Sunday, November 18, 2018

Cơ chế Cộng sản và cái thòng lọng

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Lẽ ra tôi chẳng thèm viết, vì cái đảng mang tên đảng cộng sản Việt Nam chẳng đáng để tôi quan tâm. Nhưng ngồi rỗi, ý nghĩ nó nhảy vào đầu, thế là ghi tạm vào đây. Ừ nhỉ, cái cơ chế của mấy nước mang tên đảng cộng sản chẳng khác nào cái thòng lọng xiết vào cổ chính nó! Nghĩ mà sợ! (Sợ cho chúng nó – những thành viên – chứ mình thì…)

I.Nguyễn Phú Trọng – muốn thành Goocbachop hay Tần Thủy Hoàng? 

Vâng, rõ ràng ở thế hiện nay, ông ta muốn thành ai cũng được – (nhớ cho là chỉ trong hai người đó!) Nếu ông ta vẫn đi theo con đường hiện nay ông ta đang đi (mà phần nhiều là thế) ông ta sẽ trở thành Tần Thủy Hoàng! Biểu hiện hôm nay rõ ràng là: 1.Đốt sách (đốt những quyển được coi là sách như những quyển mà nhà xuất bản Tri Thức của ông Chu Hảo đã xuất bản trong thời gian qua.) 2. Đàn áp Trí thức. (Xin lưu ý là, ở thế kỷ 21 này mà đàn áp Trí thức, đế Trí thức không dám nói thôi thì đã nặng tội hơn khi Tần Thủy Hoàng giết học trò.) Đó là 2 tội mà Tần Thủy Hoàng và Nguyễn Phú Trọng cùng có, còn những tội khác của Nguyễn Phú Trọng có thừa mà Tần Thủy Hoàng lại không có hoặc là ngược lại! 

Như: Nguyễn Phú Trọng để mất biên cương, biển đảo, mất độc lập chủ quyền – trong khi Tần Thủy Hoàng lại là người mở mang bờ cõi. Nguyễn Phú Trọng để nền kinh tế phụ thuộc ngoại bang (Trung Quốc), để cho ngoại bang vào phá nền kinh tế và môi trường… – trong khi Tần Thủy Hoàng lại là người đào kênh dẫn nước làm cho mùa màng bội thu, xây Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ biên cương đất nước.

Xem như vậy, không nghi ngờ gì nữa, nếu ông ta không mau tỉnh lại để trở thành Goocbachop thì đích thị sau này con cháu ta sẽ ghi ông là Tần Thủy Hoàng của Việt Nam!

Trở thành Goocbachop có khổ không?

Xin thưa không hề! Goocbachop dẫu từ bỏ quyền lực không những là quyền lực của cá nhân ông ta mà ông còn từ chối luôn cả quyền lực của đảng của ông! Ai cũng nghĩ thế là chẳng còn ai mà bảo vệ, thế thì nguy lắm! Nhưng kìa, Goocbachop vẫn tự do đi diễn thuyết, tự do hội họp, tự do nghỉ ngơi… có thể nói rằng ông ta đã từ bỏ một chế độ rất cần bảo vệ để sang sống một chế độ mà bảo vệ là không cần thiết nữa! (Chế độ tự do.) Ông vẫn được các nhà lãnh đạo của chế độ khác tôn trọng! Kìa “Tổng thống Putin chúc mừng ông Gorbachyov nhân sinh nhật lần thứ 86” (viettimes.vn) – “…Tổng thống cho rằng, trong thời gian nhiều năm, ông Gorbachyov đã tham gia một cách tích cực các hoạt động xã hội và nghiên cứu, tham dự các cuộc hội thảo chuyên gia về các phương thức củng cố hợp tác quốc tế và phát triển cộng đồng nhân loại.

Bức điện viết: “Trong hoạt động quan trọng này, luôn cần đến tri thức và kinh nghiệm phong phú về cuộc sống và về chuyên môn của Ngài”.” 

Sống trên đời thế là quá danh dự rồi, còn cần gì hơn?

Giữ đảng tồn tại để trở thành Tần Doanh Chính có sướng không?

Xin thưa không hề!

Để giữ được đảng mà phải chỉ đạo đến mức kỷ luật một người Trí thức tay không tấc sắt, với cái tội là “xuất bản những quyển sách tội”! “những quyển sách tội” là những quyển gì? Đó là những quyển sách mà thế giới người ta vẫn tự do xuất bản để nhân dân người ta đọc hàng vài trăm năm nay. Thế có khổ không? Tôi nghĩ nếu không phải bây giờ thì cũng sẽ có lúc Nguyễn Phú Trọng đau khổ về việc này, nếu đầu ông còn là một Trí thức! Hoặc nếu ông không bị đàn em nó đảo chính giết chết trước khi ông kịp hối hận!

Làm nguyên thủ mà biết thừa rằng trái ý nguyên thủ nước “bạn” thì mất mạng! Thì có sung sướng nỗi gì? 

Làm Vua mà biết thừa thằng đến với mình kia 99% là nịnh thần để kiếm trác, những lời tụng ca từ miệng nó, hay từ báo chí chẳng qua là “thời thế thế thời phải thế” mà thôi – thì có sướng gì? Làm “đồng chí” mà biết thừa “đồng chí” kia nó chẳng tốt đẹp gì với mình vậy mà vẫn phải làm “đồng chí” – thế cũng khổ!

Nói tóm lại: Hiện chỉ có 2 con đường Goocbachop hay Tần Thủy Hoàng – Nguyễn Phú Trọng hãy khẩn trương chọn 1!

II. Các lãnh đạo “Trung ương” muốn là lãnh đạo Trung ương của Mỹ hay lãnh đạo Trung ương của “cha Tập mẹ bành”?

Làm thì có sai! Sai thì phế truất!

Cái lý là thế.

Xong nó khác nhau một trời một vực!

Ở các nước Tự do Dân chủ, nay là Lãnh đạo, mai là Dân – chẳng sao, Trump có tiếng là độc quyền hơn những người tiền nhiệm, nhưng những người ông ta sa thải hôm trước, thì ngay ngày hôm sau đã trở về làm lãnh đạo một cơ quan tầm cỡ nào đó, một công ty lớn, một tổ chức to, thậm chí là hẳn một tòa báo lớn, tha hồ ăn, nói… 

Còn lãnh đạo Trung ương của “cha Tập mẹ bành”?

Nghe tới đã sợ!

Kia là Chu Vĩnh Khang, đây là Bạc Hy Lai… ôi sợ lắm!

Việt Nam mới thời nhen nhóm, lò còn đang nóng dần mà đã có những Đinh La Thăng, những Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa… ôi sợ!

Chưa kể những cái chết tỉnh queo như: Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh (như chết)… ôi sợ lắm!

Này các lãnh đạo Trung ương đang tại vị, đừng tưởng Đinh La Thăng bị xử vì tội tham nhũng hơn các ông đâu, ông ta chỉ vì muốn làm nhanh công việc mà thôi, các ông nghĩ xem, tội ấy các ông cũng đầy! có những việc không làm nhanh (mà xếp trên muốn nhanh) – thì mất chức, thế là đành nhắm mắt mà làm, và thế là dính tội! tay xếp trên nó bỏ túi cái tội đó, lúc cần là nó mang ra … xử! (chứ tham nhũng ai bắt được ai bao giờ đúng không các ông?) Kìa, đừng tưởng họ sơ sểnh bị bắt khi nhận tiền, còn mình thì… kín! Kìa, đến như ông Vĩnh, ông Hóa mà cũng chỉ “được” nhận quà của Phan Sao Nam có “một chiếc áo sơ mi, một lọ thuốc bổ gan” thôi mà! Tội thế.

Đừng tưởng cẩn thận là được!

Kìa ai cẩn thận bằng ngài nguyên Bộ Trưởng Bộ Tuyên truyền Trương Minh Tuấn?

Thế mới thấy rằng: Cơ chế Cộng sản chẳng khác nào cái thòng lọng tự xiết cổ! Phải không các các lãnh đạo Trung ương của cộng sản?

Chắc tối trước khi ngủ, các ông đều nghĩ: Bao giờ đến lượt mình?


Về danh xưng "Cựu Tù Nhân Lương Tâm"

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Một bạn đã ra tù từ lâu và NNG trò chuyện với nhau về danh xưng "Tù Nhân Lương Tâm" và chữ "cựu".

Bạn tù: Tại sao NNG không dùng chữ "TNLT" như nhiều người đang dùng và được quốc tế công nhận phổ quát nhất hiện nay?

NNG: Chữ "TNLT" có khoảng 60 năm về trước, trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ ở phương Tây. Chữ "TNLT" gần như đồng nghĩa với giới viết lách (kể cả viết văn, soạn nhạc, viết báo, luật sư v.v...) và các tôn giáo là chủ yếu. Nó hoàn toàn khác xa với bối cảnh VN, đặc biệt trong những năm sau này.

