Wednesday, April 17, 2019

Bị ‘choáng’, ‘Tổng tịch’ sẽ hủy bỏ ‘đi Trung trước khi đi Mỹ’?

Phạm Chí Dũng/17/04/2019 
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Cú đổ bệnh đột ngột của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ngay tại vùng ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn’ vào ngày 14/4/2019 - trùng với ngày sinh nhật của Trọng - rất có thể đã phá vỡ một kế hoạch (nếu có) của ông Trọng đi Trung Quốc để dự Hội nghị BRI (hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến Một vành đai, Một con đường do Bắc Kinh tổ chức).
Choáng, ổn hay tai biến?
Không bao lâu sau cơn chấn động ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, một số trang facebook của những người ‘lề đảng’ và giới dư luận viên trấn an dư luận: “Sau khi kết thúc buổi làm việc trưa ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã bị choáng, do thời tiết thay đổi, miền Tây Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang vào đợt nắng nóng kỷ lục… Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nay tuổi đã cao, việc nước gánh nặng trên vai nên chuyện bị choáng, ảnh hưởng sức khỏe là chuyện bình thường…”, ‘Sức khỏe Cụ Tổng vẫn ổn’, thậm chí còn ‘Cụ Tổng đã xuất viện’, đồng thời lên án ‘các thế lực phản động và thù địch’ đã xuyên tạc về “Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta”…
Nhưng nếu Nguyễn Phú Trọng chỉ bị choáng thông thường, tại sao Bệnh viện Kiên Giang lại không xử lý được mà phải chuyển về Chợ Rẫy ở Sài Gòn - bệnh viện thuộc loại ‘tuyến trên’ mà chỉ đưa từ tỉnh về đây những trường hợp trầm trọng và nguy hiểm?
Một khi đã phải chuyển Nguyễn Phú Trọng về Sài Gòn, tại sao không đưa về Bệnh viện Thống Nhất là nơi điều trị cho cán bộ trung cao cấp mà lại phải chuyển về Chợ Rẫy là bệnh viện ‘ngoài’ và có điều kiện đảm bảo an ninh cho giới chóp bu mỏng hơn nhiều so với Bệnh viện Thống Nhất?
Và tại sao không chuyển thẳng Nguyễn Phú Trọng từ Bệnh viện Kiên Giang ra Bệnh viện 108 ở Hà Nội - nơi điều trị cán bộ cao cấp - mà lại để ở Chợ Rẫy?
Cần chú ý, Chợ Rẫy là bệnh viện nổi tiếng về chuyên khoa điều trị chấn thương sọ não và thần kinh, trong khi Thống Nhất bị xem là yếu hơn nhiều, thậm chí còn xuất hiện giai thoại dân gian về ‘mổ khuyến mãi’ (phải mổ đi mổ lại) ở bệnh viện này.
Chính vì thế, việc Nguyễn Phú Trọng được chuyển thẳng từ Kiên Giang về Chợ Rẫy mà không phải Thống Nhất hay Bệnh viện 108 cho thấy bệnh tình của ông Trọng không phải là ‘choáng’, mà rất có thể ông ta đã bị đột quỵ dạng tai biến mạch máu não. Một trong những yêu cầu cao đối với loại bệnh này là cực kỳ hạn chế di chuyển bệnh nhân để tránh tổn thương và làm vỡ mạch máu não.
Về thực chất, một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên minh châu Âu.
Trung Quốc hả hê…
Trước khi xảy ra vụ ‘Nguyễn Phú Trọng bị choáng’, một nguồn tin thường có tin nội bộ và khá đáng tin cậy đã cho biết Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Trung Quốc từ ngày 24 đến 28 tháng 4 năm 2019 để dự hội nghị BRI. Theo đó, Nguyễn Phú Trọng sẽ một lần nữa ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’, mang lại một sự lặp lại đến u tối cái dĩ vãng ‘chầu thiên triều’.
Trước đó nữa, ‘đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du Hoa Kỳ’ - Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận.
Chuyến đi trên có thể diễn ra vào mùa hè năm 2019 và đặc biệt quan trọng với ngân sách của chính thể Việt Nam và với người vừa chạm ghế chủ tịch nước chưa được bao lâu.
Nếu sau cuộc cuộc gặp Trump - Trọng sắp tới tại Washington hiện ra một văn bản được ký giữa hai bên như kiểu’ Hiệp ước tương trợ quốc phòng’ mà Mỹ đã ký với Philippines, hoặc ít ra cũng là một bản ghi nhớ về việc sẽ tiến hành chuyện đó, và hơn nữa là sự chuẩn bị cho ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ - Việt’, Bộ Chính trị ở Hà Nội sẽ có thể như ‘sống lại’ để nhảy vào khai thác mỏ Cá Voi Xanh mà không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của ‘đồng chí bốn tốt’.
Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 - 12 tỷ USD/năm – và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 60 tỷ USD dự kiến khai thác được từ dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam là Cá Voi Xanh (con số dự đoán mới nhất được nêu ra bởi chính quyền Việt Nam, gấp đến 3 lần con số dự đoán trước đây là 20 tỷ USD) - được xem là giá trị rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước “đồng chí tốt” Trung Quốc.
Nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng có thể đang rơi vào tình cảnh bệnh nhân bất đắc dĩ vì chứng xuất huyết não và thậm chí còn có thể bị liệt nhẹ, đang đe dọa không chỉ chuyến đi Trung Quốc mà còn cả chuyến đi Mỹ của ông ta.
Nếu Trọng không kịp phục hồi sức khỏe trong những tháng tới thì đương nhiên ông ta không thể đi Washington gặp Trump với tư cách một nguyên thủ quốc gia - điều mà hẳn Trọng rất lấy làm tự hào vì ‘mình có như thế nào thì người ta mới đón tiếp như thế chứ’, đúng theo tâm trạng hồ hởi bột phát mà ông ta đã thể hiện sau khi được Tổng thống Mỹ Barak Obama đặc cách tiếp tại Phòng Bầu dục vào tháng 7 năm 2015.
Và nếu Trọng không thể đi Mỹ vào mùa hè này, chắc chắn Trung Quốc sẽ cảm thấy hả hê nhất, bởi Việt Nam sẽ không có cơ hội để bàn với Mỹ về việc hợp tác với Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil về khai thác mỏ Cá Voi Xanh, cũng chưa thể bàn sâu hơn về những nội dung ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Mỹ mà từ đó Việt Nam có thể chính thức tham gia vào khối liên minh quân sự Đông Bắc Á - một khối gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc đối trọng với Trung Quốc tại Biển Đông.
Cần nhắc lại, ngay trước khi có tin về ‘Trọng đi Trung trước’, Trung Quốc đã tung ra động thái sẽ đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Dongfang 13-2 CEPB vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày 10/4/2019.
Logic của những dự kiện lịch sử cận đại trong quan hệ Trung - Việt cho thấy chẳng cần hoài nghi rằng sự xuất hiện của Hải Dương 981 trước đây và Dongfang 13-2 CEPB vào năm 2019 là những động tác dằn mặt đối với giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong thế đu dây dễ lộn cổ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Chiến thuật ép và lấn từng bước của Trung Quốc là quá dễ nhìn ra: trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm 2019, tùy thuộc vào thái độ của Trọng với Tập ra sao mà Dongfang 13-2 CEPB sẽ nằm yên ở vùng chồng lấn biển hoặc lao thẳng vào hải phận Việt Nam theo đúng cái cách của Hải Dương 981 vào năm 2014.
Có từ bỏ quyền lực?
Liệu Nguyễn Phú Trọng có giao phó cho một quan chức nào khác dẫn đầu đoàn Việt Nam đi Trung Quốc dự hội nghị BRI và cả đi Mỹ?
Với hội nghị BRI, khả năng nhiều sẽ là nhân vật số 2 trong đảng - Thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng và là người được Trọng tin cậy nhất hiện thời - có thể thay thế Trọng đi Bắc Kinh. Nhưng chuyến đi này không quá quan trọng với Việt Nam.
Chuyến đi quan trọng hơn hẳn sẽ là đi Washington gặp Trump. Trong trường hợp đến lúc đó mà Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thể phục hồi sức khỏe, thậm chí bệnh tình của ông ta còn tồi tệ hơn, việc đi Mỹ sẽ không còn tùy thuộc vào việc Trọng phân công cho một ai đó trong Bộ Chính trị đảng Việt Nam, mà phụ thuộc vào việc Trump có đưa ra lời mời cho nhân vật thay thế hay không, hoặc Trump sẽ gác lại cuộc gặp với Trọng hoặc với nguyên thủ quốc gia mới của Việt Nam vào năm sau - 2020.
Kịch bản Trump vẫn mời một chóp bu Việt Nam mà không phải Trọng đến Washington vào mùa hè năm 2019 có thể chỉ xảy ra với điều kiện nhân vật chóp bu đó phải có thực quyền để quyết định ngay những chủ đề được thống nhất trong cuộc hội đàm Mỹ - Việt, đồng nghĩa với tình trạng bệnh tình của Nguyễn Phú Trọng suy yếu đến mức ông ta phải tạm ủy quyền cho một quan chức khác, hoặc Trọng ‘dũng cảm’ từ bỏ hẳn quyền lực của ghế chủ tịch nước và cả ghế tổng bí thư.

