Sunday, June 30, 2019

Quan chức Việt sống xa hoa bằng tiền của ai?

 Diễm Thi, RFA
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội vào ngày cuối cùng của Đại hội Đảng lần thứ 12, ngày 28 tháng 1 năm 2016.
 Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội vào ngày cuối cùng của Đại hội Đảng lần thứ 12, ngày 28 tháng 1 năm 2016.REUTERS
Chuyện các quan chức Việt Nam đương chức hay đã về hưu có cuộc  sống xa hoa, giàu có; trong khi đa phần người dân còn nghèo khổ và nợ công cao ngất ngưởng là vấn đề mà công luận quan tâm lâu nay.
Từ trang phục đến tư dinh
Dư luận xã hội mấy hôm nay nóng lên với thông tin Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có đến gần 300 bộ áo dài do nhà thiết kế Võ Việt Chung may riêng cho bà. Võ Việt Chung là một nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, bắt đầu thiết kế áo dài cho bà Ngân từ năm 2016, khi bà trở thành Chủ tịch Quốc hội.
RFA gửi tin nhắn qua facebook của Nhà thiết kế Võ Việt Chung để xác nhận con số 300 áo dài nhưng không nhận được phản hồi.
Một nhà thiết kế khác là Đỗ Trịnh Hoài Nam, người thiết kế trang phục cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân từ năm 2006 đến năm 2016 chia sẻ với Soha.vn hôm 26/1/2017 rằng, anh thật sự là không thể đếm hết bao nhiêu áo dài và những bộ vest anh thiết kế cho bà Ngân trong suốt 10 năm.
Doanh nhân Lê Hoài Anh, người sở hữu khoảng 200 bộ áo dài chia sẻ trên facebook cá nhân của bà rằng áo dài của những nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam có giá từ giá từ 40 triệu đồng tới hơn 100 triệu đồng một bộ.
Với mức lương công khai của Chủ tịch Quốc hội từ ngày 1/7/2018 là 17.375.000 đồng/tháng thì tiền đâu mà bà Ngân may hàng trăm bộ áo dài trong một năm như thế, ông Đường Văn Thái, người từng có 10 năm làm việc tại cơ quan công quyền và cũng là một nhà báo, cho RFA biết:
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Ông Nguyễn Khắc Mai
“Trước đây tôi từng làm việc ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên tôi biết tất cả những trang phục của những chính khách cấp cao, từ cỡ bộ trưởng trở lên đều từ ngân sách nhà nước chứ không phải tiền của cá nhân chính khách đó. Ngân sách thì có hạn nên các chính khách như bà Ngân sẽ có cách khác: Thư ký của bà sẽ gọi cho nhà thiết kế bảo cứ may đi, rồi cũng chính những thư ký này sẽ gọi cho một vài doanh nghiệp nào đấy yêu cầu tài trợ tiền trang phục cho sếp Ngân. Doanh nghiệp lại phải đứng ra để thanh toán.”
Chuyện áo dài của bà Ngân khiến người dân nhớ lại vào đúng mùng một Tết năm 2015, tấm ảnh được báo Tiền Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất tư gia của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa với chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.
Chỉ trước đó vài tuần, tại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết nhận xét về cách bài trí nhà như cung đình của ông Nông Đức Mạnh:
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sangdân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ.
Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam.
Tiền ở đâu ra?
Chuyện quan chức ở nhà biệt thự to, đi xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, cho con cái đi học nước ngoài, mua nhà ở Mỹ…đặt người dân trước những nghi vấn về nguồn gốc tài sản mà quan chức đó có được.
Một trong các vụ thể hiện sự xa hoa, giàu có của quan chức nhà nước là biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, bị báo chí phanh phui vào năm 2017.
Ông Đường Văn Thái cho rằng chuyện các quan chức sống xa hoa, giàu có không phải bây giờ mới có, mà là bây giờ người dân mới biết rõ:
Năm 2010 trở về trước thì hệ thống thông tin qua mạng internet ở Việt Nam chưa được phổ biến, cho nên việc tiếp cận thông tin đa chiều của người dân Việt Nam chủ yếu là người dân chỉ được nghe thông tin một chiều. Họ mị dân rất tốt nên người dân không phát hiện được ra cuộc sống xa hoa của quan chức cũng như sự tham ô, tham nhũng rất hạn chế.
Sau năm 2011 thì truyền thông đa chiều phát triển mạnh và người dân tiếp cận góc nhìn đa chiều, và đa số người dân không còn niềm tin vào truyền thông một chiều, báo lề đảng nữa. Truyền thông nhà nước không còn bưng bít thông tin được nữa.”
Một người dân với tiệm sửa xe ven đường tại Hà Nội hôm 30 tháng 5 năm 2019.
Một người dân với tiệm sửa xe ven đường tại Hà Nội hôm 30 tháng 5 năm 2019. AFP
Ông nói thêm rằng các quan chức kiếm tiền quá dễ bằng tham nhũng các kiểu. Ông nêu ví dụ: Khi một dự án được ký thì bên tư vấn họ sẵn sàng đẩy giá lên và người có quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ được hưởng phần trăm của dự án. Đó là tham nhũng bằng tiền mặt. Bây giờ các dự án bất động sản phát triển ồ ạt thì họ không tham nhũng bằng tiền mặt nữa mà họ tham những bằng những mét vuông đất. Rồi các nhóm lợi ích lại vẽ ra một viễn cảnh cho dự án đó (ví dụ như khu đô thị mới Thủ Thiêm hoặc sân bay Long Thành…) để những người đầu cơ về bất động sản nhào vào mua. Đây lại là tham nhũng về chính sách.
Chuyện quan chức và gia đình sống xa hoa, phô trương xảy ra ngày càng nhiều đến mức tại hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 23/11/2018, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phải lên tiếng yêu cầu các đảng viên cao cấp “phải có trách nhiệm nêu gương, kiểm soát không để vợ/chồng, con sống xa hoa, phô trương lãng phí, vi phạm pháp luật”.
Cuối tháng 5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong đó ông Trọng chỉ ra những nhiệm vụ và yêu cầu không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức chạy quyền, làm việc kém hiệu quả… và đặc biệt là bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu đạo đức, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.
Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ. - Ông Lê Thanh Vân
Báo chí trong nước trích lời ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội rằng:
“Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.”
Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công cũng lên tiếng với báo chí trong nước:
“Trong một xã hội bình thường và một hệ thống nhà nước minh bạch, khi đất nước phát triển, nền kinh tế đi lên, chuyện quan chức có đời sống khá giả, có nhà cửa, xe cộ là điều đáng mừng. Nhưng ở Việt Nam, khi nguồn gốc tài sản của quan chức không được công khai, chuyện quan chức ở nhà to, đi xe sang trở thành sự phản cảm. Nói cách khác, thu nhập chính thức từ hoạt động công vụ không thể giúp quan chức có đủ tiền để xây nhà to, mua xe đẹp được.”
Năm 2016, “Hồ sơ Panama” với lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ. Dữ liệu do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố hôm 10/5/2016 có 189 tên cá nhân, tổ chức và 19 công ty vỏ bọc có liên quan đến Việt Nam.
Còn theo thống kê của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ (NAR) thì từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt đứng thứ 6 trong Top 10 nước có công dân mua nhà ở Mỹ với số tiền trên 3 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng.
Người cộng sản khi kêu gọi người dân cùng họ vùng lên đánh đổ chế độ Phong Kiến và Người Pháp đô hộ đã sử dụng khẩu hiệu ‘cơm no, áo ấm’ cho giai cấp bần cùng trong xã hội. Đến nay tại Việt Nam vẫn còn có nhiều thành phần như nông dân, người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, và thậm chí những công nhân ở đô thị vẫn phải sống trong thiếu thốn, chạy ăn từng bữa.
Những cảnh đời khốn khổ vẫn xuất hiện trên truyền thông; trong khi đó những vị lãnh đạo khai có gốc gác là thành phần nông dân, công nhân bị áp bức, bóc lột bởi Phong Kiến, Thực Dân, Tư Bản nay sống không khác gì những thành phần mà chính họ lên án.
Những người quan tâm trước thực trạng vừa nêu nhắc lại câu nói của Karl Marx, ông tổ cộng sản, rằng ‘Chỉ có loài thú mới quay lưng với nỗi khổ đau của đồng loại để làm đẹp bộ da (lông) của mình!’

