Saturday, March 2, 2019

Công nhân: Vẫn là mặt hàng mang đi bán sỉ!

Theo VOA-Trân Văn /28/02/2019 
Một cuộc tuần hành của công nhân công ty Pou Yuen, Sài Gòn, phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. Hình minh họa. (Ảnh: Thanh Niên Công Giáo)
Một cuộc tuần hành của công nhân công ty Pou Yuen, Sài Gòn, phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. Hình minh họa. (Ảnh: Thanh Niên Công Giáo)
Cuộc khảo sát mới nhất về công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là đảng CSVN như ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN, tái khẳng định hồi tháng 9 năm ngoái (1) - tiếp tục làm người ta ái ngại không chỉ cho công nhân mà còn thêm lo âu cho kinh tế, xã hội Việt Nam.
Theo kết quả cuộc khảo sát vừa kể (do tổ chức Oxfarm và Viện Công nhân - Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thực hiện) (2) thì gần… 100% công nhân không dám ăn uống gì bên ngoài nhà mình. Lý do: 75% không dành dụm được gì, 40% thường xuyên vay mượn từ nhiều nguồn để bù đắp chi tiêu do lương quá thấp.
Cho dù phải làm thêm giờ, kể cả làm việc trong giờ nghỉ trưa, tới mức 70% chưa bao giờ hoặc hiếm khi rảnh để thăm người thân, bạn bè, xa xỉ hơn là đi chơi nhưng có tới 50% không đủ ăn, phải vay để mua thực phẩm, khoảng 6% cho biết, cuối tháng, chỉ ăn cơm với canh suông.
Ở cũng không khá hơn. 23% cho biết đang cư trú ở những chỗ được xếp vào loại tạm bợ. Ăn, ở như thế nên 70% “thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp,…”. Sức khỏe suy sụp nhưng hơn 50% “không đủ tiền trang trải chi phí khám bệnh, chữa bệnh, mua thuốc”.
Đó cũng là lý do, khoảng 20% không có tiền để lo cho những chuyện rất nhỏ liên quan đến việc học hành của con cái (mua sắm cặp, sách, vở, bút, thước,…). Thực trạng này là nguyên nhân chính khiến 9% công nhân phải đắn đo, suy tính đến chuyện nên có con hoặc sinh thêm hay không.
Kết quả cuộc khảo sát vừa kể thật ra không mới. Tình trạng công nhân lao động cật lực nhưng càng ngày càng nghèo khổ, sống triền miên trong cảnh thiếu trước hụt sau, cả tinh thần lẫn sức khỏe cùng suy sụp sau một thời gian ngắn tham gia “giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam” đã kéo dài vài thập niên.
Cuối năm 2011, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM công bố kết quả một cuộc khảo sát kéo dài trong hai năm ở nhiều nhà máy, khu công nghiệp tại TP.HCM. Theo đó, 30% công nhân bị suy dinh dưỡng. Đa số thiếu các vitamin nhóm B. Tỉ lệ công nhân thiếu i ốt là 70%. Tỉ lệ công nhân thiếu máu là 20% (3).
Kết quả cuộc khảo sát tiếp theo, được công bố vào cuối năm 2012 cho thấy, tỉ lệ suy dinh dưỡng không giảm và công nhân đối diện với một nguy cơ khác: Ngộ độc thực phẩm! Lý do, vật giá leo thang nhưng chi phí cho bữa ăn của công nhân vẫn thế, vẫn chỉ dao động quanh mức từ 8.000 đồng đến 12.000 đồng/bữa ăn/người thành ra công nhân trở thành giới chuyên tiêu thụ các loại thực phẩm thiu, thối mà lẽ ra phải chuyển đến bãi rác. Đó cũng là lý do các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra liên tục ở khắp mọi nơi (4).
Đến năm 2013, kết quả một cuộc khảo sát khác cho biết, tỉ lệ công nhân suy dinh dưỡng tăng từ 30% lên 33%. Những chỉ số liên quan đến sức khỏe công nhân tiếp tục gây sửng sốt: Sau lao động, 93% đuối sức, trong đó 80% cam thấy đau, mỏi cơ, xương khớp,
47% mệt mỏi toàn thân, 17% cảm thấy nặng đầu, 15% hoàn toàn kiệt sức… TP.HCM có khoảng 350.000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, 72% trong số này thuộc nhóm tạo ra bệnh nghề nghiệp nhưng chỉ có 34% tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân (5).
Tuy nhiên giới lãnh đạo đảng CSVN – “đội tiên phong của giai cấp công nhân” - không bận tâm đặt định bất kỳ giải pháp nào để bảo vệ “giai cấp lãnh đạo cách mạng”. Không những lương công nhân tiếp tục bị khống chế ở mức rất thấp mà công nhân còn bị kiềm chế để không thể đòi giới chủ đáp ứng những quyền lợi tối thiểu. Nguồn nhân lực rẻ, tính ổn định cao (đình công được xem là một trong những từ cấm kỵ) tiếp tục được “đội tiên phong của giai cấp công nhân” dùng như cần câu để câu vốn đầu tư của thiên hạ.
Chẳng phải chỉ hiện tại của “giai cấp lãnh đạo cách mạng” trở thành bi thảm mà tương lai của thế hệ kế thừa – con cái công nhân – cũng thế. Cho đến giờ này, nhà trẻ, trường học cho con công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên khắp Việt Nam vẫn thiếu, vẫn là vấn nạn mà “đội tiên phong của giai cấp công nhân” không thèm bận tâm (6). Cuối năm 2016, Viện Công nhân - Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, loan báo 11,5% con công nhân suy dinh dưỡng (7).
Giờ thì chuỗi vấn nạn liên quan đến “giai cấp lãnh đạo cách mạng” không chỉ rất dài mà tính chất, mức độ nghiêm trọng cũng như tác hại của những vấn nạn ấy đến kinh tế - xã hội Việt Nam đang càng ngày càng lớn. Số nữ công nhân không có khả năng lập gia đình vì bị vắt kiệt cả sức lực lẫn thời gian, chính sách thu hút đầu tư tạo ra tình trạng thâm dụng lao động nữ (khoảng 80%), môi trường làm việc thiếu nam giới,… hoặc may mắn có gia đình không dám sinh con vì không nuôi nổi càng ngày càng cao (8).
Tàn bạo hơn là “đội tiên phong của giai cấp công nhân” chỉ cần vốn đầu tư, cần tỉ lệ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước nhằm chứng tỏ sự tài tình, sáng suốt của mình, thành ra làm ngơ cho giới chủ dùng nữ công nhân như công cụ trong vòng mười năm rồi thản nhiên đẩy họ ra đường. Số nữ công nhân lỡ làng khi mới ngoài 30, không vốn liếng, sức khỏe sup sụp, không thể xin việc ở những doanh nghiệp khác vì bị xem là… “già”, bế tắc về sinh kế cứ thế tăng từ từ, hết trăm ngàn này đến trăm ngàn khác.
Trước thực trạng như vừa kể, năm 2014, ông Đặng Ngọc Tùng, lúc đó là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chỉ thở dài, thú nhận: Chúng ta đang chú trọng quá nhiều vào nguồn vốn, it quan tâm đến nguồn nhân lực, trong khi thực tế đòi hỏi chúng ta phải quan tâm toàn diện đến đời sống công nhân vì đó là nguồn nhân lực quý cho xã hội. Ông Tùng chỉ bày tỏ sự xót xa khi công nhân “ốm yếu, vàng vọt”, sự âu lo cho con cái công nhân khi cha mẹ như thế, chất lượng giống nòi sẽ ra sao (?) rồi… thôi (9).
***
Cảnh báo của ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn cách nay năm năm: Chúng ta phải nghĩ đến thời hậu các khu công nghiệp, công nhân ở độ tuổi từ 36 đến 40 sẽ làm gì khi quay về quê cầm lại cái cuốc cũng lóng ngóng. Đó là hậu quả bi ai nhất của nền công nghiệp Việt Nam – bây giờ đã nhãn tiền về mọi mặt. Mức độ bi ai sẽ tăng gấp nhiều lần nếu so cuộc sống, sinh hoạt của công nhân - “giai cấp lãnh đạo cách mạng” với cuộc sống, sinh hoạt của giới lãnh đạo “đội tiên phong của giai cấp công nhân”. Ở đâu, thời nào, các “đội tiên phong của giai cấp công nhân” cũng nâng công nhân thành “giai cấp lãnh đạo cách mạng” và khi đã nắm được quyền lực, có “đội tiên phong” nào của giai cấp công nhân ngưng đem “giai cấp lãnh đạo cách mạng” ra bán sỉ với giá rẻ? Cộng sản ở đâu cũng thế và thời nào cũng vậy.
Chú thích

Hố nặng vì vẫn một tấc đến… Trời!

