Wednesday, February 11, 2015

Ông Nguyễn Bá Thanh đang hôn mê

Theo GS Phạm Gia Khải, hiện tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh đang diễn biến xấu và hiện vẫn trong tình trạng hôn mê chưa tỉnh lại.

Trao đổi với chúng tôi vào lúc 13 giờ chiều 12/2, Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh đang có những diễn biến xấu.
"Do bệnh suy gan của ông Thanh phát triển mạnh nên đã phải lọc máu. Chúng tôi vừa dùng các biện pháp đưa ông Thanh ra khỏi cơn hôn mê nhưng do suy gan phát triển mạnh nên chưa tỉnh hẳn mà cứ tỉnh rồi lại mê", GS Khải cho hay.
Theo GS Khải, hiện nay, các bác sỹ vẫn đang tiếp tục tiến hành việc lọc máu cho ông Thanh.
GS Phạm Gia Khải.
GS Phạm Gia Khải.
"Chiều nay, chúng tôi sẽ vào trong đó để cùng với các bác sỹ Đà Nẵng tiến hành hội chẩn cho ông Thanh. Trước đó, một bác sỹ về hồi sức cấp cứu cũng đã vào trong đó rồi", GS Khải cho biết thêm.
Khi được hỏi thêm về nhận định chung tình hình sức khỏe của ông Thanh, GS Khải chỉ nói ngắn gọn: "Tôi nghĩ là nguy cấp rồi".
Đồng thời, GS Khải cũng nhấn mạnh, các bác sỹ của Trung ương và Đà Nẵng đang tập trung mọi nguồn lực, trang thiết bị y tế tốt nhất để tập trung điều trị và cố gắng duy trì sức khỏe cho ông Nguyễn Bá Thanh.
Trước đó, từ tháng 5/2014, ông Nguyễn Bá Thanh được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sinh tủy. Sau hơn 4 tháng chữa bệnh tại Mỹ, gia đình yêu cầu đưa ông về Đà Nẵng tiếp tục điều trị, tiến tới ghép tủy.
Tối 9/1/2015, chuyến bay chở ông Thanh đã về đến sân bay Đà Nẵng và ông được chuyển về điều trị tại Khoa Ung bướu (Bệnh viện Đà Nẵng).
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Cháy rụi công ty điện máy trong ngày tiễn ông Táo

Theo vnexpress-Thứ năm, 12/2/2015 | 09:01
Tối 23 tháng Chạp, lửa đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa dự trữ bán Tết của Công ty Điện máy – Điện lạnh ở thành phố Cà Mau.                                        

Cảnh sát cứu hỏa có mặt dập tắt đám cháy ở công ty điện máy. Ảnh: Phúc Hưng
Cảnh sát cứu hỏa dập tắt đám cháy ở công ty điện máy. Ảnh: Phúc Hưng

20h10 ngày 11/2, lửa phát ra từ căn nhà hai tầng dùng làm trụ sở chính của Công ty Điện máy – Điện lạnh Huỳnh Mai trên đường Hoàng Diệu, phường 2, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Nhiều nhân viên công ty đang dọn hàng ở trụ sở gần đó chạy sang tìm cách ứng cứu nhưng bất thành. "Lửa bao trùm trong căn nhà. Chúng tôi mở được cửa sắt nhưng không thể dập lửa", nhân viên tên Thành kể.

Bên trong căn nhà chứa nhiều hàng hóa dự trữ bán Tết, đều là những vật dễ cháy, nên khi lửa phát ra đã nhanh chóng cháy lan. Kế bên là cơ sở kinh doanh gas và nhiều căn nhà liền kề. Lo sợ lửa bén sang, hàng chục người tháo chạy ra đường.

Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Cà Mau cùng nhiều xe chữa cháy nhanh chóng đến hiện trường khống chế không cho lửa lan rộng. Đến hơn 21h30, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

Hỏa hoạn thiêu rụi nhiều sản phẩm bán Tết của công ty. Ảnh: Phúc Hưng
Hỏa hoạn thiêu rụi nhiều sản phẩm bán Tết của công ty. Ảnh: Phúc Hưng
Công ty này do bà Cao Huỳnh Mai (ngụ phường 4, TP Cà Mau) làm chủ, có hai cơ sở, cách nhau khoảng 10 m. Hỏa hoạn không có thương vong về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị bên trong, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Nguyên nhân đang được điều tra làm rõ.

Trước đó vào sáng cùng ngày, lửa bùng lên dữ dội tại các tàu ở xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền đánh cá Vàm Láng (Gò Công Đông, Tiền Giang). Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Đồn công an thị trấn Vàm Láng, Đồn biên phòng Kiểng Phước được huy động dập lửa. Một giờ sau, hỏa hoạn được dập tắt.

Hai tàu cá của ông Đoàn Văn Tuấn (43 tuổi), tàu khách du lịch tuyến Vàm Láng - Vũng Tàu của bà Lê Thị Kim Phụng (51 tuổi) và một tàu cần cẩu của anh Võ Minh Quý (35 tuổi) bị thiêu rụi. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 2 tỷ đồng.

Phúc Hưng - Hồ Nam

Sữa đậu nành Number One bị tố có vật thể lạ

Một người tiêu dùng ở Đồng Nai đang khiếu nại việc một chai sữa đậu nành Number One của Tân Hiệp Phát có vật thể lạ.

Chiều 11/2, chị Vũ Thiên Tâm Thơ (36 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã mang chai sữa đậu nành hiệu Number 1 Soya và đơn khiếu nại nộp cho Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh này.

Phat hien vat the la trong chai sua dau nanh Number One?
Chị Thơ viết đơn trình bày vụ việc chai sữa đậu nành có vật thể lạ.

Theo đơn khiếu nại của chị Thơ, cách đây khoảng một tuần chị có mua một két (24 chai) sữa đậu nành hiệu Number 1 Soya từ đại lý phân phối gần nhà. Trên vỏ chai ghi ngày sản xuất là 11/8/2014 và hạn sử dụng là 11/5/2015.

Thế nhưng, vào ngày 9/2 chị Thơ kiểm tra các chai sữa đậu nành và phát hiện hai chai sữa đã ngả màu nâu, vón cục bám trên thành chai.

Phat hien vat the la trong chai sua dau nanh Number One?-Hinh-2
Chai sữa có vật là màu đen.

Đặc biệt, một trong hai chai sữa có màu khác thường này có một vật lạ màu đen bên trong. Hiện trạng hai chai sữa vẫn còn nguyên vẹn, chưa bật nắp.

Trong đơn khiếu nại, chị Thơ không yêu cầu bồi thường gì về vật chất mà chỉ yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát xem xét lại chất lượng sản phẩm, công khai xin lỗi người tiêu dùng khi đưa ra thị trường những sản phẩm không đạt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đại diện phía Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đồng Nai đã tiếp nhận vụ việc và cho biết sẽ sớm mời các bên liên quan đến giải quyết.

 07:20 12/02/2015
Theo Đức Trong/Tuổi Trẻ

Giáp Tết, nhiều nhà bị "trộm viếng", mất tài sản giá trị

Ngày 11-2, Công an Quận 1 (TP.HCM), cho biết đã xảy ra một vụ trộm tại cửa hàng bán điện thoại di động H.N trên đường Nguyễn Cư Trinh, (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1)

Ảnh minh họa

Trộm đã lấy 41 điện thoại di động và 4 máy tính bảng các loại (tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng). Một vụ trộm khác xảy ra lúc 6g ngày 9-2, tại một nhà ngăn phòng cho thuê đường Phan Đình Phùng (P.17, Q.Phú Nhuận).  Theo anh V.T.S (nhân viên bảo vệ và tạm trú địa chỉ trên), khi anh ngủ dậy thì phát hiện căn nhà bị trộm đột nhập lấy đi 5 xe gắn máy của những người thuê phòng.

Cùng ngày, một căn nhà trên đường Bình Lợi (P.13, Q.Bình Thạnh) cũng bị trộm đột nhập lấy gần 9.000 USD, 100 triệu đồng và một số nữ trang trị giá khoảng 200 triệu đồng.

Tương tự, tại một căn nhà trên đường Cao Lỗ (P.4, Q.8), khi ông N.M.D. khi đi làm về thì phát hiện nhà bị kẻ gian đột nhập lấy trộm một số tài sản có tổng trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng (trong đó có 1 xe ôtô).
THỨ 5, 12/2/2015
Theo Tuổi Trẻ

Hơn 300 di dân mất tích trên biển Địa Trung Hải

TRIPOLI, Ý (Reuters) -  Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) hôm Thứ Tư nói rằng người ta lo ngại hơn 300 di dân đã thiệt mạng sau khi các tàu thuyền chở họ bị chìm ở Địa Trung Hải.


 Quan tài  những di dân chết trong chuyến vượt biển qua Địa Trung Hải được đưa từ Lampedusa về Porto Empedocle hôm Thứ Tư và sẽ được an táng trong các nghĩa trang ở đây. (Hình: Marcello Paternostro/AFP/Getty Images)

Carlotta Sami, nữ phát ngôn viên của UNHCR tại Ý, đánh tin trên Twitter: "Chín người được cứu sống sau bốn ngày trên biển. 203 người khác đã bị những ngọn sóng nhấn chìm". Bà nói những gì diễn ra là "một thảm kịch khủng khiếp".

Theo lời Thủ Tướng Matteo Renzi, thảm kịch ấy làm nổi bật tình hình gần tới hỗn loạn ở Libya, nơi mỗi người sẵn sàng trả $2,000 để được đưa vượt biển. Ông phát biểu như vậy trên truyền hình SkyTG24 và cho biết sẽ đưa vấn đề ra trước cuộc họp của EU tuần này tại Brussels, Bỉ.

