỳ không mấy hứng khởi, vồ vập. Vẫn theo The New York Times (số nói trên), khi tự do kinh doanh còn bị kinh tế chỉ huy khống chế, vấn đề thuế khóa chưa minh bạch, luật pháp chưa nghiêm minh, tham nhũng, hối lộ còn nặng nề, thì các nhà kinh doanh Hoa Kỳ khó có thể coi VN là mảnh đất thuận lợi, còn lâu Hoa Kỳ mới có thể từ bỏ vị trí thấp, đứng thứ 7 trong các đối tác làm ăn với Việt Nam, trong khi Trung Quốc vẫn nắm rất chặt nền chính trị, kinh tế, thương mại và các khoản đầu tư lớn nhất về xây dưng cơ khí, hoá chất, thủy điện và nhiệt điện, giao thông, trồng rừng, khai thác khoáng sản như bauxite trên khắp cả nước.

Vì những lẽ trên, kết luận rút ra qua chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhân dân ta cần rất tỉnh táo, không bị mê hoặc bởi tuyên truyền ngoa ngôn của bộ máy tuyên huấn của Đảng CS, cần tạo nên sức ép mạnh mẽ về nhu cầu cấp cấp bách Thoát Trung. Các nhà báo độc lập, các blogger tự do, các tổ chức xã hội dân sự ngày càng lớn mạnh hãy tự tin kết hợp chung sức đấu tranh kiên trì đòi tự do báo chí, tự do tôn giáo, trả tự do cho các anh chị em còn trong tù, kiên trì đòi thay đổi hẳn hệ thống chính trị từ độc đoán sang dân chủ, thay đổi hẳn đường lối đối ngoại từ phụ thuộc bành trướng sang xoay kết bạn thân thiết toàn diện với Hoa Kỳ và các nước dân chủ toàn thế giới. Đó là con đường sống, con đường phát triển trong độc lập, tự do, bình đẳng, hạnh phúc và văn minh.

Không có một con đường nào khác. Hơn lúc nào hết, đất nước ta cần một sức ép xã hội mạnh mẽ của công luận. Đây mới là yếu tố quyết định.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.  

'Bắt nhân viên trộm đồ ở Nội Bài'

Theo BBC-25 tháng 7 2015

Công an Việt Nam bắt giữ hai nhân viên bốc xếp bị cho là đã trộm điện thoại của một khách Hàn Quốc tại sân bay Nội Bài.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hôm 20/7, một hành khách Hàn Quốc đi chuyến bay của hãng hàng không Vietjet Air từ Hàn Quốc về Nội Bài đã khai báo mất 1 điện thoại Samsung Note 2 màu trắng.
Sang ngày 21/7, nhân viên kỹ thuật của Vietjet Air khi kiểm tra cùng một máy bay, lúc này đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất, đã phát hiện điện thoại được giấu phía trên tấm panel trần hầm hàng phía sau của máy bay.
Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an – được giao trách nhiệm điều tra tiếp.
Tin tức nói hai nhân viên bốc xếp thuộc Công ty mặt đất Hà Nội (HGS) phục vụ bốc xếp chuyến bay từ Hàn Quốc về Nội Bài đã khai việc trộm điện thoại.
Hai người này đang bị tạm giữ, theo trang Infonet.
Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam khiển trách cấp dưới vì số vụ khiếu nại mất cắp hành lý khi đi máy bay liên tục tăng.
Ông Đinh La Thăng nói: “Mỗi năm để xảy ra hàng trăm vụ mất cắp mà các anh không thấy xấu hổ à?”
“Các anh không thông về tư tưởng, chưa thấy được trách nhiệm của mình. Còn vô cảm thì còn mất cắp.”
Ông Thăng chủ trì cuộc họp hôm 18/6, có sự tham dự của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.

Hợp tác an ninh Mỹ - Việt 'tiến dần dần'

