Wednesday, June 27, 2018

Bị tố ‘dối trá,’ một ‘đại biểu Quốc Hội’ CSVN xin thôi quốc tịch Ba Lan

“Đại biểu Quốc Hội” Nguyễn Văn Thân. (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Truyền thông nhà nước CSVN hôm 27 Tháng Sáu đồng loạt đăng bài nói rằng “đại biểu Quốc Hội” Nguyễn Văn Thân bác tin cáo buộc ông này “có hai quốc tịch Việt Nam và Ba Lan.”
Ông Thân là một trong những “đại biểu Quốc Hội” CSVN mạnh miệng đăng đàn tại nghị trường, công khai ủng hộ việc thông qua Luật Đặc Khu với lập luận: “Cần có các đặc khu để nó như là một trung tâm thu hút với những thử nghiệm mang tính đột phá và vượt trội. Thử nghiệm mà trong mấy năm có gì đó chưa ổn thì sẽ rút kinh nghiệm và sửa.”

Phát ngôn đó khiến ông Thân bị cộng đồng người Việt tại Ba Lan chỉ trích và tổ chức các cuộc biểu tình với quy mô hàng chục người trước căn nhà của ông tại Warsaw, đòi làm rõ việc ông “song tịch,” một yếu tố có thể khiến ông này bị tước tư cách “đại biểu Quốc Hội.”
Báo Tuổi Trẻ hôm 27 Tháng Sáu viết: “Năm 2014, ông Thân đã có quốc tịch Ba Lan, nhưng đến Tháng Giêng, 2016, thông qua luật sư, ông đã xin thôi quốc tịch Ba Lan để toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ chủ tịch Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Việt Nam, trước khi được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc Hội.”
Tờ báo cũng cho biết thêm: “Tổng Thư Ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận cơ quan chức năng của Quốc Hội đã kiểm tra hồ sơ và khẳng định ông Nguyễn Văn Thân hiện chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.”
“Còn về vấn đề tài sản, ông Thân có căn hộ ở Ba Lan thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng, điều này đã được ông Thân kê khai theo quy định của pháp luật, tổng thư ký Quốc Hội nói.”
Tuy vậy, ông Phan Châu Thành, một doanh nhân người Việt sống tại Ba Lan đã lên tiếng trên trang Uwaga-Người Việt Ở Ba Lan: “Ông Nguyễn Văn Thân lấy quốc tịch Ba Lan ngày 10 Tháng Mười Hai, 2014 mà đến Tháng Giêng, 2016 đã thôi quốc tịch. Để xin thôi quốc tịch Ba Lan, đương đơn phải gửi nhiều giấy tờ lên Phủ Tổng Thống và tổng thống không có hạn định khi nào sẽ quyết định việc này.”
Ông Thành viết tiếp: “Trên thực tế, từ khi đệ đơn xin thôi quốc tịch đến khi được bỏ quốc tịch thường kéo dài khoảng hai năm, kể cả khi sự việc thuận lợi, vì trước khi quyết định, tổng thống sẽ yêu cầu ý kiến của Bộ Nội Vụ, Biên Phòng và Cục An Ninh Quốc Gia. Rồi từ lúc có quyết định cho phép của tổng thống thì sau 30 ngày, đương đơn mới mất quốc tịch. Trong thời gian này, có thể xin thôi không bỏ quốc tịch nữa, nhưng cho hay không cũng là quyền của tổng thống.”
“Xin chúc mừng Nguyễn Văn Thân, ‘đại biểu Quốc Hội Việt Nam’ có khác, vừa lấy xong thấy chán, vứt luôn, rồi còn sai khiến được cả tổng thống Ba Lan, rút ngắn quy trình nộp đơn xuống còn một nửa, chưa kể, không biết đại biểu có đủ giấy tờ để nộp không. Chúc mừng, tài năng của đại biểu lỗi lạc quá, anh em dịch vụ vào mà học, nhân tài đây chứ đâu,” ông Thành viết.
Trước đó, blogger Lê Nguyễn Hương Trà đã công bố số công dân của ông Thân được Ba Lan cấp và ảnh chụp hồ sơ lưu về các giấy tờ công dân của ông này tại Ba Lan.
Blogger Hương Trà cũng cho biết, nhiều người Việt vào Ba Lan dưới danh nghĩa làm việc cho một công ty và phải chi khoảng 20,000-30,000 Euro. Sau khi sang Ba Lan, cần đợi 6 tháng để làm thẻ (thủ tục lăn tay, ký hai lần ở Sở Ngoại Kiều Ba Lan). (T.K.)

TQ ‘giáo huấn’ doanh nghiệp về làn sóng bài Trung ở VN và các nước

Theo VOA-27/06/2018 
Image may contain: 2 people, people standing, crowd, sky and outdoor
Nhóm đi đầu trong cuộc biểu tình tại Việt Nam vào ngày 10/6/2018.
Tờ báo của nhà nước Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 26/6 cảnh báo các công ty nước này phải “khéo cư xử” và “cẩn trọng” trước làn sóng “chủ nghĩa dân tộc” ở các quốc gia Đông Nam Á, dẫn chứng những vụ biểu tình chống Luật Đặc khu gần đây tại Việt Nam.
Không nêu cụ thể nước nào, nhưng tờ báo được xem là “cái loa của Bắc Kinh” lý giải tính “nhạy cảm” về sự xuất hiện của các công ty Trung Quốc trong khu vực là do “tranh chấp lãnh thổ” và “Một số quốc gia có tỷ lệ dân số người Hoa cao có một lịch sử chống Trung Quốc, kỳ thị người Hoa và cảnh giác với các doanh nghiệp Trung Quốc đang nắm giữ sinh mệnh kinh tế của đất nước”.
Tờ báo Trung Quốc nói thêm rằng do các dự án đầu tư của Trung Quốc liên quan đến một loạt các vấn đề quan trọng ở địa phương như bồi thường và thu hồi đất đai, nên đã khiến cho người dân địa phương “nhạy cảm với sự có mặt của các công ty nước ngoài”.
“Một trường hợp điển hình là các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mới nhất nổ ra hồi đầu tháng này tại Việt Nam. Mặc dù Luật Đặc khu mới đưa ra, cho phép thành lập các đặc khu kinh tế, không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, nhưng người Việt Nam tự động kết nối nó với các nhà đầu tư Trung Quốc. Xu hướng này phản ánh người dân ở các nước Đông Nam Á cảnh giác về đầu tư của Trung Quốc như thế nào”, tờ báo dẫn trường hợp của Việt Nam làm thí dụ.
Hình ảnh được nói là chụp công nhân ở Công ty Pouyuen - Tân Tạo ở TP. HCM đang đình công để phản đối dự luật đặc khu kinh tế, ngày 9 tháng 6, 2018
Hình ảnh được nói là chụp công nhân ở Công ty Pouyuen - Tân Tạo ở TP. HCM đang đình công để phản đối dự luật đặc khu kinh tế, ngày 9 tháng 6, 2018
Hàng chục ngàn người dân Việt Nam đã xuống đường biểu tình rầm rộ trên khắp cả nước vào ngày 10/6 để phản đối Quốc hội thông qua Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Công chúng lo ngại việc thành lập 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ khiến cho Việt Nam mất chủ quyền về tay Trung Quốc một khi các nhà đầu tư nước này đổ vào thuê đất với thời hạn lên đến 99 năm.
Trong buổi tọa đàm với VOA Tiếng Việt ngày 25/6, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cho rằng chính sách xây dựng đặc khu là một chính sách tốt, nhưng nó trở nên nguy hiểm khi rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Nếu chúng ta thu hút các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu vào bắt tay xây dựng và phát triển kinh tế thì rất tốt, bởi vì những quốc gia đó là các quốc gia dân chủ, văn minh và họ đến Việt Nam với mục đích làm giàu cho bản thân là đương nhiên, nhưng ngoài ra họ còn tạo công ăn việc làm cho người dân, nộp thuế cho chính phủ Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng nếu chính sách thu hút đầu tư đó lại dành cho các nhà đầu tư từ Trung Quốc, mà họ lại được nhà nước Trung Quốc đứng đằng sau, ẩn chứa nhiều mục đích khác nhau, ngoài mục đích làm giàu còn mục tiêu lâu dài là xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam thì đó là một điều rất đáng tiếc”.
Trước làn sóng bài Trung không chỉ tại Việt Nam và ở một số quốc gia Đông Nam Á khác, Hoàn Cầu Thời Báo nói đây là những “thách thức cố thủ” mà các nhà đầu tư Trung Quốc cần phải xử lý một cách “tế nhị” để “thúc đẩy các dự án Vành đai và Con đường”, một sáng kiến kinh tế ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng, với tham vọng xây dựng một “con đường Tơ Lụa” mới kết nối các châu lục.
“Sẽ cần thời gian để những nghi ngờ và cảnh giác của người dân Đông Nam Á đối với Trung Quốc mất đi”, Hoàn Cầu Thời Báo nói. “Ngay lúc này, một số chính trị gia đang kích động chủ nghĩa dân tộc chống lại Trung Quốc để giành chiến thắng trong bầu cử, cản trở sự phát triển của Đông Nam Á và ngăn chặn những nước này hiểu biết về sự trỗi dậy không ích kỷ của Trung Quốc”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tờ báo Trung Quốc khuyên “Cả Đông Nam Á và Trung Quốc đều phải để lịch sử lại phía sau và nắm lấy hiện tại”.
Một số nhà quan sát quốc tế cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam đã làm “rúng động” chính quyền tại Hà Nội, khi họ đã “chủ quan” và “đánh giá thấp” sự phẫn nộ của công chúng đối với Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau đó lên tiếng kêu gọi người dân “bình tĩnh” và “tin tưởng vào Đảng và chính phủ”, và trấn an rằng “không ai dại dột ngây thơ giao đất cho nước ngoài”.
Bình luận về các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, bà Doãn Hải Hồng, nói nguyên nhân của vụ việc này là ở nội bộ của Việt Nam và không liên quan gì đến Trung Quốc.
“Tuy nhiên, sự cố vẫn có tác động tiêu cực đến quan hệ Trung-Việt. Hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ hành động song song với phía Trung Quốc, và dần dần phục hồi từ những tác động tiêu cực của vụ việc bằng hành động cụ thể, và nỗ lực thực tiễn cho sự phát triển ổn định của quan hệ Trung-Việt”, Bà Doãn nói trong một tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc.