Hôm Thứ Hai, ít nhất 29 di dân đã chết sau khi chiếc tàu bơm hơi chở họ bị lật úp do sóng lớn. Bảy người đã thiệt mạng khi được vớt lên gần đảo Lampedusa của Ý, và 22 người khác chết vì mất nhiệt sau 18 giờ đồng hồ trên boong trống trải của con tàu đã vớt họ.

Tổ chức Di Dân Quốc Tế (IOM) nói hai con tàu liên quan tới thảm kịch mới nhất này đã đi từ bờ biền Libya hôm thứ Bảy. Theo IOM  mỗi con tàu chở hơn 100 người khi bị lật úp, có lẽ là vào hôm thứ Hai. Chín người sống sót đều nói được tiếng Pháp, và được cho là người vùng Tây Phi.

Ý đã mở chiến dịch tìm kiếm/cứu hộ Mare Nostrum hồi tháng Mười 2013, sau thảm kịch ngoài khơi Lampedusa khiến 366 người thiệt mạng. Mục tiêu của chiến dịch là nhằm tìm kiếm những con tàu chở di  dân gặp nạn ngoài khơi Libya, nhưng chiến dịch này đã bị ngưng lại hồi tháng 11/2014.

Liên Âu hiện nay có chiến dịch kiểm soát đường biên, được gọi là Triton, với số lượng tàu thuyền ít hơn và khu vực hoạt động cũng nhỏ hơn nhiều.

Bà Sami nói UNHCR đã cảnh báo EU rằng mạng sống con người đang có nguy cơ bị cướp đi nếu các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ không được duy trì tại khu vực. "Vào lúc này, chúng tôi không có khả năng tìm kiếm cứu hộ mạnh mẽ tại Địa Trung Hải, trong khi dòng người di cư và tị nạn vẫn rất cao," bà nói với kênh truyền hình Hòa Lan hôm Thứ Ba, trước khi tin tức về vụ bi kịch mới nhất được công bố.

UNHCR nói gần 3,500 người đã chết khi tìm cách vượt Địa Trung Hải tới châu Âu trong năm 2014, khiến nơi đây trở thành vùng biển nguy hiểm nhất thế giới cho di dân.

Hơn 200 ngàn người đã được cứu tại Địa Trung Hải trong cùng thời gian, trong đó nhiều trường hợp được cứu trong chiến dịch Mare Nostrum trước khi chương trình này bị ngưng.

Trong một bài diễn thuyết trước Nghị viện Âu châu hồi tháng 11, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi "có phản ứng đoàn kết trước vấn đề di dân", và cảnh báo rằng không thể để Địa Trung Hải trở thành một "nghĩa địa khổng lồ".  (HC)
02-11 2015 2:33:53 PM

'Thạc sĩ' dạy đại học bị đuổi việc vì dùng bằng giả

SÀI GÒN (NV) - Một giảng viên đại học tại thành phố Sài Gòn đã làm giả giấy công nhận bằng thạc sĩ của Cục Khảo Thí Bộ Giáo Dục Đào Tạo nộp cho trường để được giảng dạy. 



Bằng thạc sĩ của ông Đ. được MIS xác nhận không phải do đơn vị này cấp. (Hình: Tuổi Trẻ)

Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 11 tháng 2, bà Đỗ Ngọc Anh, hiệu trưởng trường Đại Học Văn Hóa thành phố Sài Gòn cho biết, đã chấm dứt cho thôi việc một giảng viên thỉnh giảng khoa quản lý văn hóa nghệ thuật của trường này từ năm 2012 đến nay. Tên người này được báo Tuổi Trẻ viết tắt là N.A.Đ.

Theo bà Anh, ông Đ. có nhiều tai tiếng trong quá trình giảng dạy và trường đã ngưng thỉnh giảng, yêu cầu bổ sung giấy công nhận văn bằng của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. Khi mọi việc đang tiến hành thì báo Tuổi Trẻ đã xác minh, ông Đ. sử dụng bằng thạc sĩ và giấy công nhận giả.

Trước đó, theo báo Tuổi Trẻ có được, ông N.A.Đ. học Cao Đẳng Sân Khấu-Điện Ảnh ngành đạo diễn sân khấu, sau đó lấy bằng thạc sĩ ngành quản trị tiếp thị của Marketing Institute of Singapore - MIS năm 2007.

Song nghi ngờ ông Đ. dùng giấy công nhận bằng thạc sĩ giả, phóng viên Tuổi Trẻ đã chụp hình gởi sang trường Marketing Institute of Singapore - MIS nhờ xác minh một số nội dung: Đây có phải là bằng do viện cấp hay không và hình thức đào tạo là gì?

Thật bất ngờ khi bà Chen Yi Fei, phụ trách kiểm tra đánh giá của MIS xác nhận: Bằng thạc sĩ của ông Đ. không được MIS cấp và từ trước đến nay viện chưa bao giờ đào tạo, cấp bằng thạc sĩ quản trị tiếp thị.

Tuy nhiên, theo lý lịch cá nhân trước khi giảng dạy tại đây, ông Đ. tự khai đã từng làm việc tại nhiều tập đoàn, công ty truyền thông trong nước, giảng viên cao cấp marketing tại Học Viện Coach Guirila (?), giảng dạy môn quản trị chiến lược, quản trị marketing tại Đại Học Công Nghệ Sài Gòn; giảng viên tâm lý giáo dục tại trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn...

Một điểm đáng chú ý là sau khi lấy bằng thạc sĩ năm 2007, năm 2009 ông Đ. mới bắt đầu học liên thông đại học ngành quản lý văn hóa tại trường Đại Học Văn Hóa thành phố Sài Gòn, năm 2011 tốt nghiệp.

Giải thích về việc học ngược này, ông Đ. cho biết, trước khi dạy ở đây ông đã giảng dạy ở nhiều nơi khác. Hiệu trưởng trường Đại Học Văn Hóa thành phố Sài Gòn mời ông dạy các môn về văn hóa trong khi chuyên ngành của ông là quản trị tiếp thị nên ông phải học liên thông đại học ngành quản lý văn hóa để sau đó giảng dạy!

Còn thông tin ông Đ. đi học chỉ trong vài ngày tại Singapore là được cấp bằng thạc sĩ, ông Đ. cho biết ông học hoàn toàn tại Việt Nam với thời gian hai năm rưỡi. Đầu vào chương trình không yêu cầu phải có bằng đại học.Toàn bộ việc học này được thực hiện tại một trường nghề ở quận Phú Nhuận, với học phí $7,500/năm.

Tuy nhiên, trường nghề này liên kết với các đơn vị nước ngoài đào tạo chui nhiều khóa thạc sĩ, đại học nên sau đó đã bị thanh tra và đóng cửa. Người phụ trách trường nghề này nguyên là chuyên viên phòng đào tạo một trường đại học ngoài công lập tại Sài Gòn.

Riêng giấy công nhận bằng thạc sĩ do cục trưởng Mai Văn Trinh ký ngày 20 tháng 5,2014, mà ông Đ. đã nộp cho trường, nhìn qua bằng cấp, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo Thí đã nghi ngờ và cho biết nhiều khả năng đây là giấy công nhận giả. Sau khi tra số vào sổ, ông Nghĩa khẳng định đây là giấy chứng nhận giả.

“Mẫu giấy chứng nhận rất giống mẫu của bộ, tuy nhiên phông chữ có chỗ không đúng, chữ ký cục trưởng không đúng và đặc biệt là số vào sổ ghi trên giấy này đã được cấp cho một người khác. Như vậy đây là giấy giả. Hiện nay cục nhận được vài chục tờ giấy công nhận giả như thế này,” ông Nghĩa nói thêm.

Cùng với khẳng định này, ông Nghĩa gởi cho Tuổi Trẻ giấy công nhận thật đã cấp cho người khác có cùng số vào sổ với giấy của ông Đ. (Tr.N)

02-11- 2015 2:40:10 PM

Tiền Giang: 'Bà hỏa' thiêu rụi 4 tàu cá, tàu du lịch

TIỀN GIANG (NV) - Bốn chiếc tàu đang neo đậu tại xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền đánh cá Vàm Láng, bất ngờ bị “bà hỏa” thiêu rụi, gây thiệt hại khoảng gần $100,000.


Hiện trường vụ cháy tàu ở Tiền Giang. (Hình: VOV)

Chiều tối 11 tháng 2, cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang xác nhận, vẫn đang khám nghiệm hiện trường vụ cháy 4 tàu cá tại thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông vào rạng sáng cùng ngày.

Theo VOV, thông tin ban đầu cho biết, vụ cháy xảy ra vào khoảng 2 giờ cùng ngày tại xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền đánh cá thuộc ấp 4, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông. Do đám cháy xảy ra vào đêm tối và đúng nơi có nhiều vật dễ cháy nên sau hơn một giờ lửa mới được dập tắt.

Nhiều vật dụng, trang bị đánh bắt trên hai tàu cá mang số hiệu TG92554 TS và TG97473 TS do ông Đoàn Văn Tuấn, ngụ thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông làm chủ và tàu khách du lịch tuyến Vàm Láng-Vũng Tàu của bà Lê Thị Kim Phụng, ngụ xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông bị cháy rụi hoàn toàn. Ngoài ra, vụ cháy còn làm một tàu cần cẩu của anh Võ Minh Quý, ngụ huyện Gò Công Đông bị cháy rụi.