Nâng điểm vì "hồng phúc dân tộc"


Trong các vụ nâng điểm gần đây (không chỉ năm 2019) có 3 điều đáng chú ý: Một. Con cái quan chức; Hai. Các vùng xa của miiền Bắc; cuối cùng là việc nâng điểm thường dùng để học ở trường đào tạo cán bộ lãnh đạo hoặc chủ yếu là ngành công an.
Miền Bắc cũng là một trong nhưng nơi bùng phát nhiều, tình trạng mê đắm thi, xin học, mơ ước vào trường của ngành công an. Hiện tượng này cũng cho thấy quan điểm của giới phụ huynh về xã hội và quốc gia của mình không còn mưu cầu tìm kiếm cho con cái hành trang vào đời là khoa học hay tri thức tiến bộ, mà đi tìm kiếm một vị trí quyền lực xã hội.
Hoặc ở góc nhìn khác là tìm kiếm sự an toàn và bảo đảm sống còn trong một xã hội ngày càng lộ rõ hình thức công an trị.
Đây không phải là một nhận định chủ quan. Mà trong Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018 của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát đi ngày 13/03/19, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo tại buổi họp báo tuyên bố tình trạng nhân quyền tồi tệ trong chế độ CSVN. Trong đó, Hoa Kỳ chính thức cáo buộc Việt Nam duy trì chế độ “công an trị.”
Nhưng cáo buộc này, khá chậm trễ so với các nhà bình luận thời sự quốc tế ghi nhận. từ năm 2013, giáo sư Adam Fford của Đại học Victoria, Australia đã từng phát đi nghiên cứu của mình về chính trị Việt Nam, nhận định rằng Việt nam ngày càng công an trị.
Năm 2017, giáo sư Carl Thayer cũng viết trên blog của mình, nhận định về sự bùng phát của ngành công an Việt Nam, với ước tính, cứ 15 người dân là có một công an.
Dĩ nhiên, trong việc bùng nổ về nhân lực và ngân sách của ngành công an, tác động không ít đến xã hội, kể cả trong suy nghĩ về giáo dục và tiến thân của giới trẻ hôm nay. Trên các chiếc xe đẩy bán trang phục vui chơi của trẻ em, nhiều năm nay người ta nhìn các bộ trang phục công an, dùi cui giả, súng ngắn… đang thay thế dần các nhân vật có sức mạnh truyền thống như Batman, Spiderman… Giá trị anh hùng cá nhân trong trí tưởng tượng đang chuyển đổi qua các giá trị quyền lực thực tế mà trẻ em Việt Nam nhìn thấy hàng ngày, và thậm chí được nghe cha mẹ chúng trò chuyện. Bao gồm cả những chuyện người dân bị bắt và đồn công an và chết bất thường.
Những vụ nâng điểm để học, và trở thành công an, hay cán bộ ở các vùng xa Hà Nội, cho thấy tâm lý muốn đứng trên kẻ khác vẫn còn rất mạnh. Con cái của quan chức thi muốn tiếp tục cai trị, có quyền thế. Còn con cái của dân thường thì mang tâm lý quyết chí đổi đời, muốn không bị là kẻ thấp cổ bé miệng. Dĩ nhiên, trong các xu hướng thầm kín đó, kiểu nói hoặc suy nghĩ vô giáo dục như của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, cựu chủ tịch HĐND TP Sài Gòn “Con cái lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc dân tộc” cũng cổ vũ không ít cho tư duy nối ngôi của các gia đình quan chức tỉnh.
Cần phải nói thêm, án oan, ép cung, đánh chết dân… trong ngành công an, cũng thường xuất phát từ giới ít học, ham hố vị trí và khen thưởng. Việc học dốt, chạy điểm, vốn có từ cả thập niên nay, ắt hẳn cũng đã tạo ra một tầng lớp cán bộ, đặc biệt là những công an viên không có thực lực và sẳn sàng tuân lệnh mù quáng vì bản thân luôn có tỳ vết là vô học, được nâng điểm. Và từ các yếu tố thiếu thực tế tri thức và tố chất văn minh tiến bộ trong người, tầng lớp ấy sẽ hủy hoại quốc gia, khi đứng trong guồng máy được coi là quan trọng bậc nhất của Việt Nam hiện nay.
Đó là một phần của bộ mặt thế hệ mới của Việt Nam. Được gọi là hậu duệ của người Việt hôm nay và tương lai. Và trong đó, có không ít "hồng phúc của dân tộc".
Chợt nhớ, Năm 2014, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng có câu nói gây nhiều tranh cãi “Đời tôi và các bạn chưa đòi được Hoàng Sa thì đời con cháu sẽ làm được”. Hãy tự hỏi, con cháu chúng ta là những kẻ nâng điểm, được cha mẹ là quan chức hậu thuẫn cho sự lừa dối. Những đứa trẻ lớn lên trong giấc mơ quyền hành và chạy theo danh lợi ấy sẽ làm được chuyện đòi Hoàng Sa?
Bài viết của tôi là câu trả lời phần mình. Còn bạn, bạn có tin vào điều ấy không?

