Thursday, July 12, 2018

Đó mới là thắng lợi!

Tan Tran FB 
Ta phản đối TRẠM THU PHÍ là phản đối hành động ăn cướp: đường làm bằng tiền thuế của dân, hàng năm lại đã đóng đủ các loại phí và cả phí qua xăng dầu, mà nay lại mọc lên dày đặc các trạm thu phí BOT từ Bắc chí Nam. Chứ không ai phản đối vì sự thiếu chính xác của ngôn từ.
Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, những cái đầu tham lam, lưu manh nhưng ngu dốt bày mưu tính kế ăn cướp bèn nghĩ ra cách đổi chữ “phí” thành chữ “giá”: TRẠM THU GIÁ.
Tưởng dân ngu, thì dư luận lại vạch ra sự vô nghĩa, vô lý, vô duyên của ngôn từ, có cả phân tích của các học giả, nhà ngôn ngữ: không một cuốn tự điển tiếng Việt nào có từ “thu giá” cả.
Quá lúng túng, lũ cướp đường vội vàng bỏ “giá”, trở lại “phí”, tận cùng của sự lưu manh, tắc tỵ và ngu dốt.
Nhiều người thấy nó trở lại “thu phí” thì hể hả cho là “thắng lợi”. Thắng lợi gì khi nó vẫn “thu”?
Phải là xóa bỏ tất cả những TRẠM THU PHÍmọc lên vô lý nhan nhản trên đất nước này, để nhân dân không còn chịu cảnh bọn cướp chặn đường công khai đòi tiền mãi lộ.
Đó mới là thắng lợi!

Đã có thể dừng tu chỉnh dự luật đặc khu

Thảo Vy – VNTB

ại Hội nghị sơ kết ngành Công thương 6 tháng đầu năm 2018, diễn ra hôm 9-7, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, việc Mỹ đánh thuế hàng Trung Quốc có thể dẫn tới nguy cơ hàng hoá nước này tràn vào thị trường Việt Nam, nhất là các mặt hàng chưa phòng vệ thương mại như đồ gỗ, dệt may, da giày.
Như vậy, xem ra đã có thể dừng bàn luận trong tu chỉnh dự luật đặc khu.
Vì sao Quảng Ninh hối thúc sớm phê chuẩn dự luật đặc khu?
Tại Hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành và địa phương về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2018, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề xuất Chính phủ hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là dự luật đặc khu) và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, tính thời điểm đầu năm 2018, có 63 dự án có vốn đầu tư của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án khoảng 2,11 tỷ USD, chiếm 52% tổng số dự án và 35% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI.
Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch, dịch vụ, khách sạn, dệt, công nghiệp, khai khoáng, vật liệu xây dựng, nhiệt điện… Có 11 dự án thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ Quảng Tây (Trung Quốc) – địa phương có đường biên giới giáp với Quảng Ninh, tiêu biểu như: Dự án khách sạn và công viên giải trí Hồng Vận của Công ty cổ phần Khách sạn Hồng Vận (vốn đăng ký khoảng 66 triệu USD); dự án xây dựng đường dẫn cầu Bắc Luân II của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đắc, tổng số vốn đầu tư khoảng 19,2 triệu USD. Tập đoàn Khâm Hải của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đang xúc tiến xây dựng một bệnh viện tại Móng Cái.
Từ đầu tháng 6-2018, tỉnh Quảng Ninh chính thức mở cửa biên giới cho các loại xe hơi từ 5 đến 7 chỗ ngồi từ Trung Quốc được tự do lưu thông vào Việt Nam với thời hạn lưu trú không quá 5 ngày.
Với diện mạo như hiện nay, việc Quảng Ninh hối thúc sớm phê chuẩn dự luật đặc khu cũng không lạ, vì huyện đảo Vân Đồn nằm trên tuyến đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung”; hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore và khu vực hợp tác liên vùng vịnh Bắc bộ mở rộng. Đồng thời, Vân Đồn cũng nằm trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ, tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và trong chuỗi đô thị quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng, lên Tây Bắc qua Lạng Sơn, với phía Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông).
Arcadis & Callison RTKL của Trung Quốc là tác giả của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch chung xây dựng cho Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”.
Thế nhưng đó là câu chuyện của thời gian trước ngày 6-7-2018.
Sức ép khủng khiếp khi hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu sau 0h sáng 6-7 (giờ Mỹ) khi quyết định áp thuế của Mỹ với 34 tỉ USD hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
Hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn ở thị trường Mỹ sẽ là cơ hội để các nước khác – trong đó có Việt Nam – xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng là đối tác đầu tư lớn thứ 8 của Việt Nam, với trị giá đầu tư khoảng 11-12 tỷ USD.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh lo ngại, việc Mỹ đánh thuế với hàng Trung Quốc sẽ dẫn tới nguy cơ các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa Việt Nam. “Chúng ta đã áp dụng thuế tự vệ với thép, phân bón. Một khi dệt may, đồ gỗ, da giày của Trung Quốc bị chặn đường xuất khẩu sang Mỹ, họ sẽ đẩy mạnh xuất sang Việt Nam, liệu chúng ta có dễ dàng ngăn chặn không?”, Bộ trưởng đặt câu hỏi tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm diễn ra sáng 9-7.
Một doanh nghiệp ngành dệt may bày tỏ lo ngại khi vào được Việt Nam, hàng Trung Quốc có thể không chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh với hàng Việt, mà sẽ tìm cách “núp danh” thương hiệu “made in Vietnam” để xuất sang Mỹ. Ghi nhận tại chợ đầu mối rau của quả Thủ Đức, Sài Gòn, lâu nay nông sản Trung Quốc đội lốt Đà Lạt rất nhiều, nhưng không phải do Trung Quốc làm, mà chính nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán chụp giựt đã làm việc đó.
Cũng khó trách. Do muốn đưa hàng sang Việt Nam dễ dàng, doanh nghiệp Trung Quốc bằng mọi cách đã hạ giá, nhiều mặt hàng rẻ hơn hàng Việt 30-40%. Nhìn thấy lợi ích này, nhiều doanh nghiệp Việt đã ồ ạt nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam bán kiếm lời. Thậm chí vì cái lợi trước mắt, không tránh khỏi việc doanh nghiệp Việt sử dụng hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam để xuất qua Mỹ. Nếu phát hiện, chắc chắn Mỹ sẽ áp thuế hoặc nghiêm trọng hơn là cấm nhập.
Hàng hóa từ Trung Quốc sẽ được thêm cơ hội thống lĩnh thị trường Việt Nam khi có thêm nhiều kho hàng ngay tại cửa ngõ biên giới – nói như đốc thúc của ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – một Trọng Thủy của thế kỷ XXI: Chính phủ cần rốt ráo ban hành luật đặc khu và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc./.