Rất may đám cháy không gây thiệt hại về người, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 2 tỷ đồng (khoảng gần $100,000). (Tr.N)

02-11- 2015 2:34:53 PM

Liên tiếp vỡ nợ tại Nghệ An

Ngày 10.2, thượng tá Trịnh Thanh Long, Phó trưởng Công an H.Đô Lương (Nghệ An), cho biết công an huyện đã triệu tập bà Nguyễn Thị Loan (39 tuổi, ngụ xóm 8, xã Tân Sơn, H.Đô Lương) để phục vụ công tác điều tra việc bà này tuyên bố không còn khả năng trả nợ sau khi vay nhiều tỉ đồng của người dân địa phương. “Bước đầu chúng tôi xác định bà Loan vay tiền, trả lãi suất rất cao 15%/tháng nên đã huy động được tiền của nhiều người. Bà Loan thường vay tiền của người này để trả nợ cho người đã vay trước đó”, thượng tá Long nói.

Nhiều người dân xã Giang Sơn Đông (H.Đô Lương, Nghệ An) lo mất tiền sau khi bà Ngô Thị Trang tuyên bố vỡ nợ

Nhiều người dân xã Giang Sơn Đông (H.Đô Lương, Nghệ An) lo mất tiền sau khi bà Ngô Thị Trang tuyên bố vỡ nợ - Ảnh: K.Hoan

Theo người dân địa phương, ước tính số tiền bà Loan đã vay có thể hơn 10 tỉ đồng. Bà Loan vỡ nợ đang khiến nhiều người đứng trước nguy cơ mất nhà vì đã cầm cố sổ đỏ vay tiền để cho bà Loan vay lại.

Tại xã Giang Sơn Đông (H.Đô Lương), hàng chục người dân cũng đang “ngồi trên lửa” khi bà Ngô Thị Trang (43 tuổi, ngụ cùng xã) tuyên bố vỡ nợ. Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Chủ tịch UBND xã Giang Sơn Đông, cho biết đến nay, đã có 62 người đến trình báo sự việc cho bà Trang vay, với tổng số tiền hơn 7 tỉ đồng, trong đó người cho vay nhiều nhất là 480 triệu đồng.

Ông Tuấn cho rằng số nợ có thể cao hơn nhiều vì có những người đã cho bà Trang vay tiền nhưng không muốn trình báo. Trước đó, tháng 7.2014, tại thị trấn Đô Lương (H.Đô Lương), một vụ vỡ nợ khác của một tiểu thương chuyên huy động tiền lãi suất cao và chơi hụi với số tiền hơn 8 tỉ đồng khiến nhiều người điêu đứng.

“Người dân cần cảnh giác trước mồi lãi suất cao vì nguy cơ vỡ nợ là rất lớn. Các vụ vỡ nợ chúng tôi đều điều tra nhưng nhiều vụ không thể khởi tố được vì không đủ cơ sở xử lý hình sự”, thượng tá Long cảnh báo.
 Thứ tư - 11/02/2015 09:45
 Tác giả bài viết: Khánh Hoan
Nguồn tin: Báo Thanh Niên

Phận đời long đong của những cô dâu Việt tại Hàn Quốc

Khi kết hôn với người đàn ông ngoại quốc lớn tuổi, cô gái trẻ người Việt Nam nghĩ rằng cuộc sống thoải mái đang đợi cô nơi xứ người, nhưng thực tế lại bi thảm hơn nhiều.

Phận đời long đong của những cô dâu Việt tại Hàn Quốc
Năm 2005, Do Thi My Tien kết hôn với một người đàn ông Hàn Quốc hơn cô 20 tuổi thông qua một công ty môi giới hôn nhân tại địa phương. Ảnh: Thanh Niên

Sau khi kết hôn với Lee Geun Sik, một người đàn ông Hàn Quốc, Do Thi My Tien đã rời quê hương của cô, một làng nhỏ tại tỉnh Tây Ninh, và theo chồng về nước. Năm 2005, họ tới tỉnh Nam Jeolla để sống.

Những mộng ước, hy vọng và sự hứa hẹn tan biến sau 10 năm chung sống. Hôm 24/7 năm ngoái, cảnh sát thấy thi thể của Tien dưới một hẻm núi

Theo báo cáo điều tra tại địa phương, một người hàng xóm Việt Nam đã kể với cảnh sát rằng, vợ chồng Tien đã cãi vã vào hôm trước ngày mà cô mất tích. Lee thừa nhận hắn đã giết vợ rồi ném xác cô cùng xe xuống hẻm núi, tạo dựng hiện trường giả nhằm giấu tội ác.

Cái chết của Tiên là một trong những ví dụ bi thảm về bạo lực gia đình. Theo Đường dây nóng của Phụ nữ Hàn Quốc - một tổ chức hoạt động nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình, tổng cộng 123 phụ nữ đã bị chính chồng hoặc người yêu sát hại trong năm 2013 tại đất nước này.

Theo Diplomat, người ngoại quốc chỉ nhiếm 2,5% dân số Hàn Quốc nhưng lại là nạn nhân chủ yếu trong các ca tử vong liên quan đến phụ nữ nước ngoài từ năm 2012. Các chuyên gia tới từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đều cho rằng phụ nữ nhập cư là đối tượng dễ dàng của bạo lực gia đình.

Theo một quan chức cấp cao của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, rào cản về ngôn ngữ và văn hóa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

"Cách đây vài thập kỷ, phụ nữ Hàn Quốc di cư sang Nhật hay Mỹ. Họ là những người nghèo. Thậm chí, họ còn chẳng biết gì về đấng phu quân tương lai. Họ không biết nói tiếng Anh nên không thể ra ngoài thường xuyên. Chồng của họ bắt đầu ít quan tâm tới vợ. Những người phụ nữ đó không thể nấu các món ăn Mỹ và cũng không đi làm", Choi Sung Ji, người chịu trách nhiệm giám sát chính sách gia đình văn hóa tại Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, giải thích lý do tại sao phụ nữ nhập cư tại Hàn Quốc thường xuyên đối mặt với nạn bạo lực gia đình.

Ngày nay tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Hàn Quốc. Phụ nữ tới từ các quốc gia Đông Nam Á tới đây và mong một cuộc sống tốt đẹp hơn mà chẳng biết gì về người mà họ lấy. Không kết hôn vì tình yêu, họ gặp chồng tương lai thông qua các công ty môi giới hôn nhân.

"Nếu những người phụ nữ đó không biết tiếng Hàn và cũng chẳng hiểu gì về văn hóa Hàn Quốc, họ sẽ rơi vào thế bất lợi và chẳng thể duy trì một mối quan hệ bình đẳng với chồng", Choi bình luận.

Tình yêu và hôn nhân

Số lượng người Hàn Quốc kết hôn với người nước ngoài ngày càng tăng. Từ năm 1990 đến 2005, khoảng 250.000 cuộc hôn nhân với người nước ngoài được đăng ký. Nhưng từ năm 2006 đến 2012, những cuộc hôn nhân kiểu này đã tăng lên tới con số 238.000.

Chiều hướng gia tăng các cuộc hôn nhân với người ngoại quốc bắt đầu từ những năm 1990, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước đã từng ở bên phía đối nghịch như Trung Quốc và Việt Nam, mở ra cơ hội giao lưu và kết nối cho người dân.

Mặc dù trong những năm 1990, các cuộc hôn nhân mang yếu tố nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1,2% trên tổng số các cuộc hôn nhân tại Hàn Quốc. Nhưng tới năm 2006, con số này đã đạt 13,6%, tăng gấp 10 lần.

Tính đến tháng 9/2013, Việt Nam là nước mà nhiều cô dâu lấy chồng Hàn Quốc nhất, với gần 40.000 người. Thứ tự tiếp theo thuộc về Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines và Campuchia.

Năm 2007, Hàn Quốc bắt đầu thực hiện Đạo luật Hỗ trợ Gia đình Đa văn hóa bằng cách mở hàng loạt các trung tâm văn hóa trên khắp cả nước. Các trung tâm cung mở các lớp học và nhiều dịch vụ khác nhau cho những phụ nữ nhập cư và gia đình của họ.

Mặc dù trong những năm qua, chính phủ đã thay đổi đạo luật này vài lần nhưng các trung tâm đa văn hóa vẫn tiếp tục mọc lên. Theo Diplomat, từ năm 2007, mỗi năm, Hàn Quốc mở thêm khoảng 50 trung tâm. Trong 8 năm, Bộ Bình đẳng giới đã thiết lập khoảng 217 trung tâm kiểu này. Ngân sách dành cho các gia đình đa văn hóa cũng tăng lên tới 120 triệu USD, gấp 20 lần so với trước kia.

Đa văn hóa

Các cô dâu ngoại quốc tham dự một lớp học tiếng Hàn tại Trung tâm Nhân quyền của Phụ nữ Nhập cư tại thủ đô Seol, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
Các cô dâu ngoại quốc tham dự một lớp học tiếng Hàn tại Trung tâm Nhân quyền của Phụ nữ Nhập cư tại thủ đô Seol, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.

Vai trò của các trung tâm đa văn hóa là vấn đề gây tranh cãi giữa Bộ Bình đẳng giới và các nhóm quyền nhập cư và phụ nữ.

Tuy các trung tâm đa văn hóa cung cấp các lớp học thực hành, như ngôn ngữ Hàn Quốc, nhưng họ lại không đào tạo kỹ. Ví dụ, một trung tâm chỉ tổ chức giảng dạy khoảng 400 h/năm, tương đương với 1 h/ngày.

Các trung tâm tập trung vào việc truyền đạt những vấn đề có vẻ khá huyền bí đối với các phụ nữ nhập cư như "dự án cải thiện nhận thức đa văn hóa", "dịch vụ gia đình tích hợp giáo dục", hay "dự án xúc tiến môi trường song ngữ".

