Friday, November 18, 2016

Cái cúi đầu và câu chuyện vui vẻ

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ
Hoàng Giang
Theo VOA-19.11.2016
Cùng một ngày, tôi đọc được 2 mẩu tin, một về vị giám đốc sở giáo dục Seoul, Nam Triều Tiên, và tin kia về Bộ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam. Tin thứ nhất cho thấy vị giám đốc sở giáo dục Seoul cúi rạp người xuống trước ống kính truyền hình để xin lỗi người dân vì đã đặc cách cho một trường hợp con ông cháu cha (COCC) được vào trường đại học không cần thi cử cũng như xét tốt nghiệp phổ thông cho học sinh này dù chỉ đến trường có 17 ngày trong 1 năm học. Tin thứ hai cho thấy ngài Bộ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam ngồi chễm chệ trên ghế họp tại hội trường, ban phát ý kiến về vụ hàng loạt các giáo viên nữ bị điều đi uống rượu tiếp khách tại nhà hàng, cho rằng đấy không phải chuyện to tát, chỉ là “vui vẻ” mà thôi. Ông còn nói “khi các thầy cô giữ phẩm chất, đạo đức nhà giáo mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải nói đến trách nhiệm của thầy cô rồi mới tính đến người ép buộc… Bản thân mình cứ đổ cho người khác thì không công bằng.” Ngành giáo dục Việt thực sự đang quá lôm côm khi báo chí truyền thông đi soi xét đào bới những câu chuyện mang tính chất giải trí như vậy.
Đọc 2 tin vừa kể, thấy rõ được tầm phát triển của đất nước đang ở mức độ nào.
Sự phẫn nộ của người dân Nam Triều Tiên không giống ta, không phải ở chuyện ngày hôm nay các cô giáo thầy giáo đã đi tiếp khách ở đâu, tủi hổ như thế nào mà là họ đã dùng cái mác giáo dục của mình để lộng hành ra sao? Mới đây tại Việt Nam, sinh viên trường Đại học dân lập Hoa Sen thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung giơ biểu ngữ phản đối quyết định của Ủy ban nhân dân về việc tham gia thay đổi công nhận hội đồng quản trị mới của trường này mà không thông qua ý kiến của sinh viên. Tuy nhiên, tin tức này không tạo được một làn sóng lớn nào tại nước nhà. Trên một số trang tin tức báo chí, các sinh viên bị gán cho cụm từ thông dụng quen thuộc “bị xúi giục”, “bị kích động.” Sự kiện này tương tự như sự kiện nữ sinh trường EWHA (Ehwa Woman University) ở Nam Triều Tiên biểu tình kiên quyết buộc hiệu trưởng trường từ chức sau hàng loạt vụ bê bối lợi dụng chức vụ thành lập các quỹ học mờ ám mà đằng sau là sự bảo kê của các tay chính trị quyền lực. Cuộc biểu tình được cho là phong trào dân chủ mới tại Nam Triều Tiên.
Nam Triều Tiên tại thời điểm hiện nay là một đất nước với nền văn hóa giằng xé giữa phương Tây và phương Đông. Mặc dù thể chế chính trị của họ đã chuyển sang chế độ dân chủ từ lâu, nhưng cách vận hành xã hội, quan hệ vẫn theo hơi hướng truyền thống tôn ti trật tự hết sức nặng nề. Tham nhũng, thao túng quyền lực tại trường học, cơ quan, văn phòng từ các “đấng bề trên” vẫn đầy rẫy nhưng được vận hành một cách tinh vi, và “bề dưới” ít dám lên tiếng. Mãi đến năm nay, gần hết nhiệm kỳ của Tổng thống Park Geun Hye, vì sự lạm dụng quyền lực một cách trắng trợn qua những chính sách độc tài vô lý của bà, truyền thông sôi sục và phát hiện được rất nhiều vụ bê bối chính trị làm công chúng phẫn nộ. Phong trào dân chủ Ehwa đã đi lên từ vụ việc này, đặt viên gạch đầu tiên trong việc phá vỡ những “tôn ti trật tự” lâu đời tại Nam Triều Tiên, và kỳ lạ thay, cuộc biểu tình của các nữ sinh đã được dân chúng cả nước ủng hộ nhiệt liệt.
Tất cả những thông tin vừa nêu cho thấy rằng không có một đất nước, một xã hội nào là hoàn hảo. Nhưng sự tốt đẹp là ở chỗ người dân sống trong xã hội đó biết được điều gì là tốt, là xấu để đấu tranh và vươn lên. Chúng ta đang lầm lạc, mâu thuẫn giữa các giá trị đạo đức, khi mà giáo viên đi dự tiệc rượu là trái thuần phong mỹ tục với 2 chữ “nhà giáo” nhưng vô tư nhận phong bì tiền mừng, tiền thưởng để nâng đỡ học sinh thì được chấp nhận. Sinh viên chọn lựa ngôi trường mình học là điều hiển nhiên nhưng đấu tranh cho môi trường học của mình thì bị đe dọa, cấm đoán. Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ có thể không cần phải đứng ra nhận lỗi cho các cô giáo bị đem ra làm tiếp tân trong bữa tiệc chào mừng nọ, nhưng rõ ràng ông cần phải cảm thấy xấu hổ với hệ thống giáo dục đầy bất cập với sự chu cấp đãi ngộ không xứng đáng dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, mà vụ việc trên chỉ là một ví dụ nhỏ. Tư duy giáo dục vô trách nhiệm của những kẻ đương nhiệm đã tạo nên một ngành giáo dục hổ lốn, chắp vá mà đau lòng thay, người chịu ảnh hưởng trực tiếp lại chính là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam nhiều lần

Thuyền trưởng Tống Thành Tiến kể lại chuyện bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm liên tiếp tại ngư trường Hoàng Sa. (Hình: Tiền Phong)
NHA TRANG (NV) – Một tàu đánh cá của tỉnh Khánh Hòa đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm liên tiếp nhiều lần khi khai thác ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Theo lời kể của ông Tống Thành Tiến, 32 tuổi, ngư dân cư ngụ tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa và là chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu đánh cá KH 97580 TS, khi đang khai thác hải sản khu vực giữa đảo Phú Lâm và Linh Côn thì bị tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số 45103 đâm nhiều lần làm hư hại nặng. Rất may không người nào trên tàu bị thương tích.
Ông Tiến kể rằng ông đưa tàu đi đánh cá xa bờ từ ngày 12 Tháng Mười, 2016. Trên tàu có bảy thuyền viên và một máy trưởng tới khai thác ở ngư trường Hoàng Sa. Buổi sáng ngày 10 Tháng Mười Một, 2016, khi đang hoạt động tại đây, tàu KH 97580 TS đã gặp tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu nói trên.
“Họ tiến lại gần rồi húc và đuổi tàu chúng tôi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Khi thấy họ hung hăng quá thì tôi đã quyết định cho thuyền đi ra chỗ khác. Họ bám sát tàu chúng tôi khoảng 3 tiếng. Khi tàu của tôi đã đi cách xa khoảng 20 hải lý thì họ bỏ đi không giám sát nữa. Họ cũng chụp ảnh tàu trước khi rời đi,” lời ông Tiến kể lại trên tờ Đất việt.
Tuy nhiên, ông Tiến vẫn cho tàu hoạt động trong khu vực giữa đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn thì đến khoảng 21 giờ ngày 13 Tháng Mười, 2016, tàu của ông tiếp tục bị tàu 45103 lao tới đâm.
“Họ chạy đến rồi chiếu thẳng đèn pha vào phía chúng tôi. Khi tôi điều khiển tàu di chuyển thì tàu Trung Quốc lui lại phía sau rồi húc thẳng liên tiếp nhiều lần. Anh em sợ quá chạy lên phía trước mặc áo phao, chuẩn bị tâm lý có thể gặp chuyện xấu. Họ vừa đâm vừa đuổi tàu chúng tôi trong khoảng 40 phút. Tôi vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trường, dù rất sợ hãi nhưng lúc đó tâm lý vẫn phải vững vàng, kêu cứu và chạy về phía trước. Do tàu Trung Quốc xô mạnh nên dây ăng ten trên tàu bị rớt xuống. Khi gọi điện về cho bộ đội biên phòng cũng như các đài thông tin như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Khánh Hòa không ai nghe được mình nói,” ông Tiến giọng run run kể lại.
Sau khi tàu Trung Quốc bỏ đi, ông Tiến và các thuyền viên đưa tàu cập bến dù theo kế hoạch còn hơn 10 ngày đánh bắt.
“Lúc đó ai cũng sợ cả, không còn tâm trí nào đánh bắt cả. Tôi điều khiển tàu về phía trước, đến khoảng 6 giờ sáng hôm sau thì mới liên lạc được với bộ đội biên phòng và người thân,” ông Tiến nói trên tờ Đất Việt.
Hồi Tháng Ba vừa qua, một tàu đánh cá khác của ngư dân tỉnh Khánh Hòa đang khai thác thủy sản ở cách đảo Linh Côn khoảng 41 hải lý, về hướng Đông Nam thì bị một tàu Trung Quốc đâm chìm. Thuyền trưởng tàu đánh cá là ông Nguyễn Tầm đã phát tín hiệu kêu cứu, và sau đó đã mất tích cùng bốn tay chài đi chung.
Năm nay, đã nhiều lần tàu tuần của Trung Quốc tấn công các tàu của ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa bất chấp những lời lẽ tình nghĩa tốt đẹp của lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau.
Ngày 9 Tháng Bảy, 2016 tàu đánh cá QNg 90479 TS của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tại tọa độ 16.06 độ vĩ Bắc-113.06 độ kinh Đông. Vị trí này cách đông nam Đà Nẵng khoảng 290 hải lý, cách đông đông nam đảo Linh Côn, quần đảo Hoàng Sa khoảng 35 hải lý.
Trên tàu có năm thuyền viên phải bám vào thân tàu mấp mé dưới nước. Vì bị các tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở, nhiều giờ sau đó mới được một tàu cá khác của tỉnh Quảng Ngãi đến cứu.
Ngay buổi trưa ngày 1 Tháng Giêng, 2016 đầu năm dương lịch, tàu đánh cá QNg 98459 do ông Huỳnh Thạch (xã Phổ Quang) làm thuyền trưởng, khai thác ngư sản tại vị trí có tọa độ 17.7 độ vĩ Bắc; 108.21 độ kinh Đông, (cách đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) khoảng 60 hải lý thì bất ngờ bị một tàu sắt Trung Quốc đâm vào.
Cú tông mạnh làm cho 10 ngư dân bị ngã xuống biển, tàu bị vỡ mạn, phá nước và chìm. Tàu đó bỏ đi, mặc các ngư dân chới với kêu cứu. Nhưng sau nhờ sáu tàu cá ở gần đó đã kịp thời có mặt ứng cứu. (TN)