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm Việt Nam hồi tháng Sáu
Năm 2015 đánh dấu dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam.
Sự kiện này đánh dấu điểm nhấn quan trọng giữa hai quốc gia vì hai nước đã trải qua chặng đường dài. Như bà Hillary Clinton bình luận, quan hệ hai nước đã phát triển theo những cách không thể hình dung nổi trước đây.
Từ vài năm qua, quan tâm an ninh lớn nhất tại châu Á – Thái Bình Dương là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc quân đội Trung Quốc hiện đại hóa gây lo ngại do sự thiếu minh bạch. Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển lực lượng hải quân nước xanh, và có thể cho rằng nước này làm thế nhằm thay đổi hiện trạng ở châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chứng tỏ hung hăng trong các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa. Việt Nam, có đòi hỏi lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc, đang đối diện khủng hoảng.
Từ góc nhìn của Việt Nam, nước này có nghị trình hai điểm trong quan hệ với Mỹ. Thứ nhất, Hà Nội muốn đa dạng hóa hồ sơ đầu tư thông quan quan hệ kinh tế với Mỹ. Sự đa dạng hóa đó sẽ bảo vệ Việt Nam nếu xảy ra bất ổn thương mại với người láng giềng phương bắc.
Thứ hai, Hà Nội muốn củng cố đòi hỏi trên Biển Nam Trung Hoa. Quan hệ gần hơn với Mỹ cũng sẽ đem lại lợi ích ngoại giao và chính trị cho Việt Nam. Một diễn biến đáng quan tâm trong hợp tác an ninh song phương sẽ là khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam. Tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã giảm bớt hạn chế trong vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Mỹ tuyên bố họ không theo phe nào trong xung đột Biển Nam Trung Hoa. Nhưng họ lại đang giúp Việt Nam củng cố khả năng quân sự. Tuy vậy, việc này sẽ được làm thận trọng, và trong tương lai gần, việc bán vũ khí tấn công sẽ không thể xảy ra vì Mỹ không thích thú với ý tưởng này.
Đối với Mỹ, Việt Nam là nước quan trọng trong chiến lược Tái cân bằng. Mỹ tìm kiếm đối tác thực thi chính sách này bằng cách thiết lập quan hệ mới và củng cố quan hệ cũ.
Vì thế Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã thăm Vịnh Cam Ranh năm 2012, một điều chưa từng có. Mặc dù chính sách an ninh của Việt Nam không cho phép nước ngoài đặt căn cứ tại đó, nhưng họ đã mở cửa vịnh cho mục đích thương mại (sửa chữa tàu). Mỹ là nước đầu tiên tận dụng điều này. Năm 2010, Mỹ ký hợp đồng để sữa chữa nhỏ các tàu của Mỹ. Bằng cách này, tàu Mỹ sẽ được vào vịnh, và nếu xảy ra xung đột, nó sẽ có giá trị hậu cần to lớn.
Nhưng Việt Nam sẽ không cho phép sự tiếp cận đặc biệt đối với hải quân bất kỳ nước nào. Việt Nam và mọi nước ở Đông Nam Á sẽ không chấp nhận cân bằng để chống lại Trung Quốc. Việt Nam chỉ đề phòng Trung Quốc bằng cách hợp tác với nhiều đại cường. Nước này duy trì quan hệ gần gũi với Ấn Độ và Nga trong lúc tìm kiếm đối tác mới như Mỹ và Nhật.
Xu hướng chiến lược của Việt Nam ngày càng dịch chuyển từ phòng thủ trên bộ sang trên biển. Trong bối cảnh kinh tế đang tăng trưởng và toàn cầu hóa nhiều hơn, Việt Nam nhận ra giá trị của vùng đặc quyền kinh tế và tầm quan trọng của tự do đi lại trên biển. Sự dịch chuyển địa chiến lược này khiến việc nhích lại gần hơn với Mỹ được ủng hộ, vì Mỹ vẫn là nước bảo vệ an ninh chính tại Đông Nam Á.
Nhưng dù hai nước có gần nhau hơn, các thách thức vẫn còn đó. Mỹ vẫn lo ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Hợp tác an ninh song phương sẽ tiến triển dần dần. Nếu Mỹ bị hạn chế vì các vấn đề nhân quyền và tự do, Việt Nam sẽ lại nghĩ về quan hệ với Trung Quốc.
Có một tầng lớp ở Việt Nam vẫn nghi ngờ Mỹ, tin rằng Mỹ muốn gây bất ổn cho chính thể cộng sản thông qua diễn biến hòa bình. Do sự nhạy cảm này, hợp tác an ninh Mỹ - Việt sẽ chỉ hạn chế ở các vấn đề an ninh phi truyền thống trong tương lai gần.
Tác giả đang làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi.

Ý kiến: May mà Trung Quốc tráo trở


Mặc dù có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, giới lãnh đạo quân đội Việt Nam và Trung Quốc chưa bao giờ lớn tiếng.
“Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ. Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” - Câu thơ của Việt Phương phản ánh ý thức của nhiều thế hệ người Việt ngày trước, đến nay vẫn còn được truyền tụng.
Thế mà bây giờ Việt Nam lại ào ào đòi thoát Trung, người dân háo hức kỳ vọng về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ. Mỹ - như một vị cứu tinh, một ngôi sao sáng soi đường chỉ lối cho Việt Nam.
Từ bao giờ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới xấu xa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới đẹp đẽ như thế?

Từ Mỹ xấu xa

Năm 2001, khi sự kiện 11-9 xảy ra, thầy giáo tôi đã nói trên lớp rằng: “Bin Laden là một anh hùng”. Tất nhiên câu nói được cả lớp ủng hộ nhiệt liệt.
Đối với người Việt Nam khi đó, mọi hành động của Mỹ đều đen tối, có động cơ không đàng hoàng; và vì thế mọi thế lực đối nghịch với Mỹ đều anh hùng, cao thượng. Dù có là khủng bố giết chết dân thường đi nữa, thì nước Mỹ cũng xứng đáng phải chịu hậu quả như vậy.
Trên cái đà đó, đương nhiên cuộc chiến Afghanistan để tiêu diệt Taliban của Mỹ cũng xấu xa, cuộc chiến Irag năm 2003 càng dơ bẩn. Chiến dịch tiêu diệt Saddam Hussein của Mỹ được thông tin đến nhân dân Việt Nam chỉ đơn giản là Mỹ muốn chiếm nguồn dầu mỏ của quốc gia Trung Đông.
Bin Laden và Saddam Hussein xuất hiện trên báo Việt Nam như những vị lãnh tụ vĩ đại khi bắt đầu cuộc chiến rồi như những con người thất thế đáng thương khi thua trận.
Không ai bận tâm tìm hiểu những người này thế nào, vì cứ chống lại Mỹ là tốt. Bin Laden tốt, Saddam Hussein tốt, Iran tốt, Triều Tiên tốt, Fidel Castro quá tốt, Putin cực tốt, và tất nhiên: Trung Quốc ít nhất cũng tốt hơn Mỹ.

Cho đến Mỹ tốt


Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Trọng được đánh giá theo nhiều góc nhìn khác nhau.
Thế rồi đột nhiên mọi việc quay ngoắt 180 độ. Đối với người Việt Nam bây giờ, cứ chống lại Mỹ và phương Tây là xấu, hoặc ít nhất phải có vấn đề gì đó.
Bin Laden và Taliban bị khinh bỉ như một bọn khủng bố man rợ, Saddam Hussein phạm tội diệt chủng, Triều Tiên không biết thương dân nghèo đói để phát triển vũ khí hạt nhân… tất cả đều là những thể chế độc tài, lạc hậu…
Putin mới đây vẫn còn là người hùng bỗng vụt biến thành một kẻ độc ác. Vụ máy bay MH17 bị bắn rơi năm ngoái đến nay vẫn chưa xác định được thủ phạm, nhưng rất nhiều người Việt Nam không ngần ngại khẳng định rằng Putin là kẻ chủ mưu chứ chẳng phải ai vào đây. Nếu sự kiện Nga sáp nhập Crimea diễn ra vào khoảng 10 năm trước chắc sẽ được ủng hộ nhiệt tình, nhưng nay người Việt coi đó là một trò hề.
Ngay đến cả cuộc khủng hoảng Hy Lạp mà truyền hình trong nước đưa tin hướng người xem nghĩ đến việc châu Âu đang chèn ép Hy Lạp, phần lớn mọi người vẫn tự tìm hiểu để biết rằng: đó là hậu quả của việc làm ít chơi nhiều.
Người Việt không còn hả hê với việc Iran và Cuba chống Mỹ đến cùng nữa, mà hồ hởi vì họ phải xuống nước để làm lành với phương Tây.