Tự biến hóa

FB. Nguyễn Tiến Trường

Thấy mọi người mắng nhiếc bộ trưởng Tuấn (sắp vốn là bộ trưởng) gay gắt quá cũng có chút cám cảnh. Chắc tại hồi xưa chuyên quyền, trịch thượng, hở cái phạt báo, hở cái dọa rút thẻ. Anh em găm cũng có lý.
Nhưng chẳng qua là vì vị trí anh ngồi quản lý trực tiếp báo chí nên ân oán nhiều. Còn với tư cách một quan chức, ông cũng như những vị khác mà thôi.
Tôi chưa được gặp ông Tuấn, nhưng cũng có nghe nhiều giai thoại. Về mặt con người, ông cũng… chơi được. Uống rượu như nước suối. Ngồi với ai cũng xởi lởi, ít khoảng cách. Nghe bảo, rất thương đồng đội cũ, tạo điều kiện cho anh em, công việc cho thương binh.
Chuyện xưa thật xưa, thấy anh em lãnh đạo một tỉnh khốn khó lâu chưa được bữa ngon. Ông Tuấn giả giọng một lãnh đạo cao cấp gọi điện xuống bảo sắp ghé thăm. Anh em làm heo xong mới biết bị lừa nhưng cũng được bữa đỏ da thắm thịt. Chuyện nghe cảm động. Thấy cũng dân chơi lắm.
Người cộng sản, phải ghi nhận là nhiệt tình, hào sảng. Nhưng ngày xưa khốn khó, hào sảng với tất cả. Giờ sung sướng hơn thì quên mất nhân dân. Cái nét hào sảng, chỉ khu trú trong phạm vi hẹp, từ đó mà thành ra thân hữu, là bè cánh mưa móc, lợi ích cục bộ.
Ngày xưa gọi một tiếng “thủ trưởng” quyền lực vô song, nhưng họ thật sự không tham lam như bây giờ. Có tư lợi cũng không trâng tráo, công khai và thách thức như bây giờ. Lãnh đạo về hưu, có chiếc xe, được cấp cái nhà… không thấy dân chửi.
Giờ dân không gọi cán bộ nữa, mà gọi quan chức, là có cái lý của nó. Cảm xúc của nhân dân, là vì quan chức quá giàu, giàu một cách vô lý khi mặt bằng xã hội đang cực thấp. Công trạng thì ít mà quyền lợi sum suê. Quốc gia nghèo, lương quan chức ba đồng ba cọc mà sống xa hoa trụy lạc, không tham nhũng hối lộ thì ở đâu ra?
Cảm xúc tiêu cực của nhân dân, phần nữa là quan chức nói dối không biết ngượng. Đã đặc quyền đặc lợi rồi, còn nêu cao tấm gương cần kiệm, học tập làm theo đủ thứ. Quan chức ngày tham nhũng đêm viết đề án chống tham nhũng thì giống tay ăn cắp miệng la làng. Dân nào cảm tình nổi?
Cái nguy hiểm, là những ngôn thuyết, những sinh hoạt kêu ca, báo cáo đẹp… chính là cái mặt nạ vàng quan chức thi nhau dùng để che đậy sự dối trá lật lọng của mình. Càng giáo điều bao nhiêu, quan chức càng dễ suy đồi bấy nhiêu. Không nói đâu xa, chất lượng đảng và đảng viên giờ thấp hơn ngày xưa, là thực tế. Đảng quen nghe ca tụng, thi thoảng cũng nên lắng nghe những lời ngay thật như vậy.
Cứ nhìn đâu cũng thấy tự diễn biến, tự chuyển hóa thì cũng giống như một người luôn chê kẻ khác xấu mà chẳng bao giờ dám soi gương !

Cảnh báo về việc quen gọi Tham nhũng là Nội xâm



Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018. Ảnh: AFP

Hà Sĩ Phu – VNTB

Chống bọn Nội xâm theo đúng định nghĩa như vậy quả là “đang ở giai đoạn quyết liệt” nhưng “giai đoạn” ở đây là giai đoạn mà toàn dân đang phải khẩn trương đoàn kết lại thành sức mạnh để đập tan sự kết hợp giữa bán nước và cướp nước để bảo toàn lãnh thổ và chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải giai đoạn hừng hực đốt lò chống Tham nhũng của ông TBT.
Câu chuyện về tuổi Thân-Tý-Thìn tam hợp
Xin mở đầu vấn đề rất nghiêm túc và hệ trọng này bằng một mẩu chuyện tầm phào, nửa đùa nửa thật :

Có lần một anh bạn chỉ tận mặt tôi mà khôi hài:

– Bác đáp ứng trúng tiêu chuẩn của ông TBT rồi nhá, bác là “ người miền Bắc, có ní nuận “mà! Chỉ có điều người ta thì ní nuận xây dựng đảng, còn bác thì “xây dựng” gì nhỉ, xây dựng con người, xây dựng đất nước…hả?
Tôi phì cười:

– Mình là phó thường dân, ông ấy là Cộng sản đệ nhất quyền lực, liên quan làm gì?.

– Liên quan quá đi chứ, giống nhau lắm. Một ông tuổi Thân một ông tuổi Thìn. Thân Tý Thìn tam hợp. Nhiều cái liên quan bác thấy không? Năm 2000 bác bị Công an và viện Kiểm sát khởi tố tội Phản quốc nhưng không xử được. Còn ông Trọng vừa rồi bị hàng trăm ngàn công dân “đả đảo” cái tội Phản quốc vì là người chủ chốt cho kẻ thù chiếm cứ 3 đặc khu, chẳng biết rồi có xử được không?…

Tôi vốn không tin chuyện Tử vi, số mệnh do ngày sinh tháng đẻ, nhưng ngẫm ra anh bạn nói sao mà có lý. Thân Tý Thìn liên quan thật. Ngay bây giờ đây, khi trên báo nhà nước vừa trích lời ông Trọng “cuộc chiến chống giặc Nội xâm đang ở giai đoạn quyết liệt” thì quả thực tôi (HSP) cũng đang muốn nói một câu y như vậy! Chỉ có điều nội hàm trong câu nói thì khác hẳn nhau, mỗi bên chỉ tay vào mặt một bọn “Nội xâm” khác nhau để nói những điều khác nhau. Cùng nói một câu tiếng Việt giống nhau nhưng “ông nói gà mà bà nói vịt”. Thân Tý Thìn vừa tương đồng vừa tương khắc mới đúng, có lẽ thế. Cùng người Việt nói chuyện với nhau mà đôi lúc cứ như hai người ngoại quốc “ngôn ngữ bất đồng”! Bất đồng trước hết ở nội hàm “Nội xâm” mà tôi xin nói rõ dưới đây.
 Sự ví von giữa Tham nhũng và Nội xâm có mặt trái nguy hiểm
Tham nhũng rất đáng ghét, đáng phải trị tội thật nặng nề, nhưng xin các vị đừng gọi Tham nhũng là Nội xâm nữa! Nói như vậy bọn Nội xâm nó sướng lắm!

Gọi Tham nhũng là Nội xâm chỉ là sự ví von do cảm xúc, được dùng từ thời HCM, tuy thể hiện được lòng căm ghét Tham nhũng và nhấn mạnh được tác hại của Tham nhũng, nhưng sự đồng nhất hai khái niệm này khiến người ta quên đi kẻ Nội xâm thật, Nội xâm theo đúng nghĩa. Cứ nói đến “giặc Nội xâm” là chỉ nghĩ đến tội Tham nhũng mà quên rằng có một bọn Nội xâm đúng nghĩa mà tội của của chúng thì to lớn hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Vậy Nội xâm đúng nghĩa là gì?

