Saturday, September 22, 2018

Chết vì bệnh hiểm, chứ không nghèo

Ông Bút (Danlambao) - Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang... khi chết, nhiều tờ báo trong nước loan tin: "chết vì bệnh hiểm nghèo". Nhờ quý báo xem lại, mấy ông này chết vì bệnh hiểm, chứ làm sao nghèo được, tài sản mấy ông này, nhờ "lao động thối móng, hoặc do bó chổi đót mà có", tài sản của họ để lại to như núi, nghèo sao được.

Chết đúng quy trình: 

Tiếng bình dân cho rằng Trần Đại Quang chết là phải, ngôn ngữ của đảng thì chết đúng quy trình. Công nhận cả thế giới, không đâu có cách giết người đẹp như đảng CSVN. 

Sau 30/4/1975, địa phương nào cũng có những "chiến sĩ giải phóng" được "bác" Hồ phong tặng anh hùng giải phóng quân, nghe thành tích những anh hùng này, kẻ bạo gan nhất cũng lạnh gáy, họ giết người không hề tốn đạn của bác, đảng, tiết kiệm đến tối đa, chỉ dùng cây sắt "ấp chiến lược" hoặc chày vồ, hoặc búa đập đầu nạn nhân, tại Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai, có tới 5 người được đích thân "bác" đặt tên mới, 5 người đó là: Anh - Hùng - Giải - Phóng - Quân, 5 ông này rúc vào rừng theo CS bao lâu không biết, nhưng số người bị giết, chính mấy ổng cũng không sao nhớ nỗi, và giết toàn bằng cách "thủ công." Tôi từng ở Bình Sơn, nghe kể về "thành tích" giết người của 5 ông này rất nhiều. 

Khi đến Mỹ, đọc sách mới biết hai Phóng Bình Sơn, bị mật vụ ông Ngô Đình Cẩn bắt, sau 75 bị CS coi như con chó ghẻ. 

Ở Tam Kỳ - Quảng Nam, có một tên: Nguyễn Anh Hùng, giết người cũng thuộc loại vô địch, chính hắn cũng được Hồ Chí Minh ban tặng tên mới Nguyễn Anh Hùng, nó thường khoe khẩu K59 do "bác" tặng, nhờ thành tích ám sát ông Nguyễn Súy, trung đội trưởng Nghĩa Quân, quận Quế Sơn, sau 1975 không lâu, nó bị khùng, chửi CS như điên. 

CSVN có kỹ thuật giết người rất đẹp, nó giết Quân Dân Cán Chính VNCH đã đẹp, nó giết đồng chí của nó càng đẹp hơn, qua 3 cái chết của Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang, đã minh định điều này, chắc chắn CSVN đoạt giải quán quân, vô địch giết người. 

Thanh, Ngọ, Quang, chết để lại tài sản vĩ đại, vợ con cũng hồ hởi phấn khởi, trước cái chết hiểm, về phía đảng cũng hân hoan không kém, vì nếu không "dọn khéo" phải lôi cổ mấy tên này ra tòa, cũng khó xử lắm, kêu 5, 7 năm tù, dân tức thêm, kêu chung thân, tử hình cũng bất tiện. Thôi tặng tụi nó cái đám ma "hoành tráng" vui vẻ cả làng, nhiều người nói đưa ra xử, sợ mất uy tín đảng, đảng có uy tín đâu mà mất, khổ quá lo bò trắng răng. 

Mai mốt canh me, tặng Nguyễn Tấn Dũng, một cái đám ma hoành tráng, như Trần Đại Quang, cũng gọn. Sắp tới báo đảng đăng tin Vũ Nhôm, giựt súng bảo vệ trại giam tự sát ngọt xớt, Vũ Nhôm sinh 1975, năm 1997 thành lập công ty xây dựng 79, không thấy đi Công An ngày nào, không hiểu sao Vũ Nhôm là trung tá CA? Chắc ai đó cho nó đeo cho vui, cấp bậc CS, bằng CS như bèo. 

Trên Dân Làm Báo, có bài viết Trần Đại Quang sinh năm 1956, vào học viện CA 1972, nghi ngờ 16 tuổi, làm sao vào được, có ý biện luận ở miền Bắc học tới lớp 10, nên sinh năm 1956 vào học viện CA cũng hợp lý, tin được. Lớp mấy chăng nữa, cũng khó chấp nhận 16 tuổi vào học viện CA? Tới đây mình thấy cái ngây ngô của toàn đảng! 

Một đàn anh viết báo, cho rằng Trần Đại Quang, cúng chùa Vĩnh Nghiêm, cây đèn cầy 19 tỷ, rồi ông còn so với ông Thủ Huồng, xưa kia cũng gian ác, tham lam, sau làm việc thiện, nhờ đó cái gông ở địa ngục của Thủ Huồng nhỏ lại, nghĩa là tội lỗi được tha, cho mỗi lần làm việc thiện, như vậy Quang phải bỏ thêm 190 tỷ, may ra cái gông "thun" lại bớt 1 tấc. Theo ngu ý tôi không nghĩ vậy, vì thời Thủ Huồng chưa có chùa quốc doanh và sư quốc doanh, nên Thủ Huồng cúng chùa, giúp người nghèo, cái tội mới giảm, cái gông mới bé lại, nếu Trần Đại Quang, cúng chùa quốc doanh, sư côn an trá hình, do đảng CSVN, do chính Đại Quang chế ra, thì triệu tỷ cũng như nước đổ đầu vịt, ích chi! Có khi cái gông nó không nhỏ lại, còn phình bự hơn nữa kìa. 

Trong bài báo, có đề cập vợ chồng Nguyễn Tấn Dũng đi chùa, tôi cũng nhắn rằng, nhớ tìm chùa thật sự, đến với nhà Sư chân tu, chớ dại tới chùa quốc doanh, sư Công An, nhé. 

Bài báo điểm qua Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, xây trường, cũng để mong cái gông nhỏ lại, trích những lời phản bác, đại khái "ăn phá tàn mạt đất nước, bỏ vài tỷ xây trường, nhằm nhò gì?" Theo ngu ý làm đường, làm cầu hoặc xây nhà cho dân nghèo, hay hơn xây trường, trường CS dạy tầm bậy, tầm bạ, cũng không ơn ích gì, con nít mới đi học vỡ lòng, đã dạy: "Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ". 

Chín chục triệu dân, bây giờ ai cũng biết HCM là tên gian ác, dâm tặc, một tên tay sai, bán nước Việt cho Tàu, trước nghi vấn HCM không phải là người Việt, chính y là người Tàu, thử DNA việc quá dễ, đảng CSVN nín khe. 

CSVN có thói quen nín lặng, chờ thời gian qua đi, sự thật nó lòi ra, thì thế hệ sau cũng không trách nhiệm gì. Tất cả CS, tên nào chết hiểm, đều đem lại cho đồng bào một niềm vui không nhỏ, bởi vậy chưa thấy có thời nào nhiều chuyện vui, như thời CS, chết cũng vui. 

Ví dụ: 

Một xe Công An, 5 người vào núi đi săn, xe lật xuống hố, gần đó có người Thượng đang làm rẫy, chạy tới nghe tiếng rên, cầu cứu từ dưới hố, ông Thượng dùng cuốc lấp luôn, rồi bỏ đi. Hôm sau một đoàn CA, đi tìm đồng bọn, gặp ông Thượng. 

Hỏi: Ông làm rẫy gần đây, có thấy xe CA chở 5 người, đi qua đây không? 

Ông Thượng: Có, nhưng họ lật xe xuống hố đằng kia, kìa. 

CA: Họ đâu rồi? 

Ông Thượng: Tui lấp hết rồi! 

CA: Họ chết hết à? 

Ông Thượng: Không, họ bị thương, khi tui tới, họ kêu: đau đớn quá; làm ơn cứu.... 

CA: Trời ơi, họ nói họ bi thương, sao ông lấp hết là sao? 

Ông Thượng: CS nói ai mà tin. 

Cộng Sản hãy sớm thức tỉnh, cãi tà quy chánh, sớm trở về với chính nghĩa dân tộc, cùng đồng bào giữ nước, chống họa ngoại xâm của Tàu Cộng, tránh xa cái đảng gian ác, tham tàn, dù chỉ một ngày thôi, cũng được muôn dân vui mừng, bằng ngàn lần hữu hiệu hơn Thủ Huồng, nếu không muôn dân nguyền rũa, trước sau cũng chết hiểm, tài sản dù to lớn đến đâu, con cháu cũng đi ăn mày, cũng chết hiểm vật vờ, đến khi này mới đúng là vừa hiểm, lại vừa nghèo. 