Khái niệm "TNLT" không sai nhưng không còn phù hợp với VN và những nước theo chế độ CS như: Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn hiện nay.

Không nói đâu xa, những người dân mất đất cũng bị quy cho "tội" 88, 258. Những người dân này chỉ đòi lại quyền sở hữu đất đai mà cha ông họ để lại, chứ không có ý định "chống nhà nước" hay "lợi dụng tự do dân chủ" gì cả. Vì vậy, nên gọi họ là ""Tù Nhân Nhân Quyền" vì quyền sở hữu đất cũng là một trong các "Quyền Con Người".

NNG đã trả lời RFA rằng: NNG không "chống NN CHXHCNVN" gì cả. NNG chỉ thực hiện Quyền Con Người của mình và bị bắt vì lý do đó. Nên NNG tự nhận mình là "TNNQ".

Ngay cả những người đấu tranh cho nhân quyền - tự do - dân chủ, có lúc bị quy tội "trốn thuế", hoặc vu cho "chống người thi hành công vụ", "gây rối trật tự công cộng" v.v... Đó là những cách áp đặt tội danh rất quái lạ, vốn chỉ có ở những xứ sở độc đảng toàn trị như VN.

Mặt khác, hiện nay các ông (bà) CS đang bị kỷ luật, đi tù, đấu đá lẫn nhau v.v... và cả những cái chết không rõ ràng làm dân chúng vui mừng, thậm chí rất hả dạ. NNG cũng vậy. Cho nên, nếu xét theo ngữ nghĩa của chữ "lương tâm", thú thật, NNG thấy mình thật "vô lương tâm" (!).

Thêm nữa, chữ "lương tâm" mang chiều hướng "lãng mạn" và "sang trọng" so với thực tế VN hiện nay. NNG nói thật, thấy mình không xứng với nó.

Theo quan điểm của NNG, không phải ai đi tù vì "tội 88" hay "79", "258" cũng xứng với danh xưng "TNLT".

Bạn tù: Vậy còn chữ "cựu"? Sao NNG đã ra tù mà không nhận mình là "cựu TNNQ"?

NNG: Có lẽ nhiều người cho rằng "cựu" là những cái gì đã trải qua, đã xong xuôi nên họ dùng chữ "cựu".

Riêng quan điểm của NNG, vì mình vẫn còn "án quản chế" 3 năm (tức đến 27/12/2020) nên sao gọi là "cựu" được! Ngoài ra, những bạn tù dù hết "án quản chế" (ví dụ LS Lê Công Định) vẫn bị theo dõi, cản trở đi lại vô cớ thì sao có thể gọi LS Định là "cựu TNLT" hay "cựu TNNQ" được?

Mặc khác, rất nhiều người hiện nay dù chưa bao giờ "ở tù chính thức" (như nhà báo Pham Doan Trang) nhưng những gì họ đang chịu đựng, nó kinh khủng không kém những người ở tù, vậy có nên gọi họ là "TNNQ" không?

Bạn tù: Vậy NNG lý giải như thế nào về chữ "cựu tù chính trị" mà người CS hay dùng?

NNG: Họ gọi nhau là "tù chính trị" và "cựu tù chính trị" là rất chính xác.

Thứ nhất, họ là những người đứng trong tổ chức (nghĩa là ĐCSVN) với mưu cầu chính trị rất rõ ràng là "giành và giữ quyền lực". Họ đi tù vì mục tiêu đó. Tất nhiên, NNG không bàn tới việc phân chia "địa vị & danh lợi" sau khi họ "chiến thắng" (!).

Thứ nhì, sau khi ra tù (nghĩa là trước 1975), họ không hề bị cản trở đi lại, hành hung, sách nhiễu v.v... mà chính cha của NNG là bằng chứng rõ ràng, không thể chối cãi. Vì vậy người CSVN gọi nhau là "cựu tù chính trị" hoàn toàn thích hợp.

Do đó, cách thống kê số lượng "TNLT" mà LS Nguyễn Văn Đài cho rằng khoảng 300 người sẽ cho thấy "đó là số ít", nhưng nếu thống kê "TNNQ" theo khái niệm của NNG, nhất định con số sẽ là trên chục ngàn. Ý nghĩa là chỗ đó, chứ không chỉ là "cái danh xưng"


Kẻ gác chuồng người

Đỗ Trường (Danlambao) - Gà đầy ự đĩa. Những cái nhìn thăm dò, cân não cùng đòn gió đã được đưa ra, vậy mà không ai có thể ù. Mặt thằng nào cũng phừng phừng đỏ. Đang độ gay cấn, căng thẳng, chợt có tiếng Đỗ Nga Thị the thé từ phòng khách vọng ra: Có đứng dậy đi về hay không, thì bảo. Tiếng quát làm gã đầu bạc ngồi đối diện với tôi giật mình, mấy lá bài trên tay rơi úp vào lòng. Hai Hiển chủ nhà, một thuyền nhân tị nạn, ngồi cạnh càu nhàu: Bà làm quái gì hắc xì dầu thế. Để ông ấy chơi chút nữa, gà béo, bắt đến nơi rồi. Không trả lời Hai Hiển, Đỗ Nga Thị vọt ra, đứng sau gã đầu bạc, thúc thúc đầu gối vào lưng: Đứng dậy, đứng dậy, làm thì lười, tá lả sao chăm thế! Gã đầu bạc ngước mắt, đang định nói gì đó, gặp ngay ánh mắt có lửa của Đỗ Nga Thị, liền cụp vội xuống, lẩm bẩm. Mọi người lắc đầu, mất hứng, hạ bài, định chia gà. Nhưng tôi bảo gã đầu bạc: Để nguyên gà đó, tôi thế chỗ ông. Phần gà của ông bao nhiêu, tôi trả. Gã đứng dậy, Đỗ Nga Thị quay người, bước đi. Gã ngả người vào Hai Hiển thì thầm: Ông cầm tiền giúp tôi, mai qua lấy. Bây giờ mang về, nó lột hết.

Đỗ Nga Thị ra cửa gặp ngay Minh Phủi đi với vợ mới từ Việt Nam sang. Thị cười tít cả hai con mắt, cùng Minh Phủi lại quay vào nhà, chuyện trò rôm rả, để gã đầu bạc chưng hửng đứng ở ngoài. Minh Phủi người Nha Trang, bạn thời trẻ trâu, đá bóng phủi hè phố của Hai Hiển. Hắn phải làm ca chiều, nên đến muộn. Bữa nhậu mừng ngày schulanfang (ngày tựu trường đầu tiên) của con Hai Hiển đã tàn canh. Minh Phủi cùng đội lao động cũ với Đỗ Nga Thị. Những ngày cuối tuần trước đây, Minh Phủi cùng Thị thường tay trong tay đến lò mổ chúng tôi xin tiết canh, cổ hũ. Đỗ Nga Thị xuất thân từ gia đình trưởng giả. Bố làm quan không lớn, nhưng ở vị trí nắm thóp được nhiều kẻ. Do vậy, dù tiếng Đức phọt phẹt Thị vẫn được cử sang làm bà đội. Tuy đảng viên CS, song bức tường Berlin vừa sụp đổ, Thị vọt một phát thẳng sang Tây Đức, đặt đơn tị nạn chính trị. Lúc đó, không riêng gì nước Đức mà cả Đông Âu xáo động, người Việt chạy loạn xí ngầu, tôi gặp lại Thị ở trại tị nạn Ingelheim thuộc bang Rheinland-Pfalz. Thời gian sau, Thị về định cư ở vùng Karlsruher, cách Wallhalben nơi tôi cư ngụ không xa.

Đứng chờ lâu, có lẽ đâm chán, gã đầu bạc giục, Thị quắc mắt: Làm gì mà nhặng xị lên thế, ngồi vào tá lả, tý nữa về. Mặt gã đầu bạc tái dại đi, yết hầu giật giật chạy lên chạy xuống. Cúi gằm mặt, im lặng, gã quay vào ngồi cạnh tôi. Lúc đó, mới biết gã cùng tuổi tôi, tên Nguyễn Đức Kiên Cường, cựu sinh viên Đại học giao thông Hà Nội, chồng chính thức của Đỗ Nga Thị cũng mới từ Việt Nam sang. Mới đầu, cứ nghĩ Cường lầm lì, kín miệng, nhưng không phải vậy. Ngồi chưa ấm chỗ miệng gã liên thanh cứ như máy khâu vậy. Không những thế, gã còn chõ miệng giục tôi, phải đánh con này, ăn con kia… Nhức đầu, đâm ra bực mình, tôi bảo: Hãy đóng bớt cái miệng lại! Tôi chơi, hay ông chơi đây? Ấy vậy, mà chỉ im lặng được một lúc, rồi gã lại liếng thoắng. Nghĩ bụng, có lẽ thằng này bị bệnh thần kinh nặng rồi.

