Friday, May 11, 2018

Thôi đừng “quyết” nữa chị Tâm!

 Theo RFA_Đồng Phụng Việt-2018-05-10 
Hình minh họa. Nhà thờ Thủ Thiêm trên bờ sông Sài Gòn. Hình chụp hôm 21/2/2017
 Hình minh họa. Nhà thờ Thủ Thiêm trên bờ sông Sài Gòn. Hình chụp hôm 21/2/2017-AFP
Hôm qua, bù khú với nhau, tụi tôi bàn miết về chị. Chị đến Thủ Thiêm làm gì, tiếp xúc cử tri làm chi để cuối cùng, tụi tôi mất nguyên buổi tối chỉ để tranh cãi sôi nổi như đang dự họp Quốc hội, thảo luận ở Hội đồng nhân dân rồi cuối cùng “mèo vẫn hoàn mèo”, hổng có gì mới, chẳng có gì để vui, để nuôi hy vọng…
Chắc chị cũng biết, khi đàn ông ngồi với nhau quanh chai rượu thì chúng chẳng khác đàn bà là bao. Ở cái chợ họp tại nhà tôi tối hôm qua, vài thằng vô duyên, thắc mắc tại sao phụ nữ mà lại là… Quyết Tâm. Cũng bởi tên chị giống như vô số nghị quyết các cấp từ hồi nẩm tới giờ thành ra có thằng khẳng định như “đinh đóng côt”, dứt khoát chị phải là con đồng chí nào đó trong số từ Hai tới… Út!
Không đứa nào trong đám bạn bè tôi có vinh dự quen biết với chị hay thành viên nào đó trong gia đình, gia tộc nhà chị thành ra cuối cùng tụi tôi phải tra Google – tìm tiểu sử của chị. May mà giữa những chuyện Đảng hứa miết nhưng chưa làm được, có một chuyện không cần làm, không nên làm nhưng Đảng vẫn cứ làm là quảng cáo cho những “cán bộ cấp chiến lược” trên Wikipedia giống như “chính trị gia”, “chính khách” của thiên hạ. Đám đó tự quảng cáo để kiếm phiếu bầu từ dân, chị và các đồng chí, đồng đội đâu có cần dân bầu? Bạn tôi có thằng phán đoán: Chắc để giải quyết khâu… oai (?). Hổng biết có đúng không (?) nhưng xét kỹ, tự quảng cáo như vậy hại nhiều hơn lợi đó chị Tâm.
Chẳng hạn chuyện cái tên của chị. Nhờ Wikipedia, tụi tôi mới thôi cãi nhau, song cũng qua Wikipedia, tụi tôi mới biết ba chị - ông Hai Bình - từng là Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Trước giờ ở xứ này, không đăng ký lập trường thì làm gì có cửa trở thành Bí thư, thành ra ổng đem chị ra trình bày như… Quyết Tâm, rồi trình bày các em chị như… Quyết Chiến, Quyết Thắng, Vậy là mọi thứ đột nhiên trở thành dễ hiểu!
Thú thiệt với chị nghe chị Tâm, xem tiểu sử của chị trên Wikipedia xong, tôi hiểu chị hơn trước nhiều lắm đó. Hồi chị tuyên bố, con lãnh đạo làm lãnh đạo là “hồng phúc của dân tộc”, tôi dị ứng dữ lắm. Giống như thiên hạ, tôi cũng không tránh khỏi những suy diễn… tầm thường, cho rằng chị “tranh thủ” mấy anh, mấy chú. Tôi đâu có dè chị cũng là… con lãnh đạo! Chị đâu cần nịnh bợ ai. Chị chỉ nói sự thật, rằng chị cũng là một thứ “hồng phúc” mà muốn hay không tụi tôi phải ráng nhận! Thẳng thắn, thiệt thà như chị giờ hiếm lắm đó!  Ngặt là trong trường hợp này “hiếm” lại không quý!
Ờ mà nè, sẵn dịp đề cập đến Wikipedia, tôi nói thêm một chút về tác hại chuyện Đảng tổ chức tự quảng cáo cho các “cán bộ cấp chiến lược” như những “tinh hoa của tinh hoa” trên website này. Tôi cũng biết, dẫu lạc hậu nhưng xứ mình đang lẫm chẫm bước vào “thời đại 4.0”. Tất nhiên xuất thân “khố rách, áo ôm”, vô học giờ không còn được xem là “thành phần cơ bản”, đáng tự hào nữa cho nên “cán bộ cấp chiến lược” nào cũng ráng kiếm một mớ bằng cấp, kể cả tân trang gia thế, lai lịch mẹ cha, không con đồng chí này thì cũng là cháu nhân sĩ, trí thức kia. Cho dù điều đó khiến họ yên tâm vì cảm thấy… “sang”  hơn, thế nhưng điều đó dễ thúc đẩy đồng đội, đồng chí của chị làm ẩu lắm chị Tâm à. Văn bằng chứng chỉ giả tràn lan là hậu quả từ đó đó chị Tâm.
Một ví dụ mới rợi khác, gần như ai ở xứ này cũng biết là trường hợp anh Trương Minh Tuấn. Tôi tin chuyện anh Tuấn sẽ khiến chị “nhất trí” với tôi. Anh Tuấn dù gì cũng là Ủy viên, Phó Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông nhưng ổng vẫn không được xếp vào loại “hồng phúc của dân tộc”. Cha ổng chỉ là cán bộ văn hóa thông tin cấp… xã, phấn đấu cho tới gần hết đời mới trở thành cán bộ văn hóa thông tin cấp… huyện. Tôi tin tiểu sử các “chính trị gia”, “chính khách” của Việt Nam trên Wikipedia làm anh Tuấn mặc cảm vì thua bạn, thua bè, ổng đâu có dám khoe cha, mẹ, anh em như chị và nhiều đồng chí, đồng đội khác trong mục tiểu sử trên Wikipedia... Do đó tôi hết sức thông cảm với anh Tuấn. Kẹt lắm ổng mới dàn dựng “Hội thảo khoa học về Trương Minh Phương”, tổ chức  truy tặng giải “Đào Tấn” cho cha mình vì “những đóng góp xuất sắc cho nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam”. Ông có giật dây để thiên hạ đề nghị truy tặng “Giải thưởng Quốc gia về Văn học Nghệ thuật” cho cha ổng thì cũng vì xu thế…”thời đại 4.0” thôi!
***
Chị Tâm,
Xin lỗi chị vì nãy giờ có thể do chưa giã rượu nên đầu óc lùng bùng, tôi dẫn chị lang thang từ cái tên của chị sang “hồng phúc của dân tộc”. Tôi vào thẳng chuyện chính, khiến chị trở thành nhân vật chính khi tôi và bạn bè bù khú với nhau tối qua luôn nghe chị.
Chị biết không, trước khi gặp nhau, thằng nào trong đám tụi tôi cũng đọc báo, xem tường thuật cuộc gặp giữa chị - Đại biểu cho dân chúng TP.HCM ở Quốc hội - với cử tri. Đọc báo xong tụi tôi còn xem ảnh, xem video clip về cuộc gặp này trên Internet nữa.
Công nhận đó là một cuộc gặp gỡ căng thẳng hiếm có vì nhiều nước mắt quá. Những người dân đại diện cho 15.000 gia đình từng cư trú ở bán đảo Thủ Thiêm dữ quá, nói năng mà như quát, đề nghị mà như gào… Thế nhưng đừng giận, đừng thù họ nghe chị Tâm. Tụi tôi đã thử đặt mình vào vị trí của họ: Đột nhiên bị đuổi khỏi nhà, thổ cư, vườn tược bị trưng dụng hết, nhận tiền bồi thường chỉ có 200.000 đồng/mét vuông rồi thấy các doanh nghiệp được giao đất chuyển nhượng lại với giá vài chục triệu đồng, giờ có chỗ một mét vuông đất được rao bán với giá hàng trăm triệu đồng, ai mà không uất. Hai thập niên sống vất vưởng vì vô gia cư, vì bị cô lập, sinh hoạt như những con thú nếu cố bám lấy rẻo đất không của ông bà, cha mẹ để lại thì cũng là tài sản mà họ “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” tạo lập ra, hai thập niên rong ruổi kêu oan nhưng không làm ai động lòng hay bận tâm, bị xua đuổi, bị đánh đập, có người bị tống giam vì dám kháng cự “chính quyền nhân dân”. Hai thập niên bế tắc về sinh kế, chìm trong nợ nần bởi mất sạch mọi thứ,… mà chỉ khóc, chỉ gào rõ ràng là họ kiềm chế giỏi, chịu đựng tốt như Đảng muốn!
Chị Tâm,
Dẫu đứng về phía nước mắt nhưng tụi tôi phải nhận là chị hết sức quyền biến. Giữa đám đông cuồng nộ như vậy, trong đó có không ít người chỉ thẳng mặt chị, đòi chị từ chức vì ngày xưa, chị từng khẳng định “chính quyền đúng khi tổ chức cưỡng chế”, “dân sai khi kháng cự, khiếu nại” mà chị vẫn bình tĩnh biện giải là chị không nói như vậy. Ý chị chỉ là điều gì chính quyền làm đúng thì dân phải chấp hành, nếu chính quyền làm sai thì chính quyền phải chịu trách nhiệm.
Chẳng phải đàn bà mà ngay cả đàn ông cũng khó mà khéo như chị khi hóa giải sự cuồng nộ nhẹ bâng, gọn hơ. Nào là: Cô bác nặng lời cỡ nào cũng nghe. Nghe để giải quyết, giải quyết chưa thấu đáo thì cô bác nói phải nghe nữa. Hay: Cô bác hỏi có ray rứt không, xin thưa là tôi rất ray rứt. Nghe cô bác nói, xót lắm. Chính quyền giải quyết vấn đề lớn mà cô bác chưa đồng tình và khiếu nại, nghĩa là còn tin chúng tôi. Tôi cam đoan khi nào còn một ý kiến phản ánh thì vẫn còn đeo bám giải quyết vấn đề ở Thủ Thiêm.
Chị Tâm,
Ngoài việc là đại biểu cho dân chúng TP.HCM ở Quốc hội từ 2011 tới giờ, chị còn là Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM cũng chừng đó năm, chưa kể chị còn là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM rồi Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM… Bảy năm qua, chị “đeo” ở đâu, “bám” vào cái gì mà không nghe, không thấy, không nghĩ và không nói gì hết cho dân vậy chị Tâm?
Sắp tới nếu thật sự sẽ “đeo bám” để “giải quyết vấn đề ở Thủ Thiêm”, chị có “đeo” theo anh Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM không? Chị sẽ “bám” anh Hải chắc cỡ nào. Có đủ chắc để làm bật ra không chỉ “vấn đề ở Thủ Thiêm” mà còn trục vớt trách nhiệm liên quan tới nhiều vấn đề lưu cữu khác như chuyện chỉ định cho Thanh niên xung phong làm nhà thầu tất cả các công trình giao thông đầy dẫy tai tiếng ở Sài Gòn hồi thập niên 1990 không? Đường Nguyễn Hữu Cảnh chính là hậu quả của tham nhũng, nhận hối lộ, thi công gian dối, cẩu thả ngày ấy, giờ chị có xới lên không chị Tâm?
Rồi “đeo” theo, “bám” vào anh Lê Thanh Hải chị có “đeo” thêm, “bám” thêm anh Nguyễn Văn Đua mà thiên hạ khẳng định là chuyên “đi tắt, đón đầu” các dự án đầu tư như ở Nhà Bè, mua một, công bố qui hoạch xong bán mười, kiếm hàng trăm tỉ không chị Tâm? Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP.HCM có bao nhiêu anh như anh Hải, anh Đua chị có biết không chị Tâm? Chị có suất đất nào trong “Khu Đô thị mới” ở Thủ Thiêm, có “đi tắt, đón đầu” không chị Tâm?
Chị Tâm,
Chị cũng vừa mới tuyên bố, chuyện Thường vụ Thành ủy TP.HCM chỉ đạo Công ty Đầu tư và xây dựng Tân Thuận hủy hợp đồng chuyển nhượng 32 héc ta đất ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai là đúng pháp luật, không gây bất kỳ thiệt hại kinh tế nào. Vụ chuyển nhượng suýt làm công khố mất toi chừng 2.000 tỉ đồng vẫn chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực nào liên quan đến chuyện cá nhân trục lợi. Sao Thường vụ Thành ủy TP.HCM không chỉ đạo hủy hết mớ hợp đồng kinh tế liên quan đến “Khu Đô thị mới” ở Thủ Thiêm cho rồi. Xét về bản chất, tất cả các hợp đồng kinh tế đâu có khác gì nhau?
Tôi nhớ cuối năm rồi, khi tiếp xúc với cử tri quận Thủ Đức, giữa lúc những tiếng oán thán vang vọng khắp nơi, chị vẫn khăng khăng, sự tin yêu của dân chúng dành cho Đảng không suy giảm. Dân không chửi Đảng mà chỉ bày tỏ sự bất bình, phê phán đối với một số cán bộ, đảng viên tha hóa về đạo đức. Lúc bù khú với nhau về chị, trong đám bạn tôi, có thằng nhận định: Nói được như vậy rõ ràng chị không còn… minh mẫn. Sự thiếu minh mẫn này đã đến mức nguy hại. Bằng chứng là ngay cả khi những nạn dân của dự án “Khu Đô thị mới” ở Thủ Thiêm nói thẳng với chị là chị nên từ chức, chị cũng chỉ có thể dịch giải thành “chưa đồng tình và khiếu nại, nghĩa là còn tin chúng tôi”.
Thôi đừng “quyết” nữa chị Tâm! “Hồng phúc” của dân tộc vốn đã hết sức bạc phúc này là những người như chị nên thoái bộ. Để chúng tôi tự quyết đi chị Tâm.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Thủ Thiêm, vì sao thành ‘củi’ sau 20 năm?

