Friday, February 1, 2019

Nếu không quan tâm đến chính trị là chấp nhận nô lệ


Ngô Trường An|

ùng là lao động phổ thông, thời gian làm việc bằng nhau. Nhưng, lương của công nhân VN thấp hơn các nước trong khu vực đến 10 lần. Có nghĩa họ làm 1 tháng bằng ta làm gần 1 năm. Và có nghĩa họ làm 1 năm thì mua được chiếc ô tô, còn ta phải làm đến 30 năm mới mua được chiếc xe như họ. (Vì lương ta thấp hơn họ gấp 10 lần và giá ô tô của ta cao hơn họ gấp 3 lần)
Công Nhân các nước trong khu vực chỉ cần 3 năm làm việc là họ có nhà, có xe ổn định cuộc sống. Còn công nhân của ta làm việc suốt đời mà cái nhà, chiếc xe vẫn là điều mãi mãi mơ ước. Tại sao?
Chúng ta cũng là con người như họ. Có tay, chân, mắt, mũi …như họ. Thời gian làm việc cũng như họ. Vậy tại sao họ được hưởng lương gấp 10 lần ta? Và giá xe, giá xăng, giá điện… Của họ thấp hơn ta? Tại sao tiền lương họ cao mà giá cả các mặt hàng lại thấp? Còn VN, lương thì quá thấp, nhưng giá các mặt hàng đều cao?
Nêu lên điều này để mọi tầng lớp nhân dân suy nghĩ. Chúng ta phải biết đặt dấu hỏi cho mọi vấn đề. Tại sao? Tại sao? Cho dù mọi người không quan tâm đến chính trị, nhưng, chính trị nó quyết định cuộc sống của ta. Giá cả đắt hay rẻ, thực phẩm bẩn hay sạch, không khí ô nhiễm hay không, tiền lương cao hay thấp….tất.cả các vấn đề này đều liên quan đến chính trị. Bởi vậy, mỗi con người chúng ta không quan tâm đến chính trị là ta chấp nhận làm nô lệ cho kẻ cai trị.Nếu, các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sáng tạo thì không nói làm gì. Đằng này, lao động phổ thông cũng thu nhập thua họ mười lần? Mà thể lực người Việt đâu có thua kém gì mấy nước Hàn, Mã, Sing, Đài?
Thế thôi!

Hàng loạt cán bộ phá nát quy hoạch thành phố Pleiku

Nhiều thửa đất tại phường Thắng Lợi bị cán bộ Sở Tài Nguyên Và Môi Trường tách thửa trái phép bán cho người dân xây dựng nhà ở. (Hình: Người Lao Động)
GIA LAI, Việt Nam (NV) – Thay vì bảo vệ thì hàng loạt cán bộ trong đó có giám đốc, phó giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường Gia Lai lại tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân phá nát quy hoạch thành phố Pleiku.
Ngày 1 Tháng Hai, 2019, báo Người Lao Động dẫn tin từ Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy Gia Lai, cho biết đã ra quyết định kỷ luật “khiển trách” các ông Phạm Duy Du, giám đốc và ông Huỳnh Minh Sở, phó giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường, cùng ông Lê Xuân Khanh, phó giám đốc Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai tỉnh Gia Lai.
Theo kết luận kiểm tra các ông Du, Sở và Khanh đã vi phạm “ký cấp các Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất (sổ đỏ) không đúng quy định của pháp luật và ký cấp giấy trong các trường hợp người sử dụng đất tách thửa nhỏ lẻ đất nông nghiệp. Từ đó các tổ chức, cá nhân phân lô, bán nền cho mở đường không phù hợp với quy hoạch, trái quy định Luật Đất Đai năm 2013 gây dư luận xấu; không phát hiện các vị trí có mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Pleiku…”
Ngay cả đất nông nghiệp cũng bị tách thửa, rao bán tại phường Yên Thế. (Hình: Người Lao Động)
Riêng bà Nguyễn Thị Hậu, trưởng phòng Kỹ Thuật-Địa Chính, Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai tỉnh Gia Lai, bị kỷ luật “cảnh cáo” do “trực tiếp ký trích lục bản đồ địa chính tách thửa đất nông nghiệp nhỏ lẻ tại 3 vị trí; để cấp phó ký 1 vị trí khi chưa có quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa, tạo điều kiện để các cá nhân phân lô, bán nền…”
Ngoài ra, ông Đặng Thanh Tài, phó giám đốc Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai Tỉnh Gia Lai với khuyết điểm, vi phạm “chưa đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật” nên Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy yêu cầu ông Tài “nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.”
Trước đó báo chí Việt Nam đưa tin, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai đã kết luận có đến 1,523 thửa đất tách không đúng quy định để phân lô, bán nền với 21 vị trí tại 10 phường, xã trên diện tích với 33 héc ta.
Thậm chí, dù quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai phê duyệt là đất nông nghiệp, nhưng nhiều vị trí lại được Ủy Ban Nhân Dân thành phố Pleiku dự thảo kế hoạch sử dụng đất và Sở Tài Nguyên Và Môi Trường chủ trì thẩm định trình Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất trái quy định. Từ đó, phá nát quy hoạch thành phố Pleiku. (Tr.N)

Tập Cận Bình đang rơi vào cảnh “Cường địch trước mặt – phản tặc trong nhà”

Tran Hung|

Nếu không có gì thay đổi thì thứ tư tuần này sẽ diễn ra cuộc đàm phán vòng 02 giữa phái bộ Trung cộng do Lưu Hạc dẫn đầu đến Washington gặp phái bộ Mỹ do chiến tướng Robert Lighthizer nghinh đón.

