Wednesday, December 5, 2018

Chó già giữ xương

Nguyễn Việt Nam


Trong đợt tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ vừa rồi anh Trọng có đề cập đến các vấn đề kỷ luật đảng viên, chê trách cả Quốc Hội là sao không nói đến thiệt hại cho chế độ mà chỉ nói đến thiệt hại kinh tế hay này nọ. Suy thoái chế độ còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế. Rằng là cán bộ, đảng viên mà nói sai lệch so với cương lĩnh, chủ trương thì là suy thoái này nọ.
Ta thấy rằng ẩn ý trong những câu nói của anh Trọng là đầy dãy những độc tài, cổ hủ. Đảng viên, cán bộ mà vào đảng xong nhất thiết phải giam cái mồm, cái đầu trong cái lồng lý sự của đảng thì đảng đó quá độc tài chứ còn gì nữa. Thành ra các việc làm của cán bộ, đảng viên cho đất nước chẳng có gì sáng tạo, cởi mở mà chỉ đều dập khuôn theo chủ trương, đường lối quá độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chế độ đẻ ra Quốc Hội mà Quốc Hội lại không bàn tán gì nhiều bề thiệt hại chế độ. Đây là coi thường dân, đặt chế độ lên trên cả dân tộc. Quốc Hội là cơ quan đại diện cho dân. Lẽ ra nó phải độc lập với quyền lực của đảng cầm quyền để thay dân quyết định các vấn đề hệ trọng của quốc gia. Đây các ông lại lấy đảng ra chi phối, thao túng từ nhân sự, chủ trương, đường lối để áp đặt các quyết định độc tài của mình thì cần Quốc Hội để làm cái gì nữa?
Suy thoái chế độ còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế. Đây là sự láo toét, coi thường cuộc sống của muôn dân trăm họ. Không có đảng này có đảng khác tốt hơn lên thay, không có chế độ này thì có chế độ khác tốt hơn lên thay. Đời sống nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc phải đặt lên hàng đầu. Dân có giàu thì nước mới mạnh, lợi ích quốc gia có được đảm bảo thì đất nước mới vững bền. Đây là coi thường lợi ích quốc gia, dân tộc mà chỉ coi trọng lợi ích của chế độ để giữ ngai vàng độc tài thống trị thì có xứng đáng lãnh đạo đất nước hay không?
Già rồi, chết đến đít rồi. Sống những ngày tháng cuối đời cho đúng nghĩa một con người. Chết có mang được gì đi đâu mà còn để lại cho muôn đời sau những phỉ nhổ, nguyền rủa./.Một chế độ làm khổ nhân dân, tàn phá đất nước, vứt bỏ lợi ích quốc gia dân tộc để vinh thân thì chế độ đó là phản dân, hại nước, chà đạp dân tộc. Vậy mà còn muốn giữ để làm gì? Kẻ muốn giữ nó cũng chính là kẻ có tư tưởng độc tài, phản dân, hại nước, coi thường, bán rẻ tổ quốc. Vậy mà còn dám đứng trước bàn dân thiên hạ buông lời ngông cuồng, ngu muội.

Xin nhắn ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đói khát là tai họa. Không bao giờ là lợi thế

Nguyen Ngoc Chu

Vài năm gần đây, chúng ta đã rợn người với phát biểu của các chức sắc Việt Nam (cấp từ ĐBQH, tỉnh, và bộ trưởng cho đến tứ trụ). Các phát biểu đó không đơn lẻ mà hàng tá. Đơn cử, ớn lạnh như phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: ‘Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc’.
Sáng nay lại càng thêm rợn người khi nghe ông bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng: ‘Đói khát là một lợi thế’ (‘Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: ‘Đói khát là một lợi thế’, VnExpress, 3/12/2018).
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, dường như là người có thực học, nên được mọi người đặt kỳ vọng hơn các bộ trưởng tiền nhiệm. Nhưng càng ngày nghe ông phát biểu, thì niềm hy vọng vào ông tiến dần về số không.
Đói khát là tai họa. Không bao giờ là lợi thế.
Những kẻ càng giàu có thì càng say tiền. Sự tăng tiến của cải của xã hội là do quy luật phát triển chứ không phải nhờ vào ‘đói khát’.
Chìa khóa phát triển của Việt Nam không nằm ở ‘Cách mạng 4.0’ mà các chức sắc Việt Nam thường xuyên nói. Chìa khóa của Việt Nam là Thể chế.
Nói cho vui, nếu ‘đói khát’ mà là ‘lợi thế’, thì xin những người đủ ăn, sung túc và giàu có hãy làm từ thiện tất cả của cải tài sản, biến mình thành ‘đói khát’ để mà có được lợi thế.
Hay ông Nguyễn Mạnh Hùng liên tưởng đến kế sách của Tôn Tử ‘Đặt mình vào tử địa’ để tìm ra cửa sống. Kế sách đó thời nay không ai dại dột mà dùng.
Theo VnExpress trích dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hùng:
‘Việt Nam có khát vọng hưng thịnh quốc gia, sánh vai cường quốc năm châu vào năm 2045. Chúng ta cần có niềm tin rằng sau 100 năm độc lập, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập đầu người trên 20.000 USD và không bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.’
Thì xin nhắc ông Nguyễn Mạnh Hùng rằng, nếu vào năm 2045 mà Việt nam có thu nhập bình quân đầu người là 20.000 USD thì lúc đó thu nhập bình quân đầu người của thế giới không nằm ở 20.000 USD.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì khoảng cách GDP/người của Việt Nam ngày càng xa so với thế giới. Nếu như năm 1990 khoảng cách GDP/người của Việt Nam so với thế giới là 4.000 USD thì năm 2015 khoảng cách này đã tăng lên gấp đôi là 8.000 USD. Năm 2015 trong khi GDP/người của Việt Nam tăng lên 2.109 USD thì GDP/người của thế giới đã tăng vượt lên trên mức 10.000 USD.
Hãy nhớ cho, Việt Nam có thể cải thiện vị trí của mình so với các nước phía cuối. Nhưng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam càng ngày sẽ càng tụt xa so với thu nhập bình quân đầu người của các nước dẫn đầu.
Ông Hùng là bộ trưởng Bộ TTTT, thường xuyên nhắc đến ‘Cách mạng 4.0’ và đi tắt đón đầu. Cũng VnEeprss ngày 3/12/2018 dẫn lời ông Hùng: ‘Cuộc cách mạng số đang chuyển thế giới vật lý thành thế giới ảo và làm cho xã hội chúng ta sáng tạo hơn.’
Thì thưa với ông Hùng rằng, Internet không phải là thế giới ảo. Mọi thứ không ngoài vật chất.
Nhưng quan trọng hơn tất cả là muốn nhắn ông điều sau đây.
Chìa khóa phát triển của Việt Nam không nằm ở ‘Cách mạng 4.0’ mà các chức sắc Việt Nam thường xuyên nói. Chìa khóa của Việt Nam là Thể chế.
Chừng nào không Cách mạng Thể chế thì Việt Nam còn mãi tụt hậu. Không có ‘Công ngiệp 4.0, 5.0, 6.0’… nào có thể cứu vãn được Việt Nam thoát khỏi tụt hậu so với các nước tiên phong./.

“Ông biết tôi là ai không?”

Image result for trần bắc hà bị bắt

Bùi Bảo Trúc

Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.
Một bữa đang ngồi trong quán cà phê ở Sài Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : “Ông biết tôi là ai không ?”

Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.
Ít lâu sau, tôi được cho biết ông là đàn em của một quan chức lớn, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút “hào quang” vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.
Sang đến Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó, mà đau cho những người đó, cả Mỹ lẫn Việt, tôi không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó của họ cả. Họ thì nghĩ tôi phải biết họ, mà thật tình, tôi thì không hề biết họ bao giờ. Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của tôi để tìm câu trả lời cho người nổi tiếng nhưng vô danh và không ai thèm biết đó.
Mấy tháng trước, trong chuyến về lại Los Angeles, California , tôi phải ghé lại Newark, New Jersey để đổi máy bay. Phi cơ của tôi bị trễ hơn một tiếng. Hành khách có một số rất bực bội vì công việc bị xáo trộn do sự chậm trễ của máy bay gây ra.
Tại quầy bên cạnh cổng 112, một tiếp viên dưới đất của công ty đang cố giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng thì bỗng nhiên một hành khách có vẻ tức tối lắm, lấn lên phía trên, len qua mặt mấy người khác và ném tấm vé lên quầy.
Ông ta nói lớn rằng ông ta muốn được cho bay chuyến sớm nhất và phải xếp cho ông ta ngồi hạng nhất. Người tiếp viên trả lời rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu mà chuyến bay gây ra cho ông, nhưng cô cũng phải giải quyết những hành khách tới trước và hứa là sẽ giúp ông khi đến lượt ông.
Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần : “Cô biết tôi là ai không ?” (Do you know who I am ?).
Thì ra người Mỹ, trẻ và xinh như cô tiếp viên cũng bị hạch hỏi bằng câu đó chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi liền cố lắng tai nghe xem cô tiếp viên ở quầy trả lời như thế nào để biết mà ứng phó sau này.
Người phụ nữ này, vẫn tươi cười, cầm chiếc micro của hệ thống khuếch âm lên và nói lớn bằng giọng rành rẽ rằng: “Ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước hay thân thế của ông, xin tới quầy 112.”
Ông khách tự nhiên, vì chính câu hỏi của ông, biến thành một bệnh nhân tâm thần, một người mắc Alzheimer, một người lãng trí, tâm lý, thần kinh thác loạn, lẫn lộn bản thể, không còn nhớ mình là ai, tên gì, ở đâu nữa. Và lúc ấy thì đám hành khách đang sốt ruột đứng trước quầy đều phá ra cười.
Ông khách điên tiết, chỉ mặt người tiếp viên ở quầy và bật ra một câu chửi thề tục tĩu : “Đ.M. mày”( F,,k you).
Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này : “I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”.( Thưa ông, chuyện đó, … ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được.)
Chao ôi, hay biết là chừng nào ! Thế mà tôi không nghĩ ra từ bao nhiêu năm nay để mà ấm ức không nguôi.
Bây giờ, nếu người đàn ông ngày xưa ở Saigon hay dăm ba người khác đặt lại câu hỏi đó với tôi, thì tôi đã có ngay được câu trả lời học được của người tiếp viên phi hành ở phi trường Newark, New Jersey hai hôm trước.”

Luật sư – Một nghề nguy hiểm ở Việt Nam

Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của Nhà báo Trần Quang Thành.
Trong nền pháp trị xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản độc tài thống trị, ở Việt Nam nghề luật sư là môt trong những nghề nguy hiểm, nguy hiểm về an ninh sinh mạng chính trị; nguy hiểm về an toàn thân thể.
Hơn 30 năm qua do nhu cầu “mở cửa” làm ăn với nước ngoài giới cầm quyền CS có bước thay đổi trong cách hành xử đối với luật sư nhưng vẫn không vượt ra ngoài khuôn khổ coi luật sư là công cụ pháp lý phục vụ cho ý đồ chính trị của đảng CS.
Đoàn luật sư trở thành một cánh tay nối dài của đảng để cai quản các hoạt động của luật sư. Họ thẳng tay trù dập, tước đoạt quyền hành nghề của những luật sư không theo ý đảng mà chỉ thuận lòng dân.

Cái giá phải trả cho sự yếu kém trong điều hành kinh tế


Nguyễn Việt Nam

Câu chuyện thu hút FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) đang khiến dư luận hết sức lo ngại về nhiều hệ lụy và cũng đặt câu hỏi rất lớn cho nhà nước về điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư phù hợp. Việc dành quá nhiều ưu đãi, nới lỏng chính sách đầu tư đã khiến cho sự bùng phát doanh nghiệp dạng này mất kiểm soát và đang để lại hậu quả về môi trường và nội lực kinh tế nội địa rất nặng nề. Tất cả chỉ vì con số tăng trưởng GDP ảo và giải quyết mớ lao động giá rẻ mà đánh đổi bao nhiêu thứ.
1) Sự thiên vị về chính sách:
Chúng ta thấy rõ ràng rằng các doanh nghiệp trong nước bị đối xử rất tệ bạc. Còn doanh nghiệp nước ngoài thì được ưu đãi đủ đường. Doanh nghiệp FDI được ưu đãi hơn về luật sử dụng đất, thủ tục đầu tư, miễn thuế và giảm thuế suất nhiều mặt hay thuế thu nhập doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp miễn thuế nhiều năm đầu, xong những năm sau đóng còn được giảm 50% như Samsung, miễn thuế 4 năm đầu, giảm 50% 9 năm tiếp theo.
2) Hệ lụy:
+) Sức ép với doanh nghiệp trong nước: Khối doanh nghiệp tư nhân nội địa vốn đã nhỏ bé. Nay khối doanh nghiệp FDI lại lớn và mở rộng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề . Thêm vào đó lại được hưởng miều ưu đãi hơn. Thành ra khối doanh nghiệp nội địa bị mất nhiều cơ hội, thị phần. Nhất là sang năm 2019 khi CPTPP được thực thi thì tình trạng này còn trở lên tồi tệ hơn nữa. Bởi vì sự đầu tư ồ ạt của các dòng vốn ngoại vào Việt Nam đi cùng với sức cạnh tranh khốc liệt, mạnh mẽ hơn. Trong khi đó khối doanh nghiệp nội sức cạnh tranh quốc tế còn kém. Chỉ có khối FDI là bắt nhịp và đủ sức cạnh tranh. Thành ra hội nhập vẫn cứ lợi cho doanh nghiệp FDI. Đang có câu hỏi đặt ra là sang năm khối FDI của Tàu sẽ tràn vào nước ta để làm ăn và né thuế. Mang theo một đống công nghệ sắt rỉ, độc hại vào đó.
+) Hệ lụy môi trường, sức khỏe: Rất nhiều doanh ghiệp FDI mang công nghệ cũ vào Việt Nam. Tình trạng xả thải, gây ô nhiễm môi trường cùng với sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, nhận lối lộ của các cơ quan chức năng làm cho môi trường chịu tác động không nhỏ. Sức khỏe của người lao động cũng vậy, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+) Hệ lụy phụ thuộc kinh tế: Việc khối lượng doanh nghiệp FDI đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế sản xuất của Việt Nam làm cho nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào khối này. Giả sử những doanh nghiệp lớn như Samsung mà rút khỏi Việt Nam thì làm thế nào? Nó để lại những hậu quả đang có như ô nhiễm, độc hại cho đất nước ta mà còn để lại trong tương lai nếu rời đi là: thất nghiệp, là sụt giảm tăng trưởng, là xáo trộn sản xuất của các doanh nghiệp, dịch vụ phụ thuộc, ăn theo.
+) Thủ đoạn lách thuế, tìm kiếm ưu đãi mới: Việc báo lỗ liên tục hay việc gần hết thời hạn ưu đãi thì các doanh nghiệp FDI lại bắt đầu cơ cấu lại doanh nghiệp để tiếp tục hưởng ưu đãi mới là trò rất ranh ma. Điều này gây thất thoát cho ngân sách cũng như tốn thêm ưu đãi không đáng có cho doanh nghiệp.
Từ trước đến nay bên nhà nước vẫn chỉ chú trọng vào lợi thế lao động giá rẻ, tài nguyên, chính sách ưu đãi, đất đai để thu hút dạng đầu tư FDI. Và trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam không còn nhiều lợi thế theo kiểu đó nữa. Nếu cứ tiếp tục đánh đổi theo kiểu cũ mà không thay đổi thì sẽ làm cho Việt Nam vẫn mãi là thị trường làm thuê giá rẻ, tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, ô nhiễm trầm trọng, đất đai dành cho nông nghiệp bị thu hẹp và quan trọng nhất là khối doanh nghiệp nội bị bóp chết.
Chúng ta thu lợi được từ doanh nghiệp FDI là không nhiều. Chỉ giải quyết được việc làm nhưng giá rất rẻ. Giải quyết được một số dịch vụ, sản xuất ăn theo cũng chỉ chiếm tỉ trọng rất thấp trong chuỗi cung ứng sản phẩm(khoảng trên dưới 20%). Và một chút thuế. Còn đâu lãi họ khuân về nước họ hết cả. Trong khi đó lại để lại nhiều hậu quả như vậy. Và quan trọng hơn cả là cái danh tăng trưởng hão theo kiểu thùng rỗng kêu to, có tiếng mà không có miếng.
Thách thức đặt ra là không thu hút theo chiều rộng nữa, nghĩa là đừng cho vào tràn lan. Mà phải thu hút theo chiều sâu, có chất lượng để bảo vệ môi trường, tạo sự cạnh tranh công bằng cho khối doanh nghiệp trong nước, nâng cao mặt bằng thu nhập cho người dân, cũng như nâng cao tỉ lệ đóng góp vào chuỗi sản phẩm của khối FDI. Nhưng có vẻ bên anh Phúc với anh Trọng chẳng nghe đâu. Vẫn mê cái mục tiêu thành tích tăng trưởng ảo để lòe dân mà bất chấp hậu quả.Haizz, tài tình thế thì đỡ làm sao được. Biến đất nước như cái bãi chiến trường. Chết vì thành tích và tham vặt. Và việc vốn FDI tràn vào Việt Nam mạnh như vậy cũng là có phần lớn hậu quả của việc vay quá nhiều vốn ODA (vốn ưu đãi). Thành ra không cho vào, không ưu tiên cũng không được. Điều kiện vay kèm ODA Nam sẽ nói ở bài sau.
Và một mối lo rất lớn và lâu dài là con cháu ta sẽ sống sao khi mà các doanh nghiệp FDI khai thác hết tài nguyên, lấy hết đất sản xuất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trong, chiếm hết cơ hội phát triển của chúng ta? Đây mới là vấn đề thiệt hại to lớn này./.