Cát Linh, RFA-2018-05-10   
Hình ảnh cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang năm 2012 và buổi gặp cử tri của người dân Quận 2 ngày 9/5/2018
Hình ảnh cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang năm 2012 và buổi gặp cử tri của người dân Quận 2 ngày 9/5/2018-Ảnh của Facebooker Nguyen Lan Thang và zing.vn ‘Không thể nói’ 20 năm trước
Kể từ ngày 2/5/2018, khi ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 bị thất lạc cho đến buổi tiếp xúc cử tri ở Quận 2 hôm 9/5/2018, câu chuyện oan ức của 15.000 người dân Thủ Thiêm ‘bỗng nhiên’ bùng nổ như cơn sóng cuồn cuộn, trên báo chí cũng như trên mạng xã hội. Hàng loạt bài viết được chi tiết đến từng mảnh đời của các hộ gia đình kêu oan, cho đến cửa ngõ của từng ranh giới quy hoạch đã thi nhau xuất hiện trên báo chí.
Những tấm ảnh mang đậm hồn báo chí diễn tả tiếng kêu thống khổ và những giọt nước mắt của người dân Quận 2 đã ngự trị trên trang chủ của các tờ báo mạng và sau đó được lan truyền trên khắp mạng xã hội.
Tờ Thanh niên Online có bài viết “Thủ Thiêm: Những giọt nước mắt giận dữ”. Tờ báo giải trí nổi tiếng Zing có bài “Người dân Thủ Thiêm trào nước mắt tại buổi gặp đại biểu Quốc hội”, sau đó là loạt bài: “20 năm sau quy hoạch, người dân Thủ Thiêm sống trong cơ hàn tăm tối”
Nhưng hồi đó không thể nói được, vì chính ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Văn Đua làm sếp Thành phố Hồ Chí Minh, tìm cách này cách khác để chặn thông tin đó lại, tức là chặn từ cấp cao. Ổng là Uỷ viên Bộ Chính trị nên ổng tác động đến Ban Tuyên giáo. Những thông tin đó không thể đưa ra được. - Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Thế nhưng, với những người “biết chuyện” thì họ cho rằng đây là một yếu tố “Không phải tự nhiên mà có”. Một trong những người “biết chuyện” đó là blogger, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký toà soạn báo Thanh Niên.
Ông cho biết “chính ông cũng phải suy nghĩ chuyện này mấy ngày hôm nay”.
“Thật ra sự việc của Thủ Thiêm thì bọn tôi cũng đã biết cách đây 20 năm. Lúc mới xảy ra sự việc thì đơn kiện về đất đai đưa về báo Thanh Niên dồn dập. Tôi không ở trong bộ phận tiếp đơn thư bạn đọc nhưng vẫn có thông tin, vẫn nghe về chuyện này.
Nhưng hồi đó không thể nói được, vì chính ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Văn Đua làm sếp Thành phố Hồ Chí Minh, tìm cách này cách khác để chặn thông tin đó lại, tức là chặn từ cấp cao. Ổng là Uỷ viên Bộ Chính trị nên ổng tác động đến Ban Tuyên giáo. Những thông tin đó không thể đưa ra được.
Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động…không đưa được vì của Thành uỷ.”
Không riêng với Thủ Thiêm, mà với chuyện đất đai nói chung, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết đã có chủ trương thống nhất từ cấp cao của Đảng là không cho báo chí đăng về khiếu kiện đất đai.
Nhấn mạnh thêm về vụ Thủ Thiêm, blogger Huỳnh Ngọc cho biết:
“Cách đây 20 năm khi Thủ Thiêm bị giải toả, di dời, giải toả dân kiện tụng thì thông tin đó báo chí có nhưng có từ người dân. Cũng có vài tờ báo viết về, là tờ Đại Đoàn Kết do ông Lý Tiến Dũng là Tổng biên tập mới dám đăng. Còn tất cả các báo khác không đăng, kể cả báo Thanh Niên. Những chuyện đó có chủ trương chung từ trên hết.”
Do đó, khi xảy ra các vụ Đoàn Văn Vươn, vụ Dương Nội, vụ Văn Giang và nhiều vụ khác thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh cùng một số người khác sử dụng bài viết để đăng trên trang blogs để đưa những thông tin đó ra công luận. Thế nhưng, việc này cũng không đơn giản.
“Nhưng vì nó ít quá và bị đàn áp, bị gây khó dễ, ghép vào tội phản động. Thông tin bị cô lập nên không tạo ra hiệu ứng lớn.”
Thông tin về câu chuyện thu hồi đất và khiếu kiện của dân oan thời điểm đó không chỉ bị báo chí cô lập từ trong nội bộ như lời blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã nói. Ngay chính người phóng viên có mặt ở hiện trường cũng phải đối diện với những cú đánh bằng dùi cui của cảnh sát cơ động, những người thực hiện việc cưỡng chế đất. Sự việc này từng xảy ra ở vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4/2012 để thực hiện dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư.
Nhớ lại câu chuyện ở Văn Giang năm 2012, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng kể lại những gì ông và một số anh em khác chứng kiến khi có mặt ngay trong vòng vây đó.
“Chuyện Văn Giang, về mặt truyền thông, lúc ấy cũng có lác đác vài tờ báo đưa tin 1 cách hạn chế về chuyện này. Nhưng khi cuộc “tổng tấn công” cướp đất diễn ra thì tuyệt nhiên hệ thống báo chí bị ‘phanh’ lại. Có những nhà báo vì nghiệp vụ chuyên môn của họ nên họ có mặt ở Văn Giang. Thế nhưng công an còn tưởng phóng viên đó là lực lượng phản động, đánh 2 nhà báo của VOV là Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm cùng với rất nhiều những nông dân khác nữa.”
Cũng là những hình ảnh dân oan kêu cứu, cũng là những giọt nước mắt tức tưởi của người dân mất nhà, nhưng nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng và các cộng sự đã không thể tiếp cận chiến trường thông tin dễ dàng như buổi họp cử tri của người dân Quận 2 ngày 9/5/2018 vừa qua.
“Nằm trên chuồng lợn, phía dưới là lợn kêu ủn ủn, xung quanh là côn đồ đủ các loại, phát hiện ra là họ đập chết."
Nằm trên chuồng lợn, phía dưới là lợn kêu ủn ủn, xung quanh là côn đồ đủ các loại, phát hiện ra là họ đập chết. - Nguyễn Lân Thắng
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng cho biết vụ việc ở Văn Giang chỉ xuất hiện trên trang Ba Sàm, trang Nguyễn Xuân Diện, trang Bọ Lập. Hoàn toàn không có lực lượng nào hoặc cơ quan truyền thông nào can thiệp vào để kêu cứu cùng người dân Văn Giang.
Về sau, theo ông cho biết, vì thông tin, hình ảnh cưỡng chế, đánh đập được ồ ạt đưa lên bằng truyền thông “lề trái”, do đó báo chí “lề phải” phải cho đăng tải thông tin nhưng theo cách phủ lấp tất cả sự việc.
Trang Vneconomy ngày 14/5/2012 có đăng tải 1 bài viết khá dài, bắt đầu bằng lời tự sự: “Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều thông tin về cuộc cưỡng chế cũng như về dự án Ecopark vẫn chưa thật sự rõ ràng đối với số đông công chúng, thậm chí có hiện tượng “nhiễu” thông tin. Sự không tường minh về thông tin có thể dẫn tới những cách hiểu và suy diễn khác nhau không cần thiết.”

