Monday, November 3, 2014

Phá đường dây 'gái gọi' là người mẫu, diễn viên ở Hà Nội

HÀ NỘI (NV) - Ðể có tiền chi tiêu cho những cuộc ăn chơi, mua sắm hàng hiệu, nhiều cô gái “chân dài” đã “sex tour” đến nhiều tỉnh thành ở Việt Nam để bán dâm với giá từ $300 đến $1,500/lượt.

Theo Tuổi Trẻ, chiều ngày 2 tháng 11, Cục Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm về trật tự xã hội, Bộ Công An CSVN cho biết, vừa triệt phá đường dây môi giới mại dâm, tạm giữ hai cô gái, trong đó có H.H.Y một hoa khôi cuộc thi “Người đẹp tỏa sáng 2013” tại một khách sạn ở Hải Phòng.


Nghi can Nguyễn Văn Hoàng, tức Hoàng “mẫu,” tại cơ quan công an. (Hình: Tuổi Trẻ)

Ðường dây môi giới mại dâm dưới hình thức gái gọi cao cấp này do Nguyễn Văn Hoàng, tức Hoàng “mẫu”, (33 tuổi,) trú tại phố Tôn Ðức Thắng, Hà Nội cầm đầu với phương thức hoạt động rất tinh vi.

Lợi dụng mối quan hệ với giới ca sĩ, người mẫu, hoa khôi của nhiều cuộc thi sắc đẹp trên cả nước và giới nghệ thuật, Hoàng 'mẫu' đã tuyển lựa một số người mẫu, ca sĩ và nhiều cô gái trẻ, có ngoại hình đẹp, ăn chơi đua đòi tham gia đường dây mại dâm của mình dưới hình thức gái gọi cao cấp.

Khách hàng của Hoàng “mẫu” chủ yếu là giới doanh nghiệp, quan chức, những người có điều kiện về kinh tế. Mỗi lần các “chân dài” trong đường dây của Hoàng bán dâm có giá từ $300-$500/lần và nếu đi khách qua đêm lên đến $1,500/đêm.

Ngoài ra, Hoàng còn tổ chức du lịch mại dâm “sex tour” đến nhiều tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam với mức giá thỏa thuận. Mỗi lần tổ chức cho gái bán dâm, Hoàng thu 30% tiền phí dịch vụ.

Do có nhiều khách hàng nên Hoàng thường xuyên di chuyển từ Bắc vào Nam và ngược lại để hoạt động.

Trước đó, tháng 6, 2012 đường dây môi giới mại dâm do Trần Quang Mai (quê Long An) và Lê Quang Tuấn Anh cầm đầu, hình thành từ năm 2010, chuyên cung cấp các người mẫu, hoa hậu cho các đại gia với giá từ $2,500-$7,000 mỗi lần.

Sau 2 năm hoạt động, đến tháng 6, 2012, đường dây này bị đánh sập, phanh phui tên tuổi hàng loạt các người đẹp nổi tiếng trong đó có Hoa Hậu Nam Mê Kông V.T.M.X, hoa khôi thời trang Y.D, người mẫu, á khôi T.K... (Tr.N)

11-03-2014 5:23:59 PM
Theo Người Việt

Nợ nần của nhà nước CSVN ngày thêm chồng chất

HÀ NỘI (NV) .- Ba ngân hàng: Deutsch Bank, HSBC và Standard Chartered Bank đã được Việt Nam ủy quyền để giởi thiệu chương trình phát hành trái phiếu này với giới đầu tư trái phiếu.


Biểu đồ diễn tả nợ nần của Việt Nam từ 2003 – 2013. Trong 10 năm tăng gấp năm lần. (Hình: VnExpress)

Hồi cuối tháng 8, ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam, đã từng loan báo về việc vay một tỉ Mỹ kim thông qua chuyện phát hành trái phiếu để trả nợ. Lý do là vì Việt Nam đang nợ xấp xỉ một tỉ Mỹ kim với lãi suất cao. Việc vay một tỉ Mỹ kim thông qua chuyện phát hành trái phiếu để trả nợ không giúp giảm nợ nhưng sẽ giúp giảm lãi.

Đây là lần thứ ba trong vòng chín năm vừa qua, Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế. Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu Mỹ kim, với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm và phải trả cả nợ gốc lẫn lãi vào năm 2016.
 
750 triệu Mỹ kim này được giao cho Vinashin – một tập đoàn nhà nước. Vinashin vứt hết vào các dự án, kế hoạch vô bổ rồi phá sản nên chính quyền Việt Nam phải trả nợ thay.

Đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore để vay 1 tỉ Mỹ kim với kỳ hạn 10 năm, lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm. Khoản vay này tiếp tục được giao cho Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực và Vinalines... Nay Vinalines chẳng khác gì Vinashin.

Tuy nhiên hồi cuối tháng trước, khi đề cập tới việc phát hành trái phiếu quốc tế, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam cho biết, nợ ngoại quốc đang được dùng cho đầu tư phát triển. Cũng cần nói thêm, các kế hoạch vay mượn của Việt Nam được giới thiệu song song với những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế về nguy cơ vỡ nợ.

Càng ngày càng nhiều mâu thuẫn trong đánh giá về tình trạng nợ nần của Việt Nam. Giống như nhiều chuyên gia kinh tế, phía Nhà nước và Quốc hội công khai tỏ ra lo ngại về tình trạng nợ nần càng lúc càng tăng, trong khi nhà cầm quyền CSVN ra sức trấn an nợ nần vẫn chưa vượt quá giới hạn cho phép.

Hồi trung tuần tháng trước, ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, cảnh báo, cách nay vài năm, chi thường xuyên (các khoản chi để nuôi bộ máy công quyền) chỉ khoảng 50%, nay đã tăng lên thành 72% và sẽ còn lên nữa nếu quản trị không hiệu quả. Cũng vì vậy, theo ông Sang, 28% còn lại không đủ để trả nợ thành ra Việt Nam phải vay để trả nợ. Ông Sang bảo rằng tình hình nợ nần đã nguy hiểm tới mức “không thể đủng đỉnh”.

Đến hạ tuần tháng trước, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội CSVN, cảnh báo, ngân sách Việt Nam đang ở giai đoạn “rất khó khăn”. Các khoản nợ phải trả đang ngày một lớn so với nguồn thu. Trong tài khóa năm tới, chế độ Hà Nội dự trù sẽ dành khoảng 40% ngân sách để trả nợ, vượt xa giới hạn mà Quốc hội đề ra là chỉ dùng 25% ngân sách để trả nợ.

Một lần nữa, ông Hiển lập lại nhận định mà Quốc hội CSVN đã từng đề cập nhiều lần. Đó là thật ra, nợ nần của Việt Nam cao hơn mức mà nhà cầm quyền trung ương báo cáo rất nhiều.

Cho đến nay, phía nhà cầm quyền Hà Nội vẫn cả quyết, không thể xem những khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước là nợ của chính quyền. Các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả. Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế và Quốc hội thì cả quyết đó là một kiểu ngụy biện. Chính quyền CSVN ngụy biện như thế để trấn an  mọi người rằng, nợ nần của nhà nước chưa vượt quá mức 65% GDP.

Song đến cuối tháng trước, hôm 29 tháng 10-2014, ở phiên họp thường kỳ của Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn thản nhiên khẳng định, nợ công vẫn nằm trong giới hạn cho phép, “chính phủ sẽ công khai tình trạng nợ nần và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Ngân sách vẫn đủ trả nợ còn việc phải “đảo nợ” (vay nợ mới để trả nợ cũ) là “giống như  quốc tế”, sau “đảo nợ”, tổng nợ không thay đổi, những món vay sau có thời hạn vay dài hơn, lãi thấp hơn.

Ông Dũng khẳng định như thế sau khi từng báo cáo với Quốc hội Việt Nam rằng nợ nần chính thức của Việt Nam đã tăng từ 54,2% GDP hồi năm ngoái lên 60,3% GDP trong năm nay và tiếp tục tăng lên thàng 64,9% GDP vào năm 2016. (G.Đ)
11-03-2014 3:29:29 PM
Theo Người Việt

Tố quan đầu tỉnh, khu du lịch lớn nhất miền Nam bị ép đóng cửa

BÌNH DƯƠNG (NV) - Chỉ vì tố cáo quan đầu tỉnh Bình Dương, mà chủ một doanh nghiệp có khu du lịch lớn nhất miền Nam bị chính quyền địa phương ép đến mức tuyên bố sẽ đóng cửa khu du lịch.

Theo tờ Lao Ðộng, chỉ trong 51 ngày từ tháng đầu tháng 9 đến cuối tháng 10, 2014, tỉnh Bình Dương đã liên tục ban hành tới 12 văn bản liên quan tới việc thu hồi quyền sử dụng 61,4 hecta đất ở gởi tới công ty Ðại Nam.


Khu du lịch Ðại Nam. (Hình: báo Lao Ðộng)

Nguyên do là hơn một năm qua, ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng 'lò vôi'), tổng giám đốc công ty Ðại Nam đã dám tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch tỉnh Bình Dương.

Ngay sau khi Thanh tra Chính phủ CSVN có kết luận về vụ tố cáo của ông Dũng đối với chủ tịch tỉnh Bình Dương là “không có cơ sở” (thực chất có dấu hiệu sai phạm Luật Tố Cáo), thì đầu tháng 9, ông Cung lập tức “phản đòn” bằng việc ra quyết định thu hồi thời hạn “lâu dài” đối với quyền sử dụng đất khu đất ở 61.4 hecta của công ty Ðại Nam.

Ban đầu là Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Bình Dương yêu cầu nộp hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ) 61.49 hecta khu đất ở.

Và, như “hình sự hóa” vụ việc, công an tỉnh Bình Dương đã ra giấy mời một số cán bộ, nhân viên của công ty Ðại Nam để xét hỏi về nội dung kinh doanh của công ty này liên quan đến khu đất trên...

Ðể bức tử doanh nghiệp, chủ tịch tỉnh Bình Dương đã liên tục chỉ đạo Sở Tài Nguyên-Môi Trường và công an tỉnh cấp tập ra văn bản và giấy mời nhiều lần nhằm ép Ðại Nam phải nộp trả lại “sổ đỏ” do tỉnh Bình Dương đã cấp hợp pháp cho công ty này trước đây.

Bên cạnh đó, còn ra văn bản “thoái thu đối với tiền sử dụng đất thu thừa của khu ở thuộc công ty Ðại Nam” mà cách đây 7 năm, khi cấp “sổ đỏ” cho khu đất trên, tỉnh Bình Dương đã thu đúng, thu đủ tiền sử dụng đất của doanh nghiệp. Nay do đòi lại “sổ đỏ,” nên phải mượn cớ “thu thừa,” để trả lại tiền cho doanh nghiệp.