Vì đâu có sự thay đổi đó?

Hành động đưa giàn khoan vào khu vực có tranh chấp tại Biển Đông tạo làn sóng phẫn nộ lớn tại Việt Nam.
Cái mốc cho sự thay đổi trong nhận thức của người Việt Nam bắt đầu từ khoảng 5 năm trước, khi Trung Quốc bắt đầu có sự gây hấn mạnh mẽ ở biển Đông.
Thật ra thì việc Trung Quốc có những hoạt động trên biển có lẽ không phải chờ đến lúc đấy, nhưng đó là thời kỳ bùng nổ Internet ở Việt Nam nên mọi thứ không thể giấu giếm thêm được nữa.
Người Việt khi đó mới ngỡ ra rằng: nước mình chẳng mạnh mẽ gì, và Trung Quốc chứ chẳng phải Mỹ mới là kẻ thù thâm độc nhất.
Người Việt luôn tin tưởng vào vai trò “Canh giữ hòa bình thế giới” của mình và người anh em Cuba, cho đến khi bị Trung Quốc đe dọa, chúng ta mới biết rằng Việt Nam không có khả năng bảo vệ ai hết.
Rồi hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Tại sao nước mình lại nghèo thế, tại sao vị thế lại kém thế… Niềm tin vào những thứ vĩ đại mơ hồ trước đây đã lung lay. Và công cuộc tự tìm kiếm thông tin bắt đầu. Khi biết những chuyện như Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc mà bao năm xem dự báo thời tiết vẫn tưởng là còn của mình, người dân nhận ra có rất nhiều sự thật khủng khiếp vẫn được giấu kín.
Trước đó người Việt không có nhu cầu tìm hiểu và bác bỏ mọi thứ thuộc về hải ngoại. Qua thông tin chính thống, Việt Nam lúc nào cũng giỏi cả, và cái gì cũng nhất. Sự yên ổn giả tạo ru ngủ người Việt, làm cho họ vẫn sống với những ánh hào quang trong quá khứ do mình tự vẽ ra.
Nhưng sự đe dọa của Trung Quốc làm giấc mơ ấy phụt tắt, mọi thứ hết lung linh.
Trước đây, đối với người Việt, có những vị lãnh tụ không bao giờ được phép nói xấu và bất cứ ai động đến những thần tượng đó đều là xuyên tạc, vu khống. Nhưng nay, sự mất niềm tin làm cho họ nhận ra rằng: những thông tin kia có thể là sự thật lắm chứ.
Rồi hàng loạt cuốn sách của những người thân cận với các lãnh tụ ra đời, càng đọc người ta càng thấy những cái kém cỏi, xấu xa, dốt nát; và tất nhiên, càng ghét chế độ bao nhiêu thì người ta càng mê phương Tây bấy nhiêu.
Nhưng chú ý là những cuốn sách kiểu này không phải giờ mới có, chỉ có điều nếu không có bước chuyển niềm tin quan trọng như đã nói ở trên, chúng vẫn chỉ được xếp vào hạng “phản động, nói xấu chế độ” do nghe theo các “thế lực thù địch” mà thôi.

Kết quả


Chính sách xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ được xem là để đối phó với hành động của Trung Quốc trong khu vực.
Dần dần, cái nhìn của người dân đối với chế độ đã thay đổi tạo nên một sức ép đáng kể buộc lãnh đạo phải thay đổi theo nếu không muốn mất quyền lực vào một ngày không xa.
Việt Nam đã trở nên khiêm tốn hơn. Trước đây, chúng ta rất khó chịu với vai trò “Sen đầm quốc tế” của Mỹ. Chữ “Sen đầm” vốn được phiên âm từ “Gendarme” trong tiếng Pháp, nôm na là để chỉ cảnh sát. Từ này vốn không có gì xấu, nhưng Việt Nam gán với Mỹ để ám chỉ việc Hoa Kỳ can thiệp khắp nơi trên thế giới.
Nay, thay vì tự coi mình là “Cảnh sát quốc tế” với nhiệm vụ “Canh giữ hòa bình thế giới”, Việt Nam đã tự nguyện từ bỏ vai trò đó và mong muốn Hoa Kỳ phải giữ đúng trách nhiệm “Sen đầm” để giúp mình tránh khỏi sự đe dọa từ đất nước ở bên kia biên giới mà trên danh nghĩa vẫn là anh em đồng chí.
Như vậy, cần phải nhìn lại những tác động của nước láng giềng phương Bắc, nó không chỉ có tiêu cực mà còn có cả mặt tích cực nữa. Không có mối họa Trung Quốc, Việt Nam vẫn mãi ảo tưởng về bản thân và dậm chân tại chỗ.
Dù có thể chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ mới đây chủ yếu là bất đắc dĩ do sức ép của phe cải cách, kết quả của nó còn rất hạn chế và con đường để tiến tới dân chủ vẫn còn mông lung, nhưng có một điều chắc chắn: Trung Quốc càng siết chặt vòng vây bao nhiêu, Việt Nam càng phải cởi mở với Mỹ bấy nhiêu.

Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm của tác giả.