Bùng nổ sau 20 năm

Thủ Thiêm thật sự là ngọn núi lửa đã được thổi bùng dữ dội mấy ngày qua. Vì sao ngọn núi lửa âm ỉ suốt 20 năm giờ đây mới xé đá chấp nhận để lộ ra những dòng nham thạch đỏ rực, gần như đốt cháy dư luận? Và những dòng dung nham ấy thật sự từ đâu?
Câu trả lời từ blogger Huỳnh Ngọc Chênh là “chính từ cuộc chống tham nhũng và những lý do cá nhân”
“Bây giờ nó rộ lên là có chuyện chống tham nhũng. Trong đó cũng dính tới những chuyện cá nhân. Ví dụ tại sao ông Đinh La Thăng về TP.HCM thì những chuyện bị dấu giếm như bán đất ở Nhà Bè, Thủ Thiêm mà ông Đinh La Thăng không khui ra được? Cho đến khi ông Nguyễn Thiện Nhân về thì mới khui ra được? Là nó có những vấn đề cá nhân.
Vì ông Nguyễn Thiện Nhân trước là Phó Chủ tịch Thành phố, và ổng bị loại khỏi vòng lợi ích nhóm đó và bị đẩy ra ngoài Trung ương. Ổng nắm được thông tin. Bây giờ ổng về thì ổng khui ra, đủ tư cách và thẩm quyền.”
Và ông nhấn mạnh khui ra trong lúc này là đúng thời điểm chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ai mà quan tâm diễn biến chính trị thì sẽ hiểu đây là diệt phe cánh.  Tức là toàn bộ dàn bộ sậu của TP.HCM bây giờ không cùng kênh với Nguyễn Phú Trọng. - Nguyễn Lân Thắng
Nhà động Nguyễn Lân Thắng cũng đặt dấu hỏi ngay từ phát súng đầu tiên vụ Thủ Thiêm được châm ngòi bởi những bài viết trên mạng xã hội. Ông cho rằng vì bản chất tất cả vụ dân oan mất đất trên đất nước này nhiều vô cùng, vì sao người dân Thủ Thiêm đi khiếu kiện 20 năm ròng rã mà giờ đây mới được ưu ái nhắc đến?
“Ai mà quan tâm diễn biến chính trị thì sẽ hiểu đây là diệt phe cánh.  Tức là toàn bộ dàn bộ sậu của TP.HCM bây giờ không cùng kênh với Nguyễn Phú Trọng.”
Cả blogger Huỳnh Ngọc Chênh và nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng đều nói rằng oan khuất của người dân Việt Nam mất đất xảy ra khắp nơi trên mọi miền từ Bắc đến Nam. Ngày nào cũng có những đoàn người kêu oan kéo về Hà Nội, về văn phòng Thanh tra Chính phủ, văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng.
Gần trụ sở Ban tiếp dân Trung ương trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) có một nơi đặc biệt mang tên “làng Thủ Thiêm”. Đó là cách gọi mà người địa phương dành cho khu trọ của những người dân sống trong vùng quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM). Suốt 4 năm qua, 100 hộ dân đã 12 lần kéo nhau ra Hà Nội khiếu kiện. Sau tiếng súng muộn màng 20 năm này, yêu cầu của họ có được giải quyết thoả đáng? Và những “thanh củi” ở Thủ Thiêm có bị đốt cháy?

Thu hồi đất với giá rẻ mạt, câu chuyện bao giờ có hồi kết?

 RFA-2018-05-10  
Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương  thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.
 Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.AFP photo
Tình trạng dân oan bị thu hồi đất với giá thành rẻ mạt vẫn tiếp tục diễn ra, trong khi những lô đất đó được xây dựng thành những đô thị hiện đại đắt tiền hoặc bán lại với giá cao hơn gấp nhiều lần.

Câu chuyện dài

Đất đai vẫn là chủ đề chiếm đa số đơn thư tố cáo trong nhiều năm trở lại đây. Năm ngoái, bộ TN-MT cho biết khiếu nại trong lĩnd vực đất đai chiếm đến hơn 95% tổng số đơn, trong đó phần lớn liên quan đến việc thu hồi, bồi thường và hỗ trợ về đất.
Đã từ lâu, nhiều dân oan bị thu hồi đất đai với mức bồi thường quá rẻ mạt nói với RFA họ tiến hành khiếu kiện lên cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhưng không được giải quyết.
Cách đây vài tuần lễ, ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai xảy ra một vụ cưỡng chế khu đất rộng 12.000 m2 do gia đình bà Lê Thị Lắm làm chủ hơn 40 năm nay. Khu đất được thu hồi để xây khu công nghiệp Bàu Xéo rộng 500 ha ở Đồng Nai. Truyền thông trong nước nói rằng chính quyền phải cưỡng chế gia đình bà Lắm vì đã có mức đền bù thỏa đáng đồng thời cơ quan chức năng đã vận động giải thích nhưng gia đình bà vẫn  không chấp thuận.
Tuy nhiên nói với RFA, con gái bà Lắm là Nguyễn Thị Kim Bửu cho biết mức bồi thường hết sức rẻ mạt chứ không “thỏa đáng” như những gì phía cơ quan chức năng nói:
Bây giờ nó đền cho cô có 25.000 đồng/m2 với tổng cộng 12.000m2. Như vậy cả khu đất có 310 triệu đồng bạc. Cô thưa hết lên cả văn phòng Chính phủ, không còn người nào hết trơn. Thưa lên huyện, lên xã, lên tỉnh cũng khộng được. Trên Trung ương đùn về cho tỉnh, tỉnh đùn về cho huyện, xã. Cứ như vậy 12 năm rồi.”
Gần đây chuyện thu hồi đất làm khu đô thị Thủ Thiêm trở thành đề tài nóng khi thông tin bản đồ quy hoạch khu đô thị đã bị mất. Trong buổi tiếp xúc với đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM hôm 9/5, người dân khu đô thị Thủ Thiêm cho biết họ được đền bù để lấy mặt bằng xây dựng khu đô thị với giá rẻ mạt chỉ có 150.000 đồng/m2. Người dân so sánh số tiền này mua được 3 tô phở. Trong khi đó, khu đất này được bán với giá 350 triệu/m2 sau khi quy hoạch.