Khi người tốt không chịu chiến đấu, kẻ xấu sẽ mặc sức hoành hành.

Cuộc chiến không có chiến binh (*)
Có một người nói chuyện với tôi, chia sẻ về mọi cảm nghĩ của mình về những điều mà xã hội này đang gặp phải. Người đó nói rằng, chúng ta phải làm sao sống được thì mới có thể chiến đấu tiếp cho những điều ta mong muốn, như để nhấn mạnh rằng những người đấu tranh cho những giá trị nào đó nếu muốn đạt được mục tiêu và đi được một hành trình lâu dài thì ắt phải sống sót, bằng không nếu mất đi một cách vô ích thì chẳng có tác dụng gì cho những điều mình đã làm.
Điều đó chỉ đúng ở một góc độ rất nhỏ. Bởi nếu suy nghĩ như vậy thì ngay từ đầu, sẽ không tồn tại một cuộc chiến nào cả, vì ai sẽ là người khởi động cho một cuộc chiến và rồi cũng sẽ chẳng có chiến binh nào xuất hiện, một khi ai cũng nghĩ rằng mình phải sống mới có thể chiến đấu. Tôi lại khẳng khái thêm: người tốt nào cũng muốn mình sống để có thể tiếp tục chiến đấu, nên họ đã tìm mọi cách để ẩn nấp và giấu mình vào trong mọi vỏ bọc hoặc chui sâu vào trong các thành luỹ rồi chờ đợi những người khác dấn thân và hy sinh. Và người tốt cứ rủ nhau trốn thật kỹ để giành phần cuối cùng khi kết thúc cuộc chiến đó nếu thắng lợi hoặc là rút lui an toàn ra khỏi sự thất bại, nếu chẳng may điều đó xảy ra.
Người tốt nào cũng toan tính về những điều mình sẽ mất mà không chấp nhận đánh đổi để đạt được điều gì đó lớn hơn để hành động. Và cũng vì sự khôn ngoan ấy nên chẳng có cuộc chiến nào và cũng chẳng có chiến binh nào cả. Và rồi những hy sinh của những người quả cảm và kiên cường đều trở nên vô nghĩa vì những người tốt kia tâm niệm rằng bản thân họ không dành cho những mất mát đó mà để dành cho một hành trình lâu dài và có kết quả thực chất. Nhưng tôi đành mạnh dạn về một tình cảnh: một khi những chiếc vỏ bọc hoặc là những thành luỹ ấy bị bóc trần hay sụp đổ, sẽ chẳng còn nơi chốn nào để ẩn nấp, họ sẽ phải đối mặt với cuộc chiến, nhưng lúc đó thì hậu quả sẽ nặng nề hơn hẳn và kể cả là con cháu chúng ta cũng sẽ phải gánh chịu những thảm cảnh của nó. Và đất nước hay quốc gia nào mà hầu hết người dân đều ở trong cùng một tình trạng như vậy thì dân tộc đó thật là bất hạnh, khi nó sẽ tự mục ruỗng và sụp đổ bởi từ bên trong lòng chính nó chứ không cần tới sự xâm lược của ngoại bang. Vì không có chiến binh nào sẵn sàng để chiến đấu cho những điều tốt đẹp, đúng đắn và thiêng liêng, cao quý cả.
Rồi người đó cũng chuyển cho tôi một bài viết mà tôi đã biết trước cách lập luận của chúng là, nhấn mạnh đến cuộc bạo động ở Pháp sau biểu tình ôn hoà vì nhiều người đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và buộc Macron từ chức Tổng thống. Tôi chỉ ngắn gọn lại một điều mà những kẻ viết theo lối viết ngu xuẩn bởi sự nguỵ biện của chúng thường dùng đánh lừa dư luận, rằng: thay vì ta có thể kiểm soát được tình hình của các cuộc biểu tình và vì vốn dĩ nó là quyền, còn hơn hẳn là để cho những chế độ độc tài sẽ thực hiện những cuộc tra tấn và tàn sát người dân trong thinh lặng. Và chính cái trật tự mơ hồ theo kiểu cách đó là lý do để chúng đứng trên luật pháp và tiến hành các cuộc thảm sát tập thể mà không mấy người biết, thậm chí coi nó là điều hợp lẽ và chính đáng. Trong khi biểu tình là quyền tối cao và một khi đặt ra nó để thực thi thì ta có thể kiểm soát được nó một cách rõ ràng và công khai.
Quay lại cậu chuyện cuộc đấu tranh và chiến binh. Rõ ràng là những người tốt trong xã hội này luôn tự cho rằng mình khôn ngoan và quan trọng, họ cần phải được sống và chiến đấu lâu dài và bền bỉ, họ không thể hy sinh một cách ngu ngốc và quá đơn giản hay nhanh chóng. Tôi nói rằng, có những cái chết dù chỉ là một khoảnh khắc nhỏ thôi sẽ đánh thức và đoàn kết được cả một sức mạnh lớn lao và rộng khắp từ cộng đồng và làm nên những sự thay đổi hoàn toàn lịch sử. Mà có những người sống cả cuộc đời nhưng thực không có bất cứ thứ gì đáng giá hơn là việc họ làm khi phải đối mặt với cái chết trước mắt. Và bạn ấy nói, nếu tôi có vợ và con thì có còn suy nghĩ như vậy không? Tôi nói, tôi sẽ sống để xứng đáng là một người chồng và một người cha đúng nghĩa. Và những gì có thể xảy đến với tôi đều là những di sản giá trị để dành cho con cái tôi nhận lấy và tự hào, chứ không phải là lo lắng là cái chết, điều mà ai rồi cũng phải trải qua.
Bạn đó lại hỏi tiếp rằng, nhưng sau khi chết thì chẳng thể nào biết được con cái mình có thể sống tốt hay không, thì sự hy sinh đó đâu mang lại điều gì hữu ích? Tôi đáp lại, vì khi chết rồi ta không biết điều gì xảy ra, nên khi sống ta phải quyết định được rằng ta đã sống thật xứng đáng với điều đó, nhất là khi đứng trước một cái chết. Và mỗi người đều phải tự sống cũng như chịu trách nhiệm với cuộc đời mình, tôi đã tranh đấu với toàn bộ sức lực của mình để có thể đóng góp và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn cho chúng, thì chúng phải tự tiếp tục gánh vác lấy điều đó trong cuộc đời của chính nó mà thôi.
Và đúng là, chúng ta luôn phải đối mặt với một cuộc chiến mà gần như chẳng có chiến binh nào cả. Thử hỏi, ai sẽ tranh đấu và kiên trung cho những giá trị và những điều tốt đẹp, khi kẻ xấu ngày càng hoành hành và người tốt thì còn ẩn mình toan tính về sự khôn ngoan và những điều được mất? Khi ta có thể quyết định điều được mất thì hãy hành động, đừng đợi đến khi ta không còn cơ hội nào nữa, ngoại trừ việc buộc phải đánh mất tất cả những gì mà ta, thực ra, đã từng có thể và có khả năng định đoạt.
Khi người tốt không chịu chiến đấu, kẻ xấu sẽ mặc sức hoành hành.
LS Lê Luân
Nguồn: FB Luân Lê
(*) Tựa nguyên thủy của tác giả

