Tuesday, August 2, 2016

Bác sĩ liên tục cắt, mổ nhầm

Theo NLĐO-02/08/2016 22:40

Thêm một vụ phẫu thuật nhầm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống (Thanh Hóa) khiến Bộ Y tế phải gửi công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện nghiêm túc rà soát quy trình an toàn bệnh nhân

Ngày 2-8, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, đã đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Nông Cống khẩn trương xác định nguyên nhân khiến sản phụ Nguyễn Thị Oanh (SN 1976; ngụ xã Công Liêm, huyện Nông Cống) bị cắt cả 2 niệu quản, đồng thời xác định rõ trách nhiệm những người liên quan.
Bác sĩ “có kinh nghiệm”
Trong đơn gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí, ông Trần Văn Hiền (ngụ thôn Cự Phú, xã Công Liêm) cho biết hôm 23-6, vợ ông là bà Nguyễn Thị Oanh chuyển dạ sinh con thứ hai tại BVĐK huyện Nông Cống. Các bác sĩ (BS) đã chẩn đoán sản phụ Oanh khó sinh nên phải mổ. Trong quá trình mổ bắt con, tử cung của sản phụ bị đơ không cầm được máu nên các BS khuyên cắt bỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Gia đình sản phụ Oanh đã đồng ý.
Sau phẫu thuật, bà Oanh có biểu hiện tê liệt hoàn toàn về tiết niệu dẫn tới phù nề. Lúc này, BVĐK huyện Nông Cống chuyển sản phụ lên BV tuyến trên. Tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa, gia đình mới biết bà Oanh đã bị các BS BVĐK huyện Nông Cống cắt đứt và khâu nhầm hoàn toàn phần niệu quản khiến bà không đi vệ sinh được.
Sau 2 tuần điều trị, ngày 7-7, sản phụ Oanh xuất viện. “Về nhà, vợ tôi thường bị đau nên gia đình đưa đi khám lại thì các BS cho biết là do ảnh hưởng của việc cắt 2 niệu quản. Gia đình lên gặp lãnh đạo BVĐK huyện Nông Cống nhưng BV tỏ ra thờ ơ, né tránh trách nhiệm” - ông Hiền bức xúc.
Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - nơi vừa xảy ra sự cố cắt nhầm 2 niệu quản của sản phụ Ảnh: TUẤN MINH
Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - nơi vừa xảy ra sự cố cắt nhầm 2 niệu quản của sản phụ Ảnh: TUẤN MINH
Ông Lê Nguyên Khanh, Giám đốc BVĐK huyện Nông Cống, xác nhận sự việc này và cho rằng đó là trường hợp hy hữu, ngoài ý muốn của BV. “Trong quá trình mổ bắt con, tử cung của sản phụ không co lại được nên không cầm được máu. BV đã cắt tử cung để cứu bệnh nhân. Do máu tràn nhiều, 2 dây niệu quản lại nhỏ nằm gần cổ tử cung nên trong lúc phẫu thuật, các BS có thể phạm phải” - ông lý giải.
Theo ông Khanh, ca phẫu thuật này do những BS có kinh nghiệm như BS Tào Thị Tỉnh - Trưởng Khoa Sản, BS Ngô Công Nghiêm - phó giám đốc BV, thực hiện.
Theo bệnh án của BVĐK tỉnh Thanh Hóa, sản phụ Oanh nhập viện trong tình trạng bị vô niệu do khâu, cắt vào 2 niệu quản sau khi phẫu thuật cắt tử cung giờ thứ 8, tiên lượng rất nặng, đồng thời phải xét nghiệm, mổ cấp cứu. BS Lê Đăng Khoa, Trưởng Phòng Kế hoạch BVĐK tỉnh Thanh Hóa, khẳng định sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được phẫu thuật tháo nút khâu 2 niệu quản lại, sau đó cắm vào bàng quang để thông niệu quản. “Trường hợp này nếu chậm xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì thận có thể bị teo và mất chức năng” - ông Khoa nói.
Ông Lê Nguyên Khanh cho hay BV mới họp để rút kinh nghiệm chứ chưa đưa ra hình thức xử lý nào. Tuy nhiên, ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Những cá nhân liên quan đến kíp mổ phải có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, đền bù tổn thất về mặt tinh thần cho bệnh nhân chứ không phải BV vì các BS đều mua bảo hiểm rủi ro.
Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm, không bao che. Tuy nhiên, cần phải làm rõ xem BV đã cắt phải niệu quản chưa hay khâu túm lại. Theo ông, để xảy ra việc này, có thể do BS tắc trách hoặc trình độ chuyên môn kém, khi đã làm rõ thì sai phạm đến đâu xử đến đó.
Nhầm là khó tránh, cần được thông cảm (!)
Gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ cắt nhầm, mổ nhầm ở BV từ tuyến huyện đến trung ương.
Gần đây nhất, ngày 19-7, tại BV Việt Đức (Hà Nội), bệnh nhân Trần Văn Thảo (37 tuổi; ngụ huyện Ứng Hòa, Hà Nội) tỉnh lại sau ca phẫu thuật mới phát hiện BS đã mổ nhầm chân cho mình. Trước đó, vào tháng 6-2016, BS ở BVĐK 115 Nghệ An đã mổ nhầm tay trái của bé Phạm Thành Luân (6 tuổi, ở Hà Tĩnh)...
Trước tình trạng này, ngày 2-8, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu các BV nghiêm túc rà soát lại quy trình, bảo đảm an toàn cho người bệnh, đặc biệt là trong phẫu thuật, thủ thuật.
BS Dương Đức Hùng - Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch quốc gia thuộc BV Bạch Mai (Hà Nội) - khẳng định tai biến ngoại khoa thường để lại hậu quả nghiêm trọng hơn nội khoa. Nếu nhân viên y tế không nghiêm túc thực hiện quy trình an toàn người bệnh thì có thể xảy ra những vụ cắt nhầm, mổ nhầm bộ phận lành, không có cách nào phục hồi. Hiện quy trình an toàn người bệnh ở một số BV chưa được coi trọng. Có BV quy định rất chặt chẽ nhưng nhân viên y tế lại thực hành lơ đãng, sơ suất hoặc “quen tay”, tự bỏ qua một số bước dẫn đến “sai một li, đi một dặm”. Trong đó, sai sót phẫu thuật nhầm lẫn trái - phải dễ gặp nhất.
Để xảy ra sự cố y khoa đáng tiếc và hy hữu như thời gian qua, nhiều BS cho rằng một phần do tình trạng quá tải ở các BV tuyến trung ương. Các BS phẫu thuật phải làm việc liên tục, căng thẳng dẫn đến việc thực hiện quy trình an toàn người bệnh lơi lỏng.
Riêng về tai biến sản khoa, theo PGS-TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản trung ương, thường diễn biến rất nhanh. Khi sản phụ chảy máu ồ ạt, tính mạng bị đe dọa, các BS phải bằng mọi cách nhanh nhất để cắt, kẹp những bộ phận để cầm máu, không có thời gian cân nhắc tỉ mỉ. Trong khi đó, các bộ phận ở ổ bụng rất gần nhau nên việc cắt nhầm, kẹp nhầm gây tổn thương các bộ phận khác dễ xảy ra. Ngay cả BV tuyến trung ương cũng xảy ra những nhầm lẫn khó tránh khỏi như vậy.
“Không nên vội vàng quy chụp, đổ lỗi cho BS, thậm chí lên án cả ngành y yếu kém trong khi các BS thực tâm cứu người. Sự lên án vội vã khiến dư luận hoang mang và các BS cũng buồn vì sự cố gắng của mình không được thấu hiểu” - PGS Quyết băn khoăn.
Quản lý bệnh nhân bằng vân tay
Hiện BV Bạch Mai đã triển khai thí điểm mô hình quản lý bệnh nhân tái khám bằng vân tay tại Đơn vị Tim mạch. Bệnh nhân tái khám chỉ cần ấn vân tay vào máy là BS biết được tiền sử bệnh và các chỉ định đã hẹn trước để điều trị chính xác.
NGỌC DUNG - TUẤN MINH

