Thursday, May 4, 2017

Có gì khác trong vụ kỷ luật đồng chí X và ông Đinh La Thăng?

Việt Hà, phóng viên RFA 2017-05-03  
Ảnh ghép Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải).
Ảnh ghép Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải).  AFP photo
Ngay trước thềm hội nghị trung ương 5 Đảng Cộng Sản Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 5 tháng 5 tới tại Hà Nội, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin và bài về đề nghị xem xét kỷ luật Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Đây không phải là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính Trị bị đề nghị kỷ luật. Lần gần đây nhất là tại hội nghị trung ương 6 hồi năm 2012. Tuy nhiên có gì khác biệt giữa hai lần này?
Minh bạch hay đấu đá nội bộ
Một ngày sau khi kết thúc kỳ họp thứ 14 từ ngày 24 đến 26 tháng 4, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo và được đồng loạt các báo loan tin về đề nghị kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng. Các ngày sau đó nhiều báo tiếp tục đưa các bài viết nhận định đề nghị kỷ luật này là hợp lý vì những sai phạm mà ông Đinh La Thăng mắc phải khi đứng đầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội và ngoài đường, công chúng cho rằng sự công khai này của Đảng không phải là chỉ dấu của sự tiến bộ và minh bạch. Blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói với đài Á châu Tự do:
Nhiều người cho rằng đó là một sự tiến bộ trong đảng nhưng tôi cho rằng đó là một cái chỉ báo không phải là tiến bộ mà là tiêu cực. Trước khi tiến hành một cái kỷ luật thì người ta đã chủ động đưa thông tin để tạo áp lực lên dư luận để nhằm mục tiêu kỷ luật, thanh trừng những nhân vật này nọ.
Vì lý do gì đến bây giờ lại lôi cái kỷ luật cũ, trách nhiệm cũ để yêu cầu kỷ luật và thuộc phạm vi của Bộ Chính trị xử lý?
- Giáo sư Tương Lai
Thông báo của ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản kết luận ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hồi đồng thành viên Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 đến 2011 dẫn đến thua lỗ hàng trăm triệu đô la cho tập đoàn.
Bất chấp những sai phạm trong nhiều năm, ông Đinh La Thăng vẫn được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải năm 2011. Tại Đại hội đảng 12 diễn ra hồi đầu năm 2016, ông Đinh La Thăng đã được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng và được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, trong khi cấp dưới của ông là ông Trịnh  Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam lại bị truy nã quốc tế vì các cáo buộc sai phạm ở PVC. Điều này đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi tại sao đến giờ này ông Đinh La Thăng mới bị đề nghị kỷ luật. Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện xã hội học Việt Nam đặt câu hỏi:
Điều kỳ lạ là ông ta chịu trách nhiệm về các vi phạm, với tư cách là nguyên Bí thư Đảng Ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 thì lý do gì đến Đại hội thứ 12, người ta lại bầu ông vào trong Bộ Chính trị, là cơ quan cao nhất của Đảng? đó là logic gì? Tại sao khuyết điểm kéo dài như thế, tổn hại đến nền kinh tế quốc gia lớn thế mà lại không kỷ luật hồi ấy? mà vẫn đưa làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải? Vì lý do gì đến bây giờ lại lôi cái kỷ luật cũ, trách nhiệm cũ để yêu cầu kỷ luật và thuộc phạm vi của Bộ Chính trị xử lý?
Trả lời cho câu hỏi này, giáo sư Tương Lai nhận định.
Tôi cho rằng cuộc đấu này là cuộc đấu giữa các thế lực chính trị giành giựt cái ghế quyền lực, chả có liên quan gì đến các vấn đề khác, tùy theo tương quan lực lượng của cuộc đấu tranh của các thế lực giằng co, lúc nào người ta đưa ra, lúc nào người ta thụt vào.
Nhưng đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng ngay trước một hội nghị trung ương cũng làm nhiều người liên tưởng đến đề nghị kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị khác vào năm 2012 mà các lãnh đạo đảng vẫn gọi một cách giấu giếm là đồng chí X. Sau đó nhiều báo mạng và các chuyên gia tình hình chính trị Việt Nam từ nước ngoài đã nhận định đồng chí X chính là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhìn lại đề nghị kỷ luật đồng chí X
000_9K6Y0-400.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) bắt tay với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2016. AFP photo
Ngay trước hội nghị trung ương 6 năm 2012, trên các trang mạng đã có nhiều thông tin đồn đoán về những vụ đấu đá nội bộ giữa các lãnh đạo đảng liên quan đến việc ai là người phải chịu trách nhiệm trước nạn tham nhũng tràn lan, sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và tình hình kinh tế trì trệ. Tuy nhiên báo chí chính thống không hề có thông tin về những đề nghị kỷ luật cụ thể một cá nhân nào.
Trong bài phân tích ngay khi hội nghị diễn ra, nhà quan sát chính trị Việt Nam, giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc viết:
Tấm vải trải bẩn thỉu của Việt Nam đã được bày ra trên những trang blog, cung cấp các thông tin chi tiết về tham nhũng và sự thiên vị bởi một mạng lưới những người thân cận và thành viên gia đình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi chưa thể xác định được các thông tin về những tài khoản mạng này nhưng nhiều người tin là chỉ có những người bên trong đảng mới có tiếp cận với những thông tin loại này…. Cho đến lúc này phần đông những nhân vật quan trọng bị cáo buộc tội tham nhũng thì đều hoặc do Thủ tướng chỉ định, hoặc nằm trong tầm ảnh hưởng của Thủ tướng, hoặc đã được xác định là nằm trong số những người ủng hộ Thủ tướng.
Câu hỏi lúc đó được đặt ra là liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mất chức của mình hay không hay chỉ tự kiểm điểm và chấp nhận để một số người thân cận của mình trong đảng bị mất chức?
Cho đến lúc này phần đông những nhân vật quan trọng bị cáo buộc tội tham nhũng thì đều hoặc do Thủ tướng chỉ định, hoặc nằm trong tầm ảnh hưởng của Thủ tướng...
- Giáo sư Carl Thayer 
Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không phải chịu hình thức kỷ luật nào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu kết thúc hội nghị 6 được báo chí đồng loạt đăng tải đã không hề nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng Hội nghị Trung ương 6 không áp dụng biện pháp kỷ luật đối với toàn thể Bộ Chính trị và một thành viên của Bộ Chính trị. Hội nghị kêu gọi sửa chữa sai lầm để các thế lực thù địch không thể bóp méo tình hình.
Trong cuộc họp tiếp xúc cử tri Sài Gòn vào ngày 17 tháng 10 cùng năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói là một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính Trị bị đề nghị kỷ luật tại hội nghị trung ương là đồng chí X.
Nhận định về sự khác biệt về tính công khai minh bạch trong hai trường hợp đồng chí X và ông Đinh La Thăng, blogger Trương Duy Nhất cho biết:
Lúc đó ông ấy quá mạnh nên những cánh đối nghịch không tạo được những sức mạnh để khống chế truyền thông như những vụ việc đang xử lý bây giờ. Cơ bản là khi đó lực ông Dũng còn quá mạnh…. Tất nhiên cái thế của ông Thăng giờ còn quá yếu. Thế của ông Thăng còn phải đi đường dài mà ông người ta đã chặn ngay từ những bước đầu tiên.