Kiêu ngạo và bỉ ổi

1. Một lần, giật mình khi nghe ông Phan Diễn cựu UVBCT, cựu Thường trực Ban Bí thư (2002-2006) phát biểu “Chúng ta đã vượt qua sự ‘kiêu ngạo cộng sản’” (Vnexpress 17/12/2016), thì mới hiểu hóa ra người cộng sản có đặc tính “kiêu ngạo cộng sản’.
2. Sáng ngày 29/6/2019 lại hoảng hồn khi nghe cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải tuyên bố “Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng’ và kêu gọi “yêu cầu của Đảng cầm quyền là hết sức chú trọng chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân” (Baomoi.com, 29/6/2019).

Hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm – là nạn nhân của ông Lê Thanh Hải, bị ông Lê Thanh Hải làm cho mất nhà cửa ruộng vườn, buộc phải kêu oan ròng rã gần 20 năm trời mà không được giải quyết. Thế mà ông Lê Thanh Hải lại đăng đàn trình bày tham luận tại ‘Hội thảo khoa học về 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – do Thành ủy TP.HCM tổ chức’ kêu gọi chống “xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân”.
Trong 15 năm trị vì trên chiếc ghế Chủ tịch UBND TP HCM (2001-2006) và bí thư Thành ủy HCM (2006-2016) ông Lê Thanh Hải đã đưa về bao nhiêu ngàn tỷ cho gia đình và cho nhóm lợi ích của ông?
Thế mà ông lên mặt “yêu cầu của Đảng cầm quyền là hết sức chú trọng chống chủ nghĩa cá nhân”!
3. Nhớ lại, ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn – các cựu bộ trưởng bộ 4T đều đã ngàn lần lên mặt dạy đời về đạo đức, rồi cuối cùng lộ rõ nguyên hình là những tội đồ, phải ngồi tù. Các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
4. ĐCS phải nhanh tay khai trừ ông Lê Thanh Hải ra khỏi Đảng, nếu không, người cộng sản sẽ bị gán thêm đặc tính “ Bỉ ổi cộng sản”./.