Nén nhang cuối cùng gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Mai Tú Ân (Danlambao) - Đến ngày 27/7, khi chúng tôi sửa soạn bàn thờ và những giọt nước mắt để tưởng nhớ đến cha anh, chồng con của chúng tôi, những người lính chết trận không về, dù không muốn thì vẫn có một cái tên đã hiện về như một bóng ma đen tối phủ trùm nỗi đắc thắng lên nỗi đau khổ của chúng tôi. Đó chính là ông, đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cái tên của ông đại tướng này xuất hiện như muốn giết con em đã hy sinh của chúng tôi một lần nữa và góp phần biến ngày 27/7 hàng năm này thành ngày tang tóc cho cả dân tộc Việt Nam.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Hẳn là giờ này ở một cõi cao siêu nào đó, ông đang hài lòng lắm khi đã ung dung rời bỏ cõi tạm, để bước vào cõi phúc vĩnh hằng như một vị thần linh sáng chói dưới lá cờ đỏ màu máu. Bởi cuộc đời ông như được trải vàng son rực rỡ như ngôi sao vàng. Ông đã sống ở cõi trần tục mà ông vừa rời bỏ như một ông Tiên hạnh phúc, giữa một đám dân đen chúng tôi chỉ biết mơ có cái gì bỏ bụng, mơ buổi sáng thức giấc nhìn thấy mặt trời mà không bị giết hồi đêm.

Than ôi! Cõi tạm mà người dân chúng tôi phải sống thì chỉ là một cõi tạm tận cùng của khổ đau, với cả một thế hệ chém giết và bị chém giết, khác hẳn với ông. Thời ông và chúng tôi cùng nhìn thấy một mặt trời buổi sáng, một mặt trăng buổi tối thì đất nước này như một địa ngục trần gian với chiến tranh, chết chóc, loạn lạc, điêu linh với chúng tôi, nhưng với ông thì lại như một cõi tiên của một vị trí thần tiên như ý, viên mãn hoàn toàn, quyền hô vạn ứng, tuyệt đối ngôi cao, danh hiệu lẫy lừng... và tận hưởng tất cả những cái đó trong một cuộc đời dài lâu trăm năm có lẻ.

Ông đã sống vào một thời binh đao khói lửa nhất, một thời tàn sát vô luân nhất của đất nước chúng ta với hàng triệu người chết, ở cả bên này hay bên kia trận tuyến nhưng ông không phải trải qua những cảnh bom rơi, đạn nổ, lửa cháy, nhà tan, người chết, kẻ bỏ xứ bồng mẹ, địu con, gồng gánh của nả, lẫn mọi nỗi khổ đau chất chứa để chen vai nhau trên con đường chạy nạn dài thăm thẳm hết cả một đời người.

Ông là một vị tướng lừng danh đi qua suốt bao cuộc chiến với bao kẻ thù, nhưng ông chỉ huy ở ngôi cao cả, sau lưng con em chúng tôi để ung dung toan tính cho các trận đánh nối tiếp các trận đánh, các chiến dịch đua nhau các chiến dịch mà chẳng hề nhìn thấy cha anh, chồng con chúng tôi ngã xuống, thây đè lên thây, xác chồng lên xác để đem vinh quang về cho ông.

Ở ngôi cao cả đại tướng từ ngày bước vào quân đội cho đến ngày rời khỏi cuộc đời, hẳn ông không nhìn thấy quân thù trước mặt, không thấy đạn nổ bên tai như người thân của chúng tôi. Ông cũng không phải giáp mặt quân thù nơi trận tiền vì ông không bao giờ ra trận tiền, ông không để chúng giết như những người lính can trường của ông, và cũng là những người con em vô cùng yêu quí của chúng tôi. Những người lính đó tất thảy đều ngã xuống khi đầu vẫn còn xanh, để cho ông đầu bạc sống mãi trong vinh quang.

Ông là một đại tướng cầm bao vạn quân binh đánh thắng những trận đánh lịch sử, nhưng ông chỉ ở hậu phương an toàn chứ không phải chịu cảnh bom rơi đạn nổ, thân người gục ngã, thịt xương tan nát như những bao vạn người lính vô danh của ông phải chịu. Để ông được vinh quang tên tuổi, được viên mãn tuổi già đại thọ và ra đi trong giường êm nệm ấm, vợ con cùng muôn dân than khóc.

Ông cũng là một người lính và có một gia đình như bao gia đình Việt Nam khác, nhưng gia đình ông không bao giờ phải chịu nỗi đau tận cùng của nỗi đau khi nhận mảnh giấy báo tử cho biết rằng, người thân yêu nhất của họ đã không thể trở về được nữa. Dù để tôn vinh cho điều cao đẹp nào đi nữa, thì cái mảnh giấy nhỏ bé đó cũng đã đem tang tóc đến cho vô vàn gia đình Việt Nam chúng tôi, ở cả bên này hay bên kia trận tuyến. Nỗi đau không gì bù đắp nổi đó là nỗi đau tận cùng của nỗi đau, là nỗi đau chen lấn nỗi đau để mang tang tóc vào từng nhà người dân chúng tôi suốt mấy chục năm. Nhưng mảnh giấy nhỏ bé đầy oan nghiệt đó không bao giờ đến với gia đình ông, vị tướng "nhất tướng công thành vạn cốt khô" như ông, mà chỉ đến với "vạn cốt khô" là con em chúng tôi. 