Gương kim cổ thiếu gì, buông dao đồ tể sớm một ngày, tốt biết bao. 

22.09.2018


Chết chưa phải là đã hết…

Song Chi.
Quan chức cộng sản và nhân dân
Khi thông tin chính thức ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời lúc 10:05 phút ngày 21.09 được công bố, có lẽ chỉ trừ báo chí truyền thông nhà nước phải làm nhiệm vụ tuyên truyền, viết những bài “thương vay khóc mướn” về một trong “tứ trụ triều đình Hà Nội” vừa mới ra đi này, còn lại cả ngày hôm đó và hôm sau, trên mạng xã hội facebook chỉ tràn ngập những status biểu lộ sự vui mừng, hả hê, châm biếm, diễu cợt. Và ở ngoài đời, nhiều người Việt Nam kể rằng thái độ của dân chúng cũng rất thờ ơ, thậm chí có những người cũng không ngần ngại nói huỵch toẹt kiểu như “Mong sao cả đám quan chức ăn tàn phá hại chết hết cho rảnh”!!
Ông Trần Đại Quang không phải là trường hợp duy nhất bị người dân bày tỏ sự thờ ơ hay hả hê khi qua đời. Trước cái chết của một nhân viên công an/cảnh sát cho tới nhiều quan chức, lãnh đạo khác ở nước này, người dân đều có những phản ứng như vậy.
Khác với một số chế độ độc tài, quyền lực tập trung vào tay một nhân vật duy nhất, kể cả ở Nga hay Trung Cộng bây giờ, quyền lực của Putin hay Tập Cận Bình cũng hết sức lớn, ở VN quyền lực lẫn trách nhiệm chia cho “tứ trụ”, rộng hơn là 19 người trong Bộ Chính trị. Trong nhiều năm qua VN không có một khuôn mặt nào thật sự nổi trội và nắm hết mọi quyền lực trong tay, như thời Hồ Chí Minh hay Lê Duẩn. Thi thoảng, trong từng giai đoạn, một người nào đó khuynh loát được nội bộ, nắm được nhiều quyền lực hơn do phe cánh mạnh hơn, như ông Cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có một thời “làm mưa làm gió” và bây giờ, theo như nhiều người nhận xét, quyền lực đang nằm chủ yếu trong tay ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính vì vậy, người dân không thật sự biết được ai có năng lực hơn ai, ai phải chịu trách nhiệm trực tiếp về từng chủ trương, chính sách hại dân hại nước nào. Mọi bức bối, phẫn nộ đành chia đều!
Nên có thể nói, bây giờ ai trong “tứ trụ” hay Bộ Chính trị hay các “Thái thượng hoàng” Lê Đức Anh, Đỗ Mười ra đi thì dân cũng phản ứng như nhau. Lòng dân đã quá chán ngán cái chế độ này.
Đừng bảo dân ác mồm ác miệng. Đừng bảo nghĩa tử là nghĩa tận v.v và v.v...Phải hỏi tại sao lãnh đạo chết mà dân lại mừng, lại hả hê? Vả lại đối với dân đen bây giờ, vũ khí duy nhất của họ chỉ là tiếng cười và sự châm biếm, khi nào họ không cười, không châm biếm nữa mà họ đùng đùng nổi giận, đứng lên xuống đường thì lúc đó mới là lúc cái chế độ này tắt thở!
Nhưng nói thật, với tất cả tội ác mà đảng cộng sản đã gây ra cho đất nước này, dân tộc này thì nhân vật nào còn được chết trên giường bệnh hay chết vì tuổi già là còn phúc! Sau này lại đến lúc những nhân vật còn sống phải ra tòa trả lời về những tội ác đã làm nữa kia! Còn những ai chết rồi cũng chưa xong đâu, mai mốt lịch sử sẽ ghi lại từng người, ai cam tâm làm lính đánh thuê cho ngoại bang, ai đẩy đất nước vào mấy cuộc chiến tranh rồ dại, ai bán nước, ai dâng đất cho Tàu...rành rành còn đó, sách sử nghìn đời ghi chép lại.
Quan chức, chính khách cộng sản đối với nhau
Ở VN, từ đời riêng cho tới tình trạng sức khỏe, lý do bệnh tật của các quan chức lãnh đạo cấp cao luôn luôn là một bí mật đối với dân chúng. Người dân chỉ được biết những gì mà nhà nước cho biết. Ngay cả ngày chết cũng nhiều khi bị ém lại chờ ý kiến, quyết định của Bộ Chính trị rồi mới công bố, như trường hợp ông Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt hay ông Nguyễn Bá Thanh…Nhưng từ khi có mạng internet, có báo chí “lề trái”, dù nhà nước đã ra sức bưng bít nhưng những thông tin rò rỉ, những câu chuyện “thâm cung bí sử” phía sau hậu trường chính trị, trong đó có cả chuyện sức khỏe, bệnh tật của các quan lớn cứ bị rò rỉ, lan truyền trên các trang mạng xã hội và trong dân chúng.
Như ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương từ năm 2012-2015, trước đó là Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Chỉ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng từ năm 2003-2013, toàn bộ quá trình bệnh tật, lý do bệnh tật cho tới thực sự chết khi nào đều bị nhà nước này giấu diếm, quanh co. Trong lúc trên mạng xã hội những hình ảnh ông nằm trên giường bệnh điều trị ở nước ngoài với cái đầu cạo trọc, làn da xám ngoét, dấu hiệu của người đang xạ trị bệnh ung thư, hình ảnh chuyến bay từ Mỹ được cho là đưa ông về VN (nhưng không ai thấy mặt ông) cùng với những “tin đồn” về chuyện ông bị các đồng chí đầu độc bằng chất phóng xạ cứ lan truyền không kiểm soát nổi.
Thậm chí dân tình còn đồn rằng ông Nguyễn Bá Thanh đã bị bệnh viện Mỹ trả về vì không còn có thể cứu chữa được, nhưng báo chí nhà nước thì vẫn tiếp tục đưa tin ông về và đang điều trị tại Đà Nẵng, các quan chức vẫn vào thăm, ông còn nói “Tau khỏe mà, có chi mô”, nhưng cũng không có một hình ảnh nào của ông, kéo dài hàng tháng, trước khi nhà nước chính thức công bố ông Nguyễn Bá Thanh qua đời!
Trường hợp ông Trần Đại Quang cũng vậy. Từ năm ngoái dân tình đã đồn đãi về tình trạng sức khỏe của ông. Khi ông phải đi Nhật chữa bệnh lần 1, lần 2, nhà báo Huy Đức đã thông báo trên facebook của mình trong lúc báo chí nhà nước vẫn im lặng. Trong những ngày cuối đời, khi thần sắc ông đã rất kém, ông vẫn phải đóng tròn vai trò của mình là xuất hiện chỗ này chỗ kia, lịch làm việc dày đặc. Một ngày trước khi ông mất, ngày 20.9, nhà báo Huy Đức nhận xét trên facebook:
“Sức khỏe của Chủ tịch nước
Với hình ảnh của Chủ tịch nước xuất hiện trên VTV tối qua và diễn biến chiều nay (20-9-2018), tôi nghĩ, TTX nên bắt đầu phát đi những bản tin đầu tiên về sức khỏe cảu Đại tướng Trần Đại Quang. Lãnh đạo cũng không tránh khỏi quy luật sinh - lão - bệnh... Người dân có quyền được biết và ông cũng nên được đối xử như một con người, ốm thì phải được nghỉ ngơi chữa bệnh.”
Và hôm sau thì ông Trần Đại Quang qua đời. Có lẽ chuyện phải làm việc cho đến tận phút cuối cùng là một trong những lý do khiến ông phải đi sớm như tác giả Đinh Ngọc Thu viết trong bài “Vì sao Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời?” đăng trên trang Tiếng Dân.
Trong một chế độ dối trá, cả đến cái chết cũng phải được đảng, được các đồng chí của mình cho phép. Đó là chưa nói nguyên nhân, lý do thực sự vì sao một số ông lại phải ra đi, có phải do bị các đồng chí của mình hãm hại trong cuộc tranh giành quyền lực như dân tình đồn đãi hay không. Chỉ khi nào có một thể chế minh bạch, được vận hành bởi luật pháp, cộng thêm sự giám sát của báo chí và tiếng nói của nhân dân thật sự có trọng lượng, thì lúc đó những cuộc tranh giành đấu đá hãm hại nhau trong bóng tối mới khó có cơ may xảy ra...
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
Nhớ lại gần đây khi Thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008, người từng bị giam cầm ở Hà Nội thời Chiến tranh Việt Nam, đã qua đời sau một thời gian dài điều trị chứng ung thư não ác tính, không chỉ người Mỹ, mà rất nhiều lãnh đạo, chính khách trên thế giới đã bày tỏ niềm thương tiếc, kính trọng. Đặc biệt nhiều người Việt đang sống tại VN, tại Mỹ và nhiều nơi khác cũng bày tỏ sự thương tiếc khi ông qua đời, vì những nỗ lực của ông trong quá trình gác bỏ hận thù, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, cũng như chương trình HO mà ông là tác giả, đã giúp đưa hơn 500 000 sĩ quan quân lực VNCH và thân nhân của họ được định cư trên đất Mỹ.
Còn đối với người dân Mỹ, ông không chỉ là một anh hùng chiến tranh mà còn là một con người yêu nước thực sự, đã cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ những giá trị của nước Mỹ, dù trên chiến trường hay trong lòng nước Mỹ. Một chính khách trung thực, có lương tri, có đạo đức, luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia lên trên đảng phái, sẵn sàng lên tiếng bào vệ đối thủ chính trị hay chỉ trích những việc làm, sai trái của Tổng thống đương nhiệm cho dù là người cùng đảng Cộng Hòa. Nói về ông, người ta nói về một nhân cách lớn, một con người quân tử, cao thượng, một người yêu nước. Những tính từ đẹp nhất để nói về một con người-một quân nhân và một chính khách.
Không biết khi thấy những phản ứng đối nghịch rất rõ của người VN dành cho một “cựu thù” và cho một quan chức lãnh đạo của chính nước mình như vậy, những con người đang ngồi trên những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản VN có suy nghĩ gì hay không?
Có lẽ họ cũng biết, nhưng họ vẫn chọn con đường coi như không thấy không biết, một phần vì vẫn còn quá ảo tưởng vào sức mạnh của chế độ, tưởng như chế độ này cứ thế tồn tại mãi nhờ vào bạo lực và sự sợ hãi, một phần do không ai trong số họ đủ tâm, đủ tầm, đủ sức để làm bất cứ một sự thay đổi nào. Họ sợ hãi mọi sự thay đổi. Họ chọn lựa cách dễ dàng là bảo vệ đến cùng những gì đang có.
Cũng như từ trước đến nay, đảng và nhà nước cộng sản luôn luôn lựa chọn con đường dễ dàng nhất, có lợi nhất cho mình, bất chấp lợi ích của đất nước, dân tộc, bất chấp những xoay chuyển của thời cuộc khách quan, dòng chảy của lịch sử…Hậu quả là cả đất nước này, dân tộc này phải đi trên con đường khó khăn nhất, chậm chạp nhất và tổn thất nhất để giành lại Tự Do, Dân Chủ, Hạnh Phúc.
Nhưng hậu quả ấy còn đến với chính đảng và nhà nước cộng sản chọn lựa đàn áp nhân dân để bảo vệ chế độ đến cùng thay vì tự thức tỉnh và thay đổi, đó là chính họ đã đóng cửa con đường quay về trong hòa bình với nhân dân. Bạo lực, thù hận do đó khó mà tránh khỏi.

