Thursday, November 22, 2018

Khi đảng xem dân chúng là "Thế lực thù địch" thì ĐCSVN đã tứ bề thọ địch

Nguyên Thạch (Danlambao) - Dưới cái gọi mơ hồ là "Tập thể lãnh đạo" nhưng một tên liệt não lại thủ lãnh cùng một lúc nhiều chức vụ rất quan trọng. Tập thể lãnh đạo có phải chăng là một cụm từ lừa đảo để mị dân để đến khi những vụ việc trọng đại xảy ra làm tổn hại tài sản, ngân quỹ quốc gia lại chẳng có thằng lãnh đạo nào, con lãnh đạo nào đứng ra chịu trách nhiệm trước quốc dân đồng bào?

Có phải chăng "Tập thể lãnh đạo" ví như "Mẹ chung không ai khóc"? Đứa này đùn đẩy cho đứa kia, để rồi cái xác mẹ Việt Nam trở nên xình thối?. Vậy có đúng tập thể đảng lãnh đạo như điều 4 của Hiếp pháp đã nói "Đảng CSVN là cơ quan lãnh đạo toàn diện và triệt để" là một tập thể lãnh đạo chạy làng?.

*

Được thành lập bởi một tên có bản chất cực kỳ gian xảo là Hồ Chí Minh và Y đã tụ tập được một đám du thủ du thực, đầu đường xó chợ, chăn trâu thiến lợn, cạo máu cạo mủ... nói chung là một bọ thiểu não thì chuyện cầm nắm vận mệnh đất nước của cả một dân tộc là chuyện không tưởng bởi điều đó đã vượt quá khả năng của đám người không có trí năng. Cho nên đám bất tài ĐCSVN (Đảng Cướp Sạch Vẹm Nô) này đã và đang phá tan đất nước về mọi phương diện kể từ ngày của cái gọi là "Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956) cho đến làm phỏng miền Nam và mãi tận hôm nay.

Với sự thiểu năng cùn mạt đó, Hòn Ngọc Viễn Đông hòa cùng cả nước theo sự nghèo kém, tụt hậu mà lẽ ra Việt Nam Cộng Hòa đã ngang tầm hoặc hơn cả Singapore, Nam Hàn hoặc ngay cả Đài Loan...

Với hệ lụy của thái độ quì gối quá ư hèn hạ trước giặc cướp Tàu cộng của ĐCSVN, nay đất nước đã và sẽ mất dần đất liền, vịnh, biển, đảo và các trọng điểm chiến lược, dân tộc có nguy cơ bị cùm vào đầu thứ tròng ách gông xiềng để làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.

ĐCSVN, Ban tuyên giáo cứ lu loa rằng: "Tại sao những người viết có tư tưởng như tác giả bài viết này không nhìn thấy sự phát triển của đất nước và một xã hội đầy dân chủ, nhân quyền?". Người viết không ngần ngại hỏi rằng: Việt Nam phát triển cái gì khi phải chạy theo ngửi khói cả Lào và Campuchea, Philipines...khi mà trước đây miền Nam chưa bị phỏng 2 hòn? Dân Chủ Nhân Quyền đâu khi danh sách các Tù nhân Chính trị ngày càng dầy thêm? Nhân Quyền ở đâu khi các định chế Quốc tế liên tục yêu cầu VN ngưng ngay các trò vi phạm Công pháp Quốc tế và phải thả ngay các Tù nhân lương tâm? Quyền công dân ở đâu khi người yêu nước lên tiếng cho sự vẹn toàn của lãnh thổ, lãnh hải, bảo vệ tài nguyên, môi trường sông biển mà đảng nối giáo, tiếp tay cho ngoại bang giết hại môi sinh? Xã hội văn minh ở đâu khì bè lũ tham quan vẫn nhan nhản sống phè phỡn trên luật pháp? Công bằng ở đâu khi người dân lên tiếng thì bị vào tù, còn tham nhũng thì được bao che?

Dưới cái gọi mơ hồ là "Tập thể lãnh đạo" nhưng một tên liệt não lại thủ lãnh cùng một lúc nhiều chức vụ rất quan trọng. Tập thể lãnh đạo có phải chăng là một cụm từ lừa đảo để mị dân để đến khi những vụ việc trọng đại xảy ra làm tổn hại tài sản, ngân quỹ quốc gia lại chẳng có thằng lãnh đạo nào, con lãnh đạo nào đứng ra chịu trách nhiệm trước quốc dân đồng bào?

Có phải chăng "Tập thể lãnh đạo" ví như "Mẹ chung không ai khóc"? Đứa này đùn đẩy cho đứa kia, để rồi cái xác mẹ Việt Nam trở nên xình thối?. Vậy có đúng tập thể đảng lãnh đạo như điều 4 của Hiếp pháp đã nói "Đảng CSVN là cơ quan lãnh đạo toàn diện và triệt để" là một tập thể lãnh đạo chạy làng?

