Friday, May 1, 2015

Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ 2 đến biển Đông

Theo H.Bình/NLD (Theo Tân Hoa Xã, sciencenet.cn) - Thứ Sáu, ngày 1/5/2015 - 17:30
Tân Hoa xã ngày 30-4 đưa tin 10 giờ 18 phút cùng ngày, giàn khoan Hưng Vượng đã rời TP Yên Đài, tỉnh Sơn Đông khởi hành đến biển Đông hoạt động. Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ hạ đặt giàn khoan này ở đâu.
Hưng Vượng là giàn khoan nước sâu nửa chìm thứ tư do công ty CIMC Raffles bàn giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL) và là giàn khoan nửa chìm nước sâu thứ hai Bắc Kinh điều tới biển Đông sau Hải Dương 981.
Giàn khoan này hoạt động ở độ sâu tối đa 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu 5.000 tấn.
Hệ thống định vị động lực của Hưng Vượng có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong môi trường bão cấp 12 trênbiển Đông. Ngoài ra,Nhật báo Khoa học Kỹ thuậtcho biết giàn khoan còn lắp đặt nhiều thiết bị như hệ thống ROV, hệ thống liên quan đến bùn nhão, bảo đảm cho giàn khoan có thể trực tiếp mở khoan khi đến nơi.
http://y3.ifengimg.com/a/2015_18/d25ecf6acf323f2.jpgGiàn khoan Hưng Vượng Ảnh: IFENG
Giàn khoan này từ khi ký hợp đồng đóng đến khi bàn giao chỉ mất có 35 tháng. Công ty CIMC Raffles có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đã được đưa đến các vùng biển trên thế giới như Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.
Phó Tổng giám đốc CIMC Raffles là Vu Á cho rằng giàn khoan Hưng Vượng gia nhập “tàu chủ lực” nước sâu không chỉ cho thấy Yên Đài hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho ngành dầu khí Trung Quốc.
Theo H.Bình/NLD (Theo Tân Hoa Xã, sciencenet.cn)

Đoạn trường hơn 40 năm 'lơ lửng' của cụ ông hai lần bị tuyên án

Mặc dù đã được trả tự do, nhưng cụ Trần Văn Thêm lại không có bất cứ một thứ giấy tờ gì để chứng minh là mình đã bị kết án oan.

Đoạn trường từ con số 0
Là người nhanh nhẹn, lại có kinh nghiệm trong nghề buôn bán, sau khi vợ mất, cụ Thêm dặn dò con cái tự trông nom lẫn nhau, còn mình tranh thủ đi buôn bán nhỏ lẻ ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trời không phụ lòng người, dần dần cuộc sống của mấy bố con cũng tạm ổn, không đến nỗi nheo nhóc như hồi cụ còn ở trong trại giam.
Mặc dù không còn chịu cảnh tù tội, nhưng cụ Thêm lại không có một thứ giấy tờ gì chứng minh là mình đã bị kết án oan. Lúc được tha tù, cơ quan công an chỉ cấp cho cụ giấy chứng nhận bị thương, miễn lao động công ích. Hồi đó đất nước vừa mới giải phóng, người dân thường xuyên phải đi lao động công ích. Có tờ giấy, cụ Thêm được miễn thực hiện nghĩa vụ này. Nhưng cũng chính vì không có một thứ giấy tờ nào trong tay, do vậy người đời vẫn xem cụ là người có tì vết về pháp luật.
Trong nhiều năm qua, cụ Trần Văn Thêm và người thân trong gia đình đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để đi gõ cửa các cơ quan chức năng (TANDTC, VKSNDTC, bộ Công an), đề nghị xem xét lại vụ án năm xưa và minh oan cho cụ bằng một bản án hoặc văn bản có dấu đỏ của Nhà nước.

Theo lời kể của cụ Thêm, hành trình đi tìm công lý của cụ khởi đầu vào khoảng năm 1976, khi ấy cụ ra Hà Nội làm nghề buôn bán đồng nát. Cụ may mắn gặp được ông Điền, cán bộ hộ tịch ở phường Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã giúp cụ viết lá đơn khiến nại đầu tiên.
Có đơn trong tay, cụ tự tin tìm đến các cơ quan tiến hành tố tụng, gõ cửa, nộp đơn và trình bày về nỗi oan khuất của mình. Lần đầu, họ niềm nở tiếp chuyện cụ, nhưng vì cụ không thể làm đúng theo yêu cầu của họ là bổ sung đầy đủ những giấy tờ cần thiết liên quan đến vụ án năm xưa, nên những lần sau đó, cứ hễ trông thấy cụ là họ... né!?
Nhớ về chuỗi ngày gian nan đưa chú Thêm đi tìm công lý, ông Trần Văn Năm (67 tuổi) kể vanh vách với PV: “Vì chú tôi bị kết án oan mà gia đình giao cho tôi trách nhiệm cùng chú đi tìm công lý. Chúng tôi là những người dân quê cục mịch, nên khi đến các cơ quan công quyền, họ hỏi chúng tôi giấy tờ đâu, rồi kiếm cớ đuổi khéo chúng tôi. Chú tôi năm nay gần 80 tuổi, sức khỏe yếu lắm rồi. Cụ chỉ có mong muốn được giải oan trước khi nhắm mắt xuôi tay”.
Cay đắng ba tiếng “hồ sơ đâu?”
Theo lời kể của ông Năm, hai chú cháu đã đi hàng trăm lần bằng xe đạp, xe ô tô khách từ quê nhà Bắc Ninh đến các cơ quan như TAND tỉnh Phú Thọ, trại giam Phủ Đức, TANDTC, VKSNDTC, bộ Công an ở Hà Nội để kêu oan. Mỗi khi ra Hà Nội, hai chú cháu lại phải dành dụm tiền bạc và chi tiêu hết sức tằn tiện, nhưng do phải đi lại nhiều lần, tính đến nay, chỉ riêng tiền đi đường của cả hai chú cháu đã lên tới hàng chục triệu đồng.
doan-truong-hon-40-nam-lo-lung-cua-cu-ong-hai-lan-bi-tuyen-an
Ông Trần Văn Năm (ngoài cùng bên phải) cùng người thân trao đổi với PV.
Nhiều lúc cụ Thêm bi quan, nản chí, nghĩ việc “rửa tiếng oan” của mình khó chẳng khác nào... lên trời, vì đơn thư của cụ có được cơ quan nào đoái hoài, để tâm đến đâu?
Ngay như TAND tỉnh Phú Thọ, đơn vị trước đây quản lý hồ sơ của vụ án, sau khi nhận được đơn của cụ Trần Văn Thêm, yêu cầu tìm lại hồ sơ vụ án và minh oan cho cụ đã ra văn bản số 72 ngày 2/10/2006 khẳng định: Theo nội dung đơn của ông thể hiện vụ án đã xảy ra từ năm 1970, trong thời kỳ đang chiến tranh, toàn bộ hồ sơ các vụ án chuyển đi sơ tán ở nhiều nơi.
Do vậy hầu hết các vụ án thời kỳ này đã bị thất lạc, đến nay TAND tỉnh Phú Thọ không còn quản lý hồ sơ các vụ án đó. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, người khiếu kiện hoặc có yêu cầu phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền, giải quyết những tài liệu cần thiết cho yêu cầu của mình. Để có cơ sở xem xét nội dung đề nghị của ông, TAND tỉnh Phú Thọ yêu cầu ông cung cấp cho TAND tỉnh những tài liệu chứng minh cho đề nghị của mình.
Trước đó một năm (ngày 7/3/2005), Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội cũng có văn bản số 1557 trả lời đơn khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388 của cụ Trần Văn Thêm với nội dung: “...Không có căn cứ để xác định ông đã bị xét xử oan. Trường hợp nếu ông bị xét xử oan, thì phải được Chánh án TAND Tối cao hoặc Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị để Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND tỉnh Vĩnh Phú và Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, tuyên bố ông không phạm tội giết người, cướp của và đình chỉ vụ án.
“Cơ quan Nhà nước giữ hồ sơ phải biết nó ở đâu. Đằng này, khi chúng tôi đến hỏi xin hồ sơ liên quan đến vụ án của cụ Thêm năm xưa, nhân viên các cơ quan pháp luật lại hỏi chúng tôi: “Hồ sơ đâu?””, ông Năm bức xúc nói.
Nhiều năm gian nan trên con đường đi tìm công lý cùng với cụ Thêm đã tiêu tốn của ông Năm rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc. Được vợ con cảm thông, động viên, đến nay người cháu 67 tuổi vẫn kiên tâm song hành cùng ông chú 78 tuổi đi tìm công lý. Bởi giờ đây, việc minh oan cho cụ Trần Văn Thêm là công việc chung của nội tộc họ Trần ở Bắc Ninh.
Mới đây nhất, ngày 7/3/2014, VKSNDTC ra văn bản số 501 gửi ông Trần Văn Thêm, có nội dung: “VKSND Tối cao nhận được đơn khiếu nại của ông đề nghị minh oan trong vụ án giết người oan sai. Ngày 8/1/2014, VKSND Tối cao đã có công văn yêu cầu ông Thêm, TAND Tối cao, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm - VKSND Tối cao tại Hà Nội, Công an các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, VKSND các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, TAND các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Trung tâm lưu trữ quốc gia III cung cấp bổ sung những tài liệu liên quan đến vụ án như ông nêu trong đơn
. Đồng thời VKSND Tối cao đã trực tiếp đi xác minh tại TANDTC, Tòaphúc thẩm - TANDTC tại Hà Nội, viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm - VKSNDTC tại Hà Nội và Trung tâm lưu trữ quốc gia III. Sau quá trình nêu yêu cầu, trực tiếp làm việc với các cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan nêu trên, VKSND Tối cao không tìm thấy tài liệu liên quan đến vụ án của ông như ông trình bày trong đơn. Do đó không có căn cứ để xác định ông đã bị xét xử oan”.
Không có giấy tờ chứng minh, đừng hy vọng được giải oan?
Có thể nói, đây là vụ án có một không hai trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam. Vì thời gian quá dài (hơn 40 năm), nên hầu hết các tài liệu liên quan đến vụ án đều đã bị thất lạc.
Theo ghi nhận của PV, đến thời điểm này, chỉ có tài liệu duy nhất liên quan trực tiếp đến vụ án của cụ Trần Văn Thêm là hai bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Vĩnh Phú và bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tuyên tử hình đối với cụ. Đây là một khó khăn lớn với cụ Trần Văn Thêm trong việc đi tìm chứng cứ, chứng minh mình vô tội.
01/05/2015 20:09