Choi cho biết, mục đích của các chương trình là nâng cao sự tôn trọng đối với nền văn hóa của người mẹ trong gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, chính phủ đang quá tập trung vào vấn đề "đồng hóa văn hóa". Theo họ, lẽ ra nhà chức trách nên đẩy mạnh vấn đề bảo vệ về mặt pháp lý cho những phụ nữ nhập cư, ngăn chặn các hình vi bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về nhân quyền của họ.

"Tại sao chúng ta lại tổ chức những lớp học này? Chúng thật vô bổ. 217 trung tâm đang tiêu tốn tiền của vào các chương trình văn hóa như vậy. Các lớp học nên nâng cao nhận thức cũng như dạy những phụ nữ nhập cư về quyền lợi của họ. Dù chúng ta đã đầu tư rất nhiều vào các trung tâm nhưng thực trạng về việc phân biệt đối xử với phụ nữ nhập cư vẫn ngày càng nghiêm trọng", Heo Young Sook, Tổng thư ký Trung tâm Nhân quyền của Phụ nữ nhập cư Hàn Quốc, nói.

Heo từng dẫn đầu một cuộc biểu tình trên đường phố tại thủ đô Seoul vào hôm 30/12 nhằm phản đối việc 7 phụ nữ nhập cư bị sát hại vào năm ngoái. Bà lên án sự thất bại của chính phủ trong vấn đề bảo vệ phụ nữ nhập cư khỏi bạo lực gia đình. Heo cũng yêu cầu giới chức chú trọng tới các thay đổi có thể cải thiện tình hình.

"Một điều nhất thiết phải thay đổi là quy định về việc cấm những cô dâu mới gia nhập quốc tịch Hàn Quốc", Heo nói.

Thị thực kết hôn

Nếu chính phủ nới rộng visa F6 (thị thực dành cho những người kết hôn), thì những người mới kết hôn với công dân Hàn Quốc có thể ở lại xứ sở kim chi trong vòng 2 năm. Theo Heo, việc phải làm mới visa 6 tháng một lần khiến họ phải phụ thuộc nhiều vào người bạn đời Hàn Quốc. Tình trạng ấy có thể khiến những người nhập cư vì kết hôn dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Dẫn chứng cho quan điểm, Heo cho biết, một trong 7 người phụ nữ bị sát hại vào năm ngoái là một phụ nữ 22 tuổi, người Việt và mang họ Nguyen. Hung thủ giết Nguyen là một người đàn ông 37 tuổi. Y đã sát hại cô gái trẻ này tại một nhà nghỉ ở thành phố Jeju vào ngày 30/11 năm ngoái. Theo điều tra, cô gái này đã không thể làm mới thị thực vì chồng không quan tâm.

Choi cũng thừa nhận rằng Bộ Bình đẳng giới và Gia đình cần làm tố hơn trong việc giáo dục phụ nữ nhập cư về các quyền lợi hợp pháp của họ. Bà cho biết, họ sẽ bắt đầu mở lớp mới, tập chung vào việc nâng cao nhận thức về quyền của những người nhập cư tại một số trung tâm đa văn hóa vào năm nay.

Bộ Tư pháp cũng thắt chặt các yêu cầu cấp thị thực kết hôn nhằm đối phó với các vụ sát hại phụ nữ nước ngoài bởi bạo lực gia đình ngày càng tăng. Dư luận ủng hộ động thái mới của Bộ Tư pháp.

Kể từ tháng 4/2014, tại Hàn Quốc, các cặp vợ chồng muốn kết hôn phải đáp ứng mức thu nhập tối thiểu hàng năm là 14,8 triệu won (tương đương 14.000 USD) và các yêu cầu về ngôn ngữ đối với người nước ngoài.

Quy định mới có thể sẽ kìm hãm tốc độ gia tăng của các cuộc hôn nhân với người nước ngoài. Một nghiên cứu về vấn đề này vào năm 2006 tại Hàn Quốc cho thấy, hơn 50% trong số 945 gia đình đa văn hóa có mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập tối thiểu tại thời điểm đó (khoảng 8.000 USD/năm)

Liệu việc kiểm soát chặt các cuộc hôn hôn nhân mang yếu tố nước ngoài sẽ làm hạn chế nạn bạo hành gia đình và giảm thiểu số lượng các vụ phụ nữ nhập cư bị sát hại hay không vẫn là một câu hỏi cần lời giải đáp.
Thứ năm - 12/02/2015 07:42
Tác giả bài viết: Kim Ngân
Nguồn tin: Zing

Cầu mong ông Công & Táo trung thực

Đặng Chí Trung (Danlambao) - Ông và bố tôi kể rằng ngay từ những ngày đầu đảng cộng sản Việt Nam thành lập, đã có người chửi: "Địt mẹ cộng sản" (ĐMCS). Sau đó đến cuộc "cách mạng cải cách ruộng đất" chính tôi nghe những người bị quy là địa chủ và con cháu họ chửi: ĐMCS. Cùng lúc đó ở các thành phố miền Bắc xảy ra cuộc cách mạng "Cải tạo tư bản tư doanh", tôi lại nghe các nhà tư sản bị cướp đoạt tài sản và hậu duệ của họ chửi: ĐMCS. Đến cuộc chiến tranh Nam-Bắc, tôi không chỉ nghe người dân Nam Kỳ mà còn nghe dân Bắc Kỳ chửi: ĐMCS. Rồi lại thấy không chỉ dân Việt quốc nội chửi ĐMCS mà còn nghe dân Việt Hải Ngoại chửi: ĐMCS. Xét thấy càng ngày càng nghe nhiều người dân chửi ĐMCS nên xin phép lạm bàn nhân ngày năm hết tết đến.

Tôi ít khi chửi bậy, càng kiêng câu “địt mẹ, địt cha”. Nghe ai chửi vậy là coi thường lắm. Có anh bạn nghiên cứu về ngôn ngữ kiêm tâm lý giải thích rằng khi nào người ta quá nổi giận kèm với quá khinh bỉ đối tượng vì đối tượng quá ngu si đần độn, quá đểu giả... có dùng ngôn ngữ tử tế, đúng tình, đúng lý thì cũng như “nước đổ đầu vịt” nên người ta phải chửi vậy để xả stress cho bản thân, chứ người chửi cũng khổ lắm, đâu muốn dùng cái thứ ngôn ngữ chợ búa như vậy! Tôi nghe mà chẳng mấy ý lọt vào tai. Vừa rồi nghe một nhạc sĩ nhạc Rap Việt đưa câu “ĐMCS” vào nhạc phẩm của mình, tôi thấy cần xét lại căn bản quan niệm sử dụng ngôn ngữ của mình.

Tôi thấy nhạc sĩ này dùng câu “ĐMCS” là quá chuẩn. Người ta nói tránh voi chẳng xấu mặt nào. Đúng vậy! Nhưng đảng CSVN thì người dân Việt Nam nào tránh được? Trong Hiến pháp đã quy định rõ: Đảng cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, là chính đảng duy nhất được hoạt động và lãnh đạo quốc gia Việt Nam, vân vân và vân vân thì dân Việt chỉ chờ lúc xuống mồ mới né được đảng cộng sản. Thời này dù có kẻ sĩ lên núi sống để không ăn cơm, uống nước triều đình như hai ông Bá Di, Thúc Tề đời nhà Chu bên Tàu cũng không thể tránh được đảng cộng sản. Tội ác của đảng cộng sản có ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ hải đảo xa xôi đến rừng sâu núi thẳm. Ở đâu có cầm quyền cộng sản, ở đó có tội ác và lòng căm thù. Tất nhiên căm thù và khinh bỉ quá mức, người ta phải chửi: “ĐMCS”

Tuy vậy trước đây các văn nghệ sĩ có nói cách gì thì nói chứ không ai nỡ chửi tục như vậy, dù họ khinh bỉ và căm giận đến 100 độ bách phân.

Khi nhạc sĩ Ráp Nah Sơn đã phải dùng câu “ĐMCS” tôi thấy thật thương cho anh và cũng thật thông cảm, chia sẻ với anh. Ngay đến văn nghệ sĩ mà còn phải dùng câu đó huống hồ là người dân thường. Vậy thì không còn câu gì để nói với cộng sản nữa rồi. Chửi “ĐMCS” là đúng rồi!

Không biết lần đi lên chầu Ngọc Hoàng dịp tết Ất Mùi này, hai ông Công & Táo có tâu với Ngọc Hoàng chuyện này không? Hay lại giấu nhẹm đi. Tôi mong hai vị kia nên trung thực mà tâu rằng, ở dưới trần, dân Việt thảm thương và ai oán lắm rồi, hết đường sống cho đứng đắn, tử tế rồi, hết cách sử dụng ngôn ngữ với ĐCS rồi. Tôi mong hai ông cùng đồng ca bài ĐỊT MẸ CỘNG SẢN của Nah Sơn cho Ngọc Hoàng nghe:

Toàn thắng ắt về ta

Phóng viên Vỉa Hè (Danlambao) - Đón xuân Ất Mùi, phóng viên Vỉa Hè kể chuyện vui năm Giáp Ngọ.

1. Nhiệm kỳ trước kia, bà vợ cựu đại sứ Trung quốc Tôn Quốc Tường theo chồng sang, học tiếng Việt, suốt ngày xem thời sự VVT1, và ăn sâm nhung béo ú lên có đến hơn 3 tạ. Hôm đó bà khó ở gì đó vì căn bệnh phụ khoa. Tổng Bí thư sốt sắng coi đó là việc nhà, liền đưa bà đến ông bác sĩ vừa hồng vừa chuyên của Bộ Y tế khám bệnh. Ông này rờ rẫm tìm, loay hoay đến nửa giờ, bó tay, ra ngoài hội kiến với Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư vào nói “Bà hãy chịu khó đưa chút xú khí ra ngoài!”