Và giờ đây khi ông đã mồ yên mả đẹp trong vinh quang chói lọi được chiếu sáng bởi đảng cộng sản, xuôi tay thanh thản với mọi sự thì mảnh giấy tang tóc kia vẫn làm bao nhiêu phụ nữ, những người mẹ, người vợ chúng tôi phải đau đớn khóc không thành tiếng khi ngày nắng chan hòa, và đổ vỡ tức tưởi khi đêm đen phủ bóng. Vì cái mảnh giấy nhỏ bé ấy đã tàn nhẫn lấy đi một phần cuộc đời, một người đàn ông và là tất cả yêu thương của chúng tôi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Giờ đây khi hào quang chiến thắng đang nhạt nhòa, tiếng reo hò của đoàn quân chiến thắng đã lụi tàn dần mà chỉ còn nỗi khổ đau của một thời đau khổ đó là vẫn nguyên vẹn, như một vết thương không bao giờ lành trong mỗi gia đình người dân Việt Nam chúng tôi thì chúng tôi phải tính sổ tất cả một lần cho xong để cho những linh hồn các chiến sĩ trận vong của chúng tôi được ung dung siêu thoát, trở về với ông bà tổ tiên.

Nên chúng tôi, với cây nhang cuối cùng cho ông trong tay, chúng tôi nói với ông rằng, mặc dù có nhiều người kính trọng ông, coi ông như thần thánh, coi ông như một con người Việt Nam tên tuổi, một vị tướng lãnh tài năng v.v... nhưng chúng tôi không coi ông như vậy. Không bao giờ coi ông như vậy. Bởi vì đó là những điều mà những tình yêu đẹp nhất, những người đàn ông tuyệt vời nhất nhưng cũng ngu ngốc nhất của chúng tôi đã nói như vậy trong những đêm tức tưởi nhớ nhung, những chiều thu đau lòng nhìn nỗi nhớ bay đi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi trân trọng gọi ông là đại tướng nhưng chỉ khi những cây nhang tháp cho ông lần cuối vẫn còn cháy đỏ. Nhưng khi nó cháy tàn và tắt ngấm thì cũng như sự tôn trọng cuối cùng của chúng tôi với ông cũng chấm hết.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đầu tiên mà chúng tôi muốn nói là, đất nước này không bao giờ muốn có những người xuất chúng như ông, những người giống ông, và làm những việc như ông đã làm. Ông và những người như ông đã đột nhập và cưỡng bức người dân chúng tôi bằng bạo lực và dối trá, bằng dối trá và bạo lực. Các ông, những người cộng sản đã đưa đất nước hiền hòa và chan chứa tình người này thành một nơi của hận thù, độc ác, của sự chém giết vô nghĩa.

Chúng tôi không muốn bất cứ con người tài năng, lỗi lạc nào dù nhân danh bất cứ điều gì lại xuất hiện và làm khuynh đảo đất nước, lầm than dân tộc này nữa. Đất nước chúng ta đã khốn khổ điêu linh nhiều thời của ông rồi, hãy để cho nó được sống bình an giống như các nước chung quanh. Người dân của đất nước chúng ta cũng điêu linh khốn khổ lắm rồi, hãy để họ sống qua bình yên trong kiếp nạn khổ ải này. Chúng tôi có thể cảm phục, yêu mến hay căm ghét ông, tùy người. Nhưng để coi trọng ông, tôn sùng ông như thần thánh thì không, không bao giờ. Vì ông không phải là thần thánh. Và cũng vì hàng triệu chiến binh, của bên này hay bên kia đã ngã xuống không cho phép chúng tôi làm điều đó, với một con người mà dù có yêu mến bao nhiêu đi nữa, dù có vinh danh bao nhiêu điều tốt đẹp đi nữa, thì cũng không thể gột bỏ đi được trách nhiệm của mình trước sự hy sinh anh dũng nhưng cũng đầy oan nghiệt của biết bao mái đầu còn xanh đó.

Ôi, phải chi ông không phải là một ông tướng, mà là một nhà văn nhà thơ, thậm chí có là một vị tướng đi nữa nhưng không phải là tướng Giáp huyền thoại, với các chiến công lừng lẫy được tô vẽ và được lập nên bởi vô số xương máu của con dân Việt. Phải chi cả ngay sau này, ông có một hành động nào đấy, bằng cái Dũng của thánh nhân lên tiếng một điều gì đó tích cực cho cơ đồ dân tộc thì hẳn chúng tôi sẽ bớt ghét ông nhiều hơn. Nhưng ông đã không lên tiếng suốt cả thời gian bằng hai cuộc đời, và rồi ông đã đem tất cả, sự tiếng tăm của một vị tướng danh tiếng, lẫn cái hèn của một kẻ tầm thường về thế giới bên kia.

Giờ đây thì những ngày xưa cũ đã quá cũ xưa. Những điều thiêng liêng cũ ngày trước đã trở thành đồ xưa cũ. Giờ đây chúng tôi chỉ muốn được sống bình an, và điều thiêng liêng nhất của chúng tôi lúc này, không phải vinh quang, là Tổ Quốc hay gì gì hết mà chỉ là hai chữ bình an để sống. Chúng tôi không cần ai nhân danh điều gì để đánh nhau với ai. Chúng tôi cũng không cần những vị anh hùng xông pha trận mạc lừng lẫy chiến công. Chúng tôi không cần những vị tướng cầm quân lỗi lạc, thắng trận như chẻ che. Chúng tôi cũng không cần những người lính dũng cảm vô song nơi trận tiền. Đơn giản là vì chúng tôi sợ những điều đó lắm rồi.

Chúng tôi sợ đến mức thậm chí chúng tôi không còn muốn chiến thắng ai hết. Vì có thắng thì có chiến tranh có chết chóc khổ đau. Thắng càng lớn càng khổ đau chết chóc càng nhiều. Và nếu chúng tôi tôn sùng ai thì người đó phải là người hiền đức, yêu trọng những sanh lanh nhỏ bé của con người như Chúa Giê Xu, Đức Phật, hoặc những người cùng thời với ông như Mahatma Gandhi, Mẹ Teresa chứ không phải là Võ Nguyên Giáp. Ngàn lần không phải!!!

Chúng tôi muốn từ nay trở đi người dân chúng tôi sẽ không phải nghe đến chiến tranh, không muốn bị ám ảnh bởi chiến tranh, không nằm mơ thấy chiến tranh nữa. Chúng tôi muốn từ nay chúng tôi sẽ được sống trong an lành hạnh phúc trong cảnh thanh bình vĩnh cửu, con cháu chúng tôi không phải cầm súng để giết ai hoặc để bị ai giết. Và con cháu của con cháu chúng tôi sẽ chỉ biết ca hát những bài ca hòa bình hạnh phúc.

Nên mặc dù biết ông không phải là người gây chiến, nhưng người dân chúng tôi vẫn coi ông là hiện thân của chiến tranh. Dù biết ông không phải là người ác độc nhưng ông vẫn là hiện thân cho cái Ác của chiến tranh. Và giờ đây biết ông ở trên trời cao chứ không phải là ma quỉ, nhưng ông vẫn hiện thân cho bóng quỉ hình ma của chiến tranh tàn bạo rồi.

