Tuesday, December 29, 2015

Trung Quốc lại đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông

13:00 29/12/2015
(Kiến Thức) -Trung Quốc ngày 28/12 tuyên bố đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới tác nghiệp tại một địa điểm mới trên Biển Đông.
Trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) ngày 28/12 ra thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 thuộc Tập đoàn dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) sẽ tiến hành tác nghiệp khoan thăm dò tại giếng Lăng Thủy 24-1-1, khu vực có tọa độ 17°29′32″N/110°57′11″E, từ ngày 28/12 đến 10/2/2016.
Trung Quoc lai dua gian khoan 981 vao Bien Dong
Trung Quốc lại đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông.
MSA cho biết thêm, giàn khoan 981 sẽ hoạt động xung quanh tọa độ trên với bán kính khoảng 2km, cấm các tàu khác vào trong khu vực tọa độ trên.
Trước đó, Cục hải sự quốc gia Trung Quốc (MSA) đã thông báo giàn khoan Hải Dương 981 từ ngày 21/10 đến 20/11 sẽ tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 18-1-1, vị trí 17°34′38″.6N/110°55′31″.2E.
Trung Quoc lai dua gian khoan 981 vao Bien Dong-Hinh-2
Vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981
Việc Trung Quốc hồi tháng 5/2014 trái phép đưa giàn khoan 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông đã khiến quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi chưa từng thấy.
Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan 981 hồi tháng 6/2015 được cho là cách bờ biển Việt Nam 104 hải lý.
Giàn khoan nước sâu 981 trị giá 1 tỷ USD thuộc sở hữu của CNOOC, một công ty quốc doanh và là hãng sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc.
Hải Nam (Theo msa.gov.cn)

Nghỉ học vẫn được tốt nghiệp

Theo NLDO-29/12/2015 23:09

Dù đã nghỉ học nhưng hàng chục học sinh vẫn được các trường tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum xét tốt nghiệp THCS để lấy thành tích

Vụ việc chỉ được phát hiện khi người dân có đơn tố cáo gửi các ngành chức năng, sau đó Công an huyện Tu Mơ Rông vào cuộc.
Trong đơn tố cáo, người dân đã cung cấp 90 trường hợp ở 5 trường THCS của huyện Tu Mơ Rông không đủ điều kiện nhưng vẫn được cấp bằng tốt nghiệp THCS. Các trường bị tố cáo gồm: THCS Văn Xuôi, Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Đắk Sao, THCS Đắk Hà, THCS Đắk Rơ Ông, Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Tu Mơ Rông.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Đắk Sao có học sinh không đủ điều kiện vẫn được xét tốt nghiệp THCS
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Đắk Sao có học sinh không đủ điều kiện vẫn được xét tốt nghiệp THCS
Kiểm tra 67 trường hợp, Công an huyện Tu Mơ Rông phát hiện 38 học sinh chỉ học hết học kỳ I lớp 9. Đáng chú ý, trong những trường hợp này, có em bỏ học từ lớp 5 nhưng vẫn được xét công nhận tốt nghiệp THCS niên khóa 2012 - 2013 và được Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) huyện cấp bằng. Trong số 38 trường hợp bị phát hiện, Trường THCS Đắk Hà có tới 12 trường hợp.
Sau khi phát hiện, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo UBND huyện Tu Mơ Rông khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ việc. Ông Hà Hồng Duy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho biết đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT kiểm điểm đối với những tập thể và cá nhân liên quan.
Theo ông Bùi Văn Na, Hiệu trưởng Trường THCS Đắk Hà, xảy ra sai phạm là do giáo viên điều hành lớp không báo vụ việc. Việc xét tốt nghiệp cho học sinh chỉ dựa trên hồ sơ rồi đề nghị lên trên. Ông Trần Văn Hoàn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tu Mơ Rông, nói: “Có thể giáo viên sợ mất thành tích nên vẫn để những trường hợp không đủ tiêu chuẩn trong danh sách xét tốt nghiệp”.
Theo ông Hoàn, Phòng GD-ĐT đã ra quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp đã cấp cho những trường hợp trên. Sau khi cơ quan công an vào cuộc, Phòng GD-ĐT đã yêu cầu các trường kiểm điểm những tập thể và cá nhân liên quan. Kết quả, các tập thể, cá nhân sai phạm đã bị khiển trách. Hội đồng xét tuyển chỉ kiểm điểm trách nhiệm, chứ không có hình thức kỷ luật.
Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Bị điện giật chết tại công trình trụ sở Cục thống kê

29/12/2015 15:19

(NLĐO)- Đang sử dụng máy bắn bê tông, một công nhân thi công công trình trụ sở Cục Thống kê tỉnh Long An bị điện giật chết tại chỗ.

Chiều 29-12, Công an TP Tân An, tỉnh Long An cho biết đang phối hợp các ngành chức năng làm rõ  nguyên nhân vụ điện giật làm chết anh Nguyễn Anh Tuấn (SN 1984), ngụ xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa.