Ngày 8 tháng 10, mặc dù Văn phòng Chính phủ CSVN đã ra công văn gởi Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, thủ tướng CSVN đã chỉ đạo xem xét, giải quyết nội dung tố cáo có dấu hiệu sai phạm. Thế nhưng, ngày 22 tháng 10, Cục Thuế tỉnh Bình Dương vẫn tiếp tục ra quyết định về việc thanh tra thuế công ty Ðại Nam từ năm 2009 đến nay.

Chưa đã, cùng ngày ông Cung chỉ đạo các sở, ngành, công an tỉnh làm việc với công ty Ðại Nam... yêu cầu công ty này xác định lại nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất đối với đất khu ở...

Ông Phạm Ðình Khương, phó tổng giám đốc công ty Ðại Nam quan ngại: “Thời gian gần đây, việc Ðại Nam bị thanh, kiểm tra thuế từ năm 2009 đến nay với mật độ dày đặc là có dấu hiệu không bình thường.”

Ông Dũng, cho rằng: “Hành vi o ép doanh nghiệp của chính quyền và cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương đã và đang đẩy doanh nghiệp đến tột cùng của khó khăn, bất chấp chỉ đạo của thủ tướng.”

Nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ quyết định đóng cửa hoàn toàn khu du lịch Ðại Nam và các hoạt động khác của công ty, để chờ đợi kết quả giải quyết của thủ tướng đối với các hành vi vi phạm của chủ tịch tỉnh Bình Dương đối với công ty Ðại Nam.”

Trước đó, tháng 9, 2014, ông Huỳnh Uy Dũng đã công bố sẽ mang toàn bộ lợi nhuận của công ty Ðại Nam trong 16 năm (2014-2030), cùng phối hợp với bệnh viện Ðại Học Y Dược Sài Gòn mổ tim miễn phí cho trẻ em nghèo trên cả nước...

Việc khu du lịch Ðại Nam và công ty Ðại Nam bị đóng cửa, coi như dập tắt luôn cơ hội của hàng ngàn trẻ em được mổ tim miễn phí. (Tr.N)
11-03-2014 5:16:50 PM
Theo Người Việt

Một người 'treo cổ' trong khi 'chờ giải giao' cho công an huyện

* Nạn nhân thứ 20 chết trong tay công an năm 2014

HẢI PHÒNG (NV) . - Đã có đến 20 người dân chết trong năm 2014 vì sự bạo ngược của guồng máy công an CSVN dù nhà cầm quyền đã ký vào Công ước quốc tế Chống Tra Tấn từ cuối năm ngoái.


Căn phòng nơi Nguyễn Tùng Lâm “thực hiện việc treo cổ” mà “chân vẫn chạm đất”. (Hình: Kiến Thức)

Theo tin của tờ Kiến Thức hôm Thứ Hai 3/11/2014, “Khi đang chờ chuyển lên công an huyện, đối tượng Lâm đã chết tại trụ sở UBND xã trong trạng thái treo cổ, chân vẫn chạm đất.”

Nguyễn Tùng Lâm, 30 tuổi, là cư dân có địa chỉ thường trú ở đường Tôn Đức Thắng, phường An Dương, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng bị tố cáo “trộm xe đạp điện của một hộ dân trong địa bàn xã Nam Sơn” thuộc huyện An Dương.

Tờ báo trên nói rằng “Sau khi được chuyển lên xã để đợi chuyển lên công an huyện điều tra làm rõ thì đối tượng này bất ngờ treo cổ tự tử bằng thắt lưng trong tư thế lạ khi chân vẫn chạm đất”.

Chân vẫn chạm đất thì làm sao treo cổ được? Không thấy tờ báo có lời giải thích của ai về chi tiết lạ này. Nguyễn Tùng Lâm là nạn nhân thứ 20 của Công an CSVN từ đầu năm đến nay và là người thứ 7 “treo cổ” tự tử chết khi mới bị bắt được ít giờ.

Tờ báo kể chi tiết vụ việc nói “vào hồi 10h30 ngày 31/10, quần chúng nhân dân phát hiện và bắt quả tang Nguyễn Tùng Lâm”...“Đối tượng lên xe đi được chục mét thì dân hô hoán và bắt được cùng tang vật. Người dân và đội CSGT huyện An Dương hỗ trợ đưa Lâm về UBND xã Nam Sơn 11h ngày 31/10/2014.”

“...Cả đêm đó không vấn đề gì, Lâm thì thoảng còn xin nước uống. Đến sáng sớm ngày 1/11, người trực đi vệ sinh quay vào thì thấy Lâm trong tư thế treo cổ ở lan cửa hoa bằng thắt lưng, chân không treo lên, treo ở độ cao thấp. Anh em tháo xuống nên tưởng cứu được Lâm nhưng không cứu được. Các công an viên làm sơ cứu, bác sĩ sang hô hấp gọi xe taxi, hỗ trợ tim cho lên Bệnh viện đa khoa An Dương. Các y bác sĩ tại đây tiếp tục dùng máy móc khoảng nửa tiếng sau thì  thông báo không cứu được Lâm vào lúc 7h kém sáng 1/11” tờ báo thuật lại báo cáo của ông Nguyễn Xuân Chiến, trưởng công an xã Nam Sơn.

Nguồn tin trên nói “Lực lượng chức năng đã khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc trên”. Tuy nhiên, người ta không biết việc khám nghiệm tử thi có sự chứng kiến của gia đình nạn nhân hay không. Có chụp quang tuyến toàn thân ngoài chuyện mổ tử thi hay không. Có những dấu hiệu bất thường về cái chết treo cổ này không, không kể chi tiết “chân vẫn chạm đất”.

Tháng trước, có tới 2 người chết trong tay công an ở các tỉnh Bình Thuận và tỉnh Quảng Ninh. Cả hai vụ này đều thấy công an thông báo cho gia đình các nạn nhân là nghi can “treo cổ tự tử”.

“Lúc tôi lên thì thấy bố chết trong tư thế đứng treo cổ vào song cửa sắt, mặt quay ngược ra hướng cửa, chân cách nền 10 cm. Sợi dây treo cổ là sợi dây rút nhỏ ở quần, trong phòng không hề có ghế để đứng. Với tư thế đó rất khó để tự treo cổ”. Chị Nguyễn Thị Diễm (21 tuổi) nói với nhà báo, con gái của ông Nguyễn Văn Hạ, nói về cái chết của bố chị tại trụ sở công an  phường Tân An, thị xã la Gi tỉnh Bình Thuận đêm 27 sang ngày 28/10/2014.

Còn bà Nguyễn Thị Thu, chị ông Hạ, thuật lại với nhà báo cho biết, lúc bà được mời đến xem quá trình khám nghiệm tử thi thì thấy “từ phía cổ lên đến mặt ông Hạ bầm tím, bên sườn trái cũng bị bầm tím”. Không những vậy “trong phòng nơi ông Hạ thắt cổ có 1 cái quần xà lỏn vứt ở giữa nền. Lúc cởi đồ để khám nghiệm, bà Thu lại thấy ông Hạ mặc một chiếc quần dài, bên trong còn mặc 1 cái quần lửng” tờ Người Lao Động kể.

“Tôi không biết tại sao lại có chiếc quần thứ 3 này, vì em tôi không thể mặc một lúc 3 chiếc quần được” – bà Thu thắc mắc. Ông Nguyễn Văn Hạ bị bắt vì “đốt xe máy nhà hàng xóm”.

Ngày 17/10/2014, một nghi can tên Nguyễn Văn Sửu, 41 tuổi, đã chết “trong tư thế treo cổ tại buồng giam số 7, khu nhà tạm giữ sau khi bị bắt ngày 14/10” của Công an thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Gia đình ông Sửu nói với báo Tuổi Trẻ rằng Công an đã dựng hiện trường giả để che đậy hành vi tra tấn chết người. Ông Nguyễn Văn Sửu bị bắt vì “dùng súng đạn ghém” bắn một người khiến nạn nhân “tổn thương nặng vùng bụng.”

Đổ cho nạn nhân "treo cổ tự tử" là các giản dị nhất, dễ nhất để công an chạy tội giết người. (TN)
11-03- 2014 2:12:26 PM
Theo Người Việt

Tràn ngập thực phẩm Trung Quốc đội lốt "made in VN"


Đăng Bởi  - 
Người tiêu dùng cần biết cách nhận diện xuất xứ hàng hóa để khỏi bị nhầm lẫn. Ảnh minh họa.
Người tiêu dùng cần biết cách nhận diện xuất xứ hàng hóa để khỏi bị nhầm lẫn. Ảnh minh họa.
Cách ghi nhãn mác hiện hành khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về xuất xứ hàng hóa.

Thịt bò “made in Viet Nam” vẫn được gắn mác là bò Úc. Túi xách được may tại Việt Nam, xin gắn mác Trung Quốc. Vỏ đồng hồ sản xuất tại Việt Nam nhưng xin được ghi xuất xứ là Nhật Bản... ThS Vũ Xuân Hưng (Phó Trưởng phòng Pháp chế VCCI TP.HCM), người có nhiều năm công tác liên quan đến xuất xứ hàng hóa, cho rằng hiện có sự nhầm lẫn trong việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa. Người tiêu dùng (NTD) cần biết cách nhận diện xuất xứ hàng hóa để khỏi bị nhầm lẫn.
.Thịt bò giết mổ tại Việt Nam vẫn được khoe là bò Úc nhưng nấm Trung Quốc thì lại ghi “xuất xứ Việt Nam”. Liệu có sự nhập nhằng trong cách xác định xuất xứ hàng hóa theo kiểu “tốt khoe, xấu che” không, thưa ông?
vu xuan hung
Thạc sĩ Vũ Xuân Hưng 

+ ThS Vũ Xuân Hưng: Nghị định 89/2006 về ghi nhãn hàng hóa cho phép doanh nghiệp (DN) được ghi xuất xứ bằng cách ghi “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại” hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Quy định này vô hình trung tạo ra sự đồng nhất giữa khái niệm “sản xuất, chế tạo” (made in) và “xuất xứ hàng hóa” (origin of goods) khi ghi nhãn hàng hóa.
Quy định này nên được sửa đổi, làm rõ để tránh sự nhầm lẫn cho NTD. Bởi lẽ để xác định xuất xứ hàng hóa (origin of goods) và cấp giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) tuân theo các quy tắc xuất xứ ưu đãi, quy tắc xuất xứ không ưu đãi, có sự phân biệt rạch ròi các khái niệm “made in” hay “origin”.
Việc xác định “made in” hay “origin” đúng cách phải như thế nào, thưa ông?
+ Theo Nghị định 19/2006 về xuất xứ hàng hóa thì rất nhiều trường hợp hàng hóa tuy được sản xuất tại Việt Nam (có made in Viet Nam) nhưng chỉ là “gia công, chế biến giản đơn” hoặc không đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ nên không được coi là có xuất xứ (origin) Việt Nam. Ví dụ, DN nhập khẩu các bán thành phẩm của bàn ghế về Việt Nam sau đó lắp ráp thành sản phẩm, “lắp ráp” được coi là “sản xuất” theo Nghị định 19/2006 nhưng việc lắp ráp này chỉ được coi là gia công giản đơn không xét cấp C/O, hàng hóa này không có xuất xứ Việt Nam mặc dù nó được sản xuất tại Việt Nam.
DN có thể nhập con bò từ Úc về, theo Nghị định 19/2006, công đoạn giết, mổ động vật được coi là chế biến giản đơn không xét cấp C/O, thịt bò không có xuất xứ Việt Nam và DN vẫn có thể ghi thịt bò đó có xuất xứ từ Úc nếu họ có bằng chứng về xuất xứ khi nhập khẩu bò về Việt Nam.
DN nhập nấm, nhập rau củ… được trồng tại Trung Quốc về, phân loại, ngâm trong nước muối để bảo quản, đóng gói lại cũng là chế biến “giản đơn” nên made in có thể là Việt Nam nhưng origin không thể là Việt Nam. Cách ghi nhãn “xuất xứ Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam” đều có thể gây hiểu nhập nhằng rằng nấm này trồng tại Việt Nam!
Với một số sản phẩm cần xác định rõ về xuất xứ, ví dụ táo, lê, cam... liệu NTD có cách phân biệt không?
+ Người bán nói trái cây xuất xứ Úc, Mỹ theo đúng nghĩa về xuất xứ hàng hóa thì phải có các bằng chứng về xuất xứ hàng hóa (thông thường là C/O) kèm theo hàng.
Nếu cửa hàng bán trái cây chỉ là cửa hàng bán lẻ, không nhập trực tiếp, chỉ mua lại một ít từ DN nhập khẩu thì làm sao để có C/O? Giả như họ có C/O, song họ dùng C/O đó cho cả táo Mỹ lẫn táo Trung Quốc, NTD làm sao biết được?
+ Chỉ nên nói hàng nhập khẩu về từ Úc, Mỹ vì hàng được nhập khẩu từ một nước nào đó không đồng nghĩa là hàng có xuất xứ từ nước đó. Để NTD biết chính xác về nguồn gốc hàng hóa, ngoài C/O có thể xem xét các thông tin về xuất xứ hàng được ghi trên bao bì và nhãn hàng hóa khi được các tổ chức, cá nhân nhập khẩu về để phân phối, bán lẻ (căn cứ tin cậy để ghi nhãn liên quan xuất xứ là C/O).
Theo Nghị định 89/2006 về ghi nhãn hàng hóa thì việc ghi nhãn cho các sản phẩm nhập khẩu là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất xứ phải được hiểu theo đúng bản chất, không đồng nhất với khái niệm “xuất xứ” với “sản xuất” như đã nêu trên.
Có DN nhập vải từ Trung Quốc về Việt Nam để sản xuất ba lô, túi xách và xuất sang Mỹ. DN muốn được ghi “made in China”, liệu có phù hợp không, thưa ông?
+ Mỹ hiện chưa cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Việt Nam chưa ký với Mỹ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào. Do vậy, việc xác định xuất xứ cho hàng xuất sang Mỹ phải áp dụng theo các quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam, cụ thể là Nghị định 19/2006 nói trên và các thông tư hướng dẫn.
Tham khảo quy định về xuất xứ không ưu đãi hiện hành của Mỹ, với sản phẩm là ba lô, túi xách (mã HS 42.02) thì cách xác định xuất xứ của Việt Nam và Mỹ là tương đồng nhau, đều xác định dựa vào “công đoạn cắt, ghép nối, thành hình” và mã số của nguồn nguyên liệu.
Nếu nguyên liệu nhập từ Trung Quốc có mã hàng khác mã HS 42.02 và DN Việt Nam cắt, ghép nối, thành hình cái túi xách thì ghi “made in Viet Nam” đồng thời cũng là “Origin of Viet Nam”, không thể ghi “made in China” được. DN có thể ghi “nguyên liệu Trung Quốc”, “sản xuất tại Việt Nam”, không dẫn đến việc hiểu sai lệch về xuất xứ.

“Động cơ Trung Quốc, vỏ máy Việt Nam”

DN Việt Nam sản xuất vỏ mặt sau đồng hồ, sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản để lắp ráp đồng hồ hoàn chỉnh. Nhà nhập khẩu yêu cầu DN Việt Nam ghi “made in Japan” trên vỏ mặt sau đồng hồ, vậy có phù hợp hay không?
ThS Vũ Xuân Hưng (Phó Trưởng phòng Pháp chế VCCI TP.HCM) cho rằng đây có lẽ là một trường hợp phát sinh trong thương mại. Theo quy định, rõ ràng mặt sau đồng hồ đã sản xuất tại Việt Nam nên phải ghi made in Viet Nam để hiểu vỏ này được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ bản thân vỏ mặt sau đồng hồ khi gắn vào đồng hồ thì nó mang ý nghĩa khác, nếu ghi made in Viet Nam, có thể gây hiểu nhầm rằng toàn bộ chiếc đồng hồ sản xuất tại Việt Nam (điều mà nhà nhập khẩu không mong muốn).
Có lẽ cần sửa đổi một số quy định cho phép DN sản xuất các chi tiết, bộ phận cho sản phẩm được ghi nhãn hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng không làm sai lệch bản chất của hàng hóa.
Trong khi chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, DN có thể thực hiện như một số DN hiện đã làm, họ ghi “made in” theo kiểu “vỏ mặt sau sản xuất tại Việt Nam, máy đồng hồ sản xuất tại Nhật Bản”. Nếu đáp ứng tiêu chí về xuất xứ của Nhật Bản, có thể ghi origin theo kiểu “vỏ mặt sau xuất xứ Việt Nam, đồng hồ xuất xứ Nhật Bản”. Tôi thấy nhiều đồng hồ vẫn ghi ở mặt sau là “Movement China. Case Vietnam” (động cơ Trung Quốc, vỏ máy Việt Nam).
Theo Quỳnh Như/ Pháp luật

“Quậy” ông Tập, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư TQ bị “ngồi chơi xơi nước“

Đăng Bởi  - 

Trưởng ban tuyên giáo Lưu Vân Sơn (cầm sách)
Trưởng ban tuyên giáo Lưu Vân Sơn (cầm sách)
Ông Lưu Vân Sơn, Trưởng ban tuyên giáo TW Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) mất dần quyền lực vì là thủ túc thân tín của cựu tổng bí thư CPC Giang Trạch Dân, theo báo The Epoch Times ở Hồng Kông. Ông Lưu bị cho là triệt để quấy rối chủ tịch Tập Cận Bình. 

Trong 7 ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC, ông Tập xếp số 1 còn ông Lưu xếp thứ năm. Ông được chọn vào đội ngũ lãnh đạo cao nhất này từ năm 2007 và có nhiệm kỳ hai hồi năm 2012, nhờ tầm ảnh hưởng của ông Giang.
Học tập nghị quyết trễ là có vấn đề?
Ông Lưu phục vụ cho các lợi ích của ông Giang từ năm 2002 bằng cách nắm chặt cơ quan tuyên truyền của CPC.
Một trong những dấu chỉ vai trò của ông Lưu đã bị giảm có thể căn cứ vào lịch họp sau Hội nghị TW 4 của CPC vừa tổ chức hồi trung tuần tháng 10.
Truyền thống của CPC là sau kỳ họp kín hàng năm của trung ương đảng, các cơ quan nhà nước và đảng bộ phải học tập nghị quyết, thông điệp chủ đạo của trung ương.  
Ngày 23.10, tức một ngày sau khi bế mạc Hội nghị TW 4, Quốc hội và Chính Hiệp (tương đương mặt trận tổ quốc) đã mở cuôc học tập nghị quyết. 
Nhưng phải đến ngày 25.10, ông Lưu cùng Ban tuyên giáo TW (BTG) mới học tập nghị quyết hội nghị TW 4.
Theo các nhà quan sát, sự trì hoãn này được xem là một dấu chỉ cho thấy BTG không còn được sủng ái như trước.
Chưa hết, Chủ nhiệm Cục An ninh thông tin mạng Lu Wei không dự cuộc họp của BTG, dù internet là một phần quan trọng trong cỗ máy tuyên truyền của CPC.
Lu đã tổ chức một phiên học tập khác cho cơ quan của ông vào ngày 24.10. Và sự vắng mặt của Lu trong phiên học tập của BTG ám chỉ Cục an ninh thông tin mạng không còn chịu sự kiểm soát của ông Lưu.
Bộ phận này ban đầu có tên “Cục Thông tin internet nhà nước” và báo cáo trực tiếp với Hội đồng chính phủ. Ngày 27.2.2014, ông Tập nắm quyền lãnh đạo Cục này, đặt lại tên  và cơ cấu thành một đơn vị của trung ương đảng.
Trưởng ban tuyên giáo "đánh" Tổng bí thư
Dù ông Giang có người kế nhiệm vai trò tổng bí thư CPC hồi năm 2002 là ông Hồ Cẩm Đào nhưng ông Giang vẫn duy trì tầm ảnh hưởng sâu rộng suốt 10 năm sau đó. Việc nắm BTG là một cách để ông Giang hạn chế quyền lực của người kế nhiệm.
Trước khi ông Tập nắm quyền lực hồi tháng 11.2012, ông Giang cùng các thuộc hạ trung thành cũng tìm cách hạn chế quyền lực của ông Tập.
Thậm chí đã có thông tin các “chiến hữu” Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai âm mưu lật đổ và ám sát ông Tập. Chu đang bị điều tra tội tham nhũng và lạm quyền, Bạc đã bị tuyên án tù chung thân vì hai tội tương tự.
Ông Lưu thì liên tục gây rối cho ông Tập bằng cách kiểm duyệt và làm hiểu sai về những bài hùng biện của ông.
Với quyền hạn lãnh đạo BTG trên khối truyền thông, ông Lưu nhiều lần tỏ thái độ bất mãn về chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập.
Các bản tin của Đài truyền hình trung ương (CCTV) hồi  cuối tháng 7 thường đưa tin mờ nhạt vụ đánh Chu, hoặc trang điện tử của Nhân dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của CPC)  sau khi đăng bài "Đánh hổ lớn Chu Vĩnh Khang không phải là đợt đánh tham nhũng cuối" đã bị rút xuống.
Hoặc dịp Tết Nguyên Đán 2013, báo Phương Nam tuần san (ở tỉnh Quảng Đông) ban đầu đăng bài xã luận “Giấc mơ Trung Hoa, Giấc mơ của người bảo vệ hiến pháp”,  kêu gọi hiến pháp Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của mọi người dân.
Nhưng theo lệnh của Tuo Zhen, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Đông, bài xã luận bị thay bằng một bài ca ngợi đảng.  
Ý tưởng “giấc mơ của người bảo vệ hiến pháp” dựa theo một bài diễn văn của ông Tập ngày 4.12.2012, quảng bá sức mạnh của hiến pháp và tinh thần tuân thủ pháp luật.
Khi ấy, ông Tập nói: “Một quốc gia được điều hành theo luật thì trước tiên phải tuân thủ Hiến pháp, và một sự điều hành đúng pháp luật phải dựa theo Hiến pháp”.
Một ví dụ khác về sự can thiệp của ông Lưu, là ngày 15.10.2014, em trai ông Tập là Tập Viễn Bình bất ngờ khoe vợ là nữ ca sĩ “Hoa khôi quân đội” Trương Lan Lan trên một bài báo của Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến nhật báo.
Ông Tập em cũng rất tự hào về anh trai: “Ngoài mục tiêu xây dựng một quân đội vững vàng và một quốc gia giàu mạnh, Chủ tịch Tập còn nỗ lực xây dựng nền giáo dục đạo đức theo tinh thần Nho giáo, tập trung vào phát triển mối quan hệ gia đình và tinh thần tự rèn luyện.”
Ông Tập em viết bài này nhân kỷ niêm sinh nhật 101 tuổi của ông Tập Cận Huy, cha của hai anh em, đăng ảnh ông với mẹ và vợ.
Nhưng chỉ vài giờ sau, bài báo được gỡ khỏi các trang điện tử của Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, China News… Nguồn tin từ tờ Nhân dân nhật báo cho biết chính quyền yêu cầu “không khuấy đảo sự nghiệp diễn xuất thuộc về quá khứ của bà Trương”.
Cùng ngày 15.10 ấy, Tổng bí thư Tập Cận Bình có bài diễn văn dài 2 giờ, nêu nhiều vấn đề liên quan cảm hứng sáng tác thơ văn, nghệ thuật. Bài phát biểu này được xem là cách để ông Tập phản công hệ thống tuyên truyền của ông Lưu.
Mới đây còn có thông tin các thủ túc thân tín của ông Giang “chia sẻ” các cô bồ với nhau, hoặc CCTV, tiền đồn của BTG bị đánh liên tục. 
Cụ thể, tháng 12 năm ngoái, Lý Đông Sinh, cựu phó tổng giám đốc CCTV đã bị bắt mở đầu cho chuỗi các nhân vật trong đài nhà nước này bị điều tra.
Lý từng là phó trưởng BTG trước khi làm Thứ trưởng Bộ Công an. 
Hoạt Pha, một nhà phân tích chính trị Trung Quốc cho biết: "CCTV là một cơ quan quyền lực tại Trung Quốc mà hiếm ai dám động vào. Việc một loạt các nhân viên của CCTV bị bắt bớ cho thấy ông Tập  đang tấn công vào thành trì của ông Lưu".
Mai Hà (theo The Epoch Times)