Chính sách định giá chưa độc lập, khách quan

Chúng tôi trao đổi vấn đề này với chuyên gia đất đai Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.  Ông cho biết Nhà nước đã có nhiều cải cách cơ chế thu hồi đất và bồi thường cho dân, nhưng vẫn chưa hiệu quả:
Nó vẫn chưa đảm bảo được giá trị thị trường mà đáng lẽ người dân được hưởng. Chính vì vậy mà nó dẫn tới tình trạng có thể dùng chỉ số để đo đó là tỷ lệ người dân khiếu nại, bồi thường tái định cư cũng như khiếu nại về giá đất đang chiếm đến 70-80% trong tổng số khiếu nại.
Hiện nay mặc dù Trung ương đã cố gắng rất nhiều trong việc giải quyết những khiếu nại này. Nhưng vẫn phải thấy rằng đây là một nhược điểm trong cơ chế Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường tái định cư cho dân.
Chuyện Nhà nước thu hồi đất đai của người dân thường xảy ra ở các khu ven thành phố lớn đang đô thị hóa một cách nhanh chóng, hay các khu công nghiệp người dân cũng bị thu hồi đất để cho các doanh nghiệp mở công ty.
Nhiều vụ tranh chấp đất đai lớn đã xảy ra trong những năm gần đây giữa một bên là chính quyền và một người là người dân. Chính quyền đóng vai trò cầu nối, tức là nhân danh Nhà nước đứng ra thu hồi đất với lý do là “để phát triển kinh tế xã hội”. Điển hình phải kể đến vụ mâu thuẫn đất đai Eco park ở Hải Dương, sân golf Đông Anh, dự án Viettel tại Đồng Tâm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người đề nghị Nhà nước VN thay đổi luật đất đai vào năm 2013, không tán thành việc thu hồi đất của dân với giá thành rẻ mạt để phát triển các khu thương mại:
Cái đó nó gây ra sự lạm dụng nhiều nhất, tức là nhân danh dự án kinh tế xã hội thì người ta làm là có thể nhà nước đứng ra thu hồi đất nhưng lại giao cho một tư nhân khác, một tư nhân, hoặc một cơ sở của nhà nước, nhưng làm cái dự án mới hoàn toàn mang tính chất thương mại, chứ không phải mục đích công ích phục vụ công cộng.
Bà Lan cũng nhận thấy chuyện thu hồi đất ở VN hiện nay là một bất công lớn vì chính sách bồi thường quá rẻ rúng:
Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những cái bất công nhất ở Việt Nam hiện nay.
Kể từ sau cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1953 đến hết 1956 cho đến nay Việt Nam đã 3 lần công bố luật đất đai và sửa đổi, lần gần đây nhất là năm 2013, và được áp dụng cho đến hiện nay. Dù nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng có một nội dung vẫn được giữ nguyên đó là người dân không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được Nhà nước giao cho quyền sử dụng đất. Vì không có quyền sở hữu nên đất đai của dân có thể bị thu hồi bất cứ khi nào, và trong nhiều trường hợp là với mức giá cơ quan chức năng đưa ra đơn phương chứ không có sự bàn bạc với phía dân.
Năm 2013 VN sửa đổi luật đất đai, và một trong những tiến bộ được công nhận rõ ràng nhất đó là dân được bồi thường theo giá trị của từng mảnh đất, chứ không áp dụng chung một bảng giá cho tất cả như trước đó. Tuy nhiên, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ cho rằng vẫn còn nhiều lỗ hổng trong luật sửa đổi này khiến giá đền bù đất cho dân chưa thỏa đáng:
Về nguyên tắc thì tiến bộ hơn. Nhưng trên thực tế thì cách thức xác định giá đất cho các trường hợp cụ thể để hỗ trợ bồi thường tái định cư cho dân vẫn chưa đảm bảo tính độc lập và khách quan của quá trình xác định. Thứ nhất, sở Tài nguyên có thể xác định và trình giá đất do mình xác định chứ không bắt buộc phải thuê một tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất độc lập.
Thứ hai, hội đồng thẩm định giá các tỉnh không có quy định cụ thể tỷ lệ bao nhiêu % là thành viên thuộc khu vực Nhà nước và bao nhiêu % thuộc khu vực ngoài Nhà nước.
Ông Đặng Hũng Võ cho rằng đã đến lúc VN cần áp dụng các cơ chế mới về đất đai, ví dụ như cơ chế thuê đất của người dân để làm các dự án công cộng, chứ không phải các dự án đầu tư. Đối với những trường hợp bắt buộc phải chuyển đổi, tuyệt đối chỉ nên áp dụng cho các mục đích công cộng. Hay có thể học theo Hàn Quốc, Nhật Bản cho người dân góp đất làm dự án công và được nhận lại phần đất khác với giá trị tương đương.

Cưỡng chế đất của Dòng Thánh Phaolô Hà Nội là tranh chấp hay chiếm đất tôn giáo?

RFA-2018-05-10   
Dòng Thánh Phaolô Hà Nội hôm 7 tháng 5 vừa bị chính quyền địa phương cùng "côn đồ" cưỡng chế khu đất vốn thuộc Nhà Dòng cho chủ đầu tư thi công.
Dòng Thánh Phaolô Hà Nội hôm 7 tháng 5 vừa bị chính quyền địa phương cùng "côn đồ" cưỡng chế khu đất vốn thuộc Nhà Dòng cho chủ đầu tư thi công.Courtesy FB Hà Vân
Dòng Thánh Phaolô Hà Nội hôm 7 tháng 5 vừa bị chính quyền địa phương cưỡng chế khu đất vốn thuộc Nhà Dòng cho chủ đầu tư thi công. Đây là hành động tranh chấp hay chiếm đất tôn giáo?
Vào tối ngày 7 tháng 5 năm 2018 một số người mang máy xúc và các phương tiện thi công vào khu vực đất số 5A-5B, Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là đất thuộc Nhà Dòng của Dòng Thánh Phaolô Hà Nội, để đòi thi công.

Dùng “côn đồ” cưỡng chế

Theo thông tin các Soeurs Dòng Thánh Phaolô Hà Nội kêu cứu trên mạng xã hội, khi các Soeur  không đồng ý cho nhóm người đưa máy móc vào khu đất và canh chừng suốt đêm, thì đến sáng ngày 8 tháng 5, một người tự xưng là chủ thầu công trình đã đưa “côn đồ” đến gây rối, đánh các Soeurs khi bị ngăn cản đưa máy móc vào khu đất.
Khi phóng viên Đài Á Châu Tự Do khi liên hệ phỏng vấn các Soeur thì nhận được câu trả lời là việc của nhà dòng thì hãy để nhà dòng tự giải quyết. Sau nhiều lần cố gắng liên hệ và nhờ người giới thiệu, chúng tôi đã liên lạc được với Soeur Teresa Tú và được Soeur kể lại sự việc:
Bắt đầu từ sáng ngày 8/5, rất nhiều côn đồ dùng mọi áp lực để mà đàn áp, đánh đập các Soeur, để mà đưa vật liệu xây dựng vào trong khu đất.
-Soeur Teresa Tú
“Bắt đầu từ sáng ngày 8/5, rất nhiều côn đồ dùng mọi áp lực để mà đàn áp, đánh đập các Soeur, để mà đưa vật liệu xây dựng vào trong khu đất. Đến chiều cùng ngày có một số giáo dân biết tin của các Seour thì họ đến ủng hộ và đọc kinh ở trước mảnh đất thì có rất nhiều công an cũng như côn đồ đến, họ mặc thường phục kéo đến, cùng với phó chủ tịch phường là Phạm Sơn Hà và chủ tịch phường là bà Phùng Phương Thảo. Họ cùng nhau vào khu đất bàn bạc rồi đưa vô một cái máy rất là lớn, Soeur nghĩ là để xịt hơi cay, để xịt cái chất độc đấy vào trong người các Soeur và giáo dân đến khu đất ấy. Bây giờ tình trạng các giáo dân và các Soeur đang bị ảnh hưởng tinh thần và sức khỏe.”
Chị Phượng, một giáo dân giáo xứ Thái Hà, có mặt tại buổi cầu nguyện trước khu đất số 5A-5B, Quang Trung để đồng hành cùng các Soeur Dòng Thánh Phaolô Hà Nội cho biết, các Soeur khi ngăn cản thi công đã bị bảo vệ xúm vào đánh rất nhiều, có một Soeur bị ngất xỉu. Chị Phượng nói tiếp:
“Bản thân tôi cũng bị đạp một cái mà hiện nay đùi tôi bầm rất to. Có một Soeur bị tấm tôn kéo rách hết cả tay, chảy bao nhiêu là máu dính hết cả ra áo khoác.”
Các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ Hà Nội vào hôm 9 và 10 tháng 5 năm 2018 tiến hành diễu hành mang theo biểu ngữ đến trước trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo Hà Nội để yêu cầu ngưng thi công trên khu đất của Nhà Dòng bị giao cho đơn vị tư nhân.
Các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ Hà Nội vào hôm 9 và 10 tháng 5 năm 2018 tiến hành diễu hành mang theo biểu ngữ đến trước trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo Hà Nội để yêu cầu ngưng thi công trên khu đất của Nhà Dòng bị giao cho đơn vị tư nhân.Courtesy FB Hà Vân
Theo Soeur Teresa Tú, khu đất 5A-5B trên đường Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội vốn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của quý soeurs Dòng Thánh Phaolô Hà Nội từ năm 1949. (Bằng Khoán Điền Thổ, số 494, cuốn 3, tờ 94)
Sau năm 1954, chính quyền lúc bấy giờ đã cho Viện Vi trùng học Việt Nam đến thuê khu vực này của Nhà Dòng, vốn là ngôi nhà Tập Viện của Dòng (nhà đào tạo các nữ tu). Sau đó, nhà cầm quyền không thuê, cũng không trả, cưỡng đoạt rồi chia cho tư nhân. Từ đó đến nay Nhà Dòng không ngừng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền trao trả lại mảnh đất này cũng như các cơ sở khác đã bị họ chiếm dụng.