Hãng tin Đức thừa nhận ‘nhầm lẫn' vụ ông Thanh từ trần

Bài viết trong đó hãng DPA thừa nhận đã
Bài viết trong đó hãng DPA thừa nhận đã "nhầm lẫn".
Theo DPA, VOA, VnExpress-26.07.2015

Hãng thông tấn lớn của Đức, DPA, hôm nay đã chính thức thừa nhận “nhầm lẫn” khi đưa tin Đại tướng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris.

Trong bài viết có tựa đề “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam về nước”, hãng tin này viết rằng, “một bản tin trước đây của DPA đã nhầm lẫn khi đưa tin vị đại tướng đã từ trần sau khi được chữa trị tại một bệnh viện ở Paris”.

DPA cũng cho biết họ “dẫn một nguồn tin từ bệnh viện”, trong khi bản tin đăng hôm 19/7 của hãng DPA từ Hà Nội dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/7 cho biết đã yêu cầu hãng tin Đức “cải chính thông tin sai sự thật”.

Sau khi vấp phải chỉ trích, một bản tin hôm của DPA chỉ nói là Việt Nam đã “bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời”.

Chưa rõ Việt Nam sẽ xử lý ra sao sau khi hãng tin Đức chính thức lên tiếng thừa nhận sai sót.

Tuy nhiên, các nhà quan sát ở trong nước nói với VOA Việt Ngữ rằng DPA có thể "gặp khó khăn" khi tác nghiệp và tiếp cận nguồn tin chính thống ở Việt Nam trong tương lai.

Trước đó, tờ Trước đó, tờ Đời sống và Pháp luật 30 triệu đồng vì cho đăng tiểu sử của ông Thanh, khiến người đọc có cảm giác là ông đã từ trần.

Sau khi DPA đính chính thông tin, một số trang mạng đăng lại tin của hãng này cũng làm điều tương tự.

Ông Thanh trở về nước hôm 25/7 sau gần một tháng chữa bệnh ở Pháp. Tin tức cho hay, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam “sẽ trở lại làm việc từ đầu tuần tới”.

Theo báo chí trong nước, sau khi về tới Hà Nội, ông Thanh đã đến trụ sở Bộ Quốc phòng để “nắm bắt tình hình sau thời gian dài vắng mặt”.

Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội

Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?

Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!

Khi trở về Hà Nội, chắc hai cháu đã nghe tin Nguyễn Xuân Sơn. Mấy bữa trước còn chễm trệ trên ghế chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam), giờ Sơn đang bị truy tố về tội “làm mất” 800 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ kim) của công ty dầu khí, khi còn làm tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ðại Dương (OceanBank).

Nguyễn Xuân Sơn đã làm trong ngành dầu khí từ 30 năm. Ông trở thành tổng giám đốc OceanBank sau khi PetroVietnam góp số vốn lớn vào ngân hàng này, có lúc chiếm hai phần ba vốn góp. Một công ty dầu khí lại đi khai thác ngân hàng, cũng như một công ty hàng hải Vinashin đi làm khách sạn, mua địa ốc, vân vân. Ðó là chính sách kinh tế quốc doanh của Nguyễn Tấn Dũng: Chúng mày làm cái gì ra tiền thì cứ làm! Trong một năm từ 2008 khi Nguyễn Xuân Sơn nhậm chức, số nợ xấu của OceanBank tăng gấp 9 lần, lên hơn 100 tỷ đồng! Ðến năm 2012 thì vọt thành 700 tỷ. Nợ xấu là những món tiền ngân hàng cho vay nhưng khó đòi lại được, để lâu “cứt trâu hóa bùn.”

Thế thì 100 tỷ đồng năm trước, 700 tỷ đồng bạc năm sau, chúng chạy đi đâu cả? Chắc chắn nó vào túi những thằng đứng vay cũng như những thằng cho vay! Cái đứa chấp thuận cho vay còn phải “đóng hụi chết” cho những đứa ngồi trên đầu nó nữa, chứ không ai cho ngồi vào những cái ghế béo bở!

Nhưng mà các đồng tiền ấy nguyên thủy chúng ở đâu mà ra? Như trong vụ này, họ lấy tiền của PetroVietnam đưa qua cho OceanBank. Mà PetroVietnam kiếm được tiền nhờ bán dầu của nước Việt Nam, của dân Việt Nam. Ðồng tiền của dân chạy sang một ngân hàng của nhà nước, rồi từ đó chạy qua túi những đứa đứng vay tiền và cho vay tiền! Những người “phấn đấu vào đảng” nới có cơ hội hóa phép cho các đồng tiền chạy lòng vòng, cuối cùng biến chúng lọt vô túi mình một cách dễ dàng như vậy! Ngân hàng chỉ là cái dây chuyền đem tiền của dân vào túi bọn tham nhũng! Hàng ngàn tỷ đồng tiền mất tích! Mà 90 triệu người Việt Nam không ai thấy gì cả, cho tới khi chúng nó đánh lẫn nhau! Ðó là phép lạ kinh tế thị trường theo định hướng ăn cắp!

Nguyễn Xuân Sơn đã trở về PetroVietnam khi nợ xấu mới lên tới 700 tỷ, rồi leo lên đến chức chủ tịch, chứng tỏ cán bộ tài chánh này đã được cấp trên tán thưởng và tin cậy. Nhưng với những món nợ không đòi lại được cao ngất nghểu thì tất nhiên sau khi Sơn chạy rồi, OceanBank chỉ còn đường xuống dốc. Từ cuối năm ngoái, những người kế nghiệp ông ta ở ngân hàng là Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu đã bị bắt, bị truy tố. Mới đây, ngân hàng trung ương gọi là Ngân hàng Nhà nước báo tin đã mua lại tất cả vốn và nợ của OceanBank với giá 0, số không, zero đồng! Tức là tất cả số vốn do PetroVietnam góp vô đó tan thành mưa bụi, thành mây khói. Ðây không phải là lần đầu có chuyện này mây mưa như vậy. Năm tháng trước, Ngân hàng Nhà nước mới “mua lại” Ngân hàng Xây dựng với giá cũng zero đồng - chủ tịch cũ Phạm Công Danh với tổng giám đốc Phan Thành Mai đã bị bắt vào năm ngoái!

