Wednesday, October 3, 2018

Cung đình Việt Nam: ‘To Quá’ thay ‘Sáng To’

Theo VOA-Nguyễn Hùng/04/10/2018 
Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 6/11/2015.
Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 6/11/2015.
Habemus Papam! là những từ mà người ta thốt lên sau khi các Hồng Y họp kín để bầu ra Giáo hoàng. Đảng cộng sản cũng vừa nhóm họp hội nghị trung ương tám và họ quyết định tiến cử ông đốt lò Nguyễn Phú Trọng ngồi luôn ghế của cố Chủ tịch Trần Đại Quang, còn được gọi là ông ‘Sáng To’. Nhiều người mỉa mai hô ‘vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế’.
Người mới hồi năm 2015 còn cho rằng gộp hai chức bí thư và chủ tịch ở địa phương đã là ‘to quá’, giờ có lẽ đang sớm mong đến ngày ông sẽ là người tới họp tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tháng Chín mỗi năm thay vì để thủ tướng đi như vừa rồi.
Ông Trọng trả lời trang tin VTC về việc hợp nhất hai vị trí bí thư và chủ tịch hồi cách đây ba năm như sau:
"Đây là vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần. Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND [Hội đồng Nhân dân] ở một số nơi.
“Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân.
“Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”
Nhưng đó là những phát biểu vào tháng 5/2015 khi mà ông Trọng chưa hoàn thành việc củng cố quyền lực và thủ tướng lúc đó, ông Nguyễn Tấn Dũng, được cho là đang nhắm tới chiếc ghế tổng bí thư. Tuy nhiên chỉ tám tháng sau đó ông Dũng đã phải ngậm đắng nuốt cay rời chính trường dù trẻ hơn ông Trọng tới năm tuổi. Vị tổng bí thư là người duy nhất được coi là ngoại lệ và được bầu lại vào Bộ Chính trị cũng như vị trí đứng đầu đảng dù khi đó đã ở tuổi 71.
Mặc dù Việt Nam là quốc gia duy nhất trong năm nước cộng sản còn sót lại trên thế giới chưa nhất thể hoá hai chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư, một số người sợ rằng giao cả hai vị trí này vào tay một người có thể dẫn tới tình trạng tập trung quyền lực quá lớn như chính ông Trọng từng phát biểu.
Đây là mối lo không phải không có cơ sở. Quốc hội Việt Nam chỉ được coi là con dấu mà đảng chỉ đâu đóng đấy vì đại đa số đại biểu là đảng viên cộng sản. Ví dụ điển hình là hội nghị trung ương của đảng vừa chỉ định đảng trưởng của họ ngồi vào ghế chủ tịch. Các đảng viên trong Quốc hội tới đây gần như chắc chắn sẽ bỏ phiếu theo chỉ đạo của đảng và thông qua việc nhất thể hoá này. Thay vì đưa một vấn đề hệ trọng liên quan tới hợp nhất chức danh của bên đảng và chính quyền ra để quốc hội bàn, họ chỉ bàn trong đảng và tự quyết với nhau. Quốc hội chỉ việc gật là xong.
Quốc hội với thói quen gật đầu cố hữu đã làm cho Việt Nam có một loạt các điều luật đi ngược lại với văn minh nhân loại về tự do hội họp và tự do ngôn luận. Từ Hiến pháp công nhận đa đảng hồi năm 1946, các ông nghị gật đã giúp Việt Nam đi giật lùi tới một loạt các Hiến pháp chỉ công nhận duy nhất một đảng về sau này. Họ cũng hình sự hoá những phản kháng ôn hoà của người dân đòi những quyền con người căn bản khiến hàng trăm người đang chịu cảnh tù đày chỉ vì dám nói, viết, xuống đường đòi các quyền tự do có trong các công ước quốc tế mà chính Việt Nam đã ký kết.
Điều trớ trêu là chính các nước tư bản thường bị Việt Nam coi là mô hình nhà nước kém ưu việt hơn lại đòi Việt Nam trả tự do cho các công dân quả cảm và trong nhiều trường hợp cho họ tị nạn chính trị.
Một lý do khác khiến lo ngại ‘quá to’ có cơ sở là hệ thống tư pháp của Việt Nam cũng là đàn cừu của đảng. Nhiều vụ án chính trị bỗng trở thành án hình sự và đàn cừu thông minh tới mức có thể tiêu hoá được ngồn ngộn chứng cứ trong có một ngày và kết án người ta một thập niên ở tù.
Hiển nhiên những điều này không phải là mối lo của ông Trọng khi ông nói việc hợp nhất là ‘quá to’. Có lẽ ông chỉ lo người ta tham nhũng ‘quá to’ như những năm gần đây. Mấy hôm vừa rồi tôi nghe ngóng thấy người ta bàn chuyện thay đổi nhân sự mà giật cả mình. Ở chỗ riêng tư người ta còn bảo giống như ‘thay đĩ với phò’. Dường như nhiều người đã quá mệt mỏi với việc chờ đợi những thay đổi không bao giờ tới với họ và người thân của họ.