Bà này đỏ mặt: “Để xét nghiệm à?”

- “Để định hướng!” - Tổng Bí thư trả lời.

2. Thế còn con vẹt Đông Phương Hồng nó ở đâu vào ngày 16.02.2014 khi đồng chí Tổng Bí thư cùng đại sứ Khổng Huyễn Hựu chổng mông lên xuống khấn vái các lãnh tụ. Nó xoay vòng trên bàn thờ, hua chân lẩm bẩm: "Lập trường... tác phong... định hướng". Định hướng là từ mới học được trong nhà, có lẽ là bước đột phá về lý luận.

3. Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn các cô các bà ở câu lạc bộ múa ra trước sàn khiêu vũ mừng lễ khởi công xây dựng Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Trung phấn khởi nói với Đại sứ Khổng Huyễn Hựu: "Toàn người đẹp cả, đồng chí thích nhảy với ai thì mời!". Nhạc "Con bướm xuân" nổi lên, mọi người nhảy vài giờ. Tùy viên văn hóa sứ quán Tàu lại gần hỏi Khổng Huyễn Hựu: "Tại sao đồng chí lại chỉ thích nhảy với bà Nguyễn Phương Nga?": Khổng cười tít mắt: "Mình cứ sọc tay vào vùng cấm thuộc lãnh thổ lãnh hải của nó thoải mái, mà ả ta nhiều năm chỉ ọ ẹ mỗi một câu: "Quan ngại sâu sắc!"

4. "Quả thật cái giàn khoan HD-981 chết tiệt không biết định hướng hướng, đã vào lãnh hải thật rồi!", Lú dứt lời than, vớ lọ thuốc ngủ đem từ Trung Nam Hải về dốc ngay 100 viên vào mồm. Thuốc chất lượng kém, lại quá hạn 3 năm, đồng chí Tổng bí thư sáng 28.05.2014 vẫn mở mắt ra thao láo.

5. Có dấu hiệu giàn khoan rời đi, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bèn vẫy hai đạo quân tả có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cưỡi lừa, hữu có Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca ngồi xổm thuyền nan, tiến ra hướng biển. Lú nai nịt gọn gàng, trèo lên lưng ngựa, phất tay hô: "Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!". Đai quần đồng chí bục, bung ra cái bỉm made in China.

6. Vào ngày 02.05.2014, đúng hôm giàn khoan kéo vào, đồng chí đại úy Minh (áo vàng), nổi tiếng vì cú đạp mặt biểu tình viên Nguyễn Chí Đức năm xưa, nhăn nhó nói với sếp: "Chân em nó sưng to như chân voi, giày cũ không còn vừa mà vẫn không thấy Trung quốc cấp cho đôi giày mới. Thôi thủ trưởng để cho em ra bảo vệ giàn khoan!"

7. Về phần mình, đồng chí Trần Nhật Quang (Quang lùn) được vượt cấp phong hàm thượng tá, tuy không giỏi bắn súng một mình cầm loa xông xáo chèo thuyền nan ra bể khơi dõng dạc: "Alo, alo, tàu bè tránh xa ra cho giàn khoan hạ thổ!"

8. Khẩn trương đối phó liên minh phản động và thù địch quốc tế, đầu xuân Ất Mùi năm nay đảng ta đã đề xuất với bạn dự án phối hợp chế tạo chiếc tàu ngầm mang tên Hữu Nghị sẽ rời bến Nhà Rồng vào dịp cuối năm 2015, hiện đại nhất thế giới ở bốn vị trí gồm Thuyền trưởng: Tập Cận Bình/ Chỉ huy quân sự: Thường Vạn Toàn/ Nấu bếp: Nguyễn Phú Trọng/ Đốt lò: Phùng Quang Thanh.

9. Tại cuộc triển lãm nhà khách Trung Nam Hải, bà Hoa Xuân Oánh chỉ tay vào hiện vật, hào hứng nói với đoàn cán bộ Ban Tuyên giáo trung ương Việt Nam sang thăm: 

- Chiếc bồn cầu này lắp trong nhà khách Trung Nam Hải từ thời đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, gợi nhớ nhiều kỷ niệm sinh động với các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Dạo Hồ Chí Minh nghỉ lại đây, ồ đồng chí ấy đi khắp năm châu bốn biển lịch lãm sự đời, giật nước rất thành thạo. Chỉ có điều Hồ Chủ tịch luôn ghi chép khi đi vệ sinh, có lần ngồi chép lại các bài từ của Chủ tịch Mao Trạch Đông dùng hết sạch cả ba cuộn giấy. Gọi nhân viên phục vụ không nghe tiếng, Hồ Chủ tịch phải dùng cái khăn bông mang theo.

- Thế còn đồng chí Nguyễn Văn Linh? - Phó trưởng ban Nguyễn Thế Kỷ hỏi.

Bà Oánh từ tốn nói: "Đồng chí Nguyễn Văn Linh bí mật đến thăm Bắc Kinh. Cả đời đồng chí ấy hoạt động cách mạng ở vùng bưng biền, đồng lầy kháng chiến nên không hiểu dùng cái này như thế nào, toàn phóng uế ra ngoài."

- Thế thì đồng chí Đỗ Mười biết xoay xở ra sao? - Nguyễn Thế Kỷ cắt lời.

- Đồng chí Đỗ Mười toàn dùng làm bồn rửa mặt. Bà Oánh kể tiếp: "Còn đồng chí Lê Khả Phiêu, sang đây công tác bắt bồ với cô Trương Mỹ Vân. Trong một lần mây mưa, cô ấy tụt quần đồng chí ấy, bảo ngồi lên. Phiêu không biết ra sao, bèn rón rén co chân ngồi xổm, bồn lật nghiêng đồng chí té xuống đất, vỡ toác cả vành."

- Trời ơi, còn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh của chúng tôi, đồng chí ấy học ở bên Nga về mà! - Kỷ bức xúc.

- Đồng chí Nông Đức Mạnh vốn đi khách sạn nhiều, am hiểu vệ sinh hơn. Sau vụ bể bồn, chúng tôi lắp thêm vành bồn cầu thông minh Nhật bản. Khổ nỗi đồng chí ấy cứ cài cúc quần xong, là bấm nhầm nút xả cho chị em, mấy lần nước phun ướt hết từ đũng quần trở xuống! 

- Chẳng lẽ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lý luận biện chứng thiên tài của chúng tôi không để lại dấu ấn gì hơn sao? - Trưởng ban Đinh Thế Huynh từ nãy chăm chú ghi chép, không chịu được, nóng ruột chen vào.

Bà Oánh hớn hở: 

- Riêng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ thích sang Trung quốc. Mặc dù lần nào cũng được hướng dẫn cách sử dụng bồn, đồng chí Trọng lại chỉ thích dùng bô. Lúc lên cơn lú, đồng chí bưng bô dội cả lên đầu.

10. Hôm qua bà Hoa Xuân Oánh đã gửi hướng dẫn sử dụng toilet điện tử Nhật bản tới tay đồng chí Phạm Quang Nghị, dự tính được Tập Cận Bình cơ cấu lên làm Tổng Bí thư mới, để nghiên cứu tránh sơ xuất của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

11. Từ Washington về đồng chí Phạm Quang Nghị đã nhận ngay tin vui. Bắc Kinh nắc nỏm khen cử chỉ tặng quà cho thượng nghị sĩ McCain biểu thị lập trường kiên định, liền điện mời gấp đồng chí qua đường bí mật sang thăm lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung quốc. Đồng chí phấn khởi ra chợ căn cứ vào tấm ảnh Bác Mao Bác Hồ đặt làm bức tượng sơn mài mỹ nghệ đặc tả hai vị lãnh tụ hỉ hả hút thuốc với nhau, nom khá giống, đến trẻ con quần thủng đít nó cũng nhận ra. Rồi tất tả bay đi Bắc Kinh.

Họp chiêu đãi, trao quà. Vừa mở ra, Bành Lệ Viện đã khen lấy khen để. Phu nhân đáp lễ chu đáo gửi quà cho các đồng chí ở Bộ Chính trị ta, rồi đưa một chiếc hộp nhỏ xinh, ghé tai dặn đây là chiếc quần bikini quà riêng tặng bà Phó Chủ tịch nước, vì nghe nói dạo này bà Doan suốt ngày hăng hái bơi lội. Quà bọc trong hộp nhỏ như hộp mùi soa, qua lớp nilon bóng kính thấy hình thêu trên nền satin đỏ rực 6 sao vây quanh một ngôi sao lớn.

Đồng chí uống rượu Mao đài, say cười đần độn, yên chí đón quốc kỳ mới, liền xếp quà vào cặp.

Chiều hôm ấy có trận bóng đá giao hữu giữa hai đội bóng quân đội Trung cộng và quân đội Bắc Triều tiên. Đồng chí được mời vào lô danh dự. Đoàn khách mời danh dự đi qua cửa vào lô, đều phải nhón cầm một lá cờ Trung cộng để vẫy và cổ vũ. Đồng chí Nghị không thèm lượm cờ vênh mặt bước qua.

Cả lô hò reo lúc đội Trung cộng thắng 1-0. Đồng chí hua tay trắng nhảy lên như choi choi. Hai tên cảnh vệ to như hộ pháp thấy chối mắt, tiến lại. Tên râu hàm én nom như Trương Phi quắc mắt: 

- Sao mi không cầm cờ?

Đồng chí định thần, lôi phắt cái hộp ra, xé giấy bóng kính, rút ra phất tứ tung. Tên thứ hai mặt trơn bóng phì nộn, đứng đằng sau, không chịu được hơn nữa. Y quát lên: 

-Tỉu nhà ma, ở đâu ra cái thằng con hoang! 