(ảnh: internet)

Chế độ chính trị nào thì xã hội đó!


Trên báo điện tử Vietnamnet ngày 17 tháng 4 có bài “Mỗi dân tộc, mỗi con người đều phải cố “thuần hóa” tính hung dữ”.
Bài báo đưa ra các vấn nạn bạo lực học đường diễn ra ngày nhiều gây lo ngại cho mọi người dân, đặc biệt là các phụ huynh.

Vậy bạo lực học đường xuất phát từ đâu?
Cổ nhân có câu: “chế độ chính trị nào thì xã hội đó”.
Chế độ cộng sản VN bạo lực ngay chính với Nhân dân của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực thu hồi đất đai của người dân là rõ nét nhất. Bất kể người dân nào cũng nhìn thấy việc chính quyền cộng sản các cấp dùng bạo lực để tước đoạt quyền sử dụng đất đai của người dân.
Trong lĩnh vực chính trị xã hội, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng lực lượng an ninh của mình để tấn công bạo lực với những người hoạt động dân chủ và nhân quyền ôn hòa. Bản thân tôi từng bị an ninh cộng sản tấn công bạo lực 2 lần: ngày 8 tháng 5 năm 2014 và ngày 6 tháng 12 năm 2015. Trên 70% những người hoạt động nhân quyền, dân chủ trong nước đều từng bị an ninh cộng sản tấn công bạo lực ít nhất một lần.
Việc nhà cầm cộng sản sử dụng bạo lực là phương pháp cai trị Nhân dân và trấn áp đối lập thì thử hỏi làm sao nền giáo dục lại không bị ảnh hưởng. Hay nói đúng nhất là nền giáo dục sẽ mang bản chất của chế độ chính trị và là bản sao của cách ứng xử của nhà cầm quyền.
Bởi vậy muốn để người dân mà đặc biệt là thế hệ trẻ “thuần hóa” tính hung dữ của họ thì trước tiên nhà cầm quyền cộng sản phải tự “thuần hóa” bản chất tàn bạo hoang dã của mình.
Tôn trọng các quyền con người, các quyền tự do chính trị của Nhân dân là bước đầu tiên mà đảng cộng sản tự “thuần hóa” mình.