Cả thế giới đang dõi theo sự kiện này với câu hỏi liệu Trump có tuyên bố kết thúc chiến tranh thương mại với Trung cộng hay sẽ tốc chiến, nâng gói thuế từ 10% trên lượng hàng hóa 200 tỷ USD của Trung cộng lên 25% và tất tay gói thuế lên lượng hàng hóa 267 tỷ USD còn lại khi thời gian hưu chiến 90 ngày chính thức kết thúc vào ngày 01/3/2019 ?
Đến hôm nay, giới thức thời đã không còn nghi ngờ vào lời kêu gọi của ông Trump tại Đại hội đồng LHQ là phải xóa sổ cnxh”, bởi hôm đó ông đưa Venezuela ra làm minh chứng để củng cố cho lời kêu gọi của ông và nay lời kêu gọi của ông đã được thực thi với sự ủng hộ của các nước Nam Mỹ và khối EU khi phủ nhận vai trò tổng thống của độc tài Maduro, công nhận chủ tịch Quốc hội Juan Guaidó là tổng thống lâm thời trong khi chờ có kết quả bầu cử tự do, minh bạch.
Vậy vòng đàm phán vào thứ tư tới đây hai bên sẽ đạt được những tiến bộ nào để tiến tới “giả từ vũ khí” trên chiến trường thương mại khi ngày 01/3/2019 sắp tới gần ? Bát mỳ cay cấp độ cao mà Trump bày ra để mời Tập ăn chung chính là “Trung cộng phải thay đổi cấu trúc nền kinh tế”, phải ngưng ngay việc thương mại bất công bằng, ngưng ngay hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ và đặt biệt bỏ ngay việc can thiệp của nhà nước vào các doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh nhờ giá rẻ để thôn tính các doanh nghiệp tư bản tư nhân khác trong và ngoài Đại lục. Để nuốt được món mỳ cay mà Trump bày ra, Tập Cận Bình sẽ ăn kèm những món phụ như sẽ cam kết tăng mua hàng hóa Mỹ, đặc biệt là ô tô, đậu nành, sẽ thay đổi một số chính sách về thuế, sẽ cam kết tự chủ sở hữu trí tuệ,… để hòng tránh khỏi bị Trump cho ăn bát mỳ cay cấp độ cuối cùng sau ngày 01/3/2019. Nhưng như vậy đã đủ chắc chắn cho Tập Cận Bình tránh khỏi phỏng họng sau 90 ngày hưu chiến hay không ?Trụ chống của khối xhcn là Trung cộng, trụ chống cho Trung cộng là “nền kinh tế tư bản nhà nước” núp bóng, trá hình dưới khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xhcn”. Tuy không nói trực tiếp là sẽ xóa sổ thể chế độc đảng toàn trị của một quốc gia nào nhưng việc Trump tuyên bố sẽ xóa sổ cnxh thì nó đã bao hàm tất cả Trung cộng, Việt cộng, Venezuela,… ở trong đó. Tuy Trump không nói sẽ đánh sập nền kinh tế của Trung cộng mà chỉ muốn làm cho nó thay đổi nhưng nền kinh tế của Trung cộng lại là trụ chống của khối xhcn thì rõ ràng đánh sập nền kinh tế Trung cộng lại nằm trong chuỗi hành động xóa sổ cnxh của tổng thống Trump. Nói trắng ra là Trump đã quyết tâm đánh sập mô hình nền kinh tế “Tư bản nhà nước” của Trung cộng bằng giải pháp mềm là buộc nó phải thay đổi kèm theo giải pháp cứng là đòn thuế quan và lịnh chống ăn cắp sở hữu trí tuệ.
Trung cộng không thể tránh khỏi bị Trump đánh sập nền kinh tế ngoại trừ lời tuyên bố xóa sổ cnxh của Trump trước UNGA chỉ là nói đưa. Nhưng nếu nói đưa thì việc gì Trump phải tuyên bố và ủng hộ phế truất độc tài Maduro của Venezuela ? Trước quyết tâm “xóa sổ cnxh – đánh sập nền kinh tế thị trường định hướng xhcn” của Donld Trump, đẩy Tập Cận Bình phải rơi vào cảnh “CƯỜNG ĐỊCH TRƯỚC MẶT – PHẢN TẶC TRONG NHÀ”. Bởi vì:
– Tuy là Tập Cận Bình đã thâu tóm được quyền lực đảng và nhà nước trong tay mình nhưng không vì thế mà Tập muốn làm gì thì làm bởi “mô hình nhà nước tập quyền kiểu mới”, bởi thể chế “độc tài đảng trị” không cho phép tổng bí thư – chủ tịch nước muốn làm gì thì làm nếu như ý kiến của cá nhân không chiếm được số đông trong đầu não đảng cộng sản là bộ chánh trị.
– Những nhượng bộ của nhà nước Tập Cận Bình, chánh phủ Lý Khắc Cường trước yêu sách của Trump chỉ được thực thi khi có sự cho phép của bộ chánh trị. Mô hình kinh tế tư bản nhà nước không thể tách rời thể chế độc đảng toàn trị của cnxh bởi nhờ vào mô hình kinh tế này cùng với thói ăn cắp sở hữu trí tuệ, thương mại bất công bằng đã tạo ra thói cuồng vọng của giấc mộng Trung hoa, tạo ra nhiên liệu để vận hành đại dự án vĩ cuồng “Nhứt đới – Nhứt lộ”, tạo ra hiểm họa “Death by China”,… và tất cả đều nằm trong đường lối, chủ trương, chính sách của bộ chánh trị Trung cộng. Tập Cận Bình có thể hạ gục các đối thủ cạnh tranh chánh trị bằng thủ đoạn núp dưới cái gọi là “chỉnh đốn đảng, đả hổ diệt ruồi, chống tự diễn biến, suy thoái,…” nhưng Tập Cận Bình không thể phá vỡ cấu trúc của mô hình kinh tế tư bản nhà nước bởi cấu trúc này là tim, là máu của đảng cộng sản. Thay đổi nó để nhượng bộ yêu sách của Trump hóa ra Tập Cận Bình lại trở thành kẻ “tự diễn biến, chuyển hóa, suy thoái” trong ánh mắt của nhóm diều hâu đầu não của đảng cộng sản.
Nhưng nếu không hạ mình nhượng bộ Trump hòng kéo dài thêm hy vọng bật dậy khi Trump hết nhiệm kỳ, rời Bạch Cung thì nền kinh tế của Trung cộng sẽ sụp đổ tan tành khi Trump hăng máu leo cao trên nấc thang đối đầu với Trung cộng. Vì lẽ đó mà trước khi đáp ứng những yêu sách của Trump, Tập Cận Bình đã triệu hồi các đồng chí chóp bu của mình rồi chỉ ra kinh tế khó khăn, chánh trị sẽ bất ổn,… bởi sự va chạm của Trump gây ra để hòng thực thi các nhượng bộ của mình nhưng đồng chí của mình không bị sốc, bất mãn, phản thùng.
Có thể trước mặt Tập các đồng chí “diều hâu” sẽ bằng mặt đồng thanh nhưng sau đó sẽ không bằng lòng mà việc vừa rồi đã có hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” nổ ra tại quan chức hàng đầu của tỉnh Thiểm Tây. Kết cục Tập sẽ bị hội chứng “liệt dương – trên bảo dưới không nghe” là khó tránh khỏi dù những nhượng bộ của Tập có thể làm món mỳ cay của Trump bị xóa nhòa vị cay. Bởi vì thứ vũ khí lợi hại nhứt của cộng sản chính là tuyên truyền bịp bợm, đánh bóng, thổi phồng, tẩy não, nhồi sọ,… Những thứ độc hại này đã tiêm nhiễm vào các nơ ron thần kinh của người cộng sản, tạo cho họ sự huyễn hoặc, ảo tưởng như chú Dế Mèn của ông Tô Hoài. Thứ gì đối với họ cũng là “vô địch”, họ tin rằng có thể biến tất cả thành đầu tàu, đặt cả châu lục dưới chân, mang cả thế giới về nhà họ mặc dù thực tế họ chỉ là con Cóc ghẻ đang mơ những giấc mơ hoang.
Chính những con Cóc ghẻ đang mơ những giấc mơ hoang sẽ quay lại cắn Tập Cận Bình theo đúng luật nhân quả “cây đắng không sinh ra quả ngọt”. Người cộng sản đã quen sống bằng tuyên truyền dối trá, tự lên gân,… để trở thành những sản phẩm lỗi vì luôn ảo tưởng với sức mạnh không có nội lực. Họ luôn nghĩ mình là vô địch thì nay cũng chính những kẻ trước đây đã biến họ thành những kẻ ảo tưởng lại trở cờ bắt họ quay về với thực tế, chấp nhận hạ mình, nhượng bộ thì có khác chi “cố bứng khu rừng ra khỏi đầu con khỉ”.
Chủ nghĩa tư bản rất khó diệt được chủ nghĩa cộng sản bằng vũ lực dù tiềm lực kinh tế, quân sự luôn vượt trội bởi mức độ dã man, tàn bạo của cộng sản là vô đối, chúng sẵn sàng đốt sạch dải Trường Sơn để cướp đoạt miền Nam, sẵn sàng để cho dân ăn cỏ, ăn rác để giữ lấy quyền cai trị thì súng đạn kia sẽ là vô dụng bởi lương tri không cho phép giết sạch thường dân chỉ để phế bỏ một nhóm cộng sản bạo quyền.
Muốn diệt cộng sản thì phải ép nó mang căn bịnh “giòi đục trong xương”, tức phải làm cho nó bị “suy thoái tư tưởng” rồi đi đến “tự diễn biến, chuyển hóa”. Khi cộng sản đã bị căn bịnh “giòi đục trong xương” phát tác, nó sẽ tự hủy diệt trước khi vẫy vùng gây sát thương trước lúc chết dù nó đang có trong tay thanh gươm sắc, lá chắn thép dày bởi chính những lực lượng đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” sẽ ngăn cản, không cho phép con bịnh cộng sản vẫy vùng trước khi chết.
Chiêu thức xóa sổ cnxh bằng cách ép cho đảng cộng sản phải rơi vào cảnh “CƯỜNG ĐỊCH TRƯỚC MẶT – PHẢN TẶC TRONG NHÀ” đã được cố tổng thống Ronald Reagan thực thi hiệu quả trong cuộc chiến tranh giữa các vì sao, ông dùng chiếc đũa thần kinh tế đánh cho cộng sản mắc phải bịnh “giòi đục trong xương”, chết mà không thể bấm nút hạt nhân dù nó vẫn đầy ắp trong kho.
Gần ba mươi năm sau, Donld Trump lại tiếp nối di sản của Ronand Reagan khi quyết tâm xóa sạch cnxh quái thai bằng cách ép cho TẬP CẬN BÌNH PHẢI RƠI VÀO CẢNH “CƯỜNG ĐỊCH TRƯỚC MẶT – PHẢN TẶC TRONG NHÀ” cũng bằng vũ khí tiên phong là chiếc đũa thần kinh tế. Hỡi những người cộng sản, hãy cứ tiếp tục hô vang “tau có chi mô” dù giòi đục trong xương đang đến lúc cao trào, vô phương cứu chữa./.

Nếu chính phủ Việt Nam cũng đóng cửa thì sao?


Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa và hậu quả
Nền chính trị Hoa Kỳ vừa bước qua một sự kiện sôi động: Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa một phần kéo dài đạt mức kỷ lục 35 ngày.
Việc chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa không là việc mới, là một nét riêng của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, có nhiều vấn đề không thể bàn tới, ở đây chỉ suy nghĩ về một khía cạnh: Hiệu quả của một Chính phủ, hay nói cách khác, đó là sự cần thiết của một chính phủ đối với đời sống xã hội như thế nào.
Việc chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa một phần trong 35 ngày đã gây nên tình trạng 800.000 người mất việc làm, chưa được trả lương trong thời gian đó.
Theo công ty Capital Economics, khoảng 4 triệu nhân viên các nhà thầu với chính phủ, trong khu vực tư nhân, sẽ không có lương trong thời gian đóng cửa. Còn theo các dữ kiện do Bloomberg thu thập thì hàng ngàn công ty có giao kèo cung cấp cho chính quyền liên bang có thể mỗi ngày bị mất tổng cộng khoảng 200 triệu đola.
Những người không lãnh lương sẽ giảm bớt tiêu thụ. Cho nên đóng cửa càng lâu thì càng ảnh hưởng hơn đến số chi tiêu của những người không được trả lương. Họ bớt mua sắm hoặc giải trí, đi ăn tiệm, các ngành bán lẻ và dịch vụ sẽ xuống. Và qua đó, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị tổn hại.
Những tính toán của các chuyên gia kinh tế cho thấy rằng cứ mỗi tuần, chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa một phần, kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại 1,2 tỷ đola. Báo chí cho biết, đợt đóng cửa một phần chính phủ lần này, đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ 11 tỷ đô la.
Các nhà phân tích ước tính cứ mỗi hai tuần đóng cửa của Chính phủ Hoa Kỳ, thì mức thiệt hại rơi vào khoảng 0,1 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP. Giới chuyên gia kinh tế nhận định, tình trạng đóng cửa Chính phủ đang gây hao tổn cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều này có nghĩa là với khoảng ¼ số nhân viên Chính phủ Hoa Kỳ nghỉ việc, hệ thống kinh tế Hoa Kỳ và thế giới có những ảnh hưởng nghiêm trọng và thiệt hại rất lớn. Nó cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ hết sức cần thiết và hữu hiệu cho xã hội và đất nước Hoa Kỳ cũng như cả thế giới.
Chính phủ Việt Nam không đóng cửa và hậu quả
Theo tờ báo Lao Động của Việt Nam, ngày 29/10/2017, thì Bộ máy nhà nước của Việt Nam hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức trên 90 triệu người dân. Hoa Kỳ có dân số gần gấp 4 lần Việt Nam, nhưng đội ngũ công chức của Hoa Kỳ chỉ có 2,1 triệu.
Tuy nhiên, trong cuộc trả lời ngày 13/6/2015 của đại biểu Quốc hội, thì Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay cả nước có gần 4 triệu cán bộ công chức, viên chức (chưa tính lực lượng vũ trang).
Như vậy, trung bình ở Việt Nam có 1 công chức trên 25 người dân, trong khi Hoa Kỳ có 1 công chức trên 155 người dân.
Hệ thống công chức của Hoa Kỳ với một tỷ lệ rất nhỏ trên số người dân phải phục vụ, hiệu quả của việc phục vụ đó ra sao, chỉ cần một mặt về kinh tế bị thiệt hại khi ¼ số người trong chính phủ nghỉ việc như thời gian qua thì đã rõ.
Hệ thống công chức Việt Nam có tỷ lệ nhiều gấp 6 lần tỷ lệ trên số dân của Hoa Kỳ. Nhưng hoạt động của bộ máy chính phủ Việt Nam như thế nào mới là điều đáng quan tâm.
Ngay từ khi đang là Phó Thủ tướng chính phủ, phát biểu tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức chiều 25/1/2013, Nguyễn Xuân Phúc nói rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào". Nghĩa là trong hệ thống có 30% trong số gần 4 triệu công chức, có khoảng 1,3 triệu người chỉ ăn và chơi rồi lĩnh lương.
Ngoài số 30% chỉ ăn và chơi nói trên, thì con số 70% còn lại cũng chỉ “vừa làm vừa chơi” rồi ăn lương ngân sách, nghĩa là ăn tiền thuế của dân.
Chính phủ Việt Nam đã phát động việc giảm biên chế từ những năm 1985, nghĩa là cách đây mới có… 34 năm. Nhưng cũng như khi Đảng cộng sản phát động “Chống tham nhũng” từ mấy chục năm qua. Tất cả theo quy luật nói một đằng, làm ngược lại.
Vì thế, càng kêu gọi giảm biên chế, thì biên chế công chức tăng vùn vụt, càng kêu gọi chống tham nhũng, thì tham nhũng ngày càng phát triển “mạnh mẽ và rộng khắp” hơn, càng công khai và trắng trợn hơn.
Có thể không cần nói nhiều thì người ta cũng biết vì sao con số công chức cứ tăng vùn vụt với số lượng khủng khiếp như vậy.
Trước hết, đó là nạn độc tài chính trị dẫn đến độc tài về nền kinh tế. Hệ thống “con ông, cháu cha”, hiện tượng cả họ làm quan, cả nhà làm lãnh đạo… đã trở nên phổ biến.
Và con mồi béo bở nhất, dễ kiếm nhất và “công khai, đàng hoàng” nhất là cứ vào biên chế, vào đảng, rồi  “Cơ cấu” mà thành một đám bâu quanh chiếc vú sữa là ngân sách nhà nước – tiền thuế của dân, tiền cướp được từ dân, từ bán tài nguyên khoáng sản của đất nước.
Nhưng điều đó chỉ là một phần, điều mà Nguyễn Xuân Phúc có biết từ rất lâu, cũng như mọi người biết từ xa xưa, nguyên nhân của 30% người ăn lương công chức sáng cắp ô đi tối cắp về đó là hệ thống Đảng song trùng với hệ thống nhà nước. Ngoài ra là hệ thống các Hội, Đoàn, Mặt trận, Ủy ban… do Đảng thò bàn tay nối dài lập nên để bảo vệ đảng. Do vậy, hiện có đến 3,4 hệ thống song trùng từ Trung ương đến địa phương. Vì thế thực tế không chỉ là 30% không có cũng được, mà phải là một con số khổng lồ hơn nhiều.
Chính vì vậy, dù kêu gào đến đâu, thì hệ thống chính trị này cũng không bao giờ có thể giảm biên chế mà ngược lại chỉ có thể ngày càng bành trướng hơn, lớn hơn mà thôi.
Điều nguy hại hơn, là với hệ thống này, khi những người không làm việc, không có tác dụng cho công việc, lại chính là những kẻ ngồi vẽ ra đủ thứ để tiêu phá tiền của, vòi vĩnh, hành hạ để tham nhũng và buộc người dân phải hối lộ mình.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, thì ngân sách nhà nước Dự kiến năm 2018, nếu tính cả dự kiến chi cải cách tiền lương và tinh giản biên chế, chi thường xuyên là hơn 976 nghìn tỷ đồng, chiếm 64% tổng chi ngân sách nhà nước.
Nghĩa là năm 2018, số tiền chi cho bộ máy nhà nước hoạt động là 42,5 tỷ đola.
Điều đó cũng có nghĩa là cứ theo nhà nước công bố thì mỗi năm, có gần 13 tỷ đola mà hệ thống chính trị này đã dùng cấp lương cho những kẻ hoàn toàn không có ích cho người dân.
Ngoài ra, số ngân sách còn lại cũng cấp cho những kẻ “vừa làm, vừa chơi” “vừa ăn vừa phá hoại, “phá đến tàn canh đất nước” như lời Nguyễn Bá Thanh, một quan chức cộng sản nổi tiếng về những vụ hối lộ và tham nhũng đang bị phanh phui, nhưng cũng nổi tiếng rao giảng về đạo đức cán bộ.
Trước những con số phân tích như ở trên, chúng ta thấy điều gì?
Nếu chính phủ Việt Nam đóng cửa một phần như chính phủ Hoa Kỳ thời gian qua. Nghĩa là ít nhất hàng năm đã tiết kiệm được 13 tỷ đola tiền vô bổ kia cho quan chức không làm việc.
Và nếu chính phủ đóng cửa toàn bộ, thì sẽ không có hệ thống quan chức ngồi vẽ ra những dự án theo “Chủ trương lớn của Đảng” như Bauxite Tây Nguyên, Lọc dầu Dung Quất, Khai thác khoáng sản… mà mỗi năm đất nước vẫn phải bỏ ra hàng tỷ đola để bù lỗ. Cũng không có những dự án đầu tư khai thác Dầu Khí ở Venezuela, không có những tượng đài ngàn tỷ, không có những Đặc Khu, hay Formosa đầu độc cả dân tộc.
Đặc biệt, sẽ không có những vụ hối lộ, ăn cắp cả ngàn tỷ đồng, đánh bạc hàng chục ngàn tỷ, đồng thời người dân không bị hà hiếp, bóp nặn đến đồng cắc cuối cùng như hiện nay.
Và khi đó, người dân không bị sự hành hạ của cả hệ thống tứ trùng, không bị o ép bằng đủ mọi cách, không bị cướp đất cướp nhà bởi các sân sau, bởi BOT và các dạng tương tự. Khi đó người dân sẽ phấn khởi hơn và nền kinh tế sẽ khởi sắc.
Và tin chắc rằng con số làm lợi cho nền kinh tế sẽ là hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ mỗi năm là điều không khó dự đoán.
Ngày 31/1/2019
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Maduro rất tệ, VN còn tệ hơn