Nơi xảy ra tai nạn lao động làm một công nhân chết tại chỗ
Nơi xảy ra tai nạn lao động làm một công nhân chết tại chỗ
Kết quả điều tra ban đầu, khoảng 7 giờ 20 sáng 29-12, tại công trình xây dựng trụ sở Cục Thống kê tỉnh Long An (phường 2, TP Tân An), anh Tuấn sử dụng máy bắn bê tông làm trụ móng tại khu vực phía sau công trình.  Lúc nhiều người đến cùng làm thì thấy anh nằm sấp, trên người vẫn còn vướng dây điện nên tri hô, ngắt cầu dao. Tuy nhiên, anh Tuấn đã tử vong.
Công trình xây dựng mới trụ sở Cục thống kê tỉnh Long An  do Cục Thống kê tỉnh Long An làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV tư vấn thiết kế Việt Thiên Phúc làm tư vấn giám sát, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần xây dựng số 12 – VINCONEX, được khởi công vào ngày 21-10, hiện đang thi công phần móng.

Tin-ảnh: H.Minh

Kẹt đường vì công nhân

Theo NLDO-29/12/2015 23:10

Tình trạng kẹt xe cục bộ diễn ra trầm trọng ở tỉnh Bình Dương khi công nhân đi làm hay tan ca

Theo quy hoạch, trước năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ là thành phố trực thuộc trung ương nhưng tình trạng kẹt xe đã xuất hiện, mà nặng nề nhất là ở các tuyến đường gần KCN, doanh nghiệp đông công nhân.
Xe cấp cứu cũng thua!
Lúc 17 giờ ngày 24-12, một xe cấp cứu của Bệnh viện Vạn Phúc (Bình Dương) liên tục phát đèn ưu tiên nhưng gần nửa giờ trôi qua vẫn đứng bất động giữa biển người. Tài xế nóng ruột: “Kiểu này thì chết, có người bị tai nạn giao thông đang chờ chúng tôi đến đưa đi bệnh viện”. Trong lúc xe cấp cứu của Bệnh viện Vạn Phúc còn “sa lầy” thì một chiếc xe cấp cứu khác của Phòng khám Đa khoa Quân y Bình Dương hú còi lao tới. Xe cấp cứu này đang chở một người lâm trọng bệnh, cần chuyển viện gấp. Tình huống nguy cấp, buộc tài xế của Phòng khám Đa khoa Quân y Bình Dương phải cho xe quay ngược lại để tìm đường vòng mà đi. Còn tài xế của Bệnh viện Vạn Phúc buộc phải quay về và gọi điện nhờ một chiếc taxi tới đón nạn nhân và chở đến bệnh viện.
Hai xe cấp cứu “chào thua” biển người tại ngã ba K.J (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
Hai xe cấp cứu “chào thua” biển người tại ngã ba K.J (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
Câu chuyện trên diễn ra ở Tỉnh lộ 743 (khu vực ngã ba K.J - gần Công ty K.J. Vina). Một nữ thợ may có nhà sát ngã ba này nói: “Công ty K.J. Vina có hàng ngàn công nhân, Công ty Chí Hùng gần đó cũng hơn 8.000 công nhân, chỉ cần họ băng ngang hay đi ẩu là ùn ứ”.
Theo khảo sát của chúng tôi, tình trạng kẹt xe vì “làn sóng công nhân” còn thường xuyên xảy ra trên tuyến đường từ KCN Sóng Thần đến ngã tư Miếu Ông Cù, Quốc lộ 13 (đoạn trước cổng KCN Việt Nam - Singapore). Anh Nguyễn Văn Thành, tài xế xe container chuyên chở hàng trên tuyến đường từ KCN Sóng Thần đến KCN Nam Tân, bức xúc: “Nhận chở hàng tầm 7 giờ hoặc 16 giờ 30 phút là tôi hồi hộp lắm. Giờ đó, công nhân từ các nhà máy túa ra đông nghịt, nhiều người chạy xe máy dàn hàng ngang hoặc ngược chiều, gây ách tắc giao thông”.
70% không có bằng lái
Về tình trạng kẹt xe liên tục tại khu vực ngã ba K.J, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Nguyễn Thành Công, Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, cho biết đây là tuyến đường được phân cấp cho Công an thị xã Tân Uyên quản lý. “Tôi sẽ đề nghị Công an thị xã Tân Uyên rà soát, bố trí lực lượng phân luồng lại khu vực này để giảm thiểu kẹt xe” - thượng tá Công nói.
Giải thích về tình trạng ùn ứ quanh các tuyến đường gần KCN, doanh nghiệp lớn ở tỉnh Bình Dương, thượng tá Công cho rằng khi quy hoạch KCN, đáng lẽ phải làm đường nội bộ, đường gom công nhân lại di chuyển theo lối riêng. Tuy nhiên, do không có đường gom nên công nhân cứ chiếm hết làn đường ô tô, gây ùn tắc. “Chúng tôi khảo sát tại một số doanh nghiệp ở Bình Dương và ghi nhận tới 70% công nhân chưa có bằng lái xe máy” - ông Phạm Hồng Thắng, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Dương, thông tin. Theo ông Thắng, nhiều công nhân ý thức tham gia giao thông còn rất hạn chế. Tỉnh đoàn vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp dạy lái xe, luật giao thông ngay trong công ty để công nhân có thể theo học mà không mất ngày công lao động. Sau khi học luật xong, công nhân đến trung tâm sát hạch thi bằng lái xe với giá ưu đãi.
Nhờ tổ tự quản
Tại Bình Dương có hơn 1 triệu công nhân, lao động đang làm việc trong 26 KCN và công ty ngoài KCN. Áp lực giao thông vào giờ cao điểm là rất lớn nhưng theo lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, điều tiết giao thông của đơn vị này chỉ có 28 người. “Quân số toàn Phòng CSGT tỉnh Bình Dương còn ít hơn 1 trạm CSGT của TP HCM, trong khi tuyến đường chúng tôi làm nhiệm vụ rất dài, chạy qua nhiều KCN, doanh nghiệp lớn” - lãnh đạo phòng CSGT nêu thực trạng.
Để “chia lửa” với CSGT, gần đây, chính quyền tỉnh Bình Dương đã cho thành lập các tổ tự quản gìn giữ an toàn giao thông. Đơn cử như tại phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, nhiều thanh niên địa phương tình nguyện ra đường lập thành một hàng rào để công nhân đi ngay hàng thẳng lối, tránh gây ùn tắc. Tuy nhiên, chỉ cần tổ tự quản này xuất hiện muộn hoặc không làm nhiệm vụ là đường sá lại “đóng băng”.