Ðọc những tin tức trên, chúng tôi tội nghiệp hai cô chú bị bắt ở Zurich, hay những người ăn trộm chó bị bắt ở Ðài Loan, những cô tiếp viên phi hành xinh đẹp bị cùm ở Nhật Bản! Toàn là những món trộm cắp lặt vặt, không bao giờ tiến lên chủ nghĩa xã hội được! Mà bọn họ tất cả đều là nạn nhân, vì họ chỉ nhiễm độc thói sống bằng cách ăn cắp, thăng quan tiến chức nhờ ăn cắp, trong một xã hội mà bọn cầm đầu từ trên xuống dưới đứa nào cũng phải ăn cắp!

Nhắc lại: Phải ăn cắp! Vì không ăn cắp thì không sống được trong hệ thống “đạo kiếp trị” (kleptocracy) đó. Một người cháu sống ở Hà Nội đã giải thích cho tôi tại sao đường sá ở Việt Nam mới làm năm trước năm sau đã hư: “Khổ lắm bác ơi; nước mình nó khác nước Mỹ! Nếu bác làm đường mà cả mười năm không chỗ nào hư hỏng thì chúng nó làm thế nào kiếm ăn được? Không đứa nào nó cho bác trúng thầu đâu! Mỗi năm chúng nó phải kiếm một món về đường sá, một món về trường học, một món nhờ chỗ này, nhờ chỗ khác chớ?”

Ai cũng biết Hồ Chí Minh không phải là tác giả câu “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân.” Nhưng chế độ cộng sản do ông lập ra ở nước ta đã đẻ thêm được một kế mới, Quản Trọng đời xưa không thể nào bịa ra được: “Niên niên chi kế mạc như tu lộ!” Thế là “Người người ăn cắp, ngành ngành ăn cắp,...” Nền văn hóa ăn cắp xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ bản này: Nhìn lên trên thấy đứa nào cũng ăn cắp, những người lương thiện tự hỏi: Tại sao mình “ngu” mãi để cho cái chúng nó thèm thuồng? Thèm từ đôi kính mát Gu gu Chi chi chi đó!

Theo Người Việt-07-24-2015 6:42:43 PM
Ngô Nhân Dụng

CSVN khủng bố người tuyệt thực cho tù nhân lương tâm

SÀI GÒN 24-7 (NV) - Ai sẽ tham gia vào cuộc “tổng thuyệt thực toàn cầu” ngày Thứ Bảy 25/7/2015 cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam đều bị nhà cầm quyền CSVN sách nhiễu, khủng bố dưới nhiều hình thức.


Bích chương kêu gọi tổng tuyệt thực khắp thế giới ngày 25/7/2015 cho các tù nhân lương tâm đang bị tù đày bất công. (Hình: FB We Are One)

Theo các thông tin chuyền đi trên các mạng xã hội, hôm Thứ Sáu 24/7/2015 tức một ngày trước cuộc tuyệt thực toàn cầu, người tham gia vận động dân chủ hóa Việt Nam hoặc bị lực lượng an ninh canh giữ trước nhà, hoặc nhận được giấy của Công an địa phương gọi đi thẩm vấn tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang và Sài Gòn.

Tệ hại hơn nữa, “kẻ xấu” đã ném gạch đá, những gói chất bẩn hôi thối vào nhà linh mục Phan Văn Lợi ở thành phố Huế.

“Gia đình tôi không có thù oán với ai, ngoại trừ tôi đã gây căm ghét nơi nhà cầm quyền Việt cộng về những gì tôi đã nói và làm để bênh vực công lý và sự thật, cũng như cổ vũ dân chủ và tự do từ bao năm nay. Bà con có thể từ đó đoán ra ai là thủ phạm.” Linh mục Phan Văn Lợi chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.

Tại Nha Trang, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận được giấy của Công an gọi đi thẩm vấn về việc kêu gọi đi tuyệt thực tập thể cho tù nhân lương tâm. Chị viết trên trang facebook cá nhân:

“Việc theo dõi, quan sát và sách nhiễu tôi bằng tờ giấy mời dưới đây đã chứng minh cho tôi rằng: nhà cầm quyền thực sự lo sợ, trước sự đồng lòng đoàn kết của chúng tôi - những người ký tên vào Thư gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc - những người tham gia Chiến dịch Nhân quyền 2015.”

Chị Như Quỳnh viết rằng “Sự ngăn cản, sách nhiễu là những hành vi mà chúng tôi đã tiên liệu, nó phản ánh đúng bản chất của nhà cầm quyền: Tự do là khái niệm không hề tồn tại tại Việt Nam! Nếu có ai hỏi tôi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngay lúc này thì có lẽ tôi không cần phải chứng minh thêm gì nữa.”

Từ đó chị tuyên bố: “Bằng tất cả trách nhiệm và lương tâm mình, tôi tuyên bố: Tôi vẫn sẽ hưởng ứng Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu tại Nha Trang vào sáng mai 25/07/2015, tại Công viên bờ biển Trần Phú (đoạn gần Sailing Club, đối diện đài Truyền hình Khánh Hòa, số 70 Trần Phú). Mọi sự sách nhiễu, vi phạm quyền tự do đi lại và an toàn của tôi kể từ giờ phút này sẽ là bằng chứng cụ thể cho thế giới và tổ chức quốc tế về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.”

Theo tin phổ biến trên Dân Làm Báo, Công an chốt chặn tại nhà riêng của nhiều nhân vật tham gia tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền. Nhiều người khác bị mời hoặc triệu tập lên phường côn an “làm việc”, hoặc bị ra lệnh… miệng cấm đi khỏi nơi cư trú.