Theo VOA-Trân Văn/01/03/2019 
TT Trump và chủ tịch Kim tại Hà Nội.
TT Trump và chủ tịch Kim tại Hà Nội.
Kết quả cuộc hội đàm giữa ông Donald J. Trump (Tổng thống Mỹ) và ông Kim Young-un (Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên) giống như một gáo nước lạnh tạt vào nhiều viên chức cũng như hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam. Những nhận định, tuyên bố kiểu như: “Việt Nam – Trung tâm hòa giải xung đột quốc tế”, hay “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là cường quốc hạng trung” trở thành lố bịch, đáng thương nhưng chẳng ai cảm thấy tội nghiệp!
Trên mạng xã hội, việc xiển dương thái quá cả tâm thế lẫn tư thế của Việt Nam qua sự kiện chính phủ Bắc Hàn và chính phủ Mỹ chọn Việt Nam làm nơi gặp nhau để thương lượng giờ giống như cung cấp đạn và bia cho công chúng tự do tác xạ. Trương Thanh Lê bỡn cợt, cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Bắc Hàn là hội nghị đầu tiên ở Việt Nam không… “thành công tốt đẹp”. Trương trách đảng và nhà nước… chủ quan, khai trương “trung tâm” to đùng mà quên… coi ngày (1)!
Phuc Dinh Kim thì nhìn thất bại của cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Bắc Hàn ở một khía cạnh khác: “Trung tâm hòa giải xung đột thế giới” đời đời căm thù… Cohen (nhân vật từng là luật sư riêng của ông Trump, trình diện Quốc hội như một nhân chứng, cung khai nhiều chi tiết không chỉ bất lợi cho sự nghiệp chính trị của ông Trump mà còn có thể gây nguy hại cho vị thế Tổng thống của ông, đó cũng là lý do nhiều người tin ông Trump rời Việt nam sớm hơn dự kiến) (2).
Cũng có những facebooker như Ngọc Vinh viết hẳn một lá thư gửi ông Trump và ông Young-un, trách cả hai “làm màu”. Lẽ ra chỉ cần trò chuyện qua điện thoại thì lại bày vẽ gặp nhau ở “Trung tâm hòa giải xung đột thế giới”. Thế là rình rang chuyên cơ, xe lửa bọc thép, đặc vụ, cận vệ chạy bộ, cảnh khuyển… khiến trẻ con Việt Nam phải dậy sớm, ra đường phơi mình trong gió lạnh để vẫy cờ, vẫy hoa. Sinh hoạt chẳng phải Hà Nội mà ngay cả Sài Gòn cũng rối loạn vì cấm đường. Ngân sách – cũng là phúc lợi của dân chúng bị cắt để tiếp đãi, kể cả nuôi ba, bốn ngàn “thằng” nhà báo quốc tế (3).
Theo hướng đó, Vũ Bùi thắc mắc, thực đơn năm món, hết sức sang trọng mà Việt Nam chuẩn bị để chiêu đãi thượng khách nhưng thượng khách không thèm ăn không rõ Thủ tướng và tùy tùng có xúm vào xơi không chứ đổ bỏ rõ ràng uổng quá (4). Tương tự, không ít facebooker như Thuy Le nhấn mạnh, Mỹ và Bắc Triều Tiên chỉ mượn chỗ để gặp nhau, Việt Nam chẳng có vai trò nào trong hội đàm, song bởi hoang tưởng về vị thế, vai trò (trung tâm hòa giải xung đột quốc tế), cả hệ thống truyền thông chính thức lẫn giới hữu trách cùng trở thành ấu trĩ, bắt cả trẻ con ra đường xếp hàng dưới mưa phùn, gió lạnh cắt da để nghênh đón một lãnh tụ độc tài như Kim Young-un, chẳng nghĩ gì tới sức khỏe của chúng là điều không thể chấp nhận được (5).
Ở vị trí một nhà báo, Nguyen Son nêu thắc mắc: Bao giờ báo chí Việt Nam bớt nhảm nhí, loan tin giả trong những sự kiện chính trị như cuộc hội đàm giữa ông Trump và Young-un? Bao giờ hệ thống truyền thông Việt Nam tường thuật, phân tích, bình luận “lõi” của sự kiện, ngưng khai thác những chuyện ngoài lề như xe nguyên thủ, trang bị đặc vụ,…thậm chí tào lao như nam phóng viên ngoại quốc đẹp thế nào, nữ phóng viên ngoại quốc xinh ra sao?
Nguyen Son còn dẫn một số tin, bài bịa đặt nhằm tâng bốc sai sự thật như câu chuyện về Harris Edbrahim (làm việc cho Reuters) để ba lô ngoài hàng rào 30 phút, khi quay lại vẫn còn nguyên. Son nhấn mạnh, nơi Harris để ba lô là khu vực hạn chế, cảnh sát và camera dày đặc, làm sao mất được (!), khai thác chi tiết ấy, “cho” Harris ca ngợi Việt Nam an ninh là… lạ lùng! Một bài viết ngắn, sai nhiều chi tiết, từ quốc tịch của Harris, đến chuyện đương sự ăn, nghĩ đã khiến Reuters phản ứng và cả cơ quan truyền thông lẫn phóng viên tường thuật phải xin lỗi đương sự, đính chính là điều phải ngẫm nghĩ (6).
***
Hồ hởi, náo nức vì Việt Nam trở thành địa điểm mà cả Mỹ lẫn Bắc Hàn đồng ý chọn làm địa điểm hội đàm lần thứ hai đã tan. Tiếp tục quá lời, quá phận, nên những chì chiết của công chúng như Dung Tran dẫu rộ lên khắp mạng xã hội, giới hữu trách và hệ thống truyền thông chính thức vẫn tìm không ra cửa để biện bạch: Thông báo! “Trung tâm hòa giải xung đột thế giới” đã sập tiệm. Nay tuyên bố giải tán! M… tưởng ngon ăn, nổ thấu Trời (7).
Đó cũng là lý do có những facebooker như Hung Dang thách thức: Việt Nam nên tiếp tục vai trò “Trung tâm hoà giải xung đột”, kiến tạo hoà bình bằng cách... mời hai “thằng” đang đánh nhau kịch liệt là Pakistan và Ấn Độ qua uống trà đàm đạo (8)! Có những facebooker như Loc Pham nhận định gọn bâng: Việt Nam vẫn đi mây về gió! “Trung tâm hoà giải xung đột quốc tế”? Hoà giải với dân còn chưa xong, làm sao hoà giải “xung đột quốc tế” (8)?
Điềm đạm hơn, Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, sự phấn khích khi Việt Nam được Mỹ và Bắc Hàn chọn làm nơi hội đàm lần hai là có thể hiểu được vì đã lâu Việt Nam mới được giữ một vai trên sân khấu chính trị quốc tế song không nên để cảm xúc dẫn đi xa quá, nhất là khi nhìn vào lý do mà Việt Nam được chọn: Với Bắc Hàn, Việt Nam có thể là một mô hình đáng tham khảo, dù cải tổ kinh tế và hội nhập quốc tế song đảng cộng sản vẫn cầm chịch. Với Mỹ và cộng đồng quốc tế, chuyện Bắc Hàn trở thành một Việt Nam thứ hai sẽ giúp thiên hạ bớt lo. Tuy nhiên không phải lúc nào được xem như “tấm gương” cũng đáng tự hào. Tại sai Việt Nam không phải là “tấm gương” cho những Malaysia, Indonesia, Thái Lan, thậm chí cho Philippines, Myanmar, Cambodia mà chỉ là “tấm gương” cho Bắc Hàn – một thảm họa cả về nhân quyền kinh tế, xã hội? Liệu có đáng tự hào? Chỉ nên tự hào khi kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ song hành với pháp trị được củng cố, dân chủ được thúc đẩy, nhân quyền được tôn trọng giống như đã từng xảy ra ở Nhật (Sự thần kỳ Nhật Bản), Nam Hàn (Kỳ tích sông Hán), Đài Loan (Kỳ tích Đài Loan) và trở thành tấm gương cho nhiều quốc gia trên thế giới (9).
Đó cũng là lý do khiến Jonathan London ngỏ lời, tâm tình với người Việt: Đừng để bị bịp vì những lời khen của những nhân vật như Trump, Young-un. Sự phát triển của Việt Nam có thể gây ấn tượng vì mức tăng trưởng GDP, mức sống,… nhưng theo sau đó còn có khủng hoàng môi trường, hối lộ - tham nhũng, những vụ cưỡng đoạt đất. So với một số quốc gia, Việt Nam đạt được một số thành công song còn nhiều mặt khác rõ ràng chưa được. Việt Nam đang tìm đường để đi. Tự quyết định đường để mình đi là tốt nhưng con đường đó phải thực sự là nguyện vọng của dân chúng. Muốn phát triển mạnh hơn, nâng danh tiếng và vị trí lên cao hơn, rõ ràng là cần nỗ lực đề giữ vai trò tích cực trên chính trường khu vực và thế giới song đừng ôm những lời khen của Trump, của Young-un, hãy ôm lấy những giá trị thật sự xứng đáng với một quốc gia văn minh: Chính trị đa nguyên, tôn trọng nhân quyền của mọi người, bảo đảm công bằng xã hội… Chỉ như thế mới giành được sự tôn trọng thật sự của nhân loại (10).
Chú thích