ĐCSVN luôn rêu rao rằng: "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh và sáng suốt", thế thì tại sao xã hội và đất nước lại đầy dẫy nghịch lý? Quang vinh và tự hào thế nào được khi dưới con mắt của quốc tế, nhà nước Việt Nam là một lũ ăn mày?.

ĐCSVN hãy nhìn vào thực tế của đất nước hôm nay mà tự thẹn, tự rút lui để giảm thiểu sự nguyền rủa của lịch sử, của các thế hệ con cháu, dù biết rằng đây chỉ là lời khuyên cho những kẻ không còn sợi thần kinh biết nhục.

Người viết dám đoan chắc rằng với 90 triệu dân Việt ở trong nước cùng gần 5 triệu người Việt khắp nơi trên thế giới sẽ không để yên cho cái thứ đảng mụ mị, cà chớn muốn làm gì thì làm, mà hành động vạch mặt chỉ tên lũ khốn kiếp vẫn tiếp diễn theo năm tháng.

Với chuỗi nghịch lý của đất nước ngày càng tăng dần mà ĐCSVN không tài nào bưng bít được nữa trước vô số thông tin mà bất cứ người dân nào cũng có thể kiểm chứng được qua tiện ích của nền tin học hiện đại thì ĐCSVN khó bề mà tồn tại khi khối dân chúng đã tìm ra sự thật.

Thuyền nổi nhờ nước, thuyền lật chìm cũng do nước. Một số ít người phẫn nộ, phản ứng thì guồng máy chuyên chính bạo lực có thể dập tắt được, nhưng khi toàn dân đã nhận diện ra sự thật của một thứ đảng lấy gian dối, bất chính làm nền tảng để được tồn tại thì cái thứ phi chính nghĩa đó chỉ chờ ngày toàn dân vứt vào sọt rác. Khi một đảng phái chính trị xem dân là cỏ rác, là thù địch thì cái băng đảng cùng guồng máy tay sai ấy đang tứ bề thọ địch.