Tội ác không có điểm dừng ?

Tối nay 02/12/2018, Việt Nam thắng Philipines, tôi thật vui và “hả hê” vì trước khi trái bóng lăn, đã dám nói đại tỉ số mình thắng 2-1. Ông bạn cùng nhà cười ha hả vì “chiên gia” bóng đá đoán mò mà gặp hên quá.Xong trận, tôi an tâm bật máy lên, bỗng như bị đứng hình, hết cười nổi, thiệt sự là “người đang bay bổng chuyển qua bàng hoàng”. Ngoài đường thiên hạ đi bão hò reo (lại như thắng World Cup nữa) mà tôi cứ tê buốt cả đầu vì cái câu chuyện điên khùng, kinh khủng vừa xảy ra hôm nay. Chừng như tội ác không có điểm dừng, nó cứ sẵn trớn mà lao tới, không biết sẽ còn đi tới đâu nữa. Chuyện cô chủ nhiệm buộc học trò tát bạn đã gây phẩn nộ, cả xã hội đòi xử lý để ngăn lây lan. Nay vừa thấy tin mới, ngày 2/12 này…
23 đứa nhỏ lớp 6 (11 tuổi) học trò của trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), sau khi bị “tự nguyện cưỡng bức” tát bạn 10 cái theo lịnh cô chủ nhiệm đến nạn nhân phải nhập viện, lại vừa phải trả lời một “phiếu điều tra” mất dạy nhất trên đời, do ban giám hiệu (đành phải nói là mất dạy, nếu không thì dùng từ gì, bỉ ổi? đê tiện?) yêu cầu, để họ báo cáo lên cấp trên
Phiếu gồm 19 câu hỏi “thiên tài” sau:
1. Cô T quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N có nói tục không?
7. Khi tát bạn N có khóc không?
8. Sau khi tát má bạn N có đỏ không?
9. Cô T vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
12. Cô T tát bạn N mấy cái?
13. Sau khi tát bạn N có bị chảy máu không?
14. Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không?
15. Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn?
16. Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý?
17. Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không?
18. Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N?
19. Sau khi tát bạn N có ở lại học không?
Sau đó, trường nộp báo cáo lãnh đạo. Có thể tóm lược như sau: Với điều tra 3 mức (nghe rất quen ?): tát nhẹ, tát vừa, tát mạnh thì tổng hợp 23 câu trả lời là: 13 em tát nhẹ, 8 em tất vừa, 2 em tát mạnh (chưa tới 10% mà?); cô không ra lệnh ai tát nhẹ thì bị tát; Bạn N không bị chảy máu; Cô có tát bạn N 1 cái và không phải người tát cuối cùng; không có bạn nào sợ hãi và khóc; bạn N vẫn ở lại học đến cuối buổi học; bạn N vào viện điều trị chứ không phải cấp cứu.
Thế đấy, cả xã hội hãy đứng dây, khoanh tay xin lỗi lãnh đạo nhà trường đi! Giấy trắng mực đen, tất cả người trong cuộc nói đấy chứ có phải chúng tôi tự bảo vệ và bao biện cho nhau đâu?
Thật người viết tiểu thuyết có đại tài hư cấu cũng không nghĩ ra được cái trò bao biện rất hiện đại (khảo sát khách quan bằng phiếu do “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” tự trả lời).
Tội “khủng bố” 23 đứa nhỏ, buộc chúng phải tát bạn mình để tự bảo vệ mình, thật quá là mọi rợ và đã sĩ nhục điều cao đẹp, lý tưởng đạo đức mà nhà trường phải dạy (và khắc sâu trong tâm trì để hình thành nhân cách) cho trẻ. Làm cha mẹ cho con đến trường để chúng trơ mắt nhìn cô giáo chỉ đạo cả lớp đánh bạn, rồi mỗi đứa phải tự bảo vệ mình bằng cách nhục hình bạn, giờ tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách dối trá? Tôi tin tội ác đó sẽ hằn sâu trong tâm trí những đứa nhỏ học trò vô tội và ai biết nó sẽ đau đớn, khinh bỉ thầy cô giáo cỡ nào về cách ép nó nói dối để người lớn bảo vệ nhau? Đừng hi vọng bọn nhỏ còn nhỏ lắm, ngu khờ lắm, chưa hiểu biết gì về tôi lỗi khủng khiếp, và đông cơ đê tiện của người lớn. Trong xã hội thông tin ngày nay, chúng biết hết và chúng đang tìm cách “đối phó” để đừng bị tát, bị đuổi học thôi, tôi tin như vậy. Rất nhiều cháu nhỏ trong xóm nhà tôi, khi nhìn bố mẹ cải vả, dằn hắt nhau đã bật ra hàng loạt câu hỏi đáng kinh ngạc về những thói tật “bất ổn” của người lớn.
Tại sao ra nông nỗi này ? Cha mẹ cho con đến trường, có yên tâm để con mình bị “khủng bố” như vậy? Để học tát bạn và nói dối theo dạy dỗ của cô thầy? Phải chăng khi mà thói đạo văn lấy bằng cấp giả, tự phong chức cho mình vẫn cứ đức cao vọng trọng, thăng tiến bình thường thì với những người quản lý và giáo chức ở những ngôi trường nhỏ các huyện hẻo lánh xa xôi, việc thi hành biện pháp vô luận vô pháp với bọn học trò nhỏ (yếu thế, cô thế, không có gì để tự bảo vệ) đâu dễ có điểm dừng ?