Cách đây 11 năm (2007) ba khái niệm Mất nước, Ngoại xâm, Nội xâm lúc nào cũng lởn vởn trong đầu óc tôi. Trong bài Vừa nội xâm vừa ngoại xâm, phải làm gì trước? tôi đã nêu định nghĩa sự mất nước và nạn Nội xâm như sau:
“Xuất phát từ quan điểm Dân là gốc của nước thì ngày nay phải hiểu “mất nước” là tình trạng nhân dân bị mất quyền làm chủ đất nước của mình.Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước!

… Quyền làm chủ ấy của nhân dân bị mất vào tay người nước ngoài thì gọi là nạn ngoại xâm, mất vào tay kẻ thống trị độc tài trong nước thì đó là nạn nội xâm. Giặc ngoại xâm hay nội xâm đều cướp mất của dân quyền làm chủ đất nước, trong đó có quyền quan trọng nhất là quyền làm chủ đối với đất đai, lãnh thổ. Cả hai trường hợp đều do thiếu dân chủ, thiếu bình đẳng, hoặc là thiếu dân chủ giữa các quốc gia, hoặc do thiếu dân chủ trong nội bộ một nước.”

Xem như vậy thì làm sao có thể gọi bọn Tham nhũng là giặc Nội xâm được?.Tham nhũng là tội ác phải trừng trị nhưng chưa hẳn đã làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước. Tham nhũng tiền bạc là tội về đạo đức, tội hình sự về kinh tế, còn tội làm mất quyền làm chủ của nhân dân là tội Chính trị, chỉ những kẻ có quyền lực Chính trị lớn, bọn “tham quyền lực” đầu sỏ mới mắc được tội Nội xâm tức tội “cướp nước” của dân. Khi đã cướp được nước của dân thì kẻ Nội xâm sẵn sàng “sang nhượng” tức bán nước cho ngoại bang là việc quá dễ dàng mà nhân dân đành cam chịu.


















Với một nhân vật Chính trị thì “con người cá nhân” không quan trọng bằng “con người chức năng”. Chức năng của họ là dẫn dắt, điều hành dân tộc, nếu dẫn dắt đi lầm đường, đi vào ngõ cụt, đi vào nguy hiểm thì tội cực lớn, trong khi có thể hắn không tham nhũng nhiều về kinh tế, và có thể vẫn giữ được tư cách đạo mạo, không mắc những điều đạo đức thông thường hoặc những khiếm khuyết dễ thấy về tác phong ứng xử.
Cho nên, trong khi ông Tổng Bí thư nói “cuộc chiến chống giặc Nội xâm đang ở giai đoạn quyết liệt” thì tôi cũng muốn nói một câu hệt như thế nhưng nội hàm hoàn toàn khác. Nói cách khác, theo tôi, câu nói rất mạnh nói trên của ông TBT có 2 sự chệch hướng:

– Bọn Nội xâm là bọn tội phạm chính trị như vừa định nghĩa ở trên, chứ không phải bọn Tham nhũng!

– Chống bọn Nội xâm theo đúng định nghĩa như vậy quả là “đang ở giai đoạn quyết liệt” nhưng “giai đoạn” ở đây là giai đoạn mà toàn dân đang phải khẩn trương đoàn kết lại thành sức mạnh để đập tan sự kết hợp giữa bán nước và cướp nước để bảo toàn lãnh thổ và chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải giai đoạn hừng hực đốt lò chống Tham nhũng của ông TBT.

Chống Tham nhũng tuy là việc quan trọng và rất cần thiết nhưng điều quan trọng là phải chống cơ chế chính trị độc quyền là nguyên nhân phát sinh, đồng lõa và bảo vệ cho Tham nhũng (1) và phải tiến hành tại thời điểm thích hợp sao cho không làm lu mờ nhu cầu bức thiết số một là nhu cầu tập trung sức mạnh toàn quốc vào việc chống nạn ngoại xâm kiểu mới của Tàu Cộng (mà Luật Đặc khu đang là đòn quyết định trong chiến lược cướp nước và bán nước ấy).

Một khi chủ quyền của Tổ quốc không còn thì kết quả chống Tham nhũng dẫu có “vĩ đại” đến mấy cũng trở thành vô nghĩa! (Ấy là cứ giả thiết việc “đốt lò” là nhằm chống Tham nhũng thật, chứ không nhằm dọn giẹp nội bộ, tập trung quyền lực để chuẩn bị rất công phu cho việc trao 3 Đặc khu nhượng địa cho Tàu Cộng làm “một con đường, một vành đai” xiết chặt Việt Nam được thực hiện suôn sẻ!).
Chú thích:

(1) Quyền lực tuyệt đối thì Tham nhũng tuyệt đối, đó là nhận thức cơ bản của nền Chính trị hiện đại, và chính ông TBT cũng công nhận “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực ”. Một cơ chế quyền lực độc đảng, lãnh đạo một cách “trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối” thì chính là cội nguồn bất tận tuôn ra bạt ngàn những dòng thác trào tham nhũng, tràn ngập khắp chốn thị thành và làng quê xóm ngõ, sức nào mà chống cho hết được? Trong khi “lò chống tham nhũng” đang cháy rừng rực nơi cung đình thì khắp nơi, tận hang cùng ngõ hẻm tham nhũng vẫn thản nhiên bủa vây cuộc sống.

Xưa và nay: Anh bộ đội cụ Hồ và người công an nhân dân

Ng. Dân (Danlambao) - Bản chất của người cộng sản là lừa mị dối gian, tham lam tàn bạo… khi yếu thế thì không ngại cúi lòn, đến lúc được thời thì khoe khoang cao ngạo. Họ “đóng kịch” khá giỏi, khá tài cho mọi mục đích, và đến khi thỏa mãn đủ đầy, mới lộ ra bản chất thật.

Vì thế mà đối với người CS, hầu như ai nấy đều “lầm”. Và vì cả tin, bị lầm, đôi khi đã phải trả giá bằng mạng sống, bằng cuộc đời, và cũng bằng bao nổi đau thương của cả dân tộc.

Anh bộ đội cụ Hồ

Ngày trước, để phát động cuộc chiến, và kêu gọi toàn dân theo về phía mình, đảng CSVN đã hô hào “đấu tranh cho dân tộc” đánh thực dân Pháp để giành lấy độc lập tự do – (thực chất là đánh cho cộng sản quốc tế).

Bằng mọi mưu mô thủ đoạn để thu phục người dân, một quân đội được thành lập để đấu tranh, mệnh danh là “bộ đội cụ Hồ”, vì cụ Hồ (tức Hồ Chí Minh) là người lãnh đạo kháng chiến.

So với quân đội Pháp, cũng như QĐ Quốc Gia VN (lúc bấy giờ), bộ đội cụ Hồ hầu hết xuất phát từ dân, vì người dân (đa số là trai trẻ) tại các vùng sâu, vùng xa (gọi là bưng biền) là những vùng làng mạc thôn quê hẻo lánh, chơn chất thật thà dễ dàng bị cuốn hút bởi lòng yêu nước, vùng dậy chống thực dân, mà hết lòng đi theo CS - Thời ấy là Mặt Trận Việt Minh.