Cuộc chính biến của Venezuela với tâm điểm bùng nổ vào ngày 23.1.2019 đã đem lại cảm hứng và niềm hy vọng lớn cho cuộc đấu tranh của những công dân nhằm thoát khỏi ách cai trị của nhóm cầm quyền mượn danh „theo con đường xã hội chủ nghĩa“.
Thủ đô Caracas - biển người biểu tình xuống đường phản đối sự điều hành kém cỏi, sự gian lận trong bầu cử và lạm dụng quyền lực, triệt hạ các đảng đối lập của chính phủ dưới quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Thật hào hùng, thật đáng vinh danh biển người công dân tự trọng, biết tự vệ, vai kề vai bên cộng đồng để đứng lên phản đối, dám „đuổi“ những kẻ công bộc mà họ đã nộp thuế và thuê với giá quá đắt để điều hành đất nước nhưng đã biển lận, bất tài vô dụng hại dân hại nước.
Những cơn lũ ống thác người cuồn cuộn trên đường Caracas đã và sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng kiêu hùng cho hàng tỉ người trên thế giới. Rất nhiều người VN cũng đang hồi hộp theo dõi, mừng thay cho dân Venezuela dù biết rằng tình hình vẫn còn diễn biến và phe dân chủ còn phải trải nhiều gian nan mới đến chung cuộc ngoạn mục.
  • Xuất hiện „Mặt trời dân chủ“:
  • Venezuela, cũng như Trung quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều tiên, lấy cớ theo „con đường xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Marx – Lenin“ để dựng nên thể chế chính trị chỉ phục vụ cho đảng cầm quyền. Đó là thủ đoạn gian ngoan nhất mà nhóm cầm quyền dùng làm công cụ. Đây là cách mỵ dân, bao che cho việc tước đoạt quyền lợi của cộng đồng nhằm phục vụ cho quyền lợi riêng và để kéo dài tham vọng cai trị vĩnh viễn của nhà cầm quyền. Bằng sự tàn bạo không nao núng ngay cả trước mạng sống của hàng triệu người, TQ, Bắc Triều tiên, VN đã áp đặt được ách nô lệ lên người dân, nhưng với người Venezuela, đâu dễ để nô lệ hóa họ.
Một niềm hy vọng lớn, rực rỡ, – ít ra là cho đến thời điểm này- đã mọc lên trong tối tăm của những ngày mà cỗ xe thể chế chính trị phản tự nhiên, phản dân chủ tại Venezuela đang lăn đến bờ vực thẳm tự hoại.
Niềm hy vọng đó mang tên Juan Guaido – trẻ trai sung sức ở độ tuổi 35, lãnh đạo phe đối lập và Quốc hội hợp pháp mới được bầu lên từ ngày 5.1.2019 nhưng đã bị Tổng thống Nicolas Maduro vô hiệu hóa. Bị chính quyền Maduro cầm rời khỏi nơi cư trú, đóng băng tài sản và bị đe dọa tù tội, nhưng đã hiên ngang tuyên bố với gương mặt sáng ngời: „Tôi không tránh né các mối đe dọa hay tấn công vào thời điểm này. Chúng tôi vẫn ở đây và tiếp tục công việc của mình“.(https://vnexpress.net/the-gioi/tong-thong-lam-thoi-venezuela-bi-cam-roi-...).
Đại diện cho nhóm các nhà lãnh đạo trẻ cùng thành lập một đảng đối lập năm 2009, J. Guaido từng nhiều năm tham gia đấu tranh cho tự do ngôn luận, thậm chí tuyệt thực để đòi quyền tồn tại của các đảng đối lập và bầu cử tự do. Đến nay, khi quả bom phẫn nộ của nhân tâm đã phát nổ, theo mức độ lạm phát 1.300.000%, với sự ủng hộ của hàng trăm ngàn người dân và phe đối lập, chàng trai này đã hiên ngang tuyên bố là Tổng thống hợp pháp của Venezuela, đưa ra bằng chứng việc tái cử của Maduro là bất hợp pháp vì đã gian lận trong bầu cử, cùng những người biểu tình gây áp lực buộc ông này từ chức.
Vị Tổng thống mới này được sự công nhận nhanh chóng và hỗ trợ tích cực của một số cường quốc dân chủ, đặc biệt là Mỹ, bởi con đường đi của ông là hợp thời đại. Sự việc còn diễn biến cam go. Các nước như Nga, TQ, Cuba, Thổ Nhĩ kỳ vẫn chống lưng cho Maduro. Guaido vẫn chưa nắm chắc phần thắng, nhất là khi Maduro đang có toàn bộ nhân lực, kinh tài và quân đội trong tay, tha hồ dùng chính sách khủng bố để đàn áp lại.
Sự xuất hiện của Guaido không phải là ngẫu nhiên, cũng không xuất phát từ tham vọng giành quyền cai trị cho cá nhân. Chính sai lầm và sự đồi bại của thể chế chính trị theo mô hình xã hội chủ nghĩa đã nẩy sinh mầm độc tự hoại, buộc những nhà bất đồng chính kiến đấu tranh cho dân chủ xuất hiện. Điều đó như một phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ sự sống, khu trú và vô hiệu hóa mầm ung thư kia nhằm cứu lấy sự tồn tại chính đáng của các công dân Venezuela. Đây cũng chính là mô tip logig tự hoại và phản xạ tự bảo vệ của người dân khiến Liên xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ.
  • Tự do: Chính quyền NPTrọng kém chính quyền Maduro 12 bậc:
    VN cùng là đồng chí của Venezuela nên có rất nhiều điểm tương đồng trong bộ máy chính trị và những sai lầm trong cách điều hành đất nước, mặc dù VN còn may mắn chưa bị sa vào nạn lạm phát và nạn đói như Venezuela.
    Đương nhiên không ai có thể khẳng định rằng, cứ theo đà này, với trữ lượng dầu mỏ của VN cũng đã khai thác cạn kiệt, với những khoản nợ nước ngoài đã vượt ngưỡng nguy hiểm và nạn tham nhũng cùng sự lệ thuộc toàn diện vào TQ, nhà cầm quyền VN cũng đang tự hoại chính mình và không dẫn đến thảm họa đói kém đối với người dân như Venezuela.
Cùng theo con đường xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Marx- Lenin, nhưng xét về xếp hạng tước đoạt tự do và nhân quyền của người dân thì VN bạo tàn hơn Venezuela tới 12 bậc.
VN bằng mọi cách khủng bố, đàn áp các nhà phản biện xã hội, người bất đồng chính kiến, tuyệt đối không cho phép một đảng nào tồn tại ngoài đảng CS. Chỉ có đảng CS độc tài toàn trị, mỗi cuộc bầu cử đều bị giới quan sát nhận định là không đáng tin cậy hoặc đều bị điều khiển định hướng theo nhà cầm quyền.
Trong khi đó, ở Venezuela, đảng cầm quyền của ông Maduro mang tên đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất – đảng của „giai cấp công nhân và nhân dân lao động“, theo học thuyết „chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21“ và chủ nghĩa Marx- Lenin ...cùng vài thứ luận lý hổ lốn lạc hậu khác, dưới sự điều hành của tổng thống Nicolas Maduro,dù ngày càng tận dụng các cơ hội để chuyên quyền độc đoán nhưng vẫn chấp nhận có nhiều đảng đối lập cùng tồn tại, có phần quyền lực trong lập pháp và hành pháp.
So sánh hai đảng cầm quyền VN và Venezuela, VN vẫn nhiều phần nhục nhã hơn Venezuela nếu xét về mức độ độc tài và đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận. Xếp hạng tự do báo chí của VN năm 2018 tụt hạng, ở thứ 175/180, trong khi Venezuela còn khá hơn VN 12 bậc, xếp thứ 143/180 theo đánh giá của Tổ chức phóng viên không biên giới.
Mặt khác, ông Maduro chỉ là người điều hành đất nước kém cỏi, theo khuynh hướng lạm dụng và mới đặt chân sang đầu con đường độc tài, nhưng nhóm cầm quyền mà ông điều hành chưa đến mức bị nhân dân kết tội bán nước hại dân để đổi lấy quyền lực như nhà cầm quyền VN.
Đương nhiên dù chậm, nhưng rồi sẽ đến ngày VN xuất hiện những cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người, liên tục, rộng khắp, buộc nhà cầm quyền VN phải trả lại quyền đương nhiên cho dân.
Bao giờ những „mặt trời con“ dân chủ trẻ trung như Juan Guaido của VN xuất hiện ? Họ đã nhiều lần xuất hiện nhưng đã bị triệt hạ bởi sự đàn áp tàn nhẫn của nhà cầm quyền VN để đảm bảo mọi mầm mống dân chủ và tự do đều bị "bóp chết từ thời trứng nước".
Vì sao sự khủng bố ở VN lớn hơn, lâu dài hơn, đã gần cả trăm năm mà dân VN - ngay cả nhiều người VN sống ở hải ngoại, tại những cường quốc dân chủ - lại cam chịu nô lệ hoặc để mặc hoặc ủng hộ sự nô lệ hóa, rời rã "lạc mất linh hồn" hơn dân Venezuela và nhiều dân xứ khác? Sự sống còn của dân nước Việt buộc chúng ta trả lời và có giải pháp cho nhiều câu hỏi nhức nhối đã từng làm nhiều người nản lòng thoái chí.
VTH

    Dân giàu hay Đảng mạnh?