Tại Sài Gòn, nhà riêng cũng như nơi làm việc của hầu hết những nhà họat động xã hội đều bị chốt chặn, canh gác. Nhiều Blogger như Nguyễn Hồ Nhật Thành, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Trí Dũng, Dan Nguyen, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Nữ Phương Dung, Hoàng Dũng, Huỳnh Anh Tú, nhà văn Nguyễn Viện… luôn có vài mật vụ theo sát.

Tại Hải Phòng, ngay từ sáng ngày 21/7, hàng chục công an, mật vụ bao vây nhà riêng của hai cựu tù nhân lương tâm đang còn bị quản chế là Blogger Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Vào tối ngày 23/7, mật vụ đã ném đá, gạch vụn vào nhà cô Phạm Thanh Nghiên. Một số bạn bè, người quen của cô Nghiên đã “được” côn an đến tận nhà “khuyên” là “không được đến nhà chị Nghiên từ nay (21/7) cho đến hết ngày 25/7."

Hành động sách nhiễu, khủng bố các người dân vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam diễn ra khắp nơi như thế làm người ta nhớ lại lời ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mới phân bua trong cuộc nói chuyện ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), Hoa Thịnh Đốn, ngày 8/7/2015 khi bị chất vấn về đàn áp nhân quyền là người Việt Nam "chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay."

Trong khi người dân tại Việt Nam bị đàn áp thì tại nhiều nơi khác trên thế giới, các tổ chức vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam tiến hành bình thường. Tại quận Cam California, một số tổ chức kêu gọi tuyệt thực và thắp nến cầu nguyện cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam ở trước tiệm Lee Sandwiches trên đường Bolsa. San Jose thì tại West Plaza. Thành phố Dender, bang Colorado thì tại Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ. Tại Melbuorne, Úc châu thì tại Đền Thờ Quốc Tổ - 90 Knight Ave, Sunshine North, Victoria, Australia.

Theo lời kêu gọi phổ biến trên mạng từ tuần trước “Ngày Tổng Tuyệt Thực chính là bước tiếp theo của chiến dịch We Are One nhanquyen2015.net, nhằm lên án những vi phạm nghiêm trọng đối với Quyền Con Người của nhà cầm quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải có những biện pháp thích ứng đối với những vi phạm này.”

Mục đích là “tạo ra áp lực khắp nơi trên thế giới, đánh động sự quan tâm của quốc tế khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nội dung đã cam kết về Quyền Con Người, để Việt Nam có được các giá trị tự do, dân chủ thực thụ, để đồng bào trong nước có thể tự do bày tỏ chính kiến của mình trong điều kiện tốt nhất.” (TN)
07-24- 2015 6:11:37 PM

Singapore từ chối người Việt Nam nhập cảnh do ‘vi phạm pháp luật’

HÀ NỘI (NV) - Đại Sứ Quán Việt Nam tại Singapore xác nhận, Cục Quản Lý Cửa Khẩu và Nhập Cư Singapore từ chối cho một số công dân Việt Nam, chủ yếu là nữ nhập cảnh là do “vi phạm pháp luật.”

Nhiều công dân Việt Nam, nhất là phụ nữ bị từ chối nhập cảnh vì vi phạm pháp luật. (Hình: Vietnam Plus)

Ngày 24 tháng 7, 2015, Vietnam Plus dẫn lời ông Nguyễn Công Huân, phụ trách lãnh sự Đại Sứ Quán Việt Nam tại Singapore cho hay, Cục Quản Lý Cửa Khẩu và Nhập Cư Singapore (ICA) đưa ra nguyên nhân cho biết, “Do nhiều công dân nữ Việt Nam sử dụng các hộ chiếu khác nhau, cá biệt có trường hợp dùng đến 3 hộ chiếu với nhân thân khác nhau để nhập cảnh Singapore làm chuyện phi pháp (làm gái mại dâm).

ICA thông tin thêm, trước sự gia tăng của tình trạng trên, cơ quan này phải kiểm tra chặt chẽ hơn với du khách Việt Nam, nhất là phụ nữ. Đồng thời, với những trường hợp chưa vi phạm nhưng do nhiều người Việt Nam không biết tiếng Anh để giải thích lý do nhập cảnh, dẫn đến việc ICA từ chối và buộc quay về nước.

Ông Huân khẳng định, Đại Sứ Quán Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với ICA, đề nghị phía Singapore làm rõ những trường hợp cần kiểm tra, lý do không cho phép nhập cảnh cũng như giấy tờ cần có và cách thức khai tờ khai nhập cảnh... Đặc biệt, trong quá trình xem xét giấy tờ, phỏng vấn cần bảo đảm lịch sự, tôn trọng đối với công dân Việt Nam.

Tin cho hay, trước đó theo phản ánh của các hãng hàng không Việt Nam, nhiều khách Việt trong đó đa phần là nữ không thể nhập cảnh vào Singapore. Bị từ chối nhập cảnh, khách buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay của hãng hàng không vừa vận chuyển, gây phiền toái cho hành khách và khiến các hãng vận chuyển tốn hơn 10 tỷ đồng. (Tr.N)
07-24-2015 4:31:18 PM 

Vô cớ làm nhục doanh nghiệp nhưng không xin lỗi

HÀ NỘI (NV) - Rất nhiều doanh nghiệp bị bêu tên trên trang web của Bộ Tài Chính và các cơ quan truyền thông của Việt Nam vì thiếu thuế đã trưng ra các bằng chứng chứng minh họ vô cớ bị làm nhục. 