Đàn áp và vi phạm dưới bề mặt hòa bình

RFA-2019-02-28   
Người dân Hà Nội với cờ Việt Nam, Hoa Kỳ, và Bắc Hàn. Ảnh chụp ngày 28/2.
Người dân Hà Nội với cờ Việt Nam, Hoa Kỳ, và Bắc Hàn. Ảnh chụp ngày 28/2.AFP
Báo mạng Asia Times vào ngày 28 tháng 2 đăng bài viết của tác giả David Hutt bàn về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đang được che đậy bởi hình ảnh một đất nước hòa bình tổ chức thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn.
Mở đầu bài viết, tác giả David Hutt kể lại cuộc họp giữa ông và nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến trong dịp diễn ra thượng đỉnh Trump- Kim ở Hà Nội. Lúc đầu cuộc hẹn được thống nhất tại một quán bar ở trung tâm thủ đô, nhưng việc an ninh theo dõi anh Nguyễn Chí Tuyến đã khiến họ phải thay đổi nơi gặp gỡ. Vẫn theo lời kể của tác giả David Hutt, anh Tuyến cho biết cơ quan an ninh đã tăng cường giám sát các nhà hoạt động và nhà vận động nhân quyền ở Việt Nam trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump.
Nhưng mà chuyện canh gác đó thường xuyên rồi, nên người ta cũng không quan tâm, người ta chỉ tập trung vào cuộc họp giữa ông Trump và ông Kim thôi. - PGS-TS. Mạc Văn Trang
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho biết từ năm 2011 tới nay, khi có sự kiện lớn nào ở Việt Nam bản thân ông cùng nhiều nhà hoạt động khác đều bị ngăn chặn. Đối với biện pháp này ông có đánh giá:
“Việc họ không cho các nhà bất đồng chính kiến ra khỏi nhà đã phản ánh bộ mặt phía sau ánh hào quang của họ, là thành phố vì hòa bình. Thì tôi muốn hỏi hòa bình cho ai? Và hòa bình như thế nào?”
Trong những ngày qua, các nhà hoạt động nhân quyền trên cả nước đã đăng ảnh và video lên Facebook cho thấy có nhiều nhân viên canh gác tại khu vực nhà của họ.
Không chỉ đối với những nhà hoạt động đang ở Hà Nội, nơi diễn ra Thượng đỉnh, mà ngay cả những người thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở các tỉnh thành phía Nam cũng bị an ninh ngăn chặn ra khỏi nhà, như lời nhà cựu tù chính trị Bùi Hằng ở Vũng Tàu chia sẻ vào ngày 27 tháng 2 như sau:
Khắp trong Nam, ngoài Bắc, các nhà bất đồng chính kiến bị khủng bố, bắt bớ, giam lỏng, giam giữ, bắt cóc… Thậm chí bị bắt giam khi họ ra đường. Ngày hôm qua họ khóa cửa nhốt tôi, không cho tôi ra đường, họ còn đổ keo vô ổ khóa.”
Cảnh sát Việt Nam tại Hà Nội trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai. Ảnh chụp ngày 27/2/2019.
Cảnh sát Việt Nam tại Hà Nội trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai. Ảnh chụp ngày 27/2/2019. AFP
Theo nhà báo David Hutt, có tới 3.000 nhà báo quốc tế đến tại Việt Nam tác nghiệp nhân thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn lần thứ hai diễn ra ở thủ đô Việt Nam trong hai ngày 27 và 28 tháng 2, nhưng hầu hết đều bỏ qua việc chính phủ Hà Nội đang đàn áp phong trào dân chủ. Nhà báo này cho biết những người nhận được thẻ báo chí từ phía Việt Nam bị cấm tuyệt đối đưa tin những vấn đề không liên quan đến thượng đỉnh. Mặc dù trong thực tế có những nhà báo quốc tế chỉ quan sát tình hình Triều Tiên và không mấy quan tâm đến chuyện nội bộ Việt Nam.
Trước nhận xét này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho rằng:
“Có lẽ cũng là chuyện thường thôi, bởi vì chuyện đàn áp nhân quyền, bắt bớ thì thường xuyên ở Việt Nam rồi. Trong khi Tổng thống Trump sang Hà Nội, an ninh canh gác, chặn một số nhà những người hay tham gia các hoạt động xã hội, dân sự. Nhưng mà chuyện canh gác đó thường xuyên rồi, nên người ta cũng không quan tâm, người ta chỉ tập trung vào cuộc họp giữa ông Trump và ông Kim thôi.”
Cho đến nay, kể cả Tổng thống Trump hoặc các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đều không đề cập đến các điều kiện nhân quyền tại Việt Nam. Gặp gỡ với Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thứ Tư, ông Trump chỉ dành những lời khen ngợi cho chủ nhà.
Khắp trong Nam, ngoài Bắc, các nhà bất đồng chính kiến bị khủng bố, bắt bớ, giam lỏng, giam giữ, bắt cóc… Thậm chí bị bắt giam khi họ ra đường.  - Bùi Thị Minh Hằng
Tuy nhiên, các blogger Việt Nam nhấn mạnh rằng các phóng viên đến thăm không nên quên rằng Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng và là một trong những nước đàn áp nhân quyền tồi tệ nhất ở Châu Á.
Trong tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ cho phép Việt Nam chứng minh với toàn thế giới rằng Việt Nam là một nước hòa bình, thân thiện và trật tự.
Nhận xét về phát biểu này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho rằng:
“Dịp này Việt Nam được quảng cáo không mất tiền. Đặc biệt ông Trump khen ông Trọng, khen ông Phúc, khen Việt Nam. Đối với chính quyền Việt Nam mà được ai khen thì sướng lắm, họ phải tuyên truyền ghê gớm lắm. Được Tổng thống Trump khen Việt Nam phát triển, người Việt Nam thân thiện, đồ ăn Việt Nam ngon… các nhà báo cũng khen nên tất cả báo chí, truyền thông (trong nước) suốt ngày nói Việt Nam được khen ngợi, truyền hình ra quốc tế.
Đối với Việt Nam bao giờ cũng thế, cái tốt thì khoe, cái xấu thì che đậy. Chuyện vi phạm nhân quyền đan áp người bất đồng chính kiến, cưỡng đoạt… thì nhiều lắm, thường xuyên. Nên nhiều khi dân quen với cái đó rồi.”
Dẫn lời từ một trang báo mạng trực tuyến, tác giả David Hutt cho rằng cái giá phải trả cho một hình ảnh Việt Nam hòa bình như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất có thể là quyền tự do của những người dám thực thi quyền hiến định của họ, như 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù khắp dải đất chữ S hiện nay.

Bỏ củi nhà vào lò Cụ Tổng có đau lòng?

Theo RFA-Blogger Gió Bấc-2019-02-28 
Cựu Bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông Trương Minh Tuấn (ở giữa)
 Cựu Bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông Trương Minh Tuấn (ở giữa)-AFP
Cái lò đưa vào Thành Phố Hồ Chí Minh mới vừa nguội lửa sau mấy ngày tết đã bất ngờ quay về trung ương cháy bùng hai thanh củi to làm dư luận dậy sóng. Ngược với tâm lý phò suy, thương hại người ngả ngựa như đã từng xảy ra với Đinh La Thăng hay Nguyễn Thành Tài, lần này hầu hết người dân đồng tình và còn hơn thế nữa hả hê với hai thanh củi này và vỡ ra thêm nhiều điều thú vị về nhân cách, bản lĩnh của hai ông nguyên bộ trưởng.
Bộ trưởng trả thù nhà!
Đồng tình hả hê không chỉ vì hai con sâu tham nhũng to ăn tiền ngàn tỉ bị tóm mà chủ yếu là hai cái mặt nạ giả trá nhất đã bị lột trần, hai bàn tay thô bạo tàn nhẫn đã bóp nghẹt quyền thông tin, phạt vô tội vạ các cơ quan báo chí truyền thông hai nhiệm kỳ qua, nhất là triều đại của Trương Minh Tuấn. Chỉ một cái tin tường thuật phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ủng hộ luật biểu tình và một ý kiến bạn đọc phê phán về sự bất công đường sá ở miền Tây quá thiếu, miền Bắc quá dư, báo Tuổi trẻ online bị phạt tiền trên 100 triệu và đình bản 3 tháng. Không có khiếu nại nào của người được trích phát biểu, không có bằng chứng nào chứng minh người viết bịa đặt thông tin, không có biên bản nào ghi nhận về vi phạm, thế mà vẫn bị phạt bất cần luật lệ.
Không chỉ dùng quyền hành công khai phạt vạ nhà báo và cơ quan báo chí, Trương Minh Tuấn còn hèn hạ dùng quyền lực ngấm ngầm thúc ép lãnh đạo cơ quan báo sa thải những nhà báo dũng cảm, trung thực dám chọc ngoái vào sự hãnh tiến trân tráo của y. Trong bài viết NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA, Fbker Hằng Thanh đã kể về trường hợp nhà báo Nguyễn Thông bị Tuấn gây áp lực với báo Một Thế Giới cắt hợp đồng. Lý do chình từ bài viết HIỆN TƯỢNG LẶNG LẼ trên Fb của Nguyễn Thông. Bài viết phê phán tình trạng tất cả các tờ báo từ báo giấy đến điện tử rộ lên ca ngợi một nghệ sĩ đa tài, đa ngành, văn thơ, sân khấu, nhạc… nhưng không có tác phẩm nào có tiếng vang, gây hiệu ứng cho người đọc, hầu như chưa ai biết tới. Hóa ra người nghệ sĩ tài hoa lặng lẽ ấy là Trương Minh Phương, cha của bộ trưởng Trương Minh Tuấn. {1}
‘Tạo điều kiện’ cho báo chí bốc thơm Trương Minh Tuấn còn “đục khoét” ngân sách tổ chức hội thảo khoa học và trao giải thưởng Đào Tấn cho cha mình. “Chương trình được tổ chức đúng vào khoảng thời gian kỷ niệm 85 năm ngày sinh và 5 năm ngày mất của ông. Những người tham dự hội thảo đã dành những nhận xét hết sức trân trọng cho ông Phương, người được cho là "điển hình cho nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc, một nền văn học nghệ thuật toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Tổ quốc và của nhân dân".{2}
Đệ nhất công thần tưởng đã thoát!
Mặc khác, dư luận cũng vừa thắc mắc, tại sao bác Cả lại cam lòng chặt đứt cánh tay đắc lực của mình khi số phận của Trương Minh Tuấn tưởng chừng đã được định đoạt sau hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8. Trong khi Nguyễn Bắc Son bị cách chức nguyên Ủy Viên BCH TƯ, nguyên Bộ trưởng thì Trương Minh Tuấn được xử lẹ làng hơn, mất chức bộ trưởng nhưng vẫn còn nguyên chức Ủy Viên BCH TƯ và được tái bổ nhiệm làm Phó ban Tuyên Giáo. Cái cách Tuấn được tái bổ nhiệm khác hẳn cách nhốt quyền lực vào cái lồng như Đinh La Thăng làm Phó ban Kinh tế. Lễ trao quyết định rôm rả. Trưởng ban Võ Văn Thưởng ngọt ngào đon đả chào mừng nói Trương Minh Tuấn "không có gì xa lạ với Ban Tuyên giáo Trung ương, nay được phân công về Ban cũng là trở về nhà". Trương Minh Tuấn bày tỏ lời "cảm ơn tập thể lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã dang rộng vòng tay để đón ông trở về".
Vốn từng là bộ đội, ông xin hứa thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao với 'tinh thần của người lính", và nói "dù có ngã gục ở đâu thì tiếp tục đứng dậy ở đó".{3}
Sau đợt xử lý này cứ tưởng là Tuấn đã an toàn. Xét cho cùng điều ấy cũng công bằng vì nếu về “võ” Trần Quốc Vượng đốn củi cây nào ra cây ấy cho vào lò của bác Cả thì Tuấn có công thổi lửa, ém lửa dư luận đúng theo chiều gió, cái nào cháy to, cái nào cháy nhỏ, thậm chí có những cái phải dập ngay từ đầu trước khi phát lửa.
Tuấn đã mạnh tay cách chức Tổng biên tập, thu thẻ nhà báo của cựu đại tá Nguyễn Như Phong, đình bản tờ Petrotimes và công khai họp báo công bố việc đăng lại bài phỏng vấn Bùi Thanh Hiếu (người có nick name “Người buôn gió” trên mạng xã hội) về việc Trịnh Xuân Thanh liên lạc với ông này tại Đức chỉ là một trong những lý do. Cuốn sổ tay thù vặt của Tuấn còn nên ra hàng lô hàng lốc những tội khác của Như Phong vì mất quan điểm lập trường xa rời tôn chỉ mục đích, báo dầu khí đi nói chuyện linh tinh.
Hại người già, diệt báo tận gốc
Trước đó Bộ Thông tin Truyền thông của cặp đôi Son, Tuấn đã tiến hành thanh tra báo Người cao tuổi và kết luận cuộc thanh tra báo Người Cao Tuổi, nêu rõ chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an xem xét, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi đăng 11 bài viết có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo đó, sáu bài báo có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và năm bài báo tiết lộ bí mật nhà nước, có dấu hiệu tiết lộ bí mật nhà nước. Sự phối hợp giữa Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an nhịp nhàng đến độ ông tướng già 70 tuổi Kim Quốc Hoa Tổng biên tập báo Người cao tuổi bị khởi tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo quy định tại điều 258 Bộ luật hình sự ngay trong ngày Thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông của Tuấn có kết luận. {4} Phối hợp với công an ăn ý đến mức ấy là cùng.
Với tờ báo Báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT)ị, một tờ báo có bản sắc và phong cách khá độc đáo, lập trường cấp tiến, với những bài nổi sóng dư luận như: Tháng hai biên giới, Chị Hai Thủ tướng, loạt phóng sự về quân đội Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa bắn vào tàu cá Việt Nam trú bảo …. cặp đôi Son- Tuấn (câu kết với Tất Thành Cang) đã xử lý độc ác hơn theo phương châm nhổ cỏ tận gốc “thu hồi giấy phép”, một tòa soạn chuyên nghiệp trên 100 cán bộ phóng viên phải tan đàn lạc nghé, một thương hiệu báo chí lừng lẫy bị xóa sổ.
“Thừa hành quyết định "thu hồi giấy phép hoạt động báo chí" từ cấp có thẩm quyền, Ban biên tập Báo SGTT trân trọng thông báo với quý bạn đọc là từ sau 28/2/2014, Báo SGTT trực thuộc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) sẽ ngưng xuất bản. Tờ SGTT số 18 năm 2014 mà bạn đang cầm trên tay là số báo cuối cùng”.{5} Sau 19 năm hoạt động, Ban biên tập SGTT ngậm ngùi trăn trối người đọc trong số báo cuối cùng.
Đi trước Luật An Ninh Mạng
Tham vọng của Tuấn không dừng lại ở báo chí trong nước mà còn muốn quản lý cả hệ thống truyền thông, các nhà mạng xã hội của thế giới như Google, Face book, đặt yêu cầu phải gở thông tin xấu theo tiêu chí của Tuấn, phải cung cấp thông tin người dùng, phải dùng face, điện thoại chính chủ … Những điều luật giết chết quyền thông tin mà thế giới đang lên tiếng trong luật An Ninh Mạng hiện nay đều đã được Tuấn đặt ra trước khi có luật.
Báo nhà nước thời ấy đã rầm rộ thông tin “Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 22/12, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin năm vừa qua, việc quản lý hoạt động các doanh nghiệp xuyên biên giới đã đạt được những thành công lớn, đặc biệt là 2 mạng xã hội lớn nhất hiện nay là Google và Facebook.
Cụ thể, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin hồi tháng 3/2017 khi phát hiện những nội dung xấu độc trên YouTube, Bộ TT&TT đã làm việc với Google và doanh nghiệp này cam kết sẽ xóa bỏ ngay.
Đến nay, YouTube đã gỡ 4.500 video mang nội dung xấu độc trên tổng số 5.000 video được yêu cầu. Con số này chiếm trên 90% số video xấu độc.
Việt Nam cũng là một trong số ít các nước mà Google đáp ứng tối đa các điều kiện trên thế giới.
Facebook cũng gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp, gỡ bỏ 159 tài khoản bôi xấu lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước”.
Tóm lại, Trương Minh Tuấn đã có công rất lớn trong việc tiêu diệt mầm móng dân chủ của báo chí Việt Nam từ trong trứng nước đến tận gốc rễ. Ông Phạm Quang Nghị còn đặt ra lề trái phải nhưng với Tuấn thì chỉ có một lề. Nếu Tuấn còn tại vị thì số phận mạng xã hội Việt Nam chưa biết sẽ ra sao?
Thịt nấu thịt sao đành?
Công lao như thế, trung thành như thế, tài kinh bang tế thế giỏi giang như thế vì sao bác Cả lại phải xuống tay ném Tuấn vào lò?
Tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng thắc mắc và dự đoán nhiều giả thiết khác nhau thậm chí là trái ngược nhau
Vậy phải chăng từ sau Hội nghị trung ương 9 đến nay đã xảy ra những động thái đủ lớn trong nội bộ mà đã khiến Trương Minh Tuấn cuối cùng đã không thể ‘thoát’?”
“Phải chăng Nguyễn Phú Trọng cũng đang thực hành nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’, có qua có lại đầy đủ giữa ‘phe ta’ và phe đối phương’?”
“Nếu đúng thế, vụ tống giam hai người được xem là là ‘phe ta’ - Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn - đang phát đi thông điệp rằng ‘Minh quân’ sẽ có thể không nương tay với ‘củi rừng’ - chẳng hạn như nhóm lợi ích Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang… và có thể còn ‘máu lửa’ hơn nữa trong năm 2019 này.
Nhưng cũng còn một dấu hỏi khác: vụ bắt Son - Tuấn xảy ra khi Nguyễn Phú Trọng có một chuyến công du đến Campuchia và Lào, tức có thể ông Trọng không hẳn là người trực tiếp chỉ đạo đối với vụ bắt bớ này, thậm chí ông ta ‘không biết’. Nếu giả thiết này là đúng, dù chỉ với xác suất nhỏ, chóp bu nào mới là người ra lệnh bắt Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn? Liệu có xảy ra một sự biến gì trong nội bộ giới lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam khi Trọng vắng mặt?” {7}
Giả thiết cuối cùng của Tiến sĩ Dũng cho rằng cụ Tổng không biết về vụ bắt này có thể loại trừ. Tuấn bị bắt ngày 23-2, đến ngày 24 cụ Tổng mới đi Lào và từ ngày 21-2, cây bút tín hiệu Phạm Việt Thằng của phe lò đã có nhiều thông tin rao trước trên fb,
Sợ lò mốc hẩm mốc hiu
Nghe đâu đã kịp câu lưu 2 ngài
Ngày 22-2, Phạm Việt Thắng công bố
Vụ Son, Tuấn: Đã phê chuẩn.
Cả làng hóng nhé!!!!
Như vậy có thể khẳng định rằng, cụ Tổng có biết hoặc chính xác là việc Trương Minh Tuấn vào lò là có sự đồng ý của cụ Tổng dù (ít nhất là trước đây mấy tháng) cụ không có ý đó. Điều gì là cụ phải thay đổi? Tội tình Tuấn trong vụ mua bán AVG thì vẫn như vậy, sao án lại tăng? Vì sao thanh củi bé hơn ở Thành Phố Hổ Chí Minh vẫn còn đứng nhởn nhơ trước cửa lò thậm chí còn đi tiệc tùng liên hoan như khiêu khích? Phải chăng quyền lực của cái lò vẫn chưa đạt mức tuyệt đối như mong muốn và con số 36% Ủy viên Trung ương không kỷ luật Tất Thành Cang là nỗi ám ảnh với người đốt lò?
Nhưng động thái tuyệt tình thẳng mực tàu liệu có đau lòng gỗ. Những cánh tay đắc lực, trung thành của cụ khi nhìn vào số phân Phạm Minh Tuấn liệu có chột dạ khi nghĩ đến số phận của mình ngày nào đó…?

