Sunday, June 22, 2014

TP HCM: bị bắt vì hô khẩu hiệu chống TQ

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-06-22
Một người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, sáng hôm nay một mình ra trước Bưu Điện thành phố hô vang những khẩu hiệu yêu cầu chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam bị công an câu lưu hơn 5 tiếng đồng hồ, từ 9 giờ sáng đến lúc 2 giờ 15 phút chiều.
Người công dân có tên  Đinh Quang Tuyến, ngay sau khi được thả ra, kể lại với Đài Á Châu Tự Do về sự việc như sau:
“Sáng nay tôi ra chổ Bưu Điện và có biểu ngữ ‘Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc’. Rôi tôi cũng la lên Đả đảo Trung Quốc Xâm lược… Tôi mới la chừng được chục câu thì công an đến xiết cổ và đưa lên xe về phường Bến Nghé. Vào đó tôi lấy bánh mì ăn sáng họ vẫn để cho tôi ăn. Xong anh nhân viên Công an Phường lầy lời khai, biên bản cũng xưng hô với tôi lễ phép lắm, gọi tôi là chú và xưng con đàng hoàng.
Họ nói lấy lời khai nhưng tôi nói không khai vì tôi không có gì mờ ám, tôi làm chuyện công khai, cái gì xấu mới phải khai ra chứ đây là chuyện bình thường mà nên tôi không có khai. Họ hỏi về nhân thân của tôi, tôi chỉ nói một lần thôi. Sau đó anh ta giảng về chính sách của Đảng và Nhà Nước. Chắc anh cũng hiểu rồi.
Họ nói cũng đồng cảm với bức xúc của mình là đúng, nhưng hành động không phù hợp với luật pháp.  Tôi trả lời một người bình thường bị vết cắt đổ máu, vì đau nên phải la lên ‘á’. Còn vết đau này khủng khiếp rất nhiều vì vết đau này là danh dự của đất nước, tương lai của đất nước. Vết đau này quá khủng khiếp, tôi la lên là chuyện bình thường, không la lên mới không bình thường. Không thể nói một người đau đớn la lên là tội được.
Người đàn ông gánh nước ở công viên mời mọi người uống với bảng khẩu hiệu: Nước Nhà không bán chỉ mời lấy thảo...
Người đàn ông gánh nước ở công viên mời mọi người uống với bảng khẩu hiệu: Mất Nước là chết - Nước Nhà không bán chỉ mời lấy thảo...(TTXVA.net)

Đến đây, họ cũng không thấy có thể chứng minh được mình có tội nên họ giao cho hai ông an ninh chắc cao cấp lắm, giỏi lắm. Một ông tên Minh, một ông tên Quân. Lúc đầu hai ông cũng làm mặt hình sự vì đó là nghề của họ mà. Tôi nói với họ đại khái là nếu mà ‘hình sự’ tôi không nói nữa, không có chuyện gì để nói hết! Tôi là công dân bình thường, có gì thì kêu luật sư đến. Tôi không nói gì nữa hết. Những gì anh dưới hỏi tôi đã nói hết rồi. Còn những gì các anh muốn biết thì an ninh Việt Nam rất giỏi, thông tin đầy, nếu hỏi những câu thừa tôi không trả lời. Đầu tiên các anh rất khó chịu, nhưng về sau họ cũng muốn giao tiếp nên xuống nước. Họ nói hảnh động của tôi là thông cảm được vì chính họ cũng bức xúc và mình cũng bức xúc; nhưng họ nói làm như vậy là sai chính sách Nhà nước. Cũng như nói trước, tôi trả lời với họ tôi yêu nước không có gì sai, không làm gì có tội hết.”
Ông Đinh Quang Tuyến cho biết kết cục thì phía an ninh cũng trả điện thoại và để cho ông này ra về.
Xin được nhắc lại, cộng đồng mạng biết đến ông Đinh Quang Tuyến vì ngày 8 tháng 6 vừa qua, ông này có hành động biểu tượng gánh nước đến cho người nhặt rác tại công viên uống và mang theo những bảng khẩu hiệu với các dòng chữ ‘Mất nước là chết’, ‘Nước nhà không bán, chỉ mời lấy thảo’.
Sau đó, một số người tại những nơi khác như Nha Trang, Hà Nội, Hải Phòng cũng thực hiện hành vi tương tự.

Thoát Cộng, thoát Trung, Thoát chết

Iris Vinh Hayes, Ph.D. 2014-06-22
Bộ tứ bộ chính trị VN từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
Bộ tứ bộ chính trị VN từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
Quỹ thời gian của Việt Nam đã cạn.  Việt Nam đã tới tận đầu cuối của sợi dây đu chính trị và an ninh quốc gia.  Ở thời khắc lịch sử này Việt Nam chỉ có hai sự chọn lựa dứt khoát: “Death by China” hoặc là “Re-birth by US-Japan”.
Nếu như ĐCSVN và những người đang cầm nắm quyền lực điều hành đất nước kiên định thà là cho Việt Nam “chết bởi tay Trung Cộng” để bảo vệ ĐCSVN và tư lợi của riêng mình thì vận mệnh Việt Nam chắc chắn sẽ bi đát.
Tuy nhiên, toàn dân Việt, dầu là đang ở nơi nào trên mặt đất này, cũng không để cho đất nước mình “chết bởi bàn tay Trung Cộng” một cách thầm lặng.  Đặc biệt là nhân dân quốc nội chắc chắn sẽ “tính toán sòng phẳng và trọn gói” với ĐCSVN.  Một khi đã không thể kềm hãm được sự phẫn nộ, nhân dân trước hết có thể sẽ dùng máu của ĐCSVN để đáp trả bọn xâm lăng Trung Cộng và để rữa sạch trang sử ô nhục của dân tộc.
Không, tôi chưa từng chủ trương bạo động.  Cũng không cổ xúy bạo động.  Chỉ là dự cảm không lành cho một “bất hạnh lớn” đang lù lù tiến tới.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là đảng viên trong hàng ngũ ĐCSVN kịp thời từ bỏ tổ chức bán nước hại dân này mà quay về với đại thể dân tộc.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là quân nhân trong hàng ngũ QĐNDVN kịp thời từ bỏ Tổ Quốc XHCN của tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là cán bộ trong hàng ngũ CANDVN kịp thời từ bỏ thái độ “còn đảng còn mình” ngu trung với tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ an ninh cho công dân Việt Nam.  Đừng để cho máu của người Việt thêm một lần nữa chảy tràn vì cộng nô bán nước hại dân.
Nếu như Việt Nam chọn lựa con đường “Tái sanh nhờ Mỹ-Nhật” thì đây là một số việc cơ bản mà Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành:
  1. Thanh lọc nội bộ một cách triệt để và toàn diện.
  2. Loại trừ ĐCSVN ra khỏi cơ chế và quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội.
  3. Chuyên nghiệp hóa vai trò Đại Biểu Quốc Hội.
  4. Luật hóa quyền cắt đặt những cố vấn riêng chung quanh mình để hỗ trợ cho vai trò Đại Biểu Quốc Hội chuyên nghiệp.
  5. Giải thể Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trả lại tự do và tự chủ cho các đoàn thể và tổ chức xã hội.  Thành lập một mặt trận chấn hưng đức trí Việt Nam.
  6. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và dân oan. Khuyến khích sự tham dự và phát triển của các xã hội dân sự. Tuyệt đối tôn trọng nhân quyền và dân quyền.
  7. Tái cơ cấu hệ thống chính quyền trên nền tảng của một thể chế chính trị dân chủ và tự do.
  8. Tách rời quân đội ra khỏi hoạt động chính trị.  Chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.  Tham gia vào liên minh quân sự “an ninh tập thể” của ĐNA do Nhật Bản đề xuất.
  9. Công nhận quyền tự do tư hữu.  Cải tổ kinh tế một cách sâu, rộng và toàn diện. Bỏ hẳn cái đuôi “theo định hướng XHCN”.
  10. Loại trừ cơ chế áp đặt ý thức hệ.  Cải tổ giáo dục và đào tạo một cách sâu, rộng và toàn diện.
Nhân dân Việt Nam cần phải làm gì trước hiện tình của đất nước?  Rất đơn giản: Hãy làm một công dân có trách nhiệm.  Đó là, hãy đứng lên, thật đông, cùng nhau xác lập quyền lực của toàn dân.  Nếu ngay cả một điều đơn giản như thế này cũng không thể hoặc không dám thì nói chi đến việc hy sinh máu xương để bảo vệ tổ quốc.
Cụ thể hơn, nhân dân quốc nội cần phải dứt khoát “Thoát Cộng” nếu muốn “Thoát Trung” và “Thoát Chết” bằng cách:
  1. Hãy từ bỏ ĐCSVN.  Từ nay không nói tới ĐCSVN, không kiến nghị với ĐCSVN, không khiếu nại với ĐCSVN, không tham gia họp hành bầu bán ĐCSVN. . .
  2. Hãy triệt tiêu quyền lực của ĐCSVN.  Không hợp tác với ĐCSVN, không nghe lệnh của ĐCSVN, không tạo cơ hội cho ĐCSVN, không dung thứ cho sự lộng quyền của ĐCSVN . . . .
  3. Hãy làm mọi thứ có thể để củng cố quyền lực của Thủ Tướng và của Quốc Hội.  Không vì một Nguyễn Tấn Dũng hoặc một cá nhân nào mà chỉ vì vai trò Thủ Tướng và vai trò Đại Biểu Quốc Hội của một nhà nước pháp quyền cần phải có đủ sức mạnh.  Đừng nhầm lẫn giữa quyền lực của một cá nhân đang nắm vai trò và quyền lực của chính vai trò dầu là ai đang nắm nó (cũng cố institution).  Chính vì Thủ Tướng và Quốc Hội không có đủ quyền lực cho nên ĐCSVN mới dễ dàng thao túng lũng đoạn chính quyền và đất nước.
Sự toàn vẹn lãnh thổ và tương lai của 90 triệu dân tùy thuộc vào một điều kiện đơn giản; đó là, phải gỡ cho được bàn tay phù thủy của ĐCSVN đang khống chế hệ thống chính trị và chính quyền của Việt Nam.  Nhân dân Việt Nam có thừa khả năng để gỡ bỏ nó.
Một con voi to bị giam giữ chỉ bởi sợi giây nhỏ buộc vào cọc là tại vì nó đã bị buộc từ lúc nhỏ và bị buộc quá lâu đến đổi quên rằng mình đã lớn và có thừa sức mạnh để bức sợi dây to hơn nhiều.  Tôi kỳ vọng Việt Nam không là con voi vô vọng đó.
*Nội dung bài viết nhất thiết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Trận đấu giữa đội tuyển ĐCS Việt Nam và đội tuyển ĐCS Trung Quốc