Học sinh bị doạ đuổi học vì cùng cha mẹ chống cưỡng chế đất

Học sinh bị doạ đuổi học vì cùng cha mẹ chống cưỡng chế đất
Ảnh: Phan Xuân Lương
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Nhiều học sinh trên địa bàn xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đang bị nhà trường bắt viết bản tự kiểm điểm và đe doạ đuổi học vì dám cùng với cha mẹ tham gia bảo vệ đất bị cướp.
Người dân ở xã Ea Kiết cho biết, thực hiện quyết định của nhà cầm quyền CSVN tại Đắk Lắk, sáng ngày 5 tháng 12, hàng trăm người thuộc lực lượng của nhà cầm quyền kéo đến rẫy nhà ông Phan Xuân Lương, sống trên địa bàn xã để cướp đất với tên gọi cưỡng chế. Quá bất mãn với cách hành xử của nhà cầm quyền, nhiều gia đình người dân sống trên địa bàn đã kéo đến rẫy nhà ông Lương để phản đối hành vi cưỡng chế một cách ôn hoà.
Trong những người tham gia phản đối, có hàng chục trẻ em đang là học sinh thuộc các gia đình nông dân là nạn nhân của nhà cầm quyền. Những học sinh đã giơ cao khẩu hiệu “Yêu cầu ngừng cưỡng chế đất của dân.” Ngay trong ngày, các trường học trên địa bàn xã Ea Kiết đã bắt các học sinh này viết bản tự kiểm điểm, đồng thời doạ đuổi học các em.
Trước đó, hơn chục năm về trước, gia đình ông Lương và những người dân xã Ea Kiết đã bỏ công sức khai hoang những mảnh đất “vô chủ,” rồi đầu tư trồng cà phê và hồ tiêu. Khi vườn cây xanh tốt, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Buôn Za Wầm do uỷ ban tỉnh Đắk Lắk thành lập đã kéo đến đánh đập, dí súng vào đầu người dân để ép kí vào hợp đồng “hợp tác kinh tế” do công ty này soạn sẵn. Từ đó, hàng năm công ty này bắt người dân phải nộp tô bằng cà phê. Vài năm trở lại đây, người dân không chấp nhận nộp tô nữa thì liền bị công ty này đánh đập, và bây giờ kéo quân đến cướp đất.
An Nhiên 

102 ngàn viên chức CSVN làm 1 giờ/ngày hưởng 1,079 tỷ đồng

Image result for Internet
Viên chức cấp thôn - ảnh: Internet
Tin Sài Gòn, Việt Nam – 102 ngàn viên chức không chuyên trách ở cấp thôn, tổ dân phố thuộc bộ máy nhà cầm quyền CSVN chỉ làm việc trung bình hơn một giờ/ngày và được chi trả 1,079 tỷ đồng/năm.
Ngày 05 tháng 12 năm 2018 báo Dân trí loan tin, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng cộng 584 xã, phường, thị trấn. Số viên chức theo quy định cho mỗi đơn vị hành chính này không quá 25 người. Nhưng lại có đến 175 người không chuyên trách được “bố trí” ở khắp các thôn, tổ dân phố chỉ làm việc khoảng 1 giờ/ngày. Như vậy, có khoảng 102,200 người làm việc tại 584 phường, xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội, số tiền được chi cho những người này là 1,079 tỷ đồng/năm, bình quân mỗi người hưởng hơn 10,5 triệu đồng tiền phụ cấp trong một năm.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền CS tại Hà Nội lại cho rằng, đây là một sự “rất tiến bộ” so với cả nước, vì bình quân của cả nước là 220 người không chuyên trách/xã, phường, thị trấn. Những người này sống tại địa bàn từng thôn, tổ dân phố. Họ được xem là “tai, mắt” của nhà cầm quyền CS, nhằm giúp nhà cầm quyền CS cai trị dân dễ hơn, khi nhất cử nhất động của người dân đều được thông báo đến cấp hành chính cao hơn.
An Nhiên

Hàng trăm thuyền chở khoáng sản lậu mỗi đêm

Hàng trăm thuyền chở khoáng sản lậu mỗi đêm
Khai thác than - Ảnh: Chính Trị VN
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Tập đoàn Điện lực CSVN thông báo sắp cho đóng cửa hai nhà máy nhiệt điện than vì thiếu than sản xuất, nhưng mỗi đêm có hàng trăm chiếc thuyền trở than, quặng đồng, chì, đất hiếm… sang Trung Cộng để bán.
Trang Chinhtrivn ngày 04 tháng 12 loan tin, mỗi đêm, có hàng trăm chiếc thuyền chở nhiều loại khoáng sản ồ ạt vận chuyển từ Việt Nam bằng đường sông Nậm Thi, tỉnh Lào Cai sang Trung Cộng. Bến thuyền vận chuyển lậu này chỉ cách trạm biên phòng Bản Phiệt, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, Lào Cai 50km.
Theo thông tin từ Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản, có khoảng 80% sản lượng khoáng sản khai thác tại Việt Nam được bán cho Trung Cộng với giá “siêu rẻ,” thấp hơn thị trường khác 5 lần. Nhưng sau đó, cơ quan chức năng CSVN đi mua lại than của Trung Cộng bán với giá cao hơn 6,6 lần so với giá mua từ thị trường Indonesia.
Trước đó, Tập đoàn Điện lực CSVN dù độc quyền khai thác điện nhưng vẫn báo lỗ 1,300 tỷ đồng với lý do thiếu than sản xuất, rồi doạ sẽ cho đóng cửa hai nhà máy nhiệt điện than. Sau đó, Điện lực tuyên bố nếu không cho tăng giá bán điện thì sẽ cắt điện toàn miền Nam. Và cuối cùng tập đoàn này đã tăng giá bán điện.
Được biết, ngoài than, thì đất hiếm của Việt Nam cũng đang được bán cho Trung cộng để dùng chế tạo nam châm vĩnh cửu, công nghệ tuyển khoáng, viễn thông, vật liệu siêu dẫn… Tàu cộng đang sở hữu trên 90% đất hiếm trên thế giới và được sử dụng làm “vũ khí” trong các cuộc chiến.
An Nhiên 