Vụ án lớn giả danh quân đội giữa thủ đô

 Theo VOA-Bùi Tín/27/06/2018 
Trong một hội nghị công an tại Hà Nội. Hình minh họa.
Trong một hội nghị công an tại Hà Nội. Hình minh họa.
Báo Tuổi trẻ, và nhiều tờ báo khác trong nước, ra ngày 20/6 tiết lộ về một vụ án lớn rất kỳ lạ, hấp dẫn, nhưng sau đó không có tin gì tiếp theo. Đến nay vẫn không thấy vụ án bị khởi tố. Đây là điều bí hiểm cần tìm hiểu.
Bản tin lọt lưới nói lên những điều gì?
Xin tóm tắt: Tại quận Từ Liêm, thủ đô Hà nội, từ đầu năm 2016, có một nhóm người do Hoa Hữu Long, 54 tuổi, tốt nghiệp đại học xây dựng, cùng vợ là Cao Thị Kim Loan 48 tuổi, và một số bạn, là Nguyễn Minh Sơn 47 tuổi sống ở quận Cầu Giấy, Mạc Phúc Hải 54 tuổi sống ở quận Ba Đình cùng Phùng thị Thanh Hoa 40 tuổi sống ở quận Từ Liêm, Đậu Thị Hương 49 tuổi sống ở phường Khương Thượng, tự nhận là người của một công ty lớn trực thuộc bộ Quốc Phòng mang tên « Tập đoàn Đông Dương » chuyên làm nhiệm vụ thầu những dự án lớn của Nhà nước, rất cần tuyển người cho công ty, có lương cao, phụ cấp hậu hỹ. Chúng cũng có quan hệ lừa đảo với các công ty dân sự.
Nhóm người này in ra đủ các giấy tờ cần thiết của Công ty và Tập đoàn Đông Dương, kiếm và may đủ loại quân phục với các bộ quân hàm, huân chương như thật.
Hoa Hữu Long mang quân phục và quân hàm Thiếu tướng quân đội làm việc tại Bộ Quốc phòng, Đậu Thị Hương không nghề nghiệp đóng vai Đại tá rồi Thiếu tướng Công An biệt phái tại tập đoàn, những người khác đều là sĩ quan với đủ loại giấy tờ chứng minh thư giả.
Theo điều tra ban đầu, suốt trong 2 năm rưỡi hoành hành trên đất thủ đô và vùng lân cận, nhóm này đánh lừa được gần 1 ngàn người nhẹ dạ cả tin nộp tiền để mong có được công ăn việc làm khá giả trong công ty và Tập đoàn ma này. Ai cũng hy vọng được làm việc trong cơ quan kinh tế của bộ Quốc phòng, vừa có uy tín lại có lương cao.
Mỗi người xin việc phải chi từ 65 đến 150 triệu. Các món tiền này được thu mà không cấp biên lai, viện cớ đây là tập đoàn lớn của bộ Quốc phòng, phải giữ bí mật quân sự. Nhóm này đã thu và chia nhau số tiền chừng 14 tỷ đồng.
Vụ án lớn có nhiều tội phạm và hàng ngàn nạn nhân bị lừa gạt kéo dài hơn 2 năm ở giữa thủ đô Hà Nội cho ta thấy điều gì và đặt ra nhiều câu hỏi lớn.
Vì sao bộ máy an ninh đông đảo từ thành phố xuống các quận huyện, phường xã, hàng vạn sỹ quan và nhân viên an ninh, từ cấp tướng, đại tá, thượng tá, trung tá đến hàng ngàn sĩ quan cấp úy và quân lính an ninh rải khắp nơi lại tê liệt cảnh giác, để nhóm này hoạt động lừa đảo một thời gian dài đến vậy, làm hại cho nhiều dân lành đến vậy, đến gần đây mới bị phát hiện.
Suốt hơn 2 năm, nhóm này ngang nhiên hoạt động.
Tại cuộc họp quốc hội mới đây, không một đại biểu nào nhắc đến vụ án lớn này. Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương vừa có phiên họp quan trọng cũng không nhắc gì đến vụ án lớn này! Đây là một điều bí hiểm.
Ở các nước dân chủ văn minh, giữa thủ đô, để xảy ra vụ án lớn kéo dài làm thiệt hại cho nhiều công dân đến vậy, chắc chắn chủ tịch thành phố, tư lệnh thủ đô và giám đốc công an đã bị mất chức và chịu kỷ luật rất nghiêm. Cả đến Bộ trưởng quốc phòng và Bộ trưởng công an cũng có phần trách nhiệm.
Để xem một vụ án quan trọng về chính trị và hình sự như thế đến bao giờ mới bị khởi tố và xét xử.