Chó cắn áo rách

canhco’s blog

Báo Pháp luật hôm Thứ Năm ngày 11/4 có bài viết: “Bộ y tế, Thu phí người nuôi bệnh là hợp lý” thật sự làm dư luận trở nên bất an. Không thể gọi là shock hay quan tâm, vì vấn đề thu tiền của dân ngày một tùy tiện, bất kể nơi đâu, lúc nào của nhà nước đã thức sự gây mối bất an trong quần chúng khi ai cũng sẽ là người nuôi bệnh trong một lúc nào đó suốt cuộc đời mình.
Vấn đề không phải ở vài trăm ngàn phải trả cho bệnh viện, nó nằm ở chỗ cách thức nhà nước đối xử với người dân của mình.
Từ nhiều năm qua bệnh viện Việt Nam đã được Bộ y tế cho phép tự cân đối thu chi nên mọi quyết định về tiền nong đối với bệnh nhân điều được Ban giám đốc bệnh viện nghĩ ra và duyệt xét. Tuy nhiên sau bao năm, cách thức đầu voi đuôi chuột này tỏ ra không mấy hiệu quả, bệnh viện ngày một quá tải, bệnh nhân 4 người thậm chí có nơi 6 người một giường là hình ảnh chung rất điển hình của bệnh viện công ngày nay. Bộ Y tế gần như bất lực trước thảm trạng này và các bệnh viện tự chòi đạp trong sự thiếu thốn ngân sách để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nhân đạo.
Túng quá hóa liều, mặc dù biết rằng đưa ra quyết định thu tiền người nhà của bệnh nhân là một giải pháp thiếu nhân văn nhưng thừa phản cảm vẫn được nhiều bệnh viện bàn đến. Bài báo nêu ý kiến của BS Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, theo ông thì hiện nay do giá viện phí chưa được tính đúng, tính đủ nên BV gặp không ít khó khăn và giải pháp thu tiền người nhà bệnh nhân có thể sẽ được nghĩ tới. Còn BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ Tại khu dịch vụ BV Từ Dũ, người nuôi bệnh thứ nhất không phải đóng phí, người thứ hai phải đóng phí 100.000 đồng/ngày.
Bệnh nhân nằm tại các bệnh viện công đại đa số là người lao động nghèo tại thành phố hoặc ngoại tỉnh kéo về. Không ai trong số họ mong muốn “được” nằm lăn lóc dọc lối đi hay chen nhau chui xuống gầm giường để nghỉ mệt trong thoáng chốc. Vệ sinh cơ thể chắc chắn là thiếu thốn vì không được tắm rửa hay giặt giũ, chỉ vài lít nước phông tên giải quyết cái khát hay dùng để nấu mì gói qua ngày không thể gọi là tiện ích công cộng được.
Không chỉ các bệnh viện công có suy nghĩ thu tiền người nhà bệnh nhân mà giới chức y tế cao cấp nhất cũng đồng tình. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các BV đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì BV vẫn được quyền thu.
Dĩ nhiên là pháp luật không cấm những cái được gọi là “quyền” đó nhưng thử hỏi, tiền thuế mà người dân đóng cho nhà nước là gì? Người dân có “quyền” hưởng lợi ích về an sinh xã hội trong đó có quyền được dùng những phương tiện tối thiểu tại các cơ quan nhà nước hay không?
Nếu bệnh viện công nào cũng có chính sách thu tiền người nhà của bệnh nhân thì những nơi này có gì để cung cấp cho người dân mà đòi thu tiền như một thứ lệ phí. Nước ư? Bao nhiêu lít nước cho mỗi người một ngày để phải đóng tới 3 trăm ngàn cho mỗi người ở lại? Hành lang bệnh viện ư? Bao nhiêu mét vuông cho một chỗ nằm đáng được gọi là nơi nghỉ ngơi cho một con người? Nhà cầu, quạt trần, điện đóm nếu tính ra thì mỗi đầu người như vậy tiêu tốn hết bao nhiêu?
Cứ tính cho chính xác và hạch toán như một công ty tư doanh làm bất cứ điều gì cũng phải có lợi rồi công khai trước dư luận xem người dân ứng phó ra sao rồi hẵng thu tiền của họ. Tuy nhiên cho dù có hợp lý thế nào trong tính toán vẫn không che được cái bất hợp lý lớn nhất trong hệ thống y tế của Việt Nam.
Đó là tính chất nhân đạo đúng nghĩa mà một bệnh viện dù tư nhân hay công lập cũng đều phải thấu hiểu.
Đã hơn 40 năm người dân Miền Nam trải qua cuộc đổi đời lớn nhất của dân tộc. Cái mà họ hy vọng nhất là cuộc sống thoải mái, xã hội bình đẳng và chính phủ biết lo lắng cho người dân. Cả ba ước ao ấy vẫn chưa bao giờ ló dạng mặc dù cây kim chỉ thời gian đã sắp chạm ngưỡng nửa thế kỷ sau ngày giải phóng.
Cuộc sống của người dân có thoải mái theo nghĩa đen lẫn bóng vẫn chưa định dạng, xã hội không hề có khái niệm bình đẳng vì các hố sâu ngăn cách giàu-nghèo, cán bộ-nhân dân vẫn hàng ngày hiển hiện khắp nơi. Chính phủ đẩy nỗi lo cho nhân dân vào cụm từ xã hội hóa nhưng thình thoảng châm vào vài ba ý tưởng nghịch lý đến khó hiều về mọi vấn đề quốc kế dân sinh.
Tất cả đang đẩy người dân vào con đường không những cùng khổ mà còn bị khinh miệt đến đau lòng.
Bệnh viện là nơi cứu người và bệnh nhân có bổn phận phải thanh toán viện phí là điều không ai chối cãi, tuy nhiên nếu vì chân lý này lại rắp tâm leo thêm một bậc nữa thì trở thành trấn lột hợp pháp không khác gì các BOT bẩn tràn ngập trên các quốc lộ hiện nay.
Ngành y từ nhiều năm qua vốn dĩ không được người dân xem trọng vì cả hai mặt: Bác sĩ, nhân viên thi nhau hành hạ bệnh nhân qua các hình thức đòi quà mới nhận được dịch vụ tốt nhất. Cạnh đó là tâm lý con nhà quan, xem bác sĩ như người phục dịch đã khiến cho quan hệ hai bên ngày một cách xa và cả hai nhìn nhau với đôi mắt ngờ vực thay vì thân thiện.
Nay, nếu thu thêm lệ phí của người nuôi bệnh thì khác nào châm thêm xăng vào nhúm lửa đang âm ỉ cháy trong các nơi được gọi là nhà thương. Hình ảnh không mấy đẹp đẽ của các bệnh viện công rồi đây sẽ tăng thêm lời nhiếc móc, sỉ vả mà giới áo trắng là người lãnh đủ hậu quả của vài đồng tiến lẻ từ người dân nghèo khó.
Chính phủ có thể chi vài ngàn tỷ cho một dự án có vấn đề nhưng lại rất “tiết kiệm” vài trăm tỷ cho sự an lòng của người cùng khổ.
Nói theo dân gian, chó chỉ thích cắn người áo rách.

Sao không đề nghị Sài Gòn treo cờ ngày 30/4???

UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 30/4/2019 đến hết ngày 1/5/2019. Đó là đề nghị, xin nhắc lại là đề nghị. Đề nghị mang tính chất ép buộc. Đảng cộng sản có thể ép các cơ quan đoàn thể của họ treo cờ. Nhưng tại sao lại ép cả nhân dân treo cờ? Sao chỉ có Hà Nội mà không thấy đề nghị trong Sài Gòn?
Chúng tôi, những người đã hiểu chuyện thì không bao giờ muốn treo cờ đỏ trong cái ngày 30/4 này đâu. Bởi vì chúng tôi nhìn thấy nỗi đau, nước mắt, mất mát của chính những người anh em Miền Nam. Cái ngày cơm trắng biến thành bo bo, cái ngày họ mất tất cả từ tài sản, người thân, quê hương ấy, cái ngày mà người ta ra đi cùng với những sợ hãi ấy, cái ngày mà người Miền Nam phải bắt đầu sống dưới ách bạo tàn của cộng sản ấy mà là ngày ăn mừng ư? Cộng sản đem cho người Miền Nam cái gì hay là vào cướp sạch của họ? Giải phóng ư? Giải phóng như thế đó phải không anh như ca khúc Chiều Tây Đô đã lột tả đó. Hay nghe bài Vĩnh Biệt Sài Gòn của ca sỹ Ngọc Lan hát đó. Giải phóng, ăn mừng vì cái lẽ đó ư? Tự hào vì giết chết được văn minh và gieo rắc cái mọi rợ ư? Vui mừng vì của cải kiếm được từ đánh tư sản, cướp được xe Honda, đài băng cối, tủ lạnh, tivi, xe hơi…ư? Chúng tôi không muốn treo cờ đỏ vào ngày này vì lá cờ ấy, thời gian ấy nếu chúng tôi làm như vậy là chém thêm những nhát dao vào nỗi đau mà người miền Nam anh em đã ôm bao năm nay.
Còn cái thành phố mang tên kẻ tội đồ của dân tộc kia bây giờ có gì? Ngập lụt, quy hoạch vô tổ chức, thiếu văn minh trầm trọng, ô nhiễm, loạn lạc, tha hóa, tắc nghẽn, tham nhũng, cướp đất… Vậy mà hô hào chúng tôi treo cờ ăn mừng được ư? Chúng tôi không ăn mừng với kẻ cướp , kẻ phá hoại. Thật dã man, ăn mừng trên nỗi đau của đồng bào thì chỉ có người cộng sản và người bị cộng sản nhồi sọ mà thôi./.Sao không đề nghị Sài Gòn treo cờ đỏ? Chẳng ai muốn treo nó nếu biết đau và có lương tri. Chẳng ai muốn ăn mừng trên xương máu, đau thương của cha ông, của những thương yêu đã mất. Đến bây giờ vẫn còn khơi dậy lòng thù hận bằng cái lễ kỷ niệm vớ vẩn ấy thì chỉ có người cộng sản mới làm được. Nồi da xáo thịt thì có gì vui. Người Miền Nam đâu có muốn bị giải phóng đâu. Tấm gương còn sờ sờ ra đó. Triều Tiên và Hàn Quốc sờ sờ ra đó. “Giá mà” là hai từ mà chính tôi là người Bắc cũng phải thốt lên khi tiếc nuối một Sài Gòn đã từng đẹp đẽ. Giá mà bây giờ Sài Gòn vẫn còn đó thì Hàn Quốc chưa chắc có có cửa sánh vai. Có ai lấy đi tấc đất nào của Hàn Quốc đâu? Dân họ giàu, nước họ mạnh. Họ giàu mạnh đến nỗi người dân Việt Nam dưới thời cộng sản phải sang đó làm cô dâu, làm đĩ, làm culi để mong đổi đời.

Bàn cờ thế sự: Ai thủ lợi trong vụ ông Trọng bị đột quỵ?