Liền cầm giật ngay cái quần slip đàn bà chụp lên đầu đồng chí.

12. Sáng nay đồng chí từ Bắc Kinh về, nghĩ ngay tới trách nhiệm vào báo cáo Tổng bí thư. Con vẹt Đông Phương Hồng đang xoay vòng trên bàn thờ lẩm bẩm "lập trường, tác phong, định hướng", thoáng hơi đồng chí, sựng người lại, quay mỏ gọi vẹt Quyết Tiến: "Mày ra chào ông Nghị đi con. Tương lai ông ấy làm tổng bí thư đấy!". Con vẹt con lạch bạch chạy ra. Con lừa hỏi: "Nghị Hách, Nghị Quế... Nghị nào cơ chứ?". Vẹt Dân phòng gườm gườm nhìn Phạm Quang Nghị bộ dạng hớt hải, quẹt mỏ nói: "Tơi tả thế này là thằng Tôn Sĩ Nghị chứ còn ai nữa!"

13. Đợt Phạm Quang Nghị bí mật đi Bắc Kinh, lễ tân Tàu biết đồng chí là Tổng bí thư tương lai của Việt Nam nên cũng bố trí đồng chí vào phòng nghỉ đó ở Trung Nam Hải. Cả đêm Nghị lo không biết mai báo cáo gì cho Tập Cận Bình nghe, phát đau bụng. Đồng chí phấp phỏng ngồi lên cái bồn cầu nổi tiếng rặn đến tận sáng không xong. Lúc hội kiến Tập Cận Bình, đồng chí đờ mặt ra. Bác sĩ Lý Chí Sầm (cháu của Lý Chí Thỏa- bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông) quan sát sắc diện Nghị, liền rút sổ ra ghi vào 4 chữ "táo bón kinh niên".

14. Vẫn sau lúc Trung quốc thắng Bắc Triều tiên 1-0, hai tên cảnh vệ giải Nghị ra một cái bùng binh, giật cái slip đàn bà khỏi đầu đồng chí, ném xuống đất cho dân Bắc Kinh xem mặt.

- Có gì khác nhau giữa cái xì-líp đàn bà và thằng Nghị con hoang này? - Một người dân hiếu kỳ thắc mắc.

- Chẳng có gì khác biệt, đều cản trở giao thông công cộng cả. - Tên hàm én trả lời.

15. Sau vụ giàn khoan, hài lòng với đặc sứ Lê Hồng Anh, Tập Cận Bình sai phu nhân thắng xe tam mã đưa đồng chí đi dạo quanh Cấm Thành. Vừa vào ngồi trong xe, con ngựa cái xú khí một hơi dài làm Bành Lệ Viện quay mặt đi. Phu nhân xấu hổ nói: "Xin lỗi đồng chí Lê Hồng Anh". Anh xua tay: "Không dám, có gì đâu, thưa bà". Ngẩn ra một lúc vì không có giấy trước mặt, không biết ăn nói ra sao, đồng chí phân trần: "À mà lúc trước tôi cứ tưởng là con ngựa...“

16. Vừa nhìn thấy tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh hể hả hút thuốc tâm giao với Chủ tịch Mao Trạch Đông do Phạm Quang Nghị mang sang tặng, bày ở Đại lễ đường, đặc phái viên Lê Hồng Anh sụp xuống khấn vái. Khấn rằng: "Cầu cho Đảng cộng sản Việt Nam đời đời bền vững. Ước gì cho Đảng 150 tỷ đô la trả nợ nóng, ước cho con cháu tôi thành tỷ phú Dollar và phần tôi phát tài, dồi dào tài khoản, tiền bạc xôi oản..." Mã Hiểu Thiên đứng cạnh xuỵt: "Hồ Chí Minh có nặng tai đâu, sao đồng chí nói to quá vậy!". "Nhưng cơ mà Chủ tịch Tập Cận Bình ạ!" - Anh trả lời.

17. Lát sau Tập Cận Bình đi qua, thấy Lê Hồng Anh, mặc áo bỏ ngoài quần đang chổng mông chắn giữa lối. Tập cáu: "Đứa nào bày ra giữa lối đi cái váy đụp của Giang Thanh thế!". Liền dủi chân đá cho một cái.

18. Tỉu nhà ma thằng Tập, nó đi giầy mũi nhọn thục vào mạng sườn đồng chí. Anh tự nhủ, bỏ mẹ, nó ám sát mình rồi, miệng hô "Hồ Chủ tịch muôn năm", mắt đã trông thấy cổng âm phủ. Lê Duẩn mặc áo đại cán, tay vung khẩu tiểu liên AK, cười hềnh hệch: "Hô tao muôn năm chứ. Bác xuống đây hóa thành con dê, tao xén trụi râu đang chăn đây này!"

19. Liền ngoắc tay, ngay lập tức thấy Lê Đức Thọ vung khẩu pạc hoọc, nhong nhong cưỡi một con dê tới. Con dê kêu: "Meeh, meeh". Duẩn hỏi Anh: "Mày chào Bác chưa?" Anh cãi: "Tại sao tôi phải chào con dê này bằng Bác". Duẩn cáu: "Vì mày ngu, sắp xuống lỗ vẫn không phân biệt nổi con dê với con cừu!"

20. Nghề của đồng chí là y tá luồn rừng đu dây, ấy vậy mà trong chuyến thăm CHLB Đức, đồng chí Thủ tướng phát biểu hùng hồn về xu thế dân chủ không thể đảo ngược làm các học giả Đức mắt tròn mắt dẹt bái phục. Nghe đâu sau đó bà thủ tướng Đức tặng đồng chí một đôi vẹt về nuôi. Cái giống vẹt vùng Địa Trung Hải nó cuội, vẹt ta, vẹt tàu xách dép theo không kịp.

Trên đường về, vì là khách VIP, thủ tướng ta không bị khám xét ở sân bay. Đúng lúc đồng chí giơ tay vẫy chào nhân viên hải quan, hai con vẹt Tây quái quỉ thò mỏ lôi béng cái dùi cui mini ghi mác made in China giấu ở túi quần đồng chí ra. Mấy cô hải quan Đức nháo nhào, tưởng là cái của giả kích dục, rú lên chạy đứt dép.

Đồng chí tức quá túm cổ con "Xu hướng dân chủ" bạt tai nó một cái nên thân."Đù má bây, tau sang Đức, nó không bán cho dùi xịn made in Germany, thì phải xài đồ nhái của Tàu chớ sao!".

21. Về Nội Bài ba bốn ngày sau con vẹt bị ăn tát vẫn còn bị choáng, mắt nhắm mắt mở. Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan qua nhà thủ tướng, thấy lạ con vẹt tây hiền lành không nói, khẽ kéo chân nó một cái. Con vẹt tây kêu: "Xu hướng!". Bà kéo chân kia, nó kêu: "Dân chủ!", vài lần như thế. Bà nghĩ bụng, quái, xã hội ta ưu việt gấp vạn lần, sao cái con nỡm này nói gì lạ vậy. Bà buột mồm: "Thế bà kéo hai chân mày thì sao?". Con vẹt lừ mắt nhìn bà rành rọt: "Thì ngã à, con già, sao ngu vậy!"

22. Bác sĩ phụ khoa hạ kính xuống vô cùng ngạc nhiên: "Bà đã ba đời chồng, vẫn còn nguyên là gái đồng trinh, thật tôi không thể hiểu nổi". Người đàn bà phân trần: "Chồng thứ nhất của em nó là nhà quang học, chỉ có biết ngắm. Người chồng kế là nhà sinh học, ông ta chỉ biết xét nghiệm. Còn ông chồng cuối cùng bây giờ của em là bí thư đảng ủy, ông ta chỉ hứa hão quanh năm!"

23. Ngày 19.01.2015, Bộ Công An gửi hai chai rượu và thức ăn cho các chiến sĩ đóng giả quần chúng tự phát liên hoan nóng ngay tại hiện trường. Từ đồn công an trở về, mở chai đầu, Trịnh Xuân Dũng tợp ngay một ngụm. Ông thiếu úy thuộc Bộ tư lệnh Lăng Bác ra tượng đài Lý Thái Tổ ghếch chân đái vào tượng.

- Đái theo kiểu chó thế kia, chẳng hiểu nó là cái loại rượu ngâm cái gì. Thế thì chai này không dành cho mình rồi!- Bà Cao Thị Minh Toàn nghĩ bụng.

Bà mở chai kia, rót ra uống một chén. Đoạn giở gói đồ thức ăn: trong đó toàn cá hộp, loại cá đánh bắt ở biển Thái Bình quê bà. Bà kéo lẫy, đứt tay. Dùng cái mở hộp, bà làm vẹo bánh răng, và cuối cùng vặn vọ cả thành hộp.

Điên tiết bà rút dùi cui, đập như điên vào hộp cá quát: "Công an! Mở cửa ra!"

Rượu huấn luyện quân nhân, chai đầu tiên ngâm cái gì chắc bà con đều biết. Chai thứ hai hẳn là rượu ngâm gõ kiến.

24. Ngoài hành lang, sau một cuộc họp Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, các đại biểu quây quần, linh mục Phan Khắc Từ ghé tai hỏi Thượng tọa Thích Thanh Quyết: "Cứ hứa mãi... thế bao giờ thầy đãi em món thịt chó?". Quyết nhăn mặt: "Biết cha sắp cưới vợ ba rồi, sau đám cưới thì em đãi cha ăn thịt chó mà lại!".