Làm thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế Sài Gòn. (Hình: TBKTSG)

Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng, chế độ Hà Nội liên tục phải vay để trang trải các chi phí cần thiết, Bộ Tài Chính CSVN đã yêu cầu Tổng Cục Thuế và cục thuế của 63 tỉnh, thành phố phải bêu tên các doanh nghiệp đang còn nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời, áp dụng hàng loạt biện pháp chế tài như: Chủ động rút tiền từ tài khoản của các doanh nghiệp đang thiếu thuế để trừ nợ thuế, phong tỏa tài khoản, thông báo hóa đơn của những doanh nghiệp này không còn giá trị sử dụng...

Theo Bộ Tài Chính CSVN thì đang có khoảng 600 doanh nghiệp tuy nợ thuế quá bốn tháng, các cơ quan thuế đã dùng nhiều biện pháp (nhắc nhở, phạt vi phạm hành chính vì chậm nộp thuế) nhưng những doanh nghiệp này vẫn còn thiếu khoản thuế lên đến 4,672 tỷ đồng.

Đáng lưu ý là sau khi Bộ Tài Chính Hà Nội và Tổng Cục Thuế, các cục thuế của 63 tỉnh, thành phố bêu tên những doanh nghiệp đang còn nợ thuế, nhiều doanh nghiệp trong số này đã trưng ra hàng loạt bằng chứng cho thấy họ đã bị làm nhục vô lối.

Chẳng hạn, Cục Thuế Hà Nội vừa khẳng định, công ty Cổ Phần Chứng Khoán MB (MBS) đang nợ 27 tỷ tiền thuế thì đại diện MBS lập tức phản đối vì họ đã nộp đủ thuế và nộp đúng hạn.

Tương tự, sau khi Cục Thuế Sài Gòn loan báo, công ty Cổ Phần Kinh Doanh Địa Ốc Him Lam đang nợ 24 tỷ tiền thuế, ông Nguyễn Tuấn Kiệt, kế toán trưởng của công ty này khẳng định, công ty của ông ta không những không nợ đồng nào tiền thuế mà còn nộp dư. Năm 2014, vì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức ngành thuế tạm tính trong khi thực tế kinh doanh không được như vậy nên công ty của ông Kiệt đang chờ ngành thuế ra quyết định khấu trừ vào khoản thuế thu nhập của năm nay.

Trò chuyện với tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Kiệt cho biết thêm là ông ta vừa đến gặp Chi Cục Thuế quận 1 để cung cấp các bằng chứng chứng minh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Địa Ốc Him Lam đã nộp đủ thuế. Đến lúc đó, Chi Cục Thuế quận 1 mới xác nhận đã có nhầm lẫn và giải thích nhầm lẫn này là do hệ thống máy tính bị lỗi, họ sẽ báo lại với Tổng Cục Thuế để bỏ tên công ty Cổ Phần Kinh Doanh Địa Ốc Him Lam ra khỏi danh sách doanh nghiệp đang bị bêu riếu do thiếu thuế.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với công ty May-Thêu Giày An Phước. Trong danh sách doanh nghiệp đang bị bêu rếu do thiếu thuế, công ty này bị xem là đang thiếu 5.2 tỷ tiền thuế. Đáng nói là theo đại diện công ty May-Thêu Giày An Phước, cách nay hơn một tháng, sau khi nhận được công văn yêu cầu trả hết khoản tiền thuế đang còn nợ, họ đã cử người mang đầy đủ chứng từ đến cơ quan thuế, chứng minh họ không hề thiếu thuế. Sau khi kiểm tra, đại diện ngành thuế thừa nhận đã có nhầm lẫn. Tuy nhiên mới đây, công ty này vẫn xuất hiện trong danh sách doanh nghiệp bị bêu riếu do thiếu thuế.

Trước những tình huống vừa kể, ông Lê Xuân Dương, cục phó Cục Thuế Sài Gòn, phân bua, danh sách các doanh nghiệp đang bị bêu riếu do nợ thuế được lấy từ chương trình quản lý thuế tập trung (TMS), tính cho đến ngày 30 tháng 6 vừa qua. Vì TMS đang có “lỗi” nên “có thể thông tin chưa hoàn toàn chính xác.” Nếu doanh nghiệp có tên trong danh sách doanh nghiệp đang bị bêu riếu do thiếu thuế, có đủ chứng từ để chứng minh rằng họ đã nộp đủ thuế thì “cơ quan thuế sẽ điều chỉnh danh sách.”

Ông Dương không hề đề cập đến chuyện xin lỗi các doanh nghiệp vô cớ bị làm nhục. Đại diện các doanh nghiệp vô cớ bị làm nhục cũng không đả động đến chuyện đòi ngành thuế xin lỗi hay kiện ngành thuế ra tòa vì làm tổn hại uy tín của họ! (G.Đ)

Một trường hợp thương tâm ở Quảng Nam

VIỆT NAM (NV) - Qua lời kể của một người quen, chúng tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của cô Nguyễn Thị Lan, 24 tuổi, bị liệt hai chân, trong khi gia cảnh đang lâm vào túng quẫn. Tới nơi thì được biết cô đã được chuyển qua bệnh viện nhân dân Gia Định.


Cô Nguyễn Thị Lan và người cha. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Sang bệnh viện Gia Định, chúng tôi được gặp gia đình cô Lan.

Ông Hối, thân phụ cô Lan, một nông dân hiền lành, lam lũ, từ lâu đã phải bỏ việc đồng áng ở quê để vào Nam, sống vật vờ trong bệnh viện nuôi con gái. Nhìn ông mới thấy hết cái cảnh “gà trống nuôi con.” Gia đình ông Hối sống tại xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Cô Nguyễn Thị Lan vốn là công nhân công ty giày Rieker, có nhà máy tại tỉnh Quảng Nam. Lương công nhân của cô Lan vào khoảng 3 triệu ĐVN/tháng. Đi làm xa nhà, cô Lan phải thuê nhà trọ; sau khi trừ mọi chi phí hàng tháng, tiền ăn, tiền điện, tiền nước... tằn tiện lắm, cô để dành được hơn một triệu (khoảng gần $50/tháng). Sau hơn một năm dành dụm, cô mua một cái xe máy cũ để cuối tháng về quê thăm nhà.