Vài suy nghĩ về bạo lực

Theo VOA/27/06/2018 
Will Nguyễn bị kéo trên đường phố Sài Gòn trong một cuộc biểu tình.
Will Nguyễn bị kéo trên đường phố Sài Gòn trong một cuộc biểu tình.
Về bạo lực, tôi nghĩ đến ba điều chính: một, nguồn gốc; hai, tiến hoá; ba, chuyển hoá.
Nguồn gốc của bạo lực có từ thời tiền sử, thời ăn lông ở lỗ, từ lúc con người hiện hữu trên thế gian này. Con người là một động vật, như bao động vật khác, nhưng thông minh hơn và bạo lực hơn nhiều. Để chống chọi với thiên nhiên đầy hiểm nguy và bạo lực chung quanh, trong đó có các loài thú dữ tợn hơn rình rập mọi lúc, cũng như với các gia đình hay bộ tộc khác (hay về sau này quốc gia hay liên quốc gia) luôn cạnh tranh và đe dọa, con người thời đó không có sự chọn lựa nào khác hơn là dựa vào sức mạnh bắp thịt để sống còn. Họ không có khả năng và cũng không thể nói lẽ phải với người khác, cái chưa hề hiện hữu. Thành phần nào bạo lực hơn và biết tính toán để tổng hợp được sức mạnh hơn, thì có khả năng tồn tại. Bộ não của con người thời đó phát triển về mặt cảm xúc nhiều hơn lý trí. Nói tóm lại, bạo lực là đặc tính, là bản chất của con người, trước đe doạ sống còn.
Qua thời gian, qua quá trình tiến hoá, con người trở nên “văn minh” hơn. Họ biết kết đoàn và liên minh để tổ chức làm việc, để cùng nhau xây dựng những nền tảng chung, luật lệ chung, về mặt vật chất và tinh thần, hay nói chung là nền tảng giá trị và quyền lợi chung, để cùng nhau bảo vệ những hiểm họa có thể đe dọa đến sự sống còn không phải chỉ cho cá nhân, gia đình hay bộ tộc họ, mà còn cho dân tộc, đất nước họ đang sống. Họ biết học hỏi những cái hay cái mới, và biết rút tỉa kinh nghiệm từ những thất bại trong quá khứ. Qua thời gian bộ óc con người phát triển hơn về mặt lý trí, lý luận, từ đó giúp họ suy nghĩ khoa học hơn. Có tiếng nói, có ngôn ngữ, có chữ viết v.v… để truyền đạt thông tin, để “truyền thông” nhau, nên hiểu nhau nhiều hơn, và hiểu lầm ít hơn, tránh bớt những xung đột bạo lực không cần thiết. Những điều này phần lớn chỉ xảy ra trong vòng bốn đến năm ngàn năm nay thôi. Tức là từ khi chúng ta gọi chung là có văn minh. Trước đó nó không được như vậy.
Tuy thế, những hiểm nguy và mối đe doạ đối với con người vẫn hiện hữu, ở mức độ và tốc độ khác nhau. Càng thông minh, con người càng chế ra bao nhiêu vũ khí và dụng cụ khác nhau để tiêu diệt nhau và tiêu diệt hàng loạt. Tâm lý sợ hãi của con người văn minh cũng khác, nhất là khi người ta phải nghe, thấy hoặc đọc từ vô số nguồn thông tin “tiêu cực” tràn ngập từ trong nhà ra đến ngoài xã hội. Do đó nỗi sợ hãi và bất an trước những thay đổi to lớn vẫn lấn át bộ não. Khi bị chỉ trích, khiêu khích hay đe dọa tính mạng, phần của não có tên là amygdala, đóng vai trò như cái chuông trong bộ não, nhận diện mối đe dọa như sống chết, nên la lên cần phải “chiến đấu hay chạy trốn” (fight or flight response). Trong tình trạng đó, Amygdala chiếm cứ phần cao trung của bộ não, điều khiển “hành động trước, suy nghĩ sau”, và đóng băng phần não chịu trách nhiệm về lý luận phân tích. Qua thời gian, bộ não được cài đặt chương trình như thế, và vận hành như thế, một cách vô ý thức [1].
Mặc dầu trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc chiến tranh lạnh cũng như bao nhiêu cuộc nội chiến, tàn sát và diệt chủng ở mức độ tàn khốc diễn ra trong thế kỷ 20, mức độ bạo lực tổng thể đã gia giảm đáng kể so với trước đây, đặc biệt là từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến nay. Tuy thế, tính chất bạo lực vẫn tiềm ẩn trong con người, ngay cả những người đang sống trong các quốc gia văn minh hàng đầu như Hoa Kỳ, chẳng hạn. Theo thống kê năm 2015 thì có 372 vụ xả súng (mass shooting), khiến cho 475 người bị giết và 1.870 người bị thương [2]. Tính theo tỷ lệ thì số người bị giết vì súng tại Hoa Kỳ nhiều gấp 30 lần so với Anh. Từ năm 1968 đến năm 2011, có 1,4 triệu người chết vì súng, trong khi đó chỉ có 1,2 triệu người chết trong mọi cuộc xung đột từ chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ đến cuộc chiến Iraq. Các tội phạm mang tính bạo lực, từ giết người, hiếm dâm hoạc xâm phạm tình dục, cướp bóc và bạo hành, chỉ vào năm 2015 thôi, đã là 1,25 triệu vụ [3].
Bạo lực, nhất là bạo lực gia đình, là khá phổ biến trong mọi nền văn hoá. Nhưng điều oái ăm là nó lại phổ biến nhất trong những nền văn hoá đề cao giá trị gia đình. Bạo lực lại duy trì bạo lực. Cái vòng luẩn quẩn của bạo lực sẽ không có lối thoát nếu không nhìn ra được và không ý thức được phương cách giải quyết nó.
Nếu lòng tốt và sự tử tế ảnh hưởng tích cực và sâu rộng lên con người chung quanh, thì ngược lại, bạo lực mang tính truyền nhiễm nhanh và mạnh.
Theo các nghiên cứu năm 2016, thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ có khả năng lên đến 183 phần trăm gây nên bạo lực nếu một trong những người bạn của họ đã phạm tội đó [4]. Những người nghĩ đến bạo lực hay sử dụng bạo lực thường tìm đến nhau, và các mạng lưới xã hội như thế là nơi dung dưỡng bạo lực. Nghiên cứu này kết luận rằng một người tiếp xúc với bạo lực thường có nguy cơ dẫn đến bạo lực hơn là một người không bị ảnh hưởng bởi vòng truyền nhiễm này. Một khi bạo lực bắt đầu với các mạng lưới xã hội này, nó có nguy cơ lan rộng đến toàn thể thành viên trong mạng lưới. Bạo lực từ một người có khả năng ảnh hưởng lan rộng đến hai độ xa cách (bạn của bạn) như gây thương tích trầm trọng, ba độ xa cách (bạn của bạn của bạn) như sử dụng vũ khí, và bốn độ xa cách (bạn của bạn của bạn của bạn) như đánh nhau nặng nề.
Kết luận của các nghiên cứu này có thể giải thích các hành động bạo lực mang tính tập thể, từ khủng bố, các cuộc cách mạng chính trị, và những cuộc đấu đá giữa các băng đảng.
Để gia giảm hay chấm dứt bạo lực trong xã hội, nó cần phải bắt đầu từ mỗi một người, bởi một người là đã có khả năng gây nên bạo lực và lan tràn đến tất cả các thành viên trong mạng lưới xã hội đó.
Làm sao để chuyển hoá bạo lực cho một tập thể, một cộng đồng, một quốc gia? Nhất là một quốc gia mà chế độ cầm quyền lại chủ trương dùng bạo lực để cai trị, đàn áp mọi tiếng nói phản biện? Đề cao lý trí hơn cảm xúc là một cách, cũng như việc đề cao khả năng sử dụng trí cảm (emotional intelligence) là điều cần thiết và hệ trọng hiện nay. Ai cũng có cảm xúc, nhưng biết sử dụng nó, biết chuyển hoá những cảm xúc tiêu cực sang tích cực, chứ không tránh né nó, là phương pháp hữu hiệu. Đeo nơ trắng (white ribbon) để ủng hộ tinh thần chống lại bạo hành gia đình cũng là một cách hay để gây ý thức. Và còn bao nhiêu cách sáng tạo và độc đáo khác để nói không đối với bạo lực. Điều thiết yếu là phải ý thức được rằng bạo lực nó rất là nguy hiểm và dễ lan truyền, nó lan rất nhanh và rất mạnh. Hơn nữa, một người kiểm soát được từng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình là điều rất khó. Khó hơn nữa là vì người đó có thể kiểm soát được mình, nhưng không kiểm soát được người khác. Và khi bị kích động mạnh thì ai có thể điều khiển được mình hay người khác, nhất là khi chưa có kinh nghiệm từng trải và chưa chuẩn bị tinh thần?
Một số kết quả nghiên cứu trên có thể hữu dụng trong trong trường hợp Việt Nam. Trong và sau các cuộc biểu tình chống Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng vừa qua, vấn đề bạo lực một lần nữa được bàn cãi sôi nổi, nhất là trên mạng xã hội. Có nhiều người trước đây không hề cổ võ cho bạo lực, nhưng khi thấy người biểu tình bị đàn áp thô bạo, nó làm cho họ suy nghĩ lại lập trường bất bạo động như thế có thật sự hiệu quả không và đúng đắn không. Rồi cũng có những người khác nặng lời hơn cho rằng kêu gọi bất bạo động để chống chế độ phi nhân, vô pháp và tàn bạo thì là ngu đần, hèn nhát và nguỵ trá.
Thay vì phân tích chính đáng về ích lợi hay thiệt hại của bạo lực hay ôn hoà, rất nhiều người Việt thường có khuynh hướng lên án kết tội, xem mình như quan toà, mà không dựa vào bằng chứng hay nghiên cứu khoa học. Cảm tính vẫn cứ tiếp tục lấn át các tranh luận bấy lâu nay.
Những cuộc biểu tình chủ trương ôn hoà tại Việt Nam, chẳng hạn như những cuộc quy tụ vài chục ngàn người của các tôn giáo trong thời gian qua, chứng minh sức mạnh của tinh thần và niềm tin vào lẽ phải.
Không những thế, đấu tranh bất bạo động sẽ giúp cho người đấu tranh kỷ luật hơn về tinh thần, hiểu biết hơn về lý trí, bảo toàn được lực lượng và ý thức hơn về mục tiêu đấu tranh. Chế độ cầm quyền vô cùng lo sợ sức mạnh của lẽ phải. Những người như Trần Huỳnh Duy Thức hay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, không có đến một tấc sắt trong tay, nhưng chế độ đã kết án họ 16 và 10 năm tù. Sức mạnh của lý lẽ, của lời nói, của sự thật, tuy chưa nhưng rồi một ngày nào đó sẽ chiến thắng họng súng, lưỡi gươm.
Không còn con đường nào khác ngoài đấu tranh bất bạo động nếu muốn thay đổi Việt Nam theo chiều hướng tốt hơn. Các cuộc đấu tranh bất bạo động thành công của Mohandas Gandhi, Martin Luther King là những bài học đáng noi theo cho con đường Việt Nam. Lẽ ra Việt Nam có thể đi trước các quốc gia này, vì chúng ta có cụ Phan Chu Trinh, người cổ võ cho tri thức và bất bạo động. Nhưng văn hoá bạo lực đã thấm quá sâu vào dân tộc Việt Nam.
Đã đến lúc chúng ta cùng đồng lòng quyết tâm đề cao tinh thần ôn hoà nhưng vô úy, tinh thần bất bạo lực nhưng bất tuân phục đối với cường quyền, vì ba lý do sau đây.
Một, đối đầu với cả một hệ thống quyền lực chuyên sử dụng bạo lực để cai trị, lại đối đầu bằng tinh thần bất bạo động, thật ra là một tinh thần bất khuất, vô uý. Một người có vũ khí trong tay thì còn có thể nghĩ rằng mình tự bảo vệ được khi bị tấn công, dù lập luận hay tâm lý như thế không vững trên thực tế. Trong khi đó, một người không có gì cả ngoài tinh thần bất khuất, lại đối đầu với súng đạn, vũ khí và ngay cả cái chết trước mặt họ, quả là can trường. Những kẻ dùng vũ khí để tấn công những người này, và những người bàng quan chung quanh, sẽ rung động trước tinh thần vô uý như thế. Có thể nó không xảy ra một sớm một chiều, nhưng rồi chắc chắn tinh thần vô uý như thế sẽ lan toả để chôn vùi bạo lực.
Hai, sử dụng biện pháp bạo lực đối với cả một hệ thống quyền lực chuyên sử dụng bạo lực trong hoàn cảnh ngày hôm nay chẳng khác gì trứng chọi đá, hay đá chọi súng. Đó là cuộc đấu tranh bất cân xứng về lực lượng, giữa tỷ lệ một so với một trăm hay một ngàn. Rõ ràng những người đấu tranh có tất cả mọi lý do chính đáng để phẫn nộ, và vì sự phẫn uất chồng chất nên dễ trở thành bạo động qua các cuộc biểu tình này. Nhưng những người đấu tranh bạo động cùng lắm thì chỉ có thể thắng nhất thời, thắng trận đánh, nhưng không thể nào thắng cuộc. Họ sẽ bị nghiền nát bằng bạo lực ngay sau đó. Đó là điều dứt khoát. Như thế, cái thoả mãn cảm xúc nhất thời sẽ gây thiệt hại cho mục tiêu chiến lược lâu dài.
Ba, với sự bất cân xứng về tương quan lực lượng hiện nay, cuộc đấu tranh sẽ không đưa đến kết quả mong đợi nếu không có các thành phần khác trong xã hội nhập cuộc. Nhiều thành phần xã hội khác sẽ nhập cuộc nếu có lãnh đạo và tổ chức, và phải bằng phương pháp bất bạo động. Nghĩa là khi họ có được hy vọng là có những tổ chức chính trị đủ khả năng, tầm nhìn và phương thức đấu tranh để đem lại thay đổi, đem lại thắng lợi, nhưng ít tổn thất và xáo trộn, thì họ sẽ mạnh dạn hơn để tham gia. Đa số không muốn ủng hộ cho một thay đổi mà họ không rõ sẽ đi về đâu, hay bạo loạn và bất ổn. Xu hướng chung, và tâm lý chung, của mọi xã hội đều như thế. Lịch sử đất nước Việt Nam đã triền miên trong khói lửa, chiến tranh và hận thù, và không còn mấy ai muốn nó tiếp diễn như thế nữa. Bao nhiêu mất mát chồng chất để được gì? Nếu chủ trương bạo động, dù có thành công đi nữa, thì khi lên nắm quyền họ có tự động chuyển hoá sang ôn hoà và dân chủ không?
Do đó những người điều hợp và phối hợp đấu tranh hiện nay cần giữ vững niềm tin sắc son vào bất bạo động. Cương quyết, kỷ luật và không nao núng tinh thần trước bạo lực là điều rất khó. Bạo động, như đã nói trên, dễ bùng nổ và lan truyền nhanh như lửa hoang, nhất là trong xã hội và môi trường đã bị dồn nén quá lâu mà áp xuất chỉ chờ dịp bùng nổ. Cho nên nếu không giữ vững nguyên tắc và kỹ luật khắc khe về đấu tranh bất bạo động trong hàng ngũ đấu tranh thì những kẻ cầm quyền chỉ cần lý do như thế để dập tắt. Có khi chính họ tạo ra cái cớ như thế, và họ thừa khả năng và thủ đoạn để làm chuyện đó. Tất nhiên đấu tranh bất bạo động thì vẫn sẽ có đàn áp. Vẫn sẽ tiếp tục có đổ máu. Nhưng mọi cuộc đấu tranh đều theo quy trình đó. Đàn áp bằng bạo lực càng gia tăng khi càng nhiều người dân nhập cuộc cũng là lúc sự cáo chung của chế độ độc tài đang đến gần.