Một khoan hai khoan lại ba khoan
Trọng Dũng Hùng Sang đã muốn hàng
Khoan bốn khoan năm mà đến tiếp
Trọng Sang Hùng Dũng trốn vào hang

Trong lúc cả thế giới đang hướng về Bzazil để xem world cup, lợi dụng sơ hở của đội tuyển ĐCS Việt Nam đang kèn trống đón ông Dê Khiết Trì đến để 'dậy dỗ' thì đội tuyển ĐCS Trung Quốc (1) đã âm thầm chơi đểu, đưa thêm một cầu thủ vào sân chơi Biển Đông mang tên dàn khoan Hải Nam 9. Theo ghi nhận của các tờ báo quốc tế như BBC, trang Danlambao.... Thì rất có thể trong vòng hai đến ba tuần tới đội tuyển CS Trung quốc sẽ tăng số lượng cầu thủ ở Biển Đông lên đến 4 hay năm cầu thủ gì đó, mục đích chạy vòng vòng để đội CS Việt Nam bám theo rồi 2 đội bắn súng nước, nhằm che đi cái xấu xa của đảng CS đang trên đà tuyệt chủng.

Thị trường cá cược ở Anh đã thống kê, những cuộc đối đầu giữa 2 đội tuyển ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc thì luôn kết thúc với phần thua thuộc về phía ĐCS Việt Nam. Thậm chí, nhiều bình luận viên còn đưa ra bằng chứng bán độ của đội CS Việt Nam bằng một bản công hàm có chữ ký của cầu thủ Phậm Văn Đồng.

Tuy nhiên, trong hơn một ngàn năm qua, thống kê cho thấy đội tuyển Nhân dân Việt Nam có thể thua trong một cuộc chiến, nhưng xét cả trận chiến thì đội tuyển Nhân dân Việt Nam chưa từng thất bại bao giờ trước kình địch Bành Trước Trung Quốc. Dựa vào thông số trên thị trường cá cược London đã đưa kèo đội tuyển Nhân dân Việt Nam chấp đội CS Trung Quốc 5/0, những người am hiểu về trận đấu giữa hai đội đã đặt cược cả về tài, kể cả người gốc Hoa đang định cư khắp thế giới, chỉ một số ít là đặt sỉu và đảng viên CS Trung Quốc thì chỉ bắt sỉu.

Gác qua thị trường cá cược chúng ta tìm hiểu một ít về đội tuyển hai nước, huấn luyện viên Tập Cận Bình từ khi lên nắm đội tuyển CS TQ để dẹp đi những chỉ trích của những người bất đồng chính kiến trong nước và quốc tế về Tây Tạng, Tân Cương... Đồng thời nhằm đánh lạc hướng dư luận, anh Tập tỏ ra rất hung hăng. Ông ta liên tục gây hấn với tất cả các đội tuyển trong khu vực.

Để đối phó với Nhật và Mỹ đang quay lại châu Á, anh Tập liên minh với Nga bằng những hợp đồng khí đốt trăm tỷ đô, sau đó thách thức Mỹ bằng việc khéo dàn khoan hờ đờ 981 đến thềm lục địa của VN để cướp dầu chỉ là cái cớ, chứ thằng Mỹ nó biết tỏng chẳng có dầu bởi nó đã thăm dò cả nửa thế kỷ trước rồi. Nếu có nó đâu bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho bầy quỉ đỏ.

Dã tâm của HLV Tập Cận Bình là muốn uống cạn Biển Đông, lè cái lưỡi bò liếm sạch tôm cá mục đích quản lý để thu phí tàu bè qua lại để lấy thuế đường biển và đường không. Nhưng dã tâm đó làm sao qua mắt được Huê Kỳ và các nước Phương Tây? Chẳng ai dại gì im lặng, để rồi sau đó phải bỏ tiền đóng thuế cho một giấc mơ bành trướng của anh Tập bao giờ, vì thế tại cuộc họp gờ 7 các nước phát triển đều ủng hộ ĐT Nhân dân Việt Nam nên đã làm cho huấn luyện viện Tập càng thêm tức khí, tờ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nói: anh Dê Khiết Trì qua Việt Nam để huấn thị đứa con hoang đàng chứ đâu phải đàm phán, thế mà HLV tự phong Trọng lú lại tưởng bở đưa ra yêu sách này đòi hỏi nọ? Với dã tâm và tình hình hiện tại chắc chắn Trung Cộng quyết ăn thua đủ họ sẽ đánh mà không đàm.

Lược sơ qua đội tuyển CS Việt Nam kể từ năm 2011 khi anh Lú lên nắm đội tuyển, anh hết chỉnh lại đốn biết bao lần, nhưng đội tuyển vẫn mạnh ai nấy đá trên bảo dưới không nghe. Nội bộ bán độ cho Tàu khựa, tham nhũng tràn lan mà ngay bản thân HLV Trọng cũng đã từng tham gia đi đêm với đối thủ ký kết những thỏa thuận ngầm, nhưng bù lại trận đấu lại diễn ra trên sân của Việt Nam nên cơ hội chiến thắng là không hề nhỏ.

Tại Philippines, Thủ tướng Ếch của Việt Nam đã mở đầu cho chiến dịch chống lại đội CS Trung Quốc bằng những phát biểu được cho là cứng rắn "không đánh đổi chủ quyền bằng tình hữu nghị viển vông"

Khi về nước tướng Ếch đã bị HLV Trọng Lú chửi cho tơi bời hoa lá cành, nhưng đã phóng lao thì phải theo lao nên ông kéo bè kết phái đưa người nhái người dơi ra Biển Đông chạy lòng vòng chơi bắn nước chơi, để gọi là bảo vệ biển đảo.

Từ khi thấy đội CS Trung Quốc đưa thêm cầu thủ Hải Nam 9 vào sân chơi, Huê Kỳ không thể ngồi yên, hôm kia đại sứ Huê Kỳ ở VN tuyên bố có thể gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam(2) nếu có được tên lửa hành trình Tomahawk thì mấy cái dàn khoan kia chỉ là mục đích tập đá cho đội tuyển Việt Nam mà thôi.