Chúng tôi biết là có thể không công bằng cho ông, một người có công lớn của đảng CSVN phút chốc bỗng biến thành tội đồ dân tộc, nhưng cũng như những người thân yêu của chúng tôi hy sinh vì những điều giả dối thì vì những ước vọng hòa bình vĩnh cửu cho xứ sở mong ông đừng giận chúng tôi. Và không chỉ mình ông, mà cả lãnh tụ Hồ Chí Minh của ông, người mà có rất nhiều người dân coi như một lãnh tụ Cách Mạng kiệt xuất, và là Cha Già Dân Tộc, nhưng lại vẫn là hiện thân cho một thời kỳ điêu linh, chia cắt, máu chảy đầu rơi, tiếng khóc than của muôn dân thấu tận trời xanh...

Nên giờ đây trước cây nhang cháy gần cạn đốt cho hương hồn ông thì chúng tôi còn biết làm gì để nguyền rủa ông và những người như ông. Nếu có thể được, thì chúng tôi muốn băm vằm ông ra trăm ngàn mảnh để làm lễ tế cho những chiến sĩ trận vong của mình. Nhưng than ôi... có còn ích chi nữa khi ông đã thanh thản nơi suối vàng, còn con em chết trận của chúng tôi thì khóc hận nơi chín suối.

Thôi vì những mong ước cháy bỏng cho một nước Việt Nam hòa bình thịnh trị muôn đời cho con cháu mai sau, người dân Việt Nam chúng tôi trước khi tưởng nhớ cho những người thân yêu chết trận không về của mình, cũng thắp những nén nhang cuối cùng cho đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự trân trọng cuối cùng chỉ để xin ông một điều rằng:

Nếu có kiếp sau thì xin ông và những người như ông đừng đầu thai trở lại đất nước Việt Nam này, đừng quay lại để làm lại những điều như ông và những người đó đã làm. Đừng bao giờ trở lại nhé, đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Trong đêm khuya ai gào trong gió
Tiếng ai hờ nấc nghẹn cả dòng sông.
Ai đi về trong đêm khuya thanh vắng, 
Để ai buồn với nỗi nhớ mênh mông...

03.08.2016

Những câu chuyện trước ngày ra tù

Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Tôi và cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai cùng bị giam chung tại buồng 10, phân trại I và được trả tự do vào ngày mùng 02 và 03.08.2015, chúng tôi ra tù mà gặp nhiều trở ngại bởi các thủ tục của trại giam. Chúng tôi không nhận tội ngay từ khi bước vào nhập trại nên chung đủ 4 năm vị chi là 48 tháng ngục tù, mãn hạn thì cộng sản phải trả tự do.

Trước khi ra khỏi trại giam khoảng một thời gian chúng tôi được gọi lên để gặp an ninh của bộ. Họ nói với chúng tôi nên nhận tội và ký kết các văn bản thủ tục trước khi trở về gia đình. Họ nói ra tù rồi thì tôi không được tham gia hội nhóm, đảng phái nào cả, không được hoạt động bất cứ lĩnh vực gì, không được tụ tập hay đi đến các điểm nhạy cảm, không được tham gia biểu tình.

Tôi không đồng ý với bản án của cộng sản quy kết và không ký vào bất cứ văn bản nào. Còn những việc khác không ai cấm được tôi thực hiện các quyền công dân. Tôi cũng mỉm cười nhẹ nhàng với những chia sẻ của anh ta. Cuộc nói chuyện diễn ra hàng giờ đồng hồ hai bên rất thoải mái.

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ra tù ngày 02.8 thì chiều ngày 01.08.2015 cán bộ trại giam gọi lên làm việc mục đích để ký kết vào các biên bản ra trại. Sau một buổi chiều anh Oai không chấp nhận và ký kết bất cứ điều gì.

Ngày 02.08, sáng sớm họ tiếp tục gọi anh Oai ra làm việc để ra trại, anh Oai chào hỏi và chúc sức khỏe mọi người còn ở lại. Tưởng rằng anh Oai sẽ ra xe để trở về với gia đình, nhưng một lúc sau thì thấy anh quay trở lại buồng giam. Mọi người ngạc nhiên vì sự quay trở lại của anh.

Mãi tới gần trưa thì cán bộ trại mới gọi anh ra và cho anh ra trại.

Khoảng 06 giờ sáng ngày 03.08, một cán bộ trại giam đã từng đánh đập tôi khi tôi mới nhập trại năm 2013 gọi ra. Đến cổng phủ thì chờ đợi ở đó khoảng gần 1 giờ họ mới đưa tôi vào phòng làm việc của lãnh đạo, nơi đây là nơi tôi thường gặp gia đình khi thăm nuôi.

Lúc này khoảng năm cán bộ làm việc với tôi. Họ nói tôi không ký kết văn bản gì khi gặp an ninh của Bộ thì bây giờ tôi có thể ký vào các văn bản này để làm thủ tục xuất trại. Họ đặt lên bàn một xếp hồ sơ.

Tôi nói là tôi chẳng có tội tình gì cả, tại sao tôi phải ký vào các văn bản này.

Họ nói nếu tôi không ký thì về sẽ bị hạn chế nhiều mặt trong cuộc sống. Tôi nói chả có gì mà hạn chế cả, mà cả xã hội này đều bị hạn chế từ nhiều năm qua rồi đấy thôi. Sau khoảng 1 tiếng nói chuyện, khuyên nhủ, động viên, cuối cùng thì chẳng ký cọt gì cả, hai bên bắt tay nhau và chia tay.

Họ đưa tôi về gia đình bằng một chiếc xe cấp cứu. Một cuộc trở về trên đầy hài hước. khi về nhà mới biết là anh chị em Hà Nội đi đón tôi tại cổng trại giam từ sáng sớm. Có lẽ họ thấy vậy nên cho tôi vào chiếc xe cứu thương để đánh lừa anh chị em Hà Nội.

Chiếc xe thẳng tiến về công an huyện Hoằng Hóa, ở đây gặp một số an ninh trẻ trạc tuổi tôi, nói chuyện thì mới biết cũng quen biết nhau, hàn huyên về hồi học cùng trường phổ thông chơi với thằng này, đánh nhau với thằng nọ, học khóa trên, khóa dưới. Công an huyện Hoằng Hóa và công an trại giam Nam Hà làm thủ tục bàn giao người (bàn giao tôi cho địa phương quản lý).

Xong xuôi công việc tại huyện, xe cấp cứu đưa tôi về UBND xã Hoàng Trung khoảng gần 11h giờ trưa. Vào trong một phòng mới được chỉnh trang còn rơi rớt mùi vôi ve quanh tường. Tại đây họ mới cho tôi gọi điện cho gia đình đến đón về. Trong lúc chờ gia đình đến đón thì mấy công an xã hỏi han tại sao không ký vào giấy tờ, tôi thì lại nói về quyền con người và sự vô tội của mình cho họ hay.

Niềm vui và hạnh phúc đến tột độ khi anh em trong gia đình đến đón rất đông, cả những anh chị em tại Hà Nội và Nghệ An cũng có mặt chào đón với những bó hoa tươi thắm.