Thời gian đó, tôi viết văn, viết báo khá miệt mài cho các báo: Hướng Việt, anh Trần Hữu Phúc biên tập, Nhóm Khởi Hành với Diễn Đàn (Forum) thủ lĩnh là danh thủ bóng đá Phạm Văn Kiểm, cùng Viên Giác do Thượng Tọa Thích Như Điển chủ bút… Do vậy, khi phỏng vấn ở Zirndorf, tôi được anh Trần Hữu Phúc và các anh thông dịch (cựu sinh viên trước 1975) ở đó giúp đỡ rất nhiều. Và ngay từ đợt đầu, tôi đã được chấp nhận tị nạn chính trị. Và cũng phải nói, Sở xã hội vùng Wallhalben rất tốt, biết tôi chỉ viết văn ba lăng nhăng, ấy vậy mà họ cấp riêng cho một căn phòng nằm bìa rừng rất tĩnh. Nên chỗ tôi cũng là nơi qua lại, tụ tập của những kẻ chán phố thị ồn ào, hoặc muốn giải tỏa những ưu phiền. Từ sau buổi quen biết ở nhà Hai Hiển, Nguyễn Đức Kiên Cường cũng thường xuyên mang bộ mặt đưa đám đến chỗ tôi như vậy. Cường là một kẻ dẻo mỏ, và lúc nào cũng cố tạo cho mình cái dáng dấp khoan thai, trịnh trọng. Đằng sau cái tưởng chừng trí tuệ, uyên thâm ấy, là sự giả dối và rỗng tuếch của gã. Nếu gặp lần đầu, người không tinh sẽ bị cảm giác đánh lừa. Tuy vậy, có những lúc u sầu, say mềm Cường tỏ ra yếu đuối, và cũng rất thật thà. Có lần, Cường đến chỗ tôi trong tâm trạng rất bi quan và kích động. Gã chửi tuốt tuồn tuột từ vợ con cho đến xã hội. Rồi gốc gác, gia phả dòng họ Nguyễn Đức của mình ở Ninh Bình, Cường cũng lôi ra, chẳng cần biết tôi có nghe gã kể hay không:

Dòng họ Nguyễn Đức trải qua nhiều đời làm nghề hoạn lợn, và chăn dắt heo đực cho thuê nhảy nái, dọc theo những làng ven sông Đáy. Đến đời Nguyễn Đức Tịnh bố Cường, dù tay nghề thiến heo đã vào dạng cao thủ, song ông vẫn bỏ theo bộ đội, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Chẳng hiểu cơ duyên đưa đẩy thế nào, từ mổ lợn, thiến heo Nguyễn Đức Tịnh chuyển thẳng sang mổ người. Tuy vậy, cái spitzname Tịnh Thiến vẫn đeo đẳng, bám chặt lấy ông. Hòa bình, ông theo học bác sỹ chuyên tu, rồi được cử sang Đông Đức làm nghiên cứu sinh. Về nước, với mảnh bằng tiến sĩ hữu nghị, cùng lý lịch hoạn lợn bần cố, Tịnh Thiến được điều vào bệnh viện Việt Xô chăm sóc sức khỏe cho các ông lớn. Không chỉ cách ly hoàn toàn với dân chúng, mà các quan cùng được hưởng đặc ân ở Bệnh viện Việt Xô cũng phải chia khu lớn nhỏ, cao thấp khác nhau. Kiểu như khẩu phần ăn đại táo, trung táo, tiểu táo, Nhà Thờ hoặc Tôn Đản vậy. Quan càng lớn, càng sợ nghẻo. Do vậy, trình độ thiến heo, tiến sỹ hữu nghị của Tịnh Thiến chỉ được phép phục vụ chăm sóc cho các quan phẩm hàm thấp, thứ, vụ trưởng, tổng giám đốc… mà thôi. Ấy vậy, trong cái rủi lại đẻ ra cái may. Phục vụ loại phẩm hàm này, tuy không vác mặt lên bằng các khu khác, nhưng quan hệ chặt chẽ qua lại vật chất, tinh thần Tịnh Thiến vui vẻ và rủng rỉnh lắm. Mỗi lần thiết kế xong một hồ sơ bệnh án để các quan phẩm hàm này đủ điều kiện sang Đông Âu nghỉ dưỡng, thì tên tuổi, quan hệ Tịnh Thiến với họ càng đậm nét và nồng thắm. Chẳng vậy, thằng con Nguyễn Đức Kiên Cường học hành ba lăng nhăng, vừa tốt nghiệp được giữ lại làm giảng viên Trường Đại học giao thông Hà Nội ngay tắp lự. Khi bạn bè cùng khóa, thằng nào thằng nấy đều phải xung lính, lao thẳng lên mặt trận biên giới. Đến đường tình của Cường với cô con gái họ Đỗ cũng được bắt đầu, rồi khai hoa nở nhụy từ những mối qua hệ qua lại ấy của Tịnh Thiến.

Nghe Cường nằm lảm nhảm, bỗng có một chuyện làm tôi giật mình, đang viết cũng phải buông bút quay lại, hỏi gã. Bởi, liên quan đến những người bà con, họ hàng bên ngoại tôi, mà tôi chứng kiến, từ mấy chục năm trước:

Với trình độ thiến heo, tiến sĩ hữu nghị của Tịnh Thiến không thể gặp may mãi được. Đặng Chế con cô Đặng Thị Uẩn em kế của ông Trường Chinh, trong họ anh gọi mẹ tôi là bác. Là giảng viên Đại học giao thông Hà Nội lâu năm, nên anh đủ tiêu chuẩn khám chữa bệnh ở khu hạng bét của Việt Xô. Và anh Đặng Chế cũng là thày dạy của Nguyễn Đức Kiên Cường. Đang khỏe mạnh, gần nửa đêm anh bị đau bụng. Không muốn làm phiền ai, anh tự đạp xe vào Việt Xô. Thật là, còn đen đủi hơn đại hạn bốn chín, Đặng Chế gặp đúng vào ca trực của Tịnh Thiến. Chẳng biết Tịnh Thiến khám như thế nào, và cho uống những thứ thuốc bậy bạ gì, làm anh Chế chết ngay trong đêm ở bệnh viện. Sáng hôm sau gia đình, và Trường Đại học giao thông mới biết. Mới đầu, gia đình cũng định làm cho ra ngô ra khoai. Nhưng không hiểu, anh Đặng Hồi Xuân, Bộ trưởng y tế làm tư tưởng với cô Uẩn, chị Phương (vợ anh Chế) hay ở cấp cao hơn chỉ đạo xuống, không làm ầm ĩ lên nữa. Tất cả ngậm miệng, im lặng. Bực mình, hôm đám tang anh Chế, tôi rủ anh Bộ con út của cô Uẩn đi tìm Tịnh Thiến tẩn cho một trận. Song ông anh họ Đặng Đình Phúc trưởng khoa tai mũi họng Việt Xô tìm cách ngăn lại. Có lẽ, Tịnh Thiến là bạn cùng học bác sỹ chuyên tu, rồi cùng đi nghiên cứu sinh ở Đông Âu, và là cạ của Đặng Hồi Xuân chăng? Bởi, Đặng Hồi Xuân có thời gian làm Giám đốc Việt Xô. Một bên là họ hàng, một bên là cánh hẩu, Đặng Hồi Xuân thật khó xử lý. Rút cuộc, Tịnh Thiến được thoát nạn, tuy nhiên nghề cầm dao thiến heo vĩnh viễn phải chấm dứt từ đó.

Nghe tôi nhắc lại câu chuyện đầy đủ hơn, Cường bảo: Chuyện này tôi còn nhớ, nhưng không rành rọt cho lắm. Cũng không ngờ thày Đặng Chế là họ hàng, bà con của ông. Gia đình tôi, thời gian đó chao đảo lắm. Tôi hỏi: Cuộc sống của Tịnh Thiến (tức bố ông) sau đó ra sao? Gã cười nhạt: Vật vờ, mọi người lánh xa cả. Cũng may lúc đó tôi kịp chuyển ra Bộ giao thông, chứ còn mặt mũi nào ở lại trường…

Trước khi về, Cường hỏi: Ngày mai, ông có thể cùng tôi ra Sở xã hội không? Có việc gì! Tôi hỏi lại Cường. Gã bảo: Phụ bếp, rửa chén bát ứ đến tận cổ rồi, tôi muốn xin Sở xã hội học tiếng, sau đó học lại, lấy bằng kỹ sư của Đức, để dễ xin việc làm. Sao bảo, ông qua đây để học thạc sĩ, tiến sĩ cơ mà, tôi hỏi tiếp gã như vậy. Cường đỏ mặt cười cười: Nói vậy cho máu thôi. Đơn tị nạn chính trị của vợ chồng tôi đều bị bác rồi. Luật sư nói, phải chờ luật nhân đạo đối với công nhân hợp tác lao động của Quốc hội kỳ này. Nếu Quốc hội thông qua, tôi có cửa ăn theo vợ.