Hồng Kông: Người biểu tình chặn đường vào nơi tổ chức lễ kỷ niệm 22 năm trao trả

Người biểu tình Hồng Kông đưa rào cản chặn lối vào địa điểm tổ chức lễ kỷ niệm 22 năm trao trả. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
HONG KONG (AP) — Người biểu tình ở Hồng Kông đẩy rào cản và thùng rác ra đường vào lúc sáng sớm ngày Thứ Hai, 1 Tháng Bảy, để chặn các lối vào địa điểm tổ chức lễ kỷ niệm 22 năm ngày vùng đất cựu thuộc địa Anh này được trao trả lại cho Trung Quốc.
Cảnh sát chống bạo loạn dàn hàng đối đầu cách người biểu tình khoảng 20 m (60 feet). Khu vực quanh quảng trường Golden Bauhinia Square, nơi tổ chức buổi lễ, đã bị cảnh sát khóa chặt từ hôm Thứ Bảy.
Một cuộc biểu tình tuần hành dự trù sẽ diễn ra sau đó trong ngày Thứ Hai, cuộc biểu tình thứ ba trong ba tuần lễ.
Năm nay, cuộc biểu tình thường niên dự trù sẽ có đông đảo người tham dự hơn bình thường vì đang có sự chống đối sâu rộng của dân chúng Hồng Kông đối với luật dẫn độ. Ban tổ chức cho biết đã có hơn 1 triệu người xuống đường trong hai lần tuần hành trước trong Tháng Sáu.
Dự luật dẫn độ đã khuấy động lên nỗi lo sợ của dân chúng vùng đất này về việc chính quyền Bắc Kinh đang từng bước thu hẹp lại các quyền tự do của họ, vốn đã được bảo đảm trong vòng 50 năm, theo thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” có được trước ngày trao trả năm 1997.
Thành phần thân chính quyền Trung Quốc biểu tình bày tỏ sự ủng hộ cảnh sát Hồng Kông dẹp phía chống đối. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
Hôm Chủ Nhật, trong một cuộc tập hợp nhằm biểu dương lực lượng của thành phần ủng hộ chính quyền Trung Quốc, có hàng chục ngàn người đã kéo đến trước tòa nhà nghị viện để bày tỏ sự hoan nghênh đối với nỗ lực của cảnh sát khi họ dẹp biểu tình chống dự luật dẫn độ.
Cảnh sát Hồng Kông trong thời gian gần đây đã gặp nhiều chỉ trích vì đã dùng hơi cay và đạn cao su khiến hàng chục người bị thương hôm 12 Tháng Sáu.
Cũng trong ngày Chủ Nhật, hàng trăm người đã tụ tập tại trường đại học sư phạm Hồng Kông để tưởng niệm một nữ sinh viên 21 tuổi, nhảy lầu ngày hôm trước để phản đối luật dẫn độ.
Nguồn tin từ giới truyền thông Hồng Kông nói rằng cô gái này viết thư tuyệt mạng trên tường, nêu lên đòi hỏi của người biểu tình và kêu gọi quyết tâm tranh đấu. (V.Giang)

Nghị Viện Châu Âu sẽ kêu gọi cấm vận và chế tài quan chức CSVN?