Theo quy định, Ban chấp hành Trung ương là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng của đảng giữa hai kỳ đại hội. Hội nghị ban chấp hành Trung ương có quyền loại bỏ bất cứ thành viên nào bao gồm cả thành viên của Bộ Chính trị. Câu hỏi đặt ra là tại hội nghị lần này các ủy viên Ban chấp hành trung ương sẽ bỏ phiếu thế nào đối với đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng, nhất là vào khi báo chí chính thống đã đồng loạt đưa tin, chỉ trích những sai phạm của ông một cách công khai?
Theo thông tin mới nhất trên mạng mà đài Á châu Tự do chưa thể kiểm chứng, tại hội nghị trù bị cho hội nghị trung ương 5 diễn ra ở Hà nội hôm 3 tháng 5, ông Đinh La Thăng đã chính thức xin rút khỏi Bộ Chính trị và thôi chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Vì sao “phản động” tại Việt Nam bị côn đồ trừng trị?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-05-04  
Phan Sơn Hùng, nghi can có liên quan đến vụ hành hung hội đồng 3 phụ nữ.
  Phan Sơn Hùng, nghi can có liên quan đến vụ hành hung hội đồng 3 phụ nữ.  Ảnh: Facebook
Ở Việt Nam, tình trạng người dân công khai lên tiếng phản biện chính quyền, các nhà hoạt động xã hội và dân chủ bị côn đồ tấn công ngày càng nghiêm trọng. Mới nhất là vụ việc côn đồ vào tận tư gia hành hung 3 phụ nữ vì bị cho là “phản động”.
Thế nào là “phản động”?
Tiếng la hét thất thanh của những phu nữ bị hành hung, tiếng gằn giọng “Phản động hả? Phản động” của những tay côn đồ cùng hình ảnh đánh đập tàn bạo, được đăng tải trong một video clip dài hơn 30 giây, trên trang Facebook có tên Phan Hùng vào chiều tối ngày 2 tháng Năm gây nên sự phẫn nộ trong dư luận.
Nhiều người lên tiếng yêu cầu chính quyền phải xử lý nghiêm minh vụ việc vừa nêu vì mức độ an toàn của dân chúng không được đảm bảo, như lời khẳng định của cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định rằng “sự việc này là bước leo thang nghiêm trọng của tình trạng vô pháp đang diễn ra ở xã hội chúng ta”.
Đáp lời kêu gọi của người dân, báo giới trong nước nhanh chóng đăng tải thông tin Trưởng Phòng Tham mưu của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang xác nhận Công an quận 2 đang điều tra vụ việc xảy ra trong khu vực của quận. Tuy nhiên, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang phản bác cáo buộc của dư luận có cán bộ công quyền đứng đằng sau vụ việc này và nhấn mạnh vụ việc không mang màu sắc chính trị.
Trong khi đó, trên trang Facebook cá nhân của Phan Hùng, người đăng tải video clip hành hung 3 phụ nữ tại quận 2 kèm theo lời tuyên bố “Đây là màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ” và còn hăm dọa những ai muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn, lật đổ thì cứ lên tiếng.
Là một nạn nhân từng bị côn đồ đeo bám và hành hung, nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến nói với RFA vào tối hôm mùng 3 tháng Năm rằng vụ việc vừa mới xảy ra mang tính chất đàn áp phong trào dân chủ trong nước, chứ không còn như từng xảy ra trước đây, chẳng hạn đối với chính anh là hành động lén lút, giấu mặt.
Nhà cầm quyền không có một lý do gì để đánh dân, đánh người hoạt động nữa, họ phải mượn tay côn đồ.
- Đinh Quang Tuyến 
“Nhà cầm quyền không có một lý do gì để đánh dân, đánh người hoạt động nữa. Họ phải mượn tay côn đồ để chuyển việc người dân đứng dậy đối đầu với nhà cầm quyền sang dân với dân. Nhà cầm quyền chuyển như vậy để tránh yếu tố pháp lý, tránh yếu tố công luận cho nên bẻ sự đối đầu của dân với nhà cầm quyền thành dân với dân. Họ tạo ra những mâu thuẫn trong nhân dân, cố tình tạo ra ‘cờ đỏ-cờ vàng’, đại khái như thế, và do lập trường của người dân khác nhau nên người ta đánh nhau.”
Mặc dù đại diện của Công an Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vụ việc 3 phụ nữ bị nhóm côn đồ hành hung tàn bạo vì bị cho là “phản động” không mang màu sắc chính trị, nhưng chính người ra tay, tên Phan Hùng từng viết trên trang Facebook cá nhân rằng những người suốt ngày mở miệng nói thương cá, yêu môi trường, đòi tự do dân chủ, nhân quyền… là một lũ “dốt dân”, lúc nào cũng xuyên tạc và kích động.
Câu hỏi đặt ra có phải những hành động và phản biện của người dân xoay quanh những gì xảy ra trong đời sống xã hội được đánh đồng với khái niệm “phản động” như của nhóm côn đồ Phan Hùng hay không? Và nhóm côn đồ này có quyền dùng bạo lực đối với những người công khai bày tỏ quan điểm của họ như vậy?
Công quyền đứng sau côn đồ?
Đáp câu hỏi được dư luận đặt ra, anh Đinh Quang Tuyến diễn giải ý nghĩa của “phản động” theo định nghĩa bất thành văn của nhà cầm quyền Việt Nam:
“Thật ra mà nói nếu gom lại hết thì tất cả những người nói lên sự thật đều là ‘phản động’, kể cả người trong Đảng mà nói sự thật thì cũng được quy là’ phản động’. Bất cứ đảng viên ra khỏi Đảng mà tố cáo hoạt động của Đảng, của nhà cầm quyền, nói lên sự thật thì là ‘phản động’. Tức là nhà cầm quyền là phi nghĩa. Người phản lại người phi nghĩa là phản động. Chính nghĩa là phản động, tức là phản lại phi nghĩa.”
Đồng quan điểm với nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến, đa số những người dấn thân trong phòng trào dân chủ hóa tại Việt Nam đều đối diện với tình cảnh bị côn đồ, thậm chí những nhân viên an ninh mặc thường phục gây trở ngại trong sinh hoạt thường nhật cũng như bị theo dõi hay bắt cóc. Facebooker Huỳnh Quốc Huy kể lại từ sau ngày 5 tháng Ba, ngày cựu tù nhân lương tâm-Linh mục Nguyễn Văn Lý kêu gọi toàn quốc biểu tình, còn bị nhóm người Trung Quốc đeo bám:
Mức độ sai trái của nhà cầm quyền như thế nào thì người ta phải có mức độ đấu tranh tương ứng.
- Đinh Quang Tuyến
“Có những nhóm côn đồ lạ, nhóm người Trung Quốc đuổi theo Huy từ sau ngày 5 tháng Ba. Thật ra Huy không nghe họ nói nhưng có nhóm 4 người với dáng vẻ, ngoại hình không phải là người Việt. Mình nhìn mình biết. Màu da của họ ở xứ lạnh chứ không phải xứ nhiệt đới như mình. Tướng họ cao, mắt híp, mặt bành, da trắng và đặc biệt là đặc biệt trên người họ có quấn côn. Người Việt không xài côn. Mình có tập võ nên mình biết.”
Tác giả quyển sách “Bên thắng cuộc” chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án nhóm côn đồ hành hung 3 phụ nữ ở quận 2, Sài Gòn về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật Hình sự Việt Nam, chưa kể đến hành vi sử dụng trái phép bình xịt hơi cay và hành hung dã man các phụ nữ tại tư gia của họ. Nhưng thông tin mới nhất Đài Á Châu Tự Do ghi nhận một trong 3 nạn nhân phụ nữ được Công an quận 2 yêu cầu ký đơn bãi nại, không xử lý hình sự vì lý do thương tích không nặng.
Trước thông tin này, dư luận càng dấy lên thắc mắc thủ phạm có liên quan gì đến công an? Riêng với các nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước cho rằng vụ việc đánh người nghiêm trọng xảy ra tối ngày 2 tháng Năm mà công an quận 2 không khởi tố thì đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy cách hành xử của nhà cầm quyền nhằm trấn áp những tiếng nói đối lập.
Vụ việc côn đồ hành hung 3 phụ nữ vì bị cho là “phản động” sẽ được chính quyền địa phương xử lý như thế nào đang được dư luận quan tâm theo dõi. Và số đông những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam khẳng định rằng cách hành xử không chính danh qua vụ việc côn đồ hành hung mới nhất càng khiến cho quyết tâm của họ mạnh mẽ hơn vì một đất nước có kỹ cương pháp trị, như lời anh Đinh Quang Tuyến rằng họ chỉ góp phần xây dựng quốc gia văn minh, tiến bộ một cách ôn hòa, không bao giờ muốn đối đầu với chính quyền “Nhưng những người hoạt động sẽ chuẩn bị một thế mạnh hơn. Mức độ sai trái của nhà cầm quyền như thế nào thì người ta phải có mức độ đấu tranh tương ứng”.