    Hiệp định thương mại tự do EU và Việt Nam, viết tắt EVFTA, đã bị đông lạnh sau khi Nghị sĩ Jude Kirton-Darling và Nghị sĩ Ramon Tremosa, cả hai là thành viên Nghị viện châu Âu đăng lên mạng đoạn video trong đó họ nói có “những lý do kỹ thuật” để hoãn thông qua EVFTA.
    Vấn đề nhân quyền đã được hai nghị sĩ nhắc tới như những điểm mấu chốt khiến cho EVFTA chưa thể thông qua: Hàng trăm tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ không xét xử. Luật an ninh mạng vừa có hiệu lực và vụ đàn áp, xóa trắng Vườn rau Lộc Hưng khiến hàng trăm gia đình mất nhà cửa, tài sản một cách vô cớ.
    Nghị sĩ Kirton-Darling cho biết nếu Việt Nam không cải thiện những vấn đề nói trên, Hội đồng tiếp theo phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ rất khó thông qua.
    Trước đó, bà Malmstrom, một viên chức cấp cao về thương mại của EU, đã gửi một lá thư đến Hà Nội bày tỏ mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và nêu lên những quan ngại về nhân quyền, nhưng Chính phủ Hà Nội đã không có phản hồi gì về lá thư này.
    Bên cạnh đó các tổ chức Xã hội dân sự và NGO trong và ngoài nước đã tỏ ra quan tâm tới EVFTA cho một Việt Nam khi chính quyền vẫn còn đối xử bất công với nhân quyền cho chính người dân của họ. Mười tám tổ chức dân sự trong và ngoài Việt Nam hôm 18/1 đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua Hiệp định tự thương mại với Việt Nam vì những lo ngại về tình hình nhân quyền.
    Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán EVFTA từ năm 2015 và hy vọng rằng bản hiệp định quan trọng ấy sẽ được ký kết vào tháng 5 này. Tuy nhiên hôm 13/11 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam.
    Vậy là nguyên nhân làm bánh xe EVFTA bị nghẽn vẫn là vấn đề nhân quyền. Hà Nội biết rất rõ về hạt sạn này nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao không có một phản ứng nào cho dù là lấy lệ để thuyết phục những lời lẽ chống đối đến từ các cấp có thẩm quyền nhất trong việc phê chuẩn hiệp ước?
    Đây là một câu hỏi lớn dành cho chính phủ Việt Nam khi cả nước bây giờ đã biết sự thất bại ê chề sau một thời gian dài hy vọng.
    Hy vọng vì khi EVFTA được thông qua nó sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới. Quan trọng nhất là EU sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với gần 90% hàng hóa mà Việt Nam nhập vào EU.
    Trong 3 quý đầu năm nay xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU đã đạt 31,2 tỷ USD, tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017, trong khi nhập khẩu từ thị trường EU chỉ 9,99 tỷ USD. Thặng dư thương mại của Việt Nam với EU lên tới 21,24 tỷ USD chỉ trong 9 tháng. Với thuế nhập khẩu khoảng 14% được đưa về 0% cho khoảng 70% tổng số kim ngạch xuất khẩu người ta thấy ngay số tiền mà Việt Nam kiếm được chắc chắn là không nhỏ.
    Bên cạnh các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản thì Liên minh châu Âu là một đối trọng và nếu EVFTA được ký kết Việt Nam sẽ có cơ hội vươn lên khi lượng lớn hàng hóa xuất khẩu sẽ không bị đánh thuế đồng nào. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may và thủy sản sẽ ổn định gây tin tưởng cho người sản xuất và nhất là sẽ dần dần bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
    Sau hơn ba năm đàm phán Việt Nam chưa chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu mà đối tác đưa ra. Đối với EU thì vấn đề minh bạch và công bằng là then chốt đã đành nhưng họ vẫn bảo vệ người công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm cũng như phẩm giá con người trong đất nước mà họ ký kết phải được tôn trọng như chính họ hành xử tại đất nước của mình. Việt Nam bị vấn đề “nhân quyền” làm mờ mắt khi ngày đêm lo sợ thế lực phản động có những hoạt động nhằm lật đổ mình, mặc dù các thế lực ấy chỉ là bóng ma, chỉ có khả năng dọa dẫm người yếu bóng vía như chính quyền Hà Nội từ xưa tới nay.
    Luật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn diễn theo kịch bản của Trung Quốc và nghĩ rằng sẽ không một quốc gia nào có thể nhảy vào can thiệp. Tuy nhiên Việt Nam không phải là Trung Quốc nên chính luật lệ không giống ai này đã bị EU lên án và gián tiếp trừng phạt thông qua phê duyệt EVFTA.
    Việt Nam cũng không thể ngờ là lòng tham vô độ của một nhúm cầm quyền tại Quận Tân Bình lại đưa vấn đề Vườn rau Lộc Hưng lên thành câu chuyện lớn trên truyền thông thế giới. Đối với các định chế dân chủ Tây phương quyền làm người là tất cả, không ai được dẫm lên hay diễn dịch khác với cách diễn dịch phổ quát của Liên Hiệp Quốc.
    Có lẽ Việt Nam còn ngủ mê trên những con số ảo đi lên của nền kinh tế, bất cần nhìn thấy hậu quả đang theo sát sau lưng nên bài học WTO vẫn không làm cho Bộ chính trị nhíu mày suy nghĩ.
    Họ vẫn suy nghĩ làm cách nào để Đảng mạnh hơn qua cách mà ông TBT, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gắn lon cho Bộ trưởng Công an và Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị bất kể ông Tô Lâm đang chịu trách nhiệm gián tiếp của hai thứ trưởng công an dưới quyền đang trả lời các vi phạm của họ trước tòa án.
    Đảng phải mạnh còn dân có giàu hay không thì tính sau.
    Đảng lấy ngân sách nuôi đảng viên, tướng tá quân đội thì dĩ nhiên là mạnh rồi. Nhưng câu chuyện Venezuela cũng nuôi hệ thống quân đội và cảnh sát bao nhiêu năm nay có chống lại được nhân dân của họ đâu?
    Dân còm cõi thì sẽ bạo động, Đảng bòn rút thì sẽ bị vạch mặt đưa tới sự sụp đổ. EVFTA là cơ hội, là bậc thang để người dân leo lên một tầm cao mới của đời sống nhưng bị Đảng cản trở, phủ định bằng cách làm ngược lại những gì mà đối tác yêu cầu, vậy Đảng có xứng đáng tiếp tục dẫn dắt hơn 90 triệu con người tội nghiệp nữa hay không?

    Biến tướng quà biếu lãnh đạo tại Việt Nam

    RFA-2019-01-31   
    Người dân đang chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. (Ảnh minh họa)
    Người dân đang chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. (Ảnh minh họa)-AFP
    Ngay trước tết Nguyên Đán 2019, Văn phòng Chính phủ Việt Nam cùng với các cấp lãnh đạo vào ngày 31/1 tại buổi họp báo của Chính phủ, ban hành chỉ thị bảo đảm việc đón Tết Nguyên Đán 2019 lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
    Trong đó, ông Mai Tiến Dũng chủ nhiệm văn phòng chính phủ nhận mạnh đến việc nghiêm cấm mọi hình thức tặng nhận quà Tết cho cấp trên, không được sử dụng tiền, phương tiện và tài sản công trái quy định vào các hoạt động các nhân trong dịp Tết Nguyên Đán.
    Trước đó là chỉ thị cùng nội dung của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, rồi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh…
    Sau khi chỉ thị của chính phủ được công khai, công luận tiếp tục phản ứng cho rằng, năm nào cũng chỉ thị nghiêm cấm nhưng việc lệnh cấm này hầu như chẳng có tác dụng gì.
    Nhà báo Ngô Nhật Đăng từ Việt Nam đồng ý với điều đó và ông nhận định:
    Tôi nghĩ rằng nếu có lệnh cấm thì nó cũng không có tác dụng gì, ta thấy việc ban hành lệnh cấm chỉ làm cho công luận thấy làm mục tiêu để đả kích thôi chứ không hề có tác dụng gì.
    - NB. Ngô Nhật Đăng
    “Chúng ta cũng biết là tình trạng này từ lâu lắm rồi hầu như năm nào cứ đến dịp trước tết là có những việc xảy ra: các quan lớn nhận quà biếu như là dịp trả ơn và nói thẳng ra là những việc hối lộ nhân dịp tết là quà biếu. Tôi nghĩ rằng nếu có lệnh cấm thì nó cũng không có tác dụng gì, ta thấy việc ban hành lệnh cấm chỉ làm cho công luận thấy làm mục tiêu để đả kích thôi chứ không hề có tác dụng gì.”
    Còn đối với nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang thì không thể qui kết hoàn toàn là do thể chế của Đảng.
    “Cái tập tính tập quán biếu xén cấp dưới biếu cấp trên, nhân viên cấp dưới biếu xén lãnh đạo, địa phương biếu xén trung ương nó đã có từ rất lâu rồi. Tôi nghĩ rằng không thể qui kết hoàn toàn do thể chế của đảng cộng sản. Tôi nghĩ rằng hồi xa xưa dân tộc mình cũng đã có truyền thống như thế, người dưới biếu người trên, dân thì biếu quan và trò biếu thầy cô nhưng nói thật cái lễ nghĩa ngày xưa nó chỉ có tính chất tình cảm nhẹ nhàng là chủ yếu chứ ít có trường hợp động cơ nhằm trục lợi như bây giờ, bây giờ nó thô thiển lắm biếu lên lương, lên chức rồi thay đổi vị trí công tác. Vấn nạn này tại Việt Nam trong nhiều năm qua rất là nặng nề trong những dịp lễ tết.”
    Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng thừa nhận với báo chí rằng, việc chúc Tết là văn hóa tốt và truyền thống của người Việt Nam, tại các nước phương Tây người ta đến thăm nhau, tặng nhau những món quà mang tính chất tượng trưng, nhiều ý nghĩa…. Tuy nhiên thực tế ở nước ta đôi khi việc tặng quà Tết đã bị biến tướng và lợi dụng và những mục đích khác nhau.
    Đồng ý với điều này nhà báo Ngô Nhật Đăng chia sẽ:
    “Ông Dũng nói là chính xác vì không chỉ riêng tại Việt Nam mà hầu như các nước khác cũng đều như thế vào những dịp lễ tết bạn bè thăm nhau vào những dịp tụ họp thì đều có những món quà. Ta thấy như là tại Châu Âu các nước theo đạo Công giáo vào dịp Giáng sinh tặng quà cho nhau nhưng tại Việt Nam nó trở thành biến tướng, hàng ngày cũng có có dịp quà biếu nhưng nhân dịp tết thì nó xảy ra quá nhiều, thấy rằng nó biến tướng một cách nghiêm trọng, ta nên dùng từ là suy đồi thì đúng hơn.”
    Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành cấm sử dụng tiền, phương tiện và tài sản công trái quy định sử dụng vào mục đích đi lại dịp Tết, liên hoan và quyền lợi cá nhân.
    Trên mạng xã hội Facebook từ hôm 30/1 lan truyền hình ảnh một chiếc xe phòng cháy chữa cháy đang vận chuyển một chậu hoa đào lớn lên một chung cư. Tòa chung cư này được dư luận cho rằng rất nhiều cán bộ công an đang cư ngụ tại đó.
    Hình ảnh được dư luận cho rằng lực lượng phòng cháy chữa cháy vận chuyển chậu hoa đào lên chung cư tại Hà Nội.
    Hình ảnh được dư luận cho rằng lực lượng phòng cháy chữa cháy vận chuyển chậu hoa đào lên chung cư tại Hà Nội. Courtesy of otofun.net
    Một số chuyên gia và các nhà quan sát cho rằng, những việc làm như thế là trái với qui định pháp luật và yêu cầu ban lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội làm rõ và xử lý vấn đề này.
    Theo nhà báo Võ Văn Tạo, những hành vi đó là lợi dụng và lạm dụng tài sản công vào việc tư nên về nguyên tắc nó vi phạm pháp luật và có các điều khoản trong luật pháp rõ ràng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh quan trọng nhất là người ta xử lý vụ việc như thế nào mà thôi.
    Ông dẫn ví dụ: “Người dân với nhau mà ăn cắp con gà thôi là đi tù mấy năm nhưng còn quan xử quan thì nó nhẹ lắm. Vụ ồn ào nhất mới đây là vụ xe công của Bộ Công thương sử dụng xe biển số 80B là của cơ quan trung ương là xe đặc biệt ấy ra tận chân cầu thang máy bay đón vợ của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Mạng xã hội thì nói rất là nhiều còn báo chí nhà nước thì không nói gì rồi cũng mổ xẻ cho đến giờ cũng chưa đâu vào đâu cả, nếu nói về tác dụng thì nó hạ uy tín của nhà nước đối với nhân dân, nếu quy ra tiền thì nó cũng không phải ít đâu là phạm pháp rồi nhưng chả thấy ai khởi tố hình sự, chứ nếu là người dân là chết chắc rồi.”
    Còn đối với nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng, nếu nhìn theo tinh thần thượng tôn pháp luật thì đó là hình ảnh rõ ràng vi phạm pháp luật nhưng nhìn về mặt khác chúng ta sẽ thấy nó phản ánh tình trạng vô pháp luật tại Việt Nam.
    “Pháp luật thì chỉ dành cho một số người thôi còn các quan chức, công an thì hầu như họ đứng trên luật pháp nên chúng ta thấy nền pháp luật Việt Nam có một khái niệm gọi là chế độ công an trị, khi luật pháp không được tôn trọng nó lên tới đỉnh điểm thì nó sẽ xảy ra tình trạng đó, không có tam quyền phân lập lực lượng chức năng lợi dụng các quyền của mình đứng trên luật pháp.”
    Theo nhận định của các nhà báo, việc chế tài và hạn chế những tình trạng lợi dụng biếu quà tết nhằm trục lợi hay sử dụng tài sản công trái quy định một cách nghiêm khắc là một điều vô cùng khó và không thể chế tài bằng pháp luật được.
    Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng nó phụ thuộc vào sự quyết tâm của những người lãnh đạo, đứng đầu thể chế này. Còn đối với nhà báo Ngô Nhật Đăng, tất cả mọi thứ bây giờ đều trong tay một Đảng lãnh đạo thì dù pháp luật ngăn cấm thì biện pháp chế tài hầu như không bao giờ thực thi được.