Qua cái chết của chủ tịch nước: Hiểu rõ lòng dân


Mạng xã hội ồn ào về cái chết của Trần Đại Quang, chủ tịch nước CHXCN Việt Nam.
Có lẽ, chưa khi nào tấm lòng người dân đối với một chủ tịch nước được thể hiện rõ ràng đến thế. Những cốc bia chúc tụng, những lời bàn ra, tán vào đủ loại, nỗi vui mừng của người dân như trút được gánh nặng nào đó với vẻ mặt hân hoan…
Người ta còn vận đến Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mấy trăm năm trước để mà lý giải về cái chết này, câu đó là:
Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt.
Trọng ngân phúc bạc, sản tiêu vong.
Đây là câu răn dạy người đời, rằng ngọn đèn mà tối tăm thì ánh sáng mất hết, nếu trọng tiền bạc mà không có phúc đức thì tài sản, của cải sẽ mất hết.
Thế nhưng, tai ác thay, bộ tứ triều đình lại trùng khớp vào những chữ, những từ ở câu này.
Có thể có nhiều người chẳng tin vào ba cái chuyện sấm sét này, nhưng việc người dân lôi ra những câu thơ từ cả mấy trăm năm như vậy, cũng đã nói lên điều gì đó sâu xa, cay đắng hơn cho một lãnh đạo đất nước. Ở đó chính là lòng dân.
Có lẽ người dân không mấy ai quan tâm đến mức sức khỏe Trần Đại Quang đã suy sụp đến mức những tháng gần đây qua dáng điệu thảm hại để thương cho ông ta phải gánh vác nhiệm vụ của đảng giao phó quá nặng nề cho một bệnh nhân, mà theo Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương cho biết thì đã 6 lần sang Nhật chữa bệnh, nhưng vẫn không được nghỉ ngơi.
Người dân cũng không quan tâm mấy đến việc ông đã “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng” trên cương vị chủ tịch nước như một sự hy sinh bản thân cho sự nghiệp chung của đất nước. Nhưng người dân lại chú ý đến việc ông ta đã khai gian tuổi để ở lại vị trí quyền lực của vua chúa Cộng sản trên đầu trên cổ người dân.
Người dân cũng không mấy quan tâm đến những hy sinh của bản thân gia đình ông ta như thế nào qua một quãng đường dài trên đời để “cống hiến cho đất nước”. Nhưng người ta chú ý đến gia đình, anh em, họ hàng nhà ông đang được cấu tạo và tại vị những vị trí béo bở trong chế độ kiểu phong kiến “con vua thì lại làm vua” của độc tài cộng sản.
Người dân mỉa mai, khó chịu và chế giễu hình ảnh ông khi “vinh quy bái tổ” sau khi tranh giành được chức Chủ tịch nước rồi về quê Ninh Bình như đi thăm một quốc gia nào đó. Người ta cũng lan truyền hình ảnh ông bạc nhược và suy sụp mất sức sống khi tiếp những đoàn quan khách nước ngoài.
Người ta cũng chú ý đến những hành động, lời nói và việc làm của ông ta trên ngôi vị “vua chúa” đã làm được gì, đã gây hại ra sao cho đất nước, với người dân trong chế độ độc tài cai trị bằng bạo lực, dối trá nhằm giữ vững cái ghế quyền lực mà bòn xương, rút tủy của người dân Việt Nam.
Những cuộc bắt bớ, chém giết, hà hiếp cướp bóc người dân từ Nam đến Bắc, từ miền xuôi đến miền ngược. Những “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây” đã ngày càng vang lên não nề và đau đớn khắp mọi miền đất nước dới thời ông ta làm quan chức quan trọng như Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Công an và Chủ tịch nước.
Cái thời của ông là thời của Công an trị, thời của phe nhóm cướp bóc người dân, thời của đàn áp những người có tấm lòng yêu nước thương nòi.
Thời của ông ta là thời kỳ đã bắt bớ hàng loạt, kết tội nặng nề hàng loạt người yêu nước, cướp bóc đất đai của người dân khắp nơi nhưng lại dâng lãnh thổ cho giặc một cách mờ ám.
Những vùng lãnh thổ, biển đảo của đất nước, những người dân bị giặc giết ngay trên biển quê hương, những dấu giày đinh của giặc đang giày xéo mảnh đất của cha ông để lại một cách ngang nhiên trong sự thờ ơ, đồng lõa và cúi đầu thuần phục của ông ta và đồng đảng.
Thế nhưng, nếu chỉ căn cứ vào đó, để nghĩ rằng người dân căm thù hay ghét bỏ Trần Đại Quang đến mức ấy, thì có lẽ là chưa đủ.
Thậm chí, cũng ngay ngày hôm qua và hôm nay, tin lan truyền trên mạng về những nhân vật khác như Đỗ Mười, Lê Đức Anh… sắp “đi theo Cụ Các mác, Cụ Lê nin” với những lời lẽ hân hoan và mong đợi. Toàn là các thủ lĩnh cộng sản, đã có thời kỳ dài “cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của cả nước.
Người ta lại nhắc lại những kỷ niệm về Đỗ Mười, Lê Đức Anh… và những gì mà họ đã gây ra cho đất nước.  Những cái tên lãnh tụ được nêu ra đích danh, gọi bằng những tên tục, những xú danh không mấy xuôi tai hoặc dễ nghe.
Như vậy, rõ ràng là người dân không phải tỏ thái độ như vậy vì ghét Trần Đại Quang, dù Quang đã là người phải chịu trách nhiệm cá nhân trước những suy vong của dân tộc, của đất nước bằng các hành động cá nhân cũng như bằng việc sử dụng quyền lực của mình trên vị trí mà ông ta nắm giữ.
Thực chất, là người dân chán ghét đến tận cùng cái chế độ hiện tại mà nguồn gốc của nó là cái đảng Cộng sản toàn trị, phản động và thối nát hiện nay. Thế nên, trong cái bầy đảng đó, bất cứ cá nhân, tập thể nào bị tận diệt, bị tiêu vong… đều là nỗi mong chờ, mơ ước của người dân.
Có thể nói rằng những lời nói, những hành động của người dân như vậy là nhẫn tâm, bạc ác với nhau quá không?
Bởi vì truyền thống dân tộc ta xưa nay, vốn trọng nghĩa khinh tài, vốn tôn trọng những người đã khuất. Cũng như họ giàu lòng nhân ái và thương xót.
Đến một con chó bị đối xử tệ vẫn được cả cộng đồng thương xót và che chở cơ mà. Huống chi đây lại là một chủ tịch nước đương kim, một Tổng bí thư đảng, người nắm quyền sinh, quyền sát của cả đất nước, dân tộc, một nguyên Chủ tịch nước một thời gian dài đã ảnh hưởng đến lịch sử đất nước.
Có điều này, đó là xưa nay cha ông ta vẫn nói “Chết là hết”. Thế nhưng, đến bây giờ thì rất rõ rằng chết chưa phải là đã hết.
Bởi đến muôn đời sau, người dân Việt vẫn nhắc tới Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống trong lịch sử dân tộc. Và trên thế giới vẫn không quên Hittler, Polpot, Mao Trạch Đông, Xtaline… vì những nhân vật này đã gây cho thế giới này những điều khủng khiếp, về sự phản trắc và bán nước.
Thì tương tự, trong tương lai, người dân Việt Nam sẽ còn khắc ghi những tội ác bán nước gắn liền với những tên tuổi như Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… đã bán tổ quốc, giang sơn và đầu độc cả dân tộc này đến suy vong.
Xưa nay, cha ông vẫn truyền dạy lại:
Thương dân, dân lập bàn thờ
Hại dân, dân dái ngập mồ, thấu xương.
Những thái độ, hành động nói trên của người dân đã thể hiện một điều: Lòng dân đang nổi sóng, cơn phẫn uất của người dân đã đến tận cùng.
Điều này, ai cũng hiểu, chỉ một mình đảng Cộng sản Việt Nam cố tình không chịu hiểu để biết quay đầu là bờ.
22/9/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Tỏa vào lòng dân như thế nào?