25. Còn đeo chiếc huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trên áo, sáng qua trước ngày 03.02.2015 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Tuyên truyền Trương Minh Tuấn lững thững đi dạo. Bên hồ, người câu cá giật hết con nọ đến con kia như múa, sướng cả mắt. Đồng chí Tuấn ghé lại ngồi bên ông. Một, hai, ba giờ trôi qua, chẳng được thêm con nào, người câu cá cáu kéo sụp mũ bảo Tuấn: "Ông vứt béng cái huy hiệu Đảng và tốt nhất cút mẹ ông đi! Từ lúc ông ngồi vào đây, chẳng con cá nào còn mở mồm nữa!"

27. Trưởng ban tuyên giáo Trung quốc Lưu Vân Sơn mở videoclip do phóng viên báo Hoàn Cầu gửi về, nghe đinh tai tiếng trống khai Hội báo Xuân, sau đó phim câm. Lạ quá ông ta gọi điện hỏi Đinh Thế Huynh. Huynh thưa: "À! Đồng chí Tổng bí thư của chúng tôi vừa gióng lên tiếng trống cấm khẩu!".


Điều 258 và những người cao tuổi

Theo BBC-1 giờ trước
Điều 258 gần đây được dùng để ngăn cản sự lan tỏa thông tin trên Internet
Mấy ngày đầu tuần liên tục có tin liên quan tới những người cao tuổi dính dáng tới Điều 258 về 'Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.'
Đây sẽ là đề tài của Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt phát trực tiếp tạihttp://bit.ly/1Am14l9 từ 19:30-20:00 ngày 12/2/2015.
Ông Kim Quốc Hoa, 70 tuổi, Tổng biên tập báo Người cao tuổi bị tước thẻ nhà báo và công an khởi tố vụ án liên quan báo Người cao tuổi theo điều 258 Bộ Luật Hình sự
Trong lúc đó hai người bị bắt vì cùng điều luật này, nhà văn Nguyễn Quang Lập và blogger Hồng Lê Thọ lần lượt được tại ngoại hầu tra hôm thứ Ba và thứ Tư.
Lý do báo Người cao tuổi bị Bộ Thông tin và Truyền thông điều tra 'đột xuất' trong vài tháng và dẫn tới quyết định đề nghị Hội Người cao tuổi cách chức tổng biên tập báo hết sức trớ trêu.
Tổng biên tập Kim Quốc Hoa được Hội Người cao tuổi đề nghị phong danh hiệu 'chiến sỹ thi đua' và Bộ Thông tin Truyền thông không đồng tình nên thanh tra để có bằng chứng ủng hộ quan điểm của họ.
Và trong khi Bộ liệt kê hàng loạt bài báo bị cho là xâm hại tới uy tín của cá nhân hay tổ chức và những 'dấu hiệu tiết lộ bí mật nhà nước', Hội nói thanh tra Bộ có những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra và kết luận của họ là "một chiều".

Điều 258

Nhưng cái gốc của vấn đề nằm ở Điều 258 và cả ở sự uy hiếp tập thể các cá nhân hay tổ chức dám đi ngược quan điểm của cơ quan công quyền.
Việt Nam vẫn luôn bị chỉ trích, nhất là từ khi có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ hơn một năm nay, về chuyện hình sự hóa các quan hệ dân sự qua Điều 258 của Bộ Luật hình sự.
Chính quyền cũng bị cáo buộc 'sử dụng tùy tiện' điều luật này.
Tại những nước có quan điểm trái ngược với Việt Nam như Hoa Kỳ hay Anh, các nhà báo không thể bị bỏ tù vì các bài viết hay phóng sự truyền hình cho dù tòa báo có thể bị phạt tiền đáng kể nếu bị kết tội mạ lỵ người khác.
Tại nhiều nước tòa án cũng chỉ thụ lý vụ việc khi có đối tượng bị hại cụ thể lên tiếng đòi bảo vệ quyền lợi.
Anh quốc còn phân biệt giữa báo và phát thanh, truyền hình, vốn được coi là có ảnh hưởng rộng lớn hơn nhiều và bởi vậy phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.
So trong tương quan này ảnh hưởng của báo Người cao tuổi vô cùng nhỏ so với các đài truyền hình và phát thanh, vốn gần như tránh những chủ đề nhạy cảm và tập trung tuyên truyền cho một hình ảnh đẹp đẽ của chính quyền.
Một nhà báo nói với BBC:
"Bắt [theo Điều 258] dễ thôi mà. Nhà báo ở Việt Nam, cũng như các nghệ sỹ, họ yếu đuối lắm.
"Dọa một lần là sợ ngay."
Một nhà báo khác bày tỏ sự bất bình khi Hội nhà báo thay vì bảo vệ hội viên của mình đã ngay lập tức đồng ý với quan điểm của cơ quan công quyền.
Và cuối cùng người bảo vệ nhà báo lại chính là Hội Người cao tuổi.

VN yêu cầu HSBC báo cáo vụ tài khoản Thụy Sĩ

Theo BBC-2 giờ trước


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu HSBC báo cáo các tài khoản Việt Nam ở Thụy Sĩ để kiểm chứng 'có bất hợp pháp hay không'.
Trước đó, Việt Nam đứng thứ 125 trong hồ sơ bị tiết lộ về các khách hàng của HSBC có tài khoản trong chi nhánh ở Thụy Sĩ.
Danh sách được một tổ chức phóng viên điều tra, ICIJ, công bố.
Dựa theo danh sách này, số lượng khách hàng liên quan Việt Nam có tài khoản tại HSBC Thụy Sĩ có 26 khách hàng. Trong số này, chỉ có 12% có hộ chiếu hay quốc tịch Việt Nam.
Toàn bộ số tiền của 26 khách hàng này là khoảng 37.5 triệu đôla. Trong đó, một khách hàng có số tiền cao nhất là 12.2 triệu đôla.
Báo Người Lao Động chiều 11/2 dẫn lời Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Văn Ngọc nói đã yêu cầu HSBC Việt Nam báo cáo vụ việc.
Ông Ngọc nói mới chỉ nghe thông tin trên báo nhưng xem đây là vụ việc “nghiêm trọng”.
Ông nói cơ quan điều tra “sẽ kiểm chứng xem các tài khoản khách hàng cá nhân liên quan đến Việt Nam của HSBC có bất hợp pháp hay không rồi mới tính đến các bước tiếp theo.”
“Thông thường, với những vụ việc liên quan đến rửa tiền ở Việt Nam, Cục Phòng chống rửa tiền sẽ cân nhắc chuyển giao cơ quan điều tra nhưng vụ này được đánh giá là nghiêm trọng nên hiển nhiên, cơ quan điều tra phải vào cuộc.”
Tổ chức ICIJ, nơi công bố số liệu hôm 9/2, nhấn mạnh có những việc sử dụng hợp pháp tài khoản tại ngân hàng Thụy Sĩ.
“Chúng tôi không có ý định ám chỉ những cá nhân, công ty hay tổ chức có trong bảng Tiết lộ Thụy Sĩ ICIJ đã vi phạm luật pháp hay làm việc mờ ám,” tổ chức này nói.

'Giúp trốn thuế'

Trong khi đó, tại Anh, nơi HSBC là ngân hàng lớn nhất nước, ngân hàng bị cáo buộc giúp các khách hàng giàu có gian lận hàng triệu bảng Anh tiền thuế.
Chương trình Panorama của BBC xem hàng ngàn tài khoản từ ngân hàng cá nhân cao cấp của HSBC tại Thụy Sĩ do Herve Falciani tiết lộ hồi năm 2007.
Những tài liệu này cho thấy ngân hàng này đã giúp khách hàng trốn thuế và cung cấp các dịch vụ giúp những người muốn trốn thuế có thể tránh trước các luật định.
HSBC thừa nhận rằng một số cá nhân đã lợi dụng quyền được giữ bí mật của ngân hàng cá nhân cao cấp để không khai báo những tài khoản này. Nhưng nay ngân hàng này nói họ đã "thay đổi về cơ bản".
Các tài liệu, do Herve Falciani, chuyên gia máy tính làm việc cho HSBC tại Geneva đánh cắp vào năm 2007, trong đó có các chi tiết về hơn 100.000 khách hàng từ khắp nơi trên thế giới.
Các tài khoản ở nước ngoài không phải là bất hợp pháp, nhưng nhiều người sử dụng chúng để giấu tiền trước các cơ quan thuế. Và trong khi tránh thuế là hoàn toàn hợp pháp, nhưng cố tình giấu tiền để trốn thuế thì lại không.
Giới chức trách Pháp đã xem xét các dữ liệu bị đánh cắp và kết luận hồi năm 2013 là 99,8% công dân Pháp trong danh sách đó có lẽ là trốn thuế.

Chém giết có phải là 'văn hóa'?


Năm hết Tết đến mấy câu chuyện về Việt Nam mà báo chí nước ngoài rộ lên nói hóa ra chỉ là chuyện giết cả tấn mèo và chém đứt đôi một con lợn.
Cả hai đề tài này báo chí và mạng xã hội ở Việt Nam đã nói rất nhiều nên tôi chỉ chia sẻ vài quan sát từ Anh Quốc.
Nhớ một buổi họp biên tập của BBC, khi ban Tiếng Việt nói về chuyện ‘chém lợn’ ở Ném Thượng, Bắc Ninh, một đồng nghiệp nữ người Anh bị choáng, co rúm người như thấy điều kinh hãi xảy ra trước mắt.
Tôi thấy cái bút trong tay cô rơi xuống bàn, mặt nhăn lại dù vẫn kiềm chế để hỏi thêm chi tiết về câu chuyện ‘shocking’.
Giới nhà báo chúng tôi dù dày dạn với ‘tin dữ’ nhưng hẳn không ít người vẫn xúc động mạnh trước tin chém giết.
Còn về vụ giết mèo, trang Daily Mail vốn có ảnh hưởng mạnh trong giới bình dân Anh viết:
“Hàng nghìn mèo con bị NGHIỀN tới chết bằng xe ủi trong vụ hành hình tập thể chỉ vài giờ sau khi chúng được cứu khỏi bàn ăn ở Việt Nam.”
Các bạn chú ý tờ báo không gọi là ‘mèo’ (cats) mà ‘kittens’ tức là các chú mèo con nhỏ bé, đáng yêu được người Phương Tây ôm ấp.
Chữ 'nghiền' - 'CRUSHED' được viết to để nhấn mạnh sự tàn bạo.