Vì sao xác suất ký EVFTA đột ngột trở về mốc… 50/50?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/22/11/2018 
Thân mẫu nhà hoạt động Lê Đình Lượng chạm vào hình con mình trên một banner treo phía trước nhà thờ gần tòa án Vinh, 18 tháng 10, 2018. (Facebook Nguyen Xoan)
Thân mẫu nhà hoạt động Lê Đình Lượng chạm vào hình con mình trên một banner treo phía trước nhà thờ gần tòa án Vinh, 18 tháng 10, 2018. (Facebook Nguyen Xoan)
Cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Nhân quyền trước hết!
Kỳ vọng còn nước còn tát của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng và chuyến công du ba nước châu Âu của Thủ tướng Phúc vào tháng Mười năm 2018 để ‘quốc tế vận’ cho Việt Nam được ký kết và triển khai EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu), cùng một chiến dịch truyền thông đồng loạt, ồn ào và tốn kém của hệ thống báo đảng về ‘EVFTA sẽ được ký kết’ và ‘Việt Nam thành công với EVFTA’, rất có thể sẽ trở nên công cốc bởi một nghị quyết về nhân quyền được Nghị viện châu Âu bất ngờ tung ra vào ngày 15/11/2018.
Gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, nghị quyết 2018/2925(RSP) của Nghị viện châu Âu đã đẩy kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao về mốc 50/50.
Khác nhiều với quan điểm không mấy rõ ràng và dứt khoát của Ủy ban châu Âu, ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925(RSP) đã khẳng định: “Quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này”.
Bản ‘cáo trạng’
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đang thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng:
- Lên án ‘tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn’ trong đó có việc kết án, đe dọa, theo dõi, sách nhiễu, hành hung và xét xử không công bằng nhắm vào các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền.
- Lên án các đạo luật của Việt Nam ‘cản trở quyền con người và quyền tự do cơ bản’, trong đó là đạo luật như Bộ luật Hình sự, luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng Tôn giáo.
- Nghị viện châu Âu kêu gọi đối với chính quyền Việt Nam phải phóng thích tất cả các tù nhân chính trị ‘ngay lập tức và vô điều kiện’. Trong danh sách được Nghị viện châu Âu yêu cầu trả tự do có các nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Trung Trực và Lê Đình Lượng.
- Nghị quyết này cũng yêu cầu Việt Nam ‘hủy bỏ hoặc sửa đổi tất cả các điều luật mang tính đàn áp’ và ‘đảm bảo rằng mọi quy định pháp luật phải phù hợp với tiêu chuẩn và nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền’. Nghị quyết còn kêu gọi Việt Nam xây dựng luật biểu tình.
- Đối với các nhà hoạt động nhân quyền, Nghị viện châu Âu yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hành vi cản trở và sách nhiễu trong khi đối với những người đang bị giam giữ, cơ quan này yêu cầu phải đối xử với họ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo họ không bị tra tấn và ngược đãi và được quyền tiếp xúc với luật sư…
Những đòi hỏi mới
Không chỉ có thế, nghị quyết 2018/2925(RSP) còn nêu ra những đòi hỏi mới so với những bản nghị quyết nhân quyền trước đây cũng của Nghị viện châu Âu:
- Kêu gọi Việt Nam đưa ra lời mời không thời hạn đối với các Quy trình Đặc biệt của Liên hiệp Quốc, cụ thể là Đặc sứ về Quyền Tự do Chính kiến và Tự do Biểu hiện, và Đặc sứ về Những Người Bảo vệ Nhân quyền;
- Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam công nhận các công đoàn độc lập;
- Kêu gọi Cơ quan Đối ngoại EEAS và Ủy ban châu Âu hỗ trợ các nhóm xã hội dân sự và cá nhân đang bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam một cách tích cực, bao gồm việc kêu gọi phóng thích các nhà bảo vệ nhân quyền và tù nhân lương tâm trong tất cả các lần liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam; kêu gọi Phái đoàn EU ở Hà Nội cung cấp mọi sự hỗ trợ thích đáng đối với những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị cầm tù và tù nhân lương tâm, bao gồm việc sắp xếp các chuyến thăm ở trại giam, giám sát phiên tòa xét xử và cung cấp hỗ trợ pháp lý;
- Kêu gọi các quốc gia thành viên EU tăng cường nỗ lực gây sức ép để đạt được những cải thiện cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm đợt đánh giá định kỳ toàn cầu UPR sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc;
- Nhắc lại lời kêu gọi ban hành trên toàn thể EU lệnh cấm xuất khẩu, bán, nâng cấp và bảo trì tất cả các dạng thiết bị an ninh có thể hoặc đã được sử dụng để đàn áp nội bộ, trong đó có cả kỹ thuật giám sát trên mạng, đối với các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng lo ngại;
- Hoan nghênh mối quan hệ đối tác đang được củng cố và Đối thoại Nhân quyền giữa EU và Việt Nam, và nhắc lại tầm quan trọng của Đối thoại trong vai trò thiết chế mấu chốt có thể sử dụng một cách hữu hiệu để đồng hành và cổ vũ Việt Nam thực hiện các cải cách cần thiết; khuyến khích mạnh mẽ Ủy ban châu Âu giám sát các bước tiến bộ căn cứ trên Đối thoại bằng cách thiết lập các mốc đánh giá và cơ chế giám sát;
- Kêu gọi chính quyền Việt Nam và EU, với tư cách là các đối tác quan trọng của nhau, cam kết cải thiện sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam, vì đó là một mấu chốt của quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, đặc biệt là liên quan tới việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và tới Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Việt Nam (PCA);
2018/2925(RSP) mang hàm ý gì?
Theo lộ trình xem xét và phê chuẩn EVFTA, sau khi Ủy ban châu Âu làm tờ trình về hiệp định này cho cơ quan cấp trên là Cộng đồng châu Âu, Cộng đồng châu Âu sẽ xem xét và quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không vào tháng Mười Một hoặc tháng Mười Hai năm 2018.
Nếu EVFTA được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, hồ sơ hiệp định này sẽ được trình cho Nghị viện châu Âu để tổ chức này quyết định có phê chuẩn hay không. Mốc thời điểm xem xét việc phê chuẩn là vào tháng Ba năm 2019, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu mới hai tháng sau đó - tháng Năm năm 2019.
Từ trước khi hồ sơ EVFTA được Ủy ban châu Âu tổ chức điều trần tại Brussels vào tháng Mười năm 2018, đã xuất hiện nhiều cảnh báo từ giới quan chức châu Âu về việc nếu EVFTA không kịp được phê chuẩn trước khi Nghị viện châu Âu tổ chức bầu cử, sẽ không có gì chắc chắn là nghị viện mới của châu Âu - với nhiều gương mặt nghị sĩ mới và quan điểm cũng khác biệt - sẽ dễ dàng thông qua EVFTA. Thậm chí trong trường hợp ‘xấu nhất’, bản hiệp định này sẽ bị một nghị viện mới bộn bề công việc, trong đó bao gồm cả quan điểm chiếm số đông về không thể chấp nhận cho một nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng được hưởng lợi từ thị trường chung châu Âu, gạt phắt sang một bên để số phận của EVFTA cũng hẩm hiu tương tự như Hiệp định TPP vào đầu năm 2017 khi bị Mỹ rút ra.
Không chỉ có chuyến công du ba nước châu Âu của Thủ tướng Phúc để ngầm vận động cho EVFTA, nghe nói còn có cả một chiến dịch của Việt Nam - với một khoản tiền lớn từ tiền đóng thuế của dân Việt - được tung ra nhằm thông qua các cơ quan ngoại giao và thương vụ của mình tại những quốc gia ‘có truyền thống xã hội chủ nghĩa anh em’ như Hungary, Romania, Ba Lan, Czech để tác động những nước này góp thêm tiếng nói ủng hộ EVFTA đối với Cộng đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu. Khoảng thời gian vài tháng cuối năm 2018 được giới quan chức Việt Nam xem là ‘đẹp nhất’ để EVFTA được ký.
Song động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không.
Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Vào lúc này đây, giới chóp bu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quyết định và sống còn cho sự tồn tại được ngày nào hay ngày đó của thể chế này: nếu không thực tâm cải thiện nhân quyền và cả cải cách chính trị, sẽ chẳng có bất kỳ tương lai nào cho EVFTA - cả về ký kết lẫn triển khai hưởng lợi sau ký kết.