Nhà thờ là nơi tôi trở về đầu tiên sau khi bước ra khỏi trại giam sau 4 năm tù đày. Tôi dâng lên Thiên Chúa tất cả những gánh nặng nề và mừng vui sau cuộc thương khó dài đằng đẳng đã vượt qua. Tôi mừng vui mỗi khi nghe nói về quyền con người, về dân chủ và tự do, về bình quyền và bác ái, tôi thấy một tương lai rộng mở phía trước cho chính tôi và cho cả dân tộc Việt Nam.

03.08.2016

An ninh Việt Nam ngăn cản nghị sỹ Đài Loan đến tìm hiểu tình hình tại nhà máy Formosa (Hà Tĩnh)


CTV Danlambao - Ngày 31/7/2016, bà nghị sỹ Tô Trị Phần (Su Chih-fen), là dân biểu đảng Dân Tiến (Đài Loan) đã đáp chuyến bay từ Hà Nội đi Vinh để tìm hiểu tình hình về nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh đã bị ngăn cản bởi lực lượng an ninh Việt Nam.

Đi cùng đoàn với bà Tô Trị Phần (Su Chih-fen) là các giáo sư, chuyên gia về môi trường và các nhà hoạt động xã hội. Đoàn gồm 9 người đã bị giữ tại sân bay Nội Bài tới 9 tiếng đồng hồ, nhằm ngăn chặn việc đáp máy bay đến thành phố Vinh.

Theo tin từ các bản tin mạng tiếng Hoa tại Đài Loan thì việc bà nghị sỹ Tô Trị Phần của đảng cầm quyền Dân Chủ Cấp Tiến - DPP sang Việt Nam là do cá nhân của bà tự thu xếp (CNA đưa tin từ nguồn tin của bộ ngoại giao Đài Loan).

Mục đích của chuyến đi có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó có việc đến "thăm và làm việc" tại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh. Ngoài ra theo tờ Liên Hiệp cho biết có thể vì chuyến đi của bà Tô có liên quan đến một cuộc tập trung và biểu tình tại một giáo xứ ở Vinh mà bà Tô và thành phần đoàn cùng đi dự kiến sẽ tham gia. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến cho các giới chức an ninh của Hà Nội buộc phải can thiệp để gây khó dễ. (1)

Bà nghị sỹ Đài Loan đã chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình như sau: 

Không nghĩ rằng chuyến đi tới Hà Tĩnh (Việt Nam) sẽ gặp khó khăn thế này...

Sáng nay, chúng tôi tới sân bay ở Hà Nội theo đúng giờ, dự định sẽ lên chuyến bay tới thành phố Vinh, rồi đi xe nhỏ tới Hà Tĩnh. Không thể ngờ được rằng cả một dãy hành khách dài như thế đều có thẻ lên máy bay, họ lại bỏ lọt tôi lại, cuối cùng còn thu giữ cả hộ chiếu của tôi và không trả lại, có lẽ tôi phải dùng từ cưỡng đoạt thì mới lấy lại được hộ chiếu của mình.

Tiếp theo đó là quãng thời gian dài hai bên giằng co nhau, tuy phải dùng cách khác, thậm chí chúng tôi phải đổi lại hành trình đó là thuê xe ô tô để đi vào Hà Tĩnh, công ty du lịch cũng nói rằng chúng tôi không thể đi xa hơn phạm vi thành phố Hà Nội (trừ việc đi vịnh Hạ Long)...

Cho đến bây giờ thì chúng tôi vẫn bị vây khốn ở Hà Nội, vẫn đang suy tính biện pháp khác, sẽ thông báo với mọi người sau. (2) 

Photo: Facebook Tô Trị Phần

Đảng Dân Tiến hiện đang là đảng nắm quyền điều hành tại Đài Loan dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thái Anh Văn. Các dân biểu của đảng này đã có buổi họp báo với Quốc hội Đài Loan hồi giữa tháng 6.2016 trước vấn đề nhà máy thép Formosa (Hà Tĩnh) có liên quan đến thảm họa cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.

02.08.2016

Nguyễn Phú Trọng và đàn em chĩa súng vào các sân sau của gia đình Nguyễn Tấn Dũng

CTV Danlambao - Tuần trước, 26/7/2016 đàn em của Nguyễn Phú Trọng là Trần Đại Quang, cùng với em trai là Trần Quốc Tỏ đã đề xuất với TBT sử dụng Bộ Tài nguyên Môi trường để mở cuộc "thanh tra toàn diện" tấn công vào công ty Núi Pháo. Công ty này được thâu tóm bởi tập đoàn Masan với Nguyễn Thanh Phượng và công ty Bản Việt của bà Phượng đứng đằng sau cố vấn. 

Ngày đầu tháng 8, tiếp nối cuộc tổng tấn công vào Núi Pháo vẫn còn đang diễn ra, đàn em Nguyễn Phú Trọng mở thêm trận đánh mới cho chiến dịch diệt muỗi Cà Mau của đảng trưởng bằng cách thanh tra toàn diện việc Mobifone mua AVG. Dĩ nhiên, giống như Núi Pháo, tập đoàn tư vấn đứng sau Mobifone vẫn là Bản Việt - Nguyễn Thanh Phượng.

Trong trận Mobifone này, người chỉ đạo cho trận đánh là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đinh Thế Huynh với văn bản 1621-CV/VPTW ký vào ngày 22/7/2016. Người chỉ đạo là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Kẻ ký công văn số 1344/TTg-VI để ra lệnh cho Thanh tra Chính phủ vào trận là phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Phe Nguyễn Phú Trọng săm soi toàn diện việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG xem chúng có làm... gì bậy không? Nếu có thì ai là kẻ tư vấn đã đi theo đúng... quy trình vi phạm này. 

Trong trận đánh vào Núi Pháo, nếu thắng thì chiến lợi phẩm sẽ là một siêu dự án với doanh thu gần 2.665 tỉ đồng trong năm 2015 sẽ thuộc về phe Nguyễn Phú Trọng đang dư quyền nhưng thiếu tiền. Bí thư tỉnh ủy của Thái Nguyên nơi Núi Pháo hoạt động là thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ, em trai của Trần Đại Quang. 

Cho đến nay Mobifone qua sự cố vấn của Bản Việt vẫn không công bố đã mua lại AVG với giá bao nhiêu. Theo tin đồn thì Mobifone đã mua AVG với giá 8.900 tỷ đồng. 6 tháng sau khi chuyển về MobiFone thì dịch vụ truyền hình An Viên - AVG với tên mới là MobiTV đã lãi 6,4 tỷ đồng. 

Việc Mobifone nhảy vào kinh doanh trong lãnh vực truyền hình vào năm 2015 đã được Thủ tướng lúc ấy là Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận và nguyên bộ trưởng Bộ TT&TT là Nguyễn Bắc Son đã phê duyệt dự án kinh doanh truyền hình của MobiFone. 

Mobifone với khẩu hiệu mọi lúc - mọi nơi - không biết trong tương lai "mọi nơi"ấy có sẽ là nhà tù dành cho một số đồng chí thù địch đối với tập đoàn nắm quyền Nguyễn Phú Trọng?

