Wednesday, January 28, 2015

2 lý do "Giấc mơ Trung Hoa" có thể thành ác mộng vào năm 2016

Trong một bài phân tích trên trang The Diplomat, chuyên gia Kerry Brown chỉ ra 2 sự thay đổi, nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc lao đao vào năm 2016.
Cuối những năm 1990, Chủ tịch nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân thường nhắc đến một "thời cơ chiến lược" kéo dài 20 năm, mà trong đó, Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế và "nhường" vai trò cường quốc cầm trịch cho Mỹ.
Trong thời kỳ này, Trung Quốc ẩn mình và nhìn chung không nắm giữ trách nhiệm lãnh đạo trên trường quốc tế. Họ tạo dựng hình ảnh là một nước nghèo đang phát triển, lấy cớ tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ để tránh nhiệm vụ ngoại giao bên ngoài lãnh thổ.
Đến nay, cái "thời cơ chiến lược" này đã đi được 3/4 chặng đường. Và theo chuyên gia Kerry Brown, có nhiều lý do để tin rằng, thời đại này của Trung Quốc đã khép lại.
Sâu đã thoát khỏi kén
Xét về cả kinh tế lẫn địa chính trị, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang mang nhiều phong thái của một cường quốc.
Với những tuyên bố về một "hình mẫu mới" trong quan hệ cường quốc Trung - Mỹ, hay mới đây là "Con đường tơ lụa" kết nối toàn cầu, có thể thấy Trung Quốc ngày nay đã sẵn sàng trở thành tâm điểm của sự chú ý trên trường quốc tế.
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình khác xa với Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình khác xa với Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân. Ảnh: Tân Hoa Xã.
 
Theo ông Brown, một Trung Quốc ẩn mình và tập trung vào các vấn đề nội bộ nay đã được thay thế bởi một Trung Quốc mới, một Trung Quốc chủ động tranh giành vị trí lãnh đạo trên trường quốc tế, một Trung Quốc muốn các nước khác phải lắng nghe mình.
Brown cho rằng, Trung Quốc hiện đang ở một vị trí thuận lợi để tiếp tục tranh giành ảnh hưởng trên trường quốc tế và đẩy mạnh vị thế cường quốc, đồng thời nhấn mạnh: Trung Quốc nên tận dụng tối đa thời cơ này vì thời thế sẽ thay đổi rất nhanh chỉ trong năm tới.
Khi đó, một số chuyển biến mang tính quyết định nhiều khả năng sẽ biến "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình trở thành "ác mộng".
Nhà Trắng đổi chủ
Theo đánh giá của ông Brown, trong hơn 6 năm đương nhiệm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ ra tương đối "hiền" với Trung Quốc.
Dù không ít lần tuyên bố "xoay trục" và cân bằng cán cân quyền lực tại châu Á, ông Obama chưa bao giờ được phía Trung Quốc coi trọng, thể hiện rõ nét qua cách đối xử chẳng lấy gì làm trọng thị của nước chủ nhà trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh năm 2009.
Nhiệm kì của ông Obama đã chứng kiến sự nổi lên của một Trung Quốc quyết đoán đến mức huênh hoang, một Trung Quốc luôn tự cho mình quyền được đưa ra quyết định, ít nhất là trong khu vực.
Việc kí kết hiệp định chống biến đổi khí hậu với Trung Quốc vào năm ngoái có thể được coi là một thành công của Tổng thống Obama, một nước đi có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích trong tương lai.
Tuy nhiên, trong suy nghĩ của đa số giới làm chính trị ở Bắc Kinh cũng như Washington, ông chủ Nhà Trắng luôn bị coi là yếu thế trong ngoại giao với Trung Quốc.
Nhưng người chủ mới của Nhà Trắng chắc chắn sẽ không "dễ dãi" với Trung Quốc như vậy.
Dù chưa chính thức tuyên bố tranh cử, nhưng giới phân tích đánh giá cao khả năng đắc cử Tổng thống của bà Hillary Clinton. Trong mắt chính quyền Trung Quốc, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton là một người hoàn toàn khác với nhà lãnh đạo Washington hiện tại.
Từ Hội nghị Liên hiệp Quốc về quyền phụ nữ tại Bắc Kinh vào năm 1995, đến những chuyến thăm Trung Quốc với tư cách Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đã xây dựng hình ảnh một nữ lãnh đạo cứng rắn, đầy tham vọng trong mắt giới chức và truyền thông Trung Hoa.
Bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ có những chính sách đối ngoại cứng rắn hơn với Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ có những chính sách đối ngoại cứng rắn hơn với Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
 
Theo ông Brown, giới chức Trung Quốc ngay từ bây giờ nên bắt đầu tính đến những thay đổi trong chính sách ngoại giao của một Nhà Trắng dưới thời bà Clinton, những sự thay đổi với tham vọng khẳng định vị thế số một của Mỹ trên trường quốc tế.
Bất ổn cận kề
Cũng trong năm 2016, Đài Loan sẽ tiến hành bầu cử tìm người lãnh đạo mới. Tương tự như Tổng thống Obama tại Mỹ, người đương nhiệm Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng (KMT) luôn được đánh giá là một "đồng minh" tốt của Bắc Kinh.
Trong gần 7 năm qua, ông Mã đã tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế và nhấn mạnh sự cẩn trọng trong chính trị với đại lục, qua đó giảm đáng kể căng thẳng giữa hai bờ eo biển, khác xa với những gì đã diễn ra trong 8 năm trước đó dưới thời Trần Thủy Biển.
Tuy nhiên, chính sách này cũng khiến ông Mã không được người dân Đài Loan đánh giá cao. Tỉ lệ ủng hộ ông đang ở mức thấp nhất trong lịch sử các nhà lãnh đạo Đài Loan.
Tỉ lệ ủng hộ của người dân Đài Loan dành cho ông Mã Anh Cửu đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Ảnh: AP
Tỉ lệ ủng hộ của người dân Đài Loan dành cho ông Mã Anh Cửu đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Ảnh: AP