Phạm Phú Khải
Úc Châu, 26/06/2018
Tài liệu tham khảo:
1. Laura Delizonna, “High-Performing Teams Need Psychological Safety. Here’s How to Create It”, Harvard Business Review, 24 August 2017.
2. BBC, “Guns in the US: The statistics behind the violence”, BBC, 5 January 2016.
3. Statista, “Violent crime in the U.S. - statistics & facts”, The Statistics Portal, accessed on 23 June 2018.
4. Christopher Bergland, “Why Is Violence So Contagious?”, Psychology Today, 26 December 2016.

Luật ‘bịt miệng’ và ‘xiết cổ’, nhân quyền sẽ ra sao?

Theo VOA-Thiện Ý/27/06/2018 
Biếm họa "Dịch chuyển đám mây điện toán" được lan truyền trên Facebook trong thời gian Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng.
Biếm họa "Dịch chuyển đám mây điện toán" được lan truyền trên Facebook trong thời gian Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng.
Theo tin từ Việt Nam, ngày 12-6 vừa qua, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội của nhà nước độc tài đảng trị biểu quyết thông qua với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 1-2019.
Như vậy là sau Luật hình “bịt miệng” nhân dân, nay Đảng và nhà cầm quyền Việt Nam làm thêm Luật An ninh mạng (ANM) để “xiết cổ” nhân dân. Vậy nhân quyền Việt Nam sẽ đi về đâu?
I. Luật hình ‘bịt miệng’, an ninh mạng ‘xiết cổ’ nhân dân
Luật An ninh mạng gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. An ninh mạng được luật này định nghĩa như là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.
Mục tiêu chính hay là “Điểm” mà đảng và nhà đương quyền Việt Nam nhắm tới là để tiêu diệt mọi đối kháng, bảo vệ chế độc độc tài đảng trị hay toàn trị, được thể hiện nơi Điều 8 của Luật An ninh mạng (Các hành vi bị nghiêm cấm), quy định chi tiết sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể, người dùng Internet bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới tính, phân biệt chủng tộc (chỉ là diện làm nhẹ bớt tính “điểm” của Luật cho có vẻ “vô tư”);… Các hành vi như: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.
Như vậy có thể nói bao lâu nay đảng và nhà đương quyền Việt Nam đã dùng Bộ Luật hình sự (áp dụng nhiều nhất là các Điều 79: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Điều 83: Tội tuyên truyền chống Nhà nước; Điều 89: tội phá rối an ninh trật tự…) để “bịt miệng” nhân dân trên không gian thực địanay làm thêm luật An ninh mạng để có thêm công cụ pháp lý “xiết cổ” người dân dám có lời nói, hành động, bài viết, phim ảnh chuyển tải trên không gian mạng bất cứ điều gì bất lợi cho chế độ độc tài toàn trị, dù đó là sự thật cũng đều bị gán ghép là “ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân…” ; bị kết tội sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước…” .
Vì rằng, mục tiêu chính hay là “Điểm” trên đây của cái gọi là “Luật An ninh mạng” đã được chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của cái gọi là “Đảng CSVN” không cần che dấu, đã “nói toạc móng heo” trong một cuộc tiếp xúc với dân mới đây, đại ý rằng đã đến lúc không thể để cho cư dân mạng tự do nói xấu, xuyên tạc “Đảng và nhà nước ta”, phải bị trừng trị đích đáng để bảo vệ chế độ, bảo vệ thanh danh (ảo) của lãnh tụ và uy tín (vốn không có) của các lãnh đạo “Đảng và Nhà nước ta” (chứ không vì quyền tự do ngôn luận, tư tưởng của nhân dân như Hiến pháp hiện hành của chế độ quy định. Tất nhiên rồi)
II. Nhân quyền Việt Nam đi về đâu?
Tất cả những quy dịnh trong Luật An ninh mạng và lời tái khẳng định của Ông Tổng Trọng (xin đừng lầm với tên gọi Chánh Tổng, Lý Trưởng trong làng xã Việt Nam xưa dưới thời thưc dân Pháp đô hộ),thực sự đã không làm ai ngạc nhiên. Vì đó vốn là bản chất của một chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị, vận dụng triệt để luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lê, rằng Luật pháp chỉ là công cụ pháp lý của giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước để áp bức, bóc lột giai cấp bị trị. Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là giai cấp bị trị đang bị giai cấp thống trị độc quyền là các cán bộ đảng viên CS áp bức bóc lột toàn diện, trong đó có các quyền tự do dân chủ, nhân quyền,
Không ngạc nhiên, nhưng người dân Việt Nam rất phẫn nộ.
- Vì Quốc hội Việt Nam mang danh là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, hưởng lương bổng bằng tiền thuế của dân, mà đã theo lệnh của Đảng cầm quyền làm ra Luật ANM phản dân chủ, trái với ý dân, vi phạm trắng trợn các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền cơ bản, trong đó có quyền tự do tư tưởng, truyền thông… được chính Hiến pháp hiện hành của chế độ quy định.
-Vì Nhân dân phải đóng thuế chi trả quá nhiều cho một đạo luật làm ra để chống lại các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình trên lãnh vực truyền thông, tự do tư tưởng; uất ức vì phải chi trả một số tiền quá lớn, từ khi khởi sự Dự luật ANM được chính phủ đưa qua quốc hội năm 2014, qua thời gian dài bốn năm nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến dân chiếu lệ (cho có vẻ dân chủ) đến ngày biểu quyết thông qua 12-6-2018. Chưa hết, tốn kém còn nặng nề hơn khi đi vào thực hiện Luật ANM, ngân sách quốc gia còn phải chi trả trong một thời gian lâu dài (Điều 35. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạngcho một đội quân hàng chục ngàn người bên công an, quân đội, các ban ngành chính quyền các cấp mang tên “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng” để theo dõi, rình rập bắt bớ bỏ tù nhân dân vi phạm Luật ANM (Điều 30. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng)
Vì thế nhân dân bị trị đã không ngạc nhiên mà chỉ bất bình, phẫn nộ, phản kháng tự phát bằng các cuộc xuống đường biểu tình tràn lan khắp đất nước trong nhiều ngày qua chống “Luật An ninh mạng” (phản dân chủ) cùng lúc chống “Luật Đặc khu kinh tế” (Phản quốc). Hiện tượng này Ông Tổng Trọng và các đồng chí môn đồ chủ nghĩa Mac-Lê hơn ai hết chắc phải biết nó nằm trong phạm trù quy luật đấu tranh giai cấp, rằng “Ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh” và rằng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Người viết xin thêm “Một chế độ thiết lập bằng bạo lực, duy trì bằng bạo lực, thì sớm muộn cũng bị hủy diệt do tự bản chất và do sức mạnh vùng lên của những con người bị áp bức, bóc lột” (1)
Vậy sau luật ANM “xiết cổ” nhân dân, tăng cường cho Luật Hình sự “bịt miệng” nhân dân bấy lâu nay,nhân quyền sẽ đi về đâu?
Ai cũng có ngay câu trả lời tổng quát là, nhân quyền Việt Nam tiếp tục bị đảng và nhà đương quyền bác đoạt, chà đạp mạnh mẽ, ác liệt hơn nữa. Thế nhưng không chỉ là niềm tin mà là một thực tế, rằng tương lai nhân quyền vẫn sống hùng, sống mạnh và tồn tại vĩnh viễn trong lòng người dân Việt Nam, trên đất nước Viêt Nam; vì chế độ nào rồi cũng qua đi, Dân là vạn đại, dân tộc, đất nước là trường tồn vĩnh cửu. Vì đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, bất khả triệt tiêu của con người. Bởi đó là “một thực thể bất khả phân. Có con người là phải có tự do và nhân quyềnthiếu nó con người sẽ sống trong lo âu sầu tủi và nhân phẩm bị hạ thấp ngang tầm loài vật”! (2)
III. Kết luận
Vì vậy, dù đảng và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị hiện nay có làm thêm nhiều luật kiểu Luật ANM, để mở rộng không gian, tăng cường mọi biện pháp răn đe nhằm bác đoạt nhân quyền và các quyền dân chủ, dân sinh của người dân, cuối cùng cũng sẽ thất bại hoàn toàn. Bởi vì, lịch sử và thực tế đã chứng minh rằng, mọi công cụ pháp lý, Tòa án, nhà tù, pháp trường của giai cấp thống trị trong chế độ độc tài các kiểu như độc tài toàn trị CSVN không làm giảm ý trí đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của giai cấp bị trị là người dân. Trái lại, thực tế rồi dây trong những ngày tháng tới, sức sống và sự trường tồn của nhân quyền tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ hơn qua những tiếng nói đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, thể hiện bất đồng chính kiến, tố cáo, vạch trần những sai trái của chế độ và các quan chức trong giai cấp cán bộ đảng viên cầm quyền vẫn vang lên mạnh mẽ, nhân rông hơn; không từ một cá nhân, một nhóm vài ba chục mà lan rộng đến hàng triệu để sau cùng đến hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam. Đó là sự toàn thắng và tất thắng của tự do, dân chủ và nhân quyền đối với chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị tại Việt Nam.
Thiện Ý
Houston, ngày 26-6-2018
GHI CHÚ:
  1. và (2): Trích “Tuyên ngôn Nhân Quyền Việt Nam 1977” do người viết khởi thảo.
  2. Những Điều khoản trích dẫn Luật An ninh mạng.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Điều 35. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng
1. Kinh phí thực hiện hoạt động bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện hoạt động bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài cơ quan nhà nước do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.