Phạm Chí Dũng/Người Việt
Công an trấn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hồi Tháng Năm, 2014. (Hình: Getty Images)
Khác nhiều với thái độ và hành động xuê xoa trước đây, EU (Liên Minh Châu Âu) đang có những hành động cứng rắn chưa từng có đối với những quốc gia còn lại trên thế giới nằm trong chế độ cộng sản.
EU kêu gọi cấm vận quan chức Trung Quốc, dừng xuất cảng công nghệ tới Trung Quốc.
Theo trang “trithucvn.net,” trong một phiên họp toàn thể vào ngày 18 Tháng Tư, 2019, Nghị Viện Châu Âu đã phê chuẩn một nghị quyết khẩn cấp, kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc, nhất là đối với cộng đồng dân tộc thiểu số và cộng đồng tín ngưỡng ở quốc gia này. Đặc biệt, lần đầu tiên Nghị Viện Châu Âu lên tiếng kêu gọi Hội Đồng Châu Âu ra lệnh cấm vận các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, và kêu gọi các nước Châu Âu nói riêng cũng như phương Tây nói chung dừng xuất khẩu công nghệ và hàng hóa phục vụ cho hệ thống theo dõi công dân độc tài của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Trung Quốc là nơi có những nhóm tù nhân tôn giáo lớn nhất thế giới. Các cộng đồng Kitô giáo phải đối mặt với sự đàn áp ngày càng tăng ở Trung Quốc. Tình hình ở Tân Cương, nơi có 10 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh sinh sống, ngày càng xấu đi. Hàng chục ngàn tới hàng triệu người bị giam giữ trong trại cải tạo không qua xét xử. Chính phủ Trung Quốc đã từ chối nhiều yêu cầu tới Tân Cương từ nhiều nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc. Còn tình hình ở Tây Tạng đã xấu đi trong vài năm qua với việc chính quyền Trung Quốc cắt giảm một loạt các quyền con người dưới cái cớ an ninh và ổn định, và tham gia vào các cuộc tấn công không ngừng chống lại bản sắc và văn hóa Tây Tạng.
Đáng chú ý, đối với các nước thành viên, Nghị viện châu Âu kêu gọi:
– Kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Minh Châu Âu EU ngăn chặn mọi hoạt động do chính quyền Trung Quốc thực hiện trên lãnh thổ EU nhằm quấy rối cộng đồng người Turk, người Tây Tạng và các nhóm tôn giáo hoặc sắc tộc khác để buộc họ làm người cung cấp thông tin, buộc họ quay trở lại Trung Quốc hoặc buộc họ im lặng.
– Kêu gọi các quốc gia thành viên giám sát tình hình nhân quyền đáng lo ngại ở Tân Cương mạnh hơn, bao gồm cả hành vi đàn áp và giám sát của chính phủ, và lên tiếng chống lại các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.
– Kêu gọi Hội Đồng Châu Âu xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chịu trách nhiệm về vấn đề đàn áp ở Khu Tự Trị Tân Cương.
– Kêu gọi EU, các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế tạm dừng mọi hoạt động xuất khẩu và chuyển giao công nghệ, hàng hóa và dịch vụ – những thứ đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng và cải thiện bộ máy giám sát công nghệ cao. Đồng thời bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc đã đang xuất cảng công nghệ này tới các quốc gia độc tài khác trên toàn thế giới.
Trong rất nhiều nghị quyết lên án nhân quyền ở Trung Quốc, lần đầu tiên sau nhiều năm, Nghị Viện Châu Âu đề cập tới việc cấm vận và ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là một hành động mạnh mẽ, nằm trong một bối cảnh chung trên thế giới, khi hàng loạt quốc gia công khai gây áp lực tới chính quyền Bắc Kinh trước thực trạng nhân quyền của nước này. Cùng với những áp lực về thương chiến, áp lực nhân quyền cũng khiến Bắc Kin ngày càng lo sợ hơn.
Châu Âu không phải là nơi duy nhất đang cân nhắc tới lệnh cấm vận đối với quan chức Trung Quốc.
Trước đó, các nghị sĩ Mỹ từ cả Thượng Viện và Hạ Viện đã lên tiếng kêu gọi chính quyền cấm vận Trung Quốc vì nhân quyền. Các chuyên gia cũng đang tác động tới chính phủ Canada nhằm cấm vận các quan chức Trung Quốc theo đạo luật Magnitsky được ban hành hơn 18 tháng trước.
Úc và Liên Minh Châu Âu đã tham gia cùng Anh, Mỹ, Canada, Estonia, Latvia và Lithuania để dự lập một đạo luật Magnitsky quốc tế. Đạo luật này sẽ cho phép cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhiều biện pháp cấm vận các quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ý nghĩa của nó là việc cấm vận đối với chính quyền ĐCSTQ sẽ có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu.
EU sẽ kêu gọi cấm vận và chế tài quan chức Việt Nam?
Chỉ trong ít tháng gần đây, EU đã có loạt hành động phản ứng nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng bắt bớ và xử tù nặng nề đối với những người bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền, xã hội dân sự.
Vào Tháng Năm, 2019, Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam đã phản ứng sau khi Tòa Án Nhân Dân tỉnh Đồng Nai kết án nặng nề đối với hai người bất đồng là bà Vũ Thị Dung và bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, và “mong đợi việc Bà Vũ Thị Dung và Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương sẽ được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.”
Đến Tháng Sáu, 2019, mức độ phản ứng đã lên đến cấp EU ở Bruxelles, Bỉ (nơi đặt trụ sở của EU) đối với trường hợp kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh bị tòa án Việt Nam tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế, đồng thời nhận định đây là “một sự phát triển đáng lo ngại.”
Vào lúc này, có thể những người Âu Châu đã đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam: chính sách “đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại” của Việt Nam là cực kỳ “xuyên suốt” cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.
Đã đến lúc EU cần có một khung luật của mình như Luật Nhân quyền Magnitsky.
Nếu trước đây Luật Nhân Quyền Magnitsky chỉ áp dụng đối với Cộng Hòa Liên Bang Nga và một ít quốc gia khác, thì bộ luật này đã được Quốc Hội Mỹ chính thức thông qua vào Tháng Mười Hai, 2016 và được tổng thống Mỹ ký ban hành trong cùng tháng. Những cái tên quốc gia đặc biệt nhất nằm trong bộ luật này chắc chắn sẽ là những địa chỉ có “thành tích nhân quyền” tai tiếng nhất: Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba…
Gieo nhân nào ắt gặt quả nấy. Giới quan chức công an trị Việt Nam – đối tượng chủ yếu và gây ra tuyệt đại đa số vụ hành hung và bức bách đến chết người dân – đã đến lúc phải trả giá, tương tự vài chục trường hợp quan chức Nga và Syria vi phạm nhân quyền đã bị Chính phủ Mỹ chế tài bằng cách cấm nhập cảnh vào Mỹ và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ và những quốc gia đồng thuận với quan điểm chế tài của Mỹ.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, các quan chức cấp Bộ Công An chịu trách nhiệm về chỉ đạo “ngành dọc” và chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình an ninh – trật tự trong phạm vi quốc gia. Tại các tỉnh, thành phố, cơ chế bảo đảm an ninh – trật tự cũng tương tự đối với giám đốc công an, phó giám đốc công an phụ trách an ninh và phụ trách cảnh sát của các tỉnh, thành phố này.
Hoàn toàn có thể hiểu và áp dụng rằng những quan chức có trách nhiệm bảo vệ an ninh – trật tự này cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra các vụ bắt bớ người hoạt động nhân quyền, hành hung và sách nhiễu những người hoạt động nhân quyền và dân oan đất đai, người bảo vệ môi trường…
Thậm chí ngay cả cấp trưởng phòng hay phó phòng nghiệp vụ của công an quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố – những nhân vật thường đặt bút ký giấy triệu tập sai quy định pháp luật (công an chỉ được triệu tập người dân khi có quyết định khởi tố vụ án) – cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan, bất kể họ nhận chỉ thị từ cấp trên nào để liều mình ký giấy triệu tập như thế.
Mặc dù cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê toàn diện nào, nhưng cần chú ý một dư luận rằng tương tự Trung Quốc, rất nhiều quan chức Việt Nam có tài sản và thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, Canana, Anh, Pháp, Đức, Úc… Nếu vài chục năm trước số quan chức này chủ yếu là cao cấp thì nay còn có cả quan chức trung cấp. Theo đó, dàn quan chức công an từ cấp phó giám đốc, giám đốc công an tỉnh, thành phố trở lên đều thuộc loại cao cấp, còn cấp trưởng, phó phòng nghiệp vụ của công an cấp tỉnh, thành phố và cấp quận huyện thuộc loại trung cấp, đều có thể liên quan với một khối tài sản nào đó ở nước ngoài.
Năm 2016, hồ sơ Panama đã tiết lộ có đến $19 tỷ được người Việt Nam chuyển ra nước ngoài. Rất nhiều dư luận cho rằng phần lớn trong số tiền này có nguồn gốc từ tham nhũng và được chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích rửa tiền.
Riêng với các cơ quan tư pháp Mỹ, việc điều tra về tài sản và thân nhân của giới quan chức Việt Nam và Trung Quốc trên đất Mỹ là hoàn toàn không có gì khó khăn. Nghe nói một bản danh sách dài về giới quan chức Việt Nam có tài sản ở Mỹ đã được vài tổ chức người Việt hải ngoại lập ra với nội dung rất cụ thể…
Không loại trừ khả năng trong thời gian tới, nếu chính quyền Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp nhân quyền hoặc không có động tác nào cải thiện nhân quyền, những gì mà Nghị Viện EU kêu gọi chế tài đối với Trung Quốc và giới chức vi phạm nhân quyền Trung Quốc sẽ được lặp lại đối với chính thể độc tài ở Việt Nam. Khi đó, những quan chức vi phạm này sẽ hết đường đi Mỹ và cả sang Châu Âu, còn tài sản của họ gửi ở các ngân hàng nước ngoài – tích góp vơ vét từ xương máu của người dân Việt – sẽ bị phong tỏa và bị tịch thu. (Phạm Chí Dũng)