Image may contain: 3 people, textBà con Dương Nội đấu tranh giữ đất. Ảnh: FB Trịnh Bá Phương
09/22/2018 - 06:56 — nguyenvubinh
     ...
Trên mạng xã hội Facebook ngày 14/9 vừa qua có đăng tải một bài viết của tác giả Vũ Thạch, với tiêu đề: “Đã đến lúc giới hoạt động tỏa vào lòng dân”. Bài viết hay, nêu ra một phương hướng chiến lược, kết nối cuộc đấu tranh vì dân sinh với phong trào dân chủ. Tuy nhiên, bài viết mới dừng lại ở mức gợi mở vấn đề, và đưa ra một số phương diện để phong trào dân chủ chủ động kết nối với phong trào đòi dân sinh. Trên thực tế, các cá nhân, các tổ chức của phong trào dân chủ đã và đang thực hiện điều này bằng nhiều cách thức khác nhau. Nhưng trong môi trường cộng sản toàn trị ở Việt Nam hiện nay, hiệu quả của việc kết nối còn rất khiêm tốn. Chúng ta cần tìm hiểu những khó khăn của cuộc đấu tranh vì dân sinh, những khó khăn trong việc kết nối với phong trào dân chủ, những bài học từ những điểm nóng đã ít nhiều thành công... từ đó mới đưa ra được các gợi ý về giải pháp có thể thiết thực, hiệu quả.
     1/ Những khó khăn trong đấu tranh đòi quyền dân sinh, những bài học kinh nghiệm
     Đấu tranh đòi quyền dân sinh là việc người dân đứng lên đấu tranh bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình theo pháp luật hiện hành. Có rất nhiều ví dụ về phong trào đấu tranh cho dân sinh, như việc giữ đất của người dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội); việc đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi... hoặc đấu tranh di dời và xóa bỏ các trạm BOT đặt sai vị trí, vv... Đã có rất nhiều nơi, người dân bị xâm phạm lợi ích hợp pháp, phần lớn đều cam chịu. Nhưng một số địa phương người dân đã không chấp nhận và đứng lên đấu tranh. Có thể nói rằng, cuộc đấu tranh của người dân là hoàn toàn không cân sức, vô cùng khó khăn, gian khổ mà phần lớn vẫn chịu cảnh thua thiệt. Tại sao người dân hợp lực đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nhưng phần lớn vẫn thất bại? Có những nguyên nhân sau đây lý giải việc này.
     - Tuyệt đại đa số những tiêu cực, hành vi xâm phạm lợi ích của người dân đều được thực hiện bởi đa số quan chức trong hệ thống cầm quyền các cấp. Việc thu hồi, đền bù rẻ mạt, cướp đất, việc lập các trạm BOT hút máu dân, vv... đều được thực hiện bởi một hệ thống cầm quyền các cấp. Đó không phải là quyết định của một hoặc một vài cá nhân mà là cả hệ thống. Chính vì cả hệ thống tham gia nên khi có sự phản kháng, chống đối thì toàn bộ hệ thống được huy động để đàn áp và cưỡng chế người dân. Cả một hệ thống chính trị, với sự gắn kết lợi ích từ việc xâm phạm quyền lợi của người dân, với đầy đủ các ban bệ, gồm cả công an, tuyên huấn, thậm chí quân đội và với nguồn lực nhà nước thì những cá nhân, những nhóm người dân thường không bao giờ có thể kháng cự nổi (đó là nói về nguyên tắc).
     - Người dân vì quyền lợi chính đáng của mình lên tiếng, đấu tranh gặp rất nhiều khó khăn như: nhận thức về pháp luật, không có kinh nghiệm kết hợp, hợp tác và nỗi sợ hãi ăn sâu trong tâm khảm... Về lý thuyết, các cuộc đấu tranh của người dân muốn có kết quả tốt đẹp cần ba yếu tố: có tổ chức; được đào tạo, tập dượt và rèn luyện; quyết tâm và đoàn kết. Ở Việt Nam hiện nay, việc có được cả ba yếu tố này là  điều cực kỳ khó khăn, nhất là đối với những người dân thường.
     Trong bối cảnh đó, vẫn có những địa phương người dân đã ngăn chặn được những vi phạm, hành vi sai trái, trục lợi của nhà cầm quyền. Chúng ta có thể thấy, điển hình trong số các địa phương này là bà con xã (phường) Dương Nội, quận Hà Đông; bà con xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
     Đối với bà con phường Dương Nội, với 200 hộ dân từ chối nhận tiền đền bù thu hồi đất, nhà cầm quyền mà đại diện là phường Dương Nội và các doanh nghiệp đã sa lầy không triển khai tiếp dự án được. Bà con Đồng Tâm, Mỹ Đức đã được chứng minh phần đất của bà con không thuộc đất quốc phòng bằng việc đơn vị quân đội đã làm hàng rào phân chia ranh giới, đồng thời chưa người dân nào trong danh sách khởi tố bị bắt. Có thể nói rằng, cuộc đấu tranh của bà con hai địa phương trên tạm thời có thắng lợi trên góc độ ngăn chặn được bàn tay tội lỗi của nhà cầm quyền.
     Tìm hiểu sâu hơn về cuộc đấu tranh của hai địa phương Dương Nội và Đồng Tâm, chúng ta có thể nhận ra những điều cốt lõi chung, giúp người dân hai địa phương trụ vững và giành kết quả bước đầu tốt đẹp.
     + Nội dung, chủ điểm đấu tranh của người dân hai địa phương là những vấn đề lợi ích thiết thực, sát sườn và sống còn. Đó là việc bảo vệ đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân. Không có đất đai canh tác, không có thu nhập cơ bản để tồn tại, người dân sẽ rơi vào thảm cảnh sống nay biết mai, mất gốc. Yếu tố sống còn chính là động lực thúc đẩy người dân đứng lên, quyết tử giữ đất...
     + Người dân sẵn sàng trả giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Đối với các cấp cầm quyền cộng sản Việt Nam, khi sự trục lợi bị phát hiện và phản kháng, họ sẽ dùng mọi biện pháp với tất cả quyền lực trong tay để đàn áp, hòng dập tắt cuộc đấu tranh của người dân. Tổng cộng đã có 7 người dân Dương Nội bị bắt tù đày 116 tháng vì phản kháng giữ đất, trong đó vợ chồng chị Cấn Thị Thêu bị 50 tháng tù giam. Những người dân Đồng Tâm, sau khi cụ Lê Đình Kình bị đánh gãy xương hông, và bị bắt đi cùng mấy người nữa, người dân đã bùng nổ và bắt giữ 38 người gồm cảnh sát cơ động, và cán bộ huyện... Họ đã chấp nhận cái giả phải trả cho cuộc chiến giữ đất của mình. Khi đã là vấn đề tranh chấp lợi ích, không chấp nhận trả giá thì rất khó để bảo vệ các quyền lợi, dù rất chính đáng của mình trong chế độ cộng sản.