Sáng hôm sau, tôi đi cùng Nguyễn Đức Kiên Cường ra Sở xã hội. Quả thực, Cường không hề biết tiếng Đức, ngoài hai câu, chào và tạm biệt. Đang lơ ngơ tìm chỗ lấy số thứ tự, chợt có tiếng gọi, tôi quay lại, nhận ra Thắng Còi. Thắng Còi là kỹ sư, học Bách Khoa Hà Nội khóa 23, đói ăn, xung vào đội quân cày thuê, cuốc mướn cùng ở Leipzig với tôi, nhưng khác đội. Hỏi làm gì ở đây? Thắng Còi bảo, đến xin tiền học thêm tiếng Đức, để học lại cái bằng kỹ sư máy điện. Thế là, có bạn cùng đường nhé, tôi bảo Cường như vậy. Rồi nhờ Thắng Còi dẫn Cường cùng vào trình bày, và nộp đơn cho tiện. Bởi, tiếng Đức của Thắng Còi rất khá. Lúc sau, hai gã ra, nhìn mặt mày tươi rói. Hỏi thế nào? Cả hai cùng đồng thanh: Sở xã hội hứa, sẽ cố gắng giúp, kết quả gửi tới nhà bằng đường bưu điện. 

Phải nói, Baden- wurttemberg là một trong vài, ba bang giầu có nhất nước Đức, bởi, tập trung nhiều nhà máy sản xuất Auto, và điện tử, công nghiệp. Do vậy, quĩ xã hội lớn, mọi việc xin xỏ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Ở các bang khác vào những năm 1991-1992, mấy ông lật khật đang xin tị nạn như, Cường hay Thắng Còi, hoàn toàn không được phép đi học. Người Việt xuất thân từ công nhân hợp tác lao động, hay mới vượt biên vào Đức, nộp đơn tị nạn thời gian đó, dường như, chỉ có Nguyễn Đức Kiên Cường và Thắng Còi ở Baden- wurttemberg được đi học kiểu này.

Ngay sau đó tôi chuyển về thành phố Leipzig. Thỉnh thoảng, Thắng Còi cũng về Leipzig chơi. Hắn kể, Nguyễn Đức Kiên Cường đã bỏ học, bởi không thể vượt qua được môn tiếng Đức. Và Quốc hội đã thông qua luật nhân đạo, công nhân hợp tác lao động được phép ở lại Đức. Đỗ Nga Thị, vợ Cường đã rút đơn xin tị nạn, nhận giấy phép cư trú nhân đạo. Cường được ăn theo vợ… và công việc phụ bếp, rửa chén đĩa vẫn không chịu buông tha hắn.

Từ đó, tôi ít có tin tức về Nguyễn Đức Kiên Cường, cứ ngỡ gã đã an phận với cái nghề rửa bát, lau chén đĩa của mình. Nhưng đầu hè 1997, bất ngờ Cường điện thoại cho tôi. Qua giọng nói, biết ngay tâm trạng gã đang lúc phấn kích, muốn được chia sẻ:

- Này Đỗ Trường, kể từ giờ phút này, tôi trịnh trọng tuyên bố giã từ cái nghề bếp núc của mình.

Biết cái tính phổi bò của Cường, nên tôi động viên ai ủi:

- Tìm được công việc mới hay sao? Ở Đức từ bác sỹ, kỹ sư đến người lao công, rửa bát đều được coi trọng như nhau. Quen việc rồi chuyển đổi làm gì.

Gã cười:

- Ông không hiểu được đâu. Cái nghề hoạn lợn và cái nghề rửa bát này, không hiểu sao nó cứ ám ảnh, dày vò dẫn đến sự tự ti, mặc cảm trong tôi. Dù ở Đức, song sự tự ti ấy, luôn làm cho tôi không còn là tôi nữa. Có đêm, tôi giật mình tỉnh giấc, mồ hôi vã ra cứ tưởng là máu, kinh sợ, như vừa bị ông bố, ông cố, ông tổ… đè xuống thiến sống mình vậy. Cho nên, nhiều lúc, tôi muốn rời xa tất cả, nhưng hoàn toàn bất lực. Cơ hội đã đến, dứt khoát tôi phải dứt bỏ nó.

Tôi dịu giọng, trước lời nói có vẻ sên sến, nhưng quả thực cảm động của gã:

- Thế ông định chuyển sang nghề gì, ở đâu?

Gã trả lời rất nhanh gọn:

- Việt Nam.

Tôi hơi bị giật mình, và không tin cho lắm: 

- Việt Nam. Ông có đùa không đấy. Bao người về trắng tay, rồi lại phải ngược sang.

Gã giải thích:

- Bởi họ không, hoặc chưa đi đúng đường thôi.

Tôi hỏi lại:

- Thế ông định làm gì?

Gã có vẻ tự tin:

- Quyền lực. Tôi sẽ đầu tư vào quyền lực.

Tôi hơi bị hoa mày chóng mặt với ý đồ của gã này:

- Ông định làm học trò của Lã Bất Vi hay sao? Nguy hiểm lắm.

Gã không trả lời. Tôi định gác máy, nhưng đột nhiên hắn nói thật nhanh:

- Yên tâm đi. Chưa thể nói cụ thể với ông, song con đường về của tôi đã có bọc lót hết rồi…

Và từ đó đến nay, trên hai mươi năm tôi chưa hề gặp lại Nguyễn Đức Kiên Cường. Hình như, tôi đã quên hẳn gã. Nếu thời gian gần đây, không thấy xuất hiện một ông quan lớn lập pháp, tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên Cường miệng thét ra lửa, thường xuyên trên truyền thông, báo chí, thì có lẽ, tôi không biết cái sự đầu tư quyền lực của gã thành công đến vậy. Và dường như càng thành công, càng trèo cao thì bàn tay sắt của gã càng thít chặt cái chuồng người ở chính quê hương mình. 

Đây chắc chắn là một trong những ván bài Ù quái thai, lớn nhất của cuộc đời gã, đất nước gã. Một ván Ù những người không chơi, không đặt cược cũng trắng tay. 

Đức Quốc 16-11-2018

Chống tra tấn: "Trăm nghe không bằng một thấy" hay "sợ một thấy, nên nói trăm lời dễ nghe"?

“…Người muốn đến theo nhiệm vụ thì không cho, người không có nhiệm vụ đi thì lại mời. Nên gọi lời mời này là “sợ một lần thấy, nên nói trăm lời dễ nghe” mà thôi…”
lequyvuong
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương
Trong lời nói sau cùng ở phiên điều trần chống tra tấn tại Liên Hợp Quốc, Trưởng phái đoàn Việt nam, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương nói:
“Ở Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “trăm nghe không bằng một thấy”. Và vì vậy, chúng tôi xin trân trọng kính mời Ngài Chủ tịch và các thành viên trong Ủy ban sang thăm Việt Nam để hiểu rõ hơn về việc thực thi Công ước Chống tra tấn của Việt Nam, thời gian do Ủy ban quyết định.”
Lời nói sau cùng ấy, như thể nhắn nhủ với các thành viên Ủy ban rằng, các vị không nên nghe các thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình trạng tra tấn ở Việt nam nữa, hãy đến đi, hãy đến đi, chúng tôi để lời mời ngỏ cho quý vị đến Việt Nam vào bất kỳ lúc nào, để quý vị có cái nhìn chuẩn xác hơn về tình hình Việt Nam.
Trích dẫn câu thành ngữ trong thời điểm đó quả thật rất đắt giá, rất thâm sâu, cùng với lời mời càng củng cố thêm cho sự xác tín.
Nhưng, là người theo dõi toàn bộ phiên điều trần, xin hỏi Ngài Thứ trưởng, tại sao Ngài lại mạnh dạn gửi lời mời đến các thành viên Ủy ban Chống tra tấn sang Việt Nam, trong khi đó lại từ chối lời mời dành cho Báo cáo viên Đặc biệt về Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc, và Tiểu ban phòng chống tra tấn của Liên Hợp Quốc?
Trong phiên điều trần vừa qua, các thành viên của Ủy ban đã đưa ra 2 đề nghị: Việt Nam hãy gửi lời mời cho “Báo cáo viên Đặc biệt về Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc” để người này thực hiện chuyến thăm viếng quốc gia theo nhiệm vụ; và phê chuẩn Nghị định thư bổ sung của Công ước chống tra tấn để “Tiểu ban phòng chống tra tấn của Liên Hợp Quốc” có thể thực hiện chuyến thăm viếng quốc gia theo nhiệm vụ, nhưng cả 2 lời đề nghị này đều bị phía Việt Nam từ chối khéo.
Trả lời cho những lời đề nghị này, một người trong phái đoàn Việt Nam đến từ Bộ ngoại giao cho biết, hiện nay có rất nhiều Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc muốn đến Việt Nam, nên phía Việt Nam cần thời gian thu xếp, và chắc chắn sẽ xem xét việc mời Báo cáo viên Đặc biệt về Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc đến Việt Nam “vào một thời điểm thích hợp”. Phê chuẩn Nghị định thư để Tiểu ban Phòng chống tra tấn của Liên Hợp Quốc có thể thăm viếng Việt Nam cũng bị từ chối với lý do “sẽ xem xét vào một thời điểm thích hợp”.
Vậy có gì uẩn khúc bên trong câu chuyện này, sao lại “bên trọng, bên khinh” như thế?
Vấn đề này sẽ được tìm thấy trong chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này. Báo cáo viên đặc biệt Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc khi thăm viếng quốc gia, sau chuyến thăm sẽ có báo cáo đầy đủ tất tần tật về mọi vấn đề liên quan trong lĩnh vực mà họ đang phụ trách. Bản báo cáo sau chuyến thăm quốc gia là một văn kiện chính thức nộp lên Liên Hợp Quốc để đánh giá tình trạng tra tấn ở quốc gia ấy. Còn Tiểu ban Phòng chống tra tấn khi thăm viếng quốc gia thì có nhiệm vụ đi điều tra tra tấn, sẽ xộc thẳng vào các trại giam để điều tra vụ việc, sau đó cũng đệ trình báo cáo lên Liên Hợp Quốc.
Còn Ủy ban Chống tra tấn mà phái đoàn Việt Nam gửi lời mời không có chức năng, nhiệm vụ đánh giá tình hình quốc gia bằng cuộc thăm viếng quốc gia. Ủy ban chỉ đánh giá tình hình tra tấn tại một quốc gia thông qua nhiệm vụ như: nhận và giải quyết đơn tố giác tra tấn, tổ chức thực hiện các phiên điều trần, và xem xét báo cáo định kỳ của quốc gia thành viên. Thành viên của Ủy ban có thể đi thăm viếng quốc gia trong tư cách cá nhân hoặc chuyến thăm viếng mang hình thức ngoại giao.
Vì vậy, lời mời của Ngài trưởng đoàn Việt Nam dành cho Ủy ban không phải là chỉ dấu cho thấy Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc đến Việt Nam để đánh giá về tình hình tra tấn. Người muốn đến theo nhiệm vụ thì không cho, người không có nhiệm vụ đi thì lại mời. Nên gọi lời mời này là “sợ một lần thấy, nên nói trăm lời dễ nghe” mà thôi.
Phạm Lê Vương Các