 
Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) được đánh giá là sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử năm 2016. Và theo ông Brown, các chính sách của DPP đối với chính quyền đại lục sẽ cứng rắn hơn nhiều so với những gì ông Mã và KMT đã thể hiện trong những năm gần đây.
Chỉ trong một vài tháng năm 2016, hai đối tác quan trọng của Bắc Kinh sẽ thay lãnh đạo. Theo ông Brown, những chuyển biến này nhiều khả năng sẽ mang lại một môi trường mang nặng tính đối đầu và nhiều va chạm hơn với Trung Quốc.
Và nếu không tận dụng tối đa khoảng thời gian 18 tháng sắp tới, khi mà mọi thứ đang diễn ra theo hướng có lợi cho mình, "Giấc mơ Trung Hoa" nhiều khả năng sẽ trở thành khơi nguồn của một "ác mộng" cho ông Tập Cận Bình và Trung Quốc.
Thứ năm - 29/01/2015 09:20
Tác giả bài viết: Đức Huy Nguồn tin: Đại Lộ 

Trung Quốc là “Sân sau toàn cầu về rác”, theo Tân Hoa Xã

Theo Vietdaikynguyen-  Frank Fang, Epoch Times 29 Tháng Một , 2015
Một đứa trẻ đang chơi với một ống tiêm nhựa gần một đống rác thải nhựa tại một địa điểm không được xác định rõ của Trung Quốc, ảnh chụp vào tháng 8 năm 2013. (Weibo.com/u/1083369547)
Chiếc ao có nước màu hồng vì ô nhiễm từ một nhà máy chất thải nhựa gần đó ở tỉnh Hà Bắc thuộc phía bắc của Trung Quốc, ảnh chụp ngày 22/10/2014. (Weibo.com/u/1083369547)
Vấn đề rác thải của Trung Quốc tồi tệ đến mức Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền đã phải đăng một bài viết vào ngày 6 tháng 1 với tiêu đề  “Không phải là tin đồn, Trung Quốc chính là sân sau toàn cầu về rác”. Tân Hoa Xã đưa ra vấn đề rằng các rác thải mà bài báo lên án là được nhập khẩu từ phương Tây, tuy nhiên những người dân ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng lỗi nằm ở phía chính quyền Trung Quốc, chứ không phải các nước phương Tây.
Tân Hoa Xã viết: “Ngay cả nếu chúng ta nghèo, chúng ta cũng không thể kiếm sống bằng việc xử lý rác được nhập khẩu từ phương Tây. Dù thế nào, chúng ta cũng không thể nhìn nhận rác thải từ phương Tây với một thái độ thiện cảm được, và khiến Trung Quốc trở thành một bãi rác toàn cầu”.
Trong khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các phương tiện truyền thông tràn ngập các báo cáo và hình ảnh về vấn đề môi trường của nước này, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và rác thải.
Tân Hoa Xã khẳng định: “Rác thải nhựa từ Hoa Kỳ và rác thải y tế từ Anh Quốc, sau khi được vận chuyển một chặng đường dài trên đại dương, tất cả đều cập bến tại các bến tàu Trung Quốc – bởi vì những người mua Trung Quốc sẵn sàng bỏ giá gấp đôi để mua các chất thải trở lại, xử lý  và bán chúng.”

"Chúng ta cũng không thể nhìn nhận rác thải từ phương Tây với một thái độ thiện cảm được"
- Hãng tin Tân Hoa Xã

Tin tức & số liệu

Tân Hoa Xã trích dẫn số liệu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cho thấy rác thải của Trung Quốc đến từ các nước phương Tây.
The Telegraph đưa tin vào tháng 11 năm 2012 rằng 70% nhựa dùng để tái chế được gửi đến Viễn Đông, và rằng Trung Quốc không còn chấp nhận nhựa thấp cấp được gửi từ Anh.
Theo Báo cáo Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc vào năm 2012, giá trị xuất khẩu chất thải và phế liệu của Mỹ sang Trung Quốc tăng hơn 15 lần, từ 740 triệu USD trong năm 2000 lên 11,5 tỷ USD vào năm 2011.
Shanghai Security News đưa tin vào tháng Giêng năm 2007 rằng các rác thải nhập khẩu như nhựa, thép, và giấy tăng tương ứng hơn 125 lần, 50 lần và 21 lần trong khoảng năm 1990-2003.