Cầu vượt biển ở Hải Phòng bị ‘đinh tặc’ lộng hành

Số lượng đinh được đơn vị quản lý cầu thu gom trong một giờ. (Hình: VTC News )
HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) – “Đinh tặc” hoành hành liên tục rải đinh bẫy xe ở cả 4 làn đường dọc 5 cây số trên cầu cao tốc Tân Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng, nhiều đến mức phải dùng xe lu lèn xuống mặt nhựa vì nhặt không xuể.
Từ ngày 2 đến ngày 4 Tháng Mười Hai, 2018, người dân đi qua cầu cao tốc Tân Vũ – Cát Hải (thành phố Hải Phòng) lại phát hiện nhiều đinh sắt suốt dọc 5 cây số trên mặt đường. Chiều đi từ Đình Vũ (quận Hải An) sang thị trấn Cát Hải (huyện Cát Hải) số lượng đinh rải dày hơn chiều ngược lại và cả bốn làn xe đều có đinh.
Theo báo VNExpress, trên quãng đường chưa đầy 20 mét đã có gần 30 cây đinh cũ mới các loại, dài từ 5-7 cm. Chỉ trong đầu giờ sáng 4 Tháng Mười Hai, công nhân của Xí Nghiệp Quản Lý Bảo Dưỡng Đường ôtô Tân Vũ – Lạch Huyện, đơn vị bảo dưỡng, vận hành cầu đã gom được khoảng 0.3 kg đinh nhưng không xuể. Sau đó, xí nghiệp buộc phải dùng hai xe lu cỡ lớn chạy dọc cầu để lèn những chiếc đinh chìm xuống lớp nhựa mặt đường.
Đơn vị vận hành cầu dùng xe lu để lu đinh trên mặt cầu vì nhặt không xuể. (Hình: VNExpress)
Với tốc độ cho phép lưu thông 70 km/h, nguy cơ tai nạn giao thông là rất cao khi chẳng may xe cán phải đinh. Do vậy, tuy đường tốt nhưng hầu hết xe cộ qua cầu, nhất là xe gắn máy phải chạy chậm để tránh đinh. Thậm chí, một số người vừa chạy, vừa dừng lại nhặt đinh vứt đi nhằm tránh tai nạn cho mình và xe khác.
Đây là lần thứ ba trong vòng nửa tháng qua, cây cầu vượt biển này bị “đinh tặc” rải đinh. Trước đó, trong hai ngày 19 và 20 Tháng Mười Một, 2018, đơn vị vận hành cầu đã gom được khoảng 2 kg đinh. Đến ngày 28 Tháng Mười Một, đinh tiếp tục xuất hiện, đã có xe máy dính đinh phải dắt bộ trên cầu.
Cũng như những lần trước, lần này ông Lê Anh Sơn, đội trưởng Đội 4, Phòng Phòng Cảnh Sát Giao Thông, Công An Hải Phòng lại nói: “Ban giám đốc đã giao công an quận Hải An điều tra. Đội cảnh sát giao thông sẽ tăng cường lực lượng tuần tra, mật phục để ngăn chặn hành vi xấu tái diễn.” Thế nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Về phía Xí Nghiệp Quản Lý Bảo Dưỡng Đường ôtô Tân Vũ – Lạch Huyện, dự kiến sẽ lắp camera an ninh ở hai đầu cầu, bố trí xe cứu hộ để giúp cho những xe không may cán phải đinh.
Tin cho biết, cầu Tân Vũ – Cát Hải là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nằm trên tuyến đường Tân Vũ – Lạch Huyện nối nội thành Hải Phòng với đảo Cát Hải. Tuyến đường dài hơn 15 cây số, trong đó riêng cầu dài 5.4 cây số. (Tr.N)

Lê Diệp Kiều Trang sẽ rời Facebook đúng ngày Luật An ninh mạng của CSVN có hiệu lực

Lê Diệp Kiều Trang, giám đốc Facebook Việt Nam. (Hình: Người Việt edit)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Bà Lê Diệp Kiều Trang tuyên bố sẽ rời khỏi Facebook Việt Nam vào ngày 1 tháng 1, 2019.
Sau 9 tháng giữ vai trò Giám đốc của Facebook Việt Nam, bà Lê Diệp Kiều Trang cho biết bà sẽ không còn làm việc cho Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay, từ ngày 1 tháng 1, 2019.
Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin về quyết định của bà Lê Diệp Kiều Trang hôm thứ Tư, 5 tháng 12, 2018.
Lý do báo chí đưa ra theo tuyên bố của bà Kiều Trang là “không sắp xếp được công việc gia đình.”
Tuổi Trẻ Online dẫn lời Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ về quyết định rời khỏi Facebook: “Thời gian sắp tới mình cũng không đi đâu xa, sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cho một vài ý tưởng mới. Xin cảm ơn Facebook, những đồng nghiệp, những người bạn mới đã cho mình một hành trình thú vị với nhiều kỷ niệm.”
Lê Diệp Kiều Trang, còn được biết đến với tên gọi là Christy Lê, từng trả lời báo Tuổi Trẻ Online vào tháng 3/2018 khi bà nhận vai trò Giám đốc Facebook Việt Nam, rằng bà muốn thử sức mình ở vị trí nhiều thách thức tại Facebook, đặc biệt là chuyên về phát triển kinh doanh của người khổng lồ mạng xã hội tại Việt Nam.
Cộng đồng Start Up trong nước thường hay gọi Lê Diệp Kiều Trang là “cô gái vàng” do những thành tích thủ khoa cô đạt được từ Trường THPT Lê Hồng Phong, đến các đại học danh tiếng như Oxford ở Anh và chương trình MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ.
Trong 9 tháng bà Lê Diệp Kiều Trang giữ vai trò Giám đốc Facebook Việt Nam, cộng đồng mạng xã hội Facebook Việt Nam thường xuyên lên tiếng phản ảnh về tình trạng có nhiều bài viết của người dùng bị gỡ bỏ hoặc đóng tài khoản. Lý do tài khoản bị khóa hoặc bài viết bị lấy xuống được phía Facebook thông báo chung là “Bạn đã bị vô hiệu hóa vì vi phạm quy định của cộng đồng.”
Đặc biệt từ khi Chính phủ Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, tình trạng tài khoản bị vô hiệu hóa, nội dung đăng tải bị xóa bỏ xảy ra càng nhiều hơn.
Các Facebooker/Blogger Việt Nam nghi ngờ rằng có khả năng Facebook đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam trong việc khống chế thông tin và nội dung đăng tải của giới bất đồng chính kiến.
Và đương nhiên, người được nhắc đến nhiều và yêu cầu phải có trách nhiệm chính trong vấn đề này không ai khác là bà Lê Diệp Kiều Trang. (K.L)

Ai đáng bị vả vào mặt?