Nạn nhân bị cảnh sát 113 truy đuổi ở Biên Hòa đã chết

Công an Biên Hòa dựng lại hiện trường vụ tai nạn. (Hình: Tuổi Trẻ)
ĐỒNG NAI (NV) – Một trong hai người bị cảnh sát 113 rượt đuổi và gây ra tai nạn té xe khuya ngày 17 Tháng Mươi Một đã chết, khiến dư luận càng thêm phẫn nộ.
Sáng 18 Tháng Mười Một, cơ quan chức năng Đồng Nai xác nhận với phóng viên báo Tuổi Trẻ, anh Vũ Đức Tiến (18 tuổi), ở phường Tân Hòa, một trong hai nạn nhân đã chết. Trong khi đó, anh Vũ Đức Thuần, bị thương nhẹ đã hồi phục nhưng còn hoảng loạn, từ chối tiếp xúc với mọi người.
Anh Tiến là một trong hai thanh niên đi xe máy bị hai cảnh sát 113 rượt đuổi gây tai nạn, dẫn đến việc người dân chặn xe trong đêm 16 Tháng Mươi Một tại đường Nguyễn Ái Quốc thuộc khu phố 2, phường Tân Biên, Biên Hòa.
Trước đó, ngày 17 Tháng Mươi Một, công an thành phố Biên Hòa đã trở lại hiện trường vụ tai nạn trên để tổ chức khám nghiệm, ghi nhận lời khai của người dân xung quanh.
Làm việc với cơ quan công an, ông Nguyễn Đổi, nhân chứng vụ việc xác nhận vào biên bản: “Khoảng 8 giờ 45 tối 16 Tháng Mười Một, tôi đi qua nơi xảy ra tai nạn, thấy hai công an 113 đi trên một xe ‘bồ câu trắng’ đang đuổi theo một xe máy có hai thanh niên. Lúc này tôi thấy anh cảnh sát 113 không đeo bảng tên, ngồi sau dùng chân đạp vào xe máy của hai thanh niên khiến họ té xuống đường, người ngồi sau văng ra trúng vào giải phân cách. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, hai công an này bỏ xe rời khỏi hiện trường.”
Nói về hướng giải quyết vụ việc trên, ông Trần Tiến Đạt, trưởng công an Biên Hòa, chỉ cho biết, công an thành phố đang điều tra nguyên nhân tai nạn và sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. (Tr.N)

Quận 3: Bắt Chấp Hành Viên chiếm đoạt 181 triệu đồng

Đinh Thị Anh Đào nghe đọc lệnh bắt tại trụ sở. (Hình: Người Lao Động)
SÀI GÒN (NV) – Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự của tòa án quận 3, lợi dụng chức vụ bà chấp hành viên đã tạo dựng hồ sơ ma, chiếm đoạt 181 triệu đồng và sau đó chuyển sang quận khác làm nhân viên thừa phát lại.
Sáng 18 Tháng Mười Một, cơ quan điều tra Viện Kiểm Sát Tối Cao loan báo, đã bắt giam, khám xét nhà ở và nơi làm việc của bà Đinh Thị Anh Đào (38 tuổi), chấp hành viên Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự quận 3 để điều tra về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản,” đưa về trại giam K35, quân khu 7, thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo cơ quan chức năng, sau khi tiến hành điều tra, có đủ căn cứ xác định, trong quá trình tổ chức thi hành án vụ chia tài sản thừa kế hồi Tháng Mười năm 2012 của Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự quận 3, bà Đào đã tạo dựng giả mạo chữ ký của bà Nguyễn Thị Nga, ngụ quận 3, người được thi hành án để ký nhận và chiếm đoạt số tiền 181.4 triệu đồng.
Sau khi bị phát hiện, bà Đào xin thôi việc chấp hành viên Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự quận 3 từ Tháng Tư năm 2014 để ra làm thừa phát lại tại văn phòng thừa phát lại quận Thủ Đức đến ngày bị bắt. Hiện các cơ quan chức năng đang làm rõ vụ án. (Tr.N)

Hải Phòng: ‘Giàn đèn nghệ thuật’ triệu đô mới gắn đã bỏ

Những chiếc đèn nháy không còn hoạt động được cuốn quanh cổng chào để mang đi bỏ. (Hình: Tuổi Trẻ)
HẢI PHÒNG (NV) – Sau gần hai năm sử dụng, công trình trang trí đèn nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng với tổng kinh phí đầu tư hơn 24 tỷ đồng đã phải tháo bỏ.
Trong hai ngày 16 và 17 Tháng Mười Một, công ty điện chiếu sáng Hải Phòng đã tháo bỏ toàn bộ hệ thống đèn led nghệ thuật trang trí trên đường Lê Hồng Phong để chuẩn bị cho việc triển khai dự án trang trí mới phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán 2017.
Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Trần Huy Kiên, phó chánh văn phòng ủy ban thành phố Hải Phòng cho biết, thành phố sẽ giao Sở Xây Dựng trang trí mới hệ thống đèn nghệ thuật phục vụ Tết Nguyên Đán 2017 thay vì giao Sở Văn Hóa như trước kia.
Trước đó, công trình dự án trang trí trung tâm thành phố bằng hệ thống đèn led nghệ thuật được ủy ban giao Sở Văn Hóa Hải Phòng làm chủ đầu tư với tổng giá trị gần 24.5 tỷ đồng do công ty Sơn Lâm thi công “nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đón Tết Nguyên Đán 2015 và kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Hải Phòng chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng, hoạt động chập chờn.”
Thế nhưng, trong nhiều tháng, không ít đèn led bị hỏng không được khắc phục, sửa chữa, những chiếc “nón lá” cách điệu nặng cả tạ treo lủng lẳng trên cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, những cánh chim hải âu thiết kế tạo hình gây phản cảm…
Tháng Mười Một, 2015, chính quyền thành phố đã phải chỉ đạo hạ các “nón lá” nặng cả tạ xuống để chỉnh sửa, gia cố lại cho chắc chắn. Đến đầu năm 2016, hệ thống đèn nghệ thuật lại tiếp tục sửa chữa lần hai để phục vụ Tết Nguyên Đán, sau đó lại hoạt động chập chờn, lúc sáng lúc tối từ đó đến nay.
Tin cho biết, công ty Sơn Lâm cũng là đơn vị đảm nhận thi công dự án nhạc nước 200 tỷ đồng trên hồ Tam Bạc, trung tâm thành phố Hải Phòng. Để triển khai dự án này, công ty được chủ đầu tư là Sở Văn Hóa ứng trước 100 tỷ đồng.
Sau khi cả hai dự án đưa vào hoạt động đều gây thất vọng cho người dân với câu hỏi lớn về chất lượng công trình, tính hiệu quả so với khoản tiền lớn bỏ ra đầu tư.
Để giảm áp lực dư luận, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương vào cuộc kiểm tra và ra quyết định phạt cảnh cáo ông Dương Anh Điền, bí thư Thành Ủy Hải Phòng và ông Lê Khắc Nam, phó chủ tịch thường trực Hải Phòng. Riêng ông Đoàn Duy Linh, giám đốc Sở Văn Hóa Hải Phòng bị khiển trách. (Tr.N)

Hà Nội: Nổ trạm biến áp, 1 chết, 4 phỏng nặng

Quán nước của vợ chồng ông Thái bị bén lửa sau vụ nổ. (Hình: VnExpress)
HÀ NỘI (NV) – Vụ nổ trạm biến áp ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông đã khiến một trong năm nạn nhân cấp cứu tại viện bỏng quốc gia đã chết và hai người bỏng rất nặng.
Theo VnExpress, ông Vũ Đình Thái (63 tuổi), phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, một trong những nạn nhân vụ nổ trạm biến áp đã chết sáng 18 Tháng Mười Một, tại viện bỏng quốc gia. Thời điểm xảy ra vụ việc, ông Thái đang ngồi xe lăn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hạnh (57 tuổi) đang bán nước ở gần đó. Vụ nổ xảy ra, lửa bén khiến ông Thái và vợ bị bỏng nặng.
Hai vợ chồng ông Thái nhập viện bỏng quốc gia với tình trạng bỏng trên 90%. Hiện bà Hạnh vẫn đang được điều trị tại Khoa Cấp cứu Viện Bỏng quốc gia, cách ly hoàn toàn với bên ngoài. Các bác sĩ tiên lượng là rất xấu và có thể không qua khỏi.
Theo phúc trình của ủy ban quận Hà Đông, ngoài hai vợ chồng ông Thái, bà Hạnh, còn ba nạn nhân khác cũng bị bỏng trong vụ nổ. Cụ thể, ông Đinh Ngọc Long (47 tuổi) bị phỏng 80%, ông Nguyễn Mạnh Cường (38 tuổi) và ông Nguyễn Đắc Sơn (33 tuổi), bị phỏng 12%.
Liên quan đến sự việc, tổng công ty điện lực Hà Nội đã có thông cáo báo chí về vụ nổ. Theo đó, nguyên nhân xảy ra sự vụ là do “trong quá trình dòng điện vận hành không tải trước khi đưa vào vận hành chính thức, máy biến áp bất ngờ tràn dầu, gây ra cháy.”
Trước đó, truyền thông Việt Nam đã loan báo, khoảng 14 giờ 50 ngày 17 Tháng Mười Một tại trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4, ở phố Hoàng Văn Thụ, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông đã bất ngờ tràn dầu, gây cháy. Cũng may thời điểm đó gần đầu giờ chiều nên quán nước của vợ chồng ông Thái không đông và cũng ít người qua lại.
Hiện, công ty điện lực Hà Đông đang phối hợp với các cơ quan hữu trách điều tra nguyên nhân sự việc. (Tr.N)

Thăm Cuba lần này, ông Quang liệu có dám lại tụng kinh Mác-Lê?