Quân đội VM, tức bộ đội cụ Hồ hoạt động cùng dân (vì phải bám vào dân để được giúp đỡ về mọi mặt) đã luôn tỏ ra rất là thân thiện và gần gũi, qua chủ trương: “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, để từ đó mà chiến đấu “vì dân”. Một chủ trương vô cùng tinh vi, gian xảo để lừa mị, người dân khó mà biết được, đã rất thành công và thu hút được lòng dân. Đó là thời gian Việt Minh, tức CSVN còn yếu thế - giai đoạn 1945 -46, 47… cho mãi 30 năm sau, khi họ đã thành công “đánh Pháp, đuổi Mỹ, diệt Ngụy” cướp đoạt cả nước để thiết lập nền thống trị.

Ngày trước, nói đến “bộ đội cụ Hồ”, đa số người dân thương mến - một bộ đội thường hay chung đụng đóng ở nhà dân – Tùy lúc, tùy nơi, có khi từng đại đội, cấp tiểu đoàn… được dân nuôi ăn, chở che đùm bọc. Vì họ không hề nhũng lạm tơ hào lấy của dân, dù là “cây kim sợi chỉ” – câu nói ám chỉ tình quân dân cá nước tràn đầy: cả những khi lẫn trốn trong đồng, trong rừng sâu, trong hang động, vì giặc ruồng bố, giặc truy đuổi… Người dân sẵn sàng bao che, và tiếp tế bảo bọc từ mọi thứ. Dân sẵn sàng hy sinh mọi thứ để đùm bọc chở che. Nói chung là: thời gian người dân rất thương yêu quí mến bộ đội cụ Hồ - ở dân thương và đi dân nhớ.

Thật sự, không phải người CS tốt, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đấu tranh vì độc lập tự do, cho ấm no hạnh phúc toàn dân. Mà CS rất tinh vi trong vai trò “lừa mị”. Cho đến khi “thắng lợi hoàn toàn” thì là bắt đầu trở mặt - từ sau 1975 – Và cho đến hôm nay, sau 43 năm, tất cả mọi người đều thấy rõ: CS đã chuyên quyền thống trị, đưa đất nước, toàn dân đến bờ vực tối tăm…

Những ai đã thấy? Đã biết? Đã thật sự hối hận, hối tiếc cho sự tin yêu, lầm lạc, đã phải trả cái giá vô cùng lớn lao, khủng khiếp đớn đau này?

Ròng rã 70 – 80 năm, hơn 2-3 thế hệ. Thế hệ cha ông nằm xuống, thế hệ con cháu tiếp nối: vẫn hy sinh, vẫn chết chóc… và bao chiêu trò lừa mị dối gian. Để đến bây giờ, những tấm bằng ghi công, liệt sĩ (thắm máu) bày treo la liệt khắp nhà - những công lao trở thành vô nghĩa. Bị bạc đãi, bị rẻ rúng xem thường. Và cũng không khỏi bị đàn áp, đánh đập (qua cướp đất, cướp của, cướp nhà, cướp đi sự sống…) của bầy đàn thống trị hôm nay: Một lũ hung thần, quỉ dữ. Một đám lâu la, đầu trâu mặt ngựa, cái lũ côn đồ bất nghĩa bất lương, tự xưng là “đầy tớ dân” vì dân và phục vụ dân…

Lịch sử đã sang trang. Bộ đội cụ Hồ trở thành là dĩ vãng - một dĩ vãng tự hào, cũng là một dĩ vãng tức tưởi, chết không nhắm mắt, vì quá đau lòng? Bây giờ là QĐND, một quân đội của loài quỉ dữ. Một quân đội đánh mất chủ quyền. Một quân đội đớn hèn và đốn mạc. Đất mất, biển đảo mất, tự do hoàn toàn mất… QĐ hả hê nhũng lạm, vui hưởng vinh sang (cướp công tiền nhân mà thụ hưởng). Và người dân không hề được bảo vệ, cuộc sống chết chóc lầm than… Người dân đang trên bước đường nô lệ. Bộ đội “cụ Hồ” hoàn toàn đã chết. QĐND thừa kế, tiếp nối - nỗi điếm nhục muôn đời.

Và người công an nhân dân VN

Là “công bộc của dân”, là “đầy tớ trung thành”: vì dân, an dân, phục vụ dân. Những khẩu hiệu “bỉ ổi”. Những tuyên bố “điếm đàng”, vẫn luôn hiện hữu mọi chốn, mọi nơi, khắp cùng đất nước… Người dân thật sự đã thấy được gì?

- Bắt bớ, đánh đập và đàn áp chẳng nương tay, mỗi khi người dân có sự phản kháng, chống đối: - chống giải tỏa cướp đất - chống Tàu cộng lấn chiếm - chống tham nhũng bất công - chống bóp nghẹt tư tưởng - chống xả thảy chất độc - chống đói nghèo - chống kiếp đời nô lệ… Bao thứ chống để nhận lấy bao đánh đập đàn áp dã man… Đó là “ân sủng”? Đó là “vinh quang”? Là đền ơn đáp nghĩa, là bao sự đền bù (những hy sinh tuông đổ máu xương). Là bao lời hứa hẹn: đảng CSVN, một đảng vì nước, vì dân, vì độc lập tự do, ấm no hạnh phúc?

Việt Nam - đất nước giàu mạnh, dân tộc anh hùng - Thuở thời xưa cũ, giờ đã lụn tàn. Vì sao? Vì lầm lạc. Vì cả tin. Vì “trao duyên lầm tướng cướp”, hay vì gì nữa? Vì bao sự lừa mị, lật lọng gian manh… Vì mơ giấc “Thiên Đàng”, một giấc mộng “lạc lầm”, 80 năm, giờ chưa thức tỉnh?

Năm 1966, tướng “độc nhãn” Moshe Dayan, bộ trưởng quốc phòng Do Thái thăm VN. Qua kinh nghiệm của một dân tộc “lầm than muôn kiếp”, nay đã được lập quốc, đã hạnh phúc ấm no, dù cũng đã trải qua muôn vàn thảm thương chết chóc. Ông tuyên bố: “Muốn diệt trừ “quỉ dữ”, cần phải sống chung cùng quỉ dữ”.

Trên 80 năm ăn nằm với quỉ, trên 40 năm “thấm tình” sống chung cùng quỉ, đã đủ thời gian cho dân tộc này “diệt quỉ” hay chưa?

Một giấc ngủ quá dài. Một giấc mơ quá lâu. Một niềm tin quá nặng. Nếu đã là “mộng mị”… thì như vậy, đã đủ cho dân tộc anh hùng tỉnh giấc được chưa?

12/7/2018

Làm thế nào để khỏi bị bắt khi xuống đường biểu tình

(Tham luận của Bá tước Đờ Ba-le)

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Biểu tình là quyền của công dân được ghi trong hiến pháp của các quốc gia tự do dân chủ, mà cứ như lời chị Phó Doan thì, “Dân chủ ở nước ta cao hơn gấp vạn lần dân chủ tư sản”. Nên không gì phản động bằng nghe theo bọn chống phá tổ bìm bịp để bôi bác chế độ “iu vượt” hơn cả loài cá chép vượt vũ môn.

Trên mồm mép và sách chép là vậy. Thế nhưng trong thực tế, từ ngày nước Vợ (của Bá tước họ Đờ dân Tây sang đây lấy vợ) được “giải phóng” hoàn toàn khỏi sự kìm kẹp cực kỳ dã man “phi-ni lô đia” tức hết nước nói của bọn Mỹ Ngụy ác ôn nhưng không biết chôn sống dân Huế hàng mấy ngàn người như Cắt Mạng đã mần thịt năm Mậu Thân 1968, hễ ở đâu có dân biểu tình là ở đó có Côn An đến đàn áp đánh đập bắt bớ và giở nhiều trò bỉ ổi.

Tại sao lại có sự tréo cẳng ngỗng giữa Nói và Làm, rất chi là phù hợp với “chân lý Nguyễn Văn Thiệu”, là “Đừng nghe những gì CS nói, nhưng hãy nhìn những gì CS làm”, như vậy?

Thắc mắc trên đây, thoạt nhìn qua thấy có vẽ là “lô-gích” (Tiếng Việt trong sáng là “chí lý”, lại không chịu dùng đi dùng tiếng Tây nhà ông đây! “Mẹc xà lù” bọn bồi bút nước Vợ!), nhưng tìm hiểu kỹ, Đảng “ta” vẫn nhất quán trước sau như một: 

Xuống đường kể cả với mục đích vì lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc, Dân ta sở dĩ bị Đảng “ta “ ngăn cản, phá rối, bắt bớ, đánh đập, tù đày… vân vân, là vì Dân không chịu ăn mặc, mang biểu ngữ như bác Hồ và chú Đồng đã làm gương, như hình ảnh minh họa dưới đây (Bác ra lệnh treo cờ khắp Hà nội để đón Đô đốc Thierry d’ Argenglieu Pháp ra Hà Nội, ngày 19/5/1946 (*); và Công hàm bán nước của PVĐ, ngày 14/9/1958)



Rung cây dọa khỉ - tự kỷ ám thị

Phạm Trần (Danlambao) - Mặt trận tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lầm vào mê hồn trận của Luật An ninh mạng khi Ban Tuyên giáo đảng chỉ biết rung cây dọa khỉ.

Trước hết hãy bàn về mối lo âu của Ban Tuyên giáo đảng khi Luật An ninh mạng (ANM) được chuẩn bị đi vào cuộc sống từ ngày 01/01/2019.

Trao đổi với cử tri Biên Hòa ngày 20/06/2018, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhìn nhận: "Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo ra môi trường ảo, tuy là ảo nhưng lại là thật. Vấn đề an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng, việc ra đời luật An ninh mạng là để điều chỉnh các mối quan hệ trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật." (Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV).

Nói thế vì ông Thưởng không thể nói khác trong khi ai cũng biết Luật ANM, được Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018 và đã được ban hành ngày 09/07/2018, chỉ nhằm khóa miệng dân, tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và vi phạm quyền được tiếp cận thông tin của người dân đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013 (Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin...)

Những ngăn cấm trong Luật ANM và trừng phạt vi phạm theo Bộ Luật hình sự (LHS), sửa đổi ngày 20/06/ 2017 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, là bằng chứng phơi bầy chủ trương dùng Luật do mình tự viết để giúp Đảng duy trì chế độ độc tài. 

Nhưng người đứng đầu ngành tuyên truyền để bảo vệ đảng, Võ Văn Thưởng, vẫn chối biến Luật ANM không có cạm bẫy gì. 

Ông ta nói: "Phải khẳng định rằng ra luật An ninh mạng hoàn toàn không có chuyện vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân. Mà ngược lại còn tạo điều kiện thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến nhưng chúng ta phải theo quy định của pháp luật, không phải chúng ta nói tự do rồi muốn làm gì thì làm. Mà có quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với Nhà nước" - (VOV, 20/06/2018).

Nhưng “theo quy định của pháp luật” là luật nào? Nếu đó là Luật ANM và LHS là ngụy biện Cộng sản. Trong bất kỳ quốc gia nào, không phải có tự do là được phép vi phạm pháp luật. Nhưng tự do ở các nước dân chủ là thứ tự do có thượng tôn luật pháp. Mọi người, từ dân tới lãnh đạo, đều bình đẳng như nhau và không ai được hưởng đặc quyền đặc lợi trước tòa án.

Ngược lại, ở các nước độc tài, nhất là độc tài Cộng sản như Việt Nam, luật pháp chỉ nằm trong tay kẻ cầm quyền và phe nhóm. Quan tòa ở Việt Nam, như đã chứng minh trong qúa khứ và hiện nay, là thành phần tham nhũng quyền lực và địa vị vì chỉ biết xử bị cáo chính trị theo lệnh nhà nước, nhất là đối với những người tranh đấu đòi dân chủ và tự do. 

Con số trên 100 tù nhân lương tâm và chính trị đang bị giam cầm, đánh đập trong các nhà tù CSVN, trong đó có hai phụ nữ can trường Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và Trần Thị Nga là một bằng chứng của những phiên tòa luật rừng của nhà nước CSVN.

Bối rối - chạy quanh

Vì vậy, khi bị các Tổ chức Nhân quyền, Tôn giáo và các nước dân chủ lên tiếng chỉ trích, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ biết chối quanh nói rằng: “Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ. Như ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng pháp luật.”

Nhưng lời nói quanh co ngày 05/04/2018 của Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, vẫn không thay đổi được bộ mặt vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam vì chẳng ai tin lời bà Hằng nói.

Vì vậy, khi đã bị “một sự bất tín, vạn sự bất tin” nên ngành Tuyên giáo của đảng cũng thất bại trên mặt trận tuyên truyền giả mạo.

Tình trạng bối rối này đã được nhìn nhận bởi ông Võ Văn Thưởng tại Hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo ngày 09/07/2018 tại Hà Nội.

Ông Thưởng nói: “Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng chính trị, dư luận xã hội có việc chưa kịp thời; sự phối hợp, hỗ trợ giữa các ban, bộ, ngành với Ban Tuyên giáo Trung ương trong cung cấp, định hướng thông tin và chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa còn có việc, có lúc chưa chặt chẽ, nên chưa làm tốt công tác tuyên truyền. Công tác nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là một số vấn đề phức tạp nảy sinh còn chậm, việc phản ánh, báo cáo và định hướng thông tin chưa kịp thời, công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao của nhân dân, phương pháp chưa thực sự phù hợp.” (Thông tấn xã Việt Nam, 09/07/2018).

Song song với những tuyên bố của ông Thưởng là hàng loạt bài viết bênh vực và ca tụng Luật ANM xuất hiện trên các báo dòng chính như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và hai cơ quan VOV và TTXVN v.v...

Dưới cái tựa “Tỉnh táo, chủ động trước tin tức bịa đặt, sai sự thật”, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng viết hồ hởi rằng: “Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá về an ninh mạng năm 2017 của BKAV cho biết: 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hằng ngày. Ðây là số liệu thống kê cần được quan tâm, nhất là trong điều kiện các loại tin tức giả mạo do thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn thường xuyên gieo rắc trên internet (in-tơ-nét) nhằm đầu độc người nhẹ dạ, cả tin hoặc kích động những ai vì nhận thức cảm tính mà dễ bức xúc, tự đẩy mình tới hành vi vi phạm pháp luật...” (Nhân Dân, ngày 03/07/2018)

Nhưng BKAV là của ai và số liệu của BKAV có khả tín không?