Ngô Nhân Dụng 
Trường Trung Học Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - nơi xảy ra chuyện cô giáo cho học sinh vả vào mặt một người bạn 231 cái tát. (Hình: Thông Tấn Xã Việt Nam)
Quý vị đọc tựa đề chắc đã biết chuyện gì rồi. Nhưng chúng tôi sẽ không nhắc đến tên cô giáo viên trường Trung Học Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Cô đã cho học sinh vả vào mặt một người bạn 231 cái tát! Cô giáo đã chịu hình phạt của dư luận. Cả nước hùa nhau xỉ vả cô. Cô còn bị khởi tố hình sự về tội hành hạ một người. Cô đã có ý tự tử, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, không ăn không ngủ, lúc tỉnh lúc mê.
Nói cho cùng, cô giáo này cũng là một nạn nhân, như các học sinh của cô, em bị tát và các em tát bạn mình.
Tất cả là nạn nhân. Nạn nhân không những của một hệ thống giáo dục bất kể đến đạo lý mà còn của một chế độ không có “chất người.”
Ngay từ khi chế độ Cộng Sản cai trị miền Bắc nước ta, họ đã chủ trương phá hủy nếp sống xã hội đạt trên một nền đạo đức cổ truyền. Trong năm điều ông Hồ nói bắt các thiếu nhi học thuộc lòng, không có một điều nào dạy các em phải tôn kính cha mẹ hay thầy giáo, cô giáo. Điều này không đáng ngạc nhiên khi chúng ta đọc những bài ông viết về “đạo đức cũ và mới” và về “đạo đức cách mạng.” Trong cả hai bài đó, ông Hồ đều kết luận rằng đạo đức cao nhất là trung thành với đảng Cộng Sản! Nghĩa là vâng lệnh các lãnh tụ cao thấp trong đảng, không thắc mắc. Ai đọc Hồ Chí Minh Toàn Tập cũng thấy hai bài đó.
Công việc giáo dục trong chế độ Cộng Sản phản ảnh chủ trương Đảng Trên Hết này.
Vì vậy, các giáo viên cũng như những công chức khác, được tuyển dụng chỉ dựa trên tiêu chuẩn lòng trung thành tuyệt đối với đảng Cộng Sản, không căn cứ vào khả năng, tư cách hoặc đời sống đạo đức cá nhân. Những người được cấp trên “chấm điểm” theo các tiêu chuẩn nào thì họ sẽ sống đúng theo các khuôn thước đó. Cho nên, giáo viên cũng thấm nhiễm những hành vi dối trá, nịnh trên đạp dưới, như hầu hết các cán bộ Cộng Sản khác. Họ sẵn sàng tỏ lòng trung thành với cấp trên bất bằng cứ cách nào, nếu cần thì cứ nói dối. Nguy hiểm nhất, họ noi theo tấm gương thói dối trá đã giúp những người cầm đầu đảng Cộng Sản thành công; dần dần, coi gian dối là cách sống khôn ngoan nhất trên đời.
Gần đây, dư luận sôi nổi về vụ một bà hiệu trưởng trường Tiểu Học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bà đi taxi vào sân trường, xe đụng một học sinh gãy chân, phải vô nhà thương. Bà bèn “mở cuộc điều tra” để che đậy.
Trong “cuộc điều tra” này, các nhân viên bảo vệ trường và các, giáo viên đều khẳng định: Hôm đó không có bất cứ chiếc xe nào ra vào sân trường! Những lời dối trá trắng trợn như vậy, nhưng lại là bình thường trong chế độ Cộng Sản!
Không những thế, họ còn bắt nhiều học sinh làm chứng gian giống như thầy cô, để tỏ lòng trung thành với bà bí thư, hiệu trưởng! Bản điều tra viết rằng có 23 em học sinh ở sân trường lúc đó, và cả 23 em đều khai người bạn mình vào bệnh viện không phải vì cần “cấp cứu” mà chỉ tới đó khám bệnh và điều trị mà thôi!
Bà hiệu trưởng còn “lấy ý kiến của học sinh, giáo viên;” họ đều yêu cầu cấp trên không trừng phạt hay đổi bà đi nơi khác. Xin đọc thử “ý kiến” của một giáo viên: “Từ khi tôi chuyển công tác về trường tiểu học Nam Trung Yên,… dưới sự lãnh đạo của đồng chí bí thư, hiệu trưởng… Tôi thấy đồng chí là một người sống đúng mực, giản dị, hết lòng với học sinh, với đồng nghiệp, luôn đối xử công bằng,… Khi nói về đạo đức nhà giáo thì chúng tôi cần phải học tập rất nhiều ở đồng chí… Đồng chí luôn hy sinh quyền lợi cá nhân cho tập thể, cho mọi người.”
Chu Văn An ngày xưa nói người làm thầy giáo phải là “quy, củ, chuẩn, thẳng,” tức là những khuôn mẫu cho học trò. Khi các thầy, cô giáo tự hạ mình nói dối để bảo vệ “đồng chí bí thư” thì làm sao họ dạy cho học trò tánh lương thiện, trọng danh dự, bảo vệ chữ Tín được? Nhưng đó chính là thứ đạo đức ông Hồ đã đề cao: Tuyệt đối vâng lời đảng! Dối trá chỉ là phương tiện, Đảng là cứu cánh.
Nhà văn Solzhenitsyn đã viết: Chế độ Cộng Sản dựa trên hai nền tảng, dối trá và bạo lực.
Cộng Sản tôn thờ bạo lực. Chỉ có một thi sĩ Cộng Sản mới say sưa nói, “Giết giết nữa, bàn tay không phút nghỉ/ Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong/ Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng/ Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt!” (Tố Hữu).
Trong xã hội Cộng Sản, con người được đào luyện để coi bạo lực là bình thường, từ bi, nhân đức là lạc hậu. Cho nên mới có cảnh huynh học sinh trường Tiểu Học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, bắt một cô giáo phải quỳ giữa sân trường. Tất cả các nền đạo lý của loài người không chấp nhận việc hành hạ người khác cho hả cơn giận của mình. Nhưng sống trong chế độ Cộng Sản thì người ta đã quên những lời dạy của Phật, của Chúa, của các thánh hiền.
Phụ huynh tàn bạo, giáo viên tàn bạo, còn tập cho các học sinh thói quen tàn bạo nữa. Một giáo viên chủ nhiệm lớp 4A trường Tiểu Học Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) đã cho hơn 40 bạn cùng lớp tát mặt một em học sinh, chỉ vì em nói lời thô tục. Cuối Tháng Chín vừa qua, một cô giáo chủ nhiệm lớp 6D trường Trung Học Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã phạt các học sinh nói chuyện trong lớp bằng cách bắt các em tát vào mặt nhau.
Khi biết những chuyện trên đây rồi, thì chúng ta không ngạc nhiên quá khi đọc tin cô giáo ở Quảng Bình đã cho học sinh tát học sinh 231 cái lên mặt người bạn của các em.
Sau khi cuộc bạo hành trong lớp học xảy ra, bà hiệu trưởng trường Trung Học Duy Ninh cũng phản ứng theo đúng thói quen của các cán bộ Cộng Sản: Mở cuộc điều tra một cách máy móc “đúng quy trình.” Báo chí trong nước đã phải kêu lên “Khủng khiếp!” khi đọc một bản 19 câu hỏi bà hiệu trưởng soạn ra bắt 23 em học sinh rả lời, giống hệt một “Phiếu điều tra sặc mùi hình sự!” Mỗi học sinh phải trả lời vô một tấm phiếu ghi sẵn là “lời khai của em…” trong đó học sinh viết đầy đủ họ, tên, nam hay nữ.
Thử đọc mấy câu hỏi lấy khẩu cung các học sinh chừng mươi tuổi, do một bà hiệu trưởng bắt phải “thành khẩn khai báo!”
4. Em tát vào mặt bạn N. bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N. có nói tục không?
7. Khi bị tát bạn N. có khóc không?
8. Sau khi bị tát má bạn N. có đỏ không?
10. Cô giáo có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
13. Sau khi bị tát bạn N. có bị chảy máu không?
Đọc bản văn hướng dẫn tự cung này, một độc giả nhận xét: “Cô giáo… đã vả vào nền giáo dục một cái tát, nay nhà trường lại tiếp tục… tát thêm 23 cái vào mặt 23 học sinh!”
Bà hiệu trưởng được nuôi dạy theo nền nếp của một chế độ độc tài thống trị trị bằng công an. Người dân học cách cư xử với nhau theo lối công an. Thầy cô giáo, học sinh đều là nạn nhân. Chế độ Cộng Sản là thủ phạm. Đảng Cộng Sản mới đáng cho cả nước vả vào mặt! (Ngô Nhân Dụng)