Một người bị bắt vì cáo buộc ‘dùng Facebook chống phá đảng, nhà nước’

Ông Phạm Văn Điệp. (Hình: báo Thanh Hóa)
THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Ông Phạm Văn Điệp, cư ngụ ở Thanh Hoá bị Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An tỉnh Thanh Hóa bắt tạm giam 4 tháng vì bị cáo buộc “dùng Facebook chống phá đảng, nhà nước.”
Báo Thanh Hóa, cơ quan của Đảng Bộ tỉnh này, tường thuật: “Ông Điệp thường xuyên có hành vi viết, chia sẻ, đăng tải, phát tán các bài viết, hình ảnh, tài liệu và phát trực tiếp các video clip có nội dung xấu nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, kêu gọi đa nguyên đa đảng; bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ; xúc phạm danh dự lãnh đạo đảng, nhà nước; bịa đặt, phỉ báng chính quyền các cấp, kích động nhân dân biểu tình, chống đối, gây rối an ninh trật tự…”
Tờ báo địa phương cáo buộc ông Điệp “là đối tượng cơ hội chính trị, đi du học tự túc tại Nga, tham gia tổ chức Đảng Dân Chủ 21, nhiều lần về nước cổ xúy, kích động nhân dân biểu tình phản đối Formosa năm 2016, phản đối Quốc Hội [CSVN] thông qua Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng năm 2018…”
Báo Thanh Hóa cũng nói khi bị bắt giữ, người đàn ông dùng Facebook “Phạm Văn Điệp” “tỏ ra ngoan cố, chống đối và có những lời lẽ xúc phạm lực lượng thực thi pháp luật.”
Hồi Tháng Năm, 2013, ông Phạm Văn Điệp, nói với truyền thông hải ngoại rằng ông “bị từ chối nhập cảnh vì cáo buộc “hoạt động chống phá nhà nước CSVN” ở phi trường Nội Bài dù ông này vẫn có quốc tịch Việt Nam.
Cộng đồng mạng biết đến ông Điệp là tác giả của nhiều bài về tình hình xã hội, chính trị Việt Nam đăng trên các trang web hải ngoại mà CSVN quy chụp là “chống đối” như Đàn Chim Việt hay Dân Luận.
Trên YouTube hiện vẫn còn lưu một đoạn audio cho thấy ông Điệp gọi điện chất vấn ông Nguyễn Đức Nhanh, nguyên giám đốc Công An thành phố Hà Nội về hành vi bắt bớ người biểu tình yêu nước trong cuộc biểu tình hồi Tháng Tám, 2011.
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Quang, một người cùng ở Thanh Hóa và cùng bị cáo buộc hành vi “sử dụng Facebook tuyên truyền thông tin chống phá nhà nước” như ông Điệp, bị Tòa Án Nhân Dân tỉnh này tuyên phạt 6 năm tù hồi Tháng Ba, 2019.
Thời điểm đó, báo Thanh Hóa dẫn cáo trạng ghi ông Quang dùng Facebook “Quang Nguyen Van” đăng tải post có nội dung kêu gọi, kích động biểu tình phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.
“Trong bộ nhớ chiếc điện thoại Samsung Galaxy của Quang sử dụng, có lưu trữ nhiều hình ảnh nội dung tương tự. Ngoài ra, thông qua quảng cáo, Quang còn đặt mua loại áo của ngụy quân, ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa về mặc để chụp ảnh đăng lên Facebook để thể hiện quan điểm, tư tưởng cá nhân. Quá trình bị tạm giam để điều tra, Quang vẫn tiếp tục có hành vi tuyên truyền chống phá đảng, nhà nước cho các can phạm cùng buồng giam,” báo Thanh Hóa viết. (T.K)

