Friday, September 28, 2018

Ông Phạm Bình Minh đang ở đâu?

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Ngoại trưởng Slovakia, Miroslav Lajcak, trong cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ Ba 25/09, bên lề Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 73 tại New York, đã hầu như chỉ đề cập đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Ông này cho rằng những giải thích của Việt Nam đối với các nghi vấn nghiêm trọng trên lãnh thổ Slovakia liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cho đến nay, là không thỏa đáng.

Phải trả lời thế nào?

Ông Miroslav Lajcak nói:

"Nếu quý vị tiếp tục nói rằng quý vị không lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi và công dân bị bắt cóc của quý vị không có mặt trên chuyến phi cơ của chính phủ Slovakia, thì tôi yêu cầu quý vị hãy đưa ra lời giải thích không sai sót về việc quý vị đã đưa ông ta từ Đức về Việt Nam bằng cách nào,"

Ai cũng có thể trả lời dễ dàng yêu cầu này, trừ những nhà cầm quyền Việt Nam CS ở Hà Nội.

Không biết rõ ông Minh đã trả lời như thế nào, nhưng báo ‘Thế giới và Việt Nam’ chỉ nói: "Tại cuộc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak, hai bên cho rằng cần tiếp tục có các biện pháp duy trì và thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước."(BBC)

Người ta nhớ lại khi trả lời phỏng vấn: Việt Nam có bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin không, bà Lê Thị Thu Hằng, cũng nói: “Việt Nam luôn coi trọng và sẽ cố gắng duy trì mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Cộng Hoà Liên bang Đức”!

Trả lời nhưng không trả lời gì cả. Đó là giọng của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn không bao giờ phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Phỏng phấn bà Thu Hằng xong, nhiều nhà báo quay sang, nói với nhau, “vạch đầu gối ra mà hỏi cũng có câu trả lời tương tự”.

Chuyện chủ quyền Biển Đông cũng vậy, mỗi lần Tàu xây cất thêm một cái gì đấy, đem một thứ vũ khí gì đấy ra Trường Sa là y như rằng người ta lại thấy bà Hằng lên đài, tivi: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chủ quyền”, như một con vẹt, xong rồi thôi, coi như hoàn thành nhiệm vụ “giữ nước và cứu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Hà Nội có thói quen trả lời mập mờ, không ai hiểu gì, nhưng lại có thể hiểu kiểu gì cũng được, một thói quen của những người luôn làm những điều ám muội, không trung thực và thiếu can đảm. Thói quen này không hợp với tập quán ngoại giao văn minh. Người ta cho rằng đó là thói quen của các quốc gia chưa phát triển, của các lãnh đạo quốc gia còn dấu vết tư duy phong kiến trung cổ, ấu trĩ, thấp kém và lạc hậu.

Ông Minh hiểu và biết thừa điều đó nhờ những từng trải của nghề Ngoại giao suốt 36 năm. Nhưng cái vị trí uỷ viên Bộ chính trị đã buộc ông không thể làm theo ý ông, thậm chí phản lại chính ông.

Ông Minh đã bị loại?

Nhiều tin thất thiệt đồn đoán ông Minh đã bị thất sủng. Chữ thất sủng này ngụ ý bị ông Trọng trừng phạt, hay bị ông Trọng loại. Ông Minh vào được bộ chính trị là vì VN vào được WTO, VN đắc cử thành viên không thường trực Hội Đồng bảo an LHQ, trúng cử Hội đồng nhân quyền LHQ,... Người ta nói ông Minh có khiếu ngoại giao, có gien ngoại giao từ ông bố bậc thầy ngoại giao của Việt Nam, nguyên bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.

Nhưng ông Minh không che đậy được thái độ thù ghét Tàu, không giấu diếm được thiện cảm với hệ thống chính trị châu Âu, không che giấu tình thân đặc biệt với Jhon Kerry, bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Minh hình như không nhất trí cách giải thích về lý thuyết Thị trường định hướng XHCN theo kiểu nghị quyết Đại hội XII, ông Minh giữ thái độ im lặng và có phần co cụm trước quyết định và hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nếu thân thiện với Tàu là một chính sách lớn nhất và quan trọng nhất của đảng cộng sản do ông Trọng đứng đầu. Nếu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một quyết định để chứng tỏ sức mạnh trấn áp đối thủ của chính ông Trọng, thì ông Minh bị loại dần ra khỏi bộ máy quyền lực là chuyện không thể tránh khỏi. Ông bị cho là “thiếu nhiệt tâm bảo vệ chế độ (XHCN)” (hiểu theo nghĩa bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là quyết tâm bảo vệ chế độ).

Người ta nghi, nếu sang Tàu và ăn cơm Tàu, thì ông Minh thuộc những người có thể không có khẩu phần thuốc giải độc hàng ngày, và bắt đầu phải đếm ngược(?!).

Giữa lúc Toà án Đức đưa ra xét xử vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đang xác định vai trò cầm đầu của trung tướng công an Đường Minh Hưng, dẫn hướng điều tra tới việc xác minh người ra lệnh ở cấp cao nhất, mở đầu một cơn đại khủng hoảng ngoại giao, thì ông Minh, trong hội nghị trung ương 6, được phân công đọc báo cáo về Dân số. Người ta đã xì xào về sự lặp lại chuyện đại tướng làm chủ tịch uỷ ban sinh đẻ có kế hoạch của ông Giáp. Sự lặp lại của sự khốn nạn của nền văn hoá chính trị cộng sản.

Cách đây vài tháng, nếu quan sát các buổi giao ban chính phủ hàng tháng, người ta còn thấy ông Minh ngồi ở vị trí đối xứng với ông Trương Hoà Bình, bên phải ông Phúc, tức là người thứ ba trong Chính phủ. Nhưng hiện nay, vị trí đó thuộc về ông Vương Đình Huệ.

Trong đám tang ông Trần Đại Quang, người ta không tìm được hình của ông Minh trong đoàn Chính phủ do ông Phúc dẫn đầu. Trong buổi họp Bộ chính trị nghe và phê chuẩn các báo cáo sẽ trình Hội nghị Trung ương 8 ngày 19/09, ông Minh bị đẩy lùi xuống hàng ghế sau lưng. trên hàng ghế đầu xuất hiện ông Vương Đình Huệ ở bên trái ông Phúc và ông Hoàng Trung Hải phía bên phải ông Trương Hoà Bình.

Có thể phỏng đoán sự lên ngôi sắp tới của phe ông Trọng, cũng là phe thân Tàu, hay là phe nằm trong sự kiểm soát của Tàu.

Nếu đi theo đúng ý ông Trọng (có lẽ cũng là ý Bắc Kinh), thì thậm chí tại hội nghị trung ương 8 sắp tới, ông Minh sẽ nhận sự phân công khác, ra khỏi ngành ngoại giao, sau đó vào Quân y viện 108 và bị “máu ác tính”, không ra nữa.

Trạng chết chúa cũng băng hà.

Khó biết được sự thật những gì đang diễn ra phía sau sân khấu Hà Nội hiện nay. Việc ông Võ Văn Thưởng lên vị trí liền kề ông Phạm Minh Chính, cho thấy thông tin sẽ được siết chặt và xáo xào kỹ hơn nữa. Gần đây đã thấy, sự kiện chỉ được đăng tít, còn nội dung thì chỉ có vài chữ kết luận, giống kiểu đăng tin nội bộ trên Sputnik và China news.

Ông Thưởng đã chính thức trở giáo, hay đi bài “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình? Có biết được không?

Nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng đứng đối diện hai phía quan tài của ông Quang, những tia mắt của gia quyến ông Quang hướng về đoàn ông Trọng, bà Ngân, ánh mắt không yên tĩnh của ông Trọng khi tay cắm nhang lên bát hương ông Quang, giọng đọc hụt khí bài điếu văn, chữ G rơi xuống giữa chừng.. người ta thấy như đang chứng kiến một cơn cuồng phong đầy bụi, lá rụng và đồ hàng mã.

Ông Quang là tội phạm, hay vừa là tội phạm vừa là nạn nhân? Nếu là nạn nhân thì là nạn nhân của ai? chế độ này ở đâu ra, ai đang cố níu giữ nó?

Ông Minh nếu không còn nguyên chỗ, có phải đang bị “đi”?. Nếu ông Minh mà “đi” thì không phải chỉ có mình ông Minh, vì chính cha của ông, ông Nguyễn Cơ Thạch cũng từng bị phải “đi” bởi cùng một thứ bùa có cùng xuất xứ từ phương bắc.

Nhưng vật cùng tất biến, già néo đứt dây. tức nước vỡ bờ.

Ngày xưa, khi Trạng Quỳnh bị vua ép thuốc độc chết, đã không chết cho đến khi vua tự ăn cái thứ ép Quỳnh ăn, rồi cùng “đi” với Quỳnh.

Dân gian mới có vè rằng: “Trạng chết chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”.

28/09/2018

Nhục!

Danlambao - Một hình ảnh nhục nhã của nhà cầm quyền CSVN đã được loan truyền bởi truyền thông quốc tế và cộng đồng mạng.  

Đây không phải là sự sĩ nhục của đảng và nhà nước CSVN mà còn đối với hơn 90 triệu người Việt. Với người ngoại quốc, họ không phân biệt và không cần biết thái độ, quan điểm của người Việt Nam chúng ta: rạch ròi sự khác nhau giữa nhà cầm quyền CSVN và đất nước / dân tộc Việt Nam. Đối với họ thì đây là "tư cách", "phẩm giá" của một viên chức người Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Bảng hiệu trước người đàn ông ngủ giữa Đại hội đồng Liên Hiệp quốc này chỉ có 2 chữ đơn giản: VIET NAM

Chắc hẵn những thành viên dự hội nghị, những cư dân thế giới khi nhìn hình ảnh này chỉ có thể nói: "thằng Việt Nam nó nằm ngủ!".





























Theo cư dân mạng thì tên nằm ngủ sau bảng hiệu VIET NAM này là Nguyễn Nam Dương - ​Tham tán, HĐBA & Ủy ban 6, nằm trong Danh sách cán bộ ngoại giao thuộc phái đoàn Đại diện thường trực nước CHXHCNVN tại Liên Hiệp quốc (New York):






























Cán bộ tham tán thì ngủ. Còn cấp trên? 

Lại không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến một nỗi nhục ê chề khác của Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị của đảng CSVN và là thủ tướng của nước Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người: cắm cúi đọc bài trước một cử toạ vắng tênh:


























Để so sánh, đây là khung cảnh của đại hội đồng trong phần phát biểu của Tổng thống Donald Trump:




















Hình ảnh của tên cán cộng nằm ngủ và ông thủ tướng dúi mắt vào giấy trong một hội trường vắng như chợ chiều cộng sản đã nói lên tất cả cái gọi là "uy tín, danh dự, thế đứng của đảng và nhà nước CSVN trên cộng đồng thế giới"! 

Những tên này là sự sỉ nhục đối với 90 triệu người Việt Nam!  

29.09.2018

Đại họa cho Việt Nam nếu Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư kiêm Chủ Tịch nước

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Để thôn tính Việt Nam, Bắc Kinh cần sự tiếp tay của tập đoàn thái thú Ba Đình. Để duy trì sự thống trị và bảo đảm được "tính chính thống" cho việc Việt Nam trở thành chư hầu hay 1 tỉnh của Tàu, Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh giai đoạn "hợp pháp hoá" những ký kết sang nhượng giữa Việt Nam và Tàu cộng. Trước đây, những văn kiện đa phần được ký kết giữa 2 đảng cộng sản. Những ký kết này có thể bị vô hiệu hoá nếu có sự thay đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam nằm ngoài ý muốn của Bắc Kinh. Nhưng nếu luật hoá những ký kết, giao kèo như Luật Đặc khu và văn kiện được ký kết bởi người nhân danh nhà nước Việt Nam với nhà nước Tàu thì đó là cam kết giữa 2 quốc gia chứ không phải giữa 2 đảng.

Nhất thể hoá 2 chức vụ Tổng Bí thư / Chủ tịch nước và ngồi vào chiếc ghế nhất thể hai ngôi này, Nguyễn Phú Trọng thực sự trở thành hoàng đế của Việt Nam, tổng thái thú của thiên triều và cùng với Bắc Kinh thực hiện được mục tiêu chiếm đoạt Việt Nam một cách êm thắm và hợp pháp. 

Trong vài trò Tổng Bí thư, trên nguyên tắc Nguyễn Phú Trọng chỉ có thẩm quyền ký các nghị quyết, quyết định, chỉ thị... của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông ta có quyền ký mọi văn bản thuộc phạm vi tổ chức đảng như chuẩn y chức danh trong đảng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu... đối với cán bộ của Ban chấp hành Trung ương đảng. 

Ngắn gọn, trên nguyên tắc về mặt pháp lý, mọi văn bản mang chữ ký TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ có giá trị trong đảng CSVN và vô giá trị đối với nhà nước Việt Nam. Do đó, cũng trên nguyên tắc, nó vô giá trị đối với các quốc gia khác khi xảy ra những tranh cãi, tranh chấp, muốn hủy bỏ ký kết. 

Trong khi đó, nếu ngồi vào ghế Chủ tịch Nước thì CTN Nguyễn Phú Trọng có quyền nhân danh Nhà nước Việt Nam để ký điều ước quốc tế đồng thời có quyền quyết định việc Việt Nam đồng ý, gia nhập, hoặc Việt Nam chấm dứt hiệu lực đối với mọi điều ước quốc tế. 

Trong bối cảnh chính trị độc đảng, dù với những thẩm quyền quan trọng trên nhưng Chủ tịch Nước từ trước đến giờ chỉ là người bù nhìn vì chấp nhận sự thống trị toàn bộ của hệ thống đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư. 

Có một cách nói khác - nếu muốn Chủ tịch Nước thực hiện những điều mà chỉ Chủ tịch Nước có thẩm quyền thì Bộ Chính trị hay Tổng Bí thư là nhân vật số một của bộ phận này, phải khống chế được Chủ tịch Nước. 

Hiện tượng Trần Đại Quang và sau đó Trần Đại Quang phải chết, cộng với tình trạng đấu đá nội bộ, chia phe rẽ phái trong những năm vừa qua cho thấy việc một Tổng Bí thư của phe này khống chế một Chủ tịch Nước của phe kia không còn là một điều chắc chắn 100% như trước. Đó là một hiện trạng mà Bắc Kinh không muốn, nhất là đang đi vào giai đoạn đánh nhanh, đánh mạnh, đánh tới tấp để Hán hóa Việt Nam. 

Do đó, với thế thượng phong đang có trong đảng nhờ vào sự chống lưng của thiên triều phương Bắc, với cái lò thanh trừng nội bộ nhưng dán nhãn hiệu chống tham nhũng đang say sưa cháy, với những con virus lạ và hiếm được tiếp tế từ bên kia biên giới, với nắm tay bắt ấn thần chú sẵn sàng tiêu diệt đối thủ đang ngồi ở ghế Chủ tịch nước cho đến lúc đã vào nằm trong quan tài đóng kín... Nguyễn Phú Trọng sẽ bằng mọi giá chiếm cho được được ngôi vị Chủ tịch Nước. 

Trong vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, đảng và nhà nước rơi trọn vào tay của một tên thái thú sẵn sàng làm thân nô lệ cho thiên triều và dâng hiến gia tài Việt Nam cho triều đình phương Bắc. Bất cứ lúc nào, trong bất kỳ một chuyến đi triều cống nào, sẽ có một văn bản ký kết hợp pháp giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo đúng quy định quốc tế giữa 2 quốc gia với chữ ký của Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Số phận của đất nước Việt Nam với hơn 90 triệu người không còn nằm trong một tập đoàn cai trị chia 5 xẻ 7, khác biệt ý kiến trong tranh chấp quyền và tiền. Nó nằm trong tay 1 tên duy nhất, kẻ trung thành nhất với thiên triều phương bắc. 

Hiểm họa cộng sản đã có mặt tại Việt Nam đã hơn 70 năm. Hiểm họa chồng chất hiểm họa và đất nước ngày càng điêu linh. Đại họa ngày hôm nay không chỉ còn là điêu tàn đất nước mà là không còn một đất nước để điêu linh! 

Xin đừng nghĩ tên cộng sản nào, nắm quyền chức gì cũng vậy. Có những thay đổi trong bộ máy quyền lực của tập đoàn cai trị sẽ làm cho 90 triệu người Việt Nam mau đến gần với số phận của người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ. Nguyễn Phú Trọng là một Lê Chiêu Thống của thế kỷ 21. Nhưng là một tên việt gian bán nước trăm lần tồi tệ hơn Lê Chiêu Thống. Nếu nắm được cả 2 chức vụ TBT và CTN, không những Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tay Tàu cộng mà những nỗ lực để lấy lại chủ quyền, độc lập dân tộc của các thế hệ Việt Nam bị mất tổ quốc sau này sẽ muôn vàn khó khăn vì sự xâm lược, chiếm đóng, cai trị của Tàu cộng đã được "Việt Nam" đồng ý ký kết một cách hợp pháp dưới mắt nhìn của nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới. 

Đại hoạ này cần được xem là ưu tiên của công cuộc tranh đấu trước mặt. Không những chỉ đối với những công dân Việt Nam mà còn đối với những đảng viên, cán bộ, nhân viên đang phục vụ trong guồng máy đảng đang không chấp nhận sự nô lệ Bắc Kinh 100% của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

29.09.2018

Bà chủ tịch

Chí Phèo Oét Minh Tơ (Danlambao) - Hồi nẫm, Chí Phèo Oét Minh Tơ tui còn ở Thành Đồng Củ Chi, bị mấy thằng trời đánh thánh đâm ngoài chợ ăn hiếp hoài. Chúng nó đố Phèo tui: “Em gái chỉ cu, hỏi củ chi?” Tui đâu có biết trả lời sao, đành ú ớ cười trừ cho qua. Thiệt ra tui chỉ biết đáp có một câu thôi. Khi chúng nó hỏi: “Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc!”, thì tui đáp ngay: “Gái Gò Công vừa gồng vừa co!” thế là tui thoát được một nạn.

Gần đây, tui nghe nói có hai bà nữ kiệt sắp sửa được Đảng cử (dân không bầu) làm Chủ Tịch Nước, tui lại bị tụi chúng đố: “Tòng Thị, Thịnh Thị, bà nào thịnh trị?” Nghe câu này, tui hoàn toàn chào thua. Bởi ở xứ tui, việc ai làm quan lớn thì hổng phải do đảng tui bầu ra, cũng hổng phải hoàn toàn do dân tui dồn phiếu, mà do Chú Chệt chỉ định. Cho nên, mặc mấy thằng ấy đố vui có thưởng, hoặc cho tui vào chương chình “Bắc Xê Lơ” gì đấy, tui cũng không ưng. 

Mấy bác mấy chú biết chương trình “Bắc Xê Lơ” là gì không? Chương trình “giai độc thân” này do Đảng ta bắt chước y hệt ông Tông Tông Rum ở xứ Mỹ, khi mà ông còn là tỷ phú chủ nhà hàng cho thực hiện trên Ti Vi, đảng ta cho một Thái Tử Đảng ăn mặc bảnh chọe lên đó kiếm bồ. Chương trình này bị dân chửi quá chời, vì là văn hóa đồi trụy, nhất là gần đây có một em tên là Minh Thu tửng tửng lên dự thi, được chấm giải nhứt, tưởng là sẽ thành bồ của Thái Tử Đảng. Ai dè, khi được trao hoa, em tửng tửng này lại đến gần một em gái khác tên là Trúc Như, tỉnh bơ hôn vào... tí em kia, lúc đó mặc áo tắm, và rồi, hai em nắm tay nhau tàn tàn đi về mặc cho Thái Tử Đảng đứng ngơ ngác. Bà con tá hỏa tam tinh, không ngờ văn hóa Cộng Sản Việt Nam bi giờ quá loạn: Pê Đê, Lại Cái tung hoành công khai, loạn gấp ngàn lần hồi Phèo tui ở Củ Chi trước 75. Ca sĩ giai họ Đờm thì hôn môi hòa thượng, con gái Pê Đê hôn vào tí của nhau trước Ti Vi có hàng triệu người coi. Chưa kể có một cô giáo dậy trường Mari Curi, có phương pháp trừng phạt học sinh trai thiệt lọa: Tên nào học dốt, bị cô giáo phạt bằng cách bóp... chim! Một học sinh chụp được hình cô giáo ngồi trên ghế, thò tay ra bóp vào chỗ kín của học sinh làm em học sinh dúm cong người lại. Văn hóa của Đảng hết thuốc chữa. 

Ôi, dào! Thôi, trở lại chiện bà Tòng, bà Thịnh, vì tui không trả lời được, nên đành vô Oai Ki Pê Đia tìm kiếm thì khám phá thấy, hiện nay, chú Chệt Bắc Kinh xài toàn những tay vô danh tiểu tốt, mà bỏ rơi các cụ lão thành, từng vào sinh ra tử, công thần địa vị. 

Có hai ứng cử viên vào chức vụ Chủ Tịch Nước: 

Thứ nhứt, bà Tòng Thị Phóng, người gốc dân tộc Thái, (hổng phải là Thái trắng mà là Thái Đen, vì da bà có mầu hơi tối), sinh ở miền núi Sơn La. Bà này sinh năm 1954, tức là năm nước mình chia đôi, bà hổng có phục vụ đảng mãi đến năm 1971, bà mới tham gia đảng. Hổng biết bà đẹp người đẹp nết, ngoan ngoãn làm sao mà bất ngờ từ người vô học, bỗng được đảng cho đi học Cử nhơn Luật và Cao cấp Chính chị, (bằng do đảng cấp). Từ đó, leo dần lên Chủ tịch tỉnh Sơn La, rồi vào Ủy ban Trung ương đảng. Đến 1997, bà trúng cử (?) vào đại biểu cuốc hội rồi Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc Cuốc hội. Nhưng quan chọng nhứt là năm 2007, bà nhẩy vọt lên vị chí Phó Chủ tịch Cuốc hội và cứ giữ mãi vị chí này đến nay. Bi giờ, sau khi Trần đại Quang (đang sống bỗng chuyển sang từ trần), bà được báo chí đảng “Phóng” lên, làm Chuẩn Ứng c ử v iên Chủ tịch Nước. Nếu bà được chú Chệt Bắc Kinh chuẩn thuận, thì thành người “nữ chính khách thuộc dân tộc thiểu số” đứng đầu cả nước. 

Bà thứ hai thì văn minh hơn chút: Đặng thị Ngọc Thịnh, người Quảng Nam, sinh sau bà Phóng 5 năm tức là năm 1959. Theo tài liệu của đảng thì hồi nhỏ, bà mưu sinh bằng nghề dệt ở Ngã tư Bẩy Hiền, và cũng như bà Phóng, hổng có thời gian nào đi theo "Bác", mà mới chỉ tham gia đảng năm 1979. Lộ trình làm lớn của bà chạy khá nhanh: từ chuyên viên văn phòng quận ủy, qua Bí thư Đảng phường Bến Thành rồi làm phó, phó, phó... mấy cái, dọt lên làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng năm 2011. Dọt nữa, nữa... đến 2016, bà Thịnh ngồi vào ghế Phó chủ tịch Nước, làm cánh tay mặt của Trần Đại Quang. Khi Quang về thăm "Bác", thì bà Kim Ngân, ký thông báo là bà Thịnh làm “Quyền chủ tịch nước” thay Quang. Cũng theo đảng, thì bà Thịnh học giỏi hơn bà Phóng vì có bằng Thạc sĩ Xây dựng Đảng (hổng biết cái bằng này làm chi ta?) và có 2 bằng Cử nhân Khoa học sử, Cử Nhân luật, và “trình độ Cử nhân Chính chị”. 

Bà con théc méc là bà Thịnh sinh năm 1959, đến 1979, là 20 tuổi, vẫn làm thợ dệt, rồi nhảy làm chính chị, hổng biết thời gian ở đâu mà bà đi học được mấy cái bằng to quá, 1 cái Thạc sĩ và 2 cái Cử Nhơn, mà cái bằng Thạc Sĩ Xây dựng đảng kia là cái bằng gì? Về ngành nghề xây dựng, Phèo tui chỉ nghe nói có Kỹ sư Cầu đường, hoặc Kiến Trúc sư, hoặc bằng thầu xây cất bằng vật liệu xi măng, cát, sắt, chứ chưa hề nghe nói có chương trình học nào là Thạc sĩ Xây dựng... đảng! Ủa, vậy đảng ta là môt mớ sắt, gỗ, giấy... chăng? Chào thua luôn! 

Bi giờ, giữa 2 bà này, nếu mà chú Chệt Bắc Kinh chọn, thì chọn ai? Theo tui, để lãnh đạo đất nước, cho dù là làm theo chỉ đạo của Bắc Kinh, để tiếp đón ngoại giao hoặc đôi khi đi giao thiệp nước ngoài, cũng phải có chút kiến thức, nếu là đàn bà, thì cũng phải có chút bề ngoài, tuy không cần đẹp chim sa cá lặn như bà Thủ Tướng Thái Lan hồi trước, thì cũng phải có ngoại hình chi đó cho người ta trọng nể. Nước mình đã có ông Thủ tướng “ma dê”, “cờ lờ mờ sờ” rồi, mà bi giờ có thêm một bà Chủ tịch nước cũng “cờ lờ mờ sờ” nữa, thì hổng biết đất nước ta đi về đâu? Mà ngoại hình của hai bà đều gây ấn tượng cả! Nhứt là bà Phóng, đồ sộ hết mức! Phen này hơn chín chục triệu dân Việt bị một bà to lớn, với nét mặt hổng vui tí nào, ngồi lên đầu, chắc Việt Nam bẹp dí... 

Tội nghiệp cho dân ta. Bốn ngàn năm anh hùng chứ có ít đâu, mà bi giờ có toàn lãnh đạo “cờ lờ mờ sờ”, một nhóm người mù sờ voi... 

Ngày cuối Tháng chín, 2018 

Liệu có phải công nhân biểu tình là do ‘thế lực thù địch’ kích động?

RFA-2018-09-28  
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.-AFP

Bị xúi giục biểu tình

Phát biểu tại Đại Hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ 12 diễn ra ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình ở Hà Nội vào ngày 25 tháng 9, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, đưa ra cảnh báo được trích dẫn nguyên văn “tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.”
Một nữ công nhân may Công ty Pouchen ở Đồng Nai có ý kiến về phát biểu vừa nêu của ông Nguyễn Phú Trọng:
Công nhân giờ họ có trình độ, hiểu biết nhiều, tự công nhân họ thấy quyền lợi họ bị xâm phạm thành ra họ tự đình công, biểu tình chứ đâu ai xúi giục đâu.- Công nhân
“Ổng phát biểu vậy là nói sai rồi, hông có ai xúi giục đâu. Công nhân giờ họ có trình độ, hiểu biết nhiều, tự công nhân họ thấy quyền lợi họ bị xâm phạm thành ra họ tự đình công, biểu tình chứ đâu ai xúi giục đâu.”
Đồng quan điểm với nữ công nhân trên, anh Đoàn Huy Chương, người từng bị tuyên án 7 năm tù giam trong vụ đình công của hơn chục ngàn công nhân nhà máy Mỹ Phong ở Trà Vinh vào đầu năm 2010 giải thích:
“Không ai xúi công nhân cả, mỗi công dân thì phải biết quyền lợi mình ở đâu và quyền lợi đó là chính đáng. Trong Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định trong điều 25 là người dân có quyền biểu đạt ý kiến, quyền nêu chính kiến của mình, và có quyền hội họp, tự do biểu tình. Khi một người Tổng Bí thư mà không hiểu về luật pháp như vậy, có khi họ hiểu về luật pháp và ngồi xổm trên Hiến pháp thì dân không tôn trọng, vừa qua dân phản ứng rất nhiều.”
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ những ngày đầu phát động cuộc cách mạng luôn đề cao vai trò của giai cấp công nhân là tiên phong chống lại những thế lực bị những người cộng sản kết án ‘lạc hậu, bóc lột’.
Sau bao nhiêu năm, giai cấp công nhân Việt Nam cũng không khá hơn lên là bao. Nhiều người cho rằng thành quả của cuộc cách mạng vô sản mà đảng cộng sản Việt Nam hô hào họ không hề được thụ hưởng.
Quyền lợi người công nhân không được bảo đảm khiến cuộc sống của họ chẳng khá gì hơn. Từ đó, lâu nay công nhân phải tiến hành đình công thường xuyên để yêu cầu Nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam phải có chính sách đúng đắn.
Hàng trăm công nhân công ty Yazaki Đông Mai ở Quảng Ninh sáng ngày 10 tháng 7 đã đình công để đòi hỏi trả lời rõ ràng về nguyên nhân hàng loạt công nhân ngất xỉu và choáng váng vì hít phải khí lạ vào hôm 6 tháng 7.
Hàng trăm công nhân công ty Yazaki Đông Mai ở Quảng Ninh sáng ngày 10 tháng 7 đã đình công để đòi hỏi trả lời rõ ràng về nguyên nhân hàng loạt công nhân ngất xỉu và choáng váng vì hít phải khí lạ vào hôm 6 tháng 7. Screen capture
Chị nữ công nhân Pouchen từng tham gia biểu tình nhắc lại khi tiến hành biểu tình tất cả công nhân đều đồng lòng chứ không phải do bị thúc ép, kích động. Họ phải lên tiếng vì những quyền lợi của họ:
“Thứ nhất là chế độ không đảm bảo. Thứ hai là mức lương, quyền lợi của công nhân bị xâm phạm. Rồi bóc lột sức lao động nữa. Không được đền bù thỏa đáng thì công nhân bức xúc, tự đình công.”
Ngoài biểu tình đòi hỏi quyền lợi, nhiều công nhân còn tham gia biểu tình để nói lên chính kiến của họ như trong đợt biểu tình vào giữa năm 2014 phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hay gần đây nhất là hai cuộc biểu tình chống dự luật Đặc khu và An ninh mạng diễn ra trong hai ngày 9-10/6 với sự tham gia của rất nhiều công nhân ở nhiều tỉnh thành như Sài Gòn, Long An, Đồng Nai, Bình Dương.
Anh Đoàn Huy Chương nhận định rằng việc đổ cho ‘thế lực thù địch’ là cách để chính quyền Việt Nam trấn áp hoạt động này của công nhân:
“Đảng Cộng sản họ gọi thế lực thù địch nhắm đến những người biểu tình. Không riêng gì một người kêu gọi hay một nhóm nào, mà họ nhắm trực diện đến người biểu tình họ cho là thế lực thù địch chứ không riêng gì một ai hết. Vừa qua họ thấy những người đi đầu thì họ bắt bỏ tù. Từ ngày 10/6 đến nay họ bắt gần cả trăm người và cho là thù địch.”

Công đoàn

Cũng tại Đại Hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ 12 diễn ra ngày 25 tháng 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến vai trò của công đoàn, phải tham gia xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ đảng, coi đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công nhân.
Đảng Cộng sản họ gọi thế lực thù địch nhắm đến những người biểu tình, không riêng gì một người kêu gọi hay một nhóm nào.- Đoàn Huy Chương
Trong thực tế, lâu nay đảng và chính quyền Việt Nam dựng lên công đoàn cơ sở ở các nhà máy, xí nghiệp cũng không ngoài mục tiêu để dễ bề kiểm soát giới công nhân. Đại diện công đoàn cơ sở không do chính công nhân bầu ra.
Điều này được nữ công nhân công ty Pouchen xác nhận:
“Công đoàn của công ty không bao giờ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho công nhân hết, công nhân không có cơ quan nào bảo vệ, thành ra họ mới đình công tự phát.”
Mong mỏi của người công nhân là công đoàn phải quan tâm đến quyền lợi của họ, như chia sẻ của nam công nhân sau:
“Hy vọng công đoàn sẽ đi sâu đi sát vào đời sống vật chất tinh thần người lao động. Công đoàn phải hiểu và chia sẻ thì mới tạo niềm tin sâu rộng đối với người lao động.”
Công nhân cũng như người nông dân và các thành phần khác trong xã hội là những lực lượng lao động đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Chính quyền có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi và giúp họ phát huy hết mọi năng lực để cuộc sống cá nhân, gia đình được bảo đảm và góp phần phát triển đất nước.

Những giòng nước ô nhiễm quanh khu công nghiệp Tân Bình

Nhóm phóng viên từ VN 
Theo RFA-2018-09-28  
Một giòng kênh ô nhiễm gần khu công nghiệp Tân Bình.
 Một giòng kênh ô nhiễm gần khu công nghiệp Tân Bình.RFA
Khoảng tháng 8 năm ngoái, chúng tôi có gửi đến quý vị phóng sự về vấn đề ô nhiễm con sông Vàm Thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 1 năm chúng tôi quay trở và nhận thấy thực tế không có gì cải thiện. Các kênh rạch khác xung quanh khu công nghiệp Tân Bình cũng chung một số phận.
Thực tế sau một năm khi chúng tôi thực hiện phóng sự về tình trạng ô nhiễm tại khu vực Sông Vàm Thuật được dân nêu rõ:
Nạo vét gì. Vẫn ô nhiễm vẫn hôi thối vậy. Vừa rồi chính quyền có nạo vét nhưng chỉ bớt cái lớp sình đi thôi, nước của nó ô nhiễm. Nước ở trên kia nó chảy xuống đây hôi thối dân chịu không được.
Lập luận cho kết luận Khu Công nghiệp Tân Bình gây xả nước thải khiến ô nhiễm nặng các con kênh, các dòng sông xung quanh được người dân nêu ra:
Khi nào mà khu công nghiệp nó hoạt động lại thì nước nó đen. Còn nó không hoạt động thì nước trong veo. Cái này đâu phải là do mình xài nước xài sinh hoạt xả ra. Nước sinh hoạt xả ra đâu có bị.
Những người dân được tiếp xúc đều khẳng định như thế. Một người dân sống cạnh con kênh 19/5 – thuộc khu công nghiệp Tân Bình khẳng định:
Do khu công nghiệp xả ra, chứ độc có người dân làm gì đến mức độ này.
Người dân sống dọc sông Vàm Thuật cũng đồng tình với kết luận ô nhiễm nơi đây là do khu công nghiệp Tân Bình xả thải.
Cách đây cũng mười mấy năm rồi. Cái này là do mấy xí nghiệp trên Tân Bình nó xả nước ra nó mới làm dơ. Chứ trước tui ở hồi đó giờ đâu có bị.
Một con kênh khu Tân Bình.
Một con kênh khu Tân Bình. RFA
Khu công nghiệp xả thải gây ô nhiễm kéo dài mười mấy năm nhưng tình trạng này vẫn kéo dài mà không được chính quyền giải quyết.
Mười mấy năm nay rồi. Nhà nước phải có quy hoạch làm sao để cải tạo được cái đường nước này chứ cứ để nó ô nhiễm thế này hoài mạch nước ngầm nó cũng bị ảnh hưởng. Cái thứ hai là mùi hôi ở sông nó bốc lên làm cho con người bệnh hoạn. Cũng yêu cầu nhà nước quyết tâm dẹp bỏ được càng sớm càng tốt.
Cũng phản ảnh mà đâu có ăn thua gì. Xí nghiệp nó đóng thuế này kia cho, giờ mình phải chịu thôi chứ giờ sao. Chứ hồi xưa sông này cá tôm nhiều lắm, tôm càng xanh nhiều lắm. Nước cạn cứ đi bắt, còn đi đãi trùn, giờ không có con gì sống.
Muốn cải tạo thì di dời hết ba cái như là dệt Thắng Lợi, nhà máy hóa chất Tân Bình…may ra nó còn trong sạch được. Mấy ngày Tết xí nghiệp nó nghỉ thì con kênh này trong. Cứ mùng 1,2,3 con kênh này nước trong lắm.
Ngoài tác động đến sức khỏe của người dân trong khu vực, nhiều vật dụng của người dân cũng bị hư hại mà theo người dân là do các chất  trong không khí gây nên.
Ô nhiễm ở riết thì nó quen cái hơi, cái mùi. Người khác tới đây thì chịu không nổi. Với lại máy móc tivi, ổ điện máy móc là hư hết tại vì cái hơi nước này nè nó dơ lắm. Vừa rồi tui lội xuống nó ám vào người mình rửa chà không đi được.
Tivi hay máy móc mà xài là một thời gian tự nhiên ở trong là ốc với mấy cái mạch đổi thành màu đen, nó hư hết. Tôn (tole) vừa lợp xong cỡ 6 tháng sau là nó mục hết. Mục ở trong nhà nó mục ra đó nha. Chứ còn mục ở ngoài trời mục vô thì gọi là nước mưa. Tôn nó còn mục sắt thép còn hư thì người làm sao mà sống nổi. Tại mình khổ quá mình cứ đeo ở đây mà sống thôi chứ…
Một giải pháp được nêu ra trong trường hợp không di dời khu công nghiệp gây ô nhiễm thì phải đền bù cho dân để họ tìm nơi ở mới. Tuy nhiên giải pháp này cũng bế tắc và người dân phải bỏ tiền ra để góp phần giảm thiểu ô nhiễm mà họ phải gánh chịu
Nếu không ấy thì phải giải tỏa nó đi, giải tỏa thì nó bắt phải đền bù. Đền bù thì tiền đâu mà đền bù cho nó. Cho nên nếu mà anh còn ở đây thì anh phải đầu tư vào với nhà nước để làm cái cống hộp.
Tình trạng các khu công nghiệp không thực tâm đầu tư công trình xử lý và rồi lực lượng chức năng không kiên quyết vẫn bị người dân chỉ ra. Họ mong muốn chính quyền xử lý nghiêm ngặt vấn đề xả thải, hoặc là di dời khu công nghiệp. Tuy nhiên những mong muốn đó vẫn chưa được đáp ứng và cư dân địa phương là những người phải trực tiếp gánh chịu mọi hậu họa của nạn xả thải của các nhà máy công nghiệp.

Hàng loạt dịch bệnh lây nhiễm cùng lúc hoành hành khắp Việt Nam

Bệnh viện không đủ sức chứa, bệnh nhân nằm tràn ra cả hành lang. (Hình: Người Lao Động)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong khi các loại dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết đang tấn công thì dịch bệnh sởi cũng bùng phát khiến các cơ sở y tế ở khắp nơi “căng mình” tiếp nhận.
Báo Người Lao Động ngày 28 Tháng Chín, cho biết tính chung từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã có hơn 1,000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 521 trường hợp dương tính với virus sởi tại 37 tỉnh, thành phố. Số người mắc sởi hầu hết là trẻ em, trong đó rất nhiều trường hợp “không được chích vaccine hoặc không rõ về tình trạng chích ngừa.”
Theo Bộ Y Tế, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn có số ca mắc dịch sởi cao đột biến từ Tháng Tám cho đến nay. Cụ thể, tỉnh Đồng Nai là “điểm nóng” với 136 trường hợp. Còn Sài Gòn đã có gần 100 ca mắc sởi.
Viện Pasteur ở Sài Gòn cho hay, ngay từ đầu Tháng Chín, viện đã lập đoàn giám sát, điều tra. Kết quả cho thấy 7 trên 8 ổ dịch là ở nhà trọ, cha mẹ là người nhập cư, lao động nghèo không đưa con đi chích ngừa đầy đủ.
Dữ liệu giám sát cũng cho thấy, virus sởi đang tồn tại trong cộng đồng và có nguy cơ cao tiếp tục lây lan nếu không áp dụng đầy đủ và hiệu quả các biện pháp kiểm soát lây lan bệnh. Do vậy, Viện Pasteur ở Sài Gòn đã họp khẩn cấp với 20 tỉnh phía Nam để họp bàn giải pháp phòng chống, dập dịch.
Tương tự tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, đã có gần 500 trường hợp trẻ mắc sởi nhập viện. Đặc biệt, hai tháng gần đây, mỗi tháng có đến 100 bệnh nhân mắc sởi nhập viện. Trong số này có tới 85% trẻ “đều không được chích ngừa đầy đủ hoặc chưa đến tuổi chích ngừa.”
Cũng theo báo Người Lao Động, ngoài dịch sởi, tại Khoa Nhiễm Bệnh Viện Nhi Đồng 1 và Bệnh Viện Nhi Đồng 2, Sài Gòn, đông kín bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng. Trong đó, nhiều ca mắc bệnh nặng (độ 4) hôn mê phải thở máy và lọc máu, thậm chí đã có một ca tử vong.
Bác sĩ Huỳnh Minh Thu, Trưởng Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, Bệnh Viện Nhi Đồng 2, cho biết từ đầu năm tới nay riêng tại đây đã có 11,388 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Số trẻ phát hiện bệnh trong Tháng Tám, 2018 là 4,511 tăng hơn 100% so với tháng trước đó.
Tại Quảng Ngãi, tính đến hết ngày 26 Tháng Chín, tổng số ca mắc tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh Viện Sản- Nhi Quảng Ngãi đã lên đến gần 900 ca, tăng thêm 300 ca so với thời điểm đầu tháng và tăng đột biến so với các năm trước. Hiện số ca mắc bệnh có độ nặng chiếm tới gần 60% trên tổng số bệnh nhi đang điều trị.
Cùng lúc, Sở Y Tế tỉnh Đồng Nai thông báo, từ đầu năm đến nay tỉnh này đã có hơn 4,000 ca mắc bệnh Tay chân miệng, trong đó có hơn 1,300 ca nhập viện với 90% là trẻ dưới 3 tuổi.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh Viện Nhi Đồng 1, những năm trước, điều tra dịch tễ cho thấy số trẻ mắc tay chân miệng do virus Ev71 rất thấp nhưng gần đây, hơn 50% trẻ mắc virus Ev71.
Đặc tính của loại virus này là có thể sống ở tay nắm cửa, lưu giữ trên đồ chơi, bàn học rất lâu. Chúng lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao, có thể khiến bệnh nhân bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và chết nhanh.
Bên cạnh hai dịch bệnh trên, Bác sĩ Huỳnh Minh Thu, cho biết thêm bệnh sốt xuất huyết cũng đang tăng nhanh tại Sài Gòn. Chỉ riêng Bệnh Viện Nhi Đồng 2, trong Tháng Tám, 2018, số ca đến khám liên quan đến bệnh sốt xuất huyết là 1,010 ca. Đến Tháng Chín tiếp tục tăng, trung bình mỗi tuần, bệnh viện tiếp nhận khoảng 300 ca đến khám và hơn 100 ca nhập viện điều trị.
Tại các tỉnh phía Nam, tính từ đầu năm 2018 đến nay, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Kiên Giang thông báo có 1,174 ca mắc sốt xuất huyết, với 57 trường hợp nặng. Đặc biệt, theo phúc trình nhanh của Sở Y Tế tỉnh Đồng Tháp, tỉnh này có đến 1,525 ca mắc sốt xuất huyết. Còn tỉnh An Giang, chỉ riêng mỗi Bệnh Viện Sản – Nhi An Giang đã tiếp nhận, điều trị 888 ca mắc sốt xuất huyết. (Tr.N)

Thủ Thiêm: Cướp đất của dân, chưa giải quyết, lại xây nhà hát $1,508 tỷ

Nhà hát mới dự kiến xây dựng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Hình: Zing)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tin cho hay hôm 28 Tháng Chín, Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn đề xuất xây Nhà Hát Giao Hưởng Nhạc Vũ Kịch “theo tiêu chuẩn quốc tế” tại khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng ngân sách thành phố.
Theo báo Zing, nhà hát này sẽ có quy mô 1,700 ghế, với tổng mức đầu tư khoảng 1,508 tỷ đồng (khoảng $64 triệu Mỹ kim).
Cũng theo Zing, chủ trương xây nhà hát “đã có từ năm 1999” và thoạt đầu địa điểm được chọn là “số 23 Lê Duẩn, quận 1”, sau đó chuyển thành “công viên 23 Tháng Chín” rồi thì “sau nhiều tranh cãi, việc xây dựng không thể thực hiện.”
Còn theo báo điện tử Một Thế Giới, từ hồi Tháng Sáu, 2018, việc xây Nhà Hát Giao Hưởng Nhạc Vũ Kịch ở Thủ Thiêm đã không còn ở giai đoạn “đề xuất, xin ý kiến” mà là “sắp khởi công”.
Nhà báo Ngọc Vinh của tờ Tuổi Trẻ bình luận trên trang cá nhân: “Mục tiêu quan trọng nhất hiện nay đối với cư dân Sài Gòn là đi lại, sinh hoạt, học hành, chữa bệnh. Những con đường kẹt xe từ sáng đến chiều cần tiền để giải quyết, những khu ổ chuột cần tiền để giải tỏa và tái định cư cho người dân, những kẻ khốn cùng bị mất đất ở Thủ Thiêm cần tiền để có một chỗ ăn ở đàng hoàng; cần xây thêm trường học để mỗi phòng học không quá 40 học sinh; cần thêm bệnh viện để người bệnh không phải chui xuống gầm giường…”
“Người dân cần số tiền xây nhà hát đó để sử dụng cho mục đích cần thiết, cấp bách hơn là cái nhà hát. Hãy dời kế hoạch xây dựng nhà hát hoành tráng quy mô lại cho 10 năm sau đi các anh–khi tiền bạc rủng rỉnh và đời sống của người dân được “nâng lên một bước”. Năn nỉ các anh đấy!, ” ông Vinh viết.
Một số ý kiến khác trên mạng xã hội cho rằng đề xuất xây nhà hát 1,508 tỷ đồng ở Thủ Thiêm là sự “mỉa mai cay đắng”, vì đây cũng là nơi hàng ngàn hộ dân bị cướp đất khiến họ phải đi khiếu kiện suốt 20 năm trời còn chưa được giải quyết.
Việc nhà hát được xây bằng tiền ngân sách cũng cần được nói thẳng đó là tiền mồ hôi, nước mắt, do người dân đóng thuế, phí các loại nên không thể vung hàng triệu đô la để tạo nên những công trình hào nhoáng mà chưa biết hiệu quả thế nào.
Luật Sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội, người trợ giúp pháp lý cho hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm khiếu kiện đất đai, bình luận trên trang Facebook cá nhân: “Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn lẽ ra cần giải quyết dứt điểm vụ dân oan Thủ Thiêm, rồi mới nên có đề xuất này [xây nhà hát 1,508 tỷ đồng]. Vì nếu không được giải quyết xong cho hợp lý hợp tình, dân oan Thủ Thiêm sẵn sàng biến thành ‘các nghệ sĩ’ và một giàn hợp xướng ‘miễn phí và miễn đầu tư’ không chỉ ngay giữa Thủ Thiêm, mà ngay trước cửa Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn, thậm chí ở Hà Nội, trước cửa các nhà lãnh đạo Việt Nam. Thực tế họ đã thành những “nghệ sĩ” bất đắc dĩ, và diễn rất ‘thật’”! (T.K.)

Thống nhất Triều Tiên theo giải pháp “VN từng nghĩ đến”

Theo VOA-Thiện Ý/28/09/2018
Tổng Thống Hàn Quốc, Moon Jae-in (trái) và lãnh tụ Triều Tiên, Kim Jong Un, tại Bắc Hàn, 20 tháng Chín, 2018.
Tổng Thống Hàn Quốc, Moon Jae-in (trái) và lãnh tụ Triều Tiên, Kim Jong Un, tại Bắc Hàn, 20 tháng Chín, 2018.
Như vậy là sau ba cuộc họp Thượng đỉnh, hai ở Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự ngăn chia hai Miền Nam-Bắc, một ở Thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn và hứa hẹn cuộc họp Thượng đỉnh thứ tư ở Thủ đô Hán Thành Nam Hàn nội trong năm nay, giữa Chủ tịch Kim Jong Un của chế độ độc tài cộng sản Bắc Triều Tiên và Tổng thống Moon Jae In của chế độ dân chủ Nam Triều Tiên, đã cho người ta thấy sự hình thành một giải pháp tiến tới thống nhất đất nước Triều Tiên một cách hòa bình. Một giải pháp mà chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã từng nghĩ đến cho Việt Nam, sau khi Pháp và Việt Minh cộng sản ký kết Hiệp Định Genève 1954 chia đôi Việt Nam. Thế nhưng giải pháp tốt đẹp, có lợi cho đất nước và dân tộc Việt Nam đã không thực hiện được vì sao?
I/- MỘT GIẢI PHÁP TỐT ĐẸP CÓ LỢI CHO ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC.
Giải pháp này được thực hiện đại để qua ba giai đoạn:
1.- Miền Bắc cộng sản và Miền Nam quốc gia tập trung nỗ lực thực hiện mô hình chế độ chính trị theo ý thức hệ của mình.
2.- Miền Bắc cộng sản và Miền Nam quốc gia hiệp thương trên các lãnh vực có thể trao đổi được (nhân đạo, thư tín, kinh tế mậu dịch,trao đổi tài nguyên thiên nhiên…) theo trình tự thời gian phù hợp, như là quan hệ trong một đất nước có hai chế độ chính trị khác biệt, tạm thời qua phân, chờ ngày thống nhất một cách hòa bình.
3.-Thống nhất đất nước thông qua tổng tuyển cử tự do, có giám sát quốc tế hay không là tùy đồng thuận giữa nhà cầm quyền hai Miền Bắc cộng sản-Nam quốc gia; để nhân dân hai miền thông qua lá phiếu chọn lựa mô hình chính trị nào mà đa số cho là thích dụng, hữu hiệu và có lợi nhất cho đất nước và dân tộc.
Theo đó Miền Bắc cộng sản, trên vĩ tuyến 17 đếi Ải Nam Quan, đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền thống trị độc tôn, tập trung nỗ lực xây dựng thành công mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa” (ngụy trang Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), bằng cách huy động mọi tiềm năng nhân lực, tài lực của Miền Bắc (nội lực) kết hợp với sự chi viện nhiều mặt (nặng về xây dựng cơ cấu hạ tầng và phát triển kinh tế, văn hóa,khoa học kỹ thuật, xã hội, nhẹ về quân sự quốc phòng…) của Liên Xô, Trung Quốc và các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” (ngoại lực); tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thành công xã hội “xã hội chủ nghĩa”. Từ đó và nhờ đó chứng tỏ “tính ưu việt” và sự hiện thực của một xã hội “xã hội chủ nghĩa” mà đức tin cộng sản cho rằng mọi người dân đều được sống trong “Độc lập- Tự do-ấm no-Hạnh phúc”; mỗi người dân sẽ “lao động theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, nhờ đó mọi người dân được hưởng thành quả do sức lao động bỏ ra một cách tương xứng, góp phần tạo dựng một xã hội công bình, tương thân tương ái, sống với tinh thần“mình vì mọi người, mọi người vì mình”, đất nước phồn vinh; tạo tiền đề tiến tới một xã hội viên mãn “xã hội cộng sản chủ nghĩa” “không còn giai cấp, không còn cảnh người áp bức bóc lột người”, “mọi người lao động tự giác, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.Vì khi đó, tài hóa dư thừa, thỏa mãn được mọi nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của người dân; các hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối tài hóa dịch vụ sẽ tự động, tự giác, nên không cần đến bộ máy nhà nước nên tiêu vong; mọi người đều được sống tự do, ấm no, hạnh phúc như “Thiên Đường Cộng sản”, trong một “Thế giới đại đồng”, không còn biên giới quốc gia (!?!)…
Trong khi đó Miền Nam quốc gia, dưới vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, chính quyền chính thống quốc gia và các chính đảng quốc gia tập trung nỗ lực cùng nhân dân Miền Nam xây dựng thành công mô hình chế độ “dân chủ pháp trị” (Việt Nam Cộng Hòa); bằng cách huy động mọi tiềm năng nhân lực, tài lực của Miền Nam (nội lực) kết hợp với sự viện trợ nhiều mặt(nặng về xây dựng cơ cấu hạ tầng và phát triển kinh tế, văn hóa,khoa học kỹ thuật, xã hội, nhẹ về quân sự quốc phòng…) của Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh trong “Thế giới Tự do(ngoại lực); tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thành công “chế độ Tự do-Dân chủ pháp trị”. Từ đó và nhờ đó chứng tỏ sự hiện thực một xã hội mà người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia tin là một xã hội nhân bản, khai phóng,có tự do, dân chủ, công bằng (tương đối), với sự cùng tồn tại của nhiều giai cấp xã hội sống chung, cộng đồng, đồng tiến, trong một đất nước phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của nhân loại.
Giải pháp ba giai đoạn trên tương tự như giải pháp mà Nam-Bắc Triều Tiên đã thực hiện giai đoạn 1 và đang khởi động trở lại thực hiện tiến trình giai đoạn 2 (vì đã khởi động những năm trước đây bị gián đoạn nhiều lầndo cộng sản Bắc Hàn lươn lẹo) để tiến tới giai đoạn 3 thống nhất đất nước. Giải pháp tương tự này đã từng được chính phủ chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nghĩ đến và khởi động từ 64 năm trước đây (1954-2018), nhưng đã không thể thực hiện được (1). Vì sao?
II/- VÌ SAO VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC MỘT CÁCH HÒA BÌNH?
Theo nhận định của chúng tôi, một giải pháp thống nhất đất nước một cách hòa bình hết sức tốt đẹp và có lợi cho đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng đã không thực hiện được là vì:
1.- Đường lối chiến tranh đã được ngoại bang lựa chọn để thành đạt các lợi ích quốc gia ngắn hạn (tiêu thụ cho hết các loại vũ khí tồn đọng sau Thế Chiến II và thử nghiệm các loại vũ khí mới của hai phe công sản và tư bảncũng như dài hạn của mình (tạo thế thuận lợi để các cường quốc đi vào một thế chiến lược toàn cầu mới hậu Chiến Tranh Lạnh).
Do đó, trong bối cảnh Việt Nam và Triều Tiên đều có số phận không may trong quá khứ, là đã rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa hình thành sau Thế Chiến II (1939-1945), nên cũng khó khởi động thực hiện giải pháp thống nhất hai miền Bắc cộng-Nam quốc một cách hòa bình được. Vì vậy, Việt Nam và Triều tiên đành phải chấp nhận đất nước bị chia đôi và cuộc chiến tranh Bắc-Nam cốt nhục tương tàn, vì đã được các thế lực khuynh đảo quốc tế chọn là nơi thể hiện hình thái “Chiến tranh Nóng” (bất ổn, nội loạn, chiến tranh nơi các nước nghèo) bên cạnh hình thái “Chiến tranh Lạnh” (chạy đua vũ trang giữa các nước giầu, nên dù nước Đức chia đôi, vẫn không xẩy ra chiến tranh giữa Đông Đức cộng sản-Tây Đức dân chủ, sau cùng đã thống nhất một cách hòa bình, bằng sự ưu thắng của Tây Đức dân chủ pháp trị trên Đông Đức độc tài đảng trị).
Có điều khác biệt, là đảng Lao Động Triều tiên đã tỏ ra khôn ngoan hơn đảng Cộng sản Việt Nam khi thực hiện nghĩa vụ công cụ cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu, vì cộng sản Bắc Hàn chỉ thực hiện cuộc chiến tranh thôn tính Nam Hàn trong 3 năm (1950 -1953) với sự tham chiến của “chí nguyện quân Trung cộng”, thì đã ngưng hẳn, sau khi bị liên quân Hoa Kỳ và Nam Hàn dưới ngọn Liên Hiệp Quốc đánh đuổi phải trở về cố thủ Bắc Hàn cho đến nay. Trong khi đảng CSVN thì hiếu chiến hơn, đã thực hiện một cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” lâu dài hơn để cộng sản hóa Miền Nam (1960-1975), với cái giá núi xương sông máu của nhân dân hai miền, đất nước tan hoang, để lại hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và lâu dài cho đất nước và dân tộc.