     + Cả hai địa phương đều nêu cao và bảo đảm tốt yếu tố đoàn kết trong cuộc đấu tranh. Với mưu ma, chước quỷ của nhà cầm quyền khi đã có lợi ích thúc đẩy, thì việc gây ly gián, mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ người đấu tranh là việc làm đầu tiên, được chú trọng. Tuy nhiên người dân hai địa phương đều thấu hiểu nên đã đoàn kết được bền chặt, không mắc mưu gây chia rẽ của cộng sản. Một yếu tố quan trọng giúp cho người dân hai địa phương đoàn kết thành công là họ cùng là hàng xóm, thôn xã với nhau, hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh và cả tính nết của nhau, sống cùng địa bàn nên nhà cầm quyền không thể gây mâu thuẫn, chia rẽ nổi.
     + Nắm vững luật pháp hiện hành, nhất là các nội dung liên quan đến lĩnh vực người dân đấu tranh đòi quyền lợi, và lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. Việc nắm vững luật pháp có hai lợi ích. Thứ nhất, tin tưởng việc làm, cuộc đấu tranh của mình là đúng đắn, chính nghĩa và sẽ càng tạo thêm quyết tâm cho người dân. Thứ hai, sử dụng để đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của mình. Cả hai địa phương Dương Nội và Đồng Tâm đều thực hiện tốt điều này.
     + Kết nối cuộc đấu tranh vì dân sinh của địa phương với cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc, vận dụng truyền thông nhân dân ủng hộ cuộc đấu tranh của địa phương mình. Đối với người dân Dương Nội, cuộc đấu tranh trải dài 10 năm. Khi đó, phong trào dân chủ còn rất non trẻ. Nhưng từ những năm 2010-2012, khi những cuộc xuống đường của người dân cả nước diễn ra thường xuyên, người dân Dương Nội đã kết nối được với phong trào dân chủ. Họ cũng xuống đường tham gia phản đối Trung Quốc o ép Việt Nam về biển đảo, phản đối chặt cây xanh, phản đối Formosa xả thải ra môi trường... Sự kết nối này đã dẫn tới những ảnh hưởng tốt đẹp, phong trào dân chủ đã kết nối với dân oan các nơi và dân oan Dương Nội. Như vậy, Dương Nội có sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ của phong trào dân chủ.
     Đối với Đồng Tâm, cuộc đấu tranh của họ mới bùng phát gần hai năm nay. Mặc dù chưa có nhiều liên hệ với phong trào dân chủ, truyền thông nhân dân nhưng họ đã linh hoạt tận dụng được sức mạnh của phong trào dân chủ và sự quan tâm của truyền thông nhân dân trong những ngày cao điểm, nóng bỏng của cuộc đấu tranh. Gần đây, người dân Đồng Tâm và giới hoạt động đã có sự kết nối mật thiết hơn.
     2/ Một số gợi ý để phong trào dân chủ tỏa vào lòng dân
     Đứng trước những khó khăn của cuộc đấu tranh chung cũng như cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, các anh chị thuộc giới hoạt động cũng như bà con đấu tranh vì dân sinh cần làm gì để kết nối hai lĩnh vực đấu tranh nhằm đem lại hiệu quả.
     a. Đối với giới hoạt động đấu tranh dân chủ.
     Chúng ta biết rằng, việc kết nối giữa người đấu tranh dân chủ với bà con đấu tranh đòi quyền dân sinh là điều tối kỵ với nhà cầm quyền cộng sản. Lý do là, khi có người thuộc giới hoạt động tham gia, bà con sẽ nắm vững, hiểu biết pháp luật hơn, tinh thần vững hơn, có sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực, vv... và việc đòi hỏi quyền lợi, phản kháng sẽ hiệu quả hơn. Mặt khác, nhà cầm quyền luôn lo sợ giới hoạt động sẽ động viên bà con đòi hỏi những quyền con người, quyền dân sự, chính trị ngoài những quyền dân sinh bà con đang đấu tranh để có được. Chính vì vậy, việc gợi ý cho hoạt động kết nối này cần tính tới thực tế quan trọng đó. Có thể có những gợi ý sau.
     - Tiếp tục và tập trung quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động cho người dân. Việc hướng dẫn các nguyên tắc của bất tuân dân sự cần được thực hiện thường xuyên. Cùng với đó là hướng dẫn các kỹ năng hỗ trợ, như sử dụng điện thoại, sử dụng Internet, kỹ thuật truyền thông... để người dân tìm tòi, học hỏi và liên lạc.
     - Khi xuất hiện các điểm nóng, cần tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích mọi khía cạnh, đồng thời đưa ra các hướng gợi ý xử lý để người dân tham khảo.
     - Kết nối với người dân thông qua các phương tiện thông tin liên lạc, qua Internet và mạng xã hội facebook. Trong điều kiện cho phép, có thể liên hệ trực tiếp. Từ sự kết nối này, có thể hỗ trợ, giúp đỡ người dân mọi mặt với tất cả các khả năng cho phép của cá nhân hoặc tổ chức.
     - Liên tục cập nhật các thông tin, diễn biến của các cuộc đấu tranh đòi dân sinh của bà con. Sẵn sàng lên án và tố cáo những sai trái, vi phạm và sự đàn áp người dân của nhà cầm quyền trên hệ thống truyền thông nhân dân và với thế giới.
     b. Đối với người dân đấu tranh vì dân sinh.
     Đối với người dân đấu tranh vì quyền dân sinh của mình, trong những hoàn cảnh rất khó khăn và khắc nghiệt, cần có ý thức rõ ràng về cuộc đấu tranh chống bất công, cường quyền vô cùng chênh lệch này. Xin được có những gợi ý sau.
     - Tuyệt đối chủ động, tự tổ chức việc đấu tranh của mình. Bài học kinh nghiệm của người dân Dương Nội và Đồng Tâm chỉ rõ, chỉ có sự chủ động, tự tổ chức cuộc đấu tranh của mình, người dân mới ngăn chặn được bàn tay tội lỗi, trục lợi từ nhà cầm quyền.
     - Tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững luật pháp hiện hành có liên quan trong cuộc đấu tranh. Trong đó bao hàm những luật pháp về khiếu nại, tố cáo cũng như quyền con người cơ bản. Đồng thời, chủ động tìm hiểu cách thức đấu tranh bất bạo động, bất tuân dân sự và học hỏi kinh nghiệm của những địa phương, những điểm nóng khác.
     - Chủ động liên hệ, liên lạc với những cá nhân, tổ chức của phong trào dân chủ tìm kiếm sự hỗ trợ về thông tin, pháp lý, kỹ thuật và nguồn lực.
     - Xây dựng quyết tâm và đoàn kết ở mức cao nhất có thể trong tập thể đấu tranh của mình./.
Hà Nội, ngày 22/9/2018
N.V.B

2 người ở Cần Thơ bị tuyên án tù vì ‘nói xấu lãnh tụ’

Theo VOA_23/09/2018
Trương Đình khang (trái) và Nguyễn Hồng Nguyên trong một phiên tòa xét xử họ ở thành phố Cần Thơ, ngày 22 tháng 9, 2018. (Hình: VietnamNet)
 Trương Đình khang (trái) và Nguyễn Hồng Nguyên trong một phiên tòa xét xử họ ở thành phố Cần Thơ, ngày 22 tháng 9, 2018. (Hình: VietnamNet)
Hai người dùng Facebook ở thành phố Cần Thơ hôm thứ Bảy bị tuyên án tù vì đăng tải những bài viết bị cho là nói xấu lãnh tụ và xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước, báo chí trong nước đưa tin, giữa lúc Việt Nam tăng cường trấn áp quan điểm bất đồng chính kiến trên mạng.
Tòa án ở Cần Thơ tuyên phạt Nguyễn Hồng Nguyên, 38 tuổi, và Trương Đình Khang, 26 tuổi, hai năm tù giam và một năm tù giam tương ứng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
Anh Nguyên, chủ tài khoản Facebook “Nguyên Hồng Nguyễn (Bồ Công Anh)” và cô Khang, chủ tài khoản Facebook “Hồ Mai Chi,” bị cáo buộc soạn thảo, đăng và chia sẻ những bài viết, hình ảnh và video “có nội dung nói xấu, bôi nhọ lãnh tụ vô sản quốc tế, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội.”
Truyền thông trong nước cho biết cáo trạng nói rằng những việc làm này của họ “làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh chính trị quốc gia, trật tự an toàn xã hội” cũng như “xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm” của những nhà lãnh đạo mà họ chỉ trích.
Họ được nói là đã thừa nhận toàn bộ “hành vi phạm tội” tại tòa. Cô Khang thì khai thêm rằng những việc làm này là do “buồn chuyện gia đình, bức xúc cá nhân” và không bị ai bép buộc hay xúi giục, theo truyền thông trong nước. Cô cũng xin được giảm nhẹ hình phạt.
Trước đó hồi đầu tháng 9, nhà chức trách Cần Thơ đã bắt giữ hai người khác cũng về cáo buộc xuyên tạc chủ trương và nói xấu Đảng, Nhà nước.
Việt Nam đang tăng cường bắt bớ và bỏ tù những người chỉ trích chính quyền trên mạng bằng việc khép họ vào tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, trong khi tìm cách thắt chặt kiểm soát những nội dung bị coi là “xấu, độc” đăng trên các trang mạng xã hội theo Luật An ninh mạng được thông qua hồi tháng 6.
Việt Nam là một trong những nước kém tự do nhất trên internet, theo đánh giá năm 2017 của tổ chức Freedom House chuyên vận động cho tự do chính trị, dân chủ nhà nhân quyền.
Bộ Ngoại giao Mỹ xác định những hạn chế về tự do internet là một trong những vấn đề nhân quyền đáng kể nhất ở Việt Nam trong Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2017 hàng năm trình lên Quốc hội Mỹ.

Trung thu nào cho trẻ vô gia cư?

TTVN-2018-09-21  
Trung thu nào cho trẻ vô gia cư?
 Trung thu nào cho trẻ vô gia cư?RFA
Nếu trung thu của trẻ em thành phố tưng bừng tiếng trống, tiếng lân, các chương trình thiếu nhi hoặc hát hò đoàn đội, với bánh hiệu, đồ chơi, quà của ông bà, cha mẹ… thì trung thu với trẻ em nông thôn sẽ rộn ràng với những con lân tự dán, những cái bánh rẻ tiền mẹ mua. Trung thu của trẻ em miền núi lại đến trong vài gói kẹo chanh trộn lẫn một ít kẹo, bánh Trung Quốc được các cô các thầy phát ở sân trường hoặc các thôn, xã phát về nhà theo chỉ tiêu nhà nước. Thế nhưng còn có một góc khuất khác chẳng bao giờ biết trung thu là gì, mặc dù trung thu đang diễn ra khắp nơi, ngoài phố, trong ngõ nơi các em cùng cha mẹ, ông bà hoặc đôi khi một mình tá túc qua ngày trên những vỉa hè đầy gió, những gầm cầu đầy sương, trung thu của những trẻ vô gia cư chẳng bao giờ đến!

Ước mơ của một đứa trẻ

Ngày mới bắt đầu, những người vô gia cư lại tất bật kiếm cơm khắp mọi ngã Sài Gòn. Họ đến đây từ nhiều nơi và làm nhiều nghề để kiếm sống, từ đạp xích lô, xe thồ, bán vé số đến lượm ve chai, tìm việc vặt… nhưng họ có chung một điểm đó là: Không nhà.
Thế nhưng còn có một góc khuất khác chẳng bao giờ biết trung thu là gì, mặc dù trung thu đang diễn ra khắp nơi, ngoài phố, trong ngõ nơi các em cùng cha mẹ, ông bà hoặc đôi khi một mình tá túc qua ngày trên những vỉa hè đầy gió, những gầm cầu đầy sương, trung thu của những trẻ vô gia cư chẳng bao giờ đến!
-TTVN
Chia sẻ về những người vô gia cư ở quanh khu vực quận 1, chị Nguyễn Thùy Trang, một người bán rau củ quả cho hay: “Vòng vòng ở đây nè, như người ta có đi chợ người ta cho vài ngàn hoặc từ thiện thỉnh thoảng họ cho hộp cơm, cháo, bánh mì… lâu lâu cũng thấy đoàn phường họ mang về phường mà không biết sao….”
Bà Lý Thu Thủy, cư dân thành phố Sài Gòn chia sẻ: “Giờ ngủ ngoài đường vậy đâu có nhà có cửa, rồi không có nhà có cửa vậy họ biết thế nào, thì tấp vào mái hiên hoặc sao đó ngủ thôi chứ cuộc sống không có nhà biết đi đâu. Giờ cướp giật đầy người ta cũng sợ, không xin vào nhà ai ngủ được đâu, giờ tự mình phải lo cho mình thôi.”
Chị Trang và bà Thủy chia sẻ thêm rằng mặc dù cũng phải vất vả kiếm cơm hằng ngày nhưng họ rất cảm thông với những người vô gia cư ở thành phố này, nhất là những người lượm ve chai. Bởi nếu như với một xe rau củ, đứng từ sáng tới chiều, những người buôn bán như họ có khi kiếm được vài trăm nghìn đồng thì những người lượm ve chai nhiều khi cả ngày kiếm được chưa tới năm chục ngàn, đó là chưa nói tới việc con cái, cháu chắt của họ không được đến trường, đa phần họ tá túc qua đêm ở nhờ những mái hiên nhà, hoặc có người ngủ ngay trên xe xích lô, hoặc trải những tấm carton nhặt được ra để ngủ.
Chị Trang chia sẻ rằng mùa trung thu trước, chị từng nói chuyện với một bé gái theo bà đi bán vé số, khi nghe chị hỏi nó có ước mơ gì, nó tròn xoe mắt bảo muốn có một cái bánh trung thu để nếu được về quê nó sẽ khoe với bạn đã thấy trung thu ở thành phố, rằng ở đây có những con lân chớp nháy mắt sáng, những tiệm bánh với tấp nập người ra vào, những chương trình mừng trung thu hoành tráng với băng rôn giới thiệu treo đầy đường. Chị hỏi sao phải vậy, nó bảo vì nó không muốn các bạn ở quê biết nó phải ngủ ngoài đường cùng với bà, bởi nếu vậy các bạn sẽ trêu nó và không còn chơi với nó nữa và bởi lẽ nó chắc chắn những bạn đó cũng như nó, chưa biết vị bánh trung thu là gì nên các bạn sẽ nể nó hơn khi nó mang bánh về cho các bạn. Nó bảo nó còn có một ước mơ to hơn nữa mà nó biết rất khó để thực hiện, đó là có một ngôi nhà để bà cháu nó che mưa che nắng, để bà cháu nó khỏi giật mình chạy nữa đêm vì bị mưa tạt lúc ngủ dưới mái hiên nhà người ta.
Lồng đèn-món đồ chơi trong mơ của  trẻ vô gia cư.
Lồng đèn-món đồ chơi trong mơ của trẻ vô gia cư. RFA
Nghe những lời lí nhí của con bé xong, chị không cầm được nước mắt và ngay hôm sau, chị đã mua một chiếc bánh trung thu nhỏ với giá 30 ngàn đồng mang tặng cho con bé. Nhưng mặt nó không vui mừng như chị nghĩ, nó cảm ơn chị rồi cầm chiếc bánh rồi chạy nhanh về phía công viên. Sau này hỏi ra chị mới biết, dạo đó bà con bé bị bệnh nặng, và từ mùa trung thu đó, mãi đến nay, chị không còn thấy hai bà cháu dạo bán vé số quanh khu vực chị bán nữa.