Kẻ mạnh chết nhát

“…Trừ khi giăng lưới che mây, nổ vệ tinh, chặt đứt cáp biển, lũ khỉ đầu chó không bao giờ có thể chống lại trí lực dân nước Nam bằng bạo lực internet của một kẻ mạnh chết nhát, nhăm nhe lấy sân xám Ba Đình, như một Thiên An Môn đỏ khát tiền, khát máu, thèm danh vọng…”
luat_anninh_mang10
Khi bạn bấm nút gửi đi (send) một bức Email, bạn để lại dấu gót chân IP đến điểm nhận, hãy nói với chiến hữu của bạn nên xóa hẳn thư sau khi sử dụng. Trên đường đi, tên tiêu đề bức thư là cái mác nhãn hàng để tên hải quan đám mây nhận diện, chặn giữ và thu thập.
Khi bình luận, bạn vô tình để lại danh tính lịch sử điền tự động người bình luận trên máy tính cho đến khi bạn kịp xóa lịch sử duyệt web. Bạn đang dùng Email của hãng Microsoft (Hotmail…)? Lập tức hãy gỡ ngay phần Ms. Outlook trong bộ chương trình Office. Account, tất cả thư từ của bạn lúc nào cũng chình ình mặc định trên Outlook kể cả khi offline.
Khả năng người dùng đổ xô sang Microsoft là rất cao vì người “khổng lồ” Google mail sẽ là đối tác số 1 của an ninh mạng Việt Nam sau ngày 1/1/2019, Gmail sẽ chính danh hóa tất cả người dùng, bạn bắt buộc phải công khai số phone, nằm co ro trong rọ và bị giao nộp bất kỳ. Sim rác chỉ còn là huyền thoại, thật là không nơi ẩn nấp! Người ta còn có cái máy quét rác rưởi, quét rác ta không quét rác Tàu.
Khi bạn đang duyệt Mail, một phát cúp điện có chủ ý, khiến máy tính tắt phụt sẽ làm chứng cớ chống lại bạn về chủ sở hữu tài khoản email bạn đang dùng…
Bình dân và đơn giản nhất là bạn nên tập cách làm cho địa chỉ IP của mình được nhất thời ẩn danh (kẻ thù số 1 của luật ANM), máy tính cài thêm phần mềm đóng băng, lúc đang đọc báo thì nên tạm thời tắt mạng, không sử dụng thẻ nhớ…
Còn một chút gì gọi là riêng tư, xin bạn hãy bảo vệ nó. Lũ chó vô liêm sỉ luôn biết cách cắn áo rách.
Ông Dương Ngọc Thái, kỹ sư bảo mật ở Silicon Valley, Hoa Kỳ, ngày 5/11/2018 trong bài viết trên blog của mình, có câu“…còn gì mỉa mai và cay đắng bằng khi bộ luật tước đi quyền ẩn danh của dân chúng lại được Quốc hội bỏ phiếu ẩn danh…” hay và đúng trên từng milimet, đây là bộ luật của bộ lạc không chịu phát triển, vốn có thâm thù với các cỗ máy tìm kiếm chuyên soi mói đời tư đen như nhọ của Nhà nước, nhà Đảng.
Luật An ninh mạng 2019 giống một bản hợp đồng đơn phương chưa ký kết hơn là một bộ luật, mà Việt Nam bên B, có yếu tố ngoài nước bên A, là chùm khế ngọt, chưa tên tuổi pháp nhân, ai cũng biết đây là những người “khổng lồ khủng” Google, Facebook, Twitter, Microsoft, Yahoo v.v… Cộng sản Việt Nam làm giá và nghĩ rằng thiên đường hình chữ S này là một thị trường số béo bở, ai cũng chực chờ quỵ lụy.
Bên B đưa ra một lô một lốc trách nhiệm mà bên A phải thi hành như là phải cung cấp cái nọ cái kia, đặt văn phòng, chi nhánh tại đâu, máy chủ máy tớ ỏm tỏi… khác chi dùng máy bắn đinh bắn một phát dính bằng ấy tên đế quốc đầu sỏ internet lên tường không cựa quậy.
Nhưng đây là pháp luật Việt Nam mà, văn tự cha chú này gửi rất nhiều nơi trừ các đế quốc internet, ai muốn vào mần ăn thì đến tự học luật tại siêu thị pháp luật Việt, rất mở cửa… mả. Chắc chắn là còn phải tẩy xóa luật này cho nhòe nhoẹt vì rất ngu kiến thức luật ngoại.
Thời đại hoảng loạn, báo tử của bộ lạc đến sát chân, lũ khỉ đầu chó cuống cuồng biến tiền của dân thành thành rác, trong lúc dân đang cặm cụi biến rác thành tiền nuôi nấng Đảng báo cô.
Trừ khi giăng lưới che mây, nổ vệ tinh, chặt đứt cáp biển, lũ khỉ đầu chó không bao giờ có thể chống lại trí lực dân nước Nam bằng bạo lực internet của một kẻ mạnh chết nhát, nhăm nhe lấy sân xám Ba Đình, như một Thiên An Môn đỏ khát tiền, khát máu, thèm danh vọng.
Hoàng Tự Minh