Tô Hải (Danlambao) - Cuối cùng, sau ba ngày lặng im trước chuyến công du của ông chủ tịch nước sang Cuba, nước “bạn xhcn” còn sót lại bên kia bán cầu, trưa 16/11/2016, lúc 12g05 (và cả bản tin lúc 19g00) VTV1 đã đưa tin; "Hôm nay, lúc... giờ (không có ngày) chủ tịch nước Trần đại Quang đã...” Rõ ràng, khác hẳn mấy tờ báo ruột như Q.Đ.N.D, C.A.N.D của đảng đã... trót đưa tin “Đúng 13g15 ngày 15/11/2016... chiếc máy bay chở.... đã đỗ xuống sân bay J.Marti... Ra đón chủ tịch và phu nhân có phó chủ tịch... Salvador Valdes Mesa...”

Mọi tin tức hoạt động đi lại, tiếp kiến, hội đàm... chỉ được đưa tin một các “khiêm tốn” trên một vài tờ “báo không phát không” vào ngày 17/11/2016... Nhưng cũng ngày 17/11 thì có tin này trên VTV và một số tờ tin “nhanh nhẩu... đoảng”? (chưa chắc vì có thể là “có chỉ đạo”)... Kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba, nhận lời mời của Tổng thống Peru Pedro Paplo Kuczynsky, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Lima, Peru từ ngày 17 – 20/11/2016. (Theo Vietnam+)

Nghĩa là đông đủ báo đưa tin cũng là lúc ông chủ tịch bắt đầu có mặt ở Perou!?.

Rõ ràng là chuyến đi “nửa thụt nửa thò” đã được (hay bị?) đưa tin “không đồng bộ”, không kịp thời và thiếu chính xác!

Như dzậy là... như thế nào dzậy???

Tớ thì chưa có đủ tư liệu để phán đoán xem cái chuyện công du này nó có mục đích gì khác với chuyến đi định “Bồi dưỡng thêm lòng tin ở chủ nghĩa xã hội: cho các đồng chí Cu có mòi “tự diễn biến nặng” từ cách đây cả 4 năm (4/2012) của ông tổng Trọng không??? Cũng như “nghe đâu” có chuyện trung tâm cộng sản Việt mới triệu tập gần trăm các loại “ma cộng quốc tế” đến học tập bồi dưỡng tư tưởng ML tại VN" nhưng không có một tin nào được lọt ra ngoài... Có lẽ là đã xảy ra chuyện gì động trời, động đất hay động đảng?

Thôi thì, trong lúc đi tìm tin tức, tớ post lại cái bài viết, cách đây 4 năm, khi anh Trọng, nhà ný nuận miền Bắc có vốn liếng sách vở o-la-gin Mắc-sờ-Lê, đang ở Cuba, sắp sang Brazil thì bị đóng xập cửa trước mũi vì bà tổng thông nước này sợ rét run trước những lời lẽ đe dọa: “chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi trên toàn thế giới vì nó là khát vọng muôn đời của xã hội loài người!”

Tớ cũng thầm mong sao cho: Bác Quang chớ có dại dột mà tụng kinh Mác-Lê trước một đất nước mà sau đại hội đảng lần VI và lần VII đã "tự diễn biến" nhiều lắm rồi đấy!

*

Phấn đấu ký số 46: Cuba đang “tự diễn biến” nhanh, mạnh hơn tớ tưởng.

Tô Hải - Kể từ cuối năm 2010, khi trả lời phóng viên tờ “Atlantic”, anh Phidel, chẳng biết có phải “gở chết” hay không, đã thẳng thừng tuyên bố “mô hình xã hội chủ nghĩa không còn thích hợp” với Cuba nữa!… và thực tế chính quyền đã cho người dân Cuba được tự do buôn bán, mở một số xí nghiệp nhỏ đồng thời cho nghỉ việc gần cả triệu công chức nhà nước… Sau đó là hàng loạt tuyên bố động trời của các nhà trí thức khoa bảng, đồng thời trả tự do cho hàng loạt những nhà bất đồng chính kiến…

Với lòng mong ước “nước bạn” sẽ đi tiên phong trong công cuộc “diễn biến hòa bình”, không ngày nào lên mạng tớ không truy cập vào các trang web, các tờ báo nước ngoài, cứ thấy có hai chữ Cu Ba trên các đề mục là tớ đọc ngấu, đọc nghiến. Đặc biết là tờ "Gramma Internacionnal" (bản Pháp văn của đảng cộng sản Cu Ba). 

Cho tới ngày đại hội lần VI họp và kết thúc sau 4 ngày, ít có tin gì mới lọt ra ngoài, tớ nóng lòng mong được đọc bản nghị quyết của họ xem có gì “tiến bộ” hơn nghị quyết đại hội đảng lần thứ XI của “ta” hay không... 

Cuối cùng, nghị quyết không thấy mà lại được hứa hẹn sẽ họp Trung ương mới vào cuối tháng (nay mới hoãn đến cuối tháng 12) để đưa ra những nghị quyết cho đất nước những năm tới. Tất cả để "cấp cứu chủ nghĩa xã hội" (sauver le socialisme) và "giải phóng đảng khỏi chức năng cai trị” để "ai về với việc đó" (các bạn biết tiếng Pháp hay tiếng Anh hãy đọc ở đây [*][1]) hoặc những ai có trang web đầy đủ khả năng và nhân lực hãy dịch ra tiếng Việt cho toàn dân cũng như các cấp lãnh đạo của ta đọc, chứ chờ ở "báo ta" thì có lẽ... không đời nào!

- Tớ cũng theo dõi hàng ngày các clip video tường thuật các cuộc họp công khai và... 

- Tớ càng thấy có hào hứng khi thấy trên trang mạng của mình, Trần Nhương “khen” đảng cộng sản Cuba đã để cờ tổ quốc trước cờ đảng và cờ đảng chỉ thấp thoáng có một tí màu đỏ đằng sau mà anh BaSàm đã bình luận là: “Nói thẳng ra là bỏ hình ảnh búa, liềm, kẻo con cháu ngày nay nó đã sẵn máu bạo lực…” 

- Và cuối cùng đọc đi đọc lại bản báo cáo chính trị đại hội đảng thứ VI, xem đi xem lại hình ảnh của đại hội tớ mới phát hiện ra đảng cộng sản Cuba đã tự diễn biến cả về hình thức lẫn nội dung so với đảng cộng sản "ta" nhiều, nhiều lắm lắm!

Về hình thức:

Đại hội không phải chỉ có để cờ Tổ quốc lên trên hết, không phải chỉ có cất đi cái hình ảnh búa liềm như nhà văn Trần Nhương đã khiêm tốn phát hiện mà còn hơn thế nữa: 

a) Tuyệt đối không còn những khẩu hiệu "Đảng cộng sản muôn năm", "Fidel muôn năm" nào ở hội trường cũng như ngoài đường phố nữa!. Nổi bật là con số 6 to đùng nằm trong chữ CONGRESCO và chiếm lĩnh cả một nửa cái phông của hội trường lại là "Kỷ niệm 50 chiến thắng Gironde"! 

b) Đặc biệt lần này có lẽ đã học tập ông anh Trung Quốc vất béng 2 ông Tây râu xồm Mác +Lê nin vào sọt rác, không cho ngồi chễm chệ trên đầu chủ tịch đoàn như "Ta"nữa! (cái kiểu mà xem ra chỉ còn tồn tại độc nhất ở cái nước Việt này!) 

c) Quang cảnh đại hội không có các hình ảnh của buổi "nghe lễ tại thánh đường"! Thành phần tham dự đa số là người già, nghĩa là đảng viên ít nhất cũng phải bốn mươi, năm mươi năm tuổi đảng. Tất cả trông mặt mũi, ăn mặc... đều bình dân. Không ai cravat, cổ cồn, samsonite cầm tay, giầy đen bóng lộn. 

e) Và đặc biệt quan trọng là: toàn bộ bản báo cáo dài chỉ độ một nửa bản báo cáo “của đảng ta” nhưng cực kì hấp dẫn bởi nội dung là chính. Nhưng về hình thức thì đúng là một báo cáo nhận khuyết điểm công khai của một đảng cầm quyền với những lời văn rất hiện thực, đôi chỗ rất hình tượng, có giá trị văn học đặc biệt. Một bản báo cáo chứa đựng nhiều hình dung từ mới, rất sáng tạo trong ngôn ngữ mà rất chân thực trong tình cảm mà tớ sẽ dẫn chứng sau đây:

Về nội dung:

- Bản báo cáo mở ra bằng cụm từ “tính chất xã hội chủ nghĩa của Đảng" và "tính chất nhà nước cách mạng" là 2 khái niệm khác nhau.