Việt Nam ‘kiên quyết phản đối’ TQ xây dựng ở Biển Đông

 Theo VOA-22/11/2018 
Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội.
Việt Nam mới lên tiếng phản đối Trung Quốc xây dựng một cấu trúc mới trên bãi đá Bông Bay ở Hoàng Sa.
Tại buổi họp báo thường kỳ hôm 22/11, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà nói rằng “việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa ASEAN – Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở Biển Đông”.
Bà Trà nói tiếp rằng “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, có hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Tới tối ngày 22/11, VOA tiếng Việt chưa thấy phản ứng của Trung Quốc đối với lời kêu gọi của Việt Nam.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở thủ đô Washington công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy một “cấu trúc mới, khiêm tốn” trên bãi đá Bông Bay.
Cũng trong buổi họp báo trên, bà Trà còn lên tiếng phản đối việc Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Thái Bình mà Việt Nam gọi là Ba Bình.
“Việc Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam tiếp tục tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
Còn khi được hỏi về phản ứng của Hà Nội đối với việc Trung Quốc và Philippines mới ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, bà Trà nói rằng hợp tác giữa hai nước này “chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai nước có chủ quyền và quyền chủ quyền theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”.

Thể chế cản trở sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam

 Trung Khang, RFA-2018-11-20  
Ảnh minh họa chụp tại ngoại thành Hà Nội năm 2017.
 Ảnh minh họa chụp tại ngoại thành Hà Nội năm 2017.AFP
Báo cáo mới được công bố hôm 15/11 của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - IPSARD cho thấy các rào cản thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam, cản trở phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đất đai nông nghiệp bị phân tán thành nhiều mảnh

Theo báo cáo của IPSARD, do lịch sử và thói quen canh tác, đất đai nông nghiệp ở Việt Nam bị phân tán thành nhiều mảnh, manh mún cản trở cho việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng nông nghiệp… Gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu gom đất, không thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vì gặp nhiều trở ngại trong các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cũng cho rằng, cản trở phát triển nông nghiệp Việt Nam là vấn đề manh mún và đất đai nhỏ lẻ. Ngoài ra, khi tiến lên công nghiệp hóa và đô thị hóa thì việc rút lao động ra khỏi nông thôn là tương đối chậm, do đó vẫn còn gần 48% lao động làm trong ngành nông nghiệp, vì thế đất phải chia nhỏ cho lao động làm việc ở nông thôn. Ông nói tiếp:
Trung bình mỗi hộ khoảng 0,6 hecta, đây là tỷ lệ thấp nhất trong vùng, ít nước thấp như thế. Đặc biệt ở miền trung và miền bắc Việt Nam, còn chia làm nhiều mảnh nữa, một nhà có 4, 5 hay 7 mảnh.
-Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
“Trung bình mỗi hộ khoảng 0,6 hecta, đây là tỷ lệ thấp nhất trong vùng, ít nước thấp như thế. Đặc biệt ở miền trung và miền bắc Việt Nam, còn chia làm nhiều mảnh nữa, một nhà có 4, 5 hay 7 mảnh. Cho nên quy mô lô ruộng còn nhỏ hơn rất nhiều. Quy mô nhỏ sẽ cản trở thủy lợi hóa, cơ giới hóa, cản trở áp dụng khoa học công nghệ. Đây là một trong những yếu tố lớn cản trở hình thành hợp tác xã hay liên kết với doanh nghiệp để sản xuất lớn.”
Theo Chỉ số Phát triển Thế giới –WDI do Ngân Hàng Thế Giới – WTO công bố năm 2017, tỷ lệ đất nông nghiệp chia theo đầu người ở Việt Nam rất nhỏ,  chỉ đạt bình quân 0,07 hecta mỗi người, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 0,27 hecta mỗi người tại Thái Lan. Ngoài ra, tỷ lệ mảnh đất bình quân mỗi hộ nông dân còn ở mức khá cao, với cây hàng năm là 3,1 mảnh đất trên một hộ gia đình.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn,  Việt Nam hiện có gần 14 triệu hộ nông dân đang sở hữu 78 triệu mảng ruộng nhỏ lẻ, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra khá chậm, vẫn còn hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp có diện tích dưới 0,5ha.
Ảnh minh họa chụp tại Mỹ Xuyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017.
Ảnh minh họa chụp tại Mỹ Xuyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017. AFP PHOTO
Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Anh Nguyễn Tiến Lựa, một người trồng lúa ở Bắc Giang, để tìm hiểu về thực tế trồng lúa tại địa phương, và được anh cho biết như sau:
“Cái này nó cũng tùy thuộc, nếu mà đủ điều kiện làm hợp tác xã hay cánh đồng lớn, thì mình làm… phát triển xã hội mà mở mang ra thì tốt. Như bọn tôi thì hiện nay chỉ làm nhùng nhằng mấy xào ruộng, kiếm mấy hạy thóc thôi. Nói ra thì cũng khó lắm, trong cái việc của mình, nhiều cái mình lực bất tòng tâm. Làm lớn không được thì làm nhỏ lẻ, chứ lật đi xong không lật lại được thì khó khăn lắm.”