Không đồng tình

Chúng tôi đã cố liên hệ với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm nhưng không nhận được trả lời. Đến chiều ngày 10 tháng 5 năm 2018, các Soeur Dòng Thánh Phao lô Hà Nội công bố trên mạng xã hội facebook là đã nhận được văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cấp giấy phép xây dựng trên mảnh đất tại số 5A-5B Quang Trung cho bà Trần Hương Ly vào tháng 6 năm 2016, là đúng thủ tục và hợp pháp; việc các Sơ Dòng Thánh Phaolô yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng là ‘không có căn cứ để giải quyết’.
Soeur Teresa Tú cũng cho biết vào tháng 8 năm 2016 chính quyền có ra một văn bản cho tạm dừng thi công trên khu đất 5A-5B trên đường Quang Trung, khi đó chủ đầu tư cũng dừng thi công và giữ nguyên hiện trạng khu đất theo quyết định của chính quyền Hà Nội. Soeur Teresa Tú nói tiếp:
Hôm nay phường đã ra một quyết định tiếp theo để cho chủ đầu tư được thi công sau hai năm mà không được sự đồng ý của các Soeur và quận. Đây là cái thông báo mà không phải là thẩm quyền của phường được phép làm.
-Soeur Teresa Tú
“Có một quyết định ngừng thi công và không có thời hạn, do phường cấp nhưng có biên bản chỉ đạo từ quận. Cho nên nếu như cái thông báo ngày hôm nay cũng do phường cho tiếp tục thi công thì phải có biên bản giữa quận và các Soeur đồng ý hay không đã. Nhưng hôm nay phường đã ra một quyết định tiếp theo để cho chủ đầu tư được thi công sau hai năm mà không được sự đồng ý của các Soeur và quận. Đây là cái thông báo mà không phải là thẩm quyền của phường được phép làm ạ.”
Theo luật sư Hà Huy Sơn, nếu đất đang có tranh chấp thì không được cưỡng chế. Tuy nhiên đất mà đang có tranh chấp mà không do tòa thụ lý vụ án hoặc cơ quan hành chính thụ lý thì chưa được coi là đang có tranh chấp. Ông nói thêm:
“Theo luật đất đai khi mà có quyết định thu hồi thì người bị thu hồi có thể khiếu (kiện) lại. Nhưng mà cơ quan thu hồi người ta vẫn cứ thu hồi. Nếu không đồng ý thì người ta sẽ thực hiện quyết định cưỡng chế. Luật thì đã quy định như vậy.”
Không đồng tình với việc bị cưỡng chế để chủ đầu tư thi công trên khu đất nhà dòng, các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ Hà Nội vào ngày 9 và 10 tháng 5 năm 2018 đã tiến hành diễu hành mang theo biểu ngữ đến trước trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo Hà Nội để yêu cầu ngưng thi công trên khu đất của Nhà Dòng bị giao cho đơn vị tư nhân. Soeur Teresa Tú nói tiếp:
“Sáng nay các Soeur cùng một số giáo dân đã vừa đi hàng một vừa cầu nguyện trong sự ôn hòa để bày tỏ sự mong muốn thể hiện công lý, trả lại sự thật cho các Soeur. Cũng như yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phải hủy cái giấy phép xây dựng tại khu đất số 5 Quang Trung quận Hoàn Kiếm, đã cấp cho chủ đầu tư trước đây. Thứ hai là yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội phải bỏ cái sổ đỏ đi.”
Với cách trả lời của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm vào chiều ngày 10 tháng 5 về việc cấp đất tại số 5A-5B Quang Trung cho bà Trần Hương Ly, các Soeur Dòng Thánh Phao lô Hà Nội cho rằng, chính quyền Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã lấp liếm việc nhà nước thuê cơ sở này, rồi chuyển cho nhau, cuối cùng là bán cho tư nhân. Đây không phải là hành vi tranh chấp đất, mà là hành vi chiếm đất tôn giáo một cách phi pháp.

Sài Gòn: Cướp hơn 170 ha đất Thủ Thiêm cho ‘thế lực đen tối’

Người dân Thủ Thiêm bất bình với chủ tịch quận 2. (Hình: Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Nghi vấn “những thế lực đen tối” cùng với nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn và quận 2, nhân danh “quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm” để trục lợi đất của người dân và được che giấu suốt 20 năm qua ngày càng lộ rõ.
Báo Người Tiêu Dùng, ngày 10 Tháng Năm, khẳng định hiện có khá đủ cơ sở để nghi ngờ điều này.
Theo quyết định 367/TTg ngày 4 Tháng Sáu, 1996, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm,” thì khu này có diện tích 930 ha bao gồm khu đô thị Thủ Thiêm 770 ha (có 133 ha mặt nước sông Sài Gòn) và 160 ha tái định cư.
Trước đó, tờ trình xin chính phủ phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm của “Ủy ban thành phố Sài Gòn” cũng ghi rõ như trên. Công văn số 190/CP-NN ngày 22 Tháng Hai, 2002, của chính phủ vẫn tái khẳng định như vậy.
Từ những văn bản trên, ba tháng sau, “Ủy ban thành phố Sài Gòn” ra Quyết Định 1997 thu hồi 621 ha đất, thuộc các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm để xây dựng khu trung tâm đô thị Thủ Thiêm.
Quyết Định 6566 của “Ủy ban thành phố Sài Gòn” ra ngày 27 Tháng Chạp, 2005, cũng nêu rõ trung tâm khu đô thị (KĐT) Thủ Thiêm có tổng diện tích 657 ha.
Căn cứ vào hai quyết định trên, Quận 2 và Hội Đồng Bồi Thường giải tỏa mặt bằng quận này đã tiến hành bồi thường, giải tỏa trắng 3 phường An Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm để thu hồi đất.
Tuy nhiên, theo bản đồ hành chính quận 2, và Nghị Định 03/CP thì ba phường bị giải tỏa trắng đã lên tới 689 ha, thừa hơn 30 ha so với quyết định thu hồi đất 1997 hay Quyết Định 6566 của “Ủy ban thành phố Sài Gòn.”
Song, người dân không hiểu vì lý do gì mà nhà cầm quyền thành phố lại thu hồi giải tỏa thêm hơn 99 ha ở phường Bình Khánh và thêm 15 ha nữa ở phường Bình An, tổng cộng lố thêm 114 ha đất. Như vậy, nếu so sánh các văn bản “nhân danh” giải tỏa, thu hồi đất để xây khu trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm lên tới hơn 803 ha, “lố” ít nhất 173 ha.
Hàng trăm héc ta đất không nằm trong quy hoạch của người dân Thủ Thiêm bị chính quyền cưỡng chế giao cho doanh nghiệp phân lô bán nền. (Hình: Tuổi Trẻ)
Cho đến nay, số đất này “biến mất” hay có sự nhầm lẫn nào đó vẫn trong vòng bí ẩn, chưa có được giải đáp rõ ràng, minh bạch dù người dân bị cưỡng chế lấy đất ở quận 2 và người dân Sài Gòn nhiều lần đòi làm sáng tỏ.
“Trong khi đó, các dự án phân lô bán nền tại chính khu đô thị Thủ Thiêm được ngang nhiên giao đất sau khi có quyết định 367 của thủ tướng, một vi phạm rõ ràng từ hàng chục năm nay lại chìm trong im lặng.”
Cũng theo báo Người Tiêu Dùng, kết quả thanh tra năm 2008 từ chính thanh tra thành phố Sài Gòn công bố đã điểm mặt hàng chục dự án với tổng diện tích lên đến 169 ha “ăn theo” dự án khu đô thị Thủ Thiêm.
Theo đó, trên 3 phường Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông có 64 dự án khu dân cư, khu du lịch, văn phòng làm việc… với tổng diện tích 169 ha được chính quyền giao cho các nhà đầu tư. Đặc biệt có đến 42 dự án có quyết định giao đất của “Ủy ban thành phố Sài Gòn” sau khi có Quyết Định 367 của thủ tướng.
Trong số những doanh nghiệp được giao đất mang danh nghĩa “chỉnh trang đô thị” nhưng thực chất là phân lô bán nền gồm các công ty địa ốc như: Khởi Thành, Him Lam, Trường Thịnh, Bình Minh, Tân Hoàng Uy, công ty Phát Triển Nhà Thủ Đức, công ty Cơ Khí 78 và công ty Sài Gòn 5,…
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp trên có nhiều công ty vi phạm lấn chiếm, san lấp sông Sài Gòn, hay kênh rạch, mương thoát nước để bán nền, xây dựng công trình riêng với hàng chục ngàn mét vuông, nhưng hầu hết không bị xử phạt. Thậm chí, họ được giao cả vào phần đất vốn được quy hoạch là công viên cây xanh, khu công cộng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là nguyên nhân chính “cắt” diện tích đất của dự án Thủ Thiêm bị thu hẹp lại, không đủ diện tích ban đầu như phê duyệt của thủ tướng. Đó còn là lý do khiến các khu tái định cư bị dạt ra những nơi “xấu nhất” của quận 2.
Thậm chí, có lúc cán bộ thành phố còn định đưa dân ở đây về quận 12 tái định cư như thừa nhận của ông Võ Viết Thanh, cựu chủ tịch Sài Gòn. “Khi nghe có không ít người dân Thủ Thiêm, quận 2 được đưa về tái định cư ở quận 12, tôi liền nói với lãnh đạo thành phố là dứt khoát không thể chấp nhận. Nếu là tôi, tôi cũng chống các anh,” ông Thanh nói.
Trong khi đó hàng ngàn người dân Thủ Thiêm bị cưỡng chế thu hồi đất không đúng luật, cơ sở pháp lý không rõ ràng, rất nhiều người khiếu kiện triền miên hàng chục năm ròng, chịu bao thống khổ nhưng vẫn không được giải quyết thỏa đáng vì lý do hết sức nực cười “thất lạc bản đồ quy hoạch 1/5000.”
Từ thực trạng trên, dư luận khắp nơi đang nghi ngờ về động cơ của việc thu hồi “lố” và giao đất Thủ Thiêm trái thẩm quyền của “Ủy ban thành phố Sài Gòn” mà sự thật bị che giấu suốt 20 năm qua. (Tr.N)