- Báo cáo đã thành khẩn thống kê: Có 800.000 đảng viên trong 61 chi bộ đã tham gia thảo luận trong 163.000 cuộc hội thảo! Cùng 8.913.000 cuộc thảo luận ngoài đảng, đã tổng kết qua 3 triệu ý kiến khi bản dự thảo được đưa cho đảng viên và quần chúng góp ý (nếu đúng như con số thống kê thì quả là một sự “tiến bộ” vượt bậc). 

- Chưa hết! 68% những ý kiến đó đã được chấp nhận và sửa chữa trong bản báo cáo chính thức, 94 điều được giữ nguyên, 36 điều hoàn toàn mới, 181 điều được sửa chữa trong 311 điều của báo cáo đã được trình bày. Nghĩa là bản báo cáo chính trị tại đại hội VI đã cực kì dân chủ và đều do từ dưới cơ sở đưa lên (ở ta hình như là ngược lại) Toàn bộ bản báo cáo đọc đến đâu tớ thấy khoái trong bụng đến đó nhất là từ đầu đến cuối, chủ nghĩa Mác xít, Lê nin nít đã không một lần được nhắc tới, lại càng không phải là "lấy chủ nghĩa Mác Lê là kim chỉ nam" cho cách mạng Cuba.

Hơn thế nữa, trong bản báo cáo còn ghi rõ giấy trắng mực đen những dòng sau đây:

“Chúng ta phải đặt chân và lỗ tai của chúng ta lên mặt đất để nhìn tất cả những sự sai lầm. Phải rũ bỏ tất cả những nguyên tắc, những chủ nghĩa hình thức, đuổi cổ dứt khoát mọi thứ giáo điều…”!!!

“Giải phóng đảng khỏi cái chức năng nhà nước, ai về với việc đó” .

- Chủ nghĩa xã hội chỉ mang tính chất đạo lý (moral) chứ không phải là tính chất bắt buộc (giáo điều), phải giải phóng đảng viên và các đoàn viên thanh niên cộng sản khỏi cái tư duy sai lầm này.

"Những quan niệm sai lầm về đảng, về chủ nghĩa xã hội, về nhà nước đặc biệt về kinh tế đúng là một "sự xấu hổ cực kì thật sự" (véritable honte – tạm dịch).

"Cần triệt để thay đổi ý thức của đảng, phải quẳng đi các thứ chủ nghĩa hình thức, quẳng đi các thứ "huênh hoang ngôn ngữ và ý tưởng"(Fanfaronade – tạm dịch) tức là: "Chôn chặt cái chủ nghĩa ù lỳ (immobilisme) dựa trên những thứ giáo điều"!!!

- Khai quật lên tất cả những chức năng rỗng tuếch để có thể đạt tới những chất cốt lõi sâu sắc nhất của mọi sự vật như “Những đứa trẻ của Conmenita” trong tác phẩm sân khấu “Abracadabra”! 

Riêng về mục “Tuy nhiên”, nếu ở ta chỉ là chung chung và hời hợt để dành phần lớn cho việc ngợi ca thành tích, cho các bước "tăng trưởng đáng tự hào" về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... thì ở Cuba, báo cáo chính trị đã dành phần lớn, nhấn mạnh đến những sai lầm kéo dài đưa Cuba đến tình trạng phải "cấp cứu" như hiện nay như là sùng bái vào những giáo điều chưa qua thực tế, trải nghiệm, thậm chí đã có thực tế sụp đổ và đã có thực tế bị chối bỏ theo nhiều cách mà Việt Nam là một bài học?! (ý nói Tàu và Việt Nam đã chạy trốn nền kinh tế chỉ huy rời bỏ chế độ bao cấp, "mèo trắng mèo đen đều tốt nếu bắt được chuột"!) Vậy mà Cuba vẫn cứ đeo đuổi bao cấp, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”... để đến nỗi phải lo đủ thứ cho từng người dân, phân phối tem phiếu, cho tất cả mọi người mà khôi hài nhất là phân phối cả cà-phê cho con nít mới chào đời!!!

Bản báo cáo cũng nêu lên ý kiến của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Cuba (CEEC) Omar Everleny Pérez sau khi đi nghiên cứu ở Việt Nam về rằng: "tại sao một nước cũng cùng một hoàn cảnh, điều kiện như ta mà họ làm được một sự chuyển hóa tuy có gây sốc và tàn nhẫn (brutal) nhưng họ đã thành công trong có 2, 3 năm mà Cuba lại không làm được?"

Báo cáo cũng không quên nêu lên một ý tưởng của José Marti: “Tôi muốn rằng điều luật đầu tiên của nước cộng hòa chúng ta phải là luật về sự sùng bái của người Cuba cho phẩm giá đầy đủ của con người” để nói về sự phải nới lỏng guồng máy chuyên chính vô sản.

Bản báo cáo cũng không quên nhắc tới những "lẽ phải" của các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là của Cha Cintio Vitier -một nhà lãnh đạo tôn giáo đối kháng-, cũng như của Lê nin, được nhắc tới đúng một lần khi bàn về chức năng của đảng và chính quyền thời kinh tế Nga bị khó khăn phải đẻ ra kế hoạch NEP. 

Tóm lại, về nội dung, đã lâu lắm rồi, tớ không sao đọc nổi các bản báo cáo chính trị của các đảng cộng sản kể cả còn sống hay đã chết vì nó toàn lủng củng những con số, những ý tưởng trừu tượng và những “phải thế này”, “sẽ thế khác” thì trái lại, với bản báo cáo đại hội đảng Cuba lần thứ VI này, tớ thấy có rất nhiều cái hấp dẫn để mà hi vọng có điều gì dạy lại cho các tay tiến sỹ giáo sư cầm Mác cầm Lê của “đảng ta” hay không? 

* * *

Tiếp sau những ngày đại hội là các bình luận đủ màu sắc trên mọi báo chí và trang mạng, các nước phương Tây về cái hay, cái dở thậm chí cả cái nói dối, hứa hão của bản báo cáo nói trên nhưng nhìn chung tớ thấy họ (dư luận thế giới) vẫn đang còn nghi ngờ.

Mới sáng nay, lúc 6g30, tớ được xem và nghe một cuộc thảo luận bàn tròn của các học giả Pháp trên Tivi Monde5 với cái đề tài rất chi là hóm hỉnh: "Cuba, đã có một lần Cách mạng". Gần như hầu hết đều không tin!? 

Riêng tớ thì, tớ lại hi vọng vì: 

- Lực lượng tiến bộ “nhìn ra vấn đề”, thấy được sai lầm hiện nay đang thắng thế! Nếu không làm sao bản báo cáo này có thể bạch hóa ngay sau đại hội trước bàn dân thiên hạ được? 

- Lực lượng thủ cựu ít dính tới quyền lợi vật chất nay đã sắp "về với chúa", nên cũng chẳng cố bám làm gì vào những khái niệm sai lầm về một thứ chủ nghĩa mà thế giới hiện nay chỉ còn mấy anh nhờ chủ nghĩa cộng sản mà trở thành vua tư bản đỏ-tỷ tỷ phú giả vờ ôm chặt: Chủ nghĩa Mác Lê Nin! Nên họ sẵn sàng nhường lại quyền cho giới trẻ mà lớp trẻ thì đã quá cay đắng với cái chủ nghĩa đã làm họ, khi sang thế kỉ XXI mới biết cái... mobile phone là gì! Chẳng giải phóng họ khỏi những giáo điều vớ vẩn đó thì họ cũng sẽ vứt bỏ nó mà còn nguyền rủa mãi mãi tội ác của cha, ông! 

Tốt nhất là hãy nhận lấy sai lầm! Tội ác cần phải sửa sai, sửa từng bước một cũng tốt! Cho nên mới có chuyện viết lên giấy trắng mực đen và công bố trước toàn thế giới những điều chưa nghe thấy bao giờ từ miệng những người cộng sản: "Quyền lực của Đảng = quyền lực đạo lý"- "Quyền lực của nhà nước = quyền lực vật chất + luật lệ pháp lý". Văn kiện đã khẳng định là như thế! Nhưng hiểu nó như thế nào thì còn phải chờ cuộc họp của trung ương (mới) bàn lại điều 81: Tuyên bố công khai rời bỏ chủ nghĩa Mác? Thay đổi tên đảng? Tiếp tục theo chủ nghĩa xã hội nhưng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Mitterrand hay kiểu Chavez? hay kiểu Miến Điện? hay kiểu "Xã hội chủ nghĩa Hồi giáo kiểu Gaddafi"? hay là "miệng nói "giữ" nhưng làm thì "bỏ" theo kiểu Việt Nam đây? 

Để kết luận, tớ xin mượn tạm một câu của Fernando Ransberg, phóng viên BBC viết trên tờ Le Monde Diplomatique: “Truyện cách mạng ở Cuba cứ như là một chuyện-kể-truyền-hình (Telenovela) 50.000 tập (!) mà người ta cứ tưởng tập sắp tới là tập cuối... nhưng không, nó vẫn tiếp tục”!!!

Và đây, toàn văn bản báo cáo rất có vấn đề, rất văn học của một Đảng Cộng Sản mà tớ đã trích dịch… Tớ copy and paste lên toàn văn để mong ai đó có sức có tài có thời giờ hãy dịch ra cho toàn dân ta và cả “đảng ta”… quán triệt !

