Wednesday, February 26, 2014

Con gái bà Bùi Hằng viết Đơn kêu cứu cho mẹ (đăng trên web "dòng chúa cứu thế")



VRNs (27.02.2014) – “Hiện nay, mặc dù không có điều kiện nhưng tôi đã phải bỏ tất cả công việc và một đứa con 3,5 tuổi ở Thị Xã Sơn Tây-TP.Hà Nội để chờ đợi được gặp mẹ theo lời của cơ quan điều tra huyện Lấp Vò, mà chưa rõ đến khi nào mới được gặp. Vậy nên tôi viết lá đơn thư này kính gửi đến quý Ông Bà, và quý cơ quan đoàn thể có thẩm quyền khẩn thiết kính mong quý Ông Bà cùng quý cơ quan vào cuộc, can thiệp, lên tiếng giúp đỡ cho tôi được thăm gặp mẹ tôi là bà Bùi Thị Minh Hằng, để tôi và con sớm được về nhà.” Con gái lớn của Bà Bùi Thị Minh Hằng là Đặng Thị Quỳnh Anh đã viết như thế trong Đơn kêu cứu đề ngày hôm nay 27/02/2014.

 ĐƠN KÊU CỨU

 Kính gửi: - Tổng Bí Thư ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông Nguyễn Phú Trọng.
Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Ông Trương Tấn Sang
Thủ Tướng Chính Phủ, Ông Nguyễn Tấn Dũng
Chủ Tịch Quốc Hội, Ông Nguyễn Sinh Hùng.
 Đồng kính gửi: Thường trực ban bí thư trung ương Đảng, Đại tướng Lê Hồng Anh
Bộ Trưởng Bộ Công An, Đại tướng Trần Đại Quang
Ban chấp hành trung ương hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa
Các cơ quan báo chí trung ương: Báo Phụ Nữ Việt Nam, Báo Lao Động, Báo Công An Nhân Dân, Báo Pháp Luật Xã Hội, Báo Đời Sống và Pháp Luật…..
Các trang báo điện tử: Báo Điện Tử Dân Trí, Báo Nhân Dân Điện Tử, Báo Điện Tử VietNamNet, Báo VnExpress…….

Tên tôi là: Đặng Thị Quỳnh Anh, sinh năm: 1986, HKTT: 75 Phạm Hồng Thái, Phường Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội.
Tôi là con gái lớn của Bà Bùi Thị Minh Hằng người hiện đang bị công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp buộc tội “Hành hung lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ và cản trở giao thông quan trọng” (trích nguyên văn thông báo số 14/CSĐT về việc tạm giam bị can của cơ quan CSĐT công an huyện Lấp Vò). Theo như tôi được biết thì ngày 11/02/2014 mẹ tôi bị công an huyện Lấp Vò bắt giữ cùng 20 người khi đang trên đường về thăm nhà một người bạn tại huyện Lấp Vò, ngày hôm sau là ngày 12/02/2014 tôi nhận được tin 18 trên tổng số 20 người đi cùng mẹ tôi đã được thả ra chỉ còn lại mẹ tôi và 2 người bạn. Đến ngày 15/02/2014 em trai tôi là Trần Bùi Trung (hiện sống cùng mẹ tôi tại Vũng Tàu) đã xuống công an huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp để hỏi về tình trạng của mẹ tôi thì được điều tra viên ở đây đưa cho một tờ thông báo về việc tạm giữ người (có gửi kèm theo bản photo). Đến ngày 23/02/2014 (tức 13 ngày kể từ khi mẹ tôi bị bắt giữ) khi mà chúng tôi chỉ nhận được duy nhất một lần thông báo từ công an huyện Lấp Vò -tỉnh Đồng Tháp cùng với thông tin mẹ tôi đã tuyệt thực kể từ ngày bị bắt giữ để phản đối việc làm không đúng Pháp Luật của công an huyện Lấp Vò-Tỉnh Đồng Tháp, nên tôi đã rất lo lắng và phải mang theo con nhỏ mới 7 tháng tuổi (do cháu quá bé nên không để được ở nhà) lặn lội từ Thị Xã Sơn Tây-TP.Hà Nội vào tỉnh Đồng Tháp để thăm nuôi mẹ.
Ngày 25/2/2014 tôi vào đến Thành phố Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp qua nhiều hồi hỏi han đường đi tôi tìm đến được trại giam An Bình-Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp. Sau khi tới nơi tôi có gặp được Trực Ban của trại giam tôi có trình bày hoàn cảnh và được chú Trực Ban hướng dẫn “ Ở đây bọn chú chỉ có trách nhiệm giam giữ, không có quyền cho thăm gặp khi chưa có giấy tờ cho phép thăm gặp của cơ quan điều tra đang thụ lý. Bây giờ con lên công an Tỉnh gặp cơ quan điều tra trình bày hoàn cảnh mà xin lấy cái giấy thăm gặp”. Theo lời chú Trực Ban chỉ tôi ôm con nhờ một bác xe ôm đưa lên Công An tỉnh Đồng Tháp (cách đó khoảng 56 km), đến nơi do không biết nên tôi đã vào nhầm phòng nhưng được sự giúp đỡ của một điều tra viên tôi được biết công an Tỉnh Đồng Tháp chỉ hỗ trợ chứ không thụ lý hồ sơ vụ án của mẹ tôi, nếu muốn xin giấy thăm gặp thì tôi phải đến công an huyện Lấp Vò. Nên tôi lại tiếp tục cùng con đi khoảng gần 60km (cả đi lẫn về) để đến được huyện Lấp Vò, thế nhưng khi vừa đến nơi tôi đã bị chặn ở cổng và không cho vào gặp điều tra viên đang thụ lý vụ án của mẹ tôi (theo như công an Tỉnh Đồng Tháp nói). Sau một hồi trình bày hoàn cảnh thì anh Trực Ban có bảo tôi “Chị hãy ra ngoài ngồi chờ để tôi gọi điện hỏi ý kiến”, được một lát anh Trực Ban có gọi tôi vào và bảo tôi “cứ đi về đi có gì chúng tôi sẽ thông báo sau”. Thiết nghĩ luật pháp Việt Nam không có quy định về luật thăm nuôi người trong quá trình điều tra, hơn nữa tội trạng của mẹ tôi (nếu có) cũng không phải tội hình sự nghiêm trọng. Vậy mà không hiểu sao khi tôi lặn lội hơn 2000km vào chỉ để xin 5 phút được gặp mẹ, cháu được gặp bà cho đỡ lo lắng thì các cơ quan ban ngành tỉnh Đồng Tháp lại đùn đẩy, thoái thác để một đứa trẻ mới có 7 tháng tuổi đi khắp Tỉnh Đồng Tháp vào giữa trưa nắng gay gắt.
Hiện nay, mặc dù không có điều kiện nhưng tôi đã phải bỏ tất cả công việc và một đứa con 3,5 tuổi ở Thị Xã Sơn Tây-TP.Hà Nội để chờ đợi được gặp mẹ theo lời của cơ quan điều tra huyện Lấp Vò, mà chưa rõ đến khi nào mới được gặp. Vậy nên tôi viết lá đơn thư này kính gửi đến quý Ông Bà, và quý cơ quan đoàn thể có thẩm quyền khẩn thiết kính mong quý Ông Bà cùng quý cơ quan vào cuộc, can thiệp, lên tiếng giúp đỡ cho tôi được thăm gặp mẹ tôi là bà Bùi Thị Minh Hằng, để tôi và con sớm được về nhà.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vũng Tàu, ngày 27 tháng 02 năm 2014
Kính Đơn
Đặng Thị Quỳnh Anh

Xứ ta tự do nhất quả đất!!!