Nhưng Huê Kỳ đâu chịu bán vũ khí sát thương cho một nước cộng sản mà không đi kèm điều kiện, thà để hết hạn đổ ra biển còn hơn. Để quyết chí sử dụng bằng được vũ khí Huê Kỳ, Ếch và đảng đang chết đành gật đầu lia lịa, khi cử phái đoàn sang LHP điều trần UPR nhân quyền 2014 đã đồng chấp nhận 80% đề nghị nhân quyền (3) trong số 227 điều thì chấp nhận 182 điều.

Cộng sản xưa giờ vẫn thế, ký cứ ký nhưng thực hiện họ đã từng ký kết với HLQ nhiều đến nỗi không thể đếm hết được kể cả với chính phủ VNCH, chính TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nói "đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhì kỹ những gì cộng sản làm". Tôi chưa tin, không tin và chẳng bao giờ tin cộng sản cả còn các bạn thì sao? 

Không biết CS Việt Nam đã chấp nhận điều gì nhưng hôm nay tại Việt Nam ngày 22/06/2014 lần đầu tiên tôi vào trang danlambao, VOA... mà không phải leo tường lửa. Mừng thì có mừng nhưng chỉ là tạm thời thực sự tôi cứ nghĩ hay là mấy thằng trực máy cản tường lửa do coi bóng đá thức đêm thua độ nên ngủ quên.

Trở lại trận đấu giữa đội CS Việt Nam và đội CS Trung Quốc, nếu Đội Việt Nam mà không do cái đảng đang tuyệt chủng này lãnh đạo thì đội tuyển TQ có đông quân, mưu mô đến đâu cũng sẽ thảm bại nặng nề. Bởi Trung Quốc đã duy trì chế độ một con nhiều thế hệ nên những anh lính chỉ là những cậu ấm, cô chiêu được thế hệ ông bà nội ngoại và cha mẹ nuông chiều nên không có được nhuệ khí khi lâm trận. Vậy muốn giữ nước chúng ta chỉ cần đập chết bọn hán gian từ nội bộ trung ương đảng và tự do nhân quyền thì thằng Trung Quốc có bà đầu sáu tay cũng sẽ mãi là người chiến bại.


_____________________________________

Chú thích:

Biển, đảo nào của ta, chủ quyền nào không thay đổi?

Bảo Giang (Danlambao) - Đã gần 40 năm rồi, tôi chưa bao giờ quên được cuộc diễn xuất bất ngờ của một em bé khoảng tám, chín tuổi ở trong một cái quán nhỏ nằm trên đường Võ duy Nghi, Phú Nhuận. Đây không phải là quán ăn với những mặt hàng thuộc diện cao lầu mỹ tửu. Trái lại, nó chỉ có những món ăn khoái khẩu của người bình dân, lao động. Tôi không thường đến đây, nhưng sau này đã từng đi lại nhiều lần. Trước kia, có đôi lần tôi gặp hai người con của chủ quán. Một là “lính húc” ở sư đoàn 18, và một là lính mới ra trường từ trường CTCT Đà Lạt. Từ chỗ quen biết đó, lần nào tôi đến chủ quán cũng ưu ái dành cho tôi cái bàn phía trong cùng, nơi thường là bàn ăn của gia đình ông hơn là bàn tiếp khách. Lần này cũng không có ngoại lệ.

Sau vài câu thăm hỏi xã giao, tôi yên vị, chờ người bạn đến là “quên đời” và quên đi hôm nay là ngày 20-7. Nhìn ra phía ngoài đường, từ nơi xa xa ấy, xe cộ vẫn ngược chiều nhau. Trong cái quán nhỏ, và ngồi chiếm cả ra lề đường, nơi có khách bộ hành qua lại là 8, 9 cái bàn nhỏ. Mỗi bàn có ba, bốn người đang “thả hồn” theo mùi thịt chó nướng và xị nếp than. Trong số thực khách hôm nay, tôi thấy có nhiều bộ quần áo màu xanh cứt ngựa còn mới, với những cái mũ cối vẫn úp chụp trên đầu. Hình ảnh này, dĩ nhiên, không gợi cho tôi một chút hứng thú nào cả. Giữa lúc tôi ngồi chờ bạn, có hai đứa trẻ khoảng 8, 9 tuổi đi như chạy vào trong quán. Chúng hồn nhiên vui tươi, cười nói rạng rỡ, rồi thản nhiên, để cái cặp lên trên bàn, nơi tôi ngồi. Cả hai kéo tay nhau đứng lên trên cái ghế dài.

- Hiên, chị nghe đây?

Nói xong chú bé đưa tay lên miệng, tự thổi kèn, bắt nhịp cho một bài hát đã làm cho nhiều người miền Nam bị điếc tai sau cái ngày 30-4-1975, nhưng lại làm cho những người đội mũ cối ngồi kia bị mê hoặc, tưởng là chuyện có thật, tưởng là mình đã làm được chuyện vĩ đại của những anh hùng. Ai ngờ “giải phóng” chỉ là một câu chuyện bịp bợm mang đầy tai họa, giết chết cuộc sống của dân sinh! Đó là bài “giải phóng quân” của Lưu hữu Phước. Sau một hồi kèn miệng như thúc quân, chú bé gân cổ lên hát.

"Hủ tiú, bò viên, bánh bao cùng với bánh téc. Một đĩa muối ớt, nước tương cùng với bánh ướt,… ôi xương heo, tiết canh, lòng bò xào, xá xíu bao nhiên tô cũng vừa..." Nghe thế, cô chị vội túm lấy đứa bé, lôi xuống khỏi ghế.

“Hát gì thế, muốn chết à?

- Chú bé vẫn ngang giọng. Chưa hết mà. “miền Bắc kéo thuốc lào, miền Trung vấn thuốc rê, miền Nam ta hút cáp tăng, con mèo”. 

Đến đó, chú bé bị cô chị lôi vào phía nhà trong, thấy lạ, có người nghểnh cổ lên nhìn, nghe, bật cười, vỗ tay. Riêng những cái mũ cối kia thì đa phần đang tranh thủ miếng dồi chó. Có kẻ ngoảnh mặt lên nhìn diễn viên, nhưng chắc là không thể hiểu được những gì em bé vừa hát, nên lại tiếp tục cúi xuống đĩa thịt chó nướng! Tuy thế, tôi vẫn bắt gặp những ánh mắt bừng lên một cung điệu khác thường, như phấn kích, thoả mãn, lẫn cảm phục cái trí khôn của ngưới miền Nam, qua những đứa trẻ đầy khí phách, đem toàn bộ các món ăn chơi, ăn thật của miền Nam vào làm lời ca để mua vui, chế diễu, làm trò, trả đũa cho cái bài ca đầy khát máu của đảng phá làng phá nước hại dân đang lúc thịnh hành! Xem ra, cái cuộc gọi là “giải phóng” với đầy bạo lực kia không lừa nổi đứa trẻ chín, mười tuổi ở trong Nam, nếu như không muốn nói chỉ là chuyện làm trò cuời cho chúng, vì chúng đã biết ai là bè lũ bán nước. Phần người dân, họ cười ngạo. Họ đứng hiên ngang, đứng cao trong vị thế dân tộc…

Nay, gần 40 năm sau, lại có một trò lừa khác. Nó mang tính nham nhở, rẻ tiền hơn là khả năng bịp được người, lừa được đời. Vào chiều ngày 18-6-2014, sau khi đứng nghe Dương khiết Trì, xác định lại lập trường của Trung cộng tại biển đông là không thay dổi và cũng không có ý định thay đổi tiến trình hợp tác song phương toàn diện với đảng và nhà nước Việt cộng. Diễn viên từ phía Việt cộng là Nguyễn phú Trọng, một lão già bạc nhược, bệnh hoạn, đầu bạc trắng, mắt trắng dã, mặt xanh như tàu lá chuối khi nhìn thấy xứ thần Trung cộng. Y cúi gập người, trình bẩm mãi chưa thành lời:

- Bầm….. bẩm… đồng chí…. Chúng tôi đã nghe và hiểu rõ “chủ trương của Trung quốc về biển đảo là không thay đồi” đã nghe biết “Trung quốc khẳng định coi trọng và chưa bao giờ thay đồi phương châm hữu nghị trong quan hệ với Việt Nam...”. Chúng tôi cũng thế “Khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên biển đông là không thay đổi và không thể thay đổi.” (VNExpress)

- Thế nghĩa là gì? Người hỏi lớn tiếng.