*

Rapport Central au VIème Congrès du Parti Communiste de Cuba [2]
Compañeras et compañeros,


Tin cuối cùng:

1- Phái đoàn đến sân bay Josse Marti lúc 13g15 là Đúng

2- Ngay chiều ngày 15 đến thăm lãnh tụ Phidel rồi về thăm... sứ quán là Đúng

- Ngày 16/11, trong lúc chờ đợi cái "bắt tay nhà nước" của Raul Castro, là đi thăm các nơi... tượng đài J.Marti, bác Hồ, Trường Nguyễn v Trỗi cũng Đúng!..

3- Mãi ngày 17/11 mới có cuộc đón tiếp chính thức, chào cờ, quốc ca, trao huân chương... hội đàm, ký kết làm ăn giữa mấy cấp, phó... Đặc biệt không có "Bản tuyên bố chung" và các bài ghi âm "ai nói gì với ai cái gi?", ngoài lời nói "ngoài hình" của anh biên tập viên VTV mà nghe nhiều lần, cũng như đọc tường thuật trên báo in thi; Tuyệt đối không một lần hai tiếng Mác-Lê được nhắc tới và cái câu phải có "tình hữu nghị do chủ tịch Fidel và chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp" thì được thay bằng HCM và J.Marti! (một "sáng tác" mới của bác Quang khi thăm tượng đài J.Marti?)?

Thế là... thẳng đường đi Perou, sau đó là Italia, tòa thánh Vatican, Madagascar... không một ai khiếp sợ vì cái vũ khí Mác Lê vung ra như cách đây 4 năm nữa! Hoan hô sự tự diễn biến của đảng... các ông!

Chuyến đi ít chất Mác-Lê nhất của ông Quang năm 2016

Chuyến đi sặc mùi lãnh tụ cs o-la-gin còn sót lại đi giảng đạo cho những kẻ tự suy thoái năm 2012


Kế mưu sinh của phụ nữ biên giới phía bắc

Hải Ninh, phóng viên RFA 2016-11-18  
Buôn hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, ảnh minh họa chụp trước đây.
Buôn hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, ảnh minh họa chụp trước đây.  AFP PHOTO/HOANG DINH Nam
Với người dân vùng biên giới ít học, buôn bán là một trong những cách hiếm hoi để mưu sinh. Tạp chí phụ nữ tuần này hỏi chuyện một vài phụ nữ đi buôn ở vùng biên phía bắc giáp với Trung Quốc, để hiểu được những khó khăn, mệt nhọc trong cuộc sống của họ.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Không một ai từng ngồi trên ghế nhà trường không nhớ tới mấy vần thơ trứ danh của nhà thơ Tú Xương. Nhà thơ Tú Xương là một ông đồ nghèo. Rất may, ông có một bà vợ tần tảo chiều sớm, buôn bán ở vùng đồng bằng Bắc Bộ để nuôi cả gia đình.
Hình ảnh bà vợ chịu thương chịu khó của nhà thơ Tú Xương trở thành một trong những biểu tượng của người phụ nữ trong văn chương Việt Nam. Ngoài đời thực, phụ nữ Việt Nam cũng không thiếu người giống như bà Tú. Dù họ là người phụ nữ nông thôn, hay thành thị, ở miền đồng bằng hay biên giới miền núi, họ luôn hy sinh bản thân cho gia đình, cho chồng, cho con cái.
Móng Cái, Quảng Ninh, là một vùng giáp với biên giới Trung Quốc. Việc buôn bán với người dân Trung Quốc diễn ra cả trăm, nghìn năm nay. Không thiếu người trong những lái buôn này là phụ nữ.

Bán hàng với Trung Quốc

Nghề bán lợn của cô thì cứ ngủ đến 6-7h mới dậy. Đi làm bắt lợn xong đến tầm đó đi Trung Quốc bán thì có hôm đến 3h sáng mới về, có hôm thì 9-10h, hay là 1-2h đêm. 52 cây, đường rừng, mà đường vành đai biên giới, có nghĩa là không tả nổi.
-Chị Hằng
Theo một nghiên cứu, hoạt động biên mậu qua cửa khẩu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc tăng trưởng khá nhanh. Trong vòng một thập kỷ từ 1997 đến 2007, giao thương giữa vùng biên tăng gấp gần 10 lần, lên tới gần sáu triệu USD. Hoạt động kinh doanh ở chợ cửa khẩu ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả. Hiện có tới hơn 1.000 hộ kinh doanh người Trung Quốc tham gia bán hàng tại chợ cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phóng Sinh và Hoành Mô.
Một trong những người tận dụng được điều này là chị Hằng. Nhờ người quen là một phụ nữ kết hôn với người Trung Quốc, chị Hằng tìm được mối bán hàng lợn tươi sống qua biên giới. Chị Hằng kể:
Chị Hằng: “Cái nghề của cô nó đơn giản thôi mà. Nó cũng là chủ buôn, nó mua hàng mấy trăm con một nó đi khắp nơi nó bán. Nó đi xa lắm, nó đi từ sáng, khoảng 2-3h chiều nó mới đi khắp nơi đến giáp biên Việt Nam mình cơ. Tầm đó đem lợn xuống đóng, thuê dần đồng bào ở giáp biên với nó mới đánh sang cho. Mỗi con lợn thì cô bán tuỳ theo, loại to thì hơn 2 triệu, loại bé thì nó mua nhiều kiểu lắm. Lúc thì 50-60 kg một con, lúc thì mười mấy hai mấy cân một con, còn lúc thì nó mua 7-8 kg, tuỳ theo từng chủ một.”
Chị Hằng kể rằng chị bắt đầu đi bán lợn cho tay buôn Trung Quốc từ năm 2007, sau khi được anh trai bán rẻ cho chiếc xe máy. Sau gần mười năm, chị Hằng đã mua được một chiếc xe Wave Alpha mới màu trắng, giá tới hơn 19 triệu đồng.
Chị Hằng: “Nghề bán lợn của cô thì cứ ngủ đến 6-7h mới dậy. Đi làm bắt lợn xong đến tầm đó đi Trung Quốc bán thì có hôm đến 3h sáng mới về, có hôm thì 9-10h, hay là 1-2h đêm. 52 cây, đường rừng, mà đường vành đai biên giới, có nghĩa là không tả nổi, cháu biết là như thế nào rồi phải không? Nó vừa dốc, nó lại vừa cua, có những đoạn nó cua như một cái khuỷu tay cháu gấp vào. Nó dốc thì lên 2 km thì xuống 2km.”
Chiếc xe Wave Alpha mới mua năm ngoái được trang bị thêm cáng xe để chở thêm lợn. Trên chiếc xe nhỏ này, chị Hằng chở được tận hai, ba tạ lợn sang Trung Quốc.
Chị Hằng: “Có những buổi cô lai ba tạ lợn, hơn hai tạ, rồi tạ rưỡi, là quay về là bình thường, lai những ba tạ cơ mà. Ba tạ lợn rơi vào 8 con…
Nó có giá xe, cô đặt cái cáng xe trị giá 800.000 đồng, bốn con đặt sang hai bên, bốn con đặt lên trên nữa. Có nghĩa là lợn nó cao ngất ngưởng đầu, lưng. Nhưng nghề của cô nó vất vả lắm, không được nhàn đâu.”

Nghề vất vả

000_Hkg2105311.jpg
Những phụ nữ Việt Nam đang vận chuyển trái cây Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh ở Bắc Lạng Sơn. Ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO
Đi buôn có bạ, bán có phường. Chị Hằng cũng vậy. Chị có một nhóm buôn bán cùng nhau, đa phần là phụ nữ. Một trong những người bạn đó là chị Lê, ở cách nhà chị Hằng tầm 50 km. Chị Lê cho biết nghề buôn lợn cũng không dễ dàng gì.
Chị Lê: “Đi cái này nó vất vả chứ, nhọc chứ cũng chẳng nhàn đâu. Cũng khổ lắm, vất vả lắm. Có nhiều lúc đi đường biên khó khăn, đường nhiều lúc gập ghềnh cũng khó đi, nói chung là cũng vất vả. Nghề này không phải ngày nào cũng bán được tiền, có khách thôi, có khách gọi thì mình mới bán được, không phải ngày nào cũng kiếm được tiền đâu. Mình cũng không có nhiều hàng đâu mà bán, 1-2 chục con chứ lấy đâu ra trăm con mà bán.”
Để đưa lợn được đến Trung Quốc, những người như chị Hằng, chị Lê phải đóng phí giao thương tại cửa khẩu biên giới. Ở cửa khẩu Việt Nam, mỗi chiếc xe chở lợn sang bên Trung Quốc sẽ phải trả 50.000 đồng một xe. Còn khi đến cửa khẩu Trung Quốc, mỗi con lợn sẽ bị tính 10.000 đồng. Hơn thế nữa, các chị cũng phải trả phí giao dịch cho người phiên dịch viên. Mỗi con lợn bán được, người phiên dịch viên sẽ đòi 8 đồng nhân dân tệ, tương đương khoản 24.000 đồng Việt Nam.
Không phải cứ có khách làm bán được hàng vì khách Trung Quốc cũng có nhiều người khó tính.
Chị Lê: “Còn tuỳ phải có khách gọi, không có khách gọi thì mình đi lang thang chỉ bán được vài ba con. Khách gọi thì ngày bán được chục con. Trung Quốc nó lấy nhiều cả chục con, hai chục con cũng có, nếu không có khách thì cũng không ban được con nào. Mình bán cho nó thì đôi khi cũng bị trường hợp nó bị trục trặc nó đánh tháo hàng chẳng hạn thì mình phải đem về, nhiều khi nó không thích hàng của mình, bới lông tìm vết thì mình lại phải mang về, cũng vất vả lắm. Cũng ối lần phải mang về, vì nó không lấy được thì phải mang về, không chuyển sang được, có
gì khó khăn chẳng hạn thì phải giải quyết ở Việt Nam. Có lần xe mang về hàng loạt.”