Việt Nam vô cùng biết ơn sự hy sinh của liệt sĩ Trung Quốc’

Khánh An-VOA/04/10/2018 
Phái đoàn Trung-Việt đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội, ngày 30/9/2018.
Phái đoàn Trung-Việt đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội, ngày 30/9/2018.
Sự kiện phái đoàn Đại sứ quán Trung Quốc cùng một số quan chức Việt Nam đi viếng nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc hôm 30/9 ở Hà Nội được truyền thông Trung Quốc tường thuật chi tiết, nói rằng Việt Nam “trân quý” và “vô cùng biết ơn” sự hy sinh của các liệt sĩ nước này trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc của Việt Nam.
Trong khi đó, sự kiện vốn được tường thuật hằng năm lại hoàn toàn vắng bóng trên truyền thông chính thống của Việt Nam gần đây, giữa bối cảnh âm hưởng làn sóng bài Trung vẫn chưa dứt sau các cuộc biểu tình “chưa từng có” diễn ra trên cả nước hồi tháng 6.
Theo tường thuật của Tân Hoa Xã và Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc hôm 2/10, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Doãn Hải Hồng, đã dẫn đầu một nhóm bao gồm đại diện các công ty Trung Quốc, lưu học sinh và “các đồng chí Việt Nam” đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội, nhân Ngày Liệt sĩ của Trung Quốc (30/9).
“Chúng tôi vô cùng biết ơn sự hy sinh của các liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh mạng sống cho độc lập của Việt Nam và tình hữu nghị quý báu giữa hai nước”, hãng tin chính thức của nhà nước Trung Quốc dẫn lời bà Trần Thị Phương, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội, nói.
Quan chức của Việt Nam cho biết chính quyền địa phương cứ khoảng 3-4 tháng lại tiến hành bảo dưỡng nghĩa trang và phần mộ các liệt sĩ Trung Quốc một lần, đồng thời nâng cấp trên quy mô lớn mỗi 3-4 năm để bảo đảm nghĩa trang luôn trong tình trạng tốt đẹp.
Đáp lại, Đại biện lâm thời ĐSQ Trung Quốc Doãn Hải Hồng nói rằng “Sự phát triển hiện tại của mối quan hệ Trung-Việt chứng tỏ là máu của các liệt sĩ Trung Quốc đã không đổ ra vô ích”.

Bà Doãn Hải Hồng-Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.
Bà Doãn Hải Hồng-Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.
Trong lúc báo chí Trung Quốc “tốn sức” để đưa tin, truyền thông chính thống Việt Nam vài năm gần đây hầu như không đả động gì đến sự kiện này, giữa bối cảnh làn sóng chống Trung Quốc vẫn âm ỉ và bùng lên mỗi khi có sự kiện xung đột giữa hai nước.
TS. Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới chính phủ Việt Nam, nói trong mối quan hệ với Trung Quốc, các lãnh đạo Việt Nam luôn có chủ trương nhất quán là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, nhưng để thực hiện được chính sách này là một “bài toán khó khăn” trong bối cảnh hiện tại.
“Điều quan trọng là các lãnh đạo Việt Nam phải giữ được nguyên tắc vì lợi ích của đất nước”, TS. Trần Công Trục nói.
Cựu chiến binh Phan Tất Thành, người từng có thời gian học tập ở Trung Quốc, thừa nhận Trung Quốc có những đóng góp nhất định cho Việt Nam trong thời gian chiến tranh, nhưng không hẳn sự giúp đỡ đó đơn thuần chỉ vì “tình hữu nghị” giữa hai nước.
Người cựu chiến binh này nhắc lại những sự kiện như trận chiến Hoàng Sa 1974, cuộc chiến biên giới năm 1979, những diễn biến hiện nay ở Biển Đông và nói rằng: “Cũng có những con người cụ thể, trường hợp cụ thể, hy sinh cụ thể để giúp đỡ Việt Nam, nhưng về sâu xa, không bao giờ Trung Quốc muốn có một Việt Nam độc lập, hùng cường tồn tại bên cạnh Trung Quốc đâu”, ông Thành nói với VOA.
Theo Tân Hoa Xã, khoảng 60 năm trước, đã có hơn 320.000 người Trung Quốc sang giúp Việt Nam “bảo vệ độc lập và lãnh thổ theo yêu cầu của Việt Nam”. Hơn 1.400 người đã hy sinh tại Việt Nam. Trong đó, có 49 liệt sĩ Trung Quốc được an táng tại nghĩa trang Gia Lâm. Họ là thành viên của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Chi đội hậu cần 1 viện trợ Việt Nam chống Mỹ và nhóm chuyên gia cầu sông Hồng.
Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc nói họ đã “xây dựng lên đài hữu nghị Trung-Việt đời đời bất diệt bằng sinh mạng quý báu của mình”.
Vào trung tuần tháng 6 vừa qua, tại Việt Nam đã nổ ra cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp các tỉnh thành để phải đối dự luật Đặc khu vì người dân lo sợ “mất chủ quyền” về tay Trung Quốc một khi các nhà đầu tư nước này đổ vào thuê đất đến 99 năm.
Các nhà phân tích quốc tế cho rằng một phần nguyên nhân khiến số lượng người dân tham gia biểu tình nhiều “chưa từng có” là vì thái độ cảnh giác và cảm xúc bài Trung Quốc đang gia tăng tại Việt Nam.
Áp lực của các cuộc biểu tình đã khiến Đại biện lâm thời Doãn Hải Hồng phải lên tiếng công khai nói rằng nguyên nhân của biểu tình là ở “nội bộ Việt Nam, không liên quan gì đến Trung Quốc”. Đồng thời, bà yêu cầu chính quyền Việt Nam bảo vệ cho các doanh nghiệp và công dân nước này đang ở Việt Nam.