Con gái Nguyễn Tấn Dũng rút sạch vốn khỏi Savimex

Chứng Khoán Bản Việt, công ty do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị đã rút sạch vốn khỏi Savimex. (Hình: VietNamNet)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau khi bán sạch hơn 2.5 triệu cổ phiếu tại Savimex, Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng coi như đã rút hết vốn tại một doanh nghiệp xuất nhập cảng bậc nhất ở Việt Nam.
Theo báo Lao Động ngày 5 Tháng Mười Hai, 2018, Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt (VCI) vừa có báo cáo về việc giao dịch cổ phiếu của Công Ty Cổ Phần Hợp Tác Kinh Tế Và Xuất Nhập Khẩu Savimex ( công ty Savimex).
Cụ thể, VCI đã bán ra hơn 2.5 triệu cổ phiếu SAV(tương đương 19.15%). Với giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của VCI tại công ty Savimex đã bằng 0%, nên không còn là cổ đông lớn từ ngày 21 Tháng Mười Một, 2018.
Savimex tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chính yếu trong lĩnh vực xuất nhập cảng. Từ năm 2002, Savimex niêm yết trên sàn giao dịch HoSE, mã chứng khoán SAV. Những ngày giao dịch gần đây, cổ phiếu SAV liên tục suy giảm, mất 210 đồng trong 3 phiên gần nhất, khiến vốn hóa thị trường bốc hơi gần 3 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu VCI của Chứng Khoán Bản Việt cũng đang trên đà giảm mạnh. Từ đầu năm 2018 đến nay, VCI trải qua 230 ngày giao dịch, biến động giá giảm 6,963 đồng mỗi cổ phiếu, tức 12.2%. Nếu tính theo giá thị trường hiện tại, vốn hóa thị trường của Chứng Khoán Bản Việt đã bị mất hơn 1,129 tỷ đồng.
Phúc trình tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2018 vừa công bố của VCI cho biết, doanh nghiệp này đạt doanh thu 388 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ Tháng Sáu đến Tháng Chín 2018. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính là hơn 386.3 tỷ đồng, giảm 6.2%.
Doanh thu giảm song chi phí hoạt động tăng 18%, chi phí tài chính tăng 29,4%, lần lượt là 97 tỷ đồng và 66 tỷ đồng, không ghi nhận chi phí bán hàng, chỉ ghi nhận 23 tỷ đồng phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả, Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt đạt hơn 200.7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 3, giảm hơn 49.7 tỷ đồng so cùng quý năm 2017, tức giảm 20%.
Tương tự, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cũng giảm 20%, đạt hơn 160.6 tỷ đồng.
Giải trình về việc này, VCI cho biết, doanh thu trong kỳ sụt giảm “chủ yếu là do tình hình giao dịch trầm lắng, ảnh hưởng tới hoạt động môi giới và đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) của công ty.”
Hiện, VCI đang gánh khoản nợ phải trả tới 3,595 tỷ đồng, tăng khá mạnh so 3,382 tỷ đồng hồi đầu năm 2018. Trong đó, hơn 3,418 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, hơn 176 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Về nguồn tài trợ, VCI có xu hướng chuyển từ vay nợ tài chính sang phát hành trái phiếu khi vay nợ ngắn hạn cuối kỳ giảm hơn 35% so với cùng kỳ xuống còn 927 tỷ đồng.
Dư luận cho rằng, với việc bán sạch cổ phiếu SAV lần này, bà Phượng đang chuẩn bị lần lượt đưa hết nguồn vốn, tài sản từ Việt Nam ra hết ngoại quốc. (Tr.N)

Việt Nam: Lại thêm một cô giáo bị ‘tố’ ra lệnh tát học sinh 50 cái

Trường Tiểu Học Quang Trung (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), nơi mới nhất bị ‘tố’ tát học sinh. (Hình: Người Lao Động)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của một trường tiểu học ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, bị phụ huynh “tố” đã yêu cầu bạn trong lớp tát con mình 50 cái do “nói bậy.”
Báo Người Lao Động cho hay, theo tố cáo của phụ huynh này, ngày 3 Tháng Mười Hai, 2018, em P., học sinh lớp 2A5, Trường Tiểu Học Quang Trung (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) đã bị một bạn cùng lớp theo lệnh của cô T., giáo viên chủ nhiệm lớp 2A5, tát 20 cái khiến bầm tím mặt.
Tin cho biết, sự vụ bắt nguồn từ việc em P. mắc lỗi “nói bậy” và cô T. đã yêu cầu một học sinh trong lớp 2A5 tát vào mặt P. 50 cái. Tuy nhiên, sau khi tát được 20 cái thì em P. đau đớn và bật khóc nên cô T. cho ngưng.
“Về nhà, cháu đã tỏ ra vô cùng sợ hãi khi kể lại sự việc. Cháu còn nói sẽ không đi học nữa. Tôi không thể chấp nhận được việc này, cô giáo không được phép phạt học sinh như vậy,” phụ huynh em P. cho biết.
“Tại sao cô lại làm như vậy, sự việc cô giáo cho bạn tát 231 cái ở Quảng Bình vẫn chưa hết, giờ lại xảy ra việc này. Tôi đề nghị phải xử lý nghiêm,” một phụ huynh có con học cùng lớp 2A5 với P. tức giận nói.
Thế nhưng, sau khi phụ huynh em P. báo sự việc lên giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng, thì đã nhận được lời đề nghị “không công khai sự việc tới báo chí mà chỉ xử lý nội bộ.”
Xác nhận với báo Người Lao Động, ngày 5 Tháng Mười Hai, bà Lê Anh Vân, hiệu trưởng Trường Tiểu Học Quang Trung, chỉ cho biết “đã tiếp nhận thông tin sự việc và đang tiến hành kiểm tra, xử lý.”
Liên quan đến vụ việc, chiều 5 Tháng Mười Hai, nói với báo chí bên hành lang kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội về việc giáo viên Trường Tiểu Học Quang Trung cho học sinh tát bạn 50 cái, ông Chử Xuân Dũng, giám đốc Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội cho biết, hiện vẫn chưa có báo cáo chính thức về sự việc nhưng qua báo cáo nhanh của trưởng phòng Giáo Dục Và Đào Tạo quận Đống Đa thì có sự việc như báo chí phản ảnh. Tuy nhiên, mức độ cụ thể như thế nào thì phải chờ làm việc với nhà trường.
“Sau vụ việc này, chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà trường tăng cường hơn nữa nhận thức của giáo viên trong giáo dục trẻ. Đối với trẻ em mẫu giáo, tiểu học khi có em có sai phạm thì cách thức ứng xử phải phù hợp sư phạm,” ông Dũng nói với báo Zing theo kiểu “lấy lệ” mà bất cứ cán bộ nhà nước nào cũng thuộc nằm lòng.
Trong khi đó, ông Lê Tiến Nhật, bí thư Quận Ủy Đống Đa, cho biết “trường đã tạm đình chỉ giáo viên này 5 ngày để điều tra sự việc. Để xử lý khách quan, dù bất cứ ai cũng phải nghe đầy đủ, sự việc như thế nào, vi phạm đến đâu, không thể chủ quan được,” ông Nhật nói.
Trong khi dư luận còn chưa hết bất bình về việc cô giáo chủ nhiệm lớp 6, trường trung học cơ sở ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo học sinh trong lớp tát bạn 230 cái đến nhập viện, thì nay lại đến cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của trường tiểu học ở Hà Nội bị “tố” chỉ đạo tát một học sinh 50 cái do lỗi “nói bậy”.
Lần này phải chăng ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo sẽ lại tiếp tục phát biểu trước báo chí rằng ông đã “cảm thấy rất buồn?!” (Tr.N)