27/02/2014 09:30

Ai nói chi nói, tôi thấy về tự do, Việt Nam ta nhất quả đất. 


Nhiều lề đường tại trung tâm thành phố "tự do" biến thành hàng quán - Ảnh: Công Nguyên
Hàng xóm tôi có người qua đời. Suốt tuần, ban ngày trống chuông, dứt chuông thì một đoàn mấy chục các bà, các cô cùng nhau tụng niệm Nam mô A di đà Phật vang lừng cả xóm. Mà chỉ duy nhất câu đó tụng liên tục chừng 3 tiếng mới thôi.
Cũng hàng xóm tôi xây nhà. Gạch, cát, xi măng đổ đầy lối đi chung.  Lối vô xóm vốn rậm rạp cây cảnh, hoa nở bốn mùa, giờ cây lụi, hoa tàn.
Ở Đức, bạn tôi kể, trồng cây trong vườn nhà mình nhưng nếu cây đã cao hơn 3 m mà muốn chặt thì phải qua một đống thủ tục: làm luận chứng trình bày vì sao cần chặt; luận chứng thứ hai trình bày sẽ trồng lại ít nhất số cây bằng số cây xin chặt, mà phải chờ đến khi cây mới được trồng nảy lộc, có chứng cứ đàng hoàng mới được chặt cây cũ. Nếu không trồng lại trong vườn nhà mình thì phải tính chuyện thuê đất ở đâu để trồng cây mới. Thủ tục không do ở cấp phường, xã mà phải lên tận cấp tỉnh, cấp thành.
Ở ta cần quái gì nhiêu khê vậy. Cổ thụ bên đường nhưng cản mất quán cháo lòng vỉa hè của ta, a lê chặt béng. Đóng vài cái đinh mấy chục phân vô thân, đổ hóa chất vô gốc, đơn giản nhẹ nhàng mà cổ thụ nào cũng chết thẳng cẳng. Không thì tận dụng treo vài cái bảng quảng cáo toòng teng đại loại ở đây có cháo lòng tươi cũng đạt hiệu quả kinh doanh lắm. Muốn sinh động treo vài lồng chim. Người đi ở dưới chim ị trên đầu, chẳng sao, một chút thiên nhiên giữa thành thị, càng thêm thơ mộng.
Dưới gốc cổ thụ, cứ thả vài con gà bới đất cho bớt nhung nhớ hương đồng gió nội. Quán nhậu quán ăn rửa chén ngay đó càng hay.
Nấu than tổ ong để trong nhà khói chịu sao nổi. Các mợ nên bưng ra lề đường, tha hồ quạt hùng hục cho khói buồn vương lên cây, thoải mái nướng, hầm, đun nấu. Trẻ con mắc tè thì trật quần ngay đấy, mẹ một tay đảo nồi thịt một tay kéo quần cho con càng nhanh. Các cậu thì hào sảng cởi trần mặc xà lỏn vác ghế nhựa ngồi bên cạnh nhồm nhoàm, càng tươi ngon, càng nóng sốt. Thỉnh thoảng vài con chó lãng du ghé lại ị một bãi. Ôi thật là bức tranh gia đình đẹp đẽ, hòa bình thay, người và vật chung sống giữa thiên nhiên!
Nấu xong kiếm cái cống thoát nước gần đấy mà đổ rác. Nhà ai gần kênh rạch thì sáng tinh mơ dậy tập thể dục tiện thể xách bịch rác quăng vèo xuống sông. Rồi về nhà, ta nhớ vừa bịt mũi vừa hát "Chảy đi sông ơi" nhé!
Sáng sáng ta tung tăng mặc đồ bộ chạy vung vẩy cho khỏe người. Không nên chạy trong công viên. Ta hãy cứ lề đường mà chạy. Tiện lợi vô cùng: mua mớ rau, con cá, miếng thịt. Lượm vài cái áo hàng sale. Chỗ này giỏ xách, bên kia giày, đồ cũ, đồ xưa, đồng xu, đồ thờ, điện thoại, sửa khóa, sách dạy làm người...  Lề đường thành phố ta cái gì cũng có, chỉ trừ lối đi!
Chẳng sao, cổ nhân đã dạy: Trong lòng đường thực chất không có đường. Người ta chạy xe mãi trên lề cũng thành đường thôi!
Sáng đã vậy. Tối ta cũng cần cắm cái tăm vào miệng, giắt áo vô quần đùi rồi xoa bụng đi dạo. Bộ môn thể thao mạo hiểm này giúp ta phản xạ lanh lẹ: dưới chân ta có chuột chết; ngang mặt ta có bãi đờm anh đẹp trai phóng SH qua nhổ lại, có bịch nước mía từ trên trời rơi xuống, có vỏ hộp xôi ngang hông lao tới. Cần chi lên Phong Nha hay Sơn Đoòng leo núi khám phá hang động tốn tiền? Ngay thành phố này, ngày ngày ta đã có vô vàn cơ hội miễn phí để luyện trí não sáng suốt, cơ bắp dẻo dai đó thôi?
Tự do không chỉ dành cho người. Tự do còn dành cho muôn loài. Ta ngồi thưởng thức đĩa cơm tấm đêm Tân Định, dưới chân ta chuột cống cũng phè phỡn tiệc tùng. Ta ra chợ mua trái thơm gọt sẵn vàng ươm nhớ nhường đường xe rác nước rỉ ròng ròng. Trên đó vài trăm chú gián ngây thơ đang đi dạo.
Tự do không chỉ trong đời sống. Tự do còn tuyệt đỉnh trên truyền thông. Ta đọc bài người phụ nữ nọ đẻ ra con đỉa đường kính 5 phân, chưa hết khâm phục thì nhảy ngay ra bài bố chồng dính chặt nàng dâu, lại có cả ảnh và chứng thực của hàng xóm. Ta đang còn xuýt xoa, bỗng đâu sét đánh ngang tai, một cái tít trịnh trọng thông báo người đẹp kia một ngày mần ăn đến 30 cú với tài xế taxi, bổn báo hãnh diện khoe rằng bổn báo có nạn nhân, có cả clip..
Và đặc biệt chúng ta tự do và sáng tạo trong thực phẩm. Có hạt dưa nhuộm màu công nghiệp, có bún tẩy trắng bằng Tinopal, có rau muống xanh nhờ tưới bằng nhớt, nước rửa chén và hóa chất. Có gà bơm nước. Có dưa hấu chích ngọt. Có cá ướp urê. Có rượu pha cồn chuyên dùng đánh vecni..
Kể sao xiết những kỷ lục tự do của đất nước chúng ta?
Nói đến đây, tôi lại vô cùng bái phục slogan của ngành du lịch. Thật thâm sâu, ảo diệu! Đây - chúng tôi điểm đến của thiên niên kỷ mới. Đến và xếp hàng mua vé lẹ lên, chứ những loài như vầy, giờ còn hiếm lắm!
Hoàng Xuân
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà báo đang sống và làm việc tại TP.HCM

Sau cú điện thoại hù dọa, người phụ nữ mất toi 170 triệu đồng!!!

Thứ năm, 27/02/2014 11:06
(CAO) Ngày 24-2, CAQ11, TP.HCM tiếp nhận tin báo của bà Lê H. (ngụ P.12, Q.11) tố cáo về việc bị một nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 170 triệu đồng.
Theo trình bày của nạn nhân, thông qua hình thức gọi điện tự xưng là nhân viên tổng đài thông báo nợ cước điện thoại do bà H. liên quan đến đường dây rửa tiền đang bị CATP Hà Nội điều tra. Sau đó, bà H. nhận tiếp một cuộc điện thoại khác, giọng nói của người đàn ông bên kia xưng là điều tra viên của CA Hà Nội, đang điều tra vụ án rửa tiền trong đó bà là một trong những nhân vật chính.
Các đối tượng bị bắt giữ
Trong lúc nhận điện thoại, bà H. thỉnh thoảng nghe tiếng còi ưu tiên của xe cảnh sát hay những câu “hỏi cung” xem lẫn trong đầu dây điện thoại bên kia nên bà tin tưởng vào thông tin mà vị "cán bộ" giấu mặt đang trao đổi.
Vị “cán bộ CA Hà Nội” gợi ý  đề nghị nạn nhân hãy chuyển toàn bộ số tiền  có được vào một tài khoản được đăng ký tại một ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh để họ “xác minh” sau đó sẽ chuyển trả lại trong vòng vài giờ. Do bà H. đã lớn tuổi nên sau những lời đe doạ “chắc nịch” kèm theo những thông tin khá chính xác về gia đình nên bà lo lắng, hoang mang và chuyển toàn bộ số tiền dành dụm được là 170 triệu đồng để mong được “xác minh, làm rõ”.
Đến chiều tối cùng ngày, không thấy tiền được chuyển trả lại nên bà Hồng biết mình bị lừa, liền đến CAP12  trình báo.
CAP12 tiếp nhận tin, liền báo cáo lãnh đạo CAQ đồng thời phối hợp với Đội CSĐTTP về TTXH tiến hành làm rõ. Ngay trong đêm, kế hoạch truy xét nhóm đối tượng trên lập tức được triển khai. 7 giờ sáng ngày 25-2, qua xác minh thông tin, các điều tra viên xác định các đối tượng đã chuyển 150 triệu đồng bằng vào ba tài khoản có tên Châu Vỹ Hiền (SN 1979, ngụ P.15, Q.5), Đặng Minh Sang (SN 1992, ngụ P.1, Q.6) và Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ P.12, Q.5), còn lại 20 triệu đồng đã được chúng rút bằng hệ thống Internet Banking.
Đến trưa 25-2, CAQ11 đã phát hiện và đưa cả ba đối tượng trên về trụ sở để hợp tác điều tra. Biết không thể chối cãi, cả bọn xin khai nhận hành vi lừa đảo bà H. Hiện CAQ11 đã mở rộng và bắt giữ thêm nhiều đối tượng có liên quan. Thông tin chi tiết về vụ việc sẽ được đăng tải trên báo giấy Báo CATP.HCM, số ra ngày 28-2-2014 (thứ 6).
Thời gian gần đây, thủ đoạn lừa đỏa chiếm đoạt tài sản như trên xuất hiện rất nhiều, mong người dân hãy cảnh giác cao độ để không trở thành nạn nhân. Nếu có nghi ngờ hãy báo ngay CA địa phương.
 
 Nguyễn Vinh

Vietjet Air không trễ chuyến mới lạ!

Thứ ba, 25/02/2014 13:43
(CATP) Đó là nhận định của nhiều hành khách khi sử dụng vé máy bay của hãng Vietjet trong các chuyến bay quốc nội. Mặc dù có giá vé rẻ hơn một số hãng khác nhưng việc trễ giờ, hủy chuyến đã làm hành khách kêu trời vì phải vật vã ngoài sân bay.Mới nhất là chuyến bay lúc 14 giờ 45 ngày chủ nhật (23-2-2014) từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh) đi sân bay Phù Cát (Bình Định). Theo phản ánh của nhiều độc giả thì hành khách phải đến sân bay từ rất sớm theo tin nhắn của hãng này. Tuy nhiên khi đến sân bay thì họ được thông báo là đến 16 giờ mới lên máy bay. Tiếp đó, giờ bay dời đến 17 giờ cùng ngày, trễ hơn hai giờ đồng hồ so với giờ ghi trên vé. Cửa ra máy bay cũng bị thay đổi xoành xoạch làm nhiều người rất mệt mỏi.
 
Làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất

 Trước đó, chuyến bay VJ 8882 Đà Nẵng - Hà Nội dự kiến khởi hành vào lúc 18 giờ 10 ngày 17-2. Nhưng rồi khách nhận được tin nhắn SMS thông báo lịch bay thay đổi, khởi hành vào lúc 21 giờ 5 vì vấn đề kỹ thuật. Nhưng đến 18 giờ 24 ngày 17-2, khách lại nhận được tin nhắn SMS thông báo sẽ chuyển chuyến bay VJ 8882 thành VJ 8880, dự kiến khởi hành lúc 9 giờ 35 ngày 19-2, tức là... hai ngày sau.
 
Hãng bay đang gặp nhiều tai tiếng
 Ngày 9-1, cũng tại sân bay Tân Sơn Nhất, hàng trăm hành khách của Vietjet Air đã “lên ruột” vì chuyến bay VJ 8676 bất ngờ bị hủy. Sau sự cố bất ngờ trên, ông Hà Quốc Dũng - nhân viên khai thác mặt đất của Vietjet Air - giải thích: Khi đang kiểm tra lại máy bay Airbus A320, hãng bất ngờ phát hiện máy bay bị hỏng, không thể thực hiện bay ngay sau đó. Vì thế Vietjet Air đã quyết định hủy chuyến bay VJ 8676 từ TPHCM ra Hà Nội ngày 9-1. Toàn bộ hành khách đi trên chuyến bay này nếu không còn muốn sử dụng dịch vụ của Vietjet Air nữa thì có thể được hoàn tiền, cộng thêm 300.000 đồng tiền bồi thường từ phía nhà vận chuyển.
Được biết, sắp tới Vietjet sẽ mua thêm nhiều loại máy bay hiện đại. Tuy nhiên với hành khách điều đó không quan trọng bằng phong cách chuyên nghiệp, bay đúng giờ, tránh hủy chuyến như vừa qua.
 
AN HÒA 

Vào tận nhà thuốc tây để "cướp" thuốc

Thứ năm, 27/02/2014 11:31

(CAO) Vụ việc táo tợn trên xảy ra tại nhà thuốc Nguyên Châu (số 160 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM), vào  khoảng 10 giờ 20 sáng 18-2-2014. Người đàn ông "cướp" số thuốc tây trị giá khoảng 700.000 đồng rồi chạy ra xe đồng bọn chờ sẵn, tẩu thoát.
Theo tường trình của chị Quách Nguyên Châu - chủ nhà thuốc, khoảng thời gian trên có một người đàn ông độ tuổi trên 50, dáng dong dỏng cao, ăn mặc rất lịch sự,  chải chuốt, cầm theo cuốn sổ khám chữa bệnh đi vào nhà thuốc, hỏi mua thuốc.
Khi được đưa loại thuốc theo yêu cầu, người đàn ông cầm lên xăm soi, coi thật kỹ rồi lại đặt xuống. Nhẫn nại chờ lúc nhân viên chủ tiệm sơ hở do bận trả lời và tính tiến khách hàng khác, người đàn ông đã cầm hộp thuốc chạy nhanh ra ngoài đường, leo lên xe một thanh niên nổ máy chờ sẵn, tẩu thoát. Mặc dù nhân  viên tri hô, đuổi theo nhưng do hai đối tượng phóng quá nhanh nên mất dạng giữa đường phố đông đúc.
Vụ việc sau đó được chị Châu trình báo CAP Tân Định, Q.1 để điều tra, làm rõ, truy bắt thủ phạm.
Được biết, thời gian gần đây, tại một số tiệm thuốc tây ở TP.HCM cũng xảy ra tình trạng tương tự. Đề nghị các chủ tiệm, cửa hàng kinh doanh buôn bán nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện đối tượng nghi ngờ nên điện thoại báo ngay cho CA địa phương đến xử lý.

 
 M.Tân

Xác người trôi dưới chân cầu Kênh Tẻ

thứ Năm, ngày 27/2/2014 - 10:51
(PLO) - Thi thể người đàn ông xấu số được chuyển về nhà xác khám nghiệm pháp y.
Hơn 7 giờ sáng ngày 27 - 2, nhiều người dân nhìn thấy xác một người đàn ông trôi trên Kênh Tẻ, đoạn dưới chân cầu Kênh Tẻ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM. Dân địa phương hoảng sợ, tri hô rồi báo cơ quan chức năng. Người dân cùng công an phường Tân Hưng nhanh chóng có mặt, phối hợp các lực lượng chức năng khác đưa nạn nhân lên bờ.

 Lực lượng chức năng đang đưa thi thể nạn nhân lên bờ. Ảnh: X.Ngọc
Theo nhân chứng, họ thấy thi thể người này đang trôi lênh đênh, dạt vào vũng sình ở chân cầu Kinh Tẻ. Nạn nhân không có giấy tờ tùy thân, khoảng 28 tuổi. Trên người chỉ mặc chiếc quần dài.

 Người dân tập trung rất đông dưới khu vực chân cầu Kênh Tẻ. Ảnh: X.Ngọc
Đám đông hiếu kỳ tập trung trên cầu theo dõi công tác khám nghiệm gây ách tắc giao thông cục bộ.
XUÂN NGỌC

Tin... chết liền!!!











Còn về căn biệt thự này là do thấy tôi đang tính làm nhà, những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn, đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”. 

Nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền: “Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin để minh định tài sản”

Ông Truyền nói mình không có nhiều bất động sản như báo chí nêu và đã kê khai tài sản cụ thể. 

Tâm Phúc (PLO) - LTS: Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước các thông tin được đăng trên một số tờ báo về khối bất động sản được cho là của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Để rộng đường dư luận, Pháp Luật TP.HCM đã tìm cách liên hệ với ông Truyền và có cuộc trao đổi xoay quanh những thông tin này. 

Ngày 26-2, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói: “Tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin và minh định về tài sản của mình với cơ quan chức năng Trung ương, nếu các cơ quan này có nhu cầu xác minh, làm rõ...”. 

Về ngôi dinh thự, nhà gỗ đặc biệt... 

Nói về ngôi dinh thự tại ấp 3, xã Sơn Đông, TP Bến Tre, ông Truyền thừa nhận đây là nhà của mình nhưng xây cất trên diện tích đất của người con trai. Ông Truyền cho hay con trai ông đã bỏ tiền ra mua phần đất này từ trước đó. “Đất này vốn là ruộng phèn, trũng thấp, con trai tôi mua lại của nhiều hộ dân kề cận mới có được tổng diện hơn 16.000 m2 vuông chứ không phải như một số tờ báo nêu trên 30.000 m2” - ông Truyền minh định. 

Theo lời ông Truyền, sau khi nghỉ hưu, ông về khu đất này, thuê người đào mương, lên liếp lập vườn… và quyết định dựng một ngôi nhà để cả gia đình cùng cư ngụ. Ông Truyền kể lại: “Ban đầu tôi cùng con trai lên Tây Ninh tìm mua lại một căn nhà gỗ xưa cũ mang về dựng lên, dự định để làm nơi làm chỗ nghỉ ngơi, uống trà. Có lần cô em gái ở TP.HCM quen thân từ khi tôi còn công tác ở Bến Tre xuống chơi, tỏ ý không hài lòng vì mấy cây cột cũ. Cô này nói có mua cái nhà gỗ định làm nhà vườn và nếu cần thì đem xuống dựng cho tôi (đây được cho là căn nhà có gỗ thuộc nhóm đặc biệt - NV). Còn về căn biệt thự này là do thấy tôi đang tính làm nhà, những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn, đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”. 

Ông Truyền khẳng định tiền xây dựng nên ngôi nhà này, một phần là tiền của tích cóp của gia đình ông bấy lâu nay, một phần từ sự giúp đỡ của nhiều người bạn cho đá, cho gạch… Trong đó có một cô em nuôi ở quận 9, TP.HCM, có hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt. Lý giải về sự nhiệt tình giúp đỡ này, ông Truyền cho biết trước đây mẹ nuôi của ông ở quận 9 có làm giấy cho mỗi người một lô đất cất nhà để ở nhưng không cho bán (cái này có di chúc đàng hoàng). Cô em này cũng góp vốn giúp ông cất nhà. “Giờ tôi xây nhà ở đây, cô em gái nuôi mở lời giúp. Sau này, nếu tôi muốn ở căn nhà ở quận 9 (TP.HCM) thì sẽ trả lại phần tiền đã mượn. Còn nếu tôi không có nhu cầu ở thì giao cho cô ấy, bù lại cô em nuôi chi tiền nong để giúp tôi xây nhà ở Bến Tre” - ông Truyền cho biết. 

Ngôi biệt thự của ông Trần Văn Truyền tại ấp 3, xã Sơn Đông, 
TP Bến Tre. Ảnh: TÂM PHÚC 

Về thông tin bốn căn nhà gỗ được cho là dựng lên từ loại gỗ thuộc nhóm đặc biệt (không cần dùng đinh sắt nào) bên trong khuôn viên dinh thự này, ông Truyền cho hay đúng là có thêm một số gian nhà cổ thiết kế bằng gỗ xưa trong khuôn viên ngôi nhà này. Trong đó có gian nhà cổ đang dùng để làm nơi thờ tự khang trang, do cô em gái thân quen mua ở Quảng Nam và thuê thợ từ ngoài đó về dựng lại. “Gian nhà gỗ này được kết cấu bằng nhiều mộng, dân xứ mình không quen dựng nhà kiểu này vì thế phải thuê thợ từ ngoài đó vào chứ có phải thuê thợ đặc biệt gì ở đâu tới ráp đâu. Và cũng vì nó được kết cấu bằng nhiều mộng nên mới thấy nó dính lại mà không cần cây đinh sắt gì thôi” - ông Truyền lý giải. Thông tin trên một số báo nêu “có tới bốn căn nhà cổ lợp ngói đỏ”, phía ông Truyền cho hay ngoài gian nhà gỗ trên, nếu tính hết các căn nhà do ông tận dụng gỗ vụn ghép lại thì tới sáu cái chứ không phải bốn, vì tính cả nhà rông dành để tiếp khách, uống trà, nhà bếp, nhà vệ sinh,… 

Về chiếc giường ngủ của vợ chồng ông được cho là có giá trị hàng tỉ đồng, ông Truyền khẳng định: “Không có chuyện chiếc giường ngủ của vợ chồng tôi trị giá hàng tỉ đồng như bài báo chí đã nêu. Tất cả giường tủ, bàn ghế để nơi thờ tự, trong nhà là do tôi mua sắm từ trước đó, cụ thể là mua ở đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Họ làm theo lối giả cổ chứ không phải là đồ cổ thật sự đâu mà đắt giá”. 

“Không có quá nhiều nhà ở, căn hộ như báo nêu” 

Riêng những thông tin hiện ông đang sở hữu rất nhiều ngôi nhà, căn hộ ở TP.HCM và Bến Tre, cụ thể như nhà ở khu đô thị “năm sao” Phú Mỹ Hưng, quận 5, phường Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) cùng hai ngôi nhà mặt tiền ở phường 6 và trung tâm phường 1, TP Bến Tre, sự thật ra sao? 

+ Ở TP Bến Tre, đúng là tôi có căn nhà tại phường 1, tôi mua theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và đã sửa lại từ nhà cấp 4 để sử dụng, trước khi tôi về Trung ương công tác. Còn căn nhà đối diện chùa Bạch Vân (phường 6, TP Bến Tre), tôi đã trả lại Nhà nước từ rất lâu rồi. Tôi khẳng định bản thân tôi và những người thân không có những ngôi nhà, căn hộ ở các địa chỉ ở TP.HCM mà báo chí nêu ra, trừ mỗi căn nhà ở quận 9, tôi và đứa em gái nuôi góp vốn xây dựng lên trên đất của người mẹ nuôi cho tôi mà tôi nói trên đây. 

. Vậy trước dư luận không tốt về ông như đã loan tin trên phương tiện truyền thông, ông có đề nghị báo chí cải chính, hay nhờ cơ quan pháp luật can thiệp để bảo vệ danh dự cho mình? 

+ Tôi là cán bộ diện Trung ương quản lý, nếu cần xác minh làm rõ, các cơ quan chức năng Trung ương vào cuộc, tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin liên quan. Riêng với báo chí, tôi cũng đã trả lời rồi chứ không im hơi lặng tiếng. Còn những ngày qua tôi im lặng là vì không muốn chuyện riêng của mình làm rùm beng, thành vấn đề thời sự khiến mọi người bàn ra tán vào nên thôi không ý kiến gì thêm nữa. Về phía cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin, nếu báo nói có cơ sở thì hãy chỉ ra đây, còn nếu đã thấy đưa tin không chính xác thì cần nên cải chính để không làm tổn hại uy tín danh dự của người khác. 

. Theo quy định cán bộ đảng viên phải kê khai tài sản cá nhân, là một quan chức cấp cao, việc này lại cần phải gương mẫu, ông có kê khai trung thực? 

+ Tôi có kê khai chứ. Riêng ngôi nhà ở Sơn Đông, đây là nhà của con tôi xây cất cho tôi, ai cũng biết. Nhưng vì mới hoàn thành nên phải chờ làm thủ tục cấp chủ quyền. Lúc đó căn nhà này đường nhiên sẽ được kê khai. Tôi giờ về hưu không thuộc diện phải kê khai nữa nhưng con tôi phải kê khai chứ. 

. Xin cảm ơn ông. 

Tâm Phúc

*

Tỉnh ủy Bến Tre sẽ báo cáo cấp trên 

Trước dư luận và thông tin báo chí liên quan đến ông Truyền, Tỉnh ủy Bến Tre cũng đã nắm cụ thể về tài sản ở Bến Tre của ông. Ngoài ngôi nhà tại phường 1 ông Truyền mua theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, ông còn một căn nhà mới xây dựng kiên cố và khu đất vườn tọa lạc cùng một địa chỉ: xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Riêng các tài sản khác báo chí “đặt vấn đề” ông Truyền đang sở hữu tại TP.HCM, chúng tôi chưa có cơ sở kiểm chứng. Tuy ông Truyền hiện là đảng viên về hưu, sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre nhưng ông thuộc diện Trung ương quản lý. Nếu Trung ương có yêu cầu, chúng tôi sẽ phối hợp để xác minh. Cũng có thể để giải tỏa dư luận không tốt liên quan đến cán bộ đảng viên, Tỉnh ủy Bến Tre sẽ báo cáo, xin ý kiến cấp thẩm quyền ở Trung ương về vấn đề này. 

Ông NGUYỄN QUỐC BẢO, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre 

“Một mình không làm nổi” 

Trả lời câu hỏi: "Nhiều tin đồn rằng nhà của ông lớn đến nỗi phải xây dựng đúng ba năm mới hoàn thành?", ông Truyền nói: “Làm gì có, tôi khởi công làm nhà tháng Giêng năm ngoái, đúng một năm, tháng Giêng năm nay thì xong” . Và ông cũng không giấu giếm sự thành hình của ngôi biệt thự này có sự giúp góp vật chất của nhiều người, toàn là những người thân quen chứ một mình ông thì không thể nào làm xuể. Còn vườn tược thì cũng trồng các loại cây ăn trái bình thường như dừa, chuối, bưởi… “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở” - ông nói.



danlambaovn.blogspot.ca

Chiều mưa biên giới


Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Việt Nam được kết nối vào Trung Quốc bằng kinh tế một cách hoàn hảo như một xứ "nam man", đến độ biên cương sẽ được xóa nhòa dấu nối để ráp vào mẫu quốc bởi người thợ khéo tay, với khoảng thời gian hoàn tất từ hai đến ba thập niên (năm 2001 đến 2030).

Có hai đặc tính chính của xứ "nam man" này, đó là (a) một nước chư hầu ở mạn nam được nối vào với mẫu quốc và (b) các dưỡng trấp được hút ra từ chư hầu để chạy theo các huyết mạch đầu tư và mậu dịch chảy về TQ.

Theo BBC: "Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm 19/2 phê duyệt một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp và thương mại trên tuyến biên giới Việt-Trung tới năm 2020 với 'tầm nhìn đến năm 2030'.

"Theo Bộ Công nghiệp và Thương mại, các trọng điểm đầu tư được định hướng gồm: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản..."

"Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 20/2 nói Việt Nam nhắm mục tiêu đạt tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch biên giới với Trung Quốc ở mức 16 tỷ đôla vào năm 2015.

"Tờ báo này cho biết Việt Nam hiện có 11 vùng kinh tế trên một đường biên giới dài tới 1,400km tiếp giáp với Trung Quốc, với tổng trị giá giao dịch... hai bên đường biên giới đạt khoảng 15% so với tổng giá trị hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước."

CSVN dự trù mậu dịch song phương với Trung Quốc sẽ đạt được $60 tỷ đôla năm 2015 và như vậy mức thua lỗ sẽ ở vào khoảng trên $30 tỷ đôla nếu dựa vào chiều hướng của bốn năm vừa qua.