"Rác được chất đống như núi. Các con sông thì đen như dầu"
- Công nhân Nhật báo

Ô nhiễm từ rác nhập khẩu

Các nhân chứng là những người cho biết rõ nhất. Làng Lian Jiao, một ngôi làng ở phía nam tỉnh Quảng Đông, được bao phủ bởi “thùng rác phương tây”, theo bài báo Tân Hoa Xã, trích dẫn một bài báo được công bố trên tờ Công nhân Nhật báo của nhà nước vào tháng Giêng năm 2007.
Phóng viên của tờ Công nhân Nhật báo mô tả ngành công nghiệp tái chế đã phát triển thịnh vượng như thế nào tại thành phố này: “Khói đen tỏa ra từ tất cả các ống khói. Rác được chất đống như núi. Các con sông thì đen như dầu”.
Tân Hoa Xã cũng trích dẫn các quan điểm của ông Wang Jiuliang. Ông Wang đã dành gần ba tháng dùng máy ảnh của mình để ghi lại thực trạng rác thải đã gây ô nhiễm cho các tỉnh ven biển Trung Quốc như thế nào. Ông đăng các bức ảnh của mình trên Weibo, một trang blog của Trung Quốc tương tự như Twitter.
Trong khi chính quyền Trung Quốc có một điều luật (Điều 25) quy định cấm nhập khẩu các chất thải y tế, một trong những bức ảnh của ông Wang cho thấy một đứa trẻ đang chơi với một ống tiêm giữa hàng tấn chất thải nhựa y tế.
Một bức ảnh khác của ông Wang cho thấy một cái ao có nước màu hồng vì bị ô nhiễm từ một nhà máy chất thải nhựa gần đó ở phía bắc tỉnh Hà Bắc.
Trong blog của mình, ông Wang đổ lỗi cho cộng đồng quốc tế về việc xuất khẩu rác thải vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu chất thải nhựa lớn nhất thế giới.

"Rác thải chúng ta có hiện nay khác rồi, chúng khó phân hủy hơn và không thể hấp thụ trong đất"
- Ông Fu Guoyong, một nhà văn Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang

Quy định không đầy đủ

Trái ngược với bài báo này của Tân Hoa Xã, vào ngày 6 tháng 1, một bài báo có tựa đề “Đừng đổ lỗi cho các nước khác khi Trung Quốc trở thành sân sau toàn cầu về rác thải” đã được công bố trên China Netease, một trong những cổng Internet phổ biến nhất của Trung Quốc.
Bài viết này đổ lỗi cho chính sách môi trường không thỏa đáng của chính quyền Trung Quốc.
Trong hai giải pháp về môi trường được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2013, Tiêu chuẩn Nghiêm ngặt về Môi trường và Thực thi Quy định về Môi trường- Trung Quốc đứng thứ 67 và 63 tương ứng trong tổng số 140 quốc gia,.
Ethiopia đứng thứ 62 trong bảng xếp hạng về Thực thi Quy định, còn Philippines được xếp hạng thứ 66 về Tiêu chuẩn Nghiêm ngặt.
Về tình trạng chất thải nhựa tràn lan, ngành công nghiệp hóa chất ở Trung Quốc không thể đáp ứng được nhu cầu bình quân đầu người ngày càng tăng về nhựa – khoảng 22 kg vào năm 2005 lên đến 46 kg vào năm 2010 – điều này có nghĩa là Trung Quốc đã phải xử lý chất thải nhựa nhập khẩu từ các thị trường quốc tế như là vật liệu thô, theo như Tân Hoa Xã đưa tin vào tháng 3 năm 2011.
Trang mạng môi trường solidwaste.com.cn cho biết Trung Quốc đã nhập khẩu 58.600 tấn chất thải nhựa trong năm 2006, và tăng lên tới mức 83.800 tấn trong năm 2011.

Phản ứng từ Trung Quốc đại lục

Ông Fu Guoyong, một nhà văn Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang thuộc miền đông Trung Quốc phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times: “Rác thải là một vấn đề rất lớn cả ở các thành phố và làng mạc.  Rác thải chúng ta có hiện nay khác rồi, chúng khó phân hủy hơn và không thể hấp thụ trong đất.”
Các cư dân mạng Trung Quốc đã phản ứng với vẻ phẫn nộ khi đăng các bình luận trên trang web Tài chính của Sina.
Một cư dân mạng tại Bắc Kinh với biệt danh ” 1420646015″ bình luận: “Làm thế nào mà rác thải của phương tây lại vào được nước ta? Các quan chức chịu trách nhiệm về việc này cần phải bị kết án tử hình”,
Một cư dân mạng đến từ tỉnh Hồ Bắc với biệt danh “Jia Fu Suo” viết: “Chính phủ của chúng ta ở đâu rồi?”,
Một cư dân mạng Bắc Kinh với bút danh Blueskyforme nhận xét: ” Trung Quốc Đại lục không hề có niềm tin tôn giáo. Họ không có chút giá trị đạo đức nào. Vì vậy, họ có thể làm bất cứ điều gì “.