Nguồn: Nguoiduatin.vn

Bàng hoàng phát hiện 3 người trong một gia đình nằm trên vũng máu

Minh Ngọc | 01/05/2015 13:05


Một người dân bàng hoàng phát hiện 3 người cùng gia đình nằm trên vũng máu, cơ thể nhiều vết thương. Sau đó, 2 nạn nhân đã tử vong do vết thương quá nặng.

Ngày 1/5, Công an huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc ) cho biết, đơn vị này đang khẩn trương điều tra làm rõ một vụ trọng án vừa xảy ra trên địa bàn xã Đông Ích làm 2 người trong một gia đình tử vong, một người đang rất nguy kịch.

Theo thông tin ban đầu, sáng sớm ngày 29/4, một người dân trong thôn La Bì dậy đi vứt rác thì bàng hoàng phát hiện ra bà Phạm Thị Phần (SN 1953) hơi thở thoi thóp, trên người dính đầy máu nằm ở ngay cổng nhà mình.

Nơi xảy ra sự việc
Nơi xảy ra sự việc

“Tôi không nhớ rõ là mấy giờ, nhưng khoảng hơn 5 giờ sáng, vì gia đình tôi hay dậy sớm để nấu cơm ăn sáng và đi làm” – Người dân phát hiện ra bà Phần nằm trước cổng nhà mình cho biết thêm.

Chưa biết chuyện gì xảy ra, nhìn ngó xung quanh, người dân này càng hốt hoảng khi phát hiện cách đó khoảng 1m, ông Đặng Văn Hợp (SN 1954, chồng bà Phần) đang nằm bất động, trên người có nhiều vết thương sâu, rộng ở phần đầu và chân.
Định chạy sang nhà anh Đăng Văn Lý (SN 1981, con trai ông Hợp) kêu cứu thì người này bất ngờ phát hiện anh này cũng nằm trên vũng máu.

Do vết thương quá nặng, ông Đặng Văn Hợp và người con trai Đặng Văn Lý đã tử vong. Bà Phạm Thị Phần vẫn đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, Công an huyện Lập Thạch phối hợp với các đơn vị chức năng có mặt tại để bảo vệ hiện trường, khám nghiệm tử thi phục vụ công tác điều tra.

Hiện, Cơ quan điều tra đã tạm giữ Đặng Duy Điền (Sn 1984, con trai út của ông Hợp) để điều tra về hành vi “Giết người”.

Được biết, Điền có tiền sử bệnh tâm thần khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi lần lên cơn thường đánh và tấn công người thân trong gia đình.

Ông Khai đang trao đổi với PV
Ông Khai đang trao đổi với PV

Trao đổi với PV về vụ việc, ông Bùi Văn Khai, trưởng thôn La Bì cho biết: Sự việc diễn ra trong thôn La Bì là có, lúc ấy khoảng 5 giờ đến 5 giờ 30 phút sáng.

Theo ông Khai, trước khi chưa bị bệnh, Điền là người hiền lành, nhanh nhẹn. Đang học Đại học Tây Bắc thì Điền phát bệnh từ đó cho đến nay.

“Gia đình từng đưa nó đi lên trại tâm thần điều trị nhiều lần nhưng rồi nó lại về nhà. Chúng tôi nhiều lần khuyên gia đình nên xích nó lại nhưng thương con nên ông bà Hợp lại tháo xích nên mới xảy ra chuyện đau lòng thế này" – Ông Khai cho biết.

Theo Trí Thức Trẻ

Xử kiểu nào cũng bị… hủy án

(PL)- Vợ chồng ông Phạm Đức Hãnh phải trả nợ gần 350 triệu đồng cho ngân hàng theo một bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Xử kiểu nào cũng bị… hủy án
Tháng 3-2009, Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Lộc Ninh (Bình Phước) kê biên thửa đất diện tích hơn 100 m2 (có nhà ở) của ông Hãnh để THA. Sau đó Chi cục ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tỉnh Bình Phước.
Ngày 3-7-2009, một người dân trúng đấu giá thửa đất của ông Hãnh với giá 470 triệu đồng và đã nộp tiền mua tài sản. Ông Hãnh khởi kiện yêu cầu hủy kết quả đấu giá vì cho rằng mình không được biết về các lần tổ chức bán đấu giá.
Xử sơ thẩm (lần đầu) hồi tháng 3-2013, TAND huyện Lộc Ninh bác yêu cầu của ông Hãnh. Phúc thẩm (lần đầu), TAND tỉnh Bình Phước hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại vì cho rằng tòa sơ thẩm thu thập chứng cứ không đầy đủ, phán quyết chưa đảm bảo tính khách quan.
Xử sơ thẩm lần hai, TAND huyện Lộc Ninh chấp nhận yêu cầu của ông Hãnh với nhận định Chi cục THA dân sự huyện Lộc Ninh đã có nhiều sai sót, vi phạm. Cụ thể, trong quá trình kê biên đất, Chi cục không ra quyết định thành lập hội đồng kê biên, không thông báo trực tiếp bằng văn bản cho các bên đương sự và VKS cùng cấp. Cạnh đó, Chi cục cũng không thông báo công khai việc kê biên, bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng, không niêm yết thông báo về việc bán đấu giá tài sản. Ngoài ra Chi cục không mời ông Hãnh cùng người được THA đến để lập biên bản về việc tự nguyện thỏa thuận THA mà chỉ mời riêng từng người. Hợp đồng ủy quyền chỉ ghi bán đấu giá hơn 100 m2 đất nhưng thực tế khi bán đấu giá lại bán luôn cả căn nhà. Ngoài ra dù đã ủy quyền cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá nhưng Chi cục lại thu tiền cọc của hai cá nhân để tham gia đấu giá là không đúng thẩm quyền. Thời gian, địa điểm, số người tham gia đấu giá, tên người đấu giá có nhiều sai sót, mâu thuẫn, trong thông báo đấu giá ghi một đằng, trong biên bản đấu giá lại ghi một nẻo… Từ đó, tòa hủy hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và kết quả bán đấu giá vì vô hiệu. Người trúng đấu giá trả lại đất cho ông Hãnh còn Chi cục THA phải trả lại tiền cho người trúng đấu giá.
Bản án này sau đó bị VKS huyện kháng nghị. Và chiều 23-4 vừa qua, TAND tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm lần hai đã tuyên hủy bản án sơ thẩm này. Lý do theo tòa này là “TAND huyện Lộc Ninh thu thập chứng cứ không đầy đủ, không đảm bảo quyền lợi của các bên khi tuyên hợp đồng vô hiệu”… Rốt cuộc, người ta không biết cấp sơ thẩm phải tuyên làm sao để cấp phúc thẩm không hủy án. Bởi sơ thẩm tuyên bác đơn cũng bị hủy mà tuyên chấp nhận đơn kiện cũng bị hủy.

PHƯƠNG LOAN
Thứ Sáu, ngày 1/5/2015 - 05:45

Trung Quốc ngang nhiên mời Mỹ sử dụng cơ sở ở biển Đông

(NLĐO) - Nhằm hợp pháp hóa những cơ sở xây dựng trái phép ở biển Đông, Trung Quốc hôm 30-4 ngang nhiên nói rằng Mỹ và nhiều nước trong khu vực sẽ được phép sử dụng chúng cho mục đích tìm kiếm, cứu hộ và dự báo thời tiết trong “điều kiện thích hợp”.

Trong một cuộc điện đàm mới đây với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi một lần nữa bao biện rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông không làm ảnh hưởng đến tự do hàng hải hay hàng không.