Ai đẩy dân Thủ Thiêm vào ‘cuộc sống lầm than’ vẫn chưa có câu trả lời

Nhiều người dân Thủ Thiêm đến tham dự buổi tiếp xúc. (Hình: Thanh Niên)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Người dân Thủ Thiêm yêu cầu chỉ rõ sai phạm trong quy hoạch Thủ Thiêm, bởi oan ức kéo dài, chậm trễ của dự án Thủ Thiêm đã khiến cuộc sống của họ rơi vào cảnh lầm than “cha xa con, vợ xa chồng, xóm làng ly tán.”
Chiều 29 Tháng Sáu, 2019, Tổ Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố Sài Gòn, đơn vị quận 2, trong đó có ông Nguyễn Văn Hiếu, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Thành Ủy, tiếp xúc cử tri quận này trước kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân thành phố.
Báo Zing cho hay, từ 2 giờ chiều cùng ngày, rất đông cử tri quận 2 đã có mặt tại Trung Tâm Chính Trị quận 2 tham gia hội nghị. Buổi tiếp xúc này diễn ra sau khi Thanh Tra Chính Phủ công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.
Theo đó, kết luận của Thanh Tra Chính Phủ vừa công bố chỉ ra hàng loạt sai phạm của Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn trong việc quy hoạch, sử dụng đất, sử dụng nguồn vốn, đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT (Xây dựng- chuyển giao).
Cử tri Phạm Văn Thoi xin lỗi người dân vì “tin vào chính sách để rồi hại dân”. (Hình: Thanh Niên)
Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế trước ngày 31 Tháng Mười Hai, 2019, thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại buổi họp, người dân bị giải tỏa ở Thủ Thiêm, cho biết trong nhiều năm qua, từ khi thực hiện dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, họ thường xuyên tập trung khiếu nại đông người ở một số cơ quan ở Sài Gòn. Thậm chí, nhiều người còn ra tận Hà Nội gửi đơn đến các cơ quan Trung Ương và tìm đến nhà riêng của lãnh đạo cấp cao để trình bày bất bình.
Ông Phạm Văn Thoi, cử tri phường Cát Lái (quận 2), cho hay cách đây 10 năm ông là cử tri của phường Bình Khánh và là một nạn nhân của dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Nhân đây ông Thoi cúi đầu xin lỗi người dân Thủ Thiêm vì trước đây ông cùng với một số người đại diện địa phương vận động người dân ủng hộ di dời, giao đất cho dự án.
Báo Thanh Niên tường thuật, tại hội nghị ông Thoi nêu vai trò giám sát của Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn. Cầm trên tay biên bản chương trình hành động của các Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố, ông Thoi cho hay dự án Thủ Thiêm diễn ra hơn 20 năm qua nhưng chưa khi nào người dân Thủ Thiêm thấy được đại biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố có ý kiến về những cái bất cập của khu đô thị này trên nghị trường.
Ông Thoi nêu vấn đề Nghị quyết 18 của Ủy Ban thành phố trước đây khẳng định rằng “những người thuộc dự án di dời đến nơi ở mới phải được bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.” Từ đó, ông Thoi đặt câu hỏi hiện nay Hội Đồng Nhân Dân thành phố có nắm được có bao nhiêu người di dời có cuộc sống hơn, bằng và thua so với nơi ở cũ: “Các vị có nắm cuộc sống của họ hiện nay thế nào không? Cha xa con, vợ xa chồng, xóm làng li tán, biết bao cuộc sống lầm than…,” ông Thoi chua xót nói
Ông Thoi nói tiếp vấn đề này nhiều lần ông hỏi nhưng chưa được chính quyền trả lời: “Nhiều lần chúng tôi đấu tranh nhưng ‘cóc kêu trời không thấu.’”
Cũng như ông Thoi, vấn đề mà cử tri quận 2 nêu tại hội nghị đều xoay quanh dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm quá kéo dài, chậm trễ khiến cuộc sống họ phải khốn khổ.
Là một trong số hơn 15,000 gia đinh bị thu hồi đất để thực hiện dự án, bà Mai Thị Cánh (phường Thủ Thiêm) bất bình trước việc quận 2 điều chỉnh diện tích thu hồi đất nhưng lại không bồi thường đầy đủ. Ngoài ra, bà Cánh cũng thất vọng trước cách hành xử của một số cán bộ. Cụ thể, nhà đông người, bà làm đơn xin mượn thêm một căn tạm cư nữa để có chỗ “chui ra chui vào” nhưng bị “hành lên hành xuống” cả chục lần vẫn chưa được cấp.
Ông Nguyễn Xuân Đức (phường Thạnh Mỹ Lợi) nói: “Kết luận thanh tra vừa rồi của Thanh Tra Chính Phủ có đề cập đến sai phạm của chính quyền nhưng chưa thấu đáo khi chưa xem xét năm khu phố thuộc ba phường mà người dân khẳng định nằm ngoài ranh. Ngoài dự án Thủ Thiêm, tôi đề nghị chính quyền kiểm tra xem quận 2 còn bao nhiêu dự án treo không khả thi về khả năng triển khai để có phương án phù hợp.”
Ông Nguyễn Văn Hiếu trả lời ý kiến phản ánh của cử tri. (Hình: Thanh Niên)
Trả lời cử tri, ông Nguyễn Văn Hiếu “ghi nhận ý kiến” của cử tri nêu và “sẽ tổng hợp báo cáo với Ủy Ban Nhân Dân thành phố.”
“Hiện Ủy Ban đang tham mưu với Thành ủy để thực hiện triển khai kết luận của Thanh Tra Chính Phủ. Những nội dung mà cử tri phản ánh là những vấn đề lớn không chỉ được Ủy Ban thành phố mà cả Chính phủ quan tâm chỉ đạo và giải quyết. Với vai trò là Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố, chúng tôi ghi nhận những ý kiến của cử tri để phản ánh lên những cấp thẩm quyền liên quan,” ông Hiếu nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Hinh đánh giá việc xử lý những sai phạm khi thực hiện dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm là cả một vấn đề dài và đặt câu hỏi về vai trò của Hội Đồng Nhân Dân thành phố trong giám sát hoạt động của Ủy Ban thành phố.
Ông Hinh cho biết từ khi triển khai dự án đến nay, ông đã cầm trong tay bốn kết luận thanh tra. Từ khi có kết luận của Thanh Tra Sài Gòn năm 2008, người dân rất bất bình về khu tái định cư 160 hécta của dân nhưng cuối cùng vẫn bị thu hồi.
“Tại sao Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm lúc nào cũng nóng, không dứt điểm? Chúng ta tìm là phải tìm cái gốc, còn chỉ chữa cháy thì không thể biết được,” ông Hinh nói.
Còn ông Trương Văn Sinh, kể rằng trong các cuộc họp trước, người dân đã đưa ra rất nhiều vấn đề nhưng đến nay Tổ Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân dù “ghi nhận” nhưng chưa trả lời cử tri. Ông yêu cầu Ủy Ban thành phố cần tham khảo “hàng tấn bản đồ và hồ sơ mà người dân đã gửi đến lãnh đạo thành phố ” để có câu trả lời hợp lý cho người dân về vấn đề quy hoạch và đền bù. (Tr.N)

Saturday, June 29, 2019

Cái... lon của mợ Hương

Tư nghèo (Danlambao) - Cuối tuần, mạng xã hội rạo rực bốc lửa với cái lon của mợ Ninh Thị Thu Hương. Với lòng yêu nước nồng nàn, mợ đã nhảy cỡn lên bàn, cực lực phản đối mấy đứa tư bổn đã dám rộn rã kêu gọi dân ta hãy "Mở Lon Việt Nam".