Trung Điền – Web Việt Tân

Tin đại gia Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị công ty AVG bị bắt giam về tội hối lộ vào trưa ngày 13 tháng 4, ngay sau đó tin ông Nguyễn Phú Trọng đi công cán ở Kiên Giang và bị đột quỵ vào chiều ngày 14 tháng 4, đã dấy lên nhiều sự đồn đoán về cuộc đụng độ sắp diễn ra gay gắt giữa phe ông Nguyễn Phú Trọng và phe ông Nguyễn Tấn Dũng.
Một trong những đồn đoán là nếu Phạm Nhật Vũ bị bắt thì trước sau gì Nguyễn Thanh Phượng con gái trưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “xộ khám” do sự cấu kết giữa Phượng và Vũ trong việc nâng khống tài sản của AVG gấp 14 lần, để bán cho Mobifone, một doanh nghiệp nhà nước do Bộ 4T quản trị, chiếm đoạt nhà nước gần 7.000 tỷ đồng.
Báo chí nhà nước không nói rõ ông Phạm Nhật Vũ đã hối lộ cho hai nguyên và cựu Bộ trưởng Bộ 4 T là các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là bao nhiêu; trong khi cơ quan điều tra thì hoàn toàn im lặng. Người ta cho đây là chiến dịch tung hỏa mù của phe “đốt lò vĩ đại” để chuẩn bị dư luận trước khi tấn công vào sào huyệt của đồng chí X. Phe ông Nguyễn Tấn Dũng tuy bị tan tác rất nhiều qua chiến dịch đốt lò của ông Trọng, nhưng vẫn còn nhiều nhân sự nằm trong bộ máy chính phủ và các doanh nghiệp mà ông Dũng đã cài cắm trong 10 năm làm Thủ tướng (2006-2016).
Việc ông Nguyễn Phú Trọng chọn đi công cán tại Kiên Giang không phải là không có chủ ý. Đây không những là chuyến đến Kiên Giang lần đầu mà còn là chuyến viếng thăm các tỉnh miền Nam đầu tiên trong lịch trình của ông Trọng, trong tư cách là Trưởng ban nhân sự đại hội để thảo luận và hướng dẫn các ban chấp hành Tỉnh ủy chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 (2021-2026) – một đại hội vô cùng quan trọng, vì nếu kiểm soát toàn bộ nhân sự “tân trung ương đảng”, thì chắc chắn ông Trọng sẽ tiếp tục giữ ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước cho năm năm tới.Nhưng sự mâu thuẫn ở đây là nếu chủ mưu tấn công vào sào huyệt đồng chí X thì ông Trọng đã không dại gì mang cái mạng của mình đi vào vùng địch là đất Kiên Giang, quê hương của ông Nguyễn Tấn Dũng để gặp những hiểm nguy. Phải chăng ông Trọng đã quá tự tin về thế lực của mình nên mới vào hang cọp, nhưng rồi bị “ai đó” ra tay ngầm hoặc vận xui đã tới hồi… khó thoát?
Trước khi đến Kiên Giang, ông Trọng đã cho Bộ công an khởi tố đại gia Phạm Nhật Vũ về tội hối lộ, nằm trong vụ án Mobifone mua AVG. Qua việc bắt giữ này, phải chăng ông Trọng muốn tung ra một tín hiệu cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng? Đó là sẽ bắt Nguyễn Thanh Phượng về tội đã đồng lõa với Phạm Nhật Vũ nếu gia đình Nguyễn Tấn Dũng, kể cả Bí Thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, không thành khẩn hợp tác với ông Trọng trong việc tổ chức suôn sẻ đại hội 13.
Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng phải vào bệnh viện cấp tốc vì lý do sức khỏe, và với lứa tuổi đã “ngoài giới hạn”, sẽ khó cho ông Trọng có thể giữ những trách vụ cao như hiện nay. Nói cách khác là ông Trọng sẽ không thể làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước sau đại hội 13.
Vậy ai sẽ thủ lợi qua tai nạn này của ông Trọng?
Kẻ thủ lợi đầu tiên là Trần Quốc Vượng, thường trực ban bí thư. Tùy theo sự hồi phục sức khỏe của ông Trọng trong thời gian tới, Trần Quốc Vượng sẽ trở thành nhân tố nổi trội trong việc chuẩn bị đại hội 13. Trần Quốc Vượng sinh năm 1953, tuổi sẽ về hưu vào tháng 1/2021. Do đó, nếu ông Trọng tiếp tục được chọn là Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì ông Vượng sẽ phải ra đi. Ông Vượng được coi là nhân vật bảo thủ và thân Trung Quốc, nên nhiều phần sẽ được Bắc Kinh hậu thuẫn để thay ông Trọng nếu ông Trọng có mệnh hệ gì.
Kẻ thủ lợi kế tiếp chính là Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng một mặt hợp tác với ông Trọng để ngăn chận việc truy tố Nguyễn Thanh Phượng tội hối lộ cùng với Phạm Nhật Vũ; nhưng quan trọng hơn, ông Dũng sẽ liên kết những phe nhóm khác đã từng là nạn nhân của ông Trọng và ông Vượng trong hai năm qua, để gây áp lực và làm cho phe nhóm của ông Vượng không đủ sức độc chiếm quyền lực như phe ông Trọng trong thời gian qua. Khi ông Vượng lên thay ông Trọng mà ở thế chênh vênh, cá mè một lứa như trước đây thì ông Nguyễn Tấn Dũng mới có cơ hội gầy dựng lại thế lực, chuẩn bị cho người kế thừa chính là con trai trưởng Nguyễn Thanh Nghị.
Phải chăng chuyến công cán tại Kiên Giang hôm 13-14 tháng 4 là một đòn “cân não” của Nguyễn Phú Trọng để buộc gia tộc của đồng chí X phải cộng tác, nếu không thì Nguyễn Thanh Phượng sẽ bị bầm dập tù tội? Nhưng số phận đã an bài là ông Trọng không thể tiếp tục làm Thái thượng hoàng vĩnh viễn, nên kẻ thủ lợi chính là Trần Quốc Vượng và Nguyễn Tấn Dũng.

Bàn cờ thế sự có ai học được chữ ngờ! Các đột biến chắc chắn sẽ không lành cho đảng CSVN nếu chẳng may Tổng Tịch qua đời.

Cãi vã có thành dân chủ?