40 làng nghề ở Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng

RFA-2019-03-01  
Ảnh minh họa: Sản xuất nhang ở ngoại thành Hà Nội hôm 3/1/2019.
 Ảnh minh họa: Sản xuất nhang ở ngoại thành Hà Nội hôm 3/1/2019.AFP
Có đến 40 làng nghề bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề theo Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề ở Hà Nội.
Truyền thông trong nươc loan tin vừa nêu hôm 1/3/2019.
Việc khảo sát do Sở Tài nguyên- Môi trường Hà Nội thực hiện theo Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
Cụ thể, có 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nước, 22 làng nghề ô nhiễm môi trường không khí, về môi trường đất chỉ kiểm tra 37 làng nghề và có 5 làng nghề ô nhiễm.
Theo Sở Tài nguyên -Môi trường Hà Nội đây sẽ là cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để có kế hoạch xử lý ô nhiễm phù hợp với từng loại hình sản xuất, với điều kiện thực tế của địa phương.
Cũng tin liên quan môi trường, hôm 1 tháng 3, lực lượng chức năng đã tìm ra người đổ hóa chất xuống khiến kênh thủy lợi đoạn qua xã Tam Phước và Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam làm cá chết hàng loạt.
Khi trả lời báo chí trong nước, thượng tá Nguyễn Văn Phong, Phó công an huyện Phú Ninh cho biết, thủ phạm là ông Đ.N.M., 45 tuổi sống ở thôn Phú Mỹ, xã Tam Phước. Vào chiều ngày 26/2, ông M. đã đem một thùng phuy có chứa dung dịch hóa chất đến bờ kênh thủy lợi để súc rửa và gây nên tình trạng kênh bị nổi bọt trắng kéo dài khoảng 500m và làm cá chết hàng loạt.
Tin cho biết, công an huyện Phú Ninh đã thu giữ chiếc thùng phuy và tiếp tục xác minh nguồn gốc dung dịch để làm rõ vụ việc.

Thế là tan giấc mộng kê vàng của Nguyễn Phú Trọng

”...qua thăm được nước Mỹ rồi, có thêm điểm tựa, có thêm người bị lừa, Tổng tịch Nguyễn Phú Trọng, khi trở về Việt Nam, bệ đít trên ngai vàng của mình, thì Tổng tịch Trọng vẫn nguyên là Tổng tịch Trọng, tức, vẫn Chủ nghĩa xã hội, vẫn bám đít Tàu Cộng như trước nay...”
Tại sao cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Yong Un lại được tổ chức ở Hà Nội?
trump_nguyenphutrong02
Trên không gian truyền thông, đã có quá nhiều bài bình luận, phân tích, nhận định về lý do tại sao này.
Riêng tôi, cho rằng:
Về phía người Mỹ, họ có mục tiêu của họ, tôi không bàn.
Còn lãnh đạo Việt Nam thì họ cũng có mục tiêu rất rõ ràng. 
Mục tiêu của họ là gì?
Theo tôi, lãnh đạo Việt Nam chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất, đó là: để Mỹ chấp nhận mời ngài Tổng tịch Nguyễn Phú Trọng được qua thăm nước Mỹ.
Có hai biểu hiện được lộ ra trên truyền thông cho mục tiêu này.
Năm 2018, Khi Tổng tịch Trọng kiêm thêm chức tổng tịch, dư luận có lao xao về Tổng tịch sẽ qua thăm nước Mỹ. Nhưng hết năm 2018, Tổng tịch Trọng vẫn chưa được sang Mỹ. Tại sao? Hẳn là chưa được Mỹ mời nên chưa sang được, chứ còn sao nữa. Và để được Mỹ mời, Việt Nam hăng hái chấp nhận tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều cho ngài Trump và Ủn găp nhau.
Tại sao Việt Nam chỉ nhằm có một mục tiêu đó. Vì rằng, trong một nỗ lực tìm cách kéo dài chế độ xã nghĩa đến kỳ sụp đổ hoàn toàn thì kế sách được Mỹ mời và sang thăm Mỹ là một chiêu sách không tồi một tí nào?
Người Mỹ hay người Tây mũi lõa, mắt xanh, sẽ có rất nhiều người không biết, tại sao Tổng tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng lại cứ nhất quyết muốn sang thăm Mỹ, nhưng dân Việt nhà quê gốc rạ như tôi thì biết, đó là, Tổng tịch Trọng muốn lừa dân Việt Nam và thế giới rằng: Tổng tịch Trọng là người muốn có dân chủ, thân Mỹ, được Mỹ chấm vào danh sách bảo hộ, mọi người hãy tin, hãy theo và ủng hộ Tổng tịch Trọng.
Tại sao tôi lại nhận định như vậy?
Vì rằng, qua thăm được nước Mỹ rồi, có thêm điểm tựa, có thêm người bị lừa, Tổng tịch Nguyễn Phú Trọng, khi trở về Việt Nam, bệ đít trên ngai vàng của mình, thì Tổng tịch Trọng vẫn nguyên là Tổng tịch Trọng, tức, vẫn Chủ nghĩa xã hội, vẫn bám đít Tàu Cộng như trước nay.
Có ai cá cược với tôi về nhận định này không? 1 đồng ăn một vạn đồng.
P/S Liệu nước Mỹ và ngài Trump có bị Tổng tịch Trọng lừa?
Phạm Thành