‘Chúng tôi không dùng bạo lực đáp trả bạo lực!’

Cát Linh, phóng viên RFA 2017-05-04  
Một cảnh sát cơ động Việt Nam, ảnh minh họa.
Một cảnh sát cơ động Việt Nam, ảnh minh họa.  AFP photo
Những ngày qua, dư luận hầu như tập trung vào một đoạn video clip được truyền đi trên mạng xã hội về vụ việc một nhóm người hành hung ba người phụ nữ trong khi đang ở trong nhà trọ. Vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất là bạo lực đang dần trở thành công cụ hành xử công khai trong xã hội.
Phẫn nộ
Rất nhiều bàn tán, kể cả những tranh cãi xung quanh sự việc. Rất nhiều lý do được dư luận đặt ra đối với sự việc này.
Nhưng phản ứng được quan tâm nhiều nhất, cũng như là lý do dẫn đến sự phẫn nộ nhiều nhất là nhận xét về một hành động “dùng bạo lực để hành xử với phụ nữ.”
Việc này làm cho cư dân mạng nhắc đến câu chuyện của mẹ con chị Hoàng Mỹ Uyên bị đánh đập khi đi biểu tình ngày 8 tháng 5 năm 2016.
Lý do thứ hai không nằm ngoài cơn bão giận dữ của mọi người, chính vì một trong ba người phụ nữ bị đánh đập rất dã man trong video đó là chị Lê Mỹ Hạnh, nhà hoạt động tích cực cho công cuộc xây dựng dân chủ, bảo vệ môi trường môi sinh, từng tham gia nhiều cuộc biểu tình đòi chống Formosa. Và một người ra tay hành hung nói rõ đối tượng bị đánh là ‘phản động’.
Thông điệp từ chính quyền
Dương Đại Triều Lâm, một nhà hoạt động, từ Sài Gòn cho biết sự khác biệt của lần này, một video clip được cho là do chính nhóm người đã ra tay hành hung ghi hình lại và đưa lên mạng xã hội, là khởi nguồn từ chính thông điệp của chính quyền đang gửi đến cho các nhà đấu tranh.
Theo nhận định của cá nhân mình, là họ báo đi một thông điệp rằng chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực với những người hoạt động dân sự.
- Dương Đại Triều Lâm
“Theo nhận định của cá nhân mình, là họ báo đi một thông điệp rằng chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực với những người hoạt động dân sự. Chúng tôi sẽ không sử dụng pháp luật để bảo vệ những người này. Chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực để đàn áp những cuộc biểu tình.”
Không phải riêng chị Lê Mỹ Hạnh, mà những nhà đấu tranh dân chủ và những người tham gia biểu tình, tuần hành đã rất nhiều lần gặp trường hợp bị côn đồ đánh đập. Sự việc thường xảy ra ngay trong thời gian biểu tình hoặc bất cứ lúc nào ngoài đường phố.
“Việc biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu đóng cửa là một việc làm không hề sai trên cả mặt pháp luật, hiến pháp, và cả đạo đức, rồi mặt yêu cầu chính đáng của người dân. Nhưng người ta không thể dẹp được nó bằng cách nào được, bằng cách cho quân đội mang các bộ đồng phục đi đàn áp.
Theo mình đây là một thông điệp. Thông điệp sẵn sàng đàn áp để bịt miệng người dân và những người hoạt động xã hội.”
Trường hợp nhà đấu tranh Đỗ Thanh Vân và Nguyễn Viết Dũng hôm 14 tháng 3 sau khi đi tưởng niệm vụ Thảm sát Gạc Ma ở Hà Nội; vụ chị Nguyễn Hương khi đi làm từ thiện ở Dak Nong, Quảng Trị ngày 22 tháng tư; vụ anh Trương Văn Dũng hôm 30 tháng tư khi quay video người dân giương biểu ngữ phản đối Formosa; vụ anh Nguyễn Peng mới hôm 1 tháng 5 ở Sài Gòn… là những ví dụ.
160711045232_la_viet_dung_640x360_facebooklavietdung_nocredit.jpg
Nhà đấu tranh Lã Việt Dũng từng bị an ninh giả danh côn đồ đánh trong chiếc áo của đội bóng No U. AFP photo
Nguyễn Peng cho biết có lẽ đây là đỉnh điểm của tệ nạn bạo hành, bạo lực ở Việt Nam. Nói về lý do đã xảy ra vụ tấn công với ba người phụ nữ trong video clip vừa qua, anh cho biết:
“Tất cả những bạn trẻ, người đấu tranh dân chủ đã nhân rộng ra quá nhiều, họ không thể nào biết được hay theo dõi nhiều, nên họ dùng hành động đánh phủ đầu. Em cũng từng là một nạn nhân.”
Hồi xưa em có nghe những người đánh lén. Bây giờ họ khẳng định họ đánh, quay clip lại rồi đưa lên mạng, tức là họ phản kháng rất mạnh mẽ với dân đấu tranh, làm cho người đấu tranh hoang mang đi.”
Điều lo lắng Nguyễn Peng nghĩ đến là những người trẻ vừa cất lên tiếng nói sẽ bị hoang mang, chùn bước trước viễn cảnh nhức nhối của con đường họ vừa bước vào.
Công khai bạo lực
Đoạn video clips bạo lực được đưa lên Facebook Phan Hùng có cả những lời khẳng định lý do hành hung chị Lê Mỹ Hạnh và hai người phụ nữ khác: "Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng." (Facebook có tên Phan Hùng)
Theo mình đây là một thông điệp. Thông điệp sẵn sàng đàn áp để bịt miệng người dân và những người hoạt động xã hội.
- Chị Lê Mỹ Hạnh
Không những thế, khi dư luận phản ứng thì người lấy tên Phan Hùng đăng trên Facebook video cảnh đấm đá nạn nhân, trực tiếp đối diện thách thức với dư luận.
Nói về sự ngang nhiên thách thức dư luận của người này, Dương Đại Triều Lâm cho biết anh nghĩ rằng đây là một chiêu thức của nhà cầm quyền, khi không còn cách nào khác để ngăn chặn những lần lên tiếng của người dân. Anh gọi đây là “Dùng bạo lực để dập tắt đấu tranh”