- Phát biểu đúng qúa, cương quyết qúa, dứt khoát quá! Kẻ nói thầm trong cổ.

Mới nghe qua, nhiều người cho rằng lời tuyên bố của Nguyễn phú Trọng là đanh thép. Là cương quyết, là dứt khoát bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Và dĩ nhiên, hơn 700 tờ báo đảng và các cơ quan truyền thông, truyền hình của nhà nước CS không bỏ lỡ cơ hội để thi nhau thổi phồng làm cho người dân Việt Nam hiểu lầm là như thế.

Trong thực tế, không phải như vậy, và ý của Nguyễn phú Trọng đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên Việt cộng cũng không phải là như thế. Trái lại, đó là một câu tuyên bố tồi tệ, bi đát, đầy nham nhở tính. Nó là di căn, là sự công nhận, là sự nhắc lại cái chủ quyền mà công hàm của Phạm văn Đồng đã “ghi nhận và tán thành bản công bố của Trung quốc” lúc trước. Nó không hề mang ý nghĩa là đanh thép là dứt khoát, hay báo cho Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt nam. Trái lại, với lời minh xác công khai trước mặt Dương khiết Trì, Trung cộng nâng ly hoan hỉ, đưa thêm dàn khoan vào vùng biển đông và Nguyễn phú Trọng có quyền tin tưởng vào sự ổn dịnh cho cái ghế của y thêm một thời gian nữa. Nhưng về phía Việt Nam, tôi cho rằng, Việt Nam coi như đã mất hẳn Trường Sa, Hoàng Sa vào tay Trung cộng rồi, không còn cứu gỡ được nữa. Tại sao lại như thế?

Rất đơn giản, trước mặt của Nguyễn phú Trọng và Dương khiết Trì, một bên đại diện cho Trung cộng, một bên đại diện cho đảng cộng sản VN (Xin lỗi qúy độc giả, tôi rất đau lòng khi phải viết chữ Việt Nam sau cái từ Cộng Sản, nên xin qúy dộc giả thông cảm cho tôi dùng hai chữ Việt cộng để gọi tập thể này cho ngắn gọn và bao hàm đúng cái ý nghĩa của chúng đại điện) là hai bản văn chính:

a. Một là của Chu ân Lai đề ngày 4 tháng 9-1958 với nội dung chính là công bố chủ quyền của TC trên biển và trên đảo (Declaration on China’s Territorial Sea) như sau: “Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý và áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh quần đảo Bành Hổ, quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), quần đảo Chungsha, quần đảo Nam Sa (Nansha) và các đảo thuộc Trung Quốc

b. Hai là của Phạm văn Đồng đề ngày14 tháng 9-1958, chính thức công nhận chủ quyền của Trung cộng ở trên những quần đảo do Chu ân Lai ghi trong văn bản của họ bằng một câu văn ngắn gọn, đầy đủ, trọn nghĩa là: "ghi nhận và tán thành bản công bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của trung Quốc”. Như thế là qúa đủ, qúa rõ ràng, bản văn của Phạm văn Đồng là văn bản chính thức hoá lời tuyên bố của Ung văn Khiêm trước đó là "căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung quốc”. Nghĩa là, Phạm văn Đồng đã thay mặt nhà nước VNDCCH công khai xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung cộng, không phải là của Việt Nam. Nói đơn giản hơn, nhà nước VNDCCH qua văn bản này đã tự từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên những phần lãnh thổ và lãnh hải này.

Đây là chuyện công khai bằng giấy trắng mực đen, không ai có thể chối cãi. Hơn thế, bất cứ một người nào đọc hai bản văn này thì đều nhìn thấy rõ là cả hai có chung một đáp số: Việt cộng đã công nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng, không thuộc về Việt Nam

Xét về nguyên tắc, lời tuyên bố của Ung văn Khiêm, cái bản văn của Phạm văn Đồng và của Chu ân Lai không tự nó tạo ra, hay ban cho Trung cộng có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa theo tính pháp lý. Nó chỉ có khả năng chứng minh rõ ràng cho dân tộc Việt Nam biết đây là một tập đoàn bán nước (bè lũ bán nước, từ ngữ của họ) có chủ đích lợi nhuận của CS mà thôi. Song trong thực tế, Trung cộng đã cậy vào cái xác và dân số đông đảo và bản văn này, lấy thịt đè người và tạo ra thành phố Tam Sa ở trên hai quần đảo của Việt Nam. Từ đây, Trung cộng còn muốn biến những đảo hoang này thành những nơi có thể “có sự sống tự nhiên hay có lợi ích về kinh tế”, bằng cách đắp thêm đất, sửa chữa, xây dựng những cơ sở, để nó khả dĩ phù hợp với điều kiện của luật biển QT năm 1982 đã quy định cho các quần đảo, và đòi được đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ đất của Hoàng Sa và Trường Sa. Từ bài tính này, Trung cộng đưa đặt giàn khoan HD981 vào vùng biển của Hoàng Sa rồi vênh cổ lên tố ngược Việt Nam xâm phạm, quấy rối giàn khoan nằm trong lãnh hải của họ. Tại sao lại có chuyện nghịch lý này?

Trước hết, vì Đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi và cách Hoàng Sa khoảng 135 hải lý. Theo đó trong vùng tiếp giáp, Trung cộng muốn được chia hai, mỗi bên một nửa, vào khoảng 68-70 hải lý mỗi phía. Nếu tính bằng con số này, thì cái giàn HD981 của Trung cộng đặt trong vùng nước thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa mà họ nhận là của họ, và Việt cộng cũng đã công nhận như thế vào ngày 14-9-1958 theo bản văn của Phạm văn Đồng. Kế đến, chừng nào cái công hàm của PVĐ chưa bị tiêu hủy, chưa bị vô hiệu hóa thì Trung cộng còn làm tới và Việt cộng không bao giờ dám kiện Trung cộng ra trước toà án Quốc tế. Bởi lẽ, họ không thể đi kiện cái hậu quả do chính bản văn của mình đã viết ra. Nếu họ muốn đi kiện thì phải tìm cách tiêu hủy, vô hiệu hóa cái bản văn của PVD trước đã.

Đó là những khó khăn mà nhà nước Việt cộng không thể bước qua và cũng chính là lý do tại sao tôi viết bài “Việt Nam Cộng Hoà, một giải pháp cho Việt Nam- Biển Đông”. Trong đó, tôi cũng đã đề cập đến sự kiện cái dàn khoan HD 981 sẽ không nằm ở đó lẻ loi một mình. Nhưng sẽ còn nhiều cái khác đến tiếp sức với nó và chúng sẽ cắm dàn khoan xuống lòng đất, lòng biển để xẻ thịt mẹ Việt Nam nữa. Và nay, Nguyễn phú Trọng tựa vào hai bản văn ấy để xác định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thay đổi thì nó có nghĩa là NPT dã xác nhận lại cái có của Trung cộng và cái không có chủ quyền của VN trên những vùng lãnh thổ, lãnh hải này. Chuyện như thế, có gì là đanh thép, phản kháng đâu?

Lẽ dĩ nhiên, tôi không cho rằng những kẻ lãnh đạo thuộc tập đoàn bán nước Việt cộng ở Hà Nội hôm nay không nhìn biết điều này. Trái lại, tôi cho rằng họ đã được học tập và quán triệt đường lối chủ trương của Trung cộng không chỉ có ở trên biển đông, nhưng còn là ở trên đất liền của Việt Nam nữa. Chủ trương này không phải đến hôm nay mới có mà nó đã có từ khi Hồ chí Minh (Hồ tạp Chương) xuất hiện. Đây chính là cái nguyên nhân, là tai hoạ, là điạ ngục, là cái mồ Trung cộng muốn đào ra để chôn vùi Việt Nam. Tiếc rằng VC lại cho đó là 16 chữ vàng và 4 tốt, nên những thành phần lãnh đạo hôm nay chỉ là những kẻ nhai lại và tiếp tục công việc đào cho cái mồ ấy lớn rộng thêm ra mà thôi. Bằng chứng là:

Với Trương tấn Sang, theo Vnexpress, Sang tuyên bố "Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm”! Quả là loại miệng lưỡi vô thường. Nói như con vẹt học nói như thế thì đứa trẻ lên năm cũng biết nói. Hỏi thử xem, chủ quyền ấy là từ đâu đến đâu, bao gồm những vùng lãnh thổ và lãnh hải nào? Nó có bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam không? Nếu có thì tại sao không nêu tên ra trong những tranh chấp? Nếu không thì tại sao và từ bao giờ? Ai, kẻ nào dám loại trừ hai vùng lãnh thổ và lãnh hải ấy ra khỏi chủ quyền của Việt Nam? Nếu Hoàng Sa, Trường Sa bị loại ra khỏi chủ quyền của Việt Nam từ bản văn của PV Đồng theo lệnh của Hồ chí Minh thì những thành phần này sẽ bị xử trí ra sao? Liệu những tên phản quốc, bè lũ bán nước này có bị Sang đưa ra xét sử vì câu tuyên bố “lẫy lừng” trên hay không? Hay đây chỉ là tiếng kêu của con vẹt học nói và không có hiểu biết gì?