BKAV là tên viết tắt của Bách Khoa AntiVirus, và tên Bách Khoa được lấy từ Đại học kỹ thuật Bách khoa Hà Nội, do chuyên viên điện tử Nguyễn Tử Quảng, tốt nghiệp từ trường này thành lập.

Ông Nguyễn Tử Quảng cũng là người sáng lập ra Bách Khoa Internetwork Security center (BKIS), một công ty an ninh mạng hàng đầu của Việt Nam. 

Vậy liệu Công ty BKIS và BKAV có là một bộ phận của nhà nước Việt Nam hay chỉ là công ty tư nhân hợp tác với nhà cầm quyền CSVN không phải là điều quan trọng. Chỉ biết rằng những số liệu của ông Quảng công bố và được báo Nhân Dân của đảng chốp lấy tuyên truyền cũng chẳng thuyết phục được ai. 

Có chăng thì cũng chỉ là trò rung cây dọa khỉ của báo Nhân Dân để hù họa những người đang sử dụng Internet ở Việt Nam.

Để phụ họa với BKAV, Nhân Dân viết tiếp: “Cùng với việc tự sản xuất tin tức bịa đặt, sai sự thật, BBC, VOA, RFA và một số địa chỉ chống phá Việt Nam còn thường xuyên khai thác loại tin tức này từ internet, đặc biệt là mạng xã hội. Phải nói rằng càng gần đây, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã biến internet, cụ thể là mạng xã hội, thành nơi truyền tải tin tức giả mạo mục đích mà họ trông đợi là những thông tin này sẽ gây hoang mang, nghi ngờ, gieo mầm và hướng sự bức xúc vào vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, nhằm tác động và lũng đoạn niềm tin xã hội, đẩy tới hành vi chống đối.”

Lo bị lật đổ

Ngoài Nhân Dân còn có báo Quân đội Nhân dân (QĐND) cũng viết nhiều bài giải thích “vì sao Việt Nam cần phải có Luật An ninh mạng?”

QĐND ngày 09/07/2018 viết: “Khác với các thời kỳ lịch sử trước, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ biên cương, bảo vệ vùng đất, vùng trời, vùng biển của đất nước, ngày nay, bảo vệ Tổ quốc còn phải bảo vệ không gian điện tử của Tổ quốc. Thực tế cho thấy từ khi internet, mạng xã hội ra đời đến nay đã từng diễn ra việc lợi dụng internet, mạng xã hội để tập hợp lực lượng, kích động biểu tình, gây rối, kêu gọi lật đổ chính quyền. Ngày nay, các thế lực thù địch đã có thêm một phương thức mới để chống phá nhà nước, đó là sử dụng internet, mạng xã hội để tấn công cơ quan, tổ chức, thậm chí còn có thể gây bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội... Vì vậy, Nhà nước Việt Nam cần có chế tài nghiêm minh đối với tội phạm mạng là điều hết sức cần thiết.”

Lời cáo buộc những cuộc biểu tình bất bạo động của hàng ngàn người dân khắp Việt Nam trong các ngày 10,11 và 17 tháng 06/2018 chống Luật ANM của QĐND cũng như dọa dẫm của Nhân Dân chỉ lấy được lòng tin của mọi công dân Việt Nam nếu họ chứng minh được rằng Luật này sẽ không đàn áp quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng và tôn trọng quyền được thông tin như Hiến pháp 2013 đã minh thị. 

12.07.2018

Lũ ngợm đội lốt người

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Trên thế giới này chưa có bộ luật nào như bộ luật hình sự của csvn, áp dặt 3 cái lòi tói lên người dân bằng điều 79, 88 và 258. Nói chung là những điều luật này ra để chặn đứng mọi tiếng nói bất đồng chính kiến và răn đe những người dám chống lại đảng csvn trên mọi hình thức, để người dân chỉ biết cúi đầu làm những con cừu ngoan cho chúng điều khiển, bóc lột đến tận xương tuỷ và xén lông.

*

CSVN là hiện thân của những con dã thú không còn tính người.

Chúng luôn tìm cách giết hại đồng loại miễn sao đạt được mục đích và kết quả mà chúng mong muốn, bất chấp pháp luật do chúng đặt ra, bất chấp đạo lý, vì chúng chỉ biết xài luật rừng không hơn không kém, với câu cửa miệng cũng như trong thâm tâm của chúng tự cho chúng cái quyền: "Luật là tao, tao là luật", mà chúng không tin có Thượng đế thì làm gì có đạo lý làm người, nên chúng chỉ biết cấu xé đồng loại, người dân vi phạm thì chúng lôi ra xét xử tuỳ ý, nếu muốn giảm khinh thì phải lo lót phong bì dày cộm mà không phải một chỗ mà 3-4 chỗ mới ổn, từ lo bên côn an làm hồ sơ cho tội nhẹ đi, qua viện kiểm sát để khi ra toà đừng buộc tội nặng, các nước tư bản kêu bằng "Biện Lý Cuộc". Vc kêu bằng viện kiểm sát nhân dân. Hồ sơ được viện kiểm sát chuyển qua cho toà án nhân dân, sau đó cứ đúng theo bộ luật hình sự có sẵn mà xử, thí dụ khung hình phạt cho tội đó từ 1 năm đến 3 năm nếu người không có tiền thì bóc đủ 3 cuốn lịch rồi ra, người có tiền chạy án thì mức án nhẹ nhất trong bộ luật là 1 năm nghỉ mát rồi ra ngoài, nhưng cuối cùng quyền hành đều nằm trong tay các chánh án và thẩm phán rừng Trường Sơn. Chưa hết vào trong trại tù muốn mọi cái ưu tiên thì cứ phải biết điều với trưởng trại và quản giáo, biếu xén, phong bì cái này người dân còn ở VN rất thuộc bài, khi đó mới mong giảm án mỗi lần tới ngày 30/04 hằng năm mà chúng cho rằng đã thống nhất đất nước về một mối và mừng ngày đại thắng 30/04 của chúng.

Riêng với những người dân yêu nước hay đứng lên đòi quyền dân chủ và tự quyết thì chánh án và các thẩm phán khỏi mất công kết án, đã có đảng lo việc này, đảng sẽ cho một bản án bỏ túi thật nặng vì cho rằng những người này dám âm mưu lật đổ chế độ, nhẹ thì ghép cho cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước chxhcnvn.

Gì chứ cái nghề kết án này từ côn an, viện kiểm sát và toà án hợp đồng tác chiến rất nhịp nhàng theo danh từ mà chúng hay dùng trong lúc hành quân, từng khâu một cho tới khâu tuyên án, đặc điểm là ít bị phát hiện tham nhũng vì chúng chỉ cho cò ra gặp ngoài quán cafe hay chỗ nào kín đáo cò nhận xong về trao lại cho chúng nếu bị phát hiện thì chúng nói người dân làm ăn trao đổi buôn bán với nhau làm sao có bằng chứng gì để mà kết tội chúng.