Vẫn giữ được hài hước

Khổ nhất là lúc bán ế hàng. Nó chê xấu thì lại phải mang về. Trung Quốc nó khác người, nó đặt từ 15-20 kg thì được nhưng 14, 13 kg nó không lấy.
-Chị Hằng
Phụ nữ vùng biên vốn bản chất mộc mạc. Ngay cả đến cái buồn của họ cũng mộc mạc, chất phác. Chị Hằng, tuy phận nữ nhi nhưng mang dáng vóc cao lớn giống như một người đàn ông rắn rỏi. Cách ăn nói của chị cũng có vẻ của một người đàn ông, hơn là phụ nữ chân yếu tay mềm.
Khi được hỏi đi bán hàng bên Trung Quốc buồn nhất khi nào, chị cười một hồi, sau đó vừa cười khúc khích vừa trả lời rằng buồn nhất là lúc ế hàng. Chị kể:
Chị Hằng: “Khổ nhất là lúc bán ế hàng. Nó chê xấu thì lại phải mang về. Trung Quốc nó khác người, nó đặt từ 15-20 kg thì được nhưng 14, 13 kg nó không lấy. Đại đa số là bọn cô đi mua vo, thì khi giả dụ con nào khi nó no thì được 15 kg, nhưng khi xuống nó đói xuống 14 kg thì nó không lấy. Hai là nó đặt 11 kg, mà có 10 cân tám lạng và thiếu hai lạng nó cũng không lấy. Có một lần mang 13 con đi thì mang 6 con về. Mang về thì ở Việt Nam mình vẫn bán được, chỉ khổ ở Trung Quốc thôi, cũng không việc gì cả nhưng mà khổ nhất là lúc mà lai. Đem hàng đi không sao nhưng mà đem hàng về thì buồn lắm. Khi mà bán hết hàng thì trong lòng nó sung sướng, mà không cảm thấy đói. Thế nhưng khi mà không bán được hết lợn, nó ế thì trong lòng nó bực bội và mệt mỏi. Thằng nào trêu cái là chửi luôn, và đánh luôn.”
Chị Hằng nói từng đánh ít nhất hai anh đàn ông treo ghẹo chị ở chợ. Chị nói, chắc vì thế nên chính chị gái của chị đặt cho biệt danh là “đầu gấu”. Hiện tại, mùa bán lợn vừa hết, chị Hằng ở nhà chăn lợn và nấu rượu.
Chị Hằng: “Ở nhà bây giờ cụ thể cứ sáng là nấu nồi rượu xong rồi chăn lợn thôi xong không có gì. Nấu rượu để giao cho các quán, giao cho người uống. Ai có nhu cầu thì đem đến giao. Mùi rượu không say mà chỉ thơm ngất ngây thôi.”
Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải Ninh xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về ban biên tập đài RFA. Còn bây giờ, Hải Ninh xin chào tạm biệt và xin gặp lại tuần sau.

Quốc hội một Đảng thực tập chất vấn trực diện

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-11-18  
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016.
  Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016.  Courtesy chinhphu.vn
Sau 7 tháng làm việc Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo đã thử lửa với cuộc chất vấn đầu tiên của Quốc hội kéo dài 2 ngày rưỡi từ 15 đến 17/11/2016. Toàn bộ phiên chất vấn đã được truyền hình trực tiếp và có đến 200 câu hỏi về nhiều vấn đề và lĩnh vực mà cử tri quan tâm, trong đó có 20 đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ngoài ra có 35 lượt đại biểu sử dụng quyền đặt thêm câu hỏi tranh luận. Đây là điểm mới chưa từng có đối với Quốc hội một Đảng của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau phần trả lời, đại biểu Quốc hội có thể giơ bảng tranh luận trực tiếp.

Tranh luận cần nhiều thời gian

Trả lời Nam Nguyên vào tối 17/11/2016 Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện là luật sư nhân quyền ở Saigon cho rằng, so với giai đoạn ông làm việc ở Quốc hội từ 2008 trở về trước, thì phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ này có cải tiến hơn, có truy vấn và hỏi đi hỏi lại, chứ không trả lời một chiều, câu hỏi một bộ trưởng mà liên quan đến nhiều bộ trưởng khác thì các bộ trưởng khác cũng phải trả lời. Nhận xét chung tính cách vừa nêu là tốt, tuy vậy Luật sư Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
Vấn đề đang đặt ra là thời gian chất vấn và thực hiện trả lời chất vấn phải được truy, phải được tranh luận kéo dài mà kéo dài bao nhiêu là do Quốc hội quyết định.
-LS Trần Quốc Thuận
“Vấn đề đang đặt ra là thời gian chất vấn và thực hiện trả lời chất vấn phải được truy, phải được tranh luận kéo dài mà kéo dài bao nhiêu là do Quốc hội quyết định. Nhưng mà Quốc hội lại quyết định chỉ hai ngày rưỡi, đến hai ngày rưỡi là hết giờ do Quốc hội quyết định rồi. Đúng ra chất vấn và trả lời chất vấn ở nước ngoài, những nước mà chúng tôi đi tham quan học tập nghiên cứu thì người ta có lịch kéo dài hàng tuần chất vấn và trả lời chất vấn, khi nào hết tranh luận thì thôi. Sau phần trả lời chất vấn đó thường là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Đó là những câu chuyện của những nước dân chủ tiên tiến, còn ở Việt Nam như thế này tôi cho là tốt. Đặc biệt phần của Thủ tướng đã trả lời từng câu một, tôi cho là cách cải tiến rất tốt. Chứ không như trước đây trả lời khái quát, trả lời theo nhóm vấn đề và đây là trả lời từng câu hỏi một của từng đại biểu. Tôi cho rằng trả lời như thế sau này kiểm tra giám sát sẽ có điều kiện phát huy.”
Với quá trình từng hoạt động lâu năm trong chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tương đương với chức Phó Tổng Thư ký Quốc hội theo cách gọi mới, bản thân Luật sư Trần Quốc Thuận chú ý tới các câu hỏi và câu trả lời ở các lĩnh vực nào.
“Nổi trội lớn nhất là môi trường, Fomosa người ta cũng đặt lại vấn đề đó rất là nghiêm túc và đến lần thứ mấy rồi Thủ tướng cũng như các vị lãnh đạo đã cam kết là nếu Formosa ô nhiễm trở lại sẽ đóng cửa. Nhưng không biết ô nhiễm cỡ nào thì sẽ đóng cửa? câu chuyện đó cũng khó thực hiện được.
Vấn đề nổi trội là chống tham nhũng, dĩ nhiên là một loạt vấn đề khác về thể chế cơ chế, vụ Trịnh Xuân Thanh, vấn đề Đình Vũ rồi vụ bỏ đi nước ngoài ..v..v.. Tôi cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng thì về ý chí chính trị có nêu ra, nhưng rõ ràng sự làm việc giữa các cơ quan chống tham nhũng phòng chống tham nhũng chưa được phát triển một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Và Thủ tướng nói thì nhiều, nhưng mà thử hỏi khắp nước Việt Nam là Thủ tướng có quyền cách chức không, đề nghị bãi miễn một bộ trưởng hay là đề nghị cách chức, đình chỉ một ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện hay không? Thì đó cũng là vấn đề liên quan đến cơ chế.”
Hầu hết các báo điện tử như VnExpress, VietnamNet, Dân trí, Dân Việt, Một Thế Giới, SohaNews đều có bài tường thuật chi tiết hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội Việt Nam.
Trong số 20 câu hỏi mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời, người đứng đầu Chính phủ có phát biểu liên quan đến xử lý sai phạm nghiêm trọng và được các báo giật tít “ Vụ nào chìm xuồng thì đại biểu cứ báo ra Quốc hội, chúng tôi sẽ xử lý.” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời câu hỏi của đại biểu Thái Trường Giang đơn vị Cà Mau.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

chat-van-3-171116-622
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016. Courtesy chinhphu.vn
Theo báo chí Việt Nam, khi trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Hoàng Ngân đơn vị TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, Việt Nam có nền kinh tế qui mô khá nhỏ, GDP chưa đến 200 tỷ USD, nợ công tỷ trọng lại cao.
Tuy vậy Việt Nam sẽ chú trọng phát triển những doanh nghiệp nội địa lớn với thương hiệu mạnh. Riêng về ngành nông nghiệp Việt Nam xác định là một lợi thế so sánh lớn mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để phát triển nông nghiệp qui mô lớn thì rào cản trước hết cần tháo gỡ là vấn đề hạn điền để tích tụ ruộng đất, sản xuất công nghiệp. Ông Thủ tướng cũng nói cần một nền tài chính tốt để có thể giải quyết vấn đề đầu tư công nghệ, vốn cho sản xuất nông nghiệp. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải tái cơ cấu nông nghiệp để tạo sản phẩm lợi thế so sánh ở mỗi địa phương.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, liên quan đến sự chậm trễ của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và làm thế nào để thực hiện cải cách nông nghiệp thành công, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông Nghiệp Nông thôn từ Hà Nội nhận định:
“Rõ ràng tốc độ của nó quá chậm và quá trình tái cơ cấu nông  nghiệp phải song song với quá trình vẫn gọi là phát triển nông thôn mới. Nghĩa là phải làm thế nào nông nghiệp tăng được năng suất lao động lên. Nhưng đồng thời kinh tế nông thôn cũng phải đa dạng lên, trong nông thôn không chỉ là thuần nông nữa. Nếu nông thôn còn thuần nông thì nông dân sẽ bỏ đi hết, dứt khoát phải chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp.
Bản thân tái cơ cấu nông nghiệp không thể đi một mình được mà nó phải đi với tái cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp phải chuyển sang ủng hộ nông nghiệp, kinh tế đô thị cũng phải phối hợp với kinh tế nông thôn, còn không nó sẽ tách rời ra hai mảng và người dân xu hướng chung là họ sẽ di cư ra khỏi nông thôn đi về thành thị. Như thế không chỉ riêng nông thôn có khó khăn mà thành thị cũng tắc nghẽn, quá tải, không thể nào phát triển bền vững được.”