LHQ kiểm điểm Việt Nam về tra tấn: Cơ hội để người dân lên tiếng

“…Chúng tôi quan niệm cuộc kiểm điểm Việt Nam trong 2 ngày 14 và 15 tháng 11 vừa qua chỉ là bước khởi đầu trên hành trình dài để xoá bỏ nạn tra tấn ở Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi sự hợp tác và chung sức của tất cả những người quan tâm và quyết tâm ở trong và ngoài nước Việt Nam…”
Từng bước đẩy lùi để tiến đến giải trừ nạn tra tấn ở Việt Nam
Cuộc kiểm điểm Việt Nam về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn kết thúc lúc 6 giờ chiều ngày 15 tháng 11. Bất luận là đoàn Việt Nam trả lời ra sao những câu hỏi mà Uỷ Ban Chống Tra Tấn của LHQ (Uỷ Ban CAT) đặt ra cho họ, cuộc kiểm điểm cho thấy cục diện đã bắt đầu thay đổi: Nhà nước Việt Nam phải giải trình trước quốc tế về các hành vi tra tấn của công an và, quan trọng không kém, người dân ở trong nước có cơ hội, thông qua LHQ, đặt trách nhiệm giải trình cho nhà nước.
Dưới đây là các bước kế tiếp mà chúng tôi sẽ thực hiện để giúp người dân ở Việt Nam khai thác cơ hội mới này.
Đóng góp cho bản “nhận định kết luận”
Uỷ Ban CAT cho Việt Nam thời hạn đến 6 giờ chiều ngày 17 tháng 11, tức 48 tiếng kể từ lúc cuộc kiểm điểm kết thúc, để gửi văn thư trả lời chính thức trước khi Uỷ Ban chốt lại bản “nhận định kết luận” về cuộc kiểm điểm. Trong văn bản này, bên cạnh các nhận định về cuộc kiểm điểm, Uỷ Ban CAT sẽ đưa ra 3 hoặc 4 khuyến nghị cho chính quyền Việt Nam.
Các tổ chức xã hội dân sự cũng có quyền cung cấp thông tin bổ sung cho Uỷ Ban CAT trong thời gian 48 tiếng này. BPSOS sẵn sàng đón nhận thông tin về các trường hợp tra tấn để chuyển đến Uỷ Ban CAT. Xin gửi thông tin về địa chỉ email: bpsos@bpsos.org.
uyban_chong_tratan01
Uỷ Ban CAT kiểm điểm Việt Nam về tình trạng tra tấn, ngày 14/11/2018 (ảnh OMCT)
Theo dõi việc thực thi các khuyến nghị
Việt Nam sẽ có một năm để thực hiện các khuyến nghị của Uỷ Ban CAT. Khoảng thời gian này là cơ hội để người dân ở trong nước và cộng đồng người Việt ở hải ngoại đóng góp tích cực với Uỷ Ban CAT, cung cấp cho họ thông tin xác thực về hồ sơ cụ thể hoặc hiện tình nói chung. Những thông tin này sẽ gúp Uỷ Ban CAT phối kiểm thông tin do chính quyền cung cấp, cũng như theo dõi các hồ sơ mà chính quyền đã lờ đi.
BPSOS sẽ tổ chức các buổi huấn luyện và phổ biến các tài liệu về Công Ước Chống Tra Tấn và cách lập hồ sơ báo cáo vi phạm theo tiêu chuẩn của LHQ.  Để chuẩn bị cho buổi kiểm điểm vừa rồi, từ tháng 2 năm nay BPSOS đã tổ chức buổi huấn luyện cho một số tình nguyện viên để tiếp tay với BPSOS trong việc thu thập thông tin cho các bản báo cáo nộp cho Uỷ Ban CAT. Uỷ ban này đã dùng nhiều thông tin và dữ liệu của các bản báo cáo này trong cuộc kiểm điểm vừa qua.
uyban_chong_tratan02
Uỷ Ban CAT kiểm điểm Việt Nam về tình trạng tra tấn, ngày 14/11/2018 (ảnh OMCT)
Hỗ trợ việc tố cáo tra tấn
Trong thời gian một năm tới đây, bên cạnh việc báo cáo các vụ tra tấn với Uỷ Ban CAT, BPSOS sẽ còn chủ động hỗ trợ một số nạn nhân hoặc chứng nhân tố cáo hành vi tra tấn và theo đuổi đến cùng việc đòi hỏi chính quyền Việt Nam tuân thủ Công Ước Chống Tra Tấn. Để chứng minh sự tuân thủ, chính quyền Việt Nam sẽ phải giải trình với Uỷ Ban CAT tiến trình điều tra vụ việc, khởi tố thủ phạm, và bồi thường cho nạn nhân.
Khai thác các cuộc kiểm điểm sắp đến về nhân quyền
Thành quả đáng kể nhất của cuộc kiểm điểm vừa qua là sự chú ý chưa từng có của LHQ và của các tổ chức nhân quyền quốc tế về tình trạng tra tấn và bạo lực bởi công an Việt Nam. Để phát triển thêm nữa sự chú ý ấy, BPSOS sẽ tiếp tục nêu vấn đề tra tấn tại các cuộc kiểm điểm kế tiếp về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, gồm có: Cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 22 tháng 1 năm 2019 tới đây, cuộc kiểm điểm về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị vào tháng 3 năm 2019 (ngày chưa ấn định), và các cuộc điều trần về nhân quyền mà BPSOS sẽ đề nghị với Quốc Hội và Uỷ Hội về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ.
uyban_chong_tratan03
Đoàn Việt Nam chụp hình lưu niệm với Ts. Jens Modvig, Chủ Tịch Uỷ Ban CAT,
ngày 15/11/2018 (ảnh BPSOS)
Giáo dục công dân về Công Ước Chống Tra Tấn
Khoảng 50 nghìn người đã theo dõi trực tuyến cuộc kiểm điểm Việt Nam về thực thi Công Ước Chống Tra Tấn. Đây là con số kỷ lục so với các cuộc kiểm điểm của LHQ, thường chỉ khoảng trên 2 nghìn người theo dõi. Điều này cho thấy mức quan tâm của người Việt ở trong và ngoài nước đến tình trạng tra tấn ở Việt Nam.
Qua Đề Án Dân Quyền Việt Nam, trong năm 2019 BPSOS sẽ cùng với Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam:
(1) Thực hiện các video về Công Ước Chống Tra Tấn để phổ biến cho đại chúng
(2) Tổ chức các buổi huấn luyện chuyên sâu về báo cáo hành vi tra tấn cho một số tình nguyện viên
(3) Hỗ trợ cho một số nạn nhân và chứng nhân tố cáo hành vi tra tấn và đòi công lý cho đến cùng
Cách tiếp tay
Để thực hiện tất cả các công việc kể trên, chúng tôi sẽ cần sự tiếp tay và hợp tác của những người Việt ở trong và ngoài nước trong các lĩnh vực sau đây:
(1)    Cung cấp thông tin về các vụ tra tấn
(2)    Lập hồ sơ báo cáo về từng vụ tra tấn
(3)    Dịch sang tiếng Anh các tài liệu thuộc hồ sơ tra tấn
(4)    Phổ biến thông tin về các hoạt động chống tra tấn đến người dân ở trong nước
(5)    Tham gia các cuộc vận động ở LHQ, ở Quốc Hội Hoa Kỳ, và ở một số diễn đàn khu vực và quốc tế
Để tham gia hoặc có câu hỏi, xin liên lạc với chúng tôi tại: bpsos@bpsos.org
uyban_chong_tratan04
Ts. Jens Modvig, Chủ Tịch Uỷ Ban CAT, cùng với đại diện
một số tổ chức XHDS tham gia cuộc kiểm điểm Việt Nam,
ngày 15/11/2018 (ảnh BPSOS)
Kết luận
Năm 2011, BPSOS chọn đề tài chống tra tấn làm một mũi nhọn về nhân quyền, và đã vận động Hành Pháp Obama thúc đẩy Việt Nam tham gia Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn như một điều kiện để Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Hiệp Ước Đối Tác Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, tức TPP). Nữ Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã đích thân đôn đốc điều này với các giới chức Việt Nam tại các lần tiếp xúc. Năm 2013 Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn; qua năm sau Quốc Hội Việt Nam chuẩn duyệt công ước này. Công ước bắt đầu có hiệu lực ở Việt Nam đầu năm 2015. Ngày 14 và 15 tháng 11 vừa qua là cuộc kiểm điểm lần đầu của LHQ đối với Việt Nam về thực thi công ước.
Để chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm, tháng 2 năm nay BPSOS đã tổ chức huấn luyện cho 12 tình nguyện viên ở hải ngoại về thu thập thông tin và viết báo cáo về hành vi tra tấn. Khi xảy ra cuộc đàn áp các người biểu tình vào tháng 6, một số tình nguyện viên này đã hỗ trợ BPSOS trong việc biên soạn bản báo cáo về công an dùng bạo lực và tra tấn nhắm vào các người biểu tình ôn hoà, và chính quyền đã xử tù 65 người trong số họ. Bản báo cáo này, với 5 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đứng tên chung, được nộp cho Uỷ Ban CAT ngày 15 tháng 10.
Song song, một luật sư trong toán hoạt động của BPSOS ở Thái Lan đã hợp tác với ___ tổ chức khác để biên soạn bản báo cáo chung về tình trạng tra tấn nói chung ở Việt Nam. Bản báo chung này cũng được nộp cho Uỷ Ban CAT ngày 15 tháng 10.
Ngày 13 tháng 11, đại diện cho các tổ chức hợp tác trong 2 bản báo cáo chung này đã tham gia buổi họp riêng với Uỷ Ban CAT để cập nhật thông tin, trả lời các thắc mắc, và đề nghị các câu hỏi để Uỷ Ban CAT đặt ra cho đoàn Việt Nam vào ngày hôm sau. Chúng tôi tiếp tục cung cấp thông tin và đề nghị câu hỏi để Uỷ Ban CAT tiếp tục nêu lên với đoàn Việt Nam trong ngày thứ 2 của cuộc kiểm điểm. Trong suốt thời gian chúng tôi ở Geneva, một số tình nguyện viên đã qua huấn luyện hồi tháng 2 đã giúp truy cứu thông tin bổ sung cho các hồ sơ đã nộp, cung cấp thông tin về các trường hợp tra tấn vừa mới xảy ra, và dịch sang tiếng Anh các tài liệu liên quan. Nhờ vậy mà Uỷ Ban CAT đã có được các thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật.
Ngày 13 tháng 11, đơn tố cáo hành vi tra tấn đầu tiên đã được gửi hoả tốc cho chính quyền Việt Nam, qua toà đại sứ của họ ở thủ đô Hoa Kỳ. Nạn nhân và cũng là người tố giác là một công dân Hoa Kỳ.
uyban_chong_tratan05
Đại diện của các tổ chức xã hội dân sự tham dự cuộc kiểm điểm,
ngày 14/11/2018 (ảnh của OMCT)
Ngoài ra, phái đoàn nhỏ của chúng tôi, gồm các người đến từ Hoa Kỳ và từ Thái Lan, đã họp riêng với văn phòng của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin và toán nhân quyền của phái bộ Hoa Kỳ tại LHQ để bàn về những bước kế tiếp. Chúng tôi cũng họp riêng với 2 mạng lưới quốc tế về chống tra tấn để soạn thảo chương trình hành động dài hạn.
Chúng tôi quan niệm cuộc kiểm điểm Việt Nam trong 2 ngày 14 và 15 tháng 11 vừa qua chỉ là bước khởi đầu trên hành trình dài để xoá bỏ nạn tra tấn ở Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi sự hợp tác và chung sức của tất cả những người quan tâm và quyết tâm ở trong và ngoài nước Việt Nam.
Nguyễn Đình Thắng
Bài liên quan:

Công An lại giết người trong nhà giam giữ

Amy Truc Tran
Báo vietnamnet đưa tin:
áng 16.11.2018, Viện Kiểm Sát tỉnh Đắk Nông xác nhận, một nghi can được phát hiện tử vong tại nhà tạm giữ Công an huyện Đắk R’lấp. Danh tính nghi can tử vong chưa được tiết lộ, chỉ biết nguyên nhân tử vong được xác định là do nghi can “thắt cổ tự tử bằng mền” đơn của nhà tạm giữ.
Hàng loạt cái chết bất minh trong đồn công an thời gian vừa qua, có thể nói nó đã trở thành một vấn nạn đáng báo động….Việt Nam đã và đang vi phạm nghiêm trọng “CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN” của Liên Hiệp Quốc..
FB AMY Trúc Trần

Làm thế nào để thắng MXH???



Anh Thưởng trưởng ban tuyên giáo có hỏi là: Liệu báo chí chính thống có bất lực, bó tay trước mạng xã hội hay không? Anh ấy hỏi bên báo Tiền Phong như thế. Chắc chắn là bên Báo Tiền Phong sẽ nói là bọn em sẽ không chịu bó tay đâu, sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ đảng giao phó cho những người cộng sản trẻ tuổi. Trong báo viết vậy đấy.
Ta nghe cái câu “nhiệm vụ của đang giao phó” là biết bản chất báo chí chính thống như thế nào rồi đấy. Mị dân, bưng bô, lèo lái, em nhẹm là bản chất của nó. Gian dối chỉ tồn tại được khi không có sự thật tồn tại song song. Nhưng có MXH làm đối trọng thì gian dối sẽ bị phanh phui và trở thành phản cảm trong mắt bạn đọc. Họ đọc để chửi bọn bút nô, đĩ ngôn bưng bô phét lác chứ không phải để tin. Giống như xem VTV cũng vậy. Họ xem để chửi nhau với tivi chứ không phải để tin. Báo MXH nó mang cho bạn đọc, người xem một cái nhìn đa chiều, khách quan, có nhiều sự thật mà bên báo chính thống không có. Có những sự kiện mà bên báo MXH đã đưa trước một thời gian dài và nó xảy ra đúng như vậy. Với những phân tích logic, chặt chẽ, phản biện sắc bén và đi trước dư luận chính thống như thế thì làm gì có cửa để mà cạnh tranh. Kể cả là đi sau nhưng họ phân tích ra sự thật, phản biện sắc bén thì báo chí chính thống vẫn cứ thua. Và bạn đọc vẫn cứ lựa chọn báo MXH.
Chúng ta đều hiểu rằng báo chí chính thống là viết theo chỉ thị, kiểm duyệt. Và nó chỉ có lợi cho chủ của nó chứ không bao giờ dám nói sự thật khi chưa được cho phép cả. Nhất là các sự thật bất lợi thì lại càng không được nói. Vậy làm thế nào để thắng được báo chí MXH? Luật an ninh mạng có rồi. Còng số tám, nhà tù có rồi. Cứ thế mà thực hiện, mà đàn áp. Đơn giản thế mà anh Thưởng còn hỏi. Giả vờ giả vịt nó quen đi./.

Có những bị cáo khác


truongduynhat’s blog – RFA

Một Đinh La Thăng nai nịt chỉnh tề. Một Phan Văn Vĩnh thong dong không bị còng.
Tôi ủng hộ điều này. Trước khi có một bản án hiệu lực của toà, họ vẫn chỉ là nghi can, chưa phải tội phạm.
Nhưng, phải bình đẳng với mọi bị cáo. Không thể có “tất cả những bị cáo đều bình đẳng trước toà, nhưng có một số bị cáo khác được bình đẳng hơn” (nhại câu trong Trại súc vật của George Orwell).
Khi xử Bầu Kiên, tôi cũng đang bị giam, nên không biết việc anh ra toà với đôi tay còng và xiềng xích chân như súc vật thế. Tại sao một nghi can, án kinh tế như Bầu Kiên lại bị đối xử, xích xiềng như… chó vậy (xin lỗi anh Kiên, bởi chính tôi cũng từng cảnh xích xiềng như anh).
Để giờ đây. Vị chỉ huy vụ án Bầu Kiên – tướng Vĩnh – ra toà với tay chân vung vẩy thế.
2014. Tôi cũng bị còng tay ra toà, theo lối bẻ ngoặt cánh gà sau lưng. Một cách còng hiếm thấy trong bất kỳ vụ án nào. Phiên phúc thẩm, họ còn xích chân tôi không khác gì Bầu Kiên. Chỉ khi đấu tranh cương quyết không chịu ra toà nếu không tháo xiềng, thì sợi xích chân mới được mở.
Kết luận điều tra, với án chính trị như chúng tôi, toà chưa xử đã được tung cho báo chí đánh tơi bời. Án tướng Vĩnh hôm nay, lại được giấu kín, không công bố vì cái gọi là “nguyên tắc bảo vệ bí mật đời tư”.
Chúng tôi không yêu cầu bí mật bản án như tướng Vĩnh. Ngược lại, đòi hỏi phải được công bố, công khai những bản án của chúng tôi, theo đúng qui định tại nghị quyết 03/2017/NQ- Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Có dám không? Tại sao không?
Có thể khác nhau về thái độ, quan điểm nhìn nhận. Ví như Đinh La Thăng hay tướng Vĩnh ra toà thì chắp hai tay trước bụng, nước mắt sụt sùi. Còn Nguyễn Đức Kiên, hay tôi thì chắp tay sau đít, nhếch mép cười nhạo…
Đó thuộc về nhận thức và bản lĩnh.
Nhưng, những nguyên tắc thuộc về quy định nhằm hạn chế quyền con người như xiềng xích, chăm sóc y tế, quyền được bảo vệ bí mật đời tư, bảo vệ nhân phẩm, thậm chí đến quyền được mặc quần lót, sử dụng băng vệ sinh như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… thì phải bình đẳng.
Hình ảnh tướng Vĩnh mấy hôm nay, trước đó là Đinh La Thăng, và có thể sẽ là Tất Thành Cang hay X nào nữa, như thể luật pháp đang tạo ra một lớp bị cáo khác, bị cáo cấp cao, được hưởng những qui chế đặc ân, như kiểu lũ lợn trong trang trại của George Orwell vậy.
Như vậy thì phỉ nhổ luật pháp quá. Chốn công đường há chẳng khác gì cái “trại súc vật” ấy sao?