Cánh Cò – RFA
Chắc chắn là có, ngoại trừ cãi vã vì lợi ích riêng mình bất cần lợi ích chung của người khác, đặc biệt sự cãi vã xảy ra giữa cộng đồng cùng quan tâm đến một vấn đề chung. Sự cãi vã hay nói văn chương hơn là “tranh luận” là phương pháp tốt nhất mài giũa tư duy về dân chủ trong khi một trong hai phía, bênh hay chống một vấn đề nào đó, có cơ hội nhìn ra vấn đề mà trước đó do thói quen không nhìn thấy.
Chấp nhận mình nhìn thấy cái sai là tốt nhưng không dám công khai chấp nhận mình sai trong khi trong thâm tâm công nhận lập luận của đối thủ sắc bén hơn mình cũng không phải là điều gì xấu xa vì từ bây giờ trở về sau ý tưởng đạt được từ đối phương sẽ giúp bản thân nhạy bén hơn khi nhìn nhận một vấn đề có tầm xã hội, và vì vậy tranh cãi là cục đá mài tư duy sắc bén cần thiết nếu sự tranh cãi không đi quá đà đến nỗi sứt mẻ hay khinh thường người phản biện.
Trường hợp của ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm Sát Nhân Dân  TP. Đà Nẵng sau khi sàm sỡ với bé gái trong thang máy đã làm cộng đồng dậy sóng, không những giữa cộng đồng với ông ta mà còn giữa những thành viên trong cộng đồng vì cách hành xử của họ đối với trường hợp hiếm có này.
Nhóm người chống đối thường có tiếng tốt và luôn chống lại sự gian trá của chính quyền trên mạng Facebook của mình. Họ cho rằng tuy ông Linh dơ bẩn nhưng gia đình ông ta không dính gì tới hành vi dâm ô của ông ta vì vậy lăng nhục vợ con, gia đình của ông ta là hành vi của “đám đông”, đáng xấu hổ và mang tính chất bầy đàn rất rõ.Sau khi vụ tai tiếng xảy ra căn nhà của ông Linh tại Đà Nẵng đã bị một nhóm người tới xịt sơn lên cửa hàng rào với hai chữ Ấu dâm. Một chiếc quần lót được treo lên và chất bẩn cũng được ném vào bên trong căn nhà. Cùng lúc là phong trào đem vợ con ông Linh ra đàm tiếu với những lời lẽ khiếm nhã, những câu hài hước liên quan đến ông ta và gia đình được loan tải trên mạng xã hội trở thành một khuynh hướng. Tuy nhiên cùng lúc là những chống đối từ phía khác, những người không đồng tình với cách ứng xử “thô lậu” đối với gia đình ông Linh.
Nhóm này lấy Gustave Le Bon, trong cuốn ”Tâm lý học đám đông”, dẫn chứng rằng những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.
“Thủ lĩnh” của đám đông ấy chưa ai dám đứng ra chấp nhận đã bị một làn sóng phản ứng dữ dội đè bẹp. Nhóm chống ông Linh và gia đình cho rằng hành vi của việc xịt sơn, ném chất bẩn vào nhà của một Viện phó Viện Kiểm sát là cách ăn miếng trả miếng của nhân dân. Bởi người dân không có gì làm vũ khí thì họ có quyền xử dụng những gì họ cảm thấy khiến cho đối phương tủi hổ, mất mặt mới xứng đáng với lòng căm thù tiềm ẩn quá lâu trong dân chúng.
Đám đông ấy không tin vào luật pháp. Đối với họ luật pháp luôn đứng về kẻ mạnh mà ông Linh là một điển hình.
Hãy nhìn xem chung quanh đời sống hàng ngày của những người đấu tranh dân chủ. Nhà họ bị an ninh canh chừng như giam giữ phạm nhân, cửa ngõ của họ bị xịt sơn hai chữ “phản động”, ổ khóa nhà họ bị trét keo dán sắt không thể mở được… tất cả những thứ ấy có phải là “tâm lý đám đông” hay không?
Tại sao chính quyền Đà Nẵng nhanh chóng yêu cầu trích suất Video tìm thủ phạm trong khi cán bộ, an ninh canh giữ nhà của dân lại bị làm ngơ như không hề có?
Nhìn xa hơn nữa, có bao nhiêu người chung quanh một nhà hoạt động dân chủ bị công an mời lên hăm dọa, phù phép đến nỗi không dám nhìn mặt người mình từng ủng hộ. Có bao nhiêu thân nhân của tù nhân lương tâm không được đối xử công bằng theo luật pháp hiện hành vậy tại sao lại đối xử công bằng với gia đình của một Viện phó Viện kiểm sát như Nguyễn Hữu Linh khi chính ông ta là người từng ký tá biết bao nhiêu lệnh truy tố bất nhân đối với người vô tội?
Hãy nhìn lại hành động của những người mất đất, họ không còn gì cả, khi bị cưỡng chế chỉ còn bộ quần áo cơ hàn dính da nhưng uất ức khiến họ cởi phăng ra hết, truồng như nhộng để phản đối bọn người cưỡng chế mảnh đất nhỏ bé của họ. Hành vi cởi truồng ấy có đáng bị các nhà “đạo đức” phê phán hay không khi cùng một cách phản ứng với bất công, hà khắc?
Hai khuynh hướng xảy ra trong cùng một sự kiện đáng là một niềm vui cho người quan sát. Ít nhất cả hai phía đã tham gia cật lực dùng tâm trí mình biện luận cho một hành vi. Những luận điểm của cả hai phía đều mang hình ảnh lưỡng diện, vừa đúng lại vừa sai, cái đúng và sai ấy tuy nhiên không đáng phê phán vì nó chứa đụng sự quan tâm cần thiết cho một xã hội dân chủ.
Lá phiếu nào cũng có sự lợi và hại của nó. Bầu cho người thành toàn, có tâm trí dành cho đất nước thì lá phiếu ấy hữu dụng, ngược lại bầu cho một kẻ độc tài thì lá phiếu ấy trở nên có hại cho tiến trình dân chủ. Tuy nhiên nếu không có những lá phiếu có hại ấy thì xã hội có đáng nhận hai chữ dân chủ làm mục tiêu chung hay không?
Dân chủ luôn luôn cần sự cọ sát, đôi khi rất đau đớn. Thiếu đau đớn, hy sinh, tranh luận thậm chí chửi mắng nhau không thể có một nền dân chủ thực sự, có chăng chỉ là dân chủ phải đạo, dân chủ trung thành hay dân chủ định hướng, những cái mà dân tộc Việt Nam thừa mứa từ hơn 70 năm qua.
Cánh Cò
Nguồn: RFA

Giải mã việc Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh, cả nước ăn mừng

Tôi còn nhớ lúc nhỏ, khi nghe tin ông Tôn Đức Thắng qua đời vào năm 1980, vẫn còn nhiều người dân sụt sùi thương nhớ và luyến tiếc.