Thế mới biết, trong thế giới của các đồng chí với nhau, muốn về vườn làm người tử tế thật không dễ.

02.08.2016


Âm mưu của Trung Cộng trong vụ cá chết Vũng Áng và Miền Trung Việt Nam

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Trung Cộng đã lên thế trận toàn diện để tiêu diệt Việt Nam, tiêu diệt từ môi trường đến con người cho mục tiêu chiếm đóng Việt Nam mà không cần khởi động một cuộc chiến tranh vũ trang đối đầu cổ điển. Đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, gây ra cuộc chiến “Nước” ở phía Tây, tiêu diệt toàn bộ mùa lúa Đông Xuân vừa qua ở Tứ Giác Long Xuyên, cùng việc xả độc từ Vũng Áng, Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam ở mặt trận phía Đông, tức biển Đông...

*

Ngày 23/4/2016 vừa qua, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ sự phát triển công nghiệp.

Từ tháng ba vừa qua, lần đầu tiên miền Nam Việt Nam hạn hán ngập mặn sâu đến hơn 95km vào đất liền, người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) không có nước để uống, tiêu diệt hoàn toàn mùa lúa Đông Xuân, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì nước mặn và hạn hán, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, xây dựng đê bao không có điều nghiên kỹ lưỡng, cùng việc hủy hoại rừng tràm rừng đước ở vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau…

Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP-TransPacific Partnership) của 12 quốc gia thành viên vừa ký kết, và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất kỳ quốc gia nào, mà là phải hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô nhiễm ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu. Một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.

Thảm họa môi trường từ Formosa Hà Tĩnh

Trên lý thuyết, những kim loại nặng có tác hại khôn lường và rất khó chẩn đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của dân chúng trên bình diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lý rất phức tạp, nhứt là khi đảng CSVN mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đã bán linh hồn cho Trung Cộng.

Vũng Áng xả chất thải độc hại gây ô nhiễm biển từ ngày 2 tháng 4/2016 là do âm mưu của Trung Cộng. Đây chỉ là DIỆN. Việc cho tàu cá, tàu quân sự, tàu hải giám đầu độc khắp vùng biển Đông bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật mới chính là ĐIỂM.

Rõ ràng, Trung Cộng đã lên thế trận toàn diện để tiêu diệt Việt Nam, tiêu diệt từ môi trường đến con người cho mục tiêu chiếm đóng Việt Nam mà không cần khởi động một cuộc chiến tranh đối đầu cổ điển. Đó là:

(1) Ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, gây ra cuộc chiến “Nước” ở phía Tây, tiêu diệt toàn bộ mùa lúa Đông Xuân vừa qua ở Tứ Giác Long Xuyên;

(2) Xả độc từ Vũng Áng, Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam ở mặt trận phía Đông, tức biển Đông.

Hai hành động nầy, Trung Cộng nhằm mục đích tiêu diệt nguồn lúa gạo và nguồn protein cá, hai nguồn lương thực chính yếu của con dân Việt.

Trong một bài viết, GS-TS Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang, Đại học Alberta), nhận xét: "Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Cuốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc."

Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ” tiếp theo.”

Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.

Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao tập đoàn cai trị tại Ba Đình có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.

Phải chăng:

- Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng?

- Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên... há miệng thì mắc quai?

- Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”?

- Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ.

Tất cả câu trả lời ở trên đều đúng. Nó đã được thể hiện rõ rệt từ sau Mật nghị Thành Đô, rõ hơn ở kết quả của đại hội đảng cộng sản 12 sau chuyến công du Ba Đình của Dương Khiết Trì; và không thể chối cãi được với những gì xảy ra từ đầu tháng 4, 2016 khi hàng loạt cá chết ở Biển Đông và khắp sông hồ trong nội địa, cho đến nay.

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam - Vietnamese Environmental Protection Society-VEPS)

Gieo rắc cái chết cho dân chúng có phải cũng là làm cách mạng?

Bauxite Việt Nam - Xin ông đảng trưởng hãy lục hết trí nhớ về mọi thứ kinh điển Mác-Lê mà mình đã chứa chất trong đầu ra để trả lời dân chúng chúng tôi: Cộng sản từ lâu ai cũng biết là đồng nghĩa với bạo lực và chuyên chính; trong trường hợp cụ thể ở đây, có phải rằng việc dối gạt dân chúng để họ ăn cá biển nhiễm độc và tắm nước biển nhiễm độc mà không sợ chết, và ngay cả việc mở hết mọi kho cá nhiễm độc ra bán cho dân và khuyến khích dân ăn cá nhiễm độc ấy, dù có chết hoặc nguy hại đến đời con đời cháu, đó cũng chính là phương pháp vận dụng “bạo lực và chuyên chính” một cách uyển chuyển và đầy sáng tạo trong công tác cách mạng, vì thế mà không một cấp quyền lực nào kể cả người ngồi cao chót vót như ông, thấy đó là tội ác?...

*

Cuối tháng 4-2016, trong khi chính quyền Hà Tĩnh, hẳn là theo lệnh cấp trên, cho ông Phó chủ tịch Đặng Ngọc Sơn ra lời tuyên bố cá và biển Hà Tĩnh an toàn, dân thả sức ăn cá và tắm biển, thì đồng thời, Sở Y tế Hà Tĩnh cũng được lệnh trên cho âm thầm xét nghiệm toàn bộ 4 kho cá biển đông lạnh ở Hà Tĩnh để xem có độc hại hay không. Đó là một việc làm đáng khen mà báo Người đưa tin gọi bằng “vào cuộc quyết liệt”. Đúng, khen là phải, vì đây là một việc làm cần thiết và kịp thời, vì sự an toàn của tính mạng dân chúng. Mà không chỉ Sở Y tế Hà Tĩnh mà thôi, cả Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh và Chi cục Quản lý nông lâm thủy sản Hà Tĩnh đều được lệnh lấy mẫu cá để kiểm tra.

Nhưng kiểm tra xong rồi thì thế nào? Báo Người đưa tin tiếp tục cho biết: “sau khi lấy mẫu, các đơn vị này đã không hề tiến hành niêm phong toàn bộ số hải sản trong kho, để các kho này tiếp tục phân phối hải sản đến người tiêu dùng. Và đến nay... cả 4 kho hầu hết đều đã tiêu thụ gần hết nhẵn số lượng cá dự trữ, có kho chỉ còn đâu khoảng 1/10.

Nhưng rồi thế nào nữa? “Mãi tận đến đầu tháng 7/2016, Chi cục VSATTP mới "tiết lộ" kết quả cho sở chủ quản: Hầu hết số hải sản trong 4 kho này đều bị nhiễm độc”. Đó là độc chất cadimi, một kim loại nặng. Quá nguy hiểm! Và cũng phải đến ngày 11-7 thì Sở Y tế Hà Tĩnh “được sự tham mưu” của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh mới có công văn cho tiêu hủy toàn bộ số cá dự trữ trong cả 4 kho đông lạnh ở Hà Tĩnh. Nghĩa là tiêu hủy số cá đã nằm trong bụng dân chúng Hà Tĩnh từ 3 tháng trước.