Việt Nam: Các blogger bị hành hung vì đến thăm bạn hoạt động

VRNs (28.01.2015) – New York, USA – Ngày 26.01, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra bản thông báo hàng ngày cho biết tại Việt Nam: Nhân viên mặc thường phục tấn công các nhà vận động nhân quyền
(New York, ngày 26 tháng Giêng năm 2015) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức chấm dứt bạo lực nhằm vào các nhà vận động nhân quyền. Trong tháng Giêng năm 2015, các blogger hàng đầu đã bị công an mặc thường phục áp chế và đánh đập. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố rằng các vụ tấn công đó đã vi phạm các quyền cơ bản và phải truy cứu trách nhiệm tất cả những cá nhân tham gia vào các vụ tấn công nói trên, nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền và các blogger, về những hành vi bạo lực, đe dọa và sách nhiễu của họ.
“Có những câu hỏi nghiêm túc được đặt ra khiến chính quyền Việt Nam phải trả lời,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Có phải giờ đây chính quyền có chính sách đưa côn đồ đi cùng với công an để trừng phạt những người không lập tức tuân lệnh họ?”
15012700
Ngày 21 tháng Giêng, một nhóm 12 nhà hoạt động nhân quyền và blogger đi từ Hà Nội xuống Thái Bình để thăm ông Trần Anh Kim, một tù nhân chính trị mới được thả ngày mồng 7 tháng Giêng sau khi mãn hạn 5 năm 6 tháng tù vì bị cho là có liên hệ với một đảng chính trị bị chính quyền cấm. Những người đi thăm gồm có nhà địa vật l‎ý Nguyễn Thanh Giang, nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, cựu biên tập viên Nguyễn Lê Hùng, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Vũ Bình, các blogger Nguyễn Tường Thụy và J.B Nguyễn Hữu Vinh; và các nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, Trương Minh Tam, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thanh Hà, Bạch Hồng Quyền và Ngô Duy Quyền.
Ngay sau khi những người đến thăm vừa rời nhà Trần Anh Kim, xe của họ bị ba công an phường Trần Hưng Đạo, nơi ông Kim sống, chặn lại. Ba người này yêu cầu mọi người về công an phường. Khi họ từ chối với lý do không làm gì sai trái, một nhóm côn đồ, rõ ràng có biểu hiện đang phối hợp với công an, lên xe và tấn công họ. Blogger nổi tiếng J.B Nguyễn Hữu Vinh bị lôi khỏi xe, đánh đập và gây thương tích. Khi đến công an phường, ông nhổ ra máu. Nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi bị vỡ kính. Những người khác như Nguyễn Tường Thụy, Trần Thị Nga, Ngô Duy Quyền, Bạch Hồng Quyền và Trương Minh Tam cũng bị đánh đập.
Việc chính quyền rõ ràng đã sử dụng côn đồ để tấn công những người vận động nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam. Chỉ ba ngày trước khi xảy ra vụ ở Thái Bình, nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Hồng Quang, mục sư của một nhánh Tin lành Mennonite độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh bị những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công. Mục sư Quang phải vào bệnh viện vì bị gãy mũi và một số thương tích khác. Riêng trong năm 2014, có ít nhất 22 nhà hoạt động và blogger cho biết họ bị người lạ đánh đập. Chưa có ai bị bắt hay truy tố về các vụ tấn công này.
Sau khi trở về Hà Nội vào ngày 21 tháng Giêng năm 2015, blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những nạn nhân của vụ hành hung, viết trên trang Facebook của mình, “Việt khủng bố của ‘vương quốc’ Thái Bình và những cấp chỉ đạo với mục tiêu làm cho chúng tôi sợ hãi sẽ không bao giờ thành công. Không có một bạo lực nào có thể làm cho chúng tôi không dám đến với TNLT Trần Anh Kim hoặc bất cứ TNLT nào khác.”
“Chính quyền không có lý gì để sử dụng côn đồ đe dọa và đánh đập những người lên tiếng phê bình ôn hòa,” ông Adams nói. “Bất chấp những hành vi hành hung, sách nhiễu và bỏ tù, các nhà hoạt động và blogger vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng. Họ xứng đáng và cần được quốc tế ủng hộ.”
HUman Rights Watch