Bài và ảnh: NHƯ PHÚ

Nguyễn Sinh Hùng đi cầu khẩn và đã ký kết, bán thêm những gì cho Bắc Kinh?

Dân Làm Báo - Ngày 27 tháng 12, 2015, Nguyễn Sinh Hùng chấm dứt chuyến đi mang nhiều màu sắc Lê Chiêu Thống. Câu hỏi được đặt ra là Nguyễn Sinh Hùng đã nhân danh Quốc Hội ký kết gì trong thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc để mua chuộc sự đỡ đầu của Bắc Kinh cho những nhân sự thân Tàu chiếm ghế quyền lực trong đại hội đảng XII?

*

Bế mạc hội nghị Trung Ương 13, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố "Thời gian từ nay đến Đại hội (20-28/1/2016) không còn nhiều, còn không ít việc quan trọng phải làm" (1). Một trong những việc quan trọng, cực kỳ quan trọng, đó là ngay lập tức cử một đồng chí thân Tàu sang Bắc Kinh "cầu viện" để được thiên triều hỗ trợ, gia tăng nội lực cho cuộc giành ghế cai trị đất nước Việt Nam.

Do đó, mà Hội nghị TƯ 13 vừa chấm dứt vào chiều 21/12, trong thời điểm của những ngày cuối năm, sáng 23 tháng 12, Nguyễn Sinh Hùng đã cùng một đoàn tùy tùng khăn gói đi sứ sang Tàu cầu viện.

Nguyễn Sinh Hùng là chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN. Trên nguyên tắc thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước. Do đó, Tàu cộng có thể nói rằng... tụi Việt Nam đã cữ người đại diện cao nhất của nước chúng sang đây để xin phép sự phê chuẩn của đảng ta về nhân sự lãnh đạo 90 triệu dân chúng nó!

Thế là tên chủ tịch của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam đã qua gặp Tổng Bí Thư tàu cộng Tập Cận Bình và trở về với nhiều "kết quả quan trọng" (2).

"Kết quả quan trọng" thật sự là gì thì đó là một điều bí mật, chỉ có các đồng chí thân thiết với Tập Cận Bình tại Bắc Bộ phủ mới biết rõ. Nhưng trước mắt, dựa vào thông tin của lề đảng thì điều mà kẻ đang nắm quyền đại diện dân đã đạt được cho chuyến đi chầu (và có thể công bố ra công chúng) là:

1. Hai bên nhất trí khẳng định coi trọng tình hữu nghị truyền thống mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối khác của hai nước đã dày công vun đắp.

Tức là quan hệ 16 vàng 4 tốt vẫn phải đời đời bền vững.

2. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại ý kiến của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội kiến chiều 23/12 khẳng định, hai bên còn tồn tại những bất đồng không thể giải quyết được trong một sớm một chiều. 

Tức là những gì Tập Cận Bình đã nói, được người đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam tái khẳng định và xem như khuôn vàng thước ngọc.

Và theo truyền thông lề đảng: "Một trong những kết quả nổi bật của chuyến thăm là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc." 

Giống như... mật nghị Thành Đô, kết quả thì rất nổi bật những nội dung thì rấtchìm lĩm. Lần này Nguyễn Sinh Hùng cũng đã... bút sa gà chết ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và dân ta lại một lần nữa không biết trước lẫn biết sau, ông đảng viên cộng sản này đã nhân danh 90 triệu người dân ký cái gì với quân xâm lược.

Bởi vì, như thông lệ... thành đô, nội dung của thỏa thuận giữa quốc hội 2 nước nhưng đó lại là chuyện riêng, chuyện nội bộ, mua bán, đổi chát giữa hai đảng cộng sản, nhân dân Tàu lẫn Việt không có quyền được biết.

Đặc biệt trong chuyến đi chầu này, Nguyễn Sinh Hùng đã đến Thiều Sơn, Hồ Nam, với "Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng kính viếng” và "kính cẩn nghiêng mình trước tượng Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ vĩ đại đã khai sinh ra Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa." (3)

Ngày 27 tháng 12, 2015, Nguyễn Sinh Hùng chấm dứt chuyến đi mang nhiều màu sắc Lê Chiêu Thống. Câu hỏi được đặt ra là Nguyễn Sinh Hùng đã nhân danh Quốc Hội ký kết với Bắc Kinh những gì trong thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc để mua chuộc sự đỡ đầu của Bắc Kinh cho những nhân sự thân Tàu chiếm ghế quyền lực vào đại hội đảng XII?