Hỏi thêm ông Dũng

”...ĐCSVN đang loay hoay với việc tìm và sử dụng tinh hoa, nhưng tinh hoa mà ĐCS muốn tìm và tìm được phần lớn là tinh hoa dỏm, không phải tinh hoa thực chất...”
nguyensidung02
Đó là TS Nguyễn Sĩ Dũng, sinh năm 1955, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, là người được cho là một trong những nhà khoa học chính trị uy tín nhất hiện nay. Tôi vừa đọc bài của Phan Đăng: “Phải khơi gợi những giá trị đứt gãy, kiến tạo đội ngũ tinh hoa thực chất, đăng trên báo An ninh Thế giới ngày 25/2/2019. Phan Đăng tường thuật các câu trả lời của ông Dũng trong một cuộc phỏng vấn về tình hình Việt Nam hiện tại.
Trong phần đầu của bài, ông Dũng trả lời các vấn đề về tổ chức nhà nước và mô hình phát triển kinh tế. Tôi cảm nhận được sự lúng túng khi ông vừa muốn nêu ra, vừa muốn che giấu một sự thật nào đó. Tạm bỏ qua phần này. Phần sau ông đề cập đến tác dụng của nền văn hóa để nêu lên ý kiến rằng, chúng ta khó có thể học và làm theo các nước Bắc Âu, chỉ nên làm theo các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan với Nhà nước kiến tạo. Nhà nước đó dẫn dắt nền kinh tế phát triển vì bộ máy hành chính – công vụ của nó là tinh hoa.
Trong lịch sử các nước Đông Bắc Á, kể cả Việt Nam đội ngũ tinh hoa có năng lực lớn, có liêm chính cao, nhờ vào truyền thống Nho giáo với việc học hành và thi cử nghiêm túc. Thế nhưng, tại Việt Nam các giá trị tinh hoa đã bị đứt gãy. Bây giờ phải kiến tạo đội ngũ tinh hoa thực chất. Ông phát biểu: “Và tôi có thể nói rằng, vấn đề số 1, vấn đề nghiêm trọng nhất của chúng ta bây giờ chính là sự thiếu vắng của một đội ngũ công chức tinh hoa”. Và ông tiếp: “Bây giờ chúng ta phải tìm cách khơi gợi, nuôi dưỡng trở lại cái tinh thần bị đứt gãy ấy”.
Phát biểu của ông Dũng khá phù hợp với suy nghĩ của tôi và nhiều người, nhưng có điều quan trọng chưa thấy ông đề cập, đó là nguyên nhân nào tạo ra đứt gãy và làm sao để kiến tạo được đội ngũ tinh hoa thực chất. Chưa đề cập vì không được hỏi tới, vì thiếu thì giờ hay do ông né tránh bởi dễ chạm đến điều nhạy cảm.
Vậy xin hỏi thêm ông Dũng. Theo ông thì nguyên nhân nào làm đứt gẫy tinh hoa Việt và làm sao để kiến tạo được đội ngũ tinh hoa thực chất? Hỏi để ông có dịp trình bày ý kiến còn câu trả lời thì đã có sẵn. Chỉ là ông xem trả lời như sau đây có hợp ý ông hay không.
Tôi cho rằng sự đứt gãy của đội ngũ tinh hoa Việt là do cộng sản gây ra, đó là một tội lỗi đối với dân tộc. Không những tạo ra đứt gãy mà CS còn hủy hoại đội ngũ tinh hoa với chủ trương đào tận gốc trí phú địa hào, với sự đàn áp các trí thức phản biện và phong trào Nhân văn giai phẩm, với những cuộc chỉnh huấn tư tưởng, với sự áp đặt đường lối và lập trường giai cấp. Kết quả làm phát sinh bộ phận trí thức không thần phục cộng sản, một số bỏ ra nước ngoài, số còn lại người bị tù tội, người bị loại bỏ hoặc bị khống chế.
Đảng tự hào đã đào tạo được đội ngũ trí thức hùng hậu với hàng ngàn, hàng vạn viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ. Tiếc rằng một số trong bọn họ thuộc loại hữu danh vô thực, một số khác đã bị nhào nặn để trở thành những kẻ chỉ biết vâng lời, không còn khả năng sáng tạo và phản biện, một số co mình lại trong vài việc chuyên môn, một số ít công khai hoặc lặng lẽ từ bỏ Đảng. Cứ theo cách đào tạo của ĐCS thì khó mà có được đội ngũ tinh hoa thực chất.
Trong một bài trước đây: “Phản biện đường lối cán bộ cộng sản”, tôi chứng minh rằng, theo Quy hoạch cán bộ của Đảng thì chủ yếu chọn được người cơ hội với lắm mưu mô mà kém trí tuệ, còn những phần tử tinh hoa thực chất đã bị loại ngay từ vòng ngoài.
Lãnh đạo đang nói nhiều đến Nhà nước kiến tạo. Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng thì: “Vì nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước dẫn dắt nền kinh tế phát triển. Nhà nước có thể dẫn dắt vì bộ máy hành chính – công vụ của nó là tinh hoa”. Nói như vậy phải chăng bộ máy hành chính-công vụ tinh hoa là đặc điểm của Nhà nước kiến tạo. Theo tôi bất kỳ Nhà nước loại nào, để làm tốt chức năng thì bộ máy cũng phải bao gồm những người tinh hoa chứ chẳng riêng gì nhà nước kiến tạo.
ĐCSVN đang loay hoay với việc tìm và sử dụng tinh hoa, nhưng tinh hoa mà ĐCS muốn tìm và tìm được phần lớn là tinh hoa dỏm, không phải tinh hoa thực chất. Tại sao vậy? Tại vì tinh hoa thực chất, ngoài việc có tri thức cao, rộng và chính xác còn cần khả năng sáng tạo và phản biện, trong lúc tiêu chuẩn cơ bản để chọn cán bộ của ĐCS là kiên trì Mác Lê, tuyệt đối trung thành, lập trường giai cấp vô sản v.v… Những tính chất kiên trì và trung thành với phản biện và sáng tạo thường loại trừ nhau, khó cùng tồn tại trong một con người.
Theo ông Dũng thì, để đào tạo tinh hoa phải trên cơ sở nền tảng học hành và thi cử nghiêm túc. Điều này chỉ đúng một phần đối với “tinh hoa tỉnh lẻ”. Còn đối với tinh hoa cấp quốc gia thì học hành và thi cử chỉ là phần phụ. Tinh hoa thực chất ở cấp cao được hình thành nhờ kết hợp giữa điều kiện cần và đủ sau đây. Cần là có GIỐNG tốt và đủ là MÔI TRƯỜNG phù hợp cho sự phát triển.
Hạt giống tinh hoa là thuộc Tiên thiên, là sản phẩm của khí thiêng sông núi. Hạt giống tốt có nhiều trong nhân dân, đời nào cũng có, ở đâu cũng có. Nhưng để hạt giống phát triển được thành tinh hoa thì còn cần môi trường phù hợp. Nếu bị vùi dập, bị chà đạp hoặc gặp phải môi trường quá khó khăn thì hạt giống dù có tốt cũng bị hủy hoại hoặc khó phát triển. Đó là tình hình ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Môi trường tốt chủ yếu là tự do, dân chủ. Tự do quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do cạnh tranh. Dân chủ quan trọng nhất là trong bầu cử để lựa chọn người đại diện, lựa chọn người để phó thác trách nhiệm. Môi trường phù hợp hay không chủ yếu do chính quyền tạo ra.
Vậy muốn có tinh hoa thì Nhà nước phải tạo ra được môi trường thực sự tự do dân chủ. Sau đó rồi mới bàn đến học hành, đào tạo, thi cử. Liệu Nhà nước của ĐCSVN hiện nay có muốn và có thể tạo ra hoặc chấp nhận môi trường đó không. Nếu không thì việc tìm tinh hoa chỉ như mò trăng đáy nước, lấy đâu ra người để xây dựng Nhà nước kiến tạo.
Hỏi thêm và trao đổi với TS Nguyễn Sĩ Dũng tạm như vậy. Cũng còn vài điều nữa nhưng bài đã hơi dài. Tôi không tìm thấy địa chỉ để gửi riêng cho ông. Nếu ông đọc được bài này mà muốn trao đổi thì xin gọi điện thoại số 0389 578 620 hoặc gửi email: ndcong37@gmail.com
Nguyễn Đình Cống