Nữ giáo viên-Tiếp viên-Vui vẻ mà

Hành vi huy động giáo viên đi tiếp khách bia rượu như thế là hành vi sỉ nhục thầy cô giáo, phải nói rõ ra rằng sỉ nhục, thay vì nói đó chỉ là ‘vui vẻ thôi mà.’
-Ông Đỗ Việt Khoa
Trong hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội Việt Nam từ 15 đến 17/11/2016, một câu chuyện kín liên quan đến ngành dục ở thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh, đã có lúc trở thành tâm điểm tranh luận giữa các đại biểu và Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Đó là việc 23 nữ giáo viên bị Trưởng phòng Giáo dục ký công văn liệt kê tên tuổi điều động đi làm lễ tân tiếp khách, sau buổi lễ còn phải đi nhà hàng hầu rượu quan khách vui chơi và hát karaoke.
Phần trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho thấy những sự việc tương tự còn xảy ra ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên ông Bộ trưởng coi việc này là không nghiêm trọng và gọi đó là chuyện vui vẻ thôi. Theo báo chí Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phê bình ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ về cách dùng hai từ  “vui vẻ”.
Trả lời Nam Nguyên, ông Đỗ Việt Khoa một giáo viên đề cao sự công khai trong minh bạch từ Thường Tín Hà Nội phát biểu:
“Hành vi huy động giáo viên đi tiếp khách bia rượu như thế là hành vi sỉ nhục thầy cô giáo, phải nói rõ ra rằng sỉ nhục, thay vì nói đó chỉ là ‘vui vẻ thôi mà.’ Cụm từ ‘vui vẻ thôi mà’ đối với xã hội Việt Nam còn ám chỉ sàm sỡ con người ta một cách ‘vui vẻ’ đấy . Hôm nay chúng tôi được biết là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có phê phán ông Nhạ việc đó là sai, không được phép nói “vui vẻ thôi mà”…”
Với 200 câu hỏi nhiều bức xúc, 35 lượt đại biểu không hài lòng đưa bảng xin tranh luận, Quốc hội Việt Nam khóa 14 được cho là đã có nhiều thay đổi trong hoạt động tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với thành viên chính phủ. Tuy vậy như Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét, cách tổ chức có tiến bộ hơn về hình thức, nhưng điều đáng nói là cần mở rộng thời gian thay vì chỉ có hai ngày rưỡi.
Đối với ý kiến cho rằng, Quốc hội của chế độ độc đảng thì chất vấn hay tranh luận dù diễn ra theo hình thức nào, cũng vẫn chỉ là chuyện trong nhà với nhau. Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng, không đến nỗi như vậy, chất vấn và trả lời chất vấn trực diện vấn đề là điều đáng khuyến khích. Trong nhà với nhau mà dám nói mạnh dạn, kể cả nói đến chuyện  tổng thống mới của Hoa Kỳ hay vấn đề TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thì chất vấn và trả lời chất vấn đã thực sự được mở rộng.

Thực hư chuyện Trưởng Ban Tuyên Giáo TW Võ Văn Thưởng bị ung thư đang điều trị tại Nhật Bản?