“Thay vào đó, hoạt động xây dựng này sẽ nâng cao khả năng dự báo thời tiết, tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, thực hiện nghĩa vụ quốc tế để duy trì an ninh trong vùng biển” - ông Ngô ngang ngược nói, theo tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 30-4. “Chúng tôi hoan nghênh các tổ chức quốc tế, Mỹ và các nước trong khu vực sử dụng các cơ sở này trong tương lai vào thời điểm thích hợp cho mục đích nhân đạo và cứu trợ thảm họa” - ông Ngô nói thêm.

 http://navaltoday.com/wp-content/uploads/2012/02/CNO-Adm.-Jonathan-Greenert-Visits-USS-Wasp.jpg
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert Ảnh: NAVALTODAY. COM

Những lời lẽ trên được đưa ra sau khi ông Greenert yêu cầu Bắc Kinh giải thích với những nước láng giềng và Washington về mục đích của hoạt động cải tạo đất đơn phương của mình ở biển Đông. Cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, đã có phản ứng lo ngại sau khi những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đang ráo riết xây dựng đường băng quân sự tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và dự định xây thêm một đường băng nữa.

 At the southernmost feature, cargo is unloaded onto the shore of Mischief Reef, located 216 km (135 miles) west of the Philippine island of Palawan, in this Center for Strategic and International Studies (CSIS) Asia Maritime Transparency Initiative satellite image taken on March 16, 2015 and released to Reuters on April 9, 2015.REUTERS/CSISs Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Globe/Handout
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng cải tạo Đá Vành khăn. Ảnh: REUTERS


Vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á biến khu vực trở thành một trong những điểm nóng quân sự tiềm tàng nhiều năm qua, từ đó thúc đẩy Mỹ tăng cường hoạt động giám sát ở vùng biển này. Trong cuộc điện đàm với ông Greenert, ông Ngô cho rằng động thái này của Mỹ đi ngược lại những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự song phương.


H.Bình (Theo Reuters)

Đại sứ Pete Peterson: Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam

Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam.
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam.
Trà Mi-VOA
01.05.2015

Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam, một trong những yếu tố được xem là thách thức lớn nhất cho quan hệ song phương kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ đánh dấu 40 năm kép lại cuộc chiến Việt Nam, cựu đại sứ Pete Peterson từng là một tù binh chiến tranh Việt Nam, khẳng định trở ngại lớn nhất trong bang giao giữa Washington với Hà Nội hiện nay là nhân quyền Việt Nam, ‘vấn đề mà Mỹ sẽ không đơn thuần bỏ qua.’

Giữa lúc đôi bên năm nay kỷ niệm 2 thập niên bình thường hóa quan hệ, vị sứ giả có công hàn gắn bang giao hai nước cựu thù cũng dự đoán rằng ‘trong 20 năm kế tiếp, chắc chắc Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á.’

VOA: Là vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam đầu tiên thời hậu chiến, ông đánh giá những gì đôi bên đạt được đang ở mức nào trên thang điểm từ 1-10?

Đại sứ Peterson: Câu hỏi này khó đấy. Tôi rất hài lòng vì những gì hai nước đã đạt được, chắc chắn tròn 7 điểm, nhưng tôi không biết đôi bên đã đạt được tất cả những gì có thể hay chưa vì có những giai đoạn khó khăn. Thời kỳ suy thoái tài chính ở Châu Á và một số các vấn đề khác ngăn cản tiến bộ của chúng ta, nhưng nhìn chung, tôi nghĩ các thành quả hai nước đạt được rất tốt.

VOA: Ông nhận xét thế nào về những lợi ích từ mối bang giao Việt-Mỹ, thời ông làm đại sứ và thời nay?

Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ chúng ta có thể đo lường được đâu. Khi nỗ lực đạt Thỏa thuận Thương mại Song phương (BTA), chúng tôi nghĩ thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện quan hệ thương mại hai chiều lên hàng triệu đô la, nhưng đã lên tới mức hàng tỷ đô la. Hiện giờ trao đổi mậu dịch giữa hai nước hằng năm trên 35 tỷ đô la, cũng nhờ vào một số việc chúng tôi làm thời bấy giờ.

VOA: Còn những gì chưa làm được trong quá trình ‘biến thù thành bạn’ đó, đại sứ thấy thế nào?

Đại sứ Peterson: Đôi bên giờ không còn nhìn nhau như kẻ thù nữa mà là đối tác mạnh của nhau. Tôi đoán là trong 20 năm kế tiếp, chắc chắn Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á vì lợi ích chung đưa hai nước xích lại gần nhau đến nỗi không màng tới những hoạt động từ chiến tranh.

VOA: Nhiệm vụ chính mà ông và những người kế nhiệm ông cùng chia sẻ là ‘mở ra trang mới trong quan hệ song phương và chấm dứt những sự chia rẽ.’ Nhiều người cho rằng sau 20 năm, vế sau của nhiệm vụ này vẫn chưa đạt được. Theo ông trở ngại chính là gì?

"Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là trở ngại cho quan hệ Việt-Mỹ. Đôi bên vẫn còn mâu thuẫn trong nhiều vấn đề về thương mại. Có nhiều việc hai bên đồng ý và nhiều việc không nhất trí, nhưng sự trưởng thành của mối quan hệ cho phép chúng ta đối thoại các vấn đề này một cách thẳng thắn."-Cựu đại sứ Pete Peterson nói.

Đại sứ Peterson: Làm mới quan hệ khó hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ, có rất nhiều vấn đề thật sự rất khó để giải quyết vì phía Việt Nam ngần ngại tiến tới mối quan hệ mà Hoa Kỳ nghĩ tới. Trước đây cũng không có sự ủng hộ rộng rãi tại Mỹ đối với việc làm mới mối quan hệ này. Cho nên, đã có những trở ngại rất lớn, nhưng sự kiên nhẫn và nhiệt huyết từ những các nhà ngoại giao và thương thuyết gia có liên hệ đã thành công trong nỗ lực này. Nay, phần lớn những vấn đề mà chúng ta đương đầu lúc ấy đã qua rồi, nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là trở ngại cho quan hệ Việt-Mỹ. Đôi bên vẫn còn mâu thuẫn trong nhiều vấn đề về thương mại. Có nhiều việc hai bên đồng ý và nhiều việc không nhất trí, nhưng sự trưởng thành của mối quan hệ cho phép chúng ta đối thoại các vấn đề này một cách thẳng thắn. Cho nên, tất cả đều có thể giải quyết được. Điều chúng ta cần làm trong tương lai là duy trì quan hệ đối tác mạnh mẽ, xây dựng từ những điều đồng thuận, và tiếp tục đối thoại các vấn đề bất đồng cho tới khi đạt được giải pháp.

VOA: Theo ông, thách thức lớn nhất trong quan hệ song phương là nhân quyền, lòng tin chính trị, hay hệ tư tưởng?

Đại sứ Peterson: Yếu tố đầu tiên tôi sẽ gạt ra là vấn đề hệ tư tưởng. Nhiều người nghĩ rằng Mỹ ngầm ý muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam. Nói thẳng, tôi cho là Mỹ thậm chí không cân nhắc tới điều này. Vấn đề lớn nhất tồn đọng là chuyện nhân quyền của Việt Nam. Đây là vấn đề mà Mỹ không đơn thuần bỏ qua. Để Việt-Mỹ từ mối quan hệ đối tác toàn diện tiến tới quan hệ đối tác chiến lược, nhân quyền Việt Nam sẽ là vấn đề chính phải thảo luận và phải tìm ra giải pháp. Theo tôi, việc này đòi hỏi phía Việt Nam phải có một số thay đổi về chính sách quốc gia. Mặt khác, có các vấn đề có lợi cho Việt Nam liên quan tới hợp tác quân sự giữa bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm về Châu Á, nghĩa là phía trước cần có những sự nhượng bộ và trao đổi cho một tình huống ‘được tất, không mất gì.’ Tóm lại, có trở ngại nhưng không có nghĩa là các trở ngại đó đẩy lùi sự tiến bộ.

VOA: Như ông nói, cách biệt nên được thu hẹp bằng phương thức ngoại giao, nhưng trong mối bang giao này, về vấn đề nhân quyền, các đường hướng ngoại giao không mang lại thay đổi đáng kể. Quan điểm ông thế nào? Làm sao có thể khắc phục?

"Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam."-Cựu đại sứ Pete Peterson nói.

Đại sứ Peterson: Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy  những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam. Tôi nghĩ cần phải cho điểm Việt Nam vì những bước đi đó. Vấn đề đang đối mặt với Việt Nam giờ đây là phải can đảm cho phép người dân chỉ trích, bất đồng quan điểm với nhà nước, hoặc cho các blogger thể hiện những ý kiến  không ca ngợi chính sách của nhà nước. Những điều này thật ra sẽ giúp tăng cường sức mạnh chứ không phải làm suy yếu nhà nước. Các vấn đề về nhân quyền có thể được giải quyết bằng sự hiểu biết và sự trưởng thành của nhà nước Việt Nam.

VOA: Về điều đại sứ mô tả là ‘cải thiện nhân quyền’, sẽ có người lập luận ngược lại rằng nhân quyền Việt Nam có ‘cải thiện’ khi so với thành tích của chính họ nhiều năm trước đây, chứ không phải là một sự tiến bộ lớn so với các nước. Ông nghĩ sao?