Tự hào nên dành cho dịp

 Theo RFA-Nguyễn Anh Tuấn 2019-02-27 -
Cảnh sân sau một căn nhà tại Hà Nội ngày 13/2/2019
 Cảnh sân sau một căn nhà tại Hà Nội ngày 13/2/2019  AFP
Không có gì bất ngờ trước niềm phấn khích của nhiều người Việt Nam với Hội nghị Thượng định Trump-Kim được tổ chức ở Hà Nội lần này vì đã lâu rồi Việt Nam mới có chút gì đó đóng góp để giải quyết những vấn đề quốc tế.
Cảm xúc này của công chúng đáng được trân trọng bởi lẽ sâu xa nó phản ánh khát vọng của một dân tộc muốn thoát dần ra khỏi thân phận tầm gửi luôn dựa vào sự giúp đỡ của quốc tế để vươn lên có một địa vị nào đó trên trường quốc tế và đóng góp cho quốc tế.
Hân hoan một chút như thế cũng tốt, nhưng dĩ nhiên không nên để cảm xúc dẫn chúng ta đi xa quá.
Nhất là khi nhìn vào lý do mà Việt Nam được chọn đăng cai hội nghị lần này.
Bên cạnh việc thuận tiện về hậu cần đi lại, còn có một hậu ý chính trị mà cả đôi bên, Hoa Kỳ và Triều Tiên đều không hề giấu giếm.
Với Triều Tiên, Việt Nam mặc dù đã cải tổ kinh tế song đảng cộng sản vẫn giữ được địa vị thống lĩnh xã hội. Với Mỹ và cộng đồng quốc tế, việc Bắc Hàn trở thành một Việt Nam thứ hai không phải là lựa chọn tồi, nếu không muốn nói là khá lý tưởng, bởi thế giới bớt được một nỗi lo hạt nhân, bù lại bằng việc cho phép Triều Tiên hội nhập, mở mang kinh tế.
Tóm lại Việt Nam được chọn như một tấm gương cho Bắc Hàn noi theo.
Nhưng không phải lúc nào được chọn làm gương cũng đáng tự hào. Câu hỏi đặt ra là vì sao Việt Nam không được chọn làm gương cho các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, hay ngay cả là Cambodia, Myanmar, mà chỉ là cho Bắc Hàn - một thảm họa cả về kinh tế lẫn nhân quyền?

Phải chăng Bắc Hàn như một đứa bé ngỗ nghịch vừa quậy nhà mình vừa phá nhà hàng xóm khiến cộng đồng quốc tế không mong gì hơn là đứa bé ấy thành một Việt Nam thứ hai, vẫn còn ngỗ nghịch nhưng khi được cho kẹo thì chỉ quậy nhà mình thôi để hàng xóm làng giếng được yên thân?
Mà nếu thế thì liệu có gì đáng tự hào?
Chỉ khi nào kinh tế phát triển vượt bậc đi kèm với pháp trị được củng cố, dân chủ được thúc đẩy, nhân quyền được tôn trọng, như những gì được chứng kiến ở Nhật Bản (Sự Thần kỳ Nhật Bản), Hàn Quốc (Kỳ tích sông Hán), hay Đài Loan (Kỳ tích Đài Loan) thì chúng ta mới có nhiều lý do hơn để tự hào.

Khi nào thì tới chính chúng ta?

”...Một hôm nào đó con chúng ta trên đường đi học về bị tai nạn nhưng không ai giúp đỡ vì họ sợ liên lụy như anh tài xế Nguyễn Ngọc Dũng, vì cứu người phải bị 15 tháng tù giam. Khi việc này xảy ra chúng ta sẽ đối phó như thế nào nếu hôm nay chúng ta im lặng trước vụ án của Dũng?...”
nguyenngocdung
Anh Nguyễn Ngọc Dũng - Ảnh baomoi.com
Nếu bạn đang theo dõi vụ án “ly dị ngàn tỷ” với những tình tiết rất hấp dẫn, quan tòa cùng hai nhân vật chính diễn đi diễn lại “tấn trò đời” đã làm bạn quên đi phần nào cuộc sống khó khăn, đầy dẫy những trăn trở trước chiếc hầu bao của gia đình ngày một teo tóp…
Nếu bạn đang tự hỏi hai ông cựu Bộ trưởng Bộ 4T rồi đây sẽ lãnh án bao nhiêu năm và còn bao nhiêu đồng phạm nữa sẽ ra tòa, thì bạn đang theo dõi dòng chảy chính trị ở thượng tầng, nơi mà người trong cuộc đấu đá nhau rất khiếp đảm để trừng phạt kẻ đã chống lại mình…
Và nếu bạn chưa nghe tin về một tài xế vì ngừng xe mang một bé trai hai tuổi lên xe mình trước đôi mắt chia sẻ của hơn chục hành khách vì lo rằng em sẽ bị tai nạn, bị lạc đường về nhà và kết quả là anh tài xế tốt bụng ấy bị bắt, bị cáo buộc về tội “Giữ người trái pháp luật”. Bạn nên theo dõi vụ này, nếu không một ngày nào đó không xa lắm bạn sẽ là anh tài xế tốt bụng này. Ngược lại, nếu vì lo xa cho tính mệnh của mình mà bạn bỏ qua mọi sự thì đó cũng là lúc bạn nên suy nghĩ lại tại sao tòa án lại tước đi thiên lương trong mỗi con người chúng ta qua một vụ án bất nhân, trái với tinh thần pháp luật như thế.
Anh tài xế là Nguyễn Ngọc Dũng thường trú tại phường EaTam, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bị tòa sơ thẩm Buôn Hồ tuyên phạt 24 tháng tù giam về tội giữ người trái pháp luật. Anh Dũng kháng án và ngày 21 tháng 2 năm 2019 vừa qua phiên phúc thẩm đã giảm cho anh Dũng xuống còn 15 tháng tù giam.
Theo lời khai của anh Dũng trong hồ sơ vụ án thì vào ngày 18/3, khi đang chở 11 hành khách qua phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ anh Dũng phát hiện 1 cháu bé khoảng 2 tuổi đang khóc, chạy ra giữa đường. Đúng lúc này có một chiếc xe giường nằm màu đỏ chạy ngược chiều theo hướng Buôn Ma Thuột đến Buôn Hồ, suýt va chạm với cháu bé. Lo lắng cho sự an toàn của đứa trẻ, anh Dũng nói phụ xe xuống bế cháu bé.
Trước mặt 11 hành khách trên xe anh Dũng nói rằng sẽ chở cháu bé tới trình báo với công an nơi gần nhất để công an tìm thân nhân của cháu. Rất không may cho anh, khi tới một chốt công an kiểm tra giao thông trên đường thì xe anh bị chặn lại, công an lên xe khám xét thấy anh đang bế cháu bé và thế là anh bị bắt vì tình nghi bắt cóc trẻ em.
Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em...
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý, việc truy tố anh Dũng là hoàn toàn sai trái và cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã bỏ qua động cơ phạm tội của bị can. Cơ quan điều tra đã không màng tới 11 nhân chứng và phụ xế trên xe khi xảy ra vụ việc, Đây là yếu tố quan trọng bật nhất có thể kết tội hoặc minh chứng cho anh Dũng vô tội. Nếu kết luận rằng đây là sự cấu kết của hành khách cùng nhà xe để bắt cóc trẻ em thì những người cấu kết này cũng phải bị truy tố như anh Dũng.
Không ai bị truy tố ngoại trừ một mình anh Nguyễn Ngọc Dũng cho thấy sự xem thường thủ tục tố tụng của phiên tòa. Phải xử cho ra tội để được tiếng là phát hiện và xử phạt một vụ bắt cóc trẻ em trong khi hiện tượng này đang phổ biến khắp nơi, là hành động vừa xem thường luật pháp vừa khắc nghiệt với người dân mà một tòa án không nên có.
Tòa án cũng chạy theo thành tích chăng? Có lẽ. Vì ở Việt Nam không gì là không thể xảy ra.
Nếu tòa án công chính như vai trò luật pháp đặt trên vai nó thì sẽ không có, hoặc rất ít án oan sai như hiện nay. Người dân nghe nói ra tòa là tâm lý của họ hiện ra ngay hai chữ “vào tù” hay nếu có tiền họ sẵn sàng “chạy án” kể cả họ vô tội vì ai cũng biết rằng chốn công đường là nơi chung chi để không vào tù. Mỗi vụ án đều có cái giá của nó và người dân cũng biết rằng nếu anh Dũng đủ tiền để chung chi thì sẽ thoát tội một cách dễ dàng vì anh không có động cơ phạm tội, không có đồng lõa và được hơn mười nhân chứng trước tòa rằng anh vô tội.
Nhưng anh vẫn phải ở tù, vì thiếu tiền và thiếu “động cơ” chạy án.
Sau 15 tháng mất tự do anh Dũng sẽ về lại với đời sống bình thường nhưng tâm lý của anh chắc chắn là không còn bình thường như trước nữa. Anh sẽ không bao giờ cứu người dù người đó có chết trước mắt. Anh sẽ không bao giờ bồng một em bé con nhà người khác kể cả để nựng nịu, một thuộc tính của con người vì anh đã bị tòa án xóa sổ lòng thiện lương trong ý thức. Anh sẽ không cho bất cứ ai lỡ đường lên xe chở giùm một đoạn vì anh biết công an sẽ tiếp tục săn đuổi anh và sẽ tiếp tục cho anh vào tù nếu làm như vậy. Anh cũng sẽ nói không với bất cứ ai cần anh giúp đỡ vì sự sợ hãi đang đeo đuổi anh đến suốt cuộc đời.
Còn chúng ta thì sao? Có cần phải suy nghĩ về vụ án này hay không vì thông thường chúng ta không để ý chuyện của người khác.
Nhưng đây chính là chuyện của chúng ta. Một hôm nào đó con chúng ta trên đường đi học về bị tai nạn nhưng không ai giúp đỡ vì họ sợ liên lụy như anh tài xế Nguyễn Ngọc Dũng, vì cứu người phải bị 15 tháng tù giam. Khi việc này xảy ra chúng ta sẽ đối phó như thế nào nếu hôm nay chúng ta im lặng trước vụ án của Dũng?
Một viên gạch liệng xuống ao sẽ không gây ra hiệu quả nào nhưng mỗi người trong chúng ta góp một viên gạch không lẽ cái ao ấy biết chạy đi để tránh? Nó sẽ bị vùi lấp và khi ấy trên đống gạch đá lấp chiếc ao ấy công lý sẽ mọc lên và chúng ta không còn ai phải bị vùi dập bởi loại tòa án như ở Buôn Hồ nữa.
Cánh Cò