Theo mợ Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương thì: 

"Từ "lon" đứng một mình, không gắn với từ Coca-Cola hay bia... có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Ví dụ, nếu thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó... thì từ "LON VIỆT NAM" có rất nhiều vấn đề." 

Chuyện rằng thì là: 

Mấy ông bà chiến lược gia tiếp thị Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam  ngồi buồn gãi háng dế lăng tăng đã phọt ra một khẩu hiệu quảng cáo cực kỳ ấn tượng: "MỞ LON VIỆT NAM"

Lời kêu gọi "MỞ LON VIỆT NAM" này vang dội khắp xứ trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác, thiếu điều biến thành dòng thác cách mạng... mở lon

Dzậy là mợ cục trưởng ra ngay công văn cấm Cô ca Cô la, không được tiếp tục... mở lon

Lý do: 

"Mở lon" có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam và coi như đã vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo về tính phù hợp thuần phong mỹ tục. 

Đưa ra lý do thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục thì thì chắc cú rằng mợ Hương nghĩ rằng mấy tên trời đánh Cô ca Cô la nó có ý xúi bậy dân ta đi mở cái... đi nhai đứng ngậm ngồi cười... 

Phải hông bà con!? 

Nếu bà con mà gật đầu phải phải thì coi chừng nghe! Từ giờ trở đi đứa nào mở miệng xổ ra những cụm từ như mua lon, bán lon, khui lon, chơi lon, rửa lon, đá lon... là thấy mẹ với mợ Hương cục trưởng rất ư là nhạy cảm này. 

Lon coi như đã bị xếp vào thành phần... phản động. 

Riêng Tư tui thì từ nay, mỗi khi chui vào mùng với con mẹ lựu đạn thì Tư chỉ cần thỏ thẻ "khui lon ăn mừng ngay thôi" nghe em là lựu đạn sẽ nổ vang trời ăn mừng cuộc cách mạng mở lon chiến thắng! 

30.06.2019

Thêm một người Hồng Kông dùng cái chết để phản đối Dự luật dẫn độ (*)

Tom Grundy * Hành Nhân (Danlambao) dịch - "Tôi hy vọng sẽ đánh đổi cuộc sống của mình để thực hiện mong muốn của 2 triệu người. Xin hãy tiếp tục kiên trì!" là thông điệp phản đối Dự luật Dẫn độ của một sinh viên 21 tuổi ở Thượng Thuỷ (Sheung Shui) để lại.

Một sinh viên 21 tuổi ở Thượng Thuỷ (Sheung Shui) đã để lại thông điệp phản đối Dự luật dẫn độ sau khi chết.

Cô sinh viên 21 tuổi đã chết sau khi rơi xuống từ một tòa nhà chung cư Thượng Thủy vào chiều thứ Bảy. Tại hiện trường, người ta phát hiện ra thông điệp chỉ trích Dự luật Dẫn độ của chính phủ Hồng Kông, và thông điệp này cũng được tìm thấy trên trang Instagram của cô gái đó.

Cảnh sát nói với Hong Kong Free Press (HKFP) rằng họ nhận được một cuộc gọi lúc 3:55 chiều tại trung tâm bất động sản Gia Phúc (Ka Fuk Estate) ở Thượng Thủy. Cô sinh viên họ Lưu được phát hiện đã chết tại hiện trường.

“Kết quả điêu tra ban đầu được công bố cho thấy cô gái đó đã ngã xuống từ cầu thang tại toà nhà Phúc Tài (Fuk Tai House) và vụ việc không có những yếu tố đáng ngờ”, phát ngôn viên của cảnh sát trả lời HKFP.

Theo Apple Daily, tin nhắn được để lại trên các bức tường tầng thứ 24 của tòa nhà viết rằng: "Tôi hy vọng sẽ đánh đổi cuộc sống của mình để thực hiện mong muốn của 2 triệu người. Xin hãy tiếp tục kiên trì!"

Thông điệp đã được viết bằng màu đỏ và nhắn gửi đến người dân Hồng Kông: “Mặc dù chúng ta đã kháng cự lại trong một thời gian dài, chúng ta sẽ không bao giờ mất hy vọng và phải tiếp tục kiên trì… Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu rút bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, rút lại sự gán nhãn 'bạo loạn', phóng thích các sinh viên và người biểu tình, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức, và sự trừng phạt của cảnh sát”.

Một số người đã đến để đặt hoa tưởng niệm tại hiện trường vào tối thứ Bảy.

Vào ngày 15 tháng 6, một người đàn ông 35 tuổi phản đối Dự luật Dẫn độ đã chết sau khi anh ta nhảy từ một tòa nhà ở Kim Chung (Admiralty). Trong những tuần sau đó, người dân Hồng Kông đã để lại những đồ tưởng niệm cho người đàn ông họ Lương (Leung) ấy, ngay tại hiện trường vụ tai nạn và gần cơ quan lập pháp.

Thành phố đã bị náo động bởi hàng loạt các cuộc biểu tình trước các sửa đổi pháp lý được đề xuất hồi tháng Hai, cho phép thành phố xử lý các yêu cầu dẫn độ từng trường hợp từ các khu vực tài phán mà không có thỏa thuận trước - đáng chú ý nhất là Trung Quốc. 