Cựu lãnh đạo Trung Quốc đã tiết lộ số phận của Hồng Kông từ 14 năm trước đây

Larry Ong, Epoch Times 3 Tháng Mười Một , 2014

Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân tham dự phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 tại Đại lễ đường nhân dân vào 08 tháng 11 năm 2012 tại Bắc Kinh , Trung Quốc. ( Feng Li / Getty Images)

Giang Trạch Dân phủ nhận việc ĐCSTQ chọn Trưởng Đặc khu Hồng Kông bằng “sắc lệnh tối cao”, sau đó lại tự nói ra những lời mâu thuẫn

Giang Trạch Dân hoàn toàn biết rõ ai là người thực sự đang điều hành Hồng Kông.
Hiện nay, sinh viên và người dân Hồng Kông đang xuống đường để yêu cầu thực hiện phổ thông đầu phiếu cho cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông vào năm 2017 và đề xuất Trưởng Đặc khu thân Bắc Kinh hiện nay là Lương Chấn Anh từ chức.

Cuộc biểu tình của phong trào Chiếm Trung tâm là động thái phản ứng trực tiếp đối với quyết định ngày 31 tháng 08 của Bắc Kinh, về việc từ chối cho phép cải cách dân chủ ở Hồng Kông, được quy định trong Luật Cơ bản (là Hiến pháp nhỏ của Hồng Kông).

Luật Cơ bản nêu rõ vùng đất  thuộc địa cũ của Anh này sẽ được hưởng “quyền tự chủ cao” và Trưởng Đặc khu, người đứng đầu khu vực này sẽ được bầu dựa trên phổ thông đầu phiếu sau khi được một “ủy ban đề cử đại diện mở rộng” giới thiệu các ứng viên.

Hiện nay, một ủy ban gồm 1.200 thành viên chủ yếu gồm các thành phần thân Bắc Kinh, sẽ giới thiệu ứng viên và sau đó chọn lựa Trưởng Đặc khu, hệ thống này là quá sai biệt so với tinh thần được đề ra trong Luật Cơ Bản,

Chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không bao giờ muốn thực hiện cải cách dân chủ ở Hồng Kông cho dù họ đã hứa với nước Anh như vậy vào thời điểm 30 năm trước, trong một Tuyên bố chung Trung – Anh, đúng như một đoạn phim thú vị đã quay được tại thời điểm 14 năm trước đây xác nhận.

Trở lại năm 2000, đã nổ ra một cuộc tranh cãi xung quanh việc lựa chọn Trưởng đặc khu đầu tiên của Hồng Kông, ông Đổng Kiến Hoa.

Dường như Bắc Kinh đã ủng hộ ông Đổng tiếp tục đảm đương nhiệm kỳ thứ 2, vào 2 năm trước khi ông được một tiểu ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh tái bổ nhiệm.

Vì vậy khi ông Đổng thăm Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 10 và ngồi cạnh Giang Trạch Dân trong một cuộc họp báo, các phóng viên Hồng Kông chớp thời cơ đặt câu hỏi truy vấn nhà lãnh đạo Trung Quốc về các kế hoạch của Bắc Kinh đối với vùng đất Hồng Kông của họ.

Bầu không khí của cuộc họp đã nhanh chóng nóng lên sau khi một phóng viên trẻ hỏi Giang về việc có phải Bắc Kinh đã ban hành “một sắc lệnh tối cao nội bộ bổ nhiệm” ông Đổng vào nhiệm kỳ thứ hai với chức danh Trưởng Đặc khu.

Rõ ràng là bị kích động, Giang đã rời khỏi chỗ ngồi và đi đến chỗ các phóng viên, phạt họ vì câu hỏi “đơn giản” và “ngây thơ” này.

Giang quát ầm lên “Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ chọn Trưởng Đặc khu bằng sắc lệnh tối cao”.

“Làm sao Chính quyền Nhân dân Trung ương lại không ủng hộ Trưởng Đặc khu đương nhiệm”.

“Liệu ông Đổng có còn tại vị hay không không phải do luật của Hồng Kông quyết định”.

Giận dữ vung tay trước đám đông các phóng viên, Giang tuyên bố: “Tất nhiên là Bắc Kinh phải rất thận trọng đối với vấn đề bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông”.

“Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc về Trung Quốc, thuộc về chính quyền Trung ương của Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa… vào thời điểm quan trọng, chúng tôi có quyền quyết định!”.

Việc Giang mất kiểm soát bản thân và “vô tình” thừa nhận rằng Bắc Kinh có toàn quyền đối với Hồng Kông đã được đăng tải trên phần mềm WeChat của mạng di động trong thời gian gần đây với tiêu đề “Hôm nay, 14 năm trước đây” và đã thu hút hơn 21.000 lượt xem trước khi bị kiểm duyệt và gỡ xuống vào ngày hôm sau.

Bài đăng này gần như đăng nguyên văn bài phát biểu gốc nhưng thay cụm từ “Chủ tịch Giang” bằng “Huynh trưởng” (Giang thường coi ông ta là “Huynh trưởng” trong những lần nói khoa trương của Giang) và “Chủ tịch cóc”, ngôn từ trên mạng thường gọi và mô tả Giang là một con cóc.

May mắn thay, sự vênh vang của Giang và hành vi khoa chân múa tay cũng như bài thuyết giáo của Giang đã được ghi lại và hiện có sẵn trên Youtube để xem.
Không may cho Cuộc cách mạng ô, tuyên bố “tối cao” của Giang cũng có nghĩa là họ nên chuẩn bị phải dựng lều trại trong một khoảng thời gian khá dài.
http://vietdaikynguyen.com/v3/16092-cuu-lanh-dao-trung-quoc-da-tiet-lo-so-phan-cua-hong-kong-tu-14-nam-truoc-day/

VIDEO:Đoàn Pháp Luân Công diễu hành ở Châu Âu, dân chúng lên tiếng phản đối bức hại



NTD Television-3 Tháng Mười Một , 2014
Cuối tuần vừa trước, các học viên Pháp Luân Công từ các nước khác nhau đã tập trung tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, đã tổ chức một loạt các hoạt động giới thiệu vẻ đẹp của môn tu luyện Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và phơi bày sự thật về cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với người tu luyện, họ đã có được sự ủng hộ chính nghĩa của người dân Tây Ban Nha. Phóng viên đến từ Madrid đưa tin.
Sáng sớm ngày 4 tháng 10, tại công viên Retiro Park nổi tiếng của Tây Ban Nha ở thủ đô Madrid đã tràn ngập những tia nắng ban mai và âm thanh nhẹ nhàng khoan khoái.
Một học viên Pháp Luân Công đến từ Latvia là Tatiana Alexei chia sẻ: “Tên tôi là Tatiana Alexei, đến từ Latvia, tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được 15 năm …”
Học viên Pháp Luân Công đến từ Pháp – Helen Peng Seha: “Tôi đến từ nước Pháp.”
Học viên Pháp Luân Công đến từ Đức – Mike Ershu Berg: “Tôi đến từ nước Đức.”
Học viên Pháp Luân Công đến từ Rumani – Chik Szabolcs Cook: “Tôi đến từ Romani.”
Học viên Pháp Luân Công đến từ Italia – Andrea Euan: “Tôi đến từ Rome, Italy.”
Học viên Pháp Luân Công đến từ Bỉ: “Chúng tôi đến từ Bỉ.”
Học viên Pháp Luân Công đến từ Pháp – Helen Peng Seha chia sẻ: “Tu luyện Pháp Luân Công khiến cho tất cả các phương diện trong cuộc sống của tôi đều thu được lợi ích. Sự hòa hợp với các thành viên trong gia đình là rất quan trọng, nó cũng khiến cho tôi cố gắng tu sửa hành vi của chính mình. Đây là điều mà tôi không thể làm được nếu không tu luyện Pháp Luân Công. “
Các học viên Pháp Luân Công đã diễu hành tại trung tâm thành phố Madrid, đi phía trước là Thiên Quốc Nhạc Đoàn. Trong dàn nhạc kèn đặc biệt này, có rất nhiều gương mặt là người châu Âu.
Các khán giả truyền hình thân mến: “Đây có vẻ như là một hoạt động rất có tính quốc tế. Hoạt động quy mô lớn như vậy đã để lại cho tôi những ấn tượng đặc biệt sâu sắc.”
Đứng đằng sau Thiên Quốc Nhạc Đoàn, là các đội hình lên án những thủ phạm đàn áp Pháp Luân Công, kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt hành vi mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, và kêu gọi mọi người thoái xuất khỏi các tổ chức ĐCSTQ, v.v… họ cùng truyền đi một khẩu hiệu: Giải thể Trung Cộng, đình chỉ bức hại.
Dân chúng có mặt tại đó cho biết: “tất cả những sự bức hại xảy ra đối với thân thể con người đều cần phải bị chính nghĩa phê phán.” Họ rất bức xúc và biểu lộ :  “Chúng tôi phản đối bức hại, chúng tôi ủng hộ đoàn diễu hành của các bạn.”
Phát ngôn viên của hoạt động này là Sandra Flores cho biết: “Chúng tôi mong muốn cho mọi người biết rằng, các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tàn khốc ở Trung Quốc. Bị mổ cắp nội tạng sống sau đó lại bị sát hại thê thảm. Họ không thể đến đây để nói điều đó với thế giới. Vì thế chúng tôi muốn lên tiếng thay cho họ … “
Đoàn diễu hành lần này gồm có 1.000 học viên Pháp Luân Công đến từ 35 quốc gia tham dự. Họ sẽ tổ chức một loạt các sự kiện trong vòng vài ngày để bày tỏ nguyện vọng của mình.
Phóng viên Tân Đường Nhân – Lý Dịch Á báo cáo từ Madrid Tây Ban Nha

Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc làm các bác sỹ Canada khó xử

Matthew Little, Epoch Times 3 Tháng Mười Một , 2014
Tiến sỹ Jeff Zaltzman, trưởng khoa Ghép thận-Thận niệu thuộc Bệnh viện St. Michael, đã phát biểu ngày 23 tháng 10 năm 2014 rằng các vấn đề về cấy ghép tạng ở Trung Quốc là chủ đề rất quen thuộc với diễn đàn Toronto và đang có những  mối lo ngại về ảnh hưởng của chúng (Allen Zhou/ Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
OTTAWA, Canda – Có rất nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đang tiến hành mổ cướp nội tạng sống từ các tù nhân chính trị và tôn giáo, việc này đẩy các bác sỹ cấy ghép tạng của Canada vào một tình thế khó khăn, Tiến sỹ Jeff Zaltzman- Trưởng khoa Ghép thận tại Bệnh viện St.Michael tại Toronto phát biểu.
Ông có ít nhất 50 bệnh nhân sang Trung Quốc để cấy ghép thận, và hầu hết trong số họ là người Canada gốc Trung Quốc.
“Tôi có một bệnh nhân trẻ, anh ta có 2 vết sẹo. Lần cấy ghép thận thứ nhất của anh được thực hiện ở Trung Quốc nhưng nó không phù hợp, sau đó vài ngày, anh ấy đã có cuộc cấy ghép lần thứ hai. Điều này chắc chắn không bao giờ có thể diễn ra ở Canada.” Zaltzman nói.
Zaltzman nói rằng những gì đang xảy ra ở Trung Quốc đã tạo nên một nhóm hiến tặng nội tạng thứ 3 mà ở các nước phát triển như Canada không tìm thấy. Loại này gọi là “living dead” (nguồn tạng được nuôi chờ giết mổ).
“Họ từ người đang sống trở thành chết. Đây là thuật ngữ đặc biệt chỉ tình hình ở Trung Quốc”
Bức ảnh này tái hiện chân thực cảnh mổ cướp nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc , trong buổi mít tinh tại Ottawa, Canada năm 2008 (Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Các đề xuất

Tuần trước tại diễn đàn tổ chức bởi Viện Quản lý, đánh giá và Chính sách Y tế  ở Bệnh viện Đa Khoa Toronto, Zaltzman và các thành viên tham gia đã thảo luận về chấm dứt nạn cưỡng bức mổ nội tạng
Mặc dù các bác sỹ nhận ra các bệnh nhân của họ có thể chính là động lực cho việc giết người để lấy tạng ở Trung Quốc, nhưng họ không biết có thể làm gì để ngăn chặn việc này.
Khi những bệnh nhân nhận cấy ghép thận quay trở về Canada, họ cần được chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật
Một số bác sỹ cho rằng nên chuyển những bệnh nhân này đi, và Zaltzman không ủng hộ quan điểm này. Các bác sỹ vẫn chữa trị cho các bệnh nhân và các tội phạm, việc từ chối điều trị cho những người không biết rằng họ đang phạm tội là không chấp nhận được, ông nói.
Hiệp hội cấy ghép tạng Canada cho phép các bác sỹ chuyển những bệnh nhân loại này sang bác sỹ khác, nếu họ không sẵn lòng chữa trị. Việc này chỉ được phép nếu bác sỹ khác đồng ý tiếp nhận bệnh nhân.
Việc từ chối chăm sóc các bệnh nhân này không phải là điều các bác sỹ tính tới ở thời điểm này.
Linda Wright, trưởng khoa Đạo đức Sinh học của Đại học Sức khoẻ cộng đồng (UHN) chỉ ra rằng nếu các bác sĩ từ chối điều trị cho những bệnh nhân này và các cơ quan tạng mới không thích ứng với cơ thể họ, bệnh nhân lại đăng ký tiếp vào danh sách chờ ghép tạng thì họ sẽ lấy mất nguồn tạng người khác đang cần lấy.
Và dĩ nhiên họ có  thể sẽ quay lại Trung Quốc để được cấy ghép tạng tiếp với nguồn tạng lấy từ người sống.
Điều này khiến các bác sỹ rơi vào tình thế rất khó xử. Họ không muốn việc đẩy bệnh nhân đi sẽ lại thúc đẩy việc bệnh nhân trở lại Trung Quốc và gây ra cái chết cho một người khác.
Linda nói “Nhưng đồng thời chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ với những người bệnh cần được chăm sóc, họ là một phần của hệ thống chăm sóc y tế này và chúng ta phải cung cấp dịch vụ y tế cho họ”.

Các biện pháp khác

Các bác sỹ hiện vẫn chưa tìm ra cách giải quyết với những ca ghép tạng này dù họ đã thực hiện các biện pháp như tổ chức các buổi thuyết trình, cung cấp cho bệnh nhân các thông tin cảnh báo họ về tình trạng ghép tạng ở Trung Quốc nhằm hạn chế xu hướng bệnh nhân đi du lịch ghép tạng.
Các tạp chí Y khoa và luật ghép tạng cũng cấm các nhà nghiên cứu Trung Quốc và công trình nghiên cứu của họ trừ khi họ cam kết không sử dụng tạng từ tù nhân. Mặc dù vậy một số bác sĩ đặt câu hỏi biện pháp này liệu có hiệu quả không.
Bộ trưởng Phát triển Lao Động và Xã Hội,  Ông Jason Kenney phát biểu với Thời báo Đại Kỷ Nguyên vào ngày 21 tháng 10 rằng Thủ tướng Canada Stephen Harper thường xuyên nêu ra vấn đề này trong cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc. Chính Ngài Kenney cũng đã chất vấn cựu Bộ trưởng An ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
“Tôi đã gặp Chu Vĩnh Khang vào năm 2012 tại Bắc Kinh và đã nêu lên mối lo ngại về mổ cắp nội tạng cũng như các câu hỏi khác liên quan tới vi phạm nhân quyền”, Kenney nói. Cho tới giờ, những áp lực chính trị như vậy hầu như không có tác dụng.
Ngài Irwin Cotler, thành viên Quốc hội Đảng Tự do có cách tiếp cận khác. Ông đã đề xuất một dự luật vào cuối tháng Mười hai nhằm đưa ra mức xử phạt đối với bất cứ ai tham gia vào ngành thương mại cấy ghép nội tạng.
Nếu dự luật của Ngài Cotler được thông qua, người dân Canada sẽ không thể tới Trung Quốc để cấy ghép nội tạng mà không phải đối mặt với cáo buộc hình sự khi họ trở về nước. Tuy nhiên, vì các lý do chính trị, dự luật có khả năng không được thông qua.
Zaltzman nói nếu dự luật này được thông qua, ông sẽ ủng hộ nó nhằm giúp giải quyết tình thế khó xử mà các bác sỹ hiện phải đối mặt. “Đó sẽ là một bước tiến lớn”, ông nói.
Chính quyền Trung Quốc từng chối bỏ nguồn gốc tạng là lấy từ các tử tù. Sau đó, vào năm 2005, chính quyền lại nói rằng tạng dùng cho cấy ghép lấy từ các tội phạm đã thi hành án tử hình. Cho đến nay, họ vẫn từ chối cung cấp bất kỳ thông tin rõ ràng nào về nguồn gốc tạng được sử dụng cho các ca cấy ghép.
Trong khi Tổ chức Ân xá quốc tế đã ngừng ước tính con số các tù nhân bị kết án tử hình ở Trung Quốc dao động khoảng 1.600 mỗi năm trong năm 2008, theo cựu Bộ trưởng y tế của Trung Quốc Hoàng Khiết Phu, số ca cấy ghép tạng lên đến hàng chục ngàn,.
Trung Quốc không có hệ thống hiến tạng hiệu quả. Điều này kết hợp với một danh sách dài các bằng chứng đã cho thấy Trung Quốc đang sử dụng lượng lớn các tù nhân, hầu hết trong số đó đang bị cầm tù không qua xét xử, như một ngân hàng nội tạng sống.