Luật Đất đai không hợp lý

Luật Đất đai 2013 quy định người dân chỉ có quyền sử dụng đất với thời hạn 50 năm với các qui định về hạn điền. Cụ thể khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mỗi hộ chỉ được sở hữu tối đa 3 hecta và ngoài Đồng bằng sông Cửu Long là 2 hecta.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, cho rằng, một trong những rào cản thể chế, làm kéo dài  tình trạng đất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, ảnh hưởng sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam là vấn đề hạn điền:
Mặc dù hiện nay đã tháo gỡ một phần nhưng vẫn không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất của nhà nước. Mà hạn mức trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long là 3 hecta và ngoài Đồng bằng sông Cửu Long là 2 hecta, như vậy là 20 hecta và 30 hecta.
-Giáo sư Đặng Hùng Võ
“Câu chuyện hạn điền thì không hạn chế đối với doanh nghiệp nhưng lại hạn chế đối với hộ gia đình nông dân muốn có một quỹ đất lớn hơn để có thể phát triển quy mô lớn thì lại vướn phải hạn điền. Mặc dù hiện nay đã tháo gỡ một phần nhưng vẫn không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất của nhà nước. Mà hạn mức trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long là 3 hecta và ngoài Đồng bằng sông Cửu Long là 2 hecta, như vậy là 20 hecta và 30 hecta.”
Giải thích thêm về tình trạng đất đai chia đều theo quy mô nhỏ lẻ và vấn đề hạn điền, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết:
“Giai đoạn cải cách ruông đất hay còn gọi là cải cách điền địa, tức là chia đất của địa chủ lại cho người nông dân, người ta lấy đất của địa chủ chia cho nông dân, một mặt xóa bỏ được việc người nọ bóc lột người kia, có người có người có rất nhiều đất, có người phải đi làm thuê, nó cải thiện được tình trạng đó. Nhưng điều này lại nảy sinh tình trạng đất chia đều nhưng quy mô nhỏ lẻ.”
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956, nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, địa chủ, cường hào...  với mục tiêu xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, lấy đất địa chủ chia cho nông dân, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn  cho rằng, khi kinh tế phát triển thì người làm giỏi có xu hướng tăng quy mô đất lên, còn người làm kém thì bỏ đất đai sang lao động phi nông nghiệp. Khi quá trình này diễn ra thì xuất hiện tình trạng tích tụ đất đai để hình thành sản xuất trang trại quy mô lớn dần. Đến giai đoạn nào đấy các nước từng cải cách ruộng đất bắt đầu bỏ mức hạn điền, không ngăn chặn quy mô đất đai tối đa của một hộ có thể mua hoặc chuyển nhượng. Theo ông Việt Nam đã đến lúc cần xóa bỏ hạn điền.

Tại sao khó xử lý tài sản bất minh?