Ấy thế mà miệng chúng lúc nào cũng xoèn xoẹt thượng tôn pháp luật, cái pháp luật mà người dân thấp cổ bé họng không có quyền cãi lại mà chỉ có quyền thi hành theo mệnh lệnh của chúng.

Trong cái đất nước mà Lê Duẩn còn sống đã có câu: "Ta đánh đây là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc" thì người dân muốn làm người yêu nước thì phải yêu Tàu Cộng, chống lại Tàu Cộng là phản động là các thế lực thù địch, cần phải giải quyết ráo rốt, nếu không có lý do hợp lý để đàn áp tại chỗ thì cho côn an giả dạng côn đồ căn me khi ra khỏi nhà kiếm chuyện hành hung hay quẹt xe cho té gây thương tích để dằn mặt.

Trên thế giới này chưa có bộ luật nào như bộ luật hình sự của csvn, áp dặt 3 cái lòi tói lên người dân bằng điều 79, 88 và 258. Nói chung là những điều luật này ra để chặn đứng mọi tiếng nói bất đồng chính kiến và răn đe những người dám chống lại đảng csvn trên mọi hình thức, để người dân chỉ biết cúi đầu làm những con cừu ngoan cho chúng điều khiển, bóc lột đến tận xương tuỷ và xén lông. 

Chỉ còn 2 năm nữa là tới ngày chúng phải bàn giao đất nước này cho Tàu Cộng quản lý, chúng ta hãy hành động để cứu lấy Tổ Quốc thân yêu đang lọt vào tay Ngoại bang bằng mọi cách có thể làm được trong khả năng. Người dân hãy bất tuân dân sự, xuống đường để bày tỏ quyết tâm, rút hết tiền bạc ra để chúng không còn tiền bạc trả lương cho cán bộ, công nhân, viên chức của chúng, khi không còn tiền trả cho những đối tượng này thì tự họ sẽ có vấn đề với cái đảng mà họ đang phục vụ, tẩy chay hàng hoá độc hại do tàu Cộng đem qua, lật tẩy những phi vụ bán đất cho Tàu Cộng để chúng đem người tràn ngập vào VN. Vận động người của chúng chống lại chúng khi họ nhìn thấy thực tế của cái chế độ thối nát họ sẽ tỉnh ngộ.


"Công" và "tội" trong một đảng hổ lốn

CTV Danlambao - Trong một guồng máy độc tài nhưng nhiều phe phái, "công" và "tội" của một quan chức cộng sản tuỳ thuộc vào vị trí của kẻ đó đang ngồi đâu giữa lằn ranh ta/địch trong cái tập thể gọi nhau là đồng chí. Nó cũng tuỳ thuộc vào lúc nào phe ta lên voi, phe địch xuống chó. Hay ngược lại. 

Chuyện mới nhất xảy ra trong đảng hổ lốn này là trường hợp của Đặng Việt Dũngtại Đà Nẵng.

Vào ngày 7-7-2017, các ông bà cộng sản đại biểu HĐND của đảng tại Đà Nẵng đã 100% nhất trí đồng ý giơ tay miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đối với Đặng Việt Dũng. 

Việc cho Đặng Việt Dũng từ trên bờ xuống ruộng này xảy ra khi Bí thư thành uỷ Đà Nẵng là Trịnh Xuân Anh còn tại chức, chưa bị Nguyễn Phú Trọng cho vào lò. 

Sau khi sự nghiệp đốt lò của Trọng đối với Nguyễn Xuân An hoàn tất thì cũng những ông bà trong HĐND Đà Nẵng giơ tay để kéo Đặng Việt Dũng từ ruộng leo lại lên bờ, ngồi vào ghế Phó chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021. 

Từ Đà Nẵng xuôi xuống thành Hồ thì có Tất Thành Cang

Mới đầu tháng 6, Ban thường vụ Thành ủy thành Hồ cũng 100% với nhau trong việc thống nhất đề xuất kỷ luật "tên đồng chí" Tất Thành Cang, hiện đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy, vì những "sai phạm" trong vụ cướp và bán 320.000 m2 đất đai của dân. 

Một tháng sau, cũng chính tên buôn đất nội địa này được thành uỷ thành Hồ trao huy chương "vì sự nghiệp đối ngoại đảng"! 

Cho nên cứ nhìn trường hợp của Đinh La Thăng thì rõ. Ngày "minh chúa" Nguyễn Tấn Dũng còn hét ra lửa thì Thăng là tư lệnh sáng chói. Ngày "u chúa" Nguyễn Tấn Dũng xin xỏ được làm người tử tế thì Thăng trở thành con ma tù. 

Mai đây, cũng không ai ngạc nhiên nếu Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng trở thành những con ma tù khi những cái ghế thảo khấu chóp bu trong đảng cướp lại bi thay ngôi đổi chủ. 

Tất Thành Cang sẽ Tan Thành C't là con đường tất yếu của các thành viên đảng hổ lốn. 

12.07.2018

Thông điệp ‘lò vẫn nóng’ hay một cơn bão mới?