Nhà nước phải trả dân món nợ lưu cữu 72 năm

Theo VOA-Bùi Tín/26/06/2018  
Dân Bình Thuận đối mặt cảnh sát cơ động trong cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu tại Bình Thuận.
Dân Bình Thuận đối mặt cảnh sát cơ động trong cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu tại Bình Thuận.
Các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, qua thay đổi các năm 1959, 1980, 1992 và 2013, cả thảy 5 bản Hiến pháp đều ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ người công dân, bao gồm quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp (biểu tình), tự do cư trú, đi lại, tín ngưỡng, tự do thân thể, thư tín, nhà ở, tự do bầu cử, ứng cử, bãi miễn, phúc quyết hiến pháp, có quyền tư hữu và có nền tư pháp độc lập.
Nền nếp nắm chính quyền quy định ngay sau khi Hiến pháp được ban bố và trước khi có hiệu lực, các cơ quan lập pháp và hành pháp (Quốc hội và Chính phủ) phải cụ thể hóa các điều khoản của Hiến pháp, hướng dẫn cách thực hiện triệt để nghiêm cách nhưng không được trái với tinh thần của Hiến pháp.
Chính do đó, từ lâu đã có những đạo luật về xuất bản, báo chí, về cư trú, xuất nhập cảnh, tư do tín ngưỡng, bầu cử và ứng cử, và gần đây có cả luật về trưng cầu dân ý, một tiến bộ rõ rệt nhưng đáng tiếc là chưa hề đưa ra thực hiện, như đối với 2 dự luật Đặc Khu và An ninh mạng vừa qua!
Một lỗ hổng lớn tồn tại từ sau khi công bố bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 là chưa hề có đạo luật nào về Hội họp, Biểu tình cho nên cái quyền hiến định này cứ « lửng lơ con cá vàng », dân cứ việc thực hiện, đảng cứ việc tảng lờ, trên thực tế là ngăn cản, còn đàn áp trừng phạt bằng bạo lực.
Đây là một món nợ tinh thần cực kỳ nghiêm trọng, Nhà nước độc đảng ngang nhiên chà đạp hiến pháp, thủ tiêu quyền công dân được hiến pháp bảo vệ, trong khi theo văn bản Hiến pháp năm 1992 « Đảng Cộng sản gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình ».
Có thể nói lãnh đạo đảng đã cố tình bỏ quên trách nhiệm của mình là đôn đốc quốc hội và chính phủ thảo ra bộ Luật về tự do Hội họp, biểu tình, một quyền hiến định mà hầu hết nhân dân các nước khác đều có quyền thực hiện một cách ôn hòa phổ biến. Đây là món nợ lưu cữu hơn 72 năm mà đảng và Bộ Chính trị phải sớm trả lại cho nhân dân.
Là một chính đảng tự vỗ ngực nắm trọn quyền lãnh đạo Nhà Nước, Bộ chính trị phải chủ động trả món nợ lớn này cho dân, nếu không tự họ đã tự từ nhiệm là lực lượng lãnh đạo, tự đánh mất tính chất lương thiện chính đáng của chính mình.
Dù Luật biểu tình chưa ban hành, nhân dân càng tự xác định có quyền thực hiện đầy đủ quyền hiến định ấy, sư chậm trễ là lỗi của chính quyền độc đảng chà đạp hiến pháp, phủ nhận quyền ghi trên hiến pháp là đạo luật Mẹ, cao nhất.
Luật Biểu tình đã được thảo luận tại quốc hội rồi bỏ lửng chỉ là vì bộ chính trị sợ nhân dân biểu tình chống Trung Quốc, lột trần thái độ xấu xa « hèn với giặc, ác với dân » của họ. Khi Trung Quốc đưa tàu HD 981 vào khoan dầu trong vùng biển nước ta, đã làm nổ ra các cuộc biều tình xuống đường ôn hòa nhưng quyết liệt, Bộ Chính trị liền ra lệnh đàn áp, bát bớ dọa nạt. Với vụ Formosa gây ô nhiễm nặng cả vùng ven biển miền Trung, nhân dân cùng xuống đường biểu tình quyết liệt, cũng bị đàn áp và trả thù. Nay việc 2 dự thảo Luật Đặc khu và An ninh mạng phục vụ cho bọn bành trướng lấn đất, bịt mồm dân bị nhân dân cả nước tổng biểu tình khắp các vùng từ Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Thuận, Đak Lak, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, bị đàn áp rất tàn bạo, bị bắt bớ tràn lan, gây nên căm phẫn lớn trong nhân dân, tạo nên cao trào chống bành trướng và tay sai của chúng hiện nay. Họ càng trì hoãn Luật, dân càng khẳng định quyền biểu tình của mình.
Chính đó là lý do vì sao mới đây ngày 19/6 khi ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước phát biểu « theo tôi Luật biểu tình là cần thiết, tôi đề nghị quốc hội ban hành Luật này » được báo Tuổi trẻ đăng lại đã bị xóa bỏ ngay sau đó, chắc là theo lệnh của tổng bí thư và Ban Tuyên huấn TƯ, những kẻ mẫn cán nhất trong cúc cung phục vụ Bắc triều, tự cho mình cái quyền tối cao đè đầu ông Chủ tịch nước, lập công với ông chủ Tập Cận Bình của họ.
Chính do thái độ phục vụ bành trướng như thế nên có vẻ như Bộ Chính trị quyết gò ép ông Trầ Đại Quang phải sớm ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng đã bị ép thông qua và tiếp tục ép quốc hội thông qua Luật Đặc khu vào tháng 10 tới.
Nhân dân sẽ đáp trả bằng những cuộc tổng biểu tình rộng khắp quyết liệt gấp bội nhưng ôn hòa không cần bạo lực, quyết đòi họ phải ban hành Luật Biểu tình, món nợ quá hạn quá lâu, hủy bỏ hẳn 2 đạo Luật phi pháp phục vụ bọn bành trướng.
Chính trường Việt Nam sẽ náo động lôi cuốn hàng triệu người mới thức tỉnh vẫy gọi nhau xuống đường nói không với 2 đạo Luật bán nước, nói không với thái độ nhu nhược đê hèn của lãnh đạo đi với quân giặc chống nhân dân, phản lại dân tộc, phản lại đất nước. Chúg ta có chính nghĩa ngời sáng, gắn bó chặt chẽ với thế giới dân chủ văn minh.

‘Cách Mạng Mùa Hè’ Việt Nam sẽ thành công?

 Theo VOA-Nguyễn Quốc Khải/26/06/2018 
Tusisia và sự kích hoạt của "Mùa Xuân Ả Rập".
Tusisia và sự kích hoạt của "Mùa Xuân Ả Rập".
Trong hai tuần vừa qua ở Việt Nam đã bùng lên nhiều cuộc biểu tình lớn tại Hà Nội, Saigon, và nhiều thành phố khác. Những người đi biểu tình đã trương lên những biểu ngữ và hô lên những khẩu hiệu chống Luật Đặc Khu Kinh Tế nhắm cho thuê đất một thời gian rất dài lên đến 99 năm và Luật An Ninh Mạng nhắm kiểm soát việc sử dụng các mạng thông tin hầu tiêu diệt quyền tự do ngôn luận. Một vài biểu ngữ và bích chương kêu gọi dân chống lại chế độ cộng sản.
Những cuộc biểu tình này, lớn chưa từng thấy kể từ khi CSVN lên nắm quyền cai trị đất nước từ 1975, đánh dấu khởi đầu của một cuộc cách mạng Mùa Hè ở Việt Nam. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy rằng cuộc cách mạng dân chủ này có nhiều hi vọng thành công. Như chúng ta sẽ thấy trong bài phân tách này, cuộc Cách Mạng Mùa Hè 2018 ở Việt Nam khác với cuộc cách mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc, mặc dù cả hai có cùng một mục tiêu giống nhau: chống nô lệ độc tài, xây dựng tự do dân chủ.
Tại sao cuộc Cách Mạng Mùa Hè ở Trung Quốc thất bại?
Cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc bắt đầu với những cuộc biểu tình của sinh viên vào cuối năm 1986 và đầu năm 1989 vì sự bất mãn với tình trạng tham nhũng lớn lao và lan rông ở cấp cao trong chính phủ, con cái những viên chức này được hưởng nhiều đặc ân, ngân sách thiếu hụt kinh niên, nạn lạm phát đáng kể (40% - 50% hàng năm), và chênh lệch giầu nghèo quá lớn trong xã hội. Cuộc cách mạng này bùng nổ lớn vào ngày 17-4-1989 khi khoảng 600 giáo sư và sinh viên đến đặt vòng hoa tại Quảng Trường Thiên An Môn để tưởng niệm cố Tổng Bí Thư Cộng Sản Trung Quốc Hu Yaobang, một người chủ trương cải cách, vừa qua đời trước đó hai ngày. Nhiều sinh viên khác đã kéo đến tham dự ngày càng đông trong bảy tuần lễ liên tiếp. Đoàn người biểu tình đòi hỏi chánh quyền đánh giá lại di sản của Ô. Hu Yaobang, các viên chức chánh quyền phải kê khai lương bổng và tài sản, bãi bỏ chánh sách kiểm duyệt báo chí, tăng lương cho những nhà trí thức, và tăng ngân sách quốc gia về giáo dục.
Chánh quyền lên án những cuộc biểu tình, ban bố tình trạng khẩn trương và ra lệnh thiết quân luật vào ngày 20-5-1989. Tuy nhiên những biện pháp này không những vô hiệu mà còn làm tăng sự ủng hộ của dân chúng đối với sinh viên. Ngoài ra cuộc viếng thăm Trung Quốc của Chủ Tịch Nga Xô Mikhail Gorbachev trùng hợp vào thời gian này làm tăng khí thế của sinh viên. Sau cùng bực bội đối với cuộc biểu tình kéo dài, bị làm nhục và lo sợ ngày càng nhiều người ủng hộ phong trào dân chủ, vào ngày 3 và 4, tháng 6, 1989 Ô. Deng Xiaoping, mặc dầu đã về hưu nhưng vẫn sử dụng quyền lực ở hậu trường, theo phe cứng rắn, ra lệnh cho quân đội với 250,000 binh sĩ, hàng trăm xe tăng và xe bọc sắt vây Quảng Trường Thiên An Môn và bắn vào sinh viên để giải tán đám biểu tình ôn hòa. Trước đó, hàng trăm sĩ quan cao cấp trong quân đội đã viết thư cho Thủ Tướng Trung Quốc Lý Bằng từ chối không điều động quân để giết sinh viên.
Một trong những lý do chính làm cho cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc thất bại là vì phong trào dân chủ không tiếp cận tới được giới nông dân và được khối lượng người rất lớn này hưởng ứng. Mặc dù nông dân quan tâm đến nạn tham nhũng lan rộng khắp nơi, lợi tức suy giảm, và tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng, nông dân Trung Quốc, một giai cấp rất nghèo, hài lòng với cải cách kinh tế bắt đầu từ 1979 do Ô. Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Phần lớn những người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh là sinh viên, giáo chức và một số công nhân trong thành phố. Cuộc biểu tình ở Bắc Kinh được ủng hộ của hàng triệu người ở 80 thành phố, nhưng vẫn thiếu vắng khối nông dân. Những người lính bắn vào đám đông sinh viên từng là những nông dân.
Sinh viên Trung Quốc chủ trương đấu tranh bất bạo động vì không đủ lực lượng đối phó với quân đội. Mặt khác sinh viên e ngại rằng bạo động sẽ là cái cớ để chính quyền đàn áp và tin tưởng rằng những sự khác biệt với nhà cầm quyền hiểu biết có thể giải quyết một cách ôn hòa. Sinh viên tổ chức biểu tình tuần hành với 10,000 người đạp xe đạp và tuyệt thực vào lúc Chủ Tịch Xô Viết Mikhail Gorbachev đến Bắc Kinh. Chính cuộc tuyệt thực đã kích động và lôi kéo công nhân thành phố nhập cuộc.
Khối sinh viên là những người ủng hộ dân chủ, nhưng không có ai là chính thức là người người lãnh đạo. Bên trong nôi bộ khối sinh viên có những khác biệt về chiến lược và tư tưởng. Giữa các nhóm sinh viên nẩy sinh ra những va chạm, đặc biệt giữa Bộ Chỉ Huy ở Quảng Trường Thiên An Môn và Liên Hiệp Đoàn Kết Sinh Viên Đại Học Tự Trị. Ngoài ra, về sau có một vài nhóm riêng biệt khác tham gia phong trào, nhưng độc lập với khối sinh viên, như trí thức, ký giả, công nhân, nên việc phối hợp chiến lược càng trở nên khó khăn.
Theo hai sử gia về xung đột bất bạo động Gene Sharp và Bruce Jenkins, cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn cho chúng ta hai bài học chiến lược: (1) Chiếm cứ một địa điểm cụ thể dù mang ý nghĩa quan trọng luôn luôn là một rủi ro đối với những người biểu tình. Tôi hoàn toàn đồng ý về nhận xét này. Chiếm cứ một địa điểm thì dễ nhưng giữ được là rất khó. Nó sẽ trở thành một mục tiêu cố định để chánh quyền dễ dàng tấn công và giải tán; (2) Thất bại trong việc động viên những người trong chánh quyến nhưng bất hợp tác với chánh quyền, bao gồm nhân viên dân sự, quân đội, cảnh sát, công nhân trong ngành viễn thông và chuyên chở.
Mặc dù, cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 ở Trung Quốc thất bại, nhưng ngọn lửa cách mạng vẫn cháy trong tim những người ưa chuộng tự do ở Trung Quốc. Cuộc Cách Mạng Mùa Hè ở Trung Quốc gây ra chấn động trên toàn thế giới, đặc biệt là trong khối cộng sản. Cuộc cách mạng này đã giúp những cuộc cách mạng khác ở Đông Âu thành công và không đổ máu, ngoại trừ ở Romania.
Tổng Thống Nga Xô Mikhail Gorbachev từ chối gửi quân đội Nga giúp các nước Đông Âu dẹp loạn. Lãnh tụ cộng sản Đông Đức Erich Honecker chủ trương dùng giải pháp Công Trường Thiên An Môn để dẹp biểu tình tại Leipzig và Đông Bá Linh, nhưng đã bị chính những cố vấn, kể cả Bộ Trưởng Công An Erick Mielke, can ngăn vì “không thể đánh đập hàng trăm ngàn người”. Kết quả là Bức Tường Bá Linh sụp đổ vào ngày 9-11-1989 và 11 tháng sau nước Đức thống nhất.
Tại sao cuộc cách mạng Mùa Hè ở Việt Nam sẽ thành công?
Ngắn gọn, cuộc Cách Mạng Mùa Hè ở Việt Nam, đã bắt đầu từ 10-6-2018, có nhiều lợi điểm so với cuộc Cách Mạng 1989 ở Trung Quốc để thành công.
Thật vậy, những cuộc biểu tình trong hai tuần vừa qua tại nhiều tỉnh lớn, nhỏ ở Việt Nam cho thấy một điều rất thích thú là những người tham gia thuộc mọi lớp tuổi và giới tính: già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, đàn bà, thuộc mọi giai cấp trong xã hội: thanh niên, học sinh, sinh viên, các bà nội trợ, công nhân, tu sĩ, dân oan bị cướp đất, nghệ sĩ, những người bình thường trong xã hội. Những cuộc biểu tình ở Bình Thuận gồm toàn dân địa phương, phần lớn sống về nghề đánh cá. Điều này chứng tỏ rằng chế độ CSVN hiện nay đã gây chiến với toàn bộ dân Việt. Có những nơi toàn bộ nhà thờ gồm hàng ngàn người kéo nhau đi biểu tình một cách trật tự và ôn hòa. Họ vừa đi vừa hát:
“Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn…”
Một cuộc biểu tình nhỏ bao gồm khoảng 30 công dân bình thường, gồm cả nam và nữ, thuộc Quân 12 của Hà Nội, mặc cùng một loại áo chui đầu mầu lá mạ, đến trước dinh thự của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng biểu tình một cách ôn hòa, trật tự, nhưng ồn ào. Họ nói vọng vào trong dinh rằng “Tham nhũng nhiều quá làm mất nước Bác Trọng ơi”, “Trả tài sản, trả nhà cho dân, Bác Trọng ơi”, “Bác vô tâm vô cảm với dân”, “Cứu dân, cứu nước Bác Trọng ơi”, “Chánh quyền Quận 12 cướp hết tài sản của dân rồi, Bác Trọng ơi.” An ninh đồng phục và thường phục có mặt, ngăn cản không cho dân đến sát hàng rào, nhưng không giải tán đám đông theo những hình ảnh thu nhận được trong hơn 11 phút.
Một điều rất đáng chú ý chưa bao giờ xảy ra trong thời gian gần đây là những cuộc biểu tình này không có ai lãnh đạo cả. Một lý do rất giản dị là CSVN đã bắt giam vào trong tù gần 200 tù nhân lương tâm. Những người đã từng tranh đấu, hết hạn tù, đều bị công an canh gác không cho ra khỏi nhà hoặc thậm chí khóa cửa từ bên ngoài để nội bất xuất, ngoại bất nhập. Đó là trường hợp của LS Lê Thị Công Nhân.
Nhân dân tự động kết hợp cùng nhau tham gia biểu tình. Có những cuộc biểu tình dài đến hơn một cây số. Tại sao những người dân bình thường lại có thể làm nên phép lạ đến như vậy? Chính những vũ khí ác độc chính quyền trao cho người dân tạo nên phép lạ này. Họ đã động đến nọc của toàn dân Việt Nam khi đưa ra Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu Kinh Tế. Luật An Ninh Mạng nhắm bịt miệng dân để bảo vệ đảng, bảo vệ những kẻ tham nhũng. Chính Ông Nguyễn Phú Trọng đã phải xác nhận như thế. Luật Đặc Khu Kinh Tế nhắm cho Tầu thuê đất 99 năm ở ba vị trí chiến lược của Việt Nam: Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú Quốc.
Đối với toàn dân Việt Nam, trong và ngoài nước, Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp. Trước những hành động bán nước cầu vinh của CSVN liên tiếp từ khi có Mật Ước Thành Đô 1990 đến nay, trước sự bất lực của CSVN đối với việc lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam và chém giết ngư dân Việt ở Biển Đông, dân Việt Nam không thể chấp nhận được sự ươn hèn của các nhà lãnh đạo CSVN. Chính nguy cơ mất nước cho giặc Tầu, Việt Nam trở thành một Tây Tạng thứ hai, làm cho toàn thể dân Việt vùng dậy, đoàn kết chống ngoại xâm. Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc không có yếu tố cực kỳ quan trọng này.
Cho đến nay, chánh quyền CSVN đã không ra lệnh giải tán những cuộc biểu tình ôn hòa. Tuy nhiên họ cho công an mặc thường phục trà trộn trong các đoàn biểu tình, theo dõi những người “lãnh đạo”, bắt giữ và đưa những người này về đồn công an để đánh đập và ép cung. Tuy nhiên biện pháp hèn hạ và bất hợp pháp này chỉ làm cho dân chúng căm giận thêm và nhìn chánh quyền và công an như những công cụ của Trung Quốc.
Một yếu tố vô cùng thuận lợi khác mà cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc không có là phương tiên truyền thông tiến bộ như ngày nay với Facebook, YouTube, Internet, điện thoại di động. Mọi người trên thế giới có thể liên lạc với nhau trong nháy mắt, nói chuyện nửa vòng trái đất không tốn một xu. Đặc biệt với YouTube, người ta có thể thấy đầy đủ những cuộc biểu tình ở Việt Nam. Nói chung các mạng xã hội là một yếu tố thuận lợi cho cuộc cách mạng mà cách đây ba thập niên chưa có. Cũng chính vì lý do này mà CSVN đưa ra Luật An Ninh Mạng.
Cuộc cách mạng nào mà không cần tiền vì người cần làm biểu ngữ, in truyền đơn, mua loa phóng thanh, điện thoại, chi phí di chuyển, … CSVN không những trù dập những người đấu tranh cho tự do dân chủ, mà chúng còn trả thù cả những người trong gia đình, làm cho mất việc làm, không cho con cái đi học, … Việc chuyển tiền ngày nay khá dễ dàng. Có nhiều tổ chức và cá nhân hải ngoại và ở ngay trong nước đã chuyển tiền về để yểm trợ cho những gia đình bị CSVN đầy đọa, những nhà tranh đấu cho tự do và công bằng xã hội và những nạn nhân bị công an đánh đập.
Nếu nhìn vào đám đông biểu tình chúng ta sẽ không thể nhận ra ai thuôc giới nghệ sĩ. Nhưng không có sự tham gia của nghệ sĩ sẽ không có cách mạng. Họ thuộc một trong sáu người cần để khởi đầu cho bất cứ một cuộc cách mạng nào: (1) Nhà hoạt động; (2) Trí thức; (3) Nghệ sĩ; (4) Người trong cuộc biết rõ guồng máy cai tri; (5) Thành viên ưu tú bất mãn trong xã hội; và (6) Quần chúng.