29.12.2015


_____________________________________

Chú thích:




Thay đổi và cơ hội

"Việt Nam ơi!
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi"

Nguyễn Sinh Hùng giờ đây qua chuyến đi đã khẳng định, không cần chờ lâu để "tỏ tường" là đảng CSVN tiếp tục chọn con đường dựa vào Trung Quốc cho sự "hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài (?), hướng tới tương lai" như 16 chữ vàng cột chặt con thuyền đất nước VN vào mẫu hạm TQ. Dĩ nhiên, khi cột chặt vào mẫu hạm thì hướng đi tương lai là hướng của mẫu hạm. Nội tình, ông Tập Cận Bình đang ngồi trên lửa, đảng CSTQ đang hết xăng, thì việc tiếp tục ôm TQ có phải là một giải pháp khôn ngoan cho đảng CSVN hay không?...

*

Thay đổi không có nghĩa là nó sẽ đương nhiên tốt hơn. Vậy tại sao phải thay đổi? - Thay đổi để thoát ra được cái cũ, nhất là cái cũ đã 70 năm và có đầy lỗi hệ thống. Ít nhất, nó cho ra một cái gì mới, việc tốt/xấu tuy chưa rõ nhưng việc thích ứng với môi trường đương đại thì rất rõ. Khủng long dù rất to, nhưng không thay đổi theo môi trường sống thì đương nhiên bị diệt chủng. Đó là luật của tạo hóa mà sinh vật không thể cưỡng. Đảng CSVN là một sinh vật nên cũng vậy.

Trong chương trình giáo dục của ngành kinh tế thương mại (MBA) các sinh viên thường học qua về Phân tích SWOT (SWOT Analysis: Strengths/điểm mạnh, Weaknesses/điểm yếu, Opportunities/cơ hội, Threats/rủi ro) để có những động thái thích hợp khi thời thế đã đổi thay. Nó nhằm dạy cho sinh viên biết thay đổi và đạt được sự tốt đẹp sau khi thay đổi. Bởi vì trên thương trường, thay đổi là một hằng số, không thay đổi là thua cuộc, là bị đào thải.

Người Đông phương tin vào Dịch Học (hay Lẽ Biến Động) mà nguyên lý âm-dương không cho tách rời để chọn một bỏ một, cho nên giữ được sự thăng bằng động trong tương quan cả hai mới là tuyệt vời gần với lẽ đạo của Dịch Kinh. Nó có nghĩa là muốn thăng bằng phải thay đổi, trong tỉnh có động và trong động có tĩnh. Các chế độ dân chủ lấy cái động (biểu tình, tranh cử tự do) để duy trì cái tĩnh (ổn định chính trị thực sự). Các chế độ độc tài lấy cái tĩnh (ổn định chính trị giả tạo) để bóp nghẹt cái động (đàn áp các động tính tự nhiên của xã hội).

Người cộng sản biết rõ là môi trường sống chung quanh luôn luôn thay đổi, nếu không thì tại sao lý thuyết của họ đề cao biện chứng pháp (dialectics) mà trong đó luôn có biến động, vì nếu có chính đề (thesis) thì sẽ có phản đề (antithesis) và sự tương tác sẽ cho ra hợp đề (synthesis). Ví dụ dễ hiểu là nếu có một người độc thân (chính đề), thì sẽ có một người độc thân khác phái (phản đề) và sự tương tác như hôn nhân sẽ cho ra đứa con (hợp đề), qua thời gian thì đứa con sẽ là chính đề... và cứ thế mà lẽ biến động mở ra về phía trước.

Trớ trêu thay khi thực hành thì người đông phương thường bảo thủ chống lại sự thay đổi, nhất là người cộng sản. Họ đề cao luật biện chứng nhưng họ cho luật biện chứng chết ở thế giới đại đồng, vì tới đó là "Ò e Rô-be đánh đu, Tạc-zăng nhảy dù... thằn lằn cụt đuôi" không thể biện chứng được nữa. Đó là chưa nói Darth Vader Lú ở hành tinh xa xôi nào đó trong Stars War 7 cương quyết không thay đổi, cho dù đến hết thế kỷ này không biết có gặp chủ nghĩa xã hội hay chưa.

Người Tây phương, nhất là Hoa Kỳ, không biết gì nhiều về Kinh Dịch, nhưng luôn thực hành nguyên tắc âm-dương trong đời sống. Họ có thuyết Tương Đối (Relativity) mà Albert Einstein làm cho chói lọi, họ áp dụng âm-dương để làm ra máy vi tính (0 và 1 trong hệ đếm hai/binary digit), họ xây dựng quốc gia (nation-state building) trên nền tảng âm-dương mà chính quyền và đối lập luôn thăng bằng. Họ rất lo sợ đối lập bị yếu và luôn tìm cách để bảo vệ đối lập. Hầu hết các điều khoản của Hiến Pháp HK là để bảo vệ thiểu số trong khi đất nước do đa số hướng dẫn. Giao thiệp với thế giới, trong khi cộng tác với đảng cầm quyền của một nước nào, họ luôn luôn tiếp xúc và giúp đỡ đối lập. Nếu chỉ nói bằng hai chữ thì đó là: thăng bằng.

Chuyến đi của ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng từ 23-27/12/2015 qua Bắc Kinh mà ông Hùng cho là vì "lợi ích chung của hai bên to lớn hơn nhiều so với bất đồng" (1), nhưng ông không cho biết lợi ích to lớn của dân tộc Việt Nam là lợi ích gì? Mong ông đừng đồng hoá nó với lợi ích của đảng CSVN muốn TQ chống lưng để tiếp tục cầm quyền!