Đà Nẵng tìm cách quản lý du khách Trung Quốc

 RFA-2018-10-03  
Bãi biển Đà Nẵng, 2010.
 Bãi biển Đà Nẵng, 2010.AFP
Các công ty du lịch tại Đà Nẵng phải thông báo cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng biết nội dung trong các biểu ngữ mà du khách Trung Quốc và Hàn Quốc muốn giăng lên trên bãi biển.
Đó là nội dung của một công văn do Ban quản lý này soạn thảo gửi cho Sở du lịch Đà Nẵng, vào ngày 3/10.
Công văn nói rằng nếu nội dung các biểu ngữ là phù hợp thì sẽ để du khách giăng lên chụp ảnh kỷ niệm, nhưng nhắc nhở là nếu không cần thiết thì không giăng biểu ngữ nơi công cộng.
Trước đó vào ngày 25/9 một tờ báo mạng Việt Nam có đưa tin một đoàn du khách Trung Quốc mặc đồng phục màu đỏ, giăng biểu ngữ bằng tiếng Hoa trên bãi biển Phạm Văn Đồng của thành phố Đà Nẵng. Hình ảnh này được một người dân quay thành video rồi cho đăng lên mạng xã hội với lời lo lắng rằng liệu những du khách Trung Quốc đó có viết những điều xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam hay không.
Các nhân viên bảo vệ đã đến nói những người Trung Quốc cất đi biểu ngữ. Cho đến nay vẫn không biết nội dung biểu ngữ nói gì.
Chuyện du khách Trung Quốc, khi vào Việt Nam, mặc áo thun có in hình đường chín đoạn tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông, đã xảy ra tại Sân Bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Vụ việc gây xôn xao dư luận vì bị cho đó là động thái mà phía Trung Quốc thực hiện nhằm khẳng định chủ quyền tại Biển Đông thông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà họ đơn phương vạch ra trên vùng biển này.
Việt Nam và nhiều quốc gia khác phủ nhận đường chín đoạn đó. Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Haye vào tháng 7 năm 2016 ra phán quyết tuyên bố đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc không có giá trị cả về lịch sử lẫn pháp lý.