Quyền sống của người dân được quy định trong Hiến Pháp

VRNs (28.01.2015) – Sài Gòn – Xóa bỏ án tử hình được quy định tại Điều 6 ‘Công ước Quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị’ mà Nhà nước VN là một thành viên đã tham gia ký kết vào năm 1982. ‘Mọi người có quyền sống” được quy định rõ trong Điều 19 Hiến Pháp VN 2013. Tuy vậy, nhà cầm quyền VN vẫn chưa có động thái nào trong việc hủy bỏ án tử hình.
Chính vì lý do đó, ba tổ chức Xã hội Dân sự ở VN là Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Văn Phòng Công lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn và VietNam UPR Working Group đồng tổ chức buổi tọa đàm “Xóa bỏ hình phạt tử hình – Tiến tới xã hội văn minh”, tại DCCT Sài Gòn, vào sáng ngày 27.01.2015.
Có hơn 40 người tham dự buổi tọa đàm này, đặc biệt có sự hiện diện của Quý Chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn, gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng từ Hà Nội vào Sài Gòn, gia đình tử tù Hồ Duy Hải từ Long An lên, đại diện Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu là ông Juan Zaratiegui Biurrun, đại diện Lãnh sự quán Úc tại Sài Gòn bà Felicity Sims, đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn là ông Garrett Harkins, đại diện Lãnh sự quán Đức tại Sài Gòn là bà Leonie Radosta, Bác sĩ Đinh Đức Long, Giảng viên Phạm Minh Hoàng…
Phần đầu buổi tọa đàm, Blogger Phạm Lê Vương Các chia sẻ về một ký ức liên quan đến Hội đồng Thi hành án bắn một tử tù ngay trước đám đông. Vụ việc xảy ra vào năm 2003, tại Đồng Tháp – quê nhà Blogger này. Blogger Vương Các ngậm ngừng nói, Hội đồng Thi hành án dẫn tử tù này vào một bãi đất trống tại một nghĩa trang. Ở đó, đã dựng sẵn một cây cột để trói người tử tù này vào, bên cạnh đó có một cái hòm để chôn cất. Người tử tù được kết liễu cuộc đời bằng những phát súng của các tay súng trong đội Thi hành án.
“Họ xử tử công khai nhằm răn đe người dân không được vi phạm pháp luật. Đây là một hành động dã man, không có tính  người, bởi tính mạng con người là một điều thiêng liêng do Tạo hóa dựng, nên cần được bảo vệ một cách tuyệt đối.” Blogger Vương Các nhận định.
Tiếp đến, đại diện gia đình Hồ Duy Hải là bà Nguyễn Thị Rưỡi – Dì ruột của anh Hải tóm tắt lại vụ án của cháu bà và bà nhấn mạnh: “bản án phúc thẩm số 281/2009/HSPT của TAND Tối cao tại Tp.HCM là một bản án gây oan trái cho cháu của tôi vì: Thứ nhất, việc xét xử phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp kết quả giám định khoa học, bỏ qua tình tiết ngoại phạm của Hải. Thứ hai, kết luận trong bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Thứ ba, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Thứ tư, áp dụng pháp luật không đúng, xét xử sai tội danh.” Bà Rưỡi nói rằng: “Những nguyên nhân trên vừa dẫn đến việc kết tội oan cho Hồ Duy Hải, đồng thời bỏ lọt kẻ phạm tội thực sự.” Bà Rưỡi nói thêm: “Điều 10 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự không cho phép các cơ quan tố tụng dựa vào lời khai của bị can, bị cáo để kết tội, mà phải căn cứ những chứng cứ ‘khách quan, toàn diện, đầy đủ’ để chứng minh bị can, bị cáo có hoặc vô tội, nhằm tránh tình trạng dùng nhục hình, mớn cung, ép cung, bức cung, dẫn đến oan sai.” Bà Rưỡi quả quyết: “Hồ Duy Hải vô tội”.
Cùng cảnh ngộ với gia đình Hồ Duy Hải, song thân tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã lặn lội từ Bắc vào Sài Gòn tham dự buổi tọa đàm. Ông Nguyễn Trường Chinh – Bố của Nguyễn Văn Chưởng kể lại vụ án và dẫn chứng một số tình tiết quan trọng không được các cơ quan tố tụng xem xét, điều tra làm rõ như: nhiều nhân chứng xác nhận, tối ngày 14.07.2007, Chưởng có mặt tại quê là Hải Dương, còn Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh bị giết chết tại Hải Phòng, cách quê của Chưởng khoảng 40km. Nhưng các nhân chứng này đã bị ép cung, bức cung, mớm cung trong quá trình điều tra và không được triệu tập tham dự phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm với tư cách là người làm chứng; Trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Chưởng yêu cầu 4 điều: thứ nhất, Hội Đồng xét xử đưa các nhân chứng được vào bên trong phiên tòa nhưng bị Tòa bác bỏ. Thứ hai, Chưởng tố cáo các cơ quan điều tra đã dùng nhục hình tra tấn để ép cung và bắt Chưởng nhận tội, do đó Chưởng yêu cầu được cởi áo trước Tòa để minh chứng các vết thương trên cơ thể Chưởng đã bị hành hung nhưng Tòa cũng bác bỏ. Thứ ba, Chưởng yêu cầu đưa ra biên bản chấn thương được lập giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với trại tạm giam Trần Phú – Hải Phòng, bởi vì Chưởng bị hành hung dã man trong quá trình điều tra và có thể chết sau đó. Thứ tư, Chưởng yêu cầu giám định lại các cuộc gọi trong điện thoại của Chưởng, xác minh “tọa độ” nơi Chưởng có mặt là ở Hải Dương, không phải ở Hải Phòng, đây là  chứng cứ ngoại phạm chứng minh Chưởng vô tội.”
Ông Nguyễn Trường Chinh ngậm ngùi: “Gia đình tôi đã đi kêu oan suốt 8 năm nay, tài sản của gia đình đã kiệt quệ nhưng gia đình tôi có thể làm lại được. Còn tính mạng con người đã mất thì không thể nào lấy lại được, nên tôi sẽ đấu tranh đến cùng để VN bãi bỏ án tử hình, cũng như đi kêu oan cho con trai tôi và Hồ Duy Hải.”
Ông Nguyễn Văn Chinh, bố tù nhân Nguyễn Văn Chưởng
Ông Nguyễn Trường Chinh, bố tù nhân Nguyễn Văn Chưởng
Kế tiếp là phần trình bày của đại diện các  Lãnh sự quán nước ngoài tại Sài Gòn. Họ nói về việc các nước Phương tây ủng hộ hủy bỏ án tử hình. Điều này được nhấn mạnh trong chính sách ngoại giao của mỗi nước đối với nhà cầm quyền VN.
Đại diện Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu là ông Juan Zaratiegui Biurrun, Cố vấn Chính trị, Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin, phát biểu với đại ý: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Liên Minh Châu Âu nhận thấy án tử hình không nên có và cần hủy bỏ, do đó họ đã loại bỏ. Hủy bỏ án tử hình là một trong những điều kiện để được tham gia vào EU. Bỏ án tử hình là một nội dung quan trọng trong cuộc đối thoại nhân quyền giữa VN và EU hiện nay.
Đại diện Lãnh sự quán Úc tại Sài Gòn bà Felicity Sims, Lãnh sự phụ trách Thương mại và Kinh tế, phát biểu với đại ý: Nước Úc đã bỏ án tử hình từ vài thập niên trước vì không phù hợp với các chính sách liên quan đến quyền con người. Nước Úc cổ võ bỏ án từ hình trong chính sách ngoại giao với các nước trên thế giới. Trong mối bang giao với nhà cầm quyền VN, Nước Úc đã khuyến nghị họ tạm dừng án tử hình trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát vào năm 2014. Tạm dừng án tử chỉ là bước đầu trong việc tiến tới yêu cầu Nhà nước VN hủy bỏ án tử hình, cũng như khuyến khích Nhà nước VN tham gia ký kết Nghị định bổ sung Thứ hai của ‘Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị’ về việc xóa bỏ án tử hình.
Đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn là ông Garrett Harkins, Viên chức Chính trị, phát biểu với đại ý: Chúng tôi đang hợp tác với chính phủ VN về các dự án Luật để giúp VN có một hệ thống pháp luật tốt hơn.
Sau đó, đến phần trình bày của Ts Nguyễn Quang A, thuộc tổ chức Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự. Ts Nguyễn Quang A cho biết: Việt Nam đã nhận được gần 30 khuyến nghị liên quan tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát vào năm 2014. Đây là nhóm khuyến nghị lớn nhất trên tổng số các nhóm khuyến nghị UPR về quyền con người. Điều này cho thấy việc duy trì hình phạt tử hình tại VN đã thu hút và nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế.
Nhưng ngay sau đó, nhà cầm quyền VN đã bác bỏ phần lớn các khuyến nghị xóa bỏ áp dụng án tử hình ngay lập tức, trong tương lai gần, trong đó có việc từ chối tham gia Nghị định bổ sung Thứ hai của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị về việc xóa bỏ án tử hình, nhưng đã chấp nhận một số ít các khuyến nghị như: tiếp tục giảm phạm vi áp dụng hình phạt tử hình (143.89 của Bỉ); Tiếp tục cải cách hướng đến từ bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, bao gồm việc tăng tính minh bạch xung quanh việc sử dụng hình phạt tử hình (143.95 của New Zealand)…
Tiếp sau đó, Luật gia Lưu Vũ trình bày về ‘những lý lẽ’ ủng hộ không bỏ án tử hình và bỏ án tử hình.
Trong phần trình bày, Luật gia Lưu Vũ đưa ra các quan điểm của những người ủng hộ không bỏ án tử hình: nhằm ngăn chặn những kẻ sát nhân tiềm tàng; Ngăn chặn tái phạm tội; Người Nhật ủng hộ duy trì án tử hình vì họ cho rằng, người làm việc tốt đáng nhận được điều tốt, còn kẻ ác đáng bị trừng trị. Điều đó giúp cho người tốt tin tưởng vào cuộc sống hơn…
Luật gia Lưu Vũ tiếp tục chia sẻ quan điểm của những người ủng hộ bỏ án tử hình bởi vì: mạng người và quyền sống là quý giá không ai được xâm phạm; Người vô tội có thể bị kết án tử hình do những sai sót hay khiếm khuyết trong hệ thống tư pháp; Án tử hình là một biện pháp trả thù kẻ ác chứ không phải là thực thi công lý…
“Án tử hình không có tác dụng răn đe người khác phạm các tội nghiêm trọng” Luật gia Lưu Vũ nhấn mạnh.
Trong phần thảo luận, Giảng viên Phạm Minh Hoàng đặt vấn đề, làm thế nào để thuyết phục dân chúng nhận ra án tử hình không làm giảm tội phạm, mà ngược lại có xu hướng gia tăng tội phạm trong một đất nước duy trì án tử hình?
Để trả lời câu hỏi này, Ts Nguyễn Quang A nói rằng, chừng nào bộ máy tuyên truyền, bộ máy báo chí vẫn còn sự quản lý của nhà cầm quyền thì người dân sẽ khó thay đổi nhận thức… Thế nhưng, chúng ta vẫn còn có các công cụ khác, ví dụ như phanh phui càng nhiều trường hợp bị oan sai, để người dân hiểu rõ hơn những người vi phạm pháp luật chính là người thực thi pháp luật trong các cơ quan công quyền. Ts Quang A cũng nhấn mạnh đến quyền sống của con người cũng được quy định tại Điều 19 Hiến Pháp 2013 là một bằng chứng thuyết phục nhà cầm quyền và người dân hủy bỏ án tử hình.
Cũng với nội dung câu hỏi trên, Blogger Vương Các cho biết thêm, theo khoản 2, Điều 6 ‘Công ước Quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị’ quy định: “Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, toà án chỉ được tuyên án tử hình đối với những tội hình sự nghiêm trọng nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.”
Kế đến, Quý Chức sắc trong Hội Đồng Liên tôn chia sẻ quan điểm về án tử hình dưới góc độ Giáo lý của mỗi Tôn giáo.
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh chia sẻ: “Theo Giáo lý Công giáo, con người được Thiên Chúa tạo dựng nên và theo hình ảnh của Ngài, nên mạng sống của con người là quan trọng nhất. Về bản luật trong 10 điều răn thì Điều thứ 5 nói rõ ‘cấm giết người’, nghĩa là cấm giết người dưới bất cứ hình thức nào… Giáo lý Công Giáo cũng xác nhận, giết người dưới bất cứ hình thức nào đều là phạm tội và không được phép, bởi vì con người được quyền sống hạnh phúc và làm cho người khác hạnh phúc, chứ không được tước đoạt mạng sống của người khác. Từ năm 1995, Giáo hội Công giáo vận động các quốc hội, chính phủ các quốc gia hủy bỏ án tử hình. Riêng tại VN, các Giám mục và Linh mục nói nhiều vấn đề này trên tòa giảng. Nhưng cho đến bây giờ, Hội Đồng Giám Mục vẫn chưa có văn thư chính thức đề nghị nhà cầm quyền VN hủy bỏ án tử hình.”
Ngài Chánh trị sự Hứa Phi, thuộc Hội thánh Đại đạo Tam kỳ phổ độ Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh, trình bày, tước đoạt mạng sống con người đi ngược lại với tôn chỉ Giáo lý Đạo Cao Đài bởi vì Giáo lý Cao Đài thực thi nhân nghĩa, yêu thương… Nền giáo dục ở VN từ năm 1975 cho đến nay bị suy đồi khiến giới trẻ không nhận thức được điều nào đúng, điều nào sai. Nhiều bản án của các tù nhân không riêng gì bản án tử có nhiều uẩn khúc, bởi một số người muốn duy trì để lợi dụng cai trị người khác… Ông cũng yêu cầu nhà cầm quyền hủy bỏ án tử hình.
Còn Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Mennonite tại Bình Dương, nhấn mạnh, nếu duy trì án tử hình sẽ tạo thêm những con người có khả năng giết người, bởi vì một cán bộ thi hành án tử cho một tử tù sẽ tạo thêm một con người có khả năng giết người -chính là cán bộ. Do đó Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng mạnh mẽ kêu gọi nhà cầm quyền bỏ án tử hình.
Dân oan Trần Thị Nga, sống tại Hà Nam vào Sài Gòn tham dự tọa đàm, phát biểu: Trước hết đấu tranh cho nền tư pháp, hành pháp và lập pháp được độc lập. Nếu không, sẽ còn nhiều án oan ở VN. Bà Nga nói thêm, nên cải thiện nền giáo dục để giới trẻ ý thức được đâu là quyền và nghĩa vụ của họ.
Một khách mời của buổi tọa đàm là Bác sĩ Đinh Đức Long chia sẻ, xóa bỏ án tử hình sẽ là một bước đường khá chông gai. Nhưng trước hết, VN cần phải có một xã hội tam quyền phân lập thì mới có khả năng giúp VN xóa bỏ án tử hình.
Một bạn trẻ tên là Trần Hoàng Hận thuộc nhóm No U Sài Gòn đặt một câu hỏi đáng quan tâm: “Liệu những người thực thi pháp luật có thực sự bình an trong tâm hồn khi họ ra quyết định kết án tử hình và thi hành án tử đối với một tử tù?”.
Hiện nay, trong xã hội VN, vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các quan điểm ủng hộ và chống đối án tử hình, nhưng trong xu thế chung của nhân loại, những người ủng hộ hủy bỏ án tử hình tin tưởng rằng  việc xóa bỏ hoàn toàn án tử đang dần chiếm ưu thế trong một xã hội nhân bản và văn minh.
Huyền Trang, VRNs

Duyệt binh rầm rộ bất thường, Trung Quốc muốn gì?

(VTC News) – Cuộc duyệt binh rầm rộ bất thường năm nay của Trung Quốc được nói là ẩn chứa thông điệp của ông Tập Cận Bình đến các quốc gia khác.   

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam, Trung Quốc sẽ tổ chức duyệt binh tại Bắc Kinh vào tháng 9 năm nay. Cuộc duyệt binh được nói là nhằm kỷ niệm kháng chiến thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ngày 1/10/1949. 
Duyệt binh rầm rộ bất thường, Trung Quốc muốn gì?
Trung Quốc được cho là sẽ tổ chức duyệt binh bất thường vào tháng 9 tới - Ảnh: Bưu điện Hoa Nam
Cuộc duyệt binh này bất thường ở chỗ nó diễn ra không vào ngày thành lập nước Trung Quốc hiện đại, mà diễn ra vào tháng 9. 

Tờ Bưu điện Hoa Nam đánh giá đây là cuộc duyệt binh có sự kết hợp của Bắc Kinh và Matxcơva nhằm gửi tín hiệu ngoại giao mạnh mẽ đến Nhật Bản.

Truyền thông Hong Kong và phương Tây hôm nay đều có nhận xét cuộc duyệt binh này của Trung Quốc có thể so sánh với cuộc duyệt binh của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.

Đặng Tiểu Bình đã cho thành lập một ban trù bị đặc biệt chỉ đạo, bởi 1984 là năm Trung Quốc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập nước. Lễ duyệt binh năm 1984 có sự tham gia của10.370 quân nhân, 117 máy bay các loại, 189 tên lửa, 205 xe tăng, 126 khẩu pháo, 6.429 khẩu súng các loại và 2.216 ô tô.

Cuộc duyệt binh rầm rộ năm đó của ông Đặng được cho là có ẩn ý Trung Quốc hoàn toàn không ngại vấn đề chiến tranh. 

Theo tờ Văn Hối của Hong Kong, Bắc Kinh và Matxcơva dự kiến sẽ tổ chức hoạt động kỷ niệm vào cùng ngày 3/9 tới. Với Nga, đây là dịp kỷ niệm chiến tranh thế giới 2 chống phát xít thành công. Còn với Trung Quốc, đây là dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước và kháng chiến chống Nhật thắng lợi. 
Duyệt binh rầm rộ bất thường, Trung Quốc muốn gì?
Nữ binh lính Trung Quốc trong một lần duyệt binh ở Bắc Kinh. Dòng chữ tiếng Trung có nghĩa là: Trung với Đảng - Ảnh: BBC 
Truyền thông Hong Kong loan báo Tổng thống Nga Putin sẽ có mặt ở Bắc Kinh tham gia lễ kỷ niệm trong khi dự kiến ông Tập cũng sẽ tham gia cuộc duyệt binh của Nga tổ chức tại Matxcơva vào tháng 5 tới.

