Sunday, February 24, 2019

Không có công đoàn nào vô dụng cho bằng công đoàn nhà nước


Kiều Phong – VNTB|

Vừa rồi, nhân vụ 10.000 công nhân đang làm trong công ty giày da ở Trà Vinh bị đuổi việc, ở Sài Gòn có một vị giáo sư đang dạy ngành nhân học ( anthoropology/anthropologie) tại trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn đặt câu hỏi rằng: Có doanh nghiệp nào đứng ra nhận 10.000 công nhân đó vào làm lại không?
Câu hỏi mà vị giáo sư nọ đưa ra cần phải được trả lời một cách chính thức bởi các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong trường hợp này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – tổ chức đã ăn tiền phần trăm của 10.000 người công nhân công ty giày da Mỹ Phong đó phải có nghĩa vụ phải tìm cho họ một công việc mới, bằng cách liên hệ với các doanh nghiệp đã có sẵn mối quan hệ mật thiết với Tổng Liên đoàn.
Người đời có câu: “Đã ăn của ai thì phải làm cho tốt!” Tổng Liên đoàn Lao động Viêt Nam đã ăn của biết bao công nhân Việt Nam rồi thì không được trốn tránh trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho công nhân của họ. Ngoài việc không công bố chi tiết thu chi những khoản mà hàng triệu công nhân đóng nguyệt liểm hàng tháng, công đoàn nhà nước này còn cố tình giấu không cho công nhân biết về các phương thức đòi quyền lợi của mình.
Hàng hàng không quốc gia Pháp Air France là một ví dụ. Tại sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn Việt Nam, chúng ta dễ dàng thấy, ngược với các hãng hàng không khác trưng ra toàn tiếp viên nữ chân dài trẻ đẹp, đoàn tiếp viên Air France chủ yếu là các phụ nữ U40 trở lên. Các bà này được ăn học đầy đủ, quyền hành rất lớn, giám đốc cũng phải nể. Mỗi bà tiếp viên ấy dù cấp thấp đến mức nào cũng có thể tạo ra một cuộc đình công làm tê liệt cả ngành hàng không Pháp. Cho nên, các ông chủ hãng không bao giờ dám nặng lời với bất kỳ một bà nào trong số đó, đừng nói là đuổi việc vô cớ.Nước Pháp là một xứ có các nghiệp đoàn được quyền hoạt động tự do đến mức mãnh liệt. Hàng ngàn nghiệp đoàn trong cả nước tập hợp thành vài liên đoàn lao động (conféderation). Mỗi liên đoàn có một bản sắc riêng, một tư tưởng nghiệp đoàn nổi bật. Nhiều liên đoàn như vậy cạnh tranh sòng phẳng với nhau, đẩy chất lượng và thái độ phục vụ người công nhân lên cao. Giới chủ ở Pháp rất ngại đuổi việc một nhân viên lâu năm, dù người đó không còn khỏe mạnh để cho năng suất như trước.
Trở lại câu chuyện các công đoàn ở Việt Nam. Không có công đoàn nào vô dụng cho bằng công đoàn nhà nước. Một mình một sân, công đoàn này không làm được gì ra hồn mỗi khi cần kíp.
Vừa qua, những nhân viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines viết đơn kêu cứu lên tận trung ương, khóc lóc về việc bị ban giám đốc của hãng vắt chanh bỏ vỏ. Khi con gái người ta còn trẻ đẹp thì nịnh nọt, cho làm tiếp viên bay chuyến. Đến khi họ đã qua thời xuân sắc thì các sếp kiếm cớ để đuổi việc, nào là tinh giảm biên chế, nào là đòi bằng cấp tin học lập trình.
Trong một xứ không có tự do cạnh tranh giữa các công đoàn lao động, giới chủ ngang nhiên tung hoành, đạo đức quản trị không cao hơn cái vỉa hè. Ông chủ chẳng có ràng buộc tình cảm nào với đội ngũ nhân viên, cũng chẳng họ hàng thân thích gì, cho nên thích thì giữ người ta lại làm việc, không thích nữa thì đuổi đi, cũng chẳng ai làm được gì nhau./.

Tiến trình vong nô vẫn đang tiến triển

Hội Nghị Thành Đô 1990
Nhìn lại kỷ niệm 40 năm Trung Quốc Xâm lược Việt Nam
Tiến trình vong nô vẫn đang tiến triển
Trong đợt kỷ niệm 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, cuộc chiến trên RFA tôi đã có bài ‘Rụt rè kỷ niệm chiến tranh biên giới Tây Nam, còn chiến tranh phía Bắc thì sao?” Bài viết đặt câu hỏi đồng thời cũng suy đoán trước kết quả cũng sẽ là cuộc kỷ niệm lấp liếm tẹp nhẹp. Trước hiện tượng báo chí quốc doanh hát đồng ca kỷ niệm một số người ngây thơ hy vọng hay tin tưởng rằng đảng cộng sản VN đã thay đổi nhận thức, đã có tín hiệu lạc quan. Đến nay, sau cao điểm 17-2 toàn bộ mọi hoạt động kỷ niệm đã diễn ra, thực tế cho thấy đây chỉ là môt phân cảnh hài trong bi kịch dài của tiến trình vong nô của đất nước.
Ông Nguyễn Cơ Thạnh đã từng tiên tri về Hội nghị Thành Đô “Một thời kỳ bắc thuộc mới đã bắt đầu. Kết quả của Hội nghị Thành Đô không phải là tái lập hòa bình cho hai nước mà khởi đầu cho cuộc xâm lăng không tiếng súng của Trung Quốc đươc đảng và nhà nước cộng sản VN tận tụy, chu đáo thi hành.”Cuộc xâm lăng không tiếng súng
Hơn 30 năm sau hội nghị Thành Đô, đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục giữ nguyên tinh thần khiếp nhược, sự thần phục trung thành với mẫu quốc chừng như ngày một tăng cao và tinh vi hơn, đa dạng hơn. Bắt đầu sự lệ thuộc vào Trung Quốc chỉ thể hiện trên quan điểm chính trị, ngoại giao nhưng tiếp sau triều đại của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng vòng kim cô ’16 chữ vàng và 4 tốt’ ngày thít chặt vào mọi lĩnh vực. Về kinh tế, những dự án, công trình trọng điểm, tài nguyên khoáng sản đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc và đa phần thua lỗ, gây ô nhiểm. Hàng hóa chất lượng kém, đôc hại của Trung Quốc ùa vào giết chết công nghiệp nhỏ bé của VN và hút cạn nguồn ngoại tệ ít ỏi thặng dư nhờ xuất vào thị trường Mỹ và Châu Âu. Về địa chính trị, những vùng đất chiến lược của đất nước từ Vân Đồn, Vũng Áng, Tây Nguyên, Đà Nẵng, Bình Thuận đến tận Cà Mau đều nằm trong tầm tay, tầm mắt và có sẵn người Trung Quốc. Các chính sách đối nội từ quan hệ trong đảng đến hoạt động chính quyền, tư pháp đều là bản sao theo cây gậy chỉ huy của Trung Quốc. Trung Quốc biến biển Đông thành ao nhà, xây căn cứ, áp chế các đối tác khai thác dầu với VN phải bỏ cuộc, tàn sát ngư dân chủ quyền lãnh thổ, sinh mạng người dân bị xâm hại chính quyền không có giải pháp nào khác hơn bài ca quan ngại. Phillipin thắng kiện mở ra tiên lệ bằng vàng cho giải pháp xác lập chủ quyền biển Đông bằng phương pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, VN vẫn co vòi không phản ứng.
Sâu độc hơn nữa sự nô dịch về tư tưởng từ nhóm quyền lực cao nhất của chế độ về tư tưởng. Tiếp sau việc sửa đổi Hiến Pháp 1980 xóa bỏ lời xác định “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm” cuộc chiến chống PônPôt xâm phạm ở phía Nam và Trung Quốc xâm lược phía Bắc bị lấy ra khỏi sách giáo khoa, các nhà xuất bản in sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình tên đồ tể chủ trương tàn phá, tàn sát 6 tỉnh biên giới phía Bắc, xuất bản sách Ma Biên Giới của Mạc Ngôn ca ngợi những tên lính Trung Quốc trực tiếp gây tội ác với VN. Phía TQ tha hồ tung tài liệu tuyên truyền sai lệch về các cuộc chiến, vu cho Việt Nam xâm lược, rầm rộ tổ chức kỷ niệm, biểu dương các cựu chiến binh thì ở VN nói đến các cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc từ Hoàng Sa, biên giới phía Bắc, Gạc Ma… đã thành điều cấm kỵ,
Truyền thông bị bóp nghẹt không được nhắc đến tội ác Trung Quốc. Bia tưởng niệm bị đục, mọi hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các liệt sĩ anh hùng bị đàn áp dã man….
Gần 30 năm qua, tiến trình xâm lược và mãi quốc được tiến hành hoàn toàn xuôi thuận nhờ sự trung thành của quân đội, công an. Những tiếng nói phản tỉnh bị bóp chết ngay trong trứng nước. Tướng lĩnh đương thời như Giang Văn Long phải về hưu trước tuổi vì công khai tố cáo âm mưu Trung Quốc. Ông Lê Hiếu Đằng, một chiến sĩ cách mạng chống Mỹ ngay trong đô thị Miền Nam đã phẫn uất ly khai khỏi đảng sau khi bị trấn áp vì biểu tình chống Trung Quốc.
Kỷ niệm vệ quốc mà không biết kẻ xâm lược nào?
Thoạt nhìn người ta cứ ngỡ đảng nới tay cho các phương tiện truyền thông mở miệng nhắc về cuộc chiến, đàn gà báo chí quốc doanh rộ lên tiếng gáy yêu nước, nhắc lại lịch sử chiến tranh …700 tờ báo quốc doanh đồng loạt rộ lên những tin bài kỷ niệm 40 năm cuộc chiến không có bài viết nào nêu chính xác kẻ thù đã đưa quân xâm lược nước ta trong cuộc chiến ấy là nhà cầm quyền Trung Quốc. Chữ Trung Quốc là từ ngữ cấm kỵ trong tất cả các bài viết. Tên cuộc chiến được viết một cách gọn lỏn, què cụt là “cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc”. Một tờ báo trong 700 tờ sai sót là chuyện bình thường, 100/700 sai là mất bình thường nhưng có thể chấp nhận được, sai trong một ngày, một lần cũng có thể xảy ra nhưng hơn 700 tờ báo đều kỷ niệm một cuộc chiến chống ngoại xâm mà không nói ra được tên kẻ xâm lược thì đích thị là phải có chủ trương, chỉ đạo. Màn kịch này chỉ có thể che mắt một ít người ngây thơ và là khúc xương cho các dư luận viên tung hứng nhưng không che mắt được cộng đồng mạng. MC Phan Anh đã bức xúc bộc lộ trên fb.
NHỤC như vậy mà cũng chịu được sao???
Không tin ở tai mình, tôi đã phải chờ để vào VTV Go xem lại bản tin Thời sự 19h tối nay. Một thời lượng hơn 9 phút dành cho Kỷ niệm 40 năm Chiến tranh Bảo vệ biên giới phía Bắc – chống quân Trung Quốc xâm lược. 
NHƯNG không một lần nào từ Trung Quốc được nhắc tới mà chỉ là “đối phương”, “lính bên kia biên giới”..
TRỜI ƠI, 40 năm đã trôi qua chẳng nhẽ người ta vẫn không xác định được đối tượng đã XÂM LƯỢC, GIẾT HẠI DÃ MAN ĐỒNG BÀO TA.. là thuộc nước LẠ nào ư??? Họ tôn vinh chiến thắng này là “thiên sử hào hùng”, “bất khuất”, “vĩ đại”.. của quân dân Việt Nam nhưng lại không dám nói thẳng tên kẻ – ai – cũng – biết – là – ai – đó???
Vâng! Chúng ta đã chiến thắng thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ và “đối phương, bên kia biên giới” phía Bắc. 
Học Sử chưa đủ, hãy học giỏi Địa lý nhé! [1]
Đương chức cấm khẩu, cựu Chủ Tịch nước ậm ừ!
Bằng chứng đáng thuyết phục hơn nữa là trong đợt kỷ niêm sự kiện lịch sử hết sức quan trọng này thì ngoài truyền thông, báo chí không có cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị nào làm lễ kỷ niệm. Không một cán bộ lãnh đạo nào lên tiếng nói về ý nghĩa, bài học lịch sử của cuộc chiến như họ vẫn hãnh diện, hăng hái phát biểu vào các ngày 23/9, 7/5, 30/4 kỷ niệm kháng Pháp, kháng Mỹ. Quý vị lãnh đạo lại đột nhiên cấm khẩu dành quyền yêu nước cho báo chí.
Người duy nhất đi thăm vùng chiến sự Vị Xuyên, thắp hương và viết lời tri ân anh hùng liệt sĩ là ông chủ tịch nước về hưu Trương Tấn Sang. Công bằng mà nói, ngay thời đương chức, ông Sang đã từng đến thăm thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhưng cũng công bằng ghi nhận rằng, chính ông Sang cũng tự kiểm duyệt chính mình không dám viết hai từ Trung Quốc. Nguyên văn lời tri ân của ông Sang như sau: “Ngày 17 tháng 2 năm 2019. Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Đảng, Tổ quốc, Nhân dân đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ biên cương Tổ quốc trong giai đoạn tháng 2-1979 ở biên giới phía Bắc và kéo dài cả 10 năm ròng rã; đầy hy sinh nhưng cũng đầy khí phách Việt Nam! Kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí!”. {2}
Người ta có thể thông cảm được vì cần duy trì quyền cai trị, quý lãnh đạo đang cộng sản VN trung thành kiên định, theo lễ của thuộc quốc không mạo phạm đến thiên triều nhưng điều đáng căm phẫn ở đây là họ tận tụy, chu đáo mãi quốc cầu vinh đến chi ly. Dùng quyền lực, sức mạnh của công an, bóp nghẹ ý chí, tinh thần yêu nước của người dân trong dịp kỷ niệm này. Các tổ chức, cá nhân từng tham gia biểu tình hoặc có biểu hiện chống Trung Quốc đã bị giám sát chặt chẽ. Nhiều nhà dân chủ, người đấu tranh từ nam chí bắc đã bị tình trạng này. Luật sư Lê Công Định đã viết trên fb Canh nhà, chặn đường, bắt người để ngăn cản buổi lễ tưởng niệm ngày giặc Cộng xâm lăng nước Việt 40 năm trước đã khiến toàn bộ vở diễn than khóc lâm ly của báo đản về sự kiện này mấy ngày qua đã hạ màn trong nhục nhã trước nụ cười khẩy của cả thiên hạ.
Báo đản cuối cùng vẫn là … bán đảo” {3}
Tận trung với giặc báng bổ Tiền nhân
Đạo diễn của màn kịch kỷ niệm giả, đàn áp thật này đã huy động sức mạnh toàn đảng, cả hệ thống chính tri để thi hành. Mạng xã hội đã loan truyền văn bản của mật Đảng ủy khối cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo về việc tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trong ngày 17/2/2019 {hình 1}. Một đảng bộ chuyên ngành nông nghiệp lại tham gia vào hoạt động này đương nhiên là các đảng bộ khác không thể đứng ngoài. Tội nghiệp cho người dân Việt phải còng lưng đóng thuế nuôi bộ máy cầm quyền để họ có đủ thế lực phương tiện điều kiện đàn áp, bóp ngẹt quyền yêu nước của người dân để giới lãnh đạo chóp bu hể hả báo công cho ngoại bang.
Chính sự tàn nhẫn đến ti tiện, sự hèn nhược chi ly với giặc họ thản nhiên xúc phạm đến danh nhân anh hùng dân tộc, cưỡng chế di dời cái lư hương trước tượng đức Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh. Những lời lẽ trá ngụy của bà Bí thư quận 1 không thể nào che lấp được động cơ đê hèn. Hành vi vô đạo trong ngày kỷ niệm thiêng liêng ấy sẽ mãi mãi được ghi nhớ và hồn thiêng sông núi sẽ không quên tội lỗi tày trời của họ. Cái chết trẻ của bà Nguyễn Thị Thu, Phó CT UBND TP.HCM dù là do bệnh ung thư nhiều ngày trước đó nhưng vẫn được nhiều người cho rằng đây là sự báo ứng của Đức Thánh Trần. Niềm tin trên có thể đúng, có thể sai nhưng điều quan trọng nó thể hiện tình cảm, ý chí của người dân.
Bà Nguyễn Thế Thanh, (nguyên Tổng Biên Tập báo Phụ Nữ TP.HCM, là con gái của đại tá Anh Hùng LLVT Nguyễn Thế Truyền nổi tiếng với các trận Đồng Xoài – Bình Giả) cũng đã có ý kiến phân tích Tất cả các tượng Đức Thánh Trần trên đất nước mình đều có lư hương đặt trước tượng để những người đến chiêm bái có thể thắp hương – một nghi thức tưởng nhớ theo truyền thống dân tộc, cũng có thể xem như thay cho một cành hoa bày tỏ lòng kính trọng theo cách mà người dân ở nhiều quốc gia khác thường làm. Chính vì thế, việc di dời lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) đi nơi khác, cho dù nơi đó là một ngôi đền, với lý do vì mỹ quan đô thị đã trở thành một việc làm không thể nào hiểu nổi, không thể nào chịu nổi ! Hành xử thiếu thận trọng liên quan đến một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc vào đúng ngày kỷ niệm 40 năm chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta (17/2/1979), đáng trách đã đành, nhưng đáng trách vì cái gì đây: yếu kém ? Không. Hơn thế nữa. {4}
Phối hợp với cựu thù viết sách giáo khoa.
Điều nguy hiểm độc địa hơn nữa là ý đồ nhồi nhét nô dịch thế hệ trẻ bằng chương trình lịch sử trong sách giáo khoa. Sau Hội nghị Thành Đô, cuộc chiến tranh chống Trung Quốc trong chương trình phổ thông được rút gọn trong 11 dòng. Gần đây, trước sức ép của dư luận và nhiều yếu tố khác, nhà cầm quyền VN cho viết lại lịch sử và biên soạn lại sách giáo khoa theo tinh thần sẽ nói nhiều hơn về các cuôc chiến này. Thế nhưng đằng sau đó là âm mưu sửa lại sách giáo khoa theo hướng bênh vực, lấp liếm cho tội phạm Trung Quốc. Giáo sư sử học Phạm Hồng Tụng là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn hé ra ý tưởng mới là hợp tác với Trung Quốc để soạn sách giáo khoa lịch sử. Đây là âm mưu nô dịch lâu dài. Nhà báo Như Phong đã đề nghị Tống cổ ông này ra khỏi đội ngũ các nhà sử học ngay!”. Trên fb ông Như Phong đã viết: “Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung trả lời trên Vietnamnet về chương trình dạy sử cho học sinh và có nói về dạy lịch sử cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2 năm 1979 như thế nào.
Và điều khiến tôi kinh hoàng là ông này lại có quan điểm , đại ý là ” các nhà sử học Việt Nam và TQ nên ngồi lại với nhau…bàn bạc thống nhất quan điểm , nội dung … rồi hãy đưa vào trường dạy…” Và coi đó là việc làm có ” hòa giải” giữa hai dân tộc.!
Quả là một luận điệu bậy bạ hết sức, và ông này, có lẽ được ăn lương Tàu thì phải…

Lừa thế nào được thế giới

Nguyễn Việt Nam|

Dịp Ủn gặp ông Trump ở Việt Nam lần này là dịp báo chí Việt Nam tha hồ bốc phét về vị thế, tầm quan trọng cũng như quảng bá hình ảnh Việt Nam vừa là để mị dân, vừa là để lừa đảo thế giới về mặt du lịch và thành tích mà đảng cộng sản đã có ở Việt Nam.
Chúng ta thừa biết ông Trump chọn Việt Nam làm địa điểm gặp Ủn đơn giản chỉ là đưa Việt Nam vào thế cờ trong bàn cờ Châu Á của ông ấy. Chứ có gì mà Việt Nam là nơi tuyệt vời để tổ chức. Rồi cả thế giới hướng về Hà Nội, hướng về Việt Nam như báo chí nó bốc phét . Thế giới người ta quan tâm đến cuộc gặp của hai vị lãnh đạo là Ủn và ông Trump kìa. Việt Nam phải chi phí rất nhiều cho khâu tổ chức của cuộc gặp gỡ này. Việc lợi ích đem lại cho Việt Nam từ chính trị, du lịch, hình ảnh, kinh tế là có chứ không phải không. Tuy nhiên vai trò của Việt Nam không như báo chí nói và nhìn nhận của bạn bè quốc tế họ cũng không mù mà không biết về ván cờ Châu Á này.
Thế giới người ta nghe đến cộng sản là đã thấy kinh tởm rồi. Bởi vì nó được chứng minh qua thực tiễn hàng gần trăm năm nay. Độc tài, tàn bạo, lừa đảo, lưu manh…Chính tổng thống Mỹ Trump đã phải nói rằng :”Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Liên Hợp Quốc, các tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới đều có các bằng chứng về sự dã man của cộng sản Việt Nam. Mọi người lên Google tìm có mà đầy ra.
Mọi người cứ đi ra nước ngoài mà xem họ làm du lịch. Nó chuyên nghiệp, bài bản, văn minh, đàng hoàng chứ không vớ va vớ vẩn như ở bên Việt Nam mình. Cứ đi đi sẽ biết chứ chạy từ quê lên Hà Nội du lịch thì chưa biết được đâu và chưa thể đưa ra được cái nhìn tốt được. Và cũng đừng có nghe báo chí nhà nước nó chém gió. Toàn bốc phét, lừa đảo. Đọc báo mà ngứa cả lỗ nhị./.Kể cả về vấn đề hình ảnh của Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Khách du lịch họ đến Việt Nam là họ thấy cả rồi. Nào như bẩn thỉu, ô nhiễm khắp đất nước, chặt chém, bạo lực, nhếch nhác quy hoạch, giao thông lộn xộn, lừa đảo, cướp giật, trộm cắp, đĩ điếm…. Họ còn hò nhau sang Việt Nam nhặt rác cho chính Việt Nam luôn. Và họ cũng kể lại cho nhau nghe cả đó. Khách du lịch vẫn đến Việt Nam theo tôi nghĩ có hai lý do: Một là dễ dàng trong việc xin visa, hai là giá rẻ, ba là có nhiều cái đặc thù chứ tôi dám khẳng định chất lượng dịch vụ của Việt Nam rất tồi tệ. Hình ảnh của người Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài nước đều rất xấu. Côn đồ, lưu manh, trộm cắp, đĩ điếm…không thiếu một cái trò gì cả.

Biết Huawei là gián điệp mà vẫn rước vào là có tội với tổ quốc

1- Huawei là gián điệp. Điều không cần bàn cãi.
2- Nhưng gián điệp có năm bảy loại gián điệp. Mức độ gián điệp của Huawei ghê gớm đến nỗi Mỹ phải sợ, châu Âu phải sợ.
3- Sợ đến mức Mỹ và châu Âu phải cấm Huawei xâm nhập vào nước họ.
4- Cấm xâm nhập vẫn không an toàn. Mỹ còn không hợp tác với các nước có Huawei. Thì biết sự nguy hiểm của Huawei thật là kinh khủng (https://vnexpress.net/…/my-canh-bao-khong-hop-tac-voi-cac-n…).
5- Vậy mà Việt Nam vẫn mời chào Huawei. Huawei khẳng định là đối tác lớn của các “đại gia” CN Viễn Thông hàng đầu của Việt Nam. Không những được mời chào, Huawei còn được ưu ái chỉ định nhiều gói thầu ( http://doisongtieudung.vn/an-toan-bao-mat-kem-nhung-huawei-…).
6- Tổ Quốc không phải là mảnh vườn sau nhà của các nhóm lợi ích. Rước gián điệp vào nhà là trọng tội với Tổ Quốc. Không phải thế hệ này mà muôn đời sau không tha thứ.
7- Vấn đề Huawei là quốc gia đại nghiêm trọng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không thể không quan tâm. Không thể để cho các nhóm lợi ích lấy vận mệnh quốc gia làm thứ mua bán đổi chác.
8- Không ngăn được Huawei, tất cả chúng ta đều có trọng tội với con cháu./.

‘Chỉ có Đức mới cần Việt Nam’ (!?)


Phương Thảo(VNTB )- Chuyến công du tới Đức không chính thức lần này của ông Phạm Bình Minh không gì khác hơn là nhằm hâm nóng lại mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã bị đóng băng từ năm 2017 sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nói láo quen mồm ...

Báo chí Việt Nam đã đưa tin “ Đức muốn nối lại quan hệ với Việt Nam” và trong đó đã lặp lại thông tin rằng hai quốc gia Việt-Đức đã có những điều khác biệt kể từ khi Trịnh Xuân Thanh trở về nước đầu thú hơn một năm rưỡi về trước.

Vậy là cho đến giờ họ vẫn có thể nói ngược được như thể người dân trong nước không ai biết gì hoặc không người dân nào có thể đọc được các thông tin chính thức được chính quyền Đức đưa ra. 

Có những điều truyền thông lề phải không dám nhắc đến vì không được phép mở miệng như việc ông Đại sứ Việt Nam ở Đức đã phải chờ mấy tháng trời mới được phép trình quốc thư bổ nhiệm Đại sư lên tổng thống Đức. Ông Nguyễn Minh Vũ đã được bổ nhiệm làm tân Đại sứ của Việt Nam tại Đức sau từ ngày 25 tháng 7 năm 2018 để thay thế ông Đoàn Xuân Hưng, nhưng cho đến tận cuối tháng 12 ông Vũ mới đến Đức. 

Báo Đảng cũng không nhắc đến việc ông Phúc tại Davos hồi cuối tháng 1 năm 2019 cũng đã phải tránh mặt không dám gặp bà Merkel để hối thúc bà và nước Đức thúc đẩy việc ký kết EVFTA như đã hào phóng và hồ hởi đưa tin ông Phúc đã lên tiếng nhờ vả lãnh đạo các quốc gia châu Âu và chủ tịch các tập đoàn kinh tế lớn giúp cho thoả thuận EVFTA sớm được Quốc hội Châu Âu thông qua. 

Báo đảng lại càng tuyệt nhiên không dám đề cập đến việc Trinh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay trên đất Đức dưới sự chỉ huy của ông tướng Công an Tô Lâm người vừa mới được phong hàm Đại Tướng mới đây khiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Đức đã bị đình chỉ từ ngày 27 tháng 9 năm 2017. Chính ông cựu đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng đã từng được báo chí Đức nhắc đến tên vì đã cho nhốt Trịnh Xuân Thanh 2 ngày tại Đại sứ quán trước khi bi bắt đưa về Hà Nội qua ngả Slovakia đồng thời gây tổn hại luôn mối quan hệ với quốc gia Đông Âu anh em Slovakia. 

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Đức về cuộc gặp gỡ với ông Phạm Bình Minh mới đây đã cho biết hai bên đang xem xét điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược và rằng “ đã từng có những khác biệt đáng chú ý giữa Đức và Việt Nam - đặc biệtlà vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.”Nhưng báo chí Việt Nam và cơ quan chủ quản lại một lần nữa lại bỏ qua chi tiết quan trọng này và không muốn thừa nhận sự thật một cách công khai. 

Chỉ có Đức cần!?

Đảng, ban tuyên giáo và báo chí lề phải cứ làm như vì Đức cần Việt Nam nên “ muốn nối lại quan hệ chiến lược” chứ Việt Nam chẳng cần phải cạy cục gì.

Nhưng thực tế cho thấy các cán bộ ngoại giao Việt nam đã phải chạy xấp ngửa ngược xuôi kể từ tháng 9 năm 2017 để hầu mong nối lại được quan hệ ngoại giao chiến lược mà Đức đã đơn phương đình chỉ sau khi Việt Nam không đáp ứng yêu cầu trả lại Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. 

Tháng 11 năm 2018, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Giao Việt nam Bùi Thanh Sơn mới có mặt ở Berlin. Tin tức về vụ Trịnh Xuân Thanh không được đưa ra nhưng cả ông Sơn lẫn ông Đoàn Xuân Hưng đều tiết lộ “ mối quan hệ chiến lược sẽ có những tiến triển mới” và phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Mãi cho đến cuối tháng Hai năm 2019, Việt Nam mới được Đức chấp thuận cho cấp bộ trưởng có một chuyến công du không chính thức đến nước này mà ai cũng có thể hiểu được là chuyện được ưu tiên trong chương trình nghị sự sẽ lại vẫn là Trịnh Xuân Thanh, nguyên nhân chính của khủng hoảng ngoại giao Đức Việt. 

Nếu không nối kết lại quan hệ đối tác chiến lược thì ai sẽ thiệt? 

Thương mại song phương Đức và Việt Nam lên tới 13,8 tỷ Euro trong năm 2018, trong đó 9,7 tỷ Euro là hàng nhập khẩu từ Việt Nam và 4,1 tỷ euro xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu EVFTA được ký kết thì có khả năng kim ngạch thương mại hai nước sẽ tăng lên mức 20 tỷ đô la vào năm tới. Một con số đáng kể cho Hà Nội.

Chỉ có Đức cần thì tại sao từ vài năm nay cứ mỗi lần quan chức Việt Nam sang công cán ở EU lại nghe nói đến “mong muốn được EU sớm thông qua EVFTA”. Hết báo đài tới quan chức cứ trông cho EVFTA được thông qua cuối năm 2018 rồi lại phải dời mong muốn vào quý một năm 2019 rồi lại tiếp tục nuôi hi vọng trước tháng 4.

Trong lần ông Phạm Bình Minh đi Đức lần này, người đồng cấp của ông, ông Maas, cuối cùng cũng đã đưa cho Hà Nội củ cà rốt khi cho biết sẽ “tác động” vào việc phê chuẩn hiệp định thương mại EVFTA.  

Còn giờ chưa có được EVFTA thì Phạm Bình Minh lại ngỏ lời xin viện trợ ODA của Đức tạm vậy. 

Đức cần Việt Nam thật! 

Thông cáo của Bộ Ngoại Giao Đức đã nêu rõ điều Đức cần ở Việt Nam đó là“sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng các quyền con người phổ quát.” 

Cái cần đầu tiên mà phía Đức đã nói rõ từ tháng 9 năm 2019 là Trịnh Xuân Thanh. Không phải Đức cần bản thân Trịnh Xuân Thanh nhưng đó là biểu tượng của sự tôn trọng pháp luật của một quốc gia có chủ quyền, một trong những giá trị chung mà Việt Nam đã không thèm đếm xỉa đến hồi tháng 8 năm 2017. Phía Đức vẫn đang tiến hành điều tra vụ việc và chắc chắn sẽ đi cho tới cùng. 

Hà Nội vẫn cứ trì hoãn không chịu đáp ứng nhu cầu của Đức. Báo bên nhà vẫn cứ lải nhải nhắc cho dân chúng biết bắt được Trịnh Xuân Thanh “ về nước đầu thú” là nước cờ cao tay của kỳ thủ đốt lò theo luật rừng rồi bỏ mặc cho chính phủ và bộ Ngoại giao phải đi hàn gắn khủng hoảng ngoại giao với Đức. Trịnh Xuân Thanh có được trở lại Đức hưởng hậu vận nhàn hạ hay không vẫn còn phải “hạ hồi phân giải” vì Tổng Chủ vẫn né chưa quyết gì. 

Đức cần Việt Nam tôn trọng quyền con người. Cái quyền này lại là một thứ xa xỉ ở quốc gia cộng sản cầm quyền khi ngay đầu năm họ đã ban hành luật An ninh Mạng để bóp chặt quyền tự do ngôn luận, bỏ tù hàng trăm nhà bất đồng chính kiến chỉ vì dám lên tiếng phản đối chính quyền. Những quyền tự do tôn giáo, tự do hội họp, biểu tình, tự do tôn giáo, công đoàn độc lập … đều được nhà cầm quyền cho vào cái khung “ tự do trong khuôn khổ” để biện minh cho các cáo buộc xâm phạm nhân quyền liên tục trong thời gian qua. 

Nhưng không chỉ có Đức và Châu Âu lại cũng cần Việt Nam ở đây. Châu Âu trước giờ vốn không gắt gao về vấn đề nhân quyền, nhưng cho đến giờ, Châu Âu lại sử dụng cây gậy nhân quyền để buộc Việt Nam phải chấp nhận và thực thi các giá trị lâu đời nhằm đảm bảo quyền con người thật sự cho người dân Việt Nam.

CSVN đưa cả sư đoàn quân đội bảo vệ cuộc họp Trump-Kim


Lực lượng công binh rà soát bom mìn trong khuôn viên khách sạn Marriot, Hà Nội, nơi đoàn tuỳ tùng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ở. (Hình: Dân Trí)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền CSVN đưa cả sư đoàn quân đội bảo vệ an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tại Hà Nội, ngoài các lực lượng an ninh, cảnh sát được tăng cường dày đặc.
Theo tờ Dân Trí hôm Chủ Nhật, nhà cầm quyền CSVN đã huy động một lực lượng quân đội cấp sư đoàn, khoảng 10,000–15,000 lính để phục vụ nhu cầu bảo vệ an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh của Tổng Thống Mỹ Donald Trump với Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un dự trù sắp diễn ra trong các ngày 27 và 28 Tháng Hai, 2019 tại Nhà Khách quốc gia, Hà Nội.
Trước khi cuộc họp diễn ra, người ta đã thấy những nhóm lính mang máy “rà phá bom mìn, đảm bảo an ninh an toàn trên các tuyến đường di chuyển, khu vực tổ chức sự kiện, các khách sạn mà Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Triều Tiên Kim Jong Un cùng đoàn tùy tùng hai nước lưu trú.”
Tất cả các lùm cây, bụi cỏ bên trong khuôn viên các khách sạn đều được rà xét bom mìn ở các nơi có các phái đoàn dự thượng đỉnh lưu trú trong khi cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ đứng canh gác xung quanh.
Theo tờ Dân Trí “Việc thiết lập mạng lưới thông tin liên lạc trên các tuyến đường, các khu vực quan trọng, các nơi có hoạt động của các nhà lãnh đạo hai nước tại Việt Nam cũng do lực lượng quân đội đảm nhiệm.” Và “Cùng đó, lực lượng quân đội cũng được huy động thực hiện một số nhiệm vụ bí mật để phục vụ trước, trong và sau sự kiện Hội Nghị Thượng Ðỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 tại Hà Nội.”
Việt Nam từng tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng cũng như từng tiếp đón các lãnh tụ thế giới gồm cả những ông như Tập Cận Bình, Donald Trump, Vladimir Putin, Barack Obama, nhưng chưa bao giờ người ta thấy chế độ Hà Nội huy động cả guồng máy công an và quân đội rầm rộ và tất bật đến như thế cho việc bảo đảm an ninh và tổ chức hội họp.
Báo chí trong nước liên tiếp loan báo các cuộp họp cấp chính phủ đã diễn ra trong những ngày qua nhằm bảo đảm “an ninh tuyệt đối” cho sự thành công của cuộc họp thượng đỉnh Mỹ -Bắc Hàn. Nhiều nhà bình luận thời sự nhìn thấy chế độ Hà Nội được “ăn có” ảnh hưởng chính trị khi nước Việt Nam được nhắc tên trên truyền thông khắp thế giới.
Trước khi tung thêm cả sư đoàn quân đội, lực lượng Công an, cảnh sát, cảnh sát cơ động cũng đã được vận dụng tối đa cho nhu cầu bảo vệ an ninh. “Việc rà phá bom mìn này khiến nhiều người dân hiếu kỳ đứng quan sát và chụp hình đã liên tục bị cảnh sát nhắc nhở, yêu cầu di chuyển,” tờ Dân Trí kể. “Một tổ an ninh tại điểm cao cũng liên tục dùng ống nhòm quan sát các hướng quanh khách sạn. Dọc đường Đỗ Đức Dục, nhiều camera giám sát được lắp đặt tại các cột đèn ven đường.”
Nguồn tin trên nói “Phòng Cảnh Sát Giao Thông huy động 100% quân số, gồm hơn 1,000 cán bộ chiến sĩ tham gia dẫn đoàn, phân luồng cho các đoàn đại biểu quốc tế; duy trì các tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông tại hơn 300 nút giao trọng điểm, ngăn chặn ùn ứ từ xa. Đội Cảnh Sát Giao Thông dẫn đoàn sẽ huy động gần 30 xe đặc chủng hiện có, phối hợp các đơn vị khác bổ sung phương tiện khi cần thiết.”
Tin tức cho hay chủ tịch Bắc Hàn đã rời Bình Những trên đoàn xe lửa bọc thép và đã đến Bắc Kinh trên đường đi Việt Nam. Không thấy tin tức nói gì về việc ông ta có gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi họp với tổng thống Mỹ như ông ta từng tham khảo trước hồi năm ngoái khi hai bên gặp nhau ở Singapore hay không.
Còn Tổng thống Trump thì sáng sớm ngày Chủ Nhật viết trên trang Tweeter loan báo vào sáng sớm ngày mai, Thứ Hai, ông sẽ lên đường đi Việt Nam để họp với ông Kim Jong Un mà ông “dự trù tiếp nối những tiến triển đã đạt được ở Singapore.”
Về vấn đề Bắc Hàn dẹp bỏ võ khí nguyên tử, ông Trump cho rằng Bắc Hàn “hiểu hơn ai khác là nếu bỏ võ khí nguyên tử, xứ họ có thể nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế của thế giới. Bởi vì vị trí và ông ta, họ có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng hơn các nước khác.”
Sáng Chủ Nhật, 24 Tháng Hai, 2019 báo chí trong nước tường thuật ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã họp với các Bộ, ngành, cơ quan trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức Hội Nghị Thượng Ðỉnh Mỹ – Triều lần 2 đã “nhấn mạnh tầm quan trọng khi Việt Nam vinh dự được chọn là địa điểm tổ chức hội nghị quan trọng đối với hòa bình của khu vực và thế giới và việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mọi người khi đến Việt Nam, đến Hà Nội dịp này.” (TN)

Vì sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’

Phạm Chí Dũng/Người Việt 
Bảng gỗ khắc ghi tội ác của quân Trung Quốc ở bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo). (Hình: Vietnamnet)
“Chưa bao giờ thấy báo chí và mấy ông nhà nước chửi Trung Quốc ác liệt như thế! Có chuyện gì vậy?” – một người dân ngơ ngác. Một số người dân khác xì xầm lo ngại “Sắp chiến tranh à?”
Sắp chiến tranh à?
Vào mùa Xuân năm 2019, một trong những lần hiếm hoi kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, một chiến dịch tố cáo “giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam” đã được tổ chức ầm ĩ bất thường trên mặt báo chí nhà nước, được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên Giáo Trung Ương – cơ quan mà hẳn phải nhận được cái gật đầu mạnh mẽ bất thường không kém bởi Bộ Chính Trị, đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Bộ Quốc Phòng và có thể cả “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.
Không còn như những ẩn dụ về “tàu lạ,” “nước lạ” mà vẫn còn được quán triệt từ cấp trung ương đến từng tờ báo từ năm 2018 trở về trước, vào lần này giới truyền thông nhà nước không chỉ gọi thẳng tên Trung Quốc mà còn dùng nhiều động từ và tính từ mạnh mẽ để tố cáo cuộc xâm lược “đốt hết, phá hết, giết hết” của hơn 60 vạn quân Đặng Tiểu Bình, cứ như thể quân dân cả nước đang sống lại bầu không khí chiến tranh biên giới bốn chục năm về trước.
Cái gì đã xảy ra, xảy ra đến mức đột biến mà đã khiến não trạng và quan điểm về quan hệ Việt – Trung đột ngột biến động đến thế?
Chiến dịch truyền thông tố cáo đầy giận dữ ấy đã khiến cho giới quan sát chính trị quốc tế ngạc nhiên thật sự. Một số phóng viên quốc tế và thường trú tại Việt Nam đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã thực sự xảy ra trong Bộ Chính Trị ở Hà Nội.
“Tôi rất bất ngờ khi đọc báo. Chưa bao giờ thấy báo chí và mấy ông nhà nước chửi Trung Quốc ác liệt như thế! Có chuyện gì vậy?” – một người dân ngơ ngác. Một số người dân khác xì xầm lo ngại “Sắp chiến tranh à?”
Không chỉ dân chúng mà cả nhiều quan chức bậc trung và thấp ở các tỉnh thành cũng ngạc nhiên một cách lo lắng về trạng thái “lên đồng” của giới tuyên giáo và báo chí nhà nước khi lên án Trung Quốc. Người ta lập tức nhớ lại một sự kiện lạ lùng xảy ra vào Tháng Mười Hai năm 2018: những ngư dân Phú Yên đã phát hiện ra một quả ngư lôi lớn trôi dạt vào bờ biển với những đặc điểm mà chỉ có thể của hải quân Trung Quốc. Dù sau đó khi các chuyên gia của Bộ Quốc Phòng Việt Nam tìm cách trấn an rằng “đó chỉ là ngư lôi giả để tập trận,” chẳng có mấy người dân tin tưởng vào cung cách á khẩu như thế. Khả năng hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận đột kích Việt Nam và hoặc vô tình hoặc cố ý để tuột ra những quả ngư lôi hướng về phía bờ biển Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngư dân ở Phú Yên, và còn ở nhiều vùng biển khác như Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam… luôn là nạn nhân xấu số của những đợt tấn công liên hồi và tàn bạo từ các tàu hải cảnh và tàu cá được bọc sắt của Trung Quốc. Một thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vào năm 2016 cho biết có đến vài ba ngàn ngư dân đã trở thành nạn nhân của các vụ đâm va và bắn giết từ phía Trung Quốc trong những năn trước. Nhưng số lượng nạn nhân trong thực tế còn có thể cao hơn. Song về phía Việt Nam, lại có một thực tồn không kém tàn nhẫn: hầu hết những vụ đâm va và bắn giết của Trung Quốc đã không được các lực lượng biên phòng và cảnh sát biển điều tra hoặc điều tra đến nơi đến chốn; hầu hết những vụ ngư dân Việt bị bắn chết đều chìm xuồng trong khi toàn bộ Bộ Chính Trị Việt Nam gần như không dám mở miệng.
Vậy làm sao lại có một chiến dịch truyền thông ầm ĩ tố cáo “giặc Trung Quốc xâm lược” vào đầu năm 2019?
“Cho lu loa mới được quyền lu loa”
Để “kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc?” Nhưng nếu ý nghĩa này là đúng, tại sao đã không hiện ra những lời tố cáo mạnh mẽ tương tự vào những đợt kỷ niệm 30 năm và 20 năm chiến tranh biên giới?
Hay Nhà nước Việt Nam đang muốn chứng tỏ với người dân rằng đó không phải là một nhà nước “thân Trung,” không phải là một chế độ “hèn với giặc, ác với dân” như lời tố cáo của rất nhiều người dân và giới bất đồng chính kiến?
Nhưng nếu thái độ chứng tỏ trên là có thực, làm thế nào nào để giải thích việc chính quyền TP.HCM chỉ đạo cho xe cẩu cái lư hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở trung tâm Sài Gòn đi giấu ở chỗ khác – như một trong nhiều cách ngăn chặn thô bạo những trí thức và người dân đến đó thắp nhang tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc, hành động của một chính quyền cùng những quan chức điều hành nó mà chỉ có thể bị xem là hạ đẳng, ti tiện và dưới đáy văn hóa, xứng đáng bị lịch sử nguyền rủa đến muôn đời?
Thực ra cho đến tận giờ này, chẳng có gì bảo chứng cho thái độ “thành tâm” hay tiết giảm chí khí “hèn với giặc, ác với dân” của chính quyền, cho dù có thể đến một lúc nào đó cái chính quyền đó sẽ buộc phải hồi tâm thật sự theo cách mà nếu không làm như thế thì nó sẽ bị tiêu diệt bởi dân chúng.
Báo mạng VNExpress nhân kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới chống bọn Trung Quốc xâm lược. (Hình: Chụp lại từ màn hình VNExpress)
Tình trạng quá trống vắng tính bảo chứng như thế lại một lần nữa xảy ra trong sự kiện “kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc”: Sau ít ngày được “cho mở mồm mới mở mồm, cho lu loa mới được quyền lu loa,” báo chí nhà nước bất chợt lắng hẳn mà không còn ồ ạt công kích “giặc Trung Quốc.” Thay vào đó, thậm chí có tờ báo còn sáng tác ra từ “đối phương” để chỉ quân Trung Quốc tấn công các tỉnh phía Bắc vào năm 1979. Nghe nói cũng là một bàn tay “cho sủa mới được sủa” của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, sau khi gặp phản ứng bởi đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội chạy đôn đáo các cơ quan để vừa chỉ trích vừa răn đe đối với chủ trương lên án “giặc Trung Quốc.”
Thói tuyên truyền đầu voi đuôi chuột như trên khiến người ta lập tức liên tưởng với một sự kiện vừa được mở miệng đã phải câm miệng mà có lẽ chỉ tồn tại trong đời sống chính trị và nhung nhúc tham nhũng ở Việt Nam: nếu trong tuần đầu tiên của Tháng Năm năm 2018 báo chí nhà nước được thả phanh đăng tin bài về vụ khiếu kiện ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, cùng tiếng nức nở tràn ngập trên các diễn đàn về hoàn cảnh dân oan Thủ Thiêm màn trời chiếu đất và không tấc đất cắm dùi, thì sang tuần sau đó và như một hội chứng kỳ lạ – toàn bộ báo chí nhà nước thình lình câm bặt như thể bị ai đó bóp họng.
Sự thể trớ trêu và cay đắng tận cùng là trong khi giới quan chức Việt Nam bóp họng dân chúng thì chính những quan chức này lại bị Bắc Kinh tìm cách cắt cổ.
Đàm phán “hợp tác khai thác khai khí” đã thất bại?
Gần một năm trước khi quả ngư lôi Trung Quốc hiện hình ở Phú Yên, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội với một đề nghị không tiền khóng hậu và hàm ý như một tối hậu thư: Việt Nam phải cho Trung Quốc “hợp tác khai thác dầu khí” ở Biển Đông.
Khi đó, Việt Nam vừa trải qua một năm 2017 chấn động tâm thần đến mức hình như đứt hẳn dây thần kinh nói: với cái cớ “đường lưỡi bò” được vẽ lại quét qua hầu hết các mỏ dầu của Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc đã cho đến vài trăm tàu vây bọc mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – dự án liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một hãng dầu khí của Tây Ban Nha là Repsol. Kết quả là Repsol đã phải bỏ của chạy lấy người, còn mỏ Cá Rồng Đỏ thì bị Trung Quốc gây sức ép một lần nữa vào Tháng Ba năm 2018 nên phải đình trệ hoàn toàn việc khai thác cho đến nay.
Không những thế, Trung Quốc còn gây sức ép ở mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh mà đã khiến Bộ Chính Trị Việt Nam mất ăn ngay trên “vùng biển chủ quyền không tranh cãi” của mình.
Rất có thể trong năm 2018 đã diễn ra một số cuộc đàm phán Trung – Việt liên quan đến yêu cầu “hợp tác khai thác dầu khí” của Vương Nghị mà phía sau đó là Tập Cận Bình. Trong khi không có bất cứ tin tức nào lộ ra trên mặt báo nhà nước Việt Nam, vài tờ báo thân đảng và cực đoan ở Trung Quốc tỏ ra hằn học vì Trung Quốc không có phần ở những mỏ dầu mà Việt Nam đang khai thác ở Biển Đông. Sau đó và rất có thể, quá trình đàm phán giữa hai “đảng cộng sản anh em” về tỷ lệ chia bôi dầu khí đã thất bại.
Nếu Trung Quốc đã từng áp đặt đề nghị với Philippines cũng về “hợp tác khai thác dầu khí” trên vùng biển Phi nhưng tỷ lệ mà Bắc Kinh được hưởng lên đến 50 – 60%, nghĩa là Trung Quốc xông vào nhà người khác như một tên cướp đòi chủ nhà phải chia tài sản cho hắn, thì có thể Bắc Kinh cũng dùng đúng cái cách đó để triệt đường sống của “đảng và nhà nước ta.”
Hạ nhục
Tâm thế của giới chóp bu Việt Nam hiện thời là quá bĩ cực. Giờ thì chẳng còn gì để nhượng bộ như những năm trước, nhất là khi dầu khí là nguồn tài nguyên gần như cuối cùng để hô hấp đảng được ngày nào hay ngày nấy, còn quả ngư lôi Trung Quốc đã chình ình ở biển Phú Yên như một cú vỗ mặt và hạ nhục quân đội Việt Nam.
Vào năm 2014, chính quyền Việt Nam đã từng bị Trung Quốc hạ nhục đến mức không ngóc đầu lên được. Sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc lao vào Biển Đông như một cái tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính Trị Việt Nam, đã xuất hiện những dư luận về việc Tổng bí thư Trọng đã tìm cách liên lạc với Tập Cận Bình để xoa dịu tình hình, nhưng họ Tập vênh mặt không thèm nghe điện thoại dù phía Việt Nam đã gọi qua Bắc Kinh đến hai chục lần.
Với tính khí đặc thù sĩ diện và xem nặng thể diện của Nguyễn Phú Trọng, lối hạ nhục trên quả là khó tiêu hóa. Rất có thể trong tình thế “con giun xéo lắm cũng quằn,” ông Trọng cùng bộ chính trị của ông ta đã phải tìm cách phản ứng truyền thông nhân dịp “kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc” như một lối trả đũa giận dỗi, nửa vời và “vừa chửi vừa run.” (Phạm Chí Dũng)

Cúng Sao, Giải Hạn

Huy Phương/Người Việt 
Biển người tham dự cúng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh. (Hình: soha)
“Khốn khổ nước tôi, mê tín thì vô hạn, tôn giáo thì nông cạn.
…Khốn khổ nước tôi, ca ngợi côn đồ là anh hùng, gọi kẻ xấu xâm lăng là bạn vàng.Khalil Gibran, Lebanese-American Poet, (1883-1931)
Vào ngày 14 Tháng Giêng, báo chí trong nước loan tin hàng vạn người dân tràn kín lòng đường, không chen chân được vào chùa thì đứng vái vọng trước cửa chùa Phúc Khánh, còn gọi là chùa Sở, Hà Nội trong lễ dâng sao giải hạn. Vào dịp đầu năm, để tránh vận đen trong năm hoặc giảm bớt tai họa tật ách, thiên hạ thường làm lễ cúng hay dâng sao giải hạn để hóa giải vận xui.
Bảng giá của chùa này là $6,50 cho chi phí  phí dâng sao giải hạn, còn nếu ai muốn “cầu an” cho gia đình phải chi thêm $6,50 nữa. Từ các con số nêu trên, người ta ước tính chùa Phúc Khánh, sau mấy ngày tết, có thể thu vào hàng trăm nghìn đô la.
Phật Giáo không có nghi lễ cúng sao giải hạn, mà tin rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chớ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài.
Tuy vậy các chùa ở trong nước cũng như hải ngọai thường tổ chức những buổi lễ rất trọng thể nhằm đáp ứng nhu cầu mê tín của quần chúng, miễn là có doanh thu. Hầu như chùa nào cũng có chương trình cầu an đầu năm, một số chùa tổ chức cúng sao giải hạn. Đã không giải thích cho tín đồ dừng mê tín chuyện sao, họ lại tiêm nhiễm cho họ đầu óc mê tín, kiểu nói: “Phật tử năm nay sao Thái Bạch, vào hạn khánh tận, Thái Bạch là sạch cửa nhà, phải dùng tám ngọn đèn hay tám ngọn nến làm lễ hướng Tây, mỗi tháng cúng vào ngày Rằm, khấn đức Thái Bạch Tinh Quân, và nhà chùa sẽ lo cúng lễ tập thể.”
Sao và Hạn là cái gì ghê gớm khiến cho quần chúng phải lo lắng, kiêng dè, tốn thời gian, tiền của, sì sụp, lạy lục khấn vái đến như thế?
Cúng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh. (Hình: soha)
Từ xưa, ảnh hưởng văn hóa mê tín Trung Hoa, người ta có quan niệm mỗi người đều có sao trên Trời chiếu mạng và chịu một cái hạn hàng năm. Có tất cả 9 ngôi sao được gọi chung là Cửu Diệu. Chúng cứ chiếu thành một vòng tuần hoàn và cứ 9 năm sẽ luân phiên một lần. Trong đó bao gồm 3 sao xấu, 3 sao tốt và 3 sao trung bình.
-Sao Thái Dương, Mộc Đức và Thái Âm chính là 3 sao tốt.
-Sao La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô là 3 sao xấu, hung tinh. (Thái Bạch sạch nhà, Kế Đô không xô cũng ngã!)
-Sao Vân Hán (Vân Hớn), Thủy Diệu, Thổ Tú chính là 3 sao trung tính.
Nếu mê tín, gặp phải 3 sao xấu chiếu mạng thì cần sớm tìm cách dâng lễ cúng để giải. Có thể cúng sao giải hạn ở chùa, ở nhà và cúng vào đầu năm hoặc các ngày cố định trong tháng. Vì nếu không cúng sao, giải hạn bạn sẽ gặp nhiều bất lợi về con đường công danh và sức khỏe.
Chắc nhiều độc giả cũng nôn nóng xem mình năm nay bị sao nào chiếu mạng, tốt hay xấu, nhằm giảm được vận hạn của mình, phải cúng dâng sao giải hạn đầu năm ra sao?
Vì không muốn phổ biến chuyện mê tín, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ trích trong bài bản đã được phổ biến trong nhân gian hay trong các loại lịch sách phổ thông.
Tôi lấy một ví dụ là sao Kế Đô. Như trong năm này những ai đúng vào tuổi ta (Âm Lịch) là 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82 (cách nhau 9 năm – tuổi) Nếu Nam là bị sao La Hầu, nếu Nữ là bị sao Kế Đô chiếu mạng, nếu mê tín thì mau mau đi cúng sao giải hạn, cho tai qua nạn khỏi! Không lẽ mới lên 10 tuổi, trẻ em đã phải đi cúng sao?
Người ta giải thích Sao Kế Đô là sao xấu nhất vào Tháng Ba và Chín cho phụ nữ, cần chú ý đến bệnh tật, nên giữ mồm giữ miệng kẻo dính vào thị phi (lời khuyên cũng đúng thôi!)
Sao La Hầu thuộc một sao xấu nhất cho phái Nam vào các Tháng Bảy và Tháng Giêng (Âm Lịch). Đây chính là loại sao hung tinh chiếu mạng. Nó mang lại xui xẻo, bất lợi gây ra những rắc rối liên quan đến thị phi, luật pháp. Bên cạnh đó còn tạo ra cảm giác buồn chán (trầm uất) cho bản thân người bị chiếu.
Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách thì gặp chuyện thi phi, người làm bậy thì sẽ dính đến luật pháp, bệnh tật thì ai cũng cần đề phòng! Không cần phải biết sao hạn, ai cũng biết “bệnh từ miệng mà vào,” (bệnh tật) “họa từ miệng mà ra” (thị phi gây gỗ).
Lại nói về hạn.
Mỗi năm mỗi người lại có một hạn! Về hạn thì có hạn Huỳnh Tiền bị hao tài tốn của và bệnh nặng, hạn Tam Kheo sẽ khiến cho chân tay bị nhức mỏi, hạn Ngũ Mộ bị hao tốn tài lộc, hạn Thiên Tinh dễ dính đến thị phi xung đột mâu thuẫn, hạn Tán Tận  hao tài, ảnh hưởng đến bệnh tật, hạn Thiên La luôn bị quấy rối, hạn Địa Võng  cẩn thận dính đến pháp luật, hạn Diêm Vương người xa mang tin buồn.
Cho một ví dụ: năm nay những ai tuổi Mậu Tý (1948) Nam thì bị hạn Huỳnh Tuyền, Nữ thì bị hạn Tán Tận. Tuổi Canh Tý (1960) thì Nam bị hạn Thiên La, Nữ bị hạn Diêm Vương.
Không ai giải thích cho chúng ta biết vì sao phảỉ cúng sao, giải hạn? Việc cúng kiếng này sẽ hóa giải năng lực xâm hại con người của sao và hạn, hay cho con người một sự che chở như áo giáp, nón sắt để sao và hạn không thể xâm phạm đến?
Người Việt Nam chúng ta bị nạn (cờ Đỏ) “sao” Vàng chiếu mạng (Cải Cách Ruộng Đất 1949 – Mậu thân 1968 – Đánh Tư Sản Mại Bản – Vượt Biển – Tù Tập trung Cải Tạo,) hễ bị loại sao này chiếu tới mạng là tới số! Loại sao này có cúng kiếng đến 800 lượng vàng như bà Nguyễn Thị Năm thời CCRĐ cũng không loại trừ được, phải pháp trường phơi thây. Hạn là cái “hạn” Cộng Sản dài 74 năm (1945-2019) cả hai miền Nam Bắc chưa thoát ra được.
Cúng sao, giải loại hạn này chỉ là một giải pháp mê tín, hối lộ không hiệu nghiệm, chỉ có cách bài trừ, trấn áp, xa lánh, đạp đổ nó, may ra cá nhân mới được an bình, đất nước, giang sơn này mới khá ra được!
Một độc giả cho rằng, chúng ta chỉ cần một số người tương đương với số người chen lấn ở đền Trần xin ấn hay với số người tràn vào chùa cúng sao, giải hạn, cầu an, xin xăm… dành cho một cuộc xuống đường chống cường quyền Cộng Sản và bá quyền Trung Cộng thì hay biết mấy! (Huy Phương)