Siêu ủy ban có thể dẫn tới siêu tham nhũng

Kính Hòa RFA-2018-10-02  
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, Hà Nội, 9/2018. Siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước nằm dưới quyền Thủ tướng.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, Hà Nội, 9/2018. Siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước nằm dưới quyền Thủ tướng.AFP
Ngày 30/9/2018, một ủy ban quản lý vốn nhà nước của Việt Nam chính thức ra đời. Ủy ban này sẽ quản lý vốn ở 19 doanh nghiệp nhà nước, với tổng số vốn lên đến hơn 1 triệu tỉ đồng.
Với qui mô đó, báo chí nhà nước đặt tên cho ủy ban này là “siêu” ủy ban, với thẩm quyền ngang bộ và chịu trách nhiệm trực tiếp từ Thủ tướng Việt Nam.
Các nhà quan sát kinh tế và chính sách trong và ngoài nước nhìn nhận sự kiện này ra sao?
Ông Huỳnh Bửu Sơn, một chuyên viên ngân hàng tại Sài Gòn giải thích lý do tại sao Chính phủ Việt Nam lại thành lập “siêu” ủy ban quản lý vốn nhà nước, đó là vì các bộ trước đây vừa nhận vốn, vừa thành lập các dự án để đầu tư vốn đó, dẫn tới những hậu quả không tốt.
“Có nhiều người họ cho rằng làm như thế không khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi, sẽ không có tính khách quan, từ đó dẫn đến việc quản lý nguồn vốn không hiệu quả, tham nhũng, tiêu cực,… Bây giờ tập trung tất cả nguồn vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước đó, về một nơi quản lý thôi, đó là ủy ban quản lý tài sản nhà nước, trực thuộc thủ tướng chính phủ, thì đương nhiên các bộ sẽ không thể là có một can thiệp gì.”
Tuy nhiên Tiến sĩ Vũ Quang Việt, từ Hoa Kỳ, dựa vào nghị định thành lập của Ủy ban quản lý vốn này thì cho rằng thực chất không có gì khác, thay vì trước đây các bộ quản lý nay là một cơ quan ngang bộ quản lý, chỉ khác đi là các bộ không còn quyền bổ nhiệm người quản lý các dự án. Nhưng theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, đây lại chính là một điều mâu thuẫn trong sự thành lập của Ủy ban quản lý vốn, vì một mặt qui định Ủy ban sẽ bổ nhiệm người quản lý, nhưng mặt khác lại nói rằng ủy ban không can thiệp vào chuyện quản lý của các dự án.
Ông Huỳnh Bửu Sơn cũng đồng ý ở điều mâu thuẫn này, vì nếu ủy ban phải chịu trách nhiệm về lời và lỗ, thì tại sao không được quyền điều hành?
Nhưng lo ngại lớn nhất đối với tất cả các nhà quan sát mà chúng tôi tiếp xúc chính là ở qui mô “siêu” của ủy ban này.
Việc làm thế nào để cho việc quản lý đó vừa hiệu quả vừa minh bạch, trong sạch, thì đây là cần một sự kiểm tra chéo, rồi một sự giám sát thường xuyên của chính phủ đối với ủy ban này.
_Ông Huỳnh Bửu Sơn.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từng là một nhà kinh doanh ngân hàng, nói với RFA từ Hà Nội:
Những nước từng là xã hội chủ nghĩa trước kia, cũng thành lập cơ quan tương tự như ủy ban quản lý vốn nhà nước như thế này, để cai quản toàn bộ tài sản của nhà nước, thu về một mối, tập trung. Cái việc ấy tôi nghĩ là tốt, nhưng đúng là nó có một nguy cơ, bởi vì nó tập trung. Nó tập trung tài sản như thế thì nó trở thành một cơ quan rất nhiều quyền lực về mặt kinh tế. Nếu không được giám sát cẩn thận thì nguy cơ tham nhũng là rất, rất cao.”
Ông nói thêm là các ủy ban như vậy ở các nước cựu cộng sản Đông Âu cũ đã không còn tồn tại sau khi các nước này hoàn thành việc tư hữu hóa các xí nghiệp nhà nước trước kia, và trong quá trình đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc tập trung nguồn vốn khổng lồ đã tạo ra không ít các vụ bê bối tham nhũng, chủ yếu là bán rẻ tài sản của quốc gia cho giới tư nhân.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Huy Vũ, đang sống là làm việc ở Na Uy lo ngại chính môi trường xã hội và chính trị hiện nay của Việt Nam:
Trong một cơ chế mà thiếu sự giải trình, thiếu minh bạch, thiếu sự giải trình, chuyện đưa tất cả nguồn vốn tập trung về một nơi cũng không tránh được sự thất thoát. Chuyện thứ hai là tập trung tất cả dự án vào một siêu ủy ban, để siêu ủy ban đó kiểm soát tất cả các nguồn vốn, đó sẽ là một công cụ chính trị cho những người nào nắm giữ quyền kiểm soát ủy ban đó.”
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn cũng bày tỏ sự lo lắng trong việc kiểm soát sự vận hành của Ủy ban quản lý vốn, mặc dù ông cho rằng việc thành lập nó là một điều tích cực:
“Việc tập trung này thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng chính phủ, thì đó là tốt. Tuy nhiên năng lực quản lý của ủy ban đó như thế nào, cũng như cái việc làm thế nào để cho việc quản lý đó vừa hiệu quả vừa minh bạch, trong sạch, thì đây là cần một sự kiểm tra chéo, rồi một sự giám sát thường xuyên của chính phủ đối với ủy ban này.”
Trong các quốc gia đã phát triển theo nền kinh tế thị trường lâu đời, cũng có những đồng vốn do nhà nước quản lý, mà theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là những mô hình mà Việt Nam nên noi theo. Ông nêu ví dụ như Tập đoàn quản lý vốn nhà nước Temasak ở Singapore.
Tập đoàn Vinashin làm thất thoát rất nhiều vốn nhà nước.
Tập đoàn Vinashin làm thất thoát rất nhiều vốn nhà nước. AFP
Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho rằng mô hình Temasak và mô hình “siêu” ủy ban của Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Ông đưa ra phân tích với RFA như sau:
Cách làm này khác hẳn Temasak Holdings của Singapore, là công ty thuộc nhà nước nhưng độc lập, có toàn quyền với việc mua bán vốn của các công ty có cổ phần nhà nước (kể cả cổ phần 100%) và hiện nay có vốn sở hữu (equity) trên 300 tỷ US. Các công ty phải trả cổ tức, lãi cho Temasak và Temasak cũng phải trả thuế cho chính phủ. Như vậy đánh giá loại công ty Temasak sẽ dễ dàng, dựa trên đánh giá giá trị phần vốn equity của nó, lãi hàng năm và tỷ lệ lãi.
Ông đặt câu hỏi đối với “siêu” ủy ban của Việt Nam thì lấy điều gì để đánh giá hiệu năng của nó.
Ông Nguyễn Huy Vũ đưa ra một mô hình quản lý vốn nhà nước khác có thể tham khảo là mô hình Na Uy:
“Đó thực chất là một công ty đầu tư chuyên nghiệp, những giám đốc, quản lý công ty là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ đầu tư ra tất cả các quốc gia khác nhau để cuối cùng là đem về lợi nhuận, phục vụ cho sự phát triển của Na Uy. Họ phải giải trình với chính phủ và với quốc hội.”
Và điều quan trọng là công ty này là một công ty độc lập và minh bạch, mỗi người dân có thể vào web site của công ty này để theo dõi tình hình kinh doanh của nó.
Trong một cơ chế mà thiếu sự giải trình, thiếu minh bạch, thiếu sự giải trình, chuyện đưa tất cả nguồn vốn tập trung về một nơi cũng không tránh được sự thất thoát.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ.
Kết thúc buổi nói chuyện với đài RFA, ông Huỳnh Bửu Sơn mong rằng “siêu” ủy ban tránh được vết xe đổ của một cơ cấu tương tự ở Malaysia, với những vụ bê bối tài chính rất lớn dẫn đến việc bắt giữ viên chức từng giữ chức vụ cao nhất nước là cựu Thủ tướng Najib Razak với cáo buộc tham nhũng.
Theo thông tin từ báo chí nhà nước Việt Nam, người được bổ nhiệm đứng đầu “siêu” ủy ban quản lý vốn nhà nước hiện nay là ông Nguyễn Hoàng Anh, một viên chức có bằng cử nhân lý luận chính trị, thạc sĩ kinh tế, và trước khi đảm nhiệm chức vụ mới ông giữ những chức vụ đảng và chính quyền tại tỉnh miền núi biên giới Cao Bằng.