“Theo nhận định của mình, sau hơn 1 năm qua, lực lượng chức năng đã rất mệt mỏi với những cuộc biểu tình với những quy mô khác nhau, lớn nhỏ khác nhau. Từ tập trung ở trung tâm thành phố đến các điểm chơi ở các tỉnh lẻ bên ngoài. Họ rất mệt mỏi với phương pháp biểu tình “hit and run”.
Điều này làm cho chính quyền rất mệt mỏi vì không biết dàn quân ở đâu để ngăn chặn những cuộc biểu tình quy mô nhỏ như vậy. Họ sử dụng bạo lực lần này và giữ lại hình ảnh của hung thủ đưa các clip đó”
Không dùng bạo lực chống trả
Trải qua ít ngày, vụ tấn công thật sự gây sốc cho rất nhiều người. Sự phẫn nộ của cộng đồng mạng xã hội không đề cập đến lý do chính trị hay lý do cá nhân nào khác. Mà thay vào đó, là sự bất bình trước tình trạng bạo lực, bạo hành vô pháp được công khai thực hiện trong xã hội.
000_Hkg9055048-400.jpg
Công an mặc thường phục làm hàng rào ngăn chặn người dân đến tòa án Hà Nội trong ngày xử luật sư Lê Quốc Quân, 2/10/2013. AFP photo
Không thiếu những đề nghị được đưa ra trên mạng xã hội như: “Hãy đến nhà của Phan Hùng xử theo luật giang hồ”, hoặc “Nợ máu phải trả bằng máu”…
Nhưng đối với các nhà hoạt động, họ có suy nghĩ khác.
Trên trang cá nhân của mình, Nguyễn Peng đưa ra lời kêu gọi: “Chúng ta hãy lên tiếng nói không với bạo hành của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động bất đồng chính kiến về XHDS tại Việt Nam”.
Giải thích thêm về ý kiến của mình, anh nói:
“Em nghĩ không nên dùng bạo lực để phản kháng lại. Luật pháp. Việt Nam có một luật pháp nhất định trong khuôn khổ của Việt Nam. Nếu mình cảm thấy không được ở Việt Nam thì mình yêu cầu các toà quốc tế hoặc các bên như Liên Hiệp Quốc can thiệp cho mình chứ mình không nên dùng bạo lực để tấn công bạo lực.”
Peng nói rằng cũng như chiến tranh, thì người lính phía bên nào cũng phải chịu tổn thương và mất mát.
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm cũng thế. Anh không ủng hộ dùng phương cách bạo lực để phản kháng lại bạo lực.
“Nếu chúng ta sử dụng bạo lực để đánh trả bạo lực thì chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy. Chúng ta sẽ đối đầu với thế mạnh nhất của họ là sử dụng bạo lực để đàn áp. Chúng ta phải bắt buộc nhà cầm quyền phải thực hiện các biện pháp bảo vệ pháp luật, khởi tố vụ án, đưa hung thủ ra trước ánh sáng. Công lý phải được thực thi. Phải bảo vệ nạn nhân, quyền chỗ ở, xâm phạm thân thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, những điều đã được pháp luật công nhận.”
Nhấn mạnh thêm, Dương Đại Triều Lâm cho biết người dân hoàn toàn không có lợi nếu dùng bạo lực đáp trả, vì chính quyền có những công cụ đàn áp, có đầy đủ công an, quân đội.
“Còn chúng ta thì ngoài lòng yêu nước và tinh thần mong cho Việt Nam dân chủ thì chúng ta không có những vũ khí để chống lại những cái đó.”
Trên trang cá nhân của mình, Dương Lâm có đưa ra ý kiến tương tự :
Nếu mình cảm thấy không được ở Việt Nam thì mình yêu cầu các toà quốc tế hoặc các bên như Liên Hiệp Quốc can thiệp cho mình chứ mình không nên dùng bạo lực để tấn công bạo lực.
- Nguyễn Peng
- Các tổ chức XHDS ra tuyên bố sẽ kêu gọi tổng biểu tình trên toàn quốc phản đối bạo lực nếu cơ quan chức năng Tp HCM không xử lý vụ việc.
- Nhiều luật sư có uy tín đã lên tiếng và đang thực hiện các bước pháp lý cần thiết để đưa vụ việc ra ánh sáng, thực thi công lý.
- Cộng đồng mạng xã hội tiếp tục bức xúc, căm phẫn và lên án mạnh mẽ sự việc. Đồng thời truy tìm và chia sẽ thông tin về những kẻ gây ra sự việc.
- Báo chí lề dân lập tức vào cuộc ngay sau sự việc xảy ra với đầy đủ các dữ kiện cần thiết cung cấp cho bạn đọc. Báo chí thuộc quản lý nhà nước bắt đầu đưa tin.
Khớp với những lời đề nghị vừa nêu, một ngày sau khi đoạn video clip được truyền đi, người phát ngôn của Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tiếng, và truyền thông trong nước cũng chính thức đưa tin.
Cụ thể là mạng Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3 tháng 5, dẫn lời trung tá Trần Văn Hiếu trưởng công an quận 2, nơi xảy ra vụ hành hung, cho biết đang điều tra làm rõ việc này.
Tin mới nhất cũng do cộng đồng mạng đưa ra vào tối ngày 3 tháng 5, Phan Sơn Hùng, người trực tiếp quay và đăng tải lên trang facebook cá nhân đoạn clip một nhóm người đột nhập nhà riêng, xịt hơi cay và hành hung dã man 3 người phụ nữ tại quận 2 chiều 2/5 đã bị bắt giữ trong đêm 3/5.
Chưa biết người bị bắt giữ sẽ bị kết tội như thế nào và quyền lợi của nạn nhân sẽ được bảo vệ ra sao. Chỉ biết rằng, khi được hỏi về liệu bài học mà tiên sinh Nguyễn Trãi đưa ra trong Bình Ngô Đại Cáo “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân thay cường bạo” có còn thích hợp trong xã hội ngày nay hay không? Các bạn trẻ vẫn cho rằng “chí nhân lúc nào cũng thắng bạo lực, bạo tàn”.