Các sửa đổi pháp lý sẽ cho phép Đặc khu trưởng và các tòa án địa phương xử lý các yêu cầu dẫn độ mà không cần sự giám sát của pháp luật. Mặc dù những sự chỉ trích từ các giới đã đặt ra những mối lo ngại về nguy cơ cư dân bị dẫn độ vào đại lục, nơi thiếu sự bảo vệ nhân quyền. 

Dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ vào ngày 15 tháng 6, nhưng không bị rút bỏ.

Vào tối thứ Bảy, cư dân mạng Hong Kong đã phổ biến những tấm hình với thông điệp: “Hãy chiến đấu cùng nhau, không một ai bị bỏ lại phía sau” và “2 triệu + 2 người”, có ý nhắc đến hai người đã chết.


Nguồn:


Người dịch:

#HongKong 2019: Thông điệp văn minh của những người yêu tự do!

Hành Nhân (Danlambao) - Một nhóm công dân mạng đã thiết kế những poster này để chia sẻ tâm tình của người dân Hồng Kông với tất cả mọi người, những người xuống đường, những bậc cha mẹ, những du khách và cả những tài xế... Thật cảm động!

#HongKong2019

"Thương gởi những anh chị em không hề sợ hãi khi đứng lên vì công lý, xin thứ lỗi cho chúng tôi vì sự bất lực.

Cám ơn tất cả các bạn đang đứng ở nơi tuyến đầu của Hồng Kông, phải đối mặt với một quyền lực bất chính khổng lồ. Các bạn đã mạo hiểm ngay cả tính mạng và tương lai của mình để tranh đấu cho những người đồng bào khi trong tay không có khí giới. Chúng tôi sẽ mãi mãi mắc nợ các bạn, nhưng chúng tôi hứa rằng chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra phương cách để giải thoát cho Hồng Kông.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong"

"Mến gởi cư dân Hồng Kông, xin thứ lỗi cho những sự xáo trộn mà chúng tôi đã gây ra.

Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm cho thời kỳ hỗn loạn này, nhưng đó là bổn phận phải bảo vệ sự tự do vốn là nét đặc trưng, làm nên tính cách của người Hồng Kông.

Chính quyền đã quyết định làm ngơ với 1.300.000 cư dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình hôm 9/06, Với 2.000.001 người Hồng Kông đã xuống đường vào ngày 16 tháng 6, vậy mà chỉ nhận được lời xin lỗi nửa vời của chính quyền.

Mặc dù chúng ta đã có nhiều cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa, nhưng chính quyền vẫn không đáp ứng. Đây là lúc chúng ta cần phải nhiều hơn thế nữa.

Có thể những nỗ lực của chúng tôi mang lại sự xáo trộn, nhưng việc dừng tranh đấu sẽ để mặc cho chính quyền gây ra những sự bất công xã hội, lộn xộn, náo loạn...lớn lao hơn nữa.

Mọi việc chúng tôi làm chỉ nhắm đến một mục đích duy nhất: trả lại cho Hồng Kông dáng vẻ ban đầu mà chúng ta đã yêu quý.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong"


"Mến gởi quý vị du khách, xin thứ lỗi cho chúng tôi Hồng Kông không như quý vị mọng đợi,

Tất cả mọi thứ diễn ra trong suốt tháng vừa qua chắc chắn đã mâu thuẫn với kế hoạch du lịch của quý vị. 

Quý vị đã gặp phải một thành phố đổ vỡ, hỗn loạn. 

Quý vị đã không thể nhìn thấy được một Hồng Kông như quý vị vẫn hằng mong được thấy. 

Tuy vậy hình ảnh mà quý vị dự đoán chính xác đó là cái mà chúng tôi đang tranh đấu để bảo vệ nó. Chúng tôi đang đấu tranh để hàn gắn lại những mảnh vỡ này, để duy trì những gì khiến cho thành phố này trở thành mái nhà của chúng tôi. 

Xin hãy thông cảm cho chúng tôi! Bởi vì hy vọng trong vài năm nữa, khi quý vị đến thăm lại, chúng tôi có thể đem lại cho quý vị vẻ đẹp say đắm, lộng lẫy và sống động của Hồng Kông mà quý vị đã luôn tưởng tượng ra.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong".


"Kính gởi các vị phụ huynh, xin thứ lỗi cho chúng con vì đã mạo hiểm sinh mạng của chúng con"

Cha mẹ đã làm việc vất vả cực nhọc để mang lại cho chúng con những điều tốt đẹp nhất, dạy dỗ chúng con những điều phải trái từ khi còn nhỏ dại. 

Xin hãy thứ lỗi cho chúng con vì đã đưa mình ra giữa sự tàn bạo của cảnh sát và sự sợ hãi sắp xảy đến vì điều luật tà ác. 

Chúng con chống cự lại, không phải là không suy nghĩ đắn đo hay nổi loạn gì cả đâu, nhưng chính là tiếp nối những bước đi của cha mẹ để mang lại cho những thế hệ sau chúng con những điều tốt đẹp nhất, để cho họ thấy được những gì là đúng-sai phải-trái.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong".


"Mến gởi những bác tài xế, xin thứ lỗi vì chúng cháu đã chiếm đóng đường phố của quý vị".

Chúng cháu sẽ mãi mãi biết ơn vì sự kiên nhẫn của các bác tài, đã nhường cho chúng cháu những con đường để tranh đấu cho thành phố chúng ta yêu. 

Chúng cháu không biết được chúng cháu sẽ có thể đi xa được đến đâu, hoặc khó khăn gặp phải sẽ ra sao; nhưng chúng cháu biết rằng, ngay sát cạnh bên mình, là 2 triệu người dân chia sẻ cùng một giấc mơ. 

Cùng nhau, chúng ta sẽ giải thoát Hồng Kông, mang lại sự tự do cho Hồng Kông.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong".

*


Người dịch: