Wednesday, September 26, 2018

Đại Quang định luận

trandaiquang05
Ông Trần Đại Quang (phải) cùng Tổng Thống Indonesia Joko Widodo tại Hà Nội hôm 11 Tháng Chín, 2018. Sắc diện của ông Quang suy giảm rất nhanh kể từ đầu năm 2016, khi ông được Quốc Hội CSVN bầu làm chủ tịch nước. Vào sáng 21 Tháng Chín, ông qua đời vì “mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại.”

(Hình: Nhac Nguyen/AFP/Getty Images)
“…ai hiểu đạo thì biết việc xây dựng đền chùa không đủ để giải nghiệp. Nghiệp vốn nghĩa là hành động. Chỉ những hành động thiện mới có thể giảm bớt nghiệp của những hành động ác…”
Thành ngữ “cái quan định luận” nghĩa là chỉ nên bàn luận về người ta sau khi đậy nắp quan tài rồi. Chúng ta không nên phê phán ai sớm quá, hãy đợi lúc họ chết hãy bàn. Vì nếu còn sống thì họ có thể sẽ làm những việc khiến mình có thể thay đổi ý kiến.
Khi tin ông Trần Đại Quang qua đời được nhà báo Huy Đức tiết lộ trên mạng, dư luận người Việt Nam bắt đầu chạy đua những ý kiến “định luận” về ông. Nhật báo Người Việt loan báo ngay tin sau đó, cũng nhận được bao nhiêu lời bình phẩm. Lúc còn sống ông Trần Đại Quang đã bị nhiều lời chỉ trích, nhưng không thể so sánh với “cơn sóng trào” bùng lên sau khi ông ngưng thở.
Nhà báo Mặc Lâm đã nghĩ tới “truyền thống lễ nghĩa của tổ tiên” với câu “Nghĩa tử nghĩa tận!” Mặc Lâm ngạc nhiên thấy ông Trần Đại Quang “vừa nằm xuống thì hàng ngàn status nổi lên, nhưng không có lấy một status nào chúc ông tiêu diêu cực lạc.”
Trái lại, trong dư luận dân Việt “Chẳng những không chia sẻ, cảm thông (với hoàn cảnh tang tóc), người dân còn tỏ ra hả hê như vừa trút được gánh nặng trên vai. Không hiếm người nhảy cẫng lên vui như trúng số.” Ông phỏng đoán, “có thể chúng (thái độ, hành vi, tâm trạng đó) phát xuất từ nỗi căm hờn không nơi chia sớt.”
Cái gì sinh ra “nỗi căm hờn” không biết trút vào đâu như vậy?
Nếu trong cuộc đời Trần Đại Quang ông có gây đau thương oan khuất cho nhiều người thì những người đó có thể nuôi nỗi căm hờn không thể nguôi. Người ta sẽ ghi nhớ, sẽ phục hận khi người chuốc oán chết đi. Lê Đức Thọ vẫn còn bị nhiều người báo oán, sau khi đã nằm dưới mộ. Nhưng khi tất cả dư luận đồng thanh tỏ ra vui mừng khi Trần Đại Quang chết, thì đây là một niềm oán hận lớn, một nỗi oan khuất chung.
Một nỗi oán hận rộng lớn như vậy thường dành cho những bạo chúa, những Stalin, Mao Trạch Đông, Causescu. Khi còn sống họ chỉ nói một câu là có thể đầy ải hàng triệu người trong ngục tù, hàng triệu người bị giết, chết vì lao động cực khổ, vì đói, vì lạnh. Cái nghiệp của họ lớn lắm. Ông Trần Đại Quang chắc chưa đạt tới mức đó. Đến cuối đời ông cũng chỉ là một trong “tứ trụ” của chế độ Cộng Sản. Liệu khi ba người kia nhắm mắt lìa đời họ có thể bị dư luận phán xét giống như ông phải gánh chịu hay không?
Có lẽ ông Trần Đại Quang được đối xử đặc biệt vì ông từng đứng đầu ngành công an, và nhờ vào địa vị đó mà leo lên làm chủ tịch nước. Làm chủ tịch nước là vai trò vô hại nhất trong chế độ. Nhưng làm trùm công an thì chắc chắn phải mang cái nghiệp chung do hàng triệu công an đang nắm quyền sinh sát tạo bao nhiêu ác nghiệp. Công an bắt người, tra tấn người. Công an đòi hối lộ tiền bạc và tình dục. Công an đánh đập những công nhân biểu tình đình công, đạp giầy vào mặt người dân, đập đầu người biểu tình vì bị cướp đất.
Khi nghe tin Trần Đại Quang nằm xuống, nhiều người có thể không nhớ đến một hành động nào của riêng ông nhưng người ta có thể nghĩ ngay đến bao nhiêu người chết trong đồn công an, đến cảnh năm học viên trường cảnh sát chọc ghẹo đàn bà rồi truy sát người chồng. Một độc giả đã hỏi, “Mới chỉ là học viên mà đã như vậy rồi, khi trở thành công an thì như thế nào?”
Dưới chế độ Cộng Sản, tất cả những oán hận được dồn vào công an. Họ là thành trì bảo vệ chế độ với khẩu hiệu “Còn Đảng Còn Mình.” Trần Đại Quang không chỉ mang cái nghiệp báo nặng nề của ngành công an mà còn đội trên đầu cái ác nghiệp chung suốt 70 năm đảng Cộng Sản tác oai tác quái trên đất Việt.
Ngay từ khi ra đời, các đảng Cộng Sản dựa vào lực lượng công an mật vụ. Các tay trùm Cộng Sản đều biết sức mạnh của công an mật vụ, vì chính họ luôn luôn bị công an mật vụ theo dõi, truy tầm rồi có khi trao đổi, mua chuộc. Hồ Chí Minh đã liên lạc mật thiết với một người mạo danh cách mạng ở Quảng Đông, dù bao nhiêu nhà người đã báo động người đó là tay sai của mật thám Pháp. Nhưng nhờ quan hệ với tên mật thám đó, họ Hồ đã tiết lộ cho Pháp biết, để bắt trúng bao nhiêu nhà cách mạng khác, vì họ không nghe lời Hồ thuyết phục mà theo đảng Cộng Sản.
Họ Hồ đã học tập Stalin. Từ khi còn hoạt động bí mật, Stalin đã từng bị nhiều đảng viên Cộng Sản khác nghi là làm chỉ điểm cho bộ máy công an mật vụ của Nga hoàng, gọi tắt là Okhrana. Nhiều lần Stalin đã cho Okhrana biết chỗ ẩn trốn của các đồng chí để tới bắt họ. Năm 1909 mấy đảng viên lập tòa án xử Stalin, đang xử thì mật vụ Nga hoàng xuất hiện bắt cả “chánh án” lẫn nhân chứng!
Trong thập niên 1920, một tài liệu từ văn khố lưu trữ hồ sơ của chế độ Nga hoàng được đưa ra ngoài, nang tên “Thư của Eremin” được báo Life ở Mỹ đăng. Trong thư đó, tác giả là nhân viên mật vụ của Nga hoàng đã tường trình về Stalin, người chỉ điểm do anh ta điều khiển. Sau này, Nikita Khrushchev đã sai trùm KGB Serov nghiên cứu tài liệu này, nhưng cũng không biết chắc đó là thật hay giả! Người ta không thể biết mật vụ Okhrana đã lợi dụng Stalin hay ngược lại! Vì trong thế giới tranh chấp bí mật giữa mật vụ và các đảng cách mạng, không ai biết bên nào lợi dụng và xâm nhập bên nào!
Lên nắm quyền, Stalin củng cố lực lượng công an mật vụ không những để bảo vệ chế độ Cộng Sản mà còn dùng làm vũ khí tiêu diệt các đối thủ trong nội bộ. Đó là một thế giới tàn bạo và “phi luân,” không theo một quy tắc luân lý nào.
Trần Đại Quang đã được Nguyễn Tấn Dũng đưa lên hàng đại tướng công an, rồi lên đứng đầu cả khối công an. Chính Nguyễn Tấn Dũng cũng xuất thân công an. Nhưng sau đó Trần Đại Quang sẵn sàng hợp tác với Nguyễn Phú Trọng lật đổ Nguyễn Tấn Dũng. Quang có thể nuôi tham vọng có ngày sẽ hất cẳng Nguyễn Phú Trọng, lên ngồi ghế tổng bí thư nữa, nếu không bị bệnh nặng! Đó là những chuyện bình thường trong thế giới Cộng Sản và có lẽ chỉ có trong thế giới Cộng Sản.
Khi một người nhắm mắt lìa đời, tất cả những tham vọng, âm mưu, toan tính, cũng tan thành mây khói. Còn lại là công luận. Ông Trần Đại Quang đang được công luận phê phán. Mong ông không phải chịu số phận như thi hài ông Lê Đức Thọ.
Lão Tạ cho biết Trần Đại Quang giống Nguyễn Bá Thanh, về cuối đời họ chăm chỉ đi xây đền chùa. Họ biết và muốn tự cởi bỏ, thoát ra khỏi nghiệp báo nặng nề. Nhưng ai hiểu đạo thì biết việc xây dựng đền chùa không đủ để giải nghiệp. Nghiệp vốn nghĩa là hành động. Chỉ những hành động thiện mới có thể giảm bớt nghiệp của những hành động ác. Điều này, tất cả các người Cộng Sản còn sống, nhất là các ông bà công an, nên biết. 
Ngô Nhân Dụng

Lăng tẩm làm gì khi bản thân làm toàn những điều ô danh?