Đến phiên Nguyễn tấn Dũng cũng không có điều gì khá hơn. Lại theo VNexpress-một loại báo mạng khá nổi tiếng do Việt cộng điều hành, thì trong cuộc gặp Dương khiết Trì vào sáng ngày 18-6, sau khi nghe Dương khiết Trì bảo vệ lập trường của Trung cộng về biển dông, NT Dũng“yêu cầu Trung quốc rút giàn khoan cùng tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam…”. Đây là câu nói bóng bẩy, viễn vông và mạnh miệng hơn Trương tấn Sang, tuy nhiên, thử hỏi xem, vùng biển nào là vùng biển của Việt Nam mà Dũng định nghĩa? Vùng biển mà Dũng nói đến có bao gồm vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa hay không? Nếu có, tại sao Dũng không hề nhắc đến chữ Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam? Nếu có, tại sao Dũng lại ra lệnh bắt và giam giữ, tù đày những người dân cất lên tiếng nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam?

Sở dĩ tôi phải nhắc lại câu hỏi này một lần nữa là vì như ở trên tôi đã viết, đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi cách Hoàng Sa vào khoảng 135 hải lý. Theo đó dựa vào luật biển QT vào năm 1982, vùng tiếp giáp này có thể được phân chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một nửa khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh thế của Lý Sơn. Một nửa khác cũng khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa. Như vậy chúng ta sẽ có bài toán sau:

1. Trường hợp theo lịch sử Hoàng Sa, Lý Sơn là của Việt Nam và được công nhận trong Hội Nghị Quốc Tế tại san Francisco vào năm 1951 thì Trung cộng đã hoàn toàn sai trái khi đặt giàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam. Quốc tế không để yên và toàn dân Việt Nam sẽ lấy máu xương của mình để bảo vệ tiền đồ do cha ông để lại. Đây chính là việc làm mà quân dân Việt Nam Cộng Hoà đã làm khi Trung cộng lấn chiếm Trường Sa vào năm 1974. Công cuộc chiến đấu tuy gặp thất bại, nhưng đó chính là danh tính của những anh hùng bảo vệ chủ quyền truyền đời và vĩnh viễn trên lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc Việt Nam.

2. Tuy nhiên, cái nhìn từ lịch sử và thực tế sinh hoạt cũng như theo hội nghị San Francisco bảo quản Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đã bị tập đoàn Việt cộng bán nước làm cho thay đổi trái chiều bằng cái công hàm của Phạm văn Đồng ký theo lệnh của Hồ chí Minh vào ngày 14-9-1958. Bản văn này đã đưa ra một dấu mốc khác, hoàn toàn trái ngược với dòng lịch sử của Việt Nam và của hội nghị QT San Francisco. Cộng sản đã công nhận chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung cộng. Từ cái văn bản này, tập đoàn cộng sản đã trở thành bè lũ bán nước. Họ không còn tư cách để tranh cãi với Trung cộng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa nữa.

3. Rồi từ cái văn bản này, nó trở thành bằng cớ cho một kẻ to bụng tham lam, muốn nuốt trửng cả biển Đông, nên họ đã tự vẽ ra cái đuờng lưỡi bò. Và như thế, có thêm bằng chứng để chứng thực Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng. Vì chính đối tác quan trọng nhất trong cuộc tranh chấp, nếu có, là Việt Nam cũng đã nhìn nhận như vậy.

4. Bằng cái nhìn chia cắt này, Trung cộng tự ban cho mình có chủ quyền trên Hoàng Sa, nên có ý đòi vùng tiếp giáp giữa Lý Sơn và Hoàng Sa là 135 hải lý phải được chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một khi vùng tiếp giáp được chia ra làm hai thì cái giàn khoan HD981 kia còn đặt sâu trong lòng đặc khu kinh tế thuộc phạm vi 68 hải lý của Hoàng Sa, nó không hề lấn qua vị trí của Lý Sơn, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nên Việt Nam không thể khiếu nại.

Theo đó, câu nói của Nguyễn tấn Dũng phải được hiểu là điều viễn vông, ấm ớ, và Y cũng chẳng biết vùng biển của Việt Nam là vùng nào, ở đâu. Nó trực thuộc Hoàng Sa của Việt Nam trước khi có công hàm của Phạm văn Đồng hay là sau đó? Nếu là trước 1958, thì Y là kẻ thừa kế chính thức từ cái nhà nước VNDCCH do PVĐ để lại, Y phải biết xé bỏ cái công hàm kia đi rồi hãy yêu cầu. Trường hợp Y không dám xé bỏ cái công hàm kia đi thì nên im miệng đi thì hơn. Bởi lẽ, đây chính là cốt lõi của vấn đề và Trung cộng bắt nguồn từ cái văn bản ấy, họ đã chứng minh là có chủ quyền theo lịch sử và thực tế ở trên Hoàng Sa, Trường Sa. Đây cũng chính là điểm tựa để Trung cộng cương quyết duy trì chủ trương hội nghị song phương với các bên tranh chấp. Và cũng từ điểm cốt lõi này, họ đặt gian khoan HD981 trong vùng đặc khu kinh tế Hoàng Sa vì tự tin đó là phần lãnh hải của họ. Từ đó, họ có toàn quyền để bảo vệ nó, cũng như đem đến thêm những cái khác nữa.

Thế là ta mất nước rồi! Việt Nam còn nằm trong tay Việt cộng thì Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải nằm trong tay Trung cộng. Nằm vì những kẻ bán nước và nằm vì cứt trâu để lâu hóa bùn, sau này cũng chẳng có ai xét đến nữa. Trừ khi Trung cộng bị vỡ ra thành nhiều mảnh và bè lũ bán nước cũng không còn hiện diện trên đất Việt.

Từ đó, sẽ chẳng lạ gì khi Dương khiết Trì kinh lược đất Bắc, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang Nguyễn tấn Dũng… và tập đoàn cộng sản bán nước không có một lời nào nhắc nhở cho Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo lịch sử, thực tế quản lý và theo hội nghị ở San Francisco năm 1951. Trái lại, chỉ thấy quanh co, dối trá, mờ ám. Chỉ thấy những kẻ mắt trước, mắt sau như những kẻ đứng ở chợ Đồng Xuân, mặt xanh như tàu lá chuối, thay nhau tựa vào hai bản văn này để lừa bịp người dân bằng những câu tuyên bố ỡm ờ, vớ vẩn “xác định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thay đổi và không thể thay đổi”. Nghĩa là trươc đây PVD đã xác định như thế nào thì nay cũng không thay đổi và không thể thay đổi! Nói toạc ra rằng, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng đã tái xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng, không phải là của Việt Nam để sống còn. (Nếu không sẽ bị đá văng ra để cho kẻ nô lệ khác lên thay). Ngoài ra không có một tư duy, một lối thoát nào khác. Có chăng là một toan tính ỡm ờ để bịp lừa người dân mà thôi. Đó chính là cái bi đát của những kẻ bán nước, nhưng cũng là một thảm họa cho Việt Nam.