Thử hỏi, còn gì để nói nữa hay không?

Ấy thế mà khi báo Người đưa tin đặt câu hỏi với ông Chi cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm Phan Văn Hùng thì ông còn “tìm mọi lý do để né tránh”. “Cho đến khi chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế can thiệp, ông Hùng mới chịu làm việc. Khi chúng tôi thắc mắc về sự thiếu hợp tác, ông Hùng cảnh cáo phóng viên: “Tôi cần xin ý kiến người còn to hơn cả Giám đốc Sở. Sức khỏe của người dân là quan trọng. Nhưng cũng không nên gây dư luận xấu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà... (!?)”.

Quan tâm đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà là một việc tốt quá đi chứ. Nhưng chúng tôi lại không thể nghĩ như ông Hùng được, bởi khi dân chúng Hà Tĩnh đã bị nhiễm độc, kể cả thế hệ con cái của họ, thế hệ mới lớn cũng như thế hệ đang nằm trong bụng mẹ, thì ông còn muốn phát triển kinh tế cho ai và vì ai?

Trớ trêu hơn nữa là cũng sau những sự việc trên, ông Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh lại lên tiếng trên Facebook một cách rất đàng hoàng, “động viên” người dân Hà Tĩnh cứ tiếp tục ăn cá nhiễm độc, lấy cớ lượng cá ăn vào mỗi tuần phải 2 kg80 thì mới có cơ nguy đến sức khỏe con người (mà người Hà Tĩnh vốn tiết kiệm xưa nay chắc là không ăn được đến chừng ấy?!). Báo Người đưa tin có hỏi lại cho chắc chắn thì ông Tâm lặp lại đúng y nguyên mấy lời đã viết trên Facebook. Trong khi đó, cũng câu hỏi tương tự Người đưa tin đem hỏi PGS.TS Phạm Đức Thịnh, Viện Giám định Pháp y tâm thần (Bộ Y tế), thì được trả lời: “Cadimi cũng giống như các loại kim loại: Chì, thủy ngân... nên cũng có thể gây bệnh tương tự như độc tố của các kim loại nặng đó. Độc tố của cadimi làm tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, rối loạn chức năng thận và có thể phá hủy tủy xương, ảnh hưởng nội tiết, máu, tim mạch”.

Qua cách trả lời của hai ông Hùng và Tâm với báo Người đưa tin, hoàn toàn đồng điệu với lời tuyên bố xanh rờn của ông Đặng Ngọc Sơn hồi tháng 4-2016, chúng tôi bỗng thấy choáng váng vì vô số những nỗi nghi ngờ dằn vặt cùng lúc xâu xé trong đầu óc mình.

Phải chăng đội ngũ quan chức Hà Tĩnh kể từ sau ngày được ông Võ Kim Cự “gửi công văn hỏa tốc” mời ra sân vận động Hà Tĩnh phát động “dành toàn tâm toàn ý vào việc uống bia Sài Gòn” thì đều đã trở nên say sưa bí tỉ - say đến mức trở nên điên rồ - mà không còn cần biết mình ngồi trên chiếc ghế quan chức là để làm gì nữa?

Hay phải chăng “phẩm chất cộng sản” ở những vị quan đầu ngành một tỉnh nổi tiếng cách mạng như Hà Tĩnh đã phát lộ đến mức bồng bột ra cả lời nói và việc làm, nên những hành động rất cần truy cứu trách nhiệm khẩn cấp như những việc trên đây đều được các cấp cao hơn ưu ái để yên mà không cấp nào xét tới?

Chúng tôi thật tình không sao giải đáp nổi cho mình. Đành xin đem mọi thắc mắc băn khoăn đệ trình lên ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, kẻ đã có mặt rất sớm ở Hà Tĩnh ngay sau tin cá chết, nhưng ông ta vào Hà Tĩnh và đến tận Vũng Áng mà tuyệt không có thì giờ để nói một lời an ủi đối với dân, chỉ kịp động viên công ty Fomosa hãy hoàn thành tốt tiến độ xây dựng của họ rồi vội vã cắp cặp ra về.

Xin ông đảng trưởng hãy lục hết trí nhớ về mọi thứ kinh điển Mác-Lê mà mình đã chứa chất trong đầu ra để trả lời dân chúng chúng tôi: Cộng sản từ lâu ai cũng biết là đồng nghĩa với bạo lực và chuyên chính; trong trường hợp cụ thể ở đây, có phải rằng việc dối gạt dân chúng để họ ăn cá biển nhiễm độc và tắm nước biển nhiễm độc mà không sợ chết, và ngay cả việc mở hết mọi kho cá nhiễm độc ra bán cho dân và khuyến khích dân ăn cá nhiễm độc ấy, dù có chết hoặc nguy hại đến đời con đời cháu, đó cũng chính là phương pháp vận dụng “bạo lực và chuyên chính” một cách uyển chuyển và đầy sáng tạo trong công tác cách mạng, vì thế mà không một cấp quyền lực nào kể cả người ngồi cao chót vót như ông, thấy đó là tội ác?



*

1. Hà Tĩnh: Hàng chục tấn hải sản nhiễm độc đang ở đâu?

Người Đưa Tin - Sau sự cố cá chết hàng loạt vừa qua, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Y tế lấy mẫu xét nghiệm các kho đông lạnh trên địa bàn, để xác định mức độ ảnh hưởng.

Sau sự cố cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, các bộ, ban ngành đã vào cuộc tập trung xử lý rất quyết liệt. Cuối tháng 4/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Y tế, cử đơn vị chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm tất cả các kho đông lạnh trên địa bàn, để xác định mức độ ảnh hưởng.

Theo đó, có 4 kho đông lạnh gồm: Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (TX. Kỳ Anh); HTX Thiên Phú; HTX Hùng Mạnh (Thạch Kim, Lộc Hà) và Kho đông lạnh Sang Liên - Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm Thủy sản lấy mẫu để kiểm tra.

Đáng nói, sau khi lấy mẫu, các đơn vị này đã không hề tiến hành niêm phong toàn bộ số hải sản trong kho, để các kho này tiếp tục phân phối hải sản đến người tiêu dùng.

Lẽ ra, chỉ 1-2 ngày lấy mẫu, đã có kết quả xét nghiệm, nhưng mãi tận đến đầu tháng 7/2016, Chi cục VSATTP mới "tiết lộ" kết quả cho sở chủ quản: Hầu hết số hải sản trong 4 kho này đều bị nhiễm độc”.

Ngày 11/7, trên cơ sở tham mưu của Chi cục VSATTP, Sở Y tế Hà Tĩnh có Công văn số 1395/SYT đề nghị UBND tỉnh cho tiêu hủy toàn bộ số hải sản đông lạnh này, vì có hàm lượng cadimi vượt quá giới hạn cho phép.


Kết quả kiểm tra tại 4 kho đông lạnh nói trên 
cho thấy hầu hết số hải sản đều bị nhiễm độc.

