Wednesday, May 2, 2018

‘Kiểm tra tài sản quan chức’: ông Trọng ‘học tập’ TQ như thế nào?

Nguyễn Phú Trọng (trái) gặp Vương Kỳ Sơn (phải) trong một lần ‘học tập kinh nghiệm Trung Quốc’. Ảnh: VOV
Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today news – Mùa hè năm 2018, nội bộ đảng Cộng sản và chính trường Việt Nam chuẩn bị bước áo một cơn xáo trộn mới: ‘kiểm tra tài sản quan chức’.
Vậy ông Trọng sẽ làm thế nào để khui được núi tài sản khổng lồ của giới quan chức tham nhũng và các đối thủ chính trị của ông ta?
Hệ quy chiếu đầu tiên mà ông Trọng đã có thể căn cứ vào đó để tung ra chủ trương ‘kiểm tra tài sản quan chức’ là ‘kinh nghiệm Trung Quốc’. Những chuyến làm việc vùa công khai vừa không công bố của ông Trọng và Ủy ban Kiểm trar trung ương Việt Nam ở Bắc Kinh từ năm 2015 đến năm 2017 đã gắn kết chặt chẽ lịch trình làm việc với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc của Vương Kỳ Sơn.

‘Kiểm tra tài sản cán bộ’ là “cuộc cách mạng long trời lở đất” mà ông Tập Cận Bình và Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương (CCDI) đã tung ra từ năm 2012 đến nay.
Năm 2013, tờ New York Times trích dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc, đưa tin rằng một khẩu hiệu mới đã trở nên phổ biến trong giới quan chức chính phủ: “Ăn lặng lẽ, đi nhẹ nhàng, chơi bí mật.”
Kinh nghiệm Trung Quốc mà các đoàn Việt Nam có thể đã “học tập” từ các chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng là sau khi các báo cáo kê khai của cá nhân được nộp đầy đủ, các cơ quan giám sát kỷ luật sẽ lựa chọn các báo cáo một cách ngẫu nhiên và kiểm tra thật kỹ lưỡng các báo cáo này. Bất cứ ai bị phát hiện khai báo không trung thực sẽ bị khóa tài khoản.
Trong năm 2015, hơn 3900 quan chức Trung Quốc bị loại khỏi danh sách đề nghị thăng chức và 124 người bị giáng cấp. Năm 2016, 10% tổng số báo cáo kê khai được kiểm tra, giảm 5% so với năm trước đó.
Sau vụ Bạc Hy Lai, ông Tập Cận Bình và nhân vật được xem là “số 2,” ông Vương Kỳ Sơn của CCDI – đã “làm” tiếp Bộ Công An của ông Chu Vĩnh Khang. Tiếp đến là quân đội Trung Quốc. Để thăng tiến, các sĩ quan quân đội cấp thấp thường hối lộ các sĩ quan cấp cao hơn với quà tặng và tiền hoặc hàng hóa xa xỉ. Năm 2014, các nhà chức trách bắt giữ ông Từ Tài Hậu, một tướng đã nghỉ hưu từng là ủy viên bộ chính trị và là phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc. Trong ngôi nhà của ông này, họ phát hiện ra vô số vàng, tiền mặt, trang sức và những bức họa có giá trị – những món quà tặng mà đảng buộc tội là từ các sĩ quan cấp thấp, những người tìm cách tiến thân trên dây chuyền chỉ huy.
Các cuộc điều tra được CCDI dẫn dắt. Ủy ban cử các tổ điều tra tới kiểm tra tất cả các bộ và cơ quan và mọi doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước. Các tổ điều tra này có quyền lực không hạn chế để điều tra, bắt giữ và thẩm vấn hầu hết tất cả mọi người, nhưng chủ yếu là các quan chức chính phủ, phần lớn trong số họ là đảng viên. Một khi tổ điều tra tin rằng họ đã thu thập đủ bằng chứng về hành vi sai trái, thì CCDI sẽ khai trừ những người thuộc diện tình nghi ra khỏi đảng rồi sau đó giao họ cho hệ thống pháp lý để truy tố.
Trong tuyên bố vào nửa đầu năm 2017, CCDI khẳng định biết rõ chỗ ẩn náu của khoảng 1/3 đối tượng trong tổng số gần 1000 đối tượng (bị truy nã vì cáo buộc các tội danh tham nhũng) đang lẩn trốn, sống lưu vong ở nước ngoài.
Thậm chí, CCDI còn có quyền lực vượt cả ngành công an. Nếu luật pháp Trung Quốc chỉ cho phép cảnh sát bắt giữ nghi can trong bảy ngày mà không chính thức buộc tội người đó, trừ phi cảnh sát có được sự cho phép rõ ràng từ các nhà chức trách pháp lý để gia hạn thời gian giam giữ, thì CCDI bắt giữ nghi can trong thời gian dài hơn mà không tìm kiếm bất kỳ sự phê chuẩn nào và không đưa ra bất kỳ lời buộc tội chính thức nào, cho thấy một “tiêu chuẩn riêng biệt” dành cho cơ quan đặc biệt này.
“Học tập” Trung Quốc như thế nào?
Có những điểm tương đồng rất đáng lưu ý giữa Trung Quốc và Việt Nam trong kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản quan chức – hành động tương tự như
-Chủ thể của chiến dịch kiểm tra tài sản quan chức ở Trung Quốc là CCDI, còn ở Việt Nam là Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.
-Đối tượng quan chức bị kiểm tra tài sản ở Trung Quốc là các cán bộ do Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư quản lý. Ở Việt Nam cũng tương tự. Theo đó, các quan chức Việt Nam nằm trong diện bị kiểm tra tài sản sẽ bao gồm các ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, ủy viên trung ương, ủy viên thường vụ của các tỉnh/thành ủy. Con số này vào khoảng 1000 người.
-Hoạt động kiểm tra tài sản được tiến hành khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ; khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực; và khi có dấu hiệu vi phạm quy định của nhà nước về kê khai tài sản.
-Một điểm tương đồng nữa giữa Trung Quốc và Việt Nam là sau khi “làm” xong, cơ quan kiểm tra trung ương “sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ đến các cơ quan báo chí và nhân dân.”
Sau khi có quy định của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Việt Nam hứa hẹn sẽ có văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền, việc xử lý đơn thư kiến nghị phản ánh như thế nào; cũng sẽ có một hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch để tiến hành kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc và như nào…
Đúng một năm trước, Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành chủ trương ‘kiểm tra tài sản cán bộ’ đối với khoảng 1000 quan chức cao cấp. Tuy nhiên, chủ trương này nhanh chóng rơi vào khoảng lặng bởi nhiều lực cản.
Nhưng lần này, nhiều dấu hiệu cho thấy ông Trọng muốn ‘làm thật’.
Hẳn là vào những ngày này, nhiều quan chức trong đảng đang bấn loạn trong tâm trạng làm sao để tẩu tán tài sản và sau đó là tẩu thoát cá nhân.

VC có công gì?


Ngo Du Trung FB

VC và tay sai lúc nào cũng khoe “công lao” của chúng đã làm được hai việc sau đây cho đất nước và dân tộc VN:

Một: Đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành độc lập cho VN.

Hai: Đã xây dựng được đất nước VN từ nghèo đói phải ăn bo bo đến ăn có thịt có cá như hiện nay.

Có đúng vậy không?

Thứ nhất: Giả sử, nếu không có HCM và đảng cộng sản VN thì VN có được độc lập không?
Chắc chắn là có. Vì sau thế chiến thứ hai, những quốc gia bị các “nước thực dân” đô hộ đều đã được trao trả độc lập với tổn thất rất nhẹ về cả sinh mạng cũng như vật chấl.
Chỉ có VN dưới sự “lãnh đạo tài tình” của đảng cộng sản VN, bằng cách tiêu diệt tất cả các đảng phái khác để mình được độc quyền làm theo cách ngu của mình, phải tốn hao hàng triệu sinh mạng người Việt mới “giành độc lập” cho nửa nước; và tốn hao hàng triệu sinh mạng nữa trong cuộc chiến 20 năm mới “thống nhất” cả nước.
Nếu không có cái đám ngu mà ham mê bạo lực và quyền lực, quyết tâm chiếm đoạt quyền lực bằng những phương cách ngu xuẩn của đứa chỉ biết dùng bạo lực, giết người để cướp chính quyền của đảng CSVN thì VN chắc chắn cũng vẫn có độc lập.
Cho nên, bọn ngu làm theo cách ngu thì tuy đạt được kết quả nhưng gây bao nhiêu tang tóc điêu linh cho đất nước và dân tộc. Như vậy là tội, không phải là công.
Thứ hai: Có phải nhờ đảng CSVN mà dân Việt từ chỗ phải ăn bo bo để sống tiến lên chỗ ăn có cơm có thịt không?
Nước Việt trước đây tuy nghèo, nhưng người dân không phải ăn bo bo, không phải đóng thuế cứt. Chỉ từ khi VC cai trị miền Bắc thì người dân miền Bắc mới phải ăn bo bo, phải đóng thuế cứt; và cả nước phải ăn bo bo suốt hơn mười năm đầu sau khi VC cai trị cả nước từ năm 1975.
Tại sao? Tại vì cái ngu của VC! Ngu giống y như cái ngu trong chiến tranh. Cái ngu của bọn huênh hoang “biến sỏi đá thành cơm”, cho nên sỏi đá không thành cơm, mà thành bo bo, dân ăn ỉa không ra cứt để đóng thuế cứt. Sợ dân nổi loạn, VC phải mở của ra đi ăn xin, mời tư bản, mời đế quốc, mời “bọn đu càng” đem tiền của vào cứu nguy VN.
Như vậy, dân Việt có gạo có thịt ăn như hiện nay là nhờ tư bản, nhờ đế quốc, nhờ “bọn đu càng” chứ đâu phải nhờ VC?!
Trái lại, nếu không phải là VC cai trị VN trong 43 năm qua, mà chỉ cần một lãnh đạo tầm thường nào khác, với mọi điều kiện thuận lợi như VN đã có, thì chắc chắn dân Việt không phải đi làm cu li cho Kampuchia như hiện nay.
Hàng ngàn ngàn tỷ đô la từ tiền vay mượn nhẹ lãi của thế giới, tiền giúp đỡ cho không của thế giới, tiền của “bọn đu càng”, tiền bán tài nguyên quốc gia…, chỉ một phần nhỏ chia cho dân mua… cá thịt, còn lại tất cả chun vào túi VC lớn, VC nhỏ để tuồn ra nước ngoài chuẩn bị cho một ngày tháo chạy.
Như vậy là tội; không phải công.
VC không có công gì với đất nước. Chúng dùng mọi thủ đoạn hèn hạ, bẩn thỉu, tàn bạo và ngu xuẩn để tóm thu quyền lực. Và khi có quyền lực trong tay rồi thì đua nhau vơ vét, bóc lột, phá tan nát đất nước, bán cả đất nước để làm giàu; tuồn tiền bạc, tài sản ra ngoại quốc và chuẩn bị chuồn.
Người Việt hãy mở mắt ra, đừng thấy được ăn cơm thay bo bo như hiện nay rồi tin lời VC rằng đó là nhờ công lao của VC. Đừng tự lừa mình mà cảm ơn cái đứa cướp thức ăn của mình, bắt mình đói rét xong cho mình ăn no một chút thì lại cảm ơn nó. Đừng tự lừa mình mà cảm ơn đứa cướp mất tự do từng có của mình, đè đầu mình xuống bùn, rồi thả lơi ra một chút thì mình mang ơn nó đã cho mình một chút… tự do.

Ngày này năm ấy: vết thương có sẽ liền da?

Phương Thảo (VNTB) Cái bắt tay lịch sử của hai vị lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc ở Bàn Môn Điếm hôm thứ Sáu tuần qua đã làm cho không ít người Việt phải bùi ngùi hối tiếc. Cũng là cái cảm giác họ có được như khi bức tường Berlin sụp đổ vì nhận ra rằng lịch sử quá nghiệt ngã cho một đất nước cũng từng bị chia đôi, và từng tự hào là quốc gia đầu tiên trong số 3 quốc gia trên thế giới bị chia cắt được thống nhất.


Một nước Đức thống nhất không tốn một viên đạn. Người dân Đông Đức không còn phải tìm cách vượt tường qua phía Tây để cầu mong một cuộc sống dễ thở hơn. Đông Tây hợp nhất để giờ đây Đức trở thành trụ cột của châu Âu với nền kinh tế hùng mạnh. 

Cái bắt tay mang tính biểu tượng lịch sử của Kim Jong Un và MoonJae-in không dẫn đến thống nhất Hàn quốc và Triều tiên như Đông và Tây Đức, nhưng đã làm cho người ta có một cái nhìn khác về Kim Jong Un, một người cộng sản, là con ông cháu cha gộc và có thời gian du học tại Thuỵ sỹ. 

Hai vị lãnh đạo nắm tay nhau qua mốc biên giới. Ảnh: BBC
Một Kim Jong Un tươi cười, bước qua biên giới để bắt tay, nói chuyện và thậm chí pha trò với người đồng nhiệm Hàn Quốc để ký kết một tuyên bố chung nhằm đạt được mục đích chung trong việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều tiên. Hai nhà lãnh đạo Un và Moon đã hơn hẳn Việt nam 43 năm trước khi tránh được cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn không đáng có để bằng mọi giá “ thống nhất đất nước”. 

Những ngày cuối tháng 4 này ở nhiều quốc gia trên thế giới, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tập họp lại để tưởng niệm “ngày quốc hận”, tưởng niệm những người đã bỏ mạng trên đường vượt biển và biểu tình chống nhà cầm quyền Việt nam vì những vi phạm nhân quyền. Trong khi đó, trong nước, người dân được nhà nước cho nghỉ lễ, ăn mừng “ngày giải phóng” dù rằng trong số họ không phải ai cũng có thể ăn mừng. Chỉ tên gọi thôi cũng đã đủ để thấy rằng dù 43 năm trôi qua, nhưng sự hoà giải giữa hai bên quốc cộng vẫn gần không thể nào có được dù quốc gia đã thống nhất về mặt địa lý. 

Có những người cho rằng đó là lý do người Việt hai bên vẫn coi nhau như kẻ thù và đã đến lúc gạt bỏ lòng thù hận để có thể bắt tay làm hoà. Có thể lý giải đó là do sự khác biệt về ý thức hệ mà người ta không thể dung hoà với nhau cũng như đánh đồng nhà cầm quyền với tổ quốc. 

Người Việt tỵ nạn hay chống cộng không có mục đích lật đổ chính quyền cộng sản. Vài trăn ngàn người Việt chống cộng ở hải ngoại không thể nào có đủ khí tài để làm một cuộc đảo chính hòng lập lại một Việt Nam Cộng Hoà. Người Việt chống cộng vẫn nhiệt tình đóng góp hỗ trợ lũ lụt hay quyên góp thiện nguyện, ký thỉnh nguyện thư và thu thập chữ ký để lên tiếng bảo vệ môi sinh và nhân quyền thì không thể nói họ vẫn nuôi dưỡng hận thù với người trong nước. Điều cần phải xác định sự hận thù, không chấp nhận dung hoà với những sai trái bất cập là đối với chính thể hiện tại chứ không phải với cá nhân người Việt trong nước.

Nhà cầm quyền Việt nam vẫn mong hoà hợp, hoà giải dân tộc nhưng đã có được bước tiến tới mức nào? Hàng năm vào dịp này, nhà cầm quyền vẫn có lời kêu gọi hoà hợp hoà giải giữa người Việt với nhau vì tình “bầu – bí” và ý kiến trích dẫn được ưa thích vẫn là những lời của ông Hồ Chí Minh đã viết từ năm 1946. Trong đó có đoạn “Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang" (Hồ Chí Minh -Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, H.2011, tr. 280 – 281). 

Điểm này thôi đã làm cho sự hoà giải trở thành không tưởng khi vô hình trung làm cho người ta nghĩ rằng những người chống cộng, đề cao cờ vàng là những người lầm đường lạc lối và cần có sự bao dung, cảm hoá từ phía khác. Người cộng sản vẫn luôn chọn ở thế ban phát và dạy bảo chứ không phải ở vị thế của những người bằng hữu. 

Với nhà cầm quyền thì cộng sản thì đây lại là nỗi lo, khi cho rằng ý tưởng đó chính là “xuyên tạc tinh thần hòa hợp, cản trở người lương thiện trở về quê hương, nhẫn tâm chống phá, xâm hại đất nước đã sinh ra họ' cũng như những ai có tư tưởng đó là “người lấy đối đầu và mặc cả làm điều kiện hòa hợp.”

Thật ra sự hoà giải không cần phải kêu gọi người ta quên đi hận thù, quá khứ mà phải chỉ cần chứng minh được chế độ cộng sản hiện hành thật sự là một chế độ do dân vì dân, tôn trọng nhân quyền, thượng tôn pháp luật, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt. 

Hà Nội luôn kêu gọi hoà giải hoà hợp thì liệu chỉ cần đề nghị chính phủ Indonesia cho phép dựng lại bia tưởng niệm thuyền nhân ở đảo Galang, mở cửa cho người dân tự do thăm viếng nghĩa trang Biên Hoà, thừa nhận sai sót trong cải tạo tư sản, thôi ăn mừng "ngày giải phóng" và thoát Trung. Chỉ làm được chừng đó thôi, không cần kêu gọi, người ta cũng sẽ tự gác bỏ quá khứ, hướng tới tương lai. 

Hàng năm ở Hoà lan có ngày 4 tháng 5 tưởng niệm những nạn nhân đã bị thiệt mạng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vào ngày này, Quốc vương và Hoàng Hậu sẽ đi đặt hoa ở Quảng trường Dam ở thủ đô Amsterdam, cả nước sẽ có hai phút mặc niệm những người xấu số lúc 8 giờ tối. Ngày 5 tháng năm là ngày mừng giải phóng, đó là lúc ăn mừng Hoà lan thoát khỏi sự xâm lược của Phát xít Đức. 


Liệu khi nào thì chính quyền Việt nam có được hành động mang đậm tình người như vậy thay vì chỉ là một ngày ăn mừng “ đại thắng” trên những tang thương vẫn không thể được phép liền da của những người miền Nam trước đây?

'Một thế hệ tự do'

Ánh Liên (VNTB) Nhân bộ film của đạo diễn trẻ Bùi Hồng Điệp được phát sóng trên VTV, trong đó nhấn mạnh: 'Một thế hệ được chứng kiến và cảm nhận không gian và thời gian của ngày 30/4/1975, một thế hệ được sinh ra đúng thời điểm đất nước thống nhất'.


Có những đứa trẻ sinh ra đúng vào thời điểm thống nhất, nhưng liệu tự do của chúng có phải là khác nhau?

Thực ra, mỗi cái tên gắn liền với sự kiện 1975 hay bất kỳ một sự kiện trọng đại nào đó của quốc gia về sau đều mang những hoài vọng lớn, nhưng trong nhóm tên đó, ít bao giờ nhận ra dòng tên 'Tự do' hay 'Độc lập', mà thay vào đó là 'Giải Phóng, Quốc Thắng, Thống Nhất, Hùng Dũng, Hòa Bình'. Và bao nhiêu người mang tâm thế là 'tôi là công dân tự do' hoặc hiểu đúng về nghĩa của sự tự do?
Ảnh minh họa.
Bao nhiêu năm qua, Việt nam liên tục cải thiện tình hình tự do của mình, và tự do của Việt nam là tự do rất,... khuôn khổ. Tự do nơi mà người dân bị hạn chế nhiều quyền, trong đó có quyền được bầu chọn lãnh đạo có năng lực xây dựng quốc gia, cũng là năng lực xây dựng tính tự do bên trong mỗi cá nhân, chủ thể của đất nước. Và vì thiếu đi yếu tố này, nên đức tính tự do trong mỗi công dân trở nên què quặt, sự què quặt nhiều đến nỗi, chính bản thân mỗi công dân lại sinh ra cái tính từ chối tự do, hoặc sợ tự do.

Nếu một lần trở về vùng đất Nghệ - Tĩnh, sẽ thấy không ít sự hiện diện của những nhóm người từ bỏ tự do hoặc sợ tự do ấy. Nhóm người mà bản thân nó được cái gắn cái tên rất kêu 'Hội cờ đỏ', nhóm người mà luôn hy vọng một sự khải hoàn của năm 1975 với sắc đỏ vàng. Và nhóm người từ bỏ sự tự do trong công dân, đưa mình vào khuôn khổ - hàng lối của cái gọi là 'đội ngũ toàn đảng'.

Sự từ chối tự do của một nhóm người không ảnh hưởng nhiều đến tiến trình xây dựng tự do cá nhân, nhưng khi nhóm người này sử dụng cách thức bạo lực (thường được ghi nhận ở nhóm thiếu tính tự do), tìm cách chà đạp, ngăn cản hoặc thậm chí là 'treo cổ sự tự do', thì lúc đó là một di họa. Đó là những hành vi phản nhân quyền, và cũng vì thế mà vào ngày 27/03/2018, tổ chức BPSOS đã công bố tập hồ sơ 'Hội Cờ Đỏ' bằng tiếng Anh, trong đó có 2 phụ đính, là 2 bản báo cáo với Liên Hiệp Quốc về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo xứ Song Ngọc và Giáo xứ Kẻ Gai.

Không ai được sinh ra là công dân tự do cả, nhưng họ có thể sinh ra trong một đất nước thiếu tự do về mặt chính thể. Vấn đề tiếp theo là, họ cần lựa chọn sự tự do, và sự tự do ấy bao gồm những điều kiện cần thiết như: dấn thân vì quyền tự do và trả giá cho quyền tự do.

Việt nam không thiếu những trường hợp đó, đó là các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm,... những con người đến từ lao động tự do, giới bác sĩ, luật sư, nông dân. Và tập hợp của những người như vậy được gọi chung là 'nhóm đấu tranh nhân quyền'.

Đấu tranh nhân quyền không phải là đấu tranh để thành lập đảng phái chính trị, hay tìm cách xây dựng lực lượng cách mạng. Mà đấu tranh nhân quyền là dùng quyền ghi nhận trong hiến pháp để có thể tiến hành thực hiện và ghi nhận quyền tự do của chính mình. Quyền tự do đơn giản nhất là xuống đường và biểu thị quan điểm; quyền tự do tiếp theo là tự do và bầu cử.

Vì tự do là món quà đặc biệt, đặc biệt ở chỗ nó rất khó để hình thành và dễ dàng bị xóa bỏ; nên tiến trình đòi hỏi và xác lập quyền tự do trở nên có nhiều vấn đề hơn. Vấn đề lớn nhất trong đó là nhận thức được tự do căn bản và sự thái quá của tự do để kiềm giữ mình. Cụ thể, tự do là vận động con người trong giá trị pháp luật, chứ không phải là nhân danh tự do để làm điều xằng bậy. Thứ hai, tự do phải là tự do chung, chứ không phải là hệ chiếu của sự tự do cá nhân. Thứ ba là, tự do phải gắn liền với hệ thức nhân quyền nói chung để không gây nguy hại đến lợi ích của cộng đồng.

Tự do - cho đến nay vẫn đang ươm mầm tại Việt nam, những người đấu tranh hiện nay là những con người dấn thân nhất, ôn hòa nhất. Họ có thể không sinh ra trong thời điểm của sự kiện 1975, 1986,... nhưng họ hiểu hơn hết giá trị tự do, giá trị của việc được làm người. Nhiều trong số này cho biết, sự tự do của họ không phải là sự đòi hỏi cho cá nhân họ, mà là cả cho con cháu họ được hưởng thụ.

Không ai sinh ra là công dân tự do, nhưng họ có quyền được tự do cho mình và con cháu sự tự do. Và trong những người được xướng danh vì nhân quyền, không có những cái tên đặc biệt trong thời khắc 1975, mà tên họ có thể mộc mạc hơn như Cấn Thị Thiêu, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,... nhưng hành vi đấu tranh và dành quyền tự do đã tạo cho cái tên ấy trở nên đặc biệt, mặc dù nó bị giam cầm trong vòng lao lý.


Câu biểu ngữ của nhà nước Việt nam, trong đó yếu tố độc lập có thể đại diện là 1975, nhưng tự do chắc chắn là những con người đấu tranh nhân quyền, và hạnh phúc là đời con cháu, là dân tộc Việt nam.

Củi lò và tiền tươi? *

Trúc Giang (VNTB) Liệu có gì liên quan giữa tập đoàn Vingroup, tập đoàn FLC với các phi vụ làm ăn liên quan MobiFone và các chủ tịch, bí thư một số tỉnh?
Bản đồ quy hoạch dự án của FLC tại Quảng Ngãi.
ProPublica, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về báo chí điều tra phục vụ công chúng, vừa đăng một bài báo (https://www.propublica.org/article/trump-inc-podcast-vietnam-casino) mô tả những mối quan hệ, và sự dàn xếp đằng sau cuộc gọi điện thoại đầu tiên của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12 năm 2016.

Cá cược và tướng Hóa

Bài báo ProPublica nói trên cho thấy dường như doanh nghiệp đã ‘lobby’ – vận động hành lang bằng mọi cách, mọi lúc cho chuyện làm ăn của mình, bất kể chính khách đó là Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hay một Thủ tướng của Nhà nước Cộng sản.

Không chắc có liên quan, nhưng nếu để ý chút sẽ nhận ra rằng vào tuần cuối tháng 1-2017, nghĩa là hơn 4 tuần lễ sau cuộc điện thoại của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 06/2017/NĐ-CP có tên “quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 3 năm 2017. Bộ Tài chính là nơi chấp bút nội dung của Nghị định này.

Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trao đổi với tư cách cá nhân, rằng hơn mười lăm năm về trước, ông đã nhiều lần nêu vấn đề cần luật hóa về cá cược. Khi ấy, nơi “bàn ra” mạnh mẽ nhất là ngành công an. “Tôi biết đây là vấn đề nhạy cảm, còn nhiều ý kiến bất đồng, vì thế có thể rất khó nói… Nhưng cá cược thể thao là phổ biến ở các nước và họ đã quản lý khá tốt. Còn ở Việt Nam, dù không được phép, không nói ra nhưng ai cũng biết ở nhiều nơi vẫn xảy ra”. Ông Dũng nhận định.

Cũng chia sẻ với tư cách cá nhân, một cán bộ thuộc cơ quan an ninh chính trị nội bộ, cho hay rất có thể ai đó trong ngành công an đã cố tình “bàn ra” về chuyện luật hóa cá cược nhằm để họ tiếp tục “độc quyền bảo kê”. Vụ tướng Hóa của C50 xộ khám vừa rồi có thể là một liên tưởng (dù dè dặt!).

Mặc cả lại vai vế quyền lực?

Băn khoăn đặt ra nhân vụ bài báo “lobby” qua đường dây điện thoại mà ProPublica vừa tung ra, là có hay chăng ai đó mượn cớ “củi lò” nhằm để triệt, hoặc mặc cả quyền lực với các ông trùm làm ăn như Vingroup, FLC?

Trong phi vụ mua bán nhượng quyền giữa AVG với MobiFone đình đám hiện nay, nhìn dưới giác độ thuần kinh doanh, thì chuyện vài ngàn tỷ đồng đối với Vingroup dường như chỉ là rủi ro lường trước của canh bạc áp phe. Những giá trị bất động sản mà tập đoàn này đầu tư rãi khắp Việt Nam lên tới những con số ngàn ngàn tỷ đồng. Các chính khách ủng hộ cho Vingroup trong chuyện làm ăn, dễ nhận ra là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và tiếp nối là đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ông Phúc từng là phó cho ông Dũng). Điều này cũng tương tự như dàn xếp cú điện thoại giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 12 năm 2016. Không hẳn là tiêu cực. “Lại quả”, hay “hoa hồng” còn tùy vào cách hiểu.

Giờ đây, với chính sách “nhất thể hóa” một số chức danh giữa cơ quan đảng và nhà nước, thì quyền lực phải được mặc cả lại với vai trò không thể thiếu trong mọi hoạt động là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản.

Như vậy thì nên hiểu như thế nào về tập đoàn FLC đang “bá đạo” ngay cả lúc được cho là lò đốt tham nhũng của ông Tổng Bí thư đang phần phật lửa? Không chỉ có dự án “thần tốc” ở tỉnh Quảng Ngãi, tập đoàn FLC còn được các địa phương trải thảm mời gọi, ứng tiền trước giải phóng mặt bằng, ở Quảng Bình, Bình Định...

Thậm chí hồi trung tuần tháng 4-2018, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng tuyên bố huy động “toàn bộ hệ thống chính trị” phục vụ dự án “chủ yếu để hỗ trợ doanh nghiệp FLC làm thủ tục và giải phóng mặt bằng chứ không có cái gì đâu”. Số ‘tiền tươi – thóc thật’ mà tỉnh xuất chi hỗ trợ cho FLC lên tới 500 tỷ đồng. (Trích nội dung hôm 27-4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi do ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu,tiếp xúc cử tri tại huyện Bình Sơn để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sắp tới).
Dự án FLC Hạ Long từng bị Chính phủ tuýt còi!
Trước đó, cuối tháng 3-2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh dừng ngay việc thi công Dự án FLC Halong bay Golf Club & Luxury Resort (FLC Hạ Long) thuộc địa bàn TP Hạ Long, Quảng Ninh để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên vào thời điểm đó, FLC Halong bay Golf Club & Luxury Resort gần như đã xong phần thi công cơ bản. Một năm sau, FLC tiếp tục đầu tư dự án tương tự ở Quảng Ngãi mà vẫn chưa hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Nếu FLC không có người chống lưng cỡ to trong Bộ Chính trị, thì trong bối cảnh hiện nay, chắc hẳn sẽ không nơi nào dám tuyên bố mạnh miệng “huy động cả hệ thống chính trị” như tỉnh Quảng Ngãi.

“Cũng khó hiểu là những tỉnh nghèo như Quảng Ninh, Quảng Ngãi lại bất chấp Luật Ngân sách Nhà nước để rộng tay xuất tiền ngân sách đến vài trăm tỷ đồng để giúp FLC trong giải tỏa đền bù. Chắc chắn số tiền gọi là ứng trước, tạm ứng này của quan đầu tỉnh là vi phạm pháp luật!”. Luật sư Trần Thành bàn luận, và tin rằng chắc chắn Bí thư tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ dẫu có ‘ăn mật gấu’ cũng không dám cùng ông Trần Ngọc Căng “huy động cả hệ thống chính trị” để giúp FLC. Thế nhưng trên thực tế thì việc “huy động cả hệ thống chính trị” đang diễn ra…

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay, VNTB đăng tải dựa trên nguyên tắc của Điều 19 - Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

'Chống tham nhũng' hay kéo dài độc tôn thêm quyền lực? *

Ánh Liên (VNTB) Câu chuyện chống tham nhũng của đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp tục là sự tranh luận với nhiều quan điểm trái chiều.

Một luật sư bầu chữa cho những nhà đấu tranh dân chủ - nhân quyền tại VN là ông Hà Huy Sơn đã tóm tắt câu chuyện chống tham nhũng bằng luận điểm: Cái vòng kim cô kìm hãm dân tộc. Tham nhũng là quốc nạn nhưng quan trọng hơn nó làm cho cái vòng kim cô lỏng lẻo. Chống tham nhũng mục đích chính là siết lại cái vòng đó.

Quan điểm này được hiểu là, cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay là cuộc chiến chống tham nhũng trong Đảng và do Đảng tự thiết lập, tiến hành. Hay nói như Facebooker Hoangducdoanh Hoang là 'chống tham nhũng để... độc quyền tham nhũng!'.


Ông TBT Nguyễn Phú Trọng trong một phiên họp của Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng. Ảnh: VTV

Quan điểm này có sai? 

Trong ngày 27.04, ông Tổng Bí thư đã ra chỉ đạo, theo đó, ông khẳng định, ‘nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong Phòng chống tham nhũng, củng cố niềm tin và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao’. Quan điểm này khoanh vùng trong chủ thể tham nhũng là đối tượng đảng viên và cơ quan chống tham nhũng là sự kết hợp giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Và cuộc chiến chống tham nhũng chính lại cuộc chiến xây dựng lại sự uy tín, lớn mạnh của ĐCSVN.

Nhiều quan điểm của phía học giả nước ngoài cũng đồng tình về sự kiện này. Khi mới đây, David Brown – một nhà cựu ngoại giao Mỹ tại Việt nam đã chia sẻ quan điểm về cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng trên trang Asia Sentinel. Theo đó, tác giả dẫn lại mục đích của cuộc chiến chống tham nhũng mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng thừa nhận là nhằm tránh rơi vào ‘mất đảng và hệ thống chính trị; tránh cho cuộc cách mạng bị sụp đổ’.

Một logic có vẻ sẽ được đặt ra, đó là khi vai trò của Đảng đi xuống (thời kỳ TBT Nông Đức Mạnh), thì tệ tham nhũng sẽ gia tăng và ngược lại. Quan điểm này củng cố và ủng hộ sự gia tăng mạnh sự lãnh đạo toàn diện trở lại của ĐCSVN, và cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ dễ dàng trở thành tiền đề để thiết lập luận điểm: đảng mạnh, thì dân tộc trường tồn trên cơ sở hạn chế tham nhũng. Hay câu nói quen thuộc hơn là 'Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng (bao gồm cả cuộc cách mạng trong phòng chống tham nhũng)'.

Nhưng rõ ràng, tham nhũng trở thành quốc nạn hiện nay lại đến từ chính yếu tố 'mạnh và lãnh đạo toàn diện của Đảng'. Hay đúng hơn, sự quyền lực thái quá trong Đảng là nguồn gốc của tệ tham nhũng hiện nay (độc tôn thêm quyền lực sinh ra quốc nạn tham nhũng).


Vậy tham nhũng tại Việt nam phải được hiểu như thế nào trong mối tương quan với ĐCSVN? Phải chăng chính cái thời kỳ phát sinh mạnh nhất của hoạt động tham nhũng là thời kỳ mà pháp luật và các quy định kèm theo của nó đã không được coi trọng, và bản thân các vụ án tham nhũng hiện nay không phải xuất phát từ làm trái các quy định của đảng mà ngược lại là lách luật và làm trái các quy định của nhà nước.

Ông Trọng làm tốt: rồi sao nữa?

Nhìn theo đúng bản chất của vấn đề, siết chặt tham nhũng hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng là đi theo con đường siết chặt kỷ cương – kỷ luật trong đảng, còn đặt trong chủ thể kiểm soát đảng trong xã hội thì dường như chưa được đụng chạm tới. Trong khi đó, một cá nhân lãnh đạo có thể làm tốt việc ‘kỷ luật’ và làm cho con sâu tham nhũng run sợ, bởi cá nhân đó chưa phát hiện hoặc bị dính líu một cách rõ ràng nào đến đường dây tham nhũng, cũng như bản thân sự ‘quá tuổi nghỉ hưu’ cũng đưa đến tâm thế không còn gì để mất. Tuy nhiên, khi ông Nguyễn Phú Trọng rời nhiệm sở, thì liệu người kế nhiệm của ông có đáp ứng được các yếu tố nêu trên? Hay lúc này, lại rơi vào một giai đoạn mới của sự thiết lập các giá trị lợi ích nhóm mới và mở đầu cho một sự tinh vi của tham nhũng?

Tất cả là sự lo ngại, và không thể loại trừ sự lo ngại đó. Vì vậy, tiến trình chống tham nhũng hiện nay có thể tạm thời đánh giá là thành công theo hướng 'giai đoạn', chứ không đồng nghĩa là đảng hoặc cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng đã kiểm soát được tham nhũng và dẫn đến tiến trình 'Đảng trong sạch, đảng vững mạnh' một cách hoàn toàn được. Mặc dù, người viết cũng chạm đến một quan điểm, liệu rằng 'cho ông ấy một điểm tựa để ông ấy có thể “nhấc bổng” Việt Nam lên được không?'.

Vấn đề là, sự phấn khởi niềm tin của nhân dân, lại như một liều thuốc kích thần, khiến duy trì thêm hơn nữa tính chính danh của ĐCSVN, và tính chính danh này nếu không duy trì một chính sách kiểm soát quyền lực một cách rõ ràng thông qua chiến dịch chống tham nhũng lâu dài thì nó sẽ nhanh chóng đưa đến một hệ quả tồi tệ, đó là kéo dài khoảng thời gian dài cho sự độc tôn quyền lực – nơi mà tham nhũng và lạm dụng quyền lực sẽ bộc phát bất cứ khi nào. 

‘Chống tham nhũng để gia tăng độc tôn quyền lực’ vì thế không phải là thiếu căn cứ và bản thân Đảng sẽ không bao giờ dừng nảy sinh những vấn đề tiêu cực. Do đó, chỉ có tiến hành rộng rãi các giá trị pháp luật, trong đó mở rộng sự cải cách liên quan đến pháp luật nhà nước, và lấy chủ thể nhà nước để kiểm soát quyền lực của đảng trong đời sống kinh tế - chính trị thì mới thực sự tạo ra động lực của một cuộc chiến chống tham nhũng toàn diện và lâu dài được, bởi nơi đó, không chỉ còn có một chủ thể là Tổng Bí thư với Ủy ban kiểm tra trung ương, mà phải có thêm sự xuất hiện sự giám sát của nhân dân, của xã hội dân sự,...

Và điều này là rất quan trọng!

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay của ĐCSVN - quan điểm được bảo hộ bởi Điều 19 - Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Ông Trọng làm trong sạch Đảng?

Phương Thảo dịch (VNTB) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trông giống như một người ông nhưng rắn như đinh. Ông ta chắc rằng mọi thứ trước kia tốt hơn nhiều, khi Việt Nam vẫn còn nghèo nhưng Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn còn trong sạch. Ông Trọng là một nhà lý thuyết, một người tin tưởng thực sự người đã chiến thắng một cuộc đấu tranh quyền lực huyền thoại. Bây giờ ông Trọng nhắm vào việc dọn sạch nhóm của những kẻ phản bội, những kẻ xu thời và những kẻ cơ hội. Có thích ông ta hay không, đây là lúc chú ý đến Tổng Bí thư Trọng.
 Ông Trọng làm trong sạch Đảng?

Kể từ khi Hồ Chí Minh loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và gần một thập kỷ sau đó, buộc Pháp từ bỏ thuộc địa châu Á, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm quyền lực tuyệt đối - đầu tiên ở Bắc Việt Nam và sau 1975, trên cả nước.

Hào quang cách mạng của đảng đã mờ nhạt trong vài chục năm qua. Đến năm 2016, Đảng Cộng Sản giống như mafia châu Á, hớt và chia nhau một phần đáng kể tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho lợi ích cá nhân.

Tầm nhìn bị thách thức

Đó không phải là tầm nhìn của Trọng. Ông Trọng đã mất nhiều năm để khôi phục kỷ luật nội bộ Đảng và làm như vậy để đánh bóng hình ảnh của Đảng. Có được vị trí hàng đầu trong Đảng, vào năm 2011, Trọng áp dụng truyền thống, niềm tin kiên định vào chủ nghĩa Mác-Lênin và tinh thần đạo đức. Hết bài phát biểu này tới bài phát biểu khác, thông điệp nào của ông ta cũng giống nhau: “nếu để suy thoái, hư hỏng mà mất Đảng, mất chế độ là mất tất cả, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ đổ xuống sông, xuống bể.”

Những nụ cười gượng gạo thường chào đón cảnh báo chết người của Trọng. Mối quan hệ tham nhũng đã trở chất kết đính tổ chức đảng lại với nhau, củng cố phe phái và thúc đẩy các quan chức trẻ tham vọng. Người ông Trọng ghét cay ghét đắng, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã thành công và thức hệ đã bị bỏ quên. Việt Nam đang phát triển theo bất kỳ hướng nào, thì chắc chắn không phù hợp với tầm nhìn của Trọng.

Sự khinh thường của ông Dũng đối với ý thức hệ là hiển nhiên. Theo tiêu chuẩn của đảng, ông Dũng là đồ bỏ đi . Ông Dũng thúc đẩy các nhà kỹ trị, chấp nhận toàn cầu hóa và chống lại sự can thiệp của Bộ Chính trị trong kinh doanh của chính phủ. Ông Dũng coi cơ cấu của đảng là một trở ngại và đã chuẩn cho thu gọn lại. Và, mặc dù là một thủ tướng tương đối có khả năng hai nhiệm kỳ, Dũng đã nổi tiếng khoan dung cho hành vi tham nhũng của cấp dưới. Theo một nhà quan sát, mặc dù không có mấy bằng chứng , nhiều người nhớ tối ông Dũng như, là “ kẻ tham nhũng và một tên côn đồ."

Ghê tởm ông Dũng

Ông Trong không ưa gì ông Dung. Tại một hội nghị Trung ương Đảng năm 2012, Trọng đưa ra một nghị quyết về giám sát đảng. Nghị quyết đã bị thất bại. Nhục nhã, mất uy tín, chức tổng thư ký vẫn giữ được. Kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12, ông đã huy động một liên minh "ai cũng được ngoài ông Dũng" và đã buộc ông Dũng nghỉ hưu và bảo đảm cho ông Trọng có thêm một nhiệm kỳ năm năm thứ hai với tư cách Tổng thư ký.

Trên thực tế đó là một sự tháo chạy tán loạn. Trong đảng, sự thù địch với “nhóm lợi ích” - ông Dũng và những người đồng chí giàu có mới nổi cùng những đồng chí của họ - giờ đã bị đốt cháy dữ dội đến mức Trọng chiếm được đa số ủng hộ đáng tin cậy trong số 19 thành viên bộ chính trị. Gốc gác của họ báo hiệu sự thay đổi về quan điểm: sáu thành viên là tướng an ninh. Năm người còn lại được rút ra từ ban thư ký đảng.

Không giống như năm 2011, lần này Trọng có một nhiệm vụ rõ ràng. Tổng bí thư rất thích nói rằng ông chỉ là một cá nhân trong một tập thể lãnh đạo, điều đó không đúng. Không thể nghi ngờ rằng giờ đây ông Trọng là ông chủ, một nhà lãnh đạo đã xem chiến thắng của mình tại Đại hội lần thứ 12 như chiến thắng của truyền thống đảng, có nhiệm vụ tấn công nghiêm túc vào cơ cấu tham nhũng, và cơ hội để kiềm chế sự lây lan ý kiến bất đồng.

Chiến dịch chống tham nhũng được các chế độ độc đoán đưa ra thường trừng phạt những kẻ thua cuộc mà không làm thay đổi hệ thống tạo ra hành vi tham nhũng. Kể từ Đại hội lần thứ 12, các nhà phân tích Việt Nam đã theo dõi xem liệu Trọng có phải là hàng xịn hay không. Có phải ông ta đang cố gắng loại bỏ tham nhũng ở bất cứ nơi nào, hay chỉ đơn thuần là có ý định hủy hoại các đối thủ tham nhũng?

Chiến dịch chống tham nhũng

Chính quyền mới bắt đầu bằng việc phá hủy một phần mạng lưới chính trị của ông Dũng. Vào cuối năm 2016, các công tố viên đã đánh giáp lá cà các lãnh đạo PetroVietnam, Tổng công ty dầu khí quốc gia và một số công ty con, các chi nhánh, ngân hàng liên minh và các quan chức của Bộ chịu trách nhiệm giám sát Petrovietnam. Ngoài các vụ bắt giữ, đã có việc cách chức Bí thư Thành uỷ Sài Gòn, Đinh La Thăng, và cách chức ông Thăng ra khỏi Bộ Chính trị giữa tháng 5 năm 2017. Thăng là cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước đó là người đứng đầu PetroVietnam; ông là quan chức cao cấp nhất thuộc nội các của ông Dũng còn lưu nhiệm.

Tuy nhiên, giữa năm 2017, các vụ bê bối đã dù không rõ ràng liên kết với cựu thủ tướng đã được đưa ra. Tại Đà Nẵng, hành vi trộm cắp trong phát triển các khu nghỉ mát bãi biển cao cấp đã dẫn đến việc bí thư thành uỷ bị mất chức và bắt giữ một sĩ quan cảnh sát cấp cao dưới lốt doanh nhân, người đã bị bắt khi cố chạy trốn khỏi Việt Nam. Kể từ đầu năm nay, sự chú ý của công chúng đã hướng vào việc phá một tổ chức cờ bạc do Bộ Công an tổ chức và được sĩ quan cảnh sát cấp cao bảo kê.

Chiến dịch chống tham nhũng do đó cho thấy không có dấu hiệu suy giảm. Tất cả những điều này đã được báo chí truyền thông Việt Nam đưa tin và các phương tiện truyền thông quốc tế cũng thỉnh thoảng đưa tin. Trọng đã tuyên bố rằng thay vì giảm bớt, ông ta dự định cho thêm dầu vào lửa.

Các phương tiện truyền thông Việt Nam cũng theo sát tiến độ về quyết định của bộ chính trị nhằm kiểm kê tài sản cá nhân của 1000 lãnh đạo đảng hàng đầu, bao gồm cả các cán bộ mới nghỉ hưu. Mong muốn giúp đỡ, báo chí đã đăng tải các bài về các biệt phủ được xây dựng gần đây cũng như các nhà nghỉ, nhà ở lộng lẫy không thể đủ khả năng mua được với mức lương nhà nước. Mặc dù các phương tiện truyền thông có vẻ lơ đễnh khi đề cập đến việc các quan chức Việt Nam giỏi che giấu tài sản bất hợp pháp, nhưng họ lại nghiêm túc cổ vũ Trọng nếu như các cuộc kiểm kê lần này làm lộ mặt hàng loạt quan chức tham nhũng.

Trừng phạt cán bộ

Mộ bản sao kém thú vị hơn nhưng cũng lại một vũ khí mạnh mẽ cho nhiệm vụ của Trọng nhằm khôi phục kỷ luật và đạo đức của đảng là chiến dịch của ông để xác định và trừng phạt các lãnh đạo đảng có tư tưởng tham nhũng.

Vào tháng 10, Ủy ban Trung ương Đảng đã thông qua một danh sách gồm 27 biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống và tự diễn biến của đảng viên ở các cấp. Các cán bộ lãnh đạo phải được xem xét kỹ lưỡng với sự khắt khe đặc biệt và những cán bộ cao cấp chắc chắn đang tranh giành nhau chứng minh rằng họ không có bất kỳ biểu hiện nào trong số 27 biểu hiện đó.

Theo tiền lệ, chiến dịch kiểm kê cũng như chiến dịch chống suy thoái sẽ không có kết quả gì nhiều, nhưng lần này nó có thể khác. Các chiến dịch chống tham nhũng thông thườn và ý thức hệ đã đem đến kểt quả nỗ lực cả đời của Nguyễn Phú Trọng. Ở tuổi 73, Tổng Bí thư đã quá tuổi nghỉ hưu và thiếu kiên nhẫn để hoàn thành sứ mệnh làm trong sạch Đảng cũng như khôi phục quyền lực của ông ta.

Tại thời điểm này, tất cả các bằng chứng cho thấy Trọng có một nắm vững về tổ chức Đảng một cách bất thường và thông qua đó, cũng nắm luôn các tổ chức của chính phủ. Tại buổi hội nghị trung ương sẽ nhóm họp vào tháng Năm, ông Trọng sẽ có thể đưa những người trong phe cánh của mình vào một số vị trí chính trị còn trống. Cuộc họp cũng đã được quảng bá rộng rãi về việc tập trung quyết định xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là ở cấp chiến lược, với đầy đủ đức hạnh, khả năng và uy tín cho công tác.”

Chất lượng có thể thực sự đáng ghi nhớ.

Các tạp chí của Đảng đã chú trọng đặc biệt đến việc phát hiện các cán bộ bị nhiễm các biểu hiện “tự chuyển hóa” và “tự diễn biến”. Xa rời chủ nghĩa Mác -Lê nin, các dấu hiệu gồm mất lòng tin vào ý thức hệ, Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng, sống ích kỷ và thực dụng, tham vọng chức quyền, phe phái, tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Đó là biểu hiện cho những tệ nạn mà Trọng phát hiện trong phong cách lãnh đạo của Dũng và những người thân tín .

Các chiến dịch của Trọng đã thu hút sự chú ý của khoảng 4 triệu Đảng viên, với chức vụ, việc thăng tiến và thu nhập ngoài sổ sách, sẽ gặp rủi ro. Các chiến dịch đó cũng là một vấn đề quan tâm của những người Việt Nam khác mà thu nhập của họ không ít thì nhiều phụ thuộc vào các xu hướng của Đảng.

Tuy nhiên, đối với 90% dân số Việt Nam, điều quan trọng nhất là liệu Đảng Cộng sản, dưới bất kỳ lãnh đạo của ai, có thể lèo lái nhà nước một cách có ý nghĩa để có một mức sống cao hơn, thậm chí hơn thu nhập trên trung bình như dự báo của Ngân hàng Thế giới. Miễn là Đảng mang đến sự thịnh vượng và cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt cho nhiều người cũng như tầng lớp quan chức, thì quyền lực của Đảng vẫn an toàn.
Tác giả là David Brown - ông là nhà ngoại giao từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975. Ông rời nhiệm sở năm 1997 và là chuyên gia về Đông Á cũng như những vấn đề năng lượng quốc tế.

Nguồn: Asiasentinel

Vụ lật xe lửa ở Bàu Cá năm 1982: Nghĩa trang của sự quên lãng


Nghĩa trang Đ.S 17-03-1982, nơi yên nghỉ của nhiều thân phận bị lãng quên sau tai nạn lật tàu 183 tại Bàu Cá cách nay 36 năm (Hình: Trần Cẩm cung cấp)
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Những ngày vừa qua, không chỉ nhật báo Người Việt, mà báo chí trong nước cũng bắt đầu khơi lại một vụ tai nạn xe lửa được xem là thảm khốc nhất trong lịch sử ngành đường sắt Việt Nam xảy ra tại ga Bàu Cá, tỉnh Đồng Nai, vào ngày 17 Tháng Ba năm 1982 khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Lý do sự kiện này được khơi lại bắt nguồn từ năm 2014, khi chị Trần Thị Cẩm, 59 tuổi, hiện sống ở Phú Nhuận, Sài Gòn, quyết tâm đi tìm tung tích anh trai và chị dâu mình, người mà chị cho rằng đã thiệt mạng trong tai nạn xảy ra từ 36 năm trước, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn nên chị và gia đình đã không thực hiện được tìm kiếm sớm hơn.
Trong quá trình tìm kiếm này, nhiều sự thật, nhiều câu chuyện đã lần lần được mở ra. Trong đó, chuyện về một nghĩa trang hiện còn hơn 100 ngôi mộ của những người qua đời trong tai nạn đó bị lãng quên khiến nhiều người kinh ngạc, cũng như chuyện làm sao tìm cho ra bản sơ đồ chôn cất những nạn nhân “vô danh” ngày ấy để thân nhân biết mà đến đưa hài cốt về là chuyện được quan tâm nhiều nhất.
Đào 200 lỗ huyệt, chôn hơn 100 hòm trong đêm
Trong kỳ 1 của loạt phóng sự này, chúng tôi có nhắc đến giấc mơ kỳ lạ của chị Trần Thị Cẩm về hình ảnh của một nghĩa trang chìm khuất trong cỏ dại hoang vu mà người anh trai chị “báo mộng” cho biết “Cẩm ơi, anh nằm chết ở đây!”

Ông Nguyễn Kim Hoạt, một trong những người đào huyệt chôn nạn nhân lật tàu ở ga Bàu Cá ngày 17 Tháng 3, 1982, và vẫn đang tiếp tục chăm sóc nghĩa trang này (Hình: Trần Cẩm cung cấp)

Theo lời chị Cẩm, “Lần đầu tiên tôi nhìn thấy nghĩa trang là một cảnh tượng rất đau lòng, cây cỏ bụi bờ hoang vu, có nghĩa là mấy mươi năm rồi hình như không ai đặt chân tới.”
Và cũng trong lần đầu tiên tìm đến nơi này, chị Cẩm đã gặp một ông cụ ngoài 80 tuổi ngồi lặt điều trong vườn điều cách nghĩa trang không xa. Đó chính là ông Nguyễn Kim Hoạt, một trong số những người đã đào huyệt chôn cất nạn nhân thiệt mạng trong chuyến tàu định mệnh mang số hiệu 183 từ mấy mươi năm trước.
Nói chuyện với phóng viên Người Việt qua điện thoại, ông Hoạt kể, “Tôi nhớ trưa hôm đó nghe báo có tai nạn lật tàu, tôi cùng với nhiều người dân trong ấp ra giúp chính quyền đào mộ. Họ nhờ chúng tôi đào 200 lỗ huyệt. Đào đến tối thì xong, lúc đó có xe tải chở hòm vô và chúng tôi chôn họ trong đêm.”
Theo lời ông Hoạt, “Bên trong hòm là đàn ông hay đàn bà, là xác nguyên vẹn hay bị gì chúng tôi không biết, chỉ biết là một người có trách nhiệm chỉ hòm nào đưa xuống huyệt nào thì chúng tôi cứ theo vậy mà mang hòm bỏ xuống và lấp đất lại thành mộ đất đàng hoàng. Còn việc họ có đánh dấu mộ đó là của ai không thì tôi không hề biết.”
Cũng theo ông Hoạt, “Lúc đầu chính quyền nhờ đào 200 huyệt, nhưng chôn không hết, chỉ có 117 hòm, nên những huyệt dư được lấp lại.”
“Ngay lúc đó thì không có mộ nào có bia hết. Tuy nhiên, sau đó có một vài mộ có bia bằng xi-măng, nhưng mà ít lâu sau thì những ngôi mộ đó cũng đều đã được bốc đi. Tôi nghĩ có lẽ đó là mộ của những người có giấy tờ, thân nhân biết tìm đến. Còn lại tất cả đều không có bia,” ông Hoạt nói thêm.
Tìm thân nhân trong nghĩa trang nhờ có sơ đồ, hình ảnh
Trong bài viết trước chúng tôi có nhắc đến trường hợp của anh Lý Thoại Phương, hiện ở Gò Vấp, Sài Gòn, là người không đi trong chuyến tàu định mệnh mang số hiệu 183, nhưng lại “may mắn” nhận được xác mẹ mình ngay tại hiện trường tai nạn, dù khi đó xác bà đã được gói vào bao nilong chuẩn bị đưa đi chôn.
Tuy nhiên, số người biết tin để chạy đến tìm người thân như anh Phương khi đó không nhiều. Thế nên những người hay tin sau đó phải đi nhận thân nhân mình trong một nghĩa trang cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 3-4 cây số.

Chị Trần Thị Cẩm, người đầu tiên “lật lại” hồ sơ tai nạn lật tàu khiến hơn 200 người chết vào ngày 17 Tháng 3, 1982 tại ga Bàu Cá (Hình: Trần Cẩm cung cấp)

Trong số này có ông Tâm Trần, hiện đang ở Garden Grove, California, người có vợ và hai người con gái thiệt mạng trong tai nạn thảm khốc nói trên.
Ông Tâm kể, “Lúc đó tôi ở Nha Trang, mới ra tù cải tạo, còn bị giữ ở địa phương vì không có giấy tờ gì hết. Tai nạn xảy ra, có người biết tin báo về cho hay. Người nhà tôi mới lên đồn công an trình bày và bảo lãnh tôi ra để đi tìm vợ con.”
“Tôi đón xe đò đi vào đến nơi thì cũng đã hai ngày sau tai nạn. Hình ảnh tôi nhìn thấy rất hãi hùng. Các toa tàu bị lật, nát ra, đổ vỡ, rồi hàng hóa, hàng lý của khách đi tàu văng tung tóe, nhìn thấy sợ lắm. Nhưng xác người thì đã đưa đi hết rồi,” ông Tâm nhớ lại.
Ông nói tiếp, “Thực ra lúc đó mình cũng đâu biết là vợ con sống chết thế nào, chỉ biết là có đi trên chuyến tàu đó. Tôi đến cơ quan chính quyền địa phương hỏi thăm. Ai chết thì họ có danh sách, có hình ảnh để mình nhận dạng. Còn mình không tìm thấy tên, thấy hình ở đó tức là không chết ở đó mà đã đưa đi bệnh viện.”
Ông Tâm cho rằng do vợ ông có mang giấy tờ, các con ông cũng có nên khi “mình nói tên thì họ xem trong danh sách rồi chỉ mình ra nghĩa trang tìm.”
“Khi tôi đến thấy cũng có nhiều người đến đi tìm thân nhân. Vợ và hai con tôi không phải chôn cạnh nhau mà chôn lung tung hết, mình phải đi tìm một hồi mới ra,” ông Tâm kể.
Ông nói, “Do lúc đó xác mới chôn, lại thêm điều kiện quá khó khăn, tôi lại vừa mới ra tù nên tôi không bốc xác mang về liền mà để lại đó đến hơn một năm sau mới quay trở lại hốt cốt đem về.”
Ông Tâm cũng cho biết ông có được nhận số tiền 3 ngàn đồng gọi là tiền “bồi thường” hay “bảo hiểm” cho cái chết của vợ và hai con ông.
Cũng như anh Lý Thoạt Phương, ông Tâm cũng xác nhận một điều, rằng: khi đó có một sơ đồ đánh dấu vị trí chôn các nạn nhân. Nạn nhân có giấy tờ thì họ ghi lại tên tuổi vào quyển sổ. Nạn nhân không có giấy tờ thì họ chụp hình lại, hình đen trắng và ghi vị trí ngôi mộ phía sau mỗi tấm hình.

Ngôi mộ đôi trong Nghĩa Trang Đ.S 17-03-1982 (Hình: Trần Cẩm cung cấp)

Điều này cũng trùng khớp với sự xác nhận của gia đình bà Phan Thị Tư hiện ở Nha Trang, người có mẹ mất trong vụ lật tàu 183.
Chị Cẩm kể, “Sau khi nghĩa trang được phát quang, thì ngoài một vài tấm bia có tên nạn nhân còn sót lại nhưng hài cốt đã được bốc đi, thì nơi đây chỉ có một ngôi mộ đôi được xây cất cẩn thận, và trên tấm bia có một ghi chú khá đặc biệt cùng với số điện thoại liên lạc.”
Theo số điện thoại đó, chị Cẩm gọi thì được biết đó là ngôi mộ của mẹ bà Phan Thị Tư. Ngày ấy, khi thấy người mẹ đi lâu không về, gia đình bà Tư đã đi nhiều nơi tìm kiếm và có đến cơ quan đường sắt ở đường Hàm Nghi, Sài Gòn để hỏi. Tại đây, gia đình bà Tư được đưa cho một số hình ảnh và sơ đồ nghĩa trang để xác minh người thân. Nhờ hình ảnh và sơ đồ đó mà bà Tư xác định ngôi mộ mang số B17 là mộ của mẹ mình.
“Bà Tư cùng người nhà tìm đến nghĩa trang, tìm đúng vị trí ngôi mộ và lấy đá sỏi viền xung quanh phần mộ đó như một kiểu làm dấu trong khi họ chưa có điều kiện làm bia hay bốc cốt mang về,” chị Cẩm kể lại những gì nghe được từ bà Tư.
Nhiều năm sau, gia đình bà Tư quay trở lại để xây mộ đá cho mẹ chứ không bốc cốt về quê do “vấn đề tâm linh,” thì lại phát hiện ra là có tới hai phần mộ viền đá sỏi và họ không thể nào xác định được cái nào là mộ của mẹ mình.
Chính vì vậy mà gia đình bà Tư quyết định xây chung một mộ đá cho cả hai phần mộ đó, và trên tấm bia ghi rõ dòng chữ “Trong hai ngôi mộ này có phần mộ mẹ chúng tôi. Phần mộ còn lại nếu có thân nhân xin liên hệ cùng chúng tôi để tìm hiểu. Liên lạc số điện thoại…”
Tuy nhiên, chị Cẩm nói, “Bao năm rồi vẫn không có một ai liên lạc với họ.”
Nhọc nhằn một cái tên, gian nan một bản sơ đồ
Ngày nay, sau 4 năm chị Cẩm thực hiện hành trình tìm kiếm tung tích anh trai và chị dâu mình, thì nhiều người nghe nhắc đến “Nghĩa trang Đ.S 17-03-1892.” Tuy nhiên, để có được tấm bảng tên cho nghĩa trang này cũng là một câu chuyện khá lạ lùng.
Chị Cẩm cho biết, “Từ năm 1982 sau khi chôn cất nạn nhân xong, người ta có xây tường rào cao 70cm xung quanh và nghĩa trang cũng có cái cổng nhưng không ghi dòng chữ nào.”
Ông Hoạt kể, “Ngày trước, thỉnh thoảng cũng có người tìm đến nghĩa trang này, nhưng sau đó thì không ai chăm sóc nên cỏ dại mọc um tùm, che kín hết. Cho đến năm 2014, khi bà Cẩm tìm đến đây, bà ấy nhiệt tình quá, cứ lên thắp hương hoài, nên tôi mới nói với bà con trong ấp là người ta đã đến tìm như vậy thì thôi mình phát quang nghĩa trang cho sạch sẽ.”
“Đây là một nghĩa cử mà tôi không bao giờ quên. Sau đó thấy cổng đã xỉn màu đen như than, bà con lại bàn nhau sơn màu trắng cho bớt âm u, lại còn góp tiền định khắc hàng chữ nổi ‘Nghĩa Trang Tai Nạn Đường Sắt 17/3/1982’ để đánh dấu sự kiện tai nạn, đồng thời cho mọi người biết đó là nơi chôn người, vì thực tế khi phát quang rồi thì nhìn vào chỉ thấy đó bãi đất trống với trên 10 cái lỗ huyệt bốc rồi, không còn dấu tích gì của những ngôi mộ đất ngày trước. Ba mươi mấy năm, tất cả đều bị san bằng là điều tất nhiên thôi,” chị Cẩm cho hay.
Cũng theo lời kể của chị, “Khi đắp chữ lên cổng, bà con nhận thấy là nếu ghi đầy đủ như dự tính lúc đầu thì chữ quá nhỏ nên bà con ghi tắt là ‘Nghĩa Trang ĐS 17-03-1982.’”

Người dân tự sơn lại chữ “Đ.S” sau khi chính quyền đục bỏ tại Nghĩa Trang Đ.S 17-03-1982 (Hình: Trần Cẩm cung cấp)

“Không dừng lại ở đó, người dân địa phương còn đóng góp tiền thuê đúc 100 bia ghi ‘Mộ VD’ (vô danh) cắm tạm 4 hàng theo dấu mấy mộ đã bốc. Việc khắc tên cổng và cắm bia nhằm mục đích bảo vệ sự tồn tại của nghĩa trang này,” chị Cẩm nói thêm.
Tuy nhiên, nói với phóng viên Người Việt, ông Hoạt cho biết thực tế chỉ có 80 bảng “Mộ VD” được cắm lên.
Giải thích lý do vì sao chỉ có 80 bảng, ông Hoạt nói, “Tôi đoán là trên 100 nhưng có một số lỗ họ đào rồi thì tôi nhắm còn lại chừng đó thì tôi làm 80 cái chứ thực ra các ngôi mộ không còn chia rõ ràng nữa.”
Kể từ sau ngày tìm được nghĩa trang này cũng như liên lạc được với thân nhân có người lâm nạn năm xưa, chị Cẩm đã liên tục đi nhiều nơi để kêu gọi sự giúp đỡ làm sao có được sơ đồ chôn cất năm xưa để những người như chị còn có thể biết đâu chính là nơi thân nhân mình đang yên nghỉ.
Chị nói, “Tôi đi đến ga Sài Gòn ở đường Hàm Nghi, rồi đến công an tỉnh Đồng Nai, là nơi xảy ra tai nạn, qua đến nơi lưu trữ hồ sơ có liên quan đến tai nạn đường sắt của tỉnh Đồng Nai, đến cả phòng kỹ thuật hình sự của tỉnh để hỏi, nhưng câu trả lời chung là: những người đang làm việc hiện tại đều là người mới, họ không biết gì đến tai nạn ngày đó, mà thậm chí có người biết loáng thoáng thì cũng không còn giữ lại bất kỳ hồ sơ gì liên quan đến những người thiệt mạng.”
Dù vậy, trước hành trình kiên trì của người phụ nữ này, cuối năm 2015, cơ quan đường sắt đã cho chỉnh trang lại tường rào và cổng vào nghĩa trang cho khang trang hơn. Nhưng họ lại gỡ bỏ hai chữ “Đ.S.”
“Người dân ‘bức xúc,’ tự cho sơn lại màu đỏ trên dấu chữ cũ cho đến hôm nay,” chị Cẩm kể. Đó là lý do hiện nay ai nhìn vào cũng sẽ thấy chữ “Đ.S” không phải là chữ nổi như những chữ còn lại.
Chị Cẩm cho biết, hiện mỗi năm 4 lần, vào các ngày 20 Tháng 11 (ngày đạo Công giáo tổ chức Lễ các linh hồn), Mùng 2 Tết, ngày 17 Tháng Ba (ngày xảy ra tai nạn) và Rằm Tháng Bảy (ngày xá tội vong nhân của đạo Phật), ông Hoạt cùng những người dân địa phương đến nhổ cỏ, dọn nghĩa trang và thắp hương những người đã khuất.
“Sở dĩ chọn 4 ngày này là để người theo đạo Phật và Công giáo đều dự được,” ông Hoạt giải thích thêm.

Cổng nghĩa trang chôn cất nạn nhân vụ lật tàu ngày 17 Tháng 3 năm 1982 lúc ban sơ (Hình: Trần Cẩm cung cấp)

Ước nguyện của người ở lại
Chị Cẩm nói, “Vào Tháng Mười, 2015, sau khi một vài tờ báo trong nước lên tiếng, ông Trần Ngọc Thành, nguyên là Chủ Tịch Hội đồng quản trị Đường Sắt Việt Nam đã ‘âm thầm về thăm nghĩa trang.’ Được tin này, tôi cùng bác Hoạt chạy đến và đề đạt bốn nguyện vọng.”
Các nguyện vọng đó là:
– Xin chỉnh trang lại hàng rào đã sụp đổ để bảo vệ dấu vết nghĩa trang.
– Xin cho tìm lại hình ảnh nạn nhân tử nạn và sơ đồ chôn cất 113 nạn nhân giúp thân nhân có căn cứ xác định mộ người thân.
– Khu đất chôn mộ đắp đất năm xưa giờ đây không còn dấu vết. Xin cho khai quật để xác định rõ số người nằm dưới (cho giám định lưu trữ mẫu ADN nếu có thể).
– Xây cho mỗi người một ngôi mộ nhỏ hoặc chỉ ô vuông gạch để không dẫm đạp lên.
Tuy nhiên, kết quả mà chị Cẩm đạt được đến giờ chỉ là hàng rào đã được chỉnh trang.
Còn những đề nghị khác rơi vào im lặng.
Anh Liêm Thanh Đoàn, hiện sống ở Orange County, một trong những người “nhảy tàu” liên tục từ năm 1978 đến năm 1990, cũng là người chứng kiến tai nạn lật tàu 183, nói với phóng viên Người Việt, “Tôi là người đi tàu suốt từ Nam ra Bắc, chứng kiến không biết bao nhiêu tai nạn xe lửa, nhưng tai nạn tàu 183 ngày đó là tai nạn để lại ấn tượng kinh hoàng nhất trong đời tôi.”
“Kể từ ngày đó, mỗi lần tàu qua đoạn đường này, dù xuôi hay ngược, họ đều kéo một hồi tàu dài, rất dài. Riêng với những người từng buôn chuyến mà biết chuyện, thì mỗi lần qua đây, họ đều lặng lẽ lấy chuối bày lên và thắp nhang,” người đàn ông gần 60 trầm giọng kể, cố đè lại tiếng khóc…
Đến bao giờ, những danh tánh, hình ảnh của người còn nằm lại nơi “Nghĩa trang Đ.S 17-03-1982” mới được công bố ra cho mọi người cùng biết, để, nói như anh Liêm, “là câu trả lời cho nhiều người biết lý do vì sao ngày đó có những người con, người mẹ, người chị, người anh, người bà của mình đã ra đi và mãi mãi không về…”
—-