Tuesday, May 2, 2017

Nghị định mới xử phạt tới 10 triệu đồng tội “sửa ghép ảnh lãnh đạo”

Nghị định mới xử phạt tới 10 triệu đồng tội “sửa ghép ảnh lãnh đạo”
Ảnh: Dân Làm Báo
Nhà cầm quyền CSVN vừa ra nghị định mới, qui định xử phạt lên tới 10 triệu đồng với hành vi sửa chữa, ghép ảnh có liên quan đến các nhân vật lịch sử, lãnh đạo và phủ nhận thành tựu cách mạng.
Đây là một biện pháp được cho là nhằm kiểm soát những nội dung mà đảng cộng sản không mong muốn xuất hiện.  Nghị định 28/2017 đưa ra mức phạt từ 200 ngàn đến 10 triệu đồng áp dụng với việc sửa chữa ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh, nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Qui định mới này sửa đổi, bổ sung kết hợp của hai nghị định xử phạt vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo, theo hướng siết chặt  quyền bày tỏ quan điểm.
Theo đó, người treo, đặt, dán, phát tờ rơi, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng bị phạt 1-2 triệu đồng. Người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo được treo, dán tại những nơi nói trên bị phạt nhiều, 5-10 triệu đồng.
Ngay khi nghị định này được đưa ra, cư dân mạng đã thách thức nó bằng việc lấy lại chính những hình ảnh nhà cầm quyền sử dụng với những bình luận của mình.
Các phương tiện thông tin của nhà nước coi đây như một hình thức làm lành mạnh hoá môi trường. Tuy nhiên, nhiều người phản ứng vì nghị định này xâm phạm về quyền tự do ngôn luận của công dân.
Các tổ chức nhân quyền nhiều dịp đã bày tỏ thất vọng về việc cấm quyền tự do ngôn luận của công dân, và yêu cầu nhà nước CSVN ngừng đàn áp những nhà hoạt động đòi mở rộng dân chủ và canh tân đất nước.
Quốc Hiếu/SBTN

Du khách Trung Quốc phạm luật còn chống đối cảnh sát giao thông

Nhóm du khách Trung Quốc chống đối cảnh sát giao thông khi bị chặn xe. (Hình: Báo điện tử VNExpress)
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Khi bị cảnh sát giao thông chặn xe hơi do chạy quá tốc độ, tài xế người Trung Quốc đã cho xe lao thẳng vào nhóm cảng sát và bỏ chạy.
Chiều 1 Tháng Năm, Đội Cảnh Sát Giao Thông Công An thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đã tạm giữ chiếc xe hơi bảy chỗ do ông He Shu Wu (43 tuổi), quốc tịch Trung Quốc, tạm trú ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, lái do “Vi phạm tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra và không có giấy chủ quyền xe.”
Theo báo điện tử VNExpress, vào trưa cùng ngày, cảnh sát giao thông tuần tra trên đường Nguyễn Thông, thành phố Phan Thiết, phát hiện xe hơi do ông Wu lái lạng lách và chạy với tốc độ cao nên tổ chức chốt chặn để kiểm tra. Khi phát hiện bị cảnh sát chặn bắt, ông Wu cho xe đâm thẳng vào tổ tuần tra, may mắn mọi người kịp tránh và tiếp tục bỏ chạy theo hướng Hàm Tiến.
Vừa đuổi theo, cảnh sát vừa liên lạc các trạm trên tuyến Mũi Né-Sài Gòn phối hợp chặn bắt xe này. Truy đuổi hơn bốn cây số bằng mô tô, bất ngờ xe hơi bảy chỗ đột ngột dừng. Tài xế người Trung Quốc khóa xe, lớn tiếng gây rối trên tuyến đường du lịch nối trung tâm Phan Thiết ra Mũi Né.
Ông Wu và sáu người Trung Quốc đi chung (sáu nam, một nữ) không nói được tiếng Anh, tiếng Việt nên cảnh sát phải nhờ người phiên dịch, vận động nhưng bất thành, buộc phải đưa xe đến cẩu chiếc xe hơi phạm luật về trụ sở. (Tr.N)

Người Quốc Nội vẫn chưa thay đổi nhận thức

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Sau 42 năm miền Nam hoàn toàn mất vào tay CSVN, cứ mỗi lần 30/4 về là khắp cả nước hớn hở mừng ngày 30/4. Ngoài vài triệu đảng viên ra, còn có một số cán bộ công nhân viên, một số bà con dòng họ những người này cũng ăn theo.

Khi CS kéo vào miền Nam, lúc đó chỉ có mấy đài phát thanh, mấy đài truyền hình như Sài Gòn, Cần Thơ. Báo thì cũng chỉ loe ngoe vài tờ báo cũ như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong, mới thành lập như Sài Gòn Giải Phóng.

Các báo đài này hoạt động hết công suất trong ngày, tất cả tuyên truyền cho ngày thống nhất đất nước, giải phóng Sài Gòn mà CSVN cho là ngày đại thắng. Đài phát thanh lúc nào cũng ra rả bài: "Như có boác Hù trong ngày vui đại thắng", rồi thi nhau kể lại những chiến công, chiến thắng của họ.

Trong học đường thì họ cho các thày cô giáo viên nhồi nhét những tư tưởng cắt mạng cho các em học sinh, những mầm non của đất nước.

Đúng vậy cho tới giờ này đất nước VN đã bị nhồi sọ, nhiễm virut CS hầu hết, trừ những lứa tuổi từ 50 đổ lên và một số giới trẻ sau này có Internet hay đi du học ở ngoại quốc, còn lại đa số tuyên giáo đã nhồi nhét, đầu độc bằng những tư tưởng CNXH, những căm thù chế độ VNCH và Mỹ mà họ thường kêu bằng Mỹ Ngụy ác ôn, kẻ thù của dân tộc VN.

Chỉ sau khi có mạng Internet một số mới thức tỉnh, nhưng con số này quá ít oi, bằng chứng những cuộc biểu tình cũng chỉ thưa thớt chưa có lực lượng đông đủ nên dễ bị đàn áp.

Ngày 29/04 cho tới ngày 02/05/2017, thật chua xót ngậm ngùi nhớ lại ngày 30/4/1975, người Dân miền Nam đáng lẽ ra là ngày mất Nước, là ngày Quốc Hận, nhưng cho tới bây giờ năm nào cũng vậy. CSVN tổ chức mừng lễ cướp miền Nam rất lớn. Khắp mọi nơi trên cả nước nhộn nhịp, tưng bừng thi nhau đi nghỉ lễ 30/4 (Theo cách gọi của CSVN), đám cán bộ đảng viên thì không nói làm gì, giới trí thức như các thày cô giáo viên, công nhân viên các công xưởng đều được ăn theo nghỉ 4 ngày kể từ ngày thứ bảy 29/04/2017. vì ngày thứ bảy các cơ quan của CSVN cũng nghỉ trực.

Ngồi ngay ngã 3 Dầu Giây, từng đoàn xe hơi, xe máy nối đuôi nhau đi du lịch mừng lễ, năm nào cũng tổ chức đua xe đạp, tất cả các tay ăn chơi, trong đó phần đông là con ông cháu cha, hay các đại gia làm ăn khấm khá nhờ vào đản CSVN phất lên dư tiền lắm bạc, sắm những xe hơi sang trọng, bóng loáng, những chiếc Motor phân khối lớn tính tiền tỷ trở lên, rậm rộ mở đường với còi hụ đinh tai nhức óc, báo hiệu đoàn đua sắp tới ngã 3 Dầu Giây.


Hai bên đường cờ máu Phúc Kiến vẫn thấy treo khá nhiều, như loang máu cả một vùng đỏ thẫm, tuy cũng có một số gia đình không treo.

Người Dân tụ tập thành từng tốp 2 bên đường xôn xao, cười nói ai cũng có vẻ ngóng đoàn xe đua đi qua để được nhìn, được ngắm những chiếc xe hơi lạ, những chiếc Motor khủng đắt tiền ù ù chạy tới.

Một nỗi buồn tự nhiên xâm chiếm trong lòng tôi, cay đắng, thất vọng vì người Dân chưa nhận thức được đâu là ngày vui, đâu là ngày buồn, họ chỉ biết ăn theo những ngày này để nghỉ ngơi, đi du lịch, ăn nhậu mừng ngày lễ lớn cướp được miền Nam mà chính gia đình họ cũng là nạn nhân sau ngày 30/04/1975.


Họ chưa nhận ra ngày này là ngày khốn nạn nhất, ngày bị bọn CS Bắc Việt xua quân vào cướp sạch từ A-Z. Đáng lẽ ra họ phải hiểu rằng chỉ có những cán bộ cấp cao ăn mừng mới phải, vì bọn cán bộ đó cướp được miền Nam thì trở lên bọn Mafia Đỏ giàu nứt khố đổ vách, tiền vàng rủng rỉnh ăn tiêu thả ga, gởi tiền ra ngoại quốc, con cháu phù phép gởi qua ngoại quốc ăn học, thực chất là đi ăn xài những đồng tiền cha ông họ cướp được trong miền Nam và trong dân chúng, còn những người Dân tay lấm chân bùn như họ quanh năm suốt tháng chỉ biết đầu đội Trời, chân đạp đất, tối ngày bán mạng cho Trời kiếm những đồng tiền ít ỏi, đóng thuế nuôi cái lũ cô hồn sống CSVN mà vẫn mừng rỡ ăn theo bọn cướp. Thật chua xót!!!

Ngày 02/05/2017

Tù lao động "cưỡng bức"

 

Phong Trào Lao Động Việt (PTLĐV) - “Khi vô tù em mới 16 tuổi nên chỉ phải làm trong đội của mấy đứa nhỏ. Em trồng mía, từ 6h sáng đến 3h chiều, được nghỉ 2 giờ rưỡi buổi trưa. Đủ 18 tuổi họ chuyển em qua đội làm cao su... Họ không bao giờ trả tiền cho bất cứ ai”. Bóc lột sức lao động trong nhà tù đã trải qua nhiều thập niên tại VN, nay với sự thay đổi nhận thức về "Quyền Con Người" trên toàn thế giới, trong đó có quyền Lao Động không được cưỡng bức!

Ngày Quốc Tế Lao Động 1/5, nhóm phóng sự Phong Trào Lao Động Việt (PTLĐV) có cuộc phỏng vấn các cựu tù nhân và gia đình đã lên tiếng việc cưỡng bức tù lao động.

Mong sự lên tiếng chia sẻ của cộng đồng đến các tổ chức Quốc Tế nhằm làm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng người tù được quyền hưởng thụ công sức lao động của họ trong thời gian thụ án và đặc biệt trong phóng sự này cho thấy nhà tù tại Việt Nam đã ép buộc cả thiếu niên chưa đủ tuổi trưởng thành phải lao động 8 tiếng mỗi ngày.

Côn đồ hành hung nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh, công khai đưa video lên mạng thách thức dư luận

Côn đồ hành hung nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh, công khai đưa video lên mạng thách thức dư luận
Vào khoảng 16 giờ 30 chiều ngày 02 tháng 5 năm 2017, khoảng 10 tên côn đồ đã đột nhập phòng trọ của nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh, hành hung và đánh đập chị cùng với hai người bạn đang ở cùng phòng.
Chị Lê Mỹ Hạnh cho phóng viên SBTN biết: “tôi đã đến Sài Gòn từ ngày hôm qua. Ngày hôm nay, tôi đến thăm người bạn của tôi là chị Hương Nguyễn tại phòng trọ của chị ấy. Khi tôi vừa vào được một lúc thì có khoảng 10 tên côn đồ mình đầy xăm trổ đã đạp cửa xông vào phòng trọ và họ bắt đầu hành hung, đánh đập, tấn công cả ba chúng tôi. Họ dùng chân đạp vào đầu, vào bụng, đá vào mặt và dùng tay đấm túi bụi.”
Sau đó, một nickname facebook Phan Hùng (có tên thật là Phan Sơn Hùng) sống tại quận Gò Vấp, Tp HCM đã lên tiếng xác nhận chính hắn ta và đồng bọn đã hành hung chị Lê Mỹ Hạnh. Hắn đưa video tự quay  cảnh tượng này lên facebook như là một bằng chứng, và viết: “Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng…”. Hắn  thách thức dư luận và người dân tấn công lại mình.
Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh cho biết thêm: “sau khi sự việc xảy ra, tôi đã trình báo với công an khu vực. Phía công an tiếp nhận sự việc và hứa sẽ điều tra rõ ràng. Hiện tại, tôi đang tới nhà thương để kiểm tra các vết thương và thăm khám để có bằng chứng pháp lý trong những tố tụng sau này. Họ đã dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt tôi và hai người bạn kia… Chúng đánh khá nặng tay, nên hiện giờ chúng tôi đang bị choáng…”
Nguyên nhân những tên côn đồ trên tấn công nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh là vì “phản động”. Vì những hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh từng nhiều lần tham gia biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, phản đối tăng gia xăng dầu và lên tiếng trước những bất công của xã hội.
Bọn thú đội lốt người đang hoành hành trên quê hương Việt Nam, dưới sự bảo kê của công an CSVN.
b
Nguyên Nguyễn/SBTN

Nghìn năm bia miệng

Huy Phương - VOA-03/05/2017
Nhà của nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu

Mặc dầu quy luật của thế gian là “trăm năm bia đá cũng mòn,” một chế độ muốn tuyên truyền những điều tốt đẹp cho chế độ mình, phải đã hết sức xây cho mình nhiều tượng đá về các nhân vật của thời đại mình, đặc biệt là tượng lãnh tụ, trên đó khắc những dòng chữ ca tụng hết lời những điều tốt đẹp cho chế độ.
Theo thời gian “nước chảy đá mòn,” cũng không phải có một chế độ nào là vĩnh viễn, nên mỗi lần, có một cuộc thay đổi chế độ, lại một lần bao nhiêu bức tượng bị đập vỡ, khuôn mặt lãnh tụ bị kéo nát lê lết trên mặt đường như trường hợp Lenin, Staline.
Rồi tượng những anh hùng “không có thật,” tượng Mẹ suốt đời cơ cực, tượng nông dân, công nhân, những kẻ lót đường cho bạo lực, cho một chủ nghĩa quốc tế, chỉ đem lại lợi nhuận và no ấm cho một thế lực cầm quyền.
Tin tức từ cơ quan tuyên giáo đảng CSVN, hiện Việt Nam có 158 tượng Hồ Chí Minh, và từ đây cho đến năm 2030 Việt nam sẽ cho xây cất thêm 58 tượng ông Hồ nữa.
Như vậy cũng chưa đủ, theo nhà đúc tượng Lưu Danh Thanh thì “hiện nay hầu hết các tượng đài trên cả nước đều là tượng Bác đứng, giơ tay chào, chỉ có một vài cái tượng là Bác Hồ ngồi. Chính vì mẫu mã cứ na ná nhau như vậy nên dù chúng ta đã làm nhiều tượng đài về Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhưng vẫn khiến người ta có cảm giác ít.”
Nếu thực nhân dân đang “có cảm giác ít,” hãy làm thêm trăm tượng nữa, đâu có sao! Một bức tượng thuộc loại quái quỷ này trong tương lai của một tỉnh nghèo đói như Sơn La, kinh phí lên đến 1.400 tỷ VN, 1 tỷ bằng 54,000 đô la Mỹ.
Trong khi đó bằng mọi giá, người Cộng Sản Việt Nam cố san bằng dấu tích tội ác để thế hệ tương lai của con cháu đời sau chỉ nhắm mắt như con ngựa thồ, chỉ biết những gì đảng dạy, đảng nói.
Người đời sau biết gì về cuộc di cư vĩ đại của dân miền Bắc sau ngày Cộng Sản tiếp thu Hà Nội? Con cháu chúng ta biết gì về cuộc vượt biên, vượt biển của người Việt cả hai miền, không thể sống với chế độ Cộng Sản, làm chấn động lương tâm nhân loại? Liệu chế độ Cộng Sản Việt Nam có viết lại được lịch sử hay xóa bỏ được những chứng tích lịch sử hay không?
Trại tị nạn Galang trên một hòn đảo ở Indonesia đã đón tiếp khoảng nửa triệu thuyền nhân tị nạn Cộng Sản vào các năm 1978-1990, và sau đó những người tị nạn dựng một tấm bia Thuyền Nhân Việt Nam tại đảo Galang, tưởng niệm những nạn nhân Cộng Sản đã đến được bến bờ tự do hoặc đã bỏ thây trên biển cả. Tấm bia này được khánh thành với sự chứng kiến của ông Sofian De Jalil, Tổng Giám Đốc Nhà Truyền Thông của Bộ Ngoại Giao Indonesia, và đại diện cao cấp của chính phủ tiểu bang Batam. Đó chỉ là một điều bình thường để ghi dấu lịch sử, nhưng Việt Cộng sợ hãi, áp lực với chính quyền Indonesia, gửi công văn ngoại giao chính thức tạo áp lực cho nhà cầm quyền Indonesia tháo bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam này.
Nhưng liệu Việt Cộng có đục bỏ được những kỷ niệm chết chóc, máu và nước mắt của thảm kịch cả một dân tộc Việt Nam sau ngày Saigon thất thủ vào tay Cộng Sản hay không?
Nhân dân Việt Nam ai cũng biết đến vụ thảm sát tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Sau khi Việt Cộng rút lui, chính quyền VNCH đã sưu tầm và cải táng chung về một ngôi mộ tập thể tại hai nghĩa trang ở Huế gần núi Ngự Bình, gọi là Nghĩa Địa Ba Tầng tại Huế. Ngôi mộ đã được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm khánh thành long trọng.
Nhưng năm 1975, ngay sau khi chiếm Huế, Cộng Sản cho xe ủi đất san bằng hai ngôi mộ này, để người đời sau không ai còn biết đến hầm chôn tượng trưng cho tội ác lớn lao của chúng, nhưng liệu chúng có xóa được trong trí nhớ của người dân Huế về những ngày kinh hoàng này không? Nếu nói những xác người trong các hầm chôn tập thể hồi Mậu Thân, bị trói tay đánh bể đầu là nạn nhân của Mỹ Ngụy, sao Cộng Sản không để lại để tuyên truyền cho tội ác của dối phương, mà đã nhanh chóng thủ tiêu gọn gàng đến vậy?
Ai đã san bằng ngôi mộ tập thể chôn xác người Thừa Thiên - QuảngTrị trên đoạn Quốc Lộ số 1, trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Người dân Quảng Trị chạy giặc Cộng Sản trên đoạn đường này đã bị Trung Đoàn Pháo Binh Bông Lau của Việt Cộng, pháo kích tàn sát không nương tay. Nhật Báo Sóng Thần ngày đó, trong chiến dịch “Chết Một Nấm Mồ" đã nhặt nhạnh, chôn cất 1841 thi thể tại một khu đất sau lưng trường tiểu học Phong Nguyên ở Mỹ Chánh, được biết tới với tên Nghĩa Trang Đồng Bào Chiến Nạn Quảng Trị. Nhưng cũng như di tích tội ác của Nghĩa Trang Ba Tầng Mậu Thân, nghĩa trang chôn xác người trên Đại Lộ Kinh Hoàng đã bị Cộng Sản san bằng để xóa hết tội ác năm 1975.
Việt Cộng khi vào Huế trong ngày Mồng Hai Tết Mậu Thân đã bắt đi bốn người Đức là ông bà Bác sĩ Horst Gunther Krainick, Bác sĩ Raymund Disher và Bác sĩ Alois Alterkoster, những người không can dự đến cuộc chiến và đem đi giết chết, vùi sau vườn chùa Tường Vân. Sau đó, khi miền Nam chiếm lại Huế, và sau khi đã long trọng tiễn đưa linh cữu của những ân nhân này về quê hương, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng lên tại Đại Học Y Khoa Huế, để ghi ơn quý vị bác sĩ, giáo sư đã góp công xây dựng, đào tạo những bác sĩ tài năng và đã hy sinh đời mình cho lý tưởng phụng sự ngành y trên quê hương Việt Nam.
Nhưng ngay sau khi chiếm Huế năm 1975, Việt Cộng đập bỏ bia tưởng niệm này, đem vất xuống hồ rau muống nằm giữa trường Y Khoa Huế và trường Cán Sự Ðiều Dưỡng.
Từ năm 1990 đến nay, những kẻ uống máu người không tanh, Võ Văn Kiệt (1993); Nông Ðức Mạnh (1993); Phan Văn Khải (2001); Nguyễn Tấn Dũng (2008), Phạm Gia Khiêm đã lần lượt đến Ðức, hết lời ca tụng mối “quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện,” để xin viện trợ trên 1 tỉ Euro cho các dự án ODA tại Việt Nam. Liệu họ có nhớ gì hình ảnh quý vị giáo sư người Đức bị trói thúc ké, với vết đạn “xử tử” qua thái dương và tấm bia bị vứt trong ao rau muống hay không?
Khi cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại, sau khi lãnh tụ Nguyễn Thái Học và 12 đảng viên lãnh đạo hy sinh tại Yên Báy năm 1930, phần lớn đảng viên bị bắt, bị giới cầm quyền Pháp tại Việt Nam lúc đó nhốt tù ở Côn Sơn, và tuyên án chung thân khổ sai biệt xứ và lưu đầy 525 chiến sĩ, trong đó có 325 Việt Quốc từ Côn Sơn sang French Guyana, vùng đất nằm giữa hai nước Venezuela và Brazil. Vào năm 2010, một phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng đích thân đến Guyane, tổ chức lễ dựng Bia Tưởng Niệm bằng đồng nặng để tưởng niệm các liệt sĩ. Nhưng năm 2016, một phái đoàn CSVN đã đến đây nhằm phá bỏ, đập đổ tấm bia tưởng niệm với mục đích xóa bỏ dấu tích chống Pháp của những đảng viên Quốc Dân Đảng.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam khoe, cho đến nay tượng và tượng đài tưởng niệm Bác đã có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Xin thông tin rõ cho biết tượng “bác Hồ” hiện đặt ở những nơi nào, Singapore, Nam Vang, Thái Lan, Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia… hay là ở Bến Ninh Kiều, Cần Thơ?
Cũng trong niềm hân hoan, Việt Nam nên hãnh diện hiện có khoảng 5.000 phụ nữ Việt Nam đang hoạt động mại dâm trá hình ở Malaysia. Đây không phải là tin bịa đặt, mà là thông tin của ông Nguyễn Minh Kiệm, phó trưởng phòng thường trực Chương Trình Phòng Chống Mua Bán Người, Cục Tham Mưu Cảnh Sát, Bộ Công An. 3.000 phụ nữ đang làm nghề “osin” ở Ả Rập Saudi. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại nước ngoài. Theo thông tin báo Thanh Niên đưa tin, những năm gần đây có khoảng 100.000 phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc mỗi năm.
Ngư Dân Việt Nam từ nay không có quyền đánh cá trong vùng biển của mình, phải ra đi kiếm ăn ở các vùng biển nước khác, họ đã bị bắn chết, bắt cầm tù, tàu bị đốt, nộp phạt. Biển chết, đến đỗi dân miền Trung phải bỏ quê hương đi những xứ trước kia nghèo khổ hơn mình để làm thuê qua ngày.
Những điều mà người dân nghĩ về chính quyền của họ, khuôn mặt Việt Nam đẹp đẽ thế nào đối với thế giới mới là điều quan trọng. Dựng lên hàng nghìn tượng đài, phá bỏ, hủy diệt đi hàng trăm dấu tích tội ác của mình cũng không đi đến đâu, vì bia miệng mới là muôn đời, bia đá đâu có qua được cảnh mưa gió, đổi đời trăm năm!

Truyền thông Việt Nam, sự đa dạng bắt đầu manh nha?

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-05-02  
Các nhà báo Việt Nam trong vòng kiểm tỏa của công an.
 Các nhà báo Việt Nam trong vòng kiểm tỏa của công an.  AFP photo
Cách đưa tin về hai vụ việc gần đây tại Việt Nam: khủng hoảng đất đai ở Đồng Tâm Hà Nội, và vụ kỷ luật một ủy viên bộ chính trị, ông Đinh La Thăng, được giới quan sát cho là không đồng nhất.
Theo quan sát thì trong vụ Đồng Tâm, có báo chỉ trích rất mạnh mẽ những người nông dân phản kháng, trong khi tờ Vnexpress lại có bài bênh vực họ.
Trong vụ ông Đinh La Thăng, sau khi tất cả các báo đưa tin kỷ luật ông và kèm theo nhiều bài khác liên qaun đến sai phạm của ông, tờ Sài Gòn giải phóng lại chỉ đưa tin và đưa muộn một ngày.
Các tờ báo phụ thuộc các nhóm khác nhau
Nhà báo tự do Sương Quỳnh, hiện sống ở Sài Gòn cho rằng bài báo trên Vnexpress của nhà báo Bảo Hà viết về tâm trạng của cô khi vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, thông cảm cho tình cảnh của người dân, là một chuyện xưa nay hiếm trong làng báo chí do nhà nước quản lý.
Tuy nhiên bà không cho là báo chí đã được tự do hơn:
“Theo tôi thì không hẳn là báo chí được cởi mở, mà được một phần nào đấy của ban tuyên giáo họ nhá ra cho, để cho bớt củi lửa xuống khi mà mức độ người dân người ta phẫn uất nhiều quá.”
Một nhà báo xin không nêu danh tính vì không được quyền phát ngôn, thấy rằng mặc dù cùng do nhà nước quản lý nhưng các tờ báo lại có liên quan đến các cơ quan khác nhau, ông giri thích tại sao tờ Sài Gòn giải phóng không đăng tin kỷ luật ông Đinh La Thăng cùng lúc như các báo khác:
“Những tờ báo mà trực thuộc những cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến vụ việc đó, thì bao giờ họ cũng phải làm việc một cách cẩn thận hơn. Ví dụ như tờ Sài Gòn giải phóng chắc chắn thuộc thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nên khi họ đưa ra họ phải rất cẩn thận xem xét vì đó là mối quan hệ trực tiếp trong công việc.”
Những tờ báo mà trực thuộc những cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến vụ việc đó, thì bao giờ họ cũng phải làm việc một cách cẩn thận hơn.
- Một nhà báo 
Ông cũng so sánh với trường hợp vụ khủng hoảng Đồng Tâm thì các cơ quan như báo Hà Nội mới phụ thuộc vào thành ủy Hà Nội, nơi chịu trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó thì nhà báo Sương Quỳnh giải thích về cách thức tờ Sài Gòn giải phóng đưa tin về vụ kỷ luật ông Đinh La Thăng:
“Sài Gòn giải phóng từ xưa có một số anh em trong đó có cảm tình với Đinh La Thăng, họ cho là Đinh La Thăng có quan điểm đổi mới, như vậy anh em trong Sài Gòn giải phóng có thể có cảm tình, cho nên cái kiểu họ đưa tin không phải như cái kiểu kền kền ăn xác chết, nên họ làm một cái tin nhẹ nhàng hơn theo chỉ thị, các anh bắt đăng thì tôi đăng lên thế thôi.”
Nhà báo trẻ Khải Đơn, hiện sống ở Sài Gòn và hoạt động tự do, bắt đầu làm báo cách đây bảy năm cho tờ Tuổi trẻ tại Sài Gòn, nhìn sự khác biệt giữa các tờ báo hiện nay phụ thuộc vào các nhóm quyền lực chi phối họ:
“Báo chí bị chi phối rất nặng nề bởi các nhóm quyền lực có lợi ích ảnh hưởng đến họ, ví dụ như chuyện ông Đinh La Thăng, trước khi có cái bản kỷ luật đó thì được báo chí, nhất là báo chí Sài Gòn ca ngợi với hình ảnh rất là đẹp, xuất hiện trên báo giới như là một vị anh hùng. Cái cách xuất hiện đồng loạt như một vị anh hùng hay như một kẻ thất bại, đều là sự ứng xử không sòng phẳng của báo chí với người đọc, và nó chịu sự kiểm soát quyền lực mà các nhà báo đó đi theo.”
Một nhà báo ở Hà Nội cũng giấu tên nói khôi hài rằng trong các vụ Đồng Tâm, và Đinh La Thăng, các báo nếu có thái độ khác nhau là do có chủ khác nhau.
Sức ép của mạng xã hội và thiên chức nhà báo
075_arriens-youtubea170328_npok9-400.jpg
Công cụ media trên smart phone. AFP photo
Báo Hà Nội mới là tờ báo chỉ trích rất mạnh mẽ những người nông dân ở Đồng Tâm, nhưng cuối cùng người đại diện cho thành ủy Hà Nội là thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã có một cuộc đối thoại thành công với nông dân để giải quyết cuộc khủng hoảng. Giải thích mâu thuẫn này nhà báo giấu danh tính nói rằng vụ Đồng Tâm là một vụ rất phức tạp, những người khác nhau nhìn nhận sự việc khác nhau và thay đổi nó theo thời gian.
Đây cũng là cách nhìn nhận của ông Nguyễn Vũ Bình, người từng làm việc ở Tạp chí cộng sản, cơ quan báo chí chính thức của đảng cộng sản Việt Nam:
“Thời gian nhanh không kịp họp bàn để thống nhất từ trên xuống thành ra các báo tự điều chỉnh nên xảy ra tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược như thế. Một điểm nữa là mạng xã hội mở rộng làm cho nhận thức cũng khác. Nếu chưa có ai nói gì thì tôi cứ đến tôi phản ánh sự thực thôi, chẳng vi phạm điều gì. Khi ông có chủ trương rồi thì lúc đó mới là chuyện khác.”
Hầu hết các nhà báo Việt Nam mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng các nguồn thông tin từ mạng xã hội đã góp một sức ép rất lớn lên báo chí chính thống của Việt Nam. Trong tất cả những vụ việc lớn gần đây như Formosa, Đồng Tâm, Đinh La Thăng, nhiều sự tranh cãi đã bùng nổ trên các trang mạng xã hội. Và mạng xã hội lại trở thành một kênh đưa tin của các nhà báo Việt Nam, dù họ vẫn làm việc cho các tờ báo chính thống của nhà nước. Nhà báo trẻ Khải Đơn nói với chúng tôi:
Thời gian nhanh không kịp họp bàn để thống nhất từ trên xuống thành ra xảy ra tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
- Ông Nguyễn Vũ Bình
“Khi có sự phân hóa đa dạng thì anh nhìn thấy các nhóm lợi ích khác nhau thì đó là một điều khó chịu, với người đọc. Họ nói khác nhau hoàn toàn trên Facebook. Điều đó cho thấy là quyền lực đã giảm sự tập trung trong tay một ai đó, đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là mọi người tôn trọng tiếng nói của nhau hơn.”
Cô cho là sự phân hóa quan điểm giữa các cơ quan truyền thông Việt Nam đã xảy ra từ lâu, nhất là trong những vụ việc ít mang tính chính trị. Khải Đơn kể lại chuyện dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai. Trong việc tranh cãi có nên xây dựng nhà máy này hay không, theo Khải Đơn thì chủ đầu tư đã vận động rất nhiều tờ báo ủng hộ, nhưng có những nhà báo không chấp nhận hậu quả môi trường của dự án này nên đã lên tiếng chống đối quyết liệt.
Nhà báo giấu tên nói với chúng tôi về các nhà báo Việt Nam:
“Tương đối là đa dạng, từ đó với mục tiêu là phản ánh được cái điều mà ta tạm gọi là sự thật, nhưng có điều là họ vẫn đảm bảo được quan điểm không đi quá một cái gì đó quá khác biệt.”
Nhà báo Khải Đơn nhận xét rằng sự đa dạng đó đã khởi sắc hơn nhiều so với thời điểm cách đây 7 năm khi cô mới bước chân vô làng báo Việt Nam:
“Nó rất khởi sắc, tuy nhiên nhiều người cũng bi quan về chuyện không thể hiện chính kiến. Tôi thấy có một sự thú vị là nó không còn như thời tôi bắt đầu viết báo nữa. Khi đó nếu có một sự vụ gì xảy ra thì không ai muốn viết khác vì ngại mặt nhau, thứ hai nữa là chịu sự chỉ đạo rất chặt của các lớp lang cán bộ, hệ thống quản lý, cũng như xếp của mình. Nhưng mà sau này thì các nhà báo ý thức được sự thể hiện cá nhân của họ, ý tưởng và mong muốn của họ nhiều hơn những sự ràng buộc đó.”
Như vậy, mặc dù vẫn chịu sự chi phối về tư tưởng của đảng cộng sản, nhưng các cơ quan truyền thông Việt Nam, trong nhiều vấn đề khác nhau, đã có sự khác biệt.
Mặt khác còn có sự giảm quyền lực tập trung trong việc quản lý báo chí. Đó cũng là điều mà nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi hồi năm 2016 khi một bài viết của ông Đinh La Thăng trên báo Tuổi trẻ bị gỡ bỏ sau khi đăng.