Tân Hoa Xã: Ông Abe khó mà hội đàm chính thức với Chủ tịch Tập

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm Thứ Hai (3/11) đã dập tắt ý tưởng về cuộc hội đàm chính thức giữa lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Nhật Bản bên lề Hội nghị APEC diễn ra tuần tới.

quan hệ Trung   Nhật, hội nghị APEC,
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Người Nhật Bản ngày càng trông đợi vào cuộc gặp giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một cuộc đối thoại nhằm chấm dứt sự lạnh nhạt giữa đôi bên trong khuôn khổ cuộc họp lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương.
Cuộc gặp song phương được xem là bước đột phá trong quan hệ giữa hai quốc gia lớn thứ hai và ba thế giới. Mối quan hệ này vốn đã trở nên lạnh nhạt từ hai năm qua do tranh chấp lãnh thổ và dư âm nặng nề của cuộc chiến tranh Nhật – Trung.
Ông Abe “rất gắng sức” để gặp được Chủ tịch Tập, Tân Hoa Xã viết trong một bài bình luận bằng tiếng Anh.
“Mong mỏi của ông sẽ được đáp ứng vì Bắc Kinh với tư cách chủ trì diễn đàn sẽ tiếp đón lãnh đạo Nhật Bản bằng nghi thức và lòng hiếu khách bất chấp những tranh chấp lãnh thổ và mối thù lịch sử với Tokyo”, bài báo viết.
“Tuy nhiên, cuộc hội đàm chính thức với ông Tập, điều mà ông Abe trông đợi bấy lâu nay, không nhất thiết sẽ thành hiện thực. Lý do là vì nó đòi hỏi Thủ tướng Nhật Bản phải bày tỏ hơn nữa thiện ý và những hành động thực tế nhằm tạo ra bầu không khí thích hợp”.
Nhưng phía Nhật Bản đã không hết mình trong mối quan hệ song phương vốn luôn xấu đi vì nỗ lực xóa sạch dấu vết tội ác chiến tranh của nước này, Tân Hoa Xã nhận định.
Bài bình luận từ hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc không phải là phát ngôn chính thức của chính quyền, nhưng có thể được xem là thông tin phản ánh tâm tư giới chức Bắc Kinh.
Bài viết chia sẻ, mặc dù mối quan hệ tồi tệ đã tác động đến cả hai quốc gia, nhưng Nhật Bản vẫn “tạo ra hàng loạt hành động gây hấn” vào tháng trước, trong đó có chuyến thăm của các bộ trưởng đến ngôi đền Yasukuni. Ngôi đền được người Trung Quốc xem là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ.
Đền Yasukuni tưởng niệm hàng triệu người chết trận, bao gồm các thủ lĩnh bị Tòa án Quân đồng minh phán án tội phạm chiến tranh.
“Tóm lại, ở đây không có gì ngoài một trò hề chính trị diễn xuất vụng về của đảo quốc này, khi vừa kêu gọi một cuộc đối thoại, vừa tự mình tạo ra rào chắn với các nước láng giềng. Cùng lúc đó họ chỉ chăm chăm vào lối hành xử mù quáng qua kích động gây xung đột và nghi ngờ”, trích bài viết của Tân Hoa Xã.
Thiên Hà, Hàn Mai – Theo Reuters

Mỹ - Ấn kỳ vọng Việt Nam ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc

Đăng Bởi  - 

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ảnh bìa: SU-30
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ảnh bìa: SU-30
Việt Nam đang trở thành một “địa chỉ tin cậy” ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai ở Biển Đông hay khu vực châu Á. Đó là nhận định chuyên gia Jeremy Bender trên tờ Bussiness Insider.
Ngày 28.10, Ấn Độ tuyên bố sẽ bán một số tàu hải quân cho Việt Nam để đổi lấy một thỏa thuận thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Các tàu quân sự Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam rơi đúng vào thời điểm mà căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh Biển Đông đang gia tăng. Trên thực tế, Trung Quốc có những tuyên bố và hành động khẳng định chủ quyền một cách phi pháp, xâm phạm chủ quyền của nhiều nước trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Việc Ấn Độ quyết định hợp tác quốc phòng với Việt Nam cũng xuất phát từ việc New Dehli đang có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ đã từng xảy ra chiến tranh biên giới năm 1962 và cho đến giờ, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí, những tranh cãi của hai nước quanh vấn đề biên giới đã đè nặng quan hệ song phương.
Trung Quốc đã tận dụng triệt để việc cắm mốc chưa rõ ràng để từ từ xâm lấn, ăn mòn lãnh thổ Ấn Độ bằng cách xua quân vào khu vực tranh chấp và biến chúng thành khu vực Trung Quốc kiểm soát một cách “bình thường”. Các cuộc xâm nhập đó ở mức độ nhỏ đủ để tránh các phản ứng quân sự từ Ấn Độ. Thế nhưng, việc phản ứng thiếu quyết liệt của Ấn Độ đã tạo cho Trung Quốc dùng bài tằm ăn dâu suốt mấy thập kỷ qua.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng để cải thiện mối quan hệ và thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhưng giới quân sự hai nước vẫn nhìn nhau với ánh mắt dò xét. Trong bối cảnh đó, việc Ấn Độ tìm đến Việt Nam để chia xẻ hợp tác quân sự cũng là điều dễ hiểu.
Mỹ cũng đặc biệt chú ý đến việc Việt Nam như là một địa chỉ đáng tin cậy chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Ngày 2.10, Mỹ một phần dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam như một nỗ lực để giúp cải thiện khả năng phòng ngự trên biển chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
"Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, sẽ tạo ra sự hợp tác trong tương lai", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters. "Việc thay đổi chính sách cho phép chúng tôi hỗ trợ Việt Nam có khả năng tự vệ tại Biển Đông".
Động thái Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự cho các đối thủ của Trung Quốc (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines…) xuất hiện trong bối cảnh quân đội Trung Quốc có những phát triển vượt bậc thời gian qua. Trung Quốc đang trong quá trình phát triển một hạm đội tàu ngầm trang bị hạt nhân. Bắc Kinh cũng đang cố gắng phát triển máy bay chiến đấu sang thế hệ thứ năm để thách thức Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Anh Tú (theo Bussiness Insider)

Tạp chí Time: Nếu không đương đầu với Trung Quốc, Việt Nam sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn

Đăng Bởi  - 

Tàu cảnh sát biển VN đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền vùng đặc vùng kinh tế
Tàu cảnh sát biển VN đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền vùng đặc vùng kinh tế

Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lời nhận định này được đưa ra dựa trên câu phỏng vấn PV Time Magazine dành cho ông A.B.Mahapatra – Giám đốc Trung tâm cố vấn đặt tại New Dehli có tên gọi “Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Châu Á” của Ấn Độ.
“Mọi người đều lo ngại những gì Trung Quốc sắp sửa làm” – ông Mahapatra nói. “Giờ đây, đó cũng là mối lo ngại chung của Việt Nam và Ấn Độ bởi vì xuyên suốt lịch sử, cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều chưa bao giờ nghĩ rằng họ nên mở rộng quan hệ thương mại hay quan hệ quốc phòng”.
Time Magazine cũng loan tải lại thông tin về hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc với một góc nhìn khác:
“Hôm thứ ba, Ấn Độ đã cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và đổi lại họ cũng đã giành được quyền thăm dò dầu khí  ngoài khơi Biển Đông . Những động thái này hứa hẹn sẽ làm khó chịu nhiều kẻ ở Bắc Kinh”
Những tuyên bố trên được đưa ra trong chuyến thăm 2 ngày của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Ấn Độ, trong chuyến thăm đó, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu”đẩy nhanh” gói tín dụng 100 triệu USD vốn đã được bàn thảo trong chuyến viếng thăm Hà Nội của tổng thống Pranab Mukherjee hồi tháng 9.
Cùng với việc xúc tiến bán 4 tàu tuần tra, Ấn Độ cũng đã nâng cao các chương trình huấn luyện cho quân đội Việt Nam – theo lời tờ Economics Times được Time Magazine dẫn lại.
Những thỏa thuận này diễn ra đúng lúc Việt Nam, cùng với nhiều quốc gia ĐNÁ khác, đang bất đồng với những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông.
Hồng Lỗi – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ hành động thăm dò, khai thác dầu khí nào của liên danh Việt - Ấn trên vùng biển VN mà Trung Quốc cố ý gọi là “vùng tranh chấp”
“Nếu sự hợp tác đó ảnh hưởng đến lãnh thổ và quyền lợi của Trung Quốc, chúng tôi cương quyết chống đối” – Hồng Lỗi nói.
Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều có quan hệ thương mại gần với Trung Quốc. Chuyến thăm New Dehli gần đây của ông Tập Cận Bình đã đem lại những thỏa thuận nhiều tỉ đô la.
Nhưng ông Mahapatra chỉ rõ ra rằng cả nền kinh tế Ấn Độ lẫn nền kinh tế Việt Nam đều không phụ thuộc vào cuộc xung đột lãnh thổ do Trung Quốc gây ra.
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” – ông nói.
L.H.L (Time) 

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan đến Trường Sa đẩy mạnh hoạt động quân sự phi pháp

Đăng Bởi  - 

Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, Nghiêm Minh
Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, Nghiêm Minh
Trang Đài Bắc Thời báo cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan, Nghiêm Minh đã lên kế hoạch đến đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng trái phép vào ngày mai (5.11).
Theo nguồn tin trên, Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan sẽ tới Ba Bình cùng với các thành viên của cơ quan Ngoại giao, Quốc phòng và cả quốc hội Đài Loan. Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết ưu tiên hàng đầu trong chuyến thị sát của ông Nghiêm là đánh giá tiến độ xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Ba Bình, bao gồm cả việc nâng cấp quân cảng để có thể tiếp nhận tàu hải quân có tải trọng 3.000 tấn và mở rộng một đường băng cho máy bay vận tải quân sự cỡ lớn hoạt động.
Dự án củng cố phi pháp các căn cứ quân sự của Đài Loan trên đảo Ba Bình trị giá 3,3 tỷ Đài tệ, tương đương 108 triệu USD đã bắt đầu từ đầu năm nay và dự kiến hoàn thành vào cuối năm sau. Các quan chức Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết, việc nâng cấp cảng sẽ giúp các tàu cỡ lớn như CG-128 Yilan hoặc CG-129 Kaohsiung đến đảo Ba Bình và thực hiện tuần tra (phi pháp) vùng biển xung quanh.
Ông Khâu Chí Vĩ, chủ tịch quốc hội Đài Loan nói rằng ngoài việc giám sát tiến độ xây dựng, Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, Nghiêm Minh còn tới đảo Ba Bình để giám sát cuộc tập trận của pháo binh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội đồn trú (phi pháp) trên đảo.
Trong khi đó, nghị sĩ của Quốc dân đảng Đài Loan là ông Lâm Úc Phương cho rằng, việc nâng cấp quân cảng tại đảo Ba Bình là cần thiết để đối phó với sự hoạt động đáng lo ngại của Trung Quốc tại khu vực.
“Bãi Gạc Ma (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) rất gần với Ba Bình, chỉ cách 70km về phía nam. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tích cực trong việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo và tăng cường sự hiện diện quân sự (phi pháp) của họ ở đó", ông Lâm nói. "Dù Trung Quốc dự định xây dựng công sự để làm trạm radar, quân cảng hay đường băng, thì nó cũng sẽ đe dọa an ninh quốc phòng của chúng ta trên đảo Ba Bình".
Trước đó, tạp chí quân sự Kanwa cho biết, Trung Quốc sẽ xây dựng một "tàu sân bay không thể chìm" ở biển Đông thông qua một dự án cải tạo các công sự quy mô ở Gạc Ma. Các kế hoạch chi tiết cho thấy "tàu sân bay không thể chìm" bao gồm hai đường băng và hai cảng hải quân.
Sau khi dự án này hoàn tất, Trung Quốc có khả năng sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6  và máy bay chiến đấu tới khu vực nam Biển Đông. Hai cảng hải quân có thể tiếp nhận bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc, ngoại trừ tàu sân bay như Liêu Ninh.
Về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mọi hoạt động của nước ngoài liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không được phép của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
Anh Tú (theo Taipei Times)

Hồng Kông bác bỏ để xuất giải quyết bế tắc của người biểu tình

 Tinhhoa.net-03.11.2014
Chính phủ và những nhân vật chính trị chóp bu đã bác bỏ đề nghị giải thể cơ quan lập pháp hoặc tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý thực sự cùng các cuộc bầu cử phụ nhằm giải tỏa bế tắc chính trị.