Đứng trước cơn quốc nạn hôm nay, tôi cho rằng, đã đến lúc tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, từ vị trí cá nhân hay đứng chung trong các tổ chức dân sự, chính trị, nếu còn nghĩ đến tương lai sinh mệnh của đất nước Việt Nam, phải cùng nhau lên tiếng khẳng định rằng:

1. Chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và các biển đảo ngoài khơi, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về dân tộc Việt Nam. Phần lãnh thổ, lãnh hải này không phải là của tập đoàn Việt cộng (CSVN)

2. Phần lãnh thổ, lãnh hải kể trên không thuộc chủ quyền của tập đoàn Việt cộng, nhưng đất nưóc Việt Nam hiện bị tập đoàn cộng sản chiếm đóng. Theo đó, người dân và các tổ chức dân sự và chính trị của người Việt Nam hoàn toàn bác bỏ, không công nhận bất cứ loại văn bản nào do tập thể này ký kết với ngoại bang nhằm phân rẽ, cắt chia bất cứ một phần lãnh hải, biển đảo hay lãnh thổ nào kể trên ra khỏi chủ quyền của Việt Nam.

3. Vận động, kêu gọi tất cả các quốc gia tây phương, các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới hãy hỗ trợ cho một chính thể Việt Nam không cộng sản trong công cuộc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ và lãnh hải của mình theo Công Pháp Quốc Tế. 

4. Sau cùng, kêu gọi toàn thể mọi người Việt Nam hãy sẵn sàng làm cuộc tổng nổi dậy để diệt cộng cứu nước.

Có cương quyết, dứt khoát như thế, chúng ta mới khả dĩ bảo vệ được chủ quyền của đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và bảo vệ được toàn bộ lãnh hải bao gồm cả Hoàng Sa Trưòng Sa là của Việt Nam. Mới có cơ hội xây dựng lại một xã hội Việt Nam trong Nhân Bản, Độc Lập và Tự Do.

19-6-4014


Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc sao chép tàu sân bay Mỹ?

(Dân trí) - Trung Quốc đang chế tạo một hàng không mẫu hạm mới rất giống với tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ, tờ Strategy Page tại Washington đưa tin, trích dẫn các bức ảnh gần đây từ một xưởng đóng tàu của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Theo Strategy Page, các bức ảnh đã cho thấy một phần của một tàu sân bay mới của Trung Quốc đang được chế tạo. Con tàu này dường như được trang bị máy phóng máy bay giống hàng không mẫu hạm lớp Nimitz của Mỹ. Đây là một sự cải tiến so với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, vốn dùng hệ thống dốc kiểu "bệ phóng trượt tuyết" để phóng máy bay.
"Phần được chụp ảnh không cho thấy quy mô chính xác của tàu sân bay mới, nhưng chứng tỏ rằng nó dường như lớn hơn tàu sân bay Liêu Ninh, vốn được biên chế hồi cuối năm 2012", tờ báo cho hay.
Strategy Page nói thêm, tàu sân bay mới của Trung Quốc trông giống tàu sân bay USS Enterprise của Mỹ được tháo dỡ mới đây. USS Enterprise từng là nguyên mẫu cho tàu sân bay lớp Nimitz sau đó.
Tuy nhiên, các bức ảnh mới được tiết lộ không cho thấy tàu sân bay mới của Trung Quốc có phải là một tàu sân bay hạt nhân hay không.
Trung Quốc đã bác bỏ các tin đồn rằng nước này hiện đang chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc đã thông báo sẽ cần từ 2-3 tàu sân bay cho các sứ mệnh trong tương lai.
Hồi năm ngoái, hải quân Trung Quốc xác nhận rằng tàu sân bay Liêu Ninh cơ bản sẽ chỉ phục vụ như một tàu huấn luyện. Con tàu dài 305 m này được trang bị 24 máy bay chiến đấu và 26 trực thăng.
Nhiệm vụ cơ bản của Liêu Ninh là huấn luyện phi công và các chuyên gia khác cho các tàu sân bay bổ sung trong tương lai, mặc dù nó sẽ vẫn là được trang bị nhân lực và thiết bị giống một tàu tác chiến.
Thứ Hai, 23/06/2014 - 07:40
An BìnhTheo Strategy Page

Trưng cầu dân ý về dân chủ, dân Hồng Kông thách thức Bắc Kinh

Người dân Hồng Kông xếp hàng đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về dân chủ cho đặc khu ngày 22/06/2014.
Người dân Hồng Kông xếp hàng đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về dân chủ cho đặc khu ngày 22/06/2014.
REUTERS/Bobby Yip

RFI-Mai Vân
 Sau cuộc bỏ phiếu trên mạng khởi sự cách nay hai ngày, thu hút gần 600.000 người tham gia, dân chúng Hồng Kông vào hôm nay 22/06/2014 đã có điều kiện đến những phòng phiếu cụ thể để cho biết ý kiến về việc cải cách thể thức bầu cử tại Hồng Kông theo đúng hướng dân chủ.

Ban tổ chức đã dự trù 15 phòng phiếu tại đặc khu hành chánh này, để đáp ứng nguyện vọng của những người không sử dụng internet và muốn thực thụ ‘đi bỏ phiếu’.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, cuộc trưng cầu dân ý về cách thức bầu lãnh đạo Hồng Kông trong tương lai – dù bị Bắc Kinh đánh giá là bất hợp pháp, nhưng đã rất được người dân quan tâm, với nhiều hàng người xếp hàng trước các phòng phiếu.
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI, Florence de Changy :
Cuộc trưng cầu gồm hai phần. Phần thứ nhất liên quan đến thể thức chọn ứng viên vào chiếc ghế lãnh đạo đặc khu hành chánh này. Bắc Kinh đã hứa cho tiến hành cuộc bỏ phiếu năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các nhà dân chủ Hồng Kông đã nêu bật là thể thức phổ thông đầu phiếu đó chỉ có giá trị khi họ có tiếng nói về các ứng viên. Cho đến nay lãnh đạo Hồng Kông được một ủy ban gồm 1.193 đại cử tri - mà đại đa số thân Bắc Kinh - tuyển chọn.
Câu hỏi thứ 2 nêu vấn đề là Nghị viện Hồng Kông có quyền phủ quyết hay không trong trường hợp mà đề nghị của chính quyền Hồng Kông không phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Sau khi trong tuần, trang web của cuộc trưng cầu trên mạng (popvote.hk) bị tin tặc tấn công, các nhà tổ chức sự kiện này đã quyết định kéo dài thời hạn bỏ phiếu thêm một tuần.
Văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông đánh giá sự kiện là bất hợp pháp. Ban tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến đã phản bác ngay : « Nếu chính quyền Trung Quốc thấy có điểm bất hợp pháp trong những gì chúng tôi làm, thì hãy nói cho chúng tôi biết hay là bắt chúng tôi đi. Nói trắng ra là chính quyền Trung Quốc không hiểu gì về luật lệ Hồng Kông. ».

Đánh vợ sảy thai, vẫn làm bác sĩ

CẦN THƠ 22-6 (NV) - Dù bị khởi tố tám tháng nay về tội đánh vợ sảy thai và chờ lãnh án, một bác sĩ vẫn được làm việc bình thường tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ.


Bệnh viên đa khoa cần Thơ, nơi xảy ra rất nhiều sai phạm nhờ quan chức y tế dung dưỡng bao che lẫn nhau. (Hình: Dân Trí)

Tờ Tuổi Trẻ hôm Chủ Nhật kể chuyện lạ mà không mấy lạ ở bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ về trường hợp của ông bác sĩ tên Phạm Kha Ly, 32 tuổi, đang làm cho bệnh viện này tại khoa tiêu hóa và huyết học.

Theo nguồn tin, đúng ra, phiên tòa hình sự xử Bác Sĩ Ly diễn ra ngày 19/6/2014 phải tiến hành bình thường vì có đủ cả hai bên bị cáo cũng như người tố cáo. Nhưng thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã bất ngờ thông báo dời lại, chưa cho biết bao giờ sẽ xử lại.

Bác Sĩ Phạm Kha Ly bị cáo buộc đã đánh vợ đến sảy thai. Theo lời khai của bà Trần Cẩm Loan, vợ ông Ly, hai người cưới nhau Tháng 12-2012.

“Do nghi ngờ bà Loan có quan hệ với người khác, ba tháng sau ngày cưới, khi được bà Loan thông báo có thai, ông Kha Ly đã mua sẵn dây xích và ổ khóa.” Tờ Tuổi Trẻ kể. “Ngày 22-3-2013, ông Kha Ly khóa cửa rào, cửa nhà, cởi hết quần áo bà và dùng dây xích khóa tay, chửi mắng, đánh đập bà rất tàn nhẫn. Một tuần sau đó bà Loan bị sảy thai.”