Tham nhũng, giả điên né tội, cựu giám đốc bệnh viện Đắk Nông bị khởi tố

Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đắk Nông nơi ông Nguyễn Mạnh Cường làm giám đốc từ 2004 đến 2011 xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư. (Hình: Tiền Phong)
ĐẮK  NÔNG, Việt Nam (NV) – Sau khi có kết luận thanh tra, cựu giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đắk Nông bỗng dưng bị bệnh “tâm thần,” mắc nhiều bệnh và mất khả năng lao động…
Ngày 3 Tháng Mười, 2018, ông Phạm Thanh Bình, trưởng Phòng Tham Mưu Công An tỉnh Đắk Nông, cho biết Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An tỉnh đã ra quyết định khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Mạnh Cường, cựu giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đắk Nông, về tội “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.”
Theo báo Thanh Niên, ông Cường bị điều tra do “có liên quan đến sai phạm về quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý thiết bị, vật tư y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đắk Nông.”
Trước đó, dự án nâng cấp Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đắk Nông, do chính chủ đầu tư, được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt vào Tháng Mười, 2004, với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 176 tỷ đồng (hơn $7.5 triệu), nhưng sau đó được điều chỉnh tăng lên 233 tỷ đồng (hơn $9.9 triệu) vào Tháng Mười, 2011.
Năm 2014, Thanh Tra tỉnh Đắk Nông tiến hành thanh tra “phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước trong việc quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế tại bệnh viện này và đã ban hành các quyết định thu hồi hơn 2.6 tỷ đồng từ các khoản sai phạm ở các gói thầu xây lắp, thiết bị để nộp ngân sách nhà nước.”
Thanh Tra tỉnh Đắk Nông cho biết, chịu trách nhiệm chính liên quan đến những sai phạm trên thuộc về cá nhân ông Cường, giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đắk Nông từ năm 2004 đến 2011.
Theo báo Tiền Phong, sau khi kết luận thanh tra ban hành, từ năm 2015, sợ bị tù tội ông Cường bỗng dưng “mắc nhiều bệnh, mất khả năng lao động tỷ lệ 76%.” Chưa hết, sau đó ông Cường còn có cả “bệnh án tâm thần” và đi điều trị dài ngày ở Sài Gòn. Việc này khiến các cơ quan điều tra gặp khó khăn trong quá trình xử lý trách nhiệm.
Trả lời báo Người Lao Động câu hỏi vì sao các sai phạm này đã được Thanh Tra tỉnh Đắk Nông kết luận từ đầu năm 2015, nhưng đến nay mới khởi tố bị can, ông Bình chỉ cho biết: “Quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội của ông Cường nên mới lâu như thế.” (Tr.N)