đàm phán bế tắc, Luật Cơ sở,
Trưởng Thư ký Lâm trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).

“Những ý tưởng này dường như không thực tế”, Trưởng Thư ký Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nhận định hôm Chủ Nhật (2/11), đồng thời cảnh báo cuộc trưng cầu dân ý không có hiệu lực ràng buộc pháp lý và sẽ tốn chi phí hơn 100 triệu đô la Hồng Kông.

Bà Lâm đã đề cập đến 2 đề xuất của người biểu tình nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc cũng như phong trào bất tuân dân sự đang bước sang tháng thứ hai mà không có dấu hiệu kết thúc.

Trong khi các lãnh đạo sinh viên tin tưởng, những cuộc bầu cử phụ được tiến hành bởi một số nhà lập pháp tự nguyện từ chức có thể được sử dụng như một cuộc trưng cầu dân ý nhằm thu hút dư luận về vấn đề cải cách, thì một thành viên tổ chức phong trào Chiếm trung tâm là Đới Diệu Đình đã đề nghị giải thể toàn bộ cơ quan lập pháp nếu mọi cải cách bị bỏ phiếu chống.

Kiến nghị của Đới Diệu Đình dựa trên Điều 50 Luật Cơ sở, theo đó, Đặc khu trưởng có thể giải tán cơ quan lập pháp nếu ngân sách hay bất kỳ dự luật quan trọng khác của chính phủ bị phủ quyết và không thể đạt đến một sự đồng thuận sau đàm phán.

Đàm Huệ Châu, thành viên Ủy ban Luật Cơ sở đồng thời là một luật sư cho biết, Điều 50 không thể áp dụng cho các đề xuất cải cách bầu cử vì điều luật này chỉ có hiệu lực đối với những dự luật địa phương.

Bà cho biết thêm, cải cách bầu cử yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân sửa đổi Phụ lục I của Luật Cơ sở.

Tuy nhiên, là một giáo sư luật của trường ĐH Hồng Kông, ông Đới Diệu Đình khẳng định ý tưởng của mình hoàn toàn khả thi.

“Tôi không nghĩ ra điều luật này. Nó đã được tuyên bố trong Luật Cơ sở. (Chính phủ) không thể chỉ nói điều luật không đúng thì nó không khả thi”, ông Đới phản bác.

TS.Trần Kiện Dân, người đồng sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm thừa nhận phong trào đang bị kẹt trong tình thế khó xử giữa việc có buộc phải trưng cầu dân ý thực sự hay không.

Các cuộc bầu cử phụ có thể mở rộng phong trào ủng hộ dân chủ vượt ra ngoài phạm vi các địa điểm biểu tình, nhưng cũng sẽ là một động thái mạo hiểm nếu cứ cắm trại biểu tình.

Nếu những nhà lập pháp ủng hộ dân chủ mà từ chức thì quá nguy hiểm. Người cắm trại biểu tình sẽ mất quyền phủ quyết và chính phủ có thể làm được nhiều thứ theo ý họ”, TS.Trần Kiện Dân nhận định.

Trong khi đó, ông Chu Dung, đại diện của Liên minh vì Hòa Bình và Dân chủ cho biết, tổ chức đã thu thập được 1,5 triệu chữ ký phản đối các cuộc biểu tình.

Thiên Hà, Hồ Duyên – Theo South China Morning Post

Bộ Công thương lên tiếng về dầu ăn 'bẩn'

(VTC News) - Theo đại diện Bộ Công thương, hiện chưa phát hiện loại dầu ăn bẩn của Công ty Đại Hạnh Phúc được bán ở thị trường nội địa.

Liên quan đến việc dầu “bẩn” gây chấn động dư luận thời gian qua của Công ty Đại Hạnh Phúc có trụ sở tại TP.HCM (Việt Nam), ông Nguyễn Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho hay, dầu “bẩn” do công ty Đại Hạnh Phúc sản xuất và xuất khẩu chỉ sang một thị trường duy nhất là Đài Loan (Trung Quốc), không phát hiện những loại dầu này đã và đang được bán tại thị trường nội địa.

Bộ Công thương lên tiếng về dầu ăn 'bẩn'
Ảnh minh họa

Cũng theo ông Cường, qua quá trình thu thập tài liệu và phối hợp kiểm tra, Bộ Công Thương khẳng định Công ty Đại Hạnh Phúc đã cố tình làm trái các quy định của Nhà nước.

Công ty này đã tổ chức sản xuất, kinh doanh mặt hàng dầu mỡ động thực vật làm thực phẩm cho người khi chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

"Hành vi này vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm, gây tác hại tới sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu tới uy tín của sản phẩm thực phẩm Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài", ông Cường khẳng định.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có các sai phạm khác như không ghi rõ sản xuất, chế biến dầu ăn cho người hay gia súc.

Các cơ quan chức năng cũng phát hiện từ tháng 1/2012 - 6/2014, công ty Đại Hạnh Phúc đã xuất khẩu xen kẽ với các lô hàng ghi là thức ăn gia súc 42 lô hàng ghi là “phù hợp làm thực phẩm cho người”, với khối lượng xấp xỉ khoảng 6.000 tấn.

Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND TP HCM  thanh tra, kiểm tra toàn diện và xử lý nghiêm các vi phạm của Công ty Đại Hạnh Phúc trong việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm.
04/11/2014 07:26
Ngọc Vy

Liên tiếp ngập úng, Đà Nẵng đối phó thế nào?

(VTC News) - Đà Nẵng tái diễn tình trạng ngập úng trên nhiều tuyến đường, lãnh đạo sở Xây dựng đưa ra phương án nào để đối phó với tình hình này?

Trước tình trạng ngập úng kéo dài tại một loạt các cụm khu dân cư trong thời gian gầy đây, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phạm Việt Hùng cho biết nguyên nhân do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời do một số tuyến cống thoát nước trên địa bàn thành phố bị xuống cấp nghiêm trọng.

LLiên tiếp ngập úng, Đà Nẵng đối phó thế nào?
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm các trạm bơm cưỡng bức để chống ngập

“Trong thời gian qua, khu vực Đầm Rong đã có trạm bơm cưỡng bức, bơm nước trong khu vực Đầm Rong ra biển để hạn chế ngập úng. Tuy nhiên, trong trận mưa vừa rồi, công ty sửa chữa và thoát nước thải chưa triển khai bơm nước kịp thời nên xảy ra tình trạng ngập úng.

Sau khi vận hành trạm bơm cưỡng bức, nước đã được bơm ra ngoài và tình trạng ngập úng đa được khắc phục”, ông Phạm Việt Hùng nói.

Liên tiếp ngập úng, Đà Nẵng đối phó thế nào?
Theo ông Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, tình trạng ngập úng trên địa bàn TP Đà Nẵng là do biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Đối với tình trạng ngập úng trên đường Quang Trung đoạn qua trường THCS Nguyễn Huệ, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết: “Hiện trạng mương thoát nước 2 bên đường Quang Trung bị hư hỏng nặng, mặc dù đã có sửa chữa, nạo vét nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu thoát nước.

Trong thời gian tới, cụ thể là đầu năm 2015, tuyến cống này sẽ được xây mới và đấu nối với tuyến cống ngầm đường Ông Ích Khiêm thì tình trạng ngập úng sẽ được khắc phục.

Liên tiếp ngập úng, Đà Nẵng đối phó thế nào?

Tuyến đường Quang Trung sẽ được xây dựng tuyến cống mới

Do mực nước biển dâng, khi nước đổ ra biển sẽ bị sóng đánh lấp miệng thoát, ngăn cản quá trình thoát nước, nên để khắc phục, chúng tôi sẽ đặt thêm trạm bơm cưỡng bức tại đây để bơm nước từ bên trong các tuyến cống ra biển khi nước biển dâng. Tạo khoảng trống để nước mưa không gây ngập úng”, ông Phạm Việt Hùng nhấn mạnh.

04/11/2014 07:30
Bửu Lân

Biển Đông : Việt Nam cần tỉnh táo trước đòn chiêu dụ của Trung Quốc

RFI- Thứ hai, ngày 03 tháng mười một năm 2014

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì - Ảnh : Reuters

Trong tháng 10/2014, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã trở nên "thân hữu" trở lại, với một loạt những cuộc gặp cấp cao, từ cuộc gặp song phương giữa hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu ngày 16/10 tại Ý, cho đến những chuyến thăm viếng lẫn nhau giữa các quan chức cao cấp.

Đáng chú ý nhất là chuyến ghé Hà Nội hôm 26/10/2014 của Ủy viên Quốc vụ đặc trách ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, trên danh nghĩa là để đồng chủ trì cuộc họp thường kỳ lần thứ 7 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam–Trung Quốc, nhưng trong thực tế là để thảo luận thêm với Hà Nội về hồ sơ Biển Đông.

Trước đó, vào trung tuần tháng 10, một phái đoàn hơn 10 tướng lãnh Việt Nam do chính Tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu cũng chính thức sang thăm Trung Quốc với kết quả là hai bên đồng ý nối lại quan hệ quân sự và cam kết xử lý tốt hơn các tranh chấp chủ quyền biển đảo.

Không khí thân thiện lần này trái ngược hẳn với thời điểm tháng 5-6/2014, vào lúc Bắc Kinh cho kéo giàn khoan HD-981 vào cắm trong thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời hầu như cắt đứt mọi tuyến liên lạc với Hà Nội.

Hòa dịu là sách lược, độc chiếm Biển Đông là chiến lược

Giới quan sát tuy nhiên vẫn duy trì thái độ thận trọng trước các động thái mềm mỏng về mặt ngoại giao của Trung Quốc hiện nay, được cho là mang tính chất sách lược – tránh khuấy động tình hình trước hai sự kiện quan trọng là Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh cũng như Hội nghị Trung ương 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc - trong khi dụng tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh là mục tiêu chiến lược.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại học Maine - Hoa Kỳ, đã lồng các động thái hòa dịu của Trung Quốc hướng về Việt Nam vào trong xu hướng mềm dẻo chung của Trung Quốc trong lãnh vực ngoại giao hiện nay. Tuy nhiên, đối với Giáo sư Long, Trung Quốc còn nuôi dưỡng âm mưu lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Do đó, để đối phó với thủ đoạn của Trung Quốc, Việt Nam phải tỉnh táo đừng để sập bẫy.