Đầu tháng 10-2013, cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Ninh Kiều đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ngày 20-11-2013 có kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra viết rằng “hành vi dùng lời lẽ thô tục chửi mắng, dùng dao cắt tóc, dùng tay chân đánh bà Loan (vợ) gây tổn hại sức khỏe 2% và làm bà Loan sảy thai, do bị can Phạm Kha Ly thực hiện, xâm phạm trực tiếp đến nghĩa vụ phải đối xử bình đẳng giữa vợ chồng được quy định trong Luật Hôn Nhân và Gia Đình.”

Vì vậy, vụ việc được chuyển sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can theo điều 151 Bộ luật hình sự. Nhưng từ đó đến nay, Bác Sĩ Phạm Kha Ly vẫn làm việc bình thường tại bệnh viện. Bà Lâm Thị Nhàn, trưởng phòng tổ chức bệnh viện, cho biết bệnh viện không nhận được bất cứ yêu cầu hay văn bản nào từ công an hay tòa án về việc Bác Sĩ Kha Ly bị khởi tố, truy tố nên “không có lý do gì để đình chỉ công tác chuyên môn đối với anh ấy”.

Giữa năm ngoái, chính ông Đặng Quang Tâm, giám đốc bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, đã phạm nhiều tội đúng ra phải cách chức và truy tố hình sự nhưng Bộ Y Tế vẫn dung dưỡng và chỉ bắt ông này viết giấy “kiểm điểm rút kinh nghiệm” liên quan đến các quyết định trái luật và số tiền khá lớn.

Một trong những sai phạm của ông Đặng Quang Tâm là vi phạm luật đấu thầu, “tự ý mua sắm tài sản với số tiền hơn 70 tỉ đồng mà không xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Y Tế”. Bên cạnh đó, ông còn “xét cho trúng thầu mặt hàng thuốc Harxone chưa được cấp phép mà theo kết luận của Bộ Y Tế là sai pháp luật”.

Theo tờ Dân Trí ngày 17/5/2013, dù vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong công tác quản lý bệnh viện, gây nhiều tổn hại tiền bạc hơn trăm tỉ đồng cho ngân sách nhà nước “nhưng giám đốc Phạm Quang Tâm vẫn được Bộ Y Tế dung dưỡng”. (TN)

06- 22- 2014 2:28:55 PM

Ðường cao tốc 9,000 tỷ trở thành ‘con đường tử thần’

HÀ NỘI (NV) - Nhiều tài xế xe đò chạy các tuyến từ Hà Nội đến Nam Ðịnh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... gọi đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình là “con đường tử thần.”

Trò chuyện với tờ Ðất Việt tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội, các tài xế cho biết, tuy đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình cho phép chạy từ 60-100 km/h nhưng vì mặt đường hư hỏng, nguy hiểm nên họ phải giảm tốc độ xuống 30 hoặc 40km/h.

Một đoạn của đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, chụp hồi tháng 12 năm 2012 - năm tháng sau khi được đưa vào sử dụng. (Hình: Thanh Niên)

Chỉ năm tháng sau khi được đưa vào sử dụng hồi tháng 6 năm 2012, mặt đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đã bị lún theo vết bánh xe, khiến các loại xe rất dễ bị lạc tay lái. Chưa kể gần như tại tất cả các đoạn nối giữa đường với cống đều bị sụp xuống, tạo thành những gờ cao từ 20 cm đến 30 cm. Ðã có rất nhiều tai nạn vì tài xế không biết trước những trở ngại như thế trên mặt đường và vẫn lái xe ở tốc độ cho phép.
b-lun-nut-tren-cao-toc-Cau-Gie-Ninh-Binh-Phunutoday.vn

Theo thiết kế, đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có chiều dài 56 cây số, bắt đầu ở cột cây số 210 trên quốc lộ 1A, thuộc Hà Nội và kết thúc ở cột cây số 265 + 600 trên quốc lộ 10 thuộc Ninh Bình, Phát Diệm.

Ðường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có 6 làn xe, tốc độ cho phép theo thiết kế từ 100km/h đến 120 km/h.

Tổng vốn đầu tư cho đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình là 8,974 tỷ đồng, trong đó Tổng Công Ty Ðầu Tư Phát Triển Ðường Cao Tốc Việt Nam (VEC Corporation) - một doanh nghiệp trực Bộ Giao Thông Vận Tải bỏ ra 1,000 tỷ đồng, phần còn lại chủ yếu là vốn vay từ việc bán trái phiếu.

Ðường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình không phải là trường hợp đáng ngờ duy nhất về việc sử dụng và phí phạm vốn vay qua việc bán trái phiếu. Tại kỳ họp diễn ra hồi giữa tháng 6 năm ngoái, rất nhiều đại biểu của Quốc Hội Việt Nam tỏ ra hết sức bất bình về kết quả sử dụng các nguồn vốn vay qua việc bán trái phiếu.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ 2006-2012, nhà cầm quyền Hà Nội được phép phát hành trái phiếu để vay của dân chúng 410 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, chính phủ CSVN đã bán ra lượng trái phiếu lên tới 685 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 67% so với dự kiến.

Tiền thu được từ việc bán trái phiếu là tiền mà chế độ Hà Nội nợ dân và sẽ phải dùng ngân sách - cũng là tiền của dân - để trả lại. Song thực tế cho thấy, chính phủ CSVN đã dùng nguồn tiền khổng lồ này theo kiểu “vứt qua cửa sổ.”

Theo kết quả một cuộc khảo sát do Kiểm Toán Nhà Nước thực hiện, chất lượng của rất nhiều công trình thực hiện bằng tiền bán trái phiếu rất kém. Những công trình này dù ngốn hàng ngàn tỉ đồng nhưng vừa làm xong đã hư, chẳng hạn: công trình xây dựng đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, công trình xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình, công trình mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc, công trình xây dựng quốc lộ 48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận.

Có thể vì xem tiền thu được nhờ bán trái phiếu là “tiền chùa” nên theo Kiểm Toán Nhà Nước, tại nhiều công trình đã xảy ra hiện tượng “dễ dãi” tới mức khó hiểu: Lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, điều chỉnh giá trên hợp đồng không đúng quy định, nhà thầu làm ít nhưng chủ đầu tư xác nhận nhiều.

Kiểm Toán Nhà Nước cảnh báo, có nhiều công trình được điều chỉnh nhiều lần khiến chi phí đầu tư tăng vọt gấp vài lần so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên Kiểm Toán Nhà Nước chỉ nêu ra hàng loạt cảnh báo về các biểu hiện “bất bình thường” rồi thôi.

Vào thời điểm đó, tại diễn đàn Quốc Hội, ông Lê Nam, đại biểu của Thanh Hóa nêu thắc mắc: Nhiều năm qua, người ta nói nhiều lần về việc phải chi “hoa hồng” để “bôi trơn” đủ các cửa trong quá trình tranh thầu - thực hiện - nghiệm thu những công trình về hạ tầng. Có người bảo “hoa hồng” là 10%, có người khẳng định “hoa hồng” là 30%. Song chưa bao giờ thấy chính phủ xác định có tham nhũng trong việc thực hiện các công trình hạ tầng từ nguồn vốn kiếm được nhờ bán trái phiếu. Ông Nam khẳng định, ông không tin là “không có gì” và dân cũng không ai tin.

Cũng theo ông Nam, chuyện bán trái phiếu ồ ạt, sử dụng phí phạm là một trong những nguyên nhân dẫn tới lạm phát khiến dân chúng, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khốn đốn. Ông Nam bảo: Trong cuộc chơi này, dân luôn là phía thua thiệt.

Bà Trần Thị Dung, đại biểu của Hà Giang chất vấn, tuy thất thoát, lãng phí lớn nhưng chẳng có ai chịu trách nhiệm. Sự lãng phí xuất hiện ngay từ khi xác đinh chủ trương, quy hoạch, kế hoạch. Nhiều chủ trương không khả thi vẫn được ban hành. Nhiệm vụ này chưa hoàn thành lại tiếp tục mở rộng sang mục tiêu đầu tư khác. Bà Dung kêu gọi: Phải mổ xẻ, phân tích rõ ràng về trách nhiệm.

Ðáng ngạc nhiên là những thắc mắc, chất vấn, những lời kêu gọi của một số đại biểu Quốc Hội ở diễn đàn Quốc Hội Việt Nam đã không được phía chính phủ CSVN hồi đáp. Chúng giống như những tiếng kêu trong sa mạc. Trường hợp đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình là bằng chứng mới nhất. (G.Ð.)