11/16/2016 - 08:31 

Hơn một tháng nay, trong làng báo chí trong nước đang lan truyền một thông tin không khó kiểm chứng, về "tai nạn" của một Ủy Viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng - Khóa 12 còn rất trẻ. Tuy vậy, thông tin này không được mấy ai tin là sự thật. Người ta không tin không phải vì lý do là thông tin bịa đặt, mang hơi hướng của thuyết âm mưu v.v..., Mà sự khó tin - điều không thuyết phục được người nghe, lại là do sự trùng hợp của thông tin đó với một cái chết đau đớn của một ngôi sao sáng chói trên chính trường Việt Nam, bỗng vụt tắt cách đây chưa lâu (năm 2015). Đó là điều người ta khó có thể tin được rằng chuyện đó xảy ra lần thứ 2 đối với những ngôi sao chính trị đang lên.
Mới đây nhà báo Phạm Chí Dũng trong bài "Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương" Trương Minh Tuấn" đăng trên báo Người Việt, có viết về sự kiện này như sau, "Trưởng Ban Tuyên Giáo TW Võ Văn Thưởng, không hiểu vì lý do gì, vẫn quá vắng bóng trên các diễn đàn chính trị, ngày càng nhiều người bắt đầu nghĩ đến một chức vị mang tính thay thế:“Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” Trương Minh Tuấn".
Qua tìm hiểu kỹ vụ việc thì thấy cộng với sự vắng mặt của ông trên báo chí hay truyền thông cho thấy, tin đồn ông Võ Văn Thưởng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương hiện đang trị bệnh tại Nhật bản để điều trị bệnh ung thư do nhiễm chất phóng xạ là một chuyện có cơ sở và có nhiều người khẳng định là chuyện có thật. Bởi việc các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN ám hại nhau, thậm chí là ám sát là một chuyện có thật, không thể chối bỏ.
Mới gần đây nhất là:
Từ cái chết đầy bí ẩn của ông Nguyễn Bá Thanh...
Đó là chuyện về cái chết do "bị nhiễm phóng xạ" của ông Nguyễn Bá Thanh (1953 – 2015), nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành TW, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng Ban Nội chính TW Đảng CSVN. Tháng 9/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã bị bác sĩ nghi ngờ rằng "bị nhiễm phóng xạ và cần phải ghép tủy", vì vậy ông Nguyễn Bá Thanh được gia đình đưa sang Hoa Kỳ để điều trị. Tại bệnh viện của Hoa Kỳ, các bác sĩ đầu ngành ở đây cũng đưa ra kết quả chẩn đoán trùng khớp với chẩn đoán của bệnh viện C Đà Nẵng, khẳng định ông Thanh bị nhiễm độc phóng xạ.
Cho tới khi dư luận xã hội có quá nhiều tin đồn thổi về bệnh tình của Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh, thì ngày 29 tháng 12 năm 2014, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Trần Thọ đã xác nhận với báo chí rằng: ông Nguyễn Bá Thanh vẫn sống và đang được chữa bệnh tại Mỹ. Trước thông tin chính thức đó, Giáo sư Phạm Gia Khải - thành viên Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương cho biết các chuyên gia sẽ hội chẩn cho ông Nguyễn Bá Thanh vào ngày 8 tháng 1. Tuy nhiên, Giáo sư Khải cũng khẳng định tin đồn "ông Thanh bị đầu độc" là điều xuyên tạc. Theo ông, "Chưa có bằng chứng nào chứng minh ông Thanh bị đầu độc bằng hoá chất hay chất độc. Việc xét nghiệm máu, nước tiểu có thể thấy được bị đầu độc hay không. Bệnh máu ác tính này tuổi nào cũng có thể mắc."
Ngày 2 tháng 1 năm 2015, trang blog tên là Chân Dung Quyền Lực đã đưa ra thông tin chính thức trong thông báo ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về Việt Nam bằng một máy bay thuê riêng ngày 9 tháng 1 năm 2015 và đưa ra các thông tin cụ thể thời gian về giờ nào, và khẳng định rằng, ông Nguyễn Bá Thanh đã bị bị đầu độc bằng chất phóng xạ. Tin đồn vừa kể đã lan tỏa với tốc độ chóng mặt tại Việt Nam. Trong khi hầu hết các giới chức tại Việt Nam, kể cả những người trong Ủỷ Ban bảo vệ Sức khoẻ của Trung ương cũng như lãnh đạo tại Đà Nẵng đều không được biết. Còn Phó Ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ vẫn khẳng định: "Căn cứ nào nói (ông Thanh) bị đầu độc? Trên mạng có nhiều thông tin xấu độc, chia rẽ nội bộ, tung tin. Phải sàng lọc thông tin, không thể nghe bất kỳ thông tin nào trên mạng. Hoàn toàn không có chuyện đó".
Đúng như thông báo, 20h30 ngày 9 tháng 1 năm 2015, chuyên cơ y tế do gia đình ông Nguyễn Bá Thanh thuê đã chở ông Nguyễn Bá Thanh đã tới sân bay Đà Nẵng và ngay sau đó, ông Thanh được chuyển tới khoa Ung bướu Bệnh viện Đà nẵng trong sự chào đón của người dân. Mọi sự việc diễn ra đúng y như thông tin đưa ra của Blog Chân dung quyền lực. Tuy vậy, bên cạnh việc mọi thông tin về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn được giữ bí mật một cách chặt chẽ, thì truyền thông nhà nước vẫn đưa tin sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn bình thường, vẫn ăn được cháo... Thậm chí còn bốc phét ông Thanh nói rằng "Tui vẫn khỏe, có chi mô!"
Kết quả cuối cùng thì ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chết và thông tin từ báo chí nhà nước toàn nói láo là chuyện đúng quy trình .
... đến "tai nạn" và sự vắng mặt bất thường của ông Võ Văn Thưởng
Tin đồn, ông Võ Văn Thưởng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương hiện đang trị bệnh tại Nhật bản từ tháng 9/2016 đến naycũng đang lan truyền rộng. Tin cho biết, ông Võ Văn Thưởng cũng đang trong cơn nguy kịch và khó có thể tránh khỏi cái chết
Ông Võ Văn Thưởng là một trong những lãnh đạo cao cấp còn rất trẻ, có lý lịch rất đẹp. Ông Thưởng là người quê ở Vĩnh Long và sinh tại Hải Dương (cần chú ý chi tiết này). Tuy vậy chỉ sau 24 năm công tác, ông Võ Văn Thưởng đã kinh qua các chức vụ hết sức quan trọng khác trong bộ máy Nhà nước và Đảng. Cụ thể là: nguyên là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Ông Thưởng sinh năm 1970, đến nay là 46 tuổi nhưng đã có quá trình thăng tiến đến chóng mặt mà nhiều người ước muốn, cho nên cần biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc ông Võ Văn Thưởng thăng tiến thần tốc như vậy?
Để biết được điều đó, chúng ta hãy tìm hiểu về ông Võ Văn Kiệt và người vợ sau của ông (lấy nhau năm 1984) là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm.
Ông Võ Văn Kiệt(1922 – 2008), bí danh Sáu Dân, nguyên Thủ tướng Chính Phủ (1991-1997), quê quán tỉnh Vĩnh Long. Ông Võ Văn Kiệt là người được đánh giá cao trong công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986. Về đời tư, ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con. Người vợ thứ hai của ông (lấy nhau năm 1984) là GS-TS Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, ông còn một người con riêng sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam sinh năm 1952, chính là người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông. Mẹ của Nam là bà Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ nữ cứu quốc Nam bộ.
Còn bà vợ thứ hai - bà Phan Lương Cầm sinh năm 1943 tại Huế, là giảng viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 1965. Năm 1968, bà sang nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov, Liên Xô làm luận án tiến sĩ và gặp ông Võ Văn Kiệt trong thời gian làm luận án tiến sị tại Liên Xô trong một lần ông Võ Văn Kiệt sang công tác tại đây. Và bà Phan Lương Cầm chính là mẹ đẻ của ông Võ Văn Thưởng. Ông Võ Văn Thưởng là người quê ở Vĩnh long, song sinh tại Hải Dương là vì lý do như vậy. Khi bà Cầm sinh được một con trai, đã gửi về nước cho người nhà nuôi và dấu tung tích cha của đứa trẻ, vì không muốn ông Võ Văn Kiệt mắc tội hủ hóa. Sau năm 1975, ông Võ Văn Kiệt đưa con trai về quê ở Vĩnh Long, cho làm lại giấy tờ khai sinh mang dòng họ Võ Văn và cái tên Võ Văn Thưởng có bắt đầu từ đó.
Gần đây, việc Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng im hơi lặng tiếng, không tham gia bất cứ hoạt động nào của đảng cũng như chính quyền là một điều vô cùng kỳ lạ đối với một nhân vật nắm nhiều trọng trách như thế. Nếu search cụm từ "những hoạt động mới nhất của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng" thì chỉ thấy hoạt động cuối cùng là: "Đồng chí Võ Văn Thưởng chúc mừng các cơ quan báo chí." Theo đó, nhân kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016), ngày 16/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Tạp chí Cộng sản, báo Đại đoàn kết và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV)". (hết trích)
Vậy thì từ ngày 16/6/2016 đến nay, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã biến đi đâu? Nhất là trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa gáp rút bổ nhiệm, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn kiêm chức phó Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Đó là lý do vì sao lại có dư luận cho rằng "Trưởng Ban Tuyên Giáo TW Võ Văn Thưởng, không hiểu vì lý do gì, vẫn quá vắng bóng trên các diễn đàn chính trị, ngày càng nhiều người bắt đầu nghĩ đến một chức vị mang tính thay thế: “Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” Trương Minh Tuấn"?.
Câu trả lời là, ông Võ Văn Thưởng đang chữa bệnh tại Nhật bản từ tháng 9/2016, sau khi có nhiều biểu hiện cho thấy sức khỏe không bình thường trước đó. Và nguồn tin khả tín cho rằng, ông Võ Văn Thưởng đang trở thành một Nguyễn Bá Thanh thứ 2. Nghĩa là bị đầu độc bằng phóng xạ và đang ở trong tình trạng nguy kịch.
Nguyên nhân và thủ phạm
Kể từ sau Đại hội 12, ban lãnh đạo Đảng thống nhất chủ trương chung, duy trì và tiến hành đường lối thực hiện các chính sách cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là điều mà nhiều người trong đảng gọi là “thực thi đường lối của Nguyễn Tấn Dũng mà không có Nguyễn Tấn Dũng”. Chính sách này đang được một bộ phận trong đảng ủng hộ và thúc đẩy, vì nó phù hợp nhu cầu “Đảng CSVN vẫn có thể chống Trung Quốc trong một giới hạn nhất định, nhưng không để vỡ đảng”. Cho dù phe thân Trung Quốc trong đảng luôn bằng mọi cách cố gắng kìm hãm, níu kéo nhưng không thể đảo ngược xu thế chống Trung Quốc của đa số lãnh đạo cao cấp trong đảng.
Điều đó đã khiến cho banh lãnh đạo ở Bắc Kinh hết sức không vừa lòng. Đó chính là lý do, vì sao lâu nay, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt gàn 2 nhiệm kỳ, luôn giương cao ngọn cờ chỉnh đốn và làm trong sạch đảng. Nếu hiểu rằng đó là chiêu "Chỉ tang mạ hòe nghĩa" có nghĩa là "Chỉ cây dâu để mắng cây hòe" theo thành ngữ Trung Quốc thì thấy, hoàn toàn mục đích của các chiến dịch như thế của ông Trọng chỉ nhằm thanh trừng và loại bỏ các nhân vật lãnh đạo có xu hướng thân phương Tây và chống lại Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng - đồng nghĩa với việc chống Trung Quốc.
Ông Võ Văn Thưởng là con trai của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, là một "hạt giống đó" và là hạt nhân lãnh đạo nòng cốt của Đảng CSVN. Trong một tương lai không xa, ông Võ Văn Thưởng sẽ trở thành một lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng từ người cha của ông - cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vốn là một người được đánh giá cao trong công cuộc cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986. Đồng thời ông Võ Văn Kiệt cũng chính là người nâng đỡ, dìu dắt để Nguyễn Tấn Dũng trở thành một nhân vật có thế lực như hiện nay. Giết được ông Võ Văn Thưởng là người ta sẽ giết được cả một đường lối cải cách theo xu thế thân phương Tây. Đó là điều Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bắc kinh mong muốn.
Dù trong lòng ủng hộ Võ Văn Thưởng, song Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không cưỡng lại được lệnh của Trung Quốc, phải loại trừ Võ Văn Thưởng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, với chiến dịch chỉnh đốn và làm trong sạch đảng thì có gây hề hấn gì đối với ông Thưởng, ông Nguyễn Phú Trọng có thể đánh Đinh La Thăng vì tham nhũng, nhưng không thể làm như thế với Võ Văn Thưởng, vì ông Thưởng quá sạch không hề có một vết nhơ.
Vì thế cái chết bằng cách dùng tia phóng xạ để đầu độc là cách chết êm ái, không để lại dấu tích là chiêu được sư phụ của ông Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh chuyên sử dụng. Điều này sẽ được áp dụng cho bất kỳ ai, thành phần nào mà người đàn anh ngồi ở Bắc Kinh không hài lòng và không muốn thấy tồn tại. Trong những ngày vừa qua, theo nguồn tin (chưa kiểm chứng) thì tất cả các thứ trưởng các Bộ quan trọng như Quốc Phòng, Công An..., cũng như các nhân vật có xu hướng chống Trung Quốc đã được bố trí vấn đề đảm bảo anh ninh ở cấp cao nhất nhắm chống ám sát.
Các câu hỏi, ai là thủ phạm đã tiến hành đầu độc bằng chất phóng xạ ông Nguyễn Bá Thanh và vụ việc đã xảy ra ở đâu? Đến nay vẫn chưa được bạch hóa. Chỉ có các tin đồn cho rằng, trong một chuyến thăm Trung Quốc trước đó, ông Thanh đã bị đầu độc bằng chất phóng xạ gắn trong phòng ngủ. Cũng có tin cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn là một kẻ thù không đội trời chung với ông Nguyễn Bá Thanh là thủ phạm.
Sẽ có người đặt câu hỏi, trước đây có dư luận cho rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng là kẻ chủ mưu ám sát ông Nguyễn Bá Thanh vì mối tư thù? Theo đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khử ông Thanh, khi đó là Trưởng Ban Nội chính TW đang tiến hành điều tra các vụ đại án tham nhũng khủng, có thể truy tận gốc bàn tay nhúng chàm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó.
Song có lẽ điều này là không có cơ sở, mà bằng chứng rõ ràng nhất là vụ việc Vinalines - mà TGĐ là tử tù Dương Chí Dũng mà trưởng Ban Nội chính TW đòi điều tra mở rộng là dính đến rất nhiều Ủy viên Bộ Chính trị như: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Công An Trần Đai Quang, và BÍ thư Thành ủy TP. HCM Lê Thanh Hải. Không chỉ thế, kể từ khi ông Nguyễn Bá Thanh mất, thì người Trung Quốc đã ồ ạt đổ bộ vào vào mua đất ồ ạt ở Đà Nẵng cộng với hàng loạt các hành động phá hoại, như: phá sóng phát thanh, hành hung dân ở Đà Nẵng như chúng ta đã thấy.
Trên đây là các phân tích, đánh giá của cá nhân tác giả, dựa trên các nguồn tin cung cấp cũng như dư luận, hoàn toàn không phải thông tin chính thức. Đề nghị bạn đọc tiếp thu, phổ biến hay bình luận về thông tin này một cách cẩn trọng để tránh suy diên và hiểu lầm.
Ngày 16/11/2016
 © Kami
 * Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.