Nước mắt dân oan

nuocmat_danoan
”...Rõ ràng, UBND thị xã Ninh Hoà đã làm quá thẩm quyền, chưa lập dự án, chưa được phê duyệt của cấp tỉnh đã cướp đất và phá hoại tài sản của dân. Có điều là toà án không yêu cầu UBND thị xã Ninh Hoà khắc phục hậu quả, đền bù tổn thất cho gia đình bà Cà và khiến gia đình bà phải sống trong túp lều tạm...”
Nước Mắt Dân Oan, các bạn làm ơn quan tâm và chia sẻ giúp
Chúng ta đã thấy nhiều giọt nước mắt của bà con Thủ Thiêm, nhưng đây là những giọt nước mắt của những người dân ở thôn Ninh Yển, Ninh Phước, Ninh Hoà, Khánh Hoà, nơi bị giải toả để xây dựng nhà máy nhiệt điện Vân Phong theo mô hình BOT mà chủ đầu tư là tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản.
Mảnh đất 10.000 mét vuông là của vợ chồng bà Phạm Thị Cà, 99 tuổi. Hai vợ chồng bà khai hoang mảnh đất này từ năm 1975. Theo luật đất đai họ là chủ sở hữu hợp pháp mảnh đất này. Khi có dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vân Phong, mỗi khi có họp, chính quyền chỉ mời chừng 5 hộ gia đình để thông báo chính sách đền bù. Gia đình bà Cà không hề được thông báo. Cán bộ huyện đã xuống thuyết phục nhà bà Cà cầm tiền đền bù để di dời nhưng họ từ chối.
Số tiền nếu theo quy định thì họ sẽ có 2.4 tỷ tiền đất và tiền đề bù nhà đã xây, cây ăn quả, hoa mầu, đằng này chính quyền bắt họ chấp nhận số tiền 1.4 tỷ.
Ngày 25/7/2017 hàng trăm công an huyện đã xuống cưỡng chế những gia đình không chịu di dời trong ấy có gia đình bà Cà, hôm ấy con trai và con dâu của bà là anh Hồ Hữu Hạnh, 55 tuổi và chị Nguyễn Thị Kim Cúc không có ở nhà. Khi về, toàn bộ tài sản của họ đã bị mất. Toàn bộ hoa mầu bị hỏng.
Từ đấy chính quyền đã cắt điện, họ không thể tiếp tục công việc trồng trọt.
Điều lạ là họ không hề đề cập gì tới tên bà Cà, người chủ hợp pháp từ năm 1975 mà chỉ muốn làm việc với con trai và con dâu của bà. Theo như người đại diện pháp luật cho gia đình, anh Lê Đình Hoà thì đây là cách chính quyền mập mờ để tước đi quyền sở hữu hợp pháp của bà Cà, bởi bà là người chủ sở hữu đất lâu năm. Trong khi ấy thì đất chưa hề được sang tên và bà Cà vẫn hoàn toàn minh mẫn.
Gia đình bà Cà khởi kiện và họ đã thắng trong phiên toà sơ thẩm, toà án tỉnh đã bác bỏ những quyết định hành chính của UBND thị xã Ninh Hoà bởi theo luật thì chỉ cấp tỉnh mới có thể ban hành quyết định thu hồi đất. Rõ ràng, UBND thị xã Ninh Hoà đã làm quá thẩm quyền, chưa lập dự án, chưa được phê duyệt của cấp tỉnh đã cướp đất và phá hoại tài sản của dân. Có điều là toà án không yêu cầu UBND thị xã Ninh Hoà khắc phục hậu quả, đền bù tổn thất cho gia đình bà Cà và khiến gia đình bà phải sống trong túp lều tạm, không có điện để canh tác nên con cháu của bà phải đi làm thuê những công việc vặt vãnh để sống qua ngày.
Có mấy cái sai rất cơ bản của UBND thị xã Ninh Hoà:
1. Tự ra quyết định thu hồi đất của dân và phá hoại hoa mầu, nhà cửa, tài sản của dân khi chưa có quyết định phê duyệt của tỉnh, trước khi người dân nhận tiền đền bù.
2. Tự bác bỏ quyền làm chủ hợp pháp của bà Cà, người dân đã khai hoang mảnh đất từ năm 1975.
3. Dùng côn đồ gây áp lực lên gia đình. Khi anh Hạnh cùng một số người dân ra Hà Nội khiếu kiện, khi quay về thì luôn có an ninh đi theo.
4. Khi chủ đầu tư cho người đi tìm hiểu, chính quyền địa phương chỉ dẫn đến gặp những người đã nghe theo lời của họ mà không dẫn tới gặp những gia đình như gia đình bà Cà. Luật quy định là khi có dự án là phải tham vấn người dân, nhưng đến cả cán bộ xã còn không biết gì tới dự án này thì dân biết làm sao được.
Nói chuyện với chúng tôi, anh Hồ Hữu Hạnh đã không làm chủ được cảm xúc, bật khóc giữa cuộc phỏng vấn.
Câu chuyện Thủ Thiêm dù sao cũng đã được báo chí và công luận xã hội quan tâm bởi tp HCM là một thành phố lớn, nhưng qua việc tìm hiểu tác động xã hội của những dự án khu công nghiệp hay nhà máy nhiệt điện thì chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều những bất công xảy ra với người dân thấp cổ bé họng mà tiếng kêu cứu của họ bị lọt thỏm trong một xã hội vô pháp, vô luân, luật lệ lỏng lẻo mà quan chức thì không hề quan tâm tới hậu quả của việc làm sai trái của họ.
Tuần trước, khi chính quyền tiếp tục xuống gây áp lực, bà Cà đã không kìm được sự phẫn nộ và có thể điều ấy đã rút cạn sinh lực còn lại của người đàn bà 99 tuổi, bà đã ốm liệt giường, không thể đi lại được.
nuocmat_danoan03
Clip 1 là người đại diện pháp luật cho gia đình, anh Lê Đình Hoà nói về vụ việc.
nuocmat_danoan02
Clip 2 là anh Hạnh đã bật khóc khi trả lời phỏng vấn.
Tôi xin các bạn hãy chia sẻ để góp phần ngăn chặn những sai phạm tương tự của chính quyền ở các tỉnh và tôi cũng hy vọng gia đình bà Cà sẽ được đền bù xứng đáng theo pháp luật. Xin trân trọng cảm ơn các bạn.
Tôi sẽ có cuộc phỏng vấn chuyên gia môi trường về việc tại sao Việt Nam không nên xây dựng nhà máy nhiệt điện. Mong các bạn quan tâm.
Đoàn Bảo Châu