Thứ trưởng công an Trung Quốc kiêm Cục trưởng công an Bắc Kinh Phó Chính Hoa hôm 22/1 vừa qua nói công an Bắc Kinh năm nay sẽ đảm nhận ‘nhiệm vụ vô cùng trọng đại’. Đó chính là bảo đảm an ninh cho lễ duyệt binh và kỷ niệm chiến thắng phát xít.

Lần kỷ niệm này của Trung Quốc dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế bởi nước này sẽ mời ‘một số lãnh đạo các nước khác’ tham dự.

Trước đó, có ý kiến nói đây là lần đầu tiên Trung Quốc mời lãnh đạo nước ngoài tham dự duyệt binh. Tuy nhiên, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã bác bỏ ý kiến này. 

Theo đó, Bắc Kinh từng mời lãnh đạo tối cao Liên Xô Khrushchev dự duyệt binh kỷ niệm thành lập nước hồi năm 1959. Khi đó, cả Mao Trạch Đông và Khrushchev đều đứng tại tầng danh dự cao nhất ở Thiên An Môn.

Hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, năm 2015 là lúc cả thế giới kỷ niệm chiến thắng phát xít, là dịp để Trung Quốc ‘tổng kết, nhìn lại lịch sử’ và ‘đặt kế hoạch cho tương lai’.

Bà Hoa nói Trung Quốc sẽ cùng Liên Hợp quốc và ‘một số quốc gia liên quan’ tổ chức kỷ niệm giai đoạn quan trọng này trong lịch sử. Nhưng bà Hoa không nói thêm bất cứ điều gì về thông tin Bắc Kinh duyệt binh quy mô lớn vào tháng 9.

Tờ Tân Kinh báo của Trung Quốc dẫn nguồn tin cấp cao khẳng định thông tin sẽ có duyệt binh quy mô lớn ở Trung Quốc. Tờ báo này cũng bác bỏ thông tin nói nhiều đơn vị quân đội của quân khu Bắc Kinh đang tập luyện ở vùng ngoại ô.

Theo Tân Kinh báo, các đơn vị duyệt binh mới được thành lập và chưa tổ chức tập luyện. Báo này nói cuộc duyệt binh năm nay sẽ có ‘quy mô nhỏ hơn so với năm 2009’, nhiều hạng mục công việc trong duyệt binh cũng được nói là chưa triển khai.
Duyệt binh rầm rộ bất thường, Trung Quốc muốn gì?
Cuộc duyệt binh năm nay của Trung Quốc được cho là nhằm gửi tín hiệu cảnh báo tới Nhật Bản - Ảnh: AFP 
Theo thống kê, Trung Quốc đã tổ chức 14 lần duyệt binh. Lần gần đây nhất là vào năm 2009, việc chuẩn bị bắt đầu từ năm 2008. Lần duyệt binh năm 1999 cũng mất gần một năm chuẩn bị.  

Tờ Nhân dân nhật báo cũng khẳng định Trung Quốc có thông lệ ‘5 năm duyệt binh quy mô nhỏ, 10 năm duyệt binh quy mô lớn’.

 

Duyệt binh rầm rộ bất thường, Trung Quốc muốn gì?Rõ ràng trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc và Nga có những lý do hoàn hảo để nương tựa nhauDuyệt binh rầm rộ bất thường, Trung Quốc muốn gì?
 
Tuy nhiên, điều gây chú ý nhất trong lần duyệt binh này là ‘thông điệpchính trị’ của ông Tập Cận Bình, theo tờ Bưu điện Hoa Nam.

Thông điệp này được diễn giải là ông Tập sẽ chứng minh rằng chưa tới 3 năm sau ngày bước lên vũ đài chính trị, ông Tập đã ‘phá vỡ thông lệ’ ở Trung Quốc bằng cách đứng ở Thiên An Môn đón nhận sự tôn trọng của quân đội.

Theo phân tích của tờ Liên hợp báo (Singapore), cả Bắc Kinh và Matxcơva đều đang cần tới nhau. Trong khi Nga bị phương Tây ‘xa lánh’ vì cuộc chính biến Ukraine thì Trung Quốc cũng đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. 

“Rõ ràng trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc và Nga có những lý do hoàn hảo để nương tựa nhau”, báo của Singapore bình luận.

Thêm vào đó, theo báo Singapore, đây cũng là dịp Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự, ‘thị uy với Nhật Bản’.

Nhớ lại năm 1984, khi Đặng Tiểu Bình tổ chức duyệt binh ở Thiên An Môn, binh lính đi qua đã cầm theo biểu ngữ ‘Tiểu Bình, kính chào ngài’. Hành động này được cho là đã xác lập vị thế chính trị của ông Đặng tại Trung Quốc. 

Hiện tại, sau hai năm khởi xướng phong trào ‘đả hổ, diệt ruồi’, danh tiếng cá nhân của ông Tập đang lên rất cao và được cho là người cứng rắn về chính trị không kém ông Đặng Tiểu Bình năm xưa.

Cuộc duyệt binh năm nay, theo truyền thông Hong Kong và Singapore, không nghi ngờ gì là cột mốc quan trọng trong ‘thời đại Tập Cận Bình’ ở Trung Quốc.
Thứ Tư, 28/01/2015 | 16:52
Văn Việt (Theo Bưu điện Hoa Nam, Liên hợp tảo báo, Văn Hối báo)