Đại sứ Peterson: Nếu so thời điểm hiện tại với thời mốc từ sau năm 1975 sẽ thấy nhân quyền Việt Nam có tiến bộ đáng kể. Nhưng đúng là nếu so sánh nhân quyền Việt Nam với lăng kính và chuẩn mực quốc tế thì chưa đạt. Tuy nhiên, không mấy nước đạt được 100 điểm tuyệt đối. Sự hoàn thiện về nhân quyền là điều mong muốn nhưng không hẳn là mục tiêu. Cam kết về ‘nhân quyền hoàn thiện’ là điều không thể, khó nước nào làm được. Cho nên, điều phấn đấu đạt được là tiến bộ và cải thiện từ năm này sang năm khác, hướng tới các  tiêu chuẩn quốc tế. Đó là mục tiêu đối với Việt Nam và họ sẽ đạt được nếu họ thật tâm muốn làm.

VOA: Có ý kiến cho rằng ngoài vấn đề nhân quyền và lòng tin chính trị, quan hệ Việt-Mỹ còn có một trở ngại khác là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đại sứ nghĩ sao?

Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ đó nhất thiết là một trở ngại. Việt Nam phải chơi với cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Hà Nội dĩ nhiên không muốn quan hệ xấu với bạn hàng khổng lồ Trung Quốc, nhưng cũng có những vấn đề về Biển Đông  mà Việt Nam không thể nhất trí với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh trở thành mối đe dọa ổn định của Đông Nam Á, điều mà nhiều người tin là sự thật, thì Mỹ sẽ có mặt hỗ trợ Việt Nam đối phó với một số vấn đề đó, vì một Đông Nam Á không ổn định cũng chính là đe dọa an ninh đối với Mỹ và thế giới nói chung. Trong trường hợp này, vị trí của Việt Nam sẽ được chiếu cố hơn.

VOA: Theo ông, triển vọng về mối quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ xa gần ra sao?

Đại sứ Peterson: Đã có tín hiệu là phía Mỹ muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Việt Nam. Washington đã loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Theo tôi, chắc chắn trong 4-5 năm tới, đôi bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, nhưng tôi không chắc liệu sẽ có một sự đảo ngược bất thình lình, dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này hay không. Việc này phụ thuộc vào chuyện đôi bên có lập quan hệ đối tác chiến lược hay không.

"Hai bên hợp tác trong một số khía cạnh như giáo dục, trao đổi, hay Mỹ cung cấp một số thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng tôi không biết sẽ có một quan hệ đồng minh quân sự giữa hai bên trên con đường phía trước hay không."-Cựu đại sứ Pete Peterson nói.

VOA: Còn về quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ, chúng ta có thể trông thấy sớm nhất là chừng nào?

Đại sứ Peterson: Hai bên hợp tác trong một số khía cạnh như giáo dục, trao đổi, hay Mỹ cung cấp một số thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng tôi không biết sẽ có một quan hệ đồng minh quân sự giữa hai bên trên con đường phía trước hay không.

VOA: Nhìn mối quan hệ Mỹ-Nhật: Nhật Bản từ kẻ thù hôm qua nhanh chóng trở thành đồng minh của Mỹ hôm nay và cũng là trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Châu Á. Tại sao Việt-Mỹ không thể như vậy dù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm nay?

Đại sứ Peterson: Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn khác, không thể so sánh được.

VOA: Theo ông, Việt Nam làm thế nào có thể trở thành trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á?

Đại sứ Peterson: Tôi nghĩ cần cẩn trọng về việc này vì Việt Nam có láng giềng khổng lồ phương Bắc. Hà Nội không muốn cho Bắc Kinh thấy là họ nghiêng về một nước nào. Việt Nam rất cẩn trọng để luôn có sự cân bằng trong chính sách đối ngoại, rằng họ là ‘toàn cầu hóa’. Tôi cho rằng Hà Nội sẽ tiếp tục chính sách này. Dĩ nhiên Việt Nam không muốn biến thành kẻ thù của Trung Quốc và họ sẽ tiếp tục giảm thiểu bất kỳ cản trở nào cho mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Hoa Kỳ sẽ không cố gắng áp lực Việt Nam đứng về bên nào, mà hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của phía Việt Nam, vào quyết định của họ muốn thăng tiến quan hệ với Mỹ tới mức nào về mặt quân sự.

VOA: Ở thời mốc đánh dấu 20 năm quan hệ Việt-Mỹ năm nay, đại sứ có đề nghị gì giúp phát triển hơn nữa quan hệ song phương?

Đại sứ Peterson: Mối quan hệ đang tiến triển khá tốt, những tiến bộ đạt được tới nay khiến tất cả các nước đang phát triển trên thế giới khao khát có được. Dù Việt Nam còn thiếu nhiều thứ, cần phải làm nhiều thứ về mặt cơ sở hạ tầng, cần cải cách giáo dục và nhiều vấn đề khác về nhân quyền; nhưng tiềm năng trong 20 năm tới là rất lớn. Mối quan hệ Việt-Mỹ theo thời gian sẽ giúp củng cố tất cả những điều đó. Hoa Kỳ muốn là  một đối tác giúp Việt Nam thành công. Đối thoại tiếp diễn giữa đôi bên sẽ đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Không có vấn đề đặc biệt nào cần phải giải quyết ngoại trừ vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm tại Mỹ.

VOA: Xin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho đài VOA trong cuộc trao đổi về quan hệ Việt-Mỹ.

Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với cựu đại sứ Pete Peterson


Việt Nam bị đề nghị trở lại danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam.
Trà Mi-VOA
01.05.2015

Việt Nam tiếp tục bị đề nghị trở lại danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo trên thế giới (CPC) vì các vi phạm nghiêm trọng tiếp diễn.

Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) trong phúc trình thường niên 2015 công bố hôm 30/4 nêu rõ dù có một số tiến bộ, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn chặt chẽ các sinh hoạt tôn giáo độc lập.

USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam trở lại danh sách CPC , một động thái có thể dẫn tới các biện pháp chế tài từ Mỹ.

Báo cáo nói hiện có ít nhất từ 100-200 tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam, trong số này có những người bị tù tội chỉ vì hoạt động tôn giáo hoặc cổ súy cho tự do tôn giáo.

USCIRF cho biết các vi phạm về tự do tôn giáo không những tiếp diễn ở Việt Nam mà trong một số trường hợp thậm chí còn tệ hại đi.

Phúc trình tố cáo rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn dùng luật và các nghị định hành chính kiểm soát hoạt động tôn giáo và đàn áp các cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào bị họ xem là mối đe dọa, trong đó có các tổ chức tôn giáo độc lập của Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa giáo, và Tin lành.

Một nhà hoạt động cho nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam được nhiều người biết tiếng ở hải ngoại, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nhận xét về phúc trình 2015 của USCIRF về tình hình Việt Nam:

“Năm nay tôi thấy hầu hết các tôn giáo đều được nêu ra như Hồi giáo của người Chàm hay Bahai v..v..Trong trường hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chú trọng rất nhiều ở hai điều: một là Đức Tăng thống Thích Quảng Độ bị quản thúc quá lâu và vấn đề sách nhiễu chư tăng ở Huế. Một điểm đặc biệt khác, phúc trình đưa ra đúng ngày 30/4 có ý nghĩa rất lớn nói lên tình trạng tang thương của tôn giáo Việt Nam trong t  ình trạng tang thương của Việt Nam.”

Nhà hoạt động cổ súy quyền tự do tôn giáo, mục sư Thân Văn Trường, tán đồng khuyến nghị của USCIRF cho rằng Việt Nam cần phải trở lại danh sách CPC để chịu áp lực buộc phải cải thiện:

"Rất cần thiết vì thực tế ở đây rất nhiều bạn bè chúng tôi còn đang ở trong tù như mục sư Dương Kim Khải, Nguyễn Công Chính, linh mục Nguyễn Văn Lý, vẫn không có gì thay đổi cả. Các nhóm, nhánh sinh hoạt tư gia vẫn còn bị bắt bớ, khó khăn.
"-Mục sư Thân Văn Trường nói.

“Rất cần thiết vì thực tế ở đây rất nhiều bạn bè chúng tôi còn đang ở trong tù như mục sư Dương Kim Khải, Nguyễn Công Chính, linh mục Nguyễn Văn Lý, vẫn không có gì thay đổi cả. Các nhóm, nhánh sinh hoạt tư gia vẫn còn bị bắt bớ, khó khăn. Việc huấn luyện thần học vẫn còn bị hạn chế. Máu của anh em chúng tôi vẫn còn phải đổ, anh em chúng tôi còn phải chịu khổ rât nhiều về niềm tin, đức tin tôn giáo của mình. Cho nên, tôi nghĩ Việt Nam rất đáng trở lại CPC để có biện pháp buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình trạng tự do tôn giáo.”

Theo khuyến nghị của USCIRF, ngoài việc đưa Việt Nam vào danh sách CPC, chính phủ Hoa Kỳ cần tiếp tục thúc đẩy Hà Nội soạn thảo các điều luật mới đơn giản hóa các điều kiện đăng ký hoạt động tôn giáo, cho phép người dân được quyền chọn lựa đăng ký hay không, và bảo đảm rằng những ai không đăng ký vẫn được phép hoạt động tôn giáo hợp pháp và thỏa đáng.

Bên cạnh đó, vẫn theo đề nghị của USCIRF, Washington nên nhất quán và công khai nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội trong mọi cấp độ của mối quan hệ, kể cả trong các cuộc thảo luận song phương về quân sự, thượng mại, an ninh, và kinh tế.