Và trung thu…

Chia sẻ về cảnh ngộ của mình, bà Nguyễn Việt Hường, một người vô gia cư ở Sài Gòn chia sẻ: “Đi lượm ve chai này rất vô chừng, cơm nhiều khi từ thiện người ta cho, cũng đỡ phần nào…”
Theo bà Hường, với việc hằng ngày theo bà đi lượm ve chai khắp các con phố, đứa cháu nhỏ của bà không biết cái chữ là gì. Thi thoảng, đi qua các ngã tư vào sáng sớm, nhìn các bạn khác được ba mẹ chở đi học, nó cũng muốn lắm, nhưng bà bảo giờ tiền ăn còn chạy từng bữa lấy đâu ra tiền học, mà nếu bà có để dành được tiền học thì cũng không thể xin cho cháu vào trường nào vì bà không có hộ khẩu ở thành phố mà nếu xin vào trường tư thì lấy đâu ra tiền?
Câu chuyện của bà Hường cứ quẩn quanh những mảnh đời như bà, nào là hôm rồi có được một nhóm từ thiện tìm đến cho bà mấy hộp cơm, có nhóm còn cho bà mấy chục ngàn. Rồi thì chuyện ông xe ôm ngủ gần vỉa hè đường Bùi Thị Xuân mà bà vẫn thường ngủ vừa đăng ký xin được một xuất kẹo trung thu cho cháu bà, chuyện một người ăn xin trốn thoát được khỏi trung tâm xã hội vì bảo nhớ nghề… nhưng bà không giấu nổi vui mừng vì trung thu này, cháu bà có kẹo trung thu!

Đoàn kiểm tra xác nhận thủy điện ở Nghệ An xả lũ gây thiệt hại gần 9 tỷ USD

Đoàn kiểm tra xác nhận thủy điện ở Nghệ An xả lũ gây thiệt hại gần 9 tỷ USD
Đợt xả lũ với lưu lượng nước gấp đôi bình thường của nhà máy thủy điện Bản Vẽ ở tỉnh Nghệ An hồi cuối tháng 8 vừa qua đã gây thêm thiệt hại cho vùng hạ du. Đó là kết luận do một đoàn kiểm tra liên ngành của ủy ban nhân dân tỉnh này đưa ra mới đây.
Báo mạng VnExpress hôm Thứ Sáu 21/09 trích dẫn báo cáo của đoàn kiểm tra nhận định rằng, hai đợt lũ ngày 16 và 31 tháng 8 vừa qua xảy ra vào hai thời điểm gần sát nhau. Đây là một sự kiện khoảng 50 năm mới có một lần.
Hồ thủy điện Bản Vẽ nằm ở thượng nguồn sông Nậm Nơn đổ ra sông Cả, có dung tích phòng lũ hơn 300 triệu mét khối. Trong đợt lũ ngày 16 tháng 8, nhà máy thủy điện sử dụng dung tích phòng lũ để chứa nước, nên vẫn duy trì lưu lượng xả lũ từ 2,500 mét khối mỗi giây trở xuống. Nhưng trong đợt lũ xảy ra chỉ hai tuần sau đó là vào ngày 31 tháng 8, hồ thủy điện Bản Vẽ đã hết chỗ chứa phòng lũ và buộc phải xả lũ bằng với lưu lượng nước lũ đổ vào hồ, tức là lên tới 4,200 mét khối mỗi giây. Hậu quả của hai trận lũ trong tháng 8 cộng với tác động xả lũ ồ ạt của nhà máy thủy điện Bản Vẽ, là 6 người chết, 23 nhà bị trôi, hàng chục nhà bị sạt lở, hàng trăm nhà bị ngập và nhiều gia đình phải di dời. Nhiều đường sá bị hư hỏng, hàng ngàn héc ta hoa màu bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại hơn 200,000 ngàn tỷ đồng (gần 9 tỷ Mỹ kim).
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Nghệ An chỉ ra một loạt khuyết điểm của hệ thống nhà máy thủy điện Bản Vẽ, gồm việc dự báo lưu lượng nước đổ về hồ Bản Vẽ vẫn chưa chính xác, hành lang thoát lũ chưa bảo đảm an toàn, giới hữu trách chưa có bản đồ ngập vùng hạ du của các nhà máy thủy điện, và dung tích phòng lũ 300 triệu mét khối cho hồ Bản Vẽ là quá nhỏ so với tình hình lũ lụt trong thời gian gần đây.
Huy Lam / SBTN

Quan chức thành phố họp báo xin lỗi người dân Thủ Thiêm

Image result for dung nghe nhung gi cong san noi
Quan chức thành phố họp báo xin lỗi người dân Thủ Thiêm
Ủy ban nhân dân TPHCM vừa tổ chức một cuộc họp báo hôm Thứ Sáu 21/09 để xin lỗi người dân Thủ Thiêm.
Truyền thông trong nước dẫn lời phó chủ tịch thành phố Trần Vĩnh Tuyến nói rằng, ủy ban nhân dân nhận trách nhiệm về những sai phạm vì đã thực hiện không đúng quy hoạch, giải tỏa và đền bù cho người dân về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ông Tuyến nói ủy ban nhân dân thành phố xin lỗi toàn thể người dân thành phố, và nhất là các gia đình tại khu phố 1, phường Bình An, quận 2 vì họ phải chịu thiệt hại, vất vả trong nhiều năm qua — chính xác là 20 năm.
Ông Tuyến còn cho biết, một cuộc thanh tra về các khiếu nại đã phát hiện nhiều tổ chức và cá nhân sai phạm, nhưng nhà cầm quyền chưa thể công bố vì việc này “liên quan đến nhiều cán bộ”.
Theo báo mạng VnExpress hôm Thứ Năm, thanh tra chính phủ CSVN đã tìm ra hàng loạt sai phạm trong việc thực hiện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thí dụ như thiếu một số hồ sơ quan trọng của khu đô thị mới và khu tái định cư; điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền; lấy 4.3 héc ta đất thuộc khu phố 1, phường Bình An không theo đúng cơ sở pháp lý.
Cuộc thanh tra cũng chỉ ra quá trình bồi thường, giải tỏa đất và hỗ trợ tái định cư trong dự án này có nhiều vi phạm như: không đúng Luật Đất Đai 2003; không lập phương án đền bù; không có kế hoạch xây nhà tái định cư trước khi cưỡng chế thu hồi đất, dẫn đến hàng loạt vụ khiếu nại.
Huy Lam / SBTN