EU có ký EVFTA khi khách mời bị công an VN cấm xuất cảnh?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/03/10/2018 
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội năm 2016.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội năm 2016.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong những khách mời của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (thuộc Cộng đồng châu Âu) cho một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam - sẽ được Ủy ban thương mại quốc tế châu Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên: EU, Bộ Công thương Việt Nam và một vài nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam - dự kiến diễn ra vào gần trung tuần tháng Mười năm 2018 tại Brussells (Bỉ), nơi hiện diện trụ sở chính của Liên minh châu Âu, để quyết định có ký chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) hay là không.
Những kẻ phá đám EVFTA
Nhưng ngay sau khi có thư mời từ Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu, đã có thể dự liệu rằng nhà cầm quyền và công an Việt Nam sẽ chẳng đời nào dám để ông Nguyễn Quang A xuất cảnh mà có thể làm lộ hơn bộ mặt xám xịt nhân quyền của chính thể độc đảng quen não trạng đàn áp quyền làm người ở Việt Nam.
Quả đúng như thế. Vào một buổi sáng gần cuối tháng Chín năm 2018, sau khi nói chuyện với một nhà nghiên cứu Úc tại quán cà phê Highland, Tiến sĩ Nguyễn Quang A xách va ly ra để chuẩn bị bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để bay tiếp đi Úc. Nhưng khi ông đến phố Hoàng Diệu thì bị những kẻ mặc thường phục tống lên xe trực chỉ đồn công an Nội Bài. Ông bị câu lưu cho đến 6 giờ tối - lần câu lưu thứ 20 đối với ông kể từ cuối năm 2014.
Vẫn chỗ cũ, vẫn ông trung tá A67. Tôi cực lực phản đối sự vi phạm pháp luật của A67. Nhưng họ cứ giữ tôi ở đó cho đến 6 giờ tối.
Hoá ra họ sợ tôi qua Úc rồi đi thẳng Brussells dự Điều trần của Quốc hội Châu Âu về Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) vào ngày 10-10 vì họ cứ hỏi tôi có đi thẳng châu Âu không?...
Họ giữ tôi ở đó và tôi đã bảo họ EVFTA là tốt cho Việt Nam, bất cứ kẻ nào cản trở nó kẻ đó phản bội dân Việt Nam và việc cản trở tôi đi dự điều trần là một việc như vậy.
Một sự việc vô cùng nghiêm trọng đã xảy ra, họ lục tung va ly của tôi tìm xem tôi có mang xách tài liệu gì đi không (sao nghiệp vụ họ kém thế). Tôi phản đối kịch liệt và nói họ vi phạm pháp luật trắng trợn. Hải quan cũng chỉ có quyền khám xét hành lý ở nơi quy định tại cửa khẩu, còn các vị không phải Hải quan. Họ lần hết quần áo, thậm chí cả bít tất,… cũng nắn xem trong đó có gì không…
Họ mang hộ chiếu của tôi đi đâu không biết, rồi đến 6 giờ tối ông Trung tá bảo trong thời gian tới bác đừng đi đâu cả (ý nói đừng đi Brussells). Tôi bảo trả tôi hộ chiếu nếu không tôi không về. Anh ta bảo bác cứ lên xe về đến nhà anh em đưa trả hộ chiếu cho bác. Tôi lên xe, họ chở tôi về nhà và như thế lỡ mất chuyến đi. Họ đưa lại hộ chiếu cho tôi. Lý do chính là họ sợ tôi sang EU.
Vài ngày tới tôi sẽ mua vé đi Brussell và nếu họ lại chặn không cho tôi đi thì đó sẽ là điều chứng minh hùng hồn nhất rằng A67 là lực lượng phá hoại EVFTA (dù có mất vài chục triệu để vạch trần bộ mặt của những kẻ phá hoại cũng được)”.
Phần trên là một số nội dung mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A thuật lại trên facebook của ông.
Một phép thử nhân quyền
Đây là lần đầu tiên EU tổ chức một cuộc điều trần nhân quyền gắn với Hiệp định EVFTA. Trước đây, tổ chức này có vẻ khá ít quan tâm đến chủ đề nhân quyền, đặc biệt là vai trò theo dõi và giám sát nhân quyền của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội là khá mờ nhạt.
Việc tổ chức một cuộc điều trần tay ba về nhân quyền tại Brussells là một hành động chưa từng có và được xem là dũng cảm hơn hẳn của EU so với thái độ liên tiếp nhân nhượng chính quyền Việt Nam trước đây của họ. Hãy thử tưởng tượng một phòng họp mà ngoài các quan chức của EU, sẽ là vài nhà hoạt động nhân quyền như Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi đối diện và đối mặt với Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh. Một điều hiển nhiên, đó chính là hành động mang tính thách thức quyền lực cùng ‘thể diện và uy tín’ của chính quyền công an trị Việt Nam.
Nhưng với cộng đồng quốc tế thì đó không phải là thách thức, mà chỉ đơn giản là quan điểm cần có sự tham gia tư vấn của các tổ chức xã hội dân sự độc lập cho quá trình xem xét hiệp định thương mại EVFTA - không chỉ quan trọng về kinh tế mà còn liên quan thiết thân đến các quyền của người dân như quyền lập hội, lập công đoàn độc lập, quyền biểu tình… Và đơn giản đó là một phép thử để xem trong bối cảnh chính thể Việt Nam đang quá khốn quẫn về các nguồn ngoại tệ và quá trông ngóng EVFTA, họ có chịu ‘nhả’ chút nào về nhân quyền, có chịu ký 3 công ước quốc tế về lao động mà EU khẩn thiết yêu cầu, hay là không.
Hành động mang tính phép thử trên đã từng diễn ra vào một kỳ họp về Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Hội đồng nhân quyền Liên hiêp quốc diễn ra tại Geneve, Thụy Sĩ vào tháng Hai năm 2014. Khi đó, vài nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã được Liên hiệp quốc mời để điều trần, nhưng hầu hết đã bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam không những thẳng tay cấm xuất cảnh mà còn giam luôn cả hộ chiếu.
Ký hay không?
Cuối tháng Sáu năm 2018, ‘tin vui’ đã xảy đến với chính thể độc đảng ở Việt Nam: EVFTA đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý, đồng thời thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA). Nhưng sự kết thúc muộn màng ấy đã chỉ có được sau hai năm rưỡi chứ không phải chỉ từ 6 tháng đến 1 năm theo thông lệ. Nhiều nguyên nhân gây ra chậm trễ, trong đó có lý do Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Nhưng kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý mới chỉ là hy vọng nhen nhúm cho chính thể Việt Nam. EVFTA muốn được chính thức thông qua lại phải cần có chữ ký của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu để làm cơ sở trình lên Hội đồng châu Âu, sau đó phải được sự đồng thuận của 27 quốc gia (không có Anh) trong khối EU thì Nghị viện châu Âu mới thông qua và đi vào triển khai.
Chẳng có gì chắc chắn cho tương lai đó, nhất là sau hàng loạt vụ Việt Nam đàn áp nhân quyền nặng nề và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Khả năng Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ký EVFTA vào tháng Mười hay tháng Mười Một năm 2018 vẫn chỉ là 50/50. Tuy một số chuyên gia Việt Nam và quốc tế luôn cho rằng EVFTA có lợi không chỉ với Việt Nam mà còn cả với các nước trong khối EU và do đó EU sẽ không siết mạnh về điều kiện nhân quyền trong hiệp định này, nhưng cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào từ phía Cộng đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu về một lối mở dễ dàng như thế.
Ngay trước mắt, EU đang phải chứng kiến khách mời điều trần nhân quyền Brussells của họ là nhà hoạt động Nguyễn Quang A bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam cấm đoán thô bạo không cho xuất cảnh sang Bỉ. Đó chính là một bằng chứng không thể sống động hơn về lời cam kết lẫn tuyên rao ‘Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người’.
Nếu Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu không ký EVFTA vào tháng Mười hay tháng Mười Một năm 2018, chính thể Việt Nam sẽ phải tiếp tục chờ cơ hội cuối cùng vào đầu năm 2019, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng Năm năm 2019.
Nhưng cũng như số phận của Hiệp định TPP đã đột ngột đảo lộn từ êm thắm sang bỏ bê ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm 2016, chẳng có gì bảo đảm là EVFTA sẽ hanh thông sau khi có một Nghị viện châu Âu mới. Thậm chí một số nhà phân tích còn dự đoán rằng sau tháng Năm năm 2019, số phận của EVFTA sẽ là rất mong manh, thậm chí sẽ bị hủy bỏ theo cái cách chẳng còn ai ngó ngàng đến nó.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cái Địt Giữa Toà