Trả lời phỏng vấn của RFI về các diễn biến mới trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, giáo sư Long trước hết nêu bật tác động từ bối cảnh khu vực và quốc tế :

Ngô Vĩnh Long : Vì có các hội nghị APEC, ASEAN, EAS… nên các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc, phải làm sao để tạo ra hình ảnh là mọi người đang tìm cách cùng nhau bảo vệ an ninh trong khu vực, làm sao để cho các vấn đề đang tranh chấp không rắc rối thêm, làm sao cho kinh tế toàn khu vực phát triển được.

Đó là vấn đề chung cho khu vực. Vấn đề thứ hai là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mỹ có vấn đề là tuần này có bầu cử (Quốc hội), và trong hai năm tới sẽ chuẩn bị bầu lại Tổng thống. Cho nên vấn đề của chính quyền Obama là phải chứng minh cho dân chúng Mỹ thấy là đường lối ngoại giao của Mỹ sẽ đem đến hòa bình, ổn định và phát triển cho Mỹ nói riêng và các nước khác nói chung để Mỹ có lợi. Đây là vấn đề rất quan trọng.

Gần đây, Trung Quốc đã "xuống nước"

Thành ra Mỹ, cùng với Trung Quốc, đã có những chuẩn bị rất tích cực, để cuộc viếng thăm của Obama gặp các lãnh đạo Trung Quốc được thành công. Đó là lý do vì sao gần đây Trung Quốc đã xuống nước, và đang xoa dịu Mỹ, và Mỹ cũng có thái độ mềm dẻo đối với Trung Quốc.

Khi hai nước lớn, Trung Quốc và Mỹ đang hòa dịu với nhau, đang mềm dẻo với nhau vì những lý do tôi vừa nói, hoặc nhiều lý do khác, như vấn đề kinh tế chẳng hạn - Mỹ hiện là nước đang có kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới, và các nước khác đang cần đến Mỹ như là đầu tàu, và trong đó có Trung Quốc, trong đó có Nhật và có Âu Châu – thì Trung Quốc không muốn có thái độ căng thẳng đối với Mỹ vì điều đó có thể tác hại tới nền kinh tế Trung Quốc.

Hơn thế nữa Trung Quốc sắp mở Hội nghị Trung ương 4, cho nên Trung Quốc cũng không muốn làm cái gì xáo động trước Hội nghị đó…

RFI : Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng thể hiện thái độ hòa dịu, đặc biệt là nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ phụ trách toàn bộ ngành ngoại giao Trung Quốc. Giáo sư nhận định ra sao về các cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì với giới lãnh đạo Việt Nam ?

Ngô Vĩnh Long : Trước hết cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì và giới lãnh đạo Việt Nam, là do phía Việt Nam mời… Việt Nam muốn bắt Trung Quốc nhấn mạnh trở lại sự kiện là những thỏa thuận đã ký kết với Việt Nam không được họ thi hành.

Do đó tại phiên họp giữa Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì tại Hà Nội ngày 27/10, hai bên cho rằng quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển lành mạnh, và việc ổn định tình hình giữa hai bên là phù hợp với nguyện vọng giữa hai nước, có lợi cho hòa bình cũng như ổn định và phát triển của khu vực.

Ông Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh vấn đề này, còn ông Dương Khiết Trì cũng một lần nữa, nói lại rằng vấn đề khôi phục giao lưu và hợp tác giữa hai nước là vấn đề rất quan trọng.

Ý đồ của Bắc Kinh : Lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc

Nhưng mà tôi nghĩ rằng ông Dương Khiết Trì còn có một ý khác nữa : Lôi kéo Việt Nam trở lại quỹ đạo quan hệ với Trung Quốc.

Nếu Việt Nam không hiểu rằng thái độ mềm dẻo của Mỹ hiện nay đối với Trung Quốc bắt nguồn từ việc Trung Quốc hiện đang « xuống nước » vì nhiều lý do, và nếu Việt Nam tưởng rằng các cuộc gặp của ông Dương Khiết Trì lúc đi thăm Mỹ - như đi đến nhà của bộ trưởng Ngoại giao Kerry, ăn tối ở đó và có vẻ thân thiện - là Mỹ và Trung Quốc đang có những bàn tán đi đêm gì đó, qua đó Việt Nam sợ và đánh giá không đúng và tự nhân nhượng Trung Quốc một cách quá lố, thì tôi nghĩ đây Việt Nam phải suy nghĩ lại, bởi vì các nước lớn có những chính sách lâu dài. Trong ngắn hạn người ta thường mềm dẻo và coi trọng đối tác.

RFI : Bắc Kinh muốn kéo Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc Phản ứng của Việt Nam ra sao ?

Ngô Vĩnh Long : Việt Nam hiện nay có nhiều cơ quan làm ngoại giao …Thành ra vấn đề rất khó nói, bởi vì ở Việt Nam, ngoài Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thương mại cũng làm ngoại giao… Phản ứng của mỗi bên mỗi khác.

Trước hết là phản ứng của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh : trước những lời dẫn dụ của ông Dương Khiết Trì, thì dĩ nhiên là mềm dẻo, và nói như một nhà ngoại giao là coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Buộc được Trung Quốc tái cam kết thực hiện những gì đã ký kết (về Biển Đông)

Ổng nhấn mạnh là hai bên cần triển khai hiệu quả những thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh. Và ông nói thêm là để khôi phục giao lưu hợp tác, kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động nào phức tạp mở rộng tranh chấp.

Tất nhiên, theo tôi hiểu, là ông Phạm Bình Minh đã nói rằng Trung Quốc đã không thi hành những vấn đề đó, và bây giờ Trung Quốc nên đàng hoàng hơn, thì mới có thể đẩy mạnh cái quan hệ với Việt Nam.

Đó là phía bên Bộ trưởng Ngoại giao. Ông cũng nhắc lại vấn đề Biển Đông, nhắc lại những vấn đề Trung Quốc đã đồng ý với Việt Nam. Và ông Dương Khiết Trì cũng phải đồng ý với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, và nói là ông nhất trí hay là Trung Quốc nhất trí tăng cường chỉ đạo các cơ quan hữu quan Trung Quốc triển khai các thỏa thuận đã đạt được tại phiên họp vừa qua.

Tức là Trung Quốc cũng công nhận là họ đã không thi hành những thỏa thuận.

Qua phản ứng và những lời nói của ông Dương Khiết Trì, tôi nghĩ là Việt Nam đã gặt hái được kết quả là nhắc nhở với Trung Quốc và cho mọi người biết rằng Trung Quốc đã không nghiêm chỉnh thi hành những gì đã ký kết với Việt Nam và ông Dương Khiết Trì bắt buộc nhận xét rằng bây giờ họ sẽ thi hành tốt hơn.

Họ có làm hay không là chuyện khác, nhưng ít ra Việt Nam một lần nữa nhắc nhở Trung Quốc và cho các nước trong khu vực và cho dân chúng mình biết rằng Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách mà Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc, và những chính sách đó có lợi cho an ninh của Việt Nam cũng như an ninh của các nước khác trong khu vực.

RFI : Hoạt động "ngoại giao" của Bộ Quốc phòng Việt Nam : ý nghĩa và hiệu quả ?

Ngô Vĩnh Long : Không ngoài chủ trương củng cố quan hệ với Trung Quốc đã bị sứt mẻ rất lớn, và để lập lại quan điểm của Việt Nam, cũng như – tôi nghĩ – mua thời gian để củng cố quốc phòng cho Việt Nam.

Phát biểu "nhiệt tình" với Trung Quốc làm nhiễu thông điệp của Việt Nam

Nhưng Đại tướng Phùng Quang Thanh lại tỏ vẻ rất nhiệt tình khi ông tiếp xúc với báo chí trong hành lang Quốc hội ngày 20/10/2014, hãnh diện cho biết là : « Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị ».

Trước đó thì theo tường thuật từ phía Bắc Kinh, ông Phùng Quang Thanh đã nói với đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn : « Đảng và Quân đội Việt Nam chân thành mong tăng cường giao lưu và hợp tác với Trung Quốc, mong Quân đội hai nước trở thành lực lượng nòng cốt trong việc giữ gìn tình hữu nghị Việt Nam Trung Quốc, cùng nhau giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực ».

Phát biểu này không có gì sai, nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề tỏ ra rất nhiệt tình có thể bị đánh giá sai, hay là chính ông Phùng Quang Thanh đã quá nhiệt tình, nếu vậy thì có thể gây khó khăn cho vấn đề ngoại giao của Việt Nam, có thể làm sứt mẻ quan hệ giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Việt Nam.

Nhưng mà tôi không ở trong, nên tôi không biết là người ta phân chia công việc với nhau như thế nào. Nhưng tôi chỉ muốn chỉ ra cái sự khác biệt trong cách đối xử với Trung Quốc giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Tôi mong rằng Bộ Quốc phòng – hay ông Phùng Quang Thanh – « nhiệt tình » như thế là để cho Trung Quốc không có cớ mà hùng hổ với Việt Nam, để mua thởi gian cho Việt Nam để củng cố nền quốc phòng hiện rất yếu.

RFI : Nhưng các tuyên bố như thế có nguy cơ làm nhiễu thông điệp của Việt Nam ?

Ngô Vĩnh Long : Đúng như vậy. Thành ra, đối với những tuyên bố, thông báo như trên, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, bằng không thì rất có thể bị Trung Quốc hay các nước khác lợi dụng để chia rẽ nội bộ của Việt Nam.

RFI : Nguy cơ các nước ủng hộ Việt Nam sau vụ giàn khoan HD-981 thấy rằng Việt Nam lại đi theo Trung Quốc, nên sẽ lơ là Việt Nam ?

Ngô Vĩnh Long : Có nguy cơ đó, nhưng hiện nay, các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, các nước Châu Âu, kể cả Đức, đang có thái độ mềm dẻo đối với Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề kinh tế thế giới, và những cuộc họp quan trọng sắp tới đây… Đối với Việt Nam, vấn đề mềm dẻo với Trung Quốc vào lúc này do đó cũng không có gì khác thường.

Có điều là khi Trung Quốc đặt giàn khoan (vào bên trong thềm lục địa của Việt Nam), lẽ ra Việt Nam phải nắm lấy thời cơ đó để kiện Trung Quốc và đưa họ ra trước Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác.

Bây giờ, cơ hội đã mất, cho nên vấn đề quan trọng là bắt Trung Quốc phải nhấn mạnh và đồng ý là những cái ký kết với Việt Nam, Trung Quốc đã không thi hành, do đó từ nay về sau Trung Quốc phải đàng hoàng hơn, nếu không thì Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc.

Vấn đề là từ nay cho đến lúc chuyện đó xẩy ra, Việt Nam phải vận động các nước trong và ngoài khu vực, và phải có một tiếng nói rõ ràng, để các nước hiểu rõ Việt Nam muốn gì.