Internet và nhận thức chính trị tại Việt Nam

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-05-02   
Nguyễn Peng và Hoàng Vi cầm biểu ngữ phản đối Formosa nhân tròn 1 năm thảm họa môi trường biển miền Trung.
Nguyễn Peng và Hoàng Vi cầm biểu ngữ phản đối Formosa nhân tròn 1 năm thảm họa môi trường biển miền Trung.  Hình do Nguyễn Peng cung cấp
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, dưới sự quản trị quốc gia của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều người dân trong nước tránh công khai đề cập hay thảo luận các vấn đề liên quan chính trị. Tuy nhiên, kể từ khi dân chúng tiếp xúc với internet, quan điểm về nhận thức chính trị của họ thay đổi.
Quốc gia tự do internet
Nằm trong số hơn 49 triệu người sử dụng internet và 45 triệu tài khoản mạng xã hội tại khu vực Đông Nam Á, Chính phủ Việt Nam tự hào là quốc gia “tự do internet” nhưng vẫn không có tự do ngôn luận.
Đây là thông tin vừa được đăng tải trên báo mạng techwireasia.com vào hôm mùng 1 tháng Năm năm 2017. Với tựa đề, tạm dịch “Việt Nam có thể là hòn ngọc công nghệ Đông Nam Á-nhưng kiểm soát chặt chẽ những bất đồng quan điểm”, bài báo dẫn lời phát biểu gần đây của Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn rằng các thông tin giả mạo, phỉ báng, bôi nhọ lãnh đạo xuất hiện ngày càng nhiều trên Facebook, vượt tầm kiểm soát của chính phủ Hà Nội và đây là lý do tại sao Việt Nam muốn tạo ra một mạng xã hội riêng để kiểm soát chặt chẽ qua các luật định ràng buộc.
Sau khi ra tù vào năm 2014, mình rất là ngạc nhiên vì có Facebook và rất nhiều người bày tỏ chính kiến công khai trên mạng internet mà không sợ hãi gì cả...
- Nguyễn Tiến Trung 
Có thể nói cựu tù nhân lương tâm, Thạc sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Tiến Trung là một nhân chứng thực tiễn trong việc sử dụng internet tại Việt Nam. Là một thanh niên với lý tưởng phục vụ quốc gia khi trở về nước sau thời gian học tập tại Pháp, anh Nguyễn Tiến Trung lại phải chịu án tù 7 năm và 3 năm quản chế vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” do những thông tin anh phổ biến qua internet về tình hình đất nước cũng như tương lai dân chủ cho Việt Nam. Anh Trung vừa hoàn toàn được tự do trong tư cách của một công dân ở Việt Nam vào hôm 12 tháng Tư năm 2017 và chia sẻ với RFA về ghi nhận của anh liên quan việc người dân trong nước sử dụng internet trong những năm qua ra sao:
“Thật ra tiếp xúc với internet là thời mới qua Pháp du học vào năm 2002. Qua đó mình mới có dịp tìm đọc các tác phẩm của bác Bùi Tín và bác Vũ Thư Hiên. Những sách của hai bác viết nói chung trong nước bị họ ngăn cấm nên mình nghe cũng tò mò muốn đọc và đọc rồi mới vỡ lẽ hiểu được sự thật. Cho nên internet đã khai sáng cho mình về vấn đề dân chủ ở Việt Nam. Và sau khi ra tù vào năm 2014, mình rất là ngạc nhiên vì có Facebook và rất nhiều người bày tỏ chính kiến công khai trên mạng internet mà không sợ hãi gì cả, người ta để danh tính thật hết. Điều này rất bất ngờ, chứng tỏ sự phát triển của internet và nhất là Facebook đã giúp cho rất nhiều người thức tỉnh.”
Thay đổi nhận thức chính trị
Rất nhiều người thức tỉnh khi tiếp cận với internet như lời nhận xét của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung có ý nghĩa như thế nào? Đó là suy nghĩ và tư duy của dân chúng tại Việt Nam đã thay đổi khi họ được tiếp cận thông tin đa chiều. Những cư dân mạng Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết lúc ban đầu truy cập internet với những khám phá kết nối cho mục đích vui chơi giải trí, như bạn Nguyễn Peng:
000_Was3531166-400.jpg
facebook, mạng xã hội thông dụng hiện nay. AFP photo
“Trước tiên, lúc đầu truy cập internet thì chủ yếu là các thông tin tìm bạn để nói chuyện, nói chung những thông tin để ăn chơi. Các vấn đề chính trị và xã hội thì các bạn trẻ không quan tâm nhiều. Em cũng biết thông tin qua các mạng xã hội rất lâu, nhưng 1-2 năm nay em mới tìm hiểu vấn đề xã hội nhiều thôi.”
Giống như vậy, rất nhiều cư dân mạng dần dà chú ý và quan tâm hơn đến những thông tin đang xảy ra trong cuộc sống thường nhật xung quanh mình, trong mọi lãnh vực kinh tế, xã hội, tôn giáo, thương mại, giáo dục và thậm chí liên quan đến chính trị-một chủ đề mà đại đa số dân chúng không muốn đề cập đến vì theo họ sẽ chẳng thay đổi được gì mà còn mang họa vào thân, với câu nói cửa miệng rằng “mọi việc có Đảng và Nhà nước lo”.
Một số bạn trẻ sinh viên nói với RFA về quá trình tiếp cận thông tin qua internet và mạng xã hội là các bạn rất bỡ ngỡ trước các thông tin trái chiều như báo chí do nhà nước quản lý đăng tải một đàng, nhưng thực tế mà các bạn đọc được, nghe được và xem được qua mạng xã hội lại hoàn toàn khác. Và từ sự tìm hiểu các thông tin đa chiều, những cư dân mạng trẻ tuổi định hình được vai trò chủ động và tích cực hơn của họ trong việc xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ. Họ không chỉ quan tâm đến các diễn tiến của quốc gia mà họ còn công khai bày tỏ chính kiến xoay quanh mọi vấn đề, điển hình là thảm họa môi trường biển ở khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung, do Formosa xả thải có độc tố hồi tháng Tư năm ngoái. Qua các trang mạng xã hội với thông tin về sự cố Formosa, hàng trăm người dân đã đồng lòng xuống đường kêu gọi Chính phủ Hà Nội đóng cửa nhà máy Formosa để bảo vệ môi trường sống cũng như đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Cư dân mạng Nguyễn Peng nói về nhận thức và hành động của mình cũng như những trở ngại với chính quyền địa phương suốt một năm sự cố môi trường biển xảy ra:
“Trong mạng xã hội bây giờ đang nói về vấn đề Formosa thì em lúc nào cũng mang theo biểu ngữ. Em có thể làm được gì để khai dân trí thì em làm. Còn vấn đề sợ hay không sợ thì em đã bị nhiều rồi. Nói chung họ càng làm nhiều đối với bản thân em thì em cảm thấy càng mạnh mẽ hơn thôi, chứ chẳng có gì phải sợ.”
Gia tăng đàn áp facebooker
Điều cư dân mạng Nguyễn Peng khẳng định “chẳng có gì phải sợ” cũng là lời tuyên bố khẳng khái của rất nhiều cư dân mạng tại Việt Nam. Mặc dù chính quyền Hà Nội gia tăng đàn áp và bắt bớ những facebooker trong thời gian cuối năm 2016 cho đến nay, bao gồm Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Bác sĩ Hồ Hải, Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh…thì Việt Nam vẫn nằm trong top 20 quốc gia có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối internet, trong đó có đến 38 triệu người sử dụng mạng xã hội trên điện thoại di động, chiếm 94% sử dụng mobile hàng ngày.
Nói chung họ càng làm nhiều đối với bản thân em thì em cảm thấy càng mạnh mẽ hơn thôi, chứ chẳng có gì phải sợ.
- Nguyễn Peng
Số liệu vừa nêu được công bố trong “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” của Appota. Số liệu thống kê trong báo cáo này cho thấy người sử dụng internet bằng điện thoại di động ở Việt Nam dành nhiều thời gian nhất để truy cập vào mạng xã hội.
Tác giả Iris Leung kết thúc bài báo “Việt Nam có thể là hòn ngọc công nghệ Đông Nam Á-nhưng kiểm soát chặt chẽ những bất đồng quan điểm” đăng trên techwireasia.com với thắc mắc không rõ Chính phủ Hà Nội có thể thu hút người dân sử dụng mạng xã hội riêng do họ tạo ra mà không dùng Facebook hay Google nữa hay không; tuy nhiên đa số cư dân mạng tại Việt Nam khẳng định với RFA rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng các trang mạng xã hội để thực hiện quyền làm chủ đất nước bằng các quyền công dân để phê bình và đôn đốc chính phủ vì tương lai quốc gia hùng cường và dân chủ.