An Giang xóa chợ bán ‘hàng sida,’ người nghèo mất kế sinh nhai

Chợ có tên “sida” là do người dân thu mua đồ cũ ở Cambodia về rồi giặt ủi, sau đó mang ra chợ này bán. (Hình: Tuổi Trẻ)
AN GIANG, Việt Nam (NV) – Các tiểu thương nghèo mua bán ở chợ Long Châu, phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, lo âu khi chợ chuyên bán quần áo “sida” lâu đời này sẽ bị giải tỏa để “chống hàng lậu.”
“Hàng sida,” là tên người dân Việt Nam gọi quần áo hay đồ dùng cũ được mang bán lại cho người nghèo, đa số được nhập cảng từ ngoại quốc, thông qua biên giới với Cambodia.
Báo Tuổi Trẻ cho hay, chợ quần áo cũ Long Châu, còn gọi là chợ “sida” đã hoạt động trên 20 năm, có 365 lô, sạp của 200 tiểu thương buôn bán (tính luôn chợ Kim Phát giáp ranh), nổi tiếng nhất miền Tây với nhiều mặt hàng thời trang, mỹ phẩm đã qua sử dụng nhập từ nước ngoài về. Các tiểu thương đang lo lắng khi nhà cầm quyền tuyên bố sẽ thay khu chợ này bằng các mặt hàng khác để “phòng ngừa buôn lậu.”
“Châu Đốc sẽ yêu cầu phường Vĩnh Mỹ vận động người dân từ từ chuyển đổi không còn bán quần áo cũ ngoài nước tại chợ ‘sida’ hoặc buôn bán mặt hàng khác để hạn chế tình trạng ‘thẩm lậu’ quần áo ngoại sang Việt Nam,” ông Trần Quốc Tuấn, phó chủ tịch Châu Đốc xác nhận với Tuổi Trẻ ngày 10 Tháng Năm.
Thông tin trên từ chính quyền Châu Đốc khiến nhiều tiểu thương gắn bó nhiều năm với chợ “sida” nổi tiếng này một phen “dậy sóng.”
Lãnh đạo Châu Đốc thừa biết khu vực này toàn là dân nghèo nhờ nghề này mà sinh sống nhưng vẫn quyết giải tỏa chợ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Nhiều tiểu thương cho rằng nếu chính quyền chuyển đổi hàng hóa đặc trưng nhất ở chợ này thì hàng trăm hộ dân khu vực và hàng ngàn người nghèo khu vực này sẽ rơi vào cảnh khó khăn.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc (73 tuổi), một tiểu thương bán quần áo tại chợ “sida” trên 20 năm qua, cho biết chợ này chủ yếu phục vụ người lao động nghèo với giá các mặt hàng “rẻ bèo,” bởi hàng hóa được thu mua khắp nơi, một số thì mua qua đấu giá để bán lại.
“Chợ này tồn tại đã lâu, giúp rất nhiều người nghèo. Vì giá rất rẻ, chừng 10,000-20,000 đồng/cái quần hoặc cái áo, ai cũng có thể mua đồ mặc…,” ông Phúc nói.
Trong khi đó, ông Đ., tiểu thương chợ “sida,” cho rằng chợ này hiện rất ế ẩm, có khi cả tháng trời ông vẫn chưa bán được 5kg đồ quần áo cũ.
Theo ông Đ., nếu chính quyền chuyển đổi cho người dân bán hàng trong nước thì sẽ khó cho họ, vì ở đây bán hàng cũ giá bèo phù hợp với người nghèo, còn quần áo may sẵn của doanh nghiệp Việt Nam giá mắc hơn.
“Nếu không có chợ này thì du khách đổ về Núi Sam sẽ tham quan, mua đồ ở đâu? Chưa kể chợ này cũng là nơi cung cấp quần áo cứu trợ cho các tỉnh phía ngoài mỗi khi xảy ra lũ lụt. Nếu chuyển đổi thì hàng trăm sự sống dân nghèo nơi đây sẽ ra sao?,” ông Đ. đặt câu hỏi.
Theo ông Huỳnh Văn Miến, trưởng ban quản lý chợ Châu Long, hàng hóa chợ này chủ yếu là quần, áo, giày, dép, dây nịt, nón… tất cả đều do tiểu thương lên chợ Bà Chiểu, Tân Bình, mua về trà trộn với một phần quần áo cũ mua lại từ bán đấu giá của quản lý thị trường. Ngoài việc bán tại chỗ, tiểu thương còn chia sẻ cho các hộ nghèo đến các vùng nông thôn bán.
“Tuy nói là đồ cũ, đồ nghĩa địa nhưng quần áo này rẻ mà bền lắm. Như bộ đồ tôi đang mặc cả quần và áo chưa được 50,000 đồng nữa. Nếu chính quyền chuyển đổi buôn bán hàng trong nước chắc bà con gặp nhiều khó khăn lắm. Thiết nghĩ, nếu đổi sang buôn bán các loại khác thì chính quyền nên có phương án hỗ trợ ban đầu cho bà con,” ông Miến nói.
Để giảm áp lực từ dư luận, ông Tuấn cho rằng việc này sẽ tiến hành “theo lộ trình cụ thể” tránh ảnh hưởng rất lớn đến sự sống hàng trăm hộ dân khu vực này. (Tr.N)

Thanh Hóa: Chủ tịch xã bị cách chức được ‘biệt phái’ lên huyện

Trụ sở xã Hà Hải, nơi ông Nguyễn Tiến Dũng làm chủ tịch và bị kỷ luật cách chức. (Hình: Người Lao Động)
THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Do để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, ông Nguyễn Tiến Dũng ở Thanh Hóa đã bị kỷ luật cách chức chủ tịch xã nhưng sau đó ông lại được chủ tịch huyện ký quyết định “biệt phái” lên huyện công tác.
Ngày 9 Tháng Năm, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch xã Hà Hải, huyện Hà Trung, xác nhận với báo Người Lao Động, có việc ủy ban huyện Hà Trung quyết định“biệt phái” ông Nguyễn Tiến Dũng, cựu chủ tịch xã Hà Hải, đã bị kỷ luật cách chức lên huyện làm cán bộ.
“Thời điểm ông Dũng chưa lên huyện công tác, xã có tới 3 cán bộ công chức Địa Chính-Nông Nghiệp-Xây Dựng và Môi Trường, trong đó có ông Dũng. Theo quy định thừa một người, tuy nhiên việc sắp xếp nhân sự, cán bộ là do huyện, xã chỉ tiếp nhận,” ông Mỹ giải thích.
Tin cho biết, ngày 10 Tháng Tư, do ông Nguyễn Văn Tuấn, chủ tịch huyện Hà Trung, ký quyết định “biệt phái” ông Nguyễn Tiến Dũng về công tác nhận nhiệm vụ tại Trung Tâm Hành Chính Công huyện Hà Trung, với thời hạn đi biệt phái là 3 năm.”
Quyết định biệt phái ông Nguyễn Tiến Dũng, bị kỷ luật cách chức chủ tịch xã, lên huyện công tác. (Hình: Người Lao Động)
Nói với báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Tuấn, cho rằng, việc huyện biệt phái ông Dũng lên Trung Tâm Hành Chính Công làm việc là “đúng theo quy định của pháp luật.” Ông Dũng vẫn là cán bộ của ủy ban xã Hà Hải, tiền lương do nhà nước trả, không phải xã tự bỏ ngân sách chi trả.
Ông Mai Văn Thành, trưởng phòng Nội Vụ huyện Hà Trung, cũng khẳng định việc ông Dũng được “biệt phái” lên huyện công tác là có thật. “Huyện làm như vậy là đúng Luật Cán Bộ Công Chức năm 2008,” ông Thành nói.
Ông Thành cho biết thêm, có bằng tốt nghiệp trung cấp địa chính và trước đây cũng từng là công chức Địa Chính-Nông Nghiệp-Xây Dựng và Môi Trường xã Hà Hải, sau đó lên làm chủ tịch xã.
Tin cho biết, do vướng vào “những sai phạm trong quản lý đất đai,” Tháng Chín, 2017, ông Dũng đang là chủ tịch xã Hà Hải, đã bị cấp trên kỷ luật cách chức. Đến Tháng Mười Một, 2017, ông Dũng tiếp tục bị kỷ luật cách các chức vụ trong đảng. (Tr.N)

Sài Gòn: Dân Thủ Thiêm phẫn nộ vụ ‘làm đường 1,000 tỷ đồng một cây số’