Theo VOA-Phạm ChíDũng/12/07/2018
Image may contain: 2 people, including Tam Dang, people smiling, suit and text
Nguyễn Phú Trọng muốn phát đi thông điệp gì và gửi đi những tín hiệu gì từ vụ kỷ luật hàng loạt quan chức vào tháng Sáu năm 2018 - một tháng sau khi Hội nghị trung ương 7 kết thúc mà đã chẳng ‘trảm’ được quan chức nào?
Trọng lại bị chỉ trích
Sau Hội nghị trung ương 7 mà đã chẳng thể ‘diệt ruồi’ lẫn đả hổ’, bầu không khí ‘chống tham nhũng’ bất thần lãng đãng đến khó tả, trái hẳn với sức nóng sôi sục từ ‘lò’ của Tổng bí thư Trọng cùng bản tụng ca lên tận mây xanh của giới quan chức cận thần dành cho ông ta vào cuối năm 2017 khi Trọng quyết liệt chỉ đạo bắt một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng.
Còn nhớ vào cận tết nguyên đán năm 2018 khi xuất hiện ‘chủ nghĩa nhân văn Nguyễn Phú Trọng’, tức ‘chống tham nhũng phải có nhân văn’, đã có một luồng dư luận cho rằng về thực chất ông Trọng là người thiếu kiên quyết trong chống tham nhũng và phần đa chỉ là giơ cao đánh khẽ, chủ đích nhằm răn đe để giữ đảng, thu hồi tài sản tham nhũng và lấy tiếng ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’ và tái tạo hình ảnh của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho cá nhân mình.
Chẳng bao lâu sau đó, đã có những biểu hiện cho thấy ông Trọng thỏa mãn quá sớm với bản thành tích chống tham nhũng còn quá ít ỏi của ông, trong khi tương lai trở thành ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và ‘lưu danh sử xanh’ của ông ta còn xa mới đạt tới.
Rất có thể, sự phản ứng của dư luận trên, mà đặc biệt là dư luận từ giới cách mạng lão thành trong đảng ngay sau Hội nghị trung ương 7, đã khiến Nguyễn Phú Trọng không thể ngủ ngon và tiếp tục mơ màng về danh hiệu ‘Người đốt lò vĩ đại’ của ông ta.
Vậy là một lần nữa kể từ quý hai năm 2017, vào tháng Sáu năm 2018 ông Trọng lại khởi động quy trình ‘diệt ruồi’, trước khi nhắm đến một ‘con hổ’ nào đó trong Bộ Chính trị đảng.
Lại kịch bản ‘diệt ruồi’
4 ‘con ruồi’ đầu tiên sau Hội nghị trung ương 7 là các cựu lãnh đạo doanh nghiệp con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an của ủy viên thường vụ đảng ủy công an trung ương Nguyễn Phú Trọng ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam vào cuối tháng Sáu năm 2018.
PVN lại là ‘căn cứ địa cách mạng’ của cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Đinh La Thăng, một dấu ấn vô cùng đáng nhớ của ông Thăng khi từ nơi đó ông đã đi lên cái ghế Bộ trưởng Giao thông vận tải và sau đó còn lọt vào Bộ Chính trị của đảng cầm quyền, để chẳng bao lâu sau đó cũng kẻ chỉ đạo phá chùa Liên Trì này đã phải rơi vào vũng lầy của đảng bằng hai cái án với tổng cộng ba chục năm tù giam mà chỉ có thể thốt lên ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người’.
Hiển nhiên là sau khi ‘mần’ con cá lớn Đinh La Thăng và ‘thay máu’ tập đoàn mẹ PVN, Nguyễn Phú Trọng muốn ‘xẻ thịt’ những con cá con.
Ba ngày sau vụ khởi tố bắt giam 4 cựu lãnh đạo doanh nghiệp của PVN, đến lượt Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam Vũ Thanh Hà - nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) để điều tra về hành vi Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ).
Dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ đã tiêu tốn hơn 1.534 tỷ đồng nhưng đến thời điểm thực hiện thanh tra (tháng 9/2016) vẫn dang dở, bế tắc. Đây là một trong số 12 dự án ‘ngàn tỷ trùm mền’ để lại từ thời bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng - kẻ bị dư luận xã hội xem là tội đồ của quá nhiều hậu quả ghê gớm phát sinh từ tham nhũng, đầu tư lãng phí, bảo kê cho các nhóm lợi ích xăng dầu và điện lực, nhập khẩu vô tội vạ nhiều mặt hàng từ Trung Quốc như một cách ‘nối giáo cho giặc’…
Cho tới nay, Vũ Huy Hoàng chỉ mới bị kỷ luật đảng và ‘cách tất cả các chức vụ thời trước, nhưng vẫn khá bình yên ngoài vòng lao lý.
Những ngày cuối tháng Sáu 2018, nội bộ đảng và báo giới nhà nước như tỉnh ngủ hẳn khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông và các cá nhân liên quan vụ AVG như Lê Nam Trà, Phạm Đình Trọng, Cao Duy Hải, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn. Đồng thờ kỷ luật đảng hai nhân vật tướng lĩnh cao cấp trong Quân chủng phòng không - không quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là Thượng tướng Phương Minh Hòa và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh.
Một cơn bão mới?
Vụ kỷ luật hai tướng Phương Minh Hòa và Nguyễn Văn Thanh là sự kiện ‘đốt lò’ thứ hai trong khu vực Bộ Quốc phòng, sau vụ Út trọc, trong chiến dịch ‘làm sạch quân đội’ của Nguyễn Phú Trọng - người mà từ tháng Sáu năm 2016 đến nay đã tuần tự và liên tiếp thực hiện chủ trương ‘chống tham nhũng’ từ bắt đầu từ công an rồi ‘đánh’ sang quân đội, không khác mấy quy trình ‘diệt hổ’ trong lực lượng vũ trang để bảo đảm ‘đảng chỉ huy súng’ một cách tuyệt đối của Tập Cận Bình ở Trung Quốc từ năm 2012 đến nay.
Nếu vụ kỷ luật hàng loạt quan chức sau Hội nghị trung ương 7 chắc chắn muốn phát đi thông điệp ‘lò vẫn nóng’, thì ý đồ và nước cờ tiếp theo của Nguyễn Phú Trọng trong việc thi hành kỷ luật hai viên tướng quân đội có lẽ không nằm ngoài kế hoạch sẽ ‘đốt’ tiếp tướng công an.
Một khi ‘củi nhà’ trong quân đội - khu vực mà Nguyễn Phú Trọng chính là bí thư quân ủy trung ương, còn bị tống vào ‘lò’ thì các loại tướng lĩnh tham nhũng ở Bộ Công an - một loại ‘củi rừng’ - càng chẳng có lý do gì để không bị thiêu đốt.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, đã có hai viên tướng công an bị khởi tố và tống giam là Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an, và Trung tướng Phan Văn Vĩnh - cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, từng một thời là cấp trên trực tiếp của Nguyễn Thanh Hóa.
Sau vụ kỷ luật hai tướng Phương Minh Hòa và Nguyễn Văn Thanh của quân đội, đang xuất hiện nhiều đồn đoán rằng sẽ có một viên tướng hàm thứ trưởng của Bộ Công an bị cho vào ‘lò’ vì liên đới trực tiếp trách nhiệm vụ Vũ ‘Nhôm’.
Theo ‘quy luật’ riêng có của ông Trọng kể từ tháng Sáu năm 2016 khi bắt đầu phát ra ‘việc cần làm ngay’, chiến dịch ‘diệt ruồi’ từ tháng Sáu năm 2018 sẽ gia tăng cường độ theo thời gian, có thể trong một giai đoạn khoảng 3 - 4 tháng, để sau đó đạt tới đỉnh điểm nhất thời bằng hàng loạt ‘ruồi’ bị cho ‘nhập kho’ và tạo tiền đề để tiến tới ‘mần’ một ‘con hổ’ nào đó.
‘Quy luật’ trên đã có thể được hình thành chân đứng của nó sau Hội nghị trung ương 5 và Hội nghị trung ương 6 cùng vào năm 2017.
Sau Hội nghị trung ương 6, ‘hổ’ Đinh La Thăng đã bị tống giam. Vậy sau Hội nghị trung ương 7 sẽ là ‘con hổ’ nào?
Song trùng với quy luật tự nhiên về tần suất xuất hiện bão và lốc xoáy từ Philippines tràn vào Biển Đông và các vùng duyên hải Việt Nam thường vào các nửa cuối năm, một cơn bão chính trị mới có thể đang quần tụ với tâm bão ngay tại Hà Nội trong thời gian nửa cuối năm 2018.
Những dấu hiệu không hề mờ nhạt của cơn bão trên lại hiện ra vào lúc cơn bão khủng hoảng Đức - Việt do vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ đang xuất hiện những dấu hiệu có thể sẽ chấm dứt trong thời gian tới. Nếu đúng như thế, Nguyễn Phú Trọng sẽ không còn bị quá nhiều áp lực và đe dọa nội bộ từ vụ Trịnh Xuân Thanh và do đó sẽ rảnh tay hơn để ‘hồi tố’ những đối thủ chính trị trong nội bộ đảng của ông ta khi nửa còn lại năm 2018 đang ập đến.