Giới nghệ sĩ đã đóng đóng góp rất nhiều cho cuộc Cách Mạng Mùa Hè đã bắt đầu ở Việt Nam. Ảnh hưởng của khối nghệ sĩ này rất to lớn nhưng có thể chúng ta chưa chú ý đến. Tôi muốn nói sự đóng góp vô cùng quý báu của các nhạc sĩ Việt Khang, Trúc Hồ, Nguyệt Ánh, Phan Văn Hưng, Việt Dũng, Nguyễn Xuân Tân, Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Trần Huân, Kiên Thanh. Những bài hát cách mạng đã phá vỡ sự vô cảm của nhiều người Việt và động viện lòng yêu nước của hàng triệu người. Một số bài hát này gồm Việt Nam Tôi Đâu, Trả Lại Cho Dân, Tôi Vẫn Mơ Một Ngày Về, Chúng Đi Buôn, Đáp Lời Sông Núi, Dậy Mà Đi, Phải Lên Tiếng, Triệu Con Tim, Hát Cho Ngày Saigon Quật Khởi, Thề Không Phản Bội Quê Hương, … Chúng ta đã nghe thấy những người biểu tình đã hát một số bài này.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều bài thơ đầy cảm súc sáng tác trong thời gian gần đây để kích động lòng yêu nước, ca ngợi cách mạng như Tổ Quốc Lâm Nguy và Xuống Đường Đi của Trần Quốc Bảo, Ngủ của Thùy Dung, Hãy Chụp Hình Giùm Tôi của Trần Văn Lương. Khi đang viết bài này tôi cón nhận được một câu ca dao đầy ý nghĩa dưới đây của Phong Trào Dân Trị:
Đánh cho chết thói cuồng ngông,
Đánh cho chúng biết đàn ông nước nhà,
Đánh cho chết thói gian tà,
Đánh cho chúng biết đàn bà nước Nam.
Ngược lại, phe chính quyền cộng sản không sản xuất được một bài hát nào, câu thơ nào hay một bích chương trong thời gian gần đây để ca ngợi chế độ độc tài cộng sản hay thiên đường XHCN. Rõ ràng họ đang thua đậm trên mặt trận dân vận và văn hóa.
Một điều đáng ca ngợi là những người biểu tình đã mang nhiều bích chương và biểu ngữ rất chuẩn mực, trình bày sáng sủa và đẹp đẽ. Điều này làm tăng sức mạnh của biểu tình. Tuy nhiên những cuộc biểu tình còn thiếu những biểu ngữ và bích chương bằng tiếng Anh (ngoại ngữ phổ thông nhất hiện nay) để vận động sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài. Phải có người có đầu óc họa sĩ và hiểu biết về Photoshop mới làm được những bích chương mỹ thuật và ý nghĩa. Trong đó phải kể đến những bích chương như “Nó cấm lên mạng thì ta xuống đường,” “Cho thuế đất 99 năm là bán nước,” “Phản đối lưỡi bò Trung Quốc,” “Không đặc khu, không Trung Quốc,” “An ninh mạng thế giới, an ninh mạng Việt Nam,” Hãy dậy đi hỡi đồng bào ơi,” “Cây dù không làm chính trị,” “Luật An Ninh Mạng – Vietnam Cybersecurity Law.”
Luật Đặc Khu Kinh Tế và An Ninh Mạng chỉ là những điểm và là ngòi nổ. Diện là cuộc cách mạng dân chủ. Hiện nay cuộc Cách Mạng Mùa Hè của Việt Nam còn thiếu một biểu hiệu cho mục tiêu cách mạng chung: dân chủ, tư do, no ấm, công bằng xã hội. Trong khi chờ đợi, một số người đã dùng cờ ngũ sắc do LM Nguyễn Văn Lý khởi xướng.
Cuộc nổi dậy của dân Việt ở trong nước đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người Việt khắp nơi ở nước ngoài. Nhiều cuộc biểu tình chống CSVN đã diễn ra ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Anh, Ba Lan, Na Uy, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, và Phi Luật Tân. Chưa bao giờ người ta chứng kiến hiện tượng phản kháng chế độ CSVN lớn lao như vậy.
Môi trường chính trị ở Việt Nam hiện nay rất thuận lợi cho cuộc cách mạng dân chủ. Về mặt nội bộ, Đảng CSVN đã rạn nứt thành nhiều nhóm khác nhau về quyền lợi, chứ không phải vì lý tưởng. Họ còn lý tưởng nào đâu để mà khác biệt. Guồng máy chính trị ngày càng phình to ra, trở nên nặng nề và tốn kém. Chế độ CSVN tin rằng nếu nuôi dưỡng được guồng máy này, đảng sẽ vĩnh viễn tồn tại, nhưng họ quên rằng chỉ có dân mới bảo vệ được đảng mà thôi. Cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, trước thềm Hội Nghị Trung Ương 6 đã tuyên bố phải cách mạng bộ máy chính trị, không có đường lùi. Bộ máy đã trì trệ, chưa nói đến con người. Không ít người toàn ngồi chơi không.
Ngân sách quốc gia phải dành ra 82.1% để trả lương cho viên chức, cán bộ, quân đội và khoảng 5 triệu đảng viên cộng sản. Phần còn lại khoảng 17.9% dành cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, vì quá nhiều người trong sổ lương của nhà nước, ngân sách quốc gia chia ra cho họ không đủ sống, nên mạnh ai “kiếm chác” thêm bên ngoài, tạo ra tham nhũng. Chính quyền thỉnh thoảng lại tăng thuế, bắt dân vô tội è cổ ra nuôi bộ máy chính trị gồm cả 205 tướng công an để đàn áp dân. Bất công ngày càng chồng chất.
Về mặt quốc tế, giản dị là chế độ CSVN hiện nay bị cô lập từ mọi phía. Những lãnh tụ CSVN với âm mưu bán nước cầu vinh, đã nhượng bộ, chịu nhục với Trung Quốc nhiều lần khiến dân Việt tức giận và bất mãn, nhưng vẫn chưa làm hài lòng một đồng chí tham lam. Nga đã bỏ rơi Việt Nam khi tuyên bố ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước kế cận là Campuchia và Lào đều theo Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Kể từ ngày Ô. Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho bắt cóc Ô. Trịnh Xuân Thanh ở Đức, uy tín của Việt Nam xuống dốc thê thảm đối với thế giới, đặc biệt là Âu Châu. Việt Nam chỉ còn một đồng minh thân thiết duy nhất là Cuba. Nhưng quốc gia này không thể tự lo cho chính họ nói chi là giúp Việt Nam, ngoại trừ cho phép những lãnh tụ Việt Nam đến tị nạn chính tri khi có biến. Mỹ xem ra sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam nhưng với những điều kiện khó nuốt đối với những lãnh tụ đang sa cơ thất thế là tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.
Lịch sử cho thấy rằng những lãnh tụ độc tài ít khi nào chịu nhả quyền hành và lợi ích đang nắm trong tay. Do đó những cuộc cách mạng khó có thể kết thúc trong hòa bình. Nhưng vào lúc tuyệt vọng, cuộc thương thuyết cuối cùng có thể đưa đến thay đổi nhanh chóng như trường hợp của cựu Tổng Thống Eduard Shevarnadze của Georgia, nguyên tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Georgia, đã đồng ý từ chức trong một cuộc Cách Mạng Mầu Hồng ôn hòa vào 2003. Lịch sử gần đây cho thấy đây không phải là trường hợp ra đi ổn thỏa duy nhất.
So sánh cuộc Cách Mạng Mùa Hè cùa Việt Nam với một vài cuộc cách mạng ở Á châu và Trung Đông
Tại Nam Dương sau 32 năm cầm quyền, gia đình của Tổng Thống Muhammad Suharto và những bạn bè thân thuộc trở nên rất giầu có trong khi đó những người từng ủng hộ ông trước đây và đa số dân ngày càng nghèo. Nạn tham nhũng và khủng hoảng kinh tế Á châu 1997-1998 làm chánh phủ Suharto ngày càng mất đi sự ủng hộ của dân. Sau khi Ô. Suharto tuyên bố “tái đác cử” thêm một nhiệm kỳ nữa vào tháng 3, 1998, những cuộc biểu tình liên tiếp bùng lên ở nhiều nơi. Xung đột giữa cảnh sát và dân làm hơn 1,000 người bị chết nhưng các cuộc biểu tình tiếp tục lan rộng. Ô. Suharto phải từ chức vào cuối năm 1998 sau khi các tướng Nam Dương bảo đảm cho ông về hưu an toàn. Theo Transparency International, Suharto là một người tham nhũng nhất thế giới trong lịch sử cận đại. Ông đã biển thủ khoảng 15-35 tỉ Mỹ kim trong thời gian cầm quyền.
Tunisia vào đầu thập niên 2010 là một quốc gia nghèo, với nạn thất nghiệp cao, giá thực phẩm cao, tham nhũng lan rộng và không có tự do dân chủ. Dân chúng đã nhiều lần biểu tình phản đối chính phủ. Sau cùng, một người nghèo tên là Mohammed Bouazizi, 26 tuổi, bán rau để nuôi gia đình gồm 8 người tại thành phố Sidi Bouzid, cách thủ đô khoảng 300 cây số. Anh ta không có giấy phép hành nghề, bị cảnh sát tịch thu xe rau và đánh đập. Bouazizi đến trụ sở hành chánh thành phố để than phiền và đòi lại rau, nhưng không được tiếp nên đã tự thiêu ngay trước trụ sở vào ngày 17-12-2010 vì quá uất ức. Tổng Thống của Tunisia là Ô. Ben Ali đã đến bệnh viện thăm Bouazizi vào ngày 28-12 để làm dịu các cuộc biểu tình. Bouazizi đã qua đời vào ngày 4-1-2011.
Tai nạn này khích động hàng ngàn người đã ra đường ở nhiều nơi để phản đối chánh phủ trong nhiều ngày. Dân chúng xô xát với cảnh sát. Một số ít người bị chết hoặc bị thương. Dân chúng phá ngục giải thoát các tù nhân chính trị. Khi các tướng của Tunisia từ chối bắn vào đám đông, Tổng Thống Ben Ali quyết định chạy trốn ra khỏi Tunisia vào ngày 14-1-2011 và sau đó tị nạn tại Saudi Arabia. Sau biến cố này, Tusisia trở thành một nước dân chủ, đa đảng với những cuộc bầu cử tự do. Cuộc cách mạng 2011 ở Tunisia kích động nhanh chóng toàn thế giới Ả Rập, đưa đến cuộc cách mạng tại Ai Cập từ 25-1 dến 11-2-2011, cuộc cách mạng tại Lybia từ 15-2 đến 23-10-2011 và cải tổ chính trị ở nhiều nước khác. Báo chí quốc tế gọi đây là “Mùa Xuân Ả Rập”.
Cuộc cách mạng ở Ai Cập bắt đầu vào 25-1-2011. Ngày này được nhiều nhóm thanh viên sinh viên chọn để cho trùng hợp với Ngày Cảnh Sát Công An hầu gây chú ý đến sự tàn bạo của họ trong những năm gần đây dưới chánh quyền của Tổng Thống Hosni Mubarak. Những người biểu tình đòi chấm dứt sự hung ác của cảnh sát công an, bãi bỏ luật tình trạng khẩn cấp, giải quyết nạn tham nhũng, thất nghiệp và lạm phát giá thực phẩm, bất công xã hội, chấm dứt chế độ độc tài, phục hồi các quyền tự do.
Chánh quyền Mubarak thiết lập giờ giới nghiêm nhưng vô hiệu quả vì cảnh sát và quân đội không thi hành được do dân chúng bất tuân lệnh. Hàng triệu người tham gia biểu tình ôn hòa tại thủ đô Cairo, Alexandria và ở hầu hết các thành phố chính trên khắp nước. Những nghiệp đoàn lao động tổ chức đình công để yểm trợ cuộc cách mạng. Khi đám người biểu tình bị cảnh sát cản trở, xô xát giữa đôi bên đã xẩy ra và làm ít nhất 846 người thiệt mạng và trên 6,000 người bị thương. Những người chống đối đốt cháy 90 đồn cảnh sát trên khắp nước để trả thù. Chưa đầy một tháng, vào ngày 13-2-2011, Ô. Mubarak từ chức.
Những lý do căn bản để xảy ra những cuộc cách mạng gần đây xảy ra ở Á châu hay Trung Đông đều giống như Việt Nam hiện nay. Những người biểu tình và chánh quyền CSVN nên học hỏi những kinh nghiệm này để máu càng đổ ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Máu để dành chống giặc Tàu.
Kết luận
Tóm tắt lại, dù mới bắt đầu chưa có tổ chức, chưa có phối hợp, khí thế đã lên cao, cuộc Cách Mạng Mùa Hè của Việt Nam xem ra khởi sắc, mạnh mẽ và trật tự và có nhiều lợi điểm hơn hơn cuộc Cách Mạng mùa Hè 1989 ở Trung Quốc.
Leon Trotsky, nhà cách mạng Nga và lý thuyết gia Marxist, từng nói rằng “Nếu nghèo khổ là nguyên nhân của những cuộc cách mạng, sẽ luôn luôn có những cuộc cách mạng.” Theo tôi điều này chỉ đúng một phần vì đa số người dân trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đều nghèo. Yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ những cuộc cách mạng là những bất công xã hội, một phần thể hiện qua sự chênh lệch giầu nghèo quá mức ngay trong ranh giới một quận huyện, một thành phố hay một quốc gia. Việt Nam đang chứng kiến hiện tượng hiển nhiên này gây ra bởi chính những người từng nhận mình thuộc giai cấp vô sản chuyên chính. Thật là cay đắng. Đã tới lúc một cuộc cách mạng phải bùng nổ, sớm hay muộn.
Việt Nam có tất cả những thành tố căn bản của một cuộc cách mạng tiêu biểu: bất công xã hội, tham nhũng từ trên xuống dưới, giai cấp đảng viên cán bộ giầu có trong khi dân bình thường nghèo khổ, không có tự do dân chủ, dân làm nô lệ cho chánh quyền, nhân quyền bị trà đạp, hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị giam cầm. Nông dân bị cướp đất, ngư dân bị cướp biển, mất phương tiện sinh sống. Sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Công an tự do bắt dân, đánh đập dân thoải mãi, bất kể đến pháp luật. Dân không biết cầu cứu ai, phải vùng lên tự cứu mình và con cháu.
CSVN xưa nay vẫn dựa vào hai nguyên tắc kinh điển của Vladimir Lenin để cai trị dân bằng súng đạn và dối trá: (1) “Một người có súng có thể kiểm soát được 100 người không có” và (2) “Lời nói dối lập đi lập lại nhiều lần sẽ thành sự thật”. Tình trạng ở Việt Nam bây giờ xem ra còn tồi tệ hơn Tunisia và Ai Cập bảy năm trước.
Một cuộc cách mạng thường được khởi xướng bởi thanh niên sinh viên, được sự tham gia đông đủ và mạnh mẽ của nghệ sĩ, trí thức, công dân, nông nhân và sau cùng kéo theo quân đội, cuộc cách mạng đó sẽ thành công. Trường hợp cách mạng Việt Nam đặc biệt và mạnh hơn vì có nhiều vị tu sĩ trong và ngoài nước tham gia và lãnh đạo.
Nhất định Việt Nam sẽ không là Tây Tạng thứ hai.