Dùng thuốc Trung Quốc để sản xuất thuốc Tây giả, bị truy tố

Tang vật vụ án là hàng tấn thuốc tây giả các loại. (Hình: Người Lao Động)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một nhóm người đã bị viện kiểm sát ở Sài Gòn truy tố vì đã nhẫn tâm mua thuốc Trung Quốc mang về đóng gói thành thuốc Tây giả bán cho người bệnh ở Việt Nam.
Ngày 22 Tháng Chín, 2018, Viện Kiểm Sát Nhân Dân ở Sài Gòn vừa hoàn tất cáo trạng truy tố nhóm người gồm các ông, bà Trần Thị Minh Hằng (56 tuổi, ở quận 11, Sài Gòn), Trần Hữu Đông (50 tuổi, chồng bà Hằng), Trần Hữu Tâm (53 tuổi, anh ông Đông), Dương Hồng Sơn (42 tuổi, quê Phú Yên), Nguyễn Đình Thanh (48 tuổi, quê Bình Định), Võ Văn Thao (41 tuổi, quê Tây Ninh) cùng về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh.” Ông Thao được tại ngoại, các bị can còn lại đang bị giam tại nhà tù Chí Hòa.
Theo báo Người Lao Động, ngày 20 Tháng Chín, 2017, Phòng Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Kinh Tế-Tham Nhũng, Công An ở Sài Gòn, bắt quả tang ông Tâm đang dùng xe gắn máy chở hai thùng giấy chứa 230 hộp vitamin C giả một nhãn hiệu nổi tiếng.
Khám xét nhà ông Tâm, công an thu giữ 350 hộp thuốc Tây giả chưa kịp tiêu thụ cùng nhiều máy móc, công cụ sản xuất thuốc giả. Khai với công an, ông Tâm cho biết số thuốc này là thuốc giả do bà Hằng sản xuất và mình chỉ vận chuyển giao cho các nhà thuốc ở tỉnh Phú Yên tiêu thụ.
Công an khám xét khẩn cấp nhà vợ chồng bà Hằng. Tại đây vợ chồng bà này khai nhận, bắt đầu sản xuất ba loại thuốc giả các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài từ Tháng Mười, 2016, bằng cách cho ông Tâm ra chợ đầu mối ở quận 10, gom thuốc Tây nội địa giá rẻ mang về bóc tách rồi dán nhãn các thương hiệu nổi tiếng, sau đó đóng hộp. Bao bì và nhãn mác do ông Thao cung cấp. Thuốc giả sau khi sản xuất sẽ được chuyển ra Bình Định, Phú Yên tiêu thụ.
Số thuốc giả này, bà Hằng khai bán cho ông Sơn ở Phú Yên, ông Thanh ở Bình Định và một người tên Trường ở Nam Định. Khi cần mua hàng, nhóm người trên gọi cho bà Hằng để sản xuất. Sau đó, bà Hằng ra lệnh cho ông Tâm chở thuốc giả ra Bến Xe miền Đông gửi cho khách.
Bị can Trần Thị Minh Hằng. (Hình: Người Lao Động)
Từ lời khai trên, công an khám xét khẩn cấp nhà ông Sơn ở Phú Yên, thu giữ một lượng lớn thuốc Tây giả và vỏ thuốc các loại. Ông Sơn thừa nhận, có sáu thùng thuốc mua từ bà Hằng để sản xuất thuốc giả, còn lại do mình tự sản xuất.
Tương tự, khám xét nhà của ông Thanh ở tỉnh Bình Định, công an thu giữ một lượng lớn thuốc Tây nội địa và bao bì dùng để sản xuất thuốc giả.
Cả hai khai nhận, sau khi bán thuốc giả của bà Hằng thấy lợi nhuận quá lớn, ông Sơn và ông Thanh bắt đầu tự sản xuất thuốc giả của riêng mình bằng cách nhờ bà Hằng cung cấp nguyên liệu và bao bì để mình tự đóng gói.
Cụ thể, ông Sơn mua thuốc từ Trung Quốc mang về nhà đóng hộp cho ra thuốc giả thành phẩm rồi bán ngược lại cho bà Hằng. Tổng cộng, bà Hằng mua của ông Sơn 1,400 hộp thuốc nhãn hiệu nổi tiếng nhưng bên trong là thuốc Trung Quốc.
Riêng ông Thanh, ngoài việc đã tiêu thụ 1,000 hộp thuốc giả do bà Hằng sản xuất, còn tự sản xuất 2,000 hộp thuốc giả khác hiệu để bán ngược lại cho bà Hằng.
Khi bị bắt, ông Thao khai nhận từ đầu năm 2016 đã in cho bà Hằng 30,000 vỏ hộp của năm loại thuốc.
Tin cho biết, băng nhóm làm thuốc giả này khai nhận, các loại thuốc Tây giả do mình sản xuất đã được bán cho các nhà thuốc khắp nơi và phần lớn bán cho người bệnh. (Tr.N)

Dân Việt Nam lại khổ vì giá xăng tăng liên tục

Xăng E5 tại Việt Nam tiếp tục tăng. (Hình: VOV)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội hôm 22 Tháng Chín, 2018, đang có những lo ngại sau khi nhà cầm quyền CSVN loan báo tăng giá xăng hai lần, lần trước 300 đồng và lần sau 320 đồng chỉ trong vòng nửa tháng.
Giá xăng E5 tại Việt Nam sau khi tăng hiện đã vượt mốc 20,000 đồng (86 cent) một lít.
Chưa dừng lại ở đó, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN còn biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Theo đó, từ ngày 1 Tháng Giêng 2019, thuế môi trường đối với xăng có trần là 3,000 đồng/lít tăng lên 4,000 đồng/lít, dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên 1,000 đồng/lít.
Đến nay, truyền thông trong nước vẫn dẫn lập luận của giới chức rằng giá bán lẻ xăng Việt Nam “tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước có chung đường biên giới” và dẫn chứng rằng giá xăng ở Việt Nam “còn thấp hơn Lào 5,318 đồng/lít, Cambodia 1,773 đồng/lít, Trung Quốc 1,499 đồng/lít…”
Trong khi đó, các báo lại làm lơ chi tiết Việt Nam có tỷ lệ huy động thuế, phí/GDP thuộc hàng cao nhất khu vực và người dân đang phải trả thuế, phí cao gấp ba lần các quốc gia khác, theo số liệu từ World Bank (Ngân Hàng Thế Giới). Bên cạnh đó, báo cáo mới nhất của UNDP (Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc) cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam cũng đang cao nhất khối ASEAN.
Ở Việt Nam, việc tăng giá xăng được hiểu là đương nhiên kéo theo giá cả hàng hóa, tiêu dùng tăng theo ngay sau đó.
Một tiệm bán xăng E5 tại quận Tân Phú, Sài Gòn. (Hình: Tạp chí Công Thương)
Phó Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Phùng Quốc Hiển được báo Người Lao Động dẫn lời: “Nếu điều chỉnh loại thuế này (thuế môi trường), mỗi năm ngân sách sẽ có thêm hơn 15,700 tỷ đồng (gần $673 triệu), là một nguồn lớn để đầu tư, xử lý vấn đề môi trường.”
Tuy vậy, cũng tờ báo này sau đó trích lời Tiến Sĩ Bùi Trinh, một chuyên gia kinh tế, cho biết: “Từ trước khi thu thuế môi trường đến nay đã chi bao nhiêu để bảo vệ môi trường và chi thế nào? Bộ Tài Chính đã làm gì với khoản tiền đó? Từ khi đánh thuế vào giá xăng dầu thì môi trường có được cải thiện? Đó là những câu hỏi mà người dân bình thường phải suy nghĩ. Khi người dân và Quốc Hội không thấy được hiệu quả của việc đánh thuế môi trường vào giá xăng dầu thì đâu là nguyên nhân thực sự của sắc thuế này. Người dân sẽ không cảm thấy được đối xử công bằng với những lý do mà Bộ Tài Chính đưa ra để thu thêm tiền của người tiêu dùng.”
“Người dân Việt Nam vừa phải chịu đựng gánh nặng thuế khóa vừa phải chịu đựng ô nhiễm không khí trong khi người hưởng lợi là nhà đầu tư nước ngoài, vì theo thống kê, ngành sản xuất hàng xuất khẩu gây nên phát thải khí nhà kính (GHG) lớn nhất, chiếm trên 50% tổng lượng phát thải nhà kính,” báo Người Lao Động trích lập luận của Tiến Sĩ Bùi Trinh.
Đáng nói là tại kỳ họp hồi Tháng Bảy, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN đã quyết định tạm hoãn thông qua đề nghị tăng thuế vì lo ngại lạm phát.
Nhưng có thể đến nay, do không còn chọn lựa nào khả dĩ trước sức ép về tình hình thâm hụt ngân sách và thiếu hụt nguồn thu, chính phủ CSVN phải thông qua đề nghị tăng thuế môi trường đối với xăng dầu.
Báo Tri Thức Việt Nam dẫn nguồn từ IMF cho biết, Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về giá xăng dầu chiếm trong thu nhập trung bình của người dân, với tỷ lệ 13.7%. Điều này có nghĩa là một ngày người dân kiếm được 100,000 đồng thì phải chi hết 13,700 đồng cho xăng dầu. (T.K.)