Nghề làm “…mười phương”

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Đảng cộng sản Việt Nam, nói cho đúng và chính xác hơn là Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, để những cá thể, cũng là đảng viên cộng sản nhưng không hành cùng nghề, khỏi bị xúc phạm, từ lâu, có một chính sách đối ngoại cổ quái gọi là chính sách “làm bạn với tất cả”.

Thế giới là một tập hợp các quốc gia dân tộc có những quyền lợi, triết lý sống và lịch sử, truyền thống và văn hóa khác nhau. Ở đấy có những khái niệm triết học và đạo đức khác nhau. Cùng một sự việc, ở quốc gia này được gắn huân chương nhưng ở quốc gia khác có thể bị xử bắn. Ở nơi này, quyền của người dân là quy tắc làm luật, luật thể chế hóa quyền dân và bảo vệ quyền dân, quyền dân là tối thượng, trong khi ở nơi khác, nhà nước làm ra luật để quy định quyền của người dân, mọi cái đều “do luật định”, dụng luật làm công cụ để khống chế và tước đoạt quyền của dân.

Triết lý sống có nguồn gốc lịch sử và văn hóa khác nhau làm ra vũ trụ quan và nhân sinh quan của mỗi quốc gia khác nhau, thậm chí ngược chiều, đối kháng nhau. Lợi ích dân tộc của mỗi quốc gia không giống nhau, vì vậy, mối quan hệ giữa các quốc gia là khác nhau, có thể xung khắc lẫn nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Thế giới qua lịch sử phát triển hàng nghìn năm đã trở thành một mớ hỗn độn những quốc gia tốt xấu, bạn thù khác nhau. Có những kẻ tìm cách giết chính dân của mình. Có những kẻ chỉ lăm le chiếm đoạt của người khác. Tóm lại là thế giới có những người tốt, những con người phục thiện, nhưng cũng luôn tồn tại những tên cướp, những con ma và những con quỷ.

Chính sách “làm bạn với tất cả” của đảng cộng sản Việt Nam là một thứ chính sách gộp tất cả người và ma quỷ vào một rọ, và bộ chính trị làm bạn với tất cả, đi đêm, chung chạ chăn gối với tất cả!?

Ngày xưa, ở cái thời mà cuộc đấu tranh giữa “hai phe” là cuộc đấu tranh “một mất một còn”, cái việc lẫn lộn bạn thù là tội “mất lập trường giai cấp”, nhẹ là tội phản bội cách mạng, nặng thì thành phản quốc. Còn bây giờ, như ông Phạm Bình Minh, gặp ai cũng cười, gặp cả người lẫn quỷ đều toe toét, hồ hởi tay bắt mặt mừng, thì vượt cả chính người thân sinh ra ông, không chỉ ủy viên bộ chính trị, mà còn leo lên phó thủ tướng. Còn như ông Nguyễn Phú Trọng, đối diện cả hai đối tượng không đội chung trời với nhau như Thủ tướng Nhật và Chủ tịch Trung Quốc đều “chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ”, thì vẫn ung dung Tổng bí thư, có khi cả hai nhiệm kỳ.

Trung Quốc nổi tiếng “rởm”. Thế giới gọi Trung Quốc là “Vương quốc đồ đểu”, “đểu từ túi ví Louis Vuilton tới luận án tiến sĩ”, “hàng hoá rởm mà chính trị cũng đểu”. Đến nỗi bây giờ, “đểu như Chai”(Chine) là câu thành ngữ phổ biến trên34 thứ tiếng khác khau, từ châu Phi tới Mỹ La-tinh, từ châu Âu sang châu Á, chỗ nào thấy Tàu, người ta cũng chạy, cũng tránh. Một quốc gia lớn, một nền văn hoá đồ sộ, nhưng là quốc gia duy nhất trên trái đất chỉ có kẻ thù công khai và kẻ thù giấu mặt, không có bạn.

Nhưng có “tình anh em” với ông Trọng và “ thắm thiết, như môi răng” với bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam.

Đi với Bụt mặc áo Cà Sa, đi với ma mặc áo giấy. Đừng nói anh “chỉ lợi dụng”. Trong khi anh lợi dụng nó một, thì nó lợi dụng anh mười. Anh nhỏ yếu hơn nó, và anh không đủ “đểu” bằng nó.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, ngày 12/11/2016, khi ký giả hỏi ông về vấn đề Việt Nam, tân tổng thống Mỹ Donald Trump nói thế này:

“Đảng Cộng sản Việt Nam ư?!

Tôi nói thật, Bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò nước đôi đi 2 dây giữa Chúng Ta và Trung Quốc.!.!..

Họ kêu gọi Mỹ và các Nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Quốc; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến.

Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ "2 lưỡi"; những tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thậm chí còn có 3-4 lưỡi...

Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả, và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa... Và nếu họ còn chơi trò "Lợi Dụng" nữa thì Chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông... để cho "Anh Em chúng nó xé xác nhau".

Đến lúc nào đó người dân Việt Nam thật sự muốn từ bỏ cái đám Tham nhũng vơ vét ấy thì Chúng ta mới suy nghĩ về chính sách tốt hơn.... cho đất nước Việt Nam, và tôi luôn lên tiếng bảo vệ tiếng nói của toàn dân Việt Nam dám nói về đảng cộng sản VN....”

Người ta cứ bảo Tổng thống Trump là con buôn bất động sản, chả có kinh nghiệm gì về chính trị, nhưng trên giới, chưa một lãnh đạo quốc gia nào, với chỉ một vài lời, lại nói đúng bản chất của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hơn vậy. Không một từ nào thừa, không một từ nào sai. Mặc dù, trên thực tế, không phải chỉ có hai, ba hay bốn, mà là 150 lưỡi. Hiện tại VN có quan hệ ngoại giao với 150 quốc gia, Việt Nam làm bạn với tất cả 150 quốc gia đó, mặc đù các quốc gia này nói tiếng khác nhau, có lợi ích khác nhau và có quan điểm bạn thù khác nhau.

Trong chuyến đi thăm đang được chuẩn bị của ông Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ, một mục tiêu có thể rất quan trọng là, hoặc Mỹ quay lại TPP, hoặc Mỹ chấp nhận một hiệp định tự do song phương với Việt Nam.

Và ông Dũng biết chắc rằng điều kiện duy nhất để Mỹ chấp nhận đàm phán thương lượng, một là VN phải từ bỏ chính sách đu dây lươn lẹo, hai là chấp nhận cải cách dân chủ đích thực. Muốn tăng trưởng chỉ để nuôi béo bọn quan lại cộng sản tham nhũng thì ông TRUMP đã dứt khoát rồi.

Chín năm liên tục suy thoái, và quý I chỉ đạt 5,1%, vốn đầu tư FDI dừng không tăng, doanh nghiệp nước ngoài hoặc rút ra, hoặc nghe ngóng, không chịu bổ sung vốn mở rộng sản xuất. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đón đầu TPP, bây giờ rút vốn, đóng cửa hàng loạt. Hiệp định tự do thương mại với châu Âu (EVFTA), cứu cánh nếu TPP thất bại,không khai triển được vì nhân quyền. Bộ trưởng Trần Quốc Tuấn, tự an ủi, không có TPP, Việt Nam vẫn còn 16 hiệp định thương mại khác” nhưng ông Tuấn cũng biết rằng cả 16 hiệp định này, chua có chỗ nào có giá trị thự tiễn.

Kết quả là xuất khẩu năm 2017 không có lối thoát, ngân sách không đủ tiền chi thường xuyên, lấy gì cho đầu tư, đánhvỉa hè có thể làm giảm 13% đóng góp của thị trường nội địa, nợ công sẽ khiến nền tài chính sụp đổ nếu không có tăng trưởng.

Khi bắt buộc phải nói “khả năng tăng trưởng vẫn còn tốt lắm”, là ông Trọng chỉ tự an ủi. Ông thừa biết khủng hoảng là không tránh khỏi. 15 cái hiệp định mà ông ký hồi tháng 1/2017 với Trung Quốc, nếu không nhằm bán nước, thì là nằm trong cái kế và cái thế đó.

Nếu từ bỏ lập trường giai cấp vô sản của chủ nghĩa Mác Lê, nghĩa là thế giới vốn không có đối kháng vô sản và tư sản, thì thế giới vẫn còn khác biệt giữa Dân chủ và phản Dân chủ. Hiện tại Trung Quốc chưa có dân chủ thì Trung quốc là đối kháng với phần còn lại của thế giới.

Nói tóm lại là thế này: Những điều ông TRUMP nói là nói hộ các chính tị gia khác của các quốc gia khác. Có nghĩa là không ai trên thế giới không biết cái trò lươn lẹo của các vị bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam. Hãy bỏ cái trò gặp ai cũng cười, cả với những người đang muốn nhổ nước bọt, cũng toét miệng ra cười. Hãy bỏ cái trò đi với cả người lẫn quỷ. Làm gì có thứ màu vừa trắng vừa đen. Làm gì có thứ bạn hữu với tất cả.

Ngược lại, thì cứ "mặc xác nó", để cho "anh em nó xé xác nhau".

Người Việt ghét nhất nghề chung chạ, xó xỉnh nào cũng nằm, chăn chiếu nào cũng đắp, cho nên ngay trong chính giới "bán hoa" cũng lưu truyền bao đời câu châm ngôn "đánh đĩ mười phương, cũng để một phương lấy chồng". Đây có thể là lời khuyên thật lòng đối với ông Phạm Bình Minh và ông Nguyễn Phú Trọng.

02/05/2017


Ông Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm được chào đón như người hùng

Ông Lê Đình Kình xuất viện về Đồng Tâm được chào đón như người hùng
Ảnh: Tuổi Trẻ
Cụ ông Lê Đình Kính 82 tuổi đã được người dân chào đón như người hùng, khi trở về từ bệnh viện sau sự kiện phản kháng cưỡng chế đất tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Ông Lê Đình Kình hôm Thứ Ba 2 tháng 5 được đưa về với gia đình tại thôn Hoành, sau khi nằm điều trị tại bệnh viện Việt Đức vì gãy xương đùi. Ông Kình nguyên là bí thư đảng uỷ và chủ tịch xã Đồng Tâm trong thập niên 1980.
Vào ngày 15 tháng 4 vừa qua, ông Kình cùng một số người dân thôn Hoành được nhà chức trách huyện Mỹ Đức yêu cầu có mặt tại khu vực đất Đồng Sênh để xác định ranh giới các khu đất có tranh chấp. Họ không ngờ ngay tại cánh đồng này, họ bị một lực lượng công quyền hành hung rồi bắt đưa đi. Báo chí trong nước trong mấy này tiếp theo đã tìm cách bôi nhọ ông Kình, và cho rằng nhóm người bị bắt đúng luật theo một lệnh khởi tố từ cuối tháng 3. Các báo trong nước tuy không dám nói là ông Kình bị công an đánh gãy xương đùi trong vụ bắt giữ, nhưng xác định đây là nguyên nhân khiến người dân thôn Hoành phẫn nộ phản ứng bằng cách bắt giữ 38 người thuộc chính quyền và lực lượng cảnh sát cơ động.
Cho đến nay, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội vẫn chưa hủy bỏ việc truy tố ông Kình. Công an thành phố chỉ cho biết đã “đề nghị hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình” với lý do là ông đã “khai báo về hành vi phạm tội” và vì ông chưa có tiền án tiền sự nên “không cần thiết áp dụng biện pháp bắt giữ”.
Huy Lam / SBTN

Mục sư Tin Lành ở Kon Tum bị kết án 5 năm tù vì giúp người Thượng trốn sang Cambodia