Dối trá – bản chất khó đổi

Fb. Đỗ Ngà

Từ năm 2012 đến 2014 có đến 226 người chết trong lúc tạm giam. Đó là con số của Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội đưa ra trong cuộc họp ngày 19/03/2015. Và từ đó đến nay, chuyện công an giết người khi tạm giam cũng xảy ra đều đều nhưng tuyệt nhiên không thấy Quốc hội đề cập nữa. Chắc chắn đã có sự chỉ đạo “cấm đại biểu chọc vào bãi cứt”.
Mới đây, trong kì họp quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra con số sai phạm khủng khiếp của ngành công an, thì lập tức ông Nhưỡng bị ngành công an tấn công và buộc ông ta phải nhận sai. Hãy bỏ qua con số thống kê của ông Lưu Bình Nhưỡng, vì đó là con số mật nên chẳng ai có thể kiểm chứng đúng sai. Riêng nhận xét của ông Nhưỡng rằng ngành này sai phạm khủng khiếp là hoàn toàn chính xác. Bởi vì báo chí nhà nước lẫn báo chí tự do đã nói về sai phạm của ngành này rất nhiều.
Như vậy, từ kì họp trước, Quốc hội nêu sai phạm của công an thì sau đó ngành này đã không sửa mà ngược lại, con số thống kê ấy không ai được phép nhắc đến nữa. Trường hợp ông Lưu Bình Nhưỡng ta thấy rõ ràng ngành công an muốn bịt miệng đại biểu. Và rất nhiều vấn đề, Quốc hội chất vấn chính phủ nhưng sai phạm ở các bộ vẫn cứ tiếp diễn và không hề có sửa đổi. Vậy rõ ràng Quốc hội không thể giám sát hành pháp. Quốc hội CS là một hội bù nhìn đúng nghĩa.
Như ta biết, ở Việt Nam, luật pháp là thứ buộc người dân tuân thủ chứ không thể buộc cơ quan hành pháp tuân thủ. Công an bắt cóc, bắt người không có lệnh toà án, tra tấn, giết người vẫn cứ ngang nhiên xảy ra. Và đặc biệt những công an gây tội ác không hề chịu sự trừng phạt của luật pháp hoặc chỉ chịu trừng phạt một cách chiếu lệ bằng những bản án rất nhẹ để đối phố dư luận. Năm 2017 ông Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Văn phòng Chính Phủ – Mai Tiến Dũng đã nói “Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai, thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Đấy là một thực tế, cơ quan chính quyền không có trách nhiệm tuân thủ luật pháp.
Thực tế là vậy, nhưng trong cuộc trả lời trước Liên Hiệp Quốc, chính quyền CSVN đã đem luật pháp và hiến pháp ra biện hộ. Họ chối bai bải trước thế giới rằng “Không, không! Chúng tôi có tra tấn nhục hình ai đâu? Nè! Luật pháp tôi quy định vầy nè, hiến pháp tôi quy định vầy nè? Thấy chưa? Có chỗ nào cho thấy chúng tôi tra tấn nhục hình đâu? Có Quốc hội giám sát chúng tôi nữa nè! Thấy chưa, thấy chưa?”. Rất nực cười! Người ta chất vấn hành động vô pháp, CS lại trả lời rằng trong câu chữ luật pháp quy định như thế nào. Người ta hỏi một đường CS trả lời một nẻo. Đúng là đỉnh cao của gian xảo và dối trá./.

Việt cộng: Tiếp tục lún sâu vào kiếp Hán nô


Fb. Nguyễn Việt Nam

Các chuyện Việt cộng làm tay sai, tôi mọi trong mấy chục năm quá khứ thì ai cũng rõ. Khối cộng sản quốc tế và đặc biệt là Tàu cộng đã sử dụng Việt cộng như một con bài để bành trướng chủ nghĩa. Và trong một vài thập niên gần đây, Tàu cộng lợi dụng sự phụ thuộc của Việt cộng vào mình để hiện thực hóa mục tiêu thôn tính Việt Nam. Và càng ngày bên Việt cộng vì lợi ích chế độ, lợi ích cá nhân, bị nắm thóp (các bị mật chế độ, thân thế lãnh đạo, an nguy gia đình) mà càng đưa nước Việt lún sâu vào vòng lệ thuộc phương Bắc.
Về chính trị:
Ta xét ngay trong thời gian vài năm gần đây thôi là đủ thấy sự hèn nhược, quy hàng của bên Việt cộng trước Tàu cộng. Các sự kiện biển đảo, môi trường, các dự án vốn của Tàu đều gặp sự phản đối dữ dội của nhân dân cả nước (những người hiểu chuyện, tỉnh cơn mê).
Điều đáng nói là Việt cộng ra sức ngăn cản, đàn áp, giam cầm lòng yêu nước của nhân dân. Trong khi đó bên anh Trọng đã ký rất nhiều văn bản chung với Tàu cộng. Nội dung cụ thể của các văn bản này không được công khai mà chỉ là sơ sơ, chung chung mặc dù nó là an nguy quốc gia, dân tộc.
Anh Trọng và bộ sậu của mình hết sức hưởng ứng, ủng hộ và làm theo chiến dịch “một vành đai, một con đường” của Tàu cộng. Đây là một chiến dịch bành trướng hết sức nguy hiểm của Tàu cộng.
Việc không tỏ rõ thái độ với Tàu cộng ở Biển Đông của Việt cộng là một động thái chấp nhận để Tàu cộng mặc sức chiếm đóng trên lãnh hải của ta. Tàu đã triển khai bồi đắp, quân sự hóa, thương mại hóa các vùng biển, đảo chiếm đóng của ta nhưng bên Việt cộng chỉ quan ngại cho có lệ. Đặc biệt là cá nhân anh Trọng hầu như chưa bao giờ dám nhắc đến vấn đề Biển Đông.
Nam nhớ có một lần anh ta nói gì đó mà thôi. Ngay cả các hành động thúc đẩy hợp tác quân sự, an ninh với Tàu cộng cũng cho ta thấy thái độ nghiêng ngả về bên Tàu mặc dù vẫn cứ đu dây ngoại giao. Vừa rồi bên báo Ấn Độ có đăng một bài nói đại diện Việt Nam là Phạm Sanh Châu nói rằng “không cần sự hiện diện quân sự của Mỹ cùng đồng minh ở Biển Đông và phản đối quân sự hóa vùng biển này”. Cùng lúc đó thì lãnh đạo Philippine là ông Duterte cũng lên tiếng về quan điểm không cần Mỹ ở Biển Đông.
Ta thấy rõ rằng bên Tàu đã chỉ đạo Việt cộng và Duterte phát ngôn ra những câu nói thiếu suy nghĩ này. Điều đó chứng tỏ cái bản chất Hán nô của Việt cộng. Cộng thêm các chiến dịch dập khuôn chính trị, áp đặt khuôn mẫu cai trị xã hội của Tàu cộng về Việt Nam như các chiến dịch thanh trừng phe cách nhằm độc tôn chính trị dưới cái vỏ bọc “chống tham nhũng”. Áp đặt luật an ninh mạng, ban bố tình trạng thiết quân luật, giới nghiêm và các điều luật quản lý, xâm phạm đời tư, cá nhân của công dân khác. Tất cả các điều này đều do anh Trọng và đội ngũ của mình thực thi để bảo vệ chế độ.
Về các vấn đề kinh tế:
Từ những năm 1990 khi nối lại bình thường hóa quan hệ Việt – Tàu thì Việt cộng đã thả cửa, dâng thị trường nội địa cho hàng hóa của Tàu tràn vào nước ta một cách ồ ạt, mất kiểm soát.
Điều này làm cho nền sản xuất của chúng ta điêu đứng, đặc biệt là lĩnh vực nông sản. Tiếp nữa là tạo ưu tiên rất lớn cho các doanh nghiệp của Tàu vào Việt Nam đóng đô. Đa số các doanh nghiệp này đều liên quan đến khoáng sản và đóng đô ở các vùng đất trọng yếu về quân sự, an ninh quốc gia. Thêm vào đó nó gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ, đội vốn, khả năng lợi nhuận khai thác là con số âm, bẫy nợ lãi cao và siết nợ bằng trực tiếp lãnh thổ, nhượng địa nên để lại hậu quả về kinh tế nặng nề, nguy cơ đe dọa an ninh chủ quyền quốc gia rất cao.
Đặc biệt thời gian gần đây bên anh Trọng chỉ đạo cho anh Phúc tăng cường thúc đẩy kêu gọi Tàu vào đầu tư ở Việt Nam, nhất là các hạng mục cơ sở hạ tầng (con bài đầu tư vào hạ tầng như giao thông, sân bay, cảng biển là những con bài bẫy nợ, siết trực tiếp dự án, lãnh thổ rất nguy hiểm mà Tàu tung ra). Tăng cường liên kết về nhiều mặt như an ninh, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, quân sự, quốc phòng…theo những văn kiện mà anh Trọng đã ký với Tàu cộng.
Động thái gia nhập liên minh chống lại đồng USD sau đợt anh Trọng đi Nga và anh Vượng đi Tàu về cho ta thấy rõ thêm sự nô bộc của Việt cộng. Việt cộng đã cho lưu hành tiền Tàu ở khu vực biên giới bảy tỉnh với Tàu và thả nổi cho tiền Tàu lưu hành tự do trên thị trường nội địa….
Còn nhiều, nhiều nữa những hành động tỏ rõ sự nô bộc, thần phục Bắc triều của Việt cộng mà Nam không viết nữa vì mỏi tay quá. Hẹn bài khác vậy. Trên đây là những mặt cơ bản lột tả bộ mặt phản quốc của Việt cộng, đặc biệt là cá nhân anh Trọng nhất nhất quy phục Tàu cộng. Đây là sự thật, được tổng hợp từ thực tiễn, báo chí chứ không phải là xuyên tạc hay gì nên mong mọi người nhận rõ hơn bộ mặt bán nước của Việt cộng./.