RFA-2018-11-20 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.AFP
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần thứ 4. Cũng như những lần sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng trước đây, Quốc hội lần này đã quyết định không chọn phương án mới nào cho việc xử lý tài sản bất minh, vấn đề được cho là rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng.
Trước khi quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày về việc “xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc”, theo đó việc xử lý tài sản thu nhập này là vấn đề mới và lần đầu tiên Quốc hội đặt vấn đề xử lý đối với loại này nên rất khó đưa ra quy định xử lý tại kỳ họp lần này.
Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế. Những ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan chức năng chứng minh được là do phạm tội và vi phạm pháp luật mà có.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng đây cũng là vấn đề khó để Quốc hội đưa ra quyết định bởi vì có hai quan điểm khác nhau:
“Bản thân cá nhân tôi cũng thông cảm cái việc xử lý các nguồn ý kiến khác nhau này của quốc hội. Theo thông lệ của VN nếu thường không giải quyết được thì đều cho là giải quyết vào đợt sau. Tôi cho rằng quy định xử lý tài sản này nếu cần phải chống tham nhũng thì cần có những quyết định thật chặt chẻ bởi vì mọi tài sản đều phải được giải thích từ nguồn gốc nếu không giải thích được thì nó có thể bắt nguồn từ việc hình thành tài sản không đúng với sức lao động của mình. Tôi thì tôi buồn khi mà quốc hội không đưa ra được quyết định cuối cùng trong luật phòng chống tham nhũng về các tài sản bất minh.”
 Tôi cho rằng đáng lý ra thời điểm này là điểm cần phải thảo luận tới cùng về việc đưa ra giải pháp xử lý.
- GS. Đặng Hùng Võ
Đồng ý với điều này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam giải thích với chúng tôi rằng khi đưa ra điều luật mà không chứng minh và không thực hiện được thì thật sự rất khó. Phải chứng minh các tài sản đó là bất minh bằng cách xác định rõ mới xử lý được.
“Nếu mình đưa những tài sản là bất minh thì có thể sẽ xảy ra tình trạng mượn cớ để lạm quyền nên rất là khó. Theo tôi thấy riêng cái này thì cần phải có thời gian, bởi vì khi dự thảo vấn đề này thì nó phải mang tính thực tiễn, phải rõ ràng, khi mình định tội một người nào đó thì phải làm cho người đó tâm phục khẩu phục. Chứ giờ mình đưa ra một điều mà không thể thì không được.”
Theo kết quả, có 209/456 ý kiến đại biểu tương đương 43,09% tổng số đại biểu tán thành phương án xem xét, giải quyết tại tòa án. 156/456 ý kiến đại biểu, khoảng 32,16% đại biểu đồng ý với phương án thu thuế. 40 ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành và 51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác.
Như vậy, kết quả ý kiến không có phương án nào nhận được sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật.
Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội và là một blogger tại Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng, để trả lời vì sao quốc hội không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh tại kỳ họp này thì nên lật ngược lại quá trình bầu cử cách đây vài năm.
“Tất cả những người là ứng cử viên tự do là những người có đủ năng lực pháp lý để có thể tự ra ứng cử thì đều bị chính quyền VN đấu tố, làm khó và rất nhiều hành động để ngăn chặn các đại biểu tự do cho nên quyết định của quốc hội cũng không có gì là ngạc nhiên cả, bởi vì học đã dàn xếp hết rồi toàn là người của họ hết. Đương nhiên với một thể chế của VN hiện nay thì họ ăn cây nào rào cây đấy, bảo vệ lợi ích và quyền lợi mà họ đang có. Cho nên kết quả của quốc hội nó đúng như những gì chúng tôi đã từng chứng kiến trong các kỳ bầu cử quốc hội.”
Sau cuộc họp Quốc hội, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp ông Nguyễn Mạnh Cường cho báo chí biết, bỏ nội dung này không có nghĩa là không xử lý mà vẫn xử lý tài sản bất minh nếu phát hiện và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc xử lý vấn đề này. Ông giải thích rằng, từ thời bao cấp trước đây cũng có xử lý là kiểm tra hành chính và nếu không giải thích được tài sản hình thành như thế nào thì nhà nước sẽ tịch thu. Nhưng:
Các đại biểu Quốc hội. (Ảnh minh họa)
Các đại biểu Quốc hội. (Ảnh minh họa) Screen Capture from Video
“Từ khi đổi mới cho đến nay đã hơn 30 năm, do hoàn cảnh khi đổi mới VN kêu gọi các nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế và cũng không cần xem xét nguồn gốc tài chính đó như thế nào. Đến lúc này, VN cũng đã phát triển được quảng đường khá dài thì cũng là lúc chúng ta nghĩ đến chuyện tham nhũng vừa rồi được đánh giá là cái quốc nạn, nếu không xử lý thì nó lại kiềm hãm phát triển, tôi cho rằng đáng lý ra thời điểm này là điểm cần phải thảo luận tới cùng về việc đưa ra giải pháp xử lý.”
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, để phát hiện tham nhũng, xác định các tài sản bất minh, cần phải có sự tham gia tích cực của cơ quan truyền thông và người dân.
“Bởi vì người dân tai mắt lắm nên không thể giấu được và với sự giám sát của người dân là chính xác. Thường thường các vụ tham nhũng xuất phát từ báo chí và dư luận nhiều hơn, bởi vì người nói không có lửa sao có khói, người dân là không thể qua mặt được họ, cho nên cơ chế dân biết, dân làm, dân kiểm tra là hay nhất.”
Blogger Nguyễn Lân Thắng cho rằng dù có phát hiện tài sản bất minh đi nữa, nếu có ý kiến chỉ đạo từ trung ương thì mọi chuyện cũng bị chìm.
“Một cơ chế độc đảng mà đảng lại không có cơ chế pháp luật điểu chỉnh các hoạt động của đảng. Cho nên khi mọi người quan sát thấy các vụ trọng án thì người ta không xử theo pháp luật mà người ta xử lý theo nghị quyết xử lý theo chỉ đạo từ trung ương. Nếu như có phát hiện một tài sản bất minh thì ngay cả những người trong hệ thống nếu như thật sự người ta muốn làm cho nó đúng theo pháp luật thì cũng rất là khó. Cho dù đưa ra các bằng chứng thông tin như thế nào mà có ý kiến từ trung ương đảng thì nó cũng bị chìm.”
Kết luận Thanh tra Chính phủ vào năm 2017 đã phát hiện ông Phạm Sỹ Quý nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái đã kê khai tài sản thiếu trung thực hàng ngàn m2 đất, nhiều nhà cửa, biệt phủ và tiền bạc với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng, ông Quý khai rằng có nhiều tiền như vậy là nhờ ông buôn bán chổi đót. Tuy nhiên, hình thức xử lý đối với ông Quý là chỉ gián chức từ giám đốc sở Tài nguyên Môi trường xuống cấp phó.
Ngoài ra, có nhiều vụ việc bị người dân phát hiện tố cáo tham nhũng nhưng hình xử lý đối với các trường hợp này thì chỉ giơ cao đánh khẽ giống như vụ ông Quý.
Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham Nhũng năm 2017 được công bố đầu năm nay, Việt Nam được 33/100 điểm, là quốc gia đứng thứ 133/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

CNC hay C50 là bình phong?