    Human Rights Watch: Hà Nội gian dối hồ sơ nhân quyền với Liên Hiệp Quốc

    RFA-2019-02-01  
    Phái đoàn Việt Nam tại phiên kiểm điểm định kỳ UPR ở Liên Hiệp Quốc hôm 22/1/2019
     Phái đoàn Việt Nam tại phiên kiểm điểm định kỳ UPR ở Liên Hiệp Quốc hôm 22/1/2019-Screen capture, courtesy UN
    Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 1 tháng 2 năm 2019,  ra thông cáo chỉ trích chính phủ Việt Nam “đã đệ trình một hình ảnh rất sai thực tế về hồ sơ nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 22 tháng Giêng năm 2019.”
    Theo đó, tuyên bố của chính quyền Việt Nam về việc đã thực thi được 175 trong tổng số 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận từ đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) năm 2014 là khác xa so với thực tế.
    Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong thông cáo của HRW rằng  “Các nhà lãnh đạo Việt Nam lẽ ra có thể vận dụng phiên kiểm định của Liên hiệp Quốc để thực thi các cải cách về nhân quyền thực sự, nhưng họ lại lún sâu hơn qua việc chối bỏ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình.
    Việt Nam cần nhận thấy rằng, khi chỉ có Trung Quốc là quốc gia duy nhất chúc mừng mình về ‘tiến bộ nhân quyền’ thì hiển nhiên là mình đã phạm quá nhiều sai lầm,” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra những vi phạm nhân quyền mà Việt Nam che giấu ở Geneva.
    Cụ thể là tại đợt kiểm định UPR này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu rằng Việt Nam đảm bảo cho mọi người “quyền bình đẳng trước pháp luật” và được tiếp cận luật sư biện hộ.
    Tuy nhiên theo HRW, trên thực tế, hệ thống tư pháp là một công cụ đàn áp của chính quyền, quyền tiếp xúc với luật sư và quyền được xét xử công bằng bị hạn chế.  Các luật sư bào chữa không có đủ thời gian để chuẩn bị cho các phiên xử có động cơ chính trị và trình bày ý kiến trước tòa.
    Hầu hết các phiên xử về tội danh an ninh quốc gia chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, một số vụ thậm chí chỉ vẻn vẹn trong hai tiếng đồng hồ.
    Tổ chức này ghi nhận chỉ trong 2 năm 2017 và 2018 có ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger bị bắt giữ tùy tiện, trong đó việc bắt giữ gần đây nhất là vụ bắt ông Nguyễn Văn Viễn, một nhà hoạt động thuộc hội Anh em dân chủ, diễn ra chỉ chín ngày trước phiên UPR.
    Tương tự, phái đoàn Việt Nam cũng tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng, nước này đã tôn trọng và tạo điều kiện thực thi quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí và tự do lập hội.
    Nhưng trên thực tế những báo cáo mà tổ chức Theo dõi Nhân quyền có được là hoàn toàn ngược lại. Ví dụ như chính quyền gọi các nhóm tôn giáo độc lập, như các nhóm Tin Lành Đề Ga của người Thượng ở vùng Tây Nguyên là “tà đạo,” ép buộc thành viên của các nhóm này phải từ bỏ tín ngưỡng, họ còn bị đấu tố trước công chúng, câu lưu và tra tấn.
    Hay theo luật an ninh mạng mới có hiệu lực, hàng chục triệu người sử dụng internet ở Việt Nam sẽ không có quyền bảo mật riêng tư và có thể bị bắt giữ tùy tiện vì đăng tải thông tin bị chính quyền cho là đe dọa tới an ninh quốc gia.
    Ông Phil Robertson nói thêm  “Các nhà lãnh đạo Việt Nam thường viện cớ an ninh quốc gia để cố biện minh cho chính sách đàn áp các quyền dân sự và chính trị cơ bản.
    Nhưng hệ thống luật pháp và thực thi pháp luật hà khắc của đất nước này không nhằm bảo vệ an ninh quốc gia mà để bảo vệ sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản.

    Qua vụ bác sĩ Hoàng Công Lương, nhận xét về tự do ngôn luận ở một số trí thức Việt Nam

    Theo RFA-Tre-2019-02-01  
    Phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương (áo đen bên phải) cùng với các bị cáo
    Phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương (áo đen bên phải) cùng với các bị cáo-Courtesy of FB Ls. Nguyễn Văn Quynh
    Ngay khi phiên tòa sơ thẩm vụ tai nạn trong khi chạy thận ở Hòa Bình làm 9 bệnh nhân chết đang diễn ra, trên mạng xã hội dùng tiếng Việt (bao gồm cả người Việt sống trong nước và nước ngoài) đã dấy lên những phản ứng mang tính đối kháng, rất lý thú cho những người thích nghiên cứu xã hội Việt Nam.
    Trọng điểm của cuộc tranh cãi xoay quanh mức án tù 42 tháng cho bác sĩ Hoàng Công Lương. Bản án sơ thẩm ngày 30/1/2019 tuyên bác sĩ Hoàng Công Lương có tội Vô ý làm chết người vì đã cẩu thả trong khi thực hiện chức trách. Ông này đã ra lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân, trong khi không có biên bản nhận bàn giao máy lọc nước chạy thận (trước đó đã được đem đi sửa chữa). Trước tòa, người súc rửa máy lọc nước (thuê ngoài) khai đã dùng các thứ hóa chất bị cấm để súc rửa, gây tồn dư chất độc trong nước. Anh ta cũng khai rằng từ trước đến nay khi súc rửa xong thì chỉ cần thông báo miệng là bác sĩ cho chạy thận luôn. Nhưng lần này anh ta chưa bàn giao máy.
    Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hòa Bình kết luận việc làm của ông Lương  đã trực tiếp gây ra cái chết của 9 bệnh nhân. Ông bị kết án tù cùng với 6 người khác có trách nhiệm trong vụ việc.
    Đầu tiên, giống như trong tất cả các sự kiện gây chú ý khác, vụ này chia những người quan tâm ra làm hai phe. Một bên theo dõi các chi tiết trong vụ án được xét xử, cho rằng bác sĩ Lương bị kết án là đúng pháp luật. Bên kia cho rằng bác sĩ Lương bị oan. Trong cả hai phe, ngoài những người ngoài ngành thì đều có những y bác sĩ và sinh viên y khoa.

    Những cuộc tranh cãi ngày càng căng thẳng theo diễn biến phiên tòa diễn ra trong suốt 10 ngày. Đến chiều 30/1/2019, khi bản án được tuyên thì nó bùng nổ trên bề nổi, trong giới làm ngành y.