Giờ đây, cả Bắc và Nam Triều Tiên như đều cảm thấy thời cơ thuận lợi đã đến để cùng thực hiện giải pháp thống nhất đất nước một cách hòa bình. Thời cơ thuận lợi đó là, Nam Hàn dân chủ đã phát triển kinh tế giầu mạnh, Bắc Hàn độc tài cộng sản còn nghèo yếu kinh tế, nhưng mạnh quân sự khi đã có vũ khí hạt nhân trong tay, để có thể chủ động cùng Nam Hàn thực hiện tiến trình đi đến thống nhất đất nước một cách hòa bình. Đồng thời, về đối ngoại, với tư thế của một nước có vũ khí hạt nhân, Bắc Hàn đã trực tiếp nói chuyện tay đôi với đại cường quốc nguyên tử và kinh tế Hoa Kỳ và đã được Hoa Kỳ (cũng như Nga-Tàu) lên tiếng tán dương nỗ lực thống nhất Triều Tiên bằng con đường hòa bình. Riêng Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp cho tiến trình hòa giải Bắc-Nam đi đến thống nhất đất nước Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng thực hiện song song “giải trừ vũ khí hạt nhân”, tiến đến “phi hạt nhân hóa” trên bán đảo Triều Tiên như đã cam kết trong Thượng đỉnh Trump-Kim tại Singapor ngày 12-6-2018 vừa qua.
2.- Miền Bắc cộng sản đã tình nguyện làm công cụ cho ngoại bang, đã chủ động, tích cực phát động và tiến hành chiến tranh để thống nhất đất nước bằng bạo lực quân sự, làm tròn “ nghĩa vụ quốc tế cộng sản” là mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc cộng sản Nga-Tàu, cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam, trong tham vọng cộng sản hóa tòan cầu.
Vì thế sau Hiệp định Genève 1954, ý đồ của cộng sản Bắc Việt là cộng sản hóa Miền Nam bằng pháp lý dựa trên Hiệp Định này (Tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau 2 năm.) không thành. Vì chính quyền chính thống quốc gia ở Miền Nam không chấp nhận do về mặt pháp lý đã không ký Hiệp Định Genève nên không có nghĩa vụ thực thi. Về thực tế Miền Nam quốc gia thất thế nhiều mặt (mới tiếp nhận độc lập từ tay thực dân Pháp,cơ cấu chính quyềm quân sự chưa ổn định, dân số chênh lệch, cộng sảnvốn có nhiều thủ đoạn gian manh..). Như vậy, Hiệp định Genève chỉ có giá trị pháp lý và thực thi đối với thực dân Pháp (kẻ cướp nướcvà Việt Minh hay đảng cộng sản Việt Nam (tập đoàn bán nước cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu). Do đó, thất bại trong âm mưu nhuộm Đỏ Miền Nam không thành, Cộng sản Bắc Việt đã thành lập “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” vào tháng 12-1960 “ngụy dân tộc” để che dấu bộ mặt cộng sản, làm công cụ thực hiện cuộc “chiến tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước” không phải trong “Độc lập -Tự do” mà trong cương tỏa của cộng sản quốc tế Nga-Tàu. Thực tế sau ngày 30-4-1975 cưỡng chiếm được Miền Nam, Cộng sản Bắc Việt đã lộ nguyên hình làm công cụ tri tình cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu, khi đưa cả nước “tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Hậu quả tàn hại cho nhân dân và đất nước Việt Nam cũng như các nước từng là nạn nhân của chủ nghĩa xã hội, thực tế ra sao, không cần nói ra thì ai cũng biết. Chẳng thế mà trong diễn văn đọc trước phiên họp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc ngày 25-9 mới đây,Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có lời kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người”. Đơn cử trường hợp ở Venezuela, Tổng thống Donald Trump nói đây là một bi kịch của nhân loại” với “hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro và sự hậu thuẫn của Cuba…”. Và rằng “Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã gây phá sản quốc gia dầu mỏ và khiến người dân rơi vào cảnh nghèo đói…”.
3.- Miền Nam quốc gia đã bị ép buộc (ngay tình không muốn) làm công cho ngoại bang, nên bị động thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ có tính “đắp đập be bờ” (theo thế cờ Domino của Hoa Kỳ) nhằm ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh của cộng sản Bắc Việt, công cụ bành trướng của cộng sản quốc tế Nga-Tàu. Do đó, Miền Nam quốc gia đã thất thế vì mất độc lập chủ quyền, nên khi chính quyền Ngô Đình Diệm (1954-1963) manh nha khởi động tiến trình thực hiện giải pháp trên giai đoạn (1) (bí mật tiếp xúc với Hà Nội hay qua trung gian) và không đồng ý cho quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến, đã trở thành lý cớ để Mỹ hổ trợ các Tướng, Tá quân đội lật đổ và thay thế bằng một chính quyền công cụ thích dụng hơn (1963-1975).(2). Từ đó và do đó, Miền Nam quốc gia đã bị Miền Bắc cộng sản giật mất “Chính nghĩa quốc gia, dân tộc” bằng chiêu bài “ngụy dân tộc” từ thời kháng chiến chống Pháp, để phát động chiến tranh dưới chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”; không phải để giành độc lập dân tộc, mà để “cướp chính quyền” Miền Nam nô dịch Việt Nam vào vòng cương tỏa của hai tân “đế quốc cộng sản Nga-Tàu”.
Vì thế sau khi dùng bạo lực chiến tranh cưỡng chiếm được Miền Nam, nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt đã đưa cả nước tiến lên “chủ nghĩa xã hội”.Khốn thay cho nhân dân Việt Nam trên cả nước đã bị đầy ải, khốn đốn mọi mặt trong 20 năm Việt cộng (đảng và nhà cầm quyền CSVN) triệt để xây dựng xã hội chủ nghĩa thất bại thảm hại (1975-1985), dù đã cố gắng “cải tổ”, “đổi mới” theo gương “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô”vẫn không cứu vãn được. Nhưng cũng may mắn thay, sau đó nhờ “Đế quốc Mỹ” cựu thù trong chiến tranh năm xưa đưa tay cứu vớt, bằng cách bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao (1995), giúp Việt cộng thực hiện chính sách “Mở cửa”, bật đèn xanh cho tư bản các nước (không rãy chết mà Liên Xô và hầu hết các nước XHCN thì bị tử vong trên con đường chưa đến xã hội chủ nghĩa) ùa vào đầu tư tại Việt Nam. Từ đó và nhờ đó, nhân dân cả nước đỡ khổ, đời sống ngày một cải thiện và Việt Nam có bộ mặt “Phồn vinh” như hôm nay là nhờ đâu? Chẳng cần nói ra thì người dân ai cũng biết chắc chắn không phải là nhờ “công ơn Bác và Đảng ” đi theo con đường “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà nhờ “con đường kinh tế thị trường (đã và đang) định hướng tư bản chủ nghĩa” do “Đế quốc Mỹ” và các nước tư bản ban cho. Từ thực tế này, người ta cũng hiểu vì sao hầu hết người dân trong nước đều như hướng lòng về Hoa Kỳ như một cứu tinh trước hiểm họa mất nước vào tay “đồng chí Trung cộng”.
Tất cả những gì chúng tôi trình bày trên có đúng vậy không? Thưa ông Tổng Trọng và mấy triệu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa phản tỉnh (hay giả vờ không phản tỉnh để thụ lợi?) dù chủ nghĩa cộng sản đã ở vào giờ thứ 25 và đức tin cộng sản của quý vị cũng đã mất từ lâu rồi mà sao vẫn chưa chịu tự thú trước nhân dân vậy?
Thiện Ý
Houston, ngày 27-9-2018
Ghi chú: (1), (2)
Đã có những tài liệu nói về việc chính quyền Ngô Đình Diệm liên lạc với Hà Nội qua trung gian của Trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy Ban kiểm soát đình chiến, thực thi Hiệp Định Genève 1954 và các cuộc tiếp xúc trực tiếp với người của “Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam
Thực tế những tài liệu khả tín từ nhiều phía sau này cho thấy nội dung cuộc tiếp xúc bí mật mà không bí mật này (CIA có biết) không có gì làm mất Miền Nam vào tay CSBV sớm hơn như nhiều người lầm tưởng đưa ra như là lý do cần phải loại trừ Diệm-Nhu.
Sau đây là lời của Ông Cao Xuân Vỹ, một người thân cận của Ông Nhu đã tháp tùng chuyến đi gặp Phạm Hùng người của MTDTGPMN, của Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, trước khi chết đã trả lời câu hỏi thứ 19 trong một cuộc phỏng vấn của Phong Trần, tác giả bài viết “Cao Xuân Vỹ - LỜI NÓI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC TRƯỚC KHI CHẾT" như sau (Xin trích nguyên văn):
“19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?
Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
-Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do.
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn.
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng…”