“…có xây lăng tẩm to đùng thì thì dân cũng phỉ nhổ mà thôi. Đến đại công như Tần Thủy Hoàng còn không cứu nổi ô danh chứ đừng nói chẳng có công gì cho đất nước như mấy lãnh đạo CS…”
ngoimo_kennedy_arlington02
Phong kiến là gì? Phong là phong tước, kiến là kiến địa. Từ phong kiến xuất phát từ đó. Thời kì sơ khai của xã hội loài người, khi một ông vua khai quốc lên ngôi, ông ta sẽ phong tước cho con cháu dòng họ và công thần. Đi kèm với phong tước sẽ là việc chia chác đất đai cho những người ấy, điều này người ta gọi là “phân phong”.
Việc chia chác này xem như mỗi người được phong sẽ là vua trên vùng đất của mình. Chính việc phân phong đó mà quyền lực của vua ở trung ương bị mất dần qua nhiều đời sau. Thế là một quốc gia to lớn và hùng mạnh ban đầu trở thành những quốc gia nhỏ và chúng đánh nhau liên miên. Thời kì nhà Chu trước Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa cổ đại là dạng nhà nước đó – nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ. Loại phong kiến này đã đưa đất nước Trung Hoa bị xé nát thành từng mảnh nhỏ và kéo theo đí chiến tranh xâm chiếm suốt thời Xuân Thu – Chiến Quốc kéo dài hơn 500 năm.
Doanh Chính – Tần Thủy Hoàng là một ông vua nước Tần, chỉ là một nuớc trong rất nhiều nước thời Chiến Quốc. Ông ta có tài quân sự, đã đưa nước Tần thành một quốc gia thống nhất Trung Quốc kết thúc thời Chiến Quốc đầy chiến tranh loạn lạc. Đấy là công lớn đầu tiên của ông ta. Nhưng đó chưa phải là công lao to lớn duy nhất, ông ta còn có công xoá bỏ phong kiến phân quyền cát cứ thời Xuân Thu – Chiến Quốc và lập nên phong kiến tập quyền về sau. Thời ông chỉ có phong tước mà không kiến địa cho công thần và con cháu dòng họ. Tất cả không ai là vua con ở lãnh địa của mình, mà chỉ là thay vua quản một khu vực địa lý. Vua có thể bổ quan đi bất cứ nơi đâu chứ không phải quan là lãnh chúa ở một chỗ làm vua con như thời phong kiến phân quyền.
Từ chỗ xoá phong kiến phân quyền thiết lập phong kiến tập quyền, nước Trung Hoa mạnh lên và bắt đầu đi xâm chiếm lân bang để mở rộng bờ cõi thành nước Trung Hoa rộng lớn như hôm nay.
Tần Thủy Hoàng công lao lớn thế, nhưng ông ta rất tàn bạo. Bắt dân xây Vạn Lý Trường thành và rất nhiều trong họ phải chết vì lao lực. Ông cũng nổi tiếng đốt sách và chôn sống những nho sĩ đương thời. Và người đời sau chỉ nhớ đến Tần Thủy Hoàng như ông vua bạo chúa mà quên đi công lao to lớn của ông ta. Mua danh ba vạn bán danh ba đồng, gây tiếng thơm cho hậu thế không dễ.
Sau nhà Tần sụp đổ, Trung Hoa loạn thời gian ngắn thì triều đại nhà Hán thay thế. Hán Cao Tổ – Lưu Bang cho xây dựng nhà nước Trung Hoa theo mô hình phong kiến tập quyền do Tần Thủy Hoàng sáng lập. Nhờ mô hình này mà nhà Hán tồn tại và phát triển hơn 400 năm (206-220) đến thời Tam Quốc mới kết thúc. Thời cực thịnh, nhà Hán đã mở rộng và sáp nhập rất nhiều lãnh thổ về cho Trung Hoa, đến nỗi dân tộc Trung Hoa tự nhận mình là người Hán. Và tư tưởng đại Hán cũng từ đó mà hình thành. Tính đến nay, tư tưởng Đại Hán đã thấm vào dân tộc này hơn 2000 năm, nó cùng với hệ tư tưởng Khổng Giáo là thứ gần như không thể xoá được với người Trung Hoa. Ngày nay, hệ tư tưởng đó sẽ trói dân tộc Trung Hoa khó theo kịp văn minh và nó cũng là mối nguy cho khu vực.
Quay trở lại con người của Doanh Chính – Tần Thủy Hoàng. Rõ ràng ông ta là một tài năng kiệt xuất, vì bạo tàn xem thường mạng dân nên mọi công lao to lớn ấy bị người đời xem nhẹ. Và những thứ đó được Lưu Bang hưởng trọn. Cho dù ông ta – Tần Thủy Hoàng có cho xây lăng tẩm vĩ đại để mong người đời sau ghi nhớ công lao. Nhưng không! Người đời sau chỉ nhớ đến sự bạo tàn của ông ta mà thôi. Đó là lẽ thường.
Đấy là nói đến Tần Thủy Hoàng, người đầu tiên thống nhất Trung Hoa và xoá bỏ phong kiến phân quyền. Còn lãnh tụ CS thì sao? Chỉ là kẻ mang chủ thuyết lạc hậu để áp vào đất nước chả có công gì mà chỉ là tội đồ. Để mất một phần chủ quyền về tay ngoại bang làm lãnh thổ mà tổ tiên để lại bị thu hẹp. Gây chiến tranh tương tàn đẫm máu làm chết từ 2 – 4 triệu đồng bào cũng là tội ác. Một chế độ cai trị sau 1975 dù không chiến tranh nhưng rất hà khắc với nhân dân, ý đồ giáo dục ngu dân để trị, và liên tục nhượng lãnh thổ cho giặc. Duy trì sự đói nghèo và thù hằn những người đòi hỏi cải tổ chính trị cũng là điều đáng nguyền rủa. Như vậy có xây lăng tẩm to đùng thì thì dân cũng phỉ nhổ mà thôi. Đến đại công như Tần Thủy Hoàng còn không cứu nổi ô danh chứ đừng nói chẳng có công gì cho đất nước như mấy lãnh đạo CS.
Đỗ Ngà

Phải xử lý nghiêm việc xâm phạm “chủ quyền tiền tệ”

khach_trungquoc
Khách Trung Quốc thanh toán tiền sau khi mua các sản phẩm cao su
tại một địa điểm ở Khánh Hòa. Nguồn ảnh: www.baokhanhhoa.vn
“…Việc “chủ quyền tiền tệ” bị xâm hại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến dư luận và quyền thiêng liêng khác của quốc gia…”
(TBKTSG Online) - Vấn đề đảm bảo các nguyên tắc về tiền tệ trên lãnh thổ là một vấn đề chung đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó thanh toán tiền tệ và đồng tiền theo lãnh thổ là quyền tối thượng của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực tài chính nhiều chuyên gia gọi đó là “chủ quyền tiền tệ”.
Nói nôm na nguyên tắc này là trên lãnh thổ nước nào thì sử dụng đồng tiền nước đó để giao dịch và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên lãnh thổ nước nào thì thanh toán ở nước đó.
Hiến pháp nước ta qui định tại Điều 55 về tiền Đồng là tiền tệ quốc gia. Pháp lệnh ngoại hối 2005 tại Điều 3 nêu rõ “thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam”.
Nói như thế không phải chỉ có tiền Đồng mới được giao dịch mà ngoài ra còn có thể giao dịch bằng ngoại tệ trong các trường hợp đặc biệt luật định. Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối qui định “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
Bảo đảm các nguyên tắc về “chủ quyền tiền tệ” là nhằm đảm bảo ổn định nền kinh tế, không bị xâm lấn từ kinh tế bên ngoài, đặc biệt trong thời đại “quyền lực mềm” của các quốc gia tiên tiến phát huy nhanh tác dụng như hiện nay.
Mới đây dư luận báo chí lên tiếng mạnh mẽ về một tình trạng du khách Trung Quốc mua hàng ở Việt Nam nhưng quẹt thẻ ngân hàng Trung Quốc. Tức giao dịch không phải bằng tiền Đồng và được thanh toán không trên lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt 2 doanh nghiệp 900 triệu đồng do tổ chức thanh toán quẹt thẻ ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên tình trạng này đã không còn đơn lẻ ở một vài doanh nghiệp ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm ngành quản lý thị trường vào chiều 2-8-2018, ông Cao Xuân Luật - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh cho biết du khách Trung Quốc tới Quảng Ninh nhưng toàn bộ mua sắm của họ lại không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Theo đó, các ông chủ của các cửa hàng này là người Trung Quốc và mở máy thanh toán từ ngân hàng bên Trung Quốc. Khách Trung Quốc mua hàng quẹt thẻ và toàn bộ tiền hàng mua ở Quảng Ninh đều sang Trung Quốc, gây thất thu thuế rất lớn. Việc phát hiện thất thu, kiểm soát gặp khó khăn bởi các giao dịch mua hàng chủ yếu qua mạng kết nối trực tuyến (online).
Tại Việt Nam, đây là loại hình vi phạm về tiền tề rất mới. Có thể các doanh nghiệp du lịch Trung Quốc họ giao dịch như thế nhằm né thuế, hay thuận tiện cho khách hàng của họ, hay vì lý do gì khác… nhưng về phía Nhà nước Việt Nam thì rõ ràng không thể chấp nhận việc vi phạm pháp luật Việt Nam như thế.
Các nguyên tắc của tiền Đồng Việt Nam, cũng như các quốc gia khác, nó không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn có giá trị thiêng liêng chủ quyền quốc gia.
Việc “chủ quyền tiền tệ” bị xâm hại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến dư luận và quyền thiêng liêng khác của quốc gia.
(*)Trung tâm tư vấn pháp luật TP HCM, Trung ương Hội luật gia Việt Nam
Luật sư Trần Đình Dũng