Người dân trưng tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc Hội Sài Gòn. (Hình: Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ngoài bất bình và phẫn nộ về chiếm đất quy hoạch, tái định cư tại khu đô thị Thủ Thiêm, dân quận 2 còn yêu cầu “làm rõ” việc ủy ban “đổi đất lấy đường” có giá “trên trời” 1,000 tỷ đồng/cây số.
Truyền thông Việt Nam loan tin, chiều 9 Tháng Năm, tổ đại biểu Quốc Hội đơn vị số 7, đứng đầu là bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch “Hội Đồng Nhân Dân” thành phố, dẫn đầu có buổi tiếp xúc với cử tri quận 2. Tham dự còn có ông Nguyễn Phan Như Khuê, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội.
Ngoài ra còn có đại diện Thường Trực Ủy Ban thành phố, các sở Quy Hoạch-Kiến Trúc, Tài Nguyên-Môi Trường, Tư Pháp, Chánh Thanh Tra thành phố để trả lời thắc mắc của người dân liên quan đến dự án khu đô thị Thủ Thiêm.
Theo báo “Zing.vn,” tại cuộc họp, ông Nguyễn Tiến Hịnh, phường Thành Mỹ Lợi, quận 2 đề nghị chính quyền phải làm rõ với người dân về “con đường dát vàng” chưa đầy 12 cây số nhưng dự kiến “ngốn” 12,000 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.
“Người dân Thủ Thiêm chưa nhận được thành quả ở Thủ Thiêm. Sau hơn 15 năm dự án khởi động, người dân chưa thấy quảng trường, khu vui chơi, bệnh viện, trường học… ở đâu, mà chỉ thấy mọc lên nhà cao tầng, villa. Tôi đề nghị phải có thanh tra dự án quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm,” ông Hịnh gay gắt nói.
Người dân Thủ Thiêm bất bình phản đối tại buổi tiếp xúc đoàn đại biểu Quốc Hội. (Hình: Tuổi Trẻ)
Vấn đề thu hồi đất và tái định cư tại Thủ Thiêm cũng được người dân quan tâm. Ông Hịnh cho hay, vào năm 2012, gia đình ông nhận được quyết định thu hồi đất. Nghĩ đây là việc mở rộng trung tâm thành phố, xây dựng khu đô thị mới, gia đình ông đồng ý chuyển tới nơi tái định cư. Ông được đền bù 2 triệu đồng/mét vuông và phải bù thêm 40 triệu đồng/mét vuông mới có thể vào được nơi ở mới.
“Thành phố giải thích nơi này có thang máy, ở trung tâm nên đắt tiền. Chúng tôi đâu có cần và nếu cần thì lấy đâu ra từng ấy tiền mà mua chung cư để ở?,” ông Hinh nói.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Kim Phượng, ở phường Bình An, cũng cho biết vào năm 2012, nhà bà bị cưỡng chế, không được đền bù, 4 người trong gia đình trở thành vô gia cư, phải chia nhau ở 4 nơi. Hiện nay, bà Phượng vẫn dựng chòi ở lại nền nhà cũ để bám đất.
Trước đó, dư luận đặt câu hỏi, với chi phí xây dựng 4 con đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, tổng chiều dài gần 11.9 cây số mà công ty Đại Quang Minh công bố đầu tư tới 12,000 tỷ đồng. Nhiều người ví von đó là đường dát kim cương, tính ra khoảng 1,000 tỷ cho mỗi cây số.
Công ty Đại Quang Minh được giao xây dựng 4 con đường tại khu đô thị mới Thủ Thiêm gồm đại lộ vòng cung dài 3.4 cây số; đường ven hồ trung tâm dài 3 cây số; đường ven sông Sài Gòn dài 3 cây số và đường vùng châu thổ dài 2.5 cây số. Bề rộng các con đường từ 11.6 – 55 mét tùy đoạn.
Với hình thức hợp đồng BT (đổi đất lấy hạ tầng), nhà cầm quyền thành phố đồng ý giao cho Đại Quang Minh 79 ha đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông để phát triển các dự án bất động sản.
Bốn con đường tại khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa hoàn công. (Hình: Người Tiêu Dùng)
Tiếp đó, ngày 19 Tháng Sáu, 2015, công ty Đại Quang Minh và nhà cầm quyền thành phố tiếp tục ký kết hợp đồng BT thực hiện dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2. Tổng mức đầu tư là 3,082 tỷ đồng, xây dựng dự án có quy mô 6 làn xe, tổng chiều dài 1,465mét, trong đó phần cầu dài 885.7 mét.
Đổi lại, công ty Đại Quang Minh được giao quỹ đất với tổng diện tích 26 ha tại khu chức năng số 6, khu đô thị mới Thủ Thiêm để thực hiện các dự án bất động sản.
Tổng cộng, công ty Đại Quang Minh đã được giao 105 ha đất tại Thủ Thiêm, nơi được coi là đất vàng tại Sài Gòn.
Báo Người Tiêu Dùng dẫn ý kiến nhiều chuyên gia về xây dựng công trình giao thông đường bộ, cho biết mức giá trên 12,000 tỷ đồng để đầu tư cho 11.9 km (tức trên 1,000 tỷ đồng/km) đường bộ là con số quá bất hợp lý. Kể cả việc giải thích nền đất ở Thủ Thiêm yếu, buộc phải đầu tư công phu hơn thì đó cũng là cái giá “trên trời.”
Một lãnh đạo công ty chuyên đầu tư xây dựng cầu đường thuộc Bộ Giao Thông-Vận Tải khẳng định, đường nội thị mà lãnh đạo Sài Gòn ký đầu tư đến mức 1,000 tỷ đồng/cây số là quá bất hợp lý, chẳng khác nào là “đường dát vàng,” vì nếu đầu tư xây dựng đường cao tốc siêu trường, siêu trọng 4 làn đường (20 mét ngang) thì cũng chỉ cần đầu tư tối đa không quá 200 tỷ đồng/cây số, nếu 8 làn đường (40 mét ngang) đường nội thị trong thành phố thì chắc chắn chi phí đầu tư phải thấp hơn 400 tỷ đồng/cây số (không bao gồm chi phí bồi thường).
Hiện người dân cần biết là điều bí ẩn gì đang che giấu sau phi vụ này, ai là người đã vung tay trực tiếp ký bản hợp đồng siêu lớn này, lợi ích thực sự đang chảy vào “túi” quan chức hay thương nhân? (Tr.N)

Cậu Ủn: một trường hợp “đột biến” ngoạn mục?

Nguyễn Thị Cỏ May (Danlambao) - Gọi Chủ tịch Kim Jong-un là cậu Ủn để thấy sự trưởng thành, sự vĩ đại thật sự của cậu như người mang hia 7 dặm cất bước trên đường lập nghiệp. Sau khi gặp Tập Cận Bình, lãnh tụ cường quốc thứ II, cậu Ủn xuống khu phi quân sự bắt tay Tổng thống Nam Hàn nói chuyện về tương lai thống nhất đất nước và sẽ bắt tay, nói chuyện tay đôi với Tổng thống Donnald Trump về quan hệ giữa 2 nước, Nam-Bắc Hàn, tình hình khu vực và thế giới. Mọi chuyện xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn trong lúc sự căng thẳng với Nam Hàn và Hoa Kỳ tưởng như không bao giờ kết thúc nếu không có chiến tranh bùng nổ.

Nhưng ngày mai sẽ như thế nào, phải chờ coi. Hiện tại rất đáng làm cho mọi người cảm thấy nhẹ nhỏm và quan tâm theo dõi. Và vị thế lãnh tụ của cậu cũng qua thời gian ngắn này được cả thế giới hùng hồn xác định.

Nhìn lại 2 nước Nam, Bắc Hàn 

Xa xưa, Triều Tiên là một nước gồm 3 vương quốc, thường bị 2 nước lớn láng giềng Tàu và Mông Cổ thay phiên nhau xâm lăng thôn tính trong suốt thời gian dài. Nhưng cũng có lúc, Triều Tiên độc lập cho tới giữa thế kỷ XIII, bị Mông Cổ xâm chiếm lần nữa cho tới giữa thế kỷ XIV mới lấy lại nền độc lập. Từ đấy tới thế kỷ XVII, Triều Tiên độc lập và thống nhất. Sau đó, Tàu xâm chiếm, cai trị cho tới cuối thế kỷ XIX. 

Tàu và Nhật đánh nhau, Nhật thắng, giải thoát Triều Tiên khỏi chế độ Tàu nhưng lại trở thành một thứ "đồng minh" phụ thuộc Nhật. Nhưng khi Thế chiến II kết thúc, Triều Tiên bị chia đôi, miền Bắc được sự hỗ trợ của Tàu, Nga và miền Nam là đồng minh của Hoa Kỳ. 

Từ đó sự thống nhất 2 nước Bắc Hàn và Nam Hàn trở thành một viễn ảnh xa vời. Cũng như nước Đức, cùng hoàn cảnh, nếu thống nhất, thì sẽ bao giờ và trong những điều kiện nào? 

Nhưng năm 1950, chiến tranh xảy ra ở Triều Tiên mà không ở Đức. Phải chăng vì Triều Tiên là một nước thống nhất nhuần nhuyễn gồm nhiều vương quốc, nhiều thành phố, còn Đức, trước năm 1871, chưa bao giờ thật sự là một nước thống nhất? 