06- 22-2014 4:27:27 PM

Phát hiện lô ngà voi trị giá hơn 4 tỉ động nhập qua đường hàng không

(Dân trí) - 39 chiếc ngà voi cùng 100 sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tác từ ngà voi, với tổng trọng lượng hơn 90kg được cất giấu tinh vi, vận chuyển qua đường hàng không vừa bị Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Hải quan TPHCM phối hợp bắt giữ.

Ngày 22/6, Cục Hải quan TP HCM cho biết vừa phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan bắt giữ 1 lô ngà voi và sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ ngà voi châu Phi trị giá hơn 4 tỉ đồng tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Lô ngà voi và sản phẩm làm từ ngà voi bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất
Lô ngà voi và sản phẩm làm từ ngà voi bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất
Lô ngà voi và sản phẩm làm từ ngà voi bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất
Trên vận đơn người gửi là Công ty L.J.J, người nhận là Công ty T.L.O. Hàng hóa khai báo trên các chứng từ vận chuyển là thực phẩm.
Tuy nhiên, nhận thấy lô hàng có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên Cục Hải quan TP HCM đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu, thực hiện lệnh khám xét lô hàng trên. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 39 chiếc ngà voi và 100 sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ ngà voi, với tổng trọng lượng hơn 90kg được cất giấu rất tinh vi. Trị giá lô hàng ước tính hơn 4 tỉ đồng.
Đây là lô ngà voi nhập lậu thứ 2 trong vòng 2 tuần bị Cục Hải quan TPHCM phát hiện, bắt giữ
Đây là lô ngà voi nhập lậu thứ 2 trong vòng 2 tuần bị Cục Hải quan TPHCM phát hiện, bắt giữ
Được biết, đây là lô ngà voi nhập lậu trái phép thứ 2 bị phát hiện trong vòng 2 tuần qua. Trước đó, ngày 10/6, các lực lượng trên cũng phát hiện, bắt giữ 77 chiếc ngà voi (trọng lượng 110 kg) nhập lậu qua đường hàng không.
Hiện, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang tạm giữ lô hàng trên để tiếp tục điều tra làm rõ.
Đình Thảo

Điêu đứng vì vải… được mùa

(Dân trí) - “Vựa vải” Lục Ngạn - Bắc Giang vào mùa khiến bà con nông dân thêm lo lắng. Bao năm nay họ vẫn “đỏ mắt” đi tìm lời giải cho bài toán “được mùa mất giá - được giá mất mùa”. Vải thiều Lục Ngạn đang bị ép giá thê thảm.

Thời gian gần đây, nơi “vựa vải” lớn nhất miền Bắc, đâu đâu cũng rợp một màu đỏ vàng của vải. Những sọt vải trĩu mọng được bà con vận chuyển trên các tuyến đường đổ ra quốc lộ 31, chất đống trước cả những hiên nhà, báo hiệu một vụ bội thu của vải thiều Lục Ngạn.
Năm nay vụ vải đến sớm, bà con nông dân đang khấp khởi mừng thầm vì vải được mùa. Thế nhưng, niềm vui của người trồng vải chưa được bao lâu thì nỗi lo khác lại ập đến. Câu chuyện vải “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa” lại khiến bà con thêm đau đầu.
Vải thiều Lục Ngạn năm nay được mùa nhưng giá rẻ đến thê thảm
Vải thiều Lục Ngạn năm nay được mùa nhưng giá rẻ đến thê thảm
Ông Nguyễn Quý Thành - người trồng vải xã Phượng Sơn - cho biết, năm nay giá vải bị giảm nhiều lần so với những mùa trước. Do dự cạnh tranh của thị trường và tư thương, dân buôn vải ép giá xuống. Ông Thành trăn trở: “Tôi và nhiều bà con khác cũng không ngờ năm nay giá vải lại rớt một cách thê thảm như vậy. So với những năm trước, giá vải đã giảm hẳn hơn một nửa”.
Hiện các thương lái thu mua tại các điểm mua bán, tập kết chỉ với giá từ 8.000 - 9.000 đồng/kg với loại vải chất lượng. Còn loại vải có quả bị nám, thâm đen thì có giá dưới 6.000 đồng/kg. Thời điểm này năm ngoái, giá vải thu mua tại vườn ít nhất cũng trên 15.000 đồng/kg đối với vải ngon.
Hiện bộ phận thương lái đến từ Trung Quốc thu mua với giá cao hơn so với các thương lái nội địa, tuy nhiên giá chênh lệch không đáng kể. Trên tuyến quốc lộ 31, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm xe tải, xe container nằm chờ để thu mua vải. Tuy nhiên, do yêu cầu của các thương lái quá cao nên lượng vải thu mua được chẳng đáng là bao. Các thương lái phải gom hàng lại từ nhiều điểm cân, thu mua mới đủ chuyến hàng.
Theo nhiều người trồng vải, năm nay giá vải “đặc sản” của Lục Ngạn giảm kỷ lục như vậy là do các thương lái Trung Quốc không tổ chức thu mua rầm rộ như mọi năm.
Những năm trước, nhiều người thu mua nhưng lại xảy ra tình trạng người dân bị ép giá. Năm nay, thương lái Trung Quốc đến địa bàn thu mua ít hơn nhưng họ chỉ mua những loại vải hạng 1, ngon và đẹp nhất. Còn vải thường thì sẽ bị loại bỏ, chất đống, nông dân đành ngậm ngùi bán lại với mức giá thấp hơn rất nhiều.
Bà Lê Thị Nhung (42 tuổi) ở xã Nghĩa Hồ - Lục Ngạn cho biết: “Gia đình tôi có hơn 1 ha đất vườn trồng cây vải. Tính ra sẽ thu được khoảng 100 tấn vải, như vậy tổng thu nhập trong vụ vải thiều năm nay sẽ là 65 - 70 triệu đồng. Trừ chi phí về giống, phân bón và nhân công, chắc chỉ còn thu lại được khoảng 40 triệu đồng. Còn đối với những gia đình có sản lượng thấp, chất lượng vải kém hơn, nếu trừ hết chi phí có khi chỉ hòa vốn”.
Các gian ki ốt chứa vải mong được giá...
Các gian ki ốt chứa vải mong được giá...
Theo lời bà Nhung thì năm nào cũng vậy, người nông dân ở đây làm lụng vất vả, nhưng sản phẩm làm ra vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Thương lái mua với giá cao thì nông dân được lời, còn nếu bị ép giá cũng đành cắn răng mà chịu bởi không bán ngay thì không để lâu được.
Nhiều bà con nông dân than thở và đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ và giúp bà con nông dân sớm tìm đầu ra cho sản phẩm, tránh việc sản phẩm bị phụ thuộc vào một thị trường chủ yếu là Trung Quốc nữa. Hiện bà con đã làm chủ được công nghệ, quy trình sản xuất nên chất lượng sản phẩm cũng không kém tiêu chuẩn của các nước khác.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng Phòng kinh tế Hạ tầng huyện Lục Ngạn - cho biết, hiện giá vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn đang dao động ở ba mức: Mức giá thấp nhất từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, mức trung có giá từ 10.000  - 13.000 đồng/kg, tại một số nơi, giá vải thiều vẫn có giá từ 13.000 - 17.000 đồng/kg.
Theo đó, giá vải thiều thấp nhấp tập trung tại khu vực Phố Kim, xã Phượng Sơn, bởi bà con từ các huyện lân cận như Lục Nam, Lạng Giang, Chí Linh (Hải Dương) cũng mang vải đến giao thương. Trong khi chất lượng các loại vải đó kém hơn rất nhiều so với vải Lục Ngạn nên giá sẽ “đuối” hơn. Còn tại khu vực xã Phi Điền, Giáp Sơn, chiều qua (19/6) vải bà con vẫn giữ được giá 17.000 đồng/kg.
Theo ông Hà, tổng sản lượng vải mỗi năm Lục Ngạn thu được khoảng 90.000 tấn, trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khoảng 40.000 tấn, số vải còn lại sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Địa phương liên tục thực hiện các cuộc xúc tiến thương mại với các tỉnh thành như Lạng Sơn, Lào Cai và TP HCM cũng như liên hệ với các nhà máy để tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, năng lực sản xuất, đóng hộp của các nhà máy trong nước chỉ tiêu thụ được 3.000 tấn mỗi năm.
Quốc Cường - Xuân Thái