2013: lỗ $23.7 tỷ (mua-bán $50.21B)
2012: lỗ $16.4B (mua-bán $40B)
2011: lỗ $13.5B (mua-bán $36B)
2910: lỗ $12.46B (mua-bán $27.37B)

Nhìn con số thống kê chính thức về mậu dịch song phương Việt-Trung trong bốn năm qua và dự phóng cho đến năm 2015 thì chúng ta thấy đúng như nhận xét của chuyên gia ẩn danh từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam với BBC, chính quyền CSVN:

"...không trình bày rõ ràng và cụ thể bằng phương thức nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề nhập siêu triền miên từ Trung Quốc, cũng như việc để chảy máu tài nguyên từ Việt Nam."

Cũng theo BBC, cuối năm 2013 ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương nói với tờ Đại Đoàn Kết: "...từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu... với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn tăng."

Theo báo Đại Đoàn Kết, Việt Nam khai thác khoáng sản và bán cho Trung Quốc ở dạng xuất thô và đang gây ra nguy cơ "tận diệt nguồn khoáng sản".

Rõ ràng, Việt Nam đã trở thành một nơi mà Trung Quốc khai thác tài nguyên thô với giá rẽ, sàng lọc và bỏ lại rác rưới như bùn đỏ khi chuyển đổi bauxite ra nhôm xổi ở Tây Nguyên. Ngoài vai trò thuộc địa và bãi rác, VN còn là một thị trường tiêu thụ sản phẩm của TQ, không khác gì thời thực dân Pháp trước đây.

Báo Người Cao Tuổi hôm 11/2/14, trong chuyên mục kinh tế bình luận rằng: "Cái giá phải trả cho 'hai chiều' là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia [TQ], thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt".

Kiều hối ở hải ngoại gởi về khoảng từ $10 tỷ đến 12 tỷ đôla một năm, tuy rất lớn nhưng chỉ bằng phân nửa của sự buôn bán thua lỗ với TQ. Kiều hối, tài nguyên quốc gia hay tiền lời trong việc buôn bán với Hoa Kỳ cuối cùng cũng chỉ để phục vụ vào việc trả nợ cho TQ.

Buôn bán với Hoa Kỳ trong bốn năm qua, theo thống kê của U.S. Census thì Việt Nam luôn luôn có lời:

2013: lời $19.64B (mua-bán $29.6B)
2012: lời $15.6B (mua-bán $25B)
2011: lời $13.18B (mua-bán $21.8B)
2010: lời $11.16B (mua-bán $18.6B)

Câu hỏi được đặt ra là con thuyền đất nước nên đi hướng nào? Bắc Phương hay là Tây Phương? Cương vực để bảo vệ và duy trì căn cước Việt Nam như câu "Sơn hà cương vực đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác" hay để cho kinh tế thuộc địa xóa nhòa?

Trời đã bớt bao la, biển đã không còn xa, đất nước ta đang nhạt nhoà trong chiều mưa biên giới!


Phát triển trước, dân chủ sau

Để trì hoãn dân chủ và cũng để biện minh cho chế độ độc tài độc đảng tại Việt Nam, ngoài hai lý do chính đã nêu trong bài “Ai kiềm hãm dân chủ?”: trình độ dân trí thấp và lòng thù hận còn ngùn ngụt giữa những người Việt với nhau, giới tuyên huấn Việt Nam còn nêu thêm một lý do khác: Điều Việt Nam cần nhất hiện nay là giàu mạnh; muốn giàu mạnh cần có sự tập trung lực lượng, ý chí và chính sách; nghĩa là, nói cách khác, cần độc tài. Hai tấm gương người ta đưa ra nhiều nhất là Trung Quốc và Singapore. Người ta hứa hẹn: khi ở Việt Nam, mọi người không những no cơm ấm áo mà còn được giáo dục tốt, hơn nữa, có đủ mọi thứ tiện nghi xa xỉ khác, dân chúng tha hồ bỏ điều 4 trong Hiến pháp và thay đổi thể chế. Lúc ấy, muốn tự do hay muốn lập bao nhiêu đảng cũng được.
 
Để củng cố cho các quan điểm của mình, một số người nêu một số lý do: Một, dưới chế độ độc tài, mọi quyết định của giới lãnh đạo dễ dàng hơn, do đó, dễ có hiệu quả hơn; hai, độc tài duy trì trật tự và nuôi dưỡng tinh thần kỷ luật; ba, độc tài tiết kiệm được nhiều chi phí hành chính “vô ích” như bầu cử hay lương hướng cho phe đối lập; và bốn, độc tài tạo nên ổn định xã hội (khi nói ý này, họ chỉ tay về phía Thái Lan: “Thấy chưa? Ở Thái Lan dân chủ quá nên dân chúng cứ biểu tình hoài, vừa gây rối trật tự giao thông vừa khó khăn cho việc làm ăn buôn bán của mọi người!); v.v..
 
Nghe, ngỡ chừng có lý, nhưng ở đây lại có nhiều vấn đề.

Thứ nhất, không phải chế độ độc tài nào cũng có khả năng làm cho đất nước phát triển giàu mạnh. Có. Nhưng hiếm hoi. Đầu thập niên 1970, kinh tế Brazil phát triển mạnh dưới một chế độ quân phiệt; trong thập niên 1980, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đều biến thành những con hổ trong lãnh vực kinh tế dù vẫn sống dưới chế độ độc tài. Trong thập niên 1990, đó là hiện tượng Trung Quốc. 
 
Nhưng tất cả những nước vừa nêu chỉ là những ngoại lệ. Điều kiện chính để các ngoại lệ ấy trở thành ngoại lệ là quyết tâm và tài năng của người lãnh đạo: Ở Trung Quốc, đó là Đặng Tiểu Bình và ở Singapore, là Lý Quang Diệu. Ở tất cả các nước khác, độc tài chỉ dẫn đến sự kiệt quệ về kinh tế, sự lạc hậu về kỹ thuật và sự suy đồi về văn hóa. Bằng chứng? Nhiều vô cùng. Tất cả các nước cộng sản trước đây đều độc tài và tất cả đều tệ hại trong mọi phương diện. Ở châu Phi, tất cả các quốc gia độc tài đều là những quốc gia nghèo đói triền miên và nợ nần thì chống chất. Hiện nay, hai nước cộng sản độc tài nhất cũng là hai nước bần cùng nhất: Bắc Hàn và Cuba. Các nhà độc tài Francois Duvalier (thường được gọi là Cha/Bố Doc) ở Haiti, Saparmurat Niyazov ở Turkmenistan, Rafael Trujillo ở Dominican Republic, Muammar Gaddafi ở Libya, Mobutu ở Congo, Francisco Macias Nguema ở Equatorial Guinea, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật và Kim Chính Ân ở Bắc Hàn, Saddam Hussein ở Iraq, Mohamed Siad Barre ở Somalia, Mengistu Haile Mariam ở Ethiopia, Daniel arap Moi ở Kenya, Robert Mugabe ở Zimabwe, Hosni Mubarak ở Ai Cập, Ibrahim Babangida và Sani Abacha ở Nigeria, Paul Kagame ở Rwanda, v.v. chỉ có “công” duy nhất là làm cho đất nước của họ ngày càng trở nên cô lập và bần cùng. Ở Việt Nam, độc tài đã ngự trị trong phạm vi cả nước đã gần 40 năm: Giới lãnh đạo đã có toàn quyền để làm bất cứ những gì họ muốn, không những không bị phản đối mà còn không bị cả phản biện nữa, nhưng kết quả ra sao?
 