Công an đỗ thừa anh Nguyễn Hữu Tấn tự cắt cổ chết trong đồn

CTV Danlambao - Chiều 04.05.2017, các quan chức cộng sản Vĩnh Long đã họp báo và tuyên bố anh Nguyễn Hữu Tân đã chết trong trại tạm giam công an là do dùng dao tự sát. (1)

Theo công an điều tra thì anh Tấn xin một điếu thuốc để hút, và sau đó xin nước để uống. Khi công an ra khỏi phòng để lấy nước thì anh Tấn đã lấy con dao rọc giấy trong cặp riêng của công an điều tra và tự cắt mạch máu 2 bên cổ.

Đây là hình ảnh tử thi anh Nguyễn Hữu Tấn với cái gọi là vết "cắt mạch máu 2 bên cổ":


Cần ghi nhận là không một báo lề đảng nào đăng tải hình ảnh này trong bản tin tường thuật buổi họp báo của quan chức Vĩnh Long.

Trả lời RFA, ông Nguyễn Hữu Quân, thân phụ của anh Nguyễn Hữu Tấn đã không tin con trai ông cắt cổ tự vẫn: "Khoảng 11 giờ trưa ngày hôm sau, trước sau có một bữa một, báo là con tôi cắt cổ tự vẫn, nhưng cắt cổ gì mà cái đầu móp, cuống họng cắt hết trơn luôn vòng ra phía sau chỉ còn có một chút. Nếu nó tự vận thì đâu có lỗ đầu rời cuống họng rời ra hở ra chừng năm sáu phân, nằm dưới gạch mà máu văng tung tóe hết trơn tui thấy tui xỉu luôn. Tôi nhờ chính quyền làm rõ vụ này nếu không thì tôi không đồng ý..." (2)

Một sự việc cần ghi nhận là Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long - Đại tá Phạm Văn Ngân nó cho biết hành động "tự sát" của anh Nguyễn Hữu Tấn có camera ghi lại. Tuy nhiên, thân phụ của anh Tấn sau khi xem một video từ công an thì ông thấy có đoạn chiếu cảnh người mặc đồ tù (trong khi anh Tấn thì chưa bị tuyên án nên không thể mặc đồ sọc của tù nhân) tự sát nhưng không chắc đó có phải là con ông vì không nhìn rõ mặt.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Ngân tại buổi họp báo

Ngược lại, Phó Giám đốc Công an Phạm Văn Ngân thì lại tuyên bố với báo chí rằng: "Công an tỉnh Vĩnh Long đã mời gia đình Nguyễn Hữu Tấn xem lại camera an ninh và chứng kiến toàn bộ quá trình khám nghiệm tử thi. Phía gia đình cũng đã hiểu rõ về cái chết của nghi phạm Tấn là do tự sát, chứ không có tác động gì khác." (3)

Anh Nguyễn Hữu Tấn sinh năm 1979, cư ngụ tại tổ 7, khóm 2, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Anh là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Vào ngày 02.05.2017 anh bị khoảng 200 công an ập vào nhà bắt khẩn cấp và tạm giam vì bị công an nghi là "tán phát tài liệu chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Vào đồn công an chưa tròn một ngày, 10:55 sáng 03/05 anh đã bị chết với 2 vết cứa trên cổ.

Như để ngăn ngừa sự phán xét của dư luận, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long là Nguyễn Hoàng Học cũng đã yêu cầu các cơ quan báo chí lề đảng thông tin"khách quan, trung thực, chính xác để người dân biết, hiểu đúng bản chất vụ việc, tránh bị lợi dụng, xuyên tạc, kích động, xúi dục làm những việc trái pháp luật."

Phạm Văn Giàu, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Vĩnh Long còn bồi thêm: "sau khi có thông tin về vụ việc, trên nhiều trang mạng đã thông tin không chính xác về vụ việc... hiện có nhiều trang mạng đăng tải nhiều tình tiết không đúng sự thật, có ý đồ kích động." (4)

05.05.2017



_________________________________

Chú thích:




"Gian Hồ " đàn áp dân: một chính sách khủng bố của cường quyền

Vũ Đông Hà (Danlambao) - ...Hệ quả lâu dài mà hệ thống côn an trị muốn đạt được là: gieo hình ảnh khủng bố bất kỳ ai, phụ nữ cũng không tha như đoạn video mà Phan Sơn Hùng được lệnh và được phép trình chiếu, vào đầu người dân để nó trở thành vũ khí hiệu quả nhất nhằm đập nát lòng can đảm của người dân...

Những sự việc tuần tự xảy ra trong vụ Phan Sơn Hùng và đồng bọn đánh đập dã man chị Lê Mỹ Hạnh và 2 người bạn của chị có nhiều chỉ dấu cho thấy việc côn an ngầm phối hợp với côn đồ thành một loại "gian Hồ" để khủng bố dân là một "chính sách" của chế độ côn an trị.