USCIRF cũng kêu gọi chính phủ Mỹ bảo đảm rằng các cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam dẫn tới các hành động và kết quả cụ thể liên quan đến nhân quyền và tự do tôn giáo và báo cáo Quốc hội tiến bộ trong các vấn đề này.

Kể từ năm 2001 tới nay, USCIRF hằng năm liên tục đề nghị liệt kê Việt Nam vào danh sách CPC.

Trong hai năm 2004, 2005, do đề xuất của Uỷ hội, Việt Nam bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách CPC trước khi được rút tên ra vào cuối năm 2006.

Giữa bối cảnh quan hệ Việt-Mỹ hiện nay, liệu có khả năng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ chấp thuận đề nghị của Ủy hội USCIRF hay không? Nhà hoạt động Võ Văn Ái nhận định:

"Đưa vào CPC sẽ thay đổi tình trạng tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, có điều tôi lo lắng là hiện tình chính trị Đông Nam Á và Thái Bình Dương có thể làm vấn đề tôn giáo bị lu mờ. Nếu đó là sự thật thì sẽ rất tai hại cho trường hợp Việt Nam."-Ông Võ Văn Ái nói.

“Đưa vào CPC sẽ thay đổi tình trạng tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, có điều tôi lo lắng là hiện tình chính trị Đông Nam Á và Thái Bình Dương có thể làm vấn đề tôn giáo bị lu mờ. Nếu đó là sự thật thì sẽ rất tai hại cho trường hợp Việt Nam. Tất cả các tôn giáo trong nước có thể đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển và kiến thiết đất nước vì có tín đồ đông và có mạng lưới về y tế, từ thiện, xã hội, giáo dục…v..v.. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong không khí bạo lực và khủng bố trên thế giới, yếu tố tôn giáo trong trường hợp Việt Nam sẽ đóng góp rất lớn về mặt xã hội. Nếu nhà nước Việt Nam có thể thấy được những điều đó, họ phải thay đổi. Tôi nghĩ bản thân chế độ Hà Nội không thể nào thay đổi chủ trương đối với tôn giáo. Điều này đòi hỏi áp lực quốc tế đặc biệt từ Hoa Kỳ. Nếu Mỹ có áp lực lớn để thay đổi chính sách tôn giáo tại Việt Nam thì điều này sẽ đóng góp rất lớn cho vấn đề phát triển của Việt Nam.”

USCIRF do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập sau khi ban hành Sắc luật 1998 bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới. Đây là một tổ chức tham vấn độc lập cho chính phủ có nhiệm vụ giám sát tự do tôn giáo toàn cầu và đưa ra các khuyến nghị dựa trên những tiêu chuẩn trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Quan hệ Việt-Mỹ đã cải thiện đáng kể từ sau chiến tranh kết thúc năm 1975 nhưng vấn đề nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục là trở ngại cho mối bang giao gần gũi hơn giữa hai nước cựu thù.

Washington kêu gọi Hà Nội cần phải tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.

Việt Nam lâu nay bác bỏ các chỉ trích về vi phạm tự do tôn giáo dù thừa nhận còn nhiều điều cần phải khắc phục.Hà Nội mong các quan điểm khác biệt giữa hai nước Việt-Mỹ trong vấn đề nhân quyền sẽ dần dần được giải tỏa thông qua các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng.

Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến, Pete Peterson, trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, khẳng định nhân quyền Việt Nam là ‘vấn đề mà Mỹ sẽ không đơn thuần bỏ qua.’

Nghe toàn bộ bài tường thuật về đề nghị

30/4/2015: Nhà cầm quyền TP. HCM lại vi phạm thô bạo quyền tự do đi lại của công dân

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Phạm Chí Dũng
Theo VOA-01.05.2015

Tôi phẫn nộ tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan an ninh thuộc Công an TP. HCM khi tiến hành ngăn chặn thô bạo và cấm cản quyền tự do đi lại của tôi vào ngày 30/4/2015 - cũng là ngày kỷ niệm 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” và sắp tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.

Các nhân viên an ninh đã vây quanh nhà tôi, không cho tôi ra khỏi nhà và còn thể hiện sự thiếu văn hóa đến mức ngang nhiên chĩa máy quay phim vào những người trong gia đình tôi.

Lần vi phạm quyền tự do đi lại của tôi vào ngày 30/4/2015 là tiếp nối một chuỗi vi phạm vi phạm quyền tự do đi lại đối với tôi từ nhiều tháng qua. Hành vi công an cấm cản quyền tự do đi lại của công dân cũng đã rất nhiều lần bộc lộ ngang ngược đối với nhiều công dân - những người đấu tranh dân chủ khác.

Hành vi ngăn chặn bất hợp pháp quyền tự do đi lại đối với tôi đã bổ sung thêm một bằng chứng sống động về việc Nhà nước Việt Nam đã chà đạp các quy định về quyền con người của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc như thế nào.

Ở cấp địa phương, tôi cho rằng Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Giám đốc Công an TP. HCM Nguyễn Chí Thành là những người phải chịu trách nhiệm vừa gián tiếp vừa trực tiếp liên quan đến hành vi ngăn chặn quyền tự do đi lại của nhiều công dân, trong đó có cá nhân tôi.

Hành vi Công an TP. HCM ngăn chặn quyền tự do đi lại của công dân và trách nhiệm của những quan chức đã nêu tên cần được phía Mỹ nêu ra mạnh mẽ trong cuộc Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vào đầu tháng 5/2015 tại Hà Nội, trong mối liên đới không thể thiếu với việc xem xét Việt Nam có được gia nhập Hiệp định TPP hay không, cùng chuyến công du dự kiến đến Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Nếu hành vi ngăn chặn quyền tự do đi lại của công dân không được xóa bỏ hoàn toàn, tôi cho rằng những quan chức cấp cao như ông Lê Thanh Hải và ông Nguyễn Chí Thành cần được xem xét để đưa vào Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam (HR 4254), liên quan đến các điều khoản cấm những quan chức vi phạm nhân quyền trầm trọng nhập cảnh vào Hoa Kỳ và cả vấn đề tài sản cá nhân (nếu có) ở nước ngoài của những người này.

Nếu hành vi ngăn chặn quyền tự do đi lại của tôi không được xóa bỏ hoàn toàn, tôi sẽ tiếp tục phản ứng và tố cáo về trách nhiệm của những quan chức Việt Nam và cơ quan công an TP. HCM đến Chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Ngày 30 tháng 4 năm 2015
Phạm Chí Dũng
Nhà báo độc lập

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tâm tình 30/4 với ông HO Nguyễn Phú

Ông Nguyễn Phú trong một lần biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú)
Ông Nguyễn Phú trong một lần biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú
Theo VOA-01.05.2015

Thưa ông, ngày 30/4/1975 ông đang ở đâu và làm gì?

30/4 nhắc đến đau lắm. Lúc đó tôi đang ở sân vận động Cộng Hòa. Trước đó, gia đình chúng tôi trong đoàn người triệt thoái khỏi cao nguyên từ Pleiku về hướng Phú Bổn đạp lên xác nhau mà chạy. Về đến Sài Gòn thì đúng là không còn chén đũa ăn cơm. Gia đình tôi gồm vợ chồng và 7 đứa con, nhờ Trời mà còn sống sót về đến Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn không có bà con thân thích. Bỏ vợ con trong sân vận động Cộng Hòa, mà sau này gọi là sân Thống Nhất, tôi đi tìm đơn vị để trình diện, tiếp tục chiến đấu vì trên tỉnh lộ 7 tôi đã thấy Việt Cộng tàn ác quá. Việt Cộng truy sát đoàn người di tản, bắn xối xả vào đàn bà, con nít. Quân lính đi với vợ con không còn chiến đấu được nữa, chạy như đàn vịt. Trên đoạn đường đó biết bao nhiêu người chết.

Ông thuộc đơn vị nào trong quân đội Việt Nam Cộng hòa?

Đơn vị của tôi thuộc Sở Nhân lực tỉnh Pleiku. Chạy về Sài Gòn trình diện Nha Nhân lực của Tướng Bùi Đình Đạm. Tôi là đại úy của Sư đoàn 23 Bộ binh, bị thương, quân nhân loại 2 nên được biệt phái về Bộ Quốc phòng phục vụ tại Sở Nhân lực tỉnh Pleiku.

Sau đó ông và gia đình đi đâu?

Sau khi miền Nam đầu hàng, gia đình chúng tôi chui rúc dưới khán đài của sân vận động Cộng Hòa. Tôi thấy những anh bộ đội miền Bắc ăn mặc rất lôi thôi, lếch thếch. Lính hải quân của miền Bắc trông như những anh gác dan. Tôi tức lắm, như thế mà họ thắng và thời gian đó tôi rất quẩn trí. Nhà cửa ở Pleiku bỏ hết, không còn tiền, còn của để đi đâu nữa.

Sau đó có lệnh trình diện đi học tập cải tạo. Tôi trình diện ngày 23/6/75. Đêm đầu tiên trong một đại học ở đường Trần Hoàng Quân, Quận 10 có đồ ăn ngon lắm. Tối hôm sau thì có xe GMC bịt kín đưa chúng tôi đi, cứ còng tay hai người vào với nhau.

Theo ông thì nguyên do nào mà Việt Nam Cộng hòa đã thua?