    Bác sĩ tuyên bố không chữa bệnh cho những người bất đồng ý kiến

    Trên mạng xã hội facebook, bác sĩ Phan Xuân Trung, một người từng nổi tiếng thời còn trẻ vì sự nhiệt huyết và nhạy bén, từng lập nên trang web ykhoa.net để chia sẻ miễn phí các kiến thức y tế cộng đồng vào thời hầu như xã hội còn rất ngố với công nghệ thông tin, từng được  trân trọng trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin, viết trên trang nhà: “Từ nay tôi từ chối khám chữa bệnh cho bất cứ ai trong ngành tư pháp Việt Nam cho đến khi bác sĩ Hoàng Công Lương được tuyên vô tội”.
    Một người có nick là Nha khoa Vũ Anh, viết: “Tất cả nhân viên ngành Y hãy để cho bọn Kiểm sát viên và Tòa án tỉnh Hòa Bình chết trong bệnh tật, đừng cứu chúng”.  Vào trang nhà xem, hóa ra đây cũng là một bác sĩ, trông đã lớn tuổi. Ông ta tự giới thiệu mình là Chủ nhiệm Bộ môn tại Bệnh viện 103 - Học viện Quân y.
    Bình luận trên FB sau phiên tòa xử bác sĩ Hoàng Công Lương
    Bình luận trên FB sau phiên tòa xử bác sĩ Hoàng Công Lương Courtesy of FB Nha khoa Vũ Anh
    Dưới những status như vậy có khá nhiều comment đồng tình và cổ vũ của những người trong ngành y.
    Thậm chí có những lời đe dọa công khai hơn nhắm vào bất kể ai cho rằng bác sĩ Hoàng Công Lương bị kết tội là đúng pháp luật.
    Trên facebook của mình, bà Phan Vũ Diễm Hằng, một người phụ nữ có uy tín trong xã hội, từng nhiều năm công tác trong ngành y tế tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chương trình phòng chống AIDS của Liên hợp quốc và làm tư vấn độc lập về y tế công cộng, thể hiện quan điểm đồng tình với việc bác sĩ Hoàng Công Lương phải chịu trách nhiệm hình sự.  Và đây là một comment đáp trả bà:
    “Ở đây đồng tiền đang làm mờ mắt quan toà
    Mày phải biết luật nhân quả không trừ ai đâu
    Sự ngu dốt và thất đức của mày sẽ phải trả giá bằng tính mạng con mày”.
    Người viết không ngần ngại để ảnh mặc áo blue trắng, đeo thẻ nhân viên ngành y tế cười rất tươi trên avatar, ghi rõ “Học bác sĩ Nội-nhi tổng quát tại Đại học Y Thái Bình”.
    Trên trang nhà của người này, còn có những comment dữ dội hơn. Một người tên Nu Dinh Thi viết” Ngành y bảo nhau cứ thấy lũ quan toà bị bệnh là dứt khoát không chữa để chúng chết vợi đi cho giá nhà đất giảm xuống kaka”.
    Bình luận này nhận được “yêu thích” của chính vị bác sĩ nữ chủ nhà.
    Dòng bình luận trên FB sau phiên tòa xử bác sĩ Hoàng Công Lương
    Dòng bình luận trên FB sau phiên tòa xử bác sĩ Hoàng Công Lương Courtesy of FB Vũ Thị Đà
    Trên các trang nhà của nhiều bác sĩ khác cũng đầy rẫy những lời nguyền rủa, hứa hẹn và đe dọa công khai rằng sẽ không chữa trị cho bất cứ người nào dám có ý kiến không đồng tình Hoàng Công Lương vô tội.
    Những ý kiến phản đối lập tức bị “ném đá” tập thể bởi những nhân viên làm trong ngành y tế. Họ bị gán ghép “là người nhà của công an, viện kiểm sát, tòa án TP Hòa Bình”, là “ăn tiền của phe bên kia để cố đẩy bác sĩ Hoàng Công Lương vào tù”, là “có hận thù cá nhân với bác sĩ Hoàng Công Lương”, hoặc chỉ đơn giản là “không làm trong ngành y mới có thể suy nghĩ như vậy”.

    Tự do ngôn luận là bảo vệ đến chết quyền phản biện của người khác

    Với những người sống tại các thể chế dân chủ hơn cũng như có nền pháp luật phát triển hơn, việc các bác sĩ công khai trên mạng xã hội đe dọa, buộc tội người khác, cũng như hăm dọa sẽ không chữa trị người bệnh như thế sẽ gây ra sự kinh ngạc và sợ hãi. Nhưng tại Việt Nam, các chuỗi phản ứng tương tự đã xảy ra nhiều lần cho nên nó khá quen thuộc. Ở góc độ xã hội, những phản ứng cực đoan thậm chí phi nhân tính đều thể hiện một nét đặc thù của một xã hội đang tập tành thực hiện dân chủ, bắt đầu từ những trí thức tập tành tự do ngôn luận.
    Vì tập tành, cho nên mới có những khái niệm cốt yếu mang tính nền tảng của nền dân chủ không những bị bỏ qua, mà còn bị chà đạp như kể trên.
    Có một câu nói nổi tiếng để diễn tả nguyên tắc của sự tự do ngôn luận. "I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it," [4] (Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó). Câu nói này của nhà văn người Anh Evelyn Beatrice Hall (1868 – 1956)  bút danh S. G. Tallentyre (nó thường được trích dẫn nhầm là của Voltaire). Bà Tallentyre đã viết câu này trong tác phẩm ''The Friends of Voltaire''.
    Tôi đoán các bác sĩ chắc nhiều người biết câu nói ấy.
    Quyền Tự do ngôn luận cũng được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (có hiệu lực ngày 23/3/1976), tại điều 19, như sau: “ Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp” tuy nhiên “phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt (…) có thể phải chịu một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.

    Minh bạch như thế đấy

    Tự do, trong một xã hội có pháp luật, là việc thực hiện các quyền được pháp luật bảo hộ của bản thân, trong một giới hạn không được đe dọa đến các quyền tương tự của các cá thể khác. Đồng thời tất cả các quyền tự do cá nhân vẫn đều phải đặt các lợi ích công cộng khác lên hàng đầu (ở đây là an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức xã hội).
    Hình ảnh các thiết bị bên trong phòng lòng thận bị niêm phong ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 30/5/2017
    Hình ảnh các thiết bị bên trong phòng lòng thận bị niêm phong ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 30/5/2017 AFP
    Những bác sĩ kể trên (còn nhiều bác sĩ nữa) thật may mắn vì luật pháp tại Việt Nam chưa được thực hiện nghiêm khắc. Nếu không, chỉ với những bằng chứng trên mạng xã hội như thế, họ hoàn toàn đối đầu với vụ kiện vì đã công khai đe dọa đến sức khỏe của người khác, cũng như xâm phạm đạo đức xã hội (đe dọa không chữa bệnh là vi phạm đạo đức của ngành y).
    Tháng 5/2018, ở Mỹ, có một vụ kiện lý thú liên quan đến tổng thống Trump và quyền tự do ngôn luận. Báo Dân trí trích dịch vụ việc này như sau: “một thẩm phán liên bang Mỹ ở New York tên là Naomi Reice Buchwald đã cấm Tổng thống Trump không được chặn các tài khoản mạng xã hội Twitter chỉ trích ông. Theo phán quyết của bà Buchwald, hành động chặn của ông Trump –tài khoản của ông được để ở chế độ công cộng và được xem như một diễn đàn công cộng- sẽ khiến những người dùng không thể đọc và tương tác với những bài viết của ông trên Twitter. Như thế ông đã vi phạm quyền tự do ngôn luận trực tuyến. Điều này được cho là đi ngược lại với Tu chính án thứ Nhất trong Hiến pháp Mỹ.
    Kết luận này được đưa ra sau khi một nhóm người dùng mạng xã hội Twitter đã nộp đơn kiện ông Trump (sau khi họ đưa ra các ý kiến trái chiều trên trang Twitter của ông, ông đã chặn họ)”.
    Với vụ án hiếm có trên, tôi lại muốn thốt lên câu nói này, cho dù có thể nó không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp: “Quả là đất nước của tự do, nơi pháp luật được thượng tôn”.

    Tập tành dân chủ

    Quay trở lại với thực trạng Việt Nam. Những ví dụ kể trên tuy không đại diện cho tất cả những người tham gia mạng xã hội, nhưng sự lặp đi lặp lại và số lượng người hưởng ứng rất cao của nó cho thấy sự thật là có một số đông người được liệt vào tầng lớp trí thức của Việt Nam cũng còn rất xa mới tiến đến ngưỡng cửa của việc thực hành dân chủ, trong đó quyền tự do ngôn luận là điều đầu tiên và cơ bản nhất.
    Tuy vậy, đây vẫn là dấu hiệu đáng mừng. Từ những người không dám mở miệng, nói ra câu gì cũng sợ hãi; từ  một xã hội “mackeno” (mặc kệ nó) của những năm 90 thế kỷ trước, bây giờ người Việt đã dám nói công khai ý nghĩ của mình và cùng nhau thiết lập một xã hội tranh cãi tưng bừng trên mạng xã hội.
    Bất kể là nói ngu hay nói khôn, chỉ cần là suy nghĩ thật sự thì nên cần mở miệng ra nói. Qua tranh cãi, những người cầu thị và có tư duy độc lập sẽ nhận được lợi ích nhiều nhất qua những kiến thức và góc nhìn đa chiều. Họ sẽ là người tìm ra chân lý. Tuy thế, những ý kiến cảm tính và cực đoan cũng không hề vô ích. Vì chúng luôn luôn kích thích sự phản biện và lập luận đúng nghĩa của những người khác. Xin cảm ơn công lao vô lượng của anh Mark  Zuckerberg.
    Việt Nam sẽ còn phải dò dẫm đi trên con đường rất dài, rất gập ghềnh để có một tầng lớp trí thức có hiểu biết và có trách nhiệm xã hội thật sự, xứng đáng là tinh hoa dẫn dắt xã hội. Nếu biết tranh cãi một cách cầu thị, biết tư duy độc lập phản biện, đừng để cho bất cứ ai dắt mũi mình, chúng ta sẽ đẩy được nhanh bước tiến trên con đường ấy.
    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

    Sao Việt Nam không thể ‘dứt áo’ với những dự án vay vốn Trung Quốc?