Cùng thời điểm này, nhóm phóng viên chúng tôi đã tiến hành điều tra độc lập tại 4 kho đông lạnh này thì được biết: Hầu hết số hải sản bị nhiễm độc ấy đã được tiêu thụ, bán ra thị trường. Số tồn lại trong kho không còn đáng kể.

Cụ thể: Tại Kho Đông lạnh Sang Liên (Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên) số lượng số hải sản bị nhiễm độc tại thời điểm kiểm tra là 10 tấn, nay chỉ còn lại hơn 0,1 tấn; Kho đông lạnh HTX Thiên Phú (Thạch Kim - Lộc Hà) số cá Xước Tre bị nhiễm là 7 tấn, nhưng thời điểm hiện tại cũng chỉ còn 1,1 tấn…

Bà Nguyễn Thị Liên, chủ Kho đông lạnh Sang Liên xác nhận: “Tại thời điểm đoàn về kiểm tra lần 1 thì nói cá trong kho của tôi không nhiễm độc, cũng không bị niêm phong gì cả. Sau một thời gian dài, thấy họ kết luận, kho chúng tôi có 10 tấn hải sản bị nhiễm. Lúc này, số cá trên chúng tôi đã bán gần hết rồi”.

Trong khi chờ kết quả kiểm tra thì số lượng hải sản nhiễm độc 
tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh 
đã được đưa ra thị trường tiêu thụ gần hết.

Bên trong kho đông lạnh Hùng Mạnh.

Xin nhắc lại rằng, Chi cục VSATTP Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra từ tháng 5 (ngay sau khi có hiện tượng cá chết bất thường). Nhưng đến ngày 11/7, đơn vị này mới tham mưu văn bản cho Sở Y tế ký, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cho tiêu hủy khẩn cấp số hải sản bị nhiễm độc.

Ngày 29/7, chúng tôi trở lại làm việc với Chi cục VSATTP Hà Tĩnh, đặt câu hỏi về sự chậm trễ này, nhưng ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng đã tìm mọi lý do để né tránh. Cho đến khi chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế can thiệp, ông Hùng mới chịu làm việc. Khi chúng tôi thắc mắc về sự thiếu hợp tác, ông Hùng cảnh cáo phóng viên: "Tôi cần xin ý kiến người còn to hơn cả Giám đốc Sở. Sức khỏe của người dân là quan trọng. Nhưng cũng không nên gây dư luận xấu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà..."(!?).

Khi PV liên hệ làm việc, ông Hùng tìm cách né tránh và liên tục gọi điện cho ai đó.

Lý giải về sự cố, ông Hùng giải thích: “Lý do chậm trễ là vì chúng tôi phải tiến hành lấy mẫu 2 lần, mỗi lần cũng phải cách nhau 10 ngày rồi. Sau khi khi có kết quả chính xác các kho đông lạnh kể trên có hải sản bị nhiễm độc thì mới cho niêm phong được. Giờ thì cũng đã tham mưu cho Sở Y tế, để có văn bản gửi lên UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất phương án tiêu hủy”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho hay: “Việc kiểm nghiệm các loại hải sản bị nhiễm độc sau vụ cá chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung, do thanh tra liên ngành thực hiện. Riêng việc kiểm tra ở các kho đông lạnh, chúng tôi giao cho Chi cục VSATTP làm việc và có ý kiến đề xuất. Sau khi có kết quả đề xuất, chúng tôi đã gửi công văn cho UBND tỉnh để xin phương án xử lý, nhưng hiện tại vẫn chưa được phúc đáp...”.



Giám đốc Y tế dự phòng Hà Tĩnh khuyên dân ăn hải sản nhiễm cadimi

Trước thông tin hàng chục tấn cá nhiễm độc đã được đưa ra thị trường tiêu thụ, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh đã lên tiếng trên facebook "động viên" người dân có thể tiếp tục ăn cá… nhiễm độc (?!)

Facebook Tân Đại Minh - ông Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh xác nhận là của mình - có status “Thực phẩm biển và giới hạn cadimi”.

Ông Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng 
tỉnh Hà Tĩnh (Người đang đứng)

Tại dòng status này, ông Tâm lập luận: “Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm trong mục 3.3 viết: Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời(tức là lượng một chất ô nhiễm kim loại nặng nhất định) đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người”.


Trên facebook của mình, ông Nguyễn Lương Tâm, 
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh 
đã "động viên" người dân có thể tiếp tục ăn cá nhiễm độc.

Thay vì khuyến khích người dân ăn cá nhiễm độc, ông Tâm dựa vào "cơ sở khoa học" và khẳng định: Một người trong vòng một tuần sẽ ăn hết 3kg cá nên nếu với mức độ ăn cá nhiễm độc vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng gì (?!).

Vị Giám đốc này viết: “Hàng tuần, nếu một người nặng 60kg ăn cá cơm hoặc cá ngừ có nhiễm cadimi với mức ô nhiễm 0,15mg/kg thì họ phải ăn tới khoảng trên 2,8kg cá ngừ hoặc cá cơm thì mới có thể có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ. Vì :2,8* 0,15= 0,42 (là ngưỡng như đã nói ở trên). Vậy thì một người dân một tuần có thể ăn được 3 kg cá ngừ hoặc cá cơm không nhỉ? Điều này có thể khó xảy ra... Mọi người nên có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về một vấn đề".

Hơi bất ngờ với lời khuyên của vị Giám đốc ngành y này, phóng viên trực tiếp thắc mắc với ông Nguyễn Lương Tâm. Ông Tâm tái khẳng định lại lời khuyên của mình và cho biết thêm: “Với lượng ăn trong một tuần và trong giới hạn như thế, thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Bằng những lập luận của mình, vị Giám đốc ngành y này khẳng định: 
Với lượng ăn trong một tuần và trong giới hạn như thế, 
thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Tuy nhiên, trước đó, khi trao đổi với PV báo Người đưa tin, PGS. TS Phạm Đức Thịnh, Viện Giám định Pháp Y tâm thần (Bộ Y tế) đã cảnh báo: “Cadimi cũng giống như các loại kim loại: Chì, thủy ngân... nên cũng có thể gây bệnh tương tự như độc tố của các kim loại nặng đó. Độc tố của cadimi làm tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, rối loạn chức năng thận và có thể phá hủy tủy xương, ảnh hưởng nội tiết, máu, tim mạch”.

Trước đó, chúng tôi đã đưa tin: Sau khi phát hiện hải sản ở 4 kho đông lạnh bị nhiễm chất độc, Sở Y tế Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho tiêu hủy khẩn cấp số hải sản bị nhiễm cadimi còn sót lại trong các kho này. Phần lớn trong số đó do không được niêm phong khi lấy mẫu nên đã bị chủ kho tiêu thụ ra thị trường.



* Ghi chú của Danlambao: Vào thời điểm bài này được đăng, cả 2 bài viết trên Người Đưa Tin đã không thể truy cập được nữa.