“Tôi không quan tâm về Chính trị”

Thảm cảnh này đừng nói không liên quan đến chính trị
“Quản lý xã hội kiểu gì mà để thất nghiệp lan tràn, thứ nghề đánh máy mà cũng phải giành nhau chen lấn mới gây ra thảm cảnh – Ý kiến này của lão già thuyết phục được mọi người, chấm dứt việc tranh cãi.
Không “lịch sự” chút nào, trong buổi trà đàm, người ta đang bàn chuyện Quốc tang, gã đến chưa kịp ngồi, đứng phán ngay: “Tôi không quan tâm về chính trị, bàn về kinh tế mới sát với cuộc sống”.
Mọi người mất hứng, ngồi lặng thinh, chờ xem gã định diễn trò gì nữa.
Không cần ngồi, với vẻ không hài lòng, gã thông tin rạch ròi: “Bộ Tài chính đề nghị, được thường vụ Quốc hội thông qua, đầu năm tới lại tăng thuế xăng dầu thêm 4.000 đồng/lít cho bảo vệ môi trường. Theo báo Lao Động, năm 2016, thuế môi trường đánh vào xăng đầu thu về 42.300 tỷ, thực chi cho môi trường chỉ có 12.290 tỷ - còn hơn 30.000 tỷ ở đâu, vào túi ai? . Quá rồi!”. 
Đúng là thần khẩu hại xác phàm, gã có ngờ đâu, vì sự nông cạn của mình trở thành mục tiêu cho mọi người có mặt thay phiên nhau tấn công: 
- Anh nói không quan tâm đến chính trị, sao lại lên án tăng giá xăng dầu? -  Đảng cầm quyền chủ trương, Quốc hội của Đảng thông qua, Bộ Tài chính móc túi dân một cách công khai, chẳng lẽ đó không phải là chính trị?.
- Anh quên rồi sao: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Quốc hội  Nguễn Sinh Hùng, Nguyễn thị Kim Ngân đã từng nói “Bộ Chính trị đã quyết không thể không làm”, từ Bauxite Tây Nguyên, Formosa, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện,  nhà máy giấy Lee&Man sông Hậu, các Đặc khu kinh tế… đều do Bộ Chính trị chủ trương, ngoài thua lỗ, còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, giờ đây chủ trương thu thuế môi trường… chẳng lẽ những việc vừa kể không liên quan gì đến chính trị?.
- Chính trị và Kinh tế tuy khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ ràng buộc với nhau. Bởi vậy mới có môn “Chính trị, Kinh tế học”. Trong ba môn: khoa học Xã hội, khoa học Tư nhiên, khoa học Kỹ thuật – khoa học Xã hội thủ vai thống soái, chi phối toàn bộ.
- Anh là đảng viên của đảng chính trị mà nói không quan tâm đến chính trị là lừa đời, chẳng ai tin đâu?
..v..v… 
Trước lời hay lẽ phải, hắn không thể phản biện, trân mình chịu đựng. Chạnh lòng thương trước thảm cảnh, tôi xen vào nới lỏng vòng vây cho hắn,  bằng cách kể 3 chuyện có xưa có nay:
1/Chuyện xưa bên Tàu: Nhà Lương định đánh nhà Lỗ. Vua Lương cho người thám thính quân tình nhà Lỗ. Thám thính về báo: “Bên lỗ đào hào đấp lũy kiên cố, lương thực đầy kho khó mà đánh thắng”.
Vua Lương triệu hồi bá quan văn võ vào cung trao đổi ý kiến. Một quan văn đứng lên nói: “Thế là đánh được, chắc thắng”.
Vua Lương bảo: “Khanh hãy lý giải rõ hơn cho trẫm nghe xem”.
Quan văn nói: “Đào hào đấp lũy kiên cố là sưu cao, lương thực đầy kho là thuế nặng. Sưu cao, thuế nặng là mất lòng dân – mất lòng dân là đánh được và chắc thằng”.
Đúng vậy, Lương xua quân đánh Lỗ thắng như chẻ tre.
*
2/ Một hiệu buôn cần một nhơn viên đánh máy, chủ hiệu dán giấy tuyển chọn khắp nơi. Điểm thi trên lầu, người đến dự thi quá đông, chen lấn sập cầu thang gây thương vong. Cảnh sát đến xem xét hiện trường rồi phán:
-  Do chủ hiệu: chỉ cần có 1 người mà quảng bá tùm lum dẫn đến chen lấn sập cầu thang gây tai nạn?
-  Do người dự thi: họ không theo thứ tự, giành nhau chen lấn mới ra nông nỗi?! – chủ hiệu nói.
Thế là đổ qua đổ lại không đâu vào đâu. Một lão già đứng xa bên ngoài nói vói vào:
-  Tại chế độ chính trị.
-  Sao lại đổ cho chế độ chính tri? – viên Cảnh sát vặn hỏi.
Lão già thản nhiên đáp: “Quản lý xã hội kiểu gì mà để thất nghiệp lan tràn, thứ nghề đánh máy mà cũng phải giành nhau chen lấn mới gây ra thảm cảnh – Ý kiến này của lão già thuyết phục được mọi người, chấm dứt việc tranh cãi.
*
3/ Năm 1981, nạn tự tử ngày một lan tràn do túng quẩn. Ban Tuyên Huấn Tỉnh ủy Tiền Giang định cử tôi tổ chức cuộc hội thảo khoa học về “tự tử”. Tôi từ chối. ông Cao văn Sáu, trưởng Ban Tuyên Huấn tỉnh Tiền Giang hỏi sao tôi từ chối. Tôi kể cho Ông nghe chuyện vừa xảy ra:
Ở xã Trung An thuộc TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nầy chớ không đâu xa: Một nông dân không có ruộng, nhận xịt thuốc trừ sâu cho hộ nông dân nhà bên. Khi về nhà, bữa ăn trưa chỉ có cơm với rau muống luộc, xót ruột quá, ông  lấy 2 trứng gà đang ắp luộc ăn cơm. Vợ biết được cằn nhằn, buồn quá, ông lấy cớ do thiếu thuốc còn một xẻo nhỏ chưa xịt, bảo chủ đưa thêm ít thuốc xịt cho giáp. Thế rồi, ống uống số thuốc trừ sâu mới lấy thêm nầy, chết ngay sau đó - Đã là hội nghị khoa học, phải xét cho cùng, truy cho tận thì chế độ chính trị này phải lãnh đủ? Liệu có chịu nổi không?
Vậy thì thôi đi ! – ông Cao văn Sáu nói.
Thế là cuộc trà đàm buổi sáng hôm nay, đột ngột thay chủ đề từ Quốc tang sang Xã hội học. Tuy bao đồng nhưng cũng thú vị.
25/9/2018
Thiện Tùng

Trump kêu gọi chống CNXH, người Việt ‘thấm thía’ và ‘mong thành hiện thực’