    Theo RFA-Thanh Trúc/2019-02-01 
    Nhà máy Đạm Ninh Bình, một trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ có vốn ODA Trung Quốc.
     Nhà máy Đạm Ninh Bình, một trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ có vốn ODA Trung Quốc.Courtesy: Ảnh chụp màn hình cafef.vn
    Theo bản tin AFP hôm 27 tháng Giêng, Thủ tướng Mahathir Mohamad quyết định hủy bỏ dự án đường sắt từ Tây sang Đông trên lãnh thổ Malaysia, gọi tắt là ECRL, mà Trung Quốc trúng thầu với trị giá 81 tỷ ringgit tương đương 19 tỷ 600 triệu đô la.
    Đây là dự án lớn ký với Trung Quốc từ thời chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Najib Razak, hiện đang bị truy tố vì tội tham nhũng.
    Tin cho biết Bộ trưởng Kinh tế Malaysia, ông Azmin Ali, nói rằng phát triển tuyến hỏa xa từ Tây sang Đông là dự án quá sức tốn kém vào khi Malaysia không đủ khả năng tài chính trong lúc này.
    Vẫn theo lời ông Azmin Ali, nếu không ngưng lại thì mỗi năm chính phủ phải chi trả 500 triệu ringgit tiền lời mà Kuala Lumpur không kham nổi.
    Trong lúc giới phân tích bên ngoài quan ngại rằng quyết định của Thủ tướng Mahathir Mohamad ảnh hưởng xấu đến mối quan  hệ song phương Malaysia-Trung Quốc, người am hiểu tình hình ở Việt Nam, nơi có nhiều dự án bạc tỷ vay vốn và thực hiện bởi tổng thầu Hoa Lục, lại bày tỏ sự đồng tình với vị Thủ tướng cao tuổi của Malaysia,
    Đối với Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường, Thủ tướng Mahathir Mohamad là một người  sáng suốt:
    "Sáng suốt ở quyết định phải ngưng lại hơn là tiếp tục theo đuổi, bởi từ 16 đến 20 tỷ đô la mà chưa nói tới phát sinh thì mỗi năm như thế lấy đâu cả mấy trăm triệu đô la để trả cho nhà thi công. Hai nữa cái thiệt hại của họ là người Malaysia không được công ăn việc làm, vì người Trung Quốc đưa cả thợ thuyền của họ kéo sang làm. Nghĩa là công việc làm cho người bản địa là không có mà lại còn gánh năng nợ nần. Quyết định phải ngưng lại là sáng suốt."
    Khi đấu giá thì họ đấu giá thấp, nhưng quá trình làm thì cứ phát sinh và phát sinh mãi làm đội vốn lên nhiều và thời gian lâu.
    -TS. Lê Huy Bá
    Nhà quan sát Phạm Chí Dũng, từng làm việc trong ngành Nội Chính Đảng, cho rằng quyết định của Thủ tướng Malaysia là một đòn đau cho Trung Quốc đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài mà không mang lại phúc lợi cho dân bản địa: :
    Tôi cho đấy là một quyết định tuyệt vời. Vào năm 2013, dự án đập thủy điện Myitsone trị giá 7 tỷ đô la của Trung Quốc ở Myanmar đã phải ngưng lại và từ đó tới nay không triển khai nữa. Và quyết định thứ hai mà Mahathir Mohamad giáng vào Trung Quốc cho thấy không thể dùng tiền mua cả thế  giới như Trung Quốc thường khoe khoang, và Malaysia cũng không phải như một số nước Châu Phi, không phải là  Zimbabwe hay là Venezuela ở Châu Mỹ La Tinh mà Trung Quốc có thể vung tiền vào các dự án đầu tư để chi phối nền kinh tế và thao túng chính trị.
    Theo số liệu từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, trong một thập niên trở lại đây nhiều nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu các dự án của Việt Nam. Quá trình thực hiện cho thấy nhiều dự án lâm cảnh chậm trễ, đội vốn, kiện tụng. Nguyên nhân trì trệ phần lớn từ phía Trung Quốc, điển hình như dự án đạm Ninh Bình đã không thể tiến hành sau khi vay vốn và sử dụng nhà thầu Trung Quốc. Kế đó là dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên từ năm 2007 vì kéo dài khiến mức vốn tăng cao.
    Nhiều dự án của ngành Công Thương cũng gặp cảnh gọi là ngậm đắng nuốt cay khi đối mặt và làm việc chung với nhà thầu Trung Quốc.
    Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.
    Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Courtesy: mt.gov.vn
    Một trong những chuyện gần nhất và được nói tới nhiều nhất là dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã hai lần tăng vốn khiến một số nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và các tổ chức dân sự lên tiếng bằng nhiều bài phản biện trên mạng.
    Dưới mắt Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá, đường sắt đô thị Cái Linh - Hà Đông là dự án kéo dài quá lâu :
    "Quá lâu mà còn đôi vốn lên nhiều lần, còn công nghệ thì theo tôi biết cũng không phải là công nghệ tiên tiến. Người sử dụng kỹ thuật  đưa sang đây làm cũng không phải loại hảo hạng, có thể nói là người của công ty bản địa thuộc hạng kém mới cho sang đây. Đấy là những yếu tố làm cho kéo dài, đội vốn. Khi đấu giá thì họ đấu giá thấp, nhưng quá trình làm thì cứ phát sinh và phát sinh mãi làm đội vốn lên nhiều và thời gian lâu."
    Tháng Mười Một năm 2018 vừa qua, một bản tin trên VietnamNet cũng cho hay vì nhiều vấn đề trì trệ và bất ưng khiến nhiều chủ đầu tư phải chấm dứt hợp đồng với phía nhà thầu Trung Quốc, thậm chí chấp nhận bị thưa kiện.
    Câu hỏi ở đây là tại sao Việt Nam không thể chấm dứt hay ngưng cho tiến hành những dự án tốn kém đã ký với tổng thầu Trung Quốc như Myanmar lúc trước và Malaysia mới đây? Kỹ sư Ngô Sĩ thiết, một thành viên nhóm Minh Triết ở Hà Nội nhận định:
    "Đất nước người ta có độc lập trong cách hành xử, còn Việt Nam lãnh đạo phải xứ lý những quan hệ rất khó khăn vì bị phụ thuộc vào nhiều thứ mà từ góc độ ở ngoài mình không thể biết hết được. Cho nên  đối với những dự án có Trung Quốc đầu tư thì không dễ mà từ chối như là Malaysia hoặc một nước khác.
    Từ việc khởi xướng dự án đến việc chọn nhà thầu đến việc vay vốn đến tiến trình triển khai Việt Nam thực sự bị lệ thuộc trong việc đưa ra những quyết định mang tính chất độc lập. Ngày trước ông Đinh La Thăng có thể hiện ý kiến cá nhân là “đuổi nhà thầu Trung Quốc” mà hậu quả là ông bây giờ đã bị bỏ tù, hầu như không ai dám mạnh bạo như ông Đinh La Thăng nữa."
    Các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ liên kết liên doanh với Trung Quốc thì đã nhận chung chi, và rất nhiều dư luận cho rằng Trung Quốc là một quốc gia chịu chung chi, chịu hối lộ thoáng nhất thế giới.
    -Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
    Đinh La Thăng là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, từng có thời là Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải và đã có những chỉ trích mạnh mẽ đối với nhà thầu Trung Quốc. Ông Thăng bị kết án tù vào năm ngoái về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
    Tế nhị và phức tạp là nhận xét của giáo sư Đào Công Tiến, cựu Hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế Sài Gòn:
    "Bỏ một dự án? Có những cái không thể chuyển được đâu, còn cái chuyển được thì cũng phải gỡ những cái vướng những cái phức tạp. Đấy là vì sao? Vì nó liên quan đến những cái không thể giải quyết bằng phương án bỏ được, phải tính toán nhiều thứ không thể nói dông dài trên máy được."
    Nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng phân tích thêm:
    "Tại sao không dừng được? Lý do đầu tiên thành thực mà nói là khó có bằng chứng nhưng mà vô cùng nhiều dư luận cho rằng lãnh đạo hoặc  giới chuyên trách đã không quyết tâm, không dứt khoát và không dám làm rõ. Các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ liên kết liên doanh với Trung Quốc thì đã nhận chung chi, và rất nhiều dư luận cho rằng Trung Quốc là một quốc gia chịu chung chi, chịu hối lộ thoáng nhất thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt những doanh nghiệp có mối quan hệ đặc thù với Trung Quốc, đặc thù ở đây có nghĩa là có lợi nhuận, và những dự án liên quan tới ODA hoặc liên quan tới ngân sách nhà nước, thì dư luận cho rằng không hiếm những doanh nghiệp này đã nhận tiền từ các doanh nghiệp Trung Quốc và để cho Trung Quốc trở thành tổng thầu. Tôi cho rằng vấn đề tham nhũng  là lý do đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam không dám bỏ những dự án với Trung Quốc.
    Lý do thứ hai thì cho tới nay Việt Nam không chỉ lệ thuộc vào kinh tế  cho tới những dự án đấu thầu có Trung Quốc mà còn bị chi phối bởi mặt chính trị, thậm chí dư luận còn đồn đoán là Trung Quốc chi phối tới cấp trung ương của đảng. Thế thì việc hủy bỏ những dự án lớn của Trung Quốc ở Việt Nam thì rõ ràng vì lý do chính trị Việt Nam đã không dám làm, điển hình là dự án bô xít Tây Nguyên."
    Vẫn theo báo mạng Vietnam.Net tháng Mười Một  năm 2018, để nâng cao giải pháp cũng như chấn chỉnh công tác quản lý lãnh vực đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thông qua các dự án lớn nhỏ, từ năm 2015 Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương đồng thời sửa đổi Luật Đấu Thầu và các văn bản liên quan.
    Bên cạnh đó, chính phủ và các cơ quan chức năng cũng tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm mà theo báo cáo thì đã có chuyển biến tích cực.
    Tuy nhiên theo các nhà quan sát và các tổ chức dân sự ở trong nước, minh bạch mới là cần thiết chứ không chỉ những qui định trên giấy mà đủ, và giải pháp nào cho những gói thầu với Trung Quốc bị trì trệ và đội vốn vẫn còn là câu hỏi phía trước.