Nhưng tới năm 1986, khi ông Lê Duẩn qua đời thì người dân thở phào nhẹ nhõm. Còn các nguyên thủ nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam sau này qua đời thì đa phần người dân đều phấn khởi, họ thường nói với nhau “may quá, đỡ tốn cơm của dân”.
Gần đây nhất khi Trần Đại Quang, Đỗ Mười qua đời thì đa số người dân ăn mừng thực sự. Trước đó, khi hay tin những vị này lâm bệnh, người dân còn mong cho chết sớm.
Còn Nguyễn Phú Trọng thì sao?
Tại sao như vậy?Ngay từ trưa ngày 14.04.2019 giờ Việt Nam, khi tin Nguyễn Phú Trọng bị đột quị được tung lên mạng xã hội, thì một không khí vui mừng và chờ đợi tin xấu hơn với Phú Trọng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, tới mức khi search trên google bằng bất cứ ngôn ngữ nào thì cái tên Nguyễn Phú Trọng đứng đầu tiên trong danh sách tìm kiếm. Nhiều người còn tuyên bố nếu Phú Trọng chết thì họ mời gia đình, bạn bè ăn mừng,…
Điều này là trái với truyền thống thương yêu, cảm thông, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng cảm xúc yêu thương hay ghét bỏ vốn là rất tự nhiên của con người.
Như vậy, rất rõ ràng và hiển nhiên là các quan chức cộng sản đã làm cho đa số Nhân dân chán ghét và căm phẫn tới mức họ không còn giữ được truyền thống yêu thương, cảm thông khi hay tin một người ngã bệnh hay qua đời. Và họ chỉ mong người đó bệnh nặng, gặp tai họa, hay chết sớm,….
Ngày nay với internet và mạng xã hội, các yếu kém, xấu xa, tội ác,… của đảng cộng sản và các quan chức cộng sản được phơi bày cho tất cả mọi người dân được biết.
Tại sao đa số Nhân dân ghét bỏ Nguyễn Phú Trọng?
Thứ nhất, Nguyễn Phú Trọng với biệt danh Trọng Lú, là kẻ cuồng đảng và Chủ nghĩa xã hội, cực kỳ bảo thủ. Luôn luôn muốn duy trì sự cai trị tuyệt đối và hà khắc của đảng cộng sản với đất nước và dân tộc Việt Nam. Còn Phú Trọng thì giấc mơ về một nước Việt Nam tự do, dân chủ mãi mãi vẫn chỉ là mơ ước;
Thứ hai, Phú Trọng càng già càng tham lam quyền lực, tham quyền cố vị, nói một đằng, làm một nẻo; Phú Trọng nói phải kiểm soát quyền lực nhưng tự mình lại ôm trọn quyền lực;
Thứ ba, Phú Trọng nham hiểm và độc ác trong việc dùng quyền lực và nhân danh chống tham nhũng để triệt hạ các đồng chí trong đảng nhưng đối lập với quyền và lợi ích của phe nhóm mình; Trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, chưa bao cuộc chiến tranh giành quyền lực và sát phạt lẫn nhau quyết liệt như lúc này;
Thư tư, trong não trạng của Phú Trọng thà làm tay sai, bán nước, nô lệ cho Trung Cộng còn hơn là kết đồng minh với Hoa Kỳ và Phương Tây để đem lại an ninh cho quốc gia và tự do dân chủ cho Nhân dân.
Bởi các lý do trên và chắc chắn là còn rất nhiều điều khác mà đa số Nhân dân Việt Nam không hài lòng và căm ghét Nguyễn Phú Trọng. Mong các bạn bổ sung thêm.

Người dân ở chung cư Galaxy 9 ký đơn đòi khởi tố Nguyễn Hữu Linh

Camera trong thang máy ghi lại cảnh Nguyễn Hữu Linh ghì, ôm hôn bé gái tối 1 Tháng Tư, 2019. (Hình: Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Quyết không để “chìm xuồng,” người dân ở chung cư Galaxy 9, quận 4, đã gửi đơn tập thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố, xử phạt cựu phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Đà Nẵng về tội “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.”
Ngày 17 Tháng Tư, 2019, bà Nguyễn Tú Anh, trưởng Ban Quản Trị Chúng Cư Galaxy 9 (quận 4, thành phố Sài Gòn), nơi Nguyễn Hữu Linh (62 tuổi, quê Đà Nẵng), cựu phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Đà Nẵng, đã ôm và ép hôn bé gái (7 tuổi), cho biết đã 17 ngày kể từ khi xảy ra sự việc nhưng cơ quan tố tụng quận 4 vẫn chưa khởi tố đương sự.
Do vậy, sau hai ngày lấy chữ ký của cư dân, đại diện ban quản trị sẽ gửi đơn “kiến nghị tập thể” tới Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Sài Gòn, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận 4 và nhiều cơ quan liên quan khác.
Theo báo Tuổi Trẻ, nội dung đơn này yêu cầu ba vấn đề chính: Thứ nhất, đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và xử phạt tay Linh về tội “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo Bộ Luật Hình Sự 2015.
Kế tiếp, đề nghị các cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, khởi tố, xét xử vụ án phải hạn chế các yêu cầu làm tổn thương nạn nhân vì bé gái còn nhỏ tuổi nếu phải liên tục khai báo về sự việc sẽ làm bé khó quên hành vi của Linh, gây ảnh hưởng tới tâm lý bé suốt cả đời.
Cư dân cũng yêu cầu cơ quan hữu trách “sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng các quy định để dễ dàng xác định hành vi cũng như các tội danh liên quan đến “xâm hại tình dục trẻ em.” Đồng thời, phải có hình phạt thật nặng đối với loại tội này.
Trưa cùng ngày, anh D. (một người dân chúng cư Galaxy), cho biết anh đã ký vào đơn với mong muốn cơ quan hữu trách sớm điều tra, xử “đúng người đúng tội, giúp cư dân nói riêng và người dân nói chung an tâm.”
Trước đó, vào sáng 7 Tháng Tư, nhiều cư dân Galaxy 9 đã cùng mặc áo đồng phục in dòng chữ “Lạm dụng tình dục là tội ác,” “Cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em gái”…
Ngày 5 Tháng Tư, Hội Bảo Vệ Quyền Trẻ Em ở Sài Gòn cũng đã có kiến nghị gửi Hội Bảo Vệ Quyền Trẻ Em Việt Nam, các cơ quan hữu trách ở quận 4 khởi tố vụ án.
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, hiện Công An quận 4, Viện Kiểm Sát Nhân Dân quận 4 cũng như các cơ quan hữu trách ở Sài Gòn vẫn chưa chính thức nói về việc giải quyết vụ này.
Trong lần trả lời tờ báo này gần đây nhất, ông Phạm Xuân Thao, phó trưởng Công An quận 4, chỉ nói ngắn gọn: “Công An quận 4 đang tập hợp, thu thập tất cả tài liệu chứng minh tội phạm. Nếu có cơ sở sẽ xử lý theo quy định.”
Ông Thao từ chối trả lời những câu hỏi liên quan, do “vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra.” (Tr.N)