Thứ hai, độc tài tự nó không dẫn đến phát triển, hơn nữa, còn đối lập với phát triển. Để phát triển, ngoài tài nguyên và nhân công, người ta cần những chính sách sáng suốt; để có các chính sách sáng suốt ấy, người ta cần có trí tuệ. Trí tuệ, liên quan đến chính sách, đến từ hai nguồn: Một, từ các nhà lãnh đạo; và hai, từ tập thể. Để có trí tuệ tập thể, hai điều kiện cần nhất là: Một, người ta phải có khả năng suy nghĩ một cách có phê phán; và hai, người ta có đủ tự do để phát biểu những điều mình suy nghĩ. Nhưng hai điều kiện ấy lại không thể nảy nở dưới các chế độ độc tài. Thiếu hai điều kiện ấy, những cái gọi là trí tuệ tập thể chỉ là những sáo ngữ. Ngay cả trí tuệ thiên tài của một cá nhân cũng có nguy cơ vấp sai lầm, và vì nguy cơ ấy, cần được phản biện và kiểm tra. Đối lập tồn tại là để đóng vai trò phản biện và kiểm tra ấy.
 
Trong bài “Can China Innovate Without Dissent?” đăng trên The New York Times ngày 21/1/2014, giáo sư Stephen L. Sass, người từng được mời giảng dạy tại Trung Quốc trong nhiều năm, nhận xét: Mặc dù trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc phát triển vượt bậc, nhưng ông không tin là họ có thể vượt qua được Mỹ. Từ góc độ văn hóa đến góc độ thiết chế và chính trị, Trung Quốc không hề khuyến khích óc phê phán và sự tự do trong tư tưởng, do đó, không hy vọng gì có thể cách tân thực sự trong lãnh vực khoa học kỹ thuật.

Thứ ba, phát triển, tự nó, không dẫn đến dân chủ. Singapore, chẳng hạn, vốn được xem là một quốc gia phát triển với thu nhập bình quân trên đầu người trên 60.000 Mỹ kim, thuộc loại cao nhất trên thế giới, thế nhưng, cho đến nay, nước này vẫn bị xếp vào loại “tự do một phần” (partly free). Phần lớn các quốc gia ở Trung Đông, nhờ các tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu và khí đốt, đều giàu có với thu nhập bình quân trên đầu người rất cao, có khi, phải nói là cực cao, như ở Qatar là trên 100.000 Mỹ kim; ở Kuwait là trên 40.000; ở United Arab Emirates cũng trên 40.000; ở Oman, Bahrain, và Saudi Arabia, đều trên 20.000, v.v.. Nhờ giàu có, họ cũng rất phát triển. Vậy mà hầu như không có nước nào có tự do cả. Hiện nay, Nga cũng là một nước phát triển, được xếp vào nền kinh tế lớn hàng thứ 8 trên thế giới, với thu nhập bình quân trên đầu người khoảng gần 15.000 Mỹ kim, nhưng dưới quyền cai trị của Vladimir Putin, dân chúng vẫn không hề có tự do.
 
Thứ tư, khái niệm phát triển không nên chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế; và trong phạm vi kinh tế, giới hạn trong chuyện thu nhập. Đó chỉ là một khía cạnh. Trong ý niệm phát triển, còn ít nhất ba khía cạnh khác quan trọng không kém: một là y tế tốt để tuổi thọ được kéo dài; hai là giáo dục tốt để trình độ dân trí càng ngày càng cao; và ba là nhân quyền được tôn trọng để mọi người được sống như những con người thực sự. Dân chúng giàu có bao nhiêu nhưng nếu họ không được giáo dục và quyền làm người của họ không được tôn trọng, không thể nói là phát triển được. Hiểu theo nghĩa rộng như vậy, phát triển đồng nghĩa với tự do: Cả hai đồng hành với nhau. Do đó, nói phát triển trước rồi sau đó mới cho phép tự do là nói một điều mâu thuẫn. Trong chính trị, mâu thuẫn thường là một sự dối trá.
 
Thứ năm, ngoài việc độc tài không bảo đảm phát triển và phát triển không bảo đảm cho dân chủ, luận điệu trên còn còn quên một khía cạnh khác: Trong các chế độ chính trị, độc tài hàm chứa nhiều nguy cơ tham nhũng nhất. Cần nhấn mạnh là: do gắn liền với lòng tham của con người và tính chất không thể hoàn hảo được của mọi bộ máy công quyền, tham nhũng xuất hiện ở mọi thời và mọi nơi. Không có nơi nào, ngay cả trong các tôn giáo, tránh được tham nhũng. Vấn đề là ở mức độ. Và về mức độ, không thể phủ nhận được sự thật này: trên thế giới, trừ Singapore, nước càng dân chủ bao nhiêu càng ít tham nhũng bấy nhiêu. Lý do rất dễ hiểu: Dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận, tự bản chất, là những biện pháp hữu hiệu nhất để chống tham nhũng.
 
Bất chấp những lý lẽ trên, Việt Nam vẫn muốn làm một con hổ trước khi dân chủ hóa.
 
Tưởng tượng một con hổ vồ một người. Thấy người đó than khóc lạy lục thảm thiết quá, con hổ bèn an ủi: Không sao đâu, mày cứ nằm yên để tao ăn thịt mày; khi no rồi, tao sẽ đi bắt vài con bò Kobe về để mày làm…beefsteak nhậu!

Tin vào siêu thị, gặp thói lưu manh chợ trời!

 Sợ mua phải đồ bẩn, nhiều người chọn siêu thị là nguồn cung thực phẩm chính. Thế nhưng, vào siêu thị khách hàng vẫn bị lừa bởi thói lưu manh chợ trời. Hàng loạt vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc mang mác hàng sạch, chất lượng cao... bày bán trong siêu thị đã khiến niềm tin của người tiêu dùng vào cái nơi tưởng chừng có thể bấu víu ấy đã vụt tắt.