Miền Nam thua vì đây là một trò chơi chính trị, các nước lớn đã dàn xếp và mình chỉ là nạn nhân thôi. Nguyên do kế là các lãnh đạo, tướng lãnh của Việt Nam Cộng hòa yếu về quân sự không giữ được nước, về chính trị không vận động cho toàn dân hiểu được về cộng sản.

Ông có thể kể về cuộc sống trong trại học tập như thế nào?

Sau khi trình diện tôi được đưa vào trại tập trung đầu tiên là Thành ông Năm, sau chuyển qua Z30-D ở Rừng Lá, Hàm Tân. Ở Thành ông Năm do quân đội quản lý thì ít khổ hơn là sau khi qua Z30-D là giao cho công an.

Ông Nguyễn Phú (bên phải) tham gia biểu tình trước nơi có buổi nói chuyện của Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco năm 2012 (ảnh Bùi Văn Phú)
Ông Nguyễn Phú (bên phải) tham gia biểu tình trước nơi có buổi nói chuyện của Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco năm 2012 (ảnh Bùi Văn Phú)

Tôi ở Thành ông Năm một năm, chỉ có sinh hoạt học tập. Mấy anh quản giáo đứng ra hướng dẫn học tập thì rất yếu về văn hóa. Hàng ngày học tập, có 10 bài học như: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười”, “Đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của nhân dân ta” v.v... Đó là mấy chủ đề chính trong các bài học tập.

Qua trại Z30-D thì đời sống thê thảm. Phải nói là tù khổ sai. Đất rừng lá Bình Tuy cứng, họ bắt cuốc lên, đào lên để trồng khoai lang. Không có gạo mà ăn. Đi vào rừng sâu đốn gỗ về để họ bán gây quĩ nhưng tù cải tạo không được gì. Họ dùng cải tạo để làm ra tiền mà đói không cho ăn, đau không thuốc uống. Cái gì họ cũng cho “tam sinh” là thứ thuốc gồm 3 sinh tố. Aspirin cũng không có.

Thời gian ông đi học tập cải tạo là bao lâu?

Tất cả gần 8 năm.

Trong thời gian đó ông có thấy ai bị đầy đọa, bị chết trong tù?

Ôi nhiều lắm. Hở một cái là nhốt vào conex box (loại thùng sắt). Nhiều người bị nhốt vào conex box, ngày nóng thiệt nóng, đêm lạnh thiệt lạnh, bị cùm hai chân hai tay, đái ỉa tại chỗ. Quản giáo cho là phản động là phạt nhốt trong đó, ăng-ten trong trại chỉ điểm ai nói linh tinh thì người đó cũng bị nhốt vào conex box.

Có người bị phạt như thế mà chết. Tôi nhớ anh Nguyễn Văn Bảo ở Hàm Tân hay la “Đả đảo Hồ Chí Minh” nên bị giam trong conex box và nó để cho chết.

Còn chết vì bệnh thì cả chục người, vì thiếu thuốc và họ mổ ẩu lắm. Tôi đã đi chôn nhiều người, đào lỗ rất cạn, bọc cái chiếu rồi chôn vội xuống đó, lấp đất lại cho nhanh. Mấy ngày sau không còn thấy xác đâu vì bị thú rừng bới lên.

Theo ông biết thì có bao nhiêu người trong trại học tập ở Thành ông Năm và Z30-D cùng với ông.

Thành phần bị giam ở Thành ông Năm đủ hạng, từ thiếu úy lên tới đại tá. Sau đó chia ra chuyển trại. Tôi biết một lán có 300, như thế có khoảng 1500 người nhốt ở đó trong những ngày đầu. Ở Rừng Lá thì đông lắm, vài nghìn người. Có Z30-A rồi B, C, D. Rất đông vì là chỗ tập trung những người trình diện học tập ở Sài Gòn.

Đời sống trại Z30-D, ngoài lao động thì cải tạo viên có những sinh hoạt gì nữa thưa ông?

Ngoài lao động cực nhọc vẫn học lại mười bài cũ, nào là “Tiến lên chủ nghĩa xã hội”, “Nhân dân ta anh hùng đánh bại đế quốc Mỹ”. Lâu lâu chiếu phim như “Thép đã tôi thế đấy” bắt mọi người ra coi. Công an ngồi gác trên chòi, có lúc mình ngồi ngủ.                                                                        

Đến khi nào ông được ra khỏi trại học tập cải tạo?

Khi tôi được thả thì có nhiều người đã được thả trước rồi. Tôi thấy mình chả có học tập tốt gì, nhưng có lẽ do vận động từ quốc tế bên ngoài nên họ thả. Tháng 8 năm 1982 tôi được thả.

Về đến Sài Gòn với giấy ra trại tôi thấy gia đình thê thảm. Nhà tôi ra đời buôn bán. Trước đó họ nói nếu nhà tôi đồng ý đi kinh tế mới tôi sẽ được thả, nhưng nhà tôi cương quyết trụ lại. Nhà bảy đứa con thì làm sao đi. Tới bữa, cơm trong nồi chia ra từng chén, tôi khóc rất nhiều. Từ một gia đình con sĩ quan đầy đủ nay cơ cực. Khi đó tôi đạp xích lô để giúp cho gia đình đỡ kham khổ. Nhưng sức yếu sau thời gian đi học tập nên không đạp được xa. Nhiều bữa đạp xe ra đến bến xe đi Vũng Tàu mà không còn sức đạp về.

Ông và gia đình đã đến Hoa Kỳ định cư theo diện nào?

Tôi qua Mỹ theo diện HO8. Nộp đơn đi HO cũng phải nộp tiền để lập hồ sơ. Tôi vay mượn bạn bè được một triệu đồng để nộp cho công an, cán bộ. Sang Mỹ, tôi định cư ở San Francisco từ đó đến nay.

Trong sinh hoạt cộng đồng ở miền Bắc California, ông là người rất tích cực, nhất là trong công việc bảo vệ Cờ Vàng ở San Francisco. Xin ông cho biết vì sao đã tham gia vào những việc này.

Ông Nguyễn Phú (bên phải) dẫn đầu đoàn biểu tình tuần hành trên phố San Francisco để phản đối Hà Nội và Bắc Kinh (ảnh Bùi Văn Phú)
Ông Nguyễn Phú (bên phải) dẫn đầu đoàn biểu tình tuần hành trên phố San Francisco để phản đối Hà Nội và Bắc Kinh (ảnh Bùi Văn Phú)

Đến Mỹ cũng có những vui buồn. Vui vì đã lo cho con cái đầy đủ. Buồn vì không đáng để bỏ nước ra đi. Tôi thường nói với các bạn người Phi, người Hàn là nếu như các anh tôi không bỏ nước ra đi, vì nước tôi có nạn cộng sản nên mới ra đi.

Thoát khỏi rồi thì cũng muốn làm gì giúp cho bạn bè còn ở Việt Nam. Tôi tranh đấu theo dòng chính, cho nhân quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, nhưng không ồn ào. Trước hết và trên hết, tôi muốn nhà nước Việt Nam phải theo tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền chứ không phải tiêu chuẩn của các ông ấy. Chúng tôi cũng tranh đấu cho Nghị quyết Cờ Vàng được thành phố thông qua năm 2005, cho việc thành lập khu Little Saigon ở San Francisco.

Thượng nghị sĩ Tiểu bang Leland Yee đi Việt Nam công tác, gặp Đại sứ Lê Văn Bàng và ông có hỏi thượng nghị sĩ có biết Nguyễn Phú ở San Francisco không. Ông Yee nói có biết và xác nhận ông Phú là một người tốt, ông tranh đấu theo Hiến pháp Hoa Kỳ chứ không có gì sai và cái đó là có lợi cho các ông để thay đổi. Sau này Thượng nghị sĩ Yee nói là người Việt ở Mỹ có hai cộng đồng thì tôi không đồng ý. Người Việt có hai khuynh hướng, nhưng chỉ có một cộng đồng tị nạn thôi chứ. Ông Yee đã ngâm Nghị quyết Cờ Vàng ở Sacramento sau khi ông ấy đi Việt Nam về. Từ đó tôi không còn ủng hộ ông ấy nữa. Mới đây thì Thượng nghị sĩ Yee đã bị mất chức, đang chờ ra tòa vì tham nhũng, nhận hối lộ.

30/4 năm nay kỉ niệm 40 năm ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, dịp này trong và ngoài nước lại nói đến vấn đề hòa giải, ý kiến của ông về việc này như thế nào?

Hòa giải. Tôi nghe thấy chữ “hòa giải hòa hợp” tôi rầu lắm. Tôi thí dụ nhá. Anh ở Hà Nội, tôi ở Sài Gòn. Tôi đem quân ra chiếm miền Bắc, đến nhà anh tôi đuổi anh ra khỏi nhà, giựt nhà anh, giết cha anh. Như vậy tôi là kẻ sai trái. Cũng như người miền Bắc vô, chiếm đất, chiếm nhà tôi thì tôi đánh lại kẻ đó. Vậy thì chính nghĩa về ai. Khi nói về hòa hợp hòa giải thì kẻ đi chiếm đất, chiếm nhà phải có tinh thần hướng thiện chứ. Còn nói tôi phải hòa hợp hòa giải với kẻ ăn trộm, ăn cướp đến nhà của tôi à.