 Khánh An-VOA/27/09/2018 
Một người phụ nữ đi bên cạnh bức tường mang biểu tượng của Đảng Cộng sản trên một con phố ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Một người phụ nữ đi bên cạnh bức tường mang biểu tượng của Đảng Cộng sản trên một con phố ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Trong cả bài diễn văn dài hơn 3500 từ mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, đoạn phát biểu kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người” đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam. Một số người nói với VOA rằng họ ủng hộ và mong ý tưởng của Tổng thống Mỹ sớm trở thành hiện thực, vì “hơn ai hết, chúng tôi rất thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”.
Đơn cử trường hợp ở Venezuela, Tổng thống Donald Trump nói đây là một “bi kịch của nhân loại” với “hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro và sự hậu thuẫn của Cuba”.
“Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã gây phá sản quốc gia dầu mỏ và khiến người dân rơi vào cảnh nghèo đói”, Tổng thống Mỹ nói trong bài phát biểu ở Liên Hiệp Quốc.
Ông cho rằng việc “thử nghiệm” CNXH đã “tạo ra đau khổ, tham nhũng và phân rã”, đồng thời kêu gọi “tất cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại chủ nghĩa xã hội và đau khổ mà nó gây ra cho mọi người”.
Phần phát biểu này của ông Trump đã gây chú ý đặc biệt đối với người dân đang sống ở một trong số ít ỏi các quốc gia vẫn đang theo CNXH là Việt Nam.
Nhà báo tự do Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói với VOA rằng ông mong ý tưởng của ông Trump “trở thành hiện thực” và “được cả thế giới ủng hộ”, mặc dù ông thừa nhận lâu nay “không mấy cảm tình với ông Donald Trump” vì cho rằng ông chỉ là một thương gia, không phải là chính trị gia và cũng không quan tâm tới nhân quyền.
“Nhưng diễn văn hôm qua của ông khiến tôi hết sức bất ngờ. Là một người dân ở quốc gia tuyên bố đi theo CNXH cả nửa thế kỷ nay, hơn ai hết, chúng tôi chịu nhiều cay đắng và rất thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”, ông Tạo nói.
Từ Hà Nội, blogger-nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cũng chia sẻ quan điểm của ông Tạo. Ông Tuyến nói ông không muốn giải thích “dài dòng” lý do ông ủng hộ ông Trump, nhưng “nếu ai đã từng sống dưới một chế độ như chế độ chúng tôi đang sống thì sẽ hiểu”.
Trên mạng xã hội, nhiều người Việt Nam gửi lời “cảm ơn ông Trump” về “ý tưởng tuyệt vời” này. Thậm chí, Facebooker Tuyết Hoàng còn nguyện “lấy một phần tuổi thọ của tôi trao cho ông ấy”.
Theo phân tích của nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù mang tiếng là quốc gia theo CHXH, nhưng trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc đã “xa rời” mô hình đã được Quốc tế Cộng sản định nghĩa từ lâu, “chỉ còn giữ mỗi đặc điểm đầu tiên là độc quyền Đảng Cộng sản cai trị thôi, những cái khác thì đã xóa hết rồi”.
“Cũng may mắn cho hai dân tộc của hai quốc gia này vì ban lãnh đạo đã xa rời bớt chủ nghĩa xã hội, chứ không thì cũng gay go”, nhà báo Võ Văn Tạo nói.
Ngoài ra, theo nhà báo Việt Nam, quan điểm tập trung quyền lực cho các doanh nghiệp nhà nước cũng là một yếu tố đang “phá hoại rất lớn” nền kinh tế Việt Nam.
Ông nói: “Ở Việt Nam, đã có những bài học đau đớn về Vinashin, Vinalines, bất cứ Vina nào hễ rờ đến đều bị thâm thủng hàng trăm, hàng nghìn tỷ. Thế nhưng đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ chủ trương kinh tế nhà nước làm chủ đạo thì cái đó phá hoại sức sản xuất rất ghê gớm”.
TS. Nguyễn Quang A, một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, lại cho rằng Việt Nam chỉ mang vỏ bọc CNXH, còn từ lâu đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
“Ở Việt Nam, người ta đã bỏ cái đó 30 năm nay rồi. Thực sự nếu xét các hoạt động kinh tế của Việt Nam bây giờ thì Việt Nam đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ có điều không phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, mà còn đang trong thời kỳ quá độ rất đau khổ để tiến lên chủ nghĩa tư bản hiện đại mà thôi”
Trong một thư ngỏ gần đây gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người vừa qua đời vài ngày trước, Giám mục Công giáo Hoàng Đức Oanh cảm thán than: “Sao Việt Nam khổ thế! Mọi thứ xuống cấp, cả đạo đức! Người người vô cảm với nhau! Mạng người rẻ như bèo! Bệnh tật nhiều, ung thư nhiều! Chết nhiều! Tù nhiều! Như cải cách ruộng đất 1956? Như Mậu Thân 1968? Rồi 1975? Mất mát nhiều đến thế! Do đâu?”
Ông đề nghị các lãnh đạo Việt Nam hãy “bỏ cái đuôi ‘định hướng theo CNXH’” để tháo gỡ mọi vấn đề và giúp đất nước phát triển.
“Bởi vì như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘đến cuối thế kỷ này cũng chưa biết XHCN đi tới đâu, thành hình như thế nào’, mà bây giờ mình mông lung như vậy”, GM. Hoàng Đức Oanh nói với VOA.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù có nhiều người, đặc biệt là giới trí thức, ở Việt Nam ủng hộ ý tưởng bỏ CNXH, nhưng một số đông vẫn hài lòng và yên phận với tình trạng hiện tại vì đời sống kinh tế đã được cải thiện nhiều so với trước đây.
Ông phân tích thêm: “Rõ ràng phải công nhận so với những năm 1980 thì đời sống ở Việt Nam tốt hơn, nhưng so với tiềm năng của Việt Nam thì rất lãng phí. Đáng lẽ Việt Nam phải là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á và ngang ngửa Nhật Bản, vượt Hàn Quốc nữa, chứ không phải như bây giờ với bình quân thu nhập tính trên đầu người mới hơn 3.000 đôla, theo thống kê của nhà nước Việt Nam”.
Phát biểu “chống chủ nghĩa xã hội” của ông Trump cũng rất được quan tâm tại Trung Quốc, láng giềng “4 tốt” của Việt Nam.
Khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 26/9, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng “Mỗi quốc gia đều có quyền chọn con đường phát triển và hệ thống xã hội phù hợp với mình”, và cho rằng việc “tạo ra sự thù địch và đối đầu” dựa trên khác biệt về ý thức hệ là đặc điểm của thời Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam hiện vẫn chưa có phản ứng hay bình luận gì về phát biểu của Tổng thống Mỹ.

Quy hoạch mọi thứ, trừ ‘tin yêu và hy vọng’!

Theo VOA-Trân Văn/27/09/2018 
Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị ở Ninh Hiệp phản đối dự án lấy đất trường học làm trung tâm thương mại. Hình minh họa.
Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị ở Ninh Hiệp phản đối dự án lấy đất trường học làm trung tâm thương mại. Hình minh họa.
Tuần trước, VnExpress đăng phóng sự “Thiếu phòng, học sinh Hà Nội nghỉ luân phiên” (1). Theo đó, toàn bộ học sinh trường Tiểu học Chu Văn An, tọa lạc tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai chỉ được học tám buổi mỗi tuần thay vì 10 buổi mỗi tuần như các trường tiểu học bán trú khác. Có những đứa trẻ - kể cả học sinh lớp một – mỗi tuần phải ở nhà các ngày thứ hai, thứ ba, chỉ đến trường vào các ngày thứ tư và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ bảy. Ngược lại, có những đứa trẻ được đến trường vào các ngày thứ hai và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ năm rồi ở nhà!
Lịch học kỳ quái như vừa kể là kết quả của tình trạng học sinh quá đông còn phòng học thì có hạn. Trường Tiểu học Chu Văn An chỉ có 41 phòng học nhưng có tới 57 lớp. Lúc đầu, Phòng Giáo dục quận Hoàng Mai dự trù sắp xếp cho học sinh của trường này học mỗi ngày một buổi (học sinh các lớp một và hai sẽ học các buổi sáng, học sinh các lớp từ ba tới năm sẽ học các buổi chiều) song phụ huynh phản đối. Kết quả là bây giờ, phụ huynh phải tự tìm giải pháp chăm sóc cho con cháu của mình hai ngày đầu tuần, hoặc ba ngày cuối tuần bởi trường Tiểu học Chu Văn An không thể tiếp nhận học sinh như bình thường.
***
Tuần này, cũng VnExpress loan báo chính quyền thành phố Hà Nội đã “nhất trí” với chủ trương “xây dựng trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các phường, thị trấn, xã” theo mẫu chung về “hình khối ngôn ngữ kiến trúc, bố cục công trình, vật liệu xây dựng hoàn thiện và màu sắc” (2).
Theo chủ trương này, nếu ở các “đô thị trung tâm”, diện tích những trụ sở vừa kể nên từ 300 mét vuông đến 2.000 mét vuông, cao đến sáu tầng. Nếu ở các “đô thị trung tâm mở rộng”, các “đô thị vệ tinh” hoặc “thị trấn mật độ dân cư cao”, diện tích những trụ sở vừa kể nên từ 880 mét vuông đến 3.900 mét vuông, cao đến năm tầng. Còn nếu ở “các xã và thị mật độ dân cư thấp”, diện tích những trụ sở vừa kể nên từ 1.530 mét vuông đến 4.100 mét vuông, cao đến ba tầng.
VnExpress cho biết, Hà Nội hiện có 584 trụ sở cấp phường, xã, thị trấn (386 ở xã, 177 ở phường và 21 ở thị trấn). Giai đoạn từ 2011-2015, các quận, huyện đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 290 trụ sở cấp xã, với tổng chi phí là hơn 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn bảy phường, xã đang phải thuê trụ sở. Với chủ trương mới mà Vn Express gọi là “khoác đồng phục” cho trụ sở phường, xã, thị trấn, Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cho biết, tổng số trụ sở có thể áp dụng “thiết kế mẫu” khi đầu tư xây dựng là 483. Trong số này có 75 cần xây mới, 136 phải cải tạo bổ sung quy mô hoặc xây mới một số hạng mục, 118 đã được xây rồi nhưng cần cải tạo, sửa chữa. Dựa vào mô tả có tính “tiêu chuẩn” về diện tích, quy mô của trụ sở phường, xã, thị trấn, người ta không rõ chi thêm vài ngàn tỉ đồng nữa đã đủ để đáp ứng chủ trương xây dựng trụ sở phường, xã, thị trấn theo mẫu chung về “hình khối ngôn ngữ kiến trúc, bố cục công trình, vật liệu xây dựng hoàn thiện và màu sắc” hay chưa?
Dẫu kế hoạch “khoác đồng phục” cho trụ sở phường, xã, thị trấn chưa được phê duyệt nhưng chuyện “thu thập ý kiến” của các quận, huyện dường như chỉ là thủ tục bởi chính quyền thành phố Hà Nội đã “nhất trí” với kế hoạch này từ năm ngoái.
***
Khoan bàn đến chuyện ngay tại nội thành Hà Nội, trẻ con không đủ phòng học nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không bận tâm mà chỉ chú tâm vào chuyện cải tạo bổ sung, cải tạo sửa chữa, thậm chí xây mới sao cho các công thự cấp phường, xã, thị trấn khang trang, đồng bộ…
Khoan bàn đến lệnh tạm ngưng xây dựng các “trung tâm hành chính” được ban hành hồi tháng 11 năm 2015 vì công khố cạn kiệt, liên tục bội chi, phải liên tục vay mượn để cầm cự nhưng từ đó đến nay, hết chính quyền các tỉnh (Long An, Vĩnh Long, Thanh Hóa, gần đây là Hải Dương…) thi nhau bán công thổ, công thự để hoàn thiện các “trung tâm hành chính”cấp tỉnh, kèm biện bạch theo kiểu “chủ động, tự cân đối nguồn vốn” chỉ xin hỗ trợ một phần từ công quỹ, giờ tới chính quyền thành phố Hà Nội giới thiệu chủ trương “khoác đồng phục” cho trụ sở phường, xã, thị trấn…
Chỉ nhìn hiện trạng sau khi các quy hoạch được thực thi, người ta đã thấy hết sức quái gở. Quy hoạch từng biến phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, sau vài năm, từ một khu vực vốn thuần nông có khoảng 4.500 gia đình, với chừng 14.000 người, thành một phường nội thành được mô tả là “ngộp thở” vì có tới hàng chục ngàn gia đình cư trú, với số dân được ước đoán không dưới 80.000 người. Quy hoạch qua tay vài chục cơ quan thuộc đủ mọi cấp, ở đủ mọi ngành, trước khi hàng trăm cao ốc được phép vươn lên, dung chứa hết hàng chục ngàn người này đến hàng chục người khác nhưng không nơi nào thèm tính đến những chuyện đơn giản như chỗ để xe, hoặc tới những vấn đề thiết thân của sinh hoạt xã hội như trường học, bệnh viện,… và trường hợp Tiểu học Chu Văn An như đã kể chỉ là một ví dụ.
Quy hoạch khởi đi từ quy hoạch nhân sự lãnh đạo cấp thấp nhất cho tới cấp cao nhất rồi vươn vòi bám vào, chi phối tất cả các lĩnh vực, không nhân, không nghĩa, không trước, không sau, bất tri, bất trí như thế thì tìm kiếm “tin yêu và hy vọng” chỉ là hoang tưởng.
Chú thích