Chém giết và hành hình

Khi nghe tới chuyện dân châu Á mổ mèo, giết chó để ăn người dân bên này đa số đã thấy kinh sợ, và ấn tượng của vụ ‘nghiền chết mèo con’ hẳn còn khủng khiếp đến đâu.
Với nhà chức trách tại Việt Nam, đây chỉ là chuyện ‘thiêu hủy’ động vật có thể có bệnh, không biết thả ra đâu, nhưng báo chí ở Anh gọi là ‘hành hình tập thể’ (mass execution).
Điều may mắn cho hình ảnh đất nước Việt Nam là bài báo trên Daily Mail cũng trích dẫn cả đại diện của tổ chức bảo vệ động vật, với tên tuổi người Việt hẳn hoi, phê phán vụ giết mèo.
Tức là không phải ở Việt Nam chuyện đó là bình thường và ai cũng ủng hộ giết mèo.
Tôi biết mọi lập luận bảo vệ cho tục lệ chém lợn, chém trâu như một thứ lễ hội ở Việt Nam.
Nhưng điều chắc chắn là chém lợn không phải là tục lệ phổ biến ở Bắc Ninh hay trên cả nước Việt Nam.

Nay bị phản đối, dân làng này vẫn 'tự tin' là họ không làm gì sai và trong dư luận cũng thiếu người ủng hộ hoặc tỏ thái độ mặc kệ.
Giới vận động Hàn Quốc phản đối ăn thịt chó
Cũng vậy, chuyện ăn thịt chó mèo không thiếu các ‘ủng hộ viên’ khắp nơi.
Họ còn hô hào Việt Nam không nên tự ti, vì thói quen ăn uống này có cả ở Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Phi, châu Đại Dương.
Các bạn đó cũng nói con ngựa, con cừu cũng bị làm thịt ở châu Âu, có sao đâu nhỉ?
Ở Pháp người ta chẳng giam ngỗng trong chuồng và nhồi thức ăn vào họng để gan to lên làm món foie gras hay sao?
Ở Tây Ban Nha vẫn có lễ 'săn máu' (blood fiesta) từ thời La Mã với hàng trăm người rượt bò chạy quanh phố và dùng dao và mác đâm cho nó đến chết.
Ngày nay IS chặt đầu và thiêu sống người thì tại Tower of London thời cũng từng có các vụ chặt đầu Hoàng hậu Anne Boleyn (1536), Nam tước William Hastings (1483) và những tử tù.
Ngày xưa, các nền văn minh Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á đều có tục tế người sống.
Tại châu Âu, dân Viking ở Bắc Âu từng giết tù binh để tế thần mặt trời.
Xác của họ, như Tollund Man hay Eilling Girl được vùi xuống đầm lầy và đến thế kỷ 19 người ta mới tìm ra.
Nhưng tất cả những tục lệ kinh hoàng đó xảy ra vào thời đồ đá, hoặc cùng lắm là tới thời Trung Cổ.

Văn hóa là biểu tượng

Các dân tộc khi trở nên văn minh đều chỉ giữ lại phần biểu tượng của chiến tranh, chém giết và hành hình.
Không chỉ ở châu Âu đã qua kỷ nguyên Khai Sáng và cách mạng công nghiệp mà ở nhiều xứ sở khác phong tục tập quán cũng thay đổi cùng thời gian.
Tại Hàn Quốc đã và đang có các nhóm vận động bảo vệ chó và chống việc ăn thịt chó.
Tôi quen một gia đình theo đạo Sikh gốc từ bang Punjab, Ấn Độ nhưng đã ở Kent, Anh Quốc hai đời.
Thói ăn thịt rừng ở châu Phi bị nghi là nguyên nhân khiến Ebola lan truyền
Anh Ajav, người chỉ nói tiếng Anh nhưng vẫn học thuộc các bài lễ cầu kinh của những vị guru từ thế kỷ 10-12 bằng tiếng Punjabi, cho biết thời xưa đàn ông đạo Sikh đi đâu cũng vác gươm.
Ngày nay, không luật nào cho phép làm chuyện đó nên người Sikh chỉ đeo kiếm trang sức bằng bạc nhỏ xíu.
Riêng nhóm chiến binh (Nihang) của đạo Sikh ở Ấn Độ vẫn được mở trại dạy võ và dùng kiếm trong phạm vi đó.
Nhưng ở Anh, mang kiếm nhỏ cũng không ổn (bạn thử cầm một vật nhọn lên máy bay xem) nên người Sikh chỉ còn thêu hình kiếm vào tay áo và khăn đội đầu.
Việc giết gia súc, ăn sống nuốt tươi phần gan, tim của trâu bò hay săn khỉ, vượn lấy thịt còn xảy ra ở làng quê Indonesia cho tới những năm gần đây.
Nhưng cũng tại xứ này, một hội đồng Hồi giáo năm 2014 đã ra lệnh fatwa cho rằng săn bắn thú rừng là ‘trái đạo’ khiến dân chúng phải thay đổi dần quan niệm cũ.
Như thế, bản sắc là thứ hoàn toàn có thể thay đổi được và nhiều thứ phong tục chỉ là sự du nhập hay biến thái của thói quen có thể bị thời gian và các hành vi mới đào thải.
Trở lại các vụ giết mèo và chém lợn ở Việt Nam.
Một bộ phận dân cư rõ ràng là đang cố chấp và kiên quyết duy trì những thói quen, phong tục sinh hoạt, ăn uống lễ hội họ thích thú.
Nhưng chính quyền cũng đã không làm việc đủ tích cực để tìm ra giải pháp.
Ở Nhật Bản có một hòn đảo toàn mèo (Tashirojima) và cả một đảo thỏ (Okunoshima) và hàng nghìn con mèo ở Hà Nội đáng ra không phải chết mà có thể cho ra một hòn đảo ngoài vịnh Hạ Long.
Làm như thế vừa nhân đạo vừa thu hút du khách như hai đảo thỏ và mèo ở Nhật.
Tôi đảm bảo là chỉ một thông tin trên Facebook bằng tiếng Anh sẽ gọi được hàng trăm tình nguyện viên quốc tế đến giúp xây dựng trại chăm sóc mèo.
Nhưng đáng tiếc là ở Việt Nam việc gì không có giải pháp nhanh chóng thì người ta đem chôn vùi để cho nó biến đi.
Thật là một sự lười biếng trong tư duy quản lý và cần nghiêm túc chỉnh sửa, từ cấp bộ xuống tới thành phố.
Từ nhiều năm qua, tinh thần duy lý suy giảm và quan chức, lãnh đạo cũng ham cầu cúng, tìm chỗ dựa trong những điều mê tín dị đoan và nhân tiện tỏ ra bảo vệ truyền thống dân tộc.
Vì thế họ thật khó bảo dân phải tiến bộ, văn minh.

Đừng gây đau đớn

Cũng vì thế mới có chuyện làng Ném Thượng ‘bất khuất’ chống lại yêu cầu không chém lợn từ chính quyền.
Bỏ vấn đề văn hóa sang một bên, tôi nghĩ Việt Nam vẫn có thể ngăn lễ chém lợn nếu có luật như ở Anh, nơi không ai được giết động vật khi còn sống vì sẽ gây đau đớn kéo dài cho chúng.
Luật về thú y và thực phẩm cũng buộc các lò mổ phải dùng điện giết gia súc trước khi làm thịt.
Điều khoản đặc biệt cho phép người Hồi giáo giết mổ kiểu ‘halal’, và người Do Thái giết gia súc kiểu ‘shechita’ (tháo huyết) với điều kiện cách làm đó không để con vật ‘đau đớn không cần thiết’.
 

Ném Thượng có lễ hội chém lợn
Và kể cả khi chưa có luật, Bắc Ninh vẫn có thể căn cứ vào các điều khoản bảo vệ trẻ em buộc nhóm chém lợn cách ly hoạt động đó, không bày ra công khai như thế.
Bởi văn hóa thể hiện qua các biểu tượng và thái độ của con người.
Lò sát sinh của người Do Thái và Hồi giáo không có công chúng nhìn ngắm.
Người đồ tể còn cầu nguyện, làm dấu tạ lỗi Thượng Đế vì lấy đi sự sống của của con vật cũng do Ngài tạo ra.
Đằng này, nhìn hình ảnh cả một làng quê Việt Nam hò hét xem con vật bị chém máu me be bét, trẻ em nhảy nhót xung quanh, ai cũng phải thấy là trái văn hóa và rất phản cảm.
Nước Việt Nam đang có dân số ngày một đông và vài mươi năm nữa có thể sẽ là nền kinh tế lớn thứ 22 trên toàn cầu theo dự báo của PwC.
Mức sống lên cao, vị thế quốc gia ngày càng mạnh hẳn là điều ai cũng tự hào.
Nhưng đây cũng là quá trình cần chọn cho mình những điều hay, điều tốt để tạo dựng, xây đắp một bản sắc văn hóa mới xứng đáng với vị thế của đất nước.
Các hủ tục, những thói quen dã man nhân danh truyền thống không nên có chỗ đứng trong một xã hội trưởng thành, tự tin, nhân ái với con người và muôn loài.