Cho nên tôi nghĩ Hà Nội chỉ đưa ra chiêu bài. Thêm thí dụ thứ hai như thế này. Chẳng hạn có người Việt nói rằng thôi bây giờ mình hòa hợp hòa giải với mấy ông đó đi. Họ đang nắm chính quyền, nắm quân đội thì đâu có tư cách gì mình hòa hợp hòa giải với họ được. Cho nên chính sách phải bắt đầu từ phía Hà Nội, không phải từ mình.

Theo ông, nhà nước Việt Nam cần làm gì cụ thể để chứng tỏ tinh thần hòa giải?

Họ phải biết lỗi, xin lỗi dân tộc Việt Nam tại vì họ đã đưa chủ thuyết Mác-Lê vào Việt Nam và đã nhận viện trợ của các nước cộng sản để xâm chiếm miền Nam.

Như Nam Hàn không bị cộng sản chiếm nên giờ họ giàu có biết bao. Hà Nội lỡ chiếm rồi, quá say chiến thắng mà không có tinh thần quân tử như sau cuộc nội chiến Mỹ, lại đày đọa nhiều người khiến họ bỏ nước ra đi, vùi thây trên biển cả, nên phải biết lỗi như thế. Chúng tôi bị hành hạ, chúng tôi không căm thù chuyện đó, nhưng lãnh đạo Hà Nội không biết hướng thiện.

Ông nghĩ sao về Nghị quyết 36?

Tôi không đề cao tinh thần Nghị quyết 36. Nhưng ngay cả chuyện người hải ngoại về Việt Nam đầu tư, đã có biết bao người phải bỏ của chạy lấy người.

Trong dịp 30/4 này ông có những suy nghĩ gì về đất nước Việt Nam hiện nay.

Tôi muốn Đảng Cộng sản xin lỗi dân tộc, bỏ Điều 4 Hiến pháp để cùng nhau xây dựng đất nước, làm sao cho Việt Nam được độc lập tự do. Bây giờ mà đất nước vẫn còn bị ám ảnh bởi mất nước thì buồn và đau đớn quá. Ám ảnh cờ vàng ngày nay nhà nước vẫn còn sợ. Có anh bạn trẻ ở Hà Nội tham gia biểu tình, mới mặc quần áo có cờ vàng mà họ đã bắt nhốt, đánh đập. Như thế làm sao mà hòa hợp hòa giải được.

Đánh dấu 40 năm ngày 30/4 tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh VN ở Washington

Thượng nghị Sĩ Jim Webb và phu nhân, và Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phát biểu trong buổi lễ đánh dấu 40 năm ngày 30 tháng 4 tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh VN trong thủ đô Washington, 30/4/1975
Thượng nghị Sĩ Jim Webb và phu nhân, và Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phát biểu trong buổi lễ đánh dấu 40 năm ngày 30 tháng 4 tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh VN trong thủ đô Washington, 30/4/1975
Tấn Chương
Theo VOA-01.05.2015

Lễ đánh dấu 40 năm ngày 30 tháng 4 được được cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức trang trọng tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến, và cũng là dịp kêu gọi tiếp tục nỗ lực cho sự nghiệp dân chủ và tự do.

Các quân nhân TQLC Mỹ, giúp đưa người VN di tản từ trực thăng ra tàu Hải Quân Mỹ ngày 30 tháng 4
Các quân nhân TQLC Mỹ, giúp đưa người VN di tản từ trực thăng ra tàu Hải Quân Mỹ ngày 30 tháng 4

Nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa, các cựu chiến binh Mỹ trở về sau cuộc chiến, những người rời Việt Nam trước khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, và những thuyền nhân Việt Nam cùng với thế hệ trẻ đến tham dự lễ đánh dấu 40 năm ngày 30 tháng 4 ở thủ đô Washington.

Cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb, một cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến, đã bắt đầu câu chào tiếng Việt, mở đầu phát biểu với các cựu chiến hữu mà ông gọi là "anh em cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa ," tại buổi lễ diễn ra ngay bên Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam ở Quảng trường Quốc gia của thủ đô Washington:

"Bức tường này mà người ta thường gọi là 'Bức tường Đen,' ghi tên trên 58 ngàn người Mỹ nằm xuống trong Chiến tranh Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc Người Việt ở Hoa Kỳ nói.

"Ngắm nhìn bức tường Đài tưởng niệm Cựu Chiến binh Chiến tranh Việt Nam, được lập lên để vinh danh các chiến binh Mỹ hy sinh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, chúng tôi nhớ rõ sự hy sinh trong cuộc chiến của các chiến hữu của chúng tôi – cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa – nhiều chiến hữu đó có mặt ở đây hôm nay," ông Jim Web nói. "Nếu có một bức tường ghi tên các chiến hữu đã hy sinh mạng sống cho cuộc chiến tranh vì lý tưởng dân chủ, và tự to, thì bức tường đó phải lớn gấp 4 lần bức tường này. Thành thực mà nói, nếu như có một bức tường để ghi tên các chiến binh Cộng sản bên kia chiến tuyến của chúng tôi, thì bức tường đó phải lớn gấp 24 lần bức tường này."

Người Việt chúng ta cũng có những kinh nghiệm, [được] nói rất gọn ghẽ, 'trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ,' Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói. "Tức là bia đá thì có thể mòn, nhưng cái kỷ niệm trong lòng của người dân, của lịch sử, trên bàn thờ của mỗi một gia đình có con em nằm xuống cho cuộc chiến thì vẫn được duy trì – gọi là ký ước dân tộc của Việt Nam thì rất bền bỉ, rất là xa. Tôi cho đó là kỷ niệm đài vững vàng nhất trong lòng người."

Bức tường đá đen
Bức tường đá đen

Trước đó trong ngày, Việt Nam đã tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm chiến thắng 30 tháng 4 trước Dinh Độc Lập cũ ở Sài Gòn, nay là Hội trường Thống Nhất. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói:

"Năm nay đã 40 năm qua rồi. 40 năm thì đáng lẽ cái vết thương lòng do chiến tranh phải được hàn gắn phần nào, nhưng mà ở trong nước [Việt Nam] giờ này vẫn cho cả nước nghỉ đến 6 ngày để đánh dấu cái gọi là chiến thắng của miền bắc đối với miền nam, thì đó là một việc làm vô cùng thất nhân tâm, và không thể đóng góp được bao nhiêu cho sự hàn gắn trong cuộc chiến của đất nước chúng ta."

Cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng kêu gọi tiếp tục nỗ lực hàn gắn và hòa hợp sau cuộc chiến tàn khốc:

 "Tôi kêu gọi các bạn, tất cả các bạn, giúp sức cho chúng tôi và những người khác tiếp tục nỗ lực mà chúng tôi đã làm để mang lại sự hòa hợp tại nơi đã khiến các bạn phải nhảy xuống biển – thế hệ người Việt thứ nhất ở nước ngoài trong lịch sử của Việt Nam. Chúng ta có thể chung sức với nhau, để xây dựng dân chủ tại quê hương mến yêu của các bạn."

Trả lời đài VOA về thông điệp gởi cho chính phủ Việt Nam nhân đánh dấu 40 năm sau chiến tranh, ông Jim Webb nói "Đến lúc [Việt Nam] phải tạo dựng hòa bình với người dân [Việt Nam]. Bản thân tôi đã nỗ lực cho sự nghiệp đó từ năm 1991, để tạo ra một sự tương kính giữa đôi bên, trong đó có những người Việt hải ngoại ở đây."

Hơn 160 người ở TP.HCM nhập viện 3 ngày lễ vì… "oánh" nhau

TTO - Báo cáo ngày 1-5 của Sở Y tế TPHCM cho biết trong ba ngày nghỉ lễ (từ 28 đến 30-4), riêng TP.HCM đã có trên 160 người nhập viện do ẩu đả, trong đó ngày nhiều nhất là 30-4 với 64 người. 

Hơn 160 người ở TP.HCM nhập viện 3 ngày lễ vì đánh nhau
Trong ba ngày nghỉ lễ (từ 28 đến 30/4), riêng TP.HCM đã có trên 160 người nhập viện do ẩu đả

Ngoài TP.HCM, báo cáo từ Sở Y tế Sơn La cũng cho thấy trong ba ngày nghỉ lễ các nguyên nhân nhập viện đều do đánh nhau, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông…

Sau các lùm xùm về việc cán bộ Hội Chữ thập đỏ đi học về khắc phục hậu quả động đất tại Nepan, nhưng lại ra về đầu tiên sau khi Nepan xảy ra động đất, T.Ư Hội Chữ thập đỏ VN vừa cho biết đã quyết định hỗ trợ nạn nhân trận động đất vừa qua ở Nepan 30.000 USD.

Đồng thời bàn bạc với Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế lập danh sách chuyên gia cứu trợ có kinh nghiệm ở VN, sẵn sàng sang Nepan khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.

01/05/2015 18:49
LAN ANH

Bùn đỏ 'vây bủa' Hồ Xuân Hương dịp nghỉ lễ

(TNO) Chiều 1.5, trên địa bàn TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) tiếp tục có mưa lớn làm một số cây xanh đường phố bị bật gốc, gây mất điện nhiều giờ. Mưa gây ngập úng cục bộ trên nhiều tuyến đường.