Thoải mái tung bằng chứng vi phạm pháp luật

Ngay sau khi hành hung các phụ nữ một cách dã man vào ngày 2/5/2017, Phan Sơn Hùng đã ngang nhiên trình chiếu những hành vi phạm pháp của mình một cách công khai. Không dừng ở đó, tên côn đồ này cũng đã tự sản xuất nhiều clip trên FB cá nhân để khoe khoang thành tích, chửi bới những người bất đồng chính kiến và tự xưng là chơi chung với một trung tá an ninh.

Đây là hiện tượng xảy ra lần đầu tiên khi kẻ thủ ác không sợ bị trừng phạt bởi pháp luật và ngang nhiên trưng bày chứng cớ tội ác của chính hắn. Điều này cho thấy Phan Sơn Hùng có sự bảo kê hay chính xác hơn là đang làm công cuộc "kắt mạng" cho đảng.

Côn đồ tự sướng với mục tiêu chính trị, côn an tự chế mục tiêu đánh ghen

Mặc dù Phan Sơn Hùng tuyên bố, khẳng định thẳng thừng trên Facebook về mục tiêu chính trị trong việc đánh người, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang - Trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn Công an thành Hồ lại tuyên bố nguyên nhân ban đầu của vụ việc là mâu thuẫn cá nhân và không có yếu tố chính trị (1). Điều này cho thấy côn an thành Hồ cố tình lèo lái sự việc qua một hướng khác để tạo khoảng cách giữa côn an và côn đồ.

2 ngày trôi qua với sự phẫn nộ bùng nổ trên mạng, truyền thông lề đảng buộc phải đăng tin và vào ngày 04.05.2017 côn an thành Hồ buộc phải tạm giữ Phan Sơn Hùng để điều tra.

Tại cơ quan công an, Phan Sơn Hùng đã thừa nhận mình là một trong những thủ phạm hành hung 3 phụ nữ (2)

Tuy nhiên, Trung tá Trần Văn Hiếu, Trưởng Côn an Quận 2, lại tuyên bố: “Hiện chúng tôi đang làm việc và xác minh tất cả nội dung vụ việc, chưa khẳng định người đăng tải lên Facebook có đánh người hay không, công an phải chứng minh bằng chứng cứ và chúng tôi đang làm rõ việc này” (3). 

Khi trong clip đánh người ở đoạn cuối quay cảnh tên côn đồ vừa đá vào mặt người phụ nữ vừa la "phản động" là bằng chứng cho động cơ hành hung người rõ rệt nhất thì tên côn an cao cấp nhất của thành Hồ là Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an Hồ Chí Minh, đã định ra phương hướng giải quyết vấn đề cho thuộc hạ: đây là một vụ đánh ghen - "Qua lời khai của bảo vệ chung cư ở quận 2, thời điểm đó có một người phụ nữ trong nhóm chạy ra hô “nó giật chồng em”"(3).

So sánh những gì Phan Sơn Hùng "tự sướng" trên mạng và phát biểu của tên giám đốc côn an, có thể kết luận ngay là tên này lại giở trò tạo "nhân chứng giả" để bóp méo sự thật.

Côn an vẫn cho phép côn đồ tiếp tục huênh hoang trên mạng

Trong những ngày qua, mặc dù có đầy đủ chứng cớ vi phạm hình sự, nhưng khác với những "nghi can" khác là bị tạm giữ, khóa trang FB cá nhân, hoặc ít ra là Phan Sơn Hùng sẽ lo sợ như đa số những người khác mà im lặng, đằng nầy trên FB cá nhân hắn vẫn thoải mái viết, nói về những hành vi vi phạm phạm pháp đã qua và sẽ làm trong thời gian tới như thể không xem pháp luật ra gì. (4)

Phải là cùng một giới "gian Hồ" với nhau mới có chuyện này.

Côn an tìm cách lừa nạn nhân bãi nại tội ác của côn đồ

Bắt được tâm lý sợ hãi của Nguyễn Thị Hương, một nạn nhân khác trong vụ hành hung, côn an đã lừa chị ký đơn bãi nại, không yêu cầu xử lý hình sự, vì lý do thương tích không nặng. Ls Lê Công Định đã đặt câu hỏi mà câu trả lời ai cũng biết: "Tại sao công an lại muốn nạn nhân bãi nại vụ án nghiêm trọng này? Tại sao công an không muốn truy tìm thủ phạm? Tại sao công an lại muốn kết thúc điều tra trước khi bắt đầu? Vậy, thủ phạm có liên quan gì đến công an?" (5)

*

Gom lại sự việc chỉ trong vài ngày qua, nối kết với những hiện tượng "quần chúng tự phát", "quần chúng bức xúc", "nhân dân chống phản động", "côn an thường phục", "lực lượng trật tự đô thị"... chúng ta có thể kết luận rằng:

- Trong toàn bộ lực lượng côn an còn đảng còn mình có những thành phần đồng phục "chính quy", có những thành phần "chính quy" nhưng khoác áo côn đồ, có những thành phần côn đồ thứ thiệt nhưng nhận chỉ đạo và phục vụ cho công tác đàn áp, khủng bố dân.

- Hiện tượng Phan Sơn Hùng ngang nhiên "trình chiếu" cảnh đánh phụ nữ dã man chưa từng thấy là một "thông điệp" có chủ trương, một "chính sách khủng bố" có tính toán đánh vào tâm lý những công dân Việt Nam đang còn lưỡng lự, đang còn cố gắng vượt qua sợ hãi để đứng lên đòi lại nhân quyền, tự do, dân chủ và môi trường trong sạch.

- Hệ thống cầm quyền có thể mang tai tiếng trong một thời gian ngắn và những tai tiếng đó sẽ được tẩy rửa bởi sư đoàn bút nô của hệ thống tuyên truyền. Hệ quả lâu dài mà hệ thống côn an trị muốn đạt được là: gieo hình ảnh khủng bố bất kỳ ai, phụ nữ cũng không tha như đoạn video mà Phan Sơn Hùng được lệnh và được phép trình chiếu, vào đầu người dân để nó trở thành vũ khí hiệu quả nhất nhằm đập nát lòng can đảm của người dân.

- Mục tiên Khủng bố tinh thần người dân đạt được mà Bộ Côn an "vô can" trước dư luận quốc tế. Mọi việc sẽ được diễn giải là những "xung đột giữa người dân với nhau".

Clip video là do Phan Sơn Hùng và đồng bọn đóng. Nhưng đạo diễn là đám côn an thành Hồ. Thành phần sản xuất không ai khác hơn là hệ thống độc tài đảng trị đang gửi thông điệp khủng bố người dân.