Sơ hở hay coi thường khách hàng?
Được biết đến là món ăn bổ dưỡng, nấm được nhiều bà nội trợ ưu tiên lựa chọn trong bữa cơm gia đình. Thường thì nấm được bán đầy ở chợ. Kim châm, hải sản, nấm hương, nấm sò, đùi gà, nấm mỡ, nấm rơm... đủ cả, nhưng nhiều nhất phải kể đến là nấm kim châm. Nhưng, do cẩn thận, nhiều người vẫn thường mua trong siêu thị cho an toàn.
Ấy vậy mà, có khi lâu nay miệng họ toàn ăn phải thứ nấm “bẩn” còn đầu thì chắc mẩm như đinh đóng cột hai chữ “an toàn”.
Việc phát hiện nấm không rõ nguồn gốc bày bán trong siêu thị gần đây khiến người tiêu dùng hốt hoảng. Sao không chứ? Ở nơi tưởng chừng như mọi thứ hàng hóa được đưa vào đã qua một quy trình kiểm tra ngặt nghèo về nguồn gốc, từ hồ sơ giấy tờ đến thực tế, để đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng, lại có thể sơ hở đến như vậy. Tưởng chừng sẽ chỉ một vài siêu thị mới, làm ăn nhỏ thì mới va vấp, ai dè như BigC, Fivimart… cũng lặp lại vết xe đổ ấy.
Siêu-thị, người-tiêu-dùng, nguồn-gốc, nhập-nhèm, chất-lượng, vệ-sinh-an-toàn-thực-phẩm, nho-Ninh-Thuận, nấm, rau-sạch
Liệu có thể khẳng định 100% sản phẩm được bày bán trong siêu thị đảm bảo chất lượng? (ảnh minh họa)
Cụ thể, theo điều tra của VTV, các siêu thị này đã nhập loại nấm không rõ nguồn gốc của một cơ sở có địa chỉ ở Lạng Sơn. Mà Lạng Sơn thường được biết đến là vùng đất buôn bán chứ không giỏi về trồng nấm, và Lạng Sơn thì giáp với Trung Quốc nên mọi nghi ngờ đổ dồn cho rằng đó nấm Tàu “đội lốt” nấm Việt. Thực tế, đúng là nấm từ mọi nơi được gom về Lạng Sơn, mặc dù cơ sở này lại không sản xuất được, sau đó chuyển về Gia Lâm (Hà Nội) đóng gói, dán mác và đổ vào các siêu thị.
Gia đình một đồng nghiệp người viết thực sự hoang mang khi nghe tin này, bởi lâu nay, thực phẩm chính cung cấp trong gia đình là từ quê và siêu thị. Món nào ở quê không có, hoặc đôi lúc chậm gửi lên, họ thường vào siêu thị mua. Từ mớ rau, củ hành đến bó dưa cải muối... tất nhiên trong đó có cả nấm. Giờ, cả nhà lo lắng: biết bù đắp nguồn thiếu hụt đó ở đâu?
Một bà nội trợ khác thì cho biết chị thường xuyên đi siêu thị mua nấm vì tụi trẻ nhà chị rất thích ăn một loại nấm ở đó. Xào, nấu canh... chúng đều nức nở khen. Chỉ vài hôm, sau thông tin nấm ở siêu thị là hàng rởm bung ra, anh chồng gắp những cây nấm trong nồi lẩu lên săm soi chất vấn: “Nấm này có mua ở siêu thị X. không?”. Chỉ có tụi trẻ là hồn nhiên, vẫn đua nhau ăn và nức nở khen.
Thế nhưng, nấm chưa phải là mặt hàng đầu tiên bán trong siêu thị đã đánh cắp niềm tin của người tiêu dùng. Trước đó, việc Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội) nhập rau không rõ nguồn gốc từ các chợ đầu mối Vân Trì, Dịch Vọng... để đưa vào trong siêu thị, bán cho người dân với giá "cắt cổ" nhờ đeo mác “sạch”. Số rau này được cung cấp cho hàng loạt siêu thị như Le’s Mart, Minh Hoa, Citimart, Co.op Mart... và một số trường tiểu học, THCS trên địa bàn Thủ đô, với số lượng lên cả tấn mỗi ngày.
Khi các siêu thị có nhu cầu mua rau trái vụ, họ còn nhập những lô hàng Trung Quốc về đóng gói, gắn tem trồng từ xã Vân Nội rồi bán cho các siêu thị.
Còn đại diện các siêu thị nói sao? Minh Hoa, Le’s Mart đùn đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng, bào chữa rằng bản thân các siêu thị cũng chỉ là “nạn nhân” của một trò lừa!?.
Siêu-thị, người-tiêu-dùng, nguồn-gốc, nhập-nhèm, chất-lượng, vệ-sinh-an-toàn-thực-phẩm, nho-Ninh-Thuận, nấm, rau-sạch
Trước đó, hồi đầu tháng 4/2013, chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” cũng từng xảy ra ở Big C. Nho có dán cờ Trung Quốc rành rành mà siêu thị này vẫn cho rằng đó là nho có nguồn gốc từ tỉnh Ninh Thuận và được nhập lại từ nhà cung cấp Quang Minh tại Đan Phượng - Hà Nội. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng siêu thị này cũng phải “cúi đầu nhận tội” đánh tráo nguồn gốc với án phạt 35 triệu đồng. Chưa hết, Big C từng bị tố cáo bán táo Mỹ thối đenhay gà đồi Yên Thế… giả. Mới đây nhất, Big C Thanh Hóa bị tố bán sữa chua và bánh vừng hết hạn sử dụng. Hay ở Metro, người ta cũng phát hiện nhiều bánh bao hết hạn được bày bán tại chi nhánh Hoàng Mai, kem Tràng Tiền nhái bán công khai tại cửa hàng hoành tráng án ngữ ngay trước mặt tiền...
Quy trình kiểm tra có vấn đề
Không hiểu tại sao, những siêu thị khá tên tuổi lại liên tiếp mắc sai lầm tương tự như vậy?
Theo như lý giải của một siêu thị, các mặt hàng khi lọt qua cửa vào siêu thị phải có đầy đủ hồ sơ chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Thực tế là, nếu chỉ kiểm tra trên giấy tờ thì quá trình để đưa một sản phẩm vào siêu thị, tưởng là rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, hóa ra vẫn có kẽ hở. Chính kẽ hở này đã tạo điều kiện cho các nhà cung cấp bất lương lợi dụng tuồn hàng bẩn, hàng kém chất lượng vào. Bởi, đó là do sự xem nhẹ, nếu không nói là gần như bị bỏ qua khâu kiểm tra thực tế quá trình nuôi trồng, chế biến và đóng gói sản phẩm của nhiều siêu thị.
Tất nhiên, các nhà phân phối có lý của họ khi cho rằng, công việc này thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, và họ không thể đi kiểm tra thực tế cả trăm, cả nghìn mặt hàng trong siêu thị. Ngược lại, phía cơ quan chức năng luôn khẳng định “anh bán hàng anh phải chịu trách nhiệm về sản phẩm bán ra”. Rõ ràng, một số sản phẩm nhập nhèm nguồn gốc vẫn lọt cửa siêu thị là hệ quả của sự lỏng lẻo đó. Nếu tình trạng này không được cải thiện, thi thoảng, sẽ lại có thông tin tố siêu thị A., B., Y.,... lừa người tiêu dùng.
Trong khi đó, vẫn còn hiếm những vụ kiện cáo, đòi quyền lợi từ người tiêu dùng khi ăn phải thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc khi mua ở siêu thị. Trừ phi sản phẩm đó gây hại trực tiếp đến sức khỏe, túi tiền... của họ, chứ với tính cách và tâm lý “dĩ hòa vi quý” của người Việt, thì sẽ là tặc lưỡi cho qua. Ai lại đi kiện siêu thị vì mớ rau, gói nấm bao giờ, nhất là khi chúng đã bị xào nấu và chưa có bằng chứng cụ thể gì về khả năng gây tổn hại sức khỏe cả?.
Kết cục, siêu thị nếu có mắc lỗi, chẳng sợ. Sai thì thu hồi, ngừng bán và rút kinh nghiệm, thế là xong. Nhưng điều không ngờ rằng, họ đang và ngày càng đánh mất niềm tin ở khách hàng. Còn người tiêu dùng, giờ lại hoang mang đứng giữa “rừng” thực phẩm hỗn tạp, tù mù về chất lượng mà than trời.
Ngọc Hà