Tham khảo:

1. Bital Ahmed, “The 1989 Comparison”, Souciant, February 27, 2013.
2. Mark Almond, “How Revolutions Happen: Patterns from Iran to Egypt”, BBC, February 14, 2011.
3. Christopher Amacker, “Why Did Communism Survive in China but Not in the USSR?”, Webster University, Geneva, November 17, 2010.
4. Neal Conan, Shadi Hamid, Simon Schama, “The Elements of a Successful Revolution,” NPR, February 7, 2011.
5. Lester R. Kutz, “The Chinese Pro-Democracy Movement 1987-1989,” George Mason University, October 2010.
6. Sara Robinson, “6 People You Need to Start a Revolution,” Alternet, April 12, 2012.
7. Gene Sharp and Bruce Jenkins, “Non-Violent Struggle in China: An Eyewitness Account”, 1989.
8. Mark Thompson, “To Shoot or Not to Shoot – Post Totalitarism in China and Eastern Europe”, Comparative Politics, October 2001, City University of New York.
9. Đà Trang & Đức Bình, “Đổi Mới Chính Trị: Không Có Đường Lui”, Tuổi Trẻ, 2-10-2017.
10. Michael True, “the 1989 Democratic Uprising in China: A Non-Violent Perspective”, The International Journal of Peace Studies, January 1997.
11. Weihang Wang, “The Revolutions of 1989 in Poland, Romania and China”, Ohio State University, autumn 2014.
12. Wu Wei, “Why China’s Political Reforms Failed”, The Diplomat, June 04. 2015.