05.05.2017



_______________________________

Chú thích:







Những bài liên quan đã đăng:

- Thấy gì qua thông tin của trùm côn an thành Hồ về vụ côn đồ đánh đập phụ nữ
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/thay-gi-qua-thong-tin-cua-trum-con.html

- Vụ hành hung Lê Mỹ Hạnh mang yếu tố chính trị
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/vu-hanh-hung-le-my-hanh-mang-yeu-to.html

- Khi bạo lực đường phố trở thành phương tiện cai trị
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/khi-bao-luc-uong-pho-tro-thanh-phuong.html

- Côn an Q.2 thành Hồ điều tra và phản bác vụ côn đồ hành hung chị Lê Mỹ Hạnh có tính chính trị
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/con-q2-thanh-ho-ieu-tra-va-phan-bac-vu.html

- Bạo lực đã được chọn để bảo vệ chế độ cộng sản
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/bao-luc-uoc-chon-e-bao-ve-che-o-cong-san.html

- Yêu cầu công an bắt giữ và truy tố những kẻ đã hành hung chị Lê Mỹ Hạnh và bạn của chị
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/yeu-cau-cong-bat-giu-va-truy-to-nhung.html

- Nếu bạn im lặng thì ai sẽ nói?
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/neu-ban-im-lang-thi-ai-se-noi.html

- Những kẻ hành hung Lê Mỹ Hạnh là sản phẩm của một chế độ khốn nạn
https://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/nhung-ke-hanh-hung-le-my-hanh-la-san.html

- Chị Lê Mỹ Hạnh tường trình lại việc bị hành hung
https://www.youtube.com/watch?v=Xb-jsVanagY

- Cận cảnh côn đồ hành hung chị Lê Mỹ Hạnh
https://www.youtube.com/watch?v=D6_WB0pIOG8

- Chị Lê Mỹ Hạnh bị hành hung

https://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/chi-le-my-hanh-bi-hanh-hung.html

Nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang - Một thảm họa khôn lường

Đồ Hiếm (Danlambao) - Cuối cùng sau gần 10 năm nằm ém, tên sát thủ môi trường mang tên “Nhà máy giấy Lee & Man” đã xuất đầu lộ diện bên bờ sông Hậu, huyện Châu Thành, Hậu Giang, trong sự bàng hoàng và lo lắng của người dân quanh vùng. Ta gọi tắt chúng là “Sát thủ Lee &Man (STLM)”.

Vào cuối tháng 3/2017, mới chỉ là thử nghiệm trong 20 ngày, nhưng người dân quanh vùng đã lâm vào cảnh dở sống dở chết, vì hàng loạt ô nhiễm nghiêm trọng như: Mùi hôi nồng nặc, tiếng ồn đinh tai, bụi bặm, khí thải từ nhà máy bốc ra đen kịt... thậm chí khi ngủ, dân chúng quanh vùng đều phải đeo khẩu trang mới chịu nỗi (1).

Một năm trước (6/2016), do đụng phải nhiều phản ứng gay gắt từ người dân, đặc biệt Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã cảnh báo STLM sẽ bức tử sông Hậu (2), nhưng trong bối cảnh cả nước đang sôi sục chống Formosa hồi 2016, STLM đành phải dùng thêm nhiều nén bạc đâm toạc tờ giấy(phép) đi đêm với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), để đến đầu năm 2017 mới xuất đầu lộ diện.

Các chuyên gia khoa học thế giới không ngớt cảnh báo, sản xuất giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất trong công nghiệp. Vì sản xuất luôn gắn liền với sông ngòi, một khi STLM thực sự đi vào vận hành thì việc xả thải làm ô nhiễm cả nguồn nước sông Hậu, một dòng sông huyết mạch của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), bởi đây là vùng sản xuất lúa, cây ăn trái và vùng nuôi thủy sản của nhiều tỉnh thành trong vùng như Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh và Cần Thơ. Hơn nữa, sông Hậu cũng là nguồn nước chính cho hơn một triệu người dân Tây Đô (Cần Thơ, chỉ cách nhà máy hơn 13km) và các vùng lân cận. Theo như thông lệ, các quan đỏ địa phương thấy tiền là mờ mắt, cứ phớt lờ mọi lời kêu than của dân, vẫn cho tiến hành dự án, thậm chí, Bộ trưởng Trần Hồng Hà Bộ TNMT lại bịp bợm tuyên bố “Sau khi kiểm tra, giám sát chặc chẽ các hệ thống xả thải, các chỉ số quan trắc về khói bụi, nước thải mà STLM xả ra vẫn đạt chuẩn trong giới hạn an toàn cho phép!!!” (3)

Công nghệ lạc hậu và độc hại

Sơ lược về quá trình sản xuất giấy một cách đơn giản như sau: Đầu tiên phải chế biến từ nguyên liệu khô như gỗ hoặc giấy phế phẩm sang dạng bột giấy, qua các quy trình như: Tẩy mực, băm nhuyễn, tẩy trắng… Để thực hiện các công đoạn này phải sử dụng rất nhiều loại hóa chất có độc tính cao như chất tẩy Chlor (Cl), xút ăn da (NaOH), chất tẩy soda (Na2CO3), oxy già ( H2O2) và muối Natri Cyanure (NaCN, một loại muối rất dễ tan trong nước, nếu không kết hợp với kim loại, ion cyanure (CN) sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải, vốn là một chất cực độc, nó có thể làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ ôxy cấp kỳ).

Khi quá trình tẩy hàng loạt hoàn tất, các loại hóa chất độc hại kể trên, phẩm màu, xút, Chlor... cùng với nhiều thành phần kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, chromium, cadmium không tan sẽ theo cùng nước thải đổ ra ngoài. Theo VASEP, công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút (NaOH), sau đó là cyanure và thạch tín (2).

Theo cách sản xuất lạc hậu của Trung Quốc để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng từ 100 đến 350 mét khối nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7 đến 15 mét khối. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt vốn đã khan hiếm tại ĐBSCL, mà còn làm ô nhiễm sông rạch qua sự xả nước thải hóa học khổng lồ. Thảm họa môi trường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề lên vùng trọng điểm sản xuất ĐBSCL, với xuất cảng thủy sản, chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất cảng của toàn VN.

Và để xử lý triệt để toàn bộ hóa chất trong dòng nước thải này thì vô cùng tốn kém, mà chỉ các nước tiên tiến tôn trọng môi trường mới bảo đảm được, còn các nhà máy của bọn TQ chỉ lo chạy theo lợi nhuận, sản xuất càng rẻ càng tốt, nên chắc chắn sẽ xả độc tố trực tiếp ra sông (Y hệt như vụ Formosa Vũng Áng). Các tài liệu về nước thải nhà máy giấy ra môi trường đều nhắc tới ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và cả cây trồng. Con người ăn các loại thủy sản này có thể bị ngộ độc khẩn cấp, hoặc nhiễm độc dần dần dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư, gây tử vong. Bên cạnh đó, nhà máy nhiệt điện hoặc lò hơi cung cấp hơi phục vụ cho việc sản xuất giấy cũng phát sinh khí thải, khiến gây ra hiện tượng mưa axíd rất nguy hại vô cùng cho đường hô hấp.