Bùn đỏ 'vây bủa' Hồ Xuân Hương dịp nghỉ lễ - ảnh 1
Cây xanh gãy đổ gây mất điện trên diện rộng

Trên đường Bùi Thị Xuân, một cây cổ thụ bị bật gốc, đổ ập xuống đường dây điện làm đứt dây. Hậu quả, hàng trăm gia đình tại khu vực ngã 5 Đại học Đà Lạt, thuộc phường 2 bị mất điện thời gian dài.

Điện lực Đà Lạt, phối hợp với Công ty công trình đô thị Đà Lạt đến giải tỏa cây ngã đổ, khắc phục sự cố, đến chiều tối cùng ngày đã cấp điện lại cho các khách sạn và hộ dân.

Mưa lớn kéo theo bùn đất đỏ từ công trình xây dựng Cung văn hóa (thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng), xuống đường Trần Quốc Toản, khiến con đường vòng quanh hồ Xuân Hương thơ mộng ngập bùn đỏ trơn trượt, việc đi lại rất khó khăn và nguy hiểm.

Nước từ các con suối ở thượng nguồn kèm theo một lượng rác thải nông nghiệp đổ ra hồ Xuân Hương khiến cho mặt hồ trở nên nhớp nháp.

Bùn đỏ 'vây bủa' Hồ Xuân Hương dịp nghỉ lễ - ảnh 2
Cây xanh gãy đổ gây mất điện trên diện rộng
Bùn đỏ 'vây bủa' Hồ Xuân Hương dịp nghỉ lễ - ảnh 3

Bùn đỏ 'vây bủa' Hồ Xuân Hương dịp nghỉ lễ - ảnh 4
Đường quanh hồ Xuân Hương đầy bùn đỏ, trơn trượt
  01/05/2015 18:46
Tin, ảnh: Lâm Viên

Những phận người không biết mặt ngày nghỉ lễ

Hồng Trâm - Thứ Sáu, ngày 1/5/2015 - 20:40
(PLO)- Sài Gòn những ngày này vắng lặng đến lạ thường. Ngày Quốc tế lao động 1-5, người người tranh thủ ngày nghỉ về quê thăm nhà, hay tự thưởng cho mình một chuyến du lịch. Nhưng đâu đó, giữa trung tâm thành phố, nhiều phận người vẫn miệt mài với gánh nặng mưu sinh, chẳng bao giờ biết nghỉ lễ là gì.


 Bà cụ 83 tuổi với gánh hàng rong nặng trĩu lên vai. Mấy chục năm qua, vài tấm bánh, mấy quả cóc, ổi… là nguồn sống chính của gia đình bà ở miền quê Phú Tho             

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi trước bảo tàng TP. Hồ Chí Minh (đường Lý Tự Trọng, Q.1) của bà lão gánh hàng rong

Khi dòng người vui vẻ tham quan những công trình chào đón đại lễ thì chị lao công ở công viên 30-4 âm thầm sửa lại chiếc chổi để tiếp tục công việc làm sạch thành phố của mình

Ông Hai (76 tuổi, quê Quảng Ngãi) bán bong bóng trước thư viện Tổng hợp TP.HCM. Dịp nghỉ lễ kéo dài, vắng khách nên ông buôn bán ế ẩm

Góc đường Cao Thắng – Hàm Nghi, người phụ nữ này ngồi lặng lẽ xâu từng chuỗi hạt, chăm chút từng món lưu niệm để bán cho khách.

Ngày lễ, với người bán hàng rong này cũng giống như ngày thường, tất tả mưu sinh trên đường phố.
Ông lão hàng nước trước cổng Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (Q.1) chẳng biết bao giờ mới được nghỉ ngơi

Bà Năm cần mẫn đúc từng cái bánh tổ ong để bán cho khánh du lịch

Những người xe ôm không bao giờ “biết mặt” ngày nghỉ. Có chăng, những phút thư giãn bên tờ báo đã là giờ nghỉ ngơi quý giá của họ

Người thợ chụp hình dạo rảo bước trước dinh Thống Nhất tìm khách

Âm thanh vui nhộn phát ra từ thùng xe của những người bán kem dạo

Phút nghỉ ngơi của người đàn ông bán dừa dạo trên đường Nam Kỳ Khởi

Ngày nào cũng vậy, xe bánh ống lá dứa này luôn có mặt tại giao lộ Võ Văn Tần – Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Người thợ già đang chăm chú vá xe cho khách ở “cửa tiệm” nhỏ xíu của minh
Người bán vé số trên đường Lê Duẩn không ngày nào “nghỉ làm”

Người đạp xích lô chợ Bến Thành, sự cần mẫn của những người lao động lam lũ này đã làm nên nét đẹp đặc trưng của Sài Gòn lưu giữ qua trăm năm


Hồng Trâm




Chửi Mỹ, nhưng diễn binh ăn mừng thắng Mỹ bằng súng Mỹ


Hoàng Trần (Danlambao) - Ngay sau bài diễn văn chửi bới ‘đế quốc Mỹ’ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà cầm quyền CSVN đã có màn anh mừng rầm rộ khi cho lực lượng quân đội tinh nhuệ nhất diễu binh bằng loại súng M-18, vốn là biến thể của vũ khí M-16 do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Diễn binh bằng súng Mỹ

Trong chương trình ‘đại lễ’ sáng ngày 30/4/2015, người dân Sài Gòn bỗng chú ý với cảnh những lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội là bộ đội đặc công và cảnh sát biển diễn binh bằng bộ quân phục rằn ri, trên tay cầm những vũ khí do Mỹ sản xuất.

Nguồn gốc xuất xứ của những khẩu súng này đều là loại M-16 do Mỹ tài trợ cho quân đội Việt Nam Công Hoà trong cuộc chiến trước năm 1975.

Sau khi chiến tranh kết thúc, hàng trăm ngàn khẩu M-16 rơi vào tay cộng sản. Những vũ khí này sau đó được ‘cải tiến’ và có tên gọi mới là M-18.

Thay vì sử dụng những vũ khí của Liên Xô vốn đã quen thuộc, việc quân đội cộng sản diễn binh bằng súng Mỹ trong buổi lễ ăn mừng 30/4 là một dấu hiệu gây nhiều chú ý.


Bộ đội đặc công - lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam diễn binh 

bằng súng M-18, vốn xuất xứ từ súng M-16 của Mỹ


Chửi Mỹ nhưng vẫn thích súng Mỹ

Trong bài diễn văn đọc trước buổi diễu binh, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí vẫn còn ra rả chửi bới ‘đế quốc Mỹ’, đồng thời cáo buộc Mỹ đã ‘đàn áp tàn bạo cách mạng miền Nam’ và gây ra những ‘tội ác dã man’.

Theo tiểu sử, ông Dũng tham gia chiến tranh từ năm 12 tuổi, là một y tá quân y ở rừng U Minh, bị thương 4 lần và được xếp loại thương binh 2/4.

Trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2013 với hãng tin Bloomberg, ông Dũng nói rằng trên người ông vẫn phải mang 12 vết xẹo do bom đạn Mỹ gây ra.

“Tôi không thích vũ khí Mỹ. Ngay cả khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, chưa chắc chúng tôi sẽ mua vũ khí của Mỹ.”, ông Dũng nói trong cuộc phỏng vấn.

Dù mạnh miệng tuyên bố như trên, nhưng chế độ CS của ông Dũng vẫn bí mật gạ gẫm Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương để mua thêm tàu chiến, máy bay chiến đấu.

Khoe khoang thắng Mỹ, nhưng không dám nêu tên Trung Cộng

Dù mạnh miệng chửi bới 'Mỹ-Ngụy', nhưng ông Nguyễn Tấn
Dũng lại đang là sui gia với ông Nguyễn Bang, một cực viên
chức làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa
Trong bài diễn văn, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khoe khoang những ‘chiến tích’ của đảng cộng sản Việt Nam khiến cho ‘Mỹ cút, Nguỵ nhào’.

Dù vậy, trong phần nói về những cuộc chiến tranh sau năm 1975, ông Dũng không dám nêu tên đích danh Trung Cộng trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

“Chúng ta đã tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, anh dũng kiên cường chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam”, bài diễn văn nói.

Cả hai cuộc chiến tranh biên giới này đều có nguyên nhân trực tiếp lẫn gián tiếp của Trung Cộng. Trong đó, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra rất khốc liệt, quân đội Trung Cộng đã sát hại hàng chục ngàn bộ đội và dân thường Việt Nam. Không dám nêu đích danh Trung Cộng là một sự hèn hạ của Nguyễn Tấn Dũng và đảng cộng sản Việt Nam.

Trước đó, ông Dũng công khai bày tỏ lòng cảm ơn đối với sự giúp đỡ của Trung Cộng và Liên Xô. Đây là những nước xã hội chủ nghĩa đã tài trợ tiền bạc và vũ khí giúp CSVN xâm chiếm miền Nam.

Dù vậy, ‘đại lễ’ diễn binh ăn mừng chiến thắng 30/4 không có sự tham dự của đại diện Trung Cộng và Nga. Trong phần diễn văn kết thúc, chỉ nghe thấy có 3 quốc gia cử đại diện tham dự là Lào, Camphuchia và Cuba.

1/5/2015