10/03/2018 - 05:15 — tuongnangtien

Les lois sont des toiles d’araignées à travers lesquelles passent les grosses mouches et où restent les petites. (Luật pháp là mạng lưới chỉ bắt được những con ruồi nhỏ).
Balzac qua đời năm 1850. Từ đó đến nay cả đống nước sông, nước suối (cùng với nước mưa, nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Theo thời gian, loài người mỗi lúc một thêm tiến bộ và văn minh hơn. Luật pháp – nói chung – cũng vậy, cũng được cải thiện dần dần, nghiêm minh và đàng hoàng hơn thấy rõ. Ruồi lớn, giờ đây, cũng bị vướng vòng lao lý đều đều.
Cả Tổng Thống Đài Loan (Trần Thủy Biển) lẫn Tổng Thống Nam Hàn (Park Geun-hye) đều bị ngồi tù chỉ vì lem nhem về tiền bạc. Mới đây, ngày 20 tháng 09 năm 2018, cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng vừa phải vác chiếu hầu toà vì tội biển thủ công qũi.
Nhân loại – tất nhiên – không phải lúc nào cũng vui vẻ nắm tay nhau, hướng về phía trước, và cùng đồng nhịp tiến bước. Ở Zimbabwe, Tổng Thống Robert Mugabe (một con ruồi lớn) vừa thoát lưới dễ dàng vì luật pháp ở xứ sở này – xem ra – có hơi xộc xệch.
Nói vậy rất dễ gây ngộ nhận là (dường như) luật pháp tại Á Châu tiến bộ hơn ở Phi Châu chăng?
Chưa chắc hơn đâu!
Việt Nam thuộc Đông Nam Á, và hệ thống pháp luật của quốc gia này, rõ ràng,  đang có khuynh hướng thụt lùi. Cựu T.T Nguyễn Tấn Dũng đã hạ cánh an toàn, không một phiên toà hay ngày tù tội gì ráo trọi, dù ông được công luận ghi nhận là một nhân vật “đầy tì vết tham nhũng” và “phá chưa từng có!”
Ngành tư pháp của đất nước Zimbabwe hình thành và lùi/tiến ra sao, nói thiệt, tui hoàn toàn mù tịt nên không dám lạm bàn. Còn ở VN của mình thì tui có biết (sơ) nên xin phép được nói qua chút xíu, nghe chơi, để rộng đường dư luận. 
Đại Học Đông Dương khai giảng lần đầu vào năm 1907. Tác giả Trần Thị Phương Hoa (Institute for European Studies) cho biết thêm:
“Lần khai giảng thứ hai năm 1917 mở ra một hình thức mới cho trường - đó là mô hình bách khoa với nhiều trường kỹ thuật. Giai đoạn thứ ba từ 1932 đến 1945 khẳng định diện mạo của trường với ba thành tố: Trường Y, trường Luật và trường Khoa học.
Mặc dù trường đại học hạn chế số lượng thành viên, uy tín chuyên môn của Đại học Đông Dương tăng dần. Kể từ năm 1932, trường Y và trường Luật trở thành một phân hiệu của trường Y và Luật Paris.”
 Không chỉ muộn màng, ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở:

“Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán toà án nhân dân huyện lên toà án nhân dân tỉnh…Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe: ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, USA: 2012).
Muốn biết “quan điểm lựa chọn thẩm phán ‘chủ yếu là đảng viên cộng sản’ và ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam” ra sao, xin đọc qua một mẩu đối thoại (giữa quan toà và bị cáo) trong phiên toà xử Phan Thắng Toán và những người đồng vụ – vào  năm 1971 – do nhạc sĩ Tô Hải ghi lại:
Chánh án: -Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi truỵ không?
Toán xồm: -Dạ! Thưa quý toà,con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ!
Chánh án: -Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?
Toán Xồm: -Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ!
Chánh án: -Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không?
Toán Xồm: -Dạ! Có ạ!! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ!
Chánh án: -Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?
Toán xồm: -Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ!
Chánh án: -Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng có ngụy biện!
Toán Xồm: -Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn… chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!
Chánh án: -Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố!
Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu “Im miệng! Đồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa.
Cuối cùng, toà luận án và tuyên án:
“Việc làm của bọn này đã gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tự trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự… xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người, và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ xã hội chủ nghĩa trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược.
Do tính chất nghiêm trọng của vụ án nói trên, toà quyết định xử phạt Phan Thắng Toán 15 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Đắc, 12 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Lộc 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân …” (“Phan Thắng Toán và Đồng Bọn Đã Bị Xét Xử” – báo Hà Nội Mới 12/ 01/1971).
Với truyền thống ban phát án tù vô tội vạ như trên, của nền tư pháp công nông (hóa) ở Việt Nam, nên không có gì ngạc nhiên khi ông Lê Đình Lượng đã bị kết án đến 20 năm tù – vào ngày 16 tháng 8 vừa qua – chỉ vì “có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng.” L.S Đặng Đình Mạnh còn cho BBCbiết thêm là “ông Lượng giữ quyền im lặng suốt phiên tòa, nên bị đánh giá là ngoan cố.”
Hơn ba tuần sau, vào hôm 14 tháng 9 năm 2018 – tại một phiên toà khác – ông Nguyễn Văn Túc bị kết tội “tổ chức phản động, hoạt động trái pháp luật, nhằm âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi thể chế chính trị.” Khác với ông Lê Đình Lượng, ông Nguyễn Văn Túc không giữ im lặng mà bật tiếng chửi thề. Sự kiện này khiến nhà thơ Thái Bá Tân đã buông đôi câu cảm thán:
Hôm qua xử phúc thẩm
Y án mười ba năm
Với anh Nguyễn Văn Túc
Một tù nhân lương tâm.
Anh chấp nhận bản án,
Không van xin, kêu ca.
Nghe nói chỉ nhếch mép
Và chửi:“Địt mẹ tòa!”
FB Bùi Thị Minh Hằng bình phẩm: “Chắc chắn câu chửi thề này sẽ trở thành ‘dấu ấn ô nhục’ cho nền tư pháp cộng sản.”
Tôi thì nghĩ hơi khác, câu chửi thề này không phải là dấu ấn, mà là dấu chấm (hết) cho hệ thống tư pháp công nông mù loà và thô bạo của thể chế hiện hành. Từ nay, vẫn theo lời Thái Bá Tân:
Đừng nhắc đến công lý
Với tòa án nước ta.
Tôi, bị đem ra xử,
Cũng nói:”Địt mẹ tòa!”
Ai cũng đều nói thế cả thì kể như xong phim!