Mục sư Tin Lành ở Kon Tum bị kết án 5 năm tù vì giúp người Thượng trốn sang Cambodia
Ảnh: congly.vn
Một mục sư Tin Lành vừa bị tòa án tỉnh Gia Lai tuyên án 5 năm tù, vì giúp nhiều tín hữu người Thượng trốn sang Cambodia.
Mục sư A Đảo, còn được gọi là A Ma Dũng, ở làng Ia Xiêng, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, bị tòa án CSVN buộc tội tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài trái phép. Cáo trạng còn vu cho ông tội tổ chức vượt biên để kiếm tiền, một điều vu khống nực cười vì số tiền được cho là “thu lợi” chỉ lên đến gần 138 Mỹ kim mỗi người.
Phiên tòa diễn ra hôm 28 tháng 4 được nói là công khai nhưng không có báo nào đưa tin, ngoại trừ trang mạng congly.vn thuộc tòa án nhân tối cao cộng sản Việt Nam. Mục sư A Đảo bị công an Gia Lai bắt giữ hôm 18 tháng 8 2016, khi đang đưa 5 người dân tộc thiểu số đi vượt biên. Cáo trạng nói rằng, Mục sư A Đảo đã tổ chức ba đợt vượt biên, đưa 10 người Thượng ở Gia Lai và Phú Yên trốn ra nước ngoài. Ông bị bắt trong lần vượt biên thứ ba, sau khi đã đưa được 5 người đi nước ngoài trót lọt.
Phiên tòa này diễn ra trong bối cảnh hàng chục người Thượng mới đây bị nhà cầm quyền Cambodia trục xuất về Việt Nam.
Người Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên nói rằng họ bị nhà cầm quyền cộng sản ở địa phương khủng bố bằng cách đe dọa, đánh đập và truy bức với mục đích ngăn cản họ thực hành tín ngưỡng của mình.
Huy Lam / SBTN

Xã Bà Điểm bị cấm treo cờ Phật Giáo ngoài khuôn viên chùa trong mùa Phật Đản

Xã Bà Điểm bị cấm treo cờ Phật Giáo ngoài khuôn viên chùa trong mùa Phật Đản
Cờ Phật giáo trên đường phố Sài Gòn. (ảnh: N.Hoa)
Phật giáo xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Sài Gòn đã nhận được một Thông cáo số 531/UBND của chính quyền xã Bà Điểm, yêu cầu các cơ sở Phật giáo không được treo cờ Phật giáo ngoài khuôn viên chùa, không giăng băng rôn, pano ngang qua đường.
Thông cáo do phó chủ tịch xã Bà Điểm, ông Nguyễn Phước Thành ký, có nội dung như sau: “Nhằm đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị và xây dựng tuyến đường văn minh-mỹ quan đô thị, gắn với việc thực hiện phong trào  “xây dựng nông thôn mới – văn minh đô thị trên địa bàn xã”; Nâng cao vai trò trách nhiệm cộng đồng dân cư đối với việc xây dựng môi trường sống-xanh-sạch đẹp trên địa bàn xã; Nhân dịp đại lễ Phật Đản 2561, UBND xã Bà Điểm kính đề nghị các cơ sở tự viện của Phật giáo Việt Nam trên địa bàn xã chấp hành đúng theo quy định của Pháp luật về tổ chức đại lễ Phật Đản PL 2561 chỉ treo cờ, phan phướng, lồng đèn, biểu ngữ Kính mừng Phật Đản v.v…trong khuôn viên của các cơ sở. Không được treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi khuôn viên của các cơ sở tự viện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, không được treo băng ngang qua đường, trên các vỉa hè, lòng lề đường, gây mất mỹ quan đô thị nhằm góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tạo mỹ quan đô thị, giúp các tuyến đường giao thông được thông thoáng sạch đẹp…”.
Thông báo này của chính quyền xã Bà Điểm đang vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Phật giáo huyện Hóc Môn và tín đồ Phật tử, vì trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản nào quy định mùa Phật Đản các tự viện chỉ được treo cờ, biểu ngữ trong khuôn viên cơ sở.
Trong lúc đó thì trên nhiều tuyến đường ở Sài Gòn, cờ Phật giáo vẫn được các chùa và Phật tử treo rợp bóng.
Vũ Minh Ngọc / SBTN

Phải hủy thuốc đặc trị ung thư trong khi bệnh nhân thiếu thuốc

Thuốc trị ung thư Tasigna (Hình: vomedia.ca)
VIỆT NAM (NV) – Trách nhiệm trong việc để một lô thuốc viện trợ, đặc trị ung thư máu, trị giá 14 tỉ đồng phải hủy vì hết hạn sử dụng, trong khi bệnh nhân không có thuốc để dùng vẫn chưa rõ ràng.
Nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam đang bày tỏ sự căm phẫn của họ sau khi đọc câu chuyện này trên Infonet.
Dựa trên kết luận của Thanh tra thành phố Sài Gòn, báo điện tử Infonet cho biết, tháng 7 năm 2013, một tổ chức có tên là The Max Foundation ở Hoa Kỳ liên lạc với Bệnh viện Truyền máu – Huyết học tại Sài Gòn, cho biết muốn tặng 35.000 viên Tasigna loại 200 mg. Trung gian hỗ trợ chuyển giao lô thuốc là Công ty Novartis Pharma Services AG (Thuỵ Sĩ).
Tasigna là thuốc đặc trị ung thư máu.
Do các qui định hiện hành, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học tại Sài Gòn phải xin Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế Việt Nam cho tiếp nhận thuốc viện trợ. Cuối tháng 12 năm 2013, Cục trưởng Cục Quản lý Dược mới cấp “giấy phép lưu hành” lô thuốc Tasigna mà The Max Foundation viện trợ với thời hạn sử dụng là 24 tháng.
Tuy nhiên thủ tục đến đó chưa phải là hết.
Sau khi có giấy phép lưu hành do Cục Quản lý Dược cấp, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học tại Sài Gòn còn phải thỉnh thị, xin Sở Y tế thành phố Sài Gòn chấp thuận cho bệnh viện được dùng thuốc Tasigna. Ba tháng sau (tháng 3 năm 2014), Sở Y tế thành phố Sài Gòn mới có văn bản gửi chính quyền thành phố Sài Gòn và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị của thành phố Sài Gòn xin chuẩn thuận cho Bệnh viện Truyền máu – Huyết học tại Sài Gòn được tiếp nhận lô thuốc viện trợ.
Mất thêm ba tháng nữa (tháng 6 năm 2014), chính quyền thành phố Sài Gòn mới phê duyệt đề nghị của Sở Y tế thành phố Sài Gòn. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học tại Sài Gòn lại phải quay lại Cục Quản lý Dược cho tiếp nhận lô thuốc viện trợ (lần xin trước chỉ để Tasigna được “lưu hành” ở Việt Nam).
Tháng 7 năm 2014, Cục Quản lý Dược mới cho “tiếp nhận” lô thuốc Tasigna viện trợ. Thế nhưng thời điểm đó lại phát sinh một trục trặc mới: Hải quan thành phố Sài Gòn không cho nhận lô thuốc viện trợ vì thời hạn sử dụng thuốc… chỉ còn mười tháng (theo qui định thì hạn sử dụng của thuốc nhập cảng phải còn tối thiểu 12 tháng)!
Lần này, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học cùng với Sở Y tế thành phố Sài Gòn phải làm công văn gửi Hải quan thành phố Sài Gòn xin “xem xét, hỗ trợ giải quyết”. Mất thêm một tháng nữa (tháng 8 năm 2014), Hải quan thành phố Sài Gòn mới cho tiếp nhận. Trong 10 tháng sau đó, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học tại thành phố Sài Gòn chỉ sự dụng chừng 15.000 viên Tasigna. Đến tháng 6 năm 2015, khoảng 20.000 viên Tasigna không thể sử dụng được nữa vì… “hết hạn dùng”. Nếu tính theo giá thị trường hồi năm 2015 thì giá trị số thuốc phải tiêu hủy tương đương 14 tỉ đồng Việt Nam.
Theo Infonet, đối với những người bị bạch cầu tủy mãn tính, Tasigna quý hơn vàng. Trung bình, mỗi người phải dùng từ ba đến bốn viên/ngày. Nếu không được cấp thuốc miễn phí, mỗi người sẽ mất từ hai đến ba triệu đồng/ngày để mua Tasigna.
Đáng ngạc nhiên là theo Thanh tra thành phố Sài Gòn, trách nhiệm trong việc để 20.000 viên Tasigna viện trợ, trở thành quá hạn, phải tiêu hủy chỉ thuộc về Bệnh viện Truyền máu – Huyết học tại thành phố Sài Gòn. (G.Đ)