Tuy nhiên những xung đột giữa hai miền vẫn được giới hạn nên đã chưa bìến thành một thế chiến. Điều đáng để ý là sự xung đột đó xảy ra dễ dàng và khá hung hăng là do Bắc Hàn đề xuất. Cũng như trường hợp Việt Nam từ sau năm 1954, Bắc Việt vừa tạm yên vụ cải cách ruộng đất thì lập tức chuẩn bị đem chiến tranh vào Việt Nam Cộng Hoà. Hồ Chí Minh tuyên bố đốt hết cả dải Trường Sơn đề chìếm lấy Miền Nam cũng làm, không ngần ngại. Làm để phục vụ quyền lợi Quốc tế cộng sản! 

Cũng giống như Triều Tiên, Việt Nam là một nước thống nhất xuyên suốt tứ Bắc vào Nam. Dân tộc là một, tiếng nói là một và văn hóa là một. Chiến tranh xảy ra hung hản chỉ vì Hồ Chí Minh làm nghĩa vụ cộng sản hóa miền Nam cho Staline và Mao, tàn sát những người ái quốc không cộng sản, gây thiệt hại dân chúng cả mươi triệu người. 

Bắc Việt Nam và Bắc Triều Tiên, trên đại thể giống nhau là một nước độc tài cộng sản. Đặc biệt cho trường hợp Việt Nam, người dân gọi nhau là “đồng bào”, tức cùng ruột thịt và cả trên tiểu tiết cũng giống nhau là cùng say đắm cái "rất nhỏ khác nhau" mà cả hai cùng mê muội tôn thờ. Đó là chủ nghĩa cộng sản. Bỏ nó là họ thật sự không còn gì cả, không còn chính mình nữa. Nên phải chết sống cho “cái khác nhau bé nhỏ” này mà không ngần ngại đẩy người dân lao vào cuộc chiến làm cho đồng bào chém giết nhau mà hoàn toàn không vì quyền lợi đất nước dân tộc (Le narcissisme de la petite différence de Freud - mê muội cái dị biệc nhỏ). 

Triều Tiên sẽ tái thống nhất? 

Theo dõi cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên, ai cũng nhận thấy thái độ của cậu Ủn tỏ ra thành thật khi nói về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo, tái lập hòa bình và tái thống nhất đất nước. Dĩ nhiên về phía Nam Hàn, Tổng thống Moon Jae-in đã tỏ ra thiết tha về thống nhất đất nước từ lâu. Cái khao khát này ở ông dễ hiểu vì ông là người miền Bắc. Nay lớn tuổi nên nỗi nhớ quê hương ngày càng thêm thôi thúc ở ông. 

Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh đã mở ra một trang sử mới giữa hai miền Nam-Bắc là điều mà trước đây chỉ vài tháng không ai dám nghĩ tới. Hai nhà lãnh đạo, trong thông cáo chung, đã cùng xác nhận mục tiêu chung là cùng thực hiện hòa bình, chấm dứt sự chia cắt đất nước và sự hiềm khích đã kéo dài hơn sáu thập niên qua. 

Nhà lãnh đạo trẻ hứa là không tái diễn một quá khứ bất hạnh cho đất nước. Cậu Ủn nói rõ "Tôi đến đây để chấm dứt thứ lịch sử tranh chấp mà không vì quyền lợi thật sự của đất nước." 

Kim Jong-un và Moon Jae-in cùng đưa cao cái bắt tay, một cử chỉ vô cùng biểu tượng ở ngay đường phi quân sự chia đôi bán đảo Triều Tiên. 

Khi ông Moon Jae-in tuyên bố với nụ cười mản nguyện "Tôi sung sướng được hội kìến với bạn" trong lúc đó, cậu Ủn vượt qua đường phân chia Nam-Bắc bằng bê-tông và cậu là người đầu tiên đặt chơn lên lãnh thổ Nam Hàn từ sau chiến tranh Triều Tiên. 

Theo lời mời của cậu Ủn, hai nhà lãnh đạo cùng đi vài bước tượng trưng dọc theo đường phân ranh, bên lãnh thổ Bắc Hàn để rồi cùng tới tòa nhà Hòa Bình ở Bàng-Môn Điếm, nơi trước kia đã ký hiệp ước đình chiến. 

Cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo Nam-Bắc minh họa thêm cụ thể sự thư giản khi cậu Ủn loan báo Bắc Hàn sẽ tham dự Thế Vận hội mùa đông tổ chức vừa rồi ở Nam Hàn. Lời tuyên bố của cậu đã gây ngạc nhiên cả thế giới. 

Lên ngôi năm 2011 nối nghiệp cha, Kim Jong-un quyết tâm dồn nỗ lực thực hiện chương trình chế tạo hỏa tiển tầm xa và hạt nhân hóa Bắc Hàn. Nhưng theo sử gia chuyên về Bắc Hàn, bà Juliette Morillot, khi nói “phi hạt nhân hóa bán đảo”, đó chỉ mới là một khái niệm còn rất mơ hồ. 

Cũng như bản thỏa hiệp giữa hai ông Kim và Moon về vấn đề võ khí cũng rất vắn tắt. Có thể Kim muốn đưa ông Trump vào thế phải thảo luận vấn đề võ khí hạt nhân ở bán đảo này chăng? 

Nhưng thực tế ngày nay, ai cũng phải thừa nhận Bắc Hàn đã đạt được địa vị một nước có vũ khí nguyên tử có thể giúp Bắc Hàn làm giảm đi phần nào những áp lực từ phía Trung cộng và đồng thời tạo cho Bắc Hàn tư thế mới để nói chuyện với Hoa Kỳ. Ở vị thế mới này, Kim Jong-un đã chủ động đưa ý kiến tham dự Thế vận hội mùa đông tổ chức ở Nam Hàn, tuyên bố sẵn sàng gặp ông Trump, thực hiện phi hạt nhân hóa, mời các nước tới quan sát. Một bước đi mới vô cùng ngoạn mục trong ngoại giao của một nước nhỏ. 

Từ đây, Bắc Hàn sẽ lo phát triển kinh tề để phát triển đất nước, cải thiện đời sống dân chúng. 

Hai mươi bảy năm trước đây, phân nửa nước Đức đã từ bỏ cộng sản, sáp nhập qua Tây Đức để trở thành một nước Đức thống nhất theo chế độ Dân chủ Tự do của thế giới văn minh. Tiến trình giải thể cộng sản và thống nhất thật ôn hòa, tốt đẹp tuy Đức, trong lịch sử đã không có được điều kiện nhân văn như Triều Tiên hay Việt Nam. 

Mai này, nếu Bắc-Nam Hàn thống nhất theo mô hình nước Đức, Triều Tiên cũng sẽ trở thành một nước mạnh về quân sự, bạo về kinh tế, không còn e dè nước lớn Trung cộng luôn luôn muốn kiềm chế Bắc Hàn dưới trướng của mình phải làm tiền đồn giữ an ninh, đồng thời còn từng bước độc lập với Hoa Kỳ. Trong trường hợp chưa thống nhất được, hai nước ký kết hợp tác quân sự, Nam Hàn giúp phát triển kinh tế, Bắc Hàn bảo vệ lảnh thổ chung thì cũng thoát khỏi ảnh hưởng của Trung cộng. Mà cậu Ủn có thật tình ứng sử như tuyên bố hay không? Nhưng tới đây cũng đủ cho mọi người đánh giá cậu Ủn là một thanh niên đầy bản lãnh. Có "đột biến" thì đó cũng là thứ "đột biến" cực kỳ thông minh. 

Việt Nam có điều kiện thoát Trung cộng, độc lập và phát triển hay không? 

Thưa có. Việt Nam ngày nay có điều kiện, tuy không được tốt đẹp như Đức hay hai nước Nam-Bắc Hàn. Đông Đức có Tây Đức, Bắc Hàn có Nam Hàn, đều là 2 nước biệc lập, độc lập và phát triển. Việt Nam có cộng đồng Việt Nam Hải ngoại, với hơn 3 trìệu người, GDP cao, trình độ khoa học kỹ thuật ngang hàng với người Mỹ và Âu châu. Ở Âu châu và nhất là Mỹ, người Việt bắt đầu có chân đứng trong chính phủ và quân đội. Vị thế này tuy không đủ mang tính quyết định nhưng có khả năng giúp người Việt vận động gây ảnh hưởng tốt cho quyền lợi Việt Nam khi cần cho việc quan trọng và chính đáng. 

Giờ đây chỉ còn vấn đề là nhà cầm quyền CSVN có đủ can đảm và sáng suốt dám lấy quyết định dựa vào cái thế của cộng đồng Việt Nam Hải ngoại mà cởi cái vòng kim cô Bắc Kinh ném vào thùng rác lịch sử, thật sự trở về với toàn dân hay không? 

Trước giờ, Hà Nội thay vì có cái nhìn lớn, lại chỉ thấy Việt Nam Hải ngoại là nguồn lợi để tìm cách rút rỉa. Không được thì quậy phá. Đúng là hành động của kẻ tiểu nhân. Mà lại là thứ tiểu nhân cộng sản! 

Đại họa của Việt Nam ngày nay thật sự bắt nguồn từ cái ngày hắc ám 19/8 và 2/9 và sự xuất hiện tên Hồ Chí Minh. Từ đó, Việt Nam chỉ có kẻ cầm quyền biết vâng lời, không có kẻ lãnh đạo đất nước. Một đất nước không có lãnh đạo thì chỉ có lạc hậu và lệ thuộc vì giới cầm quyền chỉ biết yêu mù quáng “cái bé nhỏ khác hơn” mà thôi! 

11.05.2018