Diễm Thi, RFA-2018-11-21   
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh đang trả lời trước hội đồng xét xử tại phiên tòa xét xử vụ án đánh bạc qua mạng.
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh đang trả lời trước hội đồng xét xử tại phiên tòa xét xử vụ án đánh bạc qua mạng.Screen capture from video
Một trong những điều khiến công luận xã hội quan tâm và báo chí trong nước đồng loạt đăng tải trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ đang được xét xử, là sự bất nhất trong lời khai của hai vị cựu tướng trong ngành công an về vai trò của Công ty đầu tư và phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC).
Ông Phan Văn Vĩnh, Cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an thì cho rằng công ty CNC là công ty bình phong của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), được thành lập năm 2011.
Cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng C50, lại phủ nhận toàn bộ tài liệu về việc lập công ty bình phong CNC và khẳng định CNC không phải là công ty bình phong.
Nhận xét về điều này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng:
Vấn đề là trước tòa thì người ta có thể từ chối hoặc nói không, nói có tùy theo quyết định là nói thế nào cho có lợi. Cho nên chuyện “ông nói gà bà nói vịt” cũng là điều dễ hiểu. Theo suy nghĩ của tôi thì công ty này chắc chắc là công ty bình phong.
Còn với Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, người đã từng có thời gian công tác tại Ban An ninh Nội chính thành ủy TP Hồ Chí Minh, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì tâm lý chung của các tội phạm trước vành móng ngựa là đổ vấy trách nhiệm cho nhau, và bây giờ họ đang đổ luôn cho cố Chủ tịch nướcTrần Đại Quang, người từng nắm Bộ Công an khi vụ việc xảy ra.
Ở Việt Nam thì có một nghịch lý khủng khiếp, là cái doanh nghiệp bình phong lại không làm đúng chức trách của nó là phục vụ cho công tác tình báo của công an, mà lại lợi dụng thế lực của ngành công an, đặc biệt là Bộ Công an để làm ăn và trục lợi cá nhân và đem lại lợi nhuận cho rất nhiều quan chức công an.  - Phạm Chí Dũng
Vậy công ty bình phong là gì, cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nhận dịnh:
Nói về ngữ nghĩa thì công ty bình phong là một công ty do một pháp nhân lập ra để hoạt động nhưng người ngoài không biết rằng chủ là ai, không biết đấy là một công ty của nhà nước. Người dân chỉ nghĩ đó một công ty của tư nhân thôi và tiến hành giao dịch bình thường, nhưng thực tế thì những giao dịch đó là theo chỉ đạo.
Đây là khái niệm mới chỉ có khoảng trên dưới chục năm nay trong hoạt động kinh tế thị trường cũng như các lĩnh vực khác trong xã hội.
Với nhà báo Phạm Chí Dũng thì công ty bình phong hay doanh nghiệp bình phong là một khái niệm, một thuật ngữ đặc biệt được dùng trong ngành tình báo của Việt Nam và cả trên thế giới. Trên thế giới cũng có rất nhiều cơ quan tình báo đã sử dụng những đặc tình của mình cài cắm vào các doanh nghiệp và cung cấp thông tin, tin tức cho các cơ quan tình báo. Nhà báo Phạm Chí Dũng giải thích sự khác biệt ở Việt Nam:
Ở Việt Nam thì có một nghịch lý khủng khiếp, là cái doanh nghiệp bình phong lại không làm đúng chức trách của nó là phục vụ cho công tác tình báo của công an, mà lại lợi dụng thế lực của ngành công an, đặc biệt là Bộ Công an để làm ăn và trục lợi cá nhân và đem lại lợi nhuận cho rất nhiều quan chức công an. Vì vậy mới có vụ công ty bình phong CNC.
Việc các công ty bình phong ở Việt Nam làm ăn bất chính đã từng xảy ra. Ví dụ gần đây nhất là trường hợp của Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận của Thành ủy TP. HCM.
Cựu tướng công an Phan văn Vĩnh
Cựu tướng công an Phan văn Vĩnh Reuters
Công ty này nguyên là Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận, được UBND TP. HCM phê duyệt phương án chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) trực thuộc Ban Tài chính Quản trị Thành ủy. Khi đã là doanh nghiệp của Thành ủy TPHCM, Công ty Tân Thuận đã được giao thực hiện và chuyển nhượng nhiều khu đất, dự án.
Một trong những vụ nổi cộm là phi vụ mua bán 32 ha đất công tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM với Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Ngày 4/6/2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM ra thông báo quyết định thi hành kỷ luật đối với 5 cán bộ lãnh đạo Công ty Tân Thuận do những vi phạm về vai trò, trách nhiệm tại Dự án khu dân cư Phước Kiển, Nhà Bè.
Riêng trong vụ án đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng liên quan đến CNC, hai cựu tướng công an đang phải hầu tòa bị cáo buộc tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và bị đề nghị mức án tù từ 7 đến 8 năm. Hai viên cựu tướng công an này hiện còn bị điều tra tham nhũng lên đến hàng triệu đô la.
Mối liên kết giữa CNC và C50
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng thường các công ty bình phong luôn luôn lợi dụng cái thế của nó để kiếm những khoản lời bất chính, nhưng về mặt pháp lý thì có thể có vẻ là hợp pháp.
Một công ty được thành lập bởi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) lại là nơi tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet với gần 43 triệu tài khoản tham gia thì đó là điều khác biệt của Việt Nam so với thế giới, như nhận định của Nhà báo Phạm Chí Dũng. Ông nhận định chính C50 mới là bình phong cho CNC:
Chuyện CNC đã chứng minh một điều là về mặt thực chất thì nó không còn là công ty bình phong của Bộ Công an hay của Tổng cục Tình báo Bộ Công an (đã bị giải thể), mà chính Tổng cục Tình báo đó lại là bình phong cho CNC để làm ăn trục lợi.  - Phạm Chí Dũng
Chuyện CNC đã chứng minh một điều là về mặt thực chất thì nó không còn là công ty bình phong của Bộ Công an hay của Tổng cục Tình báo Bộ Công an (đã bị giải thể), mà chính Tổng cục Tình báo đó lại là bình phong cho CNC để làm ăn trục lợi. Tức là không những không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ tình báo, mà các cơ quan quản lý, điều hành tình báo lại đi làm chỗ dựa, làm bình phong cho một doanh nghiệp để làm ăn trục lợi. Đó là sự khác biệt giữa tình báo Việt Nam và tình báo thế giới.
Truyền thông trong nước trích dẫn cáo trạng cho biết theo Quyết định 158 ngày 14/5/2015 do ông Vĩnh ký, Tổng cục Cảnh sát công nhận CNC là công ty bình phong thì C50 góp 20% vốn trong tổng số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, đồng thời cử nhân lực tham gia điều hành công ty. Trên thực tế, C50 không đóng góp 20% vốn và nhân lực.
Cáo trạng còn cho biết Tổng giám đốc công ty CNC, bà Dương Thị Hồng đưa 600 triệu đồng tiền tết cho C50 do Võ Tuấn Dũng - trưởng phòng 1, nhận (năm 2015 là 100 triệu, năm 2016 là 500 triệu đồng.)
Một công ty được gọi là bình phong của công an thường có hai chức năng là vừa làm kinh tế, vừa tìm hiểu, thu thập thông tin và cung cấp thông tin ngược lại cho Bộ Công an. Công ty CNC cũng không là ngoại lệ. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói thêm về chức năng làm kinh tế của CNC là khái niệm xã hội hóa kinh tế từ ngành công an ra tới bên ngoài. Chức năng làm kinh tế có cơ sở pháp lý đàng hoàng, có tất cả mọi thứ, thậm chí còn vượt hơn những doanh nghiệp bình thường về mức độ ưu đãi và cả mặt pháp lý.