Sự dối trá và lừa bịp

Khi được hỏi về vấn đề bảo vệ môi trường, trùm sò Chung Wai Fu, giám đốc của STLM khẳng định sẽ không sử dụng chất xút ăn da trong quá trình sản xuất (4). Tuy nhiên, PGS. TS Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL) đã vạch trần sự dối trá của Lee & Man, ông cho biết thậm chí các quốc gia công nghệ tiên tiến trên thế giới vẫn phải sử dụng xút NaOH trong mọi quy trình tẩy trắng giấy, thì làm sao mà Lee & Man lại không dùng đến? Mà nếu Lee & Man khẳng định không sử dụng xút NaOH để tẩy trắng, đồng nghĩa nhà máy không có hệ thống xử lý chất độc này. Tức là ngay từ khi có ý định mở nhà máy tại Hậu Giang, Lee & Man đã có kế hoạch xả hoàn toàn nước thải xuống sông Hậu và không đầu tư cho hệ thống thanh lọc chất xút ăn da NaOH vô cùng độc hại này (5,8)!!! 

Đến nay việc xây dựng hệ thống nước thải đã không đúng như dự án, STLM chỉ mới giải quyết được 20.000 mét khối nước thải, trong khi mỗi ngày nhà máy phải xả ra đến 50.000 mét khối (dĩ nhiên xả thẳng ra sông Hậu). Nếu làm con tính chơi, một người dân xử dụng 100 lít/ngày, thì con số 50.000 mét khối tương đương số nước tiêu dùng cho nửa triệu người dân đã bị cướp đi để nhường cho Nhà máy Giấy dùng vào việc tẩy rửa. Nhưng STLM vẫn được phê duyệt để bắt tay vào vận hành theo đúng quy trình. Thêm nữa, do phản ứng mạnh mẽ từ phía dân Hậu Giang, Bộ Công Thương có dự kiến sẽ đề đạt lên tưởng thú Nguyễn Xuân Phúc cho đình chỉ vận hành Nhà máy Bột Giấy, nhưng vẫn giữ lại Nhà máy Giấy. Làm như thế thì hiểm họa không những không giảm thiểu được bao nhiêu, vì Nhà máy Bột Giấy với sản lượng 165.000 tấn/năm trong khi Nhà máy Giấy sản lượng lên tới 420.000 tấn/năm, thì hiểm họa vẫn không sao tránh khỏi.

Chưa hết, còn có nguy cơ STLM là đầu mối trung gian trá hình để tẩu tán chất độc từ bên TQ sang VN, vì STLM có tuyên bố sẽ nhập 80% nguyên liệu thô từ TQ vào (thay cho sản xuất bột giấy tại VN). Việc này không lạ gì với Formosa Vũng Áng, nơi bị khám phá ra hàng loạt các vụ chôn giấu bùn độc từ TQ tại Hà Tĩnh.

Rước quỷ vào nhà

Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), STLM nằm trong danh sách các Tập đoàn không chịu minh bạch số liệu liên quan đến xả thải môi trường (6). Tại Trung Cộng, STLM thuộc top 5 tập đoàn sản xuất giấy lớn nhất thế giới, tuy nhiên ngay tại quê nhà TQ, nhà máy này đã dính vô nhiều tai tiếng và từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu ngưng sản xuất vì xả thải bất hợp pháp ra Dương Tử – con sông dài nhất Châu Á, gây ô nhiễm nguồn nước. Không được hoạt động tại quê nhà, STLM đã hạ cánh an toàn tại VN, vì đất đỏ thì ác điểu đậu! (5)

Năm 2007, hai dự án Nhà máy Giấy và Nhà máy Bột Giấy của Công ty Lee & Man do Tập đoàn Lee & Man Paper được nhà cầm quyền CSVN cấp cho giấy phép vào VN sản xuất giấy. STLM đã chi ra 1,2 tỉ USD để có giấy phép đầu tư và diện tích 80 ha tại tỉnh Hậu Giang, được xem là có quy mô lớn nhất VN và nằm trong số 5 nhà máy giấy lớn nhất thế giới. Bất chấp mọi phản đối của người dân Cần Thơ, Hậu Giang và các chuyên gia cảnh báo, các quan đỏ địa phương vẫn đón chào STLM như là “một nguồn tăng ngân sách thu nhập địa phương và góp phần phát triển kinh tế”.

Phải dừng ngay! Chỉ có dân lãnh hiểm họa

Đành rằng thu hút dự án đầu tư là tạo ra công ăn việc làm cho dân nghèo, nhưng đánh đổi môi trường sống, đánh đổi sức khỏe, tính mạng của người dân để có được dự án bằng mọi giá là điều vô lương tâm, chỉ có dưới chế độ cộng sản độc tài xem thường mạng dân như vậy. Trước tình hình hạn hán dai dẳng và ngập mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL, giờ còn phải cam chịu thêm nước thải độc của STLM nữa thì cầm bằng lại thêm một Formosa thứ hai sẽ xảy ra nay mai, nhưng chắc chắn mức độ sẽ kinh hoàng hơn rất nhiều.

Formosa đã bức tử biển miền Trung, nay nổi thêm vụ Nhà máy Giấy Lee & Man tại Hậu Giang thì ngư dân lẫn nông dân coi như bị triệt hết đường sống. Chúng ta đừng chờ đến khi sông Hậu bị bức tử như Formosa giết biển miền Trung rồi mới lên tiếng, mà ngay từ bây giờ phải nắm chặt tay nhau đồng hành xuống đường, giương cao khẩu hiệu: Tống cổ cả hai “Formosa lẫn Lee & Man” ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt. 

Hãy dậy mà đi, dân tôi ơi!!!

04.05.2017



___________________________________

Chú thích:

1. Trùm nilông ngủ vì ô nhiễm nhà máy giấy

2. VASEP lo nhà máy giấy Trung Quốc 'bức tử' sông Hậu

3. Ai đồng ý cho xả 50.000 m3 nước thải ra sông Hậu?

4. Thanh tra nhà máy giấy Trung Quốc trước lo ngại 'bức tử' sông Hậu

5. Bị tẩy chay ở Trung Quốc, nhà máy giấy Lee & Man tìm cách xâm nhập Việt Nam đầu độc nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long

6. Những tai tiếng của nhà máy giấy Lee & Man trên thế giới

7. Nuôi cá cạnh ống xả thải để cán bộ ăn thẩm định

8. Vụ Nhà máy Giấy Lee & Man: Lãnh đạo đừng phát biểu... ẩu!