Qua những gì ông nói và làm ở TQ thì hình như là một sự đồng hóa như vậy!

Đảng đã dứt khoát không thay đổi chính trị để VN độc lập với TQ hơn và đoàn kết nội lực dân tộc trong-ngoài hơn. Chuyến đi là một sự khẳng định Đảng (đúng hơn là phe bảo thủ trong Đảng) dựa vào TQ. Điều mà nhạc sĩ Việt Khang trong bài hát"Việt Nam Tôi Đâu" cho biết phải trải qua quá nửa đời người để nghiệm ra.

"Việt Nam ơi!
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi"

Nguyễn Sinh Hùng & Tập Cận Bình
Ông Hùng giờ đây qua chuyến đi đã khẳng định, không cần chờ lâu để "tỏ tường" là đảng CSVN tiếp tục chọn con đường dựa vào Trung Quốc cho sự "hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài (?), hướng tới tương lai" như 16 chữ vàng cột chặt con thuyền đất nước VN vào mẫu hạm TQ. Dĩ nhiên, khi cột chặt vào mẫu hạm thì hướng đi tương lai là hướng của mẫu hạm. Nội tình, ông Tập Cận Bình đang ngồi trên lửa, đảng CSTQ đang hết xăng, thì việc tiếp tục ôm TQ có phải là một giải pháp khôn ngoan cho đảng CSVN hay không?

Hôm 23/12 ông Hùng gặp ông Tập (2) và ông Tập "gởi lời thăm hỏi, lời chúc tốt đẹp đến TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang"không nhắc gì đến TT Nguyễn Tấn Dũng. Điều này chỉ có thể rơi vào một trong ba trường hợp: (1) ông Tập đã bỏ rơi ông Dũng do tam trụ Trọng-Sang-Hùng có thể đã nhượng gì với ông Tập có giá trị lớn hơn ông Dũng nhượng!? (2) ông Tập thăm VN hôm 5-6/11/2015 vừa qua, mời duy nhất ông Dũng đi thăm TQ và hai ông Tập-Dũng ôm nhau ba lần hết sức thắm thiết chỉ là đòn giả để hại ông Dũng, để chứng minh ông Dũng cũng cá mè một lứa quỵ luỵ TQ, (3) ông Tập có thể đã gởi lời thăm ông Dũng nhưng tam trụ Trọng-Sang-Hùng đang vây đánh nhất trụ Dũng nên cắt bỏ lời nhắn thăm ông Dũng khi đưa tin ra ngoài công chúng.

Nguyễn Sinh Hùng & Trương Đức Giang
Hôm 25/12 ông Chủ tịch Quốc hội TQ Trương Đức Giang nói với ông Hùng là VN cần củng cố niềm tin chính trị vào TQ và nên giữ cho"quan hệ song phương trở lại theo đúng hướng", có nghĩa là VN tiếp tục ở trong quỹ đạo của TQ, không được chệch hướng về phía Hoa Kỳ (3).

Ông Trương hướng VN đến tương lai bằng cách thúc ông Hùng là VN cộng tác trong khuôn khổ của sáng kiến TQ về "Vòng Đai và Con Đường (Belt and Road) cũng như phía VN "Hai Hành Lang và Một Vòng Tròn Kinh Tế" (Two Corridors and One Economic Circle). TQ gói bánh nhiều dây từ an ninh, quân sự, chính trị, kinh tế... với VN.

Theo Tân Hoa Xã, ông Hùng nói "Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc ‘để tăng cường quan hệ hợp tác...hầu có thể duy trì tình hữu nghị vĩnh cửu’"(4). Trong khi quy luật của bang giao quốc tế là "không có bạn muôn đời, cũng không có thù truyền kiếp, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh cửu", nay ông Hùng hy sinh quyền lợi quốc gia ở Biển Đông để xin "duy trì tình hữu nghị vĩnh cửu". Đau cho VN!

Hôm 25/12 ông Hùng tới quê hương Mao Trạch Đông để thăm và dâng hoa ở thành phố Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam. Nơi đây "Kính cẩn nghiêng mình trước tượng Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ vĩ đại..." (5).

Ông Hùng đi TQ ngay thời điểm sau Hội Nghị Trung Ương 13 (ngày 14-21/12) mà các phe tranh nhau bất phân thắng bại, trước trận đánh kế tiếp ở Hội Nghị TU 14 vào khoảng đầu tháng Giêng, và chưa đầy một tháng trước Đại Hội 12, với nội dung vừa cậy dựa TQ vừa có vẻ muốn dồn ông Dũng vào chân tường. Ông muốn chứng tỏ cho dư luận là ông có hùng khí dám đặt vấn đề thẳng mặt với ông Tập về Biển Đông, nhưng nội dung thì co cụm và đùn đẩy cho hậu sinh, như "tích cực hợp tác", “Vấn đề trên biển là vấn đề hệ trọng... Vì vậy, xử lý vấn đề trên biển cần được đặt trong tầm nhìn chiến lược lâu dài". Khi ông Tập đến đọc diễn văn ở Quốc hội VN, không thấy Chủ tịch Hùng nêu lên vấn đề, tại sao? Chẳng lẽ chuyện biển đảo chỉ được dùng cho chính trị nội bộ?

Nhà dân chủ TQ, ông Ngụy Kinh Sinh cho rằng ông Tập chỉ phung phí tiền bạc để tạo tiếng vang ở Biển Đông. Nơi đây, Hoa Kỳ đang đánh đòn giả với TQ (bluffing). HK không cần phải lo lắng mà chỉ cần duy trì áp lực miệng (HK thật sự lo lắng là vấn đề tin tặc). Nếu phải lo lắng là Việt Nam và Phi Luật Tân, và hai nước này nên mời HK vào Cam Ranh, Subic Bay và Clark Air Force Base. Ông Nguỵ cho rằng các đảo đó chẳng hữu ích gì cho TQ. HK sẽ chẳng thỏa thuận gì (make a deal) với TQ ở Biển Đông trừ khi các chính khách HK bị bại não.

Ông Nguỵ cho rằng cốt lõi của vấn đề Biển Đông là chế độ CSTQ muốn kiểm soát yết hầu hàng hải ở Đông Á, tức là muốn kiểm soát các tuyến đường thương mại hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Liệu ý đồ này có thành công hay không? Hiển nhiên là không. Đây là mưu tính của những người bị tàn tật não. Giả như một ngày nào đó chế độ CSTQ thực sự cắt đứt cái yết hầu hàng hải này, TQ đánh với một mình HK còn không lại thì làm sao đánh lại một liên minh gồm HK, Nhật, Hàn và các nước ASEAN?

Nếu có chiến tranh, nó sẽ đi cùng với sự trừng phạt kinh tế, và chế độ CSTQ sẽ sụp đổ ngay lập tức. Vì vậy, các cư dân mạng ở TQ đặc biệt muốn ông Tập gây chiến, qua đó để họ chứng kiến sự sụp đổ chế độ bằng việc sử dụng sức mạnh bên ngoài. Mưu tính này có thể làm cho ông Tập xem xét lại dàn cố vấn của ông để biết ai muốn TQ hỗn loạn và ai đang đánh lừa ông (6).

Ông Hùng và đảng CSVN muốn dựa vào TQ là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng cho VN. HK là siêu cường số một, không có tham vọng lãnh thổ, nhưng cũng không có bổn phận phải bảo vệ chủ quyền VN. VN cần HK chứ không phải HK cần VN. 

Vì lợi ích cục bộ, CSVN cần TQ chống lưng hơn là cần nội lực dân tộc, trong khi việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì chính yếu là dân tộc chứ không phải ngoại bang, cho nên VN không thể vận công để đoàn kết dân tộc trên toàn quốc cũng như quốc nội-hải ngoại, trong khi khối người Mỹ gốc Việt càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn lên chính sách của HK đối với VN.

Thay đổi không phải chỉ có rũi ro mà là cơ hội. Những người cộng sản Đông Âu hay Liên Sô có viễn kiến đều thành công sau thay đổi. Một cá nhân cương quyết thay đổi, có thể từ đạp xích lô trở thành nhà khoa học. Một tập thể lãnh đạo mạnh dạn thay đổi, VN sẽ có cơ hội vươn vai Phù Đổng để trở thành một dân tộc mạnh trên trường thế giới.

Trên lãnh vực này, VN nên lãnh đạo TQ chứ không nên để TQ lãnh đạo VN. Đây là sinh lộ cho VN hưng thịnh, vì VN dân chủ dẫn theo một TQ dân chủ mới là sự ổn định thực sự, như HK nằm sandwiched hài hòa giữa Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ, chứ không "đại cục hữu nghị" mà thực chất là ỷ mạnh hiếp yếu như TQ đối với VN hiện nay.

Thay đổi là cơ hội để vượt qua sự bất hạnh cho một dân tộc thông minh, cần cù và dũng cảm.


29/12/2015


____________________________________

Chú thích:





Việt Nam nhập siêu 32 tỷ USD từ Trung Quốc năm 2015


HÀ NỘI (NV) - Việt Nam ngày càng nhập cảng đủ loại hàng hóa, nguyên phụ liệu từ Trung Quốc cho nhu cầu tiêu thụ đến sản xuất gia công nên thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc ngày càng nặng.

Việt Nam nhập cảng từ củ gừng củ tỏi đến vải vóc, nguyên phụ liệu sản xuất công nghệ từ Trung Quốc. Thống kê nói nhập siêu từ nước này ngày càng tăng. (Hình: Internet)

Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê Hà Nội đưa ra và được tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam dẫn lại hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười Hai, 2015, thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc năm 2015 ước lượng 32.3 tỷ USD, tăng 12.5% so với năm ngoái.

Sau hơn hai tháng đối đầu căng thẳng trên biển khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam dò tìm dầu khí, có nhiều lời kêu gọi chế độ Hà Nội “thoát Trung.” Nhưng những con số thống kê mậu dịch giữa hai nước vẫn chỉ ra tình trạng mất cân đối ngày càng nghiêm trọng hơn về phía Việt Nam.

Điều này chứng minh cho thấy nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc không sao thoát ra được.

Các con số được Tổng Cục Thống Kê Hà Nội công bố ngày 26 Tháng Mười Hai, 2015 cho thấy “kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2015 có một số biến động bất lợi,” theo TBKTVN mô tả. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 162.4 tỷ USD, tăng 8.1% so với năm 2014, loại trừ yếu tố giá tăng 12.4% (chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 3.8%).

Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 81.6 tỷ USD. Từng có những nghi ngờ về sự trung thực của thống kê tại Việt Nam vì có sự khác biệt rất xa của cơ quan thống kê của Trung Quốc với cơ quan thống kê của Việt Nam khi đưa ra các bảng đối chiếu mậu dịch hai chiều.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam ước đạt 115.1 tỷ USD, tăng 13.8% trong khi khu vực sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 47.3 tỷ USD, giảm 3.5%. Nền kinh tế của Việt Nam trông cậy phần lớn vào sản xuất và xuất cảng như các con số vừa kể cho thấy.

Đóng góp chính vào mức tăng chung chủ yếu là nhóm hàng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng cao: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99.7%, điện tử máy tính và linh kiện chiếm 98.2%, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89.5%, giày dép chiếm 79.7%; hàng dệt may chiếm 60.4%, theo TBKTVN thuật lại.

Trong các nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 45.5% tổng kim ngạch, tăng 1.5 điểm phần trăm so với năm 2014; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 39.9%, tăng 0.6 điểm phẩn trăm; nhưng hàng nông, lâm chiếm 10.5%, giảm 1 điểm phần trăm; hàng thủy sản chiếm 4.1%, giảm 1.1 điểm phần trăm.

Ở chiều ngược lại, theo TBKTVN dẫn các con số, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 165.6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ USD, tăng 16.4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 67.6 tỷ USD, tăng 6.3%. Nếu loại trừ yếu tố giá (giá nhập khẩu giảm 5.8%), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm tăng 18.9%, cao hơn mức tăng 13.2% của năm 2014.

Kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với năm trước: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 23.1%; vải đạt tăng 8.2%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép tăng 7.5%.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so với năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 24.2%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 25.4%; ô tô tăng 59%, trong đó ô-tô nguyên chiếc tăng 87.7%.

Về thị trường nhập khẩu, Tổng Cục Thống Kê Hà Nội cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 49.3 tỷ USD, chiếm 28.8% tổng kim ngạch nhập khẩu và là thị trường lớn nhất trong các quốc gia Việt Nam có quan hệ mua hàng hóa. Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu gồm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng điện thoại các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện.

Bên cạnh thị trường Trung Quốc, theo TBKTVN, Việt Nam cũng gia tăng nhập siêu từ các thị trường lớn khác như Hàn Quốc với 18.7 tỷ USD, tăng 28%; ASEAN 5.5 tỷ USD, tăng 45%. Một số thị trường trước đây Việt Nam vốn xuất siêu thì năm nay đã rơi vào trạng thái nhập siêu. Tiêu biểu nhất là Nhật Bản, sau nhiều năm Việt Nam xuất siêu, thì năm 2015 đã chuyển sang nhập siêu hơn 300 triệu USD.

Tuy nhiên, với hai thị trường lớn là Mỹ và EU, Việt Nam vẫn giữ được mức xuất siêu tương ứng 25.5 tỷ USD và 20.6 tỷ USD trong năm 2015, theo TBKTVN dẫn lại. Dù vậy, tính chung, cả năm Việt Nam vẫn thâm thủng mậu dịch với thế giới khoảng 3.2 tỷ USD.

Tổng Cục Thống Kê Hà Nội nhìn nhận, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng trong nhiều năm nay có “ Nguyên nhân là do nền sản xuất của chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu từ thị trường này, trong đó có khá nhiều ngành phải nhập đến 90% nguyên liệu từ Trung Quốc,” theo tờ TBKTVN. (TN)

12-28-2015 6:29:14 PM 

'Bất thường khi lộ tài liệu mật'

Theo BBC-1 giờ trước

Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận và nêu quan điểm về phát biểu của Bộ trưởng công an Việt Nam về vấn đề làm 'lộ, lọt bí mật nhà nước'.
Hôm 28/12, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thành, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang nói tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng.
Trao đổi với BBC hôm 29/12/2015, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
"Những câu chuyện đó, bây giờ trên trang mạng đưa nhiều thông tin của người này, người kia, những người lãnh đạo Đảng và nhà nước phát biểu thế này, phát biểu thế kia, theo văn bản này kia.

Điều tra, làm rõ

"Mà tôi nghĩ theo quy định của Việt Nam, những văn bản đó là văn bản tối mật, mà tự nhiên lại bị bung lên trên mạng...
"Đó là những tài liệu thuộc loại gọi là bí mật, mà bây giờ tự nhiên lại đưa ra công khai, thì đó là hoạt động không bình thường, và như vậy thì an ninh, an toàn trong các chủ trương, chính sách, các văn bản này nọ thì không biết thực giả như thế nào...
Và luật sư bình luận tiếp: "Có một phát biểu của ông Bộ trưởng Bộ Công an như thế, thì chắc là ông phải có trách nhiệm điều tra, làm rõ hoặc là có biện pháp ngăn chặn hiệu quả...
"Tôi đã từng trả lời là phải khởi tố vụ án làm lộ bí mật của cơ quan nhà nước, thì lúc đó mới điều tra biết được ai là ai và tại sao và ai đứng đằng sau được, chứ bây giờ suy đoán thì không có cơ sở."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm thứ Ba, Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận về một phát biểu được đưa ra tại phiên họp tổng kết năm 2015 của Chính phủ Việt Nam được nhóm một ngày rưỡi (từ 28-29/12), trong đó có chủ trương đề nghị 'không để nước ngoài' tác động vào 'nội bộ Việt Nam'.

Lãnh đạo VN lo 'phản động, khủng bố’

Theo BBC-29 tháng 12 2015 

Image copyrightHOANG DINH NAM AFP Getty Images
Image captionĐại tướng Trần Đại Quang nói: “Không để hình thành các tổ chức phản động, đối lập trong nội địa"
Vài tuần trước khai mạc Đại hội Đảng 12, một số quan chức Việt Nam lên tiếng về nguy cơ ‘phản động và đối lập’.
Hôm 29/12, một website thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ dẫn lời Đại tướng Trần Đại Quang nói “Không để hình thành các tổ chức phản động, đối lập cũng như không để xảy ra các tình trạng bị động bất ngờ trong nội địa”.
Ông Quang phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch kinh tế xã hội năm 2016 của Chính phủ.
Báo VietnamNet hôm 28/12 tường thuật nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Phổ biến, Quán triệt và Tập huấn công tác Phòng chống khủng bố:
“Khủng bố đang triệt để lợi dụng sự ưu việt, hiệu quả của phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng”.
Ông Tuấn được báo này dẫn lời: “Mục đích của khủng bố là nhằm mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng từ các phần tử dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ cả tin”.
Trong một diễn biến khác, hôm 28/12, báo Tuổi Trẻ đã chạy bài với tựa “ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước” khi dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Mặc dù đường link vẫn còn nhưng nội dung bài đã được thay đổi. Tuy vậy, trong phần bình luận phía dưới bản tin, bạn đọc vẫn tranh luận về chủ đề này.
Một trong những ý kiến nhận được nhiều lượt 'thích' là: “Quý vị cứ làm cho tốt, dân giàu nước mạnh, hành xử thật dân chủ, chống tham nhũng đả cả hổ lẫn ruồi, không hậu duệ... thì không ai dám can thiệp vào quý vị được. Còn nếu quý vị không có được lòng dân thì nên leo xuống”.
Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 21 đến 28/1/2016 tại Hà Nội.
Hôm 21/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin phiên trù bị của Đại hội tổ chức ngày 20/1/2016, khai mạc chính thức ngày 21/1/2016.

Thủy điện VN: Báo cáo gần trăm tỷ VND 'thiếu tin cậy'

Theo BBC-8 giờ trước 

Báo cáo “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính Mekong” trị giá 4,3 triệu USD (hơn 96 tỷ VND) của Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam bị các nhà khoa học đánh giá là "thiếu tin cậy".
Ông Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ chỉ ra những sai sót quan trọng như: báo cáo này chỉ ghi nhận Trung Quốc chỉ có sáu đập thủy điện trên dòng chính, và đập Mạn Loan được liệt kê và tính lặp lại đến... hai lần.
Trong khi đó, một báo cáo của tổ chức International Rivers cho thấy Trung Quốc đã có kế hoạch cho tám đập thủy điện trên dòng chính sông Lan Thương (tên gọi Mekong ở Trung Quốc).
Trong bản nhận xét về báo cáo này, giáo sư Nguyễn Ngọc Trân phân tích số liệu mà báo cáo sử dụng là từ trạm thủy văn Chiang Saen của Trung Quốc là hành vi "xây lâu đài trên cát" và "vạn bất đắc dĩ".
Image copyrightOther
Image captionTrong báo cáo khoa học trị giá 4,3 triệu USD, số lượng đập thủy điện tại Trung Quốc bị đếm sai
Hiện nay, khi nghiên cứu về tác động của thủy điện dòng chính, hầu hết số liệu các quốc gia tiểu vùng sông Mekong có được chỉ hoàn toàn dựa vào Trung Quốc cung cấp.
Một chi tiết bị các nhà khoa học chất vấn đó là báo cáo không tính đến tác động của biển đối với đồng bằng sông Cửu Long.
Trên thực tế, những năm gần đây, tình trạng ngập mặn thường xuyên xuất hiện tại khu vực này và được báo chí trong nước tường thuật, đe dọa tới nông nghiệp cùng với hiện tượng không có nước lên theo mùa.

'Đơn giản hóa' nguy cơ thủy điện?

Ông Nguyễn Hữu Thiện, một nhà nghiên cứu từ đại học Cần Thơ nói bản báo cáo “thiên về đơn giản hóa vấn đề” và “đánh giá thấp các tác động” với đồng bằng sông Cửu Long.
Nhận xét về báo cáo, ông Thiện viết “MDS rất mẫn cán trong việc kể lợi ích của thủy điện, dù lợi ích rất nhỏ (3.9 tỉ VND) trong khi nhiều mảng tác động khác bị bỏ qua và có nhiều kết luận trong báo cáo MDS là không có tác động hoặc tác động không đáng kể.”
Một nguồn tin của BBC Tiếng Việt cho biết, nếu được thông qua, báo cáo này sẽ trở thành căn cứ khoa học để các bên liên quan dựa vào khi có quyết định xây dựng hay tác động đến dòng chính sông Mekong trong tương lai.
Image captionNhiều yếu tố như biển, con người đã không được báo cáo DHI xem như có tác động đến dòng sông Mekong
Báo cáo này được trình bày trong một hội nghị quốc tế về sông Mekong tổ chức ở Việt Nam tháng 12/2015, có thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Thái Lai tham dự.
Khi được báo Tuổi Trẻ chất vấn về việc dùng sai số liệu, số liệu cũ trong báo cáo khoa học trị giá 4,3 triệu USD này, ông Nguyễn Thái Lai nói "Những phản ảnh trên chúng tôi tiếp thu, kiểm tra lại nhưng chúng ta phải tin những nghiên cứu của chúng ta."
Kinh phí 4,3 triệu USD cho bản báo cáo này được chính phủ Việt Nam chi cho tập đoàn DHI của Đan Mạch.