Nhưng hơn một năm nay, đôi chân cô Lan yếu dần, yếu dần, rồi liệt hẳn.

Gia đình cô chạy đôn chạy đáo kiếm tiền đưa ra Đà Nẵng chữa trị. Gia đình nghèo, vốn dĩ nông dân, tiền bạc không có là bao, nhưng cha mẹ cô không nỡ nhìn đứa con ở tuổi thanh xuân đã phải trở thành phế nhân.

Lưu lại Đà Nẵng gần một năm, thuốc thang châm cứu mọi đàng, đôi chân Lan không khá hơn, thậm chí bắt đầu mất hết cảm giác.

Thông qua giúp đỡ của một nhà hảo tâm, gia đình đưa cô Lan vào Sài Gòn, “còn nước còn tát.”

Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn, sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tìm ra căn bệnh. Bệnh án ghi, “Dò động tĩnh mạch mảng cứng tủy sống D11-D12.”

Nhưng chi phí điều trị tại Chợ Rẫy quá cao, nội tiền phòng đã mấy trăm ngàn một ngày. Do vậy, một bác sĩ giúp chuyển bệnh nhân Nguyễn Thị Lan sang bệnh viện nhân dân Gia Định, nơi có trung tâm thực nghiệm y khoa đủ phương tiện điều trị nhưng giá thành thấp hơn.

Các bác sĩ cho biết, bệnh của cô Lan “khá lạ.” Với y khoa thế giới, căn bệnh này có thể chữa được, riêng tại Việt Nam, căn bệnh này mới được chẩn đoán đúng và có hướng điều trị khoảng 1, 2 năm nay. Từ đầu, căn bệnh của cô Lan vẫn bị lầm tưởng và điều trị theo hướng “tai biến mạch máu não.” Tuy nhiên, với kết luận “Dò động tĩnh mạch mảng cứng tủy sống D11-D12,” các bác sĩ giải thích là do máu không xuống được động mạch ở hai chi dưới-tức chân, dẫn tới việc đôi chân yếu dần và sẽ liệt hẳn.

Phương pháp điều trị hiện nay là can thiệp động mạch chủ bằng cách luồn dây vào mạch máu, bơm keo y khoa kết nối lại chỗ bị “rò rỉ,” giúp máu trở lại lưu thông bình thường qua động mạch xuống nuôi hai chi dưới. Sau đó bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu, giúp cơ thể phục hồi bình thường.

Đến bệnh viện Gia Định thăm cô Lan, chúng tôi được ông Hối kể cho biết thêm nhiều điều về gia cảnh.


Biên lai chi phí bệnh viện, gần 14 triệu ĐVN. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Hơn một năm đi nuôi con gái bại liệt, từ Đà Nẵng vô tới Sài Gòn, ông Hối chỉ toàn ăn cơm từ thiện, có đồng nào để dành hết cho con. Nhưng xem ra, đường xa cũng còn mịt mù vì bệnh viện tốn nhiều tiền quá, nhất là đối với hoàn cảnh một nông dân nghèo quê Quảng Nam.

Gia đình ông Hối có vài sào ruộng, chăm chỉ hà tiện không thuê mướn ai phụ giúp, một năm không thiên tai bão lụt thì cao lắm dư ra được 3 tới 4 triệu đồng. Phần trồng lúa để có gạo ăn, thêm phần rau cỏ nuôi con heo, con gà, con bò; khi hữu sự thì bán đi mà lo.

Ba năm trước, mẹ cô Lan đi chăn bò bị bò húc đổ ruột, nằm bệnh viện Đà Nẵng mất mấy tháng, nhà phải bán đi một con bò để lo viện phí. Ra viện, sức khỏe bà mẹ yếu đi, không làm việc nặng được.

Khi Lan bệnh, ông Hối bán nốt con bò còn lại. Đúng giá bình thường thì con bò vào khoảng 20 triệu đồng, nhưng bán gấp chỉ được 15 triệu. Lo cho con gái hơn một năm nay, tiền bạc cạn kiệt, ông Hối vay mượn tứ tung, “còn nước thì còn ráng mà tát, hy vọng con gái có ngày lành bệnh.” Hàng đêm, nằm nơi hành lang bệnh viện, lòng ông Hối ngổn ngang chuyện nhà ngoài quê, chuyện con gái trong Nam và những ngày sắp tới, không biết còn dài bao lâu. Đời người sao mà khổ quá! May mà còn có những tấm lòng hảo tâm, khi người này, khi người khác cho ít tiền mà gia đình ông Hối còn gắng gượng “trụ” được cho tới bây giờ.

Nói chuyện với Lan, đôi mắt em thật sáng, hoàn cảnh bệnh tật khó khăn hơn năm trời, em vẫn cố gắng giữ nụ cười trên môi. Nhưng lòng em chắc như lửa đốt: nhà nghèo, nợ nần, cha già mẹ yếu, em trai còn đi học ngoài quê... Và em, ở đây, năm liệt một chỗ.

Mới đây, khi tới thăm tại bệnh viện, được biết ca mổ tại bệnh viện nhân dân Gia Định thực hiện tương đối thành công. Cô Lan đã có cảm giác, mấy ngón chân đã nhúc nhích được. Nhưng riêng tiền của ca mổ này trong biên lai thanh toán đã là gần 14 triệu đồng (khoảng gần $700).

Rồi họ sẽ về lại quê nhà ở Quảng Nam, rồi phải ra Đà Nẵng tập vật lý trị liệu. Sau đó, từ 3 cho tới 6 tháng phải vô Sài Gòn tái khám. Ít nhất trong vòng nửa năm tới, được điều trị tích cực và hỗ trợ tốt thì trường hợp của Lan mới có thể bình phục
07-24- 2015 4:38:42 PM
Văn Lang/Người Việt