Dùng tiền Trung Cộng nên Việt Nam phải dùng nhà thầu Trung Cộng

Dùng tiền Trung Cộng nên Việt Nam phải dùng nhà thầu Trung Cộng
Ảnh: vietnamnet
Mặc dù các nhà thầu Trung Cộng đã bộc lộ nhiều bê bối, chậm trễ khi thực hiện công trình, chất lượng của hàng hoá yếu kém; công trình sau khi hoàn thành  lại xuống cấp nhanh chóng và nhiều vấn đề khác khiến người dân bất mãn, nhưng trên thực tế càng ngày càng có nhiều nhà thầu của Trung Cộng trúng thầu các dự án của Việt Nam.
Giải thích về nguyên nhân này, ngày 21 tháng 11, báo Vietnamnet loan tin, đại diện của bộ kế hoạch và đầu tư CSVN nói rằng do các công trình này đều sử dụng tiền vay của Trung Cộng. Để vay được tiền của Trung Cộng thì Việt Nam phải chấp nhận điều kiện phải để nhà thầu của Trung Cộng thực hiện kế hoạch thầu. Ngoài ra, bộ này còn thừa nhận hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên trong hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư của Việt Nam chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hoá có chất lượng thấp; chưa đưa ra được công thức xác định đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có năng lực, có kỹ thuật tốt.
Việc các nhà thầu Trung Cộng thi công nhiều công trình cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và bộc lộ rõ nhiều tiêu cực đã làm cho người dân bất mãn.
An Nhiên