Ghế trống Trần Đại Quang và ‘Phép thử tháng Mười’

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/26/09/2018
Ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Xuân Phúc tại tang lễ ông Trần Đại Quang tại Hà Nội.
 Ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Xuân Phúc tại tang lễ ông Trần Đại Quang tại Hà Nội.
Tháng Mười năm 2018 sẽ là chứng nhân soi xét một phép thử quan trọng, nhưng có thể chỉ là sự giải mã đầu tiên trong một phương trình chính trị chứa đựng nhiều thâm ý không muốn để lộ ra quá sớm, về hai kịch bản ‘chỉ định một ủy viên bộ chính trị không phải tổng bí thư làm chủ tịch nước’ và ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ - kịch bản nào là có chân đứng và kịch bản nào chỉ mang tính giả thiết.
Tháng Mười năm 2018, như thông lệ hàng năm và đã được lên kế hoạch vào năm nay, sẽ diễn ra hai kỳ họp ‘đảng trước, quốc hội sau’: Hội nghị trung ương đảng lần thứ 8 theo chủ thuyết ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’ và sau đó là một kỳ họp quốc hội mà có lẽ não trạng lẫn quán tính ‘nghị gật’ chưa hề được cải tạo.
Nếu trong hai kỳ họp trên, một cái tên nào đó trong Bộ Chính trị - Nguyễn Thiện Nhân hay Trần Quốc Vượng hoặc Tòng Thị Phóng…- mà không phải là Nguyễn Phú Trọng - được xướng lên cho chức vụ chủ tịch nước, có thể gần như chắc chắn kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ phải thoái lui vì những lý do đủ tế nhị và nhạy cảm trong nội bộ đảng.
Nhưng nếu trong hai kỳ họp trên, cái tên Đặng Thị Ngọc Thịnh - hiện là quyền chủ tịch nước thay cho cựu bộ trưởng công an - chủ tịch nước đã được gắn thêm từ ‘cố’ - được ‘Bộ Chính trị tiếp tục phân công giữ chức quyền chủ tịch nước’, cùng lúc hoặc chẳng bao lâu sau đó xuất hiện hiện tượng một số cựu thần, quan chức và ‘quần chúng nhân dân’ đồng loạt xướng lên quan điểm cần ‘nhất thể hóa’ hai chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư với lý do chủ yếu ‘có lợi cho dân tộc và nhân dân’, có thể cho rằng Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ là phương án ‘nghi binh’ trong một kịch bản kéo dài thời gian để tổ chức một chiến dịch PR cho ông Nguyễn Phú Trọng chính thức trở thành bản sao của Tập Cận Bình - nhân vật chủ tịch nước kiêm tổng bí thư của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Và nếu kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ tăng tốc để biến thành hiện thực, có thể cho rằng đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hoặc xảy ra ngay vào năm 2018 hoặc sẽ vào năm 2019 mà chẳng cần chờ đến năm 2021, hay có xảy ra vào năm 2021 thì cũng có thể rất vô nghĩa về ý nghĩa bầu bán cho người cao nhất bên đảng lẫn bên nhà nước; thậm chí đại hội 13 chỉ là bước phát triển cho ý đồ bỏ điều khoản giới hạn chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ như cái cách mà Tập cận Bình đã buộc cả ban chấp hành trung ương lẫn quốc hội Trung Quốc phải chấp nhận ông ta trên cái ngai ‘hoàng đế’ tại đại hội 19 vào tháng Hai năm 2018.
Từ Tập đến Trọng
Chỉ mất có 5 năm “đánh Đông dẹp Bắc kể từ năm 2012, tham vọng xưng hùng của Tập Cận Bình rốt cuộc đã ghi dấu ấn tư tưởng đầu tiên và chính thức. Tại đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc vào cuối năm 2017, tên của Tập đã được ghi trong điều lệ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nâng vị thế của ông ta lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, người sáng lập Trung Quốc. Điều lệ sửa đổi bao gồm khái niệm “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc trưng Trung Quốc cho thời đại mới.”
Chắc hẳn trên con đường tập quyền và độc tôn quyền lực của mình, Tập Cận Bình đã tham khảo rất kỹ cái cách làm thế nào để Vladimir Putin, từ năm 1999 khi Putin trở thành tổng thống Nga đến nay, có thể hoán đảo ngoạn mục từ vai trò tổng thống về vị trí thủ tướng, rồi từ thủ tướng lại trở thành tổng thống nước Nga, nhưng vẫn chưa dừng ở đó mà giờ đây mọi chuyện có vẻ như Putin sẽ “nắm quyền mãi mãi.”
Ngay cả khi chưa xảy ra việc đảng Cộng Sản Trung Quốc chính thức đề xuất bỏ điều khoản giới hạn chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ trong Hiến Pháp, không ít nhà quan sát, phân tích chính trị và báo chí quốc tế đã vừa mỉa mai vừa lo lắng khi lần đầu tiên dùng cụm từ “hoàng đế Tập Cận Bình.”
Về thực chất, Tập đã gần như trở thành một vị hoàng đế không ngai ở Trung hoa lục địa.
Còn Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam thì sao?
Chưa có dấu hiệu hoặc thông điệp rõ rệt nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng thể hiện tham vọng “ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi” một cách quá lộ liễu theo cách Trung Quốc đã bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước để mở đường cho Tập Cận Bình có thêm ít nhất một nhiệm kỳ thứ ba.
Nhưng lại đang thấp thoáng những dấu hiệu và biểu hiện cho tương lai “tổng bí thư kiêm chủ tịch nước” ở Việt Nam. Xuất phát điểm của tương lai này là chủ trương “nhất thể hóa,” được triển khai ở cấp cơ sở để dần từng bước “đánh lên” cấp trung ương.
Mô hình “nhất thể hóa” đang bắt đầu ứng nghiệm theo cách mà trưởng ban Tổ chức trung ương hiện thời là Phạm Minh Chính đã từng thí điểm khi ông là Bí thư Quảng Ninh. Con đường đi lên của Phạm Minh Chính lại được nâng đỡ bởi Tổng bí thư Trọng.
Từ tháng Mười, 2017, một hội nghị trung ương có số thứ tự là “6” đã nêu ra và sau đó nhanh chóng triển khai chủ trương ‘nhất thể hóa’. Hàng loạt tỉnh thành đã và đang nằm trong danh sách “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban,” thậm chí có thể thực hiện cơ chế “3 thành 1” với bí thư vừa kiêm chủ tịch ủy ban hành chính, vừa kiêm luôn chủ tịch hội đồng nhân dân. Không chỉ đảng “nắm” hết, không chỉ “đảng không làm thay mà làm luôn,” mà mỗi bí thư địa phương trên thực tế sẽ trở thành một “lãnh chúa.”
Hãy nhớ lại, vào thời phong kiến ở Châu Âu và ở Việt Nam, giai cấp quý tộc và lãnh chúa tạo thành một cái đỉnh của nó: Vua.
Nếu cơ chế triển khai chủ trương ‘nhất thể hóa’ thuận lợi, có thể ngay vào năm 2019 vấn đề ‘tổng bí thư kiêm chủ tịch nước’ sẽ được đặt ra một cách chính thức trong Bộ Chính trị và trong các hội nghị trung ương, để sau đó sẽ hiện ra ‘vua’ trong một đất nước ‘không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không’.
Và nếu không thế lực nào gây ra cản trở đáng kể, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể trở thành nhân vật độc tôn quyền lực vào khoảng năm 2019, hoặc chậm hơn thì vào năm 2020, không chỉ ‘thống lĩnh lực lượng vũ trang’ - bao gồm vai trò bí thư quân ủy trung ương và đương nhiên phải nắm trọn Bộ Công an, mà còn có thể ôm đồm cả phần việc của một thủ tướng. Nếu tình cảnh đó xảy ra, bên đảng và tổng bí thư sẽ ‘nắm’ hết.
Cũng không loại trừ đến khi đó, và nếu cảm thấy sức khỏe ‘còn đủ để cống hiến cho đảng và dân tộc’ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nảy ra ý tưởng ‘ngồi mãi’ như Tập Cận Bình ngùn ngụt tham vọng ở Trung Quốc. Thế là một bộ sậu nào đó của ông Trọng sẽ hùng hục ‘đề xuất sửa đổi Hiến Pháp’ cho sự kéo dài đến tậm lúc nhắm mắt xuôi tay ấy.
Còn những kẻ khác thì sao?
Đã có một bước phát triển có thể nhận ra và thấp thoáng bóng dáng của một kế hoạch PR từ năm 2017 đến năm 2018, sau cái năm 2016 phải để tang cho vụ ‘cả ba bị bắn’ ở Yên Bái.
Nếu vào năm 2017 vẫn chỉ chủ yếu tuyên truyền cho hoạt động ‘nhất thể hóa’ ở một số tỉnh thành, thì từ đầu năm 2018 đến nay đã xuất hiện một số bài viết - không phải trên mặt báo nhà nước mà trên mạng xã hội - khi cùng với lời ca ngợi Tổng bí thư Trọng bằng những ngôn từ ngút trời như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, và thậm chí ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’, đã gắn kèm với ‘mong mỏi Tổng bí thư có thể là người đứng đầu nhà nước để phù hợp với tiến trình nhất thể hóa các chức danh của đảng và nhà nước’.
Ngay vào thời điểm Trần Đại Quang được gắn thêm từ ‘cố’, đã dậy lên vài ba ý kiến của giới cựu thần về ‘đã đến lúc hợp nhất hai chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư’.
Nhưng từ năm 2017 đến nay cũng đã xuất hiện một quan điểm phê phán khuynh hướng đảng cầm quyền ở Việt Nam muốn tập quyền theo ‘mô hình Tập Cận Bình’. Những chỉ dấu về xu hướng này đã dần lộ ra, với một trong những bằng chứng chủ yếu là dư luận nội bộ chê trách ông Nguyễn Phú Trọng đã ‘quên’ lời hứa trước Đại hội 12 là sẽ chỉ ‘ngồi’ từ 1 đến 2 năm để sau đó phải nhường ghế cho người khác.
Trong cơ chế ‘trách nhiệm thuộc về tập thể, quyền lực và lợi ích thuộc về cá nhân’, sẽ chẳng có ‘người khác’ nào.
Nếu kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ ứng với Nguyễn Phú Trọng mà chẳng phải ai khác, những quan chức mà hiện thời được xem là ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư khi điều lệ đảng hiện hành chỉ cho phép một người đứng đầu đảng không quá hai nhiệm kỳ - như Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính và đặc biệt là ‘ngôi sao đang lên’ Nguyễn Xuân Phúc - chắc hẳn sẽ không thể giấu nổi vẻ thất vọng trên gương mặt và trong ánh mắt đã sạm đen bởi nắng gió chính trường.

Thương chiến giữa dân chủ và độc tài

Theo RFA-Nguyễn Xuân Nghĩa -2018-09-26  
Cờ Mỹ và Trung Quốc-hình ảnh tiêu biểu cho dân chủ và độc tài
Cờ Mỹ và Trung Quốc-hình ảnh tiêu biểu cho dân chủ và độc tài-AFP
Trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục leo thang và mỗi đợt trả đũa lại dẫn tới biện pháp cứng rắn hơn. Chúng ta đang chứng kiến một trận thương chiến giữa hệ thống chính trị dân chủ và một chế độ độc tài. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về lợi thế tương đối của hai hệ thống chính trị đối nghịch này.

Mâu thuẫn tay đôi

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chiều Thứ Hai 17 Chính quyền Hoa Kỳ đưa ra quyết định áp thuế đợt thứ ba, lần này tăng 10% trên một lượng hàng hóa của Trung Quốc có trị giá tương đương với 200 tỷ đô la, bắt đầu từ ngày 24 và qua đầu năm tới thì còn tăng từ 10% lên 25%Phía Bắc Kinh đã trả đũa chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ và sau khi từ chối đàm phán đã ra bạch thư kết án thái độ đàn áp của Hoa Kỳ. Trong mâu thuẫn gay gắt giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất địa cầu, ông nghĩ rằng chúng ta nên chú ý tới những gì nữa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có nhiều cách phân tích mâu thuẫn tay đôi này.
- Đầu tiên là nhìn vào cơ bản của lẽ thắng bại về ngoại thương giữa các nước, như tôi có dịp trình bày vào đầu Tháng Ba khi trận chiến khai mào. Đó là xứ nào lệ thuộc nhiều hơn vào ngoại thương? Nếu dùng tỷ lệ bách phân của xuất khẩu trong Tổng sản lượng GDP thì xuất khẩu của Trung Quốc chiếm gần 20% GDP, của Hoa Kỳ thì chỉ có 12%, tức là nếu xuất khẩu bị sụt vì thương chiến thì Trung Quốc bị hại hơn Hoa Kỳ. Thứ hai là nhập khẩu. Hoa Kỳ có thị trường nhập khẩu lớn nhất các nước và bị nhập siêu với các nước lớn mà nặng nhất là với Tầu. Điều ấy có nghĩa là trong thương chiến, xuất siêu của Trung Quốc mới là nhược điểm. Vì sao lại có nghịch lý như vậy? Vì Tổng sản lượng của Trung Quốc có 3% là nhờ bán hàng qua Mỹ còn Hoa Kỳ chỉ có phân nửa 1% là nhờ bán hàng qua Tầu. Nếu lượng hàng đó giảm thì kinh tế của Tầu bị ảnh hưởng mạnh hơn của Mỹ.
Chế độ dân chủ có thể gây ra ấn tượng hỗn loạn như tại Hoa Kỳ nhưng vẫn cho phép mọi người thích ứng với hoàn cảnh đổi thay dồn dập và thay đổi luôn cả giới dân cử sẽ lãnh đạo. Chứ một chế độ độc tài như tại Bắc Kinh thì khó linh động thích ứng với sự vận hành của một môi trường đa nguyên và phức tạp.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Nói vắn tắt, Hoa Kỳ có sức sản xuất cao nhất mà xuất khẩu chỉ chiếm 12% GDP, còn 88% là sản xuất nội địa. Con số trừu tượng ấy có nghĩa là nếu thương chiến bùng nổ và các nước phản đòn bằng cách bớt mua hàng của Mỹ thì cũng chỉ thu hẹp trong phần xuất khẩu là 12% của Tổng sản lượng thôi. Bên kia chiến tuyến, các nước cần xuất khẩu nhiều mới dễ bị thua. Ngược lại, vẫn nói về tương quan lực lượng trong trận chiến mậu dịch ai cũng muốn tránh, thì kinh tế Mỹ  có sức tiêu thụ cao nhất, như có hậu phương sâu rộng nhất khả dĩ chống trả các đối thủ. Đâm ra, nạn nhập siêu là nhập nhiều hơn xuất, của nước Mỹ lại là một lợi thế trong trận chiến mậu dịch này.
Nguyên Lam: Ông nói rằng chúng ta có nhiều cách phân tích chuyện này và cách đầu tiên là nhìn vào tương quan lực lượng của đôi bên về mặt ngoại thương, xem nước nào lệ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu. Sau đó thì người ta còn có những cách phân tích gì khác nữa, thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cách thứ hai là nhìn vào lịch sử. Hơn 40 năm trước, Hoa Kỳ bị sa sút nhiều mặt khi kinh tế suy trầm, lạm phát gia tăng và vì phí tổn của cuộc chiến tại Việt Nam lẫn đòn phong tỏa dầu khí của khối Á Rập Hồi giáo. Khi đó, ông Ronald Reagan tranh cử Tổng thống với tôn chỉ “Làm Cho Hoa Kỳ Vĩ Đại Trở Lại”, tức là khi ấy, Hoa Kỳ hết còn vĩ đại và cố chinh phục ưu thế cũ mà ưu thế đó không chỉ có kinh tế. Ông Donald Trump ra tranh cử với khẩu hiệu tương tự và khi thắng cử, ông kết hợp an ninh với kinh tế mà đòi xét lại những cam kết của nước Mỹ với các nước khác. Trong các nước, Trung Quốc đã vươn lên thành một đối thủ có khả năng thách đố quyền lực và quyền lợi của Hoa Kỳ.
- Quyền lợi của Hoa Kỳ không chỉ có ngoại thương mà bao gồm nhiều yếu tố khác, như sức mạnh của khu vực chế biến, quyền sở hữu trí tuệ hay ưu thế trong các ngành sản xuất dịch vụ. Quyền lợi của Hoa Kỳ cũng thế, nó trải rộng toàn cầu và đi cùng quyền lợi kinh tế. Vì Trung Quốc là một thách đố mới, trận thương chiến giữa hai nước chỉ là một phần của vấn đề và Hoa Kỳ có thể nhắm vào mục tiêu rộng lớn là làm thay đổi cơ chế kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.

Thương chiến kéo dài

Nguyên Lam: Nếu giả thuyết này đúng, thưa ông, trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể kéo dài nhiều năm, chứ sẽ không kết thúc trong vài tháng, có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng vậy vì Chính quyền Donald Trump kết hợp yếu tố an ninh vào quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với các nước. Ngày 19 Tháng Tư năm ngoái, ông Trump chỉ thị Bộ Thương Mại cấp tốc nghiên cứu việc nhập khẩu thép có đe dọa an ninh của Hoa Kỳ không. Hôm 27 Tháng Tư sau đó ông cho điều tra thêm ngành nhôm hay aluminum. Bộ Thương Mại hoàn tất việc nghiên cứu và hôm Thứ Sáu 16 tháng Hai, mùng một Tết Mậu Tuất, Bộ còn đề nghị Tổng thống dùng quyền hạn của mình để bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ. Khi ấy Nội các Trump viện dẫn khoản 232 của Đạo Luật Thương Mại Mở Rộng năm 1962 để Hành pháp có thể quyết định về mậu dịch, như thuế nhập nội hay hạn ngạch nhập khẩu, hầu bảo vệ an ninh và lách khỏi sự hạn chế của Quốc Hội. Sau đó, Chính quyền Trump còn viện dẫn khoản 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 để cho các doanh nghiệp Mỹ quyền khiếu nại nếu bị thiệt hại trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc. Và trong suốt năm qua, Hoa Kỳ không hề nhượng bộ Bắc Kinh mà còn tìm thế liên minh cùng các nước để chặn đà bành trướng của Trung Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ mâu thuẫn giữa hai nước không dễ giải quyết và chẳng thu hẹp vào lĩnh vực thương mại.
Nguyên Lam: Nhiều nhà bình luận cho rằng phía Bắc Kinh khó nhượng bộ và có biện pháp tinh vi là chọn đối tượng trả đũa hầu gây thiệt hại cho các địa phương với mục tiêu chính là tác động vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay và cả cuộc tổng tuyển cử vào năm 2020. Ông nghĩ sao về những biện pháp đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có hai phần trong câu trả lời. Liên quan tới các biện pháp chống trả, phần đầu ta tìm hiểu về khả năng hay toan tính của Bắc Kinh. Phần hai mới rắc rối hơn. Phần đầu, nói về “lượng” thì vì Bắc Kinh đạt xuất siêu gần 400 tỷ với Mỹ và chỉ nhập khẩu chừng 185 tỷ hàng hóa của Hoa Kỳ nên các biện pháp trả đũa trên hàng Mỹ không thể bằng việc Mỹ áp thuế trên hơn 500 tỷ hàng hóa của Tầu. Do đó, Bắc Kinh phải nghĩ tới “phẩm” là gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn làm ăn buôn bán với thị trường Trung Quốc,  như kéo dài thủ tục duyệt xét thuế quan hay thể thức đầu tư. Và phía Hoa Kỳ đã chuẩn bị trước những kịch bản đó và các nước khác, như Nhật Bản, Nam Hàn hay Đài Loan, cũng đang tính toán về chuỗi cung ứng của mình trong loại sản phẩm có công nghệ cao mà rút khỏi thị trường Trung Quốc để khỏi bị thiệt thòi. Nôm na là họ sản xuất lấy linh kiện điện tử ở nhà hoặc đưa đầu tư từ Trung Quốc qua các nước khác, thí dụ như Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam. Chúng ta sẽ còn phải theo dõi chuyện này.
Nguyên Lam: Ông vừa nói đến hai phần trong câu trả lời. Thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết phần thứ hai là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng vì Hoa Kỳ muốn làm thay đổi cơ chế kinh tế và chính trị của Bắc Kinh, chúng ta nên tìm hiểu và phân tích trận thương chiến giữa hai hệ thống chính trị trái ngược, giữa hệ thống dân chủ pháp quyền và có phân quyền của Hoa Kỳ với hệ thống độc tài và tập quyền của Trung Quốc.
Thị trường Mỹ phản ứng với sự bất ổn toàn cầu vì chiến tranh trương mại Mỹ-Trung.
Thị trường Mỹ phản ứng với sự bất ổn toàn cầu vì chiến tranh trương mại Mỹ-Trung. AFP
- Hoa Kỳ là một nước dân chủ đa nguyên với hệ thống phân quyền về chính trị, và cứ hai năm lại có bầu cử. Vì đa nguyên nên trước mọi vấn đề người ta có nhiều cách nhận định và phản ứng chứ không thể có sự đồng dạng hay hiện tượng độc quyền chân lý. Hệ thống phân quyền khiến Hành pháp cấp Liên bang phải chia sẻ thẩm quyền với Lập pháp, Tối cao Pháp viện và quyền lực của các tiểu bang, lẫn hệ thống Ngân hàng Trung ương. Vì vậy, trong trận thương chiến đang bùng nổ với Bắc Kinh, quan điểm của doanh nghiệp kiếm lời nhờ làm ăn với Trung Quốc vẫn được truyền thông báo chí trình bày và phân tích để tác động vào dư luận và cử tri sẽ đi bỏ phiếu. Bắc Kinh nhắm kỹ vào thành phần đó với tấm lịch bầu cử.

Trung Quốc có lợi thế?

Nguyên Lam: Nếu vậy thì lãnh đạo Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tương đối so với lãnh đạo của Hoa Kỳ, thưa ông có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là về lý thuyết thì như vậy, thực tế lại rắc rối hơn.
- Quả thật, lãnh đạo Bắc Kinh tập trung quyền lực tới độ cao nhất, chẳng phải lo bầu cử và mọi thành phần chỉ có một quan điểm từ lời phán của Tổng Bí Thư Tập Cận Bình trên ngai Hoàng đế. Trong khi đó, chính trường và cả doanh trường Hoa Kỳ lại đầy tiếng nói ồn ào lẫn nhiễu âm thường trực về kinh tế lẫn chính trị, thậm chí về thẩm quyền của Tổng thống. Hậu quả của hai hiện tượng đó là gì?
Nguyên Lam: Thưa ông đúng như vậy, hậu quả của hai hiện tượng trái ngược đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hậu quả đơn giản là ta biết lãnh đạo Bắc Kinh muốn gì mà chẳng biết rằng lãnh đạo Hoa Kỳ muốn gì, khi nào thì nói thật và sẽ làm thật!
- Trong khi đó, và đây mới là chuyện lý thú, cả hai nền kinh tế vẫn bị thị trường chi phối qua quyết định của hàng tỷ tác nhân kinh tế chạy theo ánh mặt trời. Đó là giới tiêu thụ, đầu tư và giới trung gian, từ người mua hàng đến doanh nghiệp hoạt động toàn cầu cho tới người giao dịch trái phiếu hay cổ phiếu trên thị trường tài chính thường xuyên hoạt động 24 tiếng một ngày. Lực lượng đông đảo mà vô danh ấy tác động vào thị trường chứng khoán, ngoại hối, vào phân lời trái phiếu lẫn khối nợ mà các chính phủ cần xử lý!
- Khi tổng hợp lại thì chúng ta thấy gì? Tại Hoa Kỳ, niềm tin của giới tiêu thụ và đầu tư đang nâng đà tăng trưởng tới mức cao nhất và mức thất nghiệp xuống thấp nhất kể từ 17 năm nay. Tại Trung Quốc đà tăng trưởng của 30 năm sau cải cách chỉ còn là vang bóng và núi nợ quá lớn gia tăng quá nhanh đang là một vấn đề cho lãnh đạo. Khi trận thương chiến gia tăng cường độ thì chế độ tập quyền tại Bắc Kinh vẫn phải ứng phó với thị trường và càng muốn duy trì một đà tăng trưởng an toàn về chính trị thì càng phải bơm thêm tín dụng chứ không dễ gì phá  giá đồng bạc để bù vào sự tổn thất vì xuất khẩu sút giảm. Các bài toán kinh tế ấy mới thách đố quyền lực tuyệt đối của chế độ độc tài.
- Vì vậy, chế độ dân chủ có thể gây ra ấn tượng hỗn loạn như tại Hoa Kỳ nhưng vẫn cho phép mọi người thích ứng với hoàn cảnh đổi thay dồn dập và thay đổi luôn cả giới dân cử sẽ lãnh đạo. Chứ một chế độ độc tài như tại Bắc Kinh thì khó linh động thích ứng với sự vận hành của một môi trường đa nguyên và phức tạp vì vậy cho đến nay họ chưa giải quyết nổi những thất quân bình nội tại đã thấy từ thời 2002-2007 và nay còn lâm vào một trận thương chiến tai hại!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích quả là có đầy nghịch lý vào tuần này.

Tại sao doanh nghiệp và viên chức thích đổ thải xuống biển?

Kính Hòa RFA-2018-09-26  
Cuộc biểu tình lớn nhất vì môi trường tại Việt Nam qui tụ hàng ngàn người, phản đối Formosa. 1/5/2016.
 Cuộc biểu tình lớn nhất vì môi trường tại Việt Nam qui tụ hàng ngàn người, phản đối Formosa. 1/5/2016.AFP
Liên tục trong thời gian hai năm qua, người ta chứng kiến nhiều lời đề nghị của các doanh nghiệp hoặc viên chức nhà nước đổ chất thải của các dự án công nghiệp xuống biển.
Tại sao?
Việc xin phép đổ chất thải xuống biển gần đây nhất là vào ngày 11/9/2018, Tỉnh Quảng Ngãi xin phép chính phủ đổ hơn 15 triệu mét khối chất nạo vét cảng của công ty thép Hòa Phát Dung Quất xuống biển.
Trước đó, giữa tháng 8/2018, một trung tâm điện lực ở Tỉnh Quảng Bình, xin phép đổ 2,5 triệu mét khối bùn nạo vét cảng xuống vùng biển gần đảo Hòn La của tỉnh này.
Gây xôn xao dư luận hơn cả là vào tháng 6/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép nhà máy điện Vĩnh Tân dìm chất nạo vét cảng than của nhà máy này tại vùng biển gần khu bảo tồn sinh học Hòn Cau của tỉnh Bình Thuận. Việc này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà khoa học cũng như dân chúng. Kế hoạch này sau đó phải bị bãi bỏ.
Điểm chung của cả ba trường hợp này là việc đổ chất thải xuống biển không có trong dự tính ban đầu của các dự án.
Nhận định về việc này, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với RFA:
“Khi lúc đầu không tính đến chất thải, mà trong quá trình vận hành dự án, khai thác nó, (chất thải) xuất hiện, thì đó là điều mà tôi cho là tầm nhìn không dài hạn kể cả của chủ đầu tự dự án, lẫn hội đồng thẩm định, hay cơ quan nhà nước phê duyệt.”
Làng chài Bình Thuận.
Làng chài Bình Thuận. AFP

Một điểm chung nữa trong các đề nghị đổ chất thải xuống biển vừa qua là những người đề nghị, có khi là doanh ngiệp, có khi là viên chức nhà nước tại địa phương, cho rằng những chất thải đó, chỉ là bùn cát nạo vét nên không nguy hại đến môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ nói rằng trên thế giới cũng không thiếu những trường hợp người ta dùng những chất thải không độc hại để xây đảo nhân tạo, lấn biển.
Một sân bay lớn hàng đầu thế giới là Kansai ở Nhật Bản đã được xây trên một đảo nhân tạo làm bằng cát.
Ông Đặng Hùng Võ gọi việc tiết kiệm tiền để không xử lý chất thải mà đổ xuống biển là một hành động tham nhũng môi trường.
Ông Đặng Hùng Võ nói tiếp:
“Tôi cho rằng đây là một câu chuyện có thể dẫn đến rất nhiều điều lợi, nhưng cũng có thể dẫn tới nhiều điều tai hại nếu khảo sát không kỹ. Trong đó cái mà tôi cho rằng nguy hại nhất là có thể làm đảo lộn hệ sinh thái biển. Khi mà chúng ta đổ rất nhiều chất thải, kể cả chất thải không nguy hại, nhưng mà nó làm đảo lộn hệ sinh thái biển thì cũng là điều tai hại.”
Khi dự án nhấn chìm bùn cát thải ở Bình Thuận được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận, nhiều người dân Bình Thuận đã phản đối. Một chủ trại nuôi tôm nói với chúng tôi rằng ông không đồng ý với nhà chức trách cho rằng bùn cát nạo vét là hoàn toàn vô hại:
“Mấy ảnh nói như vậy, chứ thực ra san hô nó nằm trước trên bề mặt rồi, bây giờ mình đổ xuống thì nó nằm chồng lên bề mặt của san hô, san hô thiếu ô xy thì nó chết. Khi san hô chết thì hệ thống lọc nước của mình không lọc qua san hô được, thì công việc của mình trở nên khó khăn. Hệ sinh thái tảo tự nhiên, vi sinh động vật, tự nhiên của biển không còn dưỡng chất nữa, cho nên rất khó.”
Đây chính là việc đảo lộn hệ sinh thái mà Giáo sư Đặng Hùng Võ đã đề cập.
Ông Nguyễn Huy Vũ, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Na Uy đưa ra ba nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp, hay viên chức nhà nước Việt Nam liên tục đề nghị đồ chất thải nạo vét xuống biển trong hai năm vừa qua:
“Các quan chức Việt Nam không đánh giá cao vấn đề môi trường. Đó là một. Thứ hai là họ không hiểu biết đầy đủ về môi trường. Nhưng quan trọng hơn hết là họ bị mua chuộc bởi những doanh nghiệp muốn đổ chất thải ra biển, bởi vì nếu đem chất thải đó đi xử lý thì rất tốn kém, cho nên cách hay nhất đối với họ là đút lót tiền mua chuộc quan chức để đem đổ thải ra biển.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đồng ý với nhận định cho rằng các doanh nghiệp do muốn tiết kiệm chi phí nên đã đề nghị đổ chất thải xuống biển:
Việc không có chổ để mà xử lý và muốn tiết kiệm chi phí thì chắc người ta chọn phương án này, nhưng chắc phương án này cần phải được nghiên cứu và đánh giá cẩn trọng hơn nữa.”
Về cáo buộc có sự móc ngoặc với nhau giữa doanh nghiệp và các viên chức nhà nước trong việc đổ chất thải xuống biển, Giáo sư Đặng Hùng Võ có nhận xét:
Tôi cho rằng những cáo buộc đó là có căn cứ vì đáng nhẽ ra khi chuyên gia đã chứng minh cái đó không được đổ xuống biển là bởi vì ngay cả khi nó không nguy hại thì cũng làm đảo lộn hệ sinh thái biển, nhưng mà địa phương thì vẫn cứ cho.”
Trong dự án dìm bùn thải tại Bình Thuận, khi tin tức được đưa ra một cách chính thức, nhiều nhà khoa học cũng như dân chúng đã lên tiếng phản đối với những lập luận vững chắc, nhưng phải một thời gian dài sau đó dự án này mới được ngưng lại.
Các quan chức Việt Nam không đánh giá cao vấn đề môi trường.
-Ông Nguyễn Huy Vũ.
Ông Đặng Hùng Võ gọi việc tiết kiệm tiền để không xử lý chất thải mà đổ xuống biển là một hành động tham nhũng môi trường.
Tuy có cáo buộc như vậy nhưng cho đến nay chỉ có một viên chức liên quan đến các đề nghị xả thải xuống biển bị kỷ luật, là ông Hà Quốc Quân, bị cách chức Giám đốc công ty tư vấn vụ đề nghị xả thải ở Bình Thuận, nhưng với tội danh không kê khai tài sản trung thực chứ không phải là nhận hối lộ.
Về nhận thức và hiểu biết về môi trường yếu kém của các viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước, những nhà khoa học và quản lý như Giáo sư Đặng Hùng Võ, Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, hiện điều hành một khu sinh thái tại Nam Cát Tiên, cho rằng nó thể hiện trong việc các quan chức nhà nước Việt Nam thường xem nhẹ báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một nghiên cứu về khả năng gây hại của một dự án, cũng như những điều lợi do nó đem lại có bù đắp được những thiệt hại đó hay không.
Một tín hiệu đáng mừng, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ là Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu này trong các dự án, nhất là tự sau thảm họa môi trường Vũng Áng Hà Tĩnh, khi nhà máy thép Formosa xả chất thải trực tiếp xuống biển làm cá chết hàng loạt vào năm 2016, gây những thiệt hại